You are on page 1of 38

MÔN HỌC

QUẢN LÝ DỰ ÁN
PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DAXD


Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Chương 3: QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
Chương 4: QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DA XÂY DỰNG
Chương 5: P.PHÁP SO SÁNH, LỰA CHỌN PA CỦA DỰ ÁN XD
Chương 6: PHÂN TÍCH TC VÀ KT-XH DỰ ÁN XD
Chương 7: CÁC CHỈ TIÊU H.QUẢ TRONG ĐÁNH GIÁ DA ĐT
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Nội dung chương 1:

1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN

1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.3. CHU TRÌNH DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.4. CÁC BÊN THAM GIA QUẢN LÝ DỰ ÁN

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 3
1.1.1. Khái niệm dự án
(1) Hiểu theo nghĩa thông thường “Dự án là điều mà
người ta có ý định làm”.
(2) Theo Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì:
“Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra
một sản phẩn hoặc dịch vụ duy nhất”.

(3) Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) : “Dự án là
một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu vào kết thúc, được
tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy
định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn
lực”.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
Như vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng
các dự án có nhiều đặc điểm chung như:
- Các dự án đều được thực hiện bởi con người;
- Bị ràng buộc bởi các nguồn lực: con người, tài nguyên;
- Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát.

Dự án đầu tư là gì?
Theo một quan điểm
Dự án đầu tư là một tập hợp những khác thì dự án đầu tư là
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn tổng thể các giải pháp
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo nhằm sử dụng các nguồn
những cơ sở vật chất nhất định nhằm tài nguyên hữu hạn sẵn
đạt đựơc sự tăng trưởng về số lượng có để tạo ra những lợi
hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất ích thiết thực cho nhà
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong đầu tư và cho xã hội.
khoảng thời gian xác định.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 5
Các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư là:

- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể.


- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện.
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư.
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 6
Dự án xây dựng là gì?

Theo Luật Xây dựng Việt Nam 2003:

“Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải
tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,
duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng
công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ
sở”.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 7
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của dự án

1. Có mục đích mục tiêu rõ ràng;


2. Có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn;
3. Liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp;
4. Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo;
5. Bị hạn chế bởi các nguồn lực;
6. Luôn có tính bất định và rủi ro;
7. Tính trình tự trong quá trình thực hiện dự án;
8. Người ủy quyền riêng của dự án.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 8
1.1.3. Phân loại dự án

1. Theo cấp độ dự án
2. Theo quy mô dự án
3. Theo lĩnh vực
4. Theo loại hình
5. Theo thời hạn
6. Theo khu vực
7. Theo chủ đầu tư
8. Theo đối tượng đầu tư
9. Theo nguồn vốn

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 9
1.1.4. Sự khác biệt giữa các chương
trình, dự án và nhiệm vụ

Chương trình 1 Dự án 1 Nhiệm vụ 1


Chương trình 2 Dự án 2 Nhiệm vụ 2

Dự án i Nhiệm vụ i
Chương trình i
Hệ thống …………. ………….
………………
(System)
Dự án n Nhiệm vụ n
Chương trình n (Project) (Task)
(Program )

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 10
1.1.5. Các loại dự án

1.Dự án hợp đồng (Contractual project)


2.Dự án nghiên cứu và phát triển (Research & Development
Project)
3.Dự án xây dựng (Construction Project)
4.Dự án hệ thống thông tin (Information System Project)
5.Dự án đào tạo và quản lý (Management and Trainning
Project)
6.Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project)
7.Dự án viện trợ phát triển phúc lợi công cộng (Public /
Welfare / Development Project).
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 11
1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.2.1. Khái niệm, nội dung của quản lý dự án


Khái niệm
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ
chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra
(Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các
mục tiêu đã định.

Nội dung QLDA


Chu trình quản lý dự án xoay quanh 3 nội dung chủ yếu là (1)
lập kế hoạch, (2) Tổ chức phối hợp thực hiện mà chủ yếu là
quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và (3) giám sát các
công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 12
Chi tiết hơn, quản lý dự án có
những nội dung chính sau:

1. Quản lý phạm vi dự án
2. Quản lý thời gian dự án
3. Quản lý chi phí dự án
4. Quản lý chất lượng dự án
5. Quản lý nguồn nhân lực
6. Quản lý việc trao đổi thông tin dự án
7. Quản lý rủi ro trong dự án
8. Quản lý việc mua bán của dự án
9. Quản lý việc giao nhận dự án

