You are on page 1of 210

BÀI GIẢNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN

Giảng viên: Nguyễn Thị Duyên


Email: duyennt@hvtc.edu.vn
SĐT: 0987292199 1
Nội dung môn học
• Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học
• Chương 2: Tổng quan về quản lý dự án
• Chương 3: Lập kế hoạch dự án
• Chương 4: Quản lý thời gian và tiến độ dự án
• Chương 5: Dự toán dự án và quản lý chi phí dự án
• Chương 6: Phân phối nguồn lực dự án
• Chương 7: Quản lý chất lượng dự án
• Chương 8: Quản lý rủi ro dự án
• Chương 9: Đánh giá dự án
2
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

3
1.1 Đối tượng môn học
QLDA là môn khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý các dự án đầu tư
như: các phương pháp, công cụ được sử dụng trong quản lý dự án; phương pháp phân
phối nguồn lực (TC, LĐ…); quản lý tiến độ thời gian, chi phí, chất lượng dự án…; đánh
giá ảnh hưởng của dự án trên các khía cạnh như kinh tế, xã hội, môi trường.
1.2 Nhiệm vụ môn học
- Làm rõ nội dung, cơ sở khoa học xác định đối tượng quản lý, phương pháp quản lý
những yếu tố cơ bản trong hoạt động dự án: quản lý thời gian, chi phí, nguồn lực, rủi ro…
- Làm rõ cơ sở khoa học và điều kiện áp dụng các mô hình tổ chức quản lý dự án phù hợp
với tình hình cụ thể của các đơn vị
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhiều phương pháp: phương pháp phân tích và quản lý hệ thống, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp toán kinh tế…
4
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN

5
Mục đích, yêu cầu

• Mục đích
Nghiên cứu những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án để thấy được sự
khác biệt giữa hoạt động dự án với hoạt động tác nghiệp (thường xuyên)
cũng như sự khác biệt trong công tác quản lý.
• Yêu cầu
- Hiểu rõ những nội dung của quản lý dự án, sự khác biệt giữa quản lý dự án
với quản lý hoạt động thường xuyên.
- Hiểu được các mô hình tổ chức quản lý dự án.
- Nắm được những vấn đề cơ bản về cán bộ quản lý dự án.
6
Nội dung

1 2 3 4

2.1. Những 2.2. Nội dung 2.3. Mô hình 2.4. Cán bộ


vấn đề cơ bản quản lý dự án tổ chức quản quản lý dự án
về quản lý dự đầu tư lý dự án đầu
án tư

7
2.1.1 Khái niệm dự án và quản lý dự án

2.1. NHỮNG VẤN


ĐỀ CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1.2. Quản lý dự án đầu tư

8
Khái niệm dự án và QLDA
Xem xét các hoạt động trong 2 cột và nhận xét khác biệt giữa các hoạt động này

Nấu cỗ cho đám cưới Nấu cơm ăn hàng ngày

Xây các căn hộ chung cư theo kế hoạch hàng năm


Xây nhà mới (cá nhân, cơ quan)
của thành phố

Nghiên cứu một đề tài khoa học mới Dạy học theo kế hoạch hàng năm của nhà trường

Xây dựng một phần mềm mới, do cơ Áp dụng một phần mềm trong hoạt động thường
quan đặt hàng ngày (quản lý kế toán, nhân sự, vật tư, sản xuất...)

Sản xuất hàng loạt xe máy theo thiết kế đã có sẵn,


Chế tạo một loại xe máy mới
theo kế hoạch được giao
9
HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

10
- Theo nghĩa chung nhất: Dự án là một lĩnh
vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải
được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn
lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm
tạo ra một thực thể mới.
Khái niệm
Dự án đầu tư - Trên phương diện quản lý: Dự án là những
nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm
hoặc dịch vụ duy nhất.
- Luật đầu tư 2014: Dự án đầu tư là tập hợp
các đề xuất bỏ vốn trung hoặc dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định.
11
• Theo quy mô và tính chất
Phân loại Dự án • Theo nguồn vốn đầu tư
đầu tư • Theo cơ cấu tái sản xuất
• Theo lĩnh vực hoạt động xã hội
• Theo thời gian thực hiện

12
• Có mục đích, kết quả và nguồn lực xác định
• Có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn
tại hữu hạn
Đặc trưng cơ bản • Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc
đáo (mới lạ)
của DAĐT
• Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương
tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức
năng với quản lý dự án
• Có tính bất định và rủi ro cao

13
CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
CHỦ ĐẦU

KHÁCH NHÀ
HÀNG THẦU
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN

CÁC NHÀ TÀI CƠ QUAN QUẢN LÝ


TRỢ NHÀ NƯỚC
14
Cách nhìn khác về dự án

THỜI GIAN CHI PHÍ


15
• Trên phương diện kỹ thuật: : Quản lý DAĐT là
việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng, các công
cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án,
nhằm đạt được các mục tiêu đã định, đáp ứng
Khái niệm yêu cầu và những mong đợi của khách hàng và
những bên có liên quan.
Quản lý dự án
đầu tư • Trên phương diện nội dung của quá trình quản
lý: Quản lý DAĐT là quá trình lập kế hoạch,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của DAĐT, nhằm hoàn thành
dự án, đảm bảo các yêu cầu về thời gian, chi
phí và chất lượng, bằng những phương pháp và
điều kiện tốt nhất cho phép.
16
• Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án
thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ, gắn bó thường
xuyên giữa Ban QLDA với khách hàng và các nhà cung
Tác dụng của cấp đầu vào cho dự án
quản lý dự án • Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ
đầu tư trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án
• Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn, bất đồng
giữa các bên có liên quan, các vướng mắc nẩy sinh và có
những điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc
những điều kiện không lường được trước
• Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, đảm
bảo tiến độ, trong giới hạn chi phí cho phép 17
2.2.1. Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô đối với
các dự án

2.2.2. Quản lý dự án theo lĩnh vực hoạt động


2.2. NỘI DUNG
QUẢN LÝ DỰ
2.2.3. Quản lý theo chu kỳ dự án đầu tư
ÁN ĐẦU TƯ

2.2.4. Sự khác nhau giữa QLDA và quản lý hoạt


động tác nghiệp

18
Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô đối với các dự án

Quản lý vĩ mô đối với các dự án là quản lý nhà nước đối với các dự án, bao gồm tổng thể
các biện pháp vĩ mô tác động tới các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc
dự án. Các công cụ quản lý gồm: Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách tài chính,
tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, thuế, quy định về chế độ kế toán, bảo hiểm, tiền lương…

Quản lý vi mô đối với các dự án là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án, như: Lập kế
hoạch, điều phối, kiểm soát...các hoạt động của dự án; bao gồm như: Quản lý thời gian,
chi phí, chất lượng, nguồn vốn đầu tư, rủi ro…; quá trình quản lý diễn ra trong suốt các
giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, vận hành và kết thúc.

Mục tiêu của QLDA là giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 vấn đề: Thời gian, Chi phí và
Chất lượng dự án.
19
Quản lý dự án theo lĩnh vực hoạt động

Bao gồm 9 lĩnh vực:


• Lập kế hoạch tổng quan • Quản lý nhân lực
• Quản lý phạm vi • Quản lý thông tin
• Quản lý thời gian • Quản lý rủi ro
• Quản lý chi phí • Quản lý hợp đồng và hoạt động mua
• Quản lý chất lượng bán
20
Quản lý theo chu kỳ dự án đầu tư

Thông thường chu kì của dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư

• Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư

• Giai đoạn 3: Vận hành và kết thúc dự án

21
Sự khác nhau giữa QLDA và quản lý hoạt động thường xuyên
Quản lý dự án Quản lý hoạt động thường xuyên
Nhiệm vụ không có tính lặp lại Nhiệm vụ có tính lặp lại
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp
Tập trung vào một loại hay một số lượng nhất định hàng Sản xuất một khối lượng lớn hàng hóa hoặc dịch vụ trong
hóa hoặc dịch vụ một thời kì
Thời gian tồn tại có hạn Thời gian tồn tại của doanh nghiệp và công ty lâu dài
Các số liệu thống kê ít, nên không được sử dụng nhiều Các số liệu thống kê sẵn có và hữu ích đối với việc ra
trong các quyết định về dự án quyết định
Phải trả giá đắt cho các quyết định sai lầm Không quá tốn kém khi chuộc lại lỗi lầm
Nhân sự mới cho mỗi dự án Tổ chức theo nhóm là hình thức phổ biến
Phân chia trách nhiệm thay đổi tùy thuộc vào tính chất Trách nhiệm rõ ràng và được điều chỉnh qua thời gian
của từng dự án
Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi Môi trường làm việc tương đối ổn định
22
2.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.3.1. Mô hình QLDA 2.3.2. Mô hình chuyên 2.3.3. Mô hình QLDA


theo chức năng trách QLDA dạng ma trận

23
Mô hình quản lý dự án theo chức năng

Dự án được chia ra làm nhiều phần và được phân công tới các bộ phận chức
năng hoặc các nhóm trong bộ phận chức năng thích hợp. Dự án sẽ được tổng
hợp bởi nhà quản lý chức năng cấp cao.

24
Mô hình quản lý dự án theo chức năng

Ưu điểm
• Tập trung các chuyên gia chuyên ngành theo từng chức năng vào từng bộ
phận riêng biệt, một chuyên gia có thể tham gia vào nhiều dự án nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng các chuyên gia.

• Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ.

25
Mô hình quản lý dự án theo chức năng

Nhược điểm
• Đây là hình thức không hướng về khách hàng (không theo yêu cầu của khách hàng).
• Dự án khó đạt được hiệu quả như mong muốn vì:
‐ Việc phối hợp giữa các bộ phận gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn do có
nhiều đầu mối chỉ huy.
‐ Khi có nhiều dự án thì không có ai chịu trách nhiệm quản lý xuyên suốt chung.
‐ Do thiếu cách tiếp cận tổng thể, dự án có thể bị thất bại, đặc biệt là trường hợp các
dự án phức tạp.
26
Mô hình chuyên trách quản lý dự án

• Là mô hình mà các thành viên Ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi
phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án
theo yêu cầu được giao, mỗi dự án có một chủ nhiệm dự án phụ trách.

27
Mô hình chuyên trách quản lý dự án

Ưu điểm
• Là hình thức tổ chức quản lý theo nhu cầu khách hàng. Vì khách hàng chỉ
phải thương lượng với một đầu mối duy nhất.

• Chủ nhiệm dự án có đầy đủ quyền lực hơn đối với dự án.

• Dự án được tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được rút
ngắn, hiệu quả thông tin cao hơn.

28
Mô hình chuyên trách quản lý dự án

Nhược điểm
• Không đảm bảo được tính chuyên sâu cho từng bộ phận chức năng, nên khó ổn
định nghề nghiệp cho những thành viên tham gia dự án.

• Ban QLDA có xu hướng thuê chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực do yêu cầu
phải hoàn thành tốt mục tiêu của dự án, do đó, dễ dẫn tới tình trạng lãng phí
nhân lực, chi phí.

