You are on page 1of 41

Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Mục Lục

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn:
• Chuẩn bị đầu tư
• Thực hiện đầu tư
• Vận hành các kết quả đầu tư
Nội dung các bước công việc ở mỗi giai đoạn của các dự án không giống nhau,
tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công
nghiệp hay nông nghiệp…), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều
sâu), đầu tư dài hạn hay ngắn hạn… Trong tất cả các loại hình hoạt động đầu tư, dựán
đầu tư chiều rộng phát triển sản xuất công nghiệp nói chung có nội dung phức tạp hơn,
khối lượng tính toán nhiều hơn, mức độ chính xác và các kết quả nghiên cứu cóảnh
hưởng lớn đến sự thành bại trong hoạt động sau này của dự án. Các nội dung và các
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 1
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

bước công việc được trình bày trong chương này thuộc loại dự án đầu tư chiều rộng
phát triển sản xuất công nghiệp. Từ những vấn đề về phương pháp luận ở đây, khi vận
dụng cho các dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác có thể lược bớt hoặc bổ sung
một số nội dung.
Các bước công việc của các giai đoạn hình thành và thực hiện một dựán đầu tư
sản xuất công nghiệp có thể được minh hoạ tóm tắt trong bảng 1.
Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần
tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng
cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến
hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.
Bảng 1: Các bước công việc của một dự án đầu tư
Vận hành kết quả
Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư đầu tư (SX, KD,
DV)
Nghiên Nghiên Nghiên cứuĐánh Hoàn Thiết Thi Chạy thửSử Sử Công
cứu phátcứu tiềnkhả thi (lậpgiá vàtất cáckế vàcông và dụng dụng suất
hiện cáckhả thidựán, quyết thủ tụclập dựxây nghiệm chưa công giảm
cơ hộisơ bộ lựaLCKTKT) định để toán lắp thu sửhết suất ởdần và
đầu tư chọn (thẩm triển thi công dụng công mức thanh
dựán định khai công trình suất cao lý
dựán) thực xây lắp nhất
hiện công
đầu tư trình

Trong 3 giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự
thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết
quả đầu tư. Chẳng hạn, đối với các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất
phân bón, thuốc trừ sâu…) khi chọn địa điểm nếu đặt ở gần khu dân cư đông đúc, đến
lúc đưa dự án vào hoạt động mới phát hiện và phải xử lý ô nhiễm quá tốn kém, đưa chi
phí đầu động.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 2


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Do đó, đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của
các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn
thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu.
Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5-15% vốn đầu tư của dự án.
Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85-99,5% vốn đầu
tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại,
tránh được những chi phí không cần thiết khác..).
Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh
chóng thu hồi vối đầu tư vào có lãi (đối với các dựán sản xuất kinh doanh), nhanh
chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dựán xây dựng kết cấu hạ
tầng và dịch vụ xã hội).
Trong giai đoạn thứ 2, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này, 85-
99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê đọng trong suốt những năm thực
hiện đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng
kéo dài, vốn ứđọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết
gây ra đối với vật tư thiết bị chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang
được xây dựng dở dang. Đến lượt mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều
vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư,
quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến các kết quả của
quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Giai đoạn 3: Vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản
xuất kinh doanh dịch vụ) nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do
giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt,
đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với qui mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động
của các kết quả này và mục tiêu của dựán chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ
chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn
bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác
dụng của các kết quả đầu tư chính là đời sống (kinh tế) của dự án, nó gắn với đời sống
của sản phẩm (do dự án tạo ra) trên thị trường.
Soạn thảo dự án nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Công tác soạn thảo dự án được tiến hành qua 3 mức độ nghiên cứu:
- Nghiên cứu của cơ hội đầu tư

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 3


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Nghiên cứu tiền khả thi


- Nghiên cứu khả thi

II. CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

II.1.Nghiên cứu cơ hội đầu tư


Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định
triển vọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong
chiến lược phát triển - xã hội của vùng, của đất nước.
Cần phân biệt hai cập độ nghiên cứu cơ hội đầu tư. Cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu
tư cụ thể.
Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tưđược xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả
nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận
hoạt động kinh tế - xã hội cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh
tế - xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc của từng loại từng loại tài nguyên thiên
nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dựán sơ bộ. Các cấp quản lý kinh tế, các cấp
chính quyền, các tổ chức quốc tế (nếu được mời) các doanh nghiệp, các tầng lớp dân
cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu
và sàng lọc các dự án, chọn ra một số dự án thích hợp với tình ình phát triển và khả
năng của nền kinh tế, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh doanh - xã hội
của vùng, của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịchvụ của
ngành và hứa hẹn hiệu quả kinh tế tài chính khả quan.
Cơ hội đầu tư cụ thể là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản
xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật
trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư
trong từng kỳ kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị vừa đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành, vùng
và đất nước.
Để phát hiện các cơ hội đầu tư cần xuát phát từ những căn cứ sau đây:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược
phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ cảu ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài
cho sự phát triển.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 4


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt
động dịch vụ cụ thể nào đó.
- Hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong
nước và trên thế giới còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng
vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư.
- Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc
tế… có khả năng khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến
hành các hoạt động dịch vụ trong nước và thế giới. Những lợi thế so sánh so với thị
trường ngoài nước, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước.
- Những kết quả về tài chính, kinh tế - xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn
kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra
đủ để làm cho các khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có
triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không.
Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội là khá sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra
hiệu quả tài chính kinh tế - xã hội của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính tổng
hợp, hoặc các dự án tương tự đang hoạt động ở trong nước hoặc ngoài nước.
Việc nghiên cứu và phát triển các cơ hội đầu từ mọi cấp độ phải được tiến hành
thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ
đó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế
hoạch.

II.2. Nghiên cứu tiền khả thi


Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã
được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn
lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà
khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn,
sàng lọc các cơ hội đầu tư (đã được xác định ở cấp Bộ ngành, vùng hoặc cả nước)
hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay
không.
Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển
vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 5
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Các bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án.
- Nghiên cứu thị trường:
- nghiên cứu kỹ thuật:
- Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự;
- Nghiên cứu về tài chính;
- Nghiên cứu các lợi ích kinh tế - xã hội.
Những nội dung này cũng được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi sau này.
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở
trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính
kinh tế của cơ hội đầu tư của toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả
đầu tư. Do đó độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này chưa cao.
Đối với các khoản chi phí đầu tư nhỏ có thể dự tính nhanh chóng. Chẳng hạn dự
tính vốn lưu động cho một chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp bằng cách chi tổng
doanh nghiệp trong năm. Đối với chi phí bảo hiểm, thuế ước tính theo tỉ lệ phần trăm
so với doanh thu, chi phí lắp đặt thiết bịước tính theo tỉ lệ phần trăm so với giá trị công
trình hoặc thiết bị (các tỉ lệ này sẽ khác hau đối với các dựán khác nhau). Đối với các
chi phí đầu tư lớn như giá trị công trình xây dựng, giá trị thiết bị và công nghệ phải
tính toán chi tiết hơn.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội
dung của luận chứng tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:
- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở
trên.
- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầu
tư. Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.
- Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quảđầu
tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ.
Nội dung nghiên cứu hỗ trợ đối với các dựán khác nhau thường khác nhau tuỳ
thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dựán, về nhu cầu thị trường đối với sản
phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật trong
nước và trên thế giới. Chẳng hạn đối với các dựán có quy mô sản xuất lớn, thời hạn
thu hồi vốn lâu, sản phẩm do dựán cung cấp sẽ phải cạnh tranh trên thị trường thì việc
nghiên cứu hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để từ đó khẳng định

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 6


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

lại qui mô của dự án và thời gian hoạt động của dự án bao nhiêu là tối ưu, hoặc phải
thực hiện các biện pháp tiếp thị ra sao để tiêu thụ hết sản phẩm của dựán và có lãi.
Nghiên cứu thị trường đầu vào của các nguyên liệu cơ bản đặc biệt quan trọng đối với
các dự án phải sử dụng nguyên vật liệu với khối lượng lớn mà việc cung cấp có nhiều
trở ngại như phụ thuộc vào nhập khẩu, hoặc đòi hỏi phải có nhiêuè thời gian (như
trồng tre, nứa, gỗ để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy) và bị hạn chế bởi điều
kiện tự nhiên (phải có đủ số diện tích đất đai thích hợp cho việc trồng tre, nứa, gỗ
trong thí dụ trên)
Nghiên cứu qui mô kinh tế của dự án cũng là một nội dung trong nghiên cứ hỗ trợ.
có nghĩa là nghiên cứu các khía cạnh của dự án về các mặt kinh tế, tài chính, kỹ thuật,
quản lý, từ đó lựa chọn các qui mô thích hợp nhất đảm bảo cuối cùng đem lại hiệu quả
kinh tế tài chính cao nhất cho chủ đầu tư và cho đất nước.
Nghiên cứu hỗ trợ vị trí thực hiện dự án đặc biệt quan trọng đối với các dự án có chi
phí vận chuyển đầu vào và đầu ra (kể cả hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển)
lớn. Nhiệm vụ của nghiên cứu hỗ trợ ở đây là nhằm xác định được vị trí thích hợp nhất
về mặt địa lý vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong hoạt động vừa đảm bảo chi phí
vận chuyển thấp nhất.
Nghiên cứu hỗ trợ để lựa chọn công nghệ, trang thiết bị được tiến hành đối với
các dự án đầu tư có chi phí đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị là lớn, mà công nghệ
và trang thiết bị là lớn, mà công nghệ và trang thiết bị này lại có nhiều nguồn cung cấp
với giá cả trang thiết thiết b nay lại có nhiều nguồn cung cấp với giá cả khác nhau, các
thông số kỹ thuật (công suất, tuổi thọ…), thông số kinh tế (chi phí sản xuất, chất
lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm có thể bán được) khác nhau.
Các nghiên cứu hỗ trợ có thể được tiến hành song song với nghiên cứu khả thi, và
cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc vào thời điểm phát hiện các
khía cạnh cần phải tổ chức nghiên cứu sâu hơn. Chi phí cho nghiên cứu hỗ trợ nằm
trong chi phí nghiên cứu khả thi.

II.3. Nghiên cứu khả thi


Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này
phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả hay
không?

