You are on page 1of 164

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP


BÁO CÁO DỰ ÁN
MÔ HÌNH QUÁN CÀ PHÊ “KHÔNG XONG KHÔNG VỀ”
LỚP L01--NHÓM 2--HK211
GVHD: ThS. Lao Khải Kiện
ThS. Huỳnh Hữu Đức

Sinh viên thực hiện MSSV


1. Dương Gia Minh 1914136
2. Phạm Ngọc Quý 1914894
3. Phạm Thiều Phương Nhi 1911786
4. Đoàn Nguyễn Đoan Trang 1915575

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP


BÁO CÁO DỰ ÁN
MÔ HÌNH QUÁN CÀ PHÊ “KHÔNG XONG KHÔNG VỀ”
LỚP L01--NHÓM 2--HK211
GVHD: ThS. Lao Khải Kiện
ThS. Huỳnh Hữu Đức

Sinh viên thực hiện MSSV


1. Dương Gia Minh 1914136
2. Phạm Ngọc Quý 1914894
3. Phạm Thiều Phương Nhi 1911786
4. Đoàn Nguyễn Đoan Trang 1915575

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

i
LỜI CẢM ƠN

Tập thể nhóm xin gửi lời cảm ơn tới Giảng viên hướng dẫn – thầy Lao Khải Kiện và
thầy Huỳnh Hữu Đức đã đồng hành, chỉ dạy và cung cấp những kiến thức để nhóm có
thể hoàn thành môn học Quản lý dự án.

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã có được những bài học, những kinh nghiệm
thực tế cũng như hiểu sâu hơn về các kiến thức môn Quản lý dự án. Tuy nhiên, nhóm
không tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo, mong nhận được sự góp ý của hai thầy
để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn những bài báo cáo sau.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tập thể nhóm

ii
LỜI NÓI ĐẦU

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân, các bạn sinh viên, các thành viên khác
đang sinh sống tại kí túc xá Đại học Quốc gia và các khu vực lân cận nói riêng và cả
nước nói chung. Muốn tìm kiếm một nơi nào đó để giải quyết công việc, deadline cũng
như một nơi để làm việc tốt hơn.

Bắt nguồn từ những vấn đề trên, nên thiết nghĩ cần phải có một nơi để có thể đốc
thúc sinh viên giải quyết deadline đúng thời gian với cung cách và thái độ phục vụ chuyên
nghiệp, thân thiện, chất lượng dịch vụ tốt nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao
của sinh viên. Ngoài ra còn góp phần tận dụng được nguồn lực lao động đang rất dồi dào
đó là sinh viên, góp phần tạo ra được nhiều việc làm thêm để trang trải một phần gánh
nặng cho gia đình. Do đó đề tài của nhóm sẽ là Lập dự án xây dựng quán cà phê “Không
xong không về”.

Quán cà phê của nhóm sẽ đem đến cho khách hàng một không gian với phong cách
mới lạ độc đáo, sự hài lòng và tin cậy cho khách hàng.

Báo cáo "Lập dự án xây dựng quán cà phê Không xong không về" bao gồm ý tưởng
thiết kế dự án, khảo sát nhu cầu, lựa chọn địa điểm và nhà cung cấp, phân tích dòng tiền,
kiểm soát, phân bổ nguồn nhân lực cho dự án, phân tích rủi ro.

iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1

1.1 Tổng quan về thị trường ......................................................................................... 1

1.2 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 2

1.2.1 Làn sóng mới trong các mô hình kinh doanh cà phê........................................ 2

1.2.2 Xu hướng thị trường kinh doanh quán cà phê trong tương lai ......................... 3

1.3 Giới thiệu dự án ...................................................................................................... 5

1.4 Mục tiêu dự án ........................................................................................................ 5

1.5 Phạm vi dự án ......................................................................................................... 6

1.5.1 Quy mô dự án ................................................................................................... 6

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ THI ........................................................................ 7

2.1 Phân tích nhu cầu thị trường ................................................................................... 7

2.1.1 Phân tích thị trường .......................................................................................... 7

2.1.2 Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 8

2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 10

2.2.1 Quán cà phê Giangnam .................................................................................. 10

2.2.2 Chuỗi cà phê Yes ............................................................................................ 11

iv
2.3 Phân tích năng lực dự án....................................................................................... 13

2.3.1 Phân khúc khách hàng .................................................................................... 13

2.3.2 Sản phẩm cà phê của dự án ............................................................................ 16

2.4 Phân tích khả thi địa điểm đầu tư ......................................................................... 17

2.4.1 Các phương án đề xuất ................................................................................... 18

2.4.2 Lựa chọn phương án ....................................................................................... 21

2.4.3 Bản vẽ mặt bằng ............................................................................................. 24

2.5 Phân tích khả thi về Nguyên vật liệu .................................................................... 25

2.5.1 Thành phần Nguyên vật liệu .......................................................................... 25

2.5.2 Phân tích thị trường Nguyên vật liệu ở Việt Nam.......................................... 27

2.5.3 Phương án đề xuất lựa chọn Nhà cung cấp chiến lược .................................. 28

2.5.4 Lựa chọn phương án ....................................................................................... 30

2.6 Phân tích về tính pháp lý ...................................................................................... 34

2.6.1 Một số giấy tờ cần chuẩn bị trước khi vận hành dự án .................................. 34

2.6.2 Điều khoản và lưu ý khi thuê mặt bằng.......................................................... 35

2.6.3 Luật môi trường .............................................................................................. 36

2.6.4 Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm: ....................................................... 38

2.6.5 Quy định về hệ thống phòng cháy chữa cháy ................................................ 39

2.6.6 Quy định về rác thải ....................................................................................... 40

2.7 Phân tích khả thi về môi trường............................................................................ 41

2.7.1 Trong giai đoạn chuẩn bị ................................................................................ 41

2.7.2 Trong giai đoạn xây dựng .............................................................................. 42

v
2.7.3 Trong giai đoạn vận hành ............................................................................... 45

2.8 Phân tích khả thi về vận hành ............................................................................... 46

2.8.1 Quy trình vận hành ......................................................................................... 46

2.8.2 Nhân lực vận hành và vai trò.......................................................................... 46

2.8.3 Quy trình nhập hàng ....................................................................................... 47

2.8.4 Lưu trữ - Kiểm soát hàng hóa ........................................................................ 48

2.9 Phân tích khả thi về tài chính ................................................................................ 48

2.9.1 Các loại chi phí ............................................................................................... 48

2.9.2 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn...................................................................... 52

2.9.3 Dòng tiền dự án .............................................................................................. 54

CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN ........................................................................ 59

3.1 Tổ chức ban quản lý dự án.................................................................................... 59

3.1.1 Hình thái tổ chức ............................................................................................ 59

3.1.2 Nhân lực vận hành dự án ................................................................................ 60

3.1.3 Lương nhân lực .............................................................................................. 61

3.2 Phân tích công việc dự án ..................................................................................... 62

3.2.1 Tổng quát công việc của dự án ....................................................................... 62

3.2.2 Mô tả chi tiết các công việc ............................................................................ 67

3.2.3 Triển khai nhiệm vụ ....................................................................................... 77

3.2.4 Mạng AOA của dự án .................................................................................... 81

CHƯƠNG 4: ĐIỀU ĐỘ DỰ ÁN ................................................................................. 84

4.1 Thời gian hoàn thành các công việc của dự án ..................................................... 84

vi
4.2 Thời gian làm việc của nguồn lực dự án .............................................................. 92

4.3 Biểu đồ nhân lực bị quá tải ................................................................................... 96

4.4 Biểu đồ tải ban đầu ............................................................................................... 97

4.5 Phân bố tải hiệu chỉnh........................................................................................... 99

CHƯƠNG 5: KIỂM SOÁT DỰ ÁN ......................................................................... 103

5.1 Mục tiêu và cách thức kiểm soát ........................................................................ 103

5.1.1 Mục tiêu kiểm soát ....................................................................................... 103

5.1.2 Cách thức kiểm soát ..................................................................................... 103

5.2 Kiểm soát tiến độ ................................................................................................ 104

5.2.1 Kỹ thuật Earned Value ................................................................................. 104

5.2.2 Kiểm soát tiến độ .......................................................................................... 106

5.3 Kiểm soát chất lượng .......................................................................................... 113

5.3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng .................................................................... 113

5.3.2 Kiểm soát chất lượng.................................................................................... 114

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH RỦI RO ........................................................................ 118

6.1 Rủi ro tiến độ dự án ............................................................................................ 118

6.1.1 Thời gian trung bình và phương sai hoàn thành các gói công ..................... 118

6.1.2 Đường găng và mức độ biến động thời gian hoàn thành dự án ................... 122

6.1.3 Xác suất hoàn thành dự án ........................................................................... 125

6.2 Rủi ro tài chính ................................................................................................... 127

6.3 Rủi ro định tính ................................................................................................... 133

6.3.1 Danh mục rủi ro ban đầu .............................................................................. 133

vii
6.3.2 Phân tích SWOT ........................................................................................... 134

6.3.4 Ma trận rủi ro – tác động .............................................................................. 137

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 141

7.1 Kết luận ............................................................................................................... 141

7.2 Kiến nghị............................................................................................................. 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 143

PHỤ LỤC A ................................................................................................................. 144

viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tình hình kinh doanh quán cà phê trong mùa dịch .......................................... 1

Hình 1.2 Mô hình kinh doanh dạng ki-ốt ........................................................................ 2

Hình 1.3 Mô hình kinh doanh dạng Co-working ............................................................ 3

Hình 1.4 Mô hình quán cà phê dạng hộp Container ....................................................... 4

Hình 1.5 Xu hướng đặt giao hàng Online tác động đến ngành F&B .............................. 4

Hình 2.1 Chuỗi quán BoBaPop ....................................................................................... 7

Hình 2.2 Mô hình quán café nhỏ lẻ ................................................................................. 8

Hình 2.3 Khảo sát nhu cầu chạy deadline tại quán cà phê .............................................. 9

Hình 2.4 Khảo sát mức độ quan tâm đến dự án của khách hàng .................................... 9

Hình 2.5 Sản phẩm cà phê của Giang Nam .................................................................. 11

Hình 2.6 Không gian của chuỗi cà phê YES................................................................. 12

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người thích chạy deadline tại quán ............................. 14

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình chạy deadline ..................................... 14

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức giá trung bình khách hàng chi trả ............................... 15

Hình 2.10 Biểu đồ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ............................................. 15

Hình 2.11 Chợ Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM ...................................... 18

Hình 2.12 Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM .............................................. 19

Hình 2.13 Chợ Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM ....................................... 19

Hình 2.14 Ký túc xá Khu B Đại học Quốc gia TP.HCM .............................................. 20

Hình 2.15 Chợ đêm Làng Đại học ................................................................................ 21

ix
Hình 2.16 Kết quả sau khi chạy phần mềm Expert Choice .......................................... 22

Hình 2.17 Kết quả và biểu đồ khi chạy phần mềm Expert Choice ............................... 23

Hình 2.18 Biểu đồ tương quan giữa chi phí và khách hàng .......................................... 24

Hình 2.19 Bảng vẽ mặt bằng bố trí của quán ............................................................... 25

Hình 2.20 Nguyên liệu Pha chế Đức Anh ..................................................................... 29

Hình 2.21 Bartenders’ Mart Nhất Hương ..................................................................... 29

Hình 2.22 Nguyên liệu Nguyên An .............................................................................. 30

Hình 2.23 Kết quả sau khi chạy phần mềm Expert Choice .......................................... 31

Hình 2.24 Kết quả và biểu đồ khi chạy phần mềm Expert Choice ............................... 32

Hình 2.25 Biểu đồ tương quan giữa chất lượng và giá cả............................................. 33

Hình 2.26 Quy trình vận hành của quán ....................................................................... 45

Hình 2.27 Quy trình nhập hàng của quán ..................................................................... 46

Hình 2.28 Thông số dự án ............................................................................................. 53

Hình 3.1 Hình thái tổ chức của dự án ........................................................................... 60

Hình 3.2 Biểu đồ WBS – Khảo sát và Lập kế hoạch xây dựng quán ........................... 62

Hình 3.3 Biểu đồ WBS – Xây dựng chiến lược và Huy động vốn xây dựng quán ...... 63

Hình 3.4 Biểu đồ WBS – Thiết kế xây dựng và Thủ tục pháp lý vận hành quán ......... 63

Hình 3.5 Biểu đồ WBS – Trang trí và Lắp đặt hệ thống của quán ............................... 64

Hình 3.6 Biểu đồ WBS – Vận hành và Tuyển dụng nhân sự phục vụ quán ................. 64

Hình 3.7 Quy trình vận hành của quán ......................................................................... 64

Hình 3.8 Quy trình nhập hàng của quán ....................................................................... 65

x
Hình 3.9 Quy trình tạo ra thức uống ............................................................................. 66

Hình 3.10 Biểu đồ AOA các công việc xây dựng ........................................................ 81

Hình 4.1 Tổng thời gian và chi phí ............................................................................... 95

Hình 4.2 Biểu đồ tải ban đầu ......................................................................................... 98

Hình 4.3 Phân bố tải hiệu chỉnh .................................................................................. 100

Hình 5.1 Quy trình kiểm soát dự án ............................................................................ 103

Hình 5.2 Gắn các mốc kiểm tra cho dự án .................................................................. 105

Hình 5.3 BCWS và BCWP ......................................................................................... 110

Hình 5.4 ACWP và BCWP ......................................................................................... 111

Hình 5.5 Quy trình kiểm soát chất lượng .................................................................... 112

Hình 6.1 Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 180 ngày ......................................... 125

Hình 6.2 Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 200 ngày ......................................... 125

Hình 6.3 Phân bố Chuẩn (Normal) của biến Nguyên liệu đầu vào ............................. 127

Hình 6.4 Phân bố thống kê xác suất của biến Nguyên liệu đầu vào ........................... 128

Hình 6.5 Các giá trị thống kê cho biến Nguyên liệu đầu vào ..................................... 128

Hình 6.6 Kết quả phân bố của NPV dự án với 1,000 lần thử ..................................... 130

Hình 6.7 Các giá trị thống kế của biến NPV dự án .................................................... 130

Hình 6.8 Khớp phân bố NPV với các kiểu Phân phối để tính độ phù hợp – Goodness of
Fit ................................................................................................................................ 131

Hình 6.9 Kết quả phân tích độ nhạy của các biến đầu vào dự án ............................... 131

Hình 6.10 Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án....................................................... 132

Hình 6.11 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án......................................................... 138

xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Mô hình mẫu của một quán cà phê tại Thủ Đức ........................................... 16

Bảng 2.2 Giá thành sản phẩm của quán ........................................................................ 17

Bảng 2.3 Xác định trọng số cho từng tiêu chí ............................................................... 21

Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí ............................................................ 21

Bảng 2.5 Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí .......................................... 22

Bảng 2.6 Mô tả chi tiết nguyên vật liệu ban đầu........................................................... 26

Bảng 2.7 Xác định trọng số cho từng tiêu chí ............................................................... 31

Bảng 2.8 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí ............................................................ 31

Bảng 2.9 Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí .......................................... 32

Bảng 2.10 Nhân lực vận hành ....................................................................................... 46

Bảng 2.11 Bảng lãi suất một số ngân hàng ................................................................... 51

Bảng 2.12 Kế hoạch đầu tư ........................................................................................... 54

Bảng 2.13 Khấu hao thanh lý ........................................................................................ 54

Bảng 2.14 Chi phí vận hành .......................................................................................... 54

Bảng 2.15 Doanh thu..................................................................................................... 55

Bảng 2.16 Crash ............................................................................................................ 56

Bảng 2.17 Kế hoạch trả nợ ............................................................................................ 56

Bảng 2.18 Thuế ............................................................................................................. 56

Bảng 2.19 Dòng tiền ròng ............................................................................................. 57

Bảng 2.20 NPV, IRR của dự án .................................................................................... 57

xii
Bảng 3.1 Nhân lực vận hành dự án ............................................................................... 59

Bảng 3.2 Đơn giá tiền lương cho các vị trí của dự án ................................................... 60

Bảng 3.3 Mô tả chi tiết các công việc xây dựng quán .................................................. 66

Bảng 3.4 Ma trận nhiệm vụ RAM ................................................................................. 76

Bảng 3.5 Các gói công việc xây dựng quán .................................................................. 81

Bảng 4.1 Tổng thời gian hoàn thành dự án ................................................................... 82

Bảng 4.2 Thời gian làm việc của các nguồn lực thuộc dự án ....................................... 90

Bảng 4.3 Nguồn lực quá tải của dự án .......................................................................... 94

Bảng 4.4 Các gói công việc được hiệu chỉnh .............................................................. 100

Bảng 4.5 So sánh nhân lực, thời gian thực hiện mỗi gói công việc trước và sau hiệu chỉnh

............................................................................................................................................... 100

Bảng 5.1 BCWS, BCWP, ACWP cho từng gói công việc ......................................... 106

Bảng 5.2 Bảng kiểm soát chất lượng áp dụng mô hình PDM..................................... 113

Bảng 6.1 Bảng dữ liệu về thời gian hoàn thành các gói công việc dự án ................... 117

Bảng 6.2 Thời gian hoàn thành và phương sai của các công việc thuộc đường găng

..................................................................................................................................... 122

Bảng 6.3 Tổng hợp xác suất hoàn thành dự án ........................................................... 126

Bảng 6.4 Các biến đầu vào mô phỏng ........................................................................ 126

Bảng 6.5 Phân bố các biến đầu vào của mô phỏng ..................................................... 128

Bảng 6.6 Bảng chú thích Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án ............................... 132

Bảng 6.7 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của dự án .................................. 133

xiii
Bảng 6.8 Phân tích SWOT của dự án ......................................................................... 134

Bảng 6.9 Danh mục rủi ro dự án đã cập nhật .............................................................. 135

Bảng 6.10 Phân cấp bằng ước lượng khả năng xảy ra rủi ro ...................................... 136

Bảng 6.11 Phân loại mức độ tác động theo hậu quả khi rủi ro xảy ra ........................ 136

Bảng 6.12 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án ........................................................ 137

Bảng A1. Danh sách máy móc, thiết bị....................................................................... 144

Bảng A2. Danh sách nội thất....................................................................................... 145

Bảng A3. Danh sách dụng cụ ban đầu ........................................................................ 146

Bảng A4. Danh sách nguyên vật liệu ban đầu ............................................................ 147

xiv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan về thị trường

Cà phê vốn là một loại thức uống quá quen thuộc với đại đa số người nên đã có rất
nhiều các ý tưởng xây dựng quán cà phê được tạo nên với các không gian vô cùng đặc
biệt mang đến cho ta những trải nghiệm đáng có, tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt
vời bên người thân của mình. Ngày nay, điều khiến người ta quan tâm không chỉ ở hương
vị cà phê mà còn đặc biệt bị thu hút bởi không gian quán. Việc lựa chọn quán như thế
nào để ghé vào phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ và cảm nhận của mỗi người. Cũng chính
vì lẽ đó nên sự cạnh tranh giữa các quán trở nên ngày càng căng thẳng.

Năm 2020 là một năm bất ổn trong giới kinh doanh bởi dịch bệnh hoành hành, biết
bao công ty, nhà máy, các chuỗi cửa hàng, thậm chỉ là những hàng quán bình dân phải
đóng cửa hoặc tệ hơn là tuyên bố phá sản. Sang đến năm 2021, dịch bệnh một lần nữa
quay trở lại khiến nền kinh tế nước nhà lại lần nữa lao đao, bất ổn. Để có thể sống sót và
tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cà phê khốc liệt này thì đòi hỏi phải
có một con đường đi hợp thời hợp thế. Bên cạnh đó là vạch ra một chiến lược đúng đắn
và kiến thức về cà phê cũng cần phải được đảm bảo.

Hình 1.1 Tình hình kinh doanh quán cà phê trong mùa dịch

1
1.2 Đặt vấn đề

1.2.1 Làn sóng mới trong các mô hình kinh doanh cà phê

Đáng chú ý từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Việt đã chứng kiến
nhiều sự thay đổi. Không ít cửa hàng đã phải tạm ngưng hoạt động, số khác thay đổi mô
hình, đầu tư để lột xác. Ngay từ đầu năm 2021, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B)
đón nhận thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu cũng như mô hình cà phê mới.

Điểm đáng chú ý là hàng loạt thương hiệu lớn mở rộng đầu tư tại những khu vực
mới, thay vì tập trung ở trung tâm trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh. Vì vậy,
các thương hiệu không nhất thiết phải đợi khách du lịch và chuyên gia nước ngoài quay
lại, mà có thể thu hút thêm lượng khách mới trong nước để bù đắp.

Cùng với việc mở rộng khu vực hoạt động và triển khai mô hình kinh doanh cửa
hàng lưu động, nhiều thương hiệu còn tung ra các mô hình mới. Đơn cử như The Coffee
House khai trương mô hình kinh doanh mới theo dạng Ki-ốt bên trong một siêu thị
VinMart.

Hình 1.2 Mô hình kinh doanh dạng ki-ốt

2
Cùng với mô hình cửa hàng trong cửa hàng, gần đây mô hình Co-working cũng bắt
đầu thổi làn gió mới trong thị trường đồ uống. Cụ thể, chuỗi đồ uống Phúc Long cho ra
mắt mô hình kết hợp giữa không gian làm việc, phòng họp cá nhân với dịch vụ trà và cà
phê ngay tại cửa hàng. Tại đây, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể thuê văn phòng theo
ngày, tuần hoặc tháng cùng với ưu đãi về các gói bánh và nước uống tại quán.

Hình 1.3 Mô hình kinh doanh dạng Co-working

Mô hình này cũng được áp dụng ở nhiều hãng cà phê như Think in a Box, Artfolio
Coworking Café, The Coffee House, Foglian Coffee. Trong đó, Starbucks Reserve được
coi là điểm đến hút khách ngoại đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, khi họ có thể
vừa đến đây để hàn thuyên, vừa làm việc, thậm chí họp nhóm nhân viên văn phòng.

1.2.2 Xu hướng thị trường kinh doanh quán cà phê trong tương lai

Ông Hoàng Tùng, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành chuỗi Pizza Home, cho rằng
có hai xu hướng lớn có thể phát triển tốt trong ngành thực phẩm và đồ uống. Đó là xu
hướng tạo các không gian trải nghiệm, kiểu như cà phê kết hợp Co-working. Đây là một
trong những cách tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.

3
Hình 1.4 Mô hình quán cà phê dạng hộp Container

Xu hướng thứ hai là dịch chuyển lên các ứng dụng giao đồ ăn Food Apps như
Grabfood, Now, v.v. Xu hướng này đang có tốc độ tăng trưởng cực lớn tại thị trường
Việt Nam. Đây cũng là tiền đề cho những mô hình trong ngành thực phẩm và đồ uống
mới như Cloud Kitchen và dự kiến sẽ thay đổi bộ mặt kinh doanh của ngành này.