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 13
Vậy:
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối,
tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của chu
kỳ dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn bắt
đầu, giai đoạn quy hoạch, giai đoạn thực hiện và
giai đoạn kết thúc).
Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức,
áp dụng biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt
mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục
tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 14
Tác dụng của quản lý theo dự án

vLiên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án;
vTạo điều kiện cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm QLDA
với khách hàng, CĐT và các nhà cung cấp đầu vào;
vTăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án;
vTạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng
mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi
hoặc điều kiện không dự đoán được. Tạo điều kiện cho sự
đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết
những bất đồng;
vTạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 15
Những hạn chế của quản lý theo DA là:

üCác dự án cùng chia nhau một nguồn lực của tổ chức;


üQuyền lực và trách nhiệm của quản lý dự án trong một
số trường hợp không được thể hiện đầy đủ;
üPhải giải quyết vấn đề “hậu dự án”

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 16
Ý nghĩa của quản lý dự
án
1. Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai
sót trong công trình lớn, phức tạp
2. Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống
chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án
3. Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng
của các nhân tài chuyên ngành

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 17
Đặc điểm của quản lý dự án
1.Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời,
được hình thành để phục vụ dự án trong một
thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại đó,
nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập.
Sau khi kết thúc dự án cần tiến hành phần
công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị.

2. Về quan hệ : Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của


nhiều phòng ban chức năng. Nhà quản lý dự án có trách nhiệm phối
hợp mọi nguồn lực, mọi người liên quan từ các phòng ban chuyên
môn nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Tuy nhiên giữa họ thường nảy
sinh mâu thuẫn về các vấn đề như nhân sự, chi phí, thời gian và mức
độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 18
Thành
quả 1.2.2. Các tiêu
Yêu cầu về chuẩn đánh
thành quả giá việc quản
Mục tiêu lý dự án

Chi phí

Ngân sách
Thời hạn cho phép
quy định

Thời gian

1. Hoàn thành trong thời gian quy định (Within Time)


2. Hoàn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)
3. Đạt được thành quả mong muốn (Design Performance)
4. Sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả (Effective)

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 19
1.2.3. Những trở lực trong quản lý dự án

1. Độ phức tạp của dự án


2. Yêu cầu đặc biệt của khách hàng
3. Cấu trúc lại tổ chức
4. Rủi ro trong dự án
5. Thay đổi công nghệ
6. Kế hoạch và giá cả

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 20
1.2.4. Chức năng quản lý dự án

Chức năng hoạch định: Xác định cái cần phải làm gì?
1. Xác định mục tiêu
2. Định phương hướng chiến lược
3. Hình thành công cụ để đạt đến mục tiêu trong giới hạn về
nguồn lực và phải phù hợp với môi trường hoạt động.

Chức năng tổ chức


1. Quyết định công việc được tiến hành như thế nào?
2. Là cánh thức huy động và xắp xếp các nguồn lực
một cách hợp lý để thực hiện kế hoạch: Làm việc
gì? Ai làm? Phối hợp công việc ra sao?Ai báo cáo
cho ai ? Chỗ nào cần quyết định ?

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 21
c. Chức năng lãnh đạo:
1. Động viên, hướng dẫn phối hợp nhân viên.
2. Chọn một kênh thông tin hiệu quả.
3. Xử lý các mâu thuẫn trong tổ chức.

Chức năng kiểm soát:


Nhằm đảm bảo các hoạt
độn g đư ợc th ự c hiệ n th eo
kế h oạch và hư ớ ng đế n m ục
tiêu .

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 22
1.2.5. Các lĩnh vực quản lý dự án

Quản lý dự án bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý thời


gian, quản lý chi phí, quản lý rủi ro, quản lý hoạt động
cung ứng, kế hoạch tổng quan , chất lượng , nhân lực,
thông tin, rủi ro,…

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 23
1.2.5. Nhà quản lý dự án - PM (Project Manager)

1. Vai trò và trách nhiệm của nhà QLDA


a. Vị trí của nhà QLDA trong bối cảnh chung của dự án: Sẽ
phải giải quyết nhiều mâu thuẫn: Cạnh tranh về nguồn
lực, giữa các thành viên trong dự án, thay đổi yêu cầu của
khách hàng, đảm bảo chất lượng - giảm chi phí,…
b. Vai trò của nhà quản lý dự án: Phải lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra, duy trì mối quan hệ trong các
tổ chức của DA, đương đầu với rủi ro, ràng buộc trong
quá trình quản lý dự án
c. Trách nhiệm của nhà QLDA: giải quyết được mối liên
hệ giữa: Chi phí, Thời gian và Chất lượng.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 24
2. Các kỹ năng và phẩm chất của PM
a. Các kỹ năng (Skills)
b. Phẩm chất của nhà QLDA
1. Thật thà và chính trực (Honesty & Integrity)
2. Khả năng ra quyết định (Decision Making Ability)
3. Hiểu biết các vấn đề về con người (Understanding of
Personal Problem)
4. Tính chất linh hoạt, đa năng, nhiều tài (Versatility)