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 7


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên
cứu tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh
nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định
có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu, xem xét sự vững chắc hay không của
dựán trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định, hoặc cần có các biện pháp
tác động gì để đảm bảo cho dựán đạt hiệu quả.
Đối với các dự án đầu tư nhỏ, quá trình nghiên cứu có thể gom lại làm một bước.
Bản chất, mục đích và công dụng của nghiên cứu khả thi (còn gọi là dựán nghiên cứu
khả thi hay dựán đầu tư)

II.3.1. Bản chất của dự án đầu tư


Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống tính vững chắc, hiện thức của một hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát
triển kinh tế - xã hội các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý và
kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam , dựán đầu tư (nghiên cứu khả thi) thường được gọi là luận chứng kinh
tế kỹ thuật. Dự án đầu tư được soạn thảo dựa vào kết quả của các nghiên cứu cơ hội
đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi đã được các cấp có thẩm quyền chấp nhận. Ở giai
đoạn nghiên cứu khả thi, dựán được soạn đạt được ở mức độ chính xác cao trước khi
đưa ra để các cơ quan kế hoạch, tài chính, ngân hàng, các định chế tài chính quốc tế
thẩm định.

II.3.2. Mục đích của dự án đầu tư


Như phần trên đề cập, quá trình nghiên cứu khả thi được tiến hành qua 3 giai đoạn
nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ ngay những dự kiến rõ ràng không khả thi mặc
dù không cần đi sâu vào chi tiết. Tính không khả thi này đựoc chứng minh bằng các số
liệu thống kê, các tài liệu thông tin kinh tế dễ tìm. Điều đó giúp cho tiết kiệm được thì
giờ, chi phí của các nghiên cứu kế tiếp.
Việc nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dựán bấp bênh (về thị trường, về kỹ
thuật) những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lời nhỏ hoặc không thuộc
loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc chiến lược phát triển sản
xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn thời
gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 8


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Còn nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết luận xác
đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi
tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dựán trước khi quyết
định đầu tư chính thức.
Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thự hiện kế hoạch kinh tế của
ngành, của địa phương và của cả nước, để biến kế hoạch thành hành động cụ thể và
đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư.

II.3.3. Công dụng của dự đầu tư


Đối với Nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định
và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dựán đó.
Đối với chủ đầu tư thì dự án nghiên cứu đầu tư là cơ sở để:
- Xin phép được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và giấy phép hoạt
động.
- Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị
- Xin hưởng các khoản ưu đãi (nếu dự án thuộc diện ưu tiên) về đầu
tư;
- Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước
- Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

II.3.4. Nội dung chủ yếu của dự án đầu tư.


Nội dung chủ yếu của dựán đầu tư bao gồ các khía cạnh kinh tế vi mô và mĩ mô,
quản lý và kỹ thuật. Những khía cạnh này ở các dựán thuộc các ngành khác nhau đều
có những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên việc xem xét các khía cạnh này đối với dự án
công nghiệp là phức tạp hơn cả. Do đó việc chọn lĩnh vực công nghiệp để mô tả kỹ
thuật soạn thảo và phân tích dự án sẽ tạo ra một mô hình tương đối hoàn chỉnh. Mô
hình này có thểđược sử dụng tham khảo khi soạn thảo các dự án thuộc ngành khác.
Nội dung chủ yếu cụ thể của một dựán đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bao
gồm các vấn đề sau đây:
- Xem xét các khía cạnh kinh tế- xã hội tổng quát có liên quan đến việc thực hiện và
phát huy tác dụng của dựán đầu tư.
- Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động
dịch vụ của dự án.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 9


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án.


- Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của dự án.
- Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
- Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án
Tất cả ba giai đoạn nghiên cứu nói trên phải được tiến hành đối với các dự án đầu
tư lớn nhằm đảm bảo từng bước phân tích sâu hơn, đầy đủ và chi tiết hơn, phát hiện và
khắc phục dần những sai sót ở các giai đoạn nghiene cứu trước thông qua việc tính
toán lại, đối chiếu các dự kiện, các thông số, thông tin thu nhập được qua mỗi giai
đoạn. Điều này sẽ đảm bảo cho các kết quả nghiên cứu khả thi đạt được độ chính xác
cao.

III. NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

III.1. Khái niệm về nghiên cứu tiền khả thi


Nghiên cứu tiền khả thi là nghiên cứu các thông tin một cách tổng quát về dự án
đầu tư. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa
chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án.

Nghiên cứu tiền khả thi là bước thứ hai của phương pháp soạn thảo dự án đầu tư
sau bước nghiên cứu cơ hội đầu tư.

Thực chất của bước nghiên cứu tiền khả thi là lựa chọn dự án đầu các cơ hội đã
đưa ra.

Nghiên cứu tiền khả thi phải nhằm giải đáp cho nhà đầu tư những vấn đề chính
yếu sau:

• Cơ hội đầu tư có khả năng đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đầu tư không?
• Cơ hội đầu tư đã hội đủ điều kiện cần thiết để tiếp tục đi sâu nghiên cứu bước tiếp theo
hay loại bỏ hoặc chọn lại cơ hội đầu tư khác.

Lưu ý: Đối với cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển
vọng đem lại hiệu quả là rõ rang thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 10


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

III.2. Nội dung khi nghiên cứu tiền khả thi

III.2.1. Xác định sự cần thiết phải đầu tư


Trình bày những căn cứ cụ thể để khẳng định về sự cần thiết phải đầu tư. Cần
chú ý đảm bảo tính xác thực của các luận cứ và tính thuyết phục trong luận chứng.

Trong các trường hợp quy mô dự án nhỏ hoặc sự cần thiết của đầu tư là hiển nhiên thì
phần luận giải sự cần thiết phải đầu tư thường được kết hợp trình bày trong lời mở đầu
của bản dự án.
• Với dự án đầu tư công trình chuyển mạch khi trình bày sự cần thiết phải đầu tư

cần nêu các nội dung:


 Xuất xứ và các văn bản pháp lý có liên quan để quyết định lập dự án đầu tư như căn

cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn được duyệt, ý kiến chỉ đạo của cấp trên, các chính
sách đường lối của Đảng và Chính phủ liên quan đến ngành và địa phương…
 Phân tích các đặc điểm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, của vùng, của

địa phương và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới
phát triển viễn thông trong khu vực đang xét.
 Phân tích hiện trạng mạng lưới: Tuỳ thuộc công trình là mở rộng, lắp mới hay nâng

cấp mà cần phải có các nội dung thích hợp:


 Trường hợp mở rộng hệ thống: Cấu hình hiện tại của hệ thống và sơ đồ kết nối;

năng lực sử lý hiện tại của HOST và bảng số lượng trung kế hiện có kết nối
HOST với HOST khác và giữa HOST với các vệ tinh; xuất sứ của phần dung
lượng đang tồn tại trong khu vực bao gồm đã được lắp dung lượng bao nhiêu,
năm nào sau đó đã được mở rộng hoặc điều chuyển bao nhiêu, từ đâu hoặc đi
đâu; phân tích hiện trạng mạng lưới hoặc phần mạng lưới về các mặt trình độ
kỹ thuật, chất lượng, quản lý, khả năng phục vụ khẳng định vẫn đáp ứng về mặt
cung cấp các dịch vụ cho vùng đang xét nhưng về dung lượng thì thiếu cần phải
mở rộng.
 Trường hợp lắp mới cần phải nêu được: tại khu vực chưa có tổng đài, nhu cầu

phát triển thuê bao cao; cần nêu hiện tại kéo bao nhiêu đôi cáp, bao xa, từ đâu
để phát triển thuê bao, số thuê bao hiện có, trường hợp chưa có thuê bao thì dự
báo sau khi lắp sẽ có bao nhiêu thuê bao.
 Trường hợp thay đổi thiết bị tổng đài: không thay đổi thiết bị theo cảm tính, cần

phải nêu được hệ thống cũ có những nhược điểm gì.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 11


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

III.2.2. Xác định phương án cho sản phẩm, hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
III.2.2.1. Xác định phương án cho sản phẩm
• Đặc điểm của sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chất thải. Các tiêu chuẩn chất lượng cần
phải đạt được làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật khác. Các hình thức
bao bì, đóng gói, các công dụng và cách sử dụng của sản phẩm.
• Các phương pháp và phương tiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xác định các yêu

cầu về chất lượng của sản phẩm phải đạt, dự kiến bộ phận kiểm tra chất lượng sau khi
đã xác định phương pháp kiểm tra, dự kiến các thiết bị và dụng cụ cần cho việc kiểm
tra chất lượng, dự kiến chi phí cho công tác kiểm tra.

III.2.2.2. Hình thức đầu tư


Theo Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 của Luật đầu tư và quy định tại Nghi định
108/2006NĐ-CP. Gồm có 2 hình thức sau:

• Đầu tư trực tiếp


 Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư
 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư
 Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài
 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
 Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
• Đầu tư gián tiếp: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; thông

qua quỹ đầu tư chứng khoán; thông qua các định chế tài chính trung gian khác

III.2.2.3. Năng lực sản xuất (Công suất dự án)


• Xác định công suất bình thường có thể của dự án. Công suất bình thường có thể của dự
án là số sản xuất trong một đơn vị thời gian: giờ, ngày, tháng, năm để đáp ứng nhu cầu
của thị trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.
• Xác định công suất tối đa danh nghĩa. Công suất tối đa danh nghĩa biểu hiện bằng số
sản phẩm cần sản xuất trong một đơn vị thời gian vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa để bù vào những hao hụt tổn thất trong quá
trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ.
• Công suất sản xuất của dự án là số sản phẩm mà dự án cần sản xuất trong một đơn vị

thời gian nhỏ nhất (giờ hoặc ca) để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án có thể và
cần chiếm lĩnh có tính đến thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy móc
thiết bị trong năm.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 12


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

III.2.3. Xác định địa điểm của dự án


 Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía cạnh về địa

lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹthuật... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt
động sau này của dự án. Các vấn đề cụ thể cần xem xét ở từng khía cạnh bao gồm:
• Các chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, đặc biệt là các chính
sách khuyên khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên quan. Các chủ trương
chính về phân bố các ngành, các cơ sở sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường, để phát
triển kinh tế ở các vùng dân tộc...
• Ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên vật liệu

và tiêu thụ sản phẩm.


• Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư

có chấp nhận được không?


Ngoài các mục đã nêu cần đặc biệt quan tâm vấn đề giao thông có liên quan đến
cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của dự án. Đối với giao thông đường
biển cần làm rõ các chi tiết về các tiện nghi ở cảng, độ sâu, công suất bốc dỡ hàng, cỡ
tàu sẽ sử dụng, các phương tiện dự trữ và chi phí. Đối với giao thông đường bộ, cần
làm rõ độ rộng của đường và cầu, khoảng trống và sức chịu tải của cầu, tình trạng chất
lượng của đường, luật lệ và chi phí giao thông. Nếu phải xây dựng cầu, đường mới
phải xem xét kế hoạch xây dựng và dự tính chi phí đầu tư. Đối với giao thông đường
sắt, cần xem xét khả năng vận tải hàng hoá, các phương tiện bốc dỡ, kho trữ và mọi trở
ngại về thời vụ, chi phí vận tải từ trạm chính đến trạm gần nhà máy nhất. Đối với giao
thông đường sông, cần thiết xem xét bề rộng, độ sâu của kênh rạch, sông ngòi, khả
năng của xà lan, ghe thuyền sử dụng... chi phí chuyên chở.
• Môi trường kinh tế xã hội: môi trường kinh tế xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên

quan đến sự hoạt động của dự án như:


 Về lao động có thể tuyển lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo

chuyên môn từ dân cư của địa phương là tốt nhất. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của dự án sau này.
 Các điều kiện về địa hình, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và sự hoạt động liên tục

của công trình.