Hình 1.5 Xu hướng đặt giao hàng Online tác động đến ngành F&B

4
Tuy vậy, khi một xu hướng tiêu dùng mới được hình thành cũng đồng nghĩa với một
cuộc chiến mới giành thị trường diễn ra khốc liệt.

1.3 Giới thiệu dự án

- Tên dự án: Quán cà phê “Không xong không về”


- Chủ đầu tư: Nhóm 2
- Vòng đời dự án: 5 năm
- Địa điểm: Xây dựng quán cafe ngay trong Ký túc xá khu A, khu phố 6, Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng vốn đầu tư ban đầu: 434 triệu VNĐ
• Vốn sẵn có: 234 triệu VNĐ
• Vốn vay: 200 triệu VNĐ
- Hình thức đầu tư: Thuê mặt bằng
- Hình thức kinh doanh: Khảo sát, thu mua nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm và
kinh doanh.

1.4 Mục tiêu dự án

Dự án được hình thành và phát triển với mục tiêu cụ thể như sau:

- Là quán có mô hình đốc thúc chạy deadline đầu tiên tại Làng Đại học cũng như
Việt Nam.
- Trong 3 năm đầu, trở thành địa điểm chạy deadline đầu tiên sinh viên nghĩ đến tại
KTX Khu A – ĐHQG-HCM. Từ có có thế mạnh cạnh tranh và thị phần thị trường
như các đối thủ: GiangNam, YES, SIX, …
- Hoàn lại vốn trong 02 năm đầu vận hành dự án.

5
1.5 Phạm vi dự án

1.5.1 Quy mô dự án

- Vốn đầu tư tầm trung và địa điểm của quán đặt tại Ký túc xá Khu A với đối tượng
khách hàng chính là sinh viên tại đây nên dự án sẽ có quy mô vừa.
- Diện tích quán cà phê 128 m2 gồm có 2 tầng. Từ việc thiết kế, xây dựng cửa hàng
và lắp đặt các thiết bị, đồ dùng theo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và môi trường.
- Hình thức kinh doanh của quán có 3 kiểu:
• Dùng tại chỗ
• Mua mang đi
• Đặt qua Hotline
- Dự kiến ban đầu quán cà phê phục vụ được khoảng 300 ly nước/ngày.
• 80% dùng tại chỗ: Khoảng 240 đơn hàng/ngày.
• 10% mua mang đi: Khoảng 30 đơn hàng/ngày.
• 10% mua qua App: Khoảng 30 đơn hàng/ngày.
- Năng lực của quán có thể tiếp nhận tối đa 140 người/lượt khách ngồi tại chỗ.
- Quán có tổng cộng 4 khu vực riêng để xác định đầu vào của hệ thống, cụ thể:
• Khu order/Thanh toán/Pha chế
• Khu vực khách ngồi tại chỗ
• Nhà kho
• Khu vực nhà vệ sinh/Gửi xe

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu


- Thị trường mua nguyên vật liệu trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
- Kinh doanh và vận chuyển sản phẩm trong khu vực Ký túc xá khu A.
- Thực hiện phân tích cạnh tranh trên những chuỗi cửa hàng giống nhau về hệ thống
vận hành, quy mô và đối tượng dự án để đảm bảo tính trực quan.

6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ THI
2.1 Phân tích nhu cầu thị trường

2.1.1 Phân tích thị trường

Khu vực xung quanh nhóm các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh (sau đây sẽ gọi là Làng Đại học) hiện được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển
và hiện đại hóa nhanh. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí
Minh với diện tích khoảng 643,7 hecta thuộc thành phố Thủ Đức và thành phố Dĩ An
(Bình Dương) – một khu vực mới nhưng vô cùng phát triển tại TP.HCM.

Làng Đại học hiện có hơn 70.000 sinh viên học tập và sinh hoạt, bao gồm 8 trường
đại học lớn trong nước. Địa điểm cư trú sinh viên phần lớn ở KTX Khu A (sức chứa
10.000 sinh viên) và KTX Khu B (sức chứa 40.000 sinh viên). Trong đó, KTX Khu B
hiện được đánh giá là khu vực kí túc xá hoàn thiện và hiện đại nhất Việt Nam.

Không khó để có thể dự đoán về việc các cửa hàng dịch vụ nước uống có sự tăng
mạnh về số lượng. Tuy nhiên, nhìn chung thì mô hình các quán café có xu hướng tương
tự nhau và ít gây được ấn tượng đối với sinh viên. các cửa hàng cà phê thông thường được
chia thành hai cấp: chuỗi cửa hàng và những quán nhỏ lẻ.

Hình 2.1 Chuỗi quán BoBaPop

7
Hình 2.2 Mô hình quán café nhỏ lẻ

Nhận thấy được nhu cầu cũng như tiềm năng tại khu vực, Nhóm 2 đã quyết định
phát triển và xây dựng mô hình dự án quán cà phê chạy Deadline đầu tiên cho sinh viên
tại Ký túc xá khu A nói riêng và Làng đại học nói chung.

2.1.2 Phương pháp lấy mẫu

Phương pháp lấy mẫu được thực hiện trong báo cáo này là phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên.

Trước tiên nhóm tiến hành khảo sát trên 500 mẫu đầu tiên để tìm tỷ lệ người có nhu cầu
chạy Deadline tại quán cà phê để tính cỡ mẫu thực tế nhằm mang lại kết quả đáng tin cậy.

8
Hình 2.3 Khảo sát nhu cầu chạy Deadline tại quán cà phê

Ta thấy trên 500 mẫu có đến 99,2% - khoảng 496 người dùng có nhu cầu chạy
Deadline tại quán cà phê. Ta tiếp tục khảo sát đối với 99,2% người dùng này về nhu cầu
tiềm năng thực tế, với câu hỏi “Nếu có mô hình quán café chuyên để chạy deadline, bạn
có hứng thú và ủng hộ chứ?” ta được kết quả như sau:

Hình 2.4 Khảo sát mức độ quan tâm đến dự án của khách hàng

Qua đó, ta thấy có 79,1% - khoảng 396 người dùng có sự quan tâm và có tiềm năng
sẽ sử dụng nếu dự án này được hoàn thiện trên quy mô tại Làng Đại học.

9
Như vậy, ta chọn tỷ lệ những người có nhu cầu sử dụng dự án này p = 0.79, ta áp
dụng công thức xác định cỡ mẫu:
𝑍 2 𝑥 𝑝 𝑥 (1−𝑝) 1.962 × 0.79 × (1−0.79)
N= = ≈ 255
𝑒2 0.052

Trong đó:

N: Kích thước mẫu cần thu thập thực tế

Z: Giá trị tới hạn của độ tin cậy trong phương pháp lấy mẫu, chọn Z tương ứng với độ

tin cậy 95%. Tra bảng phân phối Normal được giá trị z = 1.96

p: Tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu N thành công.

e: Tỷ lệ sai số cho phép. Tỷ lệ sai số phổ biến nhất là 5%.

Sau khi đã tính được cỡ mẫu tối thiểu, nhóm tiến hành thu thập mẫu, lấy ý kiến đối
tượng là người dân trong khu vực ở Làng Đại học (khảo sát ở các cộng đồng, trang, nhóm
dân cư tại KTX Khu A – ĐHQG-HCM).

2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các cửa hàng cà phê đối thủ cạnh tranh tồn tại sẵn rất nhiều nhưng chỉ số ít các quán
trên có cùng tệp khách hàng hoặc có mô hình kinh doanh tương tự với dự án. Sau khi
cân nhắc và loại bỏ các quán café không có chung thị trường (những cửa hàng bán nhỏ
lẻ với tính chất giải khát, các chuỗi cửa hàng dành cho phân khúc thị trường cao hơn
mức sống của sinh viên…), dự án chọn phân tích 2 đối thủ tiêu biểu: Quán GiangNam
và quán YES.

2.2.1 Quán cà phê Giangnam

Địa chỉ: 264 Bình Thung, Xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.

10
Hình 2.5 Sản phẩm cà phê của Giang Nam
Quán cà phê Giangnam được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dự án bởi
nơi đây được thiết kế rất hệ thống hướng tới việc thuận tiện học tập cho các bạn sinh
viên. Tại quán có rất nhiều loại bàn ghế để phục vụ cho việc học nhóm, học cá nhân và
ổ điện. Tuy nhiên, giá thức uống ở đây khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ
40.000 – 60.000 đồng. Nước lọc tự phục vụ thoải mái và các loại bánh ở Giang Nam tuy
ngon nhưng chưa có nhiều sự lựa chọn.

Tổng kết, cà phê Giang Nam là một hệ thống lớn có không gian hiện đại, lối thiết kế
sang trọng cùng hệ thống đèn điện vô cùng tiện lợi cho sinh viên. Tuy nhiên, mô hình
quán vẫn không có gì mới mẻ, menu không đa dạng và phân khúc giá khá cao so với
sinh viên.

2.2.2 Chuỗi cà phê Yes

Địa chỉ:

− Chi nhánh 1: 1 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

11
− Chi nhánh 2: 25-27 đường N1 KDC 61, khu phố Tân Lập, Dĩ An, Bình Dương.

Nhắc đến café học tập của sinh viên thì Chuỗi cà phê YES cũng là một mô hình nổi
bật, với không gian rộng cùng nhiều khu vực khác nhau. Quán được thiết kế dành cho
nhiều đối tượng với nhiều sở thích: góc tĩnh lặng bên dải cây xanh, bàn lớn cho buổi họp
nhóm, hoặc không gian ngoài trời thoáng đãng dưới tán cây cổ thụ.

Hình 2.6 Không gian của chuỗi cà phê YES

Thời gian mở cửa 24/7, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu thưởng thức cà phê của khách
hàng vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày. Yes cà phê cũng cam kết không giới hạn thời
gian sử dụng Wifi của khách hàng. Menu quán phong phú và đa dạng, ngoài những món
nước truyền thống như trà đào, trà vải, v.v thì còn có các loại nước như đá xay, sinh tố
với giá cả hợp lý cho tha hồ lựa chọn. Quán cũng phục vụ những món ăn nhanh như cơm
và bánh mì.

Tuy nhiên, điểm trừ của quán nằm ở việc quán thường thu thêm phụ phí 20 – 25k
nếu khách muốn ở lại qua đêm tại quán. Menu nước của quán dao động từ 30.000 –

12
50.000 cũng được đánh giá là nhỉnh hơn so với mặt bằng chung. Ngoài ra, hệ thống an
ninh giữ xe tại quán cũng được đánh giá là tương đối lỏng lẻo.

Tổng kết, chuỗi café YES với sức chứa lớn, menu phong phú, dịch vụ dành cho đa
số đối tượng. Dù vậy hệ thống vẫn còn nhiều những khuyết điểm cần phải khắc phục.

2.3 Phân tích năng lực dự án

2.3.1 Phân khúc khách hàng

Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế trên 500 sinh viên, khách hàng ở các độ tuổi khác
nhau, có 2 nhóm khách hàng mà mục tiêu quán có thể đáp ứng:

Khách hàng đến thưởng thức tại quán: Những khách hàng đơn lẻ hoặc đi theo nhóm,
đến quán để học tập, làm việc, thưởng thức, thư giãn, cũng có thể đến để họp nhóm, chụp
ảnh… Đây là nhóm đối tượng khách hàng chính mà dự án hướng tới, phần lớn là sinh viên
tại Ký túc xá khu A. Đồ án lấy kết quả trên một cuộc khảo sát thực tế, thời gian trung bình
mỗi sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần và số tiền mà họ sẵn sàng chi
trả cho một lần tới quán cà phê rơi vào khoảng 26 đến 40 ngàn đồng.

• Xét về tầm quan trọng: Theo khảo sát trong 500 sinh viên, có 496 sinh viên (khoảng
99,2%) cho rằng có thói quen tự học hoặc học nhóm hoặc làm tiểu luận cũng như
các cuộc gặp gỡ bạn bè tại các quán cà phê.
• Xét về khả năng tiếp cận: Đây là phân khúc dự án có khả năng tiếp cận được nhờ
vào số lượng đông đảo và tâm lý khách hàng thích khám phá, ưa thích sự mới mẻ.

Khách mua đồ uống mang đi: Các khách hàng đến gọi đồ rồi mang đi, hoặc là đăng
ký qua App để được đưa hàng đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc. Đối tượng này thường
tập trung ở những người khá bận rộn.

Ngoài ra 1 cuộc khảo sát được thực hiện về tính ưa chuộng cà phê tại Làng Đại học:

Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế, với số lượng điều tra thu thập được là 500 người.

13
Trong đó:

- Qua điều tra khảo sát, tỷ lệ sinh viên có sở thích chạy deadline tại quán cà phê là
99,2%.

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người thích chạy deadline tại quán

- Thời gian trung bình sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần, chiếm
tới 52,2%.

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình chạy deadline

14
- Khảo sát cho thấy 69,1% khách hàng cho biết mức giá trung bình hợp lý mà họ sẵn
sàng chi trả trong một lần đến quán cà phê khoảng từ 26 đến 40 ngàn đồng.

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức giá trung bình khách hàng chi trả

- Khảo sát thông tin các đối thủ cạnh tranh của dự án trong khu vực Làng Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.10 Biểu đồ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

15
- Để tăng độ tin cậy của dự án, nhóm 2 đã quan sát mô hình kinh doanh và thu thập
dữ liệu doanh số bán ra trong 3 tháng gần đây của những cửa hàng có chung phân
khúc khách hàng như bảng trên. Từ đó, nhóm đã xác định được quy mô ban đầu và
năng lực kinh doanh của dự án.

Bảng 2.1 Mô hình mẫu của một quán cà phê tại Thủ Đức

Số lượng bán ra trong 3 Đơn hàng Đơn hàng


Tổng
tháng gần đây tại Quán qua App

Tháng 1 11700 3750 15450

Tháng 2 14850 6950 21800

Tháng 3 10500 3475 13975

Với nguồn lực dồi dào và vốn tài chính hợp lý đủ để chi trả cho cơ sở vật chất, tiện
nghi cần thiết, nhóm nhận thấy dự án bước đầu có năng lực cạnh tranh với các thương
hiệu cà phê lớn trong khu vực.

2.3.2 Sản phẩm cà phê của dự án

Xét trong khu vực Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có hàng loạt
những cửa hàng lẻ lớn nhỏ hay chuỗi cửa hàng cà phê. Vì thế, để đảm bảo được tính
cạnh tranh cũng như sự yêu thích từ khách hàng không chỉ tới từ việc đảm bảo chất lượng
mà còn là hình thức hay tính đặc sắc, nổi bật của sản phẩm.

- Nhóm lựa chọn sản xuất 2 kích cỡ của ly nước gồm size M (Medium-500 ml) và
L (Large-700ml).
- 5 nhóm sản phẩm chính gồm Cà phê, Trà, Trà sữa, Đá xay kem tươi, Nước ép.
Trong đó thức uống tiêu biểu chính là cà phê.
- Hình thức phục vụ gồm phục vụ tại chỗ, mua mang về và đặt hàng qua App.
- Giá thành sản phẩm: So sánh giá cả đối thủ cạnh tranh và đặt giá mục tiêu của nhóm

16
Bảng 2.2 Giá thành sản phẩm của quán
Sản phẩm Giang Nam (đồng) Yes (đồng) Mục tiêu của quán
Size M 54000 46000 27000
Size L 60000 50000 32000

Từ những khảo sát trên, Nhóm 2 kết luận dự án đủ điều kiện và năng lực để phát
triển cạnh tranh trong khu vực. Không chỉ vậy, dự báo còn cho thấy nhu cầu cà phê ngày
càng tăng cao. Đây chính là cơ sở để phát triển dự án của nhóm. Dự án đánh mạnh vào
khu vực trung tâm Làng Đại học Quốc gia, cụ thể là Ký túc xá khu A để phát triển hệ
thống quán cà phê chạy Deadline đầu tiên tại đây mang thương hiệu: Quán cà phê
“Không xong không về”.

2.4 Phân tích khả thi địa điểm đầu tư

Trước khi đưa ra lựa chọn về các phương án về địa điểm đầu tư, các tiêu chí lựa chọn
thể cần được đưa ra. Một số tiêu chí quan trọng được lựa chọn như sau:

− Khách hàng: Nguồn khách hàng tại địa điểm có nhu cầu và có sẵn sàng chi trả
cho dịch vụ của quán hay không?
− Diện tích: Diện tích quán phù hợp và vừa đủ với mô hình của quán không? Có
quá to hay quá nhỏ hay không?
− Chi phí: Chi phí thuê 1 tháng tại địa điểm có vượt quá khả năng chi trả của dự án
hay không?
− Nguồn nguyên liệu: Xung quanh địa điểm còn tồn tại nhiều nhà cung cấp uy tín
và có nguồn hàng đa dạng hay không?
− Mức độ nhận biết: Địa điểm đặt quán có nằm vị trí đắc địa hay không? Khách
hang tiềm năng có dễ thấy và bị thu hút bởi địa điểm này hay không?

17
Nhận thấy mô hình quán khá mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của đa số các bạn sinh
viên, dự án sẽ đưa ra các phương án địa điểm phần lớn ở khu vực Làng Đại học (nơi tập
trung rất nhiều trường Đại học). Từ đó, dựa vào các tiêu chí nêu trên để chọn ra phương
án phù hợp.

2.4.1 Các phương án đề xuất

➢ Phương án 1: Chợ Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM

Địa chỉ: Đường Tạ Quang Bửu, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.

Chi phí thuê: 40 triệu đồng/tháng.

Hình 2.11 Chợ Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM

➢ Phương án 2: Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM

Địa chỉ: Khu phố 6 - Phường Linh Trung – TP. Thủ Đức – TP.HCM.

Sức chứa: gần 10.000 sinh viên.

18
Chi phí thuê: 30 triệu đồng/tháng.

Hình 2.12 Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM

➢ Phương án 3: Chợ Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM

Địa chỉ: Đường Lương Định Của, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.

Chi phí thuê: 45 triệu đồng/tháng.

Hình 2.13 Chợ Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM

19
Tuy nhiên, đây là phương án mang tính cạnh tranh cao nhất. Vì trong khu vực tồn tại
nhiều đối thủ cạnh tranh từ trước (Giangnam, Cô Ba, SIX…)

➢ Phương án 4: Ký túc xá Khu B Đại học Quốc gia TP.HCM

Địa chỉ: Tô Vĩnh Diện, Đường Đ. Mạc Đĩnh Chi, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.

Sức chứa: 40.000 sinh viên.

Chi phí thuê: 40 triệu đồng/tháng.

Hình 2.14 Ký túc xá Khu B Đại học Quốc gia TP.HCM

➢ Phương án 5: Chợ đêm Làng Đại học

Địa chỉ: Đông Hoà, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi phí thuê: 48 triệu đồng/tháng.

20
Hình 2.15 Chợ đêm Làng Đại học

2.4.2 Lựa chọn phương án

a. Xác định trọng số cho từng tiêu chí

Đầu tiên, dự án tiến hành cho điểm các tiêu chí đã đưa ra theo mức độ quan trọng
như sau:

Bảng 2.3 Xác định trọng số cho từng tiêu chí


Các tiêu chí Điểm
1. Khách hàng (KH) 5
2. Diện tích (DT) 4
3. Chi phí (CP) 4
4. Nguồn nguyên liệu (NL) 3
5. Mức độ nhận biết (NB) 2

Sau đó, ta tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí và xác lập ma trận so
sánh cặp các tiêu chí trên thang điểm 1 – 5:

Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí


Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí
Tiêu chí KH DT CP NL NB

21
KH 1 1.25 1.25 1.67 2.5
DT 0.8 1 1 1.33 2
CP 0.8 1 1 1.33 2
NL 0.6 0.75 0.75 1 1.5
NB 0.4 0.5 0.5 0.67 1
Tổng 3.6 4.5 4.5 6 9

Các tiêu chí sẽ được đưa vào công cụ phần mềm Expert Choice để xếp hạng và đưa
ra kết quả như sau:

Hình 2.16 Kết quả sau khi chạy phần mềm Expert Choice

Từ bảng xếp hạng có thể thấy, tiêu chí Khách hàng được đánh giá là quan trọng nhất
vì khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của dự án. Các tiêu chí xếp
sau lần lượt bao gồm: Diện tích, Chi phí, Nguyên liệu, Nhận biết. Đồng thời, ta có thể
kết luận công tác cho điểm các tiêu chí không tồn tại thiên vị vì chỉ số tin cậy
(Inconsistency = 0).

b. Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí

Để có thể chọn phương án bằng phần mềm công cụ Expert Choice, dự án phải tiến
hành phân tích từng địa điểm để cho điểm theo từng tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 1.

22
Bảng 2.5 Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí
Tiêu chí
Vị trí KH DT CP NL NB
0.278 0.222 0.222 0.167 0.111
CA 0.6 0.5 0.7 0.7 0.6
KA 0.8 0.8 0.6 0.7 0.7
CB 0.6 0.6 0.5 0.5 0.7
KB 0.7 0.7 0.4 0.4 0.5
CK 0.6 0.4 0.5 0.7 0.7

Sau khi tổng hợp đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá phương án, ta nhìn vào các biểu đồ Expert
Choice

Hình 2.17 Kết quả và biểu đồ khi chạy phần mềm Expert Choice

Với độ tin cậy tổng thể (overall inconsistency) bằng 0 (<0.05), ta thấy được phương
án KTX Khu A là phương án được đánh giá là tốt nhất (vì là phương án có số điểm cao
nhất)

23
c. Đánh giá phương án dựa trên các tiêu chí quan trọng và kết luận

Dự án được đánh giá có quy mô trung bình nên tiêu chí Khách hàng và Chi phí sẽ là
2 tiêu chí quyết định sự khả thi của dự án. Vì vậy ta tiến hành đánh giá các phương án
chỉ với 2 tiêu chí nêu trên:

Hình 2.18 Biểu đồ tương quan giữa chi phí và khách hàng

Có thể thấy, KTX Khu A là phương án cân bằng tốt nhất 2 tiêu chí quan trọng là
Khách hàng và Chi phí.

Kết luận, dựa vào kết quả phân tích, dự án lựa chọn KTX Khu A – ĐHQG-HCM là
nơi để phát triển mô hình.

