You are on page 1of 163

ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ

Trường ĐHKHXH&NV
Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP


KHOA
NĂM HỌC 2021 – 2022

Tên đề tài: VIỆC TRIỂN KHAI THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA


(NATIONAL BRANDING) CỦA TRUNG QUỐC THÔNG QUA
NGOẠI GIAO VACCINE COVID-19

Thành phần tham gia thực hiện đề tài

Chịu trách
TT Điện thoại
Họ và tên nhiệm Email
1. Dương Ngọc Yến
Chủ nhiệm 0983854365 dngocyenquyen@gmail.com
1 Quyên
huynhbaohanhvi10062003@
2. Huỳnh Bảo Hạnh Vi Tham gia 0932088516
gmail.com
Đặng Tường Kim
3. Tham gia 0911728919 dangngann079@gmail.com
Ngân
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Quan hệ Quốc tế

TÊN ĐỀ TÀI
VIỆC TRIỂN KHAI THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
(NATIONAL BRANDING) CỦA TRUNG QUỐC
THÔNG QUA NGOẠI GIAO VACCINE COVID-19

Ngày 03 tháng 06 năm 2022 Ngày 03 tháng 06 năm 2022


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Dương Ngọc Yến Quyên

TS. Nguyễn Tuấn Khanh


Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày ……tháng…… năm 20…
Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
TP. HỒ CHÍ MINH, 2021

MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
DẪN NHẬP 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1. Nhữ ng cô ng trình nghiên cứ u về “thương hiệu quố c gia” và “triển khai xâ y dự ng thương hiệu quố c
gia” 3
2.2. Nhữ ng cô ng trình nghiên cứ u về việc triển khai thương hiệu quố c gia củ a Trung Quố c. 5
2.3. Nhữ ng cô ng trình nghiên cứ u về chính sá ch ngoạ i giao vaccine Trung Quố c. 9

3. Mục tiêu nghiên cứu 11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4.1. Đố i tượ ng nghiên cứ u: 12
4.2. Phạ m vi nghiên cứ u 12

5. Phương pháp nghiên cứu 12


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 12
6.1. Ý nghĩa khoa họ c 12
6.2. Ý nghĩa thự c tiễn 13

7. Bố cục đề tài 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA TRONG
THẾ KỈ XXI 15
1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu quốc gia 15
1.1.1. Khá i niệm “Thương hiệu quố c gia” 15
1.1.2. Khá i niệm “Xâ y dự ng thương hiệu quố c gia” 24
1.1.3. Mô hình đo lườ ng thương hiệu củ a mộ t quố c gia 36

1.2. Thực tiễn hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia trong Quan hệ Quốc tế 48
1.2.1. Bố i cả nh quố c tế và tình hình nộ i tạ i cá c nướ c khi triển khai xâ y dự ng thương hiệu quố c gia 48
1.2.2. Mụ c đích củ a việc xâ y dự ng thương hiệu quố c gia ở cá c quố c gia 49
1.2.3. Chính sá ch xâ y dự ng thương hiệu quố c gia ở cá c nướ c 50
1.2.4. Hạ n chế trong việc triển khai xâ y dự ng thương hiệu quố c gia ở cá c nướ c 56

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH, NỘI DUNG, CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC TRONG THẾ KỶ XXI 59
2.1. Bối cảnh thực hiện: Bối cảnh trong và ngoài biên giới Trung Quốc về việc triển khai xây
dựng thương hiệu quốc gia trong thế kỉ XXI 59
2.1.1. Bố i cả nh Quố c tế trong việc triển khai xâ y dự ng thương hiệu quố c gia trong thế kỷ XXI 59
2.1.2. Bố i cả nh Trung Quố c về việc triển khai xâ y dự ng thương hiệu quố c gia thế kỉ XXI 64

2.2. Nội dung và triển khai: Các diễn ngôn, phát biểu, chính sách của Trung Quốc trong việc
triển khai thương hiệu quốc gia 70
2.2.1. Lý thuyết xâ y dự ng thương hiệu quố c gia củ a Trung Quố c 71
2.2.2. Thự c tiễn xâ y dự ng thương hiệu quố c gia 74

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC THÔNG
QUA NGOẠI GIAO VACCINE COVID-19 81
3.1. Các bước triển khai chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc thông
qua ngoại giao vaccine COVID-19 83
3.1.1. Hình thà nh nhó m chuyên gia gồ m có cá c đạ i diện củ a chính phủ , doanh nghiệp, xã hộ i dâ n sự , vă n
họ c, nghệ thuậ t, giá o dụ c và đạ i diện phía truyền thô ng, để cù ng nhau phá t triển chương trình xâ y dự ng
thương hiệu quố c gia 84
3.1.2. Xá c định bả n sắ c quố c gia 89
3.1.3. Xá c định mứ c độ đượ c nhìn nhậ n trên quố c tế 92
3.1.4. Tậ p trung hình thà nh ý tưở ng cố t lõ i (tinh thầ n chính) 99
3.1.5. Tiến hà nh chuyển đổ i ý tưở ng cố t lõ i thà nh nhữ ng hoạ t độ ng cụ thể 103
3.1.6. Đá nh giá hiệu quả củ a việc xâ y dự ng thương hiệu quố c gia 110

3.2. Đánh giá hiệu quả của chiến lược “ngoại giao vaccine COVID-19" lên chính sách xây
dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc 112
3.2.1. Yếu tố “Made in” 112
3.2.2. Yếu tố Tiềm nă ng kinh doanh và xuấ t khẩ u 125
3.2.3. Yếu tố thu hú t đầ u tư 126
3.2.4. Yếu tố danh tiếng 127
3.2.5. Yếu tố quyền lự c 130

3.3. Kết luận 134


3.4. Hạn chế đề tài 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 152
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 để lại thiệt hại nặng nề cho toàn
thể nhân loại không chỉ trên phương diện sinh mạng mà còn trên cả phương diện kinh tế,
xã hội. Nhu cầu vaccine để chống chọi với dịch bệnh đã thôi thúc các quốc gia lớn bước
vào cuộc đua sản xuất vaccine. Điều này vô tình biến vaccine trở thành một công cụ để
cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước trên thế giới và khiến từ khoá “ngoại giao vaccine”
nổi lên như một hiện tượng.
Trong số các quốc gia tham dự vào cuộc đua vaccine như Hoa Kỳ, Anh, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc nổi bật là quốc gia sản xuất và phân phối vaccine sớm nhất, nhiều nhất
cho chính mình cũng như các nước trên thế giới. Sự nổi trội của Trung Quốc ở mức độ
toàn cầu trong đại dịch thông qua ngoại giao vaccine đã thu hút sự chú ý từ nhiều phía.
Cáo buộc Trung Quốc là chủ mưu của dịch bệnh, truyền thông phương Tây nhiều lần đặt
ra nghi vấn về động cơ của sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu và
lý giải mục đích của những nỗ lực ngoại giao này.
Chẳng hạn, sau khi dịch bệnh bùng phát, một số đề tài nghiên cứu về chính sách
ngoại giao vaccine của Trung Quốc ra đời. Dechun Zhang với công trình “Vũ khí hóa
vaccine Trung Quốc: Trong mối quan hệ giữa chính trị trong nước và thế giới” hay Seow
Ting Lee với công trình “Ngoại giao vaccine: Thương hiệu quốc gia và Cuộc chơi quyền
lực mềm COVID-19 của Trung Quốc”. Các đề tài đi trước hầu hết đều đặt ngoại giao
vaccine trong một bối cảnh chính trị rộng lớn và gợi mở ra nhiều góc độ tiếp cận. Tuy
nhiên, với mối quan tâm đến hình ảnh quốc gia và quá trình phân phối vaccine của Trung
Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu hoạt động ngoại giao vaccine của Trung
Quốc dưới góc độ cụ thể. Đó là góc độ triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia.
Nói cách khác, nhóm nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Trung Quốc đã xây
dựng thương hiệu quốc gia thông qua ngoại giao vaccine như thế nào? Từ câu hỏi nghiên
cứu trên, nhóm nghiên cứu đặt thêm hai câu hỏi triển khai vấn đề theo thứ tự là Quá trình
ngoại giao vaccine có tương ứng với các bước xây dựng thương hiệu quốc gia hay
không? và Ngoại giao vaccine ảnh hưởng như thế nào đến các khía cạnh của thương hiệu
quốc gia? Hướng nghiên cứu đi theo tiến trình đề xuất khung lý thuyết riêng cho việc xây
dựng và đo lường thương hiệu quốc gia, sau đó tiến hành phân tích thực tiễn hoạt động
1
ngoại giao vaccine của Trung Quốc trong bối cảnh COVID-19 để kiểm chứng lý thuyết.
Qua phân tích, nhóm tác giả đề ra giả thiết nghiên cứu rằng: những nỗ lực ngoại giao
vaccine của chính phủ Trung Quốc đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu quốc
gia. Giá trị nó mang lại góp phần khôi phục danh tiếng đất nước, mang lại những lợi ích
đáng kể về kinh tế, cũng như nâng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với khu vực nói riêng
và trên thế giới nói chung trong cuộc cạnh tranh với Hoa Kỳ. Dù phản hồi của công chúng
đối với Trung Quốc vẫn mang hai luồng ý kiến yêu - ghét trái ngược nhau nhưng nhìn
chung sự thành công trong việc truyền bá hình ảnh một Trung Quốc có trách nhiệm trong
việc giải quyết vấn đề dịch bệnh toàn cầu là không thể chối bỏ.
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia (National Branding) từ lâu đã là
một hoạt động chính trị ngoại giao được nhiều nguyên thủ quốc gia quan tâm, vì một
thương hiệu tốt có thể mang đến cơ hội rộng mở về nhiều lĩnh vực cho bất kỳ quốc gia
nào. Trong lịch sử, có nhiều phương pháp triển khai thương hiệu quốc gia, đi từ lĩnh vực
văn hóa - xã hội đến y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật. Thế nhưng với bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 như hiện nay, các nhà lãnh đạo chủ yếu củng cố hình ảnh quốc gia thông qua
việc đóng góp tích cực vào hệ thống y tế thế giới để thúc đẩy miễn dịch toàn cầu, đẩy lùi
dịch bệnh và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Nhìn lại thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc mở cửa và nỗ lực cải thiện
thương hiệu quốc gia vốn đã không được ưa chuộng trên trường quốc tế. Thế nhưng, khi
dịch bệnh bùng phát và bị thế giới chỉ trích trong việc chần chừ thông báo về sự tồn tại
của virus, vị thế Trung Quốc suy giảm rõ rệt. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã triển
khai nhiều chính sách nhằm cải thiện thương hiệu quốc gia, tiêu biểu nhất là hoạt động
ngoại giao vaccine với các nước đang phát triển trong khu vực nói riêng và trên cả thế
giới nói chung. Tuy nhiên vẫn có nhiều tranh cãi quanh động cơ ngoại giao vaccine này,
những nghi vấn đó đã khơi gợi hứng thú lớn để nhóm sinh viên thực hiện đề tài Việc triển
khai thương hiệu quốc gia (National Branding) của Trung Quốc thông qua ngoại giao
vaccine COVID-19.

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình tìm hiểu tư liệu ban đầu cho thấy đến nay chưa có nhiều công trình khoa
học đáng chú ý đề cập và luận giải về Việc triển khai thương hiệu quốc gia của Trung
Quốc thông qua ngoại giao vaccine COVID-19. Tuy nhiên, có những công trình liên
quan đến một hoặc vài khía cạnh của nội dung nghiên cứu mà nhóm đã tổng hợp, phân
chia và sắp xếp thành các nhóm tiêu biểu sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu về “thương hiệu quốc gia” và “triển khai
xây dựng thương hiệu quốc gia”
Khái niệm “thương hiệu quốc gia” (National Brand) và “triển khai xây dựng
thương hiệu quốc gia” (National Branding) được sử dụng lần đầu tiên bởi giáo sư Simon
Anholt, thành viên trong Hội đồng Ngoại giao công chúng của chính phủ Anh (British
government’s Public Diplomacy Board). Từ đó, hai khái niệm này đã thu hút được mối
quan tâm lớn trên các diễn đàn nghiên cứu quốc tế và bắt đầu có nhiều bài tham luận,
nghiên cứu chuyên sâu về tác động của thương hiệu quốc gia và việc triển khai thương
hiệu quốc gia đến vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó nổi bật nhất là sự ra
đời của các chỉ số đo lường mức độ thành công của thương hiệu quốc gia. Năm 2005, có
hai chỉ số đo lường đáng tin cậy được công bố với thế giới. Một là NBI (Nation Brands
Index) của giáo sư Simon Anholt đánh giá sự thành công của thương hiệu quốc gia dựa
trên 6 tiêu chí: xuất khẩu, du lịch, văn hóa và di sản, đầu tư và nhập cư, sự quản lý của
chính phủ, con người. Về sau Simon hợp tác cùng công ty GfK Roper Public Affairs &
Media để phát triển thêm chỉ số này nên nó có tên mới là Anholt-GfK Roper Nation
Brands Index. Hai là chỉ số CBI (Country Brands Index) được tổ chức FutureBrand và
công ty Weber Shandwick công bố. Chỉ số tổng kết bảng khảo sát của khoảng 30000
người và đánh giá được thương hiệu của 102 quốc gia. Đến năm 2008, Thomas Cromwell
và Savas Hadjikyriacou, những quản lý của East West Communications, đã sáng lập chỉ
số xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu đầu tiên EWGI 200 (East West Global) bằng
phương pháp thống kê nhận thức. So với hai chỉ số trước, chỉ số này khảo sát được phạm
vi rộng lớn hơn với 192 quốc gia và 8 vùng lãnh thổ.
Bên cạnh các phương pháp thống kê số liệu, các nhà nghiên cứu còn xem xét
thương hiệu quốc gia và việc triển khai thương hiệu quốc gia trong mối quan hệ với nhiều
3
đặc tính khác của quốc gia. Điển hình như năm 2008, Keith Dinnie viết cuốn sách Nation
Branding: Concepts, Issues, Practice. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên trên thế
giới cung cấp lý thuyết mang tính học thuật về khái niệm “thương hiệu quốc gia”
(national brand), các phương pháp xây dựng thương hiệu quốc gia, vấn đề bản sắc, đạo
đức và “chủ nghĩa thực dụng” trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia và góc nhìn vào
tiến trình xây dựng thương hiệu quốc gia của nhiều nước khác nhau. Ngoài ra, năm 2013,
tiến sĩ Basri Rashid, giảng viên ngành Du lịch, Khách sạn và Nghiên cứu Môi trường Đại
học Utara Malaysia viết bài báo khoa học Conceptualisation of nation brand image. Ông
gợi ý rằng bản chất đa diện của một quốc gia có thể được thể hiện trong thương hiệu quốc
gia, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận cho mối quan hệ giữa bộ nhận diện thương hiệu
quốc gia (National Brand Identity), bản sắc dân tộc (National identity), thương hiệu du
lịch (Tourism Brand) và hình ảnh thương hiệu quốc gia (Nation Brand Image). Những
công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, cùng rất nhiều những đầu sách, tài liệu, báo cáo uy
tín khác đã dần hoàn thiện khái niệm “thương hiệu quốc gia”, “xây dựng thương hiệu
quốc gia” và mang đến góc nhìn đa chiều về các phương pháp triển khai thương hiệu quốc
gia.
Mối quan tâm về thương hiệu quốc gia và việc triển khai thương hiệu quốc gia lớn
dần theo thời gian và dẫn đến sự hình thành của nhiều trang web, thư viện trực tuyến với
cơ sở dữ liệu lớn dành riêng cho lĩnh vực này. Trong đó, ta có thể kể đến trang web
http://Nation-Branding.info và thư viện trực tuyến The Place Brand Observer (TPBO).
Nếu Nation Branding là cổng thông tin điện tử đầu tiên chuyên về thương hiệu quốc gia
đăng tải nhiều bài báo, tạp chí, blog thì TPBO bên cạnh những tiện ích tương tự còn cung
cấp cả một bài tổng hợp hàng loạt các đầu sách nghiên cứu, tham luận, báo cáo về việc
triển khai thương hiệu quốc gia để hỗ trợ các chuyên gia, nhà nghiên cứu có chung hứng
thú. Các nhóm bài được phân chia từ khái niệm cơ bản đến nghiên cứu chuyên sâu và ứng
dụng đa dạng vào trường hợp cụ thể của các quốc gia trên thế giới.
Thông qua khảo cứu các tài liệu về thương hiệu quốc gia, nhóm nghiên cứu nhận
định, lý thuyết về xây dựng thương hiệu quốc gia là rất đa dạng và phong phú. Không chỉ
thuộc lĩnh vực chính trị ngoại giao, mà thương hiệu quốc gia còn được xây dựng thông
qua những hoạt động kinh tế và thương mại. Nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu Việc
4
triển khai thương hiệu quốc gia của Trung Quốc thông qua ngoại giao vaccine
COVID-19, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp và xây dựng khung lý thuyết chi tiết
về “xây dựng thương hiệu quốc gia", chọn ra những yếu tố làm nên “thương hiệu quốc
gia" không chỉ dừng lại ở chính trị ngoại giao, mà còn là về kinh tế, xã hội,... Vì vậy, đề
tài nghiên cứu sẽ phân tích được cụ thể cách thức hoạch định chính sách, và hiệu quả hoạt
động của chính sách “ngoại giao vaccine", hơn nữa, là đánh giá mức độ thành công của
nó dựa trên nhiều yếu tố liên quan.
2.2. Những công trình nghiên cứu về việc triển khai thương hiệu quốc gia của
Trung Quốc.
Tác giả Jiajun Yao từ Đại học bang Iowa Capstones vào năm 2010 đã công bố một
đề tài nghiên cứu về Ảnh hưởng của việc đăng cai Thế vận hội đối với hình ảnh quốc gia:
Phân tích báo chí Mỹ đưa tin về các quốc gia đăng cai có vấn đề về danh tiếng đã cho
thấy những lợi ích và mặt trái từ việc đăng cai Thế vận hội đối với thương hiệu quốc gia,
và điển hình là lần đăng cai năm 2008 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo các tờ báo Mỹ, lễ
đăng cai tại Bắc Kinh được đánh giá là thành công ngoài mong đợi, nổi bật với lễ khai
mạc và bế mạc của mình, Trung Quốc được toàn thế giới khen ngợi, hơn thế nữa, lượng
khán giả theo dõi các buổi phát sóng trực tiếp vượt trội hơn dự tính rất nhiều. Nhưng
trong thời điểm này, Trung Quốc cũng bị cáo buộc trên các phương tiện truyền thông vì
cuộc biểu tình phản đối xâm lược của Trung Quốc ở Tây Tạng và các chính sách của quốc
gia về tình hình nhân quyền. Dù vẫn tồn tại các mặt tiêu cực, tác giả vẫn cho rằng khi làm
chủ trì của kỳ Thế vận hội, các quốc gia vẫn có lợi thế trong việc quảng bá hình ảnh nước
nhà, du lịch, kinh tế và các hoạt động, chính sách nổi bật của chính phủ, qua đó xây dựng
hình ảnh, thương hiệu quốc gia ngày càng vững mạnh và thân thiện trong mắt thế giới,
Trung Quốc đã tận dụng rất tốt cơ hội này. Tuy nhiên, dù đề tài có những phân tích số liệu
rất chi tiết và so sánh hình ảnh thương hiệu Trung Quốc trước và sau khi đăng cai tổ chức
Olympic năm 2008, nhưng đề tài chỉ sử dụng một khung lý thuyết về “national
reputation" của nhà nghiên cứu Simon Anholt để đánh giá mức độ thành công của chiến
lược xây dựng hình quốc gia của Trung Quốc. Do đó, những yếu tố khác bị tác động bởi
chiến lược này có thể bị bỏ qua. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu Việc triển khai thương
hiệu quốc gia (National Branding) của Trung Quốc thông qua ngoại giao vaccine
5
COVID-19, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành chọn lọc những yếu tố có liên quan đến “ngoại
giao vaccine" từ nhiều bảng đo lường khác nhau nhằm hạn chế bỏ sót những yếu tố tác
động lên thương hiệu quốc gia, qua đó đánh giá được sự thành công hay thất bại của chiến
lược “ngoại giao vaccine" của Trung Quốc ở nhiều khía cạnh.
Đề tài nghiên cứu về A gentle giant: Thỏa thuận Paris và chiến lược thương hiệu
quốc gia của Trung Quốc của tác giả Michaela Celeste Pedersen-Macnab từ Đại học
Alberta năm 2015 đã bàn luận và phân tích về hành động của Trung Quốc trong các cuộc
đàm phán Paris. Trước năm 2015, Trung Quốc liên tục phản đối tham gia việc kiểm soát
khí hậu dựa trên quy định quốc tế, thay vào đó, lại chú trọng vào cải cách tình hình khí
hậu trong nước - được đàm phán trong Thỏa thuận Paris. Nhưng sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa
thuận Paris về biến đổi khí hậu, quốc gia này lại ủng hộ Thỏa thuận Paris và tích cực tham
gia đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương. Tác giả cho rằng đây là hành động nhằm tạo cơ hội
xây dựng thương hiệu quốc gia cho Trung Quốc, hướng tới mục tiêu trung tâm kinh tế và
phát triển toàn cầu, đồng thời xây dựng hình ảnh quốc gia tích cực và nhiệt thành trong
công tác bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh động thái đó, Trung
Quốc đã phần nào thể hiện trách nhiệm quốc gia và nâng cao tín nhiệm của mình bằng
tuyên bố: “EU và Trung Quốc đang hợp lực để thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Paris.”
Đề tài nghiên cứu đã nêu rõ cách thức sử dụng “thỏa thuận Paris" để cải thiện hình ảnh
quốc gia Trung Quốc - với dân số đông nhất thế giới và mức độ ô nhiễm đạt ngưỡng báo
động. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng nêu rõ những giá trị mà “Thỏa thuận Paris”
mang lại cho Trung Quốc như củng cố chủ quyền quốc gia và duy trì tình hình kinh tế đất
nước, mà qua đó, Trung Quốc muốn chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo trong công cuộc
giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên đề tài chưa đưa ra lý thuyết về
cách thức “xây dựng thương hiệu quốc gia”, thay vào đó là phân tích hành động và chủ
đích của Trung Quốc qua từng tác động tác động của nó. Việc thiếu đi cơ sở lý luận về
cách thức xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra khó khăn trong việc đánh giá tính sáng
tạo và đột phá của chiến lược, và có thể gặp trở ngại trong lúc phân tích động cơ thực
hiện. Thêm nữa, dựa trên cơ sở lý luận về “xây dựng thương hiệu quốc gia", người nghiên
cứu sẽ có thể dựa vào bối cảnh và tình trạng của quốc gia để đánh giá chiến lược thành
công hay không. Trong đề tài Việc xây dựng thương hiệu quốc gia (National Branding)
6
của Trung Quốc thông qua ngoại giao vaccine COVID-19, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
hành xây dựng cơ sở lý luận về “cách thức” xây dựng thương hiệu của một quốc gia, để
thuận lợi hơn cho việc đánh giá chính sách “ngoại giao vaccine” của Trung Quốc.
Vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc cũng được đề cập đến
trong đề tài nghiên cứu Xây dựng thương hiệu Giấc mơ Trung Hoa: Tiếp nhận ngoại giao
công chúng của Trung Quốc trong “Văn hóa Trung Quốc” của Anh - được thực hiện bởi
Yan Wu, Sian Richard Thomas, và Yakun Yu từ Đại học Swansea, Vương quốc Anh. Bài
nghiên cứu đã báo cáo và phân tích các nghiên cứu, khảo sát nhằm xem xét tiếp nhận
chính sách mới về ngoại giao công chúng của Trung Quốc trong khuôn khổ “văn hóa
Trung Hoa”, dựa trên chiến dịch “Giấc mơ Trung Hoa”. Tác giả đã nhắc đến các chính
sách của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển tích cực của thương hiệu quốc gia:
Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các phương triện truyền thông quốc gia quảng bá hình
ảnh quốc gia ra toàn cầu, dù các phương tiện này chủ yếu cung cấp các thông tin về các
vấn đề toàn cầu theo quan điểm của Trung Quốc. Hơn nữa, giới truyền thông Trung Quốc
có các kế hoạch nhắm vào nhóm người Hoa định cư ở nước ngoài, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của internet, Trung Quốc đã tích cực sử dụng các trang web, trang tin tức, tạp
chí như một trang văn hóa chung, đồng thời hướng tới mục tiêu mở rộng phạm vi tiếp cận
văn hóa Trung Quốc - văn hóa xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, để minh chứng cho sự thành
công của các chính sách văn hóa, tác giả đã nhắc đến một số thành tựu nổi bật về hệ thống
giáo dục quốc tế, xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Vương quốc
Anh trong thế kỷ XXI, điều này càng khẳng định khả năng xây dựng mối quan hệ ngoại
giao, củng cố hình ảnh quốc gia, và truyền bá văn hóa dân tộc ra thế giới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đề tài chưa đề ra khung lý thuyết cụ thể về xây dựng thương hiệu quốc gia,
thang đo đánh giá về “thương hiệu quốc gia”, thay vào đó, lại sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến nhận xét của người dân về chiến lược xây dựng thương
hiệu quốc gia của Trung Quốc tại Vương quốc Anh. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu,
thu thập dữ liệu khảo sát đã giúp cho đề tài ghi nhận được ý kiến thực tiễn của người dân
về thương hiệu quốc gia của Trung Quốc, nhưng về lý thuyết lại bỏ qua những yếu tố
khác ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia của Trung Quốc. Rút kinh nghiệm từ đề tài
này, trong đề tài Việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia (National Branding)
7
của Trung Quốc thông qua ngoại giao vaccine COVID-19, nhóm tác giả sẽ tiếp cận với
nhiều yếu tố định hình thương hiệu quốc gia hơn, và tiến hành đánh giá dựa trên những
mô hình đánh giá “Thương hiệu quốc gia" mà nhóm đã tham khảo, chọn lọc.
Trong bài nghiên cứu khoa học của Anna Konierecka và Michael Marcin
Kobierecki (2021) về Ngoại giao Coronavirus: Hỗ trợ y tế của Trung Quốc và các tác
động ngoại giao của nó đã phân tích các chính sách ngoại giao y tế và các khía cạnh
chính trị, xã hội, dân sự của Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh của họ trên thương
trường quốc tế đã được xây dựng và tô điểm như thế nào trong bối cảnh đại dịch COVID-
19. Bài nghiên cứu đã đưa ra hai lập luận về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong
thời kỳ dịch bệnh như sau:
1. Trung Quốc đã có thấy sự thành công của họ trong cuộc chiến chống đại dịch
bằng những chỉ số tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và số ca mắc được ghi nhận gần
như tối thiểu mỗi ngày.
2. Trung Quốc cũng đã thể hiện sự nhiệt thành của mình bằng cách giúp đỡ các
quốc gia khác về mặt thiết bị, dụng cụ y tế, trong lúc dịch bệnh đang diễn ra mạnh mẽ và
khó lường nhất, dù không hoàn toàn miễn phí nhưng Trung Quốc cũng cho thấy sự quan
tâm giúp đỡ của họ đối với các nước khác. Điều này càng được nhấn mạnh hơn khi Trung
Quốc có được một cơ hội khẳng định lại vị thế của mình trên thương trường quốc tế,
trong khi Mỹ cùng các nước châu Âu khác đang phải chống chọi với đại dịch, càng không
thể giúp đỡ các đồng minh của mình, hơn nữa châu Âu còn là trung tâm của đại dịch
COVID-19. Tương tự với đề tài ở trên, bài nghiên cứu cũng chưa xem xét những yếu tố
khác của thương hiệu quốc gia bị tác động bởi chiến lược ngoại giao vaccine COVID-19
của Trung Quốc mà chỉ tập trung vào nhu cầu tiếp nhận vaccine cũng như phân tích lợi
thế của Trung Quốc trên trường Quốc tế thời kỳ đầu đại dịch COVID-19.
Qua các phân tích và lập luận của bài nghiên cứu, có thể thấy rằng: thông qua các
chính sách về “ngoại giao vaccine” và “ngoại giao y tế” Trung Quốc phần nào đã có thể
định hướng lại hệ thống chính trị quốc tế, đồng thời mở rộng mối quan hệ ngoại giao của
mình đối với các quốc gia khác - còn liên quan đến mối quan hệ không suôn sẻ giữa
Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời tổng thống Donald Trump. Trung Quốc trong các chính
sách của mình đã thể hiện rõ mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu. Bài nghiên
8
cứu của nhóm sẽ phân tích những bước thực hiện trong chiến lược “ngoại giao vaccine"
của Trung Quốc đồng thời, đáng giá cụ thể hiệu quả của chúng lên nhiều khía cạnh, qua
đó nhận định về bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế sau chiến lược đó, nhằm dự đoán
những bước đi của quốc gia này.
2.3. Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại giao vaccine Trung
Quốc.
Thuật ngữ “ngoại giao vaccine” được sử dụng lần đầu tiên trong học thuật bắt đầu
từ việc tạp chí quan hệ đối ngoại Foreign Policy dùng nó làm tựa đề cho một bài báo vào
tháng 11/2009. Trong đó đề cập đến hình thức ngoại giao này được sử dụng từ cuối thế kỉ
XVIII đánh dấu bằng cột mốc chuyển giao vaccine đậu mùa giữa Anh và Pháp bất chấp
mối quan hệ căng thẳng đang tồn tại giữa hai quốc gia vào thời điểm đó. Trong bối cảnh
đại dịch COVID-19 toàn cầu, vaccine trở thành phương thức ngoại giao chủ yếu tạo cơ sở
bồi đắp cho “quyền lực mềm” của mỗi quốc gia. Khi đó, Trung Quốc, một trong những
nước dẫn đầu ở cuộc đua ngoại giao vaccine, đã có những chính sách cụ thể và thiết thực
trên con đường triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua lĩnh vực y tế.
Liên quan đến những phát biểu của chính phủ Trung Quốc trước thế giới về ngoại
giao vaccine: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu lần thứ 73 được tổ chức vào tháng
5/2020, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Tập Cận Bình đã công bố một
trong những nỗ lực nổi bật về việc hỗ trợ các nước trong cuộc chiến chống lại đại dịch
COVID-19 là đề xuất thành lập diễn đàn hợp tác vaccine quốc tế, với mục tiêu đẩy mạnh
sản xuất, phát triển và phân phối vaccine một cách bình đẳng đến toàn thế giới. Ngoài ra,
Trung Quốc cũng cam kết xây dựng cộng đồng y tế toàn cầu thông qua việc cung cấp
vaccine, thúc đẩy tiến trình hợp tác vaccine quốc tế và các chính sách viện trợ cho các
nước nói riêng. Ngày 5/8/2021, diễn văn của Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Vương Nghị, tại cuộc họp đầu của Diễn đàn
Quốc tế về hợp tác Vaccine, đã có những đánh giá cụ thể về phương hướng ngoại giao
vaccine của chính phủ Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh Trung Quốc không tìm kiếm
bất kỳ mục tiêu chính trị hay tính toán kinh tế nào trong hợp tác vaccine quốc tế. Diễn văn
cũng để cập đến lộ trình ngoại giao vaccine sắp tới của chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục
hợp tác sâu rộng, thực hiện chuyển giao công nghệ và năng lực sản xuất với các nước
đang phát triển, đồng thời sớm hỗ trợ WTO trong việc đưa ra quyết định về việc miễn trừ
9
quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine mới. Đây là hai trong số những tuyên bố quan trọng
của chính phủ Trung Quốc về việc triển khai các chính sách ngoại giao vaccine cũng như
phương hướng hợp tác quốc tế được soạn thảo và đăng tải trên trang thông tin chính thức
của Bộ Ngoại Giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nghiên cứu về Sự phát triển của ngoại giao vaccine (nguyên văn: The Rise of
Vaccine Diplomacy), nhà nghiên cứu Evie Aspinall đã tổng kết những giá trị của ngoại
giao vaccine trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đặc biệt là mối quan hệ ngoại giao đa
phương giữa Trung Quốc, với tư cách là một trong những nước đi đầu, với các nước khác.
Bài nghiên cứu của Evie Aspinall cung cấp thông tin về các chính sách tiếp ứng, viện trợ
vaccine của Trung Quốc đi kèm với các lợi ích hợp tác song phương, đồng thời là những
cáo buộc về chính trị theo sau. Ngoài ra, Sự phát triển của ngoại giao vaccine cũng phản
ánh một thực trạng tất yếu về sự cạnh tranh ngoại giao vaccine giữa các nước mà trong đó
Trung Quốc là một “đối thủ” vượt trội nhờ việc triển khai sớm các chính sách đưa vaccine
tự sản xuất ra thế giới và không hạn chế các đối tượng ngoại giao. Vì nhà nghiên cứu là
thành viên tại Nhóm Chính sách Đối ngoại Anh nên vấn đề trọng tâm được đặt ra vẫn là
thách thức của các nước phương Tây (bao gồm Anh Quốc) trong cuộc đua ngoại giao
vaccine, nhưng Trung Quốc đã được Evie Aspinall nghiên cứu và nhìn nhận dưới góc độ
tiếp cận khách quan, như một trong những thách thức không thể bỏ qua trên cơ sở phân
tích kết quả ngoại giao đạt được.
Đã hơn một năm kể từ khi Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao vaccine bắt
đầu bằng việc thử nghiệm vaccine ở Brazil vào tháng 7/2020. Đến tháng 12/2020, Trung
Quốc cho thấy nỗ lực ngoại giao vaccine của họ đạt được thành công ở bước đầu khi Ai
Cập là một trong những quốc gia đầu tiên tiếp nhận vaccine Sinopharm. Tin tức và những
báo cáo trong thời gian gần đây cho thấy, phạm vi ảnh hưởng của vaccine Trung Quốc đã
được mở rộng hơn, phản ánh chính sách ngoại giao vaccine đạt được những hiệu quả nhất
định. Ngoại giao vaccine của Trung Quốc ở khu vực Mĩ Latinh được đăng tải trên trang
tin tức The Diplomat có những đánh giá cho thấy kết quả của ngoại giao vaccine giữa
Trung Quốc và các nước khu vực Mĩ Latinh có chiều hướng tăng vọt trong vài tháng trở
lại, đi kèm với sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này: nổi bật là sự kiện Trung
Quốc đã tặng 50.000 liều vaccine cho cơ quan quản lý bóng đá Nam Mỹ CONMEBOL và
10
tại giải đấu bóng đá lớn nhất Nam Mỹ - Copa America, đã trình chiếu quảng cáo về
vaccine Sinopharm trước hàng triệu người theo dõi. ASEAN - một trong những đối tác
chiến lược về ngoại giao của Trung Quốc trong thế kỷ 21 cũng không nằm ngoài lộ trình
hợp tác vaccine của chính phủ Trung Quốc. Nghiên cứu Ngoại giao vắc xin của Trung
Quốc ở Đông Nam Á - Một kỷ lục hỗn hợp viết bởi Khairul Anwar Zaini đã cung cấp
thông tin, số liệu về đơn đặt hàng vaccine Sinopharm từ các nước Đông Nam Á và nguồn
cung cấp viện trợ từ Trung Quốc (theo Media reports and the Bridge Consulting’s China
COVID-19 Vaccine Tracker). Từ đó, tác giả đã có đánh giá về một khởi đầu thuận lợi
trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc tại khu vực trọng điểm ở Châu Á-
Thái Bình Dương, tuy nhiên trên góc độ suy xét đến các lĩnh vực khác, Khairul Anwar
Zaini cho rằng hiệu ứng “quyền lực mềm” đi kèm với chính sách ngoại giao vaccine sẽ
không khả quan khi Trung Quốc đã liên tục dùng “sức mạnh cứng” trong các vấn đề
chính trị như Biển Đông là một ví dụ.
Các tài liệu, văn kiện, nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo về chính sách
ngoại giao vaccine của Trung Quốc được xây dựng, triển khai và đạt được kết quả như thế
nào cùng với những phân tích, đánh giá khái quát về động cơ và giá trị của chính sách đó
trong quan hệ quốc tế. Nhờ vậy, nhóm có phương tiện để tiếp cận gần hơn với việc nghiên
cứu phương hướng “triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia” (National Branding) của
Trung Quốc mà chính sách ngoại giao vaccine là hạt nhân trong bối cảnh đại dịch
COVID-19
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu về việc tận dụng khái niệm
“National Branding” của Trung Quốc và cách thức mà Trung Quốc triển khai thương hiệu
quốc gia với chính sách ngoại giao vaccine làm trọng tâm trong bối cảnh đại dịch
COVID-19. Từ đây, nhóm nghiên cứu hướng đến việc tìm ra những thực tiễn hoạt động
liên quan đến chính sách ngoại giao vaccine, nhằm nhận thức được ý nghĩa và giá trị
thương hiệu của vaccine Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu mong muốn đề tài
sẽ cung cấp được đến mọi người góc nhìn khách quan trong việc tiếp nhận vaccine có
nguồn gốc từ Trung Quốc của người Việt Nam.