 Khả năng xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường

hiện có. Cả hai vấn đề này đều được xem xét đến khi lựa chọn địa điểm cho dự án.
 Các vấn đề về đất đai và mặt bằng có đủ rộng để dự án có thể hoạt động và mở rộng sự

hoạt động khi cần thiết sau từ 5 đến 15 năm. Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để đảm

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 13


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

bảo không chỉ cho sự thuận lợi trong hoạt dộng của dự án, mà còn đảm bảo cả sự an
toàn cho lao động và không gây ô nhiễm môi trường.
 Như vậy, khi nghiên cứu chọn lựa địa điểm để thực hiện dự án, phải biết rõ vị trí (tỉnh,

thành phố, quận huyện... hướng, diện tích). Phải khảo sát các điều kiện về địa lý, địa
hình, thuỷ văn tự nhiên ở các điểm khác nhau để cân nhắc giá mua hoặc thuê quyền sử
dụng đất đai, mặt bằng, để tính toán chi phí san lấp mặt bằng, làm nền móng cho xây
dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị máy móc. Giữa các vùng có điều kiện địa hình khác
nhau, các chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng rất khác nhau.
 Với dự án đầu tư công trình chuyển mạch các khu vực phục vụ nói chung đã được xác

định. Vấn đề ở đây là chọn địa điểm cụ thể hoặc trong trường hợp khó mua là sự
khoanh vùng hẹp cần tìm địa điểm . Trong trường hợp mở rộng trạm, việc chọn địa
điểm không cần đề cập. Trong trường hợp lắp mới trạm chuyển mạch việc xác định địa
điểm cần phải thoả mãn các yêu cầu:
• Cần cố gắng để địa điểm đặt trạm là trung tâm của khu vực mà trạm cần phục vụ. Cần

phải hiểu nghĩa trung tâm ở đây là trọng tâm phân bố mật độ thuê bao dự báo trong
vùng phục vụ chứ không phải trung tâm theo địa lý. Làm như vậy để tổng chiều dài
đôi cáp cần kéo sau này là tối thiểu.
• Tốt nhất là nằm ở cạnh những điểm giao nhau của đường giao thông hoặc mặt đường
để thuận tiện cho việc xây dựng mạng cáp và toả cáp đi các hướng.
• Đảm bảo sự thuận lợi cho kinh doanh , khai thác, quản lý, điều hành, đảm bảo an
ninh, an toàn…
• Tiêu chuẩn lắp đặt tổng đài: Hệ thống tổng đài điện thoại là hệ thống thiết bị có công

nghệ rất cao do đó đòi hỏi các điều kiện lắp đặt khá đặc biệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ
bụi, diện tích phòng máy, khoảng cách bốtrí giữa các giá máy… Theo quy định của
Tổng công ty BCVT Việt Nam nhiệt độ tiêu chuẩn từ18 đến 24 độ; độ ẩm 40 – 70%;
diện tích với tổng đài HOST là 100 m2, với tổng đài vệ tinh là 30 m2. Để đảm bảo an
toàn chống lũ lụt, an toàn về mặt an ninh, toàn bộ tổng đài đều yêu cầu được đặt trên
tầng 2, nhà trạm phải xây dựng kiên cố đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Tải trọng sàn với toàn
bộ sàn 300 kg/m2, tại vị trí đặt giá nguồn 800 kg/m2. Ngoài ra còn phải có đủ vị trí đặt
máy nổ, biến áp 3 pha, hệ thống dây đất và phải thuận tiện cho công tác phòng cháy
nổ.
• Lựa chọn địa điểm lắp đặt tổng đài: phải lựa chọn từng vị trí tổng đài cụ thể.

III.2.4. Công nghệ và kỹ thuật xây dựng


III.2.4.1. Công nghệ

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 14


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

• Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại công nghệ và áp
dụng nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại công nghệ và
phương pháp sản xuất cho phép sản xuất ra sản phẩm cùng loại, nhưng có những đặc
tính, chất lượng và chi phí sản xuất khác nhau. Do đó phải xem xét và lựa chọn trong
các công nghệ và phương pháp sản xuất hiện có loại nào thích hợp nhất đối với loại
sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, phù hợp với điều kiện của máy móc, thiết bị cần
mua sắm, với khả năng tài chính và tố có liên quan khác như tay nghề, thể lực, trình độ
quản lý.
• Để lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất thích hợp cần xem xét các vấn đề

sau đây:
 Công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dụng trên thếgiới: Công nghệ chế

biến hay công nghệ chế tạo? Đặc biệt chú ý đến các phần mềm của công nghệ(bí
quyết, kiến thức, kinh nghiệm...). Yêu cầu tay nghề của người sử dụng; yêu cầu về
nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng, khả năng chuyển sang sản xuất mặt hàng khác
khi mặt hàng cũ không còn thích hợp; nguồn cung cấp công nghệ; các phương thức
cung cấp ; quyền sở hữu công nghiệp, dấu hiệu hoặc tên thương mại của sản phẩm có
ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, giá cả và ngoại tệ.
 Khả năng về vốn và lao động. Nếu thiếu vốn, thừa lao động thì nên chọn công nghệ

kém hiện đại, rẻ tiền, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Ngược lại, nếu
nhiều vốn, thiếu lao động thì chọn công nghệ hiện đại, đặt tiền, sử dụng ít lao động .
Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc khó khăn gây trở
ngại cho việc sử dụng công nghệ trong khi còn chưa thu hồi đủ vốn.
 Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ quá
hiện đại hoặc còn đang được thử nghiệm sẽ có nhiều mạo hiểm ; chi phí mua công
nghệ quá lớn, công suất sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá bán cao nhiều khi
không thích hợp với điều kiện thị trường của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc
sử dụng công nghệ quá lạc hậu sẽ sản xuất ra sản phẩm chất lượng kém, khó tiêu thụ
trên thị trường ngay cả thị trường trong nước.
 Nguyên liệu sử dụng đòi hỏi loại công nghệ nào?
 Điều kiện về kết cấu hạ tầng hiện có, khả năng bổ sung, có thích hợp với công nghệ dự

kiến chọn hay không?


 Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phong tục tập quán của dân cư nơi

sử dụng công nghệ. Đó là sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, sự chấp nhận và có thể tiếp
thu công nghệ của dân cư...

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 15


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

 Các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công nghệ. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với các nước nghèo. Chẳng hạn các loại công nghệ hiện đại thì thị
trường công nghệ rất giới hạn, do đó người đi mua công nghệ thường ở thế bị động .
Tình trạng phải ngừng sản xuất do sự phụ thuộc vào một số người cung cấp là điều dễ
xảy ra. Khi chọn công nghệ cần chọn loại có nhiều nguồn cung cấp nhằm tạo sự cạnh
tranh trong cung cấp công nghệ, từ đó sẽ mua được công nghệ với giá phải chăng, mặt
khác tạo thế chủ động trong hoạt động sau này.
 Xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật của công nghệ. Ưu điểm của các loại

công nghệ có thể khác nhau, có loại tiết kiệm năng lượng nhưng lại sử dụng nhiều
nguyên vật liệu, lao động hoặc các chi phí khác và ngược lại. Lại phải xem xét ở nhiều
nơi, nhiều nước để lựa chọn được công nghệ thích hợp với giá phải chăng, lựa chọn
được công nghệ tối ưu với điều kiện của đất nước, của cơ sở.
• Sau khi đã chọn được phương pháp sản xuất hoặc quy trình công nghệ cho dự án, phải

mô tả chi tiết và làm rõ lý do chọn. Tiếp đó là lập sơ đồ quy trình công nghệ đã chọn.
Sơ đồ này cho thấy một cách đơn giản hoặc chi tiết tiến trình sản xuất từ đầu vào
(nguyên liệu) qua các công đoạn sản xuất chế biến đến đầu ra (thành phẩm). Các sơ đồ
chi tiết hơn có thể cho thấy cả các nhu cầu về vị trí, không gian, kích thước, khoảng
cách của các máy móc thiết bị, về điện, về các tiện nghi phục vụ sản xuất khác.

III.2.4.2. Kỹ thuật xây dựng


• Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện
và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và
an toàn. Như vậy, các hạng mục công trình có thể bao gồm:
 Các phân xưởng sản xuất chính, phụ.
 Hệ thống điện.
 Hệ thống nước.
 Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡhàng.
 Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí.
 Hệ thống thang máy, băng truyền.
 Văn phòng, phòng học.
 Nhà ăn, khu giải trí, nhà vệ sinh.
 Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
 Hệ thống thông tin liên lạc.
 Tường rào...
• Tổ chức xây dựng: sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án phải lập hồ sơ
bố trí mặt bằng của toàn bộ nhà máy, sơ đồ thiết kế của từng hạng mục công trình, sơ
đồ bố trí máy móc thiết bị, bản vẽ thi công, tiến độ thi công... Các sơ đồ này cho thấy

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 16


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

rõ, thứ tự xây lắp các yếu tố cấu trúc, kích thước của các hạng mục công trình có thể
được tiến hành theo phương thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tuỳ tính chất phức
tạp về mặt kỹ thuật và quy mô của công trình.

III.2.5. Xác định các yếu tố đầu vào của dự án


III.2.5.1. Nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên vật liệu đầu vào gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ là chính
và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án,
cần xem xét kỹ theo các vấn đề sau:

• Trước hết phải xem xét nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào. Nguồn
khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô của dự
án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc thiết bị.
• Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng cho dự án hoạt động
đời. Nếu không đủ, thì có thể chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án. Khi
nguyên liệu chính dự kiến sử dụng cho dự án cũng có thể được sử dụng các dự án khác
thì phải cân nhắc tính kinh tế nếu xảy ra trường hợp thứ hai.
• Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toàn bộ, cần xem xét

đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này: khả năng ngoại tệ, sự ràng buộc bởi thiết bị,
mua sắm.