2.4.3 Bản vẽ mặt bằng

Một thông thông tin mặt bằng như sau:

− Địa chỉ: Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu phố 6 - Phường Linh
Trung - TP. Thủ Đức - TP.HCM.
− Diện tích: 128 m2, 2 tầng.
− Bản vẽ chi tiết bố trí 2 tầng:

24
Hình 2.19 Bảng vẽ mặt bằng bố trí của quán

2.5 Phân tích khả thi về Nguyên vật liệu

2.5.1 Thành phần Nguyên vật liệu

Dự án tiến hành xây dựng menu ban đầu để có thể liệt kê các Nguyên vật liệu cần
thiết cho quán. Những món nước hướng đến tiêu chí: pha chế đơn giản, giá vốn rẻ,
nguyên liệu dễ tìm, sản phẩm làm ra dễ uống và quen thuộc với các bạn sinh viên. Các

25
món phù hợp với tiêu chí trên có thể kể đến: café, trà các loại (đào, vải, dâu, chanh…),
trà sữa …

Ngoài ra, để đáp ứng được nhu cầu ngồi lâu cần thức ăn của sinh viên cũng như
không gây ra mùi và mất vệ sinh, dự án quyết định chọn nhập thêm các loại bánh ngọt
làm sẵn. Các sản phẩm này cũng sẽ đóng góp vào một phần doanh thu của quán.

Bảng 2.6 Mô tả chi tiết nguyên vật liệu ban đầu


Nguyên liệu Mô tả chi tiết Nguyên liệu Mô tả chi tiết
Trà đài loan cao
cấp Hồng trà HVCF 500g Pudding trứng gói 1kg
Maulin
Pudding Chocolate gói
Cà phê Cà phê hạt Robusta 1kg 1kg
Dâu Trân châu đen túi 3kg
Đào Trân châu trắng túi 2kg
Topping
Xoài Nha đam túi 1kg
Mứt 1000ml
Dưa lưới Đào ngâm
Chanh leo Kem tươi Base
Nha đam Cam
Trái cây (kg)
Monin 700ml Chanh
Siro
Torani 750ml Bánh tiramisu
Bột mix túi 1kg Bánh socola
Bột matcha Nhật túi
Bánh ngọt
Bột các loại 100g Bánh cacao
Bột chocolate túi 500g Bánh chuối
Bột cheese túi 1000g Bánh phô mai caramel
Sữa tươi tiệt trùng
Đường 1kg Sữa tươi Vinamilk 1000ml
Đá bi bao 25kg
Thùng sữa đặc Ngôi sao
Phương Nam 1284g
Các loại khác Nước cốt dừa hộp 400ml

26
2.5.2 Phân tích thị trường Nguyên vật liệu ở Việt Nam

Bên cạnh việc xây dựng hình ảnh quán thì nguồn nguyên liệu cũng là một trong
những vấn đề khiến dự án tốn nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu. Nguyên liệu là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và chi phí đầu vào của quán. Nếu
tìm được nguồn nguyên liệu sạch, ngon và giá cả hợp lý, chắc chắn quán của bạn sẽ kinh
doanh thuận lợi và có nhiều lợi thế hơn các đối thủ khác.

Nhìn chung, thị trường Nguyên vật liệu cho mô hình các quán café tại Việt Nam
được đánh giá là đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều thuận lợi. Đơn cử đối với sản
phẩm hạt café tại Tây Nguyên năm 2020 có diện tích cà phê tại khoảng 540.000 ha và
sản lượng dự kiến 1,6 triệu tấn.

Xu hướng pha chế và nguyên vật liệu tại Việt Nam đang dần có những sự thay đổi
chuyển mình để phù hợp với xu hướng toàn cầu, những xu hướng có thể kể đến như:

➢ Xu hướng “Bền vững với môi trường”: Xu hướng này đã bắt đầu dành được nhiều
sự quan tâm trên thị trường đồ uống Việt từ năm 2020 khi các thương hiệu café
lớn lần lượt đều bắt tay vào cuộc chiến giảm thiểu rác thải nhựa như sử dụng các
nguyên liệu siro pha chế chai thủy tinh, các sản phẩm bột đóng gói bằng giấy dễ
phân hủy, ống hút giấy thay ống hút nhựa, hạn chế sử dụng cốc nhựa take away
và thay bằng bình đựng nước cá nhân…

➢ Xu hướng “Có tính năng & tốt cho sức khỏe”: Khoảng vài năm gần đây, người
tiêu dùng dần chú ý hơn về mặt sức khỏe và bắt đầu yêu thích những thức uống
không chỉ đảm bảo ngon về hương vị mà còn muốn chúng có nhiều tính năng hơn
như giảm stress, tăng hệ miễn dịch, cải thiện sắc đẹp và tốt cho sức khỏe…

➢ Xu hướng “Sử dụng nguyên liệu kết hợp hương vị (mix vị)”: Để tránh sự nhàm
chán về vị giác và tạo nên dấu ấn riêng, mỗi quán café thường có riêng những
công thức pha chế kết hợp để người tiêu dùng trở nên hào hứng và thích thú khám

27
phá những sự sáng tạo trong hương vị và có xu hướng thay đổi từ lựa chọn an
toàn đến việc trải nghiệm những điều mới mẻ hơn.

➢ Xu hướng “Nguyên liệu có hương vị lạ, phức hợp của mặn, chua, đắng,...”: Bên
cạnh các hương vị quen thuộc, nhiều cửa hàng đã rất thành công khi chinh phục
khách hàng bằng những ly đồ uống có hương vị mặn từ caramel mặn, socola mặn,
siro lá phong mặn,... hay hương vị chua “mới”, độc đáo từ quýt, dấm táo,... vị
đắng thanh của socola cao cấp nguyên chất hay hương vị đặc trưng của các dòng
thảo mộc lạ, mùi khói cháy…

➢ Xu hướng “Đồ uống có nguồn gốc thực vật & tinh dầu”: Các sản phẩm syrup,
mứt có nguồn gốc thực vật như cam thảo, oải hương, hoa hồng hiện đang được
ưa chuộng và sử dụng rất nhiều trong các món đồ uống hiện đại.

Tất cả những xu hướng trên có thể là kim chỉ nam để các quán café mới về sau dựa
theo để phát triển menu quán cũng như lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu đầu vào.

2.5.3 Phương án đề xuất lựa chọn Nhà cung cấp chiến lược

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cần được đưa ra trước khi dự án tiến hành lựa
chọn Nhà cung cấp chiến lược cho quán, các tiêu chí được chọn dưới đây:

− Giá cả: Giá cả đưa ra liệu có đáp ứng được mức giá mong muốn của dự án hay
không?

− Khoảng cách: Nhà cung cấp có sẵn sàng giao hàng hay không? Thời gian giao
hàng là bao lâu?

− Chất lượng, uy tín: Chất lượng sản phẩm có đảm bảo được yếu tố Vệ sinh an toàn
thực phẩm và uy tín để hợp tác lâu dài hay không?

− Đa dạng về hàng hóa: Nhà cung cấp có đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của dự án
không? Nếu đáp ứng đủ thì liệu có nhiều sự lựa chọn khác thêm hay không?

28
➢ Phương án 1: Nguyên liệu pha chế Đức Anh

Địa chỉ: Làng Đại học

Nguyên Liệu Pha Chế Đức Anh là Nhà phân phối chính thức các sản phẩm của Savo Tea
& NIF Việt Nam tại khu vực Thủ Đức, đảm bảo cung cấp mức giá tốt và hữu nghị nhất cho
các đối tác kinh doanh và sẵn sàng hợp tác lâu dài theo hợp đồng thỏa thuận 2 bên.

Hình 2.20 Nguyên liệu Pha chế Đức Anh

➢ Phương án 2: Bartenders’ Mart Nhất Hương

Địa chỉ: 61A Trần Quang Diệu nối dài, Quận 3, Tp.HCM

Bartender’s Mart Nhất Hương thuộc Công ty TNHH Tân Nhất Hương – thương hiệu
lớn và lâu đời, có hệ thống tại nhiều quận để chuyên cung cấp về dụng vụ, nguyên vật
liệu cho làm bánh và pha chế. Nhất Hương có hệ thống sản phẩm uy tín, đa dạng, dịch
vụ tốt nhưng đi kèm với giá cả không quá cạnh tranh.

29
Hình 2.21 Bartenders’ Mart Nhất Hương

➢ Phương án 3: Nguyên liệu Nguyên An

Địa chỉ: 168/72 Nguyễn Gia Trí (D2), quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Nguyên liệu Nguyên An cung cấp sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu lớn nhỏ với quy
trình mua hàng đơn giản, có đại lý tại Bình Thạnh để có thể đến xem và thử sản phẩm.

Hình 2.22 Nguyên liệu Nguyên An

2.5.4 Lựa chọn phương án

Để dự án có thể phát triển lâu dài, chúng ta cần chọn nhà cung cấp chiến lược phù
hợp để đảm bảo nguồn hàng hóa và dịch vụ. Tối ưu hóa cách thức và tiêu chí mà chúng

30
ta lựa chọn, đánh giá và hợp tác với các nhà cung cấp là các yếu tố cực kì quan trọng.
Chọn được Nhà Cung cấp chiến lược tốt và tập trung xây dựng mối quan hệ hợp tác với
Nhà Cung cấp này sẽ làm góp phần làm tăng hiệu quả cho dự án.

Với quy trình tương tự khi ta phân tích và lựa chọn địa điểm cho dự án, dự án tiến
hành đánh giá để chọn Nhà Cung cấp Chiến lược.

a. Xác định trọng số cho từng tiêu chí

Dự án xem xét và cho điểm 4 tiêu chí đã nêu từ trước là Giá cả, Khoảng cách, Chất
lượng và Đa dạng. Điểm được cho trên mức độ quan trọng của tiêu chí trong thang điểm
từ 1 (Ít quan trọng) đến 4 (Rất quan trọng). Kết quả như sau:

Bảng 2.7 Xác định trọng số cho từng tiêu chí


Các tiêu chí Điểm
1. Giá cả (GC) 4
2. Khoảng cách (KC) 2
3. Chất lượng (CL) 3
4. Đa dạng (DD) 2
Sau đó, tiến hành thao tác so sánh mối quan hệ giữa các tiêu chí để đưa ra ma trận
so sánh cặp giữa các tiêu chí:

Bảng 2.8 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí


Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí
Tiêu chí GC KC CL DD
GC 1 1 2 4
KC 0.5 1 2 4
CL 0.25 0.5 1 2
DD 0.25 0.5 1 1
Tổng 2.0 3.0 6.0 11
Đưa các dữ liệu trên vào phần mềm Expert Choice để có một số nhận xét ban đầu:

31
Hình 2.23 Kết quả sau khi chạy phần mềm Expert Choice
Nhìn các số liệu trên, ta có đủ cơ sở tin cậy (Inconsistency = 0 < 0.05) để tổng kết rằng
2 tiêu chí Giá cả và Chất lượng là quan trọng cần chú ý khi đánh giá Nhà cung cấp. Theo
sau đó là các tiêu chí: Khoảng cách và Đa dạng.

b. Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí

Sau khi đảm bảo các tiêu chí đưa ra là đáng tin cậy, dự án đánh giá các phương án
và cho điểm từng tiêu chí trên thang điểm 0 – 1:

Bảng 2.9 Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí
Tiêu chí
GC KC CL DD
Vị trí
0.364 0.182 0.364 0.091
DA 0.8 0.8 0.7 0.6
NH 0.5 0.6 0.8 0.7
NA 0.6 0.7 0.7 0.6

Sau khi tổng hợp đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá phương án, ta nhìn vào các biểu đồ
Expert Choice

32
Hình 2.24 Kết quả và biểu đồ khi chạy phần mềm Expert Choice

Với độ tin cậy tổng thể (overall inconsistency) bằng 0 (<0.05), ta thấy được phương
án Nguyên liệu Đức Anh là phương án được đánh giá là tốt nhất (vì là phương án có số
điểm cao nhất).

c. Đánh giá phương án dựa trên các tiêu chí quan trọng và kết luận

Giá cả và Chất lượng là 2 tiêu chí cơ bản quan trọng khi đánh giá Nhà cung cấp cho dự
án. Vì vậy, ta tiến hành so sánh các phương án dựa trên 2 tiêu chí này:

33
Hình 2.25 Biểu đồ tương quan giữa chất lượng và giá cả
Có thể thấy, Nguyên liệu Đức Anh vẫn là phương án cân bằng tốt nhất 2 tiêu chí
quan trọng là Giá cả và Chất lượng

Kết luận, dựa vào kết quả phân tích, Nguyên liệu Đức Anh sẽ được chọn để trở thành
Nhà cung ứng Chiến lược cho dự án. Tuy nhiên, các Nhà cung cấp còn lại sẽ vẫn là
những nhà cung cấp phụ để đảm bảo đủ nguồn cung. Ngoài ra, các nhà cung cấp cũng
cần được tái đánh giá theo hàng quý để đảm bảo chất lượng về lâu dài.

2.6 Phân tích về tính pháp lý

Trong quá trình xây dựng và phát triển dự án, quy trình pháp lý sẽ luôn phải được
đặt lên hàng đầu có thể đảm bảo được tiến độ hoàn thành và chất lượng đầu ra dự án.
Nhân lực của dự án cần phải có sự am hiểu về một số thủ tục pháp lý về Thuê mặt bằng,
Môi trường, Phòng cháy chữa cháy, … để đảm bảo tính khả thi và an toàn của dự án.

2.6.1 Một số giấy tờ cần chuẩn bị trước khi vận hành dự án

Dự án cần có những giấy tờ sau để chứng minh chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung
ứng là đảm bảo an toàn:

− Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh hoặc Đăng ký doanh nghiệp.

34
− Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm – trong kinh doanh
thực phẩm.

− Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn, chứng từ … với nhà
cung cấp; Biên bản kiểm tra, đối chiếu chất lượng sản phẩm cuối ngày của quầy
hàng.

− Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà cung cấp
sản phẩm.

− Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đánh giá tác động môi
trường (để đảm bảo hoạt động kinh doanh không gây tổn hại cho môi trường).

2.6.2 Điều khoản và lưu ý khi thuê mặt bằng

Theo Luật Nhà ở 2014, tại điều 91 quy định điều kiện về bất động sản cho thuê phải
đáp ứng các yêu cầu như sau:

− Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật

− Không có tranh chấp về quyền sở hữu

− Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền

Một số điều dự án phải lưu ý khi tiến hành kí kết hợp đồng thuê địa điểm để đảm
bảo được tính khả thi cho dự án:

− Thời hạn cho thuê: Thông thường khi thuê mặt bằng để kinh doanh, thì rất khó để
có thể dự đoán hay đánh giá được kết quả sẽ như thế nào. Nếu thời hạn cho thuê
mặt bằng quá dài thì đôi khi nếu xui rủi mà tình hình kinh doanh không như ý muốn
thì thường bạn sẽ phải mất tiền cọc hoặc phải chấp nhận sang nhượng lại cho người
khác với giá rẻ hơn mà lại rắc rối về thủ tục. Vì vậy, lời khuyên là không nên thương
lượng thời gian thuê quá dài mặc dù đa số chủ mặt bằng sẽ đều muốn cho thuê càng

35
dài hạn càng tốt. Nên thương lượng thời hạn cho thuê khoảng 6 tháng là hợp lý
hoặc tốt nhất là dưới 1 năm rồi tùy tình hình mà có thể gia hạn tiếp.

− Tu sửa lại mặt bằng sau thuê: Khi thuê mặt bằng để kinh doanh, mua bán cũng sẽ
phải bắt tay vào sửa sang lại cho phù hợp với mô hình kinh doanh. Và đương nhiên
là việc tu sửa này phải có sự đồng ý của phía chủ mặt bằng nên bạn cần thương
lượng, giao kèo rõ trước khi bắt tay vào ký hợp đồng để tránh những mâu thuẫn
không đáng có sau này.

− Giá thuê mặt bằng và những chi phí phát sinh khác: Trong hợp đồng cần nêu rõ
mức giá thuê hàng tháng mà bạn phải trả. Mức giá đó đã bao gồm những khoản chi
phí khác như tiền điện, nước, internet, vệ sinh,..hay chưa. Ngoài ra, trong quá trình
kí kết cần đảm bảo giá thuê sẽ giữ nguyên trong khoảng thời gian bao nhiêu tháng
và mức độ tăng giá sau đó sẽ như thế nào cũng nên được bàn bạc và thống nhất.

2.6.3 Luật môi trường

Một số văn bản về môi trường cần phải lưu ý và tìm hiểu trước khi bắt đầu vận hành
dự án quán café:

− Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

− Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

− Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi


trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

− Với Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, cần tham khảo kỹ quy định về việc lập cam kết
bảo vệ môi trường quán cà phê tại điều 1 và điều 2.

36
Quy trình cần phải tuân thủ để thực hiện cam kết bảo vệ môi trường quản:

− Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô quán cà phê.

− Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực xây dựng
quán cà phê.

− Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của
quán cà phê.

− Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn,
tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của quán
cà phê.

− Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi
trường.

− Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi
trường được thực hiện.

− Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các
hạng mục còn tồn tại.

− Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải
rắn từ hoạt động của quán cà phê.

− Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

− Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường quán cà
phê

− Thẩm định và Quyết định phê duyệt cam kết

37
2.6.4 Quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Theo Điều 5 Thông tư số 30/2012/QĐ-BYT, điều kiện để cấp giấy phép vệ sinh an
toàn thực phẩm cho quán cafe được quy định như sau:

− Cơ sở bố trí ở địa điểm có địa chỉ cố định; thiết kế có nơi bán hàng, nơi chế biến
thức ăn chín, pha chế đồ uống; nơi vệ sinh dụng cụ, nơi rửa tay cho khách và bảo
đảm vệ sinh sạch sẽ.

− Nơi chế biến thức ăn chín, pha chế, chiết rót đồ uống phải sạch sẽ, cách biệt nguồn
ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh…).

− Nơi ăn uống phải sạch, thoáng mát, không có ruồi, bọ, côn trùng, động vật; dụng
cụ, trang thiết bị để bày biện thức ăn, đồ uống phải cao hơn mặt đất ít nhất 60cm.

− Có đủ nước sạch để chế biến thức ăn chín, pha chế đồ uống, vệ sinh dụng cụ và rửa
tay cho khách; có đủ nước đá sạch để ăn uống theo quy định.

− Có đủ dụng cụ chế biến thức ăn chín, pha chế đồ uống, dụng cụ chứa đựng, bảo
quản, bao gói an toàn; bát đũa, cốc, chén ăn uống phải được rửa sạch, lau khô trước
khi sử dụng; không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thức ăn chín.

− Thức ăn chín, rượu, bia, nước giải khát, trà, cà phê kinh doanh phải có nguồn gốc,
bảo đảm an toàn theo quy định; chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục cho
phép của Bộ Y tế.

− Thực phẩm chín, thức ăn chín phải để trong tủ kính, thiết bị bảo quản chống được
ruồi, nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại; không được bán thức ăn có dấu
hiệu ôi thiu, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

− Chủ cơ sở và người kinh doanh thức ăn chín, phục vụ ăn uống phải khám sức khỏe
và được cấp Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định. Khám sức khỏe ở các cơ
quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên.

38
− Chủ cơ sở, người kinh doanh thức ăn chín, phục vụ ăn uống phải học tập và được
cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ
quan có thẩm quyền cấp, học tập bổ sung và cập nhật kiến thức hằng năm.

− Cơ sở có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; nước thải
được thu gom vào trong hệ thống cống rãnh công cộng không được gây ô nhiễm
môi trường.

Để chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, chủ
quán cafe cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

− Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành
nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)

− Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở

− Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh

− Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)

− Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

− Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm

− Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
thực phẩm;

2.6.5 Quy định về hệ thống phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP những đối tượng phải xin giấy
phép phòng cháy chữa cháy trong đó bao gồm:

39
- Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện
ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo
Luật Du lịch.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì tùy vào quy mô của dự án
kinh doanh mà sẽ thuộc diện quản lý của các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên căn cứ theo
Điều 5 và Phụ lục III, IV, V, tùy vào quy mô sản xuất kinh doanh thì các loại giấy phép
mà quán cà phê phải xin bao gồm đầy đủ các loại sau đây:

- Xin giấy huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, những nhân viên làm
việc tại quán phải hoàn thành khóa huấn luyện này.

- Phương án chữa cháy theo quy định.

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế.

- Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp quán cà phê không có
các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy phù hợp thì có thể bị xử phạt hành chính với
số tiền lên đến 100 triệu đồng. Ngoài ra trong một số trường hợp khi không đáp ứng đủ
điều kiện còn có thể bị tạm dừng, đình chỉ hoạt động kinh doanh.

2.6.6 Quy định về rác thải

Phí vệ sinh môi trường là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải được trả cho
các Công ty môi trường. Mức phí vệ sinh môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy
định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương. Mức phí vệ
sinh môi trường được tính dựa vào lượng chất thải ra môi trường, số hộ dân trong khu
dân cư…

Phí vệ sinh môi trường được áp dụng đối với các đối tượng sau:

40
- Các hộ gia đình, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường đối với rác
thải sinh hoạt phải thực hiện nộp tiền dịch vụ vệ sinh môi trường đối với công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hàng tháng theo mức giá quy định
áp dụng chung cho khu vực.
- Các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác (bao
gồm cả chủ đầu tư xây dựng công trình) được cung ứng dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải phải thực hiện nộp tiền dịch vụ vệ sinh môi trường.
- Riêng chất thải nguy hại (rác thải y tế, công nghiệp nguy hại) phải thực hiện theo
quy định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2.7 Phân tích khả thi về môi trường

Quá trình xây dựng và vận hành quán café sẽ tác động nhất định đến môi trường
xung quanh và ngay cả tại quán, các thành phần tự nhiên sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp trong thời gian của quá trình dự án. Do vậy, cần đánh giá các thành phần môi
trường tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng trước khi bắt đầu dự án sẽ giúp đánh giá sơ bộ sức chịu
tải. Từ đó, chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả
năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau, đồng thời có thể đánh giá các yếu tố tác động
ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp khống chế, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường,
hạn chế các tác động tiêu cực.

2.7.1 Trong giai đoạn chuẩn bị

a. Tác động đến chất lượng môi trường không khí

Các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường không khí gồm:

- Bụi và khói của các thiết bị động cơ đốt trong hoạt động trên công trường phục vụ
công tác nạo vét, san lấp và san gạt mặt bằng.

41
- Bụi phát sinh do quá trình bốc xúc, san gạt và tập kết đá thừa vào bãi thải tạm thời
trên công trình. Ngoài ra, hoạt động này còn phát sinh ra khói từ các phương tiện
vận chuyển.

Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí:

- Che đậy các khu vực gây bụi bằng vải, hạt, tấm nhựa hoặc thép nhằm giảm phát
tán bụi vào môi trường không khí.

b. Tác động bởi tiếng ồn và rung chấn

Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là từ hoạt động phá dỡ để giải phóng
mặt bằng và vận chuyển đi đồ thải được coi là những tác động ngắn hạn. Mức độ tác
động được đánh giá là từ nhỏ đến trung bình và tác động đến các công nhân làm việc
trên công trường.