• Bộ máy QLDA cồng kềnh, trùng lắp, khó thực hiện việc hỗ trợ giữa các dự án,
dẫn đến chi phí tăng lên.
29
Mô hình quản lý dự án dạng ma trận
Là sự kết hợp hai mô hình quản lý theo chức năng và mô hình chuyên trách
quản lý dự án

TỔNG GIÁM ĐỐC


Chủ nhiệm Giám đốc Giám đốc Giám đốc tài Giám đốc kỹ Giám đốc
dự án sản xuất kinh doanh chính thuật nhân sự
Chủ nhiệm Ông
DA1 Nguyễn A
Chủ nhiệm Bà
DA2 Trần B
Chủ nhiệm Ông X
DA3
Chủ nhiệm Ông M
DAn 30
Mô hình quản lý dự án dạng ma trận

Ưu điểm
• Chủ nhiệm dự án có đầy đủ quyền lực hơn trong quản lý dự án, thực hiện dự án đúng tiến
độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, trong phạm vi chi phí được duyệt.
• Các nhà quản lý chức năng (chuyên môn) được phân phối hợp lý cho các dự án khác
nhau.
• Những thành viên ban QLDA có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại các phòng (ban) chức
năng của mình khi kết thúc dự án.
• Tạo điều kiện để doanh nghiệp phản ứng nhanh, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách
hàng và thay đổi của thị trường.
Nhược điểm
• Dễ bị trùng chéo, không đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý.
31
2.4.1.Chức năng của cán bộ quản lý dự án

2.4. CÁN BỘ 2.4.2. Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án


QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.4.3. Các kỹ năng cần có của chủ nhiệm
dự án

32
Chức năng của cán bộ quản lý dự án

- Lập kế hoạch dự án

- Tổ chức thực hiện dự án

- Chỉ đạo hướng dẫn

- Kiểm tra giám sát

- Chức năng thích ứng

33
Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án

• Đối với dự án:


- Điều hành, quản lý dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về: chất
lượng, thời gian, chi phí và nguồn lực được phê duyệt.
- Lãnh đạo nhóm quản lý dự án, phối hợp nỗ lực của mọi thành viên nhằm
thực hiện thành công mục tiêu của dự án.
- Có trách nhiệm phục vụ khách hàng.
- Quản lý những thay đổi, lường trước những trở ngại và tìm cách tháo gỡ.

34
Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án

• Đối với cấp trên:


- Bảo tồn mọi nguồn lực và quản lý hiệu quả dự án được giao.
- Báo cáo đầy đủ, trung thực những thông tin về thực trạng dự án.
• Đối với các thành viên dự án:
- Quan tâm đến mọi thành viên trong nhóm, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ
để đáp ứng được yêu cầu của dự án.
- Có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho mọi người tìm công việc mới hoặc trở
lại phòng (ban) chức năng cũ theo nguyện vọng cũng như yêu cầu công việc.

35
Các kỹ năng cần có của chủ nhiệm dự án

• Kỹ năng lãnh đạo: Có tầm nhìn, có đủ quyền lực, uy tín, nêu gương tốt
• Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe, thuyết phục
• Kỹ năng tổ chức: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phân tích…
• Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn, vướng mắc
• Kỹ năng tiếp thị và quan hệ với khách hàng
• Kỹ năng ra quyết định

36
Chương 3
LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

37
Mục đích, yêu cầu

• Mục đích
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về kế hoạch dự án, nhằm chủ động trong
quản lý dự án
• Yêu cầu
- Nắm được những nội dung cơ bản cũng như quá trình và phương pháp
lập kế hoạch dự án
- Nắm được quá trình phân tách công việc, là một trong những vấn đề cốt
lõi của kế hoạch

38
Nội dung

3.1. Khái niệm, tác dụng của lập kế hoạch dự án

3.2. Nội dung và quy trình lập kế hoạch dự án

3.3. Phân tách công việc của dự án

39
3.1. KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH
DỰ ÁN

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Các loại kế hoạch dự án

3.1.3. Tác dụng của lập kế hoạch dự án

40
Khái niệm

Khái niệm: Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức


dự án theo một trình tự lôgic, xác định mục
tiêu của dự án và cụ thể hóa thành các công
việc cần làm, các biện pháp, các nguồn lực và
thời gian cần thiết nhằm hoàn thành tốt các
mục tiêu đã xác định của dự án.

41
Nội dung của lập kế hoạch dự án:

• Xác định trình tự logic các công việc

• Xác định mục tiêu và cụ thể hóa thành các công việc cần làm

• Xác định cách thức, phương pháp thực hiện từng công việc

• Xác định ngồn lực và thời gian cần thiết cho từng công việc

42
- Kế hoạch - Kế hoạch - Kế hoạch
tổng thể dự án phạm vi thời gian

Các loại kế hoạch - Kế hoạch chi - Kế hoạch


- Kế hoạch
quản lý chất
dự án phí nhân lực
lượng

- Kế hoạch
quản lý rủi ro

43
Tác dụng của lập kế hoạch dự án

• Là cơ sở để tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân lực cho dự án.


• Là căn cứ để xác định tổng mức đầu tư cho dự án và chi phí cho từng công
việc.
• Là cơ sở để điều phối nguồn lực và quản lý tiến độ các công việc.
• Có tác dụng làm giảm thiểu rủi ro, hạn chế lãng phí nguồn lực.
• Là căn cứ để kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án về các
mặt: thời gian, chi phí, kỹ thuật, chất lượng…
• Lập kế hoạch tốt đảm bảo cho thành công của dự án

44
3.2.1. Yêu cầu cơ bản đối với công tác lập kế
hoạch dự án

3.2.2. Nội dung cơ bản của kế hoạch dự án


3.2. NỘI DUNG
VÀ QUY TRÌNH
LẬP KẾ HOẠCH 3.2.3. Quy trình lập kế hoạch dự án
DỰ ÁN
3.2.4. Các phương pháp lập kế hoạch dự án

45
Yêu cầu cơ bản đối với công tác lập kế hoạch dự án

• Kế hoạch phải toàn diện, đầy đủ các loại kế hoạch cần thiết cho quản lý và
thực hiện dự án
• Kế hoạch phải đầy đủ nội dung, rõ ràng, tuân thủ đúng yêu cầu của Nhà nước
và sự thống nhất giữa các bên liên quan đến dự án.
• Quy trình lập kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học.
• Kế hoạch nên có sự tham gia thực sự của các chủ thể liên quan đến dự án, đặc
biệt là đơn vị sẽ khai thác, sử dụng dự án sau này.
• Kế hoạch được lập phải dựa trên những thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao.
• Kế hoạch phải mang tính khả thi, giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra cho
dự án.
46
Nội dung cơ bản của kế hoạch dự án

Kế hoạch tổng thể dự án bao gồm những nội dung chính sau:
• Giới thiệu tổng quan về dự án • Ngân sách và dự toán kinh phí của dự án
• Mục tiêu của dự án • Nhân sự cho dự án
• Thời gian và tiến độ thực hiện • Khía cạnh hợp đồng của dự án
dự án • Phương pháp kiểm tra và đánh giá dự án
• Kỹ thuật và quản lý dự án • Những khó khăn tiềm tàng
• Kế hoạch phân phối nguồn lực 47
Quy trình lập kế hoạch dự án

Quy trình lập kế hoạch tổng thể dự án gồm các bước sau:

• Xác lập mục tiêu dự án

• Phát triển kế hoạch

• Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án

• Lập lịch trình thực hiện dự án

• Dự toán kinh phí và phân bổ nguồn lực cho các công việc

• Xây dựng hệ thống kiểm soát, báo cáo và kết thúc dự án


48
Các Phương pháp lập kế hoạch dự án

Một số phương pháp chính thường được sử dụng:

• Lập kế hoạch theo mốc thời gian

• Lập kế hoạch theo cơ cấu phân tách công việc (WBS).

• Lập kế hoạch theo sơ đồ mạng AOA (hay PERT/CPM)

• Lập kế hoạch theo biểu đồ thanh ngang (GANTT)


49
3.3.1. Khái niệm và Phương pháp phân tách
công việc
3.3. PHÂN TÁCH
CÔNG VIỆC 3.3.2. Tác dụng của phân tách công việc
CỦA DỰ ÁN 3.3.3. Lập những chú giải cần thiết

3.3.4. Các nguyên tắc cơ bản thực hiện phân


tách công việc

50
Khái niệm và phương pháp phân tách công việc
• Khái niệm: Phân tách công việc là việc phân chia có hệ thống theo cấp bậc
một dự án thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, xác định,
liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện của dự án.
• Hình thức: Sơ đồ cơ cấu phân tách công việc dự án giống như một cây đa hệ,
phản ánh theo cấp bậc các công việc cần thực hiện của dự án. Cấp bậc trên
cùng phản ánh mục tiêu cần thực hiện; cấp bậc thấp dần thể hiện mức độ
chi tiết của mục tiêu; cấp bậc thấp nhất là những công việc cụ thể.

51
Sơ đồ cơ cấu phân tách công việc

Dự án

A B C

A1 A2 A3

52
Ba phương pháp chính thường được sử dụng:

•Phương pháp phân tích hệ thống (lôgic)

•Phương pháp phân tách theo các giai đoạn


hình thành phát triển (chu kỳ)
Phương pháp phân
tách công việc •Phương pháp phân tách theo mô hình tổ chức
(chức năng)

Nhà quản lý có thể sử dụng kết hợp các


phương pháp trên nhưng không nên kết hợp
nhiều phương pháp trong cùng một cấp bậc
53
Thứ bậc phân tách công việc theo các phương pháp
Cơ cấu phân tách CV Phương pháp
Thứ Thể hiện Phân tích Chu kỳ Tổ chức
bậc hệ thống
1 Mức độ tổng quát Toàn bộ dự án Toàn bộ dự án (nhóm Toàn bộ dự án (nhóm
(chương trình) (nhóm dự án) dự án) dự án)
2 Mức độ dự án Hệ thống lớn Những giai đoạn Các bộ phận cấu thành
chính (các chu kỳ) chính
3 Các nhóm nhiệm vụ Các phân hệ Các hệ thống lớn Các phòng ban, đơn vị
chính thành viên
4 Nhiệm vụ bộ phận Nhiệm vụ bộ phận Các phân hệ Tổ đội

5 Nhóm công việc Nhóm công việc Nhóm công việc Nhóm công việc

6 Công việc cụ thể Công việc cụ thể Công việc cụ thể Công việc cụ thể
54
Ví dụ: Phân tách công việc một dự án xây dựng văn phòng X
TT Mã số Tên nhiệm vụ KH TT Ghi chú
1 1 Chuẩn bị mặt bằng
2 2 Xây nhà
3 2.1 Đổ móng
4 2.2 Xây tường và trần tầng 1
5 2.3 Xây tường và trần tầng 2
6 2.4 Làm sân thượng và tum
7 3 Nội thất
8 3.1 Điện
9 3.2 Nước
10 4 Hoàn thiện 55
Tác dụng của phân tách công việc

• Xác định được phạm vi của dự án, tách dự án thành các công việc với mức độ chi tiết, cụ
thể hơn.
• Là cơ sở phát triển trình tự và thứ tự trước sau giữa các công việc, là cơ sở lập sơ đồ mạng
PERT/CPM.
• Là cơ sở xây dựng các kế hoạch chi tiết và điều chỉnh các kế hoạch.
• Phân chia, giao nhiệm vụ, xác định trách nhiệm cụ thể và hợp lý cho từng cá nhân, từng bộ
phận chức năng.
• Là cơ sở để đánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ.
• Tạo thuận lợi trong công tác quản lý, hạn chế sai sót.
56
Lập những chú giải cần thiết

Là bản mô tả các công việc bao gồm các nội dung:

• Liệt kê các yếu tố đầu vào cần thiết, các kết quả cuối cùng cần đạt được cho từng
công việc.

• Chỉ rõ nhà cung ứng, nhà thầu phụ liên quan

• Xác định nhu cầu về cán bộ, lao động, vật tư, thiết bị…cho từng công việc.

