You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


---------***--------

BÁO CÁO NHÓM


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA


DOANH NGHIỆP ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Hồng An – 2111113003
Trần Quốc Bảo - 2111113030
MÃ LỚP: 51 KHÓA: 60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO NHÓM


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA


DOANH NGHIỆP ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Hồng An – 2111113003
Trần Quốc Bảo - 2111113030
MÃ LỚP: 51 KHÓA: 60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
STT NỘI DUNG ĐIỂM GHI CHÚ
01 Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lí, khả thi.
02 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu và được viết rõ ràng.
03 Lựa chọn được phương pháp luận phù hợp.
04 Dữ liệu sử dụng phù hợp, có nguồn rõ ràng.
05 Xác định được phương pháp nghiên cứu phù hợp.
06 Tài liệu sử dụng phù hợp, đa dạng, hợp lệ.
07 Cấu trúc bài viết phù hợp, ngôn ngữ viết rõ ràng,
khoa học.
TỔNG CỘNG

CÁN BỘ CHẤM THI 1 CÁN BỘ CHẤM THI 2


LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện Đề cương nghiên cứu lần này là một cơ hội quý báu dành
cho nhóm tác giả và trong suốt quá trình hoàn thiện bài báo cáo này, nhóm tác giả đã
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Chính vì thế, nhóm tác giả xin
gửi lời cảm ơn đến:
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II
tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để nhóm tác giả được vun đắp thêm kiến
thức nghiên cứu khoa học thông qua môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế, kinh
doanh. Quan trọng hơn cả, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Trần Sỹ, người đã đồng hành cùng nhóm tác giả trong suốt quá trình học tập
môn học này, thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên vô cùng
bổ ích giúp bài báo cáo của tác giả ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối lời, nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cũng như nhà
trường và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu có
cơ hội thực hiện đề tài một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, năng lực của nhóm tác giả vẫn còn những hạn chế, vì vậy trong quá
trình thực hiện nghiên cứu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy
cô sẽ đóng góp thêm cho nhóm nghiên cứu để khắc phục những sai sót còn tồn tại và
giúp cho bài nghiên cứu được hoàn thiện và mang tính ứng dụng cao hơn.
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học: "Tác động của trách
nhiệm xã hội đến hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí
Minh" là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của
cả hai thành viên trong nhóm.
Các dữ liệu thể hiện trong bài nghiên cứu mang tính trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn từ các công trình nghiên cứu trước đó, và đã được công bố trên
các trang thông tin chính thống.
MỤC LỤ
C
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.........................................................................4
3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................6
3.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................6
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................6
4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................6
5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...............................................7
5.1. Tổng quan về khái niệm Ví điện tử và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.....7
5.1.1. Khái niệm Ví điện tử.......................................................................................7
5.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp............................................7
5.2. Một số học thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội, ý định tiêu dùng và hành vi
sử dụng của người tiêu dùng.........................................................................................8
5.2.1. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) (Ajzen, 1991)..8
5.2.2. Mô hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Carroll (Carroll’s
Pyramid of Corporate Social Responsibility) (1991)................................................9
5.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................10
5.3.1 Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.................................................................10
5.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................12
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................13
6.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................13
6.1.1. Định nghĩa các biến số..................................................................................13
6.1.2. Xây dựng thang đo........................................................................................14
6.1.3. Thiết kế bảng hỏi...........................................................................................17
6.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................19
6.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu....................................................................................19
6.2.2. Phương pháp và quá trình thu thập dữ liệu...................................................20
6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................20
6.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo................................................................21
6.3.2. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính........................................21
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................22
7.1. Đóng góp mới......................................................................................................22
7.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................22
7.2.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................22
7.2.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................22
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................23
9. LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN............................................................................................23
10. CÁC NGUỒN LỰC.................................................................................................23
KẾT LUẬN....................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................25
PHỤ LỤC.......................................................................................................................29
DANH MỤC BẢNG
Bảng 6.1. Thang đo đánh giá trách nhiệm về kinh tế.....................................................14
Bảng 6.2. Thang đo đánh giá trách nhiệm về pháp lý....................................................15
Bảng 6.3. Thang đo đánh giá trách nhiệm về đạo đức...................................................15
Bảng 6.4. Thang đo đánh giá trách nhiệm về từ thiện...................................................16
Bảng 6.5. Thang đo đánh giá ý định tiêu dùng..............................................................16
Bảng 6.6. Thang đo đánh giá hành vi tiêu dùng chung..................................................17
Bảng 6.7. Các thang đo được sử dụng trong câu hỏi nghiên cứu..................................18

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 5.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định............................................................8
Hình 5.2. Mô hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Carroll.............10
Hình 5.3. Mô hình đề xuất.............................................................................................13
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BI Behavior Intention Ý định hành vi tiêu dùng
Trách nhiệm xã hội của
CSR Corporate Social Responsibility
doanh nghiệp
Hiệu suất tài chính doanh
CFP Corporate Financial Performance
nghiệp
Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng
CAGR Compound Annual Growth Rate
năm
NSE Nigeria Stock Exchange Sàn chứng khoán Nigeria
PU Perceived Usefulness Nhận thức về sự hữu dụng
PEU Perceived Ease of Use Nhận thức về sự dễ sử dụng
PS Perceived Sercurity Quyền riêng tư và bảo mật
QR Quick Response
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài
ROA Return on Asset
sản
Lý thuyết hành vi hoạch
TPB Theory of Planned Behavior
định
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh ngày nay, sự phát triển vững chắc của công nghệ và sự tiện lợi
của các dịch vụ thanh toán điện tử đã làm thay đổi đáng kể cách mà người tiêu dùng
tương tác với các sản phẩm và dịch vụ. Trong lĩnh vực này, ví điện tử đã trở thành một
phương tiện thanh toán phổ biến, đồng thời đặt ra những thách thức mới về quản lý và
triển khai các chiến lược kinh doanh.
Đối diện với thị trường ngày càng cạnh tranh, các doanh nghiệp không chỉ cần
chú trọng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mà còn phải đáp ứng các yếu tố xã hội
và trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội không chỉ là một tiêu chí đo lường đạo đức
của doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quyết định sự ủng hộ và tin tưởng của khách hàng.
Với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh – một đô thị đang phát triển mạnh mẽ
và có tốc độ sử dụng ví điện tử ngày càng gia tăng, nghiên cứu này nhằm đặt ra câu hỏi
về tác động của trách nhiệm xã hội đối với hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cách mà các khía cạnh như trách nhiệm kinh tế, trách
nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện có thể ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng.
Nghiên cứu này không chỉ đặt ra những thách thức mới trong lĩnh vực tiêu thụ
và quảng cáo, mà còn hứa hẹn mang lại những hiểu biết sâu sắc về cách trách nhiệm xã
hội có thể là yếu tố chính định hình hành vi tiêu dùng.