Biện pháp giảm thiểu:

- Quy định thời gian làm việc tối đa cho công nhân lao động
- Không cho phép sử dụng các thiết bị cũ gây ra tiếng ồn ở mức cao, các thiết bị gây
ra tiếng ồn lớn (như máy phát, máy nén khí,…) phải được che chắn và nằm trong
khu vực có bao che và che chắn khu vực thi công nêu trên để giảm ảnh hưởng của
tiếng ồn đến khu vực xung quanh.

2.7.2 Trong giai đoạn xây dựng

a. Tác động đến chất lượng không khí

Các máy móc, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng là nguồn chính gây
ra tác động này. Khí thải từ các phương tiện này có thể ảnh hưởng đến môi trường không
khí khu vực xung quanh quán café trong giai đoạn xây dựng. Dự án cần kiểm soát tham
số môi trường ở mức cho phép.

Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí:

42
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi, san ủi mặt bằng.
- Che chắn những khu vực phát sinh bụi trong quá trình xây dựng.
- Thường xuyên rửa xe trước khi ra khỏi công trình và dùng xe chuyên dụng tưới
nước rửa đường giao thông vào mùa khô.
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, cần che chắn, phủ kín.
- Bảo dưỡng các thiết bị, máy móc để giảm thiểu tối đa lượng tải do các hoạt động
của động cơ phát ra.
- Khu vực lưu giữ các hóa chất, dầu nhiên liệu, sơn phải đảm bảo các quy định về an
toàn: nắp đậy kín, thùng chứa, gắn biển cảnh báo, nơi chứa đảm bảo an toàn và
thông thoáng để hạn chế ảnh hương do mùi và cháy nổ…
- Không sử dụng các loại thiết bị, xe cộ quá cũ kỹ để thi công xây dựng. Không sử
dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công có khả năng gây phát sinh bụi bẩn lớn trên
công trường.

b. Tác động bởi tiếng ồn và rung chấn

Tiếng ồn chủ yếu xuất phát từ những máy móc hoạt động trong các công đoạn thi
công cũng như trong quá trình chuyên chở vật liệu, tập kết vật liệu và vận chuyển vật
liệu tại công trình. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất gây ra những tiếng ồn khó chịu là
từ các thiết bị xây dựng, máy móc thi công cũ, hỏng hóc, không được bảo dưỡng thường
xuyên. Ngoài ra, tiếng ồn do va chạm, ma sát của thiết bị, máy móc hoạt động cũng là
nguyên nhân khó tránh khỏi gây nên tiếng ồn của khu vực thi công.

Biện pháp giảm thiểu của tiếng ồn và rung chấn:

- Cần kiểm tra và có biện pháp bảo dưỡng định kỳ cho các máy móc, thiết bị thi công
để hạn chế tiếng ồn và rung chấn do máy móc, thiết bị cũ gây ra.
- Tăng cường các lớp che xung quanh công trình.
- Đào tạo kỹ thuật viên, công nhân công trình nâng cao ý thức trong quá trình thi
công để hạn chế các thao tác gây tiếng ồn lớn.

43
- Trang bị các dụng cụ phòng hộ cá nhân cho công nhân làm việc với các thiết bị và
gần các nguồn có mức ồn và rung chấn lớn.
- Quy định thời gian làm việc cho các thiết bị máy móc phát ra tiếng ồn cao (trạm
trộn bê tông, máy khoan, máy phát điện, máy nén khí), bố trí các thiết bị máy móc
này ở nơi biệt lập và phải có che chắn xung quanh để giảm thiểu tác động của tiếng
ồn.

c. Tác động đến chất lượng nước

Ngoài tác động đến môi trường âm thanh từ hoạt động của máy móc, thiết bị tại công
trình; quá trình xây dựng, thi công các dự án còn gây ảnh hưởng tới môi trường nước.
Những ảnh hưởng tới môi trường này đều do vật liệu xây dựng gây nên: ô nhiễm nước
từ nước thải khi thi công, vệ sinh các máy móc thi công, …

Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước:

- Các công trình xây dựng cần bố trí các biện pháp xử lý nước thải tạm thời, hệ thống
thoát nước có lắng cặn để giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác,
vật liệu xây dựng dư thừa trước khi cho chảy ra bên ngoài.
- Sau quá trình thi công, cần tập kết và chuyên chở vật liệu xây dựng dư thừa và chất
thải sau xử lý ra nơi quy định để không gây ô nhiễm.
- Thu gom nước thải từ khu vực bảo dưỡng thiết bị máy móc vào hệ thống thoát nước
riêng để ngăn nước nhiễm dầu và chất thải gây ô nhiễm nước.

d. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Các tác nhân chính bao gồm:

- Chất thải xây dựng gồm phế thải từ phá dỡ, vật dụng sinh hoạt bỏ đi, gỗ, gạch, vữa,
kim loại, giấy gói, túi nilon và khối lượng vật liệu xây dựng rơi vãi.
- Chất thải nguy hại gồm dầu thải, ắc quy, hóa chất, kim loại nặng, bùn, nước khoan,
vỏ bọc hóa chất, giè thẩm dầu tuy nhiên khối lượng không lớn.

44
Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại:

- Xác định và quy định định điểm bãi thải tạm trên công trường.
- Đối với chất thải xây dựng: sẽ được đưa ra bãi thải tạm để phân loại và tái sử dụng
cho san nền hoặc cho các mục đích khác. Các chất thái còn lại không sử dụng, Chủ
đầu tư sẽ thuê đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và đổ đúng nơi quy
định
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom, phân loại và chứa trong các thủng riêng
biệt trong khu vực dự án và thuê công ty môi trường đô thị địa phương hoặc đơn vị
chức năng thu gom và vận chuyển ra ngoài để xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại như hóa chất, ắc quy, chỉ, bùn thải, bê tông bentonite V.v... sẽ
được trữ trong các thùng kín có biển cảnh báo. Bố trí vị trí đặt các loại thùng này
xa nơi làm việc và định kỷ được các đơn vị chức năng đưa đi xử lý.

2.7.3 Trong giai đoạn vận hành

Chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động, làm việc của nhân viên tại quán nhưng
lượng này không đáng kể và có quy trình xử lý trước khi thải ra môi trường.

Biện pháp giảm thiểu: Ban quản lý xưởng sẽ thực hiện chương trình phân loại rác gồm
chất thải vô cơ và hữu cơ. Bố trí đầy đủ phương tiện thu gom cho từng loại chất thải.

45
2.8 Phân tích khả thi về vận hành

2.8.1 Quy trình vận hành

Hình 2.26 Quy trình vận hành của quán

Đây là quy trình vận hành của quán café và mặt bằng được thiết kế hoàn toàn có thể
đáp ứng được quy trình này. Quy trình vận hành của quán bao gồm 03 ca làm việc, thời
gian hoạt động 24/24, mỗi ca được nghỉ 30 phút.

Ca 1: 6 – 14h

Ca 2: 14h – 22h

Ca 3: 22h – 6h

2.8.2 Nhân lực vận hành và vai trò

Bảng dưới đây trình bày cơ bản những nhân lực cần thiết cho việc vận hành quán
café trong một ngày làm việc cùng với đó là mức lương ước tính hàng tháng:

46
Bảng 2.10 Nhân lực vận hành

STT Vị trí Số lượng Lương/tháng (triệu VNĐ)

1 Nhân viên phục vụ 5 3

2 Nhân viên pha chế 5 3.5

3 Thu ngân 2 4

4 Quản lý 1 7.2

Tổng 17 47.7

2.8.3 Quy trình nhập hàng

Hình 2.27 Quy trình nhập hàng của quán

Kế hoạch nhập hàng sẽ được gửi bởi chủ quán. Khi có kế hoạch thì bên bán sẽ tiến
hành kiểm tra đơn hàng và xác nhận với chủ quán.

47
Khi xe đến thì nhân viên sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra hóa đơn, chứng từ và số lượng
hàng hóa. Sau đó sẽ tiến hành ký xác nhận và đóng mộc.

Hàng hóa sau đó sẽ được cất vào kho và kết thúc quy trình nhập hàng.

2.8.4 Lưu trữ - Kiểm soát hàng hóa

Đối với hàng hóa khi đã chuyển sang trạng thái lưu trữ thì thông thường sẽ không
có quy trình công việc cụ thể, thay vì đó sẽ là các đầu mục công việc cần phải làm có thể
kể đến như:

- Kiểm đếm hàng tồn kho: Giúp kho luôn nắm bắt được tình hình thực tế hàng hóa
trong kho, tình trạng hàng hóa, hạn sử dụng và tìm ra những sai sót trên thực tế với
số liệu hệ thống hướng đến sự chính xác. Công việc này có thể được thực hiện theo
chu kỳ ngày, tuần, tháng.
- Đảo chuyển hàng hóa: Chuyển đổi vị trí hàng hóa để tối ưu hóa hoạt động vận hành
của kho hàng.
- Châm hàng: Hàng hóa sẽ được xếp theo hạn sử dụng, hạn sử dụng gần nhất sẽ được
xếp bên ngoài để thuận tiện cho việc sử dụng. Khi hàng hóa vơi dần sẽ tiến hành
nhập hàng để xếp vào nơi còn thiếu hàng hóa.

2.9 Phân tích khả thi về tài chính

2.9.1 Các loại chi phí

Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản
2, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 68/2019/NĐ – CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về
quản lí chi phí đầu tư xây dựng, thiết bị, chi phí quản lí dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng và chi phí khác.

a. Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây
dựng của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công.

48
Nội dung dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ – CP.
Các thành phần chi phí trong dự toán xây dựng được quy định cụ thể từ khoản 2 đến
khoản 7 Điều này; chi phí trực tiếp, gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị
gia tăng. Đơn giá và mức chi phí cho các công trình xây dựng cơ bản được xác định theo
đơn giá tổng hợp quyết định số 3384/QĐ-UBND ngày 2 tháng 7 năm 2016 của UBND
thành phố về Công bố bộ đơn giá xây dựng khu vực Tp.HCM.

b. Chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi
phí quản lí mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm
sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử nghiệm
thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại chi phí liên
quan khác.

c. Chi phí quản lý dự án

Bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình
vào khai thác sử dụng, bao gồm:

• Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư, hoặc báo
cáo kinh tế kỹ thuật
• Chi phí tổ chức thẩm định dự án, tổng mức đầu tư, chi phí tổ chức thẩm tra
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự đoán xây dựng công trình
• Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
• Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây
dựng công trình
• Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình

49
• Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình
• Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của Giám đốc dự án
• Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình
xây dựng
• Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình
• Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo
• Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư
• Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc liên quan khác.

d. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính toán và xác định phù hợp với nội dung
dự án và phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày
25/07/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư
vấn xây dựng công trình kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ xây
dựng.

• Chi phí khảo sát xây dựng


• Chi phí tuyển chọn thiết kế kiến trúc
• Chi phí thiết kế xây dựng công trình
• Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng
công trình
• Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân
tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn. Nhà
thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị xây dựng

50
• Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp
đặt thiết bị
• Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
• Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình
• Chi phí tư vấn quản lý dự án
• Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác

e. Các loại chi phí khác

Các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý
dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:

• Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư


• Chi phí rà phá bom, vật nổ
• Chi phí bảo hiểm công trình
• Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trình
• Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình
• Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình
• Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
• Các khoản phí và lệ phí theo quy định

Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án, vốn lưu động ban đầu
đối với các dự án xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng.

f. Chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập
dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Chi phí Ban quản lý dự án đưa ra mức chi phí dự phòng là 15% trên tổng chi phí xây
dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

51
(ước tính theo Thông tư số 09/2019/TT – BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng).

g. Một số chi phí khác

Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thời
điểm lập dự án được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư. Chi phí khác được tính toán và
xác định phù hợp với nội dung dự án và phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư
số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng.

2.9.2 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn

➢ Các thành phần của nguồn vốn:


− Chi phí sửa chữa mặt bằng
− Chi phí thiết kế và trang trí nội thất
− Chi phí mua sắm máy móc và thiết bị
− Chi phí mua các dụng cụ ban đầu
− Chi phí mua nguyên vật liệu ban đầu
− Tiền cọc mặt bằng
− Chi phí bảo trì
➢ Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

Hình thức đầu tư: thuê mặt bằng và xây dựng mới với tổng vốn đầu tư dự kiến:
434.000.000 VNĐ, trong đó:

Vốn sẵn có là 234.000.000 VNĐ và sẽ vay vốn ngân hàng 200.000.000 VNĐ
để thực hiện, sau khi tham khảo lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện tại ở Việt Nam,
sau khi đã áp dụng lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu đãi theo Nghị quyết
18/NQCP của Chính Phủ ngày 16/04/2010.

52
Bảng 2.11 Bảng lãi suất một số ngân hàng

Ngân hàng % Lãi suất/năm

Vietcombank 10.8 – 14.4

ACB 27

BIDV 11.9

OCB 20

Sacombank 9.5

Sau khi xem xét các phương án vay vốn tại ngân hàng thì ta thấy ngân hàng
Sacombank có mức lãi suất thấp nhất là 9.5%.

53
2.9.3 Dòng tiền dự án
➢ Thông số dự án

Hình 2.28 Thông số dự án

54
➢ Kế hoạch đầu tư (triệu VNĐ)

Bảng 2.12 Kế hoạch đầu tư


2022 2023 2024 2025 2026 2027
Chi phí sửa chữa mặt bằng 37 3 3 3 3 3
Thiết kế và trang trí nội thất 73.3 4 4 4 4 4
Máy móc, thiết bị 177.5
Dụng cụ ban đầu 26.2
Nguyên liệu ban đầu 25
Tiền cọc mặt bằng 60
Tổng chi phí 399 7 7 7 7 7

➢ Khấu hao, thanh lý (triệu VNĐ)

Bảng 2.13 Khấu hao thanh lý


2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028
Máy móc, thiết bị 177.5
Khấu hao hàng năm 35.5 35.5 35.5 35.5 35.5
Giá trị thanh lý 17.75

➢ Chi phí vận hành (triệu VNĐ)

Bảng 2.14 Chi phí vận hành


2023 2024 2025 2026 2027
Lượng khách trong năm 73000 83950 94900 105850 116800
Nhân công 580.35 667.40 754.46 841.51 928.56
Nguyên liệu, phụ liệu 970.05 1115.56 1261.06 1406.57 1552.08
Điện nước 97.33 111.93 126.53 141.13 155.73

55
Quảng cáo 48.67 55.97 63.27 70.57 77.87
Linh tinh 24.33 27.98 31.63 35.28 38.93
Tiền thuê mặt bằng/ tháng 240 240 240 240 240

Phòng ngừa 19.57 24.81 32.28 42.90 45.87


Đào tạo chất lượng 11.74 14.89 19.37 25.74 27.52
Lập kế hoạch chất lượng 7.83 9.92 12.91 17.16 18.35
Kiểm tra 46.95 56.59 71.35 91.44 95.31
Kiểm tra quá trình 18.78 22.63 28.54 36.58 38.12
Chất lượng dịch vụ 28.17 33.95 42.81 54.86 57.19
Bên trong 192.56 167.15 127.55 88.81 56.59
Giảm giá 115.54 100.29 76.53 53.28 33.95
Phế phẩm 77.02 66.86 51.02 35.52 22.64
Bên ngoài 182.58 186.74 167.40 153.15 100.07
Khiếu nại từ khách hàng 73.03 74.69 66.96 61.26 40.03
Mất khách 54.77 56.02 50.22 45.95 30.02
Scandal 54.77 56.02 50.22 45.95 30.02
Chi phí chất lượng 441.65 435.28 398.58 376.3 297.84
Tổng 2402.4 2654.1 2875.5 3111.4 3291.0

➢ Doanh thu (triệu VNĐ)

Bảng 2.15 Doanh thu


2023 2024 2025 2026 2027
Lượng ly café bán ra 73000 83950 94900 105850 116800
Giá bán 1 ly café 0.02 0.022 0.025 0.028 0.03
Lượng bánh bán ra 36500 41975 47450 52925 58400
Giá bán 1 bánh ngọt 0.015 0.017 0.02 0.023 0.025
Tổng doanh thu 2008 2560 3322 4181 4964

56
➢ Crash (triệu VNĐ)

Bảng 2.16 Crash


2023 2024 2025 2026 2027
Các khoản phải thu AR (% doanh thu) 401.5 512.095 664.3 836.22 992.8
Các khoản phải chi A/P (% chi phí vật tư) 182.20 198.67 212.11 226.99 236.25
Tiền mặt (% doanh thu) 100.38 128.02 166.08 209.05 248.20

➢ Kế hoạch trả nợ (triệu VNĐ)

Bảng 2.17 Kế hoạch trả nợ


2022 2023 2024 2025 2026 2027
Tiền vay 200
Nợ gốc đầu kỳ 200 200 160 120 80 40
Lãi suất 19.00 19 15.2 11.4 7.6 3.8
Trả nợ gốc 40 40 40 40 40
Khoản phải trả hàng năm 19 59 55.2 51.4 47.6 43.8

➢ Thuế (triệu VNĐ)

Bảng 2.18 Thuế


2022 2023 2024 2025 2026 2027
Doanh thu 2007.5 2560.475 3321.5 4181.075 4964
Khoản phải thu 401.5 512.095 664.3 836.22 992.8
Tổng doanh thu 2409 3072.57 3985.8 5017.29 5956.8
Chi phí vận hành 2402.38 2654.12 2875.53 3111.36 3291.01
Lãi suất 19.00 19.00 15.20 11.40 7.60 3.80
Khấu hao 35.5 35.5 35.5 35.5 35.5
Khoản phải chi 182.20 198.67 212.11 226.99 236.25
Tổng chi phí 19.00 2639.08 2903.49 3134.54 3381.44 3566.56

57
Lợi nhuận trước thuế -19.00 -230.08 169.08 851.26 1635.85 2390.24
Thuế thu nhập 33.82 170.25 327.17 478.05

➢ Dòng tiền ròng (triệu VNĐ)

Bảng 2.19 Dòng tiền ròng


2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028
Doanh thu 2007.5 2560.48 3321.5 4181.08 4964
Khoản phải thu 401.5 512.095 664.3 836.22 992.8
Thanh lý NVL ban đầu 43.09
Thanh lý 17.75
Hoàn cọc 60
Tổng dòng tiền vào 2409 3072.57 3985.8 5017.29 5956.8 120.84
Chi phí vận hành 2402.38 2654.12 2875.53 3111.36 3291.01
Lãi suất 19.00 19.00 15.20 11.40 7.60 3.80
Khoản phải chi 182.20 198.67 212.11 226.99 236.25
Đầu tư 399 7.00 7.00 7.00 7.00 7.00
Tổng dòng tiền ra 418 2610.58 2874.99 3106.04 3352.94 3538.06 0
Dòng tiền thuần -418 -201.58 197.58 879.76 1664.35 2418.74 120.84
Tỷ lệ chi phí chất
lượng/Doanh thu 22% 17% 12% 9% 6%

➢ NPV, IRR của dự án

Bảng 2.20 NPV, IRR của dự án


NPV của dự án (triệu VNĐ) IRR
2,736.98 77%

Dự án có mức NPV là 2,736.98 (triệu VNĐ) sau 5 năm đầu tư, chỉ số IRR là 77%
cho thấy đây là một dự án đáng đầu tư.

58
CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN

3.1 Tổ chức ban quản lý dự án

3.1.1 Hình thái tổ chức

Tổ chức theo hình thái Trực tuyến - Chức năng: Những công việc theo kế hoạch,
thường nhật thì vận hành theo tuyến chức năng để người lao động phát huy chuyên môn.
Ngược lại khi có việc bất thường thì tổ chức theo hình thái trực tuyến, Ban quan lý dự
án làm việc trực tiếp với các bộ phận chức năng.

Ban quản lý dự án: Quản lý toàn bộ dự án.

• Vận hành:
- Thiết kế: Thiết kế trang trí nội thất.
- Công nghệ: Lên công thức menu, công nghệ thu hút khách hàng.
- Thiết bị: Quản lý mua bàn ghế, các thiết bị, máy móc, đồ dùng trong quán.
- Xây dựng: Giám sát, đảm bảo đúng quy trình và tiến độ.

• Bổ trợ:
- Tài chính: Lên kế hoạch tài chính, dự trù kinh phí, kế toán.
- Nhân sự: Phân chia lao động, lên kế hoạch tuyển dụng.
- Hành chính: Lo thủ tục giấy tờ.

59
Hình 3.1 Hình thái tổ chức của dự án

3.1.2 Nhân lực vận hành dự án


Bảng 3.1 Nhân lực vận hành dự án
STT Vị trí Số lượng Nhiệm vụ

Theo dõi, giám sát vận hành và xử lý các


tình huống phát sinh, có quyền cao nhất,
1 Ban quản lý dự án 2
chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh
doanh của quán.

Lên công thức menu, công nghệ thu hút


2 Kỹ sư công nghệ 2
khách hàng.

3 Kỹ sư thiết kế 2 Thiết kế trang trí nội thất.

60
STT Vị trí Số lượng Nhiệm vụ

Quản lý mua bàn ghế, các thiết bị, máy


4 Kỹ sư thiết bị 1
móc, đồ dùng trong quán.

Lên kế hoạch tài chính, dự trù kinh phí, kế


5 Nhân viên tài chính 2
toán.

Phân chia lao động, lên kế hoạch tuyển


6 Bộ phận nhân sự 1
dụng.

7 Nhân viên hành chính 2 Lo thủ tục giấy tờ.

Đảm bảo dự án được thiết kế, lắp ráp, sơn


vẽ đúng theo quy định xây dựng, đạt tiêu
8 Kỹ sư xây dựng 1
chuẩn an toàn nhất. Giám sát tiến độ hoàn
thành dự án theo đúng kế hoạch.

3.1.3 Lương nhân lực

Bảng 3.2 Đơn giá tiền lương cho các vị trí của dự án

Nguồn lực Trong giờ (1000đ/h) Tăng ca (1000đ/h)

Ban quản lý dự án 350 400

Kỹ sư công nghệ 180 200

Kỹ sư thiết kế 180 230

Kỹ sư thiết bị 180 230

Nhân viên tài chính 120 140

61
Bộ phận nhân sự 90 120

Nhân viên hành chính 90 120

Kỹ sư xây dựng 200 230

3.2 Phân tích công việc dự án

Để xây dựng phát triển một quán cà phê, đặc biệt là với mô hình chạy Deadline đầu
tiên tại khu vực Làng Đại học, cần tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực để hoàn
thành lần lượt các công việc ở từng khâu khác nhau, từ việc thiết kế xây dựng cơ sở vật
chất, chuẩn bị máy móc thiết bị chuyên dụng, tuyển nhân viên cho đến việc xem xét các
vấn đề pháp lý, quản lý tài chính cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển
lâu dài cho quán. Do đó, để người đọc có thể hình dung được cụ thể các công việc của
dự án, trong bài báo cáo này, các công việc sẽ được trình bày từ tổng quát đến chi tiết.

