You are on page 1of 6

Khuyến cáo đầu tiên: Đây là những gì cá nhân a biết, a thì KQ ko cao, cũng ko đi học ở đâu cả.

Vậy nên cái này có tính chất tham khảo. Nên hỏi các bạn YHN đỗ top, chắc có nhiều Skill hay
lắm.
Cái này dành cho đội y5-6, chống chỉ định cho các lứa tuổi khác.
Khuyến cáo số 2: Cái này chỉ chia sẻ cho những bạn YHP, thực sự muốn ôn YHN. Nếu có muốn
gửi cho ai, hãy nhắn cho a 1 câu, coi như sự tôn trọng những người đã làm ra nó.
I. Điều kiện thi NT YHN ?
- Chỉ cần mới tốt nghiệp, trong quá trình học tập ko bị dừng vì bất kì lí do gì ( trừ do sức khỏe), và
dưới 27 tuổi.
II. Thời gian diễn ra?
Thường và tháng 8, lúc đó YHN thi xong tốt nghiệp khoảng 2 tháng, và YHP cũng tầm tầm đấy.
III. Các môn thi và dùng những cái gì để ôn bây h?
Tóm lược, thì gồm những tài liệu cơ bản, ai ôn thi cũng đều biết và phần lớn dựa vào khả năng các e
cày cuốc đến mức độ như thế nào. Còn 1 số test mang tính chất 50-50, thường sẽ xuất hiện vào lúc
nước rút thì ảo lắm. Bí quyết và chiến lược xuyên suốt vẫn là :
KIÊN TRÌ với MỤC TIÊU DUY NHẤT: THI VÀ ĐỖ NT Y HÀ NỘI.
Gồm 9 môn sau :
1. Giải phẫu:
Là môn khó nhất trong các môn cơ sở: vừa dài vừa khó nhớ- nhớ rồi lại nhanh quên- đôi khi quên rồi
đọc lại như mới. Và cho dù mình biết khá ok về cấu trúc- nhưng đôi khi hỏi vào đúng cái đấy mà
cũng chẳng biết đúng hay sai.
- Đến giai đoạn khoảng 1 tháng trước thi. A ko chịu nổi nhiệt khi ôn lại GP, nên bỏ luôn môn này.
Chỉ làm test thoy nên khi thi làm chắc chỉ được khoảng 50% môn này, còn lại khoanh theo cảm
giác hết. Các e đừng như a, Cố gắng giữ nhịp đều đặn khi học gp. Phần tk cũng có hỏi kha khá
đấy, nên tùy sức có thể học hay ko- Đừng cố quá thành quá cố.
- Lúc ôn tập thì nên học hết- nước rút thì nên cân nhắc phân bổ time các môn cho hợp lý.
Các tài liệu dùng học tập:
- SGK giải phẫu người (1 tập) cuốn mà có test đằng sau ; học thuộc test
- Bộ video gp của thầy huy, lên youtube có nhiều, khá đầy đủ hoặc lên học thầy ( chắc ko cần thiết
đâu, thầy về hưu rồi thì phải, k còn ở Bộ môn nữa.)
- Các thể loại Atlas, giúp mình hiểu và nhớ đc thì ok hết, như netter, âtlas gp ứng dụng…
- Test gồm có : Sau SGK, test gp ảnh đầu mặt cổ (quán photo), test GP có chữ <br> ở quán photo
( cái này a sẽ gửi cho mấy đứa ) phong cách hỏi rất giống đề thi, trúng 1 cơ số câu. Còn tất cả các
test khác nên vứt đi cho nhẹ giá sách. Có thời gian thì đọc sách, đừng đọc các test khác mất công.
- Các test (trừ test sau sách giáo khoa) đều phải kiểm tra lại đáp án, vì có nhiều câu sai. Tốt nhất
các e nên học nhóm, chia dần ra từ giờ mà tìm đáp án cho chuẩn. Mọi test đều cần thế chứ ko
riêng gì môn giải phẫu.
Tặng cho những e YHP bộ Test giải phẫu sau sách a đã chuyển sang bộ CAQ cho dễ học thuộc,
thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Nhờ nó mà ngày cuối trước thi cơ sở, a ms ôn lại đc hết bộ test
Link:
https://drive.google.com/drive/folders/1Igy1iC8KHBpvS0gdIcFGZwXSpQtgxe76?usp=sharing
2. Sinh lý
Khó gần bằng GP. Kiến thức mênh mông vô cùng.