11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về chính sách triển khai thương hiệu quốc gia (National
Branding) của Trung Quốc thông qua ngoại giao vaccine.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu về việc triển khai thương hiệu quốc gia (National Branding) của
Trung Quốc trong thế kỷ XXI, cụ thể là thông qua ngoại giao vaccine phòng ngừa
COVID-19 trong giai đoạn 2019-2021.
Về không gian:
Đề tài tìm hiểu bối cảnh, động cơ và hiệu quả của hoạt động triển khai thương hiệu
quốc gia trong và ngoài biên giới Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng nhóm phương pháp định tính trên nền tảng nhận thức luận
khoa học thực nghiệm. Cụ thể, đề tài sẽ áp dụng những kỹ thuật nghiên cứu phân tích nội
dung như tổng hợp và tham khảo các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học đã được thực
hiện hoặc công bố trên các tạp chí, diễn đàn khoa học xoay quanh vấn đề triển khai xây
dựng thương hiệu quốc gia về mặt lý thuyết. Đồng thời đề tài sẽ thu thập thông tin dữ liệu
thực tiễn về chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc trong tình hình cao điểm của
đại dịch COVID-19. Qua đó nhóm tác giả sẽ xây dựng khung lý thuyết về xây dựng
thương hiệu quốc gia nhằm mục tiêu kiểm chứng thực nghiệm hoạt động ngoại giao
vaccine của Trung Quốc.
Ngoài ra, đề tài cũng áp dụng khung phân tích chính sách đối ngoại với cấp độ
phân tích hệ thống (system level) và cấp độ phân tích quốc gia (state level) gồm: Bối cảnh
động cơ chính sách, Nội dung chính sách, Thực tiễn triển khai chính sách và Đánh giá
hiệu quả chính sách, từ đó áp dụng nghiên cứu trường hợp điển hình: Chính sách ngoại
giao vaccine của Trung Quốc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra các chiến lược củng cố và xây dựng thương hiệu quốc
gia, dựa vào kiến thức chuyên ngành Quan hệ quốc tế và các tài liệu phân tích chính sách
12
triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc qua ngoại giao vaccine. Từ đó,
kết quả nghiên cứu đưa ra khung lý thuyết kiểm nghiệm hoạt động xây dựng thương hiệu
quốc gia, trở thành tư liệu cho những ai quan tâm đến chiến lược xây dựng thương hiệu
quốc gia của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu đóng góp nhận thức về giá trị thương hiệu của vaccine Trung
Quốc, lý giải được vì sao nó trở thành cốt lõi trong chiến lược triển khai thương hiệu quốc
gia của chính phủ Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch toàn cầu hiện nay. Đề tài là cơ sở
giúp nhóm nghiên cứu hiểu hơn về sức ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc triển
khai thương hiệu quốc gia, điều này mang đến lợi thế về mặt kiến thức trong việc học
chuyên ngành chính trị ngoại giao vào những năm tiếp theo.
Thông qua những phân tích và đánh giá về một thương hiệu Trung Hoa (Chinese
Brand), nhóm nghiên cứu mong muốn mang đến một góc nhìn khách quan lí giải về vấn
đề tiếp nhận vaccine Trung Quốc của người Việt Nam mà việc triển khai xây dựng
thương hiệu quốc gia là một nguyên nhân quan trọng. Từ đó, nhóm hi vọng đề tài sẽ là
nguồn tư liệu tham khảo được sử dụng với mục đích trang bị nhận thức, dự liệu phản ứng
của người dân trong các tình huống ngoại giao đặc biệt như hiện nay.
7. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc triển khai thương hiệu quốc gia
trong thế kỷ XXI.
1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu quốc gia.
1.2. Thực tiễn hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia trong Quan hệ Quốc tế.
Chương 2: Bối cảnh, nội dung, chính sách triển khai thương hiệu quốc gia của
Trung Quốc trong thế kỷ XXI.
2.1. Bối cảnh thực hiện triển khai thương hiệu quốc gia của Trung Quốc.
2.2. Nội dung và hoạt động triển khai chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia
của Trung Quốc.
Chương 3: Quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc thông
qua ngoại giao vaccine COVID-19.

13
3.1. Các bước triển khai chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung
Quốc thông qua ngoại giao vaccine COVID-19.
3.2. Đánh giá hiệu quả của chiến lược “ngoại giao vaccine COVID-19" lên chính
sách xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc.

14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
QUỐC GIA TRONG THẾ KỈ XXI
1.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu quốc gia
Việc “xây dựng thương hiệu quốc gia” được cho là đã xuất hiện trong các chiến
dịch xây dựng thương hiệu của một số quốc gia Đông Âu trong lịch sử, gồm có Estonia
(Interbrand), Ba Lan (Saffron), Latvia (Said Business School, Simon Anholt), Croatia
(Simon Anholt) hay Bulgaria (Hội đồng Anh). Thuật ngữ “thương hiệu quốc gia” mới
được tìm hiểu và phát triển ở giai đoạn sơ khai khoảng gần một thập kỷ trước, nhưng theo
Wally Olins (2002), nhà sáng lập công ty Wolff Olins, và cũng là nhà đồng sáng lập
Saffron Brand Consultants lập luận, “các quốc gia đã luôn xây dựng và tái xây dựng
thương hiệu của mình trong suốt tiến tình lịch sử, vì vậy thương hiệu quốc gia không phải
là một khái niệm mới, nó chỉ đơn giản chỉ là một thuật ngữ dùng để gọi tên hành động
quản lý hình ảnh quốc gia”. Đồng tình với lập luận này của Olins, nhà nghiên cứu
Kunczik (1997) cũng đưa ra quan điểm của mình về thương hiệu quốc gia rằng: “Các
quốc gia thực sự đã tham gia vào quá trình xây dựng và quản lý hình đất nước từ lâu, do
đó nếu thương hiệu quốc gia được khái niệm hóa như quảng bá hình ảnh thì rất khó để
truy ra nguồn gốc của nó.” Bên cạnh đó, đối với nhà nghiên cứu Ying Fan, mỗi quốc gia
luôn có sẵn thương hiệu quốc gia trước khi áp dụng bất kỳ kỹ thuật xây dựng thương hiệu
nào.
1.1.1. Khái niệm “Thương hiệu quốc gia”
Đối với nhà nghiên cứu tiên phong về thương hiệu quốc gia - Simon Anholt, lần
đầu tiên ông viết về một ý tưởng gọi là “thương hiệu quốc gia” vào năm 1996. Sự kiện
này về cơ bản đã đặt nền tảng cho một lĩnh vực khoa học mới, tìm hiểu về các khái niệm
về thương hiệu lãnh thổ, quốc gia. Theo Anholt (1996), mỗi thành phố, khu vực, quốc gia
đều cạnh tranh về khách du lịch, đầu tư, niềm tin, danh tiếng và sự tôn trọng từ các
phương tiện truyền thông quốc tế. Anholt (1996) cho rằng, hình ảnh của một quốc gia là
một lợi thế cực kỳ cạnh tranh, vì vậy việc xây dựng và củng cố thương hiệu của một quốc
gia là cách để định hướng tầm nhìn phát triển của đất nước. Nếu một quốc gia không có
tầm nhìn về thương hiệu nước nhà thì sẽ không thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo
quan sát ban đầu của tác giả, ông cho rằng:
15
“Danh tiếng của các quốc gia (và nói rộng ra là cả các thành phố và khu vực) cũng
giống như hình ảnh của các công ty và sản phẩm của họ, vì vậy chúng rất quan trọng đối
với độ thịnh vượng, tiến bộ và thể hiện cách quản lý hiệu quả ở những công ty
đó.”(Anholt, 1996).
Nhà nghiên cứu lập luận rằng “thương hiệu quốc gia là vô hình, vì giá trị thương
hiệu nằm ở niềm tin về chất lượng và độ tin cậy của thương hiệu đó như một hình thức
đảm bảo cho danh tiếng của thương hiệu hay một lời cam kết về những gì mà thương hiệu
mang lại, cũng như dịch vụ mà thương hiệu đó cung cấp” (Anholt, 1996). Theo tác giả, “ý
tưởng xây dựng thương hiệu quốc gia là một hình thức mở rộng của thương hiệu địa
điểm.” Thêm nữa, nhà nghiên cứu xem thương hiệu quốc gia là “tài sản quý giá nhất: là
nơi mà bản sắc quốc gia được thể hiện mạnh mẽ, hữu hình, có thể truyền đạt một cách tốt
nhất và trở nên hữu dụng”. Đồng thời tác giả cũng cho rằng “thương hiệu địa điểm”
(place branding) là rất quan trọng vì mọi nơi đều muốn làm mọi cách từ nâng cao, đảo
ngược, đến thích ứng, để quản lý danh tiếng của mình trên trường quốc tế. (Anholt, 2002)
Theo Simon Anholt, “thương hiệu quốc gia định hình toàn bộ nhận thức của con
người thuộc quốc gia đó, bắt nguồn từ sáu lĩnh vực của một quốc gia cơ bản: xuất khẩu,
du lịch, con người, đầu tư và nhập cư, quản trị, văn hoá và các di sản văn hoá”, cụ thể:
● Xuất khẩu thể hiện hình ảnh của sản phẩm và dịch vụ ở mỗi quốc gia, đồng thời
cho thấy mức độ quan tâm của người mua, sự chủ động tìm kiếm hoặc tránh mua
những hàng hóa được sản xuất từ một quốc gia cụ thể.
● Du lịch - đo lường mức độ quan tâm của du khách tại các địa điểm du lịch, cũng
như độ phổ biến, hấp dẫn của tượng đài quốc gia.
● Quản trị, khảo sát ý kiến công chúng về mức độ trung thực và năng lực quản lý đất
nước của chính phủ, đặc trưng cho nhận thức cá nhân của công dân, cũng như bao
gồm các quan điểm về các vấn đề toàn cầu như dân chủ, công bằng, chính sách xã
hội và bảo vệ môi trường.
● Văn hóa và các di sản văn hóa – thể hiện mức độ nhận thức toàn cầu về văn hóa và
di sản của mỗi quốc gia, trong đó bao gồm việc đánh giá nền văn hóa đương đại
của quốc gia đó, từ phim ảnh, âm nhạc, hội họa, thể thao cho đến văn học.

16
● Con người – dùng để xác định mức độ phổ biến của công dân nước nhà trong các
lĩnh vực kiến thức như giáo dục, sự cởi mở, sự thân thiện và các lĩnh vực khác, qua
đó cũng cho thấy nhận thức tiềm năng về mức độ hiếu khách và phân biệt đối xử
của công dân của đất nước.
● Đầu tư và nhập cư – đại diện cho sức hấp dẫn, thái độ giao tiếp, và nền kinh tế tiềm
năng của một quốc gia đối với những đối tác trong và ngoài nước, qua đó thu hút
đầu tư và nhân tài có khả năng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất
nước. (Anholt, 2002)
Ngoài ra, Simon Anholt cũng đề cập đến “bản sắc cạnh tranh” là mục tiêu, là yếu
tố quan trọng trong “thương hiệu quốc gia” vì ông lập luận: hình ảnh quốc gia liên quan
phần lớn đến bản sắc quốc gia, chính trị và kinh tế của khả năng cạnh tranh quốc gia hơn
là với “thương hiệu” – từng được nhắc đến trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, nhà
nghiên cứu tin rằng xây dựng thương hiệu quốc gia không phải là để “thương mại hóa
mọi thứ” và “tiếp thị tuyên truyền”, đến nỗi các quốc gia “phải hành xử như thể quốc gia
chẳng là gì khác ngoài một sản phẩm để mua bán trên thị trường”. (Anholt, 2002)
Tương tự với định nghĩa mà Simon Anholt đã đề cập, nhà nghiên cứu Ying Fan
(2006) cho rằng: “thương hiệu quốc gia” là “hình ảnh, tinh thần của đất nước do người
nước ngoài nắm giữ”, là “tổng thể của tất cả nhận thức trong tâm trí của khán giả nước
ngoài về một quốc gia, bao gồm các yếu tố như: con người, nơi chốn, ngôn ngữ/văn hóa,
lịch sử, ẩm thực, thời trang, người nổi tiếng, thương hiệu toàn cầu,…”. Tuy nhiên, tác giả
đưa ra quan điểm trái ngược với Anholt rằng:
Một quốc gia không đơn thuần là một sản phẩm, một thương hiệu quốc gia không
cung cấp sản phẩm hay dịch vụ hữu hình, mà nó đại diện và bao gồm nhiều yếu tố:

● Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các điểm du lịch

● Dân tộc - chủng tộc

● Lịch sử

● Văn hóa

17
● Ngôn ngữ

● Hệ thống chính trị và kinh tế

● Thể chế xã hội

● Cơ sở hạ tầng

● Người nổi tiếng (gương mặt đại diện)

● Hình ảnh.

Một quốc gia dù không có bất kỳ nỗ lực nào trong việc xây dựng thương hiệu quốc
gia thì nó vẫn có “thương hiệu”, vì theo Fan (2008): “Mỗi quốc gia đều có một hình ảnh
nhất định đối với khán giả quốc tế, dù mạnh hay yếu, hiện đại hay lạc hậu, rõ ràng hay mơ
hồ”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất đến bảy cấp độ định nghĩa thương hiệu quốc gia: ở
cấp độ A, một cách đơn giản nhất, người tiếp cận có thể xem thương hiệu quốc gia như
một biểu tượng trực quan hay một khẩu hiệu, và như vậy nó có thể dễ dàng được xây
dựng và quảng bá. Ở cấp độ B, thương hiệu quốc gia được xem như một thương hiệu bao
trùm (umbrella brand) mà trong đó được định hình trong nhiều lĩnh vực như xuất khẩu,
hoặc du lịch (Keith Dinnie, 2007). Ở cấp độ C, thương hiệu quốc gia liên quan đến hình
ảnh, danh tiếng và định vị của một quốc gia, ở cấp độ này vai trò của thương hiệu quốc
gia được nhiều tác giả nhận định là giống như vai trò của thương hiệu doanh nghiệp.
(Gilmore, 2002; Teslik, 2007; Roth và Diamantopoulos, 2009). Ở cấp độ D, một số tác
giả như Anholt (2007); Lee (20090 và Porter (1990) đã lập luận rằng xây dựng thương
hiệu quốc gia nhằm mục đích xây dựng và duy trì khả năng cạnh tranh của quốc gia.
Thêm nữa, ở cấp độ E, các nhà nghiên cứu xác định xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm
mục đích nâng cao sức mạnh mềm của một quốc gia (Fam (2007), J.Nye (2004)). Cuối
cùng, ở cấp độ F, Dinnie và Olins đã tin rằng thương hiệu quốc gia liên quan đến bản sắc
quốc gia, đây được Yan nhận định là liên kết rõ ràng nhất nhưng trên thực tế cũng là liên
kết phức tạp nhất.

18
Một cách tiếp cận tương tự với Ying Fan là từ hai nhà nghiên cứu Whetten và
Mackey (2002), “thương hiệu quốc gia được xem như một dự án tự quản, chủ yếu bao
gồm ba khái niệm: Bản sắc, hình ảnh, và danh tiếng”. Và qua đó, Ying Fan lập luận bổ
sung rằng: “Bản sắc của một quốc gia không phải do cơ quan quản lý thương hiệu quốc
gia lập chiến lược, mà là do người dân ở quốc gia đó xác định, đồng thời, nhà nghiên cứu
Cornor năm 1978 cũng lập luận bổ sung rằng: “Đây là một sự ràng buộc triết học phi lý
nhằm gắn kết những người đồng hương lại với nhau, và một giả sử điển hình là đại diện
cho tinh thần bản sắc dân tộc”. Trong khi đó, hình ảnh của một quốc gia được xác định
dựa trên quan điểm của những người bên ngoài đất nước theo Ying Fan (2006) đề xuất.
Cuối cùng, Whetten và Mackey cho rằng, danh tiếng của một quốc gia là kết quả tương
hỗ của hình ảnh, là một dạng phản hồi cụ thể nhận được từ thế giới bên ngoài.
Nhà nghiên cứu Gilmore năm 2002 đã đồng hóa khuôn khổ cho tập đoàn để xây
dựng thương hiệu quốc gia. Theo tác giả mô tả, thương hiệu là nguyên tố nằm ở giữa
trung tâm (là trái tim của quốc gia), nơi đó đại diện cho các giá trị cốt lõi và tư tưởng. Đó
là lý do cho sự tồn tại và danh tiếng của nó trên thế giới. Tiếp đến là tinh thần của con
người bao gồm các giá trị, nó là kim chỉ nam cho việc ra quyết định chiến lược, đóng vai
trò là động lực và thúc đẩy con người thông qua các yếu tố khác nhau như môi trường, tài
nguyên, văn hóa, lịch sử, kinh tế và con người. Các giá trị đại diện cho hệ thống niềm tin
của quốc gia, phát triển và thích ứng theo thời gian, đáp ứng các nhu cầu thay đổi của xu
hướng thị trường. Tác giả cũng đề xuất các quốc gia nên sử dụng mô hình này để làm nên
thương hiệu quốc gia mà không lo lắng việc tạo ra một thương hiệu đồng nhất vì chính
con người và tinh thần của quốc gia đã làm nên thương hiệu riêng cho từng quốc gia.
Chưa kể hết, vào năm 1999, Steenkamp và Verlegh cũng đưa ra lập luận về thương
hiệu quốc gia: “Hình ảnh của một đất nước không chỉ đơn thuần là một dấu hiệu nhận
thức về chất lượng của một sản phẩm mà nó còn liên quan đến cảm xúc, bản sắc, niềm tự
hào và kí ức tự truyện, làm cho quê hương thành một thuộc tính biểu cảm hoặc duy nhất”.
Ngoài ra, theo Braun và Zenker (2010), “thương hiệu quốc gia” có thể được định nghĩa là
“một mạng lưới liên kết trong tâm trí người tiêu dùng dựa trên hình ảnh, lời nói và hành
vi của một địa điểm được thể hiện thông qua mục đích, giao tiếp, giá trị và văn hóa chung
của các bên liên quan tại địa điểm đó và tổng thể thiết kế của địa điểm”. Thêm vào đó,
19
nhà nghiên cứu Kleppe (2002) đã mô tả “thương hiệu quốc gia” hay “giá trị của quốc gia”
như tài sản vô hình của quốc gia mà không có bất kì liên kết rõ ràng nào tới sản phẩm.
Tác giả cũng cho rằng không có định nghĩa duy nhất về thương hiệu quốc gia, nhưng đối
với nhà nghiên cứu, thương hiệu quốc gia cũng là một thuật ngữ khác để chỉ hiệu ứng
quốc gia xuất xứ (country-of-origin) hoặc tiếp thị địa điểm (place-marketing).
Còn đối với Braun và Zenker (2010), thương hiệu quốc gia có thể được định nghĩa
là “một mạng lưới liên kết trong tâm trí người tiêu dùng dựa trên hình ảnh, lời nói và hành
vi của một địa điểm được thể hiện thông qua mục đích, giao tiếp, giá trị và văn hóa chung
của các bên liên quan tại địa điểm đó và tổng thể thiết kế của địa điểm”.
Trong khi đó, Kotler (2010) và cộng sự, cũng như là Rawson phát biểu rằng: các
chính phủ nên chú tâm vào việc tạo ra, quảng bá, bảo vệ, đồng thời giám sát thương hiệu
của một quốc gia. Bài nghiên cứu Strategic brand management: Building, measuring, and
managing brand equity, Kotler đã đưa ra định nghĩa về thương hiệu quốc gia như sau: một
thương hiệu quốc gia được đặt trong phạm vi công cộng, nó phức tạp và bao gồm nhiều
cấp độ, thành phần cũng như nguyên tắc, và một thương hiệu quốc gia đòi hỏi sự tham gia
của nhiều bên liên quan. Nhóm tác giả đúc kết: “Thương hiệu quốc gia liên quan đến tổng
thể của một quốc gia, bao gồm các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, lịch sử
và văn hóa mà các mục tiêu chính của xây dựng thương hiệu quốc gia là kích thích xuất
khẩu, thu hút du lịch, đầu tư và nhập cư, đồng thời tạo ra nhận thức và thái độ tích cực
của quốc tế đối với quốc gia đó”.
Hai nhà nghiên cứu Jaffe và Nebenzahl trong bài nghiên cứu năm 2001 của họ, đã
đề cập rằng: Tương tự với thương hiệu công ty, sản phẩm hoặc cá nhân, một quốc gia
cũng có thể có thương hiệu hoặc hình ảnh trong số đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, nhà
nghiên cứu Keith Dinnie đã phản đối rằng: việc xây dựng thương hiệu quốc gia khác hẳn
với một sản phẩm hay một công ty. Quá trình cần sự tham gia của vô số các bên liên quan
và phạm vi tiếp xúc của thương hiệu rộng hơn khiến nó trở thành một quy trình phức tạp
và đa chiều hơn so với quy trình xây dựng thương hiệu sản phẩm và công ty.
Trong khi đó, Keith Dinnie đã xem xét thương hiệu quốc gia trong mối quan hệ với
nhiều đặc tính khác của quốc gia đó, tác giả đã đưa ra định nghĩa nhấn mạnh bản chất
nhiều mặt của thương hiệu quốc gia, cùng với nhu cầu tích hợp các chiều kích bản sắc dân
20
tộc trong cuốn sách “Nation Branding: Concepts, Issues, Practice” như sau: “Thương hiệu
quốc gia được định nghĩa là sự độc đáo, pha trộn đa chiều, của các yếu tố mang đến cho
quốc gia sự khác biệt và phù hợp về mặt văn hóa đối với tất cả các đối tượng mục tiêu.”
Định nghĩa thương hiệu quốc gia cũng ghi nhận ý kiến về thương hiệu tồn tại trong tâm trí
của người tiêu dùng, chứ không phải là sự sáng tạo hoàn toàn có thể kiểm soát được của
chức năng tiếp thị. Vì vậy, định nghĩa là sự kết hợp giữa cảm thức sẵn có và mục tiêu
định hướng.” Riêng với ý kiến của Keith Dinnie, Marc Fetscherin đã từng chia sẻ trên
Tạp chí Marketing trải nghiệm sau khi tiếp cận với góc nhìn của Dinnie rằng:
Nếu cuốn sách còn thiếu một thứ gì đó, điều đó rất tiếc phải là một khuôn khổ tổng
thể để hướng dẫn đọc và kết nối các phần và chương khác nhau tốt hơn. Điều này cũng sẽ
giúp ích cho sự hiểu biết của chúng tôi về “bức tranh lớn” về xây dựng thương hiệu quốc
gia.
Nhóm nghiên cứu cũng đồng tình một phần về quan điểm này trên cơ sở đối chiếu
khái niệm “thương hiệu quốc gia” của Keith Dinnie với các nhà nghiên cứu khác. Mặc dù
định nghĩa của Keith Dinnie nêu ra được được bản chất của thương hiệu quốc gia nhưng
nếu dùng nó làm cơ sở lý luận cho những trường hợp được chính tác giả đưa ra thì lại
thiếu thuyết phục cũng như không còn mang tính khái quát cao. Không kể đến Simon
Anholt và mô hình đã trở thành tiêu chuẩn đo lường chung để xác định thương hiệu quốc
gia do ông sáng lập, ở Việt Nam có giáo sư Võ Văn Quang cũng đã nghiên cứu và phân
chia ra các “tập hợp thương hiệu quốc gia” cấu thành nên thương hiệu quốc gia, bao gồm
các nhóm thương hiệu sau đây:

● Nhóm các thương hiệu địa danh và quốc gia

● Nhóm các thương hiệu chứng nhận

● Nhóm các thương hiệu hình tượng (văn hoá, lịch sử, danh nhân) tiêu biểu

quốc gia

● Nhóm các thương hiệu sản phẩm & ngành nghề tiêu biểu quốc gia

21
● Nhóm các thương hiệu hiệp hội và tập thể

Sự đúc kết này không chỉ khái quát lên phạm vi rộng lớn mà còn góp phần làm
giảm bớt tính trừu tượng của khái niệm thương hiệu quốc gia. Keith Dinnie đã cung cấp
một góc nhìn tổng quan về khái niệm thương hiệu quốc gia, ít nhất định nghĩa đó cũng
bao hàm bản chất đa chiều - một khía cạnh không thể bỏ qua nếu đặt vào bối cảnh toàn
cầu hóa và hướng biến động cả vô thức lẫn có ý thức của một thương hiệu quốc gia.
Đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu này, Martin Lindstrom trong bài viết “Made
in…” cũng khái quát về “thương hiệu quốc gia”: “Thương hiệu quốc gia là tất cả mọi thứ.
Nó là nhân tố trong việc thu hút khách du lịch, các hợp đồng thương mại và sự hình thành
nhận thức của người tiêu dùng. Nhận thức này bao hàm cả người dân trong chính đất
nước đó và cách mà thế giới nhìn nhận họ.” Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng
“thương hiệu quốc gia” là sự kết hợp giữa nhận thức của công dân về chính quốc gia với
hình ảnh quốc gia trong mắt công dân toàn cầu.
Một trong những phát biểu điển hình về thương hiệu quốc gia là của Wally Olins
trong bài nghiên cứu “Bản sắc giao dịch: Tại sao các quốc gia và công ty đảm nhận vai trò
của nhau” (London, 1999). Tại đây, tác giả đã đề xuất sử dụng mô hình phát triển thương
hiệu tiếp thị trong quá trình hình thành thương hiệu nhà nước, Olins đã đưa vào thực tiễn
khoa học các khái niệm như “bản sắc doanh nghiệp” và “bản sắc dân tộc”. Hơn nữa, nhà
nghiên cứu nhấn mạnh rằng nền tảng của thương hiệu quốc gia nên là một ý tưởng chủ
đạo và một khẩu hiệu ấn tượng như: “Malaysia là châu Á đáng tin cậy”, “Ấn Độ đáng
kinh ngạc”, “Thế giới gặp nhau ở Brazil”, “Nhật Bản ‘chất’”,… những yếu tố này sẽ cá
nhân hóa một quốc gia và phản chiếu những đặc điểm hấp dẫn của quốc gia đó một cách
hấp dẫn và hiệu quả. Tác giả cũng phản đối rằng các quốc gia là những thực thể phức tạp
và trừu tượng, giao tiếp qua nhiều kênh nên không thể được gắn nhãn hiệu như một sản
phẩm hay công ty trong những tài liệu về “Xây dựng thương hiệu quốc gia”. Hai nhà
nghiên cứu Papadopoulos và Heslop năm 2002 củng ủng hộ ý kiến này rằng: “Phần lớn
các học giả hàng đầu đều đồng ý, ít nhất là về nguyên tắc – các quốc gia hành xử như một
thương hiệu, và vì vậy xây dựng thương hiệu quốc gia đòi hỏi cách tiếp cận mang tính