Các công việc cần thực hiện của dự án sẽ được diễn tả tổng quát bằng biểu đồ WBS
trong phần Tổng quát các công việc của dự án. Sau đó, bảng Mô tả chi tiết nội dung
công việc sẽ diễn giải rõ hơn các đặc điểm, tiêu chí của từng công việc đó. Biểu đồ AOA
ở phần cuối sẽ làm rõ một các trực quan thứ tự thực hiện các công việc, tiếp đó là cơ cấu
tổ chức, nhân lực các bộ phận nhằm làm rõ thêm các công việc của dự án, cơ cấu tổ chức
và định hướng phát triển của dự án.

3.2.1 Tổng quát công việc của dự án

Công việc chính của dự án được chia làm ba phần:

Phần một: Quy trình từ đầu đến cuối để thiết kế xây dựng quán, nơi làm việc cho
nhân viên và nơi thưởng thức cho khách hàng.

Sau đây là các biểu đồ WBS thể hiện các công việc để thiết kế xây dựng quán cà phê.

62
• Khảo sát – Lập kế hoạch

Hình 3.2 Biểu đồ WBS – Khảo sát và Lập kế hoạch xây dựng quán

• Xây dựng chiến lược – Huy động vốn

63
Hình 3.3 Biểu đồ WBS – Xây dựng chiến lược và Huy động vốn xây dựng quán

• Thiết kế xây dựng – Thủ tục pháp lý

Hình 3.4 Biểu đồ WBS –Thiết kế xây dựng và Thủ tục pháp lý vận hành quán

64
• Trang trí – Lắp đặt hệ thống

Hình 3.5 Biểu đồ WBS – Trang trí và Lắp đặt hệ thống của quán

• Vận hành – Tuyển dụng nhân sự

Hình 3.6 Biểu đồ WBS – Vận hành và Tuyển dụng nhân sự phục vụ quán

Phần hai: Quy trình vận hành và nhập hàng của quán.

Hình 3.7 Quy trình vận hành của quán

65
Hình 3.8 Quy trình nhập hàng của quán

Phần ba: Quy trình để tạo ra thức uống – Phần công việc này có tính lặp lại và tương
tự nhau đối với tất cả các loại đồ uống được quán thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ theo hương
vị cũng như cách pha chế của từng loại mà thời gian thực hiện có thể khác nhau, do đó
thời gian của quy trình tạo ra một loại thức uống cơ bản được nêu trong bài báo cáo này
chỉ là thời gian pha chế trung bình.

66
Hình 3.9 Quy trình tạo ra thức uống

3.2.2 Mô tả chi tiết các công việc

Phần này sẽ miêu tả chi tiết các công việc được nêu ra ở biểu đồ WBS ở phần 3.2.1,
được thể hiện dưới dạng bảng công việc. Trong đó, bảng thứ nhất miêu tả các công việc
để xây dựng quán, bảng thứ hai là chi tiết các công việc trong quá trình pha chế thức uống.

67
Bảng 3.3 Mô tả chi tiết các công việc xây dựng quán

Công việc Mô tả công việc

1. Xây dựng quán

1.1 Lập kế hoạch

1.1.1 Tìm thuê đất

Vị trí đặt quán được xác định dựa theo 5


tiêu chí sau: Chi phí – Diện tích – Giao
1.1.1.1 Xác định tiêu chí
thông – Môi trường – Tính ổn định lâu dài
khi xây dựng quán tại đó.

Thực hiện khảo sát, tìm kiếm các địa điểm


khả thi bằng nhiều phương pháp như: Tìm
1.1.1.2. Xác định các địa điểm khả thi kiếm trên mạng internet, đi khảo sát thực
tế, dò hỏi những người môi giới. Lọc ra
các địa điểm thoả mãn các tiêu chí.

Thực hiện khảo sát thực địa, đánh giá thực


tế các địa điểm, thu thập số liệu và thực
1.1.1.3. Khảo sát thực tế, đánh giá AHP
hiện đánh giá AHP các địa điểm theo các
tiêu chí đã đề ra.

Địa điểm được lựa chọn là Ký túc xá khu


A thuộc Làng Đại học, là một địa điểm
1.1.1.4. Xác định địa điểm xây dựng quán xây dựng với sức chứa hơn 12 ngàn sinh
viên. Nằm tại vị trí đối diện trường Đại
học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2. Kế hoạch tài chính

68
Công việc Mô tả công việc

Bao gồm chi phí tư vấn thiết kế xây dựng,


chi phí cơ sở vật chất và chi phí giám sát
1.1.2.1. Ước tính chi phí xây dựng cơ bản
tiến độ. Các chi phí này, sau khi tìm được
nhà thầu xây dựng sẽ thoả thuận về giá cả.

Bao gồm chi phí cho tất cả các thiết bị


trang trí, chiếu sáng, sinh hoạt của quán.
1.1.2.2. Ước tính chi phí nội thất
Ngoài ra, còn gồm cả chi phí mua các thiết
bị chuyên dụng cho việc pha chế.

Phân tích rủi ro và các vấn đề có thể phát


1.1.2.3. Ước tính chi phí phát sinh sinh để có thể ước tính được khoảng chi
phí phát sinh của quá trình xây dựng quán.

Phương án tài chính ưu tiên của quán là


kêu gọi đầu tư cho việc xây dựng quán.
1.1.2.4. Xác định phương án tài chính
Ngoài ra còn có nguồn vốn sẵn có nếu xét
thấy kêu gọi vốn đầu tư là không đủ.

1.1.3. Thủ tục pháp lý

Kiểm tra giấy tờ của khu đất và xác nhận


các vấn đề pháp lý. Tốt nhất nên thuê một
1.1.3.1. Xem xét các cơ sở pháp lý
nhà tư vấn về các vấn đề pháp lý về việc
thuê lại và xây dựng quán.

Nếu địa điểm thoả mãn các yêu cầu đề ra


1.1.3.2. Lập hợp đồng nhà đất
thì tiến hành lập hợp đồng thuê nhà đất.

1.2. Thiết kế xây dựng

69
Công việc Mô tả công việc

Lựa chọn một công ty thiết kế xây dựng


có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng
1.2.1. Lựa chọn công ty thiết kế xây dựng
các quán cà phê có thiết kế hiện đại hoặc
mô hình mới mẻ.

Xác định các tiêu chí để dựa trên đó đánh


giá lựa chọn giữa các nhà thầu thiết kế.

- Kinh nghiệm trong việc thiết kế các quán


cà phê.

- Sự thành công của các thiết kế trước đó


1.2.1.1 Xác định các tiêu chí lựa chọn
của công ty.

- Chi phí cho bảng thiết kế.

- Ý tưởng sơ khởi của công ty cho dự án.

- Uy tín và trách nhiệm trong công việc


của công ty trong những dự án trước đây.

Dựa vào những tiêu chí đã đề ra ở trên để


1.2.1.2 Đánh giá lựa chọn bằng AHP
phân tích đánh giá lựa chọn AHP

1.2.2. Xác định các đặc điểm, yêu cầu của


quán

70
Công việc Mô tả công việc

- Lựa chọn nhà thuê đã có sẵn nhà kho, tận


dụng được nhà kho đã có, giảm chi phí
xây dựng.

Quán gồm 2 tầng:


1.2.2.1 Về kết cấu Tầng 1: Khu vực phục vụ, kho chứa
nguyên vật liệu, khu vực khách ngồi và
khu vực vệ sinh.

Tầng 2: Khu vực khách ngồi và khu vực


vệ sinh.

Phần kiến trúc: Mặt tiền phù hợp với cảnh


1.2.2.2 Về kiến trúc quan, bố trí mặt bằng các tầng hợp lý,
thông thoáng gió, ánh sáng tự nhiên.

- Phần hệ thống điện: Thiết kế các ống bọc


và dây cáp điện có chất lượng tốt, lưu ý số
lượng ổ cắm, đèn, máy lạnh hợp lý.

- Phần hệ thống ống nhựa cấp thoát nước:


1.2.2.3 Các hệ thống bên trong quán
Thiết kế các ống loại tốt (tuổi thọ cao).

- Phần hệ thống viễn thông: Đường dây


cáp truyền hình, wifi, dây điện thoại,
camera quan sát.

Bên thiết kế trình bản vẽ đã thực hiện theo


1.2.3. Xem xét, đề nghị chỉnh sửa bản vẽ
những yêu cầu đã đề ra. Dựa trên bản vẽ

71
Công việc Mô tả công việc
đầu tiên này để bàn bạc, đề nghị chỉnh sửa,
bổ sung các hạng mục.

Sau khi chỉnh sửa nhiều lần và đi đến bản


vẽ thỏa mãn được các yêu cầu. Bản vẽ
1.2.4. Duyệt bản vẽ
cuối cùng được duyệt để thực hiện thi
công.

1.3. Xây dựng phần thô

1.3.1. Dọn dẹp mặt bằng xây dựng

Quây rào giúp tách biệt khu thi công và


1.3.1.1 Quây hàng rào chuẩn bị thi công bên ngoài và tránh được nhiều vấn đề liên
quan đến sự cố ngoài ý muốn.

Tiến hành dọn dẹp khu vực thi công: Chặt


1.3.1.2 Dọn dẹp cây cối, rác xung quanh bỏ cây cối, san bằng các gù đất hay dọn
dẹp các bãi rác trong khu vực thi công

1.4. Xây dựng hoàn thiện

Được điều chỉnh linh hoạt để vừa thiết kế


1.4.1. Lắp đường ống nước, cống rãnh xây dựng các tầng vừa lắp đặt hệ thống
của tầng đó.

Được điều chỉnh linh hoạt để vừa thiết kế


1.4.2. Lắp đường dây điện, cáp quang xây dựng các tầng vừa lắp đặt hệ thống
của tầng đó.

72
Công việc Mô tả công việc

Được điều chỉnh linh hoạt để vừa thiết kế


1.4.3. Hệ thống thông hơi, đường ống máy
xây dựng các tầng vừa lắp đặt hệ thống
lạnh
của tầng đó.

1.5. Trang bị thiết bị, nội thất

Được bắt đầu sau công việc công việc Lắp


đường dây điện, cáp quang và được điều
1.5.1. Lắp thiết bị chiếu sáng
chỉnh linh hoạt để vừa xây dựng các tầng
vừa lắp đặt hệ thống của tầng đó.

Được bắt đầu sau công việc công việc Lắp


hệ thống thông hơi, đường ống máy lạnh
1.5.2. Lắp máy lạnh và được điều chỉnh linh hoạt để vừa xây
dựng các tầng vừa lắp đặt hệ thống của
tầng đó.

Được bắt đầu sau công việc công việc Lắp


đường ống nước, cống và được điều chỉnh
1.5.3. Lắp các thiết bị nhà vệ sinh
linh hoạt để vừa xây dựng các tầng vừa lắp
đặt hệ thống của tầng đó.

- Đối với công việc trát tường thì cần lưu


ý trộn vữa đúng theo tỷ lệ quy định trong
hồ sơ thiết kế kỹ thuật đồng thời sau khi
1.5.4. Sơn tường, vẽ trang trí
trát xong phải kiểm tra độ phẳng và chất
lượng của vữa trước khi bắt đầu các công
tác sơn tường.

73
Công việc Mô tả công việc

- Sau khi sơn tường, tiến hành vẽ trang trí


trên tường tăng thêm tính nghệ thuật cho
quán.

Dựa theo bản thiết kế để đặt ở những vị trí


chính xác, sau khi đặt cần xem xét có gây
1.5.5. Đặt bàn, ghế cản trở lối đi hoặc che khuất các ổ điện,
công tắc hay không, nếu có, cần tiến hành
di chuyển.

Tiến hành trang trí theo bản vẽ, các vật


dụng trang trí, các sản phẩm sáng tạo, độc
1.5.6. Đặt vật dụng trang trí
đáo, tạo cảm hứng cho nhân viên cũng
như gia tăng tính nghệ thuật cho quán.

1.6. Mua thiết bị

Dựa vào danh sách chi tiết các thiết bị đã


lập, xem xét các thông số, yêu cầu kỹ thuật
của từng thiết bị, tiến hành đánh giá và lựa
1.6.1. Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp chọn nhà cung cấp các thiết bị đó. Cần
thực hiện đánh giá trade-off giữa chất
lượng, giá cả và sự hợp tác lâu dài với nhà
cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp.

Sau khi quyết định được nhà cung cấp,


1.6.2. Lập hợp đồng, thanh toán tiến hành lập hợp đồng. Các điều khoản
của hợp đồng cần được xem xét kĩ lưỡng,

74
Công việc Mô tả công việc
được sự đồng thuận của đôi bên trước khi
kí kết.

1.7. Lắp dựng

Lên kế hoạch các bước lắp đặt các thiết bị


của quán. Bên cạnh đó của xác định các
1.7.1. Lập kế hoạch lắp đặt, giám sát, kiểm
thời điểm kiểm tra chất lượng cũng như
tra
việc giám sát quá trình lắp đặt, chạy thử
các thiết bị.

Dựa vào kế hoạch để thực hiện lắp đặt và


1.7.2. Thực hiện lắp đặt
kiểm tra, giám sát, chạy thử các thiết bị.

1.8. Kiểm tra nghiệm thu

Trong quá trình thiết kế xây dựng thì kiểm


tra nghiệm thu là một bước vô cùng quan
trọng để đảm bảo dự án được xây dựng
đúng quy trình và yêu cần an toàn, chất
lượng. Trong quá trình kiểm tra thì quan
1.8.1. Kiểm tra từng hạng mục, chạy thử trọng nhất là kiểm tra khối lượng, chất
thiết bị lượng, quy cách và kiểu dáng của dự án.
Kiểm tra, đối chiếu lại bản vẽ và các nội
dung phát sinh. Trong quá trình kiểm tra
cần lưu ý phải thật cẩn trọng, tỉ mỉ về yêu
cầu chất lượng dự án, nếu có vấn đề trong
quá trình kiểm tra phải báo lại ngay cho

75
Công việc Mô tả công việc
bên thi công để có phương án khắc phục
lại cho đúng yêu cầu.

Quá trình nghiệm thu phải có chủ đầu tư,


đơn vị thi công và đơn vị giám sát để đảm
bảo tính khách quan. Việc nghiệm thu
phải được thực hiện với đầy đủ các hạng
mục thi công từ sơn vẽ đến hệ thống kỹ
thuật và hoàn thiện xem có đúng với yêu
cầu thực tế, đúng với các tiêu chuẩn kỹ
1.8.2. Nghiệm thu các hạng mục thi công
thuật và bản vẽ thi công hay không. Đối
với các bộ phận bị che khuất của công
trình cần được nghiệm thu và vẽ bản vẽ
hoàn công trước khi tiến hành các công
việc tiếp theo đồng thời các giấy tờ này
chính là cơ sở pháp lý để xin hoàn công
sau đó.

76
Công việc Mô tả công việc

Công việc này được thực hiện bởi chủ đầu


tư hay nhà thầu thi công nhằm hoàn tất hồ
sơ hoàn công theo quy định của pháp luật
và nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ
xin xác nhận hoàn công được thực hiện
đúng pháp luật bao gồm:

- 1 bản chính giấy báo kiểm tra công trình


hoàn thành theo mẫu.

- 1 bản sao y có chứng thực sao y giấy


1.8.3. Hoàn công
phép xây dựng kèm theo 1 bản sao không
cần chứng thực sao y bản vẽ thiết kế xây
dựng.

- 2 bản chính bản vẽ hiện trạng hoàn công.

- 1 bản sao hợp đồng thi công với đơn vị


có giấy phép hành nghề kèm 1 bản sao
giấy phép hành nghề của đơn vị thi công
có thị thực sao y hoặc biên lai thu xây
dựng.

3.2.3 Triển khai nhiệm vụ

Bảng 3.4 Ma trận nhiệm vụ RAM

Yêu cầu
STT WBS Gói công việc Bộ phận quản lý
nhân sự

A Ý tưởng

77
Yêu cầu
STT WBS Gói công việc Bộ phận quản lý
nhân sự

A Phân tích – Khảo sát

Phân tích nhu cầu thị trường và phân tích


1 A1 1 BQL dự án
khả thi

2 A2 Phân tích nhu cầu khách hàng 2 BQL dự án

3 A3 Khảo sát thực nghiệm, lựa chọn mặt bằng 7 BQL dự án

Phân tích lựa chọn công nghệ, thiết bị,


4 A4 1 Công nghệ
trang trí quán.

B Kế hoạch

Kế hoạch thu mua (máy móc, nguyên vật


3 B1 1 BQL dự án
liệu).

4 B2 Kế hoạch tài chính. 5 Tài chính

5 B3 Kế hoạch thi công và vận hành dự án. 1 BQL dự án

6 B4 Hiệu chỉnh và phê duyệt dự án. 1 BQL dự án

C Xây dựng chiến lược kinh doanh

7 C1 Phân tích SWOT 1 BQL dự án

8 C2 Đánh giá rủi ro 1 BQL dự án

9 C3 Dự báo chi phí vận hành 1 Tài chính

10 C4 Xây dựng chiến lược giá cả 1 BQL dự án

11 C5 Dự báo doanh thu 1 Tài chính

12 C6 Phân tích hòa vốn 1 Tài chính

78
Yêu cầu
STT WBS Gói công việc Bộ phận quản lý
nhân sự

13 C7 Tổng kết báo cáo dự kiến 1 BQL dự án

D Huy động vốn

14 D1 Vốn cá nhân 1 Tài chính

15 D2 Vốn vay ngân hàng 5 Tài chính

E Thiết kế

Công nghệ, Thiết


15 E1 Thiết kế menu 4
kế

16 E2 Thiết kế không gian quán 4 Thiết kế

17 E3 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 3 Công nghệ

18 E4 Thiết kế chương trình khuyến mãi 1 Thiết kế

F Thủ tục pháp lý

19 F1 Nghiên cứu các bộ luật liên quan 1 Hành chính

20 F2 Xin giấy phép kinh doanh 1 Hành chính

21 F3 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 1 Hành chính

22 F4 Hợp đồng thuê mặt bằng 1 Hành chính

23 F5 Đăng ký mã số thuế 1 Hành chính

G Trang trí - Lắp đặt

24 G1 Mua máy móc, nguyên vật liệu. 2 Thiết bị, Thiết kế

25 G2 Lắp đèn chiếu sáng 1 Thiết bị

79
Yêu cầu
STT WBS Gói công việc Bộ phận quản lý
nhân sự

26 G3 Lắp đặt hệ thống PCCC 1 Thiết bị

27 G4 Lắp đặt hệ thống thông gió 1 Thiết bị

28 G5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 1 Thiết bị

30 G6 Lắp máy lạnh 1 Thiết bị

31 G7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 1 Thiết bị

32 G8 Lắp cửa 1 Xây dựng

33 G9 Lắp đặt hệ thống mạng 1 Thiết bị

34 G10 Sơn tường, vẽ trang trí 1 Xây dựng

35 G11 Lát gạch 1 Xây dựng

36 G12 Đặt bàn, ghế 1 Thiết bị

37 G13 Đặt vật dụng trang trí 2 Thiết bị, Thiết kế

H Tuyển dụng nhân sự

38 H1 Xác định nguồn lực 1 Nhân sự

39 H2 Lập kế hoạch tuyển dụng 1 Nhân sự

40 H3 Thông báo tuyển dụng 1 Nhân sự

41 H3 Lọc hồ sơ tuyển dụng 1 Nhân sự

42 H4 Phỏng vấn 1 Nhân sự

43 H5 Đào tạo nhân sự 1 BQL dự án

44 H6 Ký hợp đồng 1 Nhân sự

80
Yêu cầu
STT WBS Gói công việc Bộ phận quản lý
nhân sự

I Vận hành

45 I1 Tổng kết tài chính 1 BQL dự án

46 I2 Vận hành thử 1 BQL dự án

47 I3 Chạy chương trình khuyến mãi 2 Công nghệ

Sửa chữa hoàn chỉnh BQL dự án,


48 I4 4 Công nghệ, Xây
dựng

49 I5 Nghiệm thu 1 BQL dự án

Kết thúc BQL dự án,


50 I6 2
Hành chính

3.2.4 Mạng AOA của dự án

Biểu đồ AOA sẽ thể hiện trực quan thứ tự trước sau các công việc, các công việc
nào có thể hiện song song, các công việc nào có thể thực hiện độc lập với những công
việc khác cũng như những công việc nào cần được hoàn thành trước để thực hiện các
bước tiếp theo. Hình 3.5. dưới đây là biểu đồ AOA của phần công việc nêu ở phần 1 đó
là công việc xây dựng quán cà phê.

81
Hình 3.10 Biểu đồ AOA các công việc xây dựng

Các công việc chi tiết trong phần việc này được đánh số khi biểu diễn trên AOA và
được chú thích ở bảng 3.4. ngay bên dưới, ngoài ra bảng còn ghi cụ thể thời gian cần để
thực hiện các công việc và việc cần thực trước của từng công việc. Lưu ý công việc cần
thực hiện trước ở đây bao gồm những việc cần được bắt đầu trước và công việc theo sau
có thể bắt đầu thực hiện ngay cả khi công việc trước.