• Ước tính thời gian thực hiện từng công việc.

• Liệt kê trách nhiệm cá nhân và tổ chức đối với từng công việc.
57
Các nguyên tắc cơ bản thực hiện phân tách công việc

• Mỗi công việc chỉ xuất hiện một lần trong WBS
• Nội dung mỗi công việc trên bằng tổng nội dung các công việc bậc dưới
• Mỗi công việc (hay hoạt động) phải có một người (hay một bộ phận) phụ
trách, chịu trách nhiệm
• WBS phải nhất quán với logic công việc
• Phần chú giải phải rõ ràng, để không hiểu nhầm về phạm vi công việc
thuộc dự án
• WBS phải là công vụ linh hoạt, dễ thể hiện những thay đổi diễn ra trong
quá trình thực hiện.

58
Chương 4

QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ


DỰ ÁN

59
Mục đích, yêu cầu

•Mục đích
Nghiên cứu các công cụ quản lý thời gian của dự án, nhằm chủ động trong
quản lý tiến độ dự án.
•Yêu cầu
- Nắm được các phương pháp biểu diễn sơ đồ mạng công việc.
- Các thông số cơ bản của sơ đồ mạng giúp kiểm soát tiến độ dự án: Đường
găng, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, thời gian dự trữ…
- Các công cụ chủ yếu quản lý thời gian và tiến độ dự án.
60
Nội dung

4.1. Khái niệm, ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án

4.2. Mạng công việc

4.3. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) và phương pháp đường
găng (CPM)

4.4. Biểu đồ GANTT và biểu đồ đường chéo


61
4.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

- Khái niệm

- Ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án

- Nội dung cơ bản quản lý thời gian và tiến độ dự án

62
Khái niệm
-Quản lý thời gian dự án và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm

việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công

việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công

việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép với những yêu cầu về

chất lượng đã định


63
Ý nghĩa của quản lý thời gian và tiến độ dự án

- Quản lý thời gian và tiến độ dự án là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các

nguồn lực khác cần cho dự án.

- Quản lý thời gian và tiến độ dự án là cơ sở hoàn thành dự án đúng thời hạn,

trong phạm vi các nguồn lực cho phép, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.

64
Nội dung cơ bản quản lý thời gian và tiến độ dự án
• Xác định các hoạt dộng của dự án.

• Xác định trình tự các công việc cần tiến hành để thực hiện dự án.

• Dự kiến nguồn lực cần thiết cho các công việc.

• Ước tính thời gian cần thiết để thực hiện hoạt động.

• Xây dựng lịch trình thực hiện dự án.

• Giám sát thực hiện lịch trình dự án.


65
4.2. MẠNG CÔNG VIỆC

- Khái niệm và tác dụng của mạng công việc

- Các phương pháp biểu diễn mạng công việc

66
Khái niệm và tác dụng của mạng công việc
• Khái niệm: Mạng công việc là kỹ thuật trình bày dưới dạng sơ đồ kế hoạch tiến độ
các công việc, mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc cả về thời gian và thứ tự
trước sau.
• Có 3 loại quan hệ phụ thuộc
- Phụ thuộc bắt buộc
- Phụ thuộc tùy ý
- Phụ thuộc bên ngoài
67
Ví dụ về mạng công việc của một dự án

C(3)
2 6
G(2)
A(6)

E(7) 7
1 4
B(3)
F(4)
D(5)
3 5

Các đường công việc từ sk đầu đến sk cuối của dự án là:


1. a, c, g: 11 tuần. 2. a, e: 13 tuần.
3. b, e:10 tuần. 4. b, d, f: 12 tuần 68
Tác dụng của mạng công việc

• Phản ánh MQH tương tác giữa các công việc của dự án.

• Cho phép xác định thời gian hoàn thành dự án trên cơ sở thời gian thực hiện
những công việc mà nhất thiết phải theo thứ tự trước sau (đường găng).

• Là cơ sở xác định thời gian dự trữ các sự kiện, các công việc và đường găng của dự
án.

• Cho phép lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc của một công việc cụ thể để vừa
đảm bảo tiến độ dự án, vừa tiết kiệm chi phí và phân phối đều các nguồn lực dự án.

• Là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và thời gian hoàn
thành dự án. 69
Các phương pháp biểu diễn mạng công việc

Có 2 phương pháp chính để biểu diễn mạng công việc:

• Phương pháp đặt công việc trên mũi tên (AOA)

• Phương pháp đặt công việc trong các nút (AON)

70
Phương pháp đặt công việc trên mũi tên (AOA)

Một số khái niệm:


• Công việc: Là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện
của dự án, có đòi hỏi thời gian, nguồn lực và chi phí để hoàn thành.
• Mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên, trên đó ghi tên công việc và
độ dài thời gian thực hiện (độ dài thời gian không tỷ lệ thuận với chiều dài
mũi tên).
• Sự kiện (điểm nút): Là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một hay
nhiều công việc và được thể hiện bằng một vòng tròn (hoặc ô vuông). 71
Phương pháp đặt công việc trên mũi tên (AOA) (TIẾP)

• Công việc ảo: Là công việc không có nhu cầu nguồn lực và thời gian, trên sơ đồ mạng vẽ
bằng nét đứt, thể hiện MQH giữa các công việc. Vì vậy, cũng có thể có sự kiện ảo.

• Các công việc và sự kiện kết nối liên tục với nhau từ sự kiện đầu đến sự kiện kết thúc
tạo thành đường công việc.

• Đường công việc có chiều dài lớn nhất là đường găng. Độ dài đường găng quyết định
thời gian thực hiện dự án.

72
Quy tắc lập sơ đồ mạng AOA

• Sơ đồ được lập theo chiều từ trái sang phải.


• Một công việc chỉ có thể bắt đầu khi tất cả các công việc trước nó đã hoàn thành nhưng không
nhất thiết hoàn thành cùng một thời điểm.
• Các sự kiện được đánh số thứ tự từ thấp đến cao và không trùng lặp. Sự kiện ở đầu mũi tên
mang số lớn hơn sự kiện ở cuối mũi tên.
• Các công việc phải được biểu diễn bằng một mũi tên thẳng, các mũi tên không được cắt nhau.
• Trên sơ đồ không có đường cụt; mọi công việc đều phải có công việc kế tiếp, trừ những công việc
dẫn đến sự kiện hoàn thành. 73
Lưu ý khi lập sơ đồ mạng

• Tất cả các công việc không có công việc đứng trước sẽ xuất phát từ sự
kiện 1 (bắt đầu).
• Những công việc có chung một (hay nhiều) công việc đứng sau sẽ hội tụ
tại một sự kiện.
• Những công việc có chung một (hay nhiều) công việc đứng trước sẽ
cùng xuất phát từ một sự kiện.
• Các công việc không có công việc đứng sau sẽ hội tụ tại sự kiện hoàn
thành.
• Trên sơ đồ mạng chỉ có một điểm bắt đầu và một điểm kết thúc.
74
Vận dụng: Vẽ sơ đồ mạng của dự án X (Trang 47-GT)

Công A B C D E F G H I J
việc
Công - - - A B B C D, E G F, H, I
việc
trước
Độ dài 1 2 3 4 5 4 6 6 2 3
(ngày)

75
Ví dụ sơ đồ mạng theo phương pháp AOA của dự án X

D(4)
2 5
A(1) H(6)
E(5)

J(3)
F(4)
7 8
B(2) 3
1
I(2)
C(3)

G(6)
4 6

76
Phương pháp đặt công việc trong các nút (AON)

• Sử dụng các nút (hình tròn hoặc hình chữ nhật) để biểu diễn các công
việc. Trong các nút ghi: Tên công việc, độ dài thời gian, thời gian bắt đầu,
thời gian kết thúc.
• Các mũi tên được sử dụng để kết nối giữa các công việc và cho biết mối
quan hệ phụ thuộc giữa các công việc đó.
• Phương pháp này biểu diễn tốt hơn các mối quan hệ phụ thuộc giữa các
công việc. 77
Ví dụ sơ đồ mạng AON của dự án X

CV: A CV: D CV: H


Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc Ngày kết thúc Ngày kết thúc
Thời gian ht Thời gian ht Thời gian ht

CV: B CV: E
Ngày bắt đầu CV: J
Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc Ngày bắt đầu
Ngày kết thúc CV: F
Thời gian ht Ngày kết thúc
Thời gian ht Ngày bắt đầu
Thời gian ht
Ngày kết thúc
Thời gian ht

CV: C
Ngày bắt đầu CV: G CV: I
Ngày kết thúc Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
Thời gian ht Ngày kết thúc Ngày kết thúc
78
Thời gian ht Thời gian ht
4.3. KỸ THUẬT TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (PERT) VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐƯỜNG GĂNG (CPM)

- Giới thiệu chung


- Xây dựng sơ đồ PERT/CPM
- Dự tính thời gian thực hiện từng công việc
- Thời gian dự trữ các sự kiện và công việc

79
Giới thiệu chung

Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án và phương pháp đường gang: Là kỹ thuật phân tích
được sử dụng để dự đoán tổng độ dài thời gian của dự án
Nội dung gồm 6 bước:
•Xác định các công việc cần thực hiện
•Xác định MQH phụ thuộc và trình tự các công việc
•Vẽ sơ đồ mạng công việc AOA (hay PERT/CPM)
•Tính thời gian và chi phí cho từng công việc
•Xác định thời gian dự trữ cho từng công việc và sự kiện
•Xác định đường găng của dự án
80
Xây dựng sơ đồ PERT/CPM

• PERT/CPM là một mạng công việc theo phương pháp AOA.


• Mỗi công việc được thể hiện bằng một mũi tên thẳng, nối hai sự kiện
theo chiều từ trái sang phải.
• Các sự kiện (điểm nút) biểu diễn bằng hình tròn và được đánh số liên
tục, không lặp lại, sự kiện ở đầu mũi tên có số lớn hơn ở đuôi mũi tên.

81
Dự tính thời gian thực hiện từng công việc

- Có Hai phương pháp chính là: Phương pháp ngẫu nhiên và phương
pháp tất định

- Ngoài ra có: phương pháp chuyên gia, phươn pháp so sánh tương tự,
phương pháp sử dụng tham số

82
Thời gian dự trữ của các sự kiện và các công việc

• Thời gian dự trữ của các sự kiện

• Thời gian dự trữ của công việc: thời gian dự trữ toàn phần của công
việc và thời gian dự trữ tự do của công việc

83
Thời gian dự trữ các sự kiện
• Khái niệm: Là thời gian mà sự kiện đó có thể bị đẩy lùi lại chậm hơn mà không làm kéo
dài thời gian thực hiện toàn dự án.
• Ý nghĩa (chung cho cả thời gian dự trữ các công việc)
- Cho phép lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc trong phạm vi thời gian
dự trữ một cách hợp lý mà vẫn không ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
- Xác định được đường găng của dự án: Đường găng là đường đi qua các sự kiện (cả công
việc) có thời gian dự trữ bằng 0 (không có thời gian dự trữ).
- Là căn cứ để bố trí đều công việc và phân phối nguồn lực hợp lý trong các giai đoạn của
dự án.
84
Xác định thời gian dự trữ các sự kiện

Thời gian dự trữ của sự kiện j: Sj = Lj – Ej


Trong đó:
- Lj: Thời gian muộn nhất đạt tới sự kiện j (thời gian chậm nhất mà sự
kiện j phải xuất hiện để không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành
dự án).
- Ej: Thời gian sớm nhất đạt tới sự kiện j (là quãng đường dài nhất tính từ
sự kiện đầu dự án đến sự kiện j).
85
Xác định thời gian dự trữ các sự kiện
• Tính Ej: Xác định độ dài tất cả các đường nối từ sự kiện đầu dự án đến sự kiện j.
Đường dài nhất chính là Ej

• Tính Lj: Lj = Thời gian dự án – Max (độ dài từ sự kiện j đến sự kiện cuối cùng của dự
án). Hay: Xác định độ dài tất cả các đường nối từ sự kiện j đến sự kiện cuối cùng của
dự án. Chọn đường dài nhất (tmax), lấy thời gian dự án trừ (-) đi độ dài (tmax).