1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời đại hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo
đã định hình một bối cảnh mới cho xã hội, với sự thay đổi rõ rệt trong cách chúng ta
giao tiếp, làm việc, và quản lý cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh này, ví điện tử đã
nổi lên như một nguồn đổi mới quan trọng trong hệ thống thanh toán và quản lý tài
chính cá nhân. Theo nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022
do Visa tiến hành, tỷ lệ người dùng tại Việt Nam sử dụng thanh toán bằng thẻ và ví
điện tử đã tăng trên mọi nhóm độ tuổi so với năm 2021. Đáng chú ý là 66% người dùng
đã chọn thanh toán trực tuyến bằng thẻ, và 70% thực hiện thanh toán qua ví điện tử
trực tuyến hoặc trong các ứng dụng, đây là mức tăng đáng kể so với chỉ 32% vào năm
2021. Tương tự, tỷ lệ thanh toán bằng mã QR cũng đã tăng mạnh, đạt 61% trong năm
2022 so với 35% trong năm 2021. Hơn 90% người tham gia khảo sát đã thực hiện giao
dịch không sử dụng tiền mặt vào năm 2022, con số này tăng cao so với 77% trong năm
2021. Ngoài ra, 77% người dùng cũng tin rằng họ có thể không sử dụng tiền mặt trong
vòng 3 ngày. Theo PayNE XT360 (2020), ngành thanh toán di động tại Việt Nam dự
kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR là 22,8%, đạt 27,6935 tỷ USD vào năm 2025. Phân
khúc thanh toán bằng ví di động tính theo giá trị tăng với tốc độ CAGR là 23,0% trong
giai đoạn 2018-2025. Ngoài ra nghiên cứu thị trường của Công ty Nghiên cứu và Phân
tích Thị trường Statista cũng chỉ ra rằng 78% người tiêu dùng tại Việt Nam đã sử dụng
ít nhất một ứng dụng ví điện tử trong năm 2022. Sự phổ cập này không chỉ là một xu
hướng tạm thời mà còn thể hiện mức độ chấp nhận và sự tin tưởng của người tiêu dùng
đối với ví điện tử.
Bên cạnh đó, theo một báo cáo Phát triển bền vững của Công ty Nghiên cứu Thị
trường toàn cầu Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam có tinh thần hướng đến xã hội và
sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Có đến 86% người tiêu
dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm/dịch vụ từ các công ty bán hàng
có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, so với 76% người tiêu dùng khu vực
Đông Nam Á.
Xã hội ngày nay đang chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ việc sử dụng tiền
mặt và thẻ tín dụng truyền thống sang sự gia nhập của ví điện tử trong các giao dịch
hàng ngày. Điều này không chỉ đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp và
tổ chức tài chính mà còn tạo ra những cơ hội mới trong quản lý tài chính cá nhân và sự
linh hoạt trong thanh toán. Trước sự gia tăng đáng kể về sự phổ cập và ưu tiên của
người tiêu dùng đối với ví điện tử, việc nghiên cứu về tác động của yếu tố trách nhiệm
xã hội đối với ý định sử dụng ví điện tử không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn
2
là bước đi cần thiết để hiểu rõ hơn về động lực và hành vi của người tiêu dùng trong
môi trường tài chính số ngày nay.
Tình hình thị trường đang chứng kiến một sự chuyển đổi nhanh chóng từ thanh
toán truyền thống sang ví điện tử, và sự hiểu biết sâu sắc về tác động của trách nhiệm
xã hội đối với lựa chọn này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và
mong muốn của người tiêu dùng mà còn tạo ra cơ hội để tương tác chặt chẽ và xây
dựng mối quan hệ bền vững với họ.
Đối với doanh nghiệp, việc hiểu rõ tác động của trách nhiệm xã hội đối với ý
định sử dụng ví điện tử là chìa khóa để tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Trách nhiệm
xã hội không chỉ liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của người tiêu
dùng mà còn đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và góp phần vào sứ
mệnh xã hội lớn hơn. Các doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và đáp ứng đúng những
giá trị mà người tiêu dùng quan tâm sẽ có lợi thế trong việc tạo ra một môi trường kinh
doanh tích cực và bền vững.
Ngoài ra, thông qua việc hiểu rõ tác động này, các doanh nghiệp cũng có thể
xây dựng chính sách trách nhiệm xã hội hiệu quả. Chính sách này không chỉ giúp họ
đáp ứng các kỳ vọng xã hội mà còn tạo ra những giải pháp sáng tạo và bền vững để
thúc đẩy việc sử dụng ví điện tử. Điều này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn
là bước quan trọng để tham gia tích cực vào việc xây dựng một xã hội số phát triển và
bền vững.
Do đó, nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đối với ý định sử dụng ví
điện tử không chỉ mang lại hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng mà còn đóng góp quan
trọng vào việc hình thành và thúc đẩy một môi trường kinh doanh tích cực và có trách
nhiệm xã hội. Tổng hợp các yếu tố nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Tác
động của trách nhiệm xã hội đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” để đi sâu vào việc phân tích tác động của trách nhiệm xã hội
đến hành vi sử dụng ví điện tử, qua đó đề xuất một số kiến nghị giúp doanh nghiệp.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam nghiên cứu của Trần Văn Hùng (2022) thực hiện tại miền Bắc
Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu những yếu tố tác
động đến ý định sử dụng ví điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố tác động
chính là: (1) Sự tin tưởng, (2) Nhận thức tính hữu ích, (3) Nhận thức tính dễ sử dụng,
(4) Nhận thức rủi ro. Công trình nghiên cứu đã cung cấp những minh chứng thực
3
nghiệm trong bối cảnh của đại dịch Covid 19. Bài viết đề xuất các khuyến nghị cụ thể
với các nhà phát hành ví điện tử và các tổ chức cung cấp dịch vụ ví điện tử để thúc đẩy
người dân Việt Nam sử dụng chúng trong thời gian tới.
Trong bài nghiên cứu khác, tác giả Lê Phước Hương (2019) đã áp dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng thu thập số liệu từ khách hàng của một số ngân hàng
thương mại cổ phần tại Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu trong nghiên cứu này đã
được phân tích bằng nhiều phương pháp, bao gồm thống kê mô tả, độ tin cậy
Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định
CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy rằng nhận thức của khách
hàng về nhân viên, cổ đông và đạo đức pháp lý trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội
đóng góp tích cực cho hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, nhận thức về khách hàng và cộng
đồng lại có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính. Thêm vào đó, nhận thức về khía
cạnh khách hàng, nhân viên và cộng đồng cũng có ảnh hưởng tích cực đến giá trị
thương hiệu, và giá trị thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Nghiên
cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và
hiệu quả tài chính, với sự đóng vai trò trung gian của giá trị thương hiệu. Do đó, đề
xuất một số gợi ý quản trị cho quản lý ngân hàng nhằm tăng cường giá trị thương hiệu
và hiệu quả tài chính thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Đề tài “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến lòng trung
thành của khách hàng tại các ngân hàng thương mại thành phố Vĩnh Long”, Đặng Thị
Thúy An. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy trách nhiệm
đạo đức, trách nhiệm từ thiện và tập trung vào khách hàng ảnh hưởng gián tiếp đến
lòng trung thành của khách hàng qua 2 biến trung gian là hình ảnh doanh nghiệp và
niềm tin của khách hàng. Trong khi đó trách nhiệm môi trường lại có ảnh hưởng trực
tiếp đến lòng trung thành của khách hàng.
2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, có nhiều bài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu về tác
động của trách nhiệm xã hội đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh
vực khác nhau. Nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến sự phối hợp và
phân chia lợi nhuận trong lĩnh vực Chuỗi cung ứng của hai tác giả S. Panda và N.M.
Modak đã nghiên cứu về sự kết hợp kênh phân phối và phân chia lợi nhuận trong chuỗi
cung ứng giữa nhà sản xuất và người bán lẻ có trách nhiệm xã hội thông qua lý thuyết
trò chơi, cân bằng hoàn hảo và để xuất thỏa thuận thay thế mở rộng. Nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng (i) mục tiêu không tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thực hiện các trách
nhiệm xã hội tạo ra tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các hành động dựa trên mục tiêu tối
4
đa hóa lợi nhuận, (ii) giá bán của nhà sản xuất thấp hơn chi phí biên lợi nhuận hoặc âm
trên một số ngưỡng của CSR và tỷ lệ chia sẻ CSR, (iii) CSR và tỷ lệ chia sẻ CSR là các
yếu tố quyết định quan trọng cho lợi nhuận thuần của các thành viên trong mối quan hệ
hợp tác vì việc lựa chọn hai yếu tố này có thể dẫn đến tăng hoặc giảm, thậm chí lợi
nhuận thuần âm. Mặt khác, đối với nhà sản xuất có trách nhiệm xã hội, giá bán thấp
hơn chi phí biên lợi nhuận khi thực hiện CSR vượt qua một ngưỡng và là số âm khi
thực hiện CSR nhiều mặc dù luôn lớn hơn chi phí biên lợi nhuận đối với nhà bán lẻ
thực hiện CSR. Do đó, lợi nhuận thuần của nhà sản xuất có thể âm. Hơn nữa, một
thành viên luôn ưu tiên việc thực hiện CSR của thành viên còn lại. Do đó, trong môi
trường hợp tác, việc chia sẻ công bằng của CSR có thể là một giải pháp hòa giải.
Bên cạnh đó, nhận thấy việc các ngân hàng dần gia tăng xu hướng công khai các
thông tin về các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong các hoạt động của họ,
nghiên cứu “Tác động của Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp đến hiệu suất tài
chính: Bằng chứng từ ngành Ngân hàng trong các nền kinh tế đang phát triển” của hai
tác giả Yigit Bora Senyigit và Mukhtar A. Shuaibu (2017) đã được thực hiện nhằm
đánh giá tác động của khía cạnh Trách nhiệm xã hội (CSR) đến hiệu suất tài chính
doanh nghiệp (CFP) của một số ngân hàng thương mại trong những nền kinh tế đang
phát triển, cụ thể là tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nigeria. Kết quả chỉ ra rằng tại Nigeria, chỉ số
CSR của những ngân hàng trong danh sách trên sàn chứng khoán Nigeria (NSE) có tác
động tích cực và to lớn đến hiệu suất tài chính được tính bằng lãi ròng biên. Tuy nhiên,
không có một mối liên hệ thống kê đáng kể nào giữa CSR và CFP được chỉ ra tại Thổ
Nhĩ Kỳ thế nhưng kết quả lại tiết lộ mối liên hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và
CFP được tính dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) - chỉ số thể hiện lợi
nhuận của các ngân hàng tại đất nước này. Các tác giả cũng đưa ra đề xuất các ngân
hàng thực hiện các hành động CSR nhiều hơn dựa trên kết quả tích cực rút ra được từ
hiệu suất tài chính của các ngân hàng ở Nigeria. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn nhiều
hạn chế về cỡ mẫu khảo sát cũng như giới hạn về địa lý khi chỉ thực hiện được ở hai
quốc gia là Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Những nghiên cứu ở trên là những nghiên cứu về tác động của CSR trong một
số lĩnh vực còn về những nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví
điện tử thì tại Malaysia, nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví
điện tử như một phương thức thanh toán của giới trẻ Malaysia” của các tác giả Md
Wasiul Karim và cộng sự (2020) cũng đã đưa ra nhiều kết quả phục vụ cho việc nghiên
cứu sâu hơn trong tương lai. Nhóm tác giả sử dụng các biến số chính là Nhận thức về
sự hữu dụng (PU), Nhận thức về sự dễ sử dụng (PEU) và Quyền riêng tư và bảo mật

5
(PS), Ý định hành vi sử dụng ví điện tử (BI) và khảo sát khoảng 330 người trẻ tại
Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng Nhận thức về sự hữu dụng có tác động đáng kể đến Ý
định hành vi sử dụng ví điện tử bởi vì việc sử dụng ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian
và tiện lợi hơn khi dùng như một phương thức thanh toán. Tuy nhiên, Nhận thức về sự
dễ sử dụng cũng ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến Nhận thức về sự hữu dụng và Ý
định hành vi sử dụng ví điện tử vì khi ví điện tử càng dễ sử dụng, nó càng trở nên hữu
dụng trong mắt người dùng. Bên cạnh đó, Quyền riêng tư và bảo mật cũng đang dần
trở thành mối quan tâm lớn của thế hệ trẻ khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chính vì
thế biến số này cũng tác động đáng kể đến Ý định hành vi sử dụng ví điện tử. Việc
nâng cao quyền riêng tư và bảo mật là điều kiện tiên quyết đối với quyết định thật sự
sử dụng ví điện tử của người dùng. Mặc dù có những kết quả tích cực, nghiên cứu cũng
còn nhiều hạn chế về mặt thời gian thực hiện cũng như những đối tượng khảo sát chưa
thật sự bao quát cả Malaysia mà chủ yếu chỉ ở một khu vực cụ thể. Nhóm tác giả cũng
đề xuất thêm nhiều biến số cho các nghiên cứu trong tương lai như niềm tin, chi phí, độ
tin cậy,... nhằm đi sâu hơn về đề tài nghiên cứu này.
3. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định tác động của trách nhiệm xã hội
đến hành vi sử dụng ví điện tử. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các kiến nghị và giải
pháp để doanh nghiệp vừa duy trì, phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi sử
dụng ví điện tử.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố theo mô hình của Carroll có còn đúng với người dùng ví điện tử hay
không?
Mức độ tác động của các nhân tố theo mô hình đến ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử như thế nào?
Ý định tiêu dùng có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng của người dùng
ví điện tử?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng

6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu tập trung vào khách hàng sử
dụng dịch vụ ví điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu thu thập khảo sát và lấy dữ liệu
trong năm 2023.
5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
5.1. Tổng quan về khái niệm Ví điện tử và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
5.1.1. Khái niệm Ví điện tử
Ví điện tử là một dịch vụ hoặc ứng dụng trực tuyến cho phép người dùng thực
hiện các giao dịch tài chính điện tử thông qua thiết bị di động hoặc máy tính. Thay vì
sử dụng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng truyền thống, người dùng có thể thực hiện thanh
toán, chuyển khoản tiền, mua sắm trực tuyến bằng cách liên kết với các tài khoản ngân
hàng để nạp tiền vào ví hoặc nạp tiền mặt tại các điểm liên kết dịch vụ. Thậm chí ví
điện tử còn cho phép lưu trữ các loại tiền tệ kỹ thuật số và cung cấp những sản phẩm
tiết kiệm và đầu tư tài chính khác, được phát triển theo nhu cầu của khách hàng.
Từ sau đại dịch COVID-19, các loại hình thanh toán trực tuyến đã thay đổi rất
nhiều thói quen thanh toán của người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Chính
vì thế, việc sử dụng ví điện tử được phát triển phần lớn là nhờ vào sự tương thích với
nhiều thẻ ngân hàng, dịch vụ khác nhau, sự linh hoạt cũng như các giao dịch thân thiện
với người dùng được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử thông minh (Karim và
cộng sự, 2020). Ngoài ra, ví điện tử mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua về
việc cung cấp dịch vụ hiệu quả và nhanh nhất cũng như đẩy mạnh việc áp dụng nền
kinh tế kỹ thuật số mới không quá phụ thuộc vào tiền mặt (Kasirye và cộng sự, 2021).
Với sự phát triển đó, các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng ví điện tử cũng đã dần
trở thành một mối quan tâm lớn, đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu.
5.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được định nghĩa như nghĩa vụ mà
công ty phải thực hiện nhằm thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các bên
liên quan và cộng đồng chịu sự ảnh hưởng bởi các hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp (Nicolau, 2008). Trách nhiệm xã hội cũng được xem như các hoạt động thể hiện
tính đạo đức và trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan, cả bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp đó.