22
khái niệm và tổ chức phức tạp hơn, nhưng về cơ bản Olins vẫn cho rằng hoạt động xây
dựng thương hiệu quốc gia cũng tương tự như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.”
Theo W. Olins, ý tưởng chính của một thương hiệu phải đảm bảo bốn nhiệm vụ:
1. Hoạt động một cách cảm xúc và lý trí để có thể chạm đến trái tim của
mọi người và thu hút họ.
2. Ý tưởng phải được xây dựng phù hợp với tất cả các đối tượng mà
thương hiệu nhắm đến.
3. Ý tưởng đó phải đặc biệt.
4. Ý tưởng đó là thật. Tức là nó phải nuôi dưỡng mục đích chạm đến trọng
tâm của thương hiệu, tránh sáo rỗng và đặc biệt phải làm nổi bật khái
niệm mà công chúng sẽ nhìn nhận là một thực tế.
Nhìn chung, tùy thuộc vào trọng tâm và mục đích hay kết quả của chiến lược xây
dựng thương hiệu quốc mà khái niệm “thương hiệu quốc gia” được đề cập khác nhau. Đối
với Wally Olins, thương hiệu quốc gia là “xây dựng hoặc tái tạo bản sắc dân tộc”. Trong
khi đó Simon Anholt lại đề cập về “bản sắc cạnh tranh” hay nâng cao “khả năng cạnh
tranh của quốc gia”, dựa trên các thành phần như “chiến lược, nội dung và các hành động
mang tính biểu tượng”. Hơn nữa, Rendon (2003) và Szondi (2007) cho rằng việc xác định
thương hiệu quốc gia phải thúc đẩy các lợi ích về kinh tế, thương mại, và chính trị trên
phạm vi quốc gia và toàn cầu. Ying Fan cũng bổ sung một trọng tâm mới vào cách mà
thương hiệu quốc gia được nhìn nhận từ quan điểm “quản lý hình ảnh quốc gia” và đề cập
thêm rằng “một khẩu hiệu, một chiến dịch dù thông minh hay sáng tạo đến đâu, cũng
không thể bán hết mọi thứ cho tất cả mọi người”, và vì vậy thương hiệu quốc gia nên
được đo lường bởi nhiều trụ cột khác nhau.
Sau quá trình tìm hiểu những khái niệm trên, nhóm nghiên cứu đúc kết khái niệm
“thương hiệu quốc gia” dựa trên câu hỏi nghiên cứu (Ngoại giao vaccine COVID-19 đã
đóng góp cho chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc như thế nào?)
và mục đích nghiên cứu của đề tài như sau:
Thương hiệu quốc gia là tổng thể phức tạp bao gồm tất cả nhận thức trong tâm trí
của khán giả trong và ngoài nước về một quốc gia (Ying Fan, 2002), nó bao gồm các khía
cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, lịch sử và văn hóa. Cụ thể hơn, thương hiệu
23
quốc gia hàm chứa ba khái niệm: Bản sắc, hình ảnh và danh tiếng. Bản sắc được định
hình bởi người dân quốc gia đó, hình ảnh được xác định dựa trên quan điểm của người
dân nước ngoài và danh tiếng là kết quả phản hồi cụ thể từ thế giới bên ngoài” (Cornon,
1978,tr.389, 390, Fan 2010, tr.100, Whentten và Mackey 2002, tr.400). Thương hiệu quốc
gia được cấu tạo bởi sáu lĩnh vực cơ bản của một quốc gia gồm: Xuất khẩu, Du lịch, Con
người, Quản trị, Đầu tư và Nhập cư, Văn hoá và di sản văn hoá (Anholt, 2007). Một
thương hiệu quốc gia đại diện và liên kết nhiều yếu tố của một quốc gia như:
● Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, địa điểm du lịch
● Dân tộc – chủng tộc
● Lịch sử
● Văn hóa
● Ngôn ngữ
● Hệ thống chính trị và kinh tế
● Thể chế xã hội
● Cơ sở hạ tầng
● Người nổi tiếng (gương mặt đại diện)
● Hình ảnh quốc gia. (Ying Fan, 2006)
Đối với đề tài “Việc triển khai thương hiệu quốc gia của Trung Quốc thông qua
ngoại giao vaccine COVID-19”, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng khái niệm trên để trả lời
cho câu hỏi “Thương hiệu quốc gia là gì? Một thương hiệu quốc gia được cấu tạo bởi
những yếu tố nào?”, đồng thời phân tích và đánh giá những đóng góp của chính sách
ngoại giao vaccine COVID-19 cho chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung
Quốc.
1.1.2. Khái niệm “Xây dựng thương hiệu quốc gia”
Đầu tiên, xây dựng thương hiệu quốc gia (national branding) được hiểu như một
chiến lược tiếp thị với mục tiêu là những thị trường bên ngoài và mục đích là thiết lập và
truyền đạt một hình ảnh cụ thế về bản sắc quốc gia, từ đó giúp tăng cường xuất khẩu, đầu
tư và thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao. Nhiều tác giả cũng cho rằng: Xây dựng
thương hiệu quốc gia là sự mở rộng của ngoại giao công chúng, đồng thời là một chiến
lược tiếp thị “phi chính trị”, trung lập hay “hậu chính trị”. Tuy nhiên, Somogy Varga, tác
24
giả bài nghiên cứu “The politics of Nation Branding: Collective identity and public sphere
in the neoliberal state” đã chỉ ra rằng: “Thương hiệu quốc gia hiển thị các đặc điểm khiến
cho việc phân tích thuật ngữ, chính sách liên quan mang tính xây dựng dưới góc độ của
một chính sách văn hóa ngầm”. Ngược lại, nhiều giả định cho rằng “xây dựng thương
hiệu quốc gia về bản chất là một biện pháp chính trị - văn hóa nhằm vào các công dân của
quốc gia đó.”
Theo quan điểm của W. Olins và Brymer (2002): “Xây dựng thương hiệu quốc gia
đòi hỏi cách tiếp cận mang tính khái niệm và có tổ chức phức tạp hơn, nhưng về cơ bản
hoạt động như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp”. Bổ sung cho lập luận này, Gilmore
(2002) cho rằng “cũng giống như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc
gia là để nắm bắt bản sắc bên trong quốc gia, đồng thời chuyển đổi bản sắc này thành một
đề xuất linh hoạt, dễ sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với nhiều “khán giả” khác nhau”. Và
vì “thương hiệu quốc gia” được xem như những “sản phẩm của các doanh nghiệp”, nên
luôn luôn cạnh tranh với nhau. Hơn nữa, nhà nghiên cứu Van Ham cũng nhận định rằng
thương hiệu quốc gia là sự tiếp nối cần thiết của ngoại giao, cũng như là điều kiện tiên
quyết để một quốc gia có thể tham gia vào thị trường toàn cầu. “Bất kỳ quốc gia nào cũng
có thể được xem là một thương hiệu”, O'Shaughnessy (2000) khẳng định, mặc dù các tác
giả khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn về xây dựng thương hiệu quốc gia khác nhau. Ủng hộ
lập luận này có các nhà nghiên cứu Anholt & Hildreth (2004) và Olins (2002), cụ thể là:
Các quốc gia luôn quản lý hình ảnh của họ, mặc dù những người thực hiện chiến dịch đó
có thể không gọi đó là “thương hiệu”. Vì vậy, việc chuyển sang xây dựng thương hiệu
quốc gia hiện tại là sự tiếp nối hợp lý của một quá trình lâu dài. Thêm vào đó, mỗi quốc
gia đều là một thương hiệu và hầu hết các quốc gia đều sở hữu một thương hiệu cho nó.
Theo lập luận của Loo và Davies (2006): “Thương hiệu quốc gia có thể được xây dựng có
chủ đích hoặc là một dạng thức mặc định, và thương hiệu quốc gia cũng được hình thành
từ rất nhiều nguồn khác nhau: thông qua truyền miệng, giáo dục, phương tiện truyền
thông đại chúng, du lịch hay thông qua sản phẩm và giao dịch với người dân.”
Một cách giải thích khác về định nghĩa khái niệm “xây dựng thương hiệu quốc gia”
được nhà nghiên cứu Y. Fan năm 2006 đề cập đến như việc “áp dụng đơn thuần các chiến
lược và công cụ xây dựng thương hiệu của các quốc gia”. Định nghĩa này chủ yếu nhấn
25
mạnh vào quan điểm: việc xây dựng thương hiệu quốc gia có liên quan đến việc quảng bá
hình ảnh của một đất nước, cũng tương tự như định nghĩa về “thương hiệu địa điểm” rằng
mục tiêu cuối cùng của chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia là quảng bá hình ảnh
quốc gia. Đúc kết từ khái niệm của Jaffe, E. D. and Nebenzahl, I. D. (2001), Ying Fan
(2010) khẳng định việc “triển khai thương hiệu quốc gia không chỉ là việc tiếp thị mà còn
phải bao hàm hầu như tất cả các khía cạnh đặc trưng của một quốc gia.” Trong bài nghiên
cứu năm 2006, khái niệm “triển khai thương hiệu quốc gia” dưới đây được ông sử dụng
làm mốc cho bài viết: “Xây dựng thương hiệu quốc gia quan tâm đến việc áp dụng các kỹ
thuật xây dựng thương hiệu và truyền thông tiếp thị để quảng bá hình ảnh của quốc gia.”
Năm 2008, một lần nữa, Ying Fan nói về “việc triển khai thương hiệu quốc gia”: “Về bản
chất, xây dựng thương hiệu quốc gia liên quan đến việc áp dụng các kỹ thuật truyền thông
tiếp thị và xây dựng thương hiệu để định hình lại quan điểm quốc tế về một quốc gia.”
Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định có ba thành phần chính trong xây dựng thương hiệu
quốc gia, hay nói cách khác, thương hiệu quốc gia bao gồm ba thương hiệu phụ: thương
hiệu chính trị, thương hiệu kinh tế và thương hiệu văn hóa. Ba thương hiệu này gắn liền
với nhau và cần phối hợp nhịp nhàng để đạt được cùng một mục tiêu là quảng bá hình ảnh
quốc gia. Hai năm sau, trong một bài nghiên cứu khác, ông đã đúc kết nên một khái niệm
mới về “việc triển khai thương hiệu quốc gia”:

Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình mà qua đó, hình ảnh
của một quốc gia có thể được tạo ra hoặc thay đổi, giám sát, đánh giá và
quản lý chủ động nhằm nâng cao uy tín của quốc gia trong mắt khán giả
mục tiêu trên trường quốc tế. (Ying Fan, 2010)
Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Aronczyk, khái niệm “xây dựng thương hiệu
quốc gia” được đề cập đến vào năm 2008 như sau: “Xây dựng thương hiệu quốc gia là
một chiến lược truyền thông và một sáng kiến thực tế, có thể giúp chính phủ các quốc gia
quản lý và kiểm soát hình ảnh quốc gia theo ý muốn. Các nguồn lực không chỉ bao gồm
những nguồn có sẵn trên thị trường toàn cầu mà còn là những kết quả của nền kinh tế.
Một hình ảnh quốc gia đặc biệt được sử dụng để thu hút các quốc gia có danh tiếng tốt có
thể vượt qua được sự hỗn độn - vốn là một khía cạnh quan trọng của thực tiễn”. Tuy
nhiên, trong bài nghiên cứu tổng quan 186 nguồn dữ liệu về chủ đề triển khai thương hiệu

26
quốc gia (nation branding), Nadia Kaneva đã phân loại tài liệu vào ba nhóm dựa trên sự
khác nhau về phương pháp tiếp cận. Ba nhóm phân loại gồm phương pháp tiếp cận kinh
tế-kỹ thuật, chính trị và văn hoá. Theo đó, các nghiên cứu của Fan được xếp vào nhóm
phương pháp tiếp cận kinh tế-kỹ thuật. Nhìn chung, nhóm này xem việc triển khai thương
hiệu quốc gia như một một công cụ chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc
gia trên thị trường toàn cầu. Nó tán thành một hình thức “kỹ thuật xã hội” cho phép giới
tinh hoa thao túng bản sắc dân tộc. Nó bỏ qua các mối quan hệ quyền lực và bỏ qua các
tác động của việc xây dựng thương hiệu quốc gia đối với nền dân chủ.
Một lập luận khác, việc xây dựng thương hiệu lãnh thổ theo S. Anholt nên lấy nền
tảng từ sự “tổng hợp của quản lý thương hiệu và ngoại giao công chúng, tiếp theo là sự
phát triển tích cực của thương mại, đầu tư, du lịch và xuất khẩu”. Theo nhà nghiên cứu:
“Xây dựng thương hiệu quốc gia đề cập đến một chiến lược nhất quán và toàn diện, xác
định tầm nhìn chiến lược thực tế nhất, cạnh tranh nhất, và hấp dẫn nhất cho một quốc gia,
đồng thời đảm bảo rằng tầm nhìn này được hỗ trợ, củng cố và làm phong phú bởi mọi
hành động giao tiếp giữa đất nước và phần còn lại của thế giới.” Trong thực tế, tác giả cho
rằng việc xây dựng thương hiệu quốc gia bao gồm nhiều hoạt động khác nhau với chung
một mục đích là tạo dựng hình ảnh quốc gia tích cực trong mắt người dân và thế giới, từ
các hoạt động “thẩm mỹ” như tạo ra biểu tượng, khẩu hiệu quốc gia, cho đến việc thành
lập các cơ quan chính phủ và bán chính phủ nhằm giám sát các hoạt động xây dựng
thương hiệu quốc gia dài hạn trong nỗ lực thể chế hóa thương hiệu quốc gia trong cấu trúc
nhà nước. Những nhà hoạch định chiến lược tham vọng rằng xây dựng thương hiệu quốc
gia là một “phần của chính sách quốc gia, chứ không phải là một chiến dịch tách biệt với
“việc lập kế hoạch, quản trị và phát triển kinh tế”. Thêm vào đó, Anholt mô tả quá trình
xây dựng thương hiệu quốc gia cũng dựa trên việc giám sát và huy động quần chúng cả
trong và ngoài nước. Đầu tiên, tác giả đề cập phải tận dụng sự tham gia của người dân
trong việc tạo ra các bản sắc thương hiệu, sau đó áp dụng thực chất của sự tham gia này,
nhằm định hình cách mà người dân ở quốc gia đó nuôi dưỡng thương hiệu của đất nước
họ (live the brand). Chung quy lại, xây dựng thương hiệu quốc gia là “tìm cách tái thiết
các quốc gia ở cấp độ tư tưởng và thực tiễn”.

27
Mặt khác, theo Wally Olins (1999), xây dựng thương hiệu quốc gia là “xây dựng
hoặc tái tạo bản sắc dân tộc”, ông lập luận rằng: “mỗi quốc gia luôn tự xây dựng thương
hiệu và ‘xây dựng thương hiệu quốc gia’ chỉ là một thuật ngữ mới được sử dụng để chỉ sự
quản lý hình ảnh của một quốc gia, như một sự trình bày chiến lược của quốc gia với mục
đích tạo dựng danh tiếng thông qua kinh tế, chính trị, và xã hội.” Vì vậy, tác giả đề xuất
bảy bước trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia:
Đầu tiên, tìm kiếm và hình thành một nhóm các chuyên gia, gồm có các đại diện
của chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đại diện
phía truyền thông, để cùng nhau phát triển chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia.
Bước thứ hai, bao gồm có việc tổ chức nghiên cứu xã hội nhằm xác định mức độ
hình ảnh của quốc gia được nhìn nhận trên trường quốc tế và trong lòng công dân quốc
gia đó.
Bước thứ ba, tiến hành tham vấn các các quan chức công quyền có tầm ảnh hưởng,
những người mà có khả năng xác định điểm mạnh và yếu của hình ảnh quốc gia.
Bước thứ tư tập trung vào nhiệm vụ hình thành ý tưởng chính cho chiến lược – yếu
tố cốt lõi của chiến lược xây dựng thương hiệu, đồng thời cũng kết tinh trong một khẩu
hiệu.
Bước thứ năm, dựa trên hình ảnh trực quan mà sẽ trở thành phương tiện truyền
thông cho ý tưởng trọng tâm, sau đó được quảng bá ở tất cả các nơi công cộng.
Cuối cùng, là việc thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để xác định thương hiệu
đó được công chúng (người bản xứ, công dân nước ngoài) đón nhận như thế nào.
Tuy nhiên, Ying Fan (2006) không đồng tình với nhận định của Olins và giải thích
rằng: Bản sắc của một quốc gia không phải được xác định bởi một nhà xây dựng chiến
lược nào mà là bởi chính người dân quốc gia đó. Tác giả cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào
trong bản sắc của quốc gia đều phải đi kèm với những thay đổi cơ bản trong hệ thống
chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia đó. Thay vào đó, xây dựng thương hiệu quốc gia
sẽ làm thay đổi hình ảnh mà người bên ngoài quốc gia nắm giữ. Xây dựng thương hiệu
quốc gia về bản chất nhằm mục đích gắn liền hình ảnh của quốc gia với thực tế. Nhà
nghiên cứu cho rằng điều này là cần thiết đối với những quốc gia đã trải qua những thay
đổi mạnh mẽ trong hệ thống chính trị, kinh tế hay xã hội của họ, vì đa phần hình ảnh bên
28
ngoài luôn tụt hậu so với thực tế. Chung quy, nhiệm vụ của việc xây dựng thương hiệu
quốc gia là thu hẹp khoảng cách giữa hình ảnh và thực tế của một quốc gia.
Ying Fan (2007) cũng đưa ra ý kiến trái chiều với Anholt khi ông đề cập đến vai
trò của “thương hiệu quốc gia” trong khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Cụ thể là,
mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu quốc gia đối với Simon Anholt là để nâng cao
“bản sắc cạnh tranh” của quốc gia. “Bản sắc cạnh tranh” của quốc gia được tác giả giải
thích là: “một thương hiệumthành phố tích cực và mạnh mẽ sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa
các thành phố trong việc tạo ra lòng tin, uy tín và sự tôn trọng của người dân, nhà đầu tư,
khách du lịch, người nhập cư, giới truyền thông, và chính phủ của các quốc gia khác”.
Đồng thời, “bản sắc cạnh tranh” cũng được Anholt (2005) liệt kê trong số các yếu tố cạnh
tranh được các quốc gia thể hiện trong thế giới toàn cầu hóa. Một thương hiệu quốc gia
thành công, cần phải làm nổi bật bản sắc cạnh tranh của quốc gia đó, cũng như phải được
thực hiện với sự hợp tác của những người ra quyết định, khu vực tư nhân, và người dân
địa phương. Tác giả lập luận rằng: “danh tiếng quốc tế của một quốc gia có thể được quản
lý hoặc thay đổi để trở nên tốt đẹp và tích cực hơn trong mắt khán giả quốc tế, miễn là
quốc gia đó phải có chiến lược rõ ràng, nhất quán, sự lãnh đạo và phối hợp nhịp nhàng
giữa chính phủ, khu vực công, tư nhân và người dân quốc gia.” Trong khi đó, Ying Fan
(2008) lại cho rằng: Trong bối cảnh thương mại, một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho
chủ sở hữu những lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ. Tuy nhiên, xây dựng thương
hiệu quốc gia không mang đặc điểm tương tự, những lợi thế đó phụ thuộc vào những lĩnh
vực như cải cách, và khó để duy trì lâu dài. Nếu một quốc gia có được những lợi ích nhờ
sở hữu hình ảnh tích cực, thì lợi thế này thường chỉ giới hạn trong một lĩnh vực công
nghiệp cụ thể, thay vì bao trùm cả nước.
Hơn nữa, Simon Anholt (2007) cho rằng “không thể nghiên cứu một nhà nước như
một thương hiệu mà không xác định bản sắc dân tộc”. Bản sắc dân tộc là điều kiện chính
cho sự phát triển, không những là thương hiệu của một đất nước mà còn đóng một vai trò
chủ chốt trong việc thiết lập chính sách đối ngoại và đối nội của nhà nước. Bản sắc là nền
tảng mà dựa vào đó có thể hình thành các ý kiến, thái độ và sự liên kết giữa các đối tượng
mà quốc gia đang nhắm đến. Nhà nghiên cứu nhận định nguồn gốc của độ nhận diện
thương hiệu là một tổng thể cả các ý tưởng, giá trị, các đặc điểm cụ thể, văn hóa, ngôn từ,
29
hình ảnh, mà tổng thể này hình thành nên các liên tưởng nhất định đối với thương hiệu
quốc gia trong ý thức của những đối tượng mục tiêu.
Nhà nghiên cứu đề cập rằng thương hiệu của một quốc gia nên được xây dựng dựa
trên những bản sắc chính (Anholt, 2007). Tác giả giải thích: “Nguồn nhận dạng thương
hiệu là một tập hợp các ý tưởng, giá trị, đặc điểm, văn hóa, từ ngữ và hình ảnh mà tổng
thể của những nguồn này là xây dựng trong tâm trí những đối tượng mục tiêu những liên
tưởng nhất định với thương hiệu quốc gia. Hình ảnh của một lãnh thổ không thể được xây
dựng một cách nhân tạo, để tạo ra một hình ảnh tích cực của một quốc gia, không đơn
thuần chỉ là sự bắt chước, điều quan trọng là nó phải phù hợp với tiến bộ kinh tế, xã hội
và chính trị hiện tại của quốc gia.” (Anholt, 2007). Hơn nữa, cơ sở hình thành thương hiệu
quốc gia nên dựa vào tính riêng biệt của quốc gia đó, bên cạnh đó cũng bao gồm một mặt
của nhà nước. Tính riêng biệt của một quốc gia có thể hiểu là một tổ hợp các chỉ số trực
quan, mà dựa vào cơ sở đó có thể xác định được quốc gia như là vị trí trên bản đồ, tên
quốc gia, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca,… Mặt khác, tính riêng biệt của một quốc gia cũng
bao gồm các đặc điểm tổng thể nhưng đặc thù của nhà nước và các nguồn lực của quốc
gia. Tuy nhiên, ngoài một số các nguồn và đặc điểm thường được nhắc đến, thì những
nhân tố khác như nhân khẩu học, tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế, tổ chức, luật
pháp và thông tin cũng được bao gồm.
Ngoài ra, một số lĩnh vực được Simon Anholt (2007) đề xuất để các quốc gia có
thể nâng cao danh tiếng của mình như: quảng bá du lịch, thương hiệu xuất khẩu, các
chính sách của chính phủ (trong và ngoài nước), dân số, di sản văn hóa, sức mạnh thu hút
đầu tư và lực lượng lao động chuyên môn. Thêm vào đó, nhà nghiên cứu cũng bổ sung
tầm quan trọng của thành tích của mỗi quốc gia mà các nhà lãnh đạo đất nước thể hiện
trên trường quốc tế vào nhóm các lĩnh vực giúp nâng cao thương hiệu quốc gia. Thương
hiệu quốc gia được nhà nghiên cứu xem là “tài sản quý giá nhất”, vì cho rằng “đó là nơi
bản sắc quốc gia được thể hiện một cách mạnh mẽ, hữu hình, lan tỏa - ở mức tốt nhất, hữu
ích nhất”.
Ở cấp độ thực tiễn, xây dựng thương hiệu quốc gia được nhìn nhận từ hai khía
cạnh khác nhau:

30
Thứ nhất, liên quan chặt chẽ đến mục tiêu tiếp thị, đồng thời theo đuổi các mục
tiêu kinh tế chủ yếu, thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển
chung về phúc lợi của mỗi quốc gia.
Thứ hai, tập trung vào cấp độ chính trị hoặc ngoại giao.
Vì vậy, trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, không chỉ có vai trò của
chính phủ quốc gia, mà đó phải là sự kết hợp uyển chuyển giữa những “người chơi
chính": nhà nước, xã hội dân sự, các khu vực kinh doanh, và quan trọng là người dân
quốc gia phải thấm nhuần bản sắc và chiến lược xây dựng thương hiệu của quốc gia đó,
để họ có thể đưa giá trị đất nước tiến xa hơn trên thế giới qua cuộc sống thường nhật của
mình bằng cách quảng bá nó.
Cuối cùng, Simon Anholt (2007) đã phác thảo các bước để xây dựng thương hiệu
nhà nước như sau:
Đầu tiên, tìm kiếm các giá trị, đặc điểm và các thuộc tính gắn liền với thương hiệu
quốc gia
Thứ hai, xác định bản sắc của thương hiệu quốc gia
Thứ ba, chuyển đổi danh tính quốc gia thành một đề xuất “hiển thị” để cung cấp
cho khách hàng dưới dạng dịch vụ hay sản phẩm,…
Cuối cùng, thiết kế thương hiệu bằng những phương pháp phù hợp.
Tương đồng với Anholt, một nhà nghiên cứu ở Nga – O. Tyukarkina cũng trình
bày quan điểm của mình về xây dựng thương hiệu quốc gia. Theo nhà nghiên cứu, “xây
dựng thương hiệu quốc gia là một loạt các hành động, chiến lược nhằm nâng cao hình ảnh
quốc gia trong các lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, văn hóa, chính sách đối nội, đối ngoại, và
đầu tư xây dựng”. Nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào những đặc điểm của thương hiệu
quốc gia: Thương hiệu quốc gia giúp thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch, vốn nước ngoài
và thúc đẩy kinh doanh trong nước, đồng thời cung cấp hỗ trợ cho xuất khẩu quốc gia (tác
giả giải thích mục “Made in XXX” trên sản phẩm xuất khẩu có thể trở thành nhãn dán
đảm bảo chất lượng của quốc gia sản xuất). Chưa hết, thương hiệu quốc gia giúp củng cố
bản sắc dân tộc, thương hiệu quốc gia được xây dựng một cách tích cực sẽ giúp hình ảnh
của quốc gia đó được nâng cao ở cả trong nước và trường quốc tế, cũng như là hình thành
trong tâm trí của cư dân các quốc gia khác trên cơ sở những hình ảnh được hình thành
31
trong lịch sử quốc gia. Lưu ý rằng, việc xây dựng hình ảnh của nhà nước là một quá trình
phức tạp, không chỉ dựa trên truyền thông hay các chiến lược khác được sử dụng trong
tiếp thị chính trị, mà còn dựa trên chiến lược tổng hợp dài hạn của nhà nước nhằm xây
dựng hoặc cải thiện hình ảnh của đất nước. Hình ảnh của đất nước chỉ có thể được cải
thiện khi công dân của đất nước đó – những người đại diện trực tiếp cho thương hiệu của
quốc gia đó (nhà nghiên cứu đề cập đến bất kể là giới tinh hoa chính trị hay là công dân
bình thường của đất nước) trân trọng bản sắc của thương hiệu quốc gia họ, và không
khước từ hình ảnh quốc gia của họ ở nước ngoài. Và quan trọng, tác giả giải thích việc
xây dựng thương hiệu của một quốc gia khác hẳn với việc xây dựng thương hiệu cho hàng
hóa, dịch vụ rằng quốc gia “không cung cấp những dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mà người
tiêu dùng mong đợi, thương hiệu quốc gia phải được hình thành dựa trên bản sắc của quốc
gia”. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh mục tiêu trọng tâm của xây dựng thương hiệu
quốc gia là xác định tính độc đáo của quốc gia, như là về cư dân, văn hóa,… thứ mà làm
cho quốc gia đó trở nên khác biệt so với các quốc gia khác.
Một cách tiếp cận khác nhưng cũng tán thành với Simon Anholt, dựa theo mô hình
khái niệm về bản sắc và hình ảnh của thương hiệu quốc gia của Keith Dinnie, thì hình ảnh
được hình thành từ bản sắc (mà trong đó các thành phần chủ yếu bao gồm: văn hóa, ngôn
ngữ, lãnh thổ, chế độ chính trị, kiến trúc, thể thao, văn học, nghệ thuật, hệ thống giáo dục,
thần tượng, phong cảnh, âm nhạc, ẩm thực, văn hóa dân gian) bằng cách xác định người
“làm nhiệm vụ truyền thông” (như là về thương hiệu, thành tích thể thao, cộng đồng,
truyền thông tiếp thị, đại sứ thương hiệu, hiện vật văn hóa, chính sách đối ngoại, du lịch
và người có tầm ảnh hưởng,…) đối với mục tiêu là các nhóm (công dân trong nước, công
dân nước ngoài, những nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước, chính phủ, cùng với giới
truyền thông). K. Dinnie nhận định mục tiêu cuối cùng của chính sách xây dựng thương
hiệu quốc gia là hình ảnh của thương hiệu quốc gia. Tác giả của cuốn sách “Nation
Branding: Concepts, Issues, Practice” cho rằng đích đến của việc xây dựng thương hiệu
quốc gia ngày nay là nhằm thực hiện hai mục tiêu: mục tiêu chính trước mắt và mục tiêu
lâu dài. Mục tiêu chính là giá trị của thương hiệu quốc gia trong việc thu hút khách du
lịch, kích thích đầu tư trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Trong khi đó, mục tiêu lâu dài
của các quốc gia khi phát triển thương hiệu là thu hút nhân tài, mà theo Keith Dinnie là sự
32
cạnh tranh giữa các quốc gia để thu hút sinh viên giáo dục và lao động có tay nghề cao.
Từ việc xác định mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia trong việc xây dựng và phát
triển thương hiệu quốc gia, ông đã đúc kết ra một số ý kiến về kĩ thuật cũng như đưa ra
một mô hình cho quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia. Keith Dinnie gợi ý về một
phương pháp xây dựng và phát triển “thương hiệu quốc gia” đó là nhân cách hóa nó.
Nhân cách hóa thương hiệu là một kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm mời người tiêu
dùng (và không phải người tiêu dùng) của một thương hiệu đối xử với thương hiệu đó
như thể đó là một con người, nó vốn có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế. Các nhà tiếp thị khi
muốn đưa sản phẩm hay thương hiệu đến gần người tiêu dùng, họ sẽ đứng trên lập trường
người tiêu dùng để hình dung ra giá trị của sản phẩm gắn liền với nhu cầu của bản thân.
Họ nhận ra điều này có nét tương đồng với bản chất trong mối quan hệ giữa người với
người, ta chỉ tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với đối phương khi ta đã nhận thức đủ về
họ. De Chernatony và McDonald (1998) trong “Creating Powerful Brands in Consumer,
Service and Industrial Markets” cho rằng khi một thương hiệu có một tính cách được xác
định rõ ràng, người tiêu dùng sẽ tương tác với nó và phát triển mối quan hệ theo cách
giống như mọi người vẫn làm trong cuộc sống. Từ đó, họ dùng câu hỏi “Nếu thương hiệu
X là một người, thì đó sẽ là kiểu người như thế nào?” làm hạt nhân cho phương pháp
nhân cách hóa, câu trả lời càng rõ ràng thì thương hiệu sẽ càng đến gần với người tiêu
dùng hơn.
Một ý kiến khác cho thấy rằng gợi ý của Keith Dinnie nếu đem áp dụng cho quốc
gia sẽ mang tính rủi ro cao. Ries và Trout (2001) từng nói một người bình thường sẽ khó
mà chấp nhận được việc bị đánh giá bản thân đã làm sai điều gì, việc thay đổi nhận thức
tiếp cận hình ảnh về một quốc gia có thể dẫn đến thảm họa truyền thông. Điều này có
nghĩa khi phương pháp nhân cách hóa đi kèm với tác động truyền thông sai hướng, có thể
làm thay đổi hưởng tiếp cận của công chúng đối với thương hiệu của một quốc gia theo
chiều hướng tiêu cực. Trong mối quan hệ giữa người với người, việc này giống như
chúng ta không thể nào biết được bản thân qua lời nói của nhiều người trở nên tốt hay
xấu, và điều đó có ảnh hưởng gì đến việc người khác nhìn nhận ta hay không. Nhưng ít ra,
dưới góc độ cá nhân của một con người, ta có thể kiểm soát các thông tin và đính chính
chúng, nhưng dưới hình ảnh một quốc gia thì cần phải dùng đến truyền thông, ở thời đại
33
Internet bùng nổ thông tin này, thật giả lẫn lộn như thế có thể kéo thành một cuộc khủng
hoảng truyền thông. “Positioning: How to be Seen and Heard in the Overcrowded
Marketplace” của Rie và Trout đã mang đến một cách nhìn như thế.
Tuy vậy, đó chỉ là một kỹ thuật được Keith Dinnie vận dụng từ lĩnh vực kinh tế để
gợi ý cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Thực chất, mô hình của quá trình xây dựng
thương hiệu quốc gia được Keith Dinnie đúc kết mang tính khái quát cao, thể hiện bản
chất đa chiều của các cấu trúc nhận diện và hình ảnh trong bối cảnh quốc gia-thương hiệu:
Ngoài ra, hai nhà nghiên cứu Volcic và Andrejevic năm 2011 cũng đã bình luận
rằng:

Xây dựng thương hiệu quốc gia dưới góc độ chính trị được các học
giả xem là những nỗ lực phối hợp của chính phủ nhằm quản lý hình ảnh của
một quốc gia với mục đích thúc đẩy du lịch, đầu tư và quan hệ đối ngoại.
Hơn nữa, dưới góc độ này, thương hiệu quốc gia còn được xem là một công
cụ chính trị mạnh mẽ, đặc biệt là đối với những quốc gia nhỏ, ngoại vi mà
mong muốn được củng cố vị thế kinh tế của mình và cạnh tranh với sức
mạnh của các nền kinh tế, tài chính hay quân sự của các siêu cường.
Tương tự với lập luận của hai nhà nghiên cứu, “thương hiệu quốc gia” cũng được
nhận định là “sự kết hợp các phương pháp tiếp cận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội học
và lịch sử. “Thương hiệu quốc gia” cũng có thể được định nghĩa là sự tự giới thiệu chiến
lược của một quốc gia nên có thể được xem là một bộ phận và công cụ của ngoại giao
công chúng. Vì vậy, vai trò của chính phủ trong trường hợp này rất quan trọng, vì họ ảnh
hưởng đến nhận thức của công chúng, đặc biệt là trong việc bảo vệ danh tiếng của đất
nước, cũng như thay đổi, sửa chữa, những hình ảnh hoặc định kiến tiêu cực của công
chúng về quốc gia. Vì vậy, ngoại giao trở thành chức năng tiên quyết.
Có thể thấy, theo các nhà nghiên cứu, thuật ngữ “xây dựng thương hiệu quốc gia”
dù mới được khai phá và tìm hiểu trong gần một thập kỷ trước, nhưng nó đã được các
quốc gia sử dụng trong các chiến lược phát triển đất nước của mình trong lịch sử. Xây
dựng thương hiệu quốc gia không đơn thuần là nỗ lực từ một phía những người quản lý
nhà nước, mà nó phải được phát triển một cách hòa hợp với người dân quốc gia và chứa
đựng ý nghĩa cốt lõi của quốc gia đó. Theo Olins (2002), “Không thể thay đổi nhận thức