Bảng 3.5 Các gói công việc xây dựng quán

Thời gian
Công việc
STT Ký tự Chú thích thực hiện
liền trước
(Ngày)

1 A Phân tích khảo sát 61

2 B Lên kế hoạch 37 A

3 C Xây dựng chiến lược kinh doanh 11 B

4 D Huy động vốn 10 C

5 E Thiết kế 32 C

82
6 F Thủ tục pháp lý 20 D, E

7 G Trang trí lắp đặt 18 F

8 H Tuyển dụng nhân sự 25 B, G

9 I Vận hành 28 H

83
CHƯƠNG 4: ĐIỀU ĐỘ DỰ ÁN

4.1 Thời gian hoàn thành các công việc của dự án

Các công việc của dự án ban đầu có thời gian hoàn thành 226 ngày, bắt đầu thực
hiện từ ngày 21/03/2022 và hoàn thành vào ngày 30/01/2023. Thời gian cụ thể của từng
công việc được thể hiện qua bảng bên dưới:
Bảng 4.3 Tổng thời gian hoàn thành dự án

WBS Gói công việc Thời gian Bắt đầu Kết thúc Trình tự Số lượng
nguồn lực

0 Dự án Quán 226 days Mon 3/21/22 Mon 1/30/23


Café "Không
xong không về"

1 Phân tích - 61 days Mon 3/21/22 Mon 6/13/22


Khảo sát

1.1 Khảo sát nhu cầu 10 days Mon 3/21/22 Fri 4/1/22 1
thị trường và
phân tích khả thi

1.2 Phân tích nhu 10 days Mon 4/11/22 Fri 4/22/22 1.1 1
cầu khách hàng

1.3 Khảo sát thực 21 days Mon 5/16/22 Mon 6/13/22


nghiệm, lựa chọn
mặt bằng

84
1.3.1 Lựa chọn địa 4 days Mon 5/16/22 Thu 5/19/22 1.1 2
điểm

1.3.2 Xây dựng bộ tiêu 4 days Fri 5/20/22 Wed 5/25/22 1.2, 1.3.1 2
chí

1.3.3 Đánh giá AHP 5 days Thu 5/26/22 Wed 6/1/22 1.3.2 2
cho các địa điểm

1.3.4 Lập báo cáo về 4 days Wed 6/8/22 Mon 6/13/22 1.3.3 1
địa điểm đặt cửa
hàng

1.4 Phân tích lựa 10 days Mon 4/4/22 Fri 4/8/22 1.1 1
chọn công nghệ,
thiết bị, trang trí
quán

2 Lên kế hoạch 37 days Mon 5/23/22 Tue 7/12/22

2.1 Kế hoạch thu 5 days Tue 6/14/22 Mon 6/20/22 1.1, 1.3.4 1
mua (máy móc,
nguyên vật liệu)

2.2 Kế hoạch tài 10 days Tue 6/21/22 Mon 7/4/22


chính

2.2.1 Ước tính chi phí 2 days Tue 6/21/22 Wed 6/22/22 2.1 2
xây dựng

85
2.2.2 Ước tính chi phí 2 days Thu 6/23/22 Fri 6/24/22 2.2.1 1
nội thất

2.2.3 Ước tính chi phí 2 days Mon 6/27/22 Tue 6/28/22 2.2.2 1
phát sinh

2.2.4 Xác định phương 4 days Wed 6/29/22 Mon 7/4/22 2.2.3 1
án tài chính

2.3 Kế hoạch thi 5 days Mon 5/23/22 Fri 5/27/22 1.4 1


công và vận
hành dự án

2.4 Hiệu chỉnh và 6 days Tue 7/5/22 Tue 7/12/22 2.2.4, 2.3 1
phê duyệt dự án

3 Xây dựng chiến 11 days Wed 7/13/22 Wed 7/27/22


lược kinh doanh

3.1 Phân tích SWOT 2 days Wed 7/13/22 Thu 7/14/22 2.3 1

3.2 Đánh giá rủi ro 2 days Fri 7/15/22 Mon 7/18/22 3.1 1

3.3 Dự báo chi phí 2 days Tue 7/19/22 Wed 7/20/22 3.2 1
vận hành

3.4 Xây dựng chiến 2 days Thu 7/21/22 Fri 7/22/22 3.3 1
lược giá cả

86
3.5 Dự báo doanh 2 days Mon 7/25/22 Tue 7/26/22 3.4 1
thu

3.6 Phân tích hòa 1 day Wed 7/27/22 Wed 7/27/22 3.5 1
vốn

3.7 Tổng kết báo cáo 1 day Wed 7/27/22 Wed 7/27/22 3.6 1
dự kiến

4 Huy động vốn 10 days Thu 7/28/22 Wed 8/10/22

4.1 Vốn cá nhân 3 days Thu 7/28/22 Mon 8/1/22 3.7 1

4.2 Vốn vay ngân 7 days Tue 8/2/22 Wed 8/10/22


hàng

4.2.1 Tạo tài khoản 2 days Tue 8/2/22 Wed 8/3/22 4.1 1
doanh nghiệp

4.2.2 Thiết lập hạn 2 days Thu 8/4/22 Fri 8/5/22 4.2.1 1
mức tín dụng

4.2.3 Chọn đại diện 2 days Mon 8/8/22 Tue 8/9/22 4.2.2 2
hợp pháp

4.2.4 Chọn hạng mục 1 day Wed 8/10/22 Wed 8/10/22 4.2.3 1
thuế kinh doanh

5 Thiết kế 32 days Wed 8/10/22 Fri 9/23/22

87
5.1 Thiết kế menu 9 days Wed 8/10/22 Tue 8/23/22

5.1.1 Lựa chọn hình 3 days Wed 8/10/22 Mon 8/15/22 2.3 2
ảnh

5.1.2 Soạn nội dung 4 days Tue 8/16/22 Fri 8/19/22 5.1.1 1
(thông tin, giá
cả)

5.1.3 Lựa chọn vị trí 2 days Mon 8/22/22 Tue 8/23/22 5.1.1, 1
thiết kế 5.1.2

5.2 Thiết kế không 9 days Wed 8/24/22 Mon 9/5/22


gian quán

5.2.1 Thiết kế phòng 2 days Wed 8/24/22 Thu 8/25/22 5.1.1, 1


học cá nhân 5.1.2,
5.1.3

5.2.2 Thiết kế phòng 2 days Wed 8/31/22 Thu 9/1/22 5.2.1 1


học nhóm

5.2.3 Thiết kế hệ 2 days Fri 9/2/22 Mon 9/5/22 5.2.2 1


thống kho

5.3 Thiết kế bộ nhận 12 days Tue 9/6/22 Wed 9/21/22


diện thương hiệu

5.3.1 Thiết kế tên quán 4 days Tue 9/6/22 Fri 9/9/22 5.2.3 1

88
5.3.2 Thiết kế logo 4 days Mon 9/12/22 Thu 9/15/22 5.3.1 1

5.3.3 Thiết kế đồng 4 days Fri 9/16/22 Wed 9/21/22 5.3.2 1


phục

5.4 Thiết kế chương 2 days Thu 9/22/22 Fri 9/23/22 5.3.3 1


trình khuyến mãi

6 Thủ tục pháp lý 20 days Mon 9/26/22 Fri 10/21/22

6.1 Nghiên cứu các 3 days Mon 9/26/22 Wed 9/28/22 5.4 1
bộ luật liên quan

6.2 Xin giấy phép 3 days Thu 9/29/22 Mon 10/3/22 4.2.4, 6.1 1
kinh doanh

6.3 Xin giấy phép vệ 3 days Tue 10/4/22 Thu 10/6/22 6.2 1
sinh an toàn thực
phẩm

6.4 Hợp đồng thuê 4 days Tue 10/18/22 Fri 10/21/22 6.3 1
mặt bằng

6.5 Đăng ký mã số 7 days Fri 10/7/22 Mon 10/17/22 6.4 1


thuế

7 Trang trí - lắp 18 days Mon Wed


đặt 10/24/22 11/16/22

89
7.1 Mua máy móc, 3 days Mon 10/24/22 Wed 10/26/22 6.4, 6.5 2
nguyên vật liệu

7.2 Lắp đèn chiếu 1 day Thu 10/27/22 Thu 10/27/22 7.1 1
sáng

7.3 Lắp đặt hệ thống 1 day Fri 10/28/22 Fri 10/28/22 7.2 1
PCCC

7.4 Lắp đặt hệ thống 1 day Mon 10/31/22 Mon 10/31/22 7.3 1
thông gió

7.5 Lắp đặt thiết bị 2 days Tue 11/1/22 Wed 11/2/22 7.4 1
nhà kho

7.6 Lắp máy lạnh 1 day Thu 11/3/22 Thu 11/3/22 7.5 1

7.7 Lắp các thiết bị 1 day Fri 11/4/22 Fri 11/4/22 7.6 1
nhà vệ sinh

7.8 Lắp cửa 1 day Mon 11/7/22 Mon 11/7/22 7.7 1

7.9 Lắp đặt hệ thống 1 day Tue 11/8/22 Tue 11/8/22 7.8 1
mạng

7.10 Sơn tường, vẽ 2 days Wed 11/9/22 Thu 11/10/22 7.9 1


trang trí

7.11 Lát gạch 2 days Fri 11/11/22 Mon 11/14/22 7.10 1

90
7.12 Đặt bàn, ghế 1 day Tue 11/15/22 Tue 11/15/22 7.11 1

7.13 Đặt vật dụng 1 day Wed 11/16/22 Wed 11/16/22 7.12 2
trang trí

8 Tuyển dụng 25 days Thu 11/17/22 Wed


nhân sự 12/21/22

8.1 Xác định nguồn 2 days Thu 11/17/22 Fri 11/18/22 2.4, 7.13 1
lực

8.2 Lập kế hoạch 2 days Mon 11/21/22 Tue 11/22/22 8.1 1


tuyển dụng

8.3 Thông báo tuyển 5 days Wed 11/23/22 Tue 11/29/22 8.2 1
dụng

8.4 Lọc hồ sơ tuyển 2 days Wed 11/30/22 Thu 12/1/22 8.3 1


dụng

8.5 Phỏng vấn 2 days Fri 12/2/22 Mon 12/5/22 8.4 1

8.6 Đào tạo nhân sự 5 days Tue 12/13/22 Mon 12/19/22 8.5 1

8.7 Ký hợp đồng 2 days Tue 12/20/22 Wed 12/21/22 8.6 1

9 Vận hành 28 days Thu 12/22/22 Mon 1/30/23

9.1 Tổng kết tài 1 day Thu 12/22/22 Thu 12/22/22 7.1, 8.7 1
chính

91
9.2 Vận hành thử 15 days Fri 12/23/22 Thu 1/12/23 9.1 1

9.3 Chạy chương 5 days Fri 1/13/23 Thu 1/19/23 9.2 2


trình khuyến mãi

9.4 Sửa chữa hoàn 5 days Fri 1/20/23 Thu 1/26/23 9.3 4
chỉnh

9.5 Nghiệm thu 1 day Fri 1/27/23 Fri 1/27/23 9.4 1

9.6 Kết thúc 1 day Mon 1/30/23 Mon 1/30/23 9.5 2

4.2 Thời gian làm việc của nguồn lực dự án

Microsoft Project cho thấy thời gian làm việc của các nguồn lực thuộc dự án. Từ bảng
bên dưới, có thể thấy các nguồn lực đang bị quá tải cũng như số giờ làm việc của nó.
Bảng 4.4 Thời gian làm việc của các nguồn lực thuộc dự án
Nguồn lực Thời gian
Ban Quản Lý Dự án 1 632 hrs
Khảo sát nhu cầu thị trường và phân 80 hrs
tích khả thi
Lựa chọn địa điểm 32 hrs
Xây dựng bộ tiêu chí 32 hrs
Đánh giá AHP cho các địa điểm 40 hrs
Kế hoạch thu mua (máy móc, nguyên 40 hrs
vật liệu)
Ước tính chi phí xây dựng 16 hrs
Ước tính chi phí nội thất 16 hrs

92
Ước tính chi phí phát sinh 16 hrs
Xác định phương án tài chính 32 hrs
Hiệu chỉnh và phê duyệt dự án 48 hrs
Phân tích SWOT 16 hrs
Đánh giá rủi ro 16 hrs
Xây dựng chiến lược giá cả 16 hrs
Tổng kết báo cáo dự kiến 8 hrs
Đào tạo nhân sự 40 hrs
Tổng kết tài chính 8 hrs
Vận hành thử 120 hrs
Sửa chữa hoàn chỉnh 40 hrs
Nghiệm thu 8 hrs
Kết thúc 8 hrs
Ban Quản lý Dự án 2 272 hrs
Phân tích nhu cầu khách hàng 80 hrs
Lựa chọn địa điểm 32 hrs
Xây dựng bộ tiêu chí 32 hrs
Đánh giá AHP cho các địa điểm 40 hrs
Lập báo cáo về địa điểm đặt cửa hàng 32 hrs
Ước tính chi phí xây dựng 16 hrs
Kế hoạch thi công và vận hành dự án 40 hrs
Kỹ sư công nghệ 1 248 hrs
Phân tích lựa chọn công nghệ, thiết bị, 80 hrs
trang trí quán
Lựa chọn hình ảnh 24 hrs

93
Thiết kế logo 32 hrs
Thiết kế đồng phục 32 hrs
Chạy chương trình khuyến mãi 40 hrs
Sửa chữa hoàn chỉnh 40 hrs
Kỹ sư công nghệ 2 120 hrs
Thiết kế tên quán 32 hrs
Lắp đặt hệ thống PCCC 8 hrs
Chạy chương trình khuyến mãi 40 hrs
Sửa chữa hoàn chỉnh 40 hrs
Kỹ sư thiết kế 1 72 hrs
Lựa chọn vị trí thiết kế 16 hrs
Thiết kế phòng học cá nhân 16 hrs
Thiết kế phòng học nhóm 16 hrs
Thiết kế hệ thống kho 16 hrs
Đặt bàn, ghế 8 hrs
Kỹ sư thiết kế 2 80 hrs
Soạn nội dung (thông tin, giá cả) 32 hrs
Thiết kế chương trình khuyến mãi 16 hrs
Mua máy móc, nguyên vật liệu 24 hrs
Đặt vật dụng trang trí 8 hrs
Kỹ sư thiết bị 88 hrs
Mua máy móc, nguyên vật liệu 24 hrs
Lắp đèn chiếu sáng 8 hrs
Lắp đặt hệ thống thông gió 8 hrs
Lắp đặt thiết bị nhà kho 16 hrs

94
Lắp máy lạnh 8 hrs
Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 8 hrs
Lắp đặt hệ thống mạng 8 hrs
Đặt vật dụng trang trí 8 hrs
Nhân viên tài chính 1 80 hrs
Dự báo chi phí vận hành 16 hrs
Dự báo doanh thu 16 hrs
Phân tích hòa vốn 8 hrs
Vốn cá nhân 24 hrs
Chọn đại diện hợp pháp 16 hrs
Nhân viên tài chính 2 56 hrs
Tạo tài khoản doanh nghiệp 16 hrs
Thiết lập hạn mức tín dụng 16 hrs
Chọn đại diện hợp pháp 16 hrs
Chọn hạng mục thuế kinh doanh 8 hrs
Bộ phận nhân sự 120 hrs
Xác định nguồn lực 16 hrs
Lập kế hoạch tuyển dụng 16 hrs
Thông báo tuyển dụng 40 hrs
Lọc hồ sơ tuyển dụng 16 hrs
Phỏng vấn 16 hrs
Ký hợp đồng 16 hrs
Nhân viên hành chính 1 120 hrs
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực 24 hrs
phẩm

95
Hợp đồng thuê mặt bằng 32 hrs
Đăng ký mã số thuế 56 hrs
Kết thúc 8 hrs
Nhân viên hành chính 2 48 hrs
Nghiên cứu các bộ luật liên quan 24 hrs
Xin giấy phép kinh doanh 24 hrs
Kỹ sư xây dựng 80 hrs
Lắp cửa 8 hrs
Sơn tường, vẽ trang trí 16 hrs
Lát gạch 16 hrs
Sửa chữa hoàn chỉnh 40 hrs

4.3 Biểu đồ nhân lực bị quá tải

Qua dữ liệu thống kê, nguồn lực bị quá tải là Ban quản lý dự án. Cụ thể các thông
số quá tải được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3 Nguồn lực quá tải của dự án
Nguồn lực Trong giờ (1000đ/h) Tăng ca (1000đ/h)
Ban quản lý dự án 1 350 400
Ban quản lý dự án 2 350 400
Kỹ sư công nghệ 1 180 200
Kỹ sư công nghệ 2 180 200
Kỹ sư thiết kế 1 180 230
Kỹ sư thiết kế 2 180 230
Kỹ sư thiết bị 180 230

96
Nhân viên tài chính 1 120 140
Nhân viên tài chính 2 120 140
Bộ phận nhân sự 90 120
Nhân viên hành chính 1 90 120
Nhân viên hành chính 2 90 120
Kỹ sư xây dựng 200 230

Thời gian hoàn thành dự án là 226 ngày với tổng chi phí là 484,080,000 VNĐ.

Hình 4.4 Tổng thời gian và chi phí


4.4 Biểu đồ tải ban đầu

97
98
Hình 4.5 Biểu đồ tải ban đầu
4.5 Phân bố tải hiệu chỉnh

99
Hình 4.6 Phân bố tải hiệu chỉnh

100
Triển khai hiệu chỉnh bằng cách kéo các gói Công việc. Tiến hành hiệu chỉnh cho
các gói công việc, ta được bảng sau:
Bảng 4.4 Các gói công việc được hiệu chỉnh
Gói công việc Diện tích gốc Diện tích hiệu chỉnh
Thời gian * Nhân lực Thời gian * Nhân lực
Khảo sát nhu cầu thị trường và phân 10 * 1 5*2
tích khả thi
Phân tích nhu cầu khách hàng 10 * 1 5*2
Lựa chọn địa điểm 4*2 8*1
Xây dựng bộ tiêu chí 4*2 8*1
Đánh giá AHP cho các địa điểm 5*2 10 * 1
Lập báo cáo về địa điểm đặt cửa 4*1 2*2
hàng
Phân tích lựa chọn công nghệ, thiết 10 * 1 5*2
bị, trang trí quán
Ước tính chi phí xây dựng 2*2 4*1
Xác định phương án tài chính 4*1 2*2
Hiệu chỉnh và phê duyệt dự án 6*1 3*2
Chọn đại diện hợp pháp 2*2 4*1
Soạn nội dung (Thông tin, giá cả) 4*1 2*2
Lựa chọn vị trí thiết kế 2*1 1*2

Bảng 4.5 So sánh nhân lực, thời gian thực hiện mỗi gói công việc trước và sau hiệu chỉnh

Nhân lực Thời gian

Gói công việc Trước hiệu Sau hiệu Trước hiệu Sau hiệu
chỉnh chỉnh chỉnh chỉnh

101
Phân tích – Khảo sát 10 11 61 38

Lên kế hoạch 8 9 37 25

Xây dựng chiến lược 7 7 11 11


kinh doanh

Huy động vốn 9 5 10 12

Thiết kế 12 13 32 26

Thủ tục pháp lý 5 5 20 20

Trang trí – Lắp đặt 15 15 18 18

Tuyển dụng nhân sự 7 7 25 20

Vận hành 11 11 28 28

Tổng 84 83 226 186

Do các gói công việc có sự mất cân đối về cả thời gian thực hiện và cả nguồn lực
nên người điều hành dự án tiến hành điều chỉnh cả về thời gian và công việc con trong
mỗi gói công việc. Sau khi tiến hành điều độ nhân lực thì số nhân lực đã giảm và thời
gian hoàn thành dự án đã giảm được 40 ngày.

102
CHƯƠNG 5: KIỂM SOÁT DỰ ÁN

5.1 Mục tiêu và cách thức kiểm soát

5.1.1 Mục tiêu kiểm soát

Trong dự án Quán café “Không xong không về” cần kiểm soát ba đối tượng: chi phí,
thời gian và chất lượng. Để kiểm soát tiến độ thời gian và mức độ giải ngân của dự án,
ta sử dụng phương pháp Earned Value với các chỉ số cảnh báo về tình trạng thực hiện
dự án.

- Mục tiêu thời gian: các công việc phải được hoàn thành đúng tiến độ dự án đã đặt
ra ban đầu, đảm bảo các chỉ số về tiến độ công việc (Hoàn thành đúng ngày theo
kế hoạch là 226 ngày)
- Mục tiêu chi phí: Chi phí dự án không vượt quá 500 triệu và đảm bảo các chỉ số
liên quan về chi phí. Giải ngân danh sách đúng với kế hoạch, thời gian, số lượng.
- Mục tiêu chất lượng: Đảm bảo chất lượng khi bàn giao của dự án theo từng hạng
mục dựa vào mô hình PMD (Project Design Matrix)

5.1.2 Cách thức kiểm soát

- Người chịu trách nhiệm kiểm soát là Giám đốc dự án, hỗ trợ ra quyết định là Kỹ
sư công nghệ.
- Việc kiểm soát được tiến hành định kỳ (mỗi 2 tuần). Những bộ phận chịu trách
nhiệm về các công việc tại thời điểm kiểm soát sẽ báo cáo tiến độ, chi phí cho Giám
đốc dự án. Những vấn đề phát sinh ngoài dự án được Giám đốc dự án xem xét và
quyết định nhằm điều chỉnh kịp thời.

103
Hình 5.1 Quy trình kiểm soát dự án

5.2 Kiểm soát tiến độ

5.2.1 Kỹ thuật Earned Value

Để đo lường, kiểm soát tiến độ và chi phí của dự án, kỹ thuật Earned Value Analysis
(Phân tích chỉ số giá trị) được sử dụng. Giá trị chỉ số sẽ cảnh báo sớm về tình trạng thực
thi của dự án; truyền đạt về tiến trình và chỉ tiêu tới Giám đốc và các bên liên quan nhằm
đạt được tiến bộ. Các chỉ số cần phải quan tâm:

104
- BCWS (budgeted cost of the work scheduled)

Kế hoạch ngân sách = ngân sách dự tính cho công việc

- BCWP: (budgeted cost of the work performed)

Thực tế giải ngân = ngân sách dự tính cho công việc x % công việc hoàn thành cho
đến thời điểm đang xét.

- ACWP: (actual cost of the work performed)

Chi phí thực = chi phí thực sự đã bỏ ra cho công việc đến thời điểm đang xét.

- SV (schedule variance): Sai lệch về kế hoạch = BCWP – BCWS.

● SV > 0: công việc vượt tiến độ

● SV < 0: công việc chậm tiến độ

● SV = 0: công việc đúng tiến độ

- CV (cost variance): sai lệch chi phí = BCWP – ACWP.

● CV > 0: Công việc tiết kiệm chi phí

● CV = 0: công việc đúng chi phí

● CV < 0: công việc vượt chi phí

- SPI (Schedule performance index): chỉ số tiến độ = BCWP/BCWS.

● SPI > 1: công việc vượt tiến độ

● SPI = 1: công việc đúng tiến độ

● SPI <1: công việc chậm tiến độ

- CPI (Cost performance index): chỉ số chi phí = BCWP/ACWP.

● CPI > 1: công việc tiết kiệm chi phí

● CPI = 1: công việc đúng chi phí

105
● CPI < 1: công việc vượt chi phí

Bằng cách sử dụng các chỉ số trên, có thể biết được dự án đang nhanh hay chậm tiến
độ, và chi phí có vượt quá kế hoạch hay không. Biện pháp xử lí sẽ được đưa ra cho từng
trường hợp cụ thể.

