You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

---------***--------

BÁO CÁO NHÓM

MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh

Huỳnh Tấn Duy - 2215115228


Nguyễn Vũ Phương Thảo - 2211115104
Nguyễn Linh Đan - 2211115014

MÃ LỚP 147 KHÓA: K61D

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng .... năm ...


STT Họ và tên MSSV % đóng góp

1 Huỳnh Tấn Duy 2215115228 100%

2 Nguyễn Linh Đan 2211115104 100%

3 Nguyễn Vũ Phượng Thảo 2211115014 100%

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

STT NỘI DUNG ĐIỂM

01 Xác định chủ đề rõ ràng, hợp lí, khả thi.

02 Áp dụng các kiến thức đã học để phân tích đề tài một


cách phù hợp, chính xác

03 Dữ liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, phù hợp với đề tài.

04 Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng

05 Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham
khảo hợp lệ

TỔNG CỘNG

CÁN BỘ CHẤM THI 1 CÁN BỘ CHẤM THI 2


MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................................................4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.........................................................................................4

1.1 Tính cấp thiết...................................................................................................................................... 4

1.2 Tổng quan nghiên cứu..................................................................................................................... 5


1.2.1 Nghiên cứ u trong nướ c.................................................................................................................................................5
1.2.2 Nghiên cứ u ngoà i nướ c.................................................................................................................................................8
1.2.3 Cá c mô hình nghiên cứ u liên quan........................................................................................................................10
1.2.4 Đá nh giá chung.............................................................................................................................................................. 11

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................11


1.3.1 Mụ c tiêu nghiên cứ u....................................................................................................................................................11
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứ u..................................................................................................................................................12

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 12


1.4.1 Đố i tượ ng nghiên cứ u.................................................................................................................................................12
1.4.2 Phạ m vi nghiên cứ u.....................................................................................................................................................13

1.5 Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................13


1.5.1 Phương phá p nghiên cứ u..........................................................................................................................................13
1.5.2 Câ u hỏ i nghiên cứ u...................................................................................................................................................... 13

1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu................................................................................................. 14


1.6.1. Đó ng gó p về mặ t khoa họ c.......................................................................................................................................14
1.6.2. Đó ng gó p về mặ t thự c tiễn củ a đề tà i..................................................................................................................14

1.7 Tính mới đề tài................................................................................................................................. 14

1.8 Kết cấu tiểu luận.............................................................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................15

2.1 Một số khái niệm............................................................................................................................. 15


2.1.1 Việc là m thêm.................................................................................................................................................................15
2.1.2 Ngườ i lao độ ng bá n thờ i gian..................................................................................................................................16
2.1.3 Sinh viên........................................................................................................................................................................... 16
2.1.4. Quyết định...................................................................................................................................................................... 17
2.1.5 Chuẩ n chủ quan.............................................................................................................................................................18
2.2 Một số lý thuyết chuyên ngành................................................................................................... 18
2.2.1 Thuyết hà nh độ ng hợ p lý (Theory of Reasoned Action).............................................................................18
2.2.2 Thuyết hà nh vi hoạ ch định (Theory of Planned Behavior)........................................................................19

2.3 Khung phân tích............................................................................................................................... 20

2.4 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu.............................................................................20


2.4.1 Mô hình nghiên cứ u đề xuấ t.....................................................................................................................................20
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứ u.................................................................................................................................................21

2.5 Thang đo............................................................................................................................................. 23


2.5.1 Thang đo về biến thu nhậ p.......................................................................................................................................23
2.5.2 Thang đo về biến kinh nghiệm................................................................................................................................23
2.5.3 Thang đo về biến chuẩ n chủ quan.........................................................................................................................24
2.5.4 Thang đo về biến tính cá ch.......................................................................................................................................25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................26

3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................................................... 26

3.2 Dữ liệu................................................................................................................................................. 28

3.3 Mô tả các biến số.............................................................................................................................. 28

3.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu...................................................................................29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................32

4.1 Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.................................................................................32


4.1.1. Thố ng kê mô tả .............................................................................................................................................................32
4.1.2 Kiểm định Cronbach's Alpha...................................................................................................................................33
4.1.3. Phâ n tich nhâ n tố khá m phá EFA..........................................................................................................................37
4.1.4 Phâ n tích mô hình hồ i quy mẫ u..............................................................................................................................39

4.2 Kiểm định........................................................................................................................................... 41


4.2.1 Sự phù hợ p...................................................................................................................................................................... 41
4.2.2 Đa cộ ng tuyến.................................................................................................................................................................42
4.2.3 Kiểm định phương sai thay đổ i..............................................................................................................................43
4.2.4 Sự tương quan............................................................................................................................................................... 43

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU..................44

5.1 Kết luận.............................................................................................................................................. 44

5.2 Gợi ý chính sách............................................................................................................................... 45


5.2.1 Đố i vớ i sinh viên đang là m thêm...........................................................................................................................45
5.2.2 Đố i vớ i sinh viên có nhu cầ u đi là m thêm..........................................................................................................46

5.3 Hạn chế của nghiên cứu................................................................................................................ 47


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Tên đầy đủ Viết tắt

1 Theory of Reasoned Action TRA

2 Theory of Planned Behavior TPB

3 Ordinary Least Squares OLS

4 Variance Inflation Factor VIF

5 Kaiser-Meyer-Olkin KMO

6 Exploratory Factor Analysis EFA

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG

STT Tên Trang

1 Bảng 2.5.1 Thang đo về biến thu nhập

2 Bảng 2.5.2 Thang đo về biến kinh nghiệm

3 Bảng 2.5.3 Thang đo về biến chuẩn chủ quan


4 Bảng 2.5.4 Thang đo về biến tính cách

5 Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu

6 Bảng 3.3 Bảng mô tả các biến số

Bảng 4.1.2.1 Kiểm định yếu tố tin cậy với


7
biến “Thu nhập"

Bảng 4.1.2.2 Kiểm định yếu tố tin cậy với


8
biến “Kinh nghiệm"

Bảng 4.1.2.3 Kiểm định yếu tố tin cậy với


9
biến “Chuẩn chủ quan"

Bảng 4.1.2.4 Kiểm định yếu tố tin cậy với


11
biến “Tính cách"

Bảng 4.1.2.5 Kiểm định yếu tố tin cậy với


12
biến “Quyết định đi làm thêm"

12 Bảng 4.1.3.1 Kiểm định hệ số KMO

13 Bảng 4.1.3.2 Phân tích rút trích các nhân tố

Bảng 4.1.3.3 Phân tích ma trận nhân tố vòng


14
xoay

15 Bảng 4.1.3.4 Mô hình hồi quy mẫu

Bảng 4.1.3.5 Kiểm định hệ số R2 và R2 hiệu


16
chỉnh
Bảng 4.1.3.6 Kiểm định sự phù hợp của mô
17
hình

18 Bảng 4.1.3.7 Kiểm định sự đa cộng tuyến

19 Bảng 4.1.3.8 Kiểm định phương sai thay đổi

Bảng 4.1.3.9 Kiểm định d của Durbin -


20
Watson

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên Trang

Biểu đồ 1. Mô hình thuyết hành động hợp lý


1
TRA của Ajzen và Fishbein (1975)

Biểu đồ 2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định


2
của Ajzen (1991)

3 Biểu đổ 3. Khung phân tích

Biểu đồ 4. Mô hình nghiên cứu đề xuất của


4
nhóm tác giả

5 Bảng đồ 5. Quy trình nghiên cứu


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết

Trong xã hội hiện nay, vấn đề việc làm thêm vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng nhận
được sự quan tâm rất lớn của sinh viên cũng như báo giới, các doanh nghiệp và các
cơ quan ban ngành. Theo cuộc nghiên cứu của HSBC (Hongkong and Shanghai
Banking Corporation) về “Giá trị của giáo dục - Cái giá của thành công” với sự tham
gia của hơn 10.000 bậc cha mẹ và 1.500 sinh viên ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, tỷ
lệ sinh viên trên thế giới đi làm thêm rất cao, cụ thể cứ 5 sinh viên thì có 4 người
(83%) vừa học vừa làm, hầu hết là do họ cần kiếm thêm tiền (53%). Đồng thời theo
một nghiên cứu năm 2020 với sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 689
trong 732 sinh viên được khảo sát đã và đang đi làm thêm; tỷ lệ này ở một nghiên
cứu tương tự của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, năm 2015 là
166/200. (Duy Phương, Vnexpress 14/10/2022). Qua đó, dễ nhận thấy rằng, hiện
trạng vừa đi học, vừa làm thêm đã trở thành xu hướng và phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới nói chung, ở Việt Nam cũng như các trường Đại học trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Cũng theo cuộc nghiên cứu của HSBC, sinh viên trên thế giới ước tính chi trung bình
34.658 USD cho học phí, ăn ở, chi trả các hóa đơn và các tiêu dùng cá nhân trong
suốt thời gian học đại học hoặc sau đại học nhưng họ chỉ được cha mẹ hỗ trợ 16.338
USD, họ vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt tài chính đáng kể và phải tìm cách bù đắp
từ các nguồn khác. Chính vì vậy làm thêm là một hướng giải quyết chính được đông
đảo sinh viên lựa chọn. Thêm vào đó, cùng với việc nhà tuyển dụng yêu cầu kinh
nghiệm cao đối với những sinh viên mới ra trường cũng là nguyên nhân đi làm thêm
thêm của phần lớn các sinh viên hiện nay. Như trong cuộc khảo sát ngày 04/11/2018,
trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với hơn 30 doanh nghiệp đã tổ
chức “Ngày hội việc làm bán thời gian” cho sinh viên, cho thấy hơn 93% sinh viên
nhập học có nguyện vọng đi làm thêm với nhiều mục đích, trong đó có 69,7% mong
đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập; số còn lại nguyện vọng làm thêm để trải nghiệm
thực tế, cải thiện kỹ năng và mở rộng mối quan hệ (Nguyễn Dũng, Tiền Phong
04/11/2018). Sinh viên có xu hướng đi làm thêm với mục đích có thể kiếm thêm
được một khoản thu nhập nhỏ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, bên
cạnh đó còn nhằm giúp trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm ngoài xã hội, cách xử lý
tình huống khi gặp vấn đề bất ngờ trong công việc. Đa số sinh viên còn nghĩ rằng,
việc học tập và rèn luyện trên lớp là không đủ để giúp sinh viên có đủ những kỹ năng
để đi làm sau khi tốt nghiệp. Vậy nên sinh viên thường nghĩ đến việc đi làm thêm
ngoài giờ bên cạnh việc học tập trên giảng đường đại học. Cũng theo Báo Giáo dục
và Thời đại 02/10/2018, “Không thể phủ nhận việc đi làm thêm từ khi đang còn sinh
viên sẽ giúp các bạn có thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, năng động, tự tin, giúp
rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc một lúc, mở rộng quan hệ”. Ông Bùi Văn Linh, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào
tạo) cho biết: “Việc làm thêm của sinh viên từ trước tới nay là hoạt động khá phổ
biến trong đời sống sinh viên” (Báo Quân Đội nhân dân 05/03/2020). Ông còn đưa ra
nhận định rằng: “Việc quy định quản lý việc làm cho sinh viên là cần thiết, nhằm
ngăn ngừa những rủi ro, hệ lụy đối với 2 hoạt động sinh viên làm thêm, nhất là không
để ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng học tập, rèn luyện của sinh viên”. Vấn đề vừa
học tập, vừa làm thêm được nhìn nhận và đánh giá trên nhiều khía cạnh, về lý do, lợi
ích và cả tác động tích cực, tiêu cực lên sinh viên và nền giáo dục.

Việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế đối với sinh viên toàn quốc nói
chung và sinh viên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đặc biệt, với sự phát
triển của công nghệ 4.0 - thời đại mới với nhiều ngành nghề mới và sống trong một
xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhận thấy
được tính cấp thiết về vấn đề này, nhóm tác giả tin rằng việc tìm hiểu và nghiên cứu
về đi làm thêm của sinh viên tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết và quan
trọng đối với không chỉ sinh viên trong trường mà còn đối với những nghiên cứu liên
quan. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề trên để xác định được các
yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, nhóm
nghiên cứu chúng tôi đã quyết định tiến hành đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2 Tổng quan nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu trong nước

Trong bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc lựa chọn công việc làm thêm đối với việc
học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội", nhóm tác giả Phạm Thị
Hồng Quyên, Nguyễn Văn Hoàng, Đào Ngọc Quý, Bùi Thị Thu Loan đã xác định
rằng vấn đề việc làm là tất yếu, là xu hướng chung mà các bạn sinh viên luôn luôn
hướng tới trong quá trình đi học đại học, có ảnh hưởng to lớn đến công việc học tập,
định hướng sau này của bản thân. Xét trên 1200 - 1300 sinh viên tham gia vào cuộc
khảo sát cho bài nghiên cứu, mục đích của bài nghiên cứu là hướng tới việc xác định
được rõ ràng đâu là nguyên nhân dẫn đến quyết định đi làm của sinh viên, cung cấp
giải pháp mang tính thực tiễn giúp sinh viên lựa chọn ngành và định hướng công việc
đúng đắn mà không ảnh hưởng tới thành tích học tập trên giảng đường. Bài nghiên
cứu đã sử dụng phương pháp định tính, xây dựng mô hình dựa trên các nghiên cứu
được công bố liên quan trước đó, đồng thời là xây dựng nên mối quan hệ giữa việc đi
làm thêm với vấn đề học tập trên lớp thông qua việc định hình các lý thuyết cơ bản
về việc đi làm thêm của sinh viên. Các câu hỏi trong thang đo được xây dựng mang
tính kế thừa kết quả bài nghiên cứu của Carney C., McNeish S., McColl J. (2005), đi
theo đó là sự tinh chỉnh phù hợp theo kết quả của các bài nghiên cứu liên quan. Với
732 phiếu khảo sát ở 3 khối ngành, kết quả cho thấy kết quả học tập sẽ bị tác động
nếu công việc làm thêm không phù hợp, dẫn chứng qua việc ảnh hưởng đến sức
khỏe, giảm thời gian tự học,... Dù vậy, điều này vẫn sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, đó có thể là số giờ dành cho công việc, loại công việc và tính chất công
việc của bản thân, và khả năng của sinh viên ấy như thế nào.

Trong bài nghiên cứu “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm
của sinh viên Đại học Cần Thơ”, nhóm nghiên cứu bao gồm Quốc, D. V., Long, H.
L., Hồng, D. N., Văn, T. N., Quốc, C. O., & Thúy, H. T. T. (2015) nhận thấy rằng
hiện nay, việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, là xu hướng và tâm điểm chú ý của
các phương tiện truyền thông đại chúng. Vấn đề này liên tục được nhắc đến từ các cơ
quan ban ngành, các doanh nghiệp đến thậm chí là suy nghĩ của rất nhiều sinh viên
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tất cả việc này đều xuất phát từ một mục
đích là có một công việc xứng đáng tương ứng với những nỗ lực phấn đấu không
ngừng nghỉ, vươn lên của nhiều sinh viên. Với cơ sở dữ liệu thu thập trực tiếp từ 400
sinh viên ở các Khoa tại Trường Đại học Cần Thơ, bài nghiên cứu này đã nắm được
các nhân tố các tác động ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Trong
cơ sở lý luận, khái niệm Part-time Job từ ILO đã được sử dụng song song với 3 nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm là chu kỳ kinh doanh, tổ chức thị trường
lao động và các biến cấu trúc khác. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu được thực
hiện là định tính và định lượng, trong đó số liệu được lấy từ nguồn thứ cấp: Sở Lao
động Thương binh và Xã hội, các Khoa trong trường Đại học/Viện nghiên cứu,...và
nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, điều tra trực tiếp 400
sinh viên của tất cả các Khóa thuộc các Khoa, Viện và Bộ môn của Trường Đại học
Cần Thơ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng: thu nhập của sinh viên, năm mà sinh
viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởng thuận chiều.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy cùng với các đồng nghiệp của
mình về “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên: Thực nghiệm
từ Đại học Vinh” (2020) đã dẫn chứng nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề đi làm
thêm của sinh viên. Mẫu nghiên cứu có kết quả khảo sát là 595 câu trả lời trong 4
ngành đào tạo trong Khoa Kinh tế đã chỉ ra có 74,45% sinh viên được khảo sát đã
từng có quyết định đi làm thêm. Bài nghiên cứu đã sử dụng nguồn nguyên liệu sơ cấp
thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn được gửi qua email dưới hình thức Google Forms
trong ngày 5/12 đến ngày 25/12/2020; đồng thời áp dụng việc phân tích định lượng
với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, cùng với mô hình kinh tế lượng Probit và mô hình
Hồi quy tuyến tính. Nghiên cứu đã xác định, những nhân tố chính có tác động đến
quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là nơi cư trú, tâm lý đám đông, mức chi tiêu
của cá nhân, trợ cấp của gia đình, thu nhập từ làm thêm và nhu cầu rèn luyện kinh
nghiệm - kỹ năng sống. Kết quả của bài nghiên cứu đã làm rõ được các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Vinh, đề xuất ra các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đi làm thêm của sinh viên, cũng như giúp sinh viên
có thể cân bằng được giữa việc học và đi làm. Tuy nhiên, việc tập trung vào một
phạm vi và đối tượng hẹp dẫn đến độ phổ biến và đa dạng của câu trả lời còn hạn
chế. Do đó cần mở rộng quy mô khảo sát, ngoài khoa kinh tế còn có thể tiến hành ở
các khoa khác trong trường.

Bài nghiên cứu về “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” (2009) của Nguyễn Xuân Long thực
hiện tại Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã cho thấy sự phổ biến của
vấn đề việc làm hiện nay đối với sinh viên,tuy nhiên đây lại là một thực trạng mang
tính tự phát và chưa chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trên cơ sở dữ liệu
thu thập từ 480 sinh viên, kết quả đã chỉ ra rằng việc đi làm thêm là cần thiết chiếm
tỷ lệ cao (54,2%), theo sau lần lượt là rất cần thiết (35,4%), cần thiết (8,4%) và không
cần thiết (2%), điều này đã chứng tỏ rằng việc đi làm thêm hiện nay là xu hướng
chung và phổ biến rộng rãi. Đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp kết hợp
định tính và định lượng, bắt đầu nghiên cứu từ việc khảo sát, điều tra, phỏng vấn và
sau đó lập các bảng thống kê, phân tích dữ liệu và giải thích nó, cuối cùng đưa ra kết
quả và đề xuất giải pháp. Qua số liệu điều tra, có những lý do quan trọng sau đây ảnh
hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên: nâng cao nghiệp vụ, bổ sung kiến
thức, tăng thêm thu nhập, thử sức với cuộc sống, tận dụng thời gian rỗi. Kết luận của
nghiên cứu đã cho thấy thời gian làm thêm của các sinh viên là khác nhau, đồng thời
việc đi làm thêm có thể ảnh hưởng hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực đến đời sống học
tập và sinh hoạt của sinh viên. Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu diễn ra (2009) có
khoảng cách lớn so với thời điểm hiện tại (2022), do đó số liệu có thể thay đổi và
thiếu chính xác, vẫn chưa đề cập đến sự ảnh hưởng của những ngành nghề mới, yếu
tố hành vi trong việc lựa chọn công việc làm thêm, các giải pháp thiết thực giúp sinh
viên có định hướng và tổ chức rõ ràng hơn trong việc đi làm thêm cân bằng giữa việc
đi làm thêm và việc học.
Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên:
Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn
Hà Nội" của tác giả Vũ Thị Thu Hà đã xác định rõ việc làm thêm hiện nay là một xu
thế gắn chặt với đời sống học tập của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng
đường và đồng thời là chưa có nghiên cứu chính thức nào đề cập đến các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn
Hà Nội. Bài viết đã sử dụng đa dạng các tổng quan nghiên cứu đến từ các đơn vị
trường đại học, các nhóm nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước, để từ đó có thể kết
luận rằng là sinh viên đang có cái nhìn khách quan và dành nhiều sự quan tâm hơn
đến vấn đề việc làm, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm của sinh viên. Để tiến hành nghiên cứu, nhóm đã sử dụng
phương pháp định tính thể hiện qua phương án phỏng vấn để đo lường các khái niệm
nghiên cứu dựa trên việc hiểu nội hàm của khái niệm và trên cơ sở lựa chọn cách tiếp
cận. Kết quả là bài nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố bao gồm chuẩn chủ quan,
kinh nghiệm - kỹ năng, thu nhập, thái độ cá nhân có tác động thực sự đến ý định làm
thêm của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy
nhiên, hạn chế của bài nghiên cứu lại chính là tồn tại các biến khác ảnh hưởng đến
quyết định đi làm thêm, đối tượng nghiên cứu vẫn chưa mang tính khái quát cao do
chỉ được khảo sát trên địa bàn Hà Nội.

1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước

Theo bài nghiên cứu "Kinh nghiệm làm việc bán thời gian của sinh viên đại học và
sự phát triển sự nghiệp" của Tomoki Sekiguchi từ đại học Osaka, nghiên cứu này đã
được thực hiện trên sinh viên tại các trường đại học quốc gia của Nhật Bản. Nhóm
nghiên cứu nhận thấy rằng bài viết tập trung vào các đặc điểm và hành vi trong công
việc bán thời gian, bao gồm các khía cạnh định tính của kinh nghiệm làm việc bán
thời gian và các khía cạnh định lượng của số giờ làm việc. Mục tiêu là để hiểu mối
quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc bán thời gian của sinh viên đại học và sự phát
triển sự nghiệp của họ. Nghiên cứu được tiến hành thông qua một cuộc khảo sát dựa
trên bảng câu hỏi, được thực hiện trên các sinh viên ưu tú đóng vai trò trợ giảng tại
khoa kinh tế của hai trường đại học quốc gia ở phía tây Nhật Bản, với tổng cộng 190
mẫu được thu thập, và tỷ lệ phản hồi đạt 90%. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
định tính với các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát. Tất cả các mục tiêu
đều được đánh giá bằng thang đo Likert từ 1 đến 7. Nghiên cứu đã kiểm tra 15 biến
độc lập và 5 biến phụ thuộc, và từ đó rút ra kết luận rằng có một mối quan hệ trực
tiếp giữa sự đa dạng kỹ năng và khả năng tạo việc làm trong các công việc bán thời
gian mà sinh viên đại học tham gia, cũng như mức độ phát triển sự nghiệp của họ.
Ngoài ra, còn có một mối quan hệ hình chữ U ngược giữa số giờ làm việc hàng tuần
và sự phát triển sự nghiệp, cùng với hình dạng của đường cong trong mối quan hệ
giữa số giờ làm việc hàng tuần và sự phát triển sự nghiệp.