34
của cộng đồng thông qua quảng cáo. Hãy thay đổi cách mà mọi người nghĩ họ có thể tìm
ra sự thật, tìm một ý tưởng để đưa ra sự thật đó và phơi bày nó”.
Tóm lại, mặc dù có vô số định nghĩa và mô hình khác nhau về “xây dựng thương
hiệu quốc gia” nhưng điểm chung của hầu hết các tác giả là đều chia sẻ ba giả định chính
về tình trạng quốc gia hiện tại, tất cả đều được định hướng theo tiếp thị và quản lý:
Thứ nhất, các tác giả đảm nhận quyền bá chủ của thị trường toàn cầu và sự cạnh
tranh giữa các quốc gia.
Thứ hai, phúc lợi của các quốc gia chủ yếu là đảm bảo lợi thế cạnh tranh kinh tế,
cũng như việc kỳ vọng thương hiệu quốc gia sẽ đóng góp vào quá trình này bằng cách thu
hút đầu tư, khách du lịch, vốn nhân lực hay thương mại.
Thứ ba, dựa trên hai giả định trên, cách tiếp cận của các tác giả càng khẳng định sự
cần thiết của sự gắn kết giữa các quốc gia và thương hiệu.
Tổng kết, “xây dựng thương hiệu quốc gia” được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể mà hành động “xây dựng thương
hiệu quốc gia” được xác định bao gồm những khía cạnh nào, phương thức hoạt động ra
sao. Dựa vào đề tài của nhóm nghiên cứu, lý thuyết về “Xây dựng thương hiệu quốc gia”
sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu “Xây dựng thương hiệu quốc gia là gì?”, “Cách thức xây
dựng thương hiệu quốc gia ra sao?” và “Ngoại giao vaccine COVID-19 của Trung Quốc
đóng góp gì cho hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia đó?”, nhóm nghiên cứu đúc
kết lại lý thuyết về “xây dựng thương hiệu quốc gia” thuộc lĩnh vực chính trị - ngoại giao,
đồng thời liên quan đến hoạt động ngoại giao vaccine của Trung Quốc như sau.
Xây dựng thương hiệu quốc gia là quá trình áp dụng các kỹ thuật xây dựng thương
hiệu, tiếp thị truyền thông nhằm mục đích tạo ra hoặc thay đổi, giám sát, đánh giá và quản
lý một cách chủ động hình ảnh của một quốc gia trong các lĩnh vực xuất khẩu, du lịch,
văn hóa, chính sách đối nội, đối ngoại, và đầu tư xây dựng (O. Tyukarkina), nhằm nâng
cao uy tín của quốc gia đó trong mắt khán giả trên trường quốc tế (Ying Fan, 2006). Hình
ảnh của đất nước chỉ có thể được cải thiện khi công dân của đất nước đó, trân trọng bản
sắc của thương hiệu quốc gia họ, và mang nó chạm đến khán giả quốc tế. Một điều cần
nhấn mạnh rằng, mục tiêu trọng tâm của xây dựng thương hiệu quốc gia là xác định tính
độc đáo của quốc gia, như là về cư dân, văn hóa,… thứ mà làm cho quốc gia đó trở nên
35
khác biệt so với các quốc gia khác (O. Tyukarkina). Hơn nữa, xây dựng thương hiệu quốc
gia nên là một chiến lược nhất quán và toàn diện, xác định tầm nhìn chiến lược thực tế
nhất, cạnh tranh nhất, và hấp dẫn nhất cho một quốc gia, đồng thời đảm bảo rằng tầm nhìn
này được hỗ trợ, củng cố và làm phong phú bởi mọi hành động giao tiếp giữa đất nước và
phần còn lại của thế giới (Anholt, 2003). Lưu ý rằng, xây dựng thương hiệu quốc gia là
một quá trình phức tạp, không chỉ dựa trên truyền thông hay các chiến lược khác được sử
dụng trong tiếp thị chính trị, mà còn dựa trên chiến lược tổng hợp dài hạn của nhà nước.
Dựa theo tính chất của hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua ngoại
giao vaccine COVID-19 của Trung Quốc, nhóm nghiên cứu chọn lọc ra những bước cụ
thể tương đồng với hoạt động này, cụ thể là cách thức xây dựng thương hiệu quốc gia cơ
bản từ những lý thuyết của hai tác giả Wally Olins và Simon Anholt, như sau.
Đầu tiên, tìm kiếm và hình thành một nhóm các chuyên gia, gồm có các đại diện
của chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đại diện
phía truyền thông, để cùng nhau phát triển chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia.
Bước thứ hai, xác định bản sắc quốc gia.
Bước thứ ba, xác định mức độ hình ảnh của quốc gia được nhìn nhận trên trường
quốc tế và trong lòng công dân quốc gia đó.
Bước thứ tư, tập trung hình thành ý tưởng cốt lõi của chiến lược xây dựng thương
hiệu, đồng thời cũng kết tinh trong một khẩu hiệu.
Bước thứ năm, chuyển đổi ý tưởng cốt lõi của chiến lược xây dựng thương hiệu
quốc gia thành các hoạt động cụ thể.
Cuối cùng, đánh giá hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia.
1.1.3. Mô hình đo lường thương hiệu của một quốc gia
Lấy câu hỏi “Chính sách ngoại giao vaccine đóng góp gì cho việc xây dựng thương
hiệu quốc gia Trung Quốc?” làm tiền đề cho bài nghiên cứu, yêu cầu tiên quyết mà nhóm
nghiên cứu cần phải thực hiện là tìm hiểu xem những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến
thương hiệu quốc gia và việc triển khai thương hiệu quốc gia. Chính vì thế, nhóm nghiên
cứu đã khảo sát các mô hình xếp hạng thương hiệu quốc gia thịnh hành trên thế giới hiện
nay để tìm ra những biến số có thể tác động đến sức mạnh thương hiệu quốc gia (khiến
chúng tăng hạng hay giảm hạng). Ở đây nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 5 mô
36
hình xếp hạng quốc gia: NBI, CBI, US News & World Report, Nation Brands Report,
Country Brand Ranking.
Trước khi tiến hành rút ra những điểm giao thoa giữa các mô hình này, nhóm
nghiên cứu xin phép giới thiệu sơ lược về từng mô hình.
1.1.3.1. Mô hình Nation Brand Index (NBI) và mô hình Country Brand
Index (CBI)
Bên cạnh mô hình NBI của Simon Anholt đo lường thương hiệu quốc gia dựa trên
sáu tiêu chí đánh giá cố định, một thang đo khác cũng được sử dụng rộng rãi là Country
Brand Index (CBI). Country Brand Index, tạm dịch là Chỉ số Thương hiệu Quốc gia, được
biên soạn hàng năm bởi công ty tư vấn chiến lược và thương hiệu FutureBrand. CBI có
những điểm học hỏi từ mô hình NBI, và đồng thời cũng có những điểm khác biệt nhất
định, đặc biệt là về tiêu chí đánh giá và phương pháp nghiên cứu
Nếu Simon Anholt đưa ra sáu tiêu chí tiếp cận về hình ảnh một quốc gia bao gồm:
Văn hóa, Chính trị, Con người, Xuất nhập khẩu, Du lịch, Đầu tư và Nhập cư, thì tiêu chí
đánh giá của CBI lại phức tạp hơn. Tổ chức FutureBrand sẽ tái cấu trúc tiêu chí đánh giá
độ nhận diện thương hiệu CBI mỗi năm một lần. Ví dụ như trường hợp năm 2008,
FutureBrand đã lập nên các hạng mục bắt đầu bằng cụm từ “Thương hiệu quốc gia lý
tưởng nhất về…”. Trong đó, mỗi hạng mục tương ứng với một tiêu chí đánh giá và một
bảng xếp hạng riêng, các hạng mục gồm: Lịch sử, Nghệ thuật văn hóa, Bãi biển, Đời sống
về đêm, và nhiều tiêu chí tương tự. Nhưng theo báo cáo đánh giá năm 2012, tiêu chuẩn đo
lường của CBI lại được chia làm năm thành tố: Hệ thống giá trị, Chất lượng cuộc sống,
Điều kiện cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, Di sản & Văn hóa và Du lịch. Từ năm
thành tố chính chia nhỏ thành nhiều thành tố phụ nhằm cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá và
tạo nên một bảng xếp hạng chung. Sang báo cáo CPI năm 2014 do FutureBrand cung cấp,
tổ chức này lại giản lược tiêu chí đánh giá giờ chỉ còn hai thành phần: Hiện trạng (Status)
và Kinh nghiệm (Experience); trong Hiện trạng chia thành ba tiêu chí nhỏ: Hệ giá trị,
Chất lượng cuộc sống, Tiềm năng kinh doanh và tương tự trong Kinh nghiệm cũng chia
nhỏ thành: Di sản & Văn hóa, Du lịch và “Xuất xứ từ…” (Made In). Ba trường hợp ở
từng năm khác nhau cho thấy thang đo lường thương hiệu quốc gia của CBI không cố
định, có thể bổ sung thêm tiêu chí (như tiêu chí Made in), và gắn chúng với sự biến động
37
của bối cảnh toàn cầu (năm 2020, CBI đã đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn của các nước
phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng nước với đại dịch COVID-19). Nếu đi sâu vào bản
chất của các tiêu chí đánh giá, thì không có sự khác biệt quá nhiều giữa các năm trên
thang đo của CBI, thậm chí ngay cả khi đối chiếu với mô hình NBI. Cả NBI và CBI đều
thường trực tiêu chí Văn hóa và Du lịch, xem xét chúng như một thước đo quan trọng
trong việc tiếp cận nhận thức của công chúng để tiến hành đánh giá một thương hiệu quốc
gia.
Trong phương pháp nghiên cứu, CBI và NBI có điểm chung trong việc kết hợp
nghiên cứu định lượng toàn cầu thông qua những cuộc khảo sát. Với NBI, họ đặt ra
những câu hỏi khảo sát ý kiến của người dân trên khắp thế giới, chẳng hạn “Nếu tiền bạc
không phải là vấn đề lớn, quý vị có muốn đến thăm quốc gia này vào kỳ nghỉ của mình
không?”, “Nếu quý vị bị bắt giữ nhầm vì một tội phạm mà mình không gây ra, quý vị
nghĩ rằng có thể gặp tình trạng này ở quốc gia nào?”, hoặc “Quốc gia này có góp phần
quan trọng vào việc giảm bớt tình trạng Trái đất nóng lên không?”. Họ dùng các câu hỏi
gắn liền với tình huống cụ thể để khảo sát độ nhận diện của các quốc gia với người tiêu
dùng một cách ngẫu nhiên. Cách tiếp cận này bao quát được mức độ cung-cầu trong quan
hệ giữa một quốc gia và người tiêu dùng, tức là vừa nhận biết được những gì quốc gia đó
có thể cung cấp, vừa lấy ý kiến về nhu cầu thực tế của người tiêu dùng mong muốn gì ở
một quốc gia. Cùng chung mục tiêu đạt được kết quả song phương như thế, nhưng
phương pháp của CBI phức tạp hơn so với NBI về phân chia cấp độ khảo sát và chọn lọc
đối tượng. FutureBrand đã phát triển một hệ thống đánh giá ba cấp độ để xếp hạng các
thương hiệu quốc gia. Chỉ số này kết hợp nghiên cứu định lượng toàn cầu, ý kiến chuyên
gia và tham khảo các số liệu thống kê có liên quan đến giá trị thương hiệu (các bài phóng
sự, cuộc khảo sát lấy ý kiến từ các mẫu thử) để đi đến kết quả đánh giá cuối cùng. Cấp độ
đầu tiên là một cuộc khảo sát chung được thực hiện ở chín quốc gia (tương tự như NBI),
cấp độ thứ hai là lòng hiếu khách định tính khảo sát chuyên gia (dựa trên phỏng vấn),
trong khi thành phần thứ ba được đại diện bởi nghiên cứu chuyên gia thứ cấp
(FutureBrand, 2009). Chỉ tính riêng về đối tượng khảo sát là người tiêu dùng không bao
gồm chuyên gia, CBI đã xây dựng thêm một mô hình được gọi là Mô hình quyết định
(HDM) để hiểu mức độ cảm nhận của người dân các quốc gia từ cấp độ Nhận thức đến
38
Vận động chính sách. HDM xem xét bảy lĩnh vực: Nhận thức, Mức độ quen thuộc, Sở
thích, Hiệp hội, Cân nhắc, Quyết định / Thăm hỏi và Vận động. Sự sàng lọc đối tượng
khảo sát của CBI nghiêm ngặt hơn, phải đáp ứng được các tiêu chí:
● Nhận thức và quen thuộc với tất cả các quốc gia nằm trong kế
hoạch khảo sát
● Quan tâm đến du lịch nước ngoài.
● Đã đi du lịch quốc tế ít nhất một lần trong năm qua, có thể vì mục
đích kinh doanh và /hoặc giải trí.
● 21-65 tuổi.
● Cân bằng giữa nam và nữ (FutureBrand, 2014, tr.8)
Đây là tiêu chí sàng lọc cụ thể theo báo cáo của FutureBrand năm 2014, đương
nhiên nó chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện từng năm.
Người được khảo sát trả lời các câu hỏi về hành vi xung quanh việc lựa chọn địa điểm du
lịch; các hiệp hội quốc gia với các thuộc tính cụ thể; nhận thức / sự quen thuộc tổng thể
với một quốc gia, các chuyến thăm trước đây, ý định đến thăm và sẵn sàng giới thiệu
điểm du lịch cho những người khác (FutureBrand, 2008). Từ việc lựa chọn đối tượng và
cách đặt câu hỏi cho thấy CBI quan tâm rất nhiều đến tiềm năng du lịch của một quốc gia
có thể ảnh hưởng đến độ nhận diện của quốc gia đó trong mắt công dân thế giới. Kết quả
sau đó sẽ được xem xét dựa trên ý kiến chuyên gia và số liệu thống kê thứ cấp để tạo ra
bảng xếp hạng thương hiệu.
Cùng được phát hành vào năm 2005 nhưng tần suất ra mắt các bảng xếp hạng lại
có sự chênh lệch lớn. Trong khi NBI bốn năm mới cung cấp bảng xếp hạng độ nhận diện
thương hiệu quốc gia một lần, thì CBI là bảng xếp hạng thường niên và các tiêu chí đánh
giá liên tục được cập nhật cùng với những biến động của thế giới. Từ tần suất vượt trội
này mà CBI có đánh giá khắt khe hơn NBI dù đối tượng khảo sát của CBI trải rộng trên
75 quốc gia (NBI từ 35 quốc gia mở rộng lên 50 quốc gia) nhưng theo CBI không phải
quốc gia nào cũng có độ nhận diện thương hiệu. Cùng trên cơ sở đo lường nhận thức toàn
cầu, lấy cảm nhận người tiêu dùng là động lực lớn nhất để đánh giá một cách khách quan,
nhưng CBI đã tự phân loại tiêu chuẩn riêng đối với các quốc gia. Đây là một phương pháp
nghiên cứu khác, báo cáo 2014-15 đưa ra một cách tiếp cận phân loại mới để giúp xác
39
định các quốc gia dựa trên sức mạnh nhận thức. Những điều này được thiết kế để làm rõ
vị trí hiện tại của mỗi quốc gia so với các quốc gia cùng thế mạnh và lập bản đồ phân bố
của chúng theo một trong bốn loại hình riêng biệt:
● “Countries” - Các quốc gia có nhận thức dưới mức trung bình ở cả hai tiêu
chí Trạng thái và Trải nghiệm.
● “Status Countries” - Các quốc gia có mức độ nhận diện bị thiên lệch hướng
tới các thuộc tính liên quan đến Hệ giá trị, Chất lượng Cuộc sống và Tiềm
năng kinh doanh.
● “Experience Countries” - Các quốc gia có mức độ nhận diện bị thiên lệch
hướng tới các khía cạnh liên quan đến Di sản & Văn hóa, Du lịch và Made
In.
● “Country brands” - Các quốc gia có nhận thức trên mức trung bình trên cả
hai tiêu chí Trạng thái và Trải nghiệm và có thể mang tính cạnh tranh so với
các nước được xem là đối thủ của họ (FutureBrand, 2014, tr.7)
So sánh với mô hình NBI hầu như không biến động trong suốt gần hai mươi năm
kể từ khi ra đời đến nay, thì CBI là cả một sự phát triển về tiêu chí, phân cấp hệ thống
đánh giá gắn với xu hướng thế giới
Chung quy lại, yếu tố “Tiềm năng kinh doanh” được đánh giá dựa trên Điều kiện
thuận lợi cho kinh doanh (Good for Business), Công nghệ cao (Advanced Technology),
Cơ sở hạ tầng (Good for Infrastructure) (FutureBrand, 2020, tr.10-11). Đây là một trong
những yếu tố tạo nên thương hiệu quốc gia theo báo cáo của CBI năm 2020. Đồng thời,
căn cứ vào đề tài của nhóm nghiên cứu, thì đây cũng là yếu tố liên quan đến các hoạt
động trao đổi và mua bán vaccine của Trung Quốc với các quốc gia khác trong tiến trình
ngoại giao vaccine.
Yếu tố thứ hai được CBI xếp vào tiêu chí xếp hạng thương hiệu quốc gia là “Made
in”. CBI xem xét “Made in” dựa trên Nguồn gốc của sản phẩm (Authentic), Chất lượng
sản phẩm (Quality), Tính độc quyền (Unique) và Nhu cầu của người dùng với sản phẩm
(Desire). Đây là yếu tố khiến CBI 2020 đánh giá cao Trung Quốc trong việc đưa danh
tiếng quốc gia ra thế giới thông qua các thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng (Huawei,
Alibaba,...) (FutureBrand, 2020, tr.124-125). Từ sự đóng góp của các doanh nghiệp đi
40
trước, nhóm nghiên cứu liên hệ đánh giá sản phẩm vaccine “Made in China” từ tập đoàn
Sinopharm, cũng là hạt nhân của chính sách ngoại giao vaccine, có ảnh hưởng thế nào đến
thương hiệu quốc gia Trung Quốc.
1.1.3.2. Country Brand Ranking
Country Brand Ranking là bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia trên hai lĩnh vực
chính, Thương mại (Đầu tư) và Du lịch do tổ chức Bloom Consulting phát hành vào năm
2010. Chỉ số này phân tích sâu rộng hiệu quả hoạt động thương hiệu của 193 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Theo Bloom Consulting (2010), Thương hiệu Quốc gia, Khu vực hoặc Thành phố
là một tài sản phải được quản lý bằng một bộ phương pháp khác biệt và đa dạng để đạt
được các mục tiêu mong muốn. Đó là lý do vì sao tổ chức này cho ra đời chỉ số Country
Brand Ranking. Hai năm một lần, Bloom Consulting sẽ công bố bảng xếp hạng các quốc
gia kết hợp với những bài phân tích chuyên sâu tình hình thương hiệu của một số quốc gia
tiêu biểu dưới dạng một ấn phẩm, tạp chí.
Bloom Consulting (2010) xác định năm mục tiêu hoặc quy mô xây dựng thương
hiệu Quốc gia, Khu vực và Thành phố bao gồm các yếu tố sau.
1. Thu hút Đầu tư (Investment)
2. Thu hút Du lịch (Tourism)
3. Thu hút Nhân tài (Talent)
4. Tăng cường sự nổi bật (Tăng cường các nỗ lực Ngoại giao
Công chúng): (Prominence)
5. Tăng cường xuất khẩu (Exports)
Các yếu tố trên được tóm gọn trong Bánh xe xây dựng thương hiệu của Bloom
Consulting dưới đây.

41
PHỤ LỤC 1. Bánh xe xây dựng thương hiệu của Bloom Consulting (Paul Beaumont và
Ann E. Towns, 2021, 15)
Quan trọng hơn, nhận thức được tính đa dạng trong việc triển khai xây dựng
thương hiệu quốc gia nên phương pháp luận của Bloom Consulting phối hợp linh hoạt
giữa việc hoạt động tổng thể trên năm khía cạnh và tập trung vào việc tách biệt từng mục
tiêu hoặc khía cạnh để phát triển các chiến lược độc đáo và phù hợp. Tổ chức này hiểu
rằng một chiến lược chặt chẽ cho cả năm khía cạnh có thể không đáp ứng được các nhu
cầu đa dạng mà thương hiệu quốc gia có, về đối tượng và thị trường. Thế nên đối với việc
đánh giá xếp hạng các quốc gia, Bloom Consulting đã phát triển bảng xếp hạng chỉ dành
riêng cho Thương mại (Đầu tư) và Du lịch. Nội dung và tiêu chí của hai bảng xếp hạng
được tóm gọn trong bảng so sánh dưới đây.
Ở bài nghiên cứu này, do tập trung nghiên cứu câu hỏi: “Chính sách ngoại giao
vaccine đóng góp gì cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia Trung Quốc?” mà chính
sách ngoại giao vaccine liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế (cụ thể như xuất khẩu,
thương mại, đầu tư) nên nhóm nghiên cứu chỉ phân tích sâu những tiêu chí được đề cập
đến trong bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia trên lĩnh vực Thương mại (Đầu tư) do
Bloom Consulting phát triển. Bảng xếp hạng được lấy 2 năm một lần từ thuật toán độc
quyền của Bloom Consulting, thuật toán kiểm tra dữ liệu của bốn biến số liên quan đến
đầu tư. Cùng nhau, bốn biến số của thuật toán tạo ra cái nhìn tổng thể về các kết quả mới
42
nhất của Thương hiệu Quốc gia và Lãnh thổ ở khía cạnh cá nhân thương hiệu lẫn trong
mối quan hệ với các thương hiệu khác. Bốn biến số bao gồm: Hiệu quả kinh tế (Economic
performance), D2 - Nhu cầu kỹ thuật số (D2 - Digital Demand), Chiến lược thương hiệu
quốc gia (CBS Rating), Hiệu suất trực tuyến (Online performance).
Hiệu quả kinh tế (Economic performance): Hay còn gọi là thành công kinh tế hữu
hình của chiến lược xúc tiến đầu tư của một quốc gia. Để đánh giá được hiệu quả của
chiến lược xúc tiến đầu tư của một quốc gia, Bloom Consulting tính toán dựa trên dòng
vốn FDI ròng và tăng trưởng được báo cáo bởi UNCTAD - Hội nghị của Liên hợp quốc
về Thương mại và Phát triển, hay con đường khác là Cơ quan Xúc tiến Đầu tư quốc gia
(IPA).
D2 - Nhu cầu kỹ thuật số (D2 - Digital Demand): Hoặc sự hấp dẫn kỹ thuật số của
một quốc gia. Bằng một công cụ chuyên dụng, Bloom Consulting đo lượng tìm kiếm trực
tuyến cho các hoạt động về các yếu tố kinh tế xã hội và liên quan đến đầu tư ở một quốc
gia cụ thể. Kết quả là, tổ chức có được những hiểu biết độc quyền về hành vi trực tuyến
và quy trình ra quyết định của các nhà đầu tư và doanh nhân quốc tế. Công cụ sáng tạo
của Bloom Consulting đã phân tích hơn 22 triệu từ khóa trong hơn 15 ngôn ngữ. Quốc gia
càng có nhiều tìm kiếm liên quan đến đầu tư, thì Thương hiệu quốc gia của quốc gia đó
càng hấp dẫn.
Chiến lược thương hiệu quốc gia (CBS Rating): Hoặc độ chính xác của định vị
chiến lược của IPA. Bloom Consulting xem xét sự phù hợp giữa chiến lược của IPA và
những gì các nhà đầu tư và doanh nhân quốc tế đang thực sự tìm kiếm. Thương hiệu quốc
gia nhận được xếp hạng cao hơn nếu chiến lược của IPA được định hình xung quanh các
thẻ thương hiệu liên quan đến đầu tư có nhu cầu cao nhất về lượng tìm kiếm.
Hiệu suất trực tuyến (Online performance): Hoặc đánh giá về sự hiện diện trực
tuyến của một quốc gia. Bloom Consulting xem xét phân tích trang web IPA và dữ liệu
truyền thông xã hội để xác định khả năng hiển thị tổng thể và mức độ phổ biến của
Thương hiệu quốc gia. Ngày nay, việc một thương hiệu có thành công hay không phụ
thuộc rất nhiều vào hiệu suất của nó trên các nền tảng trực tuyến khác nhau.
Từ mô hình bánh xe xây dựng thương hiệu quốc gia và bảng xếp hạng thương hiệu
quốc gia trên lĩnh vực Thương mại (Đầu tư), nhóm nghiên cứu đúc kết được mục đích của
43
việc xây dựng thương hiệu quốc gia là thu hút đầu tư, du lịch, nhân tài, tăng cường sự nổi
bật và tăng cường xuất khẩu. Trong đó, sức mạnh của thương hiệu quốc gia ở lĩnh vực
Thương mại (Đầu tư) được quyết định bởi 4 biến số, bao gồm hiệu quả kinh tế, D2 - Nhu
cầu kỹ thuật số, Chiến lược thương hiệu quốc gia, Hiệu suất trực tuyến. Để phục vụ cho
câu hỏi tiền đề của đề tài nghiên cứu: “Chính sách ngoại giao vaccine đóng góp gì cho
việc xây dựng thương hiệu quốc gia Trung Quốc?”, theo mô hình bánh xe của Bloom
Consulting, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 mục đích chính hay kích thước chính của
việc xây dựng thương hiệu quốc gia, đó là thu hút đầu tư, tăng cường sự nổi bật và tăng
cường xuất khẩu. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại đầu tư, nhóm nghiên cứu sẽ chú ý
phân tích sức mạnh thương hiệu quốc gia trung quốc dựa trên 4 biến số đã nêu. Nói cách
khác, nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu xem chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc
có giúp quốc gia này thu hút đầu tư, tăng cường sự nổi bật và tăng cường xuất khẩu hay
không? Nếu có thì quá trình đó diễn ra như thế nào và ảnh hưởng đến thương hiệu quốc
gia cũng như việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc ra sao?
1.1.3.3. Nation Brands Report
Bên cạnh mô hình và bảng xếp hạng của Bloom Consulting (2010), Nation Brands
Report do tổ chức FutureBrand thực hiện cũng thể hiện rõ những biến số có thể tác động
đến sức mạnh thương hiệu quốc gia (khiến chúng tăng hạng hay giảm hạng). Đối tượng
mà mô hình Nation Brands Report đánh giá là sức mạnh và giá trị của thương hiệu quốc
gia. Thành lập từ năm 2010, phương pháp luận của Nation Brands Report dần được hoàn
thiện và cụ thể hoá theo thời gian.
Năm 2011, xếp hạng sức mạnh thương hiệu quốc gia (Brand Strength Index) dựa
trên điểm số trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng và hiệu quả, giá trị thương hiệu, hiệu quả
kinh tế. Giai đoạn 2012 - 2013, sức mạnh thương hiệu quốc gia được xác định bằng điểm
số trong các phân khúc Nation Brand ImpactTM gồm Đầu tư, Du lịch, Sản phẩm, Nhân
tài và một phân khúc chung. Giai đoạn 2014 - 2015, xếp hạng sức mạnh thương hiệu quốc
gia được xác định bằng cách tham chiếu đến biểu hiện trên bốn 'trụ cột': Hàng hóa & Dịch
vụ, Du lịch, Con người & Kỹ năng, Đầu tư. Giai đoạn 2015 - 2019, cách đánh giá sức
mạnh thương hiệu lại có sự đổi khác, được xác định bằng cách tham chiếu đến biểu hiện

44
trên hàng chục điểm dữ liệu trên ba 'trụ cột' chính: Hàng hóa & Dịch vụ (Goods &
Services), Đầu tư (Investment), Xã hội (Society).
Giai đoạn 2020 - 2021, trên cơ sở đúc kết tất cả yếu tố đã được sử dụng làm tiêu
chí đo lường suốt thời gian qua, FutureBrand công bố các thước đo đánh giá sức mạnh
thương hiệu quốc gia bao gồm: Mức đầu tư vào thương hiệu (Brand investment), Tài sản
thương hiệu (Brand equity), Hiệu suất thương hiệu (Brand Performance). Mỗi thước đo
này chứa hàng loạt tiêu chí cụ thể, bao gồm những tiêu chí đã từng được dùng làm thước
đo chính cho bảng xếp hạng các năm trước. Nói cách khác, bảng xếp hạng Nation Brands
Report từ năm 2020 đến 2021 đã tổ hợp lại các yếu tố sẵn có và thêm vào những yếu tố
mới để đưa ra một cách đánh giá bao quát nhất có thể về sức mạnh thương hiệu quốc gia.
Dưới đây là hình ảnh cụ thể cho các thước đo đánh giá sức mạnh thương hiệu quốc gia.

PHỤ LỤC 2. Thước đo sức mạnh thương hiệu được tổ chức FutureBrand sử dụng làm
phương pháp luận. (Brand Finance, 2021)
Dựa trên thước đo đánh giá sức mạnh thương hiệu quốc gia thời gian gần nhất năm
2021, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự xuất hiện của một yếu tố mới trong khía cạnh Tài
sản thương hiệu (Brand Equity). Đó là cách quốc gia đối diện với dịch COVID-19, bao
gồm các khía cạnh: sức khỏe & hạnh phúc, nền kinh tế, viện trợ quốc tế. Yếu tố này có
liên quan trực tiếp đến câu hỏi tiền đề của đề tài nghiên cứu: “Chính sách ngoại giao

45
vaccine đóng góp gì cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia Trung Quốc?”. Thế nên,
nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc
(thuộc khía cạnh viện trợ quốc tế trong cách quốc gia đối diện với COVID-19) đã tác
động đến mức điểm Tài sản thương hiệu thế nào và từ đó ảnh hưởng đến thương hiệu
quốc gia và quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia ra sao?
Như đã đề cập ở trên, bên cạnh việc đánh giá sức mạnh thương hiệu quốc gia,
Nation Brands Report còn tiến hành định giá thương hiệu. Nếu thước đo sức mạnh thương
hiệu quốc gia chứng kiến nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì cách thức định giá thương
hiệu không có nhiều biến động. Từ năm 2011 đến nay, giá trị của thương hiệu quốc gia
luôn được định giá cụ thể theo đồng đô la thông qua các bước xác định tỷ lệ tiền bản
quyền, các luồng GDP liên quan đến thương hiệu và tỉ lệ chiết khấu. Tuy nhiên, do lựa
chọn phương pháp nghiên cứu định tính nên việc tiến hành định giá thương hiệu sẽ không
phù hợp với đề tài nghiên cứu, nên nhóm nghiên cứu sẽ không tập trung phân tích thương
hiệu quốc gia ở góc độ này.
1.1.3.4. US News & World Report (Best Countries Report) (2016)
Trong báo cáo năm 2021 – lần thứ sáu trong chuỗi US News cho chúng ta biết:
hơn 17.000 người đã chấm điểm ở 78 quốc gia như thế nào và các ý kiến đều đại diện cho
quan điểm cá nhân. Những người tham gia khảo sát được cung cấp 76 thuộc tính mà họ
phải áp dụng cho các quốc gia được chọn, các thuộc tính này sẽ được xếp vào các nhóm
tiêu chí đánh giá lớn và chấm trên thang điểm 100, điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá sẽ là
điểm trung bình cộng của các thuộc tính nằm trong tiêu chí đó. Các tiêu chí đánh giá gồm:
● Thu hút du lịch (Adventure)
Các hạng mục chấm điểm: Mức độ thân thiện (Friendly), Mức độ vui vẻ (Fun), Địa điểm
du lịch (Good for tourism), Khí hậu hài hòa (Pleasant Climate), Cảnh quan (Scenic), Mức
độ hấp dẫn (Sexy)
● Sự linh hoạt (Agility)
Các hạng mục chấm điểm: Khả năng thích nghi (Adaptable), Tính năng động (Dynamic),
Tính hiện tại (Modern), Sự tiến bộ (Progressive), Tính linh hoạt (Responsive)
● Mức độ ảnh hưởng của văn hóa (Cultural Influence)

46
Các hạng mục chấm điểm: Ý nghĩa văn hóa trong khía cạnh giải trí (Culturally
significant in terms of entertainment), Yếu tố thời trang (Fashionable), Mức độ hạnh phúc
(Happy), Nền văn hóa có sức ảnh hưởng (Has an influential culture), Các thương hiệu tiêu
dùng (Has strong consumer brands), Tính hiện đại (Modern), Mức độ uy tín (Prestigious),
Cập nhật xu hướng (Trendy)
● Khả năng khởi nghiệp (Entrepreneurship):
Các hạng mục chấm điểm: Kết nối với thế giới (Connected to the rest of the world), Tỉ lệ
dân trí (Educated Population), Kinh doanh (Entrepreneurial), Tính sáng tạo (Innovative),
Khả năng tiếp cận vốn (Provides easy access to capital), Lực lượng lao động lành nghề
(Skilled labor force), Thành thạo công nghệ (Technological expertise), Thực tiễn kinh
doanh minh bạch (Transparent business practices), Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số (Well-developed digital infrastructure), Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng
(Well-developed infrastructure), Khuôn khổ pháp lý (Well-developed legal framework)
● Động lực/ Tiềm năng (Movers)
Các hạng mục chấm điểm: Tính khác biệt (Different), Tính khu biệt (Distinctive), Tính
năng động (Dynamic), Tính độc đáo (Unique)
● Quyền lực (Power)
Các hạng mục chấm điểm: Người lãnh đạo (A leader), Mức độ ảnh hưởng về kinh tế
(Economically Influential), Xuất khẩu mạnh (Has strong exports), Mức độ ảnh hưởng về
chính trị (Politically Influential), Mức độ liên minh quốc tế (Strong international
alliances), Quân đội (Strong military)
● Hoạt động giao lưu kinh doanh (Open for Business)
Các hạng mục chấm điểm: Chi phí sản xuất (Cheap manufacturing costs), Môi trường
thuế (Favorable tax environment), Không quan liêu (Not Bureaucratic), Không tham
nhũng (Not Correct), Thực tiễn chính phủ hoạt động một cách minh bạch (Transparent
government practices)
● Di sản (Heritage)
Các hạng mục chấm điểm: Mức độ tiếp cận văn hóa (Culturally Accessible), Lịch sử lâu
đời (Has a rich history), Ẩm thực (Has great food), Di tích văn hóa (Many cultural
attractions), Di tích địa lý (Many geographic attractions)
47
● Những vấn đề xã hội (Social Purpose)
Các hạng mục chấm điểm: Mức độ quan tâm đến quyền động vật (Cares about animal
rights), Mức độ quan tâm đến nhân quyền (Cares about human rights), Mức độ quan tâm
đến môi trường (Cares about the environment), Cam kết về các vấn đề khí hậu
(Committed to climate goals), Cam kết về các vấn đề công bằng xã hội (Committed to
justice), Bình đẳng giới (Gender Equality), Bình đẳng chủng tộc (Racial equity), Tự do
tôn giáo (Religious freedom), Tôn trọng quyền sở hữu tài sản (Respect property rights),
Mức độ tin cậy (Trustworthy), Sự phân chia quyền lực chính trị (Well-distributed political
power).
● Chất lượng cuộc sống (Quality of Life)
Các hạng mục chấm điểm: Thị trường việc làm tốt (A good job market), Mức sống
(Affordable), Mức độ ổn định của nền kinh tế (Economically stable), Family-Friendly,
Bình đẳng thu nhập (Income equality), Mức độ ổn định của nền chính trị (Politically
stable), Mức độ an toàn (Safe), Chất lượng hệ thống giáo dục (Well-developed public
education system), Chất lượng hệ thống y tế (Well-developed public health system) (US
News, 2021)
Tiếp cận dưới góc độ đề tài nghiên cứu, yếu tố Quyền lực (trong Kinh tế và Chính
trị) là yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi chính sách ngoại giao vaccine của Trung
Quốc để đi đến mục đích cuối cùng là xây dựng thương hiệu quốc gia. Chính vì vậy, đối
với hệ thống đo lường của US News & World Reports, nhóm nghiên cứu chỉ đánh giá các
thuộc tính liên quan đến ngoại giao vaccine như “Xuất khẩu, Mức độ ảnh hưởng đến nền
Kinh tế & Chính trị và Liên minh quốc tế” nằm trong tiêu chí “Quyền lực” với câu hỏi
liệu chính sách ngoại giao vaccine mà Trung Quốc thực hiện có tác động đến các thuộc
tính đó như thế nào. Từ đây, nhóm nghiên cứu sẽ có cơ sở đánh giá sự tác động trở lại của
các thuộc tính đó lên thương hiệu quốc gia Trung Quốc.
Từ việc khảo sát các mô hình đo lường trên, nhóm nghiên cứu tiến hành trả lời câu
hỏi: Chính sách ngoại giao vaccine tác động đến những khía cạnh nào của thương hiệu
quốc gia? Nói cách khác, nhóm nghiên cứu rút ra các khía cạnh của thương hiệu quốc gia
bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại giao vaccine như sau:

48
● Yếu tố Tiềm năng kinh doanh: Điều kiện thuận lợi cho kinh doanh

(Good for Business), Công nghệ cao (Advanced Technology), Cơ sở


hạ tầng (Good for Infrastructure).