Lưu ý: Với sự kiện bắt đầu (sk1) và sự kiện kết thúc (skn) thì:

S1 = Sn = 0 vì L1 = E1; Ln = En
86
Thực hành Lập bảng tính cho tất cả các sự kiện: SJ = LJ – EJ

SK 1 2 3 4 5 6 7 8 9

LJ

EJ

SJ
87
Thời gian dự trữ toàn phần của công việc

Khái niệm: Thời gian dự trữ toàn phần của một công việc là thời gian mà công việc này có
thể được đẩy lùi lại chậm hơn hoặc kéo dài nhưng không làm chậm thời gian kết thúc của
dự án.
Công thức tính:
Thời gian dự trữ toàn phần của công việc a : TFa = LSa – ESa
Trong đó:
ESa: Thời gian bắt đầu sớm của công việc a (thời gian xuất hiện sớm của SK đầu CV a).
LSa: Thời gian bắt đầu muộn của công việc a (thời gian xuất hiện muộn của SK đầu CV a,
theo đường đi của CV a). 88
Thời gian dự trữ toàn phần của công việc

Hoặc: TFa = LFa – EFa

Trong đó: LFa: Thời gian kết thúc muộn cv a: LFa= LSa + Ta

EFa: Thời gian kết thúc sớm cv a: EFa = ESa + Ta

89
Thời gian dự trữ tự do của công việc

Khái niệm: Thời gian dự trữ tự do của một công việc là thời gian mà công
việc này có thể được đẩy lùi lại chậm hơn hoặc kéo dài, nhưng không làm
chậm thời gian bắt đầu của các công việc sau.
Công thức tính:
Thời gian dự trữ tự do của công việc a là:
TDa = Min(ES của các công việc sau a) – EFa
Trong đó: EFa: Thời gian kết thúc sớm của cv a.
EFa = ESa + Ta
Ta: Thời gian thực hiện công việc a 90
Cách xác định ESa, EFa, LSa, LFa

• ESa: Thời gian sớm nhất mà công việc a có thể bắt đầu. Đó là quãng đường dài nhất tính
từ sự kiện đầu của dự án đến sự kiện đầu của công việc a.
• EFa: Thời gian sớm nhất mà công việc a có thể hoàn thành.
EFa = ESa + Ta
• LSa: Thời gian muộn nhất mà công việc a phải bắt đầu để không làm kéo dài thời gian dự
án. Là hiệu số giữa Tda với quãng đường dài nhất tính từ sự kiện đầu công việc đến sự
kiện kết thúc dự án.
LSa = LFa - Ta
• LFa = Tda – Max (quãng đường từ sự kiện cuối của công việc a đến sự kiện kết thúc dự
án)
91
Thực hành Lập bảng tính: TFa và TDa

CV Ta LSa ESa TFa MinES(cv EFa TDa


sau a)
1 2 3 4 5=3-4 6 7=2+4 8=6-7
a
b
c
d
e
f
g
h
92
i
4.4. BIỂU ĐỒ GANTT VÀ BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO

‐ Khái niệm và cấu trúc của biểu đồ GANTT

‐ Ưu, nhược điểm của biểu đồ GANTT

‐ Quan hệ giữa PERT và GANTT

‐ Biểu đồ đường chéo

93
Khái niệm và cấu trúc của biểu đồ GANTT (biểu đồ thanh ngang)

Khái niệm: Là phương pháp trình bày tiến độ kế hoạch cũng như thực tế công việc của dự
án theo trình tự thời gian .
Cấu trúc của biểu đồ GANTT
- Các công việc của dự án được liệt kê trong cột dọc sau cột thứ tự, mỗi công việc sử
dụng một dòng.
- Thanh ngang trên cùng biểu diễn thời gian theo lịch.
- Các công việc được biểu diễn bằng một đoạn thẳng tương ứng với thời gian kế hoạch dự
kiến, độ dài đoạn thẳng thể hiện độ dài thời gian của công việc.
- Các mũi tên được sử dụng để thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc.
- Có thể dùng màu sắc (hoặc độ đậm nhạt) khác nhau để thể hiện công việc găng và
không găng.
94
Thực hành vẽ biểu đồ GANTT một dự án như sau

TT Công Nội dung Công tác Thời gian


việc trước (tuầ n)
1 A Xây dựng bô ̣ phận bên trong - 2
2 B Sửa chữa mái và sàn - 3
3 C Xây ố ng gom khói A 2
4 D Đổ bê tông và xây khung B 4
5 E Xây cửa lò chiụ nhiêṭ C 4
6 F Lắp đặt hệ thống kiểm soát C 3
7 G Lắp đặt thiết bị lọc khí D, E 5
8 H Kiểm tra và thử nghiệm F, G 2
95
Sơ đồ mạng công việc của dự án X

C(2)
2 4
F(3)
A(2)
E(4)
H(2)
6 7
1 G(5)
B(3)

3 D(4) 5

96
Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai sớm
CV Thời gian lịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A
B
C
D
E
F
G
H 97
Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai sớm
CV Thời gian lịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A
B
C
D
E
F
G
H 98
Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai muộn
CV Thời gian lịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A
B
C
D
E
F
G
H
99
Biểu đồ GANTT theo phương án triển khai muộn
CV Thời gian lịch
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A
B
C
D
E
F
G
H 100
Ưu, nhược điểm của biểu đồ GANTT

• Ưu điểm
- Dễ xây dựng, dễ đọc và dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của các công
việc.
- Thấy rõ tổng thời gian, tình hình tiến độ các công việc.
- Là cơ sở để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất.
• Nhược điểm
- Khó thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc, ko ghi rõ quy trình công nghệ,
đặc biệt trong các dự án nhiều công việc
- Chỉ phù hợp với những dự án quy mô nhỏ, ko phức tạp.

101
MQH giữa PERT và GANTT (Biểu đồ GANTT điều chỉnh)

• Trên biểu đồ GANTT điều chỉnh (cải tiến)

- Các công việc được vẽ nối tiếp nhau trên cùng một đường thẳng (dòng) nếu chúng kế
tiếp nhau.

- Các công việc thực hiện song song được biểu diễn trên các đường khác nhau theo thời
gian lịch.

• Có thể vẽ biểu đồ GANTT điều chỉnh (cải tiến) theo phương án triển khai sớm và triển
khai muộn.
102
Biểu đồ GANTT điều chỉnh của dự án trên

Thời gian lịch


TT Phương án triển khai sớm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1
2
3
Phương án triển khai muộn
1
2
3
103
Biểu đồ GANTT điều chỉnh của dự án trên
Thời gian lịch
TT Phương án triển khai sớm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
1 A C E G H
2 B D
3 F
Phương án triển khai muộn
1 A C E G H
2 B D
3 F
104
Biểu đồ đường chéo

‐ Được sử dụng để theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu giữa kế hoạch
với thực tế.
‐ Biểu đồ đường chéo là một hệ trục tọa độ, trong đó trục tung phản ánh tiến độ kế hoạch
của các công việc, trục hoành phản ánh tiến độ thực tế.
‐ Đường phân giác thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch đúng như dự kiến (tung độ bằng
hoành độ).
‐ Nếu điểm thực hiện nằm phía dưới đường phân giác có nghĩa là tiến độ thực tế bị chậm
so với kế hoạch.
‐ Ngược lại, nếu điểm thực hiện nằm phía trên đường phân giác thì tiến độ thực tế đã
nhanh hơn tiến độ kế hoạch. 105
Ví dụ về biểu đồ đường chéo

Tiến độ
Kế hoạch Thời gian (tuần) CV1 CV2 CV3
CV3 15 Kế hoạch 3 6 15
Thực tế 3 9 11

CV2 6

CV1 3

0 3 9 11 Tiến độ thực tế 106


Chương 5

DỰ TOÁN DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ DỰ ÁN

107
Mục đích, yêu cầu

• Mục đích
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngân sách dự án, các phương pháp tiết kiệm chi
phí dự án cũng như kiểm soát chi phí dự án.
• Yêu cầu
- Nắm được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của dự toán dự án, tổng mức đầu tư.
- Nắm được các kỹ thuật điều chỉnh thời gian dự án để đạt tới tổng chi phí dự án nhỏ
nhất.
- Hiểu được phương pháp phân tích dòng chi phí dự án và kiểm soát chi phí dự án.
108
Nội dung

5.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của dự toán dự án

5.2. Tổng mức đầu tư

5.3. Mối quan hệ giữa thời gian và chi phí dự án

109
5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA DỰ TOÁN DỰ ÁN

Khái niệm: Dự toán dự án là kế hoạch dự trù nguồn quỹ cho các hoạt
động của dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án trên cơ sở thực hiện
tốt các yêu cầu về chi phí, tiến độ và chất lượng.

110
Đặc điểm của dự toán dự án

- Phức tạp hơn so với dự toán chi phí cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị, tổ
chức.
- Chỉ mang tính dự trù (dự tính), dựa vào các giả thiết và dữ liệu thu thập được tương
ứng với các giai đoạn, thời kỳ của dự án.
- Chỉ được dựa vào phạm vi và các tiêu chuẩn hiện hành của dự án đã được duyệt.
- Có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh khi dự án có những thay đổi hợp lý, hợp pháp.
- Cần xác lập các tiêu chuẩn hoàn thành cho từng công việc, văn bản hóa các giả thiết,
các căn cứ cho việc lập dự toán.

111
Tác dụng của dự toán dự án
• Là sự cụ thể hóa kế hoạch, mục tiêu của đơn vị (tổ chức) trong đầu tư, quyết định
đến sự phát triển trong tương lai của đơn vị.

• Xác định được chi phí cho từng công việc cũng như tổng chi phí cho toàn dự án.

• Là một trong những căn cứ quan trọng để kế hoạch hóa VĐT của Nhà nước đối với
dự án đầu tư bằng vốn NSNN hoặc là căn cứ để cho vay đối với các dự án đầu tư
bằng vốn tín dụng.

112
Tác dụng của dự toán dự án (tiếp)

• Là một trong những căn cứ quan trọng trong thẩm định, xét duyệt dự án, khẳng định
tính hiệu quả của dự án trước khi thực hiện.
• Là căn cứ để xác định giá xét thầu (trong trường hợp đấu thầu) hoặc ký kết hợp đồng
giao thầu (nếu chỉ định thầu) của dự án.
• Là cơ sở để chỉ đạo và quản lý tiến độ chi tiêu, thanh, quyết toán các công việc và
toàn dự án với các bên có liên quan.
• Là cơ sở quan trọng trong công tác giám sát, thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi
thực hiện dự án, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong đầu tư.