III.2.5.2. Cơ sở hạ tầng
• Năng lượng: có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả, các nguồn
từ thực vật, từ mặt trời, gió, thuỷ triều, nguyên tử nặng, biogaz.. Phải xem xét nhu cầu
sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách của
Nhà nước đối với loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường... của mỗi
loại được sửdụng để ước tính chi phí.
• Nước: Cần xem xét nhu cầu sử dụng theo từng mục đích, nguồn cung cấp ; thoát nước:

cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra các công trình công cộng hay
sông ngòi để tránh gây ô nhiễm. Chi phí bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống
cung cấp nước và các thiết bị kèm theo. Chi phí sử dụng căn cứ vào lượng nước tiêu
thụvà giá nước hoặc chi phí tính cho một đơn vị khối lượng nước sử dụng.
• Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống giao thông để cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra,
hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 17


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

cháy.. đều cần được xem xét tuỳ thuộc vào loại dự án. Những gì có sẵn, những gì phải
xây dựng các công trình mới. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống

III.2.5.3. Lao động


• Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và hoạt động điều
hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công
việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp.
• Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương để tuyển dụng

đào tạo. Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế
hoạchvà dự tính chi phí. Việc đào tạo có thể tiến hành ở trong hoặc nước ngoài hoặc
thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước.
• Chi phí lao động : bao gồm chi phí để tuyển dụng và đào tạo và chi phí cho lao động

trong các năm hoạt động của dự án sau này.

III.2.6. Các giải pháp về cơ cấu tổ chức


Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp để áp dụng loại hình cụ thể

III.2.7. Phân tích về mặt tài chính của doanh nghiệp


III.2.7.1. Xác định tổng vốn đầu tư
• Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến
độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng sốvốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm:
 Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng

nguồn).
 Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác
• Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ sốvốn cần thiết để thiết lập và đưa

dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại:
 Vốn cố định bao gồm: Chi phí chuẩn bị; chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm

các khoản chi phí ban đầu về đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí về máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải…
 Vốn lưu động ban đầu gồm các chi phi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm

đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ
thuật đã dự tính.
• Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá

trình thực hiện đầu tư và được xác định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật
hoặc bằng tài sản khác.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 18


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

III.2.7.2. Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi
nguồn về mặt số lượng và tiến độ
Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về
mặt sốlượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân
hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có
hoặc vốn huy động từ các nguồn khác.

Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến
độ thực hiện các công việc chung của dự án và để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài
trợ được xem xét không chỉ về mặt sốlượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Sự đảm
bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả
năng đảm bảo vốn cho dự án từ các vốn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn
hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải
giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật lao động để đảm bảo tính đồng
bộ trong việc giảm quy mô của dự án.

III.2.7.3. Đánh giá dự án đầu tư về mặt tài chính


Dựa vào các chỉ tiêu sau:

• Giá trịhiện tại thuần (NPV)


• Giá trịtương lai thuần (NFV)
• Giá trị đều hàng năm (AV)
• Tỷsốlợi ích trên chi phí (B/C)
• Tỷsuất hoàn vốn nội bộ(IRR)
• Thời gian thu hồi vốn (Thv)

III.2.7.4. So sánh lựa chọn dự án đầu tư


Dựa vào các phương pháp sau:

• Phương pháp Giá trị hiện tại thuần (NPV)


• Phương pháp Giá trị tương lai thuần (NFV)
• Phương pháp Giá trị đều hàng năm (AV)
• Phương pháp Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
• Phương pháp Tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR)
• Phương pháp Thời gian hoàn vốn (Thv)

III.2.8. Kinh tế- Xã hội


 Tác dụng của việc nghiên cứu kinh tế- xã hội

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 19


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

• Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế- xã hội là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư
thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục các ngân
hàng cho vay.
• Đối với Nhà nước: là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay
không.
• Đối với các Ngân hàng, các cơ quan viện trợ song phương, đa phương: cũng là căn cứ

chủ yếu để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Các ngân hàng quốc tế rất nghiêm
ngặt trong vấn đềnày. Nếu không chứng minh được các lợi ích kinh tế- xã hội thì họ sẽ
không tài trợ.

Riêng nội dung “ tổ chức thực hiện và quản lý” và “ kết luận và kiến nghị” thì sẽ được
thông qua sau tùy thuộc vào từng dự án.

 Mục tiêu của nghiên cứu kinh tế - xã hội


• Thông qua xác định những lợi ích kinh tế– xã hội và môi trường do dự án đầu tư mang

lại mà xác định cụ thể vị trí của dự án đầu tư trong kế hoạch kinh tế quốc dân, tính phù
hợp của dự án với mục tiêu.
• Đảm bảo độ tin cậy của dự án đầu tư thông qua việc sử dụng đúng đắn cơ sở lý thuyết
và sự đóng góp thiết thực của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội.
• Góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án đầu tư.

III.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường, về
kỹ thuật), những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, hoặc không
thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn
thời gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.

Nghiên cứu tiền khả thi sẽ trình bày khái quát chưa chi tiết, ở trạng thái tĩnh, ở mức
trung bình mọi khía cạnh kinh tế, kĩ thuật, tài chính của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá
trình thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư nhằm giới thiệu cơ hội đầu tư,chứng
minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định đầu tư, những khía
cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư sau này

Kết quả cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là báo cáo tiền khả thi, vì vậy báo
cáo tiền khả thi cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 20


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích
hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.

III.4. Thẩm định kết quả nghiên cứu tiền khả thi
Thẩm định nghiên cứu tiền khả thi là bước thẩm định để phê duyệt nghiên cứu
tiền khả thi và quyết định triển khai nghiên cứu khả thi. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà
có thể tổ chức công tác thẩm định thích hợp. Đối với các dự án lớn, phức tạp cần phải
thẩm định toàn diện, kỹ lưỡng trước khi quyết định triển khai tiếp bước nghiên cứu
khả thi.

Đối với các dự án thông thường, bước này thường được xem xét trên một số
mặt cơ bản về chủ trương và các thông số chính của dự án. Nếu theo các vấn đề này
cho thấy các dấu hiệu khả quan thì có thể thông qua để triển khai bước tiếp theo.

Trong quá trình thẩm định nghiên cứu tiền khả thi, các tính toán được thực hiện
trên cơ sở trị số trung bình của các biến số mà chúng chỉ được biết với mức độ không
chắc chắn lắm. Vì vậy, trong phân tích tiền khả thi, để tránh việc chấp thuận những dự
án dựa trên những ước tính quá lạc quan về chi phí và lợi ích, nên sử dụng những ước
tính thiên lệch về hướng làm giảm bớt lợi ích của dự án trong khi làm tăng cao mức
ước tính về chi phí. Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩm định như vậy, có
rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi được nghiên cứu và thẩm định kỹ hơn.

Khi tiến hành nghiên cứu tiền khả thi, có thể phải sử dụng nghiên cứu chuyên
đề nếu cần thiết. Nghiên cứu chuyên đề bao gồm việc phân tích các tài liệu nghiên cứu
đã có trước đây về các vấn đề đang nghiên cứu, thu thập thêm các thông tin có liên
quan tới công việc thẩm định dự án.

Các bước thẩm định :

• Thẩm định các văn bản pháp lý


• Thẩm định mục tiêu của dự án đầu tư
• Thẩm định thị trường
• Thẩm định kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư
• Thẩm định tài chính của dự án đầu tư
• Thẩm định kinh tế xã hội của dự án đầu tư
• Thẩm định môi trường sinh thái của dự án đầu tư

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 21


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

III.5. Vận dụng thực tế “Nghiên cứu tiền khả thi trong dự án Cửa hàng bán đồ
chơi thông minh cho trẻ em”

III.5.1. Giới thiệu về công ty


Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo Lê Mạnh

Tên giao dịch: LE MANH Management Consultant and Training Limited

Company

Tên viết tắt: CTM

Đăng ký kinh doanh số 0204003226 do Sở kế hoạch và đầu tƣ Hải Phòng cấp

ngày 17/10/2009.

Địa chỉ trụ sở chính: Số 19/109 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đằng Giang

- Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng

Điện thoại: (031) 3261355 – 3261356

Email: ctm.manhledinh@gmail.com

Website: www.lemanh.com.vn

III.5.2. Sự cần thiết của dự án


Trên thị trường đồ chơi trẻ em hiện nay có rất nhiều mẫu mã chủng loại, nhưng
theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em (Liên hiệp Các hội Khoa học
Kỹ thuật) cho thấy thì 80% đồ chơi trẻ em trên thị trường hiện nay có xuất xứ từ Trung
Quốc. Trong đó, có không ít đồ chơi độc hại, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà
còn kìm hãm sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Về mặt hàng đồ chơi thông minh, theo như thống kê của Chi cục Quản lý Thị
trường trên địa bàn Hải Phòng trong tổng số hơn 40 cửa hàng, đại lý kinh doanh đồ
chơi trẻ em mới chỉ có cửa hàng số 42 Quang Trung cùng với nhà sách Tiền Phong và
siêu thị BigC kinh doanh mặt hàng này, thế nhưng vẫn chưa đa dạng về chủng loại

Nhận thấy được sự báo động của các loại mặt hàng đồ chơi trẻ em trên thị
trường hiện nay, đồng thời cũng nhận thấy thị trường mặt hàng đồ chơi thông minh

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 22


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

cho trẻ em tại Hải Phòng vẫn chưa thực sự phát triển mạnh nên Công ty TNHH Tư vấn
quản lý và đào tạo Lê Mạnh đã và đang xem xét cơ hội đầu tư xây dựng một cửa hàng
chuyên cung cấp những mặt hàng đồ chơi đáng tin cậy, đạt tiêu chuẩn an toàn về đồ
chơi trẻ em cho trẻ em trên toàn thành phố, đồng thời cũng là nơi cung cấp những mặt
hàng đồ chơi giáo dục phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi cho giáo viên và
các bé tại các trường mầm non.

III.5.3. Xác định phương án cho sản phẩm, hình thức đầu tư và năng lực sản xuất
III.5.3.1. Hình thức đầu tư
Dự án được thực hiện dưới hình thức đầu tư mới.