7
Theo Carroll (1979), trách nhiệm xã hội là sự kỳ vọng của xã hội đối với doanh
nghiệp một cách toàn diện về các mặt trong hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: kinh
tế, pháp luật, đạo đức và trách nhiệm xã hội tùy tâm. Trách nhiệm xã hội này đã được
định nghĩa và nghiên cứu sâu hơn, trở thành một mô hình phân cấp sẽ được giới thiệu
sâu hơn ở phần tiếp theo.
5.2. Một số học thuyết liên quan đến trách nhiệm xã hội, ý định tiêu dùng và hành
vi sử dụng của người tiêu dùng
5.2.1. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) (Ajzen, 1991)
Lý thuyết hành vi hoạch định TPB (Theory of Planned Behavior) là mô hình
được mở rộng và phát triển từ Lý thuyết hành vi hành động hợp lý TRA (Theory of
Reasoned Action) (Ajzen, 1991). Lý thuyết hành vi này được sử dụng rộng rãi nhằm
khảo sát ý định hành vi của con người (Bamberg và cộng sự 2007; Kim và Han 2010;
Abou-Zeid và Ben-Akiva 2011).
Theo lý thuyết này, hành vi chủ đích được xác định bởi ý định và ý định hành vi
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ba yếu tố chính, đó là thái độ đối với hành vi, chuẩn mực
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991).
Hơn nữa, lý thuyết còn thường được sử dụng để nghiên cứu tiền đề của ý định
sử dụng hệ thống thông tin và công nghệ, cũng như các lĩnh vực khác trong kinh doanh
và tiếp thị,... Theo Ajzen (1991), sự ra đời của Lý thuyết hành vi hoạch định TPB xuất
phát từ giới hạn của hành vi mà con người có hạn chế sự kiểm soát. Bên cạnh đó,
Davis và cộng sự (1989) cũng chỉ ra rằng trong mô hình này, cả ý định hành vi và hành
vi thực tế đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giống nhau, mặc dù ý định thường bị ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn so với hành vi thực tế. Ajzen (1991) cũng nhận định rằng ý định
hành vi là yếu tố quyết định trực tiếp đến hành vi thực tế và khi đạt được một mức độ
thích hợp về ý định, nó sẽ đưa ra dự đoán chuẩn xác nhất về hành vi. Lý thuyết hành vi
hoạch định được mô tả thông qua mô hình sau:
Hình 5.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định

Thái độ

Chuẩn mực Ý định hành Nhận thức


chủ quan vi kiểm soát hành
vi

8
Nhận thức
(Nguồn: Ajzen, 1991)
kiểm soát
5.2.2. Mô hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Carroll
(Carroll’s Pyramid of Corporate Social Responsibility) (1991)
Carroll (1991) đã đề xuất bốn mức độ của CSR và nó được gọi là Kim tự tháp Trách
nhiệm xã hội (Carroll’s pyramid of CSR). Trong đó, cấp độ đầu tiên là Trách nhiệm về
kinh tế (Economic Responsibility), tiếp đến là Trách nhiệm về pháp lý (Legal
Responsibility) và Trách nhiệm về đạo đức (Ethical Responsibility). Cấp độ cao nhất
của CSR chính là Trách nhiệm về Từ thiện (Philanthropic Responsibility). Các định
nghĩa và thành phần chính của CSR trong bài nghiên cứu này sẽ dựa trên mô hình này
của Carroll.
5.2.2.1 Trách nhiệm về kinh tế
Trách nhiệm về kinh tế (Economic Responsibility) của doanh nghiệp có thể
được hiểu là nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ với mức
giá phù hợp và góp phần đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế.
Ở góc độ vi mô chỉ tính riêng doanh nghiệp thì đây là trách nhiệm mà doanh
nghiệp phải tạo ra lợi nhuận nhằm duy trì việc kinh doanh, duy trì công việc và trả
lương cho nhân viên cũng như chia sẻ lợi nhuận với các cổ đông và quan tâm đến lợi
suất của người nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp (Carroll, 1979).
5.2.2.2. Trách nhiệm về pháp lý
Trách nhiệm về pháp lý (Legal Responsibility) là trách nhiệm của doanh nghiệp
phải tuân thủ các quy định của pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ, dưới sự quản lý
của luật pháp. Hơn nữa, trách nhiệm về pháp lý cũng được hiểu là các hoạt động của
doanh nghiệp ngoài pháp luật vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc xã hội và pháp luật
thường không bao gồm tất cả các trường hợp mà pháp luật thường được đặt ra sau khi
xuất hiện những hành động bị phản đối từ cộng đồng.
5.2.2.3. Trách nhiệm về đạo đức
Trách nhiệm về đạo đức (Ethical Responsibility) ở cấp độ cao hơn so với trách
nhiệm về pháp lý bởi vì các nguyên tắc đạo đức mà xã hội đặt ra thường có mức độ
rộng mở hơn so với xã hội. Trách nhiệm về đạo đức cũng yêu cầu các hoạt động mà
doanh nghiệp thực hiện phải phù hợp với các quy chuẩn đạo đức cao hơn cũng như đạt
được các tiêu chuẩn, kỳ vọng từ không chỉ nội bộ doanh nghiệp mà còn từ xã hội,
những người bên ngoài doanh nghiệp dù họ có là khách hàng của doanh nghiệp hay
9
không. Trách nhiệm đạo đức có thể được phân biệt với trách nhiệm pháp lý thông qua
một cách hiểu đơn giản là nếu như không làm việc đó thì cũng không bị xem là trái với
pháp luật, trái đạo đức.
5.2.2.4. Trách nhiệm về từ thiện
Trách nhiệm về từ thiện (Philanthropic Responsibility) nằm ở mức độ cao nhất
của CSR chính bởi vì đây là những hoạt động đem lại tác động to lớn nhất. Nó ảnh
hưởng tích cực đến hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng hay trong cộng đồng.
Đây cũng là trách nhiệm cao vì từ thiện vốn mang tính tự nguyện, không có sự ràng
buộc hay những quy chuẩn nào áp đặt lên các hoạt động này. Hoạt động từ thiện của
doanh nghiệp cũng không giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào mà đơn giản được hiểu như
các hoạt động đóng góp tiền, vật chất hay thậm chí là những sản phẩm vô hình cho các
mục đích hay tổ chức nhân đạo.
Hình 5.2. Mô hình Kim tự tháp trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Carroll

5.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất


5.3.1 Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu
5.3.1.1. Ảnh hưởng của Trách nhiệm về kinh tế đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
Trách nhiệm kinh tế của các doanh nghiệp liên quan đến việc cung cấp các dịch
vụ ở mức giá phù hợp. Trách nhiệm kinh tế cũng có thể thúc đẩy doanh nghiệp chú
trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã
hội, điều này có thể làm tăng sự hài lòng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có
trách nhiệm kinh tế thường có xu hướng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cung
cấp sản phẩm và dịch vụ mới, điều này có thể tạo ra hứng thú và sự mong đợi từ phía
10
người tiêu dùng. Các trách nhiệm xã hội tạo nên hình ảnh tốt cho doanh nghiệp trong
mắt những bên liên quan mà có thể kể đến như là khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên
hay các đối tác cung cấp, từ đó có thể cải thiện tình hình và kết quả tài chính của doanh
nghiệp (Nguyen và cộng sự, 2022)
Chính vì thế, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng:
H1: Trách nhiệm kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
5.3.1.2. Ảnh hưởng của Trách nhiệm về pháp lý đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
Trách nhiệm pháp lý có thể định hình nền tảng hành vi tiêu dùng bằng cách bảo
vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, tạo ra điều kiện cho sự minh bạch và an toàn
trong giao dịch ví điện tử. Trách nhiệm pháp lý đôi khi bao gồm các quy định về bảo
mật thông tin cá nhân và quyền riêng tư của người tiêu dùng. Các quy tắc này có thể
yêu cầu các nhà cung cấp ví điện tử thực hiện biện pháp bảo mật để bảo vệ thông tin cá
nhân của người dùng. Trách nhiệm pháp lý có thể đặt ra yêu cầu về việc cung cấp
thông tin rõ ràng và minh bạch trong các điều khoản sử dụng và chính sách của ví điện
tử. Điều này giúp người tiêu dùng hiểu rõ về các điều kiện và điều khoản khi sử dụng
dịch vụ.
Vì vậy, nhóm đề xuất giả thuyết rằng:
H2: Trách nhiệm pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
5.3.1.3. Ảnh hưởng của Trách nhiệm đạo đức đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
Trách nhiệm đạo đức có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi
trường tích cực cho người tiêu dùng ví điện tử. Trách nhiệm đạo đức giúp xây dựng
niềm tin từ phía người tiêu dùng, khi họ cảm thấy rằng doanh nghiệp đang hành động
đúng và có trách nhiệm. Trách nhiệm đạo đức thường đi kèm với cam kết đối với chăm
sóc khách hàng xuất sắc, giúp người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực khi sử dụng dịch
vụ ví điện tử. Trách nhiệm đạo đức đòi hỏi sự tuân thủ với các quy định và luật lệ, giúp
đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong các khung pháp luật và luân phiên với các
nguyên tắc đạo đức. Hành vi đạo đức là bản chất quan trọng của xã hội vì chúng ảnh
hưởng đến hành động và các quyết định, có tác động xã hội và tác động kinh tế đến các
thành viên của doanh nghiệp và về hiệu suất công việc (McDonald, 2007).

11
H3: Trách nhiệm về đạo đức có ảnh hưởng tích cực đến Ý định tiêu dùng của
người dùng ví điện tử
5.3.1.4. Ảnh hưởng của Trách nhiệm về từ thiện đến Ý định tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm về từ thiện có thể tạo ra ấn tượng tích cực
với người tiêu dùng, làm tăng giá trị thương hiệu và lòng trung thành từ phía họ. Người
tiêu dùng thường có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và từ
thiện, vì vậy, hành vi tiêu dùng có thể được ảnh hưởng tích cực khi họ cảm thấy rằng
họ đang ủng hộ một nguồn gốc tốt. Trách nhiệm về từ thiện có thể giúp nâng cao ý
thức xã hội của người tiêu dùng, khi họ trở thành một phần của những hoạt động tích
cực và giúp đỡ cộng đồng. Trách nhiệm từ thiện còn giúp biến hình ảnh doanh nghiệp
trông như những công dân tốt và dễ dàng nhận được sự ủng hộ từ xã hội, cộng đồng
(Grigore, 2010)
H4: Trách nhiệm về từ thiện có ảnh hưởng tích cực đến Ý định tiêu dùng của
người dùng ví điện tử
5.3.1.5. Ảnh hưởng của Ý định tiêu dùng đến Hành vi tiêu dùng của người dùng
ví điện tử
Xuất phát từ Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB), nhiều nghiên cứu chỉ mới tập
trung nghiên cứu ở Ý định tiêu dùng nhưng sau khi phát triển mô hình, có những nhà
nghiên cứu và doanh nghiệp đã nhận thức được rằng vẫn có những khoảng cách giữa Ý
định và Hành vi tiêu dùng thực tế (Carrington và cộng sự, 2010). Chính vì vậy, vài
nghiên cứu cũng đã tập trung nghiên cứu tác động của Ý định đến Hành vi tiêu dùng và
đưa ra nhiều kết quả tương tự nhau về việc ý định lại không đồng nhất với hành vi tiêu
dùng (Orzan, 2018) nhưng vẫn có những nghiên cứu chỉ ra kết quả đối lập. Vì thế,
nhóm đưa ra giả thuyết cho rằng:
H5: Ý định tiêu dùng có ảnh hưởng tích cực đến Hành vi tiêu dùng của người
dùng ví điện tử
5.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

12
13
Hình 5.3. Mô hình đề xuất

Trách nhiệm
kinh tế

Trách nhiệm H1 (+)


pháp lý
H2 (+) H5 (+) Hành vi tiêu dùng ví
Ý định
điện tử của khách hàng
tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
Trách nhiệm
đạo đức H3 (+)