113
5.2. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Khái niệm: Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công
trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở

Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự
toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật
và thiết kế bản vẽ thi công

114
Nội dung tổng mức đầu tư

• Theo chế độ hiện hành, chi phí của tổng mức đầu tư bao gồm:
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết bị
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chi phí quản lý dự án
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình
- Chi phí khác
- Chi phí dự phòng

115
Phương pháp lập tổng mức đầu tư

Tùy theo điều kiện cụ thể của dự án mà có thể lập tổng mức đầu tư theo các phương
pháp sau đây:
⁻ Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án
⁻ Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công
trình và giá xây dựng tổng hợp, suất VĐTXD công trình
⁻ Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã
thực hiện
⁻ Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư

116
5.3.MỐI QUAN HỆ GIỮA THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN

Chi phí của dự án được chia thành hai nhóm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp, bao gồm: Chi phí về nhân công trực tiếp, chi phí về nguyên vật liệu,
chi phí máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho quá trình tạo ra sản phẩm và các chi phí
khác.
- Chi phí gián tiếp, bao gồm: Chi phí quản lý dự án, khấu hao thiết bị văn phòng, tiền
thuê địa điểm và các chi phí khác không liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản
phẩm dự án.

117
Mối quan hệ giữa thời gian thực hiện công việc và chi phí trực tiếp

Thực tế cho thấy, trong một điều kiện nhất định, nếu Chi phí trực tiếp
tăng thêm giờ làm việc, tăng số lượng lao động, máy móc
thiết bị (có nghĩa là tăng chi phí trực tiếp) thì tiến độ thực
hiện các công việc dự án có thể được đẩy nhanh (rút
ngắn).
Như vậy, trong điều kiện bình thường thời gian thực hiện Cmax
công việc là tmax hay tbt với mức chi phí thấp nhất Cmin.
(nếu tăng t thì chi phí cũng không giảm đi).
Cmin
• Để giảm thời gian công việc đến tmin thì chi phí sẽ tăng lên
đến Cmax. (Không thể giảm t hơn nữa cho dù chi phí có
tăng lên bao nhiêu).
• Trong khoảng từ tmin đến tmax chi phí trực tiếp biến đổi 0 Tmin Tmax Thời gian công việc
ngược chiều với thời gian thực hiện công việc.
118
Mối quan hệ giữa thời gian thực hiện dự án và chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp có nhiều khoản mang tính cố định như: chi
phí tư vấn, lập dự án, tổ chức mời thầu, đấu thầu…và có Chi phí gián tiếp
nhiều khoản biến đổi có thể giảm được nếu thời gian thực
hiện dự án được rút ngắn, như: chi phí quản lý, tiền thuê
địa điểm…Như vậy, về cơ bản chi phí gián tiếp biến đổi cùng
chiều với thời gian thực hiện dự án. Thời gian thực hiện dự
án càng dài thì chi phí gián tiếp càng tăng và ngược lại.
Như vậy, chi phí gián tiếp biến đổi cùng chiều với thời gian
dự án: thời gian dự án càng dài thì chi phí gián tiếp càng
0 Thời gian dự án
tăng và ngược lại.

119
Mối quan hệ giữa thời gian và chi phí dự án
 Trong quá trình lập dự án người ta có thể xây dựng hai phương án là: Phương án
bình thường và phương án đẩy nhanh.
Phương án bình thường là phương án dự tính chi phí cho các công việc dự án ở mức
bình thường (được coi là nhỏ nhất) và thời gian thực hiện dự án tương đối dài (được
coi là dài nhất). Tức: Tmax và Cmin
Phương án đẩy nhanh là phương án có thời gian thực hiện dự án ngắn hơn (được coi là
ngắn nhất) và do đó chi phí cần cho dự án là lớn hơn (được coi là lớn nhất). Tức: Tmin
và Cmax
Trên cơ sở hai phương án này, các nhà quản lý dự án xây dựng các phương án điều
chỉnh. Phương án điều chỉnh là phương án hợp lý hơn, có chi phí thấp hơn phương án
đẩy nhanh và thời gian có thể rút ngắn hơn phương án bình thường.
120
Kế hoạch chi phí cực tiểu

• Khái niệm: Là phương pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc
lựa chọn (công việc găng), nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án, sao
cho tổng chi phí dự án giảm đi nhiều nhất hoặc nếu tăng thì tăng ít nhất
(phương án tối ưu).

121
Bản chất của kế hoạch chi phí cực tiểu

- Ưu tiên cho mục tiêu chi phí của dự án (chi phí tối ưu).

- Lấy phương án bình thường làm cơ sở (điểm xuất phát).

- Rút ngắn thời gian thực hiện các công việc găng sao cho thời gian dự án giảm đi đến
mức xác định (Top), bắt đầu từ công việc găng có chi phí biên nhỏ nhất và theo thứ tự
tăng dần.

- Tổng chi phí giảm đi nhiều nhất hoặc tăng lên ít nhất (do tăng chi phí trực tiếp và
giảm chi phí gián tiếp).
122
Trình tự thực hiện theo các bước Kế hoạch chi phí cực tiểu
Bước 1: Xây dựng 2 phương án thực hiện dự án: Phương án bình thường và phương án
đẩy nhanh.
Bước 2: Vẽ sơ đồ mạng công việc, xác định đường găng và tổng chi phí của dự án theo
phương án bình thường.
Bước 3: Tính chi phí trực tiếp biên của các công việc găng và thời gian tối đa có thể rút
ngắn. MC = (Cmax- Cmin)/(Tmax- Tmin)
Bước 4: Lần lượt rút ngắn các công việc găng, sao cho tổng chi phí giảm nhiều nhất hoặc
nếu phải tăng thì tăng ít nhất (bắt đầu từ công việc có chi phí biên nhỏ nhất và theo thứ
tự tăng dần).
Bước 5: Xác định thời gian và tổng chi phí của dự án sau khi đã điều chỉnh (kế hoạch chi
phí cực tiểu hoặc chi phí tối ưu). 123
Bước 1: Xây dựng 2 phương án thực hiện dự án: Phương án bình thường
và phương án đẩy nhanh.
Công CV PA bình thường PA đẩy nhanh

việc trước Th.gian CPTT Th.gian CPTT


(tuần) (tr.đ) (tuần) (tr.đ)

a - 10 50 7 71
b - 6 17 4 41
c a 8 90 5 105
d b 9 80 8 100
e b 8 50 5 77
f c,e 6 40 4 56
g c,e 8 120 6 140
h d,g 3 40 2 55
i d,g 7 60 4 93
k f,i 6 50 5 68
Tổng 597 806
124
Chi phí gián tiếp: 12 triệu đồng/tuần
Bước 2: Vẽ sơ đồ mạng công việc, xác định đường găng và tổng chi phí của
dự án theo phương án bình thường.

Sơ đồ mạng công việc của phương án bình thường Xác định đường găng của dự án, bằng cách liệt kê
các đường công việc
1. A, C, G, I, K: 39 tuần, 36, 35, 33, 30
2. B, E, G, I, K: 35 tuần, 33,30
3. A, C, F, K: 30 tuần, 27, 26
4. A, C, G, H: 29 tuần, 26, 25, 23
5. B, D, I, K: 28 tuần, 25
6. B, E, F, K: 26 tuần
7. B, D, H: 18 tuần
Đường găng của dự án là: A, C, G, I, K.
Thời gian dự án = 39 tuần
Tổng chi phí của phương án bình thường là:
TCDA = 597 + 39 x 12 = 1065 tr.đ
125
Bước 3: Tính chi phí trực tiếp biên của các công việc găng và thời
gian tối đa có thể rút ngắn.

• Tính chi phí biên của các công việc


theo công thức:

MC = (Cmax- Cmin)/(Tmax- Tmin)

• Lập bảng tính MC của các công việc


găng và thời gian tối đa có thể rút
ngắn B 12 2
E 9 3

126
Bước 4: Lần lượt rút ngắn các công việc găng, sao cho tổng chi phí giảm nhiều
nhất hoặc nếu phải tăng thì tăng ít nhất (bắt đầu từ công việc có chi phí biên
nhỏ nhất và theo thứ tự tăng dần).

• Rút ngắn công việc C đi 3 tuần, vì MCC nhỏ nhất.

Kết quả: CTT tăng = 3x5= 15 tr.đ; CGT giảm = 3x12= 36 tr.đ; TCDA giảm = 36-15=21 tr.đ; TDA còn
39-3=36 tuần.

• Rút ngắn công việc A đi 1 tuần; Kết quả: CTT tăng 7 tr.đ; CGT giảm 12 tr.đ; TCDA giảm 5 tr.đ; TDA
còn 35 tuần.

• (Vì sao không giảm công việc A đi 3 tuần mà chỉ giảm 1 tuần?)

• Dự án lúc này có 2 đường găng là: A-C-G-I-K và B-E-G-I-K đều dài 35 tuần.
127
Bước 4: Rút ngắn…(tiếp)

• Để rút ngắn thời gian dự án phải rút ngắn đồng thời hai đường găng bằng cách: Rút
ngắn các công việc chung hoặc đồng thời 2 công việc khác nhau trên 2 đường găng.
Có các phương án sau:
1. Rút G đi 2 tuần: TCDA giảm 4 tr.đ.
2. Rút I đi 3 tuần: TCDA giảm 3 tr.đ.
3. Rút K đi 1 tuần: TCDA tăng 6 tr.đ. (*)
4. Rút A và B đi 2 tuần: TCDA tăng 14 tr.đ.(*)
Hoặc: Rút A và E đi 2 tuần: TCDA tăng 8 tr.đ.(*)
128
Bước 4: Rút ngắn…(tiếp)

• Chọn rút ngắn G đi 2 tuần và I đi 3 tuần.


TCDA giảm 7 tr.đ; TDA = 30 tuần.
• Bây giờ dự án có độ dài TDA = 30 tuần. Đến đây mọi nỗ lực rút ngắn thời gian dự án
đều làm tăng tổng chi phí.
• Như vậy phương án chi phí cực tiểu có:
TDA = 30 tuần
TCDA = 1065 – (21+5+4+4) = 1032 tr.đ
• Nếu muốn giảm thời gian dự án xuống dưới 30 tuần thì phải chấp nhận tổng chi phí
tăng lên có được không?
129
Bước 4: Rút ngắn…(tiếp)

• Chỉ có 2 phương án giảm thời gian dự án:


1. Giảm K đi 1 tuần: TCDA tăng: 18 -12 = 6 tr.đ.
2. Giảm A và B đi 2 tuần:
TCDA tăng: (7 + 12 -12) × 2 = 14 tr.đ.
Hoặc: Giảm A và E đi 2 tuần:
TCDA tăng: (7 + 9 -12) × 2 = 8 tr.đ.
Chọn rút ngắn A và E đi 2 tuần và rút K đi 1 tuần.
Kết quả: TDA = 27 tuần; TCDA = 1032 tr + 14 tr = 1046 tr.đ.
Đến đây TDA không thể rút ngắn hơn nữa.
130
Tổng hợp kết quả điều chỉnh chi phí của dự án

TDA 39 38 37 36 35 34 33 32 31 30 29 28 27

CTT 597 602 607 612 619 629 639 650 661 672 688 704 722

CGT 468 456 444 432 420 408 396 384 372 360 348 336 324

TC 1065 1058 1051 1044 1039 1037 1035 1034 1033 1032 1036 1040 1046

131
Kế hoạch giảm tổng chi phí của phương án đẩy nhanh

• Khái niệm

Kế hoạch giảm tổng chi phí của phương án đẩy nhanh là phương pháp kéo dài thời
gian thực hiện các công việc được chọn (không găng) sao cho tiết kiệm nhiều nhất chi
phí (chi phí trực tiếp) và không làm thay đổi thời gian thực hiện dự án.