III.5.3.2. Xác định phương án cho sản phẩm

Sản phẩm của dự án là những mặt hàng đồ chơi thông minh cho trẻ em, được phân loại
ra các loại đồ chơi như sau:

• Đồ chơi thông minh: đồ chơi vận động; đồ chơi rèn tính kiên trì; đồ chơi rèn trí nhớ;
đồ chơi luyện tay, luyện mắt; đồ chơi phát triển thính giác…
• Đồ chơi giáo dục: Đồ chơi học giờ, đồng hồ gỗ; bảng số, bảng chữ; học đếm, học toán;

học hình, học màu…


• Đồ chơi theo tuổi: đồ chơi cho trẻ từ 3 -12 tháng; đồ chơi cho trẻ từ 1- 3 tuổi; từ 3 - 6

tuổi…
• Đồ chơi theo giá tiền: đồ chơi từ 15.000 – 40.000 đ; đồ chơi từ 40.000 – 100.000 đ; đồ

chơi từ 100.000 – 200.000 đ…


III.5.3.3. Năng lực sản xuất
Công suất bình thường: 5000 sản phẩm/ tháng
Công suất danh nghĩa: 6000 sản phẩm/ tháng
Công suất sản xuất: 7 sản phẩm/ giờ
III.5.4. Địa điểm dự án
Diện tích mặt bằng: 60 m2
Địa chỉ: 179 Tô Hiệu – Lê Chân – Hải Phòng
III.5.5. Công nghệ và kỹ thuật xây dựng
• Hệ thống điện cần sửa chữa lại một chút để phục vụ cho dự án.
• Lối đi lại trong cửa hàng, hệ thống cửa vẫn sử dụng đƣợc bình thƣờng, đảm
• bảo được độ an toàn cho dự án.
• Tường nhà bị bong sơn một vài chỗ, cần sơn sửa lại.
III.5.6. Các yếu tố đầu vào của dự án
Sản phẩm tung ra thị trường sẽ đảm bảo chất lượng tuyệt đối an toàn theo các tiêu
chuẩn quốc tế & tiêu chuẩn
TCVN của Việt Nam:
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Chứng nhận tiêu chuẩn ASTM
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 23
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Chứng nhận tiêu chuẩn EN – 71


Chứng nhận tiêu chuẩn ST
Chứng nhận tiêu chuẩn TCVN 6238:3-1997
III.5.7. Phân tích về mặt tài chính của doanh nghiệp
Vốn lưu động: 100,000,000 VNĐ
Chi phí sửa chữa, mua thiết bị: 28,689,000 VNĐ
Vốn dự phòng: 5,000,000 VNĐ
Tất cả đều được đầu tư bằng vốn chủ
III.5.8. Kinh tế xã hội
Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện chủ trương của thành phố về
việc quy hoạch quận Lê Chân tới năm 2020 trở thành trung tâm thương mại
của thành phố Hải Phòng.
Dự án tạo công ăn việc làm cho nhân viên của cửa hàng, đồng thời cũng
gián tiếp tăng thêm thu nhập cho những công nhân sản xuất ra mặt hàng đồ
chơi thông minh của dự án.
Sản phẩm của dự án góp phần vào sự phát triển chung của trẻ.
Dự án sẽ tạo thêm thu nhập cho chủ đầu tư
III.5.9. Kết luận và kiến nghị
Dự án mở cửa hàng kinh doanh đồ chơi thông minh cho trẻ em đem lại NPV
dương 55,233,335 đồng và IRR 25%, thời gian hoàn vốn là 4 năm 7 tháng; cả 3 chỉ
tiêu đều cho thấy dự án có thể thực hiện đầu tư được.
Như vậy qua việc tính toán như trên chúng tôi thấy việc mở cửa hàng kinh doanh đồ
chơi thông minh cho trẻ em trên địa bàn nội thành thành phố Hải Phòng là khả thi,
hoạt động kinh doanh của cửa hàng sẽ mang lại thêm doanh thu cho công ty.
Trên đây là kế hoạch kinh doanh đề xuất với ban lãnh đạo Công ty TNHH Tư vấn
quản lý và đào tạo Lê Mạnh để phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của Công
ty.Chính vì vậy mong nhận được sự góp ý của mọi người để dự án được hoàn thành
hơn.

IV. NGHIÊN CỨU KHẢ THI

IV.1. Khái niệm về nghiên cứu khả thi


Như tên của nó , một nghiên cứu khả thi là một phân tích về tính khả thi của ý
tưởng . Nghiên cứu khả thi tập trung vào việc giúp trả lời câu hỏi thiết yếu là " chúng
ta nên làm thế nào để tiến hành các ý tưởng dự án được đề xuất”.

Nghiên cứu khả thi nhằm mục đích một cách khách quan và hợp lý phát hiện ra
những điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp hiện tại hoặc đề xuất cơ hội và
các mối đe dọa hiện tại trong môi trường, các nguồn lực cần thiết , và cuối cùng là

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 24


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

khách hàng tiềm năng để thành công. Hai tiêu chí để đánh giá tính khả thi được chi phí
cần thiết và giá trị để đạt được.

Một nghiên cứu khả thi được thiết kế tốt nên cung cấp một bối cảnh lịch sử của
doanh nghiệp , dự án , mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ, báo cáo kế toán , chi tiết của
các hoạt động và quản lý , nghiên cứu và chính sách tiếp thị , dữ liệu tài chính , yêu
cầu pháp lý và nghĩa vụ thuế.

Một nghiên cứu khả thi đánh giá tiềm năng của dự án cho sự thành công , vì vậy,
khách quan nhìn nhận là một yếu tố quan trọng trong độ tin cậy của nghiên cứu cho
các nhà đầu tư tiềm năng và các tổ chức cho vay.

IV.2. Các dạng đặc tính khả thi cần khảo sát
 Kỹ thuật
 Kinh tế
 Lịch biểu
 Vận hành

IV.3. Mức độ lợi nhuận và chi phí


1. Phân tích lợi tức
Phan tích chi phí- lợi ích(CBA) là 1 quá trình có hệ thống để tính toán và so sánh lợi
ích và chi phí của 1 dựán chính sách hoặc quyết định chính phủ.CBA có hai mục đích:
 để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không
 Cung cấp một cơ sởđể so sánh dựán. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự

kiến từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có hơn chi
phí, và lớn hơn bao nhiêu.

CBA có liên quan nhưng khác với phân tích tính hiệu quả chi phí. Trong CBA lợi
ích và chi phí được thể hiện về tiền bạc và đượcđiều chỉnh cho các giá trị thời của tiền,
để tất cả các dòng chảy của lợiích và dòng chảy của chi phí dự án theo thời gian được
thể hiện trên 1 cơ sở khái niệm chung “giá trị hiện tại ròng ” của chúng.

2. Phân tích giá trị thực có


3. Phân tích lợi nhuận trên vốn đầu tư

IV.4. Mục đích của nghiên cứu khả thi


Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã
được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 25


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà
khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn,
sàng lọc các cơ hội đầu tư (đã được xác định ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước) hoặc
để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không.
Mục đích nghiên cứu tiền khả thi nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh (về thị trường,
về kỹ thuật), những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ, hoặc không
thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hoặc chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để khỏi tốn
thời gian và kinh phí, hoặc tạm xếp dự án lại chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển
vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

IV.5. Nội dung của nghiên cứu khả thi


Nghiên cứu khả thi còn được gọi là lập dự án đầu tư. Nội dung chủ yếu của dự án
đầu tư bao gồm các khía cạnh kinh tế vi mô và vĩ mô, quản lý và kỹ thuật. Các khía
cạnh này ở các dự án thuộc các ngành khác nhau đều có nét đặc thù riêng. Do đó việc
chọn lĩnh vực để mô tả kỹ thuật soạn thảo và phân tích dự án sẽ ra một mô hình tương
đối hoàn chỉnh. Mô hình này có thể được sử dụng tham khảo khi soạn thảo các dự án
thuộc các ngành khác.
Nội dung chủ yếu cụ thể của một dự án đầu tư bao gồm các vấn đề sau đây:
a. Xem xét tình hình kinh tế tổng quát liên quan đến dự án đầu tư:
Có thể coi tình hình kinh tế tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện
khung cảnh đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế
tài chính của dự án đầu tư. Tình hình kinh tế tổng quát được đề cập trong dự án bao
gồm các vấn đề sau:
+ Điều kiện về địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất ...) có liên quan đến việc
lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này.
+ Điều kiện về dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu
thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án.
+ Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự quan tâm của
nhà đầu tư.
+ Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, tình hình phát
triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở (tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 26
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

với GDP, quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, GDP/đầu người, tỷ suất lợi nhuận sản
xuất kinh doanh...) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của
sự dự án.
+ Tình hình ngoại hối (cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần và tình
hình thanh toán nợ...) đặc biệt đối với các dự án phải nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết
bị.
+ Hệ thống kinh tế và các chính sách bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ sở hữu, theo vùng lãnh
thổ để đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư.
- Các chính sách phát triển, cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nhằm đánh giá trình
độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận cho đầu tư đến đâu.
+ Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân theo thời hạn, theo mức độ chi
tiết, theo các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động để từ đó thấy được khó khăn,
thuận lợi, mức độ ưu tiên mà dự án sẽ được hưởng ứng, những hạn chế mà dự án phải
tuân theo.
+ Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan như tình hình xuất nhập
khẩu, thuế xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, các luật lệ đầu tư cho người
nước ngoài, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế... Những vấn đề này đặc
biệt quan trọng đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu,
máy móc. Chẳng hạn chính sách tỷ giá hối đoái không thích hợp (tỷ giá đồng nội địa
so với ngoại tệ thấp) sẽ gây ra tình trạng càng xuất khẩu càng lỗ, thuế xuất khẩu quá
cao sẽ gây khó khăn trong cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác trên thị trường
ngoài nước, các luật lệ đầu tư có tác dụng khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài...
Các dữ kiện và số liệu để nghiên cứu tình hình kinh tế tổng quát của dự án trên
đây có thể thu thập dễ dàng trong các niên giám, báo cáo thống kê, tạp chí, sách báo và
tài liệu kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, những dự án nhỏ không cần nhiều dữ kiện kinh tế vĩ mô như vậy. Còn các
dự án lớn thì tuỳ thuộc vào mục tiêu, đặc điểm và phạm vi tác dụng của dự án mà lựa
chọn trong các vấn đề kinh tế tổng quát trên đây những vấn đề nào có liên quan đến dự
án để xem xét.
Đối với các cấp thẩm định dự án, các vấn đề kinh tế vĩ mô được xem xét không
chỉ ở góc độ tác động của nó đối với dự án, mà cả tác động của dự án đối với nền kinh

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 27


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

tế ở giác độ vĩ mô như lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại, tác động của dự án đối
với sự phát triển của nền kinh tế, của ngành đối với cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển
kinh tế đối ngoại...
b. Nghiên cứu về thị trường:
Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Ngay
cả trong trường hợp dự án đã ký được các hợp đồng bao tiêu cũng phải nghiên cứu thị
trường nơi người bao tiêu sẽ bán sản phẩm và uy tín của người bao tiêu trên thị trường.
*. Mục đích nghiên cứu thị trường ở đây nhằm xác định:
+ Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án hiện tại, tiềm năng phát
triển của thị trường này trong tương lai, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế tác động đến
nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ.
+ Các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết để có thể giúp cho việc tiêu thụ
sản phẩm của dự án (bao gồm cả chính sách giá cả, tổ chức, hệ thống phân phối, bao
bì, trang trí, quảng cáo...)
+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại có sẵn và các sản
phẩm có thể ra đời sau này.
Để nghiên cứu thị trường cần:
Các thông tin cần thiết cho nghiên cứu nhu cầu ở tầm vĩ mô và vi mô. Trường hợp
thiếu thông tin, hoặc thông tin không đủ tin cậy, tuỳ thuộc vào mức thiếu thông tin có
thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đoán như ngoại suy từ các trường hợp
tương tự , từ tình hình của quá khứ, sử dụng các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ
chức điều tra bằng phỏng vấn, hoặc khảo sát lấy mẫu phân tích để bổ sung.
Có các chuyên gia có kiến thức về sản phẩm của dự án, về những sản phẩm có thể
thay thế, về quy luật và cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thương mại, chính
trị, xã hội để có thể lựa chọn, phân tích và rút ra được những kết luận cụ thể và xác
đáng.
* Nội dung của nghiên cứu thị trường:
+ Đối với thị trường nội địa:
- Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án. Ai là khách hang chính? Ai
là khách hàng mới?