Trách nhiệm H4 (+)


từ thiện

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất


Mô hình đề xuất bao gồm 04 biến độc lập, bao gồm: Trách nhiệm về kinh tế,
Trách nhiệm về pháp lý, Trách nhiệm về đạo đức và Trách nhiệm về từ thiện và 1 biến
trung gian là Ý định tiêu dùng. Biến phụ thuộc là Hành vi tiêu dùng ví điện tử của
khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể qua hai bước chính:
phân tích dữ liệu sơ cấp và kiểm định dựa trên khảo sát thực tế.
6.1. Thiết kế nghiên cứu
6.1.1. Định nghĩa các biến số
Đối với nghiên cứu này, các biến số được sử dụng gồm các loại: biến độc lập,
biến trung gian, biến phụ thuộc và biến quan sát.
Biến độc lập là các biến nghiên cứu không chịu sự tác động của các biến khác, nó
được sử dụng để giải thích cho biến phụ thuộc. Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả lựa
chọn ra 04 biến độc lập dựa theo mô hình Kim tự tháp Trách nhiệm xã hội (Carroll,
1991). Các biến độc lập đó là: trách nhiệm về kinh tế, trách nhiệm về pháp lý, trách
nhiệm về đạo đức và trách nhiệm về từ thiện

14
Biến trung gian là biến trực tiếp tác động đến biến phụ thuộc nhưng lại chịu sự
tác động của các biến quan sát. Ở đây, biến trung gian chính là ý định tiêu dùng của
người dùng ví điện tử.
Biến phụ thuộc là biến nghiên cứu chịu sự tác động của các biến khác thông qua
các cơ sở lý luận và các lý thuyết được thiết lập. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc
đó là hành vi tiêu dùng ví điện tử của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Biến quan sát là các khía cạnh có thể trực tiếp khảo sát đối tượng điều tra được.
Cụ thể là các biến nhân khẩu học.
6.1.2. Xây dựng thang đo
Các thang đo của đề tài này được xây dựng trên nền tảng kế thừa các nghiên cứu
trước đó (Carroll, 1991; Bianchi và Bruno, 2018; Phạm, 2021; Zhang và Ahmad, 2022;
Ahmad và cộng sự, 2023). Do có chứa yếu tố mới là sử dụng ví điện tử, các câu hỏi cụ
thể trong khảo sát đã được hiệu chỉnh lại để đáp ứng mục đích nghiên cứu của đề tài.
6.1.2.1. Thang đo đánh giá trách nhiệm về kinh tế
Các nhà nghiên cứu trước đây đã đề xuất nhiều chỉ số khác nhau cho việc đánh
giá mức hoạt động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và có sự điều chỉnh cho
phù hợp với đối tượng cũng như mục đích nghiên cứu của đề tài. Kế thừa và điều chỉnh
từ nghiên cứu trước ở những lĩnh vực tương tự và điều chỉnh lại cho phù hợp với đơn
vị nghiên cứu mới, nhân tố thu nhập được đánh giá thông qua 4 biến quan sát dưới đây:
Bảng 6.1. Thang đo đánh giá trách nhiệm về kinh tế

Ký hiệu Chỉ số cấu thành Nguồn

KT1 Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận để duy trì hoạt động Bianchi và
kinh doanh Bruno (2018),
Carroll (1991)
KT2 Doanh nghiệp đưa ra mức giá dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng

KT3 Doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ mà họ cung


cấp

KT4 Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu
khách hàng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


15
6.1.2.2. Thang đo đánh giá trách nhiệm về pháp lý
Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều phải tuân thủ quy định về pháp luật tại nước sở tại
cũng như các quốc gia khác mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh. Trong nghiên
cứu này nhân tố trách nhiệm về pháp lý được xây dựng bằng 2 biến quan sát khác nhau
dựa trên sự kế thừa mô hình của Carroll. Cụ thể như sau:
Bảng 6.2. Thang đo đánh giá trách nhiệm về pháp lý

Ký Chỉ số cấu thành Nguồn


hiệu

PL1 Doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật tại nước sở tại Carroll
(1991)
PL2 Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và quy định quốc tế

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


6.1.2.3. Thang đo đánh giá trách nhiệm về đạo đức
Trách nhiệm về đạo đức được thể hiện qua các thang đo trong nhiều mô hình
trước đó. Đồng thời các biến quan sát cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu nhưng vẫn giữ được ý nghĩa ban đầu. Đã có 5 biến quan sát được xây dựng
bao gồm:
Bảng 6.3. Thang đo đánh giá trách nhiệm về đạo đức

Ký hiệu Chỉ số cấu thành Nguồn

DD1 Nhân viên tại doanh nghiệp được hưởng các chế Bianchi và Bruno
độ, chính sách cơ bản bảo vệ quyền lợi người lao (2018), Zhang và
động Ahmad (2022)

DD2 Nhân viên tại doanh nghiệp được đối xử công


bằng và có cơ hội phát triển

DD3 Doanh nghiệp có những khoản thưởng nhằm tạo


ra lợi ích và đáp ứng nhu cầu khác của nhân viên

DD4 Doanh nghiệp đưa ra những quy định chuẩn mực


đạo đức riêng trong hoạt động kinh doanh của
mình

16
DD5 Doanh nghiệp minh bạch với các khách hàng về
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


6.1.2.4. Thang đo đánh giá trách nhiệm về từ thiện
Từ thiện là trách nhiệm bậc cao nhất và được đáng giá tích cực. Chính vì thế đã
được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục được đề
tài đưa vào nghiên cứu với các chỉ số đánh giá như sau:
Bảng 6.4. Thang đo đánh giá trách nhiệm về từ thiện

Ký hiệu Chỉ số cấu thành Nguồn

TT1 Doanh nghiệp cố gắng bảo vệ môi trường và động vậtCarroll (1991),
Bianchi và
TT2 Doanh nghiệp tham gia đóng góp các chương trình Bruno (2018),
nhằm bảo vệ môi trường và động vật Zhang và
TT3 Doanh nghiệp tham gia đóng góp từ thiện cho các Ahmad (2022),
hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng Ahmad và cộng
sự (2023)
TT4 Doanh nghiệp tổ chức hoặc/và tham gia các dự án
nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
và từ thiện

TT5 Doanh nghiệp tổ chức và kêu gọi cộng đồng cùng thực
hiện các chương trình đóng góp hỗ trợ cộng đồng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


6.1.2.5. Thang đo đánh giá ý định tiêu dùng
Ý định tiêu dùng là một biến quen thuộc trong các nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực kinh tế, xã hội. Chính vì thế, nhờ sự kế thừa và sửa đổi từ các thang đo trong các
mô hình trước đó, nhóm đã đưa ra đề xuất thang đo cho biến này với 4 biến quan sát
như sau:
Bảng 6.5. Thang đo đánh giá ý định tiêu dùng

Ký hiệu Chỉ số cấu thành Nguồn

17
YD1 Tôi thấy sử dụng ví điện tử là một ý tưởng tốt Phạm (2021),
Zhang và
YD2 Tôi có ý định sử dụng ví điện tử Ahmad (2022),
YD3 Tôi có ý định sử dụng ví điện tử thường xuyên Ahmad và cộng
sự (2023)
YD4 Tôi có ý định khuyên gia đình/ bạn bè sử dụng ví
điện tử

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


6.1.2.6. Thang đo đánh giá hành vi tiêu dùng
Một điểm yếu của các nghiên cứu trước đó là chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ở ý
định chứ chưa đi sâu vào hành vi. Vì vậy việc sử dụng mô hình truyền thống chỉ đánh
giá được ý định tiêu dùng của người dùng. Để khắc phục vấn đề này, nhóm đề xuất
đánh giá mức độ hành vi tiêu dùng của người dùng bằng 4 biến quan sát là (1) tôi hài
lòng với việc sử dụng ví điện tử, (2) tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử như 1 trong
những phương thức thanh toán của mình, (3) tôi sẽ thường xuyên sử dụng như phương
thức thanh toán chính và (4) tôi sẽ khuyên người thân/ bạn bè sử dụng ví điện tử. Trong
phạm vi nghiên cứu này kế thừa nghiên cứu của Phạm (2021) có điều chỉnh và đưa ra 4
biến quan sát để đánh giá hành vi tiêu dùng bao gồm:
Bảng 6.6. Thang đo đánh giá hành vi tiêu dùng chung

Ký hiệu Chỉ số cấu thành Nguồn

HV1 Tôi hài lòng với việc sử dụng ví điện tử Phạm (2021)

HV2 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử như 1 trong


những phương thức thanh toán của mình

HV3 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng như phương thức


thanh toán chính

HV4 Tôi sẽ khuyên người thân/ bạn bè sử dụng ví


điện tử

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

18
6.1.3. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi là hình thức quen thuộc trong thu thập dữ liệu sơ cấp và được nhiều
nghiên cứu sử dụng. Ưu điểm của bảng hỏi là tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực,
đảm bảo tính ẩn danh, khách quan, dễ dàng và nhanh chóng thu thập được dữ liệu số
lượng lớn. Tuy nhiên, hình thức này cũng còn hạn chế như tỷ lệ trả lời online chưa cao,
đối tượng được khảo sát có thể chưa nắm rõ được một số thuật ngữ hoặc toàn bộ câu
hỏi. Điều này dẫn đến câu trả lời của đáp viên bị sai trọng tâm vấn đề.
Quy trình thiết kế bảng hỏi được chia làm 02 bước chính. Đầu tiên, dựa trên các
nghiên cứu trước đây về các vấn đề liên quan như các đề tài về sự thỏa mãn của người
dùng, sự gắn kết của người dùng với tổ chức hay sự hài lòng của người dùng, v.v,
nhóm tác giả xác định cơ sở lý thuyết để xây dựng các câu hỏi chính là các biến quan
sát nhằm đo lường các biến độc lập và hình thành bảng hỏi sơ bộ. Sau khi hoàn thiện,
bảng câu hỏi chính thức được hoàn thành và được chia làm ba phần chính.
Phần thứ nhất bao gồm các câu hỏi liên quan để lọc đối tượng cho phù hợp với
đối tượng và phạm vi khảo sát. Những đáp viên là người chưa từng sử dụng ví điện tử,
không ở thành phố Hồ Chí Minh đều không nằm trong đối tượng khảo sát, vì vậy
những phần đánh giá sau đó của đáp viên cũng được coi là không phù hợp và không
được sử dụng để đưa ra kết quả khảo sát. Trong phần này cũng bao gồm các thông tin
chi tiết hơn về công việc bao gồm các thông tin về loại ví điện tử sử dụng, tần suất sử
dụng ví; và thông tin nhân khẩu học của đáp viên như giới tính, nghề nghiệp và mức
thu nhập hàng tháng.
Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi trọng tâm của khảo sát về trách nhiệm xã hội
và đảm bảo mục đích trả lời câu hỏi nghiên cứu. Những câu hỏi sẽ liên quan đến sự
đánh giá của người dùng về các trách nhiệm và hành vi tiêu dùng chung. Các đáp viên
sẽ trả lời câu hỏi này bằng cách lựa chọn mức độ mình đánh giá là phù hợp nhất về
từng yếu tố được nhắc đến trong câu hỏi. Các mức độ từ 1 đến năm với 1 mang ý nghĩa
là rất không đồng ý và 5 mang ý nghĩa là rất đồng ý (căn cứ theo thang đo Likert 5 mức
độ).
Phần thứ ba chủ yếu tập trung các câu hỏi về ý định và hành vi tiêu dùng của
người được khảo sát nhằm giúp thu thập thêm thông tin, dữ liệu từ đó rút ra được các
kết luận quan trọng và mối quan hệ mật thiết nhằm giải quyết các câu hỏi và mục tiêu
nghiên cứu.
Bảng 6.7. Các thang đo được sử dụng trong câu hỏi nghiên cứu

19
Nhân tố Biến Thang đo

Thông tin Nơi sinh sống Định danh


phân loại
Đã từng sử dụng ví điện tử hay chưa Định danh

Đánh giá chi Trách nhiệm về kinh tế


tiết mức độ ý
định và hành Trách nhiệm về pháp lý
Likert 5 mức độ
vi tiêu dùng Trách nhiệm về đạo đức

Trách nhiệm về từ thiện

Thông tin Giới tính Định danh


nhân khẩu
học Nghề nghiệp Định danh

Thu nhập hàng tháng Tỷ lệ

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


6.2. Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu
6.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu
6.2.1.1 Tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu của đề tài là những người đã từng/đang sử dụng ví điện tử
tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là mọi người dùng, ngoại trừ những
người dùng không ở thành phố Hồ Chí Minh và người chưa từng sử dụng ví điện tử.
Phạm vi địa lý cũng được giới hạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các người dùng
thỏa mãn đặc điểm trên đều được xem xét trong tổng thể nghiên cứu.
6.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Có hai phương pháp chọn mẫu chính là chọn mẫu phi xác suất và chọn mẫu xác
suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất giúp đảm bảo tính đại diện cao hơn cho quần thể,
vì mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên, đồng đều cho mỗi cá thể trong quần thể nghiên cứu,
không phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu
trên khắp thế giới đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp chọn mẫu khi
thực hiện nghiên cứu.