Tài liệu :
- Sách gk sinh lý bộ y tế.
Test : ưu tiên hàng đầu: Sinh lý trực tuyến hoặc của bộ môn
Sau đó rảnh thì làm test Guyton. Đề có ít câu kiểu như guyton thôi. Trong khi để học test guyton
và nhất là dành thời gian ôn tập lại nó trong giai đoạn nước rút thì cả là một vấn đề.
3. Hóa sinh
- Đánh giá chung, đây là môn khó học lần đầu nhưng càng về sau các e sẽ thấy nó dễ hơn sinh lý và gp
nhiều ( rất nhiều người nhận xét thế , ko riêng gì a). Đây là môn hỏi ko lắt léo trong khi thi. Do vậy nên
được coi là môn đầu tư hàng đầu trong cơ sở. Học ko quá khó, lại dễ kiếm điểm.
Tài liệu: SGK hóa sinh
Test: Như a, dùng test Hà thiệu lúc học, còn test 6 đề a dùng để làm chơi chơi trong lúc nước rút. (do nó
có phong cách hỏi tương tự đề thi )
Những cái có thể bổ sung khi các e đọc sách chán quá như bộ Video Hóa sinh của Nguyễn Đức Vượng
trên Youtube, Bộ Anki của anh Đinh Xuân Mạnh (Giúp học các thần chú để nhớ mẹo).
Nếu có thể, học lớp Hóa sinh vài buổi của các anh khóa trên , sẽ chỉ cho e cách tiếp cận môn này như thế
nào. (a thì ko học bất kì ai nên ko có kinh nghiệm khoản nào, nhưng thấy 1 số bạn trường ngoài học và
kq cũng ổn )
Vào giai đoạn nước rút, nếu ko thể nhớ được mấy cái chu trình phức tạp thì thôi, bỏ qua cho nhẹ đầu (
kiểu như tổng hợp pyrimidin, purin). 6 bài phải học thuộc từng chi tiết nhỏ gồm: Glucid, lipid, protid,
acid nucleic, enzym và năng lượng sinh học. những bài này chiếm tới khoảng 70-80% đề thi rồi.
4. Sinh học
Vai trò tương tự Hóa sinh, môn dễ học, ngắn mà vẫn chiếm 25% trong đề cơ sở. Như vậy là tự các e biết
phải đầu tư cho nó thế nào rồi nhé. Ko nên chủ quan, để cuối ms ôn chẳng may ko kịp thì tiếc lắm.
Tài liệu : SGK sinh học (BYT)
Test: Việt Đức –Việt Hà. Dùng để làm trong lúc học. phong cách hỏi thi cũng gân gần thế. Còn a ko nhớ
để mà biết nó có trúng hay ko.
5. Nội khoa
Lưu ý là ko phải học hết cả 2 quyển bệnh học đâu. Nhưng phải học thêm 2 bài ko có trong sách là viêm
tụy mạn và Crohn.
Gần như ko hỏi liều thuốc ( đề có 2-3 câu thì phải)
Tài liệu : Sách bệnh học nội khoa (dùng quyển mới), 2 quyển triệu chứng học.
Nên xem video các thầy cô giảng trên youtube.
Có test nội khoa. Test a Đình Đông có thể dùng trong lúc ôn tập, nước rút thì bỏ đi học mất công ko nhớ
gì đâu, mà đề thi cũng hỏi ko theo phong cách ấy.
6. Nhi
Tài liệu gồm : SGK mới , tập slide bài giảng, video thầy cô dạy trên youtube.
Có test nhi phong cách hỏi gần giống đề thi (test <br>) . Hình như cũng trúng nhưng test cũng có câu sai
mà đến lúc trong phòng thi a ms nhận ra điều này. Làm phải tỉnh táo vào.
7. Ngoại khoa
Môn này ns chung hỏi kĩ và có tính chất lâm sàng cao.
Đoạn nước rút a cũng bỏ môn này vì thấy khó nhớ quá, mà có nhớ cũng chả ăn thua- Điều mà về sau làm
a tiếc nuối.
Tài liệu quyển ngoại tập 1-2, triệu chứng. nếu còn sức thì đọc cấp cứu, bài giảng sau đại học.