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 28


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Nhu cầu hiện tại được đáp ứng ra sao ? (bao nhiêu do địa phương sản xuất, bao
nhiêu do các địa phương khác trong nước đáp ứng, bao nhiêu do nhập khẩu, nhập khẩu
từ khu vực nào trên thế giới);
- Ước lượng mức gia tăng nhu cầu ngoài nước hàng năm về sản phẩm của dự án;

- Ước lượng mức gia tăng nhu cầu ngoài nước hàng năm về sản phẩm của dự án.
- Ước giá bán và chất lượng sản phẩm của dự án, dự kiến kiểu dáng, bao bì... để có
thể cạnh tranh với các cơ sở sản xuất khác trong và ngoài nước, hiện tại và tương
lai.Trường hợp phải cạnh tranh với hàng nhập, cần sự hỗ trợ gì của Nhà nước.Chi phí
cần thiết cho sự cạnh tranh này.
+ Đối với thị trường xuất khẩu:
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu về mặt giá cả, kiểu dáng, chất lượng
và sự phụ thuộc về cung ứng vật tư, khả năng tài chính, quản lý và kỹ thuật.
- Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu (ở khu vực nào, khối lượng bao nhiêu
hàng năm). Cần phải làm gì để mở rộng thị trường xuất khẩu ?
- Quy định của thị trường xuất khẩu về bao bì, phẩm chất, vệ sinh.
- Khế ước tiêu thụ sản phẩm: Thời hạn bao lâu? Số lượng tiêu thụ, giá cả;
- Dự kiến thị trường thay thế khi cần thiết.
- Để có thể xuất khẩu được, cần sự hỗ trợ gì của Nhà nước.
- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm:
- Các cơ sở tiếp thị và phân phối sản phẩm.
- Chi phí cho công tác tiếp thị và phân phối sản phẩm.
- Sản phẩm dự kiến bán cho ai (qua hệ thống thương nghiệp, bán trực tiếp, qua các
đại lý ...).
Phương thức thanh toán : chuyển khoản, tiền mặt;
- Về vấn đề cạnh tranh:
Xem xét các cơ sở cạnh tranh chính trong nước hiện có và trong tương lai, tình hình
và triển vọng hoạt động của các cơ sở này, lợi ích so sánh của sản phẩm do dự án sản
xuất (chi phí sản xuất, kiểu dáng, chất lượng ...)
Xem xét khả năng thắng trong cạnh tranh với hàng nhập, cần điều kiện gì;
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu khả thi là báo cáo nghiên cứu khả thi . Nội
dung chủ yếu của báo cáo này là :
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 29
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư .


- Lựa chọn hình thức đầu tư .
- Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng .
- Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng .
- Phương án giải phóng mặt bằng , kế hoạch tái định cư .
- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật , công nghệ .
- Các phương án kiến trúc , giải pháp xây dựng , thiết kế sơ bộ của các phương án
đề nghị lựa chọn , giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường .
- Xác định rõ nguồn vốn , khả năng tài chính , tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo
tiến độ . Phương án hoàn trả vốn đầu tư .
- Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động .
- Phân tích hiệu quả đầu tư .
- Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư .
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án .
- Xác định chủ đầu tư .
- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án .

IV.6. Các dạng đặc tính khả thi cần khảo sát
Co 5 yếu tố phổ biến:
 Công nghệ hệ thống

Đánh giá được dựa trên một thiết kế phác thảo các yêu cầu hệ thống về Đầu
vào, Quá trình, Đầu ra, Các trường, Chương trình, và Thủ tục.Điều này có thể được
định lượng về khối lượng của dữ liệu, xu hướng, tần số cập nhật, vv để ước tính xem
hệ thống mới sẽ thực hiện đầy đủ hay không.Tính khả thi về công nghệ được thực hiện
để xác định xem liệu công ty có khả năng về phần mềm, phần cứng, nhân sự và
chuyên môn, xử lý hoàn thành của dự án. Khi viết một báo cáo nghiên cứu khả thi sau
đây nên được thực hiện để xem xét:

• Một mô tả ngắn gọn của doanh nghiệp để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến nghiên cứu
• Các phần của doanh nghiệp được kiểm tra
• Các yếu tố con người và kinh tế
• Các giải pháp cho các vấn đề

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 30


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Ở cấp độ này, mối quan tâm được đề nghị cả tính khả thi kỹ thuật và tính khả thi pháp
lý (giả định chi phí vừa phải).

 Kinh tế

Phân tích kinh tế là phương pháp thường xuyên nhất được sử dụng để đánh giá
hiệu quả của một hệ thống mới.Thường được gọi là phân tích chi phí - lợi ích, thủ tục
để xác định những lợi ích và tiết kiệm được dự kiến từ một hệ thống ứng cử viên và so
sánh chúng với chi phí.Nếu lợi ích lớn hơn chi phí, sau đó quyết định được thực hiện
để thiết kế và thực hiện hệ thống. Là một doanh nghiệp phải cân nhắc chính xác chi
phí so với lợi ích trước khi thi một hành động.
Nghiên cứu dựa trên chi phí: Điều quan trọng là để xác định chi phí và yếu tố lợi ích,
có thể được phân loại như sau: 1. Chi phí phát triển, và 2. Chi phí vận hành.Đây là một
phân tích của các chi phí phát sinh trong hệ thống và các lợi ích có thể kế thừa từ hệ
thống.
Nghiên cứu dựa trên thời gian: Đây là một phân tích của thời gian cần thiết để đạt
được một lợi nhuận trên đầu tư. Giá trị tương lai của một dự án cũng là một yếu tố.

 Khả thi pháp lý


Quyết định nếu hệ thống đề xuất các cuộc xung đột với các yêu cầu pháp lý, ví
dụ như một hệ thống xử lý dữ liệu phải thực hiện theo quy định với các hành vi bảo vệ
dữ liệu địa phương
 khả thi vận hành
Tính khả thi vận hành là một đo lường một hệ thống được đề xuất giải quyết vấn đề tốt
như thế nào, và tận dụng những cơ hội xác định trong định nghĩa phạm vi và làm thế
nào đáp ứng các yêu cầu được xác định trong giai đoạn phân tích yêu cầu của phát
triển hệ thống
 khả thi tiến độ
Một dự án sẽ thất bại nếu nó mất quá lâu để được hoàn thành trước khi nó rất hữu ích.
Thông thường điều này có nghĩa là đánh giá hệ thống sẽ mất bao lâu để phát triển, và
nếu nó có thể được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách sử
dụng một số phương pháp như thời gian hoàn vốn. Khả thi tiến độ là một biện pháp
hợp lý thời gian biểu của dự án là như thế nào. Với chuyên môn kỹ thuật của chúng
tôi, thời hạn dự án hợp lý? Một số dự án được bắt đầu với thời hạn cụ thể. Bạn cần
phải xác định thời hạn là bắt buộc hoặc mong muốn.
Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 31
Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

V. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ
THI VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ THI TRONG QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để có được các quyết định đúng dắn trong đầu tư thì một dự án đầu tư phải trải
qua các giai đoạn ngiên cứu đầu tư. Đó là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực
hiện đầu tư, giai đoạn vận hành và kết thúc dự án.Việc nghiên cứu các giai đoạn này sẽ
giúp các nhà đầu tư tìm ra các giải pháp, điều hòa các mối quan hệ, thực hiện kế hoạch
để đạt được mục tiêu phát triển, mang lại lợi ích cao nhất và tránh được rủi ro mà các
nhà đầu tưcó thể gặp phải. Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi là hai
bướcnằm trong giai đoạn chuẩn bị đàu tư. Nghiên cứu khả thi là bước đệm cho nghiên
cứu khả thi. Ngoài những điểm giống nhau thì 2 bước này cũng có rất nhiều điểm khác
nhau.

V.I. Những điểm giống nhau trong nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi
Thứ nhất, là nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi đều là một trong
những bước của giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị đầu tư.

Thứ hai, là đều giúp cho các nhà đầu tư có quyết định sáng suốt trong việc lựa
chọn có làm bước tiếp theo hay không.

Thứ ba, cả nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi đều do các nhà chuyên
môn lập. Chuyên môn kinh tế làm về phân tích tính toán các vấn đề liên quan về lợi
ích kinh tế: vốn đầu tư, lợi nhuận , hiệu quả đầu tư…Các chuyên gia kĩ thuật chịu
trách nhiệm về mặt nghiên cứu về mặt điều kiện kỹ thuật, công nghệ, địa chất
tự nhiên…

Thứ tư, là tên các thông tin cần thu thập trong nghiên cứu tiền khả thi và nghiên
cứu khả thi là giống nhau. Đó là các thông tin về: thị trường, xã hội, thể chế, chính
sách, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, các thông tin về
điều kiện địa chất tự nhiên, các thông tin kỹ thuật công nghệ, các tiến bô kỹ thuật của
nghành, các thông tin về kế hoạch quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ.

Thứ năm, là giống nhau ở cấu trúc phần thuyết minh dự án

•Phần mở đầu: Giới thiệu tóm tắt về nội dung và các kết luận chủ yếu của báo cáo
nhằm gây ấn tượng và khái niệm sơ bộ về dự án. Gồm: Tên dự án, Tên và địa chỉ chủ

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 32


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

đầu tư,cơ quan chủ quản đầu tư và thời hạn đầu tư. Các yếu tố làm căn cứ định hướng
nghiên cứu đầu tư và mục tiêu của dự án, sản phảm và công suất của nhà máy. Nguyên
liệu chủ yếu và nguồn cung cấp. Khu vực địa điểm dự kiến lựa chọn. Công nghệ lựa
chon và dự kiến nguồn cung cấp. Nhu cầu sử dụng về lao động. Ước tính tổng chi phí
về đầu tư và khả năng cung cấp tài chính cho dự án. Các ước tính về lợi ích kinh tế xã
hội mà dự án có thể đem lại.