20
Dựa trên thực tế nghiên cứu và các phân tích, đề tài đã lựa chọn phương pháp
chọn mẫu phi xác suất. Lý do đầu tiên là đã xác định được tổng thể nghiên cứu là
những người đã/đang sử dụng ví điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, căn cứ
vào mức độ thuận tiện về địa lý, khả năng phỏng vấn, và thời gian phỏng vấn để khảo
sát. Phương pháp này được chọn vì nó dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng
thời phản ánh mục đích nghiên cứu khám phá, tìm hiểu sâu về một vấn đề. Hình thức
chọn mẫu thuận tiện được áp dụng thông qua việc gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến bạn
bè và người quen, nhờ họ trả lời và chia sẻ cho người quen của họ, tạo ra một chuỗi
mạng lưới thuận tiện để thu thập đủ số lượng mẫu cần thiết.
6.2.1.3 Kích thước mẫu
Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu việc lựa chọn một cỡ mẫu phù hợp là cần
thiết. Nguyên tắc chung cho việc chọn mẫu là cỡ mẫu càng lớn càng chính xác. Tuy
nhiên trong những cỡ mẫu quá lớn cũng ảnh hưởng đến thời gian và chi phí để thực
hiện nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần
thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Kích thước
mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến quan sát được đưa trong phân tích nhân tố.
Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến.. Như vậy
với 18 biến quan sát, cỡ mẫu cần thu thập sẽ khoảng 90 mẫu là phù hợp để nghiên cứu.
Do đó để đảm bảo kết quả cần có khoảng 135 kết quả khảo sát.
6.2.2. Phương pháp và quá trình thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc sử dụng bảng
câu hỏi phỏng vấn. Để đảm bảo tính bảo mật cho các đáp viên, trong bảng câu hỏi sẽ
có cam kết giữ bí mật và đảm bảo rằng kết quả chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên
cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu này được thực hiện thông qua việc gửi bảng câu hỏi
trực tuyến cho đáp viên.
Để thực hiện việc gửi bảng câu hỏi trực tuyến, nhóm tác giả sẽ tạo bảng hỏi trên
nền tảng Google Form và gửi đến đối tượng tham gia khảo sát, bao gồm người thân,
bạn bè, và thành viên của các hội nhóm.
Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng thu thập dữ liệu từ một lượng lớn
người tham gia, đồng thời cũng cho phép đặt những câu hỏi mang tính riêng tư cao.
Chi phí triển khai gần như là không, và đáp viên có thể dành thời gian suy nghĩ và trả
lời vào thời điểm thuận tiện cho họ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có
thể gặp khó khăn trong việc đạt được tỷ lệ trả lời cao, đồng thời độ dài câu hỏi có thể

21
khiến cho một số đáp viên cảm thấy mất thời gian và có thể giảm sự hứng thú hoặc
động lực tham gia khảo sát.
6.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi nên công cụ được
sử dụng để phân tích và xử lý số liệu là phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.0 và phần
mềm bảng tính Microsoft Excel 2016. Hai công cụ này sẽ hỗ trợ trong quá tình nghiên
cứu định lượng của bài.
6.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Một trong những mục tiêu quan trọng của đề tài là xây dựng và kiểm định độ tin
cậy của các thang đo liên quan đến mức độ ý định tiêu dùng, cũng như thang đo chung
về hành vi tiêu dùng ví điện tử của khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, hai công cụ
quan trọng được sử dụng là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố.
Hệ số Cronbach’s Alpha được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy của các biến được
sử dụng để đo lường mỗi nhân tố của sự hài lòng công việc. Nó giúp phát hiện và loại
bỏ những biến không đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo rằng chỉ những biến đo lường đáng
tin cậy nhất được sử dụng trong thang đo. Kết quả giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha
càng cao thường cho thấy độ tin cậy của biến càng lớn và phù hợp với mỗi nhân tố.
Tuy nhiên, nếu giá trị của các biến đều cao hơn hoặc bằng 0,95, có thể xảy ra hiện
tượng trùng lắp thang đo, khiến cho nhiều biến không có sự khác biệt.
Theo Nunally và Burstein (1994), để đảm bảo độ tin cậy của biến đo lường, hệ số
tương quan giữa các biến tổng nên lớn hơn hoặc bằng 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha tối
thiểu cần đạt 0,7 để đáp ứng yêu cầu và được coi là có ý nghĩa trong việc đánh giá độ
tin cậy của thang đo.
6.3.2. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính
Đầu tiên, sẽ thực hiện xem xét về hệ số tương quan giữa hành vi tiêu dùng (biến
phụ thuộc) và các nhân tố của trách nhiệm xã hội (biến độc lập). Tiếp theo, phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường
(Ordinary Least Squares – OLS) sẽ được thực hiện. Trong phân tích này, biến phụ
thuộc là hành vi tiêu dùng ví điện tử, và các biến độc lập dự kiến bao gồm các trách
nhiệm xã hội như trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và
trách nhiệm từ thiện.
Cuối cùng, để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy cuối cùng và sự phù
hợp của nó, một loạt các kiểm tra sự vi phạm giả định trong hồi quy tuyến tính sẽ được

22
thực hiện. Các giả định này bao gồm liên hệ tuyến tính (kiểm tra bằng biểu đồ phân tán
Scatterplot), phân phối chuẩn của phần dư (kiểm tra bằng Histogram và Q-Q plot), và
hiện tượng đa cộng tuyến (đánh giá thông qua độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng
đại VIF). Các bước này nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả hồi quy
tuyến tính đa biến.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Đóng góp mới
Tính mới của nghiên cứu chính là phạm vi nghiên cứu, cụ thể là người dùng có
hành vi sử dụng ví điện tử trên địa bàn TP HCM chịu tác động của trách nhiệm xã hội
hội. Tại Việt Nam đã có các tác giả nghiên cứu chung về các tác động đến hành vi sử
dụng ví điện tử mà chưa có nghiên cứu nào về khía cạnh tác động của trách nhiệm xã
hội đến hành vi sử dụng ví điện tử.
7.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.2.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, mô hình sử dụng trong đề tài là một sự kế thừa từ mô hình
Kim tự tháp Trách nhiệm xã hội của Carroll (Carroll’s Pyramid of CSR), mô hình được
dùng để đánh giá các mức độ của các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kết hợp với mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng của Carroll (1991), Bianchi và Bruno (2018), Phạm (2021), Zhang và Ahmad
(2022), Ahmad và cộng sự (2023). Các mô hình này cùng nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng của người tiêu dùng. Nhưng mô hình này có tính rộng mở hơn chính vì thế nhóm
đã điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh và đối tượng mà nhóm chọn nghiên cứu. Cụ thể
thì các hoạt động thể hiện trách nhiệm của xã hội được lựa chọn phù hợp với thực tiễn
và mức độ hiểu biết về CSR của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã
biến đổi xã hội thành nhiều cục diện mới trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt phải nhắc đến
là ví điện tử đã nổi lên như một nguồn đổi mới quan trọng trong hệ thống thanh toán và
quản lý tài chính cá nhân. Do đó người tiêu dùng cũng bắt đầu có nhiều tiêu chí cũng
như sự tin yêu đối với ví điện tử mình sử dụng, từ đó việc hình thành các chiến dịch
trách nhiệm xã hội luôn được các doanh nghiệp nói chung cũng như ví điện tử nói
riêng quan tâm một cách đáng kể. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích chỉ
ra mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội hội đến hành vi sử dụng ví điện tử của người

23
dùng, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng để doanh nghiệp
kịp thời nắm bắt và hướng đến các mục tiêu lâu dài trong tương lai. Qua đó, tùy vào
mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến sẽ có những chính sách phù hợp để nâng cao các
hoạt động trách nhiệm xã hội để thu hút, tăng sự tin tưởng của người sử dụng dịch vụ.
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Mở đầu bài nghiên cứu bao gồm các phần: danh mục viết tắt, danh mục bảng,
danh mục biểu đồ và mục lục. Bài nghiên cứu của nhóm sinh viên bao gồm 11
phần:
- Phần I: Lý do nghiên cứu
- Phần II: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
- Phần III: Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Phần IV: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phần V: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Phần VI: Phương pháp nghiên cứu
- Phần VII: Đóng góp của đề tài
- Phần VIII: Kết cấu của đề tài
- Phần IX: Lịch trình dự kiến
- Phần X: Các nguồn lực
- Phần XI: Các tài liệu tham khảo.

9. LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN


Theo dự kiến, nghiên cứu sẽ hoàn thành vào Thứ Năm 04/01/2024.
10. CÁC NGUỒN LỰC
- Chi phí

● Chi phí in ấn, đi lại và liên lạc: 120.000 VND

● Chi phí mua tài liệu: 100.000 VND

● Chi phí phát sinh: 50.000

- Nhân lực
24
● Huỳnh Hồng An

● Trần Quốc Bảo

25
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài "Tác động của trách nhiệm xã hội đến hành vi
sử dụng ví điện tử của khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh," nhóm chúng
tôi đã thực hiện một cuộc khám phá sâu rộng về sự tương quan giữa các yếu tố trách
nhiệm xã hội và hành vi sử dụng ví điện tử. Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ đánh
bại một góc nhìn mới về động lực tiêu dùng trong thị trường thanh toán điện tử mà còn
mang lại các hiểu biết quan trọng về quản lý chiến lược kinh doanh và trách nhiệm
doanh nghiệp trong bối cảnh ngày nay.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của nghiên cứu là việc phân tích các trách
nhiệm xã hội, bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức
và trách nhiệm từ thiện, có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng.
Các kết quả chi tiết về sự tương quan và tác động cụ thể của từng yếu tố này sẽ cung
cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược
quản lý trách nhiệm xã hội và phát triển dịch vụ thanh toán điện tử đồng thời cũng giúp
Chính phủ có góc nhìn mới nhằm tạo ra các chính sách quyết định, thúc đẩy và ủng hộ
các hoạt động trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Tất cả những điều này cùng nhau tạo nên một bước tiến quan trọng trong việc
hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa trách nhiệm xã hội và hành vi sử dụng ví điện tử,
mang lại giá trị lớn cho cả lý thuyết nghiên cứu và thực tế kinh doanh.