● Yếu tố “Made in”: Nguồn gốc của sản phẩm (Authentic), Chất lượng

sản phẩm (Quality), Tính độc quyền (Unique) và Nhu cầu của người
dùng với sản phẩm (Desire).

● Yếu tố “thu hút đầu tư”

● Yếu tố danh tiếng

● Yếu tố xuất khẩu

● Yếu tố quyền lực: Mức độ ảnh hưởng đến nền Chính trị và Liên minh

quốc tế
1.2. Thực tiễn hoạt động xây dựng thương hiệu quốc gia trong Quan hệ Quốc tế
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình nội tại các nước khi triển khai xây dựng
thương hiệu quốc gia
Bước vào thế kỉ 21, hoà bình - hợp tác - phát triển là xu hướng chung của các quốc
gia trên khắp thế giới. Các quốc gia nỗ lực giảm thiểu căng thẳng quân sự và cạnh tranh
lành mạnh trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ kinh tế, văn hoá đến du lịch. Bên
cạnh đó, hoà cùng dòng chảy của nền kinh tế toàn cầu và thời đại số hoá, nhiều bảng xếp
hạng và chỉ số đánh giá thương hiệu quốc gia đã ra đời. Hai xu hướng trên có ảnh hưởng
trực tiếp đến chính sách của các quốc gia. Để tăng vị thế trên trường quốc tế, chính phủ
các quốc gia ngày càng quan tâm đến việc tích cực quảng bá hình ảnh, giá trị và tinh thần
đất nước đến bạn bè thế giới thông qua việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia.
Bối cảnh trên đã định hình chiến lược phát triển ở hầu hết quốc gia trên khắp các châu
lục.
Cùng với tình hình quốc tế, bối cảnh trong nước cũng là một tác nhân quan trọng,
góp phần thúc đẩy chính phủ các nước triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia. Dù mỗi
49
quốc gia - dân tộc với hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau sẽ trải nghiệm sự vận động nội
tại hoàn toàn riêng biệt nhưng thông qua việc khảo sát chiến lược xây dựng thương hiệu
quốc gia của các nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy một điểm chung lớn. Đó là đa số các
quốc gia đều trải qua những biến cố, thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, dẫn đến nhu
cầu phải cập nhật lại hình ảnh hiện tại ra thế giới và thay đổi những định kiến.
Chẳng hạn ở trường hợp của Hàn Quốc, trước thời kỳ chia cắt Nam Bắc bán đảo
Triều Tiên, hình ảnh về Hàn Quốc chủ yếu do người phương Tây định đoạt. Truyền thông
phương Tây dán nhãn cho Hàn Quốc với thương hiệu "Morning Calm", gắn liền với liên
tưởng về một vùng đất viễn đông, xa xôi, bí ẩn và đậm màu sắc hoài cổ. Mãi đến cuối thế
kỉ 20 - đầu thế kỷ 21, trải qua hàng loạt các sự kiện như quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, khủng hoảng kinh tế IMF 1997, đồng thời nhận ra mối quan tâm lớn của cộng
đồng quốc tế đối với phim truyện Hàn Quốc và các thương hiệu tư nhân như Samsung
hay LG, Chính phủ Hàn Quốc mới nghiêm túc suy nghĩ về hình ảnh mà họ muốn đưa ra
thế giới.
Một ví dụ khác đến từ Châu Âu là trường hợp của các quốc gia Đông và Trung Âu
(CEE - Central East European). Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, “Đông Âu” thường được
xem là từ đồng nghĩa với chủ nghĩa cộng sản, gắn liền với ý nghĩa tiêu cực và hình ảnh
lạc hậu, nghèo nàn, thấp kém. Đến khi Liên Xô và Liên bang Nam Tư sụp đổ, các nước
Đông - Trung Âu như Estonia, Latvia, Litva, Slovenia, Croatia và Montenegro bước vào
quá trình chuyển đổi, tự định hình lại bản sắc quốc gia với mục tiêu quan trọng là hoà
nhập khu vực, thậm chí hướng tới gia nhập NATO và Liên minh châu Âu. Thế nên, để
cập nhật định hướng quốc gia với các đối tác tiềm năng, thể hiện tư cách thành viên đáng
tin cậy của hệ thống mới, các nước Đông - Trung Âu tích cực xây dựng thương hiệu quốc
gia, truyền bá hình ảnh nền chính trị dân chủ, ổn định và nền kinh tế thị trường mới nổi,
đầy triển vọng tới cộng đồng quốc tế. Như vậy, theo xu hướng thế giới cũng như nhu cầu
cấp thiết trong nước, nhiều quốc gia đã xem việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc
gia là một định hướng phù hợp để nâng cao tầm vóc và khả năng cạnh tranh.
1.2.2. Mục đích của việc xây dựng thương hiệu quốc gia ở các quốc gia
Các nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia hầu hết đều hướng tới việc tạo ra lợi thế
kinh tế toàn cầu. Dù mỗi quốc gia có thể lựa chọn lĩnh vực và chiến lược khác nhau
50
nhưng khẩu hiệu và xu hướng tạo nên các liên tưởng đều tương tự. Tất cả các nước đều
mong muốn có vẻ ngoài đổi mới, sáng tạo, thú vị và hấp dẫn. Ví dụ, trong “Chiến lược và
Kế hoạch Hành động” năm 2004, Bulgaria đã quyết định tập trung vào lĩnh vực Công
nghệ thông tin và hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến sinh lợi cho các tập đoàn quốc tế
đang tìm kiếm khả năng thuê ngoài. Estonia tự gọi mình là E-stonia để tạo nên thương
hiệu hấp dẫn cho ngành công nghiệp máy tính quốc gia. Bên cạnh đó, tham vọng đạt được
hiệu quả kinh tế nhất định cho quốc gia cũng thể hiện rõ qua ba trong sáu mục tiêu do
Phái đoàn Thương hiệu Phần Lan nêu ra, bao gồm: 1) Tăng cường đánh giá cao thành quả
của lao động Phần Lan, tức là, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của Phần Lan,
2) Thúc đẩy đầu tư quốc tế vào Phần Lan, 3) Thúc đẩy du lịch trong nước. Chưa dừng lại,
đối với các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi như các quốc gia Đông - Trung Âu
hậu Soviet hoặc các quốc gia kém phát triển nằm ở “ngoại vi”, những nước này luôn cần
sự hỗ trợ về đạo đức, tài chính và chính trị của các khu vực hoặc quốc gia phát triển hơn,
được gọi là “các quốc gia trung tâm”, chẳng hạn như các quốc gia Tây Âu. Vậy nên, chức
năng của việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia là làm rõ quá trình cải thiện và
phát triển tiềm lực, đồng thời chứng minh rằng các quốc gia trên xứng đáng nhận được sự
hỗ trợ của các quốc gia trung tâm.
Cùng với lợi thế kinh tế, việc triển khai xây dựng thương hiệu ở các nước trên thế
giới cũng hướng tới mục tiêu khẳng định giá trị dân tộc, củng cố tiếng nói, uy tín quốc gia
trên trường quốc tế. Đó là lý do vì sao ba mục tiêu còn lại trong số sáu mục tiêu của Phái
đoàn Thương hiệu Phần Lan nêu rõ các điều sau: 4) Thúc đẩy vị thế quốc tế của Nhà nước
Phần Lan, 5) Thúc đẩy sự hấp dẫn của Phần Lan đối với các chuyên gia quốc tế, 6) Nâng
cao lòng tự tôn dân tộc của người Phần Lan. Bên cạnh đó, trong trường hợp của các quốc
gia Đông - Trung Âu, việc xây dựng thương hiệu tạo điều kiện để (tái) xác định và (tái)
xây dựng bản sắc dân tộc vì bản sắc cũng đang thay đổi trong quá trình chuyển đổi. Thay
vì để các quốc gia trung tâm dán nhãn, các quốc gia Đông - Trung Âu tự phát minh ra
phiên bản tốt hơn của chính mình, theo định hướng phát triển mà họ mong muốn. Hơn
nữa, các quốc gia đang chuyển đổi có ít niềm tin và thường nhìn nhận bản thân theo cách
tiêu cực, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi. Với tình trạng này, thương

51
hiệu có thể đoàn kết người dân của một quốc gia, từ đó thúc đẩy sự tự tin và đem đến
niềm tự hào cho những thành tựu của quá trình chuyển đổi.
1.2.3. Chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia ở các nước
Mỗi quốc gia với mục tiêu và định hướng riêng sẽ triển khai những chính sách xây
dựng thương hiệu quốc gia phù hợp. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu chiến lược của các
nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số điểm cốt lõi trong quá trình xây dựng thương
hiệu mà hầu hết các quốc gia đều thực hiện.
Thứ nhất, mỗi quốc gia đều có một bộ máy bao gồm nhiều bộ ngành khác nhau
cùng phối hợp trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Nói cách khác, họ thành lập
một cơ quan chuyên trách cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia và cơ quan này sẽ là
cầu nối để tất cả bộ ngành, từ chính phủ đến tư nhân cùng phối hợp thực hiện.
Hội đồng Tổng thống về Thương hiệu Quốc gia (PCNB) do Chính phủ Hàn Quốc
thành lập và tháng 1 năm 2009 là một ví dụ điển hình cho sự chủ động xử lý thương hiệu
quốc gia nhằm xây dựng và quản lý danh tiếng của đất nước một cách có hệ thống. Đây là
nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của chính phủ trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại. Chức năng của
PCNB có thể được tóm tắt như sau: Thứ nhất, tổ chức này đóng vai trò tháp kiểm soát
trong việc thực hiện các chính sách của chính phủ về xây dựng thương hiệu quốc gia. Thứ
hai, PCNB làm trung gian tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Thứ
ba, PCNB thiết lập một hệ thống quản lý về xây dựng thương hiệu quốc gia bằng kế
hoạch của các bộ và đánh giá chúng. Thứ tư, PCNB tạo động lực cho chương trình nghị
sự của Tổng thống trong việc thực hiện các chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia.
Về cách thức hoạt động, PCNB được thiết kế để làm việc với các bộ chính phủ và
khu vực tư nhân, vì vậy các thành viên của PCNB bao gồm khoảng 30 chuyên gia dân sự
và 12 bộ trưởng, bao gồm tài chính, văn hóa, đối ngoại, giáo dục, kinh tế tri thức, đất đai,
hành chính công, v.v. Các thành viên dân sự được bổ nhiệm dựa trên chuyên môn của họ
về xây dựng thương hiệu quốc gia, chẳng hạn như quan hệ công chúng, tiếp thị, thiết kế,
quảng cáo và xã hội học. Nội bộ PCNB được chia thành 5 tiểu ban về lập kế hoạch, doanh
nghiệp và CNTT, văn hóa và du lịch, hợp tác liên quốc gia và quyền công dân toàn cầu.
Ngoài ra còn có một văn phòng hỗ trợ việc điều hành PCNB, giống như một ban thư ký,
bao gồm 40 nhân viên được biệt phái từ các bộ chính phủ, cơ quan nhà nước, công ty tư
52
nhân và nhân viên hợp đồng. Văn phòng Tổng thống là người hỗ trợ chính cũng như giám
sát việc thành lập PCNB và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành PCNB ở giai
đoạn đầu. Do đó, với sự hỗ trợ của Văn phòng Tổng thống, tổ chức có lợi thế trong việc
phối hợp công tác chính sách ở cấp trên của các bộ.
Rời khỏi Hàn Quốc ở Đông Bắc Á, đến khu vực Bắc Âu, Phần Lan cũng không
phải là ngoại lệ khi đã bổ nhiệm Phái đoàn Thương hiệu Quốc gia Phần Lan vào năm
2008, tổ chức này đã đưa ra một tài liệu mang tên “Sứ mệnh cho Phần Lan - Cách Phần
Lan sẽ giải quyết những vấn đề tồi tệ nhất của thế giới” (2010). Mục tiêu lớn nhất của
Phái đoàn là “tạo ra một chiến lược cho Phần Lan nhằm giải quyết những thách thức bên
ngoài và bên trong gắn liền với hình ảnh của Phần Lan” (Monika Schatz & Fred Dervin,
3). Về cơ cấu, Phái đoàn bao gồm 23 công dân Phần Lan được chọn để đại diện cho khu
vực kinh doanh Phần Lan, các trường đại học, nghệ sĩ và những người “bình thường”.
Với sự giúp đỡ của chuyên gia xây dựng thương hiệu Simon Anholt, phái đoàn đã thành
lập các nhóm làm việc nhằm quản lý và kiểm soát tốt hơn hình ảnh quốc gia trước thế
giới, tạo ra thương hiệu Phần Lan và cả lợi nhuận theo sau đó. Bộ Ngoại giao Phần Lan,
Ủy ban Du lịch Phần Lan, công ty quảng cáo SEK & Grey, và Finnfacts được liệt kê là
những nhà tài trợ chính cho dự án.
Ngoài ra, các nước Đông Âu cũng là một trường hợp cần phải nhắc đến. Vào cuối
những năm 1990, việc quản lý hình ảnh quốc gia đã được thể chế hoá ở Trung Âu, có
những chiến lược rõ ràng, hướng tới cách tiếp cận tổng thể và phối hợp, từ đó tạo ra các
thương hiệu quốc gia. Chính phủ Hungary là một trong những nước đầu tiên thành lập
một tổ chức để quản lý danh tiếng của Hungary ở nước ngoài. Mục đích của Trung tâm
Hình ảnh Quốc gia là "phát triển một khái niệm về hình ảnh mới của đất nước và xây
dựng hình ảnh mới này ở cả trong và ngoài nước" (György Szondi, 2007, 9). Viện Latvia
được thành lập vào năm 1998 bởi chính phủ “để giúp cộng đồng thế giới toàn cầu hóa
hiểu rõ hơn về Latvia ngày nay bằng cách cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích về tất cả
các khía cạnh của lịch sử, văn hóa và xã hội của Latvia” (György Szondi, 2007, 9-10).
Viện Thương hiệu Ba Lan bắt đầu chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia Ba Lan từ
năm 2004, mặc dù Bộ Ngoại giao đã khởi xướng một số chương trình từ những năm đầu
2000.
53
Thứ hai, đa số các quốc gia đều nỗ lực quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới bằng
nhiều con đường. Trong đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp được bốn hướng chính: Một là
thông qua các sự kiện quốc tế. Hai là thành lập các viện, tiền đồn ở nước ngoài để xúc
tiến các hoạt động giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội. Ba là tranh thủ sự công nhận của các
tổ chức quốc tế (như UNESCO,...) để giúp di sản quốc gia được nhận diện nhiều hơn.
Cuối cùng là thành lập các trang web trực tuyến, đại diện cho quốc gia trên nền tảng điện
tử.
Trở lại với ví dụ Hàn Quốc, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, việc triển
khai xây dựng thương hiệu quốc gia diễn ra vô cùng sôi nổi với nhiều hoạt động đối thoại/
truyền thông toàn cầu và tăng cường đóng góp cho quốc tế. Với mục tiêu tăng cường sự
có mặt và vai trò lãnh đạo của quốc gia trên trường quốc tế, Chính quyền Lee Myung-bak
tham gia tích cực vào các hoạt động toàn cầu. Theo định hướng chính sách của Chính
phủ, việc viện trợ nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức (ODA), chương trình chia sẻ
kiến thức (KSP), hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO) hay việc tổ chức các sự kiện quốc tế
đều được thúc đẩy tích cực như một cách xây dựng thương hiệu quốc gia.
Bên cạnh việc tham dự vào các sự kiện toàn cầu, Hàn Quốc cũng xúc tiến nhiều
chương trình trao đổi quốc tế để khuyến khích người dân trong nước tiến ra thế giới.
PCNB lồng ghép các chương trình nước ngoài của chính phủ dưới một thương hiệu lớn
“World Friends Korea” (WFK) để tạo ra hiệu ứng tổng hợp, làm nên tính tổng hợp cho
một nhóm tình nguyện viên ở nước ngoài của Hàn Quốc. Lúc đầu, WFK bao gồm các
chương trình do chính phủ tài trợ, chẳng hạn như các tình nguyện viên theo hợp đồng dài
hạn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA, một cơ quan viện trợ đại diện thuộc
Bộ Ngoại giao) điều hành. Số lượng tình nguyện viên của KOICA trong năm 2008 là
1.500 tình nguyện viên tiến hành chương trình trao đổi với 43 quốc gia. Thời điểm đó, số
lượng này lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật Bản. Bốn năm tiếp theo, quy mô của
WFK đã tăng lên hơn 4.000 tình nguyện viên mỗi năm. Các trường đại học, tổ chức phi
chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã tham gia WFK. Hàng năm trong
nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch Lee đều tổ chức lễ động viên cho các tình nguyện viên ở
nước ngoài. Bằng việc tăng cường sự hỗ trợ và hợp tác trong cộng đồng, PCNB đã tạo
điều kiện cho sự bùng nổ của chương trình tình nguyện ở nước ngoài.
54
Cùng với chương trình tình nguyện, Hàn Quốc cũng quan tâm và chung tay giải
quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tư vấn phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng,
văn hoá nông nghiệp, giáo dục,... Điều này đã tăng độ nhận diện trên trường quốc tế cho
Hàn Quốc rất cao, xóa bỏ định kiến về một Hàn Quốc đói nghèo trong quá khứ, thay thế
bằng hình ảnh một quốc gia đã đạt được thành công trong công nghiệp hoá và hiện đại
hoá, có khả năng viện trợ cho các nước khác.
Chưa dừng lại ở đó, Chính quyền Lee còn tích cực quảng bá nét đẹp văn hoá của
Hàn Quốc ra quốc tế. Đầu tiên là quảng bá ngôn ngữ bằng cách thành lập Viện Vua
Sejong ở nhiều nước trên thế giới để cung cấp chương trình dạy tiếng Hàn cho người có
nhu cầu. Tiếp đến là thúc đẩy việc đề cử các Di sản văn hoá Thế giới với UNESCO.
Hơn nữa, Hàn Quốc đã tăng cường truyền thông toàn cầu với các bài thuyết trình
tích cực trong các sự kiện quốc tế, chẳng hạn như hội nghị thượng đỉnh, sự kiện thể thao
thế giới, một loạt các hội nghị, triển lãm thế giới, v.v. Chính phủ đã tận dụng những sự
kiện khổng lồ trên như một cơ hội để quảng bá thương hiệu quốc gia qua việc tăng cường
quan hệ công chúng với các hãng thông tấn báo chí ở nước ngoài và trong nước. Bên cạnh
đó, PCNB còn tích cực thúc đẩy các chương trình trao đổi văn hoá, tổ chức “Tuần lễ Hàn
Quốc”
Ngoài ra, trong thời đại kỹ thuật số, Hàn Quốc cũng tận dụng nền tảng trực tuyến
để tăng độ nhận diện thương hiệu quốc gia. Nhiều cuộc thi mở như “Người hỗ trợ thương
hiệu”, “Phóng viên nội dung”, “Sinh viên thế giới tại Hàn Quốc” (WSK), “Nhà truyền
thông thương hiệu”, “Tư duy mới Hàn Quốc” và “Người viết blog quyền lực” được thực
hiện dưới sự bảo trợ của PCNB để tạo nên sân chơi năng động và môi trường giao lưu
bằng tiếng Hàn cho sinh viên trong nước lẫn quốc tế.
Trường hợp của Thuỵ Sĩ là một ví dụ khác cho thấy nỗ lực quảng bá hình ảnh quốc
gia ra thế giới. Chính phủ Thuỵ sĩ đã thành lập các tiền đồn swissnex ở các quốc gia lớn
để xúc tiến hình ảnh quốc gia đến với khán giả nước ngoài. Với vai trò tương tự Viện
Khổng Tử, Viện Vua Sejong hay Hội đồng Anh thì các trụ sở swissnex làm việc với các
tổ chức khác theo đuổi các lợi ích được xác định là mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc
gia, bên cạnh thu hút du lịch và xúc tiến xuất khẩu, thu hút FDI và nhân tài. Bằng cách tập
trung vào các lợi ích đã được xác định rõ ràng về khoa học và công nghệ, giáo dục đại học
55
và đổi mới, swissnex củng cố sứ mệnh và hoạt động của các nhóm khác nhau, từ đó tích
cực quảng bá các khía cạnh nhất định của thương hiệu quốc gia của Thụy Sĩ.
Ngoài ra, các quốc gia Đông Âu cũng khởi động chiến dịch xây dựng thương hiệu
hoặc quảng bá tinh thần quốc gia thông qua các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Ba Lan
đăng cai vòng chung kết Hoa hậu Thế giới vào năm 2006, đây là một sự ‘quảng bá hình
ảnh’ cao cho đất nước. Một sự kiện khác thường được sử dụng để quảng bá đất nước là
cuộc thi hát Eurovision, nơi hàng triệu người trên khắp châu Âu hòa vào cuộc thi hát. Khi
Estonia giành chiến thắng trong cuộc thi vào năm 2001 và đăng cai tổ chức Eurovision
vào năm 2002, quốc gia này đã sử dụng nó để khởi động sáng kiến 'Xây dựng thương hiệu
Estonia' và cho 166 triệu người xem thấy đất nước đã chuyển đổi từ một Cộng hòa Xô
viết thành một đối thủ của EU và NATO như thế nào. Năm 2005, Ukraine đã đăng cai tổ
chức sự kiện này và nắm bắt cơ hội để truyền đạt các giá trị, hy vọng và tầm nhìn của đất
nước tới khán giả toàn Châu Âu. Đối với một số quốc gia, Eurovision có thể không chứa
đựng nhiều ý nghĩa nhưng cuộc thi này có giá trị rất lớn đối với nhiều quốc gia Trung -
Đông Âu trong việc thể hiện bản thân và tăng cường sự tự tin của họ.
Thứ ba, nhiều nước có xu hướng hình thành các nhãn hiệu ngắn gọn để gợi lên
những liên tưởng về giá trị, tinh thần và bản sắc quốc gia. Chẳng hạn như Vương quốc
Anh với thương hiệu “Cool Britain”, Nhật Bản với thương hiệu “Cool Japan” hay Hàn
Quốc với nhãn hiệu “Dynamic Korea” trước năm 2009. Đa số các quốc gia thường chỉ ấn
định cho mình một nhãn hiệu và sau một thời gian thì không thể duy trì nhãn hiệu ấy nữa.
Tuy nhiên, ở ví dụ về Singapore, quốc gia này lại cho thấy sự linh hoạt của mình khi khéo
léo thay đổi thương hiệu quốc gia theo thời gian. Singapore là một trong số ít những quốc
gia có thương hiệu ngay từ đầu. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bắt đầu xây dựng thương
hiệu Singapore từ năm 1965, sau mỗi thập kỷ Singapore Tourism Board đặt một thương
hiệu mới cho Singapore để giữ Singapore là một thành phố hấp dẫn cho khách du lịch đến
thăm hoặc thăm lại. Mỗi thông điệp thương hiệu này tiếp thị Singapore theo những cách
nâng cao hơn. Họ thích ứng với nhu cầu của du khách trong khi vẫn duy trì thông điệp cốt
lõi như “Đông gặp Tây”, “Cộng đồng đa chủng tộc” và “Trung tâm kinh doanh”. Bảng
dưới đây nêu rõ các thương hiệu được Chính phủ Singapore lựa chọn theo thời gian.

56
Cuối cùng, với nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia một cách nghiêm túc, các
quốc gia luôn tiến hành kiểm tra tính hiệu quả quá trình triển khai. Một ví dụ điển hình
cho luận điểm này là trường hợp của Hàn Quốc. Giai đoạn 2009 - 2013, Hội đồng Tổng
thống về Thương hiệu quốc gia Hàn Quốc đưa ra khuôn khổ cho chính sách xây dựng
thương hiệu quốc gia dựa trên đề xuất của các bộ và cơ quan chính phủ. Chúng thường
được gọi là “Kế hoạch Cơ bản” hoặc “Kế hoạch Chiến lược” với thời hạn ba năm. Từ đó,
hằng năm, PCNB luôn giám sát và đánh giá việc thực hiện, đặc biệt có chế độ khen
thưởng cho những bộ ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban đầu, PCNB dựa vào bảng xếp
hạng của Anholt (Anholt-GfK Roper Nation Brands Index (NBI)) để đánh giá mức độ
hiệu quả của quá trình xây dựng. Tuy nhiên, theo thời gian, họ đã thành lập ra chỉ số đánh
giá cho riêng mình để xem xét mức độ tương thích giữa bản chất và hình ảnh quảng bá, từ
đó rút kinh nghiệm và khắc phục điểm yếu. Điều này cho thấy kế hoạch xây dựng thương
hiệu quốc gia rất bài bản, nề nếp và giúp quốc gia này đạt được mục tiêu đề ra.
Kết quả là, trong một số thời điểm nhất định, các chính sách xây dựng thương hiệu
quốc gia trên đều góp phần cải thiện hình ảnh, giúp các nước thăng hạng trên các bảng
xếp hạng toàn cầu và mang đến những lợi ích thiết thực trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế,
văn hoá đến du lịch.
1.2.4. Hạn chế trong việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia ở các nước
Bên cạnh điểm tương đồng ở một số chính sách triển khai, việc xây dựng thương
hiệu quốc gia ở các nước cũng vấp phải một số hạn chế phổ quát. Điểm yếu đầu tiên đến
từ thực trạng đa số các thương hiệu đều mang tính chung chung, không giúp phân biệt
quốc gia này với quốc gia khác. Chẳng hạn với thương hiệu “Độc đáo Singapore”
(“Uniquely Singapore”) năm 2004, Tổng cục Du lịch Singapore mong muốn truyền tải
thông điệp: “Singapore kết hợp những gì tốt nhất của phương Đông và phương Tây, kết
hợp hiện đại với những nét truyền thống lâu đời. Singapore kết hợp các nền văn hóa
Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai và các nền văn hóa khác với các món ăn của mình, và là một
hòn đảo sinh sống của 4 triệu người đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa ngôn ngữ một cách
hài hòa.” (Bài phát biểu STB của ông Lim Neo Chian, 2004). Tuy nhiên, nếu thương hiệu
“Độc đáo Singapore” nhằm làm nổi bật tính “duy nhất” của quốc gia này thì chiến dịch
này đã không đạt được mục tiêu vì thông điệp mang tính khái quát, không tạo ra nhiều sự
57
khác biệt so với các quốc gia láng giềng. Xét về đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa ngôn ngữ,
Mỹ có thể tranh chấp điều đó. Xét về mức độ hiện đại, Hồng Kông có thể hình dung hiện
đại hơn Singapore nếu không muốn nói là giống nhau. Hơn nữa, Hồng Kông cũng đã tự
định vị mình như một trung tâm mua sắm và kinh doanh, và có vô số cuộc sống về đêm
để tự hào (Calantone, Benedetto, Hakam, Bojanic, 1989). Về đồ ăn, Malaysia có đồ ăn
tương tự như Singapore. Vì vậy, những gì Singapore cung cấp không phải là duy nhất đối
với khách du lịch. Đây là trường hợp đã được Simon Anholt cảnh báo trong các bài
nghiên cứu của mình. Theo Anholt, hình ảnh quốc gia “không được tạo ra thông qua
truyền thông và không thể thay đổi bằng khẩu hiệu như Malaysia - Truly Asia” (Anholt,
2008, 212). Đây là nỗ lực tiếp thị “theo phong cách sản phẩm” và không giúp Singapore
với tư cách là một quốc gia có hình ảnh nhất quán. Một khẩu hiệu nhạt nhẽo là thương
hiệu chung chung, khó tạo ra một ấn tượng đặc biệt.
Ngoài Singapore, các quốc gia Đông Ấu cũng vấp phải hạn chế tương tự. Vì số
lượng tương đối cao các quốc gia trong khu vực có các chỉ số kinh tế và cơ sở hạ tầng
giống nhau nên về cơ bản việc phân biệt các nước Đông Âu đã là một nhiệm vụ khó khăn.
Thêm vào đó, các ý tưởng cốt lõi cho thương hiệu thường giống các quốc gia khác với
hứa hẹn những trải nghiệm tương tự, điều đó dẫn đến việc khó xác định các đặc điểm
khác biệt có thể khiến đất nước trở nên độc đáo trong tâm trí khách du lịch, nhà đầu tư
hoặc người mua tiềm năng. "Lực lượng lao động được giáo dục tốt", với "kỹ năng ngoại
ngữ tốt" và "dân số trẻ và năng động" thường được coi là những câu cửa miệng đối với
các nhà đầu tư, tuy nhiên, gần như mỗi quốc gia đều có thể nói và thực tế đều nói như
vậy. Chưa dừng lại ở đó, một số thông điệp và khẩu hiệu của các nước Đông Âu đã lỗi
thời hoặc quá chung chung. Chẳng hạn, cả chủ đề trung tâm của chiến dịch Estonia
(Chuyển đổi tích cực) và Ba Lan (Căng thẳng sáng tạo) đều nói đến sự tương phản sâu sắc
giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời khắc hoạ quá trình thay đổi nhanh chóng mà các nước
này đã trải qua. Sự giống nhau này đã tạo nên khó khăn trong việc phân biệt hai nước.
Hơn thế nữa, bản chất của thương hiệu Estonia “Chuyển đổi tích cực” đã trở nên lỗi thời
dù thực tế Estonia đã chuyển đổi thành công nhưng khẩu hiệu này cho thấy rằng quá trình
này vẫn chưa kết thúc.