Theo bài nghiên cứu "Student part‐time employment: characteristics and


consequences" của David Robotham được công bố vào ngày 10/2/2012, nghiên cứu
này đã được thực hiện để xác định hậu quả của việc đồng thời vừa đi làm vừa làm
công việc bán thời vụ của sinh viên trong quá trình đi học. Bài viết hướng về việc tìm
hiểu đâu là hậu quả thực sự khi việc học toàn thời gian lại diễn ra song song với việc
đi làm thêm, trong đó tính tới các yếu tố liên quan đến stress về mặt tinh thần của
sinh viên. Nghiên cứu này đã sử dụng mạng lưới Web trong trường học dành riêng
cho sinh viên để có thể thực hiện được các cuộc khảo sát trực tiếp cho các sinh viên
đang theo học trường. Kết quả là tác giả đã khám phá ra được việc đi làm bán thời
gian là một trải nghiệm mà hầu như bất cứ sinh viên nào cũng có và các đối tượng
này có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho công việc mà họ đã chọn so với thời
gian biểu cho việc học. Có thể thấy, bài viết có giá trị trong việc tìm cách làm rõ bản
chất của những hậu quả đối với sinh viên tìm cách kết hợp việc làm và học tập.

Trong bài nghiên cứu “The reluctant workforce: undergraduates’ part‐time


employment”. Bài nghiên cứu này trình bày chi tiết kết quả của một cuộc khảo sát
368 sinh viên tại Khoa Crewe + Alsager của Đại học Manchester Metropolitan được
thực hiện vào tháng 3 năm 2000. Cuộc khảo sát cho thấy 59% sinh viên đang làm
việc bán thời gian trong học kỳ, với phần lớn đáng kể làm việc vì lý do tài chính.
Mặc dù nhiều sinh viên nhận thấy làm việc có lợi cho việc học tập, nhưng nhìn chung
các sinh viên này không muốn làm việc, nhiều người nói rằng họ sẽ rời bỏ công việc
được trả lương nếu có đủ khả năng để làm như vậy. Phần lớn sinh viên được tuyển
dụng nhận thấy rằng làm việc có ảnh hưởng bất lợi đến việc học tập của họ và một
phần tư trong số họ cho rằng họ không thể ở lại trường đại học nếu không có công
việc có thời hạn.

Bài báo “The Significance of Motivations and Selected Effects of Student


Employment in the Course of Studies: A Case of an Economics Study Program in
Poland” được công bố vào ngày 23 tháng 12 năm 2019 đề cập đến vấn đề việc làm có
thu nhập được thực hiện trong quá trình học toàn thời gian. Nó phân tích tầm quan
trọng của động cơ làm việc của sinh viên và những tác động được lựa chọn của việc
kết hợp học tập và làm việc. Dữ liệu sử dụng trong bài viết được lấy từ cuộc khảo sát
của 499 sinh viên do tác giả thực hiện tại Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Katowice từ
năm 2014-2017. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa động cơ bắt đầu làm
việc trong quá trình học và các yếu tố sau: sự liên kết của công việc đã chọn với lĩnh
vực học tập, cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực mới có giá trị trên thị trường
lao động, sự sẵn sàng tiếp tục làm việc cho cùng một người sử dụng lao động sau khi
tốt nghiệp, và ý định của người sử dụng lao động để sử dụng một sinh viên sau khi
tốt nghiệp. Một mối liên hệ khác đã được xác định giữa đặc điểm của công việc mà
sinh viên thực hiện và sự sẵn sàng thay đổi của họ nếu có cơ hội khác. Mặc dù các
mối quan hệ tương đối yếu nhưng cũng đã được khẳng định giữa đặc điểm của công
việc được thực hiện và những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi kết hợp công việc
với học tập và khả năng duy trì sự cân bằng giữa thời gian dành cho học tập, làm việc
và giải trí.

Trong bài nghiên cứu “Students' view on applying for part-time work as an on-
campus software developer” đã nghiên cứu về việc sinh viên nhìn nhận như thế nào
về khả năng làm việc với tư cách là nhà phát triển phần mềm cho nhà trường của
chính họ. Thông qua các cuộc phỏng vấn với 14 người, trong đó có ba cuộc phỏng
vấn nhóm và hai cuộc phỏng vấn cá nhân, nhóm tác giả đã tìm hiểu được những yếu
tố nào là quan trọng đối với sinh viên khi đánh giá các khả năng làm việc. Điều này
sẽ có giá trị đối với những ai quan tâm đến việc thuê các nhà phát triển là sinh viên.
Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng công nghệ liên quan đến dự án là quan trọng
nhất. Một số sinh viên đã cho rằng dự án liên quan đến công nghệ mà họ đã trải
nghiệm qua quá trình học tập có ý nghĩa tích cực đối với tương lai của họ. Nhưng
một điều quan trọng là công nghệ phải phù hợp với sự nghiệp sau này của sinh viên.
Các sinh viên cũng cho rằng khả năng có thể làm việc càng cao khi nó phù hợp với
lịch trình thời gian của sinh viên và sinh viên có thể làm việc từ xa. Cũng sẽ có lúc
học sinh cần nghỉ làm dự án, chẳng hạn như trong các kỳ thi.

1.2.3 Các mô hình nghiên cứu liên quan

Trong bài nghiên cứu “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm
của sinh viên Đại học Cần Thơ” của nhóm tác giả Duy, V. Q., Hằng, T. T. T., Diễm,
N. H., Hậu, L. L., Thép, N. V., Cường, O. Q., sau khi xem xét 9 nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến quyết
định đi làm thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh,
kinh nghiệm-kỹ năng sống và kết quả.

Xét bài nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên:
Thực nghiệm từ Đại học Vinh" của nhóm tác giả bao gồm Thúy, N. T. B., Thái, H.
V., Thơ, T. T., Hương, P. T. M., Dương, N. T., Trang, D. N. H. (2021), nhóm nghiên
cứu đã nhận thấy có 12 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
như: Nơi cư trú, năm theo học, ngành học, chi tiêu cá nhân, trợ cấp gia đình, kinh
nghiệm - kỹ năng sống, thời gian rảnh, áp lực kinh tế, đam mê, tâm lý, thu nhập,
quan hệ xã hội. Trong các nhân tố ấy, kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra rằng là nhân
tố trợ cấp, tâm lý, chi tiêu, kinh nghiệm - kỹ năng sống có tính chất quyết định đến
việc đi làm thêm của thêm của sinh viên, trong khi các nhân tố còn lại dù lúc đầu
được xem như có tính chất ảnh hưởng nhưng thực chất lại thực tế lại đi ngược với kỳ
vọng ban đầu, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đi làm của sinh viên.

Đối với bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu
trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội",
tác giả Vũ Thị Thu Hà đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên trên địa bàn Hà Nội, trong đó có các nhân tố như nơi cư trú, kinh nghiệm -
kỹ năng, thu nhập, thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan, tính cách. Kết quả cuối cùng đã
kết luận rằng nhân tố chuẩn chủ quan là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến ý định đi
làm thêm, theo sau đó là lần lượt đến các nhân tố như kinh nghiệm - kỹ năng, thu
nhập và cuối cùng là thái độ cá nhân. Ngược lại, các yếu tố như nơi cư trú và tính
cách lại chưa thể hiện được tác động mạnh mẽ đến quyết định đi làm thêm của sinh
viên.

1.2.4 Đánh giá chung

Các bài nghiên cứu trước đây được thực hiện bằng những phương pháp nghiên cứu
khác nhau nhưng chung quy lại thì tất cả đều tập trung vào đối tượng nghiên cứu
chính là các nhân tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Tổng kết các
lý thuyết về ý định hành vi và các nghiên cứu trên đây cho thấy, hầu hết mô hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm đều dựa vào mô hình
thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1975), một số có sử dụng mô
hình kinh tế lượng Probit của Domadar N. Gujarati (2011). Vì vậy, hầu hết các
nghiên cứu trên đây đều xác định các yếu tố chính tác động đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên bao gồm: nhu cầu rèn luyện kinh nghiệm - kĩ năng sống, thời gian
rảnh, trợ cấp gia đình, chi tiêu cá nhân, năm đang học, kết quả học tập, tâm lý đám
đông, nơi cư trú. Hầu như các nghiên cứu đều thực hiện phương pháp nghiên cứu
định tính bằng cách phỏng vấn và nghiên cứu định lượng thông qua tiến hành khảo
sát bằng bảng câu hỏi và được đo lường bằng thang điểm Likert năm điểm. Kết quả
từ các bài nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các trường Đại học, công ty, trung tâm
việc làm, hệ thống đối tác trung gian trong quá trình vận hành và cung ứng việc làm
cho sinh viên vừa học vừa làm hay sinh viên có ý định đi làm thêm. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu còn một số hạn chế như quy mô nhỏ, tính cụ thể về đối tượng khảo sát,
phạm vi nghiên cứu, độ tin cậy và tính xác thực.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu bao gồm các mục sau:

- Thứ nhất: Xác định và làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi
làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Thứ hai: Đề xuất được giải pháp có tính hữu dụng và là nguồn tham khảo cho
các bài nghiên cứu liên quan đến việc đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.

- Thứ ba: Giải thích được các nhân tố của bài nghiên cứu và nêu ra được kết
quả sự tác động của các nhân tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau để đạt được mục tiêu nghiên cứu:

- Thứ nhất: Phát triển, xây dựng mô hình nghiên cứu liên quan, các bài lý thuyết
và các kiểm chứng thực tế; chọn lọc và phát triển các cơ sở lý thuyết, tổng
quan các nghiên cứu trước đó.

- Thứ hai: Áp dụng việc nghiên cứu thực tiễn tình hình vấn đề hiện tại về việc
đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó cải thiện
hoặc chỉnh sửa cơ sở lý luận cho phù hợp với bối cảnh hiện tại.

- Thứ ba: Tham khảo và tinh chỉnh các mô hình nghiên cứu hiệu quả trước đó
để xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với vấn đề của bài nghiên cứu; kiểm
định rõ ràng các mô hình và đánh giá mức độ phù hợp của từng biến.

- Thứ tư: Thực hiện việc đề ra các giải pháp phù hợp dựa trên kết quả nghiên
cứu và tình hình thực tế nhằm giảm thiểu các nhân tố xấu ảnh hưởng và gia
tăng chất lượng của các yếu tố tác động đến việc đi làm thêm của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiện nay đối tượng chính của bài nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
đi làm thêm của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là vì việc đi làm
thêm của sinh viên luôn bị tác động và gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố, nhóm nghiên
cứu đã thấu hiểu được các trăn trở này nên đã quyết định nghiên cứu và đào sâu hơn
các yếu tố dẫn đến việc đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó đưa ra các kết luận dẫn đến việc đi làm thêm và cung cấp cái nhìn toàn
diện cho sinh viên trên địa bàn về vấn đề này.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Không gian

Bài nghiên cứu được sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện thông qua việc sử dụng nền tảng Google Forms để điền câu trả lời
trực tuyến.