26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ahmad, S., Shakir, M., Azam, A., Mahmood, S., Zhang, Q., & Ahmad, Z.
(2023). The impact of CSR and green consumption on consumer satisfaction
and loyalty: Moderating role of ethical beliefs. Environmental Science and
Pollution Research, 30, 1–15. https://doi.org/10.1007/s11356-023-29930-7
2. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior
and Human Decision Processes, 50(2), 179–211.
https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T
3. Bernando, F., & Ramli, Y. (2023b). The Decision to Use E-Wallet in The
Millennial Generation in Jakarta. Journal of The Community Development in
Asia, 6, 70–86. https://doi.org/10.32535/jcda.v6i2.2265
4. Carrington, M., Neville, B., & Whitwell, G. (2010). Why Ethical Consumers
Don’t Walk Their Talk: Towards a Framework for Understanding the Gap
Between the Ethical Purchase Intentions and Actual Buying Behaviour of
Ethically Minded Consumers. Journal of Business Ethics, 97, 139–158.
https://doi.org/10.1007/s10551-010-0501-6
5. Carroll, A. (1979). A Three-Dimensional Conceptual Model of Corporate
Performance. Academy of Management Review, 4, 479–505.
6. Carroll, A. (1991). The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward
the Moral Management of Organizational Stakeholders. Business Horizons,
34, 39–48. https://doi.org/10.1016/0007-6813(91)90005-G
7. CVv146S142019123.pdf. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/279492/CVv146
S142019123.pdf
8. Đề tài Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hương đến ý định và quyết
định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam—Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp.
(không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ https://luanvan.co/luan-
van/de-tai-mo-hinh-nghien-cuu-nhung-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-va-
quyet-dinh-su-dung-the-atm-tai-viet-nam-20884/
9. Esawe, A. T. (2022). Understanding mobile e-wallet consumers’ intentions
and user behavior. Spanish Journal of Marketing - ESIC, 26(3), 363–384.
https://doi.org/10.1108/SJME-05-2022-0105
10. Factor Analysis | Richard L. Gorsuch | Taylor & Francis eBooks, Refere.
(không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://www.taylorfrancis.com/books/mono/10.4324/9780203781098/factor-
analysis-richard-gorsuch
11. Full article: Corporate social responsibility and financial performance: The
case in Vietnam. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/23322039.2022.2075600
12. Han, H., & Kim, Y. (2010). An investigation of green hotel customers’
decision formation: Developing an extended model of the theory of planned
behavior. International Journal of Hospitality Management, 29(4), 659–668.
https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2010.01.001
13. Hulea, L. (2010). COMMUNICATION - ORGANIZATIONS’ WORK
DEVICE. Annals of the University of Petrosani : Economics, X.
14. Hương L. P., & Thuận L. T. (2019). Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội,
giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính: Trường hợp các ngân hàng thương
mại tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 55,
85–94. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.084
15. Insights | Nielsen. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://www.nielsen.com/insights/
16. Iskandar, M., Hartoyo, H., & Hermadi, I. (2020). Analysis of Factors
Affecting Behavioral Intention and Use of Behavioral of Mobile Banking
Using Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2 Model
Approach. International Review of Management and Marketing, 10, 41–49.
https://doi.org/10.32479/irmm.9292
17. Karim, M., Haque, A., Ulfy, M. A., Hossain, A., & Anis, Z. (2020). Factors
Influencing the Use of E-wallet as a Payment Method among Malaysian
Young Adults. International Journal of Business and Management, 3, 01–
12. https://doi.org/10.37227/jibm-2020-2-21
18. Kasirye, F., & Masum, S. (2021). The Effects of e-Wallet among Various
Types of Users in Malaysia: A Comparative Study. Asian Journal of
Research in Business Economics and Management, 3, 26–41.
19. McDonald, G. (2007). Business ethics and the evolution of corporate
responsibility.
https://dro.deakin.edu.au/articles/journal_contribution/Business_ethics_and_
the_evolution_of_corporate_responsibility/21040294/1
20. Nghiên cứu của Visa cho thấy thanh toán điện tử và các xu hướng kỹ thuật
số tiếp tục phát triển hậu COVID-19 | Visa. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng
Giêng 2024, từ https://www.visa.com.vn/vi_VN/about-visa/newsroom/press-
releases/nr-vn-230531.html
21. Nguyen, T. D. (không ngày). Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân
hàng điện tử ở Việt Nam. Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://www.academia.edu/8325776/%C4%90%E1%BB%81_xu%E1%BA
%A5t_m%C3%B4_h%C3%ACnh_ch%E1%BA%A5p_nh%E1%BA
%ADn_v%C3%A0_s%E1%BB%AD_d%E1%BB%A5ng_ng%C3%A2n_h
%C3%A0ng_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD_%E1%BB
%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
22. Nguyễn Duy, T., & Cao Hào, T. (2014). Structural Model for Adoption and
Usage of E-banking in Vietnam. Journal of Asian Business and Economic
Studies, 220, 116–135. https://doi.org/10.24311/jabes/2014.220.06
23. Nicolau, J. (2008). Corporate Social Responsibility: Worth-Creating
ctivities. Annals of Tourism Research, 35, 990–1006.
https://doi.org/10.1016/j.annals.2008.09.003
24. Nunnally, J. C. (1994). Psychometric Theory 3E. Tata McGraw-Hill
Education.
25. Orzan, G., Cruceru, A. F., Bălăceanu, C. T., & Chivu, R.-G. (2018).
Consumers’ Behavior Concerning Sustainable Packaging: An Exploratory
Study on Romanian Consumers. Sustainability, 10(6), Article 6.
https://doi.org/10.3390/su10061787
26. (PDF) Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance
of Information Technology. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ
https://www.researchgate.net/publication/200085965_Perceived_Usefulness
_Perceived_Ease_of_Use_and_User_Acceptance_of_Information_Technolo
gy
27. PHAM NG THI HOANG HOA_ Toan van luan an.pdf. (không ngày). Truy
vấn 4 Tháng Giêng 2024, từ https://www.udn.vn/Portals/31/userfiles/7/LA
%20TS/PHAM%20NG%20THI%20HOANG%20HOA_%20Toan%20van
%20luan%20an.pdf?ver=2021-01-08-100643-387
28. Phu, L. (2019). CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI NHÁNH CẦN THƠ. 17, 240–250.
29. Purwanto, E., & Loisa, J. (2020). The Intention and Use Behaviour of the
Mobile Banking System in indonesia: UTAUT Model. Technology Reports
of Kansai University, 62.
30. Senyigit, B., & Shuaibu, M. (2017). The Effect of Corporate Social
Responsibility on Financial Performance: Evidence from the Banking
Industry in Emerging Economies. Journal of Business Studies Quarterly,
2017, 22–31.
31. Social Context, Personal Norms and the use of Public Transportation: Two
Field Studies | Request PDF. (không ngày). Truy vấn 4 Tháng Giêng 2024,
từ
https://www.researchgate.net/publication/223080988_Social_Context_Perso
nal_Norms_and_the_use_of_Public_Transportation_Two_Field_Studies
32. Sustainability | Free Full-Text | Linking Corporate Social Responsibility,
Consumer Identification and Purchasing Intention. (không ngày). Truy vấn
4 Tháng Giêng 2024, từ https://www.mdpi.com/2071-1050/14/19/12552
33. Trần Văn H., & Lê Hồng Q. (2023). Những yếu tố tác động đến ý định sử
dụng ví điện tử của người dân ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, 92–101. https://doi.org/10.33301/JED.VI.547
34. Zhang, Q., & Ahmad, S. (2021). Analysis of Corporate Social Responsibility
Execution Effects on Purchase Intention with the Moderating Role of
Customer Awareness. Sustainability, 13(8), Article 8.
https://doi.org/10.3390/su13084548
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG HỎI KHẢO SÁT
Phụ lục 2. DỮ LIỆU NHÂN KHẨU HỌC
Phụ lục 3. DỮ LIỆU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Phụ lục 4. DỮ LIỆU VỀ Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG
Phụ lục 1. BẢNG HỎI KHẢO SÁT
Đường liên kết (Link) bảng hỏi khảo sát: https://forms.gle/MGvvau7Z9A6XgWvz6

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN
TỬ CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Thân chào Anh/Chị/Bạn
Chúng em/chúng mình là nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở
II tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng em/chúng mình đang thực hiện một nghiên cứu về
"TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN
TỬ CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH" nhằm phục vụ cho
môn học tại trường.
Để có thể hoàn thành tốt nhất bài nghiên cứu này, chúng em/chúng mình rất cần những
thông tin mà Anh/Chị/Bạn có thể cung cấp qua bảng khảo sát dưới đây. Nhóm xin cam
kết rằng tất cả những thông tin Anh/Chị/Bạn cung cấp qua bảng khảo sát của nhóm sẽ
hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu.
Rất mong Anh/Chị/Bạn sẽ dành chút thời gian quý báu để thực hiện bài khảo sát này
giúp nhóm. Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
* Indicates required question

PHẦN I. NHÂN KHẨU HỌC

Anh/Chị/Bạn vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu vào câu trả lời

1. Giới tính của bạn là? *


Mark only one oval.
○ Nam
○ Nữ
○ Khác

2. Nghề nghiệp của bạn là? *


Mark only one oval.
○ Học sinh/Sinh viên ○ Công nhân/viên chức ○ Kinh doanh ○ Nghỉ hưu ○ Khác

3. Bạn có đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh? *


Mark only one oval.
○ Có
○ Không
4. Thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là bao nhiêu? *
Mark only one oval.
○ Dưới 5 triệu đồng
○ 5 triệu đồng - dưới 10 triệu đồng
○ Trên 10 triệu đồng

5. Bạn đã từng dùng ví điện tử chưa? *


Mark only one oval.
○ Đã từng
○ Đã và đang sử dụng
○ Chưa từng

6. Tần suất sử dụng ví điện tử của bạn? *


Mark only one oval.
○ 1-2 ngày/tuần
○ 3-4 ngày/tuần
○ 5-7 ngày/tuần

7. Bạn đã bao giờ nghe về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility) chưa?*
Mark only one oval.
○ Đã từng ○ Chưa từng

8. Bạn đã và đang sử dụng ví điện tử nào trong số các ví dưới đây? *


Check all that apply.
○ MoMo
○ ZaloPay
○ ShopeePay
○ VNPay
○ ApplePay
○ ViettelMoney
○ Other:

PHẦN II. CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là nghĩa
vụ và cam kết của các tổ chức kinh doanh đối với cộng đồng và xã hội mà họ hoạt
động trong đó. Đây không chỉ là vấn đề về việc tối ưu hóa lợi nhuận mà còn là vấn đề
về việc đóng góp tích cực vào xã hội. Trách nhiệm xã hội không chỉ mang lại lợi ích
cho cộng đồng và môi trường, mà còn có thể tạo ra lợi ích kinh doanh dài hạn bằng
cách tăng cường uy tín thương hiệu và hỗ trợ việc xây dựng mối quan hệ tích cực với
khách hàng, nhân viên và cộng đồng xã hội
Đối với mỗi câu hỏi của phần này, người tham gia khảo sát cần đưa ra đáp án là một số
từ 1-5 với ý nghĩa như sau nhằm thể hiện sự đồng tình/không đồng tình đối với một
mệnh đề được đưa ra.
● 1: Rất không đồng ý
● 2: Không đồng ý
● 3: Trung lập
● 4: Đồng ý
● 5: Rất đồng ý

TRÁCH NHIỆM KINH TẾ

9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử cố gắng tối đa hóa lợi nhuận để duy
trì hoạt động kinh doanh *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

10. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử cố gắng đưa ra giá cả dịch vụ tốt nhất
cho khách hàng *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

11. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử luôn cố gắng nâng cao chất lượng
dịch vụ mà họ cung cấp (bảo mật, nạp/rút tiền, liên kết ngân hàng,...) *
Mark only one oval.
1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

12. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp
với nhu cầu người dùng *

Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

13. Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật của nước sở tại *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

14. Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và quy định quốc tế *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

15. Nhân viên tại doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách cơ bản bảo vệ
quyền lợi người lao động (về giờ làm, BHXH, ngày nghỉ,...) *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