58
Hạn chế thứ hai mà các quốc gia thường vấp phải là việc thiếu đi sự nhất quán và
tính toán lâu dài trong kế hoạch xây dựng thương hiệu quốc gia. Với trường hợp các nước
Trung - Đông Âu, việc triển khai xây dựng thiệu quốc gia trở thành nạn nhân của chính trị
trong nước khi không có thoả thuận giữa các đảng chính trị khác nhau về cách thức mà
danh tiếng của quốc gia nên được quản lý ở nước ngoài. Điều này dẫn đến một thực trạng
là các chính phủ mới được bầu đã xóa bỏ những nỗ lực của chính phủ trước, khiến việc
quảng bá đất nước bị gián đoạn. Chẳng hạn, Trung tâm Hình ảnh Quốc gia Hungary
không còn tồn tại sau khi chính phủ mới được thành lập vào năm 2002. Hay ở Estonia,
khi chính phủ mới lên nắm quyền vào năm 2003, họ cũng quyết định ngừng tài trợ cho dự
án “Xây dựng thương hiệu Estonia” vì nó quá tốn kém. Hơn thế nữa, các quốc gia tồn tại
nhiều đảng phái chính trị còn vấp phải câu hỏi “Mục đích của việc xây dựng thương hiệu
là nhằm quảng bá quốc gia hay quảng bá chính phủ?” Vì nếu không có sự đồng thuận
giữa các đảng phái về sự cần thiết và việc thực hiện quảng bá đất nước, phe đối lập có thể
dễ dàng làm mất uy tín của bất kỳ sáng kiến nào của chính phủ lâm thời với tư cách là
tuyên truyền viên. Ví dụ, Trung tâm Hình ảnh Quốc gia được đề cập ở trên của Hungary
đã bị các nhà xã hội đối lập chỉ trích nặng nề và bị coi là ‘cỗ máy tuyên truyền của chính
phủ’ cả trong và ngoài nước.
Hạn chế thứ ba mà các quốc gia thường gặp phải là rào cản trong việc phối hợp
nhịp nhàng giữa các bộ ngành nhằm thúc đẩy một thương hiệu quốc gia nhất quán. Hạn
chế này vừa tồn tại mặt khách quan và mặt chủ quan. Một mặt, bản thân thương hiệu quốc
gia có tính đa chiều và không thể kiểm soát được vì tính phức tạp của nó. Điều này dẫn
đến sự không thống nhất trong các lựa chọn chính sách cho việc xây dựng thương hiệu
quốc gia. Như ở ví dụ về Hàn Quốc, dù PCNB đã cố gắng hình thành một thông điệp duy
nhất cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia như logo hoặc câu slogan nhưng ý tưởng
vẫn rất khó thực hiện do thiếu sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Thực trạng này phản
ánh sự phức tạp trong việc đạt được một thông điệp duy nhất trong một xã hội đa số.
Cùng với Hàn Quốc, thực tiễn xây dựng thương hiệu quốc gia ở các nước Đông Âu cũng
là một ví dụ điển hình. Ở các nước này, số lượng các tổ chức và thể chế tham gia xúc tiến
hình ảnh quốc gia vô hình trung cản trở sự phối hợp thực hiện các phương pháp có tầm
quan trọng cốt yếu. Ví dụ ở Ba Lan, cả Bộ Kinh tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Phòng
59
Thương mại Ba Lan, Cơ quan Thông tin và Đầu tư Nước ngoài Ba Lan, Viện Mickiewicz
cùng Viện Thương hiệu Ba Lan đều tham gia vào quảng bá đất nước. Tuy nhiên, các cơ
quan này đôi khi truyền đạt những thông điệp khác nhau và không có sự phối hợp.
Ngoài những hạn chế chính trên, một số quốc gia còn đối diện với một số khuyết
điểm như không kích thích được sự ủng hộ người dân trong nước với thương hiệu, phụ
thuộc quá nhiều vào quảng cáo mà không nỗ lực cải thiện năng lực thực tế của quốc gia
hay thiếu nguồn nhân lực, tài chính lẫn sự minh bạch và tự đánh giá lại kế hoạch sau quá
trình triển khai.

60
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH, NỘI DUNG, CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG
THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA CỦA TRUNG QUỐC TRONG THẾ KỶ XXI
2.1. Bối cảnh thực hiện triển khai thương hiệu quốc gia của Trung Quốc
Việc tìm hiểu bối cảnh trong và ngoài biên giới Trung Quốc qua từng thời kỳ là
yêu cầu quan trọng trong việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu về chính sách xây dựng
thương hiệu quốc gia của Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp bối cảnh tổng quan
của Trung Quốc và thế giới, những xu hướng và mục tiêu trong hệ thống chính trị quốc tế
ở thế kỷ XXI, nhằm làm rõ mục tiêu và sự tác động của bối cảnh lên các hành động xây
dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc.
2.1.1. Bối cảnh Quốc tế trong việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia
trong thế kỷ XXI
Trong suốt hơn 25 năm trở lại đây, thế giới đã phải chứng kiến một cuộc khủng
hoảng sâu sắc và không thể đảo ngược đối với trật tự tự do quốc tế do Hoa Kỳ nắm giữ.
Dựa theo cách tiếp cận của nhiều học giả, trật tự quốc tế này có thể được hiểu như một
trật từ “bá quyền dựa trên giai cấp, và theo chủ nghĩa tinh hoa - tức là phải thấm nhuần
các giá trị về chủng tộc và thuộc địa hay đế quốc một cách rõ ràng và trật tự đó cũng phải
được ngầm hiểu trong cả nội địa Hoa Kỳ và đối ngoại” (Pablo Pareja, 2021). Ngày nay
trật tự này đang gặp phải khủng hoảng, lần đầu tiên vào năm 1930, và đến khi Hoa Kỳ
bầu ra một Tổng thống có tư tưởng bài trừ chủ nghĩa quốc tế tự do - Tổng thống Donald
Trump, người đưa ra những tuyên bố sẽ chấm dứt hiệu quả vai trò lãnh đạo trật tự thế giới
tự do của Mỹ từ thương mại, liên minh, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương, môi
trường, bạo lực và nhân quyền nếu được phép hành động (Pablo Pareja, 2021). Thêm vào
đó là quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) của Vương quốc Anh đã tạo ra vô số rắc rối
bủa vây châu Âu (Ikenberry, G. John, 2018). Vì vậy, những điều này gần như đã dập tắt
ước mơ xây dựng một liên minh lớn mạnh hơn kể từ sau Chiến tranh lạnh của các nước
phương Tây. Từ đó, những bất ổn tại châu Âu - khu vực được cho là “bức tường thành
yên tĩnh" của trật tự quốc tế tự do rộng lớn, mang ý nghĩa toàn cầu. Trong khoảnh khắc
đó, những quốc gia có nền dân chủ tự do dường như đang bước vào giai đoạn thoái trào,
khi có sự xuất hiện của nhiều nền “chủ nghĩa độc tài mới" ở các quốc gia như Hungary,
Ba Lan, Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ. Xuyên suốt thế giới dân chủ tự do, cộng với các
61
luồng chính trị dân túy, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại đang tăng nhanh.
(Pablo Pareja, 2021).
Kể từ giữa những năm 1990, trật tự tự do quốc tế được thúc đẩy phần lớn bởi toàn
cầu hóa, vì vậy trật tự này trong tương lai sẽ phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng
chuyển đổi kép”: khủng hoảng về quản trị và khủng hoảng về quyền duy trì cộng đồng an
quốc tế (Ikenberry, G. John, 2018). Tác giả bài nghiên cứu “The end of liberal
international order?” - G. John Ikenberry đã lập luận rằng trật tự quốc tế tự do đã gắn liền
với quyền lực của Hoa Kỳ trong 70 năm - từ nền kinh tế, tiền tệ, hệ thống liên minh, cho
đến cả vai trò lãnh đạo của nó. Theo tác giả, thế giới sẽ chứng kiến một “cuộc khủng
hoảng chuyển đổi": nền tảng chính trị cũ do Hoa Kỳ nắm giữ sẽ nhường chỗ cho một cấu
hình quyền lực hoàn toàn mới, chưa kể đến các liên minh mới của các quốc gia, và các thể
chế quản trị mới. Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu lại nhận thấy một cuộc khủng hoảng
sâu sắc hơn, chính xác là “một cuộc khủng hoảng của chính chủ nghĩa quốc tế tự do". Tác
giả giải thích rằng, trật tự toàn cầu đang nhường chỗ cho các tập hợp khác nhau của chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa bảo hộ1, phạm vi ảnh hưởng và các dự án Đại cường quốc trong
khu vực. Hơn nữa, một điều đáng quan ngại là cả hai cuộc khủng hoảng đều trở nên
nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây do sự tác động của ba thách thức làm cho sự
chuyển đổi trật tự trở nên gay gắt. Đầu tiên, là sự trở lại của các cường quốc nổi bật trên
chính trường quốc tế, trong số đó, một vài đối thủ cạnh tranh là các chế độ chuyên quyền.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng đề cập đến sự thay đổi về bản chất của một cuộc xung đột vũ
trang, qua đó yêu cầu xem xét lại một cách sâu sắc các thể chế an ninh được xây dựng
trong năm thập kỷ qua. Cuối cùng, có thể nhắc đến các nhu cầu mới về hợp tác quốc tế -
được hình thành, phát sinh từ sự chuyển đổi, gia tăng của an ninh mạng, vấn đề biến đổi
khí hậu, sự phổ biến của công nghệ, và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cũng như các hình
thức giao tiếp và tương tác mới mẻ. (Friedman, L., Rebecca và Rapp-Hooper, 2018)
Điển hình cho những thay đổi trong trật tự tự do quốc tế có thể kể đến là sự mất
dần quyền lực nhà nước và sự xuất hiện của một thế giới đa nguyên hơn. Những yếu tố

1 “Protectionism” là chính sách của chính phủ nhằm đảm bảo quyền lợi của những nhà sản xuất nội địa khỏi sự cạnh
tranh của nước ngoài thông qua những hành động như tạo ra các hàng rào thương mại quốc tế (thuế quan hay hạn
ngạch).
62
tạo ra tác động trực tiếp nhất đến với sự mất dần quyền lực nhà nước trong thế kỷ XXI
bao gồm:
Thứ nhất, vào cuối thế kỉ XX, làn sóng toàn cầu hóa bắt đầu được mở rộng, mà cụ
thể hơn là sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự thay đổi này trước hết
không chỉ tác động đến cách thức giao tiếp và tương tác giữa các bên trong hoạt động
quan hệ quốc tế, mà còn làm cho quá trình thay đổi triệt để hơn. Thêm vào đó, sự ảnh
hưởng của cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi những mối quan hệ cổ điển của từng cá
nhân đối với công nghệ. Và nếu xét trên trường hợp là các quốc gia, những thay đổi này
dẫn đến việc các quốc gia mất đi sự độc quyền mà nó từng có, cho dù mỗi quốc gia vẫn
giữ được năng lực lãnh đạo và ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực đó, nhưng thật sự
quyền lực đang dần mất đi. (Golden, S., 2018).
Thứ hai, tầm quan trọng của lãnh thổ của các quốc gia dần dần trở thành nguồn sức
mạnh chính trong quan hệ quốc tế. Tác giả lập luận rằng việc xây dựng các cơ quan chính
trị có liên quan đến việc kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn trong những thế kỷ trước đã
giải thích cho quá trình trỗi dậy và sụp đổ của các đế chế thuộc địa và gần hơn là sự tồn
tại của các biên giới vật chất, ví dụ như những yếu tố cơ bản của chế độ nhà nước. Ông
cũng cho rằng lãnh thổ là nơi có các nguồn tài nguyên quan trọng, đặc biệt là tài nguyên
nước, năng lượng và khoáng sản vì nó ảnh hưởng đến giao thông toàn cầu. Tuy nhiên,
ngày nay, quyền sở hữu hoặc chiếm hữu không còn quan trọng bằng khả năng những bên
liên quan dễ dàng tiếp cận các lợi ích thu được từ lãnh thổ. Xu hướng này được dự đoán
sẽ ngày càng gia tăng trong những thập kỷ tới. (Golden, S., 2018)
Cuối cùng, có thể nhắc đến là sự hạn chế của các quốc gia với tư cách là những tổ
chức chính trị có vai trò trong việc ứng phó với những thách thức cấp bách và có tính chất
xuyên quốc gia. Điển hình như việc quản lý hơn 270 triệu người di cư trên thế giới (hầu
hết đều vì lý do lao động), nhưng qua việc xử lý các tình huống cấp bách mang tính quốc
tế này đã làm nổi bật những bất cập của các công cụ nhà nước truyền thống trong việc đưa
ra những phản ứng kịp thời, hiệu quả, khả thi và bền vững (những con số này đã được ước
tính là không thể đạt được cho đến giữa thế kỉ XXI). Chưa kể đến sự gia tăng của những
tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, cùng với sự phát triển của “chủ nghĩa khủng bố quốc tế
mới” đã tạo ra nhiều sự tác động lớn hơn đến các phương tiện truyền thông toàn cầu, qua
63
đó cũng bộc lộ những thiếu sót của các quốc gia, đặc biệt là phương Tây trong khả năng
làm chủ các công nghệ truyền thông mới. Tuy nhiên, mỗi khi các quốc gia đối mặc với
tình trạng khẩn cấp thì chính sự chậm chạp, do dự và thiếu cam kết đã làm cho các quốc
gia không thể hợp tác hiệu quả và các vấn đề không được giải quyết một cách triệt để và
kịp thời. (Golden, S., 2018)
Đặc biệt, không thể không nhắc đến hai chủ đề chính trong thế giới ngày nay là
hòa bình và phát triển. Những xu hướng như “đa cực” và “toàn cầu hóa kinh tế” đang trên
đà được chú trọng. Thêm vào đó, tình hình an ninh quốc tế trong thời kỳ này, nhìn chung,
có xu hướng nới lỏng. Tuy nhiên, quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới rất phức tạp
và thường có nhiều mâu thuẫn, xích mích chồng chéo lên nhau, dù vậy đặc điểm cơ bản
của những mối quan hệ giữa các cường quốc là dựa trên sức mạnh của họ - hợp tác, kiểm
tra và hạn chế lẫn nhau. Những nước đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc
thiết lập một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý, cũng như duy trì hòa bình và phát
triển thế giới nhờ vào tiềm năng phát triển của họ (Pan, Z., 2006). Trong thời kỳ khoa học
và công nghệ đang dần chiếm lĩnh toàn cầu thì mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trở
nên bền chặt hơn bao giờ hết. Xu hướng phát triển của nhiều quốc gia tập trung vào thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hành đổi mới khoa học, công nghệ, nâng cao sức mạnh tổng
hợp của quốc gia. Tác giả nhận định rằng lực lượng hòa bình trên toàn thế giới đang
chiếm ưu thế hơn so với lực lượng chiến tranh. Vì vậy, một cuộc chiến tranh thế giới mới
sẽ không nổ ra trong tương lai. Tuy nhiên, những sự phát triển nhanh chóng của khoa học,
công nghệ và dưới sự tác động của “toàn cầu hóa kinh tế" đã dẫn đến sự gia tăng những
rủi ro về tài chính và kinh tế, cũng như mối quan tâm về an ninh kinh tế cũng càng được
chú ý đến. Quan trọng hơn hết là sự phân hóa xã hội, chênh lệch giàu nghèo tiếp tục gia
tăng trên toàn thế giới, điển hình là giữa hai miền Nam - Bắc, sự phân cực đã trở thành
vấn đề nghiêm trọng. (Pan, Z., 2006).
Các quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia Đông
Á sau khi vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đồng thời nền kinh tế
khu vực cũng đang được phục hồi với nhiều triển vọng. Hầu hết các quốc gia đều lựa
chọn chính sách trẻ hóa nền kinh tế của họ, qua đó thúc đẩy quan hệ đối thoại và hợp tác.
Các quốc gia trong khu vực tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác theo nguyên tắc: bình
64
đẳng chủ quyền, và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Thêm vào
đó là một số quốc gia nhất quán đại diện giải quyết các tranh chấp bằng sự hòa bình ổn
định, và tham gia vào các cuộc đối thoại an ninh dưới nhiều hình thức. Mối quan hệ hợp
tác giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang phát triển một cách vững
chắc trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. (Shambaugh, 2011, tr. 7-8)
Mặt khác, tác giả nhận định thế giới cũng đang bước vào thời kì hòa bình không
vững chắc dựa vào các yếu tố có thể gây ra sự bất ổn tăng lên rõ rệt. Sự mất cân bằng
nghiêm trọng trong sức mạnh tương đối của các quốc gia, trật tự kinh tế và chính trị quốc
tế cũ vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản nào, không công bằng và phi lý. Có thể đề cập đến
chủ nghĩa bá quyền, và xu hướng chính trị cường quyền vẫn tồn tại và ngày càng phát
triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh quốc tế. Hơn nữa, “chủ nghĩa can thiệp
mới"2, hay “chủ nghĩa thực dân kinh tế”3 là những yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chủ quyền, sự bất ổn cũng như lợi ích phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, chưa
kể đến việc những chủ nghĩa này còn đe dọa hòa bình và an ninh hợp tác. Tác giả nhận
định rằng vai trò và thẩm quyền của Liên Hợp Quốc trong việc đưa ra các quyết định để
giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và quốc tế đang bị hạn chế và thách thức một cách
nghiêm trọng. Đáng quan ngại hơn tình trạng các quốc gia sử dụng, đe dọa bằng vũ lực,
đồng thời vi phạm các Hiến chương Liên Hợp Quốc, cùng với các nguyên tắc chưa được
công nhận trong quan hệ quốc tế thuộc các chủ đề như “chủ nghĩa nhân đạo” và “nhân
quyền" (Geliş, T., 2019).
Ngoài ra, tình trạng chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang lại đang trên đà leo
thang trở lại, cùng với đó là các xung đột do sắc tộc, tôn giáo, liên minh, tài nguyên hoặc
các yếu tố khác lần lượt xảy ra. Một số quốc gia đã tiếp tục chú trọng vào mở rộng các
khối quân sự, cũng như củng cố các liên minh quân sự với mục đích tìm kiếm ưu thế về
quân sự lớn hơn. Những hành động này đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình an ninh và sự ổn định của thế giới. Cộng đồng quốc tế tiếp tục bị đe dọa bởi các

2 (Interventionism) - ý chỉ hành động can thiệp của chính phủ vào các vấn đề kinh tế trong nước hay các vấn đề
chính trị của một quốc gia khác.
3 (Neocolonialism) - “Chủ nghĩa thực dân mới”, “Chủ nghĩa thực dân kinh tế" cũng là một phần trong “chủ nghĩa
thực dân mới" ý chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia
(chủ yếu là các nước thuộc địa cũ của các cường quốc châu Âu tại châu Phi và châu Á) thay vì sử dụng quyền kiểm
soát bằng quân sự hay chính trị. “Chủ nghĩa thực dân kinh tế" là việc kiểm soát các quốc gia khác thông qua kinh tế,
tuyên truyền các giá trị văn hóa của “quốc mẫu" vào các nước “thuộc địa" (điển hình là các công ty đa quốc gia).
65
lực lượng gây chia rẽ, khủng bố, và cực đoan ở quy mô xuyên quốc gia, chưa kể đến là
tình trạng người tị nạn ngày càng trở nên đáng quan ngại. (Geliş, T., 2019)
Mặt khác, những vấn đề nổi bật mà thế giới trong thế kỷ XXI đang phải đối mặt
không chỉ là những thách thức mang tính quốc gia, về chính trị, xã hội mà còn về môi
trường và khí hậu. Sự phát triển không ngừng của thế giới đã tạo ra những hệ lụy đáng
quan ngại về môi trường. Một thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến giai đoạn lịch sử từ
giữa thế kỷ XX đến nay - “anthropocene” - cụ thể là “một tập hợp mang tính chất đồng bộ
và phổ quát của các tín hiệu địa chất gồm: sự gia tăng của dân số thế giới, việc sản xuất và
tiêu thụ toàn cầu các sản phẩm gây ô nhiễm cao”, ví dụ như nhựa. Chưa kể đến những vụ
thử hạt nhân nói riêng và các thử nghiệm vũ khí hạng nặng khác nói chung đã dẫn đến
việc giải phóng và tích tụ những đồng vị nhân tạo trên bề mặt Trái Đất. Và cho đến nay,
những hành động, chính sách, nỗ lực mang tính giải pháp của các chính phủ và các diễn
đàn quốc tế khác nhau đều được minh chứng là không đủ để đối mặt với những khó khăn
do tình trạng khẩn cấp về khí hậu và môi trường toàn cầu. (Geliş, T., 2019)

2.1.2. Bối cảnh Trung Quốc về việc triển khai xây dựng thương hiệu quốc gia
thế kỉ XXI
2.1.2.1. Bối cảnh Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã được David E. Sanger và Michael
Wines viết trên New York Times rằng: “Trung Quốc đã trở thành một quốc gia đại công
nghiệp trị giá 5 nghìn tỷ đô la, thêm vào đó là một lực lượng quân sự đang phát triển và
thậm chí, các nhà nghiên cứu nhìn thấy ở Trung Quốc một hình mẫu của sự quyết đoán
nhưng theo hướng độc đoán, với tham vọng vươn ra thế giới trong cuộc khủng hoảng tài
chính, và rồi chiếm lĩnh vị trí cường quốc trỗi dậy nhanh nhất thế giới” (Geliş, T., 2019).
Bên cạnh đó, Hồ Cẩm Đào cũng hướng đến xây dựng một xã hội hài hòa, cụ thể là lan tỏa
sự thịnh vượng, và sửa chữa những bất công của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, nhưng
hơn hết là ưu tiên cho việc chống tham nhũng. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích
các giải pháp cho những vấn đề của Quốc gia bằng cách quay về với tư tưởng Mác và
Mao, cùng với việc sử dụng các giá trị Nho giáo, đồng thời xem văn hóa Trung Quốc như
một cách định hướng đạo đức riêng, cuối cùng là chủ nghĩa dân tộc. (Zheng, 2007)
66
Lợi ích cơ bản của Trung Quốc nằm ở sự phát triển và ổn định trong nước, hòa
bình và thịnh vượng của các khu vực xung quanh cũng như việc thiết lập và duy trì một
trật tự an ninh khu vực mới dựa trên “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình”. Trung Quốc
sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước khác. Nó sẽ tạo ra
những nỗ lực không ngừng nhằm bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng và
phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. (Buhi,
2014). Trong khi đó, ý tưởng “xây dựng một quốc gia hài hòa” trở thành “xây dựng một
thế giới hài hòa” trên mặt trận chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trong lúc sự quan
tâm của giới lãnh đạo của quốc gia này trong thời điểm cạn kiệt ý tưởng “trỗi dậy hay
phát triển hòa bình” , sau khi nó không tạo được dấu ấn trong các diễn ngôn quốc tế. Tuy
nhiên, hoàn cảnh của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn cần một môi
trường quốc tế hòa bình để phát triển trong nước. Mặc dù sau khi nhắc đến những đường
lối tái tập trung vào tính bền vững, tăng cường phát triển kinh tế của Trung Quốc, nhưng
chung quy, điều ưu tiên cao nhất của Trung Quốc là chính trị và lợi ích quốc gia. (Buhi,
2014)
Với tham vọng trỗi dậy của mình, kể từ sau năm 1980 khi Trung Quốc quyết định
thực hiện cải cách và mở cửa. Bên cạnh đó, để phù hợp với bản sắc quốc gia thời kỳ đó là
một nước đang phát triển và nghèo nàn, ngân sách viện trợ đã bị cắt giảm đáng kể. Cho
đến những năm 2000, các nhà lãnh đạo Trung Quốc để xuất chiến lược “Tiến ra toàn cầu"
để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thăm dò và khám phá thị trường nước ngoài. Với
những nỗ lực đó, Trung Quốc vào năm 2002 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế
giới, và nó vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục sau hai thập kỷ, điển hình là
GDP lần đầu tiên vượt mốc 10 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát quốc
gia vào cuối những năm 1990 cũng được khai thác ở năm 2002, mức độ lạm phát được
ghi nhận là 1,2%, đồng thời cũng được kiểm soát tốt hơn vào năm 2003. Bên cạnh đó,
niềm tin vào quốc gia cũng đạt mức chưa từng có. Mặc dù tương lai của nền kinh tế
Trung Quốc thời điểm đó được nhìn nhận có vẻ tươi sáng nhưng thực chất, nhiều thách
thức mới đã xuất hiện đi cùng với sự phát triển nhanh chóng. Khi lên nắm quyền lãnh
đạo, Hồ Cẩm Đào đã thừa hưởng một xã hội mà sự chênh lệch ngày càng lớn: chênh lệch

67
giữa các vùng, hệ thống phúc lợi xã hội cũ kỹ, tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo về cơ cấu và
các mối lo ngại về môi trường ngày càng tăng. (Shujie, Y. and Minjia, C., 2007)
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cũng bị bao vây bởi những yếu tố bên ngoài mới,
như chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các phong trào ly khai, cho đến hành động ngăn chặn
các chiến lược, cộng với sự mất cân bằng thương mại lớn, và những khoản tiền “nóng”
đầu cơ chảy qua biên giới quốc tế. Sự hình thành một xã hội đa nguyên nhưng gắn kết mà
Bắc Kinh muốn xây dựng đã bị phá vỡ bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, thay vào đó là
sự xuất hiện của một xã hội chia rẽ cao. Giá trị bùng nổ qua các tầng lớp khác nhau trong
xã hội. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, các cơ quan báo chí được tự do hơn và nhân dân có vẻ
được hưởng sự khoan dung hơn, vì thế họ sẵn sàng vận động để nói lên những bất bình
của họ. Các vấn đề chính trị và xã hội trở thành những thước đo đánh giá năng lực quản lý
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi đó, tình trạng tham nhũng và những hành vi
sai trái của cán bộ, cũng như quan chức chính phủ càng làm cho hình ảnh của Đảng trở
nên xấu đi. Trong tình cảnh đó, Hồ Cẩm Đào ngoài việc xem xét các vấn đề không chỉ về
kinh tế của đất nước, mà còn phải tái xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt nhân dân. Ý
tưởng chính sách “xã hội hài hòa” như một phương tiện để định hướng cho ban lãnh đạo
Trung Quốc, là từ bỏ say mê với tăng trưởng kinh tế để theo đuổi một phương thức phát
triển bền vững hơn. (Buhi, 2014)
Phải kể đến một trong những khó khăn của Trung Quốc đương đại là ngay cả khi
nền kinh tế tiếp tục phát triển và quá trình tư nhân hóa tiếp tục được mở rộng, tăng trưởng
thu nhập và đưa Trung Quốc lên một vị thế cao hơn trên thế giới, thì vẫn tồn tại những chỉ
trích dai dẳng về vấn đề toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó đối với Trung Quốc.
Những phê phán này bắt đầu từ những năm 1990 và tiếp tục phát triển trong suốt thập kỷ,
nhưng đôi khi, những phê phán lại nhắm vào sự bất bình đẳng đang gia tăng trong thu
nhập, hay vào việc bán bớt tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hoặc là sự thiếu năng lực của
nhà nước. Mặc dù những phê bình này rất đa dạng nhưng chung quy lại thì đối với người
dân Trung Quốc – họ không chấp nhận hoặc “học hỏi” phương Tây những định nghĩa về
“tính hiện đại”. Trong khi đó, nhà nước Trung Quốc đã giảm quy mô các doanh nghiệp
nhà nước lớn, các doanh nghiệp nhà nước nhỏ cũng được bán dần hoặc không có lãi, chấp
nhận đầu tư nước ngoài với số lượng lớn hơn bao giờ hết, đồng thời dấu mốc quan trọng
68
hơn hết là gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tất cả những hành động này
đều bị những người phê phán phản đối. Những vấn đề đang tồn tại tại quốc gia này được
mô tả - đặc biệt là sự bất bình đẳng và tham nhũng ngày càng trở nên nặng nề và tồi tệ
hơn. Bên cạnh đó, những bài phê bình tập trung theo đuổi những giá trị bản sắc của Trung
Quốc và ý thức về chủ nghĩa dân tộc - được khẳng định là đã tồn tại và ngày càng lớn
mạnh. Điển hình như việc phản đối nỗ lực của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO, đặc
biệt hơn là những nỗ lực đó được diễn ra ngay sau khi vụ đánh bom của Mỹ lên đại sứ
quán Trung Quốc ở Belgrade, tiếp tục là sự việc một máy bay chiến đấu Trung Quốc va
chạm với EP-3 – máy bay giám sát ngoài khơi đảo Hải Nam của Mỹ, năm 2001. Quyết
định của chính phủ Giang Trạch Dân trong việc gia nhập WTO được những người phê
bình cho là tương đương với việc khuất phục trước một trật tự, do Hoa Kỳ thống trị. Sau
khi Hồ Cẩm Đào đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002, đã
làm dấy lên một số lo ngại mới. Các vấn đề “công bằng xã hội” bắt đầu nhận được nhiều
sự quan tâm hơn từ chính phủ. Những nỗ lực trong việc nâng cao thu nhập ở nông thôn,
những chiến lược dài hạn như hoàn vốn cho những người di cư bị nợ lương nhiều,…
(Wang, Y., 2012)
Đến năm 2008, Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng
lớn trong phạm vi khu vực và toàn cầu, quốc gia này là một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất thế giới và đóng góp những giá trị to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh
tế toàn cầu trong nhiều năm. Trong thời gian đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến Hoa Kỳ và phương Tây, trong khi lại không tác động
quá nhiều đến Trung Quốc. Tình hình khủng hoảng ảnh hướng đến các nước phương Tây
vào thời điểm kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho Trung
Quốc tự tin đổi mới để có lập trường chủ động và tích cực hơn trên trường quốc tế và khu
vực. Lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc được thúc đẩy dưới áp lực của chủ nghĩa
dân tộc. Năm 2009, Trung Quốc với những lập trường quyết đoán hơn đã trở thành một
câu chuyện phổ biến trong cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở
phương Tây. (Wang, Y., 2012)
2.1.2.2. Bối cảnh Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