1.4.2.2 Thời gian

- Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành trong tháng 5/2023

- Kết quả của khảo sát được trình bày trong năm 2023-2024

- Mô hình định lượng với các nghiên cứu trước đó trong giai đoạn 2005-2019

- Các giải pháp được đề ra cho việc áp dụng trong giai đoạn 2023-2025.

1.5 Phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã vận dụng mô hình kinh tế lượng để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Sau quá trình nghiên cứu định tính với mục đích thành lập và điều
chỉnh thang đo, nhóm đã quyết định sử dụng thang đo Likert 5 điểm và xây dựng
bảng hỏi phù hợp với những điều kiện đặc thù của nhóm khách thể nghiên cứu, phục
vụ cho nghiên cứu định lượng. Dữ liệu sơ cấp từ mẫu khảo sát được xử lý thông qua
phần mềm SPSS 26 để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô
hình.

Sau quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả dựa trên cơ sở nghiên cứu
định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp giúp sinh viên đưa ra
quyết định đúng đắn về việc có nên đi làm thêm và lựa chọn công việc làm thêm phù
hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân.

1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi sau:

- Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm của sinh viên trên thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay?

- Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học

Bài nghiên cứu đã phát hiện và khảo sát các nhân tố mới ảnh hưởng đến quyết định
làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bổ sung và điều chỉnh
theo tình hình hiện tại về mặt kinh tế và bối cảnh phát triển hiện nay của đất nước,
đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; là tư liệu để các mô hình nghiên cứu
tiếp theo tiếp tục kế thừa và phát huy.

1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn của đề tài

Bài nghiên cứu cung cấp một góc nhìn toàn diện phù hợp với tình hình thực tế cho
sinh viên về các nhân tố dẫn đến việc đi làm của sinh viên, là nguồn tham khảo đáng
tin cậy để sinh viên có thể tham khảo khi quyết định việc đi làm và điều chỉnh để
đúng với nhu cầu mong muốn của bản thân. Bài nghiên cứu ngoài ra còn đưa ra các
nhân tố mới để đem tới cái nhìn tổng thể hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc đi
làm thêm của họ.
1.7 Tính mới đề tài

Từ việc tổng quan các nghiên cứu đã có sẵn liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đi làm thêm của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã học hỏi từ các hạn chế
trước và ở bài nghiên cứu này sẽ đề xuất các tính mới như sau:

- Do các bài nghiên cứu trước đây vẫn chưa đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi làm của sinh viên, chỉ tập trung vào một vài nhân tố riêng lẻ
nên ở bài nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm của
sinh viên sẽ được làm rõ hơn.

- Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây và bối cảnh kinh tế hiện nay, nhóm
nghiên cứu đã khảo sát, phân luồng và tìm ra các nhân tố mới ảnh hưởng đến
ý định đi làm thêm của sinh viên hiện nay.

- Các bài nghiên cứu trước đây đa phần chỉ khảo sát trên phạm vi một trường
đại học, vì vậy, nghiên cứu lần này sẽ tập trung khảo sát trên phạm vi lớn hơn,
là nơi tập trung một lượng lớn sinh viên với nhu cầu làm thêm ngày càng tăng.

1.8 Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận bao gồm 5 chương chính như sau:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Chương 4: Kết quả của bài nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách và hạn chế của nghiên cứu

Bài nghiên cứu trong chương đầu tiên sẽ bắt đầu bằng việc tổng hợp lại các cơ sở lý
thuyết, đánh giá bối cảnh nghiên cứu về đề tài trước, cũng như là đặt ra mục tiêu, đối
tượng và phạm vi, phương pháp, đóng góp và kết cấu của đề tài nghiên cứu. Khi đã
hoàn thành việc đặt ra định hướng cho cả nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
chuyển sang việc xây dựng nền tảng vững chắc về cơ sở lý luận để tạo tiền đề cho
việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc đi làm thêm của sinh
viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, quá trình nghiên cứu sẽ được
tiến hành thông qua việc đặt các cột mốc nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi, thiết kế
thang đo, sau đó là đo lường và xử lý các số liệu thu thập được bằng cách khảo sát.
Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ dựa trên các kết quả của bài nghiên cứu để kết luận lại
các nhân tố và đề xuất ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Việc làm thêm

- Tại Điều 13 của Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 1994 quy định:
“Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm được gọi là việc làm”
[13].

- Tại Điều 9, Chương 2, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm
2013 đều quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị
pháp luật cấm” [14, 15].

- Theo các định nghĩa trên, các hoạt động được xác định là việc làm phải đồng thời
thoả mãn 3 điều kiện: (1) là những hoạt động lao động (thể hiện sự tác động của sức
lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm); (2) các hoạt động đó phải tạo ra
thu nhập (bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền, hiện vật; hoặc
những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng
không được trả công cho công việc đó); (3) các hoạt động đó được pháp luật cho
phép. Qua những phân tích trên, có thể hiểu việc làm là những hoạt động lao động
hợp pháp, mang tính nghề nghiệp và tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả
năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện [dẫn theo 16].

2.1.2 Người lao động bán thời gian

Người lao động bán thời gian có thể được hiểu là người lao động làm việc không trọn
thời gian. Theo đó, người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động
có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc
theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao
động tập thể hoặc nội quy lao động (khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019).
2.1.3 Sinh viên

Trong luận văn thạc sĩ tâm lý học của mình với chủ đề “Kỹ năng tìm việc làm sau tốt
nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” (2015), tác giả
Nguyễn Thị Kim Sáu đã đề cập đến một số khái niệm về sinh viên như sau:

- Thuật ngữ “sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student" có nghĩa là những
người làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học. Có thể
nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mang những đặc
điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm của riêng mình.

- Cụ thể, sinh viên là danh từ chung chủ những người đang theo học ở các trường đại
học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp; được xác định là những thanh niên độ
tuổi từ 18 tuổi đến 24 tuổi. Lứa tuổi này về mặt sinh lý, thể chất có sự phát triển
tương đối ổn định sau những biến đổi ở lứa tuổi dậy thì. Đặc biệt trong hoạt động
thần kinh cấp cao đã đạt đến mức độ trưởng thành. Xét về mặt trí tuệ, sự phát triển có
tính chất bước ngoặt là khả năng tư duy sâu sắc và mở rộng, khả năng lĩnh hội tri
thức, chú ý, hay ghi nhớ và lập luận logic chặt chẽ hơn.

- Đặc biệt thời kỳ này, sinh viên đã phát triển khả năng hình thành ý trừu tượng, khả
năng phán đoán, có nhu cầu học tập, trau dồi thêm nhiều kiến thức đa dạng phong
phú về xã hội, về nghề nghiệp… (tính nhạy bén cao độ) là một trong những đặc trưng
cơ bản của sự phát triển trí tuệ trong thời kỳ này, khả năng giải thích và gán ý nghĩa
cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm và kiến thức đã có trước đây. Sự
phát triển trí tuệ cộng với óc quan sát tích cực và nghiêm túc sẽ tạo ở sinh viên khả
năng sáng tạo ra cách thức lĩnh hội hay sự phát hiện, giải quyết vấn đề

Xét theo các loại từ điển về Tiếng việt hiện nay của Việt Nam, khái niệm về “sinh
viên” đã được định nghĩa như sau:

- Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng,
đại học”.

- Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ người học ở bậc
đại học.

- Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao
đẳng và hệ đại học”.
- Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa
học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình
đào tạo đại học.

2.1.4. Quyết định

- Quyết định được xem là sự phản ứng của con người đối với một vấn đề - ra quyết
định. Theo nghĩa hẹp, ra quyết định là sự lựa chọn cuối cùng phương án hành động
của con người. Theo nghĩa rộng, ra quyết định là một quá trình gồm phát hiện vấn đề,
xác định mục tiêu, tập hợp ý kiến và trí tuệ để định ra phương án; phân tích đánh giá
lựa chọn phương án tối ưu, thực hiện phương án, phản hồi điều tiết. Như vậy, ra
quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn trong hành động để đạt mục tiêu tốt nhất
của người con người (Wikipedia)

- Về bản chất, ra quyết định luôn thể hiện sự cân nhắc và lựa chọn: cân nhắc và lựa
chọn vấn đề giải quyết, lựa chọn mục tiêu cần đạt, sự cân nhắc các phương án để rồi
lựa chọn phương án hành động trong một không gian, thời gian cụ thể… (Wikipedia)

2.1.5 Chuẩn chủ quan

- Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân,
với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay
không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan có thể được đo
lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng
niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực
hiện phù hợp với sự mong đợi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16)

2.2 Một số lý thuyết chuyên ngành

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen vào năm 1975
(Fishbein & Ajzen, 1975) trong lĩnh vực tâm lý xã hội nhằm giải thích mối quan hệ
giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người dựa trên giả định rằng các cá
nhân dựa vào lý trí và sử dụng các thông tin sẵn có một cách có hệ thống để thực
hiện hành động. Trong thuyết hành động hợp lý, nhân tố quan trọng nhất quyết định
đến hành vi chính là ý định hành vi (Behavioral Intention). Mà ý định hành vi phụ
thuộc bởi hai yếu tố là Thái độ (Attitudes) và Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective
Norms). Niềm tin về kết quả hành động và những đánh giá kết quả dựa trên hành
động sẽ tác động tới thái độ tích cực hay tiêu cực đối với hành động đó. Tiêu chuẩn
chủ quan chính là những yếu tố bên ngoài (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...) sẽ tác
động tới cá nhân đó. Khi cá nhân có một thái độ tích cực với đối với việc thực hiện
hành vi cũng như những tiêu chuẩn chủ quan cho phép điều đó sẽ làm gia tăng ý định
hành vi của các nhân.

Sự tác động từ những người xung quanh đối với cá nhân sẽ có thể làm gia tăng hay
giảm thiểu đi ý định thực hiện hành vi đi làm thêm. Khi những người xung quanh đi
làm thêm và có thái độ tích cực đối với việc đi làm thêm, mọi người sẽ có xu hướng
tác động tích cực lên cá nhân đó về những lợi ích mà đi làm thêm đem lại, điều đó sẽ
làm thay đổi thái độ và nhận thức của cá nhân về việc đi làm thêm dẫn tới gia tăng ý
định đi làm thêm.

Thuyết hành động hợp lý đã chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và tiêu chuẩn chủ quan
đối với ý định hành vi. Tuy nhiên hạn chế của thuyết này chính là việc giả định rằng
hành vi là dưới sự kiểm soát của ý chí.