16. Nhân viên tại doanh nghiệp được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

17. Doanh nghiệp có những khoản thưởng nhằm tạo ra lợi ích và đáp ứng nhu cầu
khác của nhân viên *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

18. Doanh nghiệp đưa ra những quy định chuẩn mực đạo đức riêng trong hoạt động
kinh doanh của mình *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

19. Doanh nghiệp minh bạch với các khách hàng về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

TRÁCH NHIỆM TỪ THIỆN

20. Doanh nghiệp cố gắng bảo vệ môi trường và động vật *


Mark only one oval.
1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

21. Doanh nghiệp tham gia đóng góp các chương trình nhằm bảo vệ môi trường và
động vật *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

22. Doanh nghiệp tham gia đóng góp từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn trong
cộng đồng *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

23. Doanh nghiệp tổ chức hoặc/và tham gia các dự án nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo *
vệ môi trường và từ thiện
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

24. Doanh nghiệp tổ chức và kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình
đóng góp hỗ trợ cộng đồng *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

Ý ĐỊNH SỬ DỤNG

25. Tôi thấy sử dụng ví điện tử là một ý tưởng tốt *


Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

26. Tôi có ý định sử dụng ví điện tử *


Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

27. Tôi có ý định sử dụng ví điện tử thường xuyên *


Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

28. Tôi có ý định khuyên người thân/ bạn bè sử dụng ví điện tử *


Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

HÀNH VI SỬ DỤNG

29. Tôi hài lòng với việc sử dụng ví điện tử *


Mark only one oval.
1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

30. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử như 1 trong những phương thức thanh toán của
mình *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

31. Tôi sẽ thường xuyên sử dụng như phương thức thanh toán chính *
Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

32. Tôi sẽ khuyên người thân/ bạn bè sử dụng ví điện tử *


Mark only one oval.

1 2 3 4 5
○ ○ ○ ○ ○
Rất không đồng ý - Rất đồng ý

LỜI CẢM ƠN

Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia khảo sát, chúc bạn có một ngày tốt lành!
Phụ lục 2. DỮ LIỆU NHÂN KHẨU HỌC
Bạn đã bao giờ
nghe về Trách
Bạn có nhiệm xã hội
đang sinh của doanh
sống tại nghiệp Bạn đã và đang
thành phố Thu nhập trung bình Bạn đã từng Tần suất sử (CorporateSocia sử dụng ví điện
Dấu thời Giới tính Nghề nghiệp của bạn Hồ Chí hàng tháng của bạn là dùng ví điện tử dụng ví điện tử l Responsibility) tử nào trong số
gian của bạn là? là? Minh? bao nhiêu? chưa? của bạn? chưa? các ví dưới đây?
MoMo,
ZaloPay,
27/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
18:47:52 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
27/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
19:47:51 Nam Kinh doanh Có Trên 10 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay

27/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử


19:48:27 Nam Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay

27/12/2023 Đã và đang sử
19:51:54 Nam Công nhân/viên chức Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
27/12/2023 Đã và đang sử
19:52:24 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
27/12/2023 Đã và đang sử ApplePay,
19:53:22 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng ViettelMoney

27/12/2023 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng Đã từng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo,
ZaloPay,
20:37:26 ShopeePay
27/12/2023 Đã và đang sử
21:49:34 Nữ Nghỉ hưu Có Trên 10 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
27/12/2023 Đã và đang sử
23:12:23 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
27/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
23:14:23 Nữ Kinh doanh Có Trên 10 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
28/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
9:41:4 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
28/12/2023 ShopeePay,
14:11:34 Nam Học sinh/Sinh viên Không Dưới 5 triệu đồng Đã từng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
28/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
16:7:54 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng VNPay
ZaloPay,
28/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
17:19:23 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ApplePay
MoMo,
28/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
17:33:18 Nam Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng ShopeePay
29/12/2023 Đã và đang sử
1:39:14 Nữ Kinh doanh Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
29/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
1:40:53 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
29/12/2023 Đã và đang sử
7:43:47 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
29/12/2023 Đã và đang sử
8:30:42 Nam Kinh doanh Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
29/12/2023 Đã và đang sử MoMo,
9:19:22 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
29/12/2023 Đã và đang sử
15:29:2 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
29/12/2023 Đã và đang sử
16:3:15 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
0:0:45 Nam Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
0:7:5 Nam Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
30/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
0:19:58 Nữ Công nhân/viên chức Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
7:14:1 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
9:54:33 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng MoMo, ZaloPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10
17:44:20 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng Đã từng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
17:57:24 Nữ Nghỉ hưu Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
30/12/2023 Đã và đang sử ApplePay,
19:35:36 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ViettelMoney
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
19:40:37 Nữ Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
30/12/2023 Đã và đang sử
19:56:44 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10
20:13:22 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng Đã từng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
20:22:32 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng VNPay
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
20:43:57 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
20:56:44 Nam Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng VNPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
20:59:49 Nam Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
ZaloPay,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
21:7:15 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ApplePay
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
21:8:3 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
21:10:10 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
21:15:30 Nam Kinh doanh Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
30/12/2023 Đã và đang sử
21:16:39 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
21:35:3 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
21:38:26 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng MoMo
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10
21:48:32 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng Đã từng 1-2 ngày/tuần Chưa từng ShopeePay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử MoMo,
21:50:7 Nam Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
30/12/2023 Đã và đang sử
22:34:38 Nam Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
22:36:54 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
30/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
22:41:9 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
30/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
23:26:31 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
30/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
23:32:20 Nữ Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
2:8:40 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng VNPay
31/12/2023
7:59:7 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng Đã từng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
8:11:53 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng MoMo
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
8:20:34 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
31/12/2023 Đã và đang sử ApplePay,
8:50:38 Nữ Công nhân/viên chức Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ViettelMoney
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
9:4:47 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ApplePay,
9:9:48 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ViettelMoney
MoMo,
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
9:26:12 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
31/12/2023 Đã và đang sử
9:31:28 Nam Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
9:36:42 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng MoMo