•Phần nội dung đều nghiên cứu các nội dung giống nhau. Đó là: Sự cần thiết của đầu
tư, hình thức đầu tư, xác định nhu cầu thị trường, địa điểm xâydựng công trình, diện
tích, hạng mục công tình, điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, phân tích lựa chọn
phương án kỹ thuật công nghệ sản xuất, công suất, phương án giải phóng mắt bằng , tổ
chức xây dựng, quản lý dự án, bố chí lao động, các giải pháp an toàn phong chống
cháy nổ, an ninh quốc phòng, tổng mức đầu tư, khả năng huy động vốn, hoàn vốn,
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

•Phần kết luận và kiến nghị: kết luận mang tinh tổng quát nhất về lợi ích kinh tế, lợi
ích xã hội mà dự án có thể mang lại, những khó khăn và thuận lợi của dự án và đếu
đưa ra các kiến nghị.

Thứ sáu, về lựa chọn địa điểm: cả nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi
đều tìm ra các địa điểm và sau đó tìm ra các địa điểm phù hợp nhất, và đều tiết kiệm
diện tích đất sử dụng.

Thứ bảy, về khả năng cung cấp các yếu tố dầu vào cho sản xuất: đều đưa ra
những yêu cầu về số lượng, chất lượng của các yếu tố đầu vào, khả năng cung cấp,
điều kiện cung cấp, phương án vận tải…tính toán chi phí,lựa chọn phương án vừa đảm
bảo hiệu quả vừa đảm bảo chi phí là thấp nhất.

V.II. Những điểm khác nhau trong nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi
Về vị trí, nghiên cứu tiền khả thi nằm ở bước thứ hai của công tácchuẩn bị đầu
tư còn nghiên cứu khả thi nằm ở bước thứ ba của công tác chuẩn bị đầu tư.

Về sản phẩm, sản phẩm của nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình ( báo cáo nghiên cứu tiền khả thi). Sản phẩm của nghiên cứu khả thi là dự
án đầu tư xây dựng công trình ( báo cáo nghiên cứu khả thi).

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 33


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Về mục đích, nghiên cứu tiền khả thi giúp cho các nhà đầu tư trả lời câu hỏi
như khả năng thỏa mãn các điều kiện cơ bản của việc đầu tư, đảm bảo các điều kiện
cần để tiếp tục bỏ vốn nghiên cứu đầy đủ toàn diện dự án hoặc loại bỏ nghiên cứu lựa
chon lại cơ hội. Nó giúp chủ đầu tư giảm bớt rửi ro, có bước lựa chọn chắc chắn, tiết
kiệm chi phí nghiên cứu và giúp các nhà đầu tư đánh giá được các vấn đề: Nhu cầu thị
trường, sự thiếu hụt, khả năng và điều kiện thâm nhập thị trường tức là khả năng đầu
ra của dự án Quy mô đầu tư và khả năng giải quyết các yếu tố đầu vào: cung
cấpnguyên liệu, vật tư, năng lượng cho sản xuất hiện tại và tương lai. Dự kiến được
khu vực địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất. Sơ bộ hình dung được
nhu cầu về vốn. lao động , kỹ thuật công nghệ cũng như các lợi ích kinh tế xã hội của
dự án. Nghiên cứu khả thi phục vụ cho nhiều mục đích : Là căn cứ chủ yêu để nhà đầu
tư hoặc đại diện của học xem xét có đầu tư hay không. Là phương tiện thuyết phục chủ
yếu trong trường hợp cần tìm sự tài trợ về vốn từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ,
các ngân hàng hoặc huy động công chúng. Là cơ sở để xây dựng thực hiên đầu tư, theo
dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện. Là văn kiện cơ bản để
cơ quan quản lý nhà nước xem xét phê duyệt cấp phép đầu tư và có hưởng các điều
kiện ưu đãi trong đầu tư, đồng thời nó là cơ sở để cơ quan quản lý tiến hành kiểm kê
tình hình đầu tư góp phần đánh giá động thái kinh tế, phát hiện vấn đề mất cân đối
kinh tế vĩ mô đểcó thể điều tiết kịp thời. Là căn cứ không thể thiếu để theo dõi đánh
giá và có những hiệuchỉnh cần thiết trong quá trình vận hành khai thác công trình. Là
căn cứ để xem xét xử lý hài hòa các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các
bên tham gia liên doanh, là tài liệu cơ sở đế đàm phán ký hợp đồng liên doanh liên kết,
hợp tác liên doanh, soạn thảo điều lệ công ty liên doanh…Trong một số trường hợp
còn là nhân tố có tác dụng tích cực để giảiquyết các vấn đề quan hệ giữa các bên có
liên quan như ô nhiếm môitrường, quyền lợi người tiêu dùng…

Về thời gian nghiên cứu, nghiên cứu tiền khả thi nghiên cứu trong thời gian
ngắn thương là một năm, còn nghiên cứu khả thi nghiên cứu trong thời gian dài

Về chi phí nghiên cứu, nghiên cứu tiền khả thi chi phí ít hơn, nghiên cứu khả
thi chi phí lớn hơn nhiều.

Về mức độ cần thiết của nghiên cứu

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 34


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi không cần thiết chỉ có những dự án quan trọng quốc gia
mới bắt buộc. Nghiên cứu khả thi mang tính bắt buộc đối với đa số các dự án.

Về ý nghĩa pháp lý

Nghiên cứu tiền khả thi không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Nghiên cứu khả thi
có ý nghĩa về mặt pháp lý.

Về yêu cầu về thông tin nghiên cứu

Nghiên cứu tiền khả thi, bước nghiên cứu khả thi giúp các cấp quản lý và chủ
đầu tư quyết định ý đồ khung dự án, phù hợp với vị trí của nó.Các số liệu được sử
dụng chủ yếu dựa vào việc thu thập trong các tài liệu được công bố còn các tài liệu
khảo sát chỉ dừng lại ở mức độ sơ bộ đủ để nghiên cứu phân tích đưa ra kết luận chứng
tỏ rằng đề suất về đầu tư củadự án là có hứa hẹn có thể triển khai tiếp. Nghiên cứu khả
thi,với vai trờ quyết định của dự án đầu tư xâydựng công trình đối với người chủ
đầu tư, đối với nhà nước cũng như các bên liên quan và yêu cầu chất lượng của dự án
đòi hỏi công tác điều tra cơ bản chuẩn bị tài liệu rất phức tạp và tỷ mỷ với độ chính
xác cao.

Về phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiền thi thường chỉ lấy số liệu một năm và sử dụng cácchỉ tiêu của
nhóm giản đơn để đánh giá hiệu quả của dự án. Nghiên cứu khả thi lấy số liệu trong
suốt đời dự án để nghiên cứu đánh giá và sử dụng các chỉ tiêu của nhóm phương pháp
chiết khấu dòng tiền là chủ yếu, và có sử dụng bổ sung các chỉ tiêu của nhóm giản
đơn.

Về cấu trúc nội dung

Nghiên cứu tiền khả thi chỉ có một phần đó là thuyết minh dự án. Nghiên cứu
khả thi có 2 phần:Phần A: Thuyết minh dự án

Phần B: Thuyết minh thiết kế cơ sở

Về nội dung chi tiết phần thuyết minh dự án

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 35


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

1. Sự cần thiết và mục đích của đầu tư, những thuận lợi khó khăn chế độ khai thác
sử dụng tài nguyên

Nghiên cứu tiền khả thi đưa ra 1 cách khái quát sơ lược về các thông tin:

+ Các căn cứ pháp lý và lai lịch của dự án

+ Các điều kiện cơ bản về tự nhiên khí hậu, tài nguyên, tình hình kinh tế xã hội quy
hoạch kế hoạch dài hạn.

+ Mục tiêu đầu tư

+ Nghiên cứu thị trường

+ Các chính sách chế độ của nhà nước liên quan đến việc phát triển ngành và chế độ
khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia. Nghiên cứu khả thi nghiên cứu một cách cụ
thể và tỉ mỉ hơn

♦ Sự cần thiết của đầu tư Xuất xứ: Mô tả nguồn góc của dự án, các tiếp xúc, các thỏa
thuận đạt được trong quá trình tiếp xúc giữa chủ dự án và các cơ quan hữa trách và các
cơ quan phối hợp nghiên cứu dự án.Các căn cứ pháp lý bao gồm:

+ Chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân, khả năng huy động vốn và năng lực kinh
doanh của chủ đầu tư.

+ Các văn bản giao nhiệm vụ và cho phép nghiên cứu dự án của cơ quan quản lí Nhà
Nước.

+ Các thỏa thuận về sử dụng đất đai huy động tài sản hoặc hợp tác sản xuất. Nguồn
gốc sử dụng tài liệu: mô tả phương pháp điều tra nghiên cứu thu thập năm tiến hành và
năm thu tài liệu, co quan cung cấp , mức độ tin cậy. Phân tích kết quả điều tra về tài
nguyên thiên nhiên kinh tế xã hội khu vực: Phân tích các thông tin về điều kiện địa
chất tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,tình trạng sử dụng đất, lao động, thu nhập năng
lực người tiêu dùng…để tìm ra yếu tố thuận lợi và không thuận lợi cho dự án để tìm
cách khắc phục các chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển ngành, những ưu
tiên được phân định

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 36


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

♦ Mục tiêu đầu tư: là cơ sở để xem xét sự cần thiết của đầu tư và cho ảnh hưởng ưu đãi
cảu đầu tư. Mục tiêu bao gồm: Sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước, sản xuất hang
xuất khẩu, sản xuất hang thay thế nhậpkhẩu.

♦ Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nghiên cứu mối quan hệ cung cầu và sản
phẩm mình định sản xuất, nghiên cứu vê thị trường tiêu thụ, xây dựng hệ thống phân
phối, xây dựng chiến lược sản phẩm chiến lược khách hàng.

2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất, diện tích đấtsử dụng,
hạng mục công trình.