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 25
3. Chọn lựa PM
a. Biết tổng quát > Chuyên sâu
b. Mang đầu óc tổng hợp > Mang đầu óc phân tích
c. Người làm cho mọi việc dễ dàng

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 26
1.3. CHU TRÌNH DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI
ĐOẠN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD

Một dự án được chia ra các giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao giờ cũng
có mục tiêu riêng và những hạn chế nhất định, thường thì cuối ra
của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau :
1. Giai đoạn đầu của dự án;
2. Giai đoạn nghiện cứu tiền khả thi;
3. Giai đoạn nghiên cứu khả thi;
4. Giai đoạn thiết kế;
5. Giai đoạn đấu thầu;
6. Giai đoạn thi công xây lắp;
7. Giai đoạn vận hành thử;
8. Giai đoạn bảo hành xây lắp và bảo trì công trình.
(Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt ngoại lệ).
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 27
GIAI ĐOẠN TRƯỚC DỰ ÁN
- Nguyên nhân làm xuất hiện dự án
- Các ý tưởng ban đầu

GIAI ĐOẠN I
CHU TRÌNH DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI
Chuẩn bị đầu tư
ĐOẠN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD

GIAI ĐOẠN II
Thực hiện đầu tư

GIAI ĐOẠN III


Kết thúc đầu tư

GIAI ĐOẠN SAU ĐẦU TƯ


- Khai thác, sử dụng
- Vận hành, bảo trì

KẾT THÚC DỰ ÁN
- Hết thời hạn sử dụng
- Sự cố, hỏng không sử dụng được
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN lý tài sản ( phá dỡ…)
- Thanh 28
1.3.1. Giai đoạn đầu của dự án
vTừ những ý tưởng ban đầu của người có
quyền lực trong cơ quan Nhà nước
vTư duy của những cá nhân, đoàn thể, tổ
chức, doanh nghiệp có khả năng góp vốn
hoặc huy động vốn để đầu tư vào một lĩnh
vực nào
vĐược trích ra từ một kế hoạch hoặc một
yêu cầu nào đó của một cá nhân, tập thể, cơ
quan hoặc của một cộng đồng
Những yêu cầu của ý tưởng, suy
nghĩ ban đầu này được chuyển đến
cá nhân hoặc tổ chức có chuyên
môn để làm những bước tiếp theo.
8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 29
1.3.2. Nghiên cứu tiền khả thi (Lập báo cáo đầu tư)

1. Khẳng định sự cần thiết phải đầu tư, những thuận lợi
và khó khăn về kinh tế, xã hội,môi trường,...
2. Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư;
Giaivực
3. Chọn khu đoạn
địa điểm
nàyxây
códựng,
ý nghĩa cựcsử kỳ
nhu cầu đất,
quan
dụng
ảnh hưởng
trọng.về Đòi
môi trường,
hỏi tưxã vấn vấn đề
hội,phải về sức
hết di dân;
khách
4. Phân quan,
tích lựa hết
chọnsức
sơ bộtrung
về côngthực.
nghệ, Nhà đầuđiều
kỹ thuật, tư
kiện khả
phảinăng sứcứng
hếtcung tỉnhvậttáo,
tư thiết bị, nguyên
không vì sự liệu,
tán
năng lượng, dịch vụ hạ tầng;
dương của các nhà tư vấn, phải thẩm
5. Phân tích, lựa chọn sơ bộ phương án xây dựng;
định tính hiệu quả của dự án.
6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động
vốn, khả năng hoàn trả vốn;
7. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt KT và XH.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 30
1.3.3. Nghiên cứu khả thi (Lập dự án đầu tư)

1. Những căn cứ, sự cần thiết phải đầu tư;


2. Lựa chọn hình thức đầu tư;
3. Lập chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng
4. Các phương án địa điểm cụ thế;
5. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch di dời dân (nếu có);
6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ;
7. Thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị, lựa chọn
8. Xác định nguồn vốn, tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ;
9. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động;
10.Phân tích hiệu quả đầu tư; (Thêm vấn đề báo cáo ĐMT)
11.Các mốc thời gian thực hiện;
12.Hình thức quản lý dự án và lựa chọn hình thức quản lý;
13.Khẳng định chủ ĐT và các cá nhân, tổ chức có liên quan