Test. A chưa thấy 1 test nào có phong cách giống đề thi cả chứ đừng ns đến là trúng. Nhưng a có ít test
ngoại lắm, chắc nhiều cái mình chưa thấy bao h.
Các e có thể tham khảo tập test ngoại chứa toàn bài y4 ( mua quán photo sân bóng rổ).
8. Sản khoa
A thi cả NT sản YHP nên có kinh nghiệm nhỏ lưu ý các e. Tuyệt đối ko được bỏ sách sản 2 tập của
trường mình. Thậm chí nó còn là tài liêu nên đọc đầu bảng. Khi thi xong YHN về ôn Sản, a thấy rất nhiều
ý hỏi lặt vặt có trong sách sản trường mình mà sản Huế ko có.
Tài liệu : Sản YHP mới nhất (y4-6) quyển thủ thuật (hay thực hành gì đấy ) sản phụ khoa (nên đọc).
Sản Huế, phác đồ điều trị sản phụ khoa bộ y tế 2015…
Test sản 3000 câu. Hỏi kiểu kiểu như thế, trúng đc vài câu thì phải.
9. Tiếng anh
Nếu e đang y4, nên đầu tư học t.anh để miễn thi. Y5 nếu đang học dở thì cố nốt. Y6 chưa học thì nghỉ
đừng ôn thi B1… làm gì. Làm sao để từ đầu năm 6, các e chỉ có 1 việc duy nhất là hướng đến kì thi nội
trú.
A thi t.anh, ns chung đến đoạn cuối phải học t,anh cũng mệt, cũng lo sốt vó lên. May sao năm nay vẫn
trúng test. Test ms hằng năm có nhé. 10 đề x 100 câu học thuộc lòng. Ko phải học bài đọc ( do ko giống )
IV. Cơ cấu đề thi
1. Cơ sở
Gồm 4 môn với tỉ lệ gần tương đương.
Mỗi môn được chia ra làm 3 phần
Câu hỏi đúng sai (đúng cụm 4 câu ms tính 1 đơn vị điểm)
Câu hỏi MCQ: chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Câu hỏi tình huống : riêng Hóa sinh đề năm a ko có phần này. Nó chiếm tỉ lệ ít nhất. như GP đâu có 5 -6
câu, Sinh lý tầm 8- 10 câu…
2. Môn chuyên ngành : Nội nhi
Đề thi gồm 160 câu chia gần đều cho 2 môn.
Mỗi môn cũng gồm 3 dạng câu hỏi như Cơ sở, với tỉ lệ phân bố dạng câu hỏi tương tự như trên.
3. Môn chuyên ngành ngoại sản:
Đề gồm 180 câu, ngoại chiếm khoảng 55% đề thi.
Mỗi môn cũng gồm 3 dạng câu hỏi như Cơ sở, với tỉ lệ phân bố dạng câu hỏi tương tự như trên.
4. Tiếng anh
Đề gồm 80 câu trắc nghiệm MCQ.
Trúng test 50 câu. Còn lại là bài đọc.
Nhắc lại trước khi sang mục tiếp theo: các test đáp án có sai, thậm chí nó ẩn luôn đáp án đúng thực sự.
Kiểm tra thật kĩ độ an toàn của test trước. Ko nên học theo đáp án một cách mù quáng. Nhớ đáp án để
làm bài thi là điều gần như không tưởng.
V. Chiến thuật ôn tập
- Cái này là tùy mỗi người nhé, ko có cách nào là tốt nhất cả. Hy vọng các e tìm được chiến thuật phù hợp
với bản thân mình. Còn sau đây là cách mà a định hướng đến, nhưng chỉ làm được 1 phần nhỏ.
Chia làm 3 giai đoạn :
1. Chạy đà:
Quãng thời gian dài nhất, chiếm đến 70% thời gian. A bắt đầu từ năm thứ 5 với mục tiêu hết 1 lượt 8 môn
trong 1 năm. GĐ này học hiểu hết các vấn đề. Phải nhớ đc cái cơ bản. Nhưng ko cần phải nhớ hết, ôn đi
ôn lại nhiều lần, lần sau ôn lại cái đã nhớ và cố thêm đc 1 chút. Cứ dần dần, tựa như ‘’mưa thấm’’ thành
bể nước ngầm mênh mông vậy. Cố gắng sắp xếp time để ôn lại đừng bỏ bẵng đi kẻo công toi.