5.2.2 Kiểm soát tiến độ

Dự án tiến hành gắn các mốc kiểm tra như sau:

• Milestone 1: Sau khi hoàn thành gói công việc “Lên kế hoạch”
• Milestone 2: Sau khi hoàn thành gói công việc “Huy động vốn”
• Milestone 3: Giữa lúc đang thực hiện gói công việc “Thiết kế”
• Milestone 4: Giữa lúc đang thực hiện gói công việc “Trang trí – Lắp đặt”
• Milestone 5: Sau khi hoàn thành gói công việc “Tuyển dụng nhân sự”

Hình 5.2 Gắn các mốc kiểm tra cho dự án


Giá trị Earned value của dự án được trình bày ở bảng sau, chi phí được tính dựa
trên số tiền lương cần phải trả cho nhân sự thực hiện công việc:

106
Bảng 5.1 BCWS, BCWP, ACWP cho từng gói công việc

Thời
STT Gói công việc BCWS BCWP ACWP
gian

1 Phân tích - Khảo sát 61 days 143,600,000 143,600,000 154,400,000


Khảo sát nhu cầu thị trường
1.1 10 days 24,000,000 24,000,000 28,000,000
và phân tích khả thi
Phân tích nhu cầu khách
1.2 10 days 24,000,000 24,000,000 28,000,000
hàng
Khảo sát thực nghiệm, lựa
1.3 21 days 82,400,000 82,400,000 84,000,000
chọn mặt bằng
1.3.1 Lựa chọn địa điểm 4 days 22,400,000 22,400,000 22,400,000
1.3.2 Xây dựng bộ tiêu chí 4 days 22,400,000 22,400,000 22,400,000
Đánh giá AHP cho các địa
1.3.3 5 days 28,000,000 28,000,000 28,000,000
điểm
Lập báo cáo về địa điểm
1.3.4 4 days 9,600,000 9,600,000 11,200,000
đặt cửa hàng
Phân tích lựa chọn công
1.4 10 days 13,200,000 13,200,000 14,400,000
nghệ, thiết bị, trang trí quán
2 Lên kế hoạch 37 days 66,400,000 66,400,000 78,400,000
Kế hoạch thu mua (máy
2.1 5 days 10,000,000 10,000,000 14,000,000
móc, nguyên vật liệu)
2.2 Kế hoạch tài chính 10 days 32,000,000 32,000,000 33,600,000
2.2.1 Ước tính chi phí xây dựng 2 days 11,200,000 11,200,000 11,200,000
2.2.2 Ước tính chi phí nội thất 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000

107
2.2.3 Ước tính chi phí phát sinh 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
Xác định phương án tài
2.2.4 4 days 9,600,000 9,600,000 11,200,000
chính
Kế hoạch thi công và vận
2.3 5 days 10,000,000 10,000,000 14,000,000
hành dự án
Hiệu chỉnh và phê duyệt dự
2.4 6 days 14,400,000 14,400,000 16,800,000
án

Milestone 1 0 0 0

Xây dựng chiến lược kinh


3 11 days 24,400,000 24,400,000 24,400,000
doanh
3.1 Phân tích SWOT 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
3.2 Đánh giá rủi ro 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
3.3 Dự báo chi phí vận hành 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000
3.4 Xây dựng chiến lược giá cả 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
3.5 Dự báo doanh thu 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000
3.6 Phân tích hòa vốn 1 day 960,000 960,000 960,000
3.7 Tổng kết báo cáo dự kiến 1 day 2,800,000 2,800,000 2,800,000
4 Huy động vốn 10 days 11,520,000 11,520,000 11,520,000
4.1 Vốn cá nhân 3 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
4.2 Vốn vay ngân hàng 7 days 8,640,000 8,640,000 8,640,000
4.2.1 Tạo tài khoản doanh nghiệp 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000

4.2.2 Thiết lập hạn mức tín dụng 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000
4.2.3 Chọn đại diện hợp pháp 2 days 3,840,000 3,840,000 3,840,000
Chọn hạng mục thuế kinh
4.2.4 1 day 960,000 960,000 960,000
doanh

108
Milestone 2 0 0 0
5 Thiết kế 32 days 39,120,000 39,120,000 41,760,000
5.1 Thiết kế menu 9 days 12,240,000 12,240,000 12,960,000
5.1.1 Lựa chọn hình ảnh 3 days 3,600,000 3,600,000 4,320,000
Soạn nội dung (thông tin,
5.1.2 4 days 5,760,000 5,760,000 5,760,000
giá cả)
5.1.3 Lựa chọn vị trí thiết kế 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
5.2 Thiết kế không gian quán 9 days 8,640,000 8,640,000 8,640,000
5.2.1 Thiết kế phòng học cá nhân 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
5.2.2 Thiết kế phòng học nhóm 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
5.2.3 Thiết kế hệ thống kho 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
Thiết kế bộ nhận diện
5.3 12 days 15,360,000 15,360,000 17,280,000
thương hiệu
5.3.1 Thiết kế tên quán 4 days 5,760,000 5,760,000 5,760,000
5.3.2 Thiết kế logo 4 days 4,800,000 4,800,000 5,760,000
5.3.3 Thiết kế đồng phục 4 days 4,800,000 4,800,000 5,760,000
Thiết kế chương trình
5.4 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
khuyến mãi
Milestone 3 0 0 0
6 Thủ tục pháp lý 20 days 14,400,000 12,960,000 14,400,000
Nghiên cứu các bộ luật liên
6.1 3 days 2,160,000 1,944,000 2,160,000
quan
6.2 Xin giấy phép kinh doanh 3 days 2,160,000 1,944,000 2,160,000
Xin giấy phép vệ sinh an
6.3 3 days 2,160,000 1,944,000 2,160,000
toàn thực phẩm
6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 4 days 2,880,000 2,592,000 2,880,000

109
6.5 Đăng ký mã số thuế 7 days 5,040,000 4,536,000 5,040,000
7 Trang trí - lắp đặt 18 days 28,480,000 29,232,000 32,480,000
Mua máy móc, nguyên vật
7.1 3 days 8,640,000 7,776,000 8,640,000
liệu
7.2 Lắp đèn chiếu sáng 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.4 Lắp đặt hệ thống thông gió 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 2 days 2,880,000 2,592,000 2,880,000
7.6 Lắp máy lạnh 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.8 Lắp cửa 1 day 800,000 1,440,000 1,600,000
7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.10 Sơn tường, vẽ trang trí 2 days 1,600,000 2,880,000 3,200,000
7.11 Lát gạch 2 days 1,600,000 2,880,000 3,200,000
7.12 Đặt bàn, ghế 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.13 Đặt vật dụng trang trí 1 day 2,880,000 2,592,000 2,880,000
Milestone 4 0 0 0
8 Tuyển dụng nhân sự 25 days 14,400,000 12,960,000 14,400,000
8.1 Xác định nguồn lực 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
8.3 Thông báo tuyển dụng 5 days 3,600,000 3,240,000 3,600,000
8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
8.5 Phỏng vấn 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
8.6 Đào tạo nhân sự 5 days 3,600,000 3,240,000 3,600,000
8.7 Ký hợp đồng 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
Milestone 5 0 0 0

110
9 Vận hành 28 days 81,120,000 73,008,000 101,920,000
9.1 Tổng kết tài chính 1 day 2,000,000 1,800,000 2,800,000
9.2 Vận hành thử 15 days 30,000,000 27,000,000 42,000,000
Chạy chương trình khuyến
9.3 5 days 13,200,000 11,880,000 14,400,000
mãi
9.4 Sửa chữa hoàn chỉnh 5 days 31,200,000 28,080,000 36,400,000
9.5 Nghiệm thu 1 day 2,000,000 1,800,000 2,800,000
9.6 Kết thúc 1 day 2,720,000 2,448,000 3,520,000

Ta sử dụng Report trong MS Project xuất ra biểu đồ đường tiến độ giải ngân BCWP
và đường kế hoạch ngân sách BCWS như hình sau:

Hình 5.3 BCWS và BCWP

111
Ta thấy đường BCWP nằm phía bên trái đường BCWS nên dự án được đánh giá là
tích cực về mặt ngân sách lẫn thời gian

Tiếp theo, ta tiếp tục sử dụng Report trong MS Project xuất ra biểu đồ đường tiến
độ giải ngân BCWP và đường chi phí thực tế ACWP như hình sau:

Hình 5.4 ACWP và BCWP

Ta thấy đường ACWP nằm phía bên phải đường BCWP nên dự án được đánh giá là
tích cực về mặt chi tiêu lẫn thời gian.

112
5.3 Kiểm soát chất lượng

5.3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng

Hình 5.5 Quy trình kiểm soát chất lượng

113
5.3.2 Kiểm soát chất lượng

Mục tiêu của việc kiểm soát chất lượng dự án là nhằm xác nhận rằng kết quả các
danh mục công việc của dự án đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo mọi
thứ nằm trong phạm vi dự án. Mô hình PDM (Project design matrix) được sử dụng để
kiểm soát chất lượng dự án.

Trong dự án này, kiểm soát chất lượng thông qua:

- Kiểm soát chất lượng của thi công, trang trí quán
- Kiểm soát chất lượng của phân bổ cơ sở vật chất

Bảng 5.2 Bảng kiểm soát chất lượng áp dụng mô hình PDM

Hạng mục Chỉ số Tư liệu Tiêu chuẩn

Thi công, trang trí quán

Thi công cửa


- Vị trí, kích thước
và các thông số kĩ
- Tiêu chuẩn xây
thuật của cửa đạt
- Bản vẽ thiết kế dựng của Việt
chuẩn
- Biên bản Nam
Thi công tường, - Khả năng chịu
nghiệm thu - Bản vẽ thiết kế,
mái, cửa lực, va đập
- Báo cáo tiến độ các yêu cầu thiết
Thi công mái, thực hiện kế được giám đốc
tường dự án phê duyệt
- Khả năng chống
thấm nước của
tường, màu sắc

114
- Khả năng che
chắn, chịu lực của
mái nhà
- Vị trí, kích thước, - Bản vẽ thiết kế
Bố trí chi tiết trang
màu sắc của chi - Biên bản
trí
tiết nghiệm thu
Hệ thống điện
- Công suất đạt yêu
cầu
- Khả năng tự ngắt
điện khi có sự cố
- Hệ thống nối đất
- Hồ sơ thiết
- Đạt tiêu chuẩn
kế
TCXD 25:1991
Lắp đặt hệ thống - Biên bản
Hệ thống nước
điện nước nghiệm thu
- Áp suất, lưu
lượng dòng chảy - Báo cáo tiến
- Kích thước, chiều độ thực hiện
dài và loại ống
dẫn nước
- Nước đạt chuẩn
trong sinh hoạt và
sản xuất

Phân bổ cơ sở vật chất


- Hồ sơ dự án
- Tiêu chuẩn xây
Nội thất, thiết bị Nội thất - Biên bản
dựng của Việt
nghiệm thu

115
- Số lượng, kích - Báo cáo tiến độ Nam về phòng
thước, chất liệu, thực hiện chống cháy nổ
màu sắc - Bản vẽ thiết kế - Bản vẽ, yêu cầu
- Vị trí của các đồ thiết kế đã được
dùng nội thất so phê duyệt
với bản vẽ. - Hợp đồng ký kết

Thiết bị với các bên liên

- Thông số kỹ quan

thuật, loại thiết bị,


số lượng
- Lắp đặt đúng
cách, an toàn
- Thiết lập để hoạt
- Hợp đồng với
động tốt
bên liên quan
Hệ thống thu ngân - Bảo mật dữ liệu
- Biên bản
- Đúng loại, hệ
nghiệm thu
thống yêu cầu
- Tốc độ truy cập
dữ liệu
- Hợp đồng với
- Số lượng, loại
bên liên quan
modem
Hệ thống Internet - Bản vẽ thiết kế
- Lắp đặt đúng
- Biên bản
cách, an toàn,
nghiệm thu
đúng vị trí đã quy
định
- Lắp đặt đúng - Hợp đồng với
Hệ thống an ninh
cách, an toàn, bên liên quan

116
đúng vị trí theo - Bản vẽ thiết kế
bản vẽ thiết kế - Biên bản
- Độ an toàn và bảo nghiệm thu
mật
- Đúng loại, số
lượng được yêu
cầu

117
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH RỦI RO

6.1 Rủi ro tiến độ dự án

6.1.1 Thời gian trung bình và phương sai hoàn thành các gói công

Để tiến hành đánh giá rủi ro về tiến độ dự án, ta cần dữ liệu về thời gian hoàn thành
từng gói công việc và thời gian hoàn thành dự án, cụ thể là: Thời gian lạc quan, bình
thường, bị quan và từ đó tính toán các giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.

Bảng 6.1 Bảng dữ liệu về thời gian hoàn thành các gói công việc dự án

Dự án Quán Café "Không xong không về"


Thời gian Độ
Thời gian Phương
STT Gói công việc Công việc Bi Bình Lạc lệch
trung bình sai
liền trước quan thường quan chuẩn
1 Phân tích - Khảo sát
Khảo sát nhu cầu thị
1.1 trường và phân tích khả
thi 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
Phân tích nhu cầu khách
1.2
hàng 1.1 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
Khảo sát thực nghiệm, lựa
1.3
chọn mặt bằng 14 28 42 28 4.67 21.78
1.3.1 Lựa chọn địa điểm 1.1 4 8 12 8 1.33 1.78
1.3.2 Xây dựng bộ tiêu chí 1.2, 1.3.1 4 8 12 8 1.33 1.78
Đánh giá AHP cho các
1.3.3
địa điểm 1.3.2 5 10 15 10 1.67 2.78
Lập báo cáo về địa điểm
1.3.4
đặt cửa hàng 1.3.3 1 2 3 2 0.33 0.11

118
Phân tích lựa chọn công
1.4 nghệ, thiết bị, trang trí
quán 1.1 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
2 Lên kế hoạch
Kế hoạch thu mua (máy
2.1
móc, nguyên vật liệu) 1.1, 1.3.4 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
2.2 Kế hoạch tài chính 5 10 15 10 1.67 2.78
2.2.1 Ước tính chi phí xây dựng 2.1, 2.4 2 4 6 4 0.67 0.44
2.2.2 Ước tính chi phí nội thất 2.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
2.2.3 Ước tính chi phí phát sinh 2.2.2 1 2 3 2 0.33 0.11
Xác định phương án tài
2.2.4
chính 2.2.3 1 2 3 2 0.33 0.11
Kế hoạch thi công và vận
2.3
hành dự án 1.4 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
2.1, 2.2.1,
Hiệu chỉnh và phê duyệt
2.4 2.2.2,
dự án
2.2.3 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
Xây dựng chiến lược
3
kinh doanh
3.1 Phân tích SWOT 2.5 1 2 3 2 0.33 0.11
3.2 Đánh giá rủi ro 3.1 1 2 3 2 0.33 0.11
3.3 Dự báo chi phí vận hành 3.2 1 2 3 2 0.33 0.11
Xây dựng chiến lược giá
3.4
cả 3.3 1 2 3 2 0.33 0.11
3.5 Dự báo doanh thu 3.4 1 2 3 2 0.33 0.11
3.6 Phân tích hòa vốn 3.5 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
3.7 Tổng kết báo cáo dự kiến 3.6 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03

119
4 Huy động vốn
4.1 Vốn cá nhân 3.7 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
4.2 Vốn vay ngân hàng 4.5 9 13.5 9 1.50 2.25
Tạo tài khoản doanh
4.2.1
nghiệp 4.1 1 2 3 2 0.33 0.11
Thiết lập hạn mức tín
4.2.2
dụng 4.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
4.2.3 Chọn đại diện hợp pháp 4.2.3 2 4 6 4 0.67 0.44
Chọn hạng mục thuế kinh
4.2.4
doanh 4.2.4 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
5 Thiết kế
5.1 Thiết kế menu 3 6 9 6 1.00 1.00
5.1.1 Lựa chọn hình ảnh 2.3 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
Soạn nội dung (thông tin,
5.1.2
giá cả) 5.1.1 1 2 3 2 0.33 0.11
5.1.1,
5.1.3 Lựa chọn vị trí thiết kế
5.1.2 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
5.2 Thiết kế không gian quán 3 6 9 6 1.00 1.00
5.1.1,
Thiết kế phòng học cá
5.2.1 5.1.2,
nhân
5.1.3 1 2 3 2 0.33 0.11
5.2.2 Thiết kế phòng học nhóm 5.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
5.2.3 Thiết kế hệ thống kho 5.2.2 1 2 3 2 0.33 0.11
Thiết kế bộ nhận diện
5.3
thương hiệu 6 12 18 12 2.00 4.00
5.3.1 Thiết kế tên quán 5.2.3 2 4 6 4 0.67 0.44
5.3.2 Thiết kế logo 5.3.1 2 4 6 4 0.67 0.44

120
5.3.3 Thiết kế đồng phục 5.3.2 2 4 6 4 0.67 0.44
Thiết kế chương trình
5.4
khuyến mãi 5.3.3 1 2 3 2 0.33 0.11
6 Thủ tục pháp lý
Nghiên cứu các bộ luật
6.1
liên quan 5.4 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
6.2 Xin giấy phép kinh doanh 4.2.4, 6.1 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
Xin giấy phép vệ sinh an
6.3
toàn thực phẩm 6.2 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 6.3 2 4 6 4 0.67 0.44
6.5 Đăng ký mã số thuế 6.4 3.5 7 10.5 7 1.17 1.36
7 Trang trí - lắp đặt
Mua máy móc, nguyên
7.1
vật liệu 6.4, 6.5 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
7.2 Lắp đèn chiếu sáng 7.1 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 7.2 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
Lắp đặt hệ thống thông
7.4
gió 7.3 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 7.4 1 2 3 2 0.33 0.11
7.6 Lắp máy lạnh 7.5 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
Lắp các thiết bị nhà vệ
7.7
sinh 7.6 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.8 Lắp cửa 7.7 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 7.8 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.10 Sơn tường, vẽ trang trí 7.9 1 2 3 2 0.33 0.11
7.11 Lát gạch 7.10 1 2 3 2 0.33 0.11
7.12 Đặt bàn, ghế 7.11 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03

121
7.13 Đặt vật dụng trang trí 7.12 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
8 Tuyển dụng nhân sự
8.1 Xác định nguồn lực 2.4, 7.13 1 2 3 2 0.33 0.11
8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 8.1 1 2 3 2 0.33 0.11
8.3 Thông báo tuyển dụng 8.2 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 8.3 1 2 3 2 0.33 0.11
8.5 Phỏng vấn 8.4 1 2 3 2 0.33 0.11
8.6 Đào tạo nhân sự 8.5 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
8.7 Ký hợp đồng 8.6 1 2 3 2 0.33 0.11
9 Vận hành
9.1 Tổng kết tài chính 7.1, 8.7 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
9.2 Vận hành thử 9.1 7.5 15 22.5 15 2.50 6.25
Chạy chương trình
9.3
khuyến mãi 9.2 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
9.4 Sửa chữa hoàn chỉnh 9.3 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
9.5 Nghiệm thu 9.4 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
9.6 Kết thúc 9.5 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03

Số liệu bảng trên dựa trên quy ước rằng trong điều kiện tốt nhất (Lạc quan), công
việc sẽ được hoàn thành sớm 50% so với Thời gian bình thường. Ngược lại, trong điều
kiện tệ nhất (Bi quan) thì công việc sẽ hoàn thành trễ 50% so với Thời gian bình thường.

6.1.2 Đường găng và mức độ biến động thời gian hoàn thành dự án

Dựa trên công cụ phần mềm hỗ trợ MS Project, ta xác định được đường găng dự án
gồm có những gói công việc sau: 1.1 – 1.2 – 1.3 – 2.2 – 2.3 – 2.5 – 3.1 – 3.2 – 3.3 – 3.4
– 3.5 – {3.6, 3.7} – 4.1 – 4.2 – 5.1 – 5.2 – 5.3 – 5.4 – 6.1 – 6.2 – 6.3 – 6.4 – 6.5 – 7.1
– 7.2 –7.3 – 7.4 – 7.5 – 7.6 – 7.7 – 7.8 – 7.9 – 7.10 – 7.11 – 7.12 – 7.13 – 8.1 – 8.2 –
8.3 – 8.4 – 8.5 – 8.6 – 8.7 – 9.1 – 9.2 – 9.3 – 9.4 – 9.5 – 9.6.

122
Thời gian hoàn thành dự án được tính là tổng thời gian hoàn thành các công việc
trên đường găng, mức độ biến động thời gian hoàn thành dự án là tổng phương sai của
các gói công việc thuộc đường găng. Như vậy ta có:

Bảng 6.2 Thời gian hoàn thành và phương sai của các công việc thuộc đường găng

Mã công Thời gian


Gói công việc trên đường đăng Phương sai
việc trung bình

Khảo sát nhu cầu thị trường và


1.1
phân tích khả thi 5 0.69

1.2 Phân tích nhu cầu khách hàng 5 0.69

Khảo sát thực nghiệm, lựa chọn


1.3
mặt bằng 28 21.78

2.2 Kế hoạch tài chính 10 2.78

2.4 Hiệu chỉnh và phê duyệt dự án 3 0.25

3.1 Phân tích SWOT 2 0.11

3.2 Đánh giá rủi ro 2 0.11

3.3 Dự báo chi phí vận hành 2 0.11

3.4 Xây dựng chiến lược giá cả 2 0.11

3.5 Dự báo doanh thu 2 0.11

Phân tích hòa vốn / Tổng kết báo


3.6, 3.7
cáo dự kiến 1 0.03

4.1 Vốn cá nhân 3 0.25

4.2 Vốn vay ngân hàng 9 2.25

5.1 Thiết kế menu 6 1.00

123
5.2 Thiết kế không gian quán 6 1.00

5.3 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 12 4.00

5.4 Thiết kế chương trình khuyến mãi 2 0.11

6.1 Nghiên cứu các bộ luật liên quan 3 0.25

6.2 Xin giấy phép kinh doanh 3 0.25

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực


6.3
phẩm 3 0.25

6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 4 0.44

6.5 Đăng ký mã số thuế 7 1.36

7.1 Mua máy móc, nguyên vật liệu 3 0.25

7.2 Lắp đèn chiếu sáng 1 0.03

7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 1 0.03

7.4 Lắp đặt hệ thống thông gió 1 0.03

7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 2 0.11

7.6 Lắp máy lạnh 1 0.03

7.7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 1 0.03

7.8 Lắp cửa 1 0.03

7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 1 0.03

7.10 Sơn tường, vẽ trang trí 2 0.11

7.11 Lát gạch 2 0.11

7.12 Đặt bàn, ghế 1 0.03

124
7.13 Đặt vật dụng trang trí 1 0.03

8.1 Xác định nguồn lực 2 0.11

8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 2 0.11

8.3 Thông báo tuyển dụng 5 0.69

8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 2 0.11

8.5 Phỏng vấn 2 0.11

8.6 Đào tạo nhân sự 5 0.69

8.7 Ký hợp đồng 2 0.11

9.1 Tổng kết tài chính 1 0.03

9.2 Vận hành thử 15 6.25

9.3 Chạy chương trình khuyến mãi 5 0.69

9.4 Sửa chữa hoàn chỉnh 5 0.69

9.5 Nghiệm thu 1 0.03

9.6 Kết thúc 1 0.03

Tổng 186 48.44

Như vậy, thời gian hoàn thành của dự án trung bình sẽ là 186 ngày với mức độ biến
động thời gian là 48.44 ngày.