69
Có thể nhắc đến sự thay đổi nhanh chóng của xã hội Trung Quốc liên quan đến
những vấn đề về hiện đại hóa – sự chuyển đổi của một xã hội truyền thống, kém phát triển
về kinh tế sang một xã hội hiện đại, công nghiệp hóa. Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với
một tình huống trong nước mà nó đòi hỏi sự quan tâm, cải cách, cũng như theo quan điểm
của ông, sự kiểm soát chính trị phải được thắt chặt, đồng thời tình hình ở nước ngoài cũng
cho thấy những cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng cũng có những rủi ro
nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc
trong những thập kỷ qua, ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn đặt mối quan tâm của họ lên việc
tăng cường các cơ chế kiểm soát hơn thực tế kể từ sau cuộc biểu tình Thiên An Môn diễn
ra năm 1989. (Nicolai, S. M., 2021)
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải đối mặt với một loạt các thách thức trong
nước do sự tăng trưởng quá nhanh mà thiếu cân bằng: điển hình như cung cấp dịch vụ
việc làm, nhà ở, vận chuyển và y tế cho gần 12 triệu người di cư đến các thành phố mỗi
năm, cộng với việc phát triển các nguồn năng lực tiềm năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng
của nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chủ tịch Tập Cận Bình với niềm tin vững
chắc vào sự cần thiết của một Đảng Cộng sản mạnh mẽ có khả năng điều hành Trung
Quốc, mong muốn loại bỏ sự hỗn loạn và những bất ổn trong xã hội, ông cam kết sẽ làm
tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dựa trên sự chấp thuận vai trò thị trường, cũng như là
những yêu cầu quốc tế đối với quốc gia. Nhằm mục đích đối phó với những thách thức từ
trong nước cũng như quốc tế, ông Tập đã nêu rõ tầm nhìn rộng lớn đối với Trung Quốc,
điển hình là kêu gọi thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”. (Nicolai, S. M., 2021)
“Giấc mơ Trung Hoa” được mô tả là một công cuộc phục hưng quốc gia, xây dựng
một quốc gia thịnh vượng, với sự hòa hợp dân tộc, củng cố sức mạnh và ảnh hưởng của
quốc gia trên trường quốc tế. Tập Cận Bình đã chọn cách đối mặt với những thách thức
nội địa bằng cách quyết tâm thực hiện cải cách theo định hướng thị trường nhằm thay đổi
mô hình định hướng xuất khẩu và đầu tư vốn là cơ sở cho tăng trưởng của Trung Quốc
trước đây, nhưng mức độ phù hợp được đánh giá là đang giảm dần. Trung Quốc tập trung
vào mục tiêu đưa thị trường trở thành nhân tố “quyết định” trong hoạt động của nền kinh
tế trong Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản lần thứ III vào năm 2013. Chủ tịch Tập Cận
Bình với mục tiêu đối phó với những sự gián đoạn lớn mà chương trình cải cách kinh tế
70
gây ra, vai trò của Đảng Cộng sản như một công cụ điều hành trong một hệ thống độc tài
nhưng sự thống trị thuộc về thị trường cũng phải được củng cố. Thêm nữa, chính phủ
cũng thắt chặt cơ quan kiểm soát trên các phương tiện truyền thông, giáo dục về tư tưởng
hướng về vai trò trung tâm của Đảng, đồng thời phổ biến tính vô lý của hệ thống, lý
thuyết chính trị và hiến pháp phương Tây, cũng như các mối đe dọa đối với sự ổn định
của Trung Quốc do sự kích động của chủ nghĩa đa nguyên và những nhân tố cực đoan gây
ra.
Về mặt văn hóa – xã hội, theo tác giả quyển sách “Will China Dominate the 21st
Century" - Jonathan Fenby cho rằng, Trung Quốc hiện tại đang phải đối mặt với hàng loạt
các thách thức về cả đối nội lẫn đối ngoại. Tác giả giải thích, Trung Quốc đặt trong tương
quan so sánh với các tiêu chuẩn của một cường quốc trong khu vực thì vẫn còn nhiều
điểm thiếu hụt, chất lượng cuộc sống của người dân, thể chế pháp lý, và điển hình là lòng
tin của nhân dân đối với tầng lớp lãnh đạo, chưa kể đến khả năng thống lĩnh thế giới của
một cường quốc vẫn chưa được đáp ứng triệt để. (Jonathan, F., 2014).
Về đối ngoại, Trung Quốc không được cho là một quốc gia hấp dẫn đối với các
quốc gia khác, vì những hình ảnh không đẹp mắt và thậm chí là đáng sợ với những chính
sách bành trướng lãnh thổ của mình trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Qua đó, tác giả
còn chỉ ra điểm tương quan về mặt xã hội Trung Quốc là mối liên hệ giữa tỷ lệ nam - nữ
trong các cuộc bành trướng trong lịch sử từ Á đến Âu. Cụ thể là khi các quốc gia phát
động chiến tranh xâm lược thường có tỷ lệ nam giới vượt trội hơn nữ giới, điều mà Trung
Quốc hiện tại cũng đang đối mặt là bản sắc “trọng nam khinh nữ”. Thêm vào đó, tác giả
quyển sách cũng đưa ra những luận điểm liên kết giữa các đặc tính văn hóa xã hội và khả
năng thống lĩnh của Trung Quốc. Mặt khác, có thể nhắc đến ba động lực tăng trưởng kinh
tế chính của Trung Quốc bao gồm: tín dụng, di cư nội địa và xuất khẩu, được cho là ngày
càng bị hạn chế theo thời gian, trong khi đó nhân khẩu học của nước với chính sách một
con trước đây của họ đã làm cho dân số nước này già đi rất nhanh. (Shambaugh, 2013, tr.
13-45).
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần đối mặt với những thách thức đặc biệt lớn khác,
điển hình như việc giải quyết các cuộc biểu tình dai dẳng Hong Kong hay việc làm thế
nào để đối phó với những người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. Những người
71
Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc được cho là những người “gây chia rẽ", và từ đó chính quyền
Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn khủng bố bằng cách nhắm mục tiêu vào người Duy
Ngô Nhĩ. Chính quyền Tập Cận Bình đã ưu tiên cái gọi là văn hóa “Hán” thống trị bao
gồm ngôn ngữ của nó, tiếng Quan thoại hơn là quan tâm đến nhiều nền văn hóa và ngôn
ngữ đa dạng khác của Trung Quốc. (Pu, 2017, tr. 139-140).
Có thể thấy, Trung Quốc là một quốc gia có sự đa dạng về bản sắc, tương ứng với
những vai trò khác nhau mà quốc gia này đảm nhận trên trường quốc tế. Theo nhà nghiên
cứu Men, năm 2014 đã nhận định, Trung Quốc không phải là một lực lượng xã hội chủ
nghĩa theo truyền thống, mà bản sắc thể chế quốc tế của quốc gia này là kiểu quyền lực xã
hội chủ nghĩa. Thành công trong thế chế của Trung Quốc là việc kết hợp truyền thống và
các xu hướng của thế giới đã tạo nên điểm khác biệt của nước này. Đặc điểm kinh tế xã
hội của Trung Quốc được xem là một nước đang phát triển. Trong khi đó, đặc điểm văn
hóa của quốc gia này lại được nhìn nhận là một đất nước vĩ đại và sở hữu một nền văn
minh giàu có, đồng thời bản lĩnh chính trị được thể hiện như một cường quốc có trách
nhiệm. Thêm vào đó, tác giả cũng giải thích đặc điểm chiến lược của Trung Quốc với vai
trò là một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng với tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Tác giả cũng đưa ra những lập luận rằng Trung Quốc không có một danh tính cố định
thông qua những vai trò mà quốc gia này nắm giữ ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
(Men, 2014, tr. 194-203)
Mặt khác, Trung Quốc vẫn sử dụng những bản sắc quốc gia đang phát triển trong
mối quan hệ với các nước thứ ba và đóng vai trò như một cường quốc ở khu vực ngoại vi
của mình. Cụ thể hơn, Trung Quốc đảm nhận nguyên tắc trách nhiệm quốc tế được quy
cho các cường quốc trên trường quốc tế. Vì vậy, trong bối cảnh này, không thể chắc chắn
Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển hay một cường quốc khu vực, hay thậm chí là
một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc vẫn còn nằm giữa tư cách là một cường quốc hay
một quốc gia đang phát triển, vì thế nước này cũng mong muốn nhận được sự công nhận
là cường quốc không chỉ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà còn là nhiều khu vực
khác trên thế giới. (Pu, 2017, tr. 139-140).
Với những thay đổi trong hệ thống trật tự tự do quốc tế và bối cảnh xã hội của
Trung Quốc, chiến lược thể hiện mình với thế giới như một cường quốc “trỗi dậy hòa
72
bình" vẫn được Trung Quốc chú trọng. Trong suốt mười năm qua, Trung Quốc với ý
tưởng về mộT “cộng đồng chung vận mệnh vì nhân loại", đang muốn xây dựng một thế
giới cởi mở, hòa nhập và tốt đẹp hơn, đồng thời duy trì một nền hòa bình lâu dài và an
ninh toàn cầu vững chắc (Rowan, C., 2021). Với định hướng “Giấc mộng Trung Hoa",
theo ông Tập, nỗ lực của Trung Quốc với mục tiêu định hình lại trật tự thế giới, mà trước
tiên là thúc đẩy lợi ích quốc gia và đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu trong cạnh tranh
toàn cầu. Từ những mục tiêu đó, Trung Quốc cố gắng chiếm lĩnh hình ảnh một quốc gia
hùng mạnh với nền kinh tế phát triển vượt bậc và vị thế quốc gia ngày càng được củng cố.
Vì vậy, thương hiệu quốc gia của Trung Quốc là một trong những đặc điểm nổi bật cho
hình ảnh một cường quốc trong khu vực, đồng thời cũng là một nhà tài trợ quốc tế.
Tuy nhiên, trên thực tế, hình ảnh của Trung Quốc trong nhận thức của công chúng
thế giới lại không mấy tích cực. Như đã đề cập ở trên, những báo cáo về vấn đề vi phạm
nhân quyền, ô nhiễm môi trường đã khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc đưa đất
nước “vươn ra thế giới". Không những thế, Trung Quốc còn được biết đến là nhà sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa giá rẻ của thế giới với chất lượng tương đối thấp. Đối mặt với
những thách thức đó, Trung Quốc tiến hành hoạch định những chiến lược xây dựng
thương hiệu quốc gia trong mắt công chúng thế giới kể từ hai thập kỷ trở lại đây. Mục tiêu
lớn nhất của chiến lược này là mang đến hình ảnh Trung Quốc như một quốc gia hùng
mạnh, với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, trình độ khoa học kỹ thuật đang chuyển đổi vượt
bậc, cũng như một quốc gia dẫn đầu về mọi mặt trong khu vực. Chưa dừng lại ở đó, quốc
gia này còn muốn xóa bỏ những nhận thức tiêu cực về quốc gia - là một trong những trở
ngại lớn nhất về lòng tin của công chúng thế giới về sự “trỗi dậy hòa bình" của Trung
Quốc trong thời kỳ này. (Pere, B., George, G. & Lee, G., 2007)

2.2. Nội dung và hoạt động triển khai chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia của
Trung Quốc
Thương hiệu Trung Quốc dưới góc nhìn của thế giới hiện lên là một quốc gia:
● Trung Quốc được biết đến là đất nước có những công dân là “tín đồ’ trung thành
với chủ nghĩa Mao, là “quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản còn sót lại cuối cùng trên
trái đất”
73
● Quốc gia có lịch sử lâu đời và tài nguyên văn hóa phong phú. Theo Anholt-Gfk
Roper Nations Brands Index, hằng năm đo lường hình ảnh của 50 quốc gia, đã xếp
Trung Quốc vào vị trí thứ ba ở hạng mục “Văn hóa/ Di sản” (Cultural/Heritage)
● Cơ cấu tổ chức của chính phủ không thể hiện chính xác hình ảnh hoàn chỉnh của
Trung Quốc đương đại. Trong khi ở các quốc gia khác, người ta có thể nhìn thấy rõ
hình ảnh chính phủ đang làm việc, thì những cái nhìn thoáng qua về quá trình ra
quyết định của chính phủ Trung Quốc khiến nước ngoài bối rối về cách thức cai trị
cũng như điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống Đảng. (Joshua Cooper, 2007, 13-
14)
Quá trình xây dựng đất nước đã để lại ấn tượng với quốc tế về một Trung Quốc với
mọi khía cạnh đều mang tính lịch sử và văn hóa, cùng với chế độ nhà nước khắc nghiệt,
hạn chế dân chủ của người dân. Đây là quá trình “vô thức” tạo dựng danh tiếng của đất
nước từ những tiềm năng có sẵn (lịch sử, di sản, văn hóa, chính trị) như Keith Dinnie có
nhắc đến trong nghiên cứu của ông, và quá trình “vô thức” này có thể tạo thành những
“định kiến” sẵn có (Keith Dinnie, 2015, 49-50). Tuy nhiên, ông cũng nhắc về một phương
thức khác trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia một cách “chủ động”, đó cũng là góc độ
mà nhóm nghiên cứu muốn tiếp cận, quá trình xây dựng thương hiệu một cách “có ý
thức” xuất phát từ hoạt động của chính phủ và người dân của quốc gia đó.
2.2.1. Lý thuyết xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc
Từ khi bước sang thế kỷ XXI với biến động của bối cảnh thế giới và khu vực, cũng
như trong chính quốc gia của mình, những nhà cầm quyền Trung Quốc đã ý thức hơn về
giá trị của thương hiệu quốc gia. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu Trung Quốc
trên thế giới bắt đầu được chú trọng.
Đặc biệt, từ thời ông Tập Cận Bình, học thuyết “Giấc mộng Trung Hoa” không chỉ
được xem như tư tưởng phát triển đất nước, mà còn là khẩu hiệu thúc đẩy việc củng cố
hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. Tiến sĩ Lương Hà cho rằng giáo sư Hồ Yên
Cương, giảng viên của đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), là người có công lao đưa cụm
từ “Giấc mộng Trung Hoa” như một tầm nhìn chiến lược về việc xây dựng thương hiệu
quốc gia. Đến năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu
lên học thuyết này trước kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 12, sau đó cụm từ
74
này trở nên phổ biến trong truyền thông Trung Quốc và quốc tế. Cơ sở của học thuyết này
xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau vài thập kỷ, đến năm 2010, Trung
Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và được dự đoán sẽ vượt Mỹ vào
năm 2030 (theo IMF 2018). Nhưng dù có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhưng
danh tiếng và địa vị quốc gia của Trung Quốc vẫn không cải thiện được nhiều (theo báo
cáo xếp hạng của Country Brand Index qua các năm từ sau 2010), chính vì vậy mà “Giấc
mộng Trung Hoa” không dừng lại ở việc định hướng đất nước dưới thời ông Tập, mà còn
trở thành học thuyết góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia mà lấy cơ sở kinh tế làm
tiềm lực hậu thuẫn. “Sự phục hưng vĩ đại của Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung
Quốc”, câu nói trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được đánh giá mang tính chất
truyển cảm hứng cho thế hệ thanh thiếu niên, rằng điều này có thể tạo nên một sự khác
biệt trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc so với các nước khác
ở việc nó có sự tham gia của Đảng và toàn dân, nó gắn liền trách nhiệm của mỗi cá nhân
ở hiện tại với vận mệnh đất nước trong tương lai. Như vậy, tiến trình xây dựng thương
hiệu quốc gia ở Trung Quốc không đơn thuần là quyết sách trong chính trị, mà nó còn là
nhiệm vụ của từng cá nhân, và nếu xét về bản chất, nó gần như là tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội mang đậm màu sắc Trung Quốc. Định hướng “thương hiệu Trung Quốc” là
sự tổng hợp của quá khứ: khôi phục chủ nghĩa “Đại Hán”, các giá trị đạo đức truyền
thống của Khổng Giáo; hiện tại: dùng kinh tế làm bệ đẩy; và tương lai: khẳng định vị thế
quốc gia trên thế giới.
Lý thuyết xây dựng thương hiệu quốc gia không tách rời với học thuyết “Giấc
mộng Trung Hoa”, vậy nên hầu hết mục tiêu của các chính sách phát triển đất nước trong
thời kỳ này đều góp phần củng cố danh tiếng “thương hiệu Trung Quốc”. Bước đầu tiên
trong tiến trình là Trung Quốc đã đối diện với những sai lầm trong quá khứ và đồng thời
tận dụng tiềm năng nội tại của quốc gia để cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt công
chúng quốc tế.
Người tiêu dùng trên thế giới đã có những phản hồi không mấy tích cực về các sản
phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thương hiệu “Made in China” trong suốt một thời
gian dài bị chế nhạo rằng “Faked in China” (Làm giả tại Trung Quốc) vì chất lượng sản
phẩm thấp và vấn đề “bản quyền” khi thường xuyên sao chép mẫu mã từ các doanh
75
nghiệp nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn trên 6,000 người tiêu dùng Châu Âu và
Hoa Kỳ vào năm 2006, Synovate Global Omnibus thống kê rằng chỉ 12% trên tổng số
nghĩ rằng hàng hóa từ Trung Quốc đạt chất lượng tốt, 33% giữ ý kiến trung lập và 55%
còn lại đánh giá rằng sản phẩm “Made in China” có chất lượng kém (Ramo, 2006). Hệ
quả của cuộc cải cách kinh tế nhanh chóng đã khiến thế giới nhớ đến Trung Quốc với
danh nghĩa “công xưởng thế giới” ô nhiễm nặng nề cùng sự khủng hoảng về danh tiếng
sản phẩm (sữa bột có melanin, thực phẩm tẩm ướp hóa chất,...). Đứng trước một xã hội
theo chủ nghĩa tiêu dùng với vô số sự lựa chọn về thị trường và chất lượng hàng hóa như
hiện nay, Trung Quốc nhận thấy nếu không khắc phục danh tiếng thương hiệu sẽ gây ra
nhiều cản trở trong cuộc cạnh tranh với các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn được
bảo đảm danh tiếng với thương hiệu “Made in”. Chính vì vậy, kế hoạch “Made in China
2025” ra đời, đây là kế hoạch được Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch nước Tập Cận
Bình đề xuất vào tháng 5/2015 với mục tiêu đưa danh tiếng của thương hiệu “Made in
China” đứng hàng đầu ở các lĩnh vực công nghệ cao. Trong đó, Trung Quốc coi công
nghệ - viễn thông là ưu tiên hàng đầu giúp Trung Quốc đạt đến vị trí siêu cường công
nghệ số 1 thế giới. Một trong ba hướng đi của kế hoạch này là phát triển thương hiệu
doanh nghiệp viễn thông tư nhân và nhà nước, các thương hiệu được Trung Quốc đẩy
mạnh phát triển gồm Alibaba, Tencent, Baidu, Huawei, Xiaomi, Byte Dance và ZTE. Đây
là các doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trong nước, nay lại được chính phủ đầu tư
cải thiện chất lượng sản phẩm và hỗ trợ quảng bá trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư
mạnh vào chính sách “Made in China 2025” chỉ với tôn chỉ hướng đến nền sản xuất mà
chất lượng sản phẩm được chú trọng hơn số lượng, vừa phát triển sản xuất vừa bảo vệ môi
trường, tối ưu hóa cấu trúc và phát triển toàn diện nền công nghiệp Trung Quốc.
Giáo sư Ying Fan từng đề cập đến việc mỗi quốc gia đều có sẵn một “thương
hiệu”, đối với Trung Quốc, quá trình hình thành nên thương hiệu quốc gia một cách “thụ
động” như thế cũng chính là quá trình ngàn năm lịch sử (Ying Fan, 2006). Trong mắt
cộng đồng quốc tế, dù muốn hay không, thì Trung Quốc cũng hiện lên là một chỉnh thể
phức hợp của văn hóa, di sản và các phong tục tập quán. Tuy nhiên, yếu tố góp phần định
dạng thương hiệu này cũng đến từ các chính sách quảng bá, truyền văn hóa Trung Quốc
do các nhà lãnh đạo Trung Quốc khởi xướng. Một trong số đó là chính sách “Ngoại giao
76
Gấu trúc” nổi tiếng được cho rằng đã có từ thời nhà Đường do Võ Tắc Thiên gửi tặng
Nhật hoàng một cặp gấu trúc như một món quà ngoại giao liên bang. Truyền thống ngoại
giao này được khôi phục từ những năm 50 của thế kỷ XX, dấu hiệu gửi tặng gấu trúc đến
một quốc gia nào đó nghĩa là sự bày tỏ thiện ý và tôn trọng của Trung Quốc đối với mối
quan hệ hợp tác giữa hai bên. Ngoài ra, vì điều kiện khan hiếm của gấu trúc mà chúng
cũng trở thành một công cụ quảng bá tính độc quyền sở hữu di sản, thu hút khách du lịch
đến Trung Quốc hằng năm hoặc trở thành giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với các
nước khác qua việc thuê gấu trúc có thời hạn.
Cuối cùng, đối với quan điểm chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, xây
dựng thương hiệu Trung Quốc phải gắn liền với việc thực hiện chính sách “Một Trung
Quốc”, khi Trung Quốc phải bao gồm cả Đài Loan và Hongkong. Do ảnh hưởng bởi các
sự kiện lịch sử mà cho đến nay, chủ nghĩa ly khai diễn ra mạnh mẽ ở Đài Loan và cả
Hongkong, cả hai đều muốn được công nhận như một chính thể quốc gia trong quan hệ
quốc tế mà không còn phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không
đồng ý với điều kiện này, chính sách đòi thu hồi chủ quyền đã có từ sau cuộc nội chiến
Trung Quốc năm 1949, nó được tái khẳng định vào tháng 10/2008 khi Hiệu ứng Olympic
Bắc Kinh diễn ra mạnh mẽ và sự kiện Đài Loan phải thay đổi tên quốc gia để được tham
gia vào Thế Vận hội đã khiến chính sách này sôi trào một lần nữa. Các quốc gia trên thế
giới hiện nay đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đa số đều không công nhận các
vùng lãnh thổ đó dưới tư cách một quốc gia dân tộc. Nắm bắt được sự ủng hộ đó, cộng
thêm việc hình ảnh thương hiệu của Đài Loan hay Hongkong đều khiến công chúng dễ
dàng liên tưởng đến như một phần hình ảnh của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc
chuyển từ đối thoại mềm mỏng sang các biện pháp quyết liệt hơn trong việc thu hồi chủ
quyền. Điều này không chỉ giúp ích Trung Quốc trong việc đạt được mục tiêu chính trị
mà còn đảm bảo cho “thương hiệu Trung Quốc” được thống nhất và vững mạnh.
2.2.2. Thực tiễn xây dựng thương hiệu quốc gia
Trước khi học thuyết “Giấc mộng Trung Hoa” ra đời, quá trình xây dựng thương
hiệu quốc gia ở Trung Quốc là việc nắm bắt cơ hội hợp tác quốc tế và tận dụng những
tiềm năng có sẵn.

77
Đến nay, Thế vận hội mùa Hè 2008 vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khán
giả quốc tế, nó được nhớ đến như một trong những sự kiện nổi bật trong thập kỷ của
Trung Quốc. Báo cáo xếp hạng thương hiệu quốc gia uy tín Country Brand Index 2008 đã
dành riêng một mục “Olympic 2008 Effect” để phân tích những ảnh hưởng của sự kiện
này lên “thương hiệu Trung Quốc”. Tổ chức Future Brand nhìn nhận Olympic Bắc Kinh
2008 đã “tạo nên một sự kết nối chặt chẽ giữa quốc gia và người dân, đồng thời góp phần
làm sống động văn hóa bản địa theo một cách mà không một nỗ lực quảng cáo nào có thể
làm được” (FutureBrand, 2008). Sau thất bại trong việc cạnh tranh đăng cai Olympic vào
năm 2000 với nước Úc, Trung Quốc đã trở lại mạnh mẽ trong việc chuẩn bị cho Olympic
2008 với vai trò nước chủ nhà. Những cố gắng chuẩn bị của Trung Quốc được thực hiện
trong một thời gian suốt 7 năm kể từ khi Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thông báo chính
thức từ năm 2001. Nhận thức được sức ảnh hưởng của sự kiện quốc tế này đến quốc gia,
như cách mà Olympic Tokyo 1964 và Olympic Seoul 1988 đã đưa Nhật Bản và Hàn
Quốc lên vũ đài toàn cầu, chính phủ Trung Quốc quyết định đầu tư gần 40 tỷ đô la vào tái
cấu trúc cơ sở hạ tầng, cùng với cảnh quan thành phố Bắc Kinh, địa điểm được lựa chọn
trung tâm tổ chức sự kiện đặc biệt này. Các chính sách đầu tư này được chỉ đạo kết hợp
trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006) về việc tân trang đô thị, tu sửa các công trình
kiến trúc mang tính lịch sử, bao gồm cả Tử Cấm Thành. Trong số các khoản đầu tư được
chính phủ để tâm, đầu tư về công nghệ cao đã thực sự thay đổi cách nhìn của khán giả
quốc tế với “định kiến” về một Trung Quốc truyền thống hay có phần lạc hậu. Chính phủ
Trung Quốc đã chi khoảng 3,6 tỷ đô la để biến Bắc Kinh thành “thành phố kỹ thuật số”
với việc sử dụng rộng rãi viễn thông kỹ thuật số, mạng dẫn truyền không dây và công
nghệ thông minh. Bên cạnh những cố gắng quảng bá sức mạnh kinh tế của quốc gia,
Trung Quốc cũng không bỏ qua yếu tố văn hóa, vốn là gốc rễ cho “sức mạnh mềm” của
Trung Quốc từ bao đời nay. Điều đó thể hiện ở hành động thiết kế lễ khai mạc và bế mạc
hoành tráng do đạo diễn Trương Nghệ Mưu chỉ đạo, tiết mục khéo léo lồng ghép vào các
yếu tố văn hóa, lịch sử, pha trộn giữa nét truyền thống của các câu chuyện được truyền tải
và tính hiện đại qua phần hỗ trợ của công nghệ cao, tạo nên một ấn tượng choáng ngợp.
Với nỗ lực đầu tư như thế, những gì Thế vận hội Bắc Kinh 2008 mang lại cho “thương
hiệu Trung Quốc” là không hề nhỏ. Yếu tố Du lịch (Tourism) là yếu tố đầu tiên ảnh
78
hưởng mạnh mẽ bởi sự kiện quốc tế này. Tổng cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc thống
kê được 3,8 triệu lượt khách nước ngoài đến vào năm 2007, tăng 11% so với năm trước,
du khách nội địa và nước ngoài trong thời gian diễn ra Thế Vận hội cũng tăng từ 8-9%.
Yếu tố thứ hai không nằm ngoài “hiệu ứng Olympic 2008” là kinh tế, Cục thống kê Bắc
Kinh ước tính những đầu tư vào sự kiện Olympic đã mang lại 2.5% mức tăng trưởng kinh
tế chung của thủ đô. Trong đó, ngành quảng cáo là một trong những ngành chiếm lợi
nhuận hàng đầu, căn cứ vào mức độ hợp tác của các thương hiệu toàn cầu với Olympic
trong nhiều năm như Coca-cola, Kodak, Omega, Panasonic, General Electric (GE),... thì
sự kiện lần này tiếp tục là cơ hội thu hút các thương hiệu lớn trong việc sử dụng truyền
thông Trung Quốc mà 42.5% tập trung vào truyền hình, với hệ thống đài trung ương đồ sộ
(CCTV) và các đài vệ tinh nhỏ, truyền thông Trung Quốc đã bắt được “cơ hội vàng” để
đẩy mạnh chi tiêu. Sau đó, ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc cũng thu được lợi
nhuận không ít, Hội đồng phát triển Thương mại Hongkong ước tính tiềm năng thị trường
của thể thao Trung Quốc vào thời điểm đó lên tới 250 tỷ USD, mức độ tăng trưởng hằng
năm sẽ đạt 20% ở Bắc Kinh và các khu vực Liêu Ninh, Quảng Đông, Chiết Giang,... Yếu
tố thứ ba là Di sản & Văn hóa, CBI cho rằng cơ hội đăng cai Olympic là cơ hội thể hiện
màu sắc riêng biệt và mang đến khán giả quốc tế những trải nghiệm độc đáo của bất kỳ
quốc gia nào, và Trung Quốc đã tận dụng tốt cơ hội này (FutureBrand, 2008). Mang đến
hình ảnh về một quốc gia hiện đại với “thành phố kỹ thuật số” Bắc Kinh tiện nghi, ứng
dụng công nghệ cao vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn tôn vinh được những giá trị
văn hóa truyền thống của con người và địa phương. Những yếu tố đó đã góp phần phát
triển “thương hiệu Trung Quốc”, báo cáo xếp hạng của CBI 2008 đã xếp Trung Quốc vào
nhóm “Xu hướng” (In Vogue), nhằm công nhận những nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc
gia thông qua Thế Vận hội Bắc Kinh 2008 (FutureBrand, 2008).
Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc là điều không ai có thể phủ nhận, nhưng điều đó
không quyết định toàn bộ đến thương hiệu quốc gia trên các bảng xếp hạng toàn cầu.
“Phép màu kinh tế” đã xảy ra với Trung Quốc sau nhiều năm nỗ lực cải cách kinh tế,
Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành đối thủ cạnh tranh số một của
Hoa Kỳ trên thị trường thế giới từ khi bước sang thập kỷ mới trong thế kỷ XXI. Tuy
nhiên, việc mở cửa quốc tế cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh tăng cao. Các nhà
79
lãnh đạo Trung Quốc đã xác định gây dựng danh tiếng trong nền kinh tế thế giới cũng là
mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia toàn diện. Trung
Quốc xác định từ lâu, công nghệ sẽ là lĩnh vực mà quốc gia đầu tư phát triển mạnh nhất.
Điều này được thể hiện từ khi Trung Quốc đăng cai Thế Vận hội Bắc Kinh 2008 đã đầu tư
xây dựng một “thành phố kỹ thuật số” với sự hiện đại của mạng lưới công nghệ cao. Đến
năm 2010, Trung Quốc lại đăng cai tổ chức World Expo ở Thượng Hải, đây là sự kiện
chính thức cho thấy tiềm lực khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Với chủ đề “Thành phố
tươi đẹp hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”, triển lãm “tập trung vào sự đổi mới và khai thác
tiềm năng của đời sống đô thị trong thế kỷ XXI dựa trên 5 chủ đề phụ: Sự giao thoa giữa
các nền văn hóa ở thành thị; phồn vinh của kinh tế thành thị; sáng tạo về khoa học kỹ
thuật của thành thị; cách tân của cộng đồng dân cư thành thị; mối tương tác giữa thành thị
và nông thôn”. Số tiền đầu tư cho triển lãm lần này hơn hẳn Thế Vận hội Bắc Kinh 2008
lên đến 45 tỷ Nhân dân tệ (6.7 tỷ USD), đây lại là một sự học hỏi từ quốc gia đi trước, khi
Trung Quốc đã nhận thấy Đại Triển Lãm Crystal Palace ở London năm 1851 đã chứng tỏ
tầm vóc siêu cường về kinh tế, quân sự và công nghiệp của Anh Quốc. Nếu so với một
Bắc Kinh cổ kính, còn để lại dấu ấn của các di tích lịch sử, thì Thượng Hải hoàn toàn là
một thành phố hiện đại với cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp. Chính vì thế ngay từ năm
2000, chính quyền Trung Quốc đã xem xét World Expo không chỉ là sự kiện quốc tế mà
còn là cơ hội để quảng bá tiềm lực về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế. Ngoài ra, World Expo
2010 được xem là động lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, trong đó có việc ứng dụng
công nghệ vào xây dựng kiến trúc đô thị, thể hiện Trung Quốc là một quốc gia lớn mạnh
và giàu tiềm năng. Đến năm 2013, giai đoạn ông Tập Cận Bình lãnh đạo đất nước, việc
phát triển khoa học công nghệ đã được nâng lên thành chính sách “Made in China 2025”.
Một trong những thành tựu đầu tiên mà chính sách này đạt được là gắn công nghệ thông
tin với chiến lược “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” được xem như là sự trở lại của “Con
đường tơ lụa cổ đại” mang đến cho Trung Quốc những cơ hội hợp tác thương mại quốc tế,
minh chứng là việc ký kết được Biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng “Con đường tơ lụa
kỹ thuật số” với nhiều quốc gia trên thế giới ở các khu vực châu Á, châu Âu và châu Phi.
Thành tựu này không chỉ bảo chứng sự hợp tác thương mại ở hiện tại mà còn mở ra cơ
hội xâm nhập thị trường vào các quốc gia đối tác cho các doanh nghiệp công nghệ của
80
Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở World Expo 2010, Trung Quốc liên tục tổ chức thành
công các hội chợ công nghệ, kinh tế với các quốc gia tham gia BRI như: Hội chợ công
nghệ số với 17 nước Trung và Đông Âu thuộc nhóm 17+1; Diễn đàn công nghệ số với 5
nước ở Trung Á (Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan) với
mục đích tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Trung Quốc với các nước Trung Á
thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO); Hội chợ triển lãm thương mại điện tử Trung
Quốc - ASEAN với chủ đề “Cùng xây dựng vành đai và con đường, cùng phát triển kinh
tế số”,... Thông qua các sự kiện hợp tác quốc tế này mà Trung Quốc triển khai được 1.334
dự án công nghệ thông tin và các loại hình công nghệ mới (Internet kết nối vạn vật, Big
Data,...), trong đó có dự án “Châu Phi thông minh” do tập đoàn Alibaba là chủ đầu tư
chính. Thành tựu thứ hai của kế hoạch này là đã đưa danh tiếng của các doanh nghiệp
công nghệ gắn với danh tiếng quốc gia trên toàn cầu. Tập đoàn Alibaba thành lập năm
1999, đến đầu 2019 đã trở thành “ông vua nội địa” về công nghệ thanh toán số, cung với
Google và Facebook đến từ Hoa Kỳ, là một trong ba nhà sản xuất mạng ứng dụng thông
minh hàng đầu thế giới. Tập đoàn Huawei đến những năm cuối thập kỉ cũng trở thành nhà
cung cấp thiết bị viễn thông lớn trên thế giới, năm 2019, Huawei vượt Apple để dành vị
trí số một thế giới về nhà sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, chiếm 28% doanh thu
toàn cầu. Tập đoàn Bytedance với hạt nhân phát triển là mạng xã hội Tiktok thu hút hàng
tỷ lượt theo dõi trên thế giới trong đó đóng góp nhiều nhất đến từ Hoa Kỳ. Trung Quốc
cũng là một trong các quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị vi mạch điện tử
hàng đầu thế giới: Alibaba Cloud, nhà cung cấp chính thức các thiết bị dịch vụ điện toán
đám mây cho các nước Trung và Đông Âu, Đông Nam Á và Nam Phi; Tập đoàn công
nghệ Inspur là chủ đầu tư các dự án trung tâm dữ liệu đám mây ở 20 nước châu Phi. Tuy
nhiên, dưới sức ép cạnh tranh của các nước công nghệ lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay
thậm chí là khu vực như Liên minh châu Âu, Trung Quốc nhận thấy việc phát triển công
nghệ mà không thương mại hóa được chúng thì cũng trở nên vô ích. Chính vì vậy, chiến
lược “Một vành đai, một con đường” (One belt, one road) được đề xuất vào năm 2013,
đây là tên gọi khác của “Con đường tơ lụa mới” bắt nguồn từ Tây An, băng qua các thành
phố lớn gồm Almaty, Bishkek, Samarkand, Tehran, Istanbul, Moscow và Rotterdam trước
khi kết thúc ở Venice. Chiến lược này vừa giúp thắt chặt con đường thương mại giữa
81
Trung Quốc và các quốc gia Á, Âu, Phi, vừa đầu tư công nghệ song song với giao dịch và
viện trợ quốc tế, cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ và các nước lớn. Từ đây, tạo điều kiện
cho sự có mặt của hàng hóa chất lượng cao Trung Quốc ở nhiều khu vực trên thế giới,
góp phần khẳng định thương hiệu “Made in China” trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.
Không thể chối bỏ nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia mà Trung Quốc cố gắng
hướng đến, nhưng thực tiễn diễn ra cho thấy những khó khăn mà quốc gia này phải đối
mặt cũng như những mặt trái của “thương hiệu Trung Quốc”. “Made in China” vẫn là
cụm từ gợi lên suy nghĩ về chất lượng và độ tin cậy. Trường hợp các thiết bị viễn thông
đến từ doanh nghiệp Huawei và ZTE khiến Cơ quan Giám sát phòng thủ mạng của Anh
trực thuộc Trung tâm Anh ninh Quốc gia đã phát cảnh báo về việc sử dụng thiết bị và dịch
vụ của ZTE có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia vào tháng 7/2018 (BBC, 2018).
Khoảng một tháng sau đó, chính phủ Úc cũng đồng tình với lo ngại về an ninh quốc gia
do các thiết bị viễn thông có khả năng “chịu sự chỉ đạo phi pháp từ chính phủ nước ngoài
mang lại” (BBC, 2018). Hoa Kỳ trước đây cũng cấm tập đoàn Huawei tham gia vào các
hoạt động của chính phủ Liên bang do nghi ngờ về hoạt động gián điệp. Những cáo buộc
này khiến cho quan hệ hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và các nước xấu đi. Bên cạnh
đó, trở thành đối thủ kinh tế với Hoa Kỳ đã khiến việc xây dựng thương hiệu quốc gia của
Trung Quốc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tháng 3/2018, chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung nổ ra với việc Mỹ tuyên bố đánh thuế 25% trên tổng số 50 tỷ USD hàng hóa của
Trung Quốc, ngay sau đó đến tháng 4/2018, Trung Quốc đã “trả đũa” bằng việc áp thuế
mới lên 128 mặt hàng của Mỹ. Chiến tranh thương mại đã để lại hậu quả nặng nề lên kinh
tế (doanh thu bán lẻ), xuất khẩu, đầu tư nước ngoài (theo báo Les Echos, đầu tư của Mỹ
vào Trung Quốc giảm đi 12,9 tỷ USD trong năm 2018), đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn
đến “thương hiệu Trung Quốc’ ở thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói
chung. Song đó, kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vài thập kỷ
trở lại đây là một trong những nguyên nhân gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề,
“công xưởng của thế giới” từ giai đoạn 2010 trở đi luôn có mặt trong các bảng xếp hạng
về mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn (Theo World Air Quality Index,
World’s Air Pollution Index,...). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống của
người dân, mà còn trở thành chướng ngại ngăn cản du lịch, hai vấn đề này trực tiếp tác
82
động đến hình ảnh quốc gia mà Trung Quốc hướng đến về một đất nước văn minh. Cuối
cùng, yếu tố lớn nhất khiến “thương hiệu Trung Quốc” mất điểm trong mắt công chúng
quốc tế đều xuất phát từ những vấn đề nhân quyền và chính trị. Các đối tượng khảo sát
của bảng xếp hạng CBI từ khi thành lập đến nay hầu như đều đánh giá về Trung Quốc
như một quốc gia thiếu tự do và dân chủ, người dân bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ
và thậm chí họ xem đó là chế độ độc tài. Tiếp đến là phản ứng của Trung Quốc với các
vấn đề trong nước và thế giới đã không ít lần khiến dư luận quốc tế bất bình. Thế Vận hội
Olympic 2008 được coi là một nỗ lực nhằm khôi phục hình ảnh một quốc gia thân thiện
và hợp tác, thế nhưng các cuộc biểu tình ở Hy Lạp, Hoa Kỳ, Pháp và những nơi khác diễn
ra nhằm chống lại chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng và Darfur (Sudan) đã kéo giảm
nỗ lực của chính phủ Trung Quốc. Dù hướng đến hình ảnh một quốc gia thân thiện, nhưng
hành động trong những lần xung đột ở biển Đông với các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á là một ví dụ đã khiến chính phủ Trung Quốc phải nhận nhiều chỉ trích. Ngay cả
những học viện Khổng Tử trên thế giới cũng được cho rằng là một công cụ tuyên truyền
chính trị thay vì văn hóa. “Giấc mộng Trung Hoa” bao giờ cũng khiến thế giới liên tưởng
đến những tham vọng về quyền lực dù là quyền lực cứng hay mềm.
Tiến trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc còn phải đi kèm với
việc cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt công chúng, cùng với việc gặp phải những
cạnh tranh khốc liệt đến từ các quốc gia khác, vậy nên quá trình này đòi hỏi nỗ lực lớn từ
chính phủ và người dân trong một khoảng thời gian dài. Sự khởi sắc của thương hiệu mới
chỉ diễn ra trong những năm gần đây. Theo bảng xếp hạng Brand Finance, trong năm
2017, giá trị thương hiệu của Trung Quốc tăng ở mức 44%, xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ. Ông
David Haigh – Giám đốc điều hành của Brand Finance nhận định rằng: “Sự trỗi dậy của
thương hiệu quốc gia Trung Quốc là nhờ vào sự lãnh đạo toàn diện, triển vọng ủng hộ
kinh doanh và một quyết tâm mạnh mẽ cho đất nước để tạo ra các thương hiệu thay vì chỉ
các sản phẩm. Chính phủ hiện tại đã đổi mới cam kết đối với thương mại tự do, mở cửa
thị trường Trung Quốc và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một môi trường kinh
doanh chưa được cải thiện trong những năm tới” (David Haigh, 2017).