- 1 số phần phức tạp quá phải tìm cách nhớ mẹo. mà ko được nữa thì thôi. Vì đằng nào gặp câu đấy
trong đề thi cũng khoanh bừa mà thôi ( do ko thể dành tầm 2-3 p cho chỉ 1 câu, làm xong tỉ lệ
sai cũng cao ) . Nên a khuyến cáo các e bỏ đi từ đầu cho nhẹ óc : kiểu như thang đẻ non Finston,
phân độ TIMI….
- Các môn Chuyên ngành tìm video bài giảng mà xem.
- Khi học thì làm test phù hợp với giai đoạn ôn tập như a ns ở trên.
Có thể học cuốn chiếu từng môn hoặc theo cụm : Nội – sinh lý – hóa sinh. Ngoại -giải phẫu. Sản riêng ,
nhi riêng, Sinh học có thể kèm vs hóa sinh do có 1 số phần tương đương.
2. Tăng tốc
Như a sắp xếp vào giai đoạn từ sau tết âm năm 6 đến khi tốt nghiệp y6. Giai đoạn này cần học ổn ổn các
môn, với cường độ cao hơn và vòng quay các môn ngắn hơn. Bắt đầu làm test của giai đoạn về đích.
3. Nước rút
Từ khi tốt nghiệp đến khi thi. Như bọn a thì có 6 tuần. Đây ms là giai đoạn quan trọng nhất. Tuy nhiên, a
ko ôn tập đc như kì vọng, phải bỏ lại GP và Ngoại. Các e sẽ bất ngờ vì gđ này học ko được nhiều như
mình tưởng tượng. Nó dành để ôn lại các môn thật ok, với vòng quay ôn tập càng ngắn càng tốt. Hãy để
lịch trống trong tuần cuối cùng trước khi thi để đề phòng có những bộ test bất ngờ hoặc để ôn tập lại
những gì chưa thấy ok.
VI. Những sự thật thú vị
1. Đề lặp lại khá khá, có những câu giống hệt năm trước, có câu tương tự. Đặc biệt là phần case lâm sàng
khá giống đề các năm tr. Nên sưu tập được các test năm trước là một trong các tài liệu quý giá nhất.
2. Sẽ có nhiều tin đồn khiến các e lung lay, nhưng nó vẫn chỉ mãi là lời đồn mà thôi!
3. Không nên giấu giếm viêc ôn NT.
A thấy kinh nghiệm thế này, những người công khai việc ôn thi NT thường sẽ có kết quả cao hơn những
người giấu giếm bạn bè. Người nào chia sẻ tài liệu cho bạn và thoải mái hơn sẽ có kết quả cao hơn người
giữ tài liệu khư khư cho riêng mình.
Do vậy các e cứ thoải mái giúp bạn bè cùng ôn vs nhau cho thêm phần vui vẻ, đừng tính toán thiệt hơn
quá. Trường ngoài thi vào đã thiệt thòi hơn rồi, nên mình cố gắng giúp đỡ nhau.
4. Để thi qua sàn không hề khó.
Chỉ khó thực sự nếu muốn vào top 50. Có bạn Y Thái Bình ôn trong 3-4 tháng cuối xếp hạng 36X. A thì
đợt ôn thi bt vẫn ngày ngủ 8-9 tiếng, đêm ngủ từ 11h, ngủ trưa đầy đủ, vẫn đi chơi. Mãi đến 2-3 tháng
cuối ms chăm chỉ hơn.
5. Nhắc lại # Kiên trì với mục tiêu duy nhất # để có kết quả tốt nhất.

VI. Kết quả NT K43


Y HP có 7 người đỗ gồm:
Đỗ Ích Định : Ngoại khoa
1 bạn (a ko nhớ tên trưởng hay trường gì đó) : Hồi sức cấp cứu
Đào Thị Thảo: Thần kinh
Phan Thị Sinh : Nội khoa
Bùi Thế Kiên: Nội khoa
Hà Hồng Quảng: Huyết học và truyền máu
Nguyễn Thị Hồng Quỳnh: Lao và bệnh phổi
Kết quả bảng xếp hạng các e có thể dễ dàng tìm trên mạng. Điều bất ngờ năm nay là tim mạch đỡ hot
hơn, hoàn toàn có cơ hội cho ae xông vào.
Chúc các e thành công !

You might also like