132
Bản chất của kế hoạch giảm tổng chi phí của phương án đẩy nhanh

- Ưu tiên cho mục tiêu thời gian của dự án (thời gian ngắn nhất)

- Lấy phương án đẩy nhanh làm cơ sở (xuất phát điểm)

- Kéo dài thời gian các công việc không găng, bắt đầu từ công việc có chi phí biên lớn
nhất, theo thứ tự giảm dần và không làm thay đổi thời gian thực hiện dự án

- Tổng chi phí giảm đi nhiều nhất (do tiết kiệm chi phí trực tiếp)

133
Trình tự tiến hành kế hoạch giảm tổng chi phí của phương án đẩy nhanh

Bước 1: Vẽ sơ đồ mạng công việc, xác định đường găng và tổng chi phí của dự án theo
phương án đẩy nhanh.
Bước 2: Tính chi phí biên của các công việc không găng, xác định giới hạn có thể kéo dài
cho từng công việc không găng.
Bước 3: Kéo dài thời gian thực hiện các công việc không găng, bắt đầu từ công việc có chi
phí biên lớn nhất và theo thứ tự giảm dần. Nguyên tắc: Thời gian kéo dài không vượt quá
giới hạn thời gian cho phép và không làm thay đổi thời gian thực hiện dự án.
Bước 4: Tính tổng chi phí tiết kiệm được và tổng chi phí của dự án sau khi đã điều chỉnh
(phương án được chọn).
134
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạng công việc, xác định đường găng và tổng chi
phí của dự án theo phương án đẩy nhanh.
Sơ đồ mạng công việc theo phương án
đẩy nhanh của ví dụ trên
Liệt kê các đường công việc từ sk đầu
đến sk cuối:
Đường găng của dự án vẫn là đường: A –
C – G – I – K, có thời gian 27 tuần.
Tổng chi phí của dự án là:
TCDA = 806 + 27 x 12 = 1130 tr.đ
135
Bước 2: Tính chi phí biên của các công việc không găng, xác định
giới hạn có thể kéo dài cho từng công việc không găng

Các công việc không găng bao gồm:


B, D, E, F và H. Thời gian (Tuần) Thời gian
Chi phí
Công việc PA bình PA đẩy có thể kéo
biên
Lập bảng tính chi phí biên và thời thường nhanh dài
gian có thể kéo dài cho các công việc
này. B 6 4 2 12
D 9 8 1 20
E 8 5 3 9
F 6 4 2 8
H 3 2 1 15

136
Bước 3: Kéo dài thời gian thực hiện các công việc không găng, bắt
đầu từ công việc có chi phí biên lớn nhất và theo thứ tự giảm dần.

• Kéo dài D thêm 1 tuần (vì MCD lớn nhất): CTT giảm 20 tr.đ.

• Kéo dài H thêm 1 tuần: CTT giảm 15 tr.đ.

• Kéo dài B thêm 2 tuần: CTT giảm 24 tr.đ.

• Với công việc E: Sau khi kéo dài B thêm 2 tuần, thời gian dự trữ của E chỉ còn 1 tuần. Vậy
kéo dài E thêm 1 tuần: CTT giảm 9 tr.đ.

Dự án có hai đường găng là: A, C, G, I, K và B, E, G, I, K đều 27 tuần

• Kéo dài F thêm 2 tuần: CTT giảm 16 tr.đ.


137
Bước 4: Tính tổng chi phí tiết kiệm được và tổng chi phí của dự án
sau khi đã điều chỉnh (phương án được chọn).

Sơ đồ mạng phương án đẩy nhanh đã điều


chỉnh (phương án được chọn)
•Kết quả: Chi phí dự án giảm 84 tr.đ, nhờ
kéo dài thời gian những công việc không
cần thiết phải đẩy nhanh.
TCDA = 1130 – 84 = 1046 tr.đ.

Nhận xét: Hai bài toán trên, nếu làm đến


cùng sẽ cho KQ như nhau

138
Chi phí và thời gian các công việc theo phương án đẩy nhanh đã điều chỉnh

CV A B C D E F G H I K Tổng
CV trước - - A B B C, E C, E D, G D, G F, I

Thời gian 7 6 5 9 6 6 6 3 4 5
(tuần)
CPTT 71 17 105 80 68 40 140 40 93 68 772
(tr.đ)

139
Quản lý chi phí dự án (Phương án được chọn)

• Quản lý chi phí dự án bao gồm:


- Phân tích dòng chi phí dự án
- Giám sát (Kiểm soát) chi phí dự án

• Phân tích dòng chi phí dự án


Khái niệm: Là việc xác định mức chi phí mà dự án phải chi ra trong từng đơn vị thời gian
(Ngày, tuần, tháng) trên cơ sở đó có kế hoạch chủ động tìm kiếm nguồn vốn để đảm
bảo tiến độ dự án.

140
Nội dung phân tích dòng chi phí dự án

• Xác định chi phí bình quân ngày (Tuần, tháng) cho từng công việc (Giả định chi phí bỏ
ra đồng đều theo thời gian).

• Xác định tổng chi phí cho từng đơn vị thời gian và chi phí tích lũy theo 2 phương án bắt
đầu sớm và bắt đầu muộn.

• Phân tích để lựa chọn phương án triển khai các công việc nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.

• Lưu ý: Triển khai sớm hoặc muộn có những lợi thế và bất lợi khác nhau.

141
Thực hành với dự án có số liệu cho sẵn

Công việc Công việc Thời gian CPTT (Tr.đ) CPTT/1 tuần
trước (Tuần) (Tr.đ)
A - 5 30 6
B - 2 30 15
C A 3 15 5
D A 6 78 13
E B 3 60 20
F C 4 32 8
G C 6 42 7
H F, D, E 1 6 6 142
Vẽ sơ đồ mạng công việc

C(3)
3 4
A(5) G(6)

D(6)
F(4)
1 6

B(2)
H(1)

E(3)
2 5

143
Chi phí tích lũy phương án triển khai sớm
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

A A A A A C C C G G G G G G
CV D D D D D D
F F F F H
B B E E E

6 6 6 6 6 5 5 5 7 7 7 7 7 7
CP 13 13 13 13 13 13
8 8 8 8 6
15 15 20 20 20

Tổng 21 21 26 26 26 18 18 18 28 28 28 15 13 7
CP
CPTL 21 42 68 94 120 138 156 174 202 230 258 273 286 293
144
Chi phí tích lũy phương án triển khai muộn

T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

A A A A A C C C G G G G G G
D D D D D D
CV F F F F H
B B E E E
6 6 6 6 6 5 5 5 7 7 7 7 7 7
CP 13 13 13 13 13 13
8 8 8 8 6
15 15 20 20 20
Tổng 6 6 6 6 6 5 5 18 35 43 48 48 48 13
CP
CPTL 6 12 18 24 30 35 40 58 93 136 184 232 280 293

145
Đồ thị chi phí tích lũy theo hai phương án

CP tích lũy (Tr.đ)

293 Phương án triển khai sớm


250

150

75 Phương án triển khai muộn

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian DA (tuần)

146
Quản lý chi phí dự án (phương án được chọn)

• Khái niệm: Là việc kiểm tra, theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay đổi so với
kế hoạch, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp điều chỉnh cần thiết, nhằm quản lý
hiệu quả chi phí dự án.
• Nội dung quản lý chi phí dự án
- Kiểm soát việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch.
- Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với đường chi phí kế
hoạch (chi phí cơ sở).
- Thông tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi được phép.
• Để quản lý chi phí có thể lập sơ đồ tiến độ chi phí thực tế và kế hoạch, so sánh để
phát hiện kịp thời những sai lệch và tìm cách xử lý.
147
Đồ thị chi phí kế hoạch và thực tế
Chi phí (Tr.đ)

300

225
Chi phí kế hoạch

150

75 Chi phí thực tế

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thời gian dự án (Tuần)


148
Chương 7

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN

149
Mục đích, yêu cầu

• Mục đích
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng dự án, từ đó giải quyết hài hòa
MQH giữa chất lượng và chi phí của dự án có liên quan đến chất lượng.
• Yêu cầu
- Nắm được những vấn đề chung về chất lượng và quản lý chất lượng dự án.
- Hiểu được nội dung quản lý chất lượng dự án.
- Nắm được các công cụ quản lý chất lượng dự án.

150
Nội dung

7.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng dự án

7.2. Nội dung chủ yếu của công tác quản lý chất lượng dự án

7.3. Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan

7.4. Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng dự án

151
7.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN

7.1.1. Khái niệm chất lượng


• Quan điểm của nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng
những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được thiết kế từ trước.
• Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp yêu cầu và mục đích của
người tiêu dùng
• Quan niệm của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế: chất lượng là mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có (điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO
9000:2005)
152
Đặc điểm của chất lượng

• Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu


• Chất lượng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.
• Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xem xét những đặc tính của đối
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu từ phía khách hàng và các bên
có liên quan
• Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn, cũng có
thể chỉ cảm nhận được trong quá trình sử dụng.
• Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
153
7.1.2. Quản lý chất lượng dự án

• Khái niệm: Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là
một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất yêu cầu về chất lượng trong
mối quan hệ mật thiết với tiến độ và chi phí của dự án
• Đối tượng: các quá trình, các hoạt dộng, các sản phẩm và dịch vụ của dự án
• Mục tiêu: đảm bảo cho dự án đạt được các yêu cầu về chất lượng, đáp ứng mong đợi của
khách hàng và cá bên có liên quan trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện và chi phí tối ưu
• Phạm vi: bao gồm tất cả các khâu, từ nghiên cứu thiết kế triển khai sản phẩm đến tổ chức
cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
• Nhiệm vụ: Xác định mức chấtlượng cần đạt được, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất
lượng, nâng cao chất lượng các công việc cá quá trình của DA
154
Nội dung của quản lý chất lượng

- Lập kế hoạch chất lượng

- Đảm bảo chất lượng

- Kiểm soát chất lượng

155
Tác dụng của quản lý chất lượng dự án

• Đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư, của những người hưởng lợi từ dự án.
• Là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh, tăng thị phần cho doanh
nghiệp.
• Nâng cao chất lượng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng NSLĐ, tăng thu nhập cho
người lao động.
• Đạt được mục tiêu của dự án, thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, thời gian và chi
phí.