Biểu đồ 1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1975)

2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior)

Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of planned behaviour) của Ajzen (1991) được phát
triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975) nhằm khắc phục hạn chế
của lý thuyết trước khi nó cho cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn chịu sự
kiểm soát của lý trí. Thuyết hành vi kế hoạch giúp định nghĩa các khái niệm trong
lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi thông qua việc cho phép dự đoán và hiểu các
hành vi cụ thể được đặt trong những tình huống và bối cảnh nhất định. Thuyết hành
vi hoạch định nhận định có ba nhân tố quan trọng được sử dụng nhằm dự đoán ý định
hành vi. Yếu tố đầu tiên là thái độ của cá nhân đối với hành vi, đề cập đến thái độ
đánh giá tiêu cực hay tích cực, thuận lợi hay không thuận lợi về hành vi xác định.
Các chuẩn mực chủ quan là yếu tố liên quan đến áp lực của xã hội về hành vi đó của
khách hàng, đặc biệt những người liên quan có mối quan hệ mật thiết thì càng có ảnh
hưởng lớn đến ý định hành vi của chính khách hàng đó. Nhân tố thứ ba được đề cập
tới là khả năng kiểm soát nhận thức hành vi, thể hiện mức độ đánh giá của cá nhân về
tính khả thi của hành vi là dễ dàng hay khó khăn. Tương tự như thuyết TRA, nhân tố
trung tâm trong thuyết hành vi hoạch định là ý định hành vi của các nhân trong việc
thực hiện một hành vi nhất định.

Biểu đồ 2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1991)

2.3 Khung phân tích


2.4 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã xây dựng
một mô hình nghiên cứu mới về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm
của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình này được phát triển dựa trên nền
tảng của những nghiên cứu trước đây và mang tính cụ thể, ứng dụng trong ngữ cảnh
địa phương, với 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Trong đa số các nghiên cứu trước
đây, mô hình sử dụng là hồi quy tuyến tính bội phương pháp OLS. Tương tự, trong
nghiên cứu này, chúng tôi cũng áp dụng mô hình này như phương pháp phân tích
chính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

Biểu đồ 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.2.1 Mong muốn về thu nhập

Sinh viên thường có xu hướng mong muốn có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ các công
việc bên ngoài. Điều này dẫn đến việc lựa chọn làm thêm nhằm tăng thu nhập. Theo
Vương Quốc Duy và cộng sự (2015) và Zhu và cộng sự (2009), thu nhập đóng vai trò
tác động rất lớn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. Cụ thể, công việc với mức
thu nhập cao sẽ hấp dẫn sinh viên và dễ dàng thuyết phục họ quyết định đi làm thêm
khi có cung cấp mức lương hấp dẫn. Ngược lại, các công việc làm thêm không có
mức lương cao sẽ trở thành rào cản, đẩy lùi ý định đi làm thêm của sinh viên. Theo
Hoàng Thị Nga (2020), làm thêm mang lại lợi ích thực tế cho cuộc sống của sinh
viên, cung cấp một nguồn thu nhập bổ sung giúp họ trang trải chi phí sinh hoạt và
giảm bớt áp lực kinh tế.

Giả thuyết H1: Biến mong muốn về thu nhập có tác động cùng chiều với quyết định
đi làm thêm.

2.4.2.2 Kinh nghiệm và kỹ năng

Kinh nghiệm và kỹ năng sống được coi là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định của sinh viên về việc làm thêm, theo nghiên cứu của Vương Quốc Duy và
đồng nghiệp (2015), Cheng & Wang (2010), Nguyễn Thị Như Ý (2012). Sinh viên
thường có xu hướng chọn làm thêm để có môi trường học hỏi, trải nghiệm, và phát
triển kỹ năng sống cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc. Nghiên cứu của Lê
Phương Lan và đồng nghiệp (2015) tập trung vào tác động của việc sinh viên làm
thêm trong thời gian học đến khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp, và đã chứng
minh rằng sinh viên tham gia làm thêm trong thời gian học có khả năng cao hơn để
có việc làm sau khi ra trường, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả nghiên cứu này cho thấy việc tích lũy kinh nghiệm và khát vọng tìm kiếm việc
làm phù hợp sau khi tốt nghiệp là một trong những động lực thúc đẩy sinh viên tham
gia làm thêm.

Giả thuyết H2: Biến kinh nghiệm - kỹ năng sống có tác động cùng chiều với quyết
định đi làm thêm của sinh viên.

2.4.2.3 Chuẩn chủ quan

Theo như nghiên cứu của Vũ Thị Hà (2020), chuẩn chủ quan là yếu tố tác động mạnh
nhất đến quyết định làm thêm của sinh viên. Theo lý thuyết của Fishbein và Ajzen
(1975), chuẩn chủ quan bao gồm hai yếu tố quan trọng: nhận thức về sự mong đợi từ
người khác và nhận thức về sự quan trọng của ý kiến của người khác đối với quyết
định và hành vi của cá nhân. Chuẩn chủ quan tác động đến quyết định và hành vi của
cá nhân thông qua sự ảnh hưởng và áp lực xã hội từ những người quan trọng trong
cuộc sống của họ. Nếu sinh viên tin rằng việc làm thêm có thể mang lại lợi ích cá
nhân, đáp ứng các mục tiêu và giá trị cá nhân của mình, và những người quan trọng
đánh giá cao hành động này, họ sẽ có xu hướng quyết định tham gia vào các công
việc làm thêm.

Giả thuyết H3: Biến chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều với quyết định đi làm
thêm của sinh viên.
2.4.2.4 Tính cách

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà (2023), sinh viên có xu hướng làm
những công việc mang tính thử thách, có tính mới mẻ, tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với
những điều độc đáo hơn. Việc làm thêm vì các mục đích này sẽ giúp sinh viên tạo
cho bản thân suy nghĩ tích cực về việc làm thêm; khả năng chịu đựng rủi ro trong
công việc làm thêm; khả năng với thay đổi trong công việc; khả năng tự học và thích
ứng với môi trường đa văn hóa; có khả năng kiểm soát các giá trị cá nhân, có trách
nghiệm trong công việc và xã hội. Nếu sinh viên nhận thức được những tác động này,
họ sẽ có xu hướng đi làm thêm để phát triển bản thân hơn.

Giả thuyết H4: Biến tính cách có tác động cùng chiều với quyết định đi làm thêm
của sinh viên.

2.5 Thang đo

2.5.1 Thang đo về biến thu nhập

Trong bài nghiên cứu, các thang đo dành cho biến thu nhập được xây dựng trên cơ sở
bài nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hà (2023) và bao gồm 3 biến quan sát được
điều chỉnh để phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài nghiên cứu. Các biến
quan sát sẽ được kí hiệu từ TN1 đến TN3.

Bảng 2.5.2 Thang đo về biến thu nhập

STT Thang đo Biến mã Lượng hóa Nguồn tham


hóa khảo

1 Công việc làm thêm TN1 =1: Hoàn toàn Vũ Thị Thu Hà
giúp tôi có thêm 1 không đồng ý (2023)
khoản tiết kiệm nhỏ

2 Công việc làm thêm TN2 =2: Không đồng Vũ Thị Thu Hà
giúp tôi có công việc ý (2023)
ổn định, chi trả các
khoản chi phí một
cách thuận tiện
3 Công việc làm thêm TN3 =3: Không có ý Vũ Thị Thu Hà
đỡ đần gánh nặng cho kiến (2023)
gia đình tôi

=4: Đồng ý

=5: Hoàn toàn


đồng ý

2.5.2 Thang đo về biến kinh nghiệm

Trong bài nghiên cứu, các thang đo dành cho biến kinh nghiệm được xây dựng trên
cơ sở bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Nga (2020) và bao gồm 3 biến quan sát
được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài nghiên cứu. Các
biến quan sát sẽ được kí hiệu từ KN1 đến KN3.

Bảng 2.5.3 Thang đo về biến kinh nghiệm

STT Thang đo Biến mã Lượng hóa Nguồn tham


hóa khảo

1 Việc đi làm thêm giúp KN1 =1: Hoàn toàn Hoàng Thị Nga
tôi học hỏi và cải không đồng ý (2020)
thiện các kỹ năng
mềm

=2: Không đồng


2 Tôi tin rằng việc có KN2 ý Hoàng Thị Nga
kinh nghiệm làm thêm (2020)
sẽ giúp tôi xây dựng
mạng lưới quan hệ
trong ngành nghề của =3: Không có ý
mình kiến

3 Việc đi làm thêm giúp KN3 Hoàng Thị Nga


tôi có thêm kinh =4: Đồng ý (2020)
nghiệm giải quyết vấn
đề

=5: Hoàn toàn


đồng ý

2.5.3 Thang đo về biến chuẩn chủ quan

Trong bài nghiên cứu, các thang đo dành cho biến chuẩn chủ quan được xây dựng
trên cơ sở bài nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hà (2023) và bao gồm 3 biến quan
sát được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài nghiên cứu. Các
biến quan sát sẽ được kí hiệu từ CQ1 đến CQ3.

Bảng 2.5.4 Thang đo về biến chuẩn chủ quan

STT Thang đo Biến mã Lượng hóa Nguồn tham


hóa khảo

1 Tôi thấy nhiều sinh CQ1 =1: Hoàn toàn Vũ Thị Thu Hà
viên đi làm thêm không đồng ý (2023)

2 Gia đình ủng hộ việc CQ2 Vũ Thị Thu Hà


tôi đi làm thêm =2: Không đồng (2023)
ý
3 Sinh viên bè ủng hộ CQ3 Vũ Thị Thu Hà
việc tôi đi làm thêm (2023)
=3: Không có ý
kiến

=4: Đồng ý

=5: Hoàn toàn


đồng ý

2.5.4 Thang đo về biến tính cách

Trong bài nghiên cứu, các thang đo dành cho biến tính cách được xây dựng trên cơ
sở bài nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Thị Thu Hà (2023) và bao gồm 3 biến quan
sát được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài nghiên cứu. Các
biến quan sát sẽ được kí hiệu từ TC1 đến TC3.

Bảng 2.5.5 Thang đo về biến tính cách

STT Thang đo Biến mã Lượng hóa Nguồn tham


hóa khảo

1 Tôi sẵn sàng chấp TC1 =1: Hoàn toàn Vũ Thị Thu Hà
nhận đi làm thêm không đồng ý (2023)

2 Tôi thích học hỏi TC2 Vũ Thị Thu Hà


những thứ mới lạ =2: Không đồng (2023)
ý
3 Tôi nghĩ rằng việc đi TC3 Vũ Thị Thu Hà
làm thêm sớm sẽ (2023)
thành công nhanh hơn
=3: Không có ý
kiến

=4: Đồng ý

=5: Hoàn toàn


đồng ý
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã bàn bạc và thảo luận để xác định vấn đề nghiên cứu là
tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm của sinh viên trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Sau đó, nhóm tiến hành tìm hiểu, tổng hợp dữ liệu và thông tin từ
các nghiên cứu trước. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các thông tin khai thác được từ
nghiên cứu trước, nhóm phân tích các mô hình, sau đó đề xuất mô hình phù hợp với
đối tượng nghiên cứu và xây dựng thang đo với các biến phù hợp. Tiếp đến, nhóm
kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, loại các
hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,5), đồng thời kiểm tra lại hệ số Alpha.
Nhóm sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, loại bỏ các biến
không phù hợp kiểm tra yếu tố trích được và kiểm định mô hình dựa trên các yếu tố
khác. Từ đó xây dựng được một thang đo hoàn chỉnh. Sau đó lần lượt, tiến hành các
bước kiểm tra độ thích hợp của mô hình, kiểm tra các giả thuyết, kiểm tra yếu tố trích
được, phân tích tương quan và hồi quy bội. Và cuối cùng là viết báo cáo.