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 31
1.3.4. GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

1. Mở rộng khảo sát


2. Sử dụng tối đa nguồn lực địa phương
3. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
4. Lập tiên lượng, dự toán, tổng dự toán.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 32
1.3.5. Giai đoạn đấu thầu

Chuẩn bị hồ sơ mời thầu; Thông báo đấu thầu, phân phối


hồ sơ mời thầu ; làm rõ hồ sơ mời thầu; Nhận hồ sơ dự
thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu; Công bố kết quả và
thương thảo hợp đồng với nhà thắng thầu.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 33
1.3.6. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

1. Xây dựng tiến trình công việc, thời gian cụ thể phải hoàn thành.
2. Lên kế hoạch và sắp xếp tổ chức ở trên công trường
3. Lên kế hoạch tiến độ về nhu cầu loại, số lượng các nguồn lực
4. Xây dựng những công trình tạm thời và vĩnh cửu cần thiết
5. Xây dựng công trình.
6. Giám sát xây (các chủ thể có phương thức giám sát khác nhau).
7. Điều chỉnh những sai số xảy ra khi thi công
8. Lưu giữ tất cả các hồ sơ và báo cáo về hoạt động XD, kiểm tra CL.
9. Kiểm tra thanh toán tiền cho những phần việc đã hoàn thành.
10.Chăm lo sức khoẻ và kiểm tra an toàn lao động trên công trường.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 34
1.3.7. Các hoạt động trong giai đoạn vận hành thử

Chạy thử toàn bộ hệ thống máy móc, đảm bảo mọi công việc thi
công đã hoàn hảo, theo đúng các yêu cầu đã ghi trong hợp đồng
để chuyển giao sang cho chủ đầu tư khai thác và sử dụng.
Chuẩn bị các hồ sơ trong quá trình TC; Vận hành thử từng bộ
phận của nhà máy; Hoàn thiện phần phụ lục; Chọn và đào tạo
nhân viên vận hành; Theo dõi các quá trình thực hiện các công
việc; Thanh toán nốt số tiền còn lại theo thoả thuận của hợp
đồng ; Hoàn tất văn bản nghiệm thu bàn giao công trình, chuyển
giao nhà máy cho chủ dự án để khai thác sử dụng.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 35
1.3.8. Bảo hành xây lắp và bảo trì công trình

1. Đối với các công trình quan trọng thời gian bảo hành là 24
tháng, công trình khác là 12 tháng. Giá trị bảo hành được tính từ
3-5% giá trị xây lắp, phụ thuộc vào thời gian bảo hành.
2. Nhà thầu không có trách nhiệm bảo trì công trình.
3. Thông thường bảo trì công trình được chia theo 4 cấp: Duy tu
bảo dưỡng, Sửa chữa nhỏ, Sửa chữa vừa, Sửa chữa lớn.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 36
1.4. CÁC BÊN THAM GIA QUẢN LÝ DỰ ÁN
Việc thực hiện mỗi dự án đều cần có sự tham gia của nhiều bên. Mối
quan hệ giữa các bên tham gia thường được liên hệ với nhau bằng
hình thức hợp đồng hoặc đàm phán. Bên thực hiện dự án thường phải
thành lập tổ chức quản lý dự án chuyên môn để làm chức năng quản
lý.

1. Khách hàng
2. Người được ủy quyền
3. Bên cung ứng
4. Nhà thầu phụ

Ngoài ra còn có một số nhóm người được gọi là bên liên


quan đến dự án. Những tổ chức và cá nhân này có mối
quan hệ về lợi ích hoặc nhiều, hoặc ít, hoặc gián tiếp, hoặc
trực tiếp với dự án.

8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 37
Khách hàng Thỏa thuận Lưu thông Bên cho vay vốn
(Nhà đầu tư) dự án tiền tệ (Ngân hàng)

Thiết kế Tư vấn
Bên thiết kế dự án
Bên tiếp quản Cố vấn/ Tư vấn
dự án
Thầu
phụ dự
án
con

Nhà thầu phụ Bên giám sát Bên cung ứng


quản lý dự án

Sơ đồ về mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án


8/14/2013 QUẢN LÝ DỰ ÁN 38

You might also like