6.1.3 Xác suất hoàn thành dự án

Từ các dữ liệu, nhập vào POM – QM ta có thể xác định được xác suất hoàn thành
dự án với các khoảng thời gian 180 ngày, 200 ngày, như sau:

125
Hình 6.1 Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 180 ngày

Hình 6.2 Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 200 ngày

126
Bảng 6.3 Tổng hợp xác suất hoàn thành dự án

Xác suất
STT Thời gian mong muốn (ngày) Trị Z
thành công

1 180 -0.805 21.04%

2 200 1.876 96.97%

Dữ liệu trên có thể được dùng để làm căn cứ thúc đẩy tiến độ công việc cho nhà
quản lý.

6.2 Rủi ro tài chính

Để tính toán rủi ro về mặt tài chính, ta sử dụng phần mềm Crystal Ball. Ta khai báo
các tham số đầu vào là các biến ban đầu của Dòng tiền dự án.
Bảng 6.4 Các biến đầu vào mô phỏng

1. Thời gian dự án

Năm bắt đầu vận hành 2022

Bắt đầu vận hành 2023

Thời gian dự án 7

Năm kết thúc dự án 2029

2. Đầu tư (Triệu VNĐ) 434 (năm 2022)

Chi phí sửa chữa mặt bằng 36.5

Thiết kế và trang trí nội thất 73.3

Máy móc, thiết bị 177.5

Dụng cụ ban đầu 26.2

Nguyên liệu ban đầu 25

127
Tiền đặt cọc mặt bằng 90

Chi phí đăng kí kinh doanh 1.5

Giả ta tiến hành mô phỏng cho biến “Nguyên liệu ban đầu”, ta tiến hành chọn ô chứa
giá trị 25 Triệu VNĐ của biến này và thực hiện theo thao tác như sau: Crystal Ball >
Define Assumption > Normal. Điều này ngầm quy tắc các giá trị đầu vào của mô phỏng
là tuân theo phân phối chuẩn, lưu ý các biến này phải là một giá trị chứ không được là 1
hàm tính toán. Sau thao tác trên, ta nhận được cửa sổ sau:

Hình 6.3 Phân bố Chuẩn (Normal) của biến Nguyên liệu đầu vào
Từ đây, ta nhận xét được biến Nguyên liệu đầu vào nếu phân bố chuẩn sẽ có giá trị
kì vọng là 25 Triệu VNĐ với giá trị độ lệch chuẩn là 2.5 Triệu VNĐ. Ngoài ra bằng cách
bấm vào View, phần mềm còn hỗ trợ để ta có thể quan sát: Phân bố tích lũy xác suất,
các giá trị thống kê, …

128
Hình 6.4 Phân bố thống kê xác suất của biến Nguyên liệu đầu vào

Hình 6.5 Các giá trị thống kê cho biến Nguyên liệu đầu vào
Với các bước làm tương tự như trên, dự án tiến hành mô phỏng tất cả các biến trong
dòng tiền vào và dòng tiền ra, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 6.5 Phân bố các biến đầu vào của mô phỏng

Biến đầu vào (Triệu VNĐ) Trị ban đầu Phân bố

Dòng tiền vào Chi phí sửa chữa mặt bằng 37 N (37, 3.7)

129
Thiết kế và trang trí nội thất 73.3 N (, 7.33)

Máy móc, thiết bị 177.5 N (, 17.75)

Dụng cụ ban đầu 26.2 N (, 2.62)

Nguyên liệu ban đầu 25 N (25, 2.5)

Tiền cọc mặt bằng 60 N (60, 6)

Bảo trì trang trí nội thất 15 N (15, 1.5)

Bảo trì máy móc, thiết bị 20 N (20, 2)

Vốn vay 434 N (434, 43.4)

Lãi suất 9.5% N (9.5%, 0.95%)

Sản lượng café 94900 N (94900, 9490)

Sản lượng nước ngọt 47450 N (47450, 4745)


Dòng tiền ra
Giá bán café 0.025 N (0.025, 0.0025)

Gía bán nước ngọt 0.02 N (0.02, 0.002)

Tiếp theo, dự án mô phỏng phân bố cho giá trị NPV dự án bằng cách chọn ô chứa
giá trị NPV và thao tác: Crystal Ball > Define Forecast. Định nghĩa tên biến: NPV, đơn
vị: triệu đồng, ta nhận được kết quả:

130
Hình 6.6 Kết quả phân bố của NPV dự án với 1,000 lần thử

Hình 6.7 Các giá trị thống kế của biến NPV dự án

131
Hình 6.8 Khớp phân bố NPV với các kiểu Phân phối để tính độ phù hợp – Goodness of Fit

Hình 6.9 Kết quả phân tích độ nhạy của các biến đầu vào dự án

132
Từ những kết quả trên, ta kết luận được giá trị NPV của dự án phân bố phù hợp nhất
với Phân phối Beta, giá trị kì vọng là 2,714 triệu đồng và độ lệch chuẩn 332.64 triệu đồng.

6.3 Rủi ro định tính

6.3.1 Danh mục rủi ro ban đầu

Sau quá trình thảo luận trên nhiều khía cạnh và tham khảo ý kiến của các bên liên
quan, dự án xây dựng Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) trong sơ đồ sau:

Hình 6.10 Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án


Các rủi ro trong danh mục được giải thích cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 6.6 Bảng chú thích Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án

STT Giải thích

Khách hàng: Không có khách hàng, khách hàng không sẵn sàng chi trả cho dịch
1
vụ quán.

2 Thỏa thuận: Các thỏa thuận với BQL KTX Khu A không thể đạt được.

133
STT Giải thích

3 Thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn của dự án quá dài.

Thủ tục vay: Thủ tục vay khó khăn, phức tạp khiến vốn không thể về kịp trước
4
thời gian thi công.

Chất lượng nhân sự: Nhân sự để thực hiện và kiểm soát dự án có chất lượng
5
không cao, dễ gây nên sự kéo dài hoặc lãng phí.

6 Nguồn cung: Thiếu nguồn cung cơ sở vật chất.

Chất lượng đầu vào: Nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo được chất lượng
7
theo yêu cầu.

6.3.2 Phân tích SWOT

Tuy nhiên, trong các rủi ro nêu trên có thể tồn tại những rủi ro có thể tránh được bởi
những thế mạnh của môi trường bên ngoài hoặc chính bên trong dự án. Vì thế, các Điểm
mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức cần được liệt kê:

Bảng 6.7 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của dự án

S1 Vốn có sẵn chiếm 60%

Điểm mạnh S2 Giảm thuế do thời điểm “bình thường mới”

S3 Hiểu biết (của nhân lực dự án) về chính sách

Điểm yếu W1 Thời gian thi công ngắn

134
W2 Mô hình quá mới

W3 Yêu cầu về chất lượng nguyên liệu

O1 Vị trí tại KTX Khu A

Cơ hội O2 Vay vốn kinh doanh được hỗ trợ từ các ngân hàng

O3 Sự đa dạng về thị trường nguồn cung

T1 Yêu cầu về Vệ sinh An toàn Thực phẩm

T2 Yêu cầu của BQL KTX Khu A


Thách thức
T3 Kiểm tra độ tin cậy nguồn cung

T4 Khan hiếm nhân lực chất lượng cao

Tiến hành phân tích SWOT để phân loại các rủi ro từ Danh mục RBS. Từ đó, dự án
có thể loại bỏ rủi ro khó xảy ra và bắt đầu đánh giá các rủi ro tất yếu:

Bảng 6.8 Phân tích SWOT của dự án

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1 - Vốn có sẵn chiếm 60% W1 - Thời gian thi công ngắn

S2 - Giảm thuế do thời điểm W2 - Mô hình quá mới


“bình thường mới” W3 - Yêu cầu về chất lượng
S3 - Hiểu biết về chính sách nguyên liệu

135
Cơ hội (O) S1 + S3 + O2 = (4) Thủ tục W3 − O3 = (6) Nguồn cung

O1 - Vị trí tại KTX Khu A vay

O2 - Vay vốn kinh doanh S1 + O1 = (3) Thời gian hoàn


được hỗ trợ từ các ngân vốn
hàng

O3 - Sự đa dạng về thị
trường nguồn cung

Thách thức (T) S3 − T2 = (2) Thỏa thuận W2 + T2 = (1) Khách hàng

T1 - Yêu cầu về Vệ sinh W3 + T1 + T3 = (7) Chất lượng


An toàn Thực phẩm đầu vào

T2 - Yêu cầu của BQL W1 + W2 + T4 = (5) Chất


KTX Khu A lượng nhân lực

T3 - Kiểm tra độ tin cậy


nguồn cung

T4 - Khan hiếm nhân lực


chất lượng cao

Sau khi phân tích SWOT, các rủi ro sẽ được phân vào 4 nhóm: S-O, S-T, W-O, W-
T. Dự án sẽ chọn ra những rủi ro tại phân loại W-T và cân nhắc các rủi ro tại mục W-O
để đưa vào bảng danh mục rủi ro cập nhật để có thể tiếp tục đánh giá.
Bảng 6.9 Danh mục rủi ro dự án đã cập nhật

STT Giải thích

136
Khách hàng: Không có khách hàng, khách hàng không sẵn sàng chi trả cho dịch
1
vụ quán.

Chất lượng nhân sự: Nhân sự để thực hiện và kiểm soát dự án có chất lượng
5
không cao, dễ gây nên sự kéo dài hoặc lãng phí.

Chất lượng đầu vào: Nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo được chất lượng
7
theo yêu cầu.

6.3.4 Ma trận rủi ro – tác động

Để xây dựng được Ma trận rủi ro – tác động, ta cần phân cấp xác suất xảy ra rủi ro
và mức độ tác động mà rủi ro mang lại.

Đầu tiên, ta tham khảo dữ liệu từ khác dự án trong quá khứ và tham khảo các đối thủ
cạnh tranh để đưa ra phân cấp cho xác suất xảy ra rủi ro:

Bảng 6.10 Phân cấp bằng ước lượng khả năng xảy ra rủi ro

Khả năng xảy ra rủi ro Xác suất xảy ra trong 1 năm

Rất thấp < 0.01%

Thấp 0.01 – 0.1%

Trung bình 0.1 - 1%

Cao 1 - 10%

Rất cao > 10%

Đồng thời, ta phân loại mức độ tác động và hậu quả của từng mức độ:

137
Bảng 6.11 Phân loại mức độ tác động theo hậu quả khi rủi ro xảy ra

Mức độ tác động Hậu quả

Có thể khiến dự án dừng hoạt động, phá


Rất cao
sản

Dự án phải tạm ngừng hoạt động để chỉnh


Cao
sửa, cập nhật

Có thể khiến dự án chậm tiến độ, không


Vừa phải
hoạt động hết năng lực, yêu cầu chỉnh sửa

Yêu cầu phương án khắc phục và chi phí


Thấp
trong một khoảng thời gian

Không đáng kẻ Không quá ảnh hướng đến dự án

Từ các mức độ nêu trên, ta đánh giá từ loại rủi ro và hình thành ma trận rủi ro – tác
động:

Bảng 6.12 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án

Rủi ro Xác suất Tác động Hậu quả

Khách hàng là nguồn thu nhập dự án.


(1) Khách hàng Trung bình Rất cao Nếu không có khách hàng dự án sẽ phá
sản.

Nhân lực dự án không chất lượng có thể


(5) Chất lượng
Thấp Vừa phải khiến dự án chậm tiến độ, phát sinh chi
nhân sự
phí

138
Có thể khiến mô hình quán mất niềm tin
(7) Chất lượng ở khách hàng, dự án phải dừng hoạt
Cao Cao
đầu vào động để tái thẩm định và chọn Nhà
chung cấp mới

Hình 6.11 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án


Nhìn vào ma trận rủi ro – tác động, ta nhận thấy cần phải giám sát 2 nhóm rủi ro sau:
(1) Khách hàng; (7) Chất lượng đầu vào. Dự án cũng đưa ra một số giải pháp định tính
nhằm hạn chế và phòng ngừa từng nhóm rủi ro trên như sau:

(1) Khách hàng

− Khi xây dựng menu, cần cân nhắc mức giá vừa túi tiền với mức chi tiêu của sinh
viên (~25-30k).

− Thực hiện branding rộng đến đối tượng sinh viên. Cụ thể, nội dung cần trọng tâm
vào mức giá và sự độc đáo mà dịch vụ quán mang lại.

− Thiết kế và quảng bá các chương trình ưu đãi để liên tục thu hút nhóm khách hàng
mới.

(7) Chất lượng đầu vào

− Trước khi nhận hàng, yêu cầu nhân viên kiểm tra kĩ chất lượng.

139
− Dự án dù có 1 nhà cung cấp chiến lược nhưng phải luôn giữ mối quan hệ tốt với
những nhà cung cấp vệ tinh.

− Chọn nguồn cung uy tín và thường xuyên tái kiểm tra chất lượng sản phẩm.

− Lên kế hoạch thời gian nhận hàng hợp lý, đặc biệt với các sản phẩm có tính thời vụ
như trái cây, rau quả.

140
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 Kết luận

Kết quả mà nhóm đã phân tích cho thấy đây là một dự án hoàn toàn khả thi và đáng
để đầu tư. Thời gian thực hiện dự án ở mức chấp nhận được và có kiểm soát các rủi ro
có thể xảy ra.

Sau quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo đồ án về chủ đề Quản lý dự án: Xây
dựng Quán cà phê “Không xong không về”, nhóm đã rút ra được một số điểm như sau:

- Hiểu thêm về thị trường kinh doanh hiện nay tại nước ta và nhu cầu cũng như tiềm
năng vượt trội trong tương lai của mô hình kinh doanh này.
- Khi tìm hiểu thông tin về mô hình kinh doanh quán cà phê trên các diễn đàn, trang
web hay các bài báo. Nhóm đã hiểu thêm về cách xây dựng một mô hình kinh doanh.
- Đã nắm bắt được cách phân tích khả thi một dự án.
- Bên cạnh đó, nhóm cũng đã ôn tập, thực hành và hiểu rõ hơn những bài học đã
được học từ môn Quản lý dự án. Tự vận dụng, xây dựng các bài toán và tìm ra
lời giải thông qua các phần mềm như Expert Choice, Crystal Ball.

7.2 Kiến nghị

Quá trình thực hiện với thời gian còn ngắn, kinh nghiệm thực tế còn rất hạn hẹp,
nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng nên bài báo cáo còn có các hạn chế như sau:

- Đối với giai đoạn phân tích khả thi, luôn phải quan tâm, tìm hiểu kỹ và cụ thể về
nhu cầu của sản phẩm trên thị trường. Từ đó đánh giá lựa chọn vùng nào có nhu
cầu vượt trội, thích hợp cho dự án của bản thân. Tiếp tục đánh giá về các yếu tố
kinh tế, pháp lý, môi trường… tại đó. Nếu khả thi, sẽ lựa chọn một vị trí cụ thể
trong khu vực.
- Cẩn phải thu thập thêm số liệu, dẫn chứng để củng cố các khẳng định được nêu,
hạn chế đưa ra ước lượng, phỏng đoán.

141
Mặc dù đã có tham khảo từ nhiều nguồn trên mạng và ý kiến từ chuyên gia để thực
hiện nhưng việc hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn hảo vẫn là một thách thức rất lớn
đối với nhóm. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những lời góp ý, phê bình từ thầy và
các bạn để nhóm có thể rút kinh nghiệm quý giá, góp vào hành trang chinh phục con
đường sau này.

142
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Đinh Bá Hùng Anh (2019), “Quản lý dự án”, NXB Tài Chính

[2] TS. Đinh Bá Hùng Anh (2019), “Bài giảng môn Vận trù học”, bộ môn Kỹ thuật hệ
thống công nghiệp, khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa TPHCM.

[3] ThS. Nguyễn Hữu Phúc (2018), “Bài giảng môn kinh tế kỹ thuật”, bộ môn Kỹ thuật
hệ thống công nghiệp, khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa TPHCM.

[4] TS. Phan Thị Mai Hà (2018), “Bài giảng môn Kỹ thuật hệ thống”, bộ môn Kỹ thuật
hệ thống công nghiệp, khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa TPHCM.

143
PHỤ LỤC A

1. Danh sách máy móc, thiết bị

Bảng A1. Danh sách máy móc, thiết bị

Máy móc, thiết bị Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền

Máy POS 1 8,000,000 8,000,000

Máy quẹt thẻ 1 1,500,000 1,500,000

Bộ sóng wifi 2 1,100,000 2,200,000

Máy lạnh 4 22,500,000 90,000,000

Tủ lạnh lớn 1 18,000,000 18,000,000

Máy xay sinh tố 1 2,000,000 2,000,000

Máy dập nắp cốc 1 6,900,000 6,900,000

Máy pha cà phê 2 5,000,000 10,000,000

Bình ủ trà/sữa 3 1,450,000 4,350,000

Máy ép 1 1,100,000 1,100,000

Tủ đông lớn 1 12,000,000 12,000,000

Quạt máy 2 380,000 760,000

Máy phát điện 1 1,670,000 1,670,000

Camera quan sát 5 860,000 4,300,000

Máy chiếu 2 7,350,000 14,700,000

Tổng 177,480,000

144
2. Danh sách nội thất

Bảng A2. Danh sách nội thất

Nội thất Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền

Quầy trưng bày sản phẩm 1 1,700,000 1,700,000

Quầy bán 1 2,500,000 2,500,000

Bộ kệ hàng (1 kệ đứng
lớn, 2 kệ treo vừa, 1 kệ 1 1,320,000 1,320,000
treo nhỏ)

Kệ sách 2 1,700,000 3,400,000

Mika Pha chế 1 1,100,000 1,100,000

Biển Toilet 2 110,000 220,000

Bồn rửa tay 2 520,000 1,040,000

Bồn cầu 2 1,500,000 3,000,000

Tranh gỗ 4 bức 1 800,000 800,000

Hoa trang trí tường 2 320,000 640,000

Bảng welcome 1 75,000 75,000

Gương 3 500,000 1,500,000

Thùng rác 5 50,000 250,000

Bộ bàn ghế 2 chỗ 30 620,000 18,600,000

Bộ bàn ghế 4 chỗ 20 1,020,000 20,400,000

Bộ bàn ghế 6 chỗ 5 1,380,000 6,900,000

145
Bộ bàn ghế 10 chỗ 2 2,730,000 5,460,000

Bồn cây mix 2 1,000,000 2,000,000

Chậu cây bạch đàn mini


4 150,000 600,000
để bàn

Chậu cây cọ giả 6 300,000 1,800,000

Tổng 73,305,000

3. Danh sách dụng cụ ban đầu

Bảng A3. Danh sách dụng cụ ban đầu

Dụng cụ Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền

Bộ 16 thẻ báo rung tự phục vụ 2 2,300,000 4,600,000

Thùng 100 cuộn giấy in hóa đơn 1 650,000 650,000

Hộp bút bi 1 57,000 57,000

Khăn giấy siêu dai 1000 tờ loại


lớn 5 130,000 650,000

Bộ 10 cái khăn lau 5 350,000 1,750,000

Bảng menu lớn 2 250,000 500,000

Bảng menu nhỏ 2 150,000 300,000

Bộ 10 muỗng inox 20 100,000 2,000,000

Bộ 1000 muỗng nhựa 1 95,000 95,000

Bộ 12 ly thủy tinh cỡ lớn 20 190,000 3,800,000

Bộ 12 ly thủy tinh cỡ vừa 20 160,000 3,200,000

146
Bộ 50 ly giấy cỡ lớn 3 65,000 195,000

Bộ 50 ly giấy cỡ vừa 3 45,000 135,000

Bộ 10 đĩa sứ 3 170,000 510,000

Bộ 50 miếng lót ly 3 75,000 225,000

Bộ dụng cụ pha chế 2 2,000,000 4,000,000

Bộ dụng cụ vệ sinh 2 1,200,000 2,400,000

Bảng 2 350,000 700,000

Bộ xà phòng 3 80,000 240000

Bộ 5 lốc giấy gửi xe 3 50,000 150,000

Tổng 26,157,000

4. Danh sách nguyên vật liệu ban đầu

Bảng A4. Danh sách nguyên vật liệu ban đầu

Đơn giá
Nguyên liệu Mô tả chi tiết Số lượng Thành tiền
(VNĐ)

Trà đài loan cao


cấp Hồng trà HVCF 500g 150,000 20 3,000,000

Cà phê Cà phê hạt Robusta 1kg 120,000 40 4,800,000

Dâu 125,000 7 875,000

Đào 125,000 5 625,000

Xoài 125,000 3 375,000

Mứt 1000ml Dưa lưới 125,000 3 375,000

147
Chanh leo 125,000 6 750,000

Nha đam 125,000 5 625,000

Monin 700ml 190,000 5 950,000

Siro Torani 750ml 165,000 4 660,000

Bột mix túi 1kg 120,000 30 3,600,000

Bột matcha Nhật túi 100g 115,000 20 2,300,000

Bột chocolate túi 500g 210,000 15 3,150,000

Bột các loại Bột cheese túi 1000g 275,000 4 1,100,000

Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk


Sữa tươi 1000ml 32,000 30 960,000

Các loại khác Đường 1kg 20,000 200 4,000,000

Đá bi bao 25kg 20,000 140 2,800,000

Thùng sữa đặc Ngôi sao


phương nam 1284g 735,000 3 2,205,000

Nước cốt dừa hộp 400ml 22,000 30 660,000

Pudding trứng gói 1kg 190,000 25 4,750,000

Maulin Pudding Chocolate gói 1kg 193,000 30 5,790,000

Trân châu đen túi 3kg 155,000 10 1,550,000

Trân châu trắng túi 2kg 140,000 15 2,100,000

Nha đam túi 1kg 39,000 30 1,170,000

Topping Đào ngâm 49,000 45 2,205,000

148
Kem tươi Base 70,000 25 1,750,000

Cam 20,000 300 6,000,000

Trái cây (kg) Chanh 6,000 100 600,000

Bánh tiramisu 4,300 1,200 5,160,000

Bánh socola 4,000 700 2,800,000

Bánh cacao 3,400 600 2,040,000

Bánh chuối 5,000 1,000 5,000,000

Bánh ngọt Bánh phô mai caramel 5,000 1,000 5,000,000

Tổng 79,725,000

149

You might also like