156
7.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN

7.2.1. Lập kế hoạch chất lượng dự án

7.2.2. Đảm bảo chất lượng dự án

7.2.3. Kiểm soát chất lượng dự án

157
7.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN

Các chi phí liên quan đến chất lượng dự án, bao gồm 4 nhóm:

• Tổn thất nội bộ

• Tổn thất bên ngoài

• Chi phí ngăn ngừa

• Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng

158
Tổn thất nội bộ

• Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu
và được phát hiện trước khi giao cho khách hàng, bao gồm:
⁻ Thiệt hại về sản lượng do phế phẩm dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận
⁻ Chi phí sửa chữa khắc phục các sản phẩm không đạt yêu cầu
⁻ Chi phí đánh giá các sai sót và phế phẩm
⁻ Chi phí hiệu chỉnh những sai sót
Tổn thất nội bộ càng tăng khi việc phát hiện lỗi càng muộn

159
Tổn thất bên ngoài

• Khái niệm: Là những chi phí phát sinh do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu
và được phát hiện sau khi giao cho khách hàng, bao gồm:
- Thiệt hại thị phần và lợi nhuận tiềm năng do uy tín giảm
- Chi phí vận chuyển, thu hồi sản phẩm bị lỗi
- Chi phí đánh giá, khiếu nại, kiểm tra chất lượng
- Chi phí bảo hành sản phẩm
- Chi phí bồi thường, kiện tụng cho khách hàng
Tổn thất bên ngoài thường lớn hơn nhiều so với tổn thất nội bộ
160
Chi phí ngăn ngừa

Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra nhằm ngăn chặn việc tạo ra các sản phẩm không
đảm bảo chất lượng, bao gồm:
• Chi phí rà soát lại thiết kế
• Chi phí đánh giá nguồn cung ứng
• Chi phí kho tàng bảo quản nguyên vật liệu
• Chi phí đào tạo nhân viên, tập huấn công tác quản lý chất lượng
• Chi phí cho công tác quản lý chất lượng (lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất
lượng và kiểm soát chất lượng)
161
Chi phí thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng

Khái niệm: Là những chi phí bỏ ra để thẩm định, đánh giá, kiểm tra chất lượng sản
phẩm, dịch vụ trong tất cả các khâu, bao gồm:
⁻Chi phí xây dựng quy trình đánh giá, kiểm tra chất lượng
⁻Chi phí cho các hoạt động kiểm tra
⁻Chi phí kiểm tra các nhà cung ứng
⁻Chi phí phân tích các báo cáo chất lượng
⁻Chi phí kiểm tra dịch vụ bảo hành, sửa chữa
Nhóm chi phí này cũng mang tính chất ngăn ngừa nhằm giảm tổn thất bên trong và
bên ngoài
162
Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan

• Bốn nhóm chi phí trên có thể gộp thành 2 loại: Tổn thất và chi phí ngăn ngừa.

• Các tổn thất biến đổi ngược chiều với chất lượng dự án: Chất lượng càng cao (tỷ lệ
sản phẩm hỏng càng thấp) thì tổn thất càng nhỏ và ngược lại.

• Chi phí ngăn ngừa biến đổi cùng chiều với chất lượng dự án: Chi phí ngăn ngừa
càng lớn thì chất lượng dự án sẽ càng cao và ngược lại.

163
Đồ thị MQH giữa chất lượng và chi phí dự án có liên quan

Chi phí
Tổng chi phí

Tổn thất
Chi phí
cực tiểu

Chi phí ngăn ngừa

0% Tỷ lệ tối ưu 100% Tỷ lệ sp tốt


164
7.4. Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát chất lượng dự án

Các công cụ chủ yếu để quản lý chất lượng dự án bao gồm:

• Lưu đồ hay biểu đồ quá trình

• Biểu đồ nhân quả (biểu đồ hình xương cá)

• Biểu đồ Pareto

• Biểu đồ kiểm soát thực hiện

• Biểu đồ phân bố mật độ


165
Chương 8

QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

166
Mục đích, yêu cầu
• Mục đích

Giới thiệu những vấn đề cơ bản về rủi ro của dự án, từ đó chủ động có
phương pháp quản lý và xử lý phù hợp với mỗi loại.

• Yêu cầu

- Nắm được các cách phân loại rủi ro chủ yếu.

- Nắm được quá trình và các phương pháp quản lý và xử lý rủi ro phù hợp
với mỗi loại rủi ro.
167
Nội dung

8.1. Khái niệm và phân loại rủi ro

8.2. Quá trình quản lý rủi ro

168
8.1. Khái niệm và phân loại rủi ro
8.1.1. Khái niệm

Rủi ro là xác suất không hoàn thành các mục tiêu dự án đã đề ra và hậu quả của
nó.

- Đánh giá rủi ro qua 2 nội dung: Tần suất xuất hiện rủi ro và Mức độ nghiêm
trọng của rủi ro

- Rủi ro càng cao thì xác suất không hoàn thành dự án càng cao và ngược lại.

169
Mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro

XS xuất
hiện RR
RR cao

RR thấp

0
Rủi ro 170
8.1.2. Phân loại rủi ro
1. Theo phạm vi
2. Theo tính chất tác động
3. Theo bản chất
4. Theo nơi phát sinh
5. Theo mức độ khống chế rủi ro
6. Theo giai đoạn đầu tư
7. Theo khả năng lượng hóa
8. Theo khả năng bảo hiểm

171
8.1.3. Quản lý rủi ro
• Khái niệm: Là quá trình trong đó các rủi ro được xác định và nhận dạng, phân
tích và đánh giá mức độ rủi ro, đề ra các giải pháp để hạn chế khả năng xuất
hiện cũng như giảm thiểu mức độ thiệt hại khi nó xảy ra.
• Quản lý rủi ro bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
- Nhận dạng rủi ro
- Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
- Theo dõi, kiểm soát rủi ro
- Dự kiến các giải pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế ảnh hưởng của rủi ro
• Quản lý rủi ro mang tính chủ động ngăn ngừa chứ không phải là phản ứng thụ
động.
172
Tác dụng của quản lý rủi ro
• Giúp chủ đầu tư chủ động ngăn chặn rủi ro, hạn chế tổn thất, nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư.

• Tăng tín nhiệm đối với doanh nghiệp, tăng niềm tin với cổ đông, góp phần gia
tăng giá chứng khoán của doanh nghiệp

• Giúp hạn chế những thiệt hại chung trong toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực của nền kinh tế vào các hoạt động đầu tư.

• Đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong giới
hạn chi phí cho phép.

173
8.2. QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
8.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro
Khái niệm: Kế hoạch quản lý rủi ro là chương trình hành động chi tiết để quản lý
các rủi ro liên quan đến dự án.
- Kế hoạch phải xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh cho việc quản lý rủi
ro, xác định các phương pháp xử lý rủi ro, dự kiến các nguồn lực cho việc thực
hiện kế hoạch.
- Cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu, quy định trách nhiệm xử lý rủi ro, mô tả
cách thức đánh giá, trình tự lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro, quy định việc
báo cáo cũng như các thước đo phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro.
174
8.2.1. kế hoạch quản lý rủi ro
Nội dung:

- Xác định những rủi ro liên quan đến dự án và khả năng tác động xấu, gây thiệt
hại đối với dự án.

- Xác định khả năng ngăn chặn rủi ro và các biện pháp ứng phó với các rủi ro của
dự án.

- Dự tính nguồn lực, chi phí để đối phó với rủi ro.

175
8.2.2. Nhận dạng rủi ro
• Khái niệm: Là xác định và liệt kê tất cả các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng
đến dự án trong tất cả các giai đoạn.
• Những công cụ và kỹ thuật nhận biết rủi ro chủ yếu là:
- Phát huy trí tuệ dân chủ: được hiểu là sử dụng trí tuệ của tập thể để giải
quyết vấn đề.
- Kỹ thuật Delphi: Sử dụng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp để điều tra và
thu thập dữ liệu của các chuyên gia.
- Phỏng vấn: Có thể phỏng vấn trực tiếp, qua email hoạc điện thoại.
- Phân tích mạnh-yếu-thời cơ-nguy cơ (SWOT) của dự án trước các rủi ro có thể
xảy ra.
176
8.2.3. Phân tích, đánh giá rủi ro
• Khái niệm: Là việc xác định xác suất xuất hiện rủi ro và những thiệt hại mà rủi
ro có thể mang lại.

• Cơ sở phân tích rủi ro:

- So sánh với các dự án tương tự.

- Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm thực tế.

- Các thử nghiệm và mô phỏng.

- Các phân tích độ nhạy của dự án v.v...


177
8.2.3. Phân tích, đánh giá rủi ro
Các thiệt hại do rủi ro bao gồm:

- Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại trực tiếp về vật chất mà dự án phải gánh
chịu do các nguyên nhân khác nhau gây ra.

- Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại do ảnh hưởng xấu đến những hoạt động
liên quan của dự án.

- Thiệt hại trách nhiệm: Là những khoản tiền phạt hoặc bồi thường mà dự án
phải gánh chịu do rủi ro gây ra.

178
8.2.3. Phân tích, đánh giá rủi ro
Phương pháp đánh giá rủi ro:

- Phương pháp định tính: Rủi ro được sắp xếp và phân loại theo từng nhóm có
mức độ cao, trung bình, thấp. Nhằm đánh giá tác động đến từng bộ phận cũng
như toàn bộ dự án.

- Phương pháp định lượng: Là sử dụng các phương pháp toán, thống kê, tin học
để ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực. Trên cơ sở đó xác định
mức độ tác động và tổn thất xẩy ra đối với dự án.

179
8.2.4. Thực hiện quản lý rủi ro
• Quản lý rủi ro bao gồm: Lựa chọn các phương pháp xử lý rủi ro; xác định các cá
nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm; dự kiến các chi phí cần thiết và tiến độ
thực hiện các công việc.
• Khi lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro cần tính đến các nhân tố chủ yếu sau
đây:
- Số lượng và chất lượng các thông tin hiện có về yếu tố gây ra rủi ro và
những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.
- Các thông tin về khả năng xuất hiện rủi ro.
- Những thiệt hại mà dự án có thể phải gánh chịu từ việc chấp nhận rủi ro.
- Sự tồn tại những phương án thay thế. Quãng thời gian rủi ro xuất hiện.

180
Các phương pháp xử lý rủi ro chủ yếu
8.2.4.1. Né tránh rủi ro

Khái niệm: Là việc thay đổi những điều kiện, những phương pháp thực
hiện dự án nhằm triệt tiêu hoặc giảm nguy cơ rủi ro. (tìm cách loại bỏ
những yếu tố chứa đựng rủi ro cao bằng những yếu tố có rủi ro thấp).

Được sử dụng khi có nhiều sự lựa chọn cho một tình huống và hậu quả
mà rủi ro đem lại lớn và khó khắc phục.

Đòi hỏi phân tích những đánh đổi giữa các phương án.

181
8.2.4.2. Chấp nhận rủi ro

Khái niệm: Là dự án biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó và sẵn
sàng chấp nhận mà không có những cố gắng ngăn ngừa.

- Biện pháp thực hiện: Xác định những khoản dự trữ về nguồn lực và thời
gian cần thiết để đối phó với những vấn đề phát sinh khi xuất hiện rủi ro.

- Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các tình huống khi nguy cơ rủi
ro thấp hoặc thậm chí cao nhưng mức độ thiệt hại nhỏ.

182
8.2.4.3. Kiểm soát rủi ro

Khái niệm: Là việc không cố gắng loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro
mà chỉ tìm cách giảm nhẹ rủi ro, giảm xác suất xuất hiện rủi ro cũng như
giảm những thiệt hại mà rủi ro mang lại.

Khi lựa chọn giữa các giải pháp theo hướng này cần phân tích để lựa chọn
được giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo tương quan hợp lý giữa rủi ro, chi
phí và tiến độ dự án.

183
8.2.4.4. Giảm nhẹ rủi ro

Khái niệm: Là việc giảm bớt ảnh hưởng một sự kiện rủi ro bằng việc cắt giảm
những gì có thể khi sự cố xẩy ra.

Biện pháp thực hiện:

- Thường xuyên phân tích, đo lường, đánh giá một cách toàn diện các rủi ro có
thể xẩy ra.

- Xây dựng các kế hoạch tác nghiệp để đối phó kịp thời, nhằm giảm tổn thất
khi rủi ro xẩy ra.

184
8.2.4.5. Ngăn ngừa thiệt hại

Khái niệm: Là việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn các thiệt hại có thể xẩy ra
đối với dự án.

Biện pháp thực hiện:

- Nhận dạng, đánh giá mức độ thiệt hại có thể xẩy ra.