3.2 Dữ liệu

Nhóm tác giả thực hiện khảo sát nhóm đối tượng là sinh viên trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện - phi xác suất, cuộc khảo sát
được thực hiện trong vòng 7 ngày bắt đầu từ ngày 30/05 đến hết ngày 05/06, tất cả
mẫu đều được sử dụng bằng bảng hỏi trực tuyến thông qua công cụ hỗ trợ Google
Form để lấy ý kiến của người tiêu dùng và đề tài nghiên cứu.

Số lượng mẫu thu thập là 108 mẫu, sau quá trình lọc mẫu và làm sạch dữ liệu, nhóm
tác giả thu được 100 tin cậy (loại bỏ 8 mẫu). Theo Tabachnick và Fidell (1996), đối
với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu được xác định theo công thức:

n ≥ 50 + 8*m

Trong đó

- n: là số mẫu quan sát

- m: là số biến độc lập của mô hình

Đối với bài nghiên cứu này, số biến độc lập là 4, 1 biến kiểm soát và 1 biến phụ
thuộc, với m = 4 thì số mẫu tối thiểu cần đạt được, n ≥ 50 + 8*4 = 82. Nhóm đã thu
thập được 108 nên cỡ mẫu này đáp ứng được công thức theo Tabachnick và Fidell
(1996).

3.3 Mô tả các biến số

Bảng 3.3 Bảng mô tả các biến số

Loại biến Tên nhân tố Ký hiệu Quan hệ với biến phụ


thuộc được kỳ vọng
Biến phụ thuộc Quyết định đi làm thêm LT
của sinh viên trên địa
bàn thành phố Hồ Chí
Minh

Biến độc lập Thu nhập TN +

Kinh nghiệm KN +

Chuẩn chủ quan CQ +

Tính cách TC +

3.4 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát Google Form, nhóm tiến hành làm sạch,
nhập liệu và xử lý dữ liệu bằng chương trình SPSS 26.0 theo quy trình cụ thể như
sau:

Bước 1: Phân tích mô tả.

Phân tích mô tả đề cập đến việc chuyển hóa từ dữ liệu thô thành một dạng thức dễ
hiểu và dễ giải thích. Từ số liệu thu thập được từ mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã
lập bảng số liệu cho từng biến quan sát với mỗi biến quan sát cho mỗi câu trả lời có
giá trị từ 1 đến 5.

Bước 2: Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Nhóm đã tiến hành xác định và kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số
Cronbach’s Alpha - hệ số chỉ mức tương quan giữa các biến quan sát, với các tiêu
chuẩn đánh giá được trình bày như sau:

● Theo Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw – Hill,


một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.
● Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên trong khoảng từ [0,1]. Nếu xét
về lý thuyết thì hệ số này có giá trị càng cao thì độ tin cậy càng cao. Tuy
nhiên, (theo Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh), khi giá trị hệ số quá lớn (lớn hơn 0,95) cho thấy không có sự khác biệt
giữa nhiều biến trong thang đo, và gây nên hiện tượng trùng lắp thang đo.

● Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên chứng tỏ thang đo đủ điều kiện
sử dụng (Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ nghiên
cứu với SPSS 26). Hệ số từ 0,7 đến xấp xỉ 0,8 chứng tỏ thang đo sử dụng tốt.

● Trong trường hợp tiến hành loại biến Hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach’s
Alpha if Item Deleted) thì cần được xem xét đến. Bất kỳ biến quan sát nào có
hệ số này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mà thuộc cũng sẽ bị
loại. Nếu loại biến của biến vừa bị loại ta sẽ có một hệ số Cronbach’s Alpha
mới của thang đo.

Kiểm định thang đo bằng cách chạy và loại các biến không đạt tiêu chuẩn và quyết
định loại hay không biến sau thông qua việc xác định hệ số Cronbach’s Alpha.

Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích EFA dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố để loại
bỏ các biến không đạt yêu cầu, để hình thành nên các nhân tố đại diện vẫn mang đầy
đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng
nhất. Các tham số thống kê được sử dụng trong EFA cụ thể như sau:

Phân tích nhân tố khám phá dùng để phân tích một tập hợp gồm k biến quan sát (F <
k) thành một tập hợp F với các nhân tố ý nghĩa hơn. Các tiêu chí chính để phân tích
EFA gồm:

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét


sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là
thích hợp (theo Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB
Tài Chính, TP. HCM).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) phải cho kết quả Sig Bartlett’s Test
nhỏ hơn 0,05. Điều kiện này dùng để chứng tỏ các biến quan sát phản ánh những
khía cạnh khác nhau thuộc cùng một nhân tố, có mối tương quan với nhau (theo
Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Tài Chính, TP.
HCM).
Trị số Eigenvalue của những nhân tố nào lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1) mới được giữ lại
trong mô hình phân tích (theo Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu
khoa học, NXB Tài Chính, TP. HCM).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) phải cho kết quả Sig Bartlett’s Test
nhỏ hơn 0,05. Điều kiện này dùng để chứng tỏ các biến quan sát phản ánh những
khía cạnh khác nhau thuộc cùng một nhân tố, có mối tương quan với nhau (theo
Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Tài Chính, TP.
HCM).

Trị số Eigenvalue của những nhân tố nào lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1) mới được giữ lại
trong mô hình phân tích (theo Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu
khoa học, NXB Tài Chính, TP. HCM).

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% thì mô hình EFA mới được
chấp nhận (theo Hair, J. F., et al. (2009), Multivariate Data Analysis, 7th Edition,
Prentice – Hall International, Inc.).

Bước 4: Phân tích hồi quy bội

Mô hình hồi quy bội (Multiple Linear Regression) biểu diễn mối quan hệ giữa hai
hay nhiều biến độc lập định lượng với biến phụ thuộc định lượng. Để ước lượng các
trọng số hồi quy βn (n = 1, 2, 3,...) trong mô hình hồi quy bội ta dùng phương pháp
bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares – OLS).

● Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng kiểm định F và R2hiệu chỉnh.

Kiểm định F trong phân tích phương sai được sử dụng để đánh đánh giá độ phù hợp
của mô hình. Nếu giá trị sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa quan sát là 0,05 thì mô hình hồi
quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng. Một thước đo khác để
kiểm định độ phù hợp của mô hình tuyến tính là hệ số R2. Theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), R2 càng gần 1 thì mô hình càng thích hợp, R2 càng gần 0
thì mô hình càng kém thích hợp. Càng đưa thêm biến vào mô hình thì R2 càng tăng
nhưng điều này chưa chắc phản ánh đúng mức độ phù hợp thực tế của mô hình. Vì
vậy, để phản ảnh chính xác hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) vì R2 hiệu chỉnh không nhất
thiết tăng lên khi nhiều biến được đưa thêm vào mô hình.

● Kiểm định các giả thuyết của mô hình.


Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) được sử dụng để kiểm
định đa cộng tuyến. Nếu hệ số VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 thì các biến độc lập
này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không tác động đáng kể đến kết quả giải
thích của mô hình hồi quy.

Sử dụng kiểm định tương quan hạng Spearman giữa phần dư chuẩn hóa với các biến
độc lập. Nếu giá trị sig tương quan Spearman giữa phần dư chuẩn hóa (ABSRES) với
các biến độc lập đều lớn hơn 0.05, ta có thể kết luận rằng không có hiện tượng
phương sai thay đổi xảy ra, trường hợp có ít nhất 1 giá trị sig nhỏ hơn 0.05, khi đó
mô hình hồi quy đã vi phạm giả định phương sai không đổi.

Để kiểm định tự tương quan, sử dụng phương pháp kiểm định Durbin Watson cải
biên. Trước tiên tìm trị số Durbin Watson (d) với mức ý nghĩa 0.01%, xác định cỡ
mẫu n, số biến tham gia vào mô hình hồi quy k. Tra cứu bảng Durbin Watson để tìm
giá trị tới hạn dU và dL. So sánh trị số d với thang đo tạo thành từ dU, dL bên trên:

Nếu d < dL, kết luận rằng có sự tự tương quan bậc nhất dương

Nếu d > 4–dL, kết luận rằng có sự tự tương quan bậc nhất âm

Nếu dL < d < dU hoặc 4–dU < d < 4–dL chưa thể kết luận.

Nếu dU < d < 4-dU, kết luận rằng không có sự tự tương quan bậc nhất.

● Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy từng thành phần.

Với giả thuyết H0 cho rằng β1 = β2 = β3 = β4 = 0 (β1, β2, β3, β4 là các hệ số hồi
quy), nếu các hệ số hồi quy có giá trị sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa quan sát là 0.05 thì
bác bỏ giả thuyết H0. Điều đó có nghĩa là các biến sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê và
mô hình đưa ra là phù hợp và có thể dùng được.

Tiếp theo là kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu và so sánh mức độ tác động
mạnh – yếu của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Sau đó rút ra phương trình hồi
quy cuối cùng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

4.1.1. Thống kê mô tả

Trước khi tiến hành phân tích, với số liệu khảo sát thu thập được, nhóm tác giả tiến
hành phân loại mẫu khảo sát theo giới tính, kết quả thu thập được như sau:

Về giới tính: Trong 108 người tham gia khảo sát có 63 nữ (chiếm 58,33%), số lượng
nam là 45 người (chiếm 41,66%). Có thể thấy đa số sinh viên khảo sát tập trung vào
nhóm đối tượng sinh viên nữ, điều này hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ sinh viên nam/nữ
có quyết định đi làm thêm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Vì vậy, kết
quả mang tính đại diện cao.

4.1.2 Kiểm định Cronbach's Alpha

4.1.2.1 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến "Thu nhập"

Thông qua quá trình xử lý số liệu Cronbach's Alpha của thang đo "Thu nhập" với mã
hóa là TN có kết quả là 0,824 > 0.6: Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát làm cho Cronbach's Alpha của thang đo này lớn hơn
0,824 hay bé hơn 0,6. Kết luận, 03 biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng

Bảng 4.1 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến “Thu nhập"
4.1.2.2 Kiểm định yếu tố tin cậy của biến “Kinh nghiệm"

Thông qua quá trình xử lý số liệu Cronbach's Alpha của thang đo “Kinh nghiệm" với
mã hóa là KN có kết quả là 0.773 > 0.6: Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát làm cho Cronbach's Alpha của thang đo này lớn hơn
0,773. Kết luận, 03 biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng

Bảng 4.2 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến “Kinh nghiệm"
4.1.2.3 Kiểm định yếu tố tin cậy của biến “Chuẩn chủ quan"

Thông qua quá trình xử lý số liệu Cronbach's Alpha của thang đo “Chuẩn chủ quan"
với mã hóa là CQ có kết quả là 0,851 > 0.6: Hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item-Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát làm cho Cronbach's Alpha của thang đo này lớn hơn
0,851. Kết luận, 03 biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng.