Nghiên cứu tiền khả thi: Để chọn địa điểm cần xem xét mô tả khía cạnh về về
chính sách xã hội, xu hướng nguyên liệu và thì trường tiêu thụ sản phẩm, điều kiện cơ
sở hạ tầng, hoàn cảnh kinh tế xã hội của khu vực và các quy hoạch kế hoạch phát triển
nguyên tắc tài chính và phát luật. Nghiên cứu khả thi: Trước hết cần lựa chọn khu vực
địa điểm và sau đó mới lựa chọn địa điểm công trình. Việc lựa chọn địa điểm
công trình nhất là những công trình sản xuất và chế biến sản phẩm cần phải nghiên
cứu ít nhât 2 phương án và cần phải phân tích các nội dung:

♦ Phân tích điều kiện cơ bản về: Vị trí địa lý hành chính, ranh giới, đặc điểm cơ bản
về diện tích,(kèm theo bản đồ với tỉ lệ thích hợp). Các đặc điểm về địa chất khí hậu
thủy văn, địa hình, hiện trạng đất đai, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các
đặc điểm về kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, điện nước, thông tin,...các điều
kiện công trình ngầm. Các điều kiện về quy hoạch của địa phương như quy hoạch
phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển dài hạn kinh tế xã hội hoặc xâydựng
tổng thể mạng lưới giao thông khu vực. Điều kiện sống và tập quán dân cư trong vùng
(Y tế, giáo dục,vănhóa, dịch vụ…)

♦ Phân tích kinh tế địa điểm: Tính toán các chi phí ban đầu liên quan đến địa điểm
như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xử ký nền móng, tiền thuê đất, cự ly,
khốilượng chi phí vận tải, chi phí thi công đường điện nước, chi phí lán trại, chi phí xử
lý phế thải và khả năng giảm chi phí do sử dụng cơ sở hạ tầng. Tính toán các chi phí
phát sinh thêm làm tăng làm giảm giá thành sản phẩm do ảnh hưởng cung cấp các yếu
tố đầu vào và vận chuyển sản phẩm đầu ra khi vận hành dự án.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 37


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

• Về diện tích đất sử dụng: Nghiên cứu tiền khả thi: Lựa chọn địa điểm giảm tới mức
tối đa diện tích đất sử dụng và ảnh hưởng đến mối trường xã hội và tái định
cư… Nghiên cứu khả thi: bố trí xây dựng công trình của dự án phải sử dụng hợp lý,
tiết kiệm đất đai thuận lợi cho quá trình quản lý và điều hành, đảm bảo vệ sinh công
nghiệp an toàn lao động, khả năng phòng cháy chữa cháy, mỹ quan khu vực và phải
phù hợp với điều kiện tài chính đặc điểm công nghệ và độ bên cần thiết.

• Về hạng mục công trình: Nghiên cứu tiền khả thi không nêu chi tiết về các hạng mục
công trình. Nghiên cứu khả thi: Liệt kê các hạng mục công trình xây dựng ( nhà
xưởng, kho bãi, nhà ăn, khu làm việc, khu vui chơi giải trí…) khối lượng xây dựng,
các vật liệu xây dựng cũng như giá cả nguồn cung cấp. Mô tả các phương án bố trí mặt
bằng, ưu nhược điểm. Xác định chi phí xây dựng trên cơ sở khối lượng xây dựng và
đơn gí tổng hợp một đơn vị khối lượng xây dựng của từng hạng mục công trình.

3. Lựa chọn phương án về công nghệ, kỹ thuật, công suất sản xuất

Nghiên cứu tiền khả thi: Giới thiệu khái quát các loại hình công nghệ để sản
xuất ra sản phẩm mà dự án quan tâm. Công suất ở mức bình thường, tính toán không
rõ ràng

Nghiên cứu khả thi

♦ Lựa chọn công nghệ: Lựa chọn công nghệ phải đảm bảo công suất của dự án, đảm
bảo chất lượng sản phẩm ở mức độ yêu cầu của dự án, và càng hiện đại càng tốt.Việc
lựa chọn công nghệ phải thông qua tính toán so sánh các phương án khác nhau để
quyết định lựa chon phương án tốt nhất, căn cứ vào nội dung về: Các chỉ tiêu lựa chọn
dây chuyền công nghệ như: quy cách, chất lượng, công suất…Dây chuyền phụ trợ
như: vận tải trung chuyển, bảo quản…Các giải pháp chống ô nhiễm môi trường, xử lý
chất thải. Trình độ khoa học đạt được về mặt: sản phẩm, thiết bị , nhà xưởng, và tổ
chức sản xuất.

♦ Lựa chọn thiết bị: Thiết bị lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào công nghệ. Trông dự án
phải liệt kê các loại thiết bị cần thiết theo đúng số lượng, chủng loại, dặc tính kĩ thuật,
giá cả…và các chi phí cần thiết để sử dụng thiết bị trong suốt đời thiết bị

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 38


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

♦ Xác định công suất: công suất của dự án được lựa chọn theo công suất thực tế
( thường bằng 90% công suất thiết kế).

4. Các phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư, tổ chức xây lắp, tổ
chức quản lý, bố trí lao động

♦ Giải phóng mặt bằng, tái đinh cư. Nghiên cứu tiền khả thi: Dự kiến sơ bộ các
phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và kế hoạch tái định cư sao cho đạt chỉ tiêu
của cả 2 bên liên quan và hiệu quả nhất. Nghiên cứu khả thi: Mô tả rõ các đối tượng
cần di chuyển, phương án di chuyển, đền bù, xây dựng tái đinh cư, hỗ trợ xây dựng hạ
tầng kỹthuật…đưa ra một số phương án để so sánh sau đó lựa chọn phương án tốt nhất
đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên.

♦ Tổ chức xây lắp: Nghiên cứu tiền khả thi: nêu khái quát về việc xây lắp các công
trình. Nghiên cứu khả thi: nghiên cứu các điều kiện tổ chức thi công như địa bào thi
công, cung cấp nguyên liệu, điện nước cho thi công…Nghiên cứucác phương án về
tổng tiến độ thi công cần thực hiện gồm các công việc: thành lập ban quản lý công
trình, chuẩn bị nguồn cung cấp thiết bị, kĩ thuật công nghệ, nguồn nguyên liệu cho xây
dựng. Chuẩn bị đấu thầu xây lắp. Chuẩn bị nguồn lực tài chính, đất và mặt bằng xây
dựng.

♦ Tổ chức quản lý dự án và bố trí lao động: Nghiên cứu tiền khả thi: Trên cơ sở
phân tích dự kiến lựa chọn quy mô và công nghệ sản xuất sơ bộ ước tính nhân lực cần
thiết cho giai đoạn xây dựng và vận hành dự án, bao gồm nhân viên quản lý hành
chính( trong nước, ngoài nước), lao ộng trực tiếp…nêu tổng số người, tổng quỹ lương,
lương bình quân. Nghiên cứu khả thi: trong dự án phải chỉ ra rõ được bộ máy quản lý
của công ty và quyền hạn cũng như trách nhiệm, quy chế hoạt động, cơ cấu thành
viên… Về nhu cầu nguồn nhân lực cần tính chính xác cho từng thời kỳ và được chia
ra:

+ Theo khu vực: lao động trực tiếp, lao động gián tiếp,quản trị điều hành.

+ Theo trình độ kĩ thuật: lao động kỹ thuật, lao động phổthông.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 39


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

+ Theo quốc tịch: lao động trong nước, lao động ngoài nước. Trong dự án phải nêu
được lực lượng lao động này được cung cấp từ nguồn nào, nguyên tắc tuyển dụng,
chương trình đào tạo, chi phí đào tạo hàng năm.

5. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổvà an ninh
quốc phòng

Nghiên cứu tiền khả thi: Giới thiệu khái quát sự ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng. Nghiên cứu khả thi: Đặc biệt chú ý
đến tác động của dự án đến môitrường sinh thái, di tích lịch sử, cảnh quan khu vực.
Phân tích ảnh hưởng của dự án tác động đến môi trường. Từ đó đưa ra các giải pháp
chống ô nhiễm bảo vệ môi trường cũng như các giải pháp phòng chống cháy nổ bảo
đảm an ninh quốc phòng.

6. Xác định tổng mức đầu tư, khả năng thu xếp vốn, phương án hoàn trả vốn, hình
thức đầu tư, các chỉ tiêu tài chính và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

♦ Xác định tổng mức đầu tư, khả năng thu xếp vốn, phương án hoàn trả vốn và
hình thức đầu tư. Nghiên cứu tiền khả thi: Ước tính tổng lượng vốn đầu tư cho dự án
là bao nhiêu trên cơ sở thông tin về giá trị máy móc thiết bị, chi phí đất đai, chi phí xây
dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng, dự kiến chi phí về nguyênvật liệu đầu vào và tiền
lương cho quá trình sản xuất kinh doanh ở giai đoạn đầu được bình thường. Dự kiến
huy động vốn đầu tư từ nguồn nào và các điều kiện lãi vay và thời hạn hoàn trả và khả
năng hoàn trả …từ đó xác định hình thức đầu tư. Nghiên cứu khả thi: Xác định tổng
mức đầu tư của dự án bao gồm:

+ Nhu cầu vốn cố định ( vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu) gồmchi phí cho việc
chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư,thực hiện đầu tưvà xây dựng chuẩn bị sản
xuất, lãi vay ngân hang trong thời gian thực hiệnđầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí dự
phòng.

+ Nhu cầu vốn lưu động ban đầu ( cho các dự án sản xuất kinhdoanh) gồm chi phí sản
xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý,các chi phí vốn lưu động khác ( thuế,
trả lãi vốn vay, lệ phí, dự phòng..)Trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư, dự án cần nghiên cứu
xác định khả năng thu xếp vốn từ các nguồn khác nhau. Đối với mỗi nguồn cần giải

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 40


Phân biệt nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trong Quản trị dự án đầu tư

trình các cơ sở pháp lý về việc đảm bảo khả năng thu xếp vốn như: điều kiện thế chấp,
lãi suất đối với vốn vay…và hình thức góp vốn bằng tiền mặt, ngoại tệ hay hiện vật…
Đồng thời dự án còn phải xác định thời hạn và khả năng hoàn trả vốn gốc cũng như lãi
vay theo thỏa thuận với bên vay. Cùng với đó kết hợp nghiên cứu thị trường về sản
phẩm và đối thủ cạnh tranh, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào, trình độ phát triển mà
lựa chọn hình thức đầu tư.

♦ Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án: Nghiên cứu tiền khả thi: Tiến hành
ước tính sơ bộ chi phí hoạt động và doanh thu trong năm bình thường của dự án làm
cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế như: lợi nhuận thuần, thời hạn hoàn vốn, tỉ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư hoặc các trường hợp chi tiết hơn tiến hành ước tính sơ bộ các
chi phí hoạt động và doanh thu các năm khác nhau của dự án để tính toán các lợi ích
kinh tế xã hội mà dự án mạng lại cho chủ đầu tư, các khoản đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân và các lợi ích xã hội mà dự án mang lại. Nghiên cứu khả thi: Tính toán các
chỉ tiêu kinh tế, tài chính để đánh giá hiệu quả thương mại và hiệu quả kinh tế quốc
dân của dự án.

Môn học: Quản trị dự án đầu tư - Nhóm 2 41

You might also like