31/12/2023 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng Đã và đang sử 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo,
ShopeePay,
9:49:10 dụng VNPay
MoMo,
31/12/2023 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
9:51:25 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
31/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
9:52:36 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng VNPay
31/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
9:53:37 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
ZaloPay,
31/12/2023 Đã và đang sử ShopeePay,
9:58:23 Nữ Công nhân/viên chức Có Trên 10 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ApplePay
MoMo,
31/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
10:4:42 Nam Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
31/12/2023 Đã và đang sử ZaloPay,
10:52:0 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
31/12/2023 Đã và đang sử
10:59:2 Nam Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
01/01/2024 Đã và đang sử
11:42:37 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
01/01/2024 Đã và đang sử
11:46:0 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng MoMo
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
11:49:46 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
01/01/2024 Đã và đang sử MoMo,
13:3:55 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng ShopeePay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
13:6:16 Nữ Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
01/01/2024 Đã và đang sử
13:50:36 Nữ Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
14:22:20 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
15:26:53 Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
15:33:38 Nam Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
01/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
15:39:16 Nam Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
01/01/2024 Đã và đang sử
15:54:54 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
16:12:36 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng MoMo
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
16:14:46 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng MoMo, ZaloPay
01/01/2024 Nữ Công nhân/viên chức Có Trên 10 triệu đồng Đã và đang sử 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo,
16:16:22 dụng ZaloPay,
ShopeePay,
ApplePay,
ViettelMoney
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
16:24:35 Nữ Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
16:24:52 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
01/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
16:27:19 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
01/01/2024 Đã và đang sử ZaloPay,
16:38:19 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
16:44:14 Nam Nghỉ hưu Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
16:48:45 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Chưa từng VNPay
ZaloPay,
01/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
17:2:26 Nữ Kinh doanh Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ApplePay
MoMo,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
17:23:52 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Chưa từng ShopeePay
MoMo,
01/01/2024 Đã và đang sử ZaloPay,
17:24:9 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
01/01/2024 Đã và đang sử
18:7:1 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
01/01/2024 Nữ Học sinh/Sinh viên Có 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
18:20:19 triệu đồng dụng
01/01/2024 Đã và đang sử
19:16:59 Nữ Công nhân/viên chức Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
19:19:21 Nam Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử MoMo,
19:25:5 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
20:10:51 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
20:15:15 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
20:32:30 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
21:4:49 Nam Kinh doanh Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
22:24:11 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
01/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
23:29:44 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
1:4:22 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
2:5:19 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
7:57:3 Nữ Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ApplePay,
8:50:19 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ViettelMoney
MoMo,
02/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
9:14:12 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
9:35:19 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
9:51:21 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
02/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
9:59:10 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
ZaloPay,
02/01/2024 Đã và đang sử ShopeePay,
10:29:58 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ApplePay
MoMo,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
10:55:53 Nữ Công nhân/viên chức Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
11:17:59 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
11:19:32 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
11:59:10 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
12:9:37 Nữ Kinh doanh Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
12:13:27 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
02/01/2024 Đã và đang sử MoMo,
12:13:59 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
12:54:55 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
02/01/2024 Đã và đang sử
12:55:31 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
MoMo,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
13:1:56 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ZaloPay,
13:15:56 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
MoMo,
ZaloPay,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
14:1:37 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
MoMo,
ZaloPay,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ShopeePay,
14:2:25 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng VNPay
02/02/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
15:12:18 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
02/01/2024 Đã và đang sử
15:22:13 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
02/01/2024 Đã và đang sử
15:27:24 Nam Học sinh/Sinh viên Có Dưới 5 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo, ZaloPay
MoMo,
ZaloPay,
ShopeePay,
02/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử ApplePay,
16:17:53 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ViettelMoney
03/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
0:5:30 Nam Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 5-7 ngày/tuần Đã từng MoMo
03/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
0:8:4 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
03/01/2024 Đã và đang sử MoMo,
0:42:31 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 1-2 ngày/tuần Đã từng ShopeePay
03/01/2024 5 triệu đồng - dưới 10 Đã và đang sử
7:56:59 Nữ Học sinh/Sinh viên Có triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng ZaloPay, VNPay
03/01/2024 Đã và đang sử
8:7:37 Nữ Học sinh/Sinh viên Có Trên 10 triệu đồng dụng 3-4 ngày/tuần Đã từng MoMo
Phụ lục 3. DỮ LIỆU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Nhân
Doanh viên tại
nghiệp doanh
cung cấp nghiệp
dịch vụ được Doanh Doanh
Doanh ví điện hưởng nghiệp nghiệp Doanh
nghiệp Doanh tử luôn Doanh các chế Doanh đưa ra Doanh tổ chức nghiệp
cung cấp nghiệp cố gắng nghiệp độ, nghiệp những nghiệp Doanh Doanh hoặc/và tổ chức
dịch vụ cung cấp nâng cao cung cấp chính có quy định minh nghiệp nghiệp tham gia và kêu
ví điện dịch vụ chất dịch vụ sách cơ những chuẩn bạch với tham gia tham gia các dự gọi cộng
tử cố ví điện lượng ví điện bản bảo Nhân khoản mực đạo các đóng đóng án nâng đồng
gắng tối tử cố dịch vụ tử tạo ra vệ quyền viên tại thưởng đức khách góp các góp từ cao nhận cùng
đa hóa gắng mà họ nhiều lợi doanh nhằm riêng hàng về Doanh chương thiện thức thực
lợi đưa ra cung cấp sản Doanh Doanh người nghiệp tạo ra lợi trong hoạt nghiệp trình cho các cộng hiện các
nhuận để giá cả (bảo phẩm nghiệp nghiệp lao động được đối ích và hoạt động cố gắng nhằm hoàn đồng về chương
duy trì dịch vụ mật, mới phù tuân thủ tuân thủ (về giờ xử công đáp ứng động kinh bảo vệ bảo vệ cảnh khó bảo vệ trình
hoạt tốt nhất nạp/rút hợp với pháp pháp làm, bằng và nhu cầu kinh doanh môi môi khăn môi đóng
động cho tiền, liên nhu cầu luật của luật và BHXH, có cơ khác của doanh của trường trường trong trường góp hỗ
kinh khách kết ngân người nước sở quy định ngày hội phát nhân của doanh và động và động cộng và từ trợ cộng
doanh hàng hàng,...) dùng tại quốc tế nghỉ,...) triển viên mình nghiệp vật vật đồng thiện đồng
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 5 4 5 5 4 4 4 4 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
4 5 4 4 5 5 4 5 5 4 5 5 4 5 5 5
4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 4 4 5 5 5
4 4 5 4 5 5 4 4 5 5 4 4 4 5 5 4
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
3 4 4 5 5 5 4 5 4 4 5 3 4 3 3 2
5 4 4 2 5 5 2 4 1 5 4 4 5 5 5 5
5 5 3 5 3 5 4 3 3 5 5 5 4 4 4 4
4 4 3 3 4 4 3 4 4 4 3 3 3 4 4 4
5 5 5 5 5 4 4 5 3 5 4 5 4 4 4 4
4 4 5 2 4 5 5 2 5 5 5 5 4 5 2 4
5 5 5 5 5 4 5 4 3 2 5 5 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 3
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 3 3
5 5 5 3 5 4 3 5 1 5 3 3 4 4 4 2
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 2 4
5 3 3 3 4 4 2 1 1 4 3 4 4 4 4 4
4 3 3 4 4 3 4 3 2 3 4 4 4 4 4 4
4 3 4 5 5 5 5 5 3 5 4 4 5 5 3 4
5 5 4 5 5 4 3 4 5 4 3 5 4 4 4 4
5 3 5 4 5 5 1 1 3 5 3 4 4 4 4 4
4 4 4 3 4 4 4 4 4 5 4 4 4 4 4 4
4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 3 3 4 4
5 4 4 5 4 5 4 5 3 5 5 4 5 4 4 4
4 5 5 3 4 3 2 2 2 4 4 4 3 3 4 4
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 5 5 5 5
4 4 4 2 4 4 3 3 2 4 4 4 3 3 3 3
5 4 4 2 4 4 3 5 5 2 4 5 4 4 4 5
5 5 5 5 5 5 5 4 3 4 5 5 4 4 4 4
4 4 4 2 2 5 4 4 1 4 3 3 4 5 5 5
3 4 3 3 3 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4
5 5 5 4 4 4 3 3 4 3 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 3 5 5 3 5 4 3 4 4 4 4
5 4 5 3 5 5 5 4 5 3 5 5 4 5 5 5
3 5 3 2 3 5 4 5 1 4 3 4 5 5 3 4
4 5 5 3 5 4 4 2 2 5 4 5 3 4 3 4
1 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 3 4 4 3
4 3 3 3 4 3 4 2 3 4 3 4 4 4 4 4
4 5 4 2 4 4 3 3 2 4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 5 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4
3 3 3 3 3 2 3 2 2 3 3 5 5 5 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
3 4 4 3 5 4 4 4 3 5 4 4 4 4 5 5
3 5 5 5 5 3 3 2 2 5 3 5 4 3 3 2
5 4 4 4 5 4 4 5 4 5 3 4 5 5 5 5
4 4 4 3 4 5 3 3 3 4 2 4 4 4 4 4
5 5 3 2 3 5 2 3 2 4 4 3 3 4 4 4
2 3 4 5 5 3 4 4 3 5 5 4 4 4 4 4
2 3 3 4 5 2 2 3 3 5 5 4 4 5 2 4
3 5 5 5 5 5 5 3 2 5 3 4 4 4 4 4
5 4 5 4 4 5 4 5 5 5 4 3 4 4 4 3
2 5 2 5 4 5 5 5 5 2 3 4 5 4 3 3
5 4 2 4 4 5 4 3 4 4 3 4 4 4 4 2
4 5 5 5 5 5 3 4 3 4 4 5 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 2 4
5 5 5 5 5 4 4 3 3 5 5 5 4 4 4 4
4 4 4 4 3 4 2 3 2 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 3 4 5 4 5 5 3 3 4 5 5 3 4
5 4 3 3 3 4 3 2 2 4 3 3 4 4 4 4
4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4
5 4 3 3 3 4 3 2 2 4 3 3 4 4 4 4
4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4
5 5 5 4 4 4 4 4 5 5 4 3 5 4 4 4
2 3 3 4 4 4 4 4 4 5 4 5 3 3 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5
3 3 2 5 1 5 2 3 4 4 5 2 3 3 3 3
5 5 5 3 5 5 5 4 5 4 5 5 4 4 4 5
4 4 3 3 4 3 3 3 2 5 4 4 4 4 4 4
4 4 3 3 4 4 3 4 3 4 4 5 4 5 5 5
5 5 4 5 5 4 4 4 3 5 4 5 4 4 4 4
2 1 1 3 1 1 1 1 1 2 3 2 4 4 4 4
4 3 3 2 2 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4
5 5 5 5 5 4 4 4 4 4 5 4 4 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 3 4
3 4 4 4 3 4 4 5 4 3 4 4 3 4 3 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 3
4 5 2 4 3 5 3 3 4 5 3 5 4 4 4 4
4 4 4 4 4 5 4 5 3 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 4 4 4
5 4 3 3 2 4 3 4 4 3 4 3 5 5 5 4
4 4 4 2 2 5 3 3 2 4 4 4 5 5 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
4 3 2 4 3 3 3 4 3 3 4 4 4 4 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
5 5 3 4 2 4 4 5 4 5 5 5 5 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 4
4 4 4 4 2 5 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
3 3 4 4 3 5 3 5 2 2 5 3 4 4 5 5
5 4 4 4 3 4 3 3 4 5 5 5 4 3 3 2
3 3 4 4 5 5 4 5 1 1 5 4 5 5 5 5
5 5 5 5 5 4 5 5 4 4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4
4 4 4 5 3 2 4 4 2 3 5 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 2 4
4 5 5 5 5 4 4 4 3 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 3 3 3 4 3 4 4 4 4 4 4 3
4 4 4 4 5 2 3 3 4 3 4 3 5 4 3 3
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 2
4 5 5 5 5 4 5 5 1 1 3 4 4 4 4 4
5 5 3 4 4 5 5 5 4 4 4 4 4 3 2 4
3 4 3 4 3 4 3 4 4 3 4 4 4 4 4 4
3 4 4 3 4 3 4 3 4 4 3 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 3 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
5 4 4 4 2 4 4 4 2 3 4 4 4 4 4 4
5 5 5 4 4 4 4 3 4 5 5 4 4 4 4 4
5 5 5 4 5 4 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 4 4 4
4 4 5 5 4 5 4 4 3 4 5 5 3 3 4 4
3 3 4 4 3 5 3 5 2 2 5 3 4 4 4 4
5 4 4 4 3 4 3 3 4 5 5 5 4 4 4 4
3 3 4 4 5 5 4 5 1 1 5 4 5 4 4 4
5 5 5 5 5 4 5 5 4 4 4 4 5 5 5 4
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 5 5 5 4
4 4 4 5 3 2 4 4 2 3 5 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5
4 5 5 5 5 4 4 4 3 2 5 3 4 3 3 2
4 4 4 4 3 3 3 4 3 5 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 5 2 3 3 4 1 5 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 3 4 4 4
4 5 4 4 5 5 4 5 5 3 3 3 4 4 4 4
4 4 4 4 4 5 5 5 5 3 5 4 4 5 2 4
4 4 5 4 5 5 4 4 5 4 4 4 4 4 4 4
5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4 4 4 3
Phụ lục 4. DỮ LIỆU VỀ Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG

Tôi sẽ tiếp tục sử


Tôi có ý định dụng ví điện tử Tôi sẽ thường
Tôi thấy sử dụng Tôi có ý định sử khuyên người Tôi hài lòng với như 1 trong những xuyên sử dụng như Tôi sẽ khuyên
ví điện tử là một ý Tôi có ý định sử dụng ví điện tử thân/ bạn bè sử việc sử dụng ví phương thức thanh phương thức thanh người thân/ bạn bè
tưởng tốt dụng ví điện tử thường xuyên dụng ví điện tử điện tử toán của mình toán chính sử dụng ví điện tử
5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
5 5 5 5 5 5 5 5
5 4 5 4 5 4 5 5
5 5 5 5 5 4 4 5
4 5 4 4 5 5 4 4
5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5
5 5 5 5 5 5 5 5
2 3 3 3 3 3 3 3
5 4 4 4 4 4 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 4 4 5 4 3 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 5 3 3 4 5 3 5
4 5 4 5 3 4 4 4
3 3 4 4 4 4 4 4
2 4 3 4 4 3 4 3
2 5 3 3 2 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 4 3 3 4 4
4 4 4 4 3 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 5 4 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 5 4 4 4 4 4 4
3 5 3 5 2 2 5 3
3 4 3 3 4 5 5 5
5 5 4 5 1 1 5 4
5 4 5 5 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3 3
3 2 4 4 2 3 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
5 4 4 4 3 4 4 4
3 3 3 4 3 4 4 4
5 2 3 3 4 3 4 3
4 4 4 4 4 4 4 4
5 4 5 5 1 1 3 4
4 5 5 5 4 4 4 4
3 4 3 4 4 3 4 4
4 3 4 3 4 4 3 4
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 4 2 3 4 4
4 4 4 3 4 5 5 4
5 4 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 5 4 4 3 4 5 5
2 3 3 3 3 3 3 3
5 4 4 4 4 4 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 4 4 5 4 3 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 5 3 3 4 5 3 5
4 5 4 5 3 4 4 4
3 3 4 4 4 4 4 4
2 4 3 4 4 3 4 3
2 5 3 3 2 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 4 3 3 4 4
4 4 4 4 3 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 5 4 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 5 4 4 4 4 4 4
3 5 3 5 2 2 5 3
3 4 3 3 4 5 5 5
5 5 4 5 1 1 5 4
5 4 5 5 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3 3
3 2 4 4 2 3 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
5 4 4 4 3 4 4 4
3 3 3 4 3 4 4 4
5 2 3 3 4 3 4 3
4 4 4 4 4 4 4 4
5 4 5 5 1 1 3 4
4 5 5 5 4 4 4 4
3 4 3 4 4 3 4 4
4 3 4 3 4 4 3 4
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 4 2 3 4 4
4 4 4 3 4 5 5 4
5 4 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 5 4 4 3 4 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 4 2 3 4 4
4 4 4 3 4 5 5 4
5 4 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 5 4 4 3 4 5 5
2 3 3 3 3 3 3 3
5 4 4 4 4 4 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 4 4 5 4 3 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 5 3 3 4 5 3 5
4 5 4 5 3 4 4 4
3 3 4 4 4 4 4 4
2 4 3 4 4 3 4 3
2 5 3 3 2 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 4 3 3 4 4
4 4 4 4 3 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 5 4 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 5 4 4 4 4 4 4
3 5 3 5 2 2 5 3
3 4 3 3 4 5 5 5
5 5 4 5 1 1 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
2 4 4 4 2 3 4 4
4 4 4 3 4 5 5 4
5 4 5 5 5 5 5 5
4 4 4 4 4 4 4 4
4 5 4 4 3 4 5 5
2 3 3 3 3 3 3 3
5 4 4 4 4 4 5 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 4 4 5 4 3 4 4
4 4 4 4 4 4 4 4
3 5 3 3 4 5 3 5
4 5 4 5 3 4 4 4
3 3 4 4 4 4 4 4

You might also like