Bảng 4.3 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến “Chuẩn chủ quan"
4.1.2.4 Kiểm định yếu tố tin cậy của biến “Tính cách"

Thông qua quá trình xử lý số liệu Cronbach's Alpha của thang đo “Tính cách" với mã
hóa là TC có kết quả là 0,827 > 0.6: Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-
Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3 và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát làm cho Cronbach's Alpha của thang đo này lớn hơn
0,827. Kết luận, 03 biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng

Bảng 4.4 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến “Tính cách"
4.1.2.5 Kiểm định yếu tố tin cậy của biến “Quyết định đi làm thêm"

Thông qua quá trình xử lý số liệu Cronbach's Alpha của thang đo “Quyết định đi làm
thêm" với mã hóa là LT có kết quả là 0,811 > 0.6: Hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo lớn hơn 0.3
và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát làm cho Cronbach's Alpha của thang đo
này lớn hơn 0,811. Kết luận, 03 biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng.

Bảng 4.5 Kiểm định yếu tố tin cậy với biến “Quyết định đi làm thêm"
4.1.3. Phân tich nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, 4 thang đo gồm 12 biến quan sát
tiếp tục được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay.

Varimax khi phân tích factor cho 04 biến độc lập quan sát được. Kết quả của các hệ
số thỏa mãn điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA nếu:

- Kết quả kiểm định Bartlett đạt mức ý nghĩa Sig < 0.1.

- Hệ số KMO lớn hơn 0.5 và bé hơn 1 thì phù hợp để phân tích nhân tố.

- Kết quả tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues lớn hơn hoặc bằng 1 và có 4 nhân tố được
trích ra. Đồng thời phương sai trích > 50% thì đạt yêu cầu.

Bảng 4.6 Kiểm định hệ số KMO


(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ phần mềm SPSS 26.0)

Bảng 4.7 Phân tích rút trích các nhân tố

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ phần mềm SPSS 26.0)

Kết quả phân tích nhân tố đã trích được 04 yếu tố từ 12 biến quan sát và giá trị
phương sai cộng dồn là 74.435% (lớn hơn 50%) nên 04 yếu tố này đạt yêu cầu. Nói
cách khác 04 yếu tố này giải thích được 74.435% biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.8 Phân tích ma trận nhân tố vòng xoay


(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ phần mềm SPSS 26.0)

Tác giả đã thực hiện phân tích nhân tố theo phương pháp Principal components. Kết
quả phân tích cho thấy 12 thang đo quan sát được trích thành 04 nhóm hội tụ theo
như 4 nhóm nhân tố trong mô hình đề xuất: Thu nhập, Kinh nghiệm, Chuẩn chủ
quan, Tính cách. Hệ số tải nhân tố của các thang đo biến độc lập đều lớn hơn 0.5 nên
được giữ lại trong mô hình cho các phân tích tiếp theo.

4.1.4 Phân tích mô hình hồi quy mẫu

Phân tích hồi quy giúp kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp phân tích đã
được sử dụng là phương pháp Enter - tất cả các biến được nhóm tác giả đưa vào mô
hình cùng lúc. Giá trị của biến được đưa vào mô hình hồi quy là giá trị trung bình của
các thang đo được giữ lại sau kiểm định Cronbach's Alpha và EFA.
Mô hình hồi quy được đề xuất và điều chỉnh dựa trên kết quả của kiểm định
Cronbach's Alpha và EFA như sau:

LT= β0 + β1*TN + β2*KN + β3*CQ + β4*TC + ε

Trong đó

● LT: Quyết định đi làm thêm

● TN: Thu nhập

● KN: Kinh nghiệm

● CQ: Chuẩn chủ quan

● TC: Tính cách

● β0: Hằng số; β1, β2, β3, β4: các hệ số hồi quy

● ε: Sai số

Bảng 4.9 Mô hình hồi quy mẫu

Nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để ước lượng tham số cho mô hình
dưới dạng tuyến tính và mô hình hồi quy ban đầu gồm tất cả các biến cố trong mô
hình hồi quy đã trình bày ở trên.

Kết quả ước lượng cho thấy 04 biến độc lập đều có giá trị sig nhỏ hơn 0.05 tức là cả
04 biến đều có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.10 Kiểm định hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh


Mô hình có hệ số R2 là 0,329 và R2 hiệu chỉnh là 0,272, như vậy 04 biến độc lập này
giải thích được 27,2% sự biến động của biến phụ thuộc Quyết định đi làm của sinh
viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, còn lại 72,8% là do ảnh hưởng của các yếu
tố chưa biết và chưa đưa vào mô hình.

Phương trình hồi quy tuyến tính của mô hình như sau:

LT= 1,124 - 0.002TN + 0.174KN + 0.215CQ + 0.353TC + ε

Biến Mong muốn thu nhập và biến Thời gian rảnh tác động ngược chiều đến làm
thêm, ngược lại: Kinh nghiệm - kỹ năng, Chuẩn chủ quan, Tính cách tác động cùng
chiều đến làm thêm.

Tính cách tác động mạnh nhất đến việc làm thêm của SV (0,353), sau đó đến Chuẩn
chủ quan (0,215), cuối cùng là biến Kinh nghiệm - kỹ năng (0,174)

4.2 Kiểm định

4.2.1 Sự phù hợp

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta đặt giả thuyết như sau:

H0: R2=0, có nghĩa là mô hình không có ý nghĩa với độ tin cậy 1 - α= 95%

H0: R2≠0, có nghĩa là mô hình phù hợp với độ tin cậy 1 - α= 95%

Nếu giá trị Prob (F - statistic) nhỏ hơn 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô
hình có ý nghĩa, ngược lại ta chấp nhận giả thuyết mô hình không phù hợp và tiến
hành xây dựng mô hình mới.

Bảng 4.11 Kiểm định sự phù hợp của mô hình


Dựa vào kết quả chạy anova từ mô hình hồi quy gốc, mô hình có giá trị sig F=0 và
nhỏ hơn 0.05 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp và có ít nhất 1
biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Quyết định đi làm của sinh viên trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh với mức ý nghĩa 5%.

4.2.2 Đa cộng tuyến

Để kiểm định được hiện tượng đa cộng tuyến ở mô hình, nhóm tác giả tiến hành xây
dựng ma trận hệ số tương quan cho các bến bằng phần mềm SPSS thu được kết quả
như sau:

Bảng 4.12 Kiểm định sự đa cộng tuyến

Ta nhận thấy các giá trị VIF cho mỗi biến độc lập như sau:

KN: 1.043

CQ: 1.090

TC: 1.468

TN: 1.437
Ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 3, điều này có
nghĩa là các biến độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy không có hiện
tượng đa cộng tuyến.

4.2.3 Kiểm định phương sai thay đổi

Để kiểm định phương sai thay đổi, nhóm tác giả tiến hành sử dụng kiểm định tương
quan hệ Spearman để kiểm tra mô hình có sự tương quan giữa phần dư chuẩn hóa với
các biến độc lập.

Bảng 4.13 Kiểm định phương sai thay đổi

Sig kiểm định t tương quan Pearson các giữa 4 biến độc lập TN, KN, CQ, TC với
biến phụ thuộc LT đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các
biến độc lập này với biến phụ thuộc

4.2.4 Sự tương quan

Bảng 4.14 Kiểm định d của Durbin - Watson


Nhóm tác giả sử dụng kiểm định của Durbin - Watson để kiểm định hiện tượng tự
tương quan của mô hình. Dựa vào bảng kết quả phân tích hồi quy, hệ số Durbin
Watson = 1.340 (1<d<3) nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tương
quan.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HẠN CHẾ CỦA


NGHIÊN CỨU

5.1 Kết luận

Sau quá trình phân tích và đánh giá kết quả, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả
quan trọng như sau:

- Xây dựng cơ sở lý thuyết về hệ thống sinh viên làm thêm thuộc các trường Đại học
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bằng việc tổng hợp các mô hình lý thuyết từ các
nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân
tố: Thu nhập, Kinh nghiệm kĩ năng sống, Chuẩn chủ quan, Tính cách.

- Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu định tính, nhóm đã xác định
được tác động của các nhân tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ tác động và vai trò của từng nhân tố đối với quyết
định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2. Cụ thể, theo
như kết quả điều tra khảo sát

+ Tính cách đang là yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (với hệ số ảnh hưởng 0,353). Trong
điều kiện các biến khác không thay đổi, chuẩn chủ quan thay đổi 01 đơn vị thì
quyết định làm thêm của sinh viên tăng 0,353 đơn vị.

+ Biến Chuẩn chủ quan là yếu tố tác động mạnh thứ 2 đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (với hệ số ảnh hưởng
0,215). Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, chuẩn chủ quan thay
đổi 01 đơn vị thì quyết định làm thêm của sinh viên tăng 0,215 đơn vị.

+ Biến Kinh nghiệm là yếu tố tác động cùng chiều đến quyết định làm thêm của
sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhưng lại khá yếu (với hệ số ảnh
hưởng 0,174). Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, kinh nghiệm
thay đổi 01 đơn vị thì quyết định làm thêm của sinh viên tăng 0,174 đơn vị.

+ Với mức ý nghĩa 5%, hệ số ước lượng âm nên biến Mong muốn thu nhập có
tác động ngược chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên. Trái với kỳ
vọng, đa số sinh viên đều có hoàn cảnh gia đình khá giả nên mục đích chính
của việc đi làm thêm không phải là vì thu nhập mà là vì những nguyên nhân
khác. Vì vậy, biến thu nhập ảnh hưởng ngược chiều với quyết định đi làm
thêm (với hệ số ảnh hưởng - 0.002)

5.2 Gợi ý chính sách

5.2.1 Đối với sinh viên đang làm thêm

- Lập kế hoạch rõ ràng: Khi đã quyết định đi làm thêm thì cần thiết phải lên kế hoạch
học tập, đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc học tập của mình và phấn đấu cố gắng đạt
được mục tiêu đó như là lên kế hoạch học bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ? Như
vậy có phù hợp với khả năng của bản thân chưa? Vì khi đăng ký học quá nhiều thì
không thể đi làm thêm còn học quá ít thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ ra trường, thường
thì sinh viên nên học từ 15 - 17 tín chỉ/học kỳ thì có thể vừa học vừa làm.

- Quản lý thời gian: Đa số sinh viên đi làm thêm đều gặp khó khăn về mặt thời gian.
Trong một khoản thời gian vừa phải đi học vừa phải đi làm, nên cần phải làm việc,
học tập thật hiệu quả, phải phân bổ và cân bằng giữa công việc và việc học cho phù
hợp.

- Thái độ đối với công việc: Khi đi làm thêm sinh viên đừng nên suy nghĩ rằng đi làm
nhân viên phục vụ, người giúp việc là xấu hổ không dám cho ai biết, sợ người khác
khinh thường, không việc gì phải xấu hổ khi làm từ chính công sức, đôi tay của mình
cho nên khi đi làm cần thông báo cho gia đình, người thân biết rõ việc mình đang làm
thêm để gia đình quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu. Không nên che giấu, nói dối về công
việc làm thêm của mình.