- Xác định các nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.

- Dự kiến các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa thiệt hại, giảm tổn thất đối với
dự án.
185
8.2.4.6. Chuyển dịch rủi ro

Khái niệm: Là việc phân bố lại rủi ro từ bộ phận này sang bộ phận khác của
dự án nhằm làm cho rủi ro tổng thể của dự án giảm đi hoặc chuyển dịch
rủi ro sang phía các khách hàng hoặc người bán hàng.

Cần chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro với lợi ích, chi phí.

186
8.2.4.7. Bảo hiểm

Thực chất là chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng, qua đó góp phần làm giảm
rủi ro vì các Công ty bảo hiểm thường áp dụng những giải pháp tích cực để
ngăn chặn nguy cơ xảy ra rủi ro.

Đặc biệt thích hợp với những rủi ro mà xác suất xuất hiện thấp nhưng
thiệt hại là nghiêm trọng khi rủi ro xảy ra.

187
8.2.4.8. Tự bảo hiểm

Đây là biện pháp thay thế việc phải mua bảo hiểm trên thị trường bằng cách tự
bảo hiểm cho mình.

Các doanh nghiệp lớn, đủ mạnh về tài chính lập một quỹ riêng để đáp ứng những
tổn thất nếu xẩy ra rủi ro.

188
Chương 9

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

189
Mục đích, yêu cầu

• Mục đích
Giới thiệu những nội dung cơ bản trong đánh giá dự án, nhằm đảm bảo
tính khả thi trong từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn
của dự án.
• Yêu cầu
- Nắm được nội dung, các bước và tác dụng của đánh giá dự án.
- Nắm được những vấn đề cơ bản về đánh giá tài chính DAĐT.
- Nắm được những vấn đề cơ bản về đánh giá kinh tế - xã hội DAĐT.

190
Nội dung

9.1. Những vấn đề cơ bản của đánh giá dự án

9.2. Đánh giá tài chính DAĐT

9.3. Đánh giá kinh tế - xã hội DAĐT

191
9.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
9.1.1. Khái niệm, tác dụng của đánh giá dự án

• Khái niệm: Đánh giá dự án là quá trình xác định, phân tích một cách hệ thống
và khách quan các kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của
dự án trên cơ sở các mục tiêu của chúng.

• Tác dụng: Có thể phân loại đánh giá dự án theo nhiều cách, với mỗi cách phân
loại ấy sẽ có các tác dụng khác nhau trong công tác quản lý, cụ thể là:

+ Theo không gian đánh giá

+ Theo các giai đoạn của dự án


192
Phân loại đánh giá dự án theo không gian
- Đánh giá nội bộ: Là đánh giá dự án được thực hiện bởi chính tổ chức đang thực
hiện dự án, có tác dụng:
• Cung cấp các thông tin cần thiết về dự án, làm cơ sở để ra các quyết định về dự
án.
• Điều chỉnh, bổ sung kịp thời những thay đổi trong các giai đoạn của dự án, phục
vụ cho công tác quản lý.
- Đánh giá bên ngoài: Là đánh giá dự án được thực hiện bởi những người, cơ
quan bên ngoài, có tác dụng:
• Cung cấp các thông tin cần thiết cho chính họ và các cơ quan khác có liên quan.
• Là cơ sở để thẩm định, tài trợ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của
dự án.
193
Phân loại đánh giá dự án theo các giai đoạn của dự án

• Đánh giá dự án đầu kỳ: Là đánh giá sau khi kết thúc giai đoạn soạn thảo
dự án, có tác dụng:

- Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi của dự án trên tất cả các
phương diện

- Là cơ sở để ra các quyết định quan trọng nhất về dự án

- Là cơ sở để quản lý và đánh giá dự án ở các giai đoạn sau

194
• Đánh giá dự án giữa kỳ: Là đánh giá dự án trong quá trình thực hiện, có
tác dụng:
- Xác định phạm vi, các kết quả của dự án đến thời điểm đánh giá, dựa
trên cơ sở những mục tiêu ban đầu đã được xác định.
- Phân tích tiến độ thực hiện công việc cho đến thời điểm đánh giá, những
thuận lợi hay các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
- Giúp các nhà quản lý dự án đưa ra các quyết định liên quan đến việc điều
chỉnh mục tiêu, cơ chế kiểm soát tài chính, kế hoạch.
- Phản hồi nhanh cho các nhà quản lý về những khó khăn, những tình
huống bất thường để có sự điều chỉnh kịp thời đối với dự án.

195
• Đánh giá dự án kết thúc : Là đánh giá khi dự án đã kết thúc giai đoạn
thực hiện, chuyển sang giai đoạn vận hành, có tác dụng:
- Xác định mức độ đạt được về các mục tiêu của dự án.
- Đánh giá những tác động về xã hội, môi trường của dự án.
- Rút ra bài học, đề xuất các hoạt động tiếp theo cho dự án hoặc những dự
án mới.
• Ngoài ra còn các loại đánh giá khác như: Đánh giá khó khăn, đánh giá giải
thể, đánh giá kiểm tra, đánh giá từng phần, đánh giá toàn bộ…

196
9.1.2. Các bước đánh giá dự án
Bước 1. Ra quyết định đánh giá dự án

Bước 2. Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu phục vụ cho đánh giá
dự án

Bước 3. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá dự án

Bước 4. Tiến hành đánh giá dự án

Bước 5. Báo cáo đánh giá dự án

Bước 6. Kết luận của cấp có thẩm quyền


197
9.1.3. Nội dung đánh giá dự án
9.1.3.1. Nội dung Đánh giá dự án đầu kỳ

Đây chính là công tác thẩm dịnh dự án. Là quá trình phân tích, kiểm tra,
đánh giá lại một cách kỹ lưỡng các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong tương lai của dự án trên các phương diện: Thị trường, kỹ thuật –
công nghệ, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế - xã hội nhằm khẳng định
tính hiệu quả và tính khả thi của dự án

198
9.1.3.2. Đánh giá dự án giữa kỳ

Là đánh giá trong quá trình thực hiện, nhằm xác định các kết quả, tiến độ
thực hiện các công việc cũng như các mục tiêu đã được xác định trong giai
đoạn trước của dự án, giúp cho các nhà quản lý dự án có những quyết
định kịp thời đối với dự án.

199
9.1.3.3. Đánh giá dự án kết thúc

Là đánh giá dự án khi đã hoàn thành, bàn giao để đưa vào khai thác, sử
dụng, nhằm đánh giá kết quả của toàn bộ quá trình thực hiện dự án, đúc
kết kinh nghiệm, rút ra bài học, đề xuất cho quá trình vận hành của dự án
và các dự án tương tự.

200
9.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
9.2.1. Khái niệm, tác dụng của đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT
+ Khái niệm: Đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT là phân tích khả năng sinh
lời của dự án, trên cơ sở đó lựa chọn được phương án đem lại lợi ích tài
chính tối đa cho chủ đầu tư.
+ Tác dụng:
- Đối với chủ đầu tư
- Đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
- Đối với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
- Đối với đánh giá kinh tế - xã hội DAĐT

201
Tác dụng của đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT

Đánh giá KT – XH
Cơ sở để đánh giá KTXH

Tổ chức tín dụng


Quyết định tài trợ

Cơ quan QLNN
Cấp phép đầu tư

Chủ đầu tư
Quyết định đầu tư
202
9.2.2. Giá trị thời gian của tiền và tỷ suất chiết khấu
trong đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT
9.2.2.1. Giá trị thời gian của tiền
Khái niệm: Giá trị thời gian của tiền là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo
thời gian
Nguyên nhân tiền có giá trị thời gian
- Do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát
- Do tiền có khả năng sinh lời
- Do sự không chắc chắn về tương lai
- Do thu nhập không đều theo thời gian và do tin tưởng vào tương lai
Vì vậy, không thể đồng nhất các khoản tiền xuất hiện ở các thời điểm khác nhau…
203
9.2.2.2. Tỷ suất chiết khấu của dự án
• Khái niệm: Tỷ suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội mà dự án phải trả cho
việc sử dụng tiền theo thời gian
• Tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng mà tỷ suất chiết khấu của dự án có thể là:
- Trường hợp VĐT là vốn vay (VND) thì lãi suất vay là TSCK của dự án
- Trường hợp VĐT là vốn chủ sở hữu thì lãi suất huy động dài hạn của ngân
hàng là TSCK của dự án
- Trường hợp VĐT là vốn cổ phần thì lợi tức cổ phần là TSCK của dự án
- Trường hợp VĐT là vốn góp liên doanh thì lãi suất do các bên liên doanh thỏa
thuận là TSCK của dự án

204
- Trường hợp VĐT là vốn NSNN cấp thì TSCK là lãi suất định mức do Nhà
nước quy định cho từng dự án
- Trường hợp VĐT là vốn vay bằng ngoại tệ thì lãi suất vay bằng ngoại tệ
(rV) được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá hối đoái (re) là TSCK của dự
án, theo công thức: r = (1 + rv)(1 ± re) -1
- Trường hợp VĐT được huy động từ nhiều nguồn thì TSCK được tính
bình quân từ các nguồn, theo công thức:
n

k i ri
r  i 1
n

k
i 1
i

205
9.2.3. Nội dung đánh giá hiệu quả tài chính DAĐT

9.2.3.1. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án

9.2.3.2. Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

9.2.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chiính dự án đầu tư

9.2.3.4. Đánh giá dự án trong trường hợp có sự tác động của các yếu tố
khách quan

206
9.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI DAĐT
9.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả KT–XH DAĐT
Khái niệm: Đánh giá hiệu quả KT–XH DAĐT là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống
giữa những kết quả và chi phí của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền KTQD (hay toàn xã
hội).
Sự cần thiết:
• Kết quả mà xã hội thu được là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu
chung của NKT, có thể được xem xét mang tính chất định tính và đo lường bằng các tính
toán định lượng.
• Chi phí mà xã hội phải gánh chịu là toàn bộ TNTN, của cải vật chất, sức lao động…mà xã hội
dành cho dự án, thay vì sử dụng vào các công việc khác.
• Hiệu quả kinh tế - xã hội DAĐT chính là kết quả so sánh giữa cái mà xã hội phải trả cho việc
sử dụng các nguồn lực cho dự án với lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ NKT
207
9.3.2. Tác dụng của đánh giá hiệu quả KT–XH DAĐT

Chủ đầu tư Cơ quan NN Định chế TC

Là căn cứ chủ Là căn cứ để Là căn cứ quan


yếu để thuyết quyết định cho trọng để quyết
phục các CQNN phép DA thực thi. định tài trợ vốn
chấp thuận DA, cho DA.
các định chế TC
đồng ý tài trợ DA.

208
9.3.3. So sánh giữa đánh giá hiệu quả KT–XH và đánh giá
hiệu quả tài chính DAĐT
+ Giống nhau: đều dựa trên cơ sở tính toán chi phí và kết quả trong suốt vòng đời của DA
+ Khác nhau:

Phạm vi và mục tiêu đánh giá


Trên góc độ chủ đầu tư Trên góc độ toàn nền kinh tế

Loại giá được sử dụng


Giá thị trường Giá kinh tế (giá ẩn)

Thành phần chi phí và kết quả


Do chủ đầu tư thực chi Của toàn xã hội nhận và chi

209
9.3.4. Nội dung đánh giá hiệu quả kt–xh dự án đầu tư

9.3.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KT–XH dự án đầu tư

9.3.4.2 Đánh giá một số tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án
đầu tư

210

You might also like