- Chăm sóc bản thân, duy trì sức khỏe: Cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời
khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Sinh viên rất dễ rơi vào trường
hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả
học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều sinh
viên ngủ gật khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe
nên không thể giữ được sự tỉnh táo. Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính
của sinh viên là học. Đối với sinh viên đang học và làm thêm, giấc ngủ đủ là vô cùng
quan trọng. Cố gắng tạo ra một môi trường ngủ thoải mái, tắt các thiết bị điện tử và
tận hưởng giấc ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, sinh viên cần ăn uống lành mạnh,
tập các bài tập vận động và thể thao. Nếu thời gian có hạn, thử tìm hiểu về các bài tập
ngắn như HIIT (High-Intensity Interval Training) hoặc tập luyện trên dụng cụ nhỏ
như bóng tập, tạ đơn.

- Tăng cường học nhóm: sinh viên sẽ có nhiều lợi ích khi bận việc không đến lớp
thường xuyên và khó tập trung học. Nếu học theo nhóm thì sinh viên sẽ được chia sẻ
những kiến thức tiếp nhận của thành viên trong nhóm đối với môn học đó, dễ dàng
mượn tập vở và tài liệu của môn học đó. Bên cạnh đó, sinh viên có thể nhờ các bạn
trong nhóm hướng dẫn lại bài học trong trường hợp nghỉ học hoặc tiếp thu bài không
kịp.

5.2.2 Đối với sinh viên có nhu cầu đi làm thêm

- Lựa chọn tính chất công việc: Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau,
vì vậy, cần xem xét rõ ràng mục đích đi làm thêm của bản thân là gì để có thể lựa
chọn công việc phù hợp và tốt nhất cho mình. Nếu sinh viên muốn tích lũy thêm kinh
nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và không quan tâm nhiều đến mức lương thu
nhập thì nên chọn các công việc nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, thời gian linh
hoạt như gia sư, cộng tác viên nghiên cứu thị trường, thông dịch viên, phát tờ rơi.
Nếu có thể, sinh viên tốt nhất nên tìm kiếm một công việc làm thêm liên quan trực
tiếp tới ngành học và định hướng tương lai của bản thân, điều này vừa giúp sinh viên
có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu làm quen, thích nghi với
nghề nghiệp trong tương lai, vừa giúp có thêm kỹ năng, kinh nghiệm học được từ
công việc liên quan đến chuyên ngành. Việc này rất tốt cho hồ sơ lý lịch và thuận tiện
cho quá trình xin việc sau này. Đôi khi, sinh viên có thể tận dụng luôn kinh nghiệm
này để xin thực tập luôn tại công ty mà không phải vất vả tìm kiếm như các sinh viên
khác.

- Lựa chọn môi trường làm việc: Khi sinh viên có ý định đi làm thêm, trước tiên cần
cân nhắc kỹ càng môi trường làm việc mà mình sắp sửa đi làm. Môi trường làm việc
cần phải đảm bảo an toàn lao động, không nên làm những công việc trong môi
trường phức tạp hay môi trường mập mờ đen tối, không phù hợp với lứa tuổi sinh
viên. Cần tìm hiểu rõ tường tận địa chỉ, nguồn gốc của công ty trước khi quyết định
làm công việc đó.

- Chú ý thời gian làm việc: Khi lựa chọn công việc đi làm thêm thì các bạn nên lựa
chọn các công việc làm theo ca hay công việc linh hoạt thời gian, cho phép sinh viên
có thể tổ chức thời gian làm việc phù hợp với lịch học, dễ dàng phân bổ và thu xếp
thời gian. Có thể xem xét các lựa chọn như làm việc theo ca, làm việc từ xa hoặc tự
quản lý thời gian. Điều này giúp sinh viên có khả năng điều chỉnh và cân nhắc công
việc và học tập một cách hiệu quả. Ngoài ra, công việc bán thời gian giúp sinh viên
chủ động hơn trong việc làm và việc học của mình. Sinh viên nên xác định các mục
tiêu học tập và công việc cụ thể cho từng ngày, tuần và tháng. Tạo ra một lịch trình
hợp lý để bạn có thể cân nhắc thời gian cho cả việc học và làm việc, cũng như để
dành thời gian cho sức khỏe và thư giãn.

- Xem xét kỹ về thu nhập của công việc làm thêm: Những ngành nghề như làm thu
ngân, phục vụ, bán hàng đều có "mức giá" chung dành cho nhân viên làm thêm
nhưng vì nhiều bạn sinh viên còn chưa có kinh nghiệm nên có thể dễ bị trả lương
thấp, không có hợp đồng thỏa thuận và phải đối mặt với nguy cơ làm nhiều, hưởng ít.
Khi lựa chọn việc làm thêm, ngoài tích lũy kinh nghiệm thì rõ ràng thu nhập là yếu tố
sinh viên cần quan tâm nhất nên cần phải hỏi rõ ràng. Nếu không có hợp đồng thì nên
yêu cầu email xác nhận trúng tuyển đề cập tới lương, phụ cấp và giờ làm việc.

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

Tuy nghiên cứu đã đạt được mục đích ban đầu đề ra là đánh giá mức độ tác động của
các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nhưng nó vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, nghiên cứu còn hạn chế về tính khái quát do cỡ mẫu chưa đủ lớn, số lượng
sinh viên của trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là chưa đầy đủ,
điều này có thể làm cho độ chính xác của kết quả nghiên cứu này chưa thực sự cao.
Bên cạnh đó, mẫu quan sát chưa trải đều cho sinh viên ở các trường, các khóa, các
mức thu nhập khác nhau dẫn đến quá trình đánh giá chưa đồng đều.

Thứ hai, R2 bằng 0.329 có nghĩa là mô hình đề xuất chỉ giải thích được 32.9% của
biến phụ thuộc. Vì vậy, các nghiên cứu sau này cần tham khảo nhiều tài liệu hơn,
khảo sát trên diện rộng và thêm các yếu tố quan trọng cùng các biến khác để giải
thích rõ cho biến phụ thuộc.
Thứ ba, nghiên cứu chỉ mới tiếp cận với các sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh mà chưa xét đến sinh viên trên diện rộng và góc nhìn của các
công ty, trung tâm việc làm, hệ thống đối tác trung gian có liên quan. Khả năng tổng
quát hoá của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nghiên cứu với mẫu được chọn
ngẫu nhiên trên nhiều địa phương khác.

Cuối cùng, đề tài nghiên cứu này cũng mới dừng lại ở khía cạnh xác định những yếu
tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của từng yếu tố để có được cái nhìn sâu sắc
hơn, giúp cho việc đưa ra những gợi ý giải pháp mang tính thực tiễn cao hơn. Cũng
chính vì lý do đó, các gợi ý giải pháp của nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở mức
khái quát, chưa thực sự chi tiết, bám sát với thực tế đào tạo của các trường Đại học
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà T. (2018) “HSBC: Sinh viên đại học làm thêm nhiều hơn đi học”, 03/08
(Vietnamfinance). Available at:

https://vietnamfinance.vn/hsbc-sinh-vien-dai-hoc-lam-them-nhieu-hon-di-hoc-
20180504224210877.htm (Truy cập vào: 08/06/2023)

2. Phương D. (2022) “Những sinh viên ngậm ngùi vì làm thêm”, 14/10
(VnExpress). Available at:

https://vnexpress.net/nhung-sinh-vien-ngam-ngui-vi-lam-them-4522297.html
(Truy cập vào: 08/06/2023)

3. Dũng N. (2018) “Hơn 93% sinh viên có nguyện vọng đi làm thêm”, 04/11
(Tiền Phong). Available at:

https://tienphong.vn/hon-93-sinh-vien-co-nguyen-vong-di-lam-them-
post1069392.tpo (Truy cập vào: 08/06/2023)

4. Đức V. và Thịnh M. (2020) “Sớm có quy định quản lý việc làm thêm của sinh
viên”, 05/03 (Quân đội nhân dân). Available at:

https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/som-co-quy-dinh-quan-ly-viec-lam-
them-cua-sinh-vien-611574 (Truy cập vào: 08/06/2023)
5. Duy Q. V. et al. (2015) “XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ”.
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần D: Khoa học Chính trị,
Kinh tế và Pháp luật: 40 (2015): 105-113.

6. Quyên P. T. H. et al. (2020) “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LỰA CHỌN CÔNG
VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI”. Tập san sinh viên nghiên cứu khoa học,
số 10.2020.

7. Long X. N. (2009) “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Quốc gia”. Tạp chí tâm lý học, số 9 (126), 9 - 2009.

8. Hà V. T. T. (2023) “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM


THÊM CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỚI
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI”. Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, tập 59, số 1 (02/2023).

9. My L. T. T., My P. T. D. & Vi H. T. (2021) “The Impacts of Doing Part-Time


Job on EFL Students”. International Journal of Advanced Scientific Research
and Management, Volume 6 Issue 6, June 2021.

10. Izabela O. (2019) “The Significance of Motivations and Selected Effects of


Student Employment in the Course of Studies: A Case of an Economics Study
Program in Poland”. European Journal of Educational Research, volume 9,
issue 1, 165 - 177.

11. Lauvås, Per & Dæhli, Olav. (2022). Students' view on applying for part-time
work as an on-campus software developer.

12. Robotham, D. (2012), "Student part‐time employment: characteristics and


consequences", Education + Training, Vol. 54 No. 1, pp. 65-75.

13. Curtis, S. and Williams, J. (2002), "The reluctant workforce: undergraduates’


part‐time employment", Education + Training, Vol. 44 No. 1, pp. 5-10.

14. Sekiguchi T. (2012) “Part-Time Work Experience of University Students and


Their Career Development”. Japan Labor Review, vol. 9, no. 3, Summer 2012.

15. Sáu N. T. K. (2015) “Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”.
16. Ajzen, I. (1991) “The Theory of Planned Behaviour, Organization Behavior
and Human Decision Processes”, No, 50, 179-211.

17. Lan L. P., Phương C. T. M. & Trinh. N. T. K. (2016) “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau
khi tốt nghiệp". Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 84, 08/2016.

18. Wang, H., Kong, M., Shan, W., & Vong, S. K. (2010). The effects of doing
part‐time jobs on college student academic performance and social life in a
Chinese society. Journal of Education and Work, 23(1), 79-94.

19. Wang & Chen (2012). Weighting the Benefits of Part-Time Employment in
College: Perspectives from Indigenous Undergraduates. Canadian Center of
Science and Education

20. Hoang Thi Nga, Student lifestyle is reflected in family, friend, and social
relationships , International Journal of Contemporary Research and Review:
Vol. 13 No. 02 (2022).

21. Thư N. T. A. & Điệp T. T. N. (2022) “NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP VÀ SINH HOẠT: TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN NGOẠI NGỮ,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tập 58, Số 3C (2022): 292-30.

22. Hường L. T. et al. (2021) “THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NĂM 2019”. Vietnam
Medical Journal episode 503 - june - 2021.

23. Thủy N. T. B et al. (2021) “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của
sinh viên: Thực nghiệm từ Đại học Vinh”. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số
tháng 1 + 2/2021.

24. Thọ N. Đ. (2013) “Giáo trình: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh". Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tài chính.

You might also like