83
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA CỦA
TRUNG QUỐC THÔNG QUA NGOẠI GIAO VACCINE COVID-19
Năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới đã dẫn đến những thiệt
hại vô cùng nặng nề cho toàn thể nhân loại: từ khủng hoảng y tế cho đến trì trệ về thương
mại và giáo dục toàn cầu. Theo báo cáo của OWD (Our World in Data), tính đến ngày 16
tháng 5 năm 2022, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới là hơn 521 triệu ca, với số ca
tử vong đáng kinh ngạc khi lên tới 6,3 triệu ca. Cho đến nay, thế giới dù đã và đang phát
triển thuốc đặc trị COVID-19 theo thời gian, những biện pháp như mang khẩu trang, rửa
tay, giãn cách xã hội được nhấn mạnh là những biện pháp tất yếu trong chiến dịch phòng
chống sự lây lan của virus Corona. Trong số đó, không thể không nhắc đến tầm quan
trọng của việc tiêm chủng vaccine phòng ngừa, phương pháp này đã được chứng minh là
phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa và kiểm soát sự phát triển của không những đại
dịch - COVID-19 mà còn là của hầu hết các bệnh truyền nhiễm khác.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vaccine trong việc giảm thiểu hậu quả của
đại dịch, nhiều quốc gia trên thế giới đã rất tích cực trong nỗ lực chế tạo và phát triển
vaccine an toàn, hiệu quả kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo thống kê, tính đến tháng 2
năm 2021, đã có hơn 200 ứng cử viên vaccine COVID-19 đang được nghiên cứu và phát
triển, trong đó có ít nhất 52 loại vaccine đang được thử nghiệm trên người - theo WHO.
Cụ thể hơn, có một vài loại đang được thử nghiệm trong giai đoạn I và II, một số khác
đang bước vào giai đoạn III.
Mặt khác, dù vaccine được điều chế và phân bổ một cách nhanh chóng ở những
quốc gia phát triển trên thế giới thì những quốc gia đang phát triển và kém phát triển khác
lại gặp phải tình trạng không có hoặc thiếu hụt vaccine tiêm chủng cho công dân. Dựa vào
nhu cầu tiếp nhận vaccine từ các quốc gia trên thế giới, ngoài cơ chế COVAX 4 nhằm đảm
bảo các quốc gia được tiếp cận vaccine một cách bình đẳng, còn có chiến dịch “ngoại giao
vaccine" từ các cường quốc trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ,...
“Ngoại giao vaccine” theo Hotez năm 2014 định nghĩa là “việc sử dụng vaccine để
cải thiện tình trạng mối quan hệ ngoại giao của một quốc gia và tạo tầm ảnh hưởng đến

4 Là một chương trình do Gavi (Liên minh vaccine) đứng đầu, WHO và CEPI - UNICEF mua và vận chuyển - phân
bổ vaccine từ đến các nước đang và kém phát triển trên toàn thế giới
84
các quốc gia khác” hoặc có thể hiểu “ngoại giao vaccine” là “một tập hợp các phương
pháp ngoại giao sử dụng vaccine làm công cụ để đảm bảo tiếp cận các thông lệ tốt nhất
của chúng, qua đó tăng cường hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia
như tặng vaccine, ký hợp đồng đặt mua vaccine của quốc gia ngoại giao trong thời gian
sớm nhất,...” (Hotez, 2014). Vì vậy, theo Peter Bourne - trợ lý đặc biệt của Tổng thống
Jimmy Carter trong các vấn đề về sức khỏe lập luận: “ngoại giao vaccine như một khái
niệm rộng hơn của ngoại giao y tế", rằng: “sức khỏe và y học có thể đóng vai trò quan
trọng như một phương tiện để cải thiện quan hệ quốc tế”, đồng thời ông giải thích:
“những vấn đề nhân đạo, đặc biệt là sức khỏe, có thể trở thành cơ sở để thiết lập đối thoại,
qua đó phá bỏ các rào cản ngoại giao vì chúng vượt lên trên truyền thống, những biến
động của một quốc gia.” (Seow, T. L., 2021)
Trung Quốc là một trong số những quốc gia có đóng góp to lớn trong công cuộc
cung cấp viện trợ y tế thế giới cho những quốc gia đang phát triển trên toàn cầu thông qua
chính sách “ngoại giao y tế". Từ những năm 1960, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt
động ngoại giao thông qua hỗ trợ y tế cho các quốc gia ở châu Phi. Điển hình như, Trung
Quốc đã gửi hơn 15.000 bác sĩ đến hơn 47 quốc gia thuộc châu Phi, điều trị cho hơn 180
triệu bệnh nhân. Tiếp tục cho đến ngày nay, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách
ngoại giao y tế như một cách thức để thúc đẩy chính sách đối ngoại, từ hợp tác với WHO,
UNICEF, ASEAN trong việc hỗ trợ và phát triển các chương trình y tế và nhân đạo như
phòng chống HIV/AIDS, chương trình hợp tác vì Sức khỏe Cộng đồng, cho đến việc cử
nhiều đội y tế đến các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ, và cả châu Đại dương, đồng thời
Trung Quốc cũng đưa ra những cam kết đóng góp viện trò cho những nước này bao gồm
cả y tế. (Seow, T. L., 2021)
Tương tự như những gì Trung Quốc đã làm trong công cuộc viện trợ y tế, trong bối
cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 đang ngày càng trở nên phức tạp, Trung Quốc đã thể
hiện vai trò của mình thông qua việc viện trợ khẩu trang, dụng cụ y tế, đồ bảo hộ và đặc
biệt là chiến dịch ngoại giao vaccine đến các nước không đủ điều kiện sản xuất. Cụ thể
hơn, tính đến tháng 5 năm 2022, Trung Quốc đã gửi hơn 2,2 tỷ liều vaccine đến hơn 120
quốc gia và các tổ chức quốc tế trên toàn thế giới, trong đó hơn 180 triệu liều vaccine
Sinopharm và Sinovac do Trung Quốc sản xuất đã được vận chuyển đến 49 quốc gia khác
85
nhau thông qua cơ chế COVAX (WHO). Trong khi các công ty dược phẩm tại châu Âu
như Pfizer, Moderna và Oxford/ BioNTech liên tục giám sát các phương tiện truyền thông
và báo chí về việc triển khai vaccine trên toàn thế giới, thì Trung Quốc có vai trò trong
việc tăng tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 toàn cầu. Trên thực tế, số lượng vaccine mà
Trung Quốc cung cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình - nhiều hơn cả cơ
sở toàn cầu của chiến dịch COVAX do WHO và Gavi đồng tài trợ, cho đến hiện tại, chủ
yếu dựa vào lượng vaccine mà các nước phương Tây cấp phép. Tuy nhiên, phần lớn
vaccine Trung Quốc được bán cho các quốc gia khác chứ không hoàn toàn là quyên tặng.
(Detlef, N., 2021)
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình đã tuyên bố: “Trung Quốc sẽ đưa
vaccine phát triển trong nước ra công chúng toàn cầu" như một phần của “cuộc tấn công
đầy thu hút" nhằm cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài, qua đó cạnh tranh
cao độ nhằm giành lấy trái tim và khối óc toàn cầu. Thông qua những sáng kiến về sức
khỏe cộng đồng, các quốc gia trên thế giới đã ngày càng tăng cường tham gia vào các
hoạt động quan hệ quốc tế. Dựa trên các công cụ chính sách đối ngoại về y tế và sức
khỏe, các cường quốc đang hướng tới mục tiêu cải thiện hình ảnh quốc gia trong lòng
công chúng quốc tế, và Trung Quốc không là ngoại lệ. (Detlef, N., 2021)
Trong chương III của đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích và
đánh giá chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua hoạt động ngoại giao
vaccine, dựa trên cơ sở lý luận mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng ở chương I. Với mục
tiêu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Chính sách ngoại giao vaccine đã đóng góp cho
chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc như thế nào?”, nhóm nghiên
cứu sẽ làm rõ cách thức Trung Quốc sử dụng “ngoại giao vaccine” như một công cụ xây
dựng thương hiệu quốc gia tích cực, đồng thời đánh giá hiệu quả và mức độ ảnh hưởng
của ngoại giao vaccine đến thương hiệu quốc gia của Trung Quốc.
3.1. Các bước triển khai chính sách xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc
thông qua ngoại giao vaccine COVID-19
Từ lý thuyết mô hình các bước xây dựng thương hiệu quốc gia đã tổng kết ở
chương 1, nhóm nghiên cứu xem xét quá trình ngoại giao vaccine của Trung Quốc được
tiến hành như thế nào và quá trình đó có được thực hiện theo các bước như nhóm nghiên
86
cứu đã đề ra hay không. Dưới góc độ phân tích thương hiệu quốc gia, nhóm nghiên cứu
gọi quá trình ngoại giao vaccine của Trung Quốc là quá trình chuyển hóa các yếu tố “vô
thức” thành hình ảnh quốc gia một cách có định hướng. Cụ thể, vaccine là thành tựu
bước đầu trong việc củng cố danh tiếng, Trung Quốc sẽ làm thế nào để chuyển hóa
vaccine, thông qua con đường trung gian là ngoại giao trở thành “thương hiệu Trung
Quốc”? Đó là câu hỏi mà nhóm nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết ở phần này.
3.1.1. Hình thành nhóm chuyên gia gồm có các đại diện của chính phủ, doanh
nghiệp, xã hội dân sự, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đại diện phía truyền thông,
để cùng nhau phát triển chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia
Nhóm chuyên gia hình thành để cùng nhau phát triển “thương hiệu Trung Quốc”
trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bao gồm các nhóm chính sau: đại diện từ phía chính
phủ, các chuyên gia nghiên cứu hình ảnh quốc gia, các cơ sở y tế và viện nghiên cứu
vaccine kết hợp với doanh nghiệp phân phối sản phẩm.
Đại diện từ phía chính phủ đóng vai trò lãnh đạo thống nhất, đưa ra các chính sách
ứng phó khẩn cấp trong nước và ngoại giao quốc tế. Đứng trước tình huống đại dịch bùng
phát, Trung Quốc đã chuyển từ cơ chế “quản lý tập trung” sang “quản lý khẩn cấp”.
Ngày 25/1/2020, Ban thường vụ Bộ Chính trị triệu tập hội nghị, ra quyết định công
tác phòng chống dịch phải được chỉ huy trực tiếp bởi một hệ thống lãnh đạo đặc thù mà
đứng đầu là chủ tịch Tập Cận Bình, có sự hỗ trợ quản lý của Ủy ban Thường vụ Tổng cục
Chính trị (thuộc Ủy ban Trung ương CPC) nhằm tăng cường sự lãnh đạo và thống nhất
trên toàn quốc. Đại diện chính phủ tham gia vào công tác giám sát và quản lý gồm Vương
Hỗ Ninh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Cục Chính trị, cùng Đinh Tiết Tường, Tôn Xuân
Lan, Hoàng Khôn Minh, Thái Kỳ, Vương Nghị, Tiếu Tiệp, Triệu Khắc Chí,... Đồng thời,
nhằm quán triệt các chỉ thị từ nhóm chính phủ mới, Quốc vụ viện đã thành lập cấp chính
phủ Trung ương Nền tảng trên cơ chế phối hợp nhiều bộ và ban ngành - gồm tổng cộng
32 đơn vị và đi đầu là Ủy ban Y tế Quốc gia. Vào ngày 20/1/2020, Phó thủ tướng của
Quốc vụ viện, bà Tôn Xuân Lan, đã chủ trì cuộc họp đầu tiên về cơ chế phòng ngừa và
kiểm soát chung, phối hợp công tác phòng chống dịch với khám chữa bệnh, nghiên cứu
khoa học, hỗ trợ hậu cần, và đối ngoại công khai.

87
Vai trò của Bộ Ngoại giao trong thời kỳ nào cũng quan trọng, đứng trước những
“khủng hoảng” về hình ảnh quốc gia, vai trò này càng được chính phủ Trung Quốc chú
trọng. Bộ ngoại giao cũng thành lập một đơn vị ứng phó với đại dịch do Tề Ngọc - Bí thư
Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao đứng đầu, thường xuyên chủ trì công tác phòng, chống
nội bộ của nhóm, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động giao lưu quốc tế và hợp tác
đối ngoại. Nhiều Vụ của Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài đã
xác định rõ việc phân công trách nhiệm trong khuôn khổ liên kết với các chỉ thị trong
nước. Ở nước ngoài, đại sứ quán và lãnh sự quán hoạt động 24/24 giờ, thu thập và phân
tích nhiều thông tin, dữ liệu khác nhau, liên lạc và phối hợp với công tác phòng chống
dịch bệnh trong nước. Cơ chế ngoại giao của Trung Quốc đã phá vỡ hệ thống quản lý tập
trung thông thường và được đưa vào cơ quan chỉ đạo phòng chống dịch của trung ương
dưới sự lãnh đạo thống nhất của Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương CPC mà đứng đầu
vẫn là chủ tịch Tập.
Về cốt lõi, hệ thống này đã thiết lập khuôn khổ của một tổ chức (Ủy viên Quốc vụ
Vương Nghị là thành viên) và cơ chế phòng ngừa và kiểm soát chung của Quốc vụ viện
(Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tề Vũ là người đứng đầu bộ phận đối ngoại). Trong thời gian
này, Thường trực Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương CPC, Nhóm chủ trì phòng chống
dịch Trung ương, Cơ chế phối hợp phòng chống của Quốc vụ viện và Nhóm chủ trì dịch
bệnh của Bộ Ngoại giao Thường xuyên tổ chức ứng phó các cuộc họp chỉ đạo, họp báo,...
Xây dựng hệ thống đại diện như thế nhằm kịp thời phổ biến và quán triệt các chỉ thị của
chính phủ đến người dân, về cơ bản, Trung Quốc đã tiến hành huy động lực lượng như
một hình thức tiến hành “chiến tranh nhân dân”, tận dụng phát huy tối đa tiềm lực “con
người” của đất nước, nhưng vẫn duy trì được sự thống nhất lãnh đạo từ trung ương đến
địa phương.
Trong hệ thống đại diện của chính phủ, một bộ phận đóng vai trò then chốt trong
việc định hướng “thương hiệu Trung Quốc” là bộ phận phát ngôn viên. Hệ thống phát
ngôn viên trước báo chí trong và ngoài nước của Trung Quốc được thành lập từ những
năm 80 của thế kỷ trước, nếu so với cơ quan phát ngôn đồ sộ ở các nước phương Tây, thì
hệ thống này vẫn đơn sơ và đang trong quá trình xúc tiến. Nhận thức được đây là một
trong những công cụ quan hệ công chúng và góp phần định hình thương hiệu quốc gia,
88
Trung Quốc đã chú trọng về vai trò này trong những năm gần đây. Không chỉ làm nhiệm
vụ truyền tải thông tin, xóa bỏ những hiểu lầm về hình ảnh chính phủ, hệ thống phát ngôn
viên còn góp phần định hướng dư luận, can thiệp vào khủng hoảng và giải quyết các xung
đột. Bộ phận này sẽ kết hợp với truyền thông báo chí cập nhật tin tức kịp thời, phản hồi
khách quan, công tâm và trung thực, bảo đảm mức độ tin cậy của tin tức đến với công
chúng trong và ngoài nước. Từ đó, thu hút sự quan tâm của công chúng đối với hình ảnh
đất nước, đồng thời tăng cường sự uy tín của chính phủ Trung Quốc trong sự nỗ lực xây
dựng một Trung Quốc cởi mở, thân thiện và có trách nhiệm. Đó là điều mà trong thời kỳ
đại dịch vừa qua, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên, Vương Văn Bân cũng như hệ thống
phát ngôn viên đại diện Bộ Ngoại giao đã và đang làm.
Ông Vương từng đối mặt với khủng hoảng hình ảnh quốc gia khi liên tục xuất hiện
các thông tin về “nguồn gốc của virus corona”. Đáp lại những yêu cầu đòi điều tra về
nguồn gốc xuất xứ của loại virus này từ phía cộng đồng quốc tế, ông Vương bày tỏ những
cáo buộc nhằm hạ bệ danh tiếng quốc gia của ông là không đủ căn cứ khoa học, và Trung
Quốc sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để điều tra và ngăn ngừa dịch bệnh. Dù câu
trả lời này không xóa bỏ nghi ngờ của thế giới về nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng nó đã
chuyển hướng dư luận về những hứa hẹn của Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Đến ngày 13/5/2022, khi chủ trì phiên họp báo thường kỳ gần nhất của Bộ Ngoại
giao, ông Triệu Lập Kiên đề cập đến những đóng góp của Trung Quốc vào công tác hỗ trợ
phòng chống dịch bệnh trên thế giới. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lập trường của chính
phủ Trung Quốc không đi ngược lại nguyên tắc chủ quyền khi từ chối tham gia vào Hội
nghị cấp cao qua video về thực hiện Chống dịch lần thứ hai có sự xuất hiện của Đài Loan.
Câu trả lời kiên quyết của ông Triệu trước phóng viên CCTV và cộng đồng quốc tế cũng
chính là lý tưởng xây dựng “thương hiệu Trung Quốc” của chính phủ, cởi mở và thân
thiện chỉ khi không chạm vào giới hạn chính trị.
Không chỉ ở phiên họp gần đây, trước đó ở các kỳ họp thường trực của Bộ Ngoại
giao, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên luôn khẳng định nỗ lực hợp tác của Trung Quốc với
cộng đồng thế giới trong công tác chống dịch, kể cả chính sách ngoại giao vaccine, đều
không mang bất kỳ mục đích chính trị nào. Sức khỏe và tính mạng của con người phải
được đặt lên hàng đầu, không nên để chính trị can thiệp vào các vấn đề nhân quyền, đó là
89
châm ngôn mà ông, hay đúng hơn là chính phủ Trung Quốc muốn truyền tải đến thế giới.
Hơn hết, CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo,... là những kênh truyền thông “đỏ” của
Trung Quốc, việc đặt câu hỏi cho phát ngôn viên cũng là một sự phối hợp ăn ý góp phần
định hướng hình ảnh chính phủ và quốc gia đối với độc giả trong và ngoài nước.
Như đã từng đề cập đến ở chương II, Trung Quốc gây ấn tượng về một đất nước
mà “Cơ cấu tổ chức của chính phủ không thể hiện chính xác hình ảnh hoàn chỉnh của
Trung Quốc đương đại…những cái nhìn thoáng qua về quá trình ra quyết định của chính
phủ Trung Quốc khiến nước ngoài bối rối về cách thức cai trị cũng như điểm mạnh và
điểm yếu của hệ thống và Đảng” (Joshua Cooper, 2007, 13-14) . Hình ảnh chính phủ là
“hạt nhân” trong yếu tố chính trị của một quốc gia, là điểm quan sát đầu tiên và là yếu tố
cốt lõi để công chúng đánh giá về thể chế chính trị của một quốc gia. Đối với hình ảnh
chính phủ, người ta sẽ đo lường các thuộc tính: thẩm quyền, danh tiếng, sự liêm chính và
mức độ tín nhiệm của người dân dành cho những người đứng đầu đất nước. Ngoài ra,
hình ảnh này không chỉ xuất hiện cố định ở yếu tố chính trị, mà bất cứ khía cạnh nào liên
quan đến “thương hiệu quốc gia” như kinh tế, văn hóa, du lịch,... đều thấy bóng dáng của
chính phủ.
Để giải thích cho điều này, thì chính phủ là trung gian chuyển hoá các tiềm năng
“vô thức” thành thương hiệu một cách có ý thức, mà bản thân nó cũng trở thành một yếu
tố định hình hình ảnh quốc gia. Trong tâm trí công chúng, chính phủ được phản ánh theo
cả hai cách, vừa là đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu, vừa là một
phần của thương hiệu quốc gia. Vì vậy, việc định hình chính phủ chính là bước đầu tiên
quyết định thất bại hay thành công của một thương hiệu. Đối với chính sách thành lập
chính phủ mới của Trung Quốc để ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh, Trung Quốc đã cho
thấy phản ứng linh hoạt của bộ máy chính phủ. Đại diện chính phủ mới ra đời ít nhất cũng
đã thay đổi cái nhìn về nội bộ “quản lý tập trung” chuyên quyền được đứng đầu bởi một
người lãnh đạo duy nhất, cơ chế “phân quyền” tạm thời mang đến cái nhìn cởi mở và dễ
hiểu hơn đối với các quyết sách của từng bộ, ban ngành trong nội bộ chính phủ. Hơn nữa,
hệ thống phát ngôn viên được chú trọng bài bản đã khiến cho hình ảnh này được định
hướng một cách dễ dàng mà ít gặp phải trở ngại nào.

90
Một giáo sư Trung Quốc từng đề xuất về việc thành lập một ủy ban riêng cho việc
định hình và xây dựng thương hiệu quốc gia, tuy vậy, đến bây giờ trong hệ thống chính
phủ vẫn chưa có một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này. Thay vào đó, tồn tại những
nhóm nghiên cứu độc lập không trực thuộc chính phủ, nghiên cứu về những chiến lược
phát triển “thương hiệu Trung Quốc” phù hợp với bản sắc dân tộc và xu thế của thế giới,
Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Hình ảnh Quốc gia của Đại học Thanh Hoa là một
điển hình.
Thành lập từ năm 2014, mọi diễn đàn thảo luận do Trung Tâm tổ chức đều được
thiết kế cẩn thận nhằm đầu tư nghiên cứu những chiến lược giao tiếp hình ảnh của quốc
gia. Nhóm chuyên gia này cho rằng nguồn gốc của việc nghiên cứu không chỉ xuất phát
từ mối quan tâm thực tiễn với những thay đổi của môi trường dư luận quốc tế để kịp thời
ứng phó hay nâng cao quyền lực mềm của đất nước, mà nghiên cứu hình ảnh quốc gia còn
nhằm tập trung vào tư duy lý luận. Quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia đối với
nhóm chuyên gia chính là câu chuyện truyền tải tinh thần Trung Hoa ra thế giới, hiện thực
hóa lý thuyết và kinh nghiệm sẵn có của đất nước.
Ngày 25/12/2021, Trung tâm Nghiên cứu đã tổ chức Hội nghị “Diễn đàn Hình ảnh
Quốc gia Thanh hoa năm 2021” với chủ đề “Định hình một hình ảnh Trung Quốc đáng tin
cậy, dễ mến và đáng kính” tại Trường Báo chí và Truyền thông trực thuộc Đại học Thanh
Hoa. Diễn đàn này dựa trên kết quả tổng kết kinh nghiệm hợp tác chống dịch và phản ứng
quốc tế đối với hình ảnh quốc gia, tiếp tục định hướng “thương hiệu Trung Quốc” theo
hướng thăm dò nhu cầu của công chúng mong chờ điều gì ở Trung Quốc và đồng thời
phát huy vai trò đầu tàu vốn đã thể hiện tốt trong thời kỳ đại dịch của Trung Quốc (China
News, 2021).
Tại Hội nghị, ông Lý Dũng, Bí thư Đảng ủy Nhà xuất bản Đại học Thanh hoa và
bà Phạm Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Hình ảnh quốc gia của
Đại học Thanh Hoa, đã phát hành cuốn sách thứ bảy nằm trong chuỗi công trình nghiên
cứu về hình ảnh quốc gia, có tựa đề “Hình ảnh quốc gia: Cộng đồng tương lai chia sẻ cho
nhân loại và Hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên đại dịch”. Những đề xuất chiến lược
được định hình bởi Trung tâm nghiên cứu là nguồn tham khảo khoa học cho các chính
sách của chính phủ ở bất kỳ lĩnh vực nào góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia, đặc
91
biệt hơn, Trung tâm còn hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu
này, bà Phạm Hồng từng có lần hợp tác với Keith Dinnie, tác giả của cuốn sách “Nation
Branding” để cùng nhau phiên dịch cuốn sách ra phiên bản tiếng Trung.
Diễn đàn cũng mời năm chuyên gia tham gia đối thoại cấp cao xoay quanh chủ đề
của diễn đàn, do Hồ Ngọc, Bí thư Đảng ủy Trường Báo chí và Tuyên truyền, Đại học
Thanh Hoa chủ trì, đặc biệt trong đó có nhà chiến lược, Tôn Ngọc Hồng, cựu phó chủ tịch
cấp cao của Weida Public Relations và cố vấn quan hệ công chúng cho Thế vận hội
Olympic Bắc Kinh 2008. Sự kiện cũng nhận được sự quan tâm lớn của các kênh truyền
thông trong nước, chứng tỏ mức độ uy tín của nhóm chuyên gia.
Sau cùng, trước khi vaccine Trung Quốc được sản xuất thành công, các cơ sở y tế
là mục tiêu chính mà chính phủ hướng đến để tạo nên hình ảnh một đất nước kiểm soát tốt
đại dịch. Khi dịch Covid-19 bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới và Trung Quốc đã thành lập
một đội chuyên gia thanh tra từ ngày 22-23/2/2020 để tiến hành một cuộc khảo sát thực
địa suốt 9 ngày xuyên qua các tỉnh Bắc Kinh, Quảng Đông, Tứ Xuyên và Hồ Bắc để tìm
hiểu gen của một số chủng virus phát triển mạnh. Ngày 26/1/2020, theo chỉ thị của Ủy
ban Trung ương Đảng và Quốc vụ, Ủy ban Y tế và Xây dựng Quốc gia đã chọn 121
chuyên gia từ 6 bệnh viện Bắc Kinh thành lập đội chuyên gia y tế lên tuyến đầu chống
dịch ở Vũ Hán và Hồ Bắc. Theo cuộc họp báo cáo về Cơ chế phòng chống chung của
Quốc vụ viện vào ngày 8/3, tính đến ngày hôm đó, trên tuyến đầu đã có sự hỗ trợ từ 346
đội y tế và hơn 42.000 nhân viên y tế. Trong số đó, không chỉ có các cán bộ y tế chuyên
khoa cấp cứu mà còn có các chuyên gia về hô hấp, nhiễm khuẩn, tim mạch, thận và các
khoa khác, lãnh đạo các ngành liên quan trên cả nước, tạo thành một đội ngũ công tác
đông đảo, có ưu thế về chuyên môn, kỹ thuật. Chính phủ Trung Quốc phát cảnh báo cao
độ nhất về tình trạng báo động của quốc gia và thiết lập cơ chế chống dịch toàn quốc.
Hoạt động chống dịch diễn ra song song với hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine,
chính phủ đầu tư công nghệ vào các viện sinh học và trung tâm kiểm soát phòng dịch
nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine. Nhu cầu vaccine toàn cầu tăng cao dẫn đến
cuộc đua vaccine giữa các nước lớn, Trung Quốc cũng không nằm ngoài cuộc đua này.
Ngày 8/10/2020, Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm
chủng để chính thức tham gia “Kế hoạch triển khai vaccine phòng bệnh viêm phổi mạch
92
vành mới”. Đây là một động thái quan trọng của Trung Quốc nhằm đề cao khái niệm
cộng đồng vì sức khỏe con người. Nhưng mãi đến ngày 7/5/2021, vaccine mới của
Sinopharm mới được Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố “được phép dùng trong trường hợp
khẩn cấp”, chính thức đánh dấu việc ngoại giao vaccine của Trung Quốc được công nhận.
Kể từ khi đại dịch nổ ra, các viện sinh học, viện khoa học, trung tâm nghiên cứu trên toàn
quốc, thậm chí các bộ phận nghiên cứu y sinh ở các trường đại học hàng đầu cả nước
cũng được quy hoạch trong nhóm kế hoạch định hình danh tiếng quốc gia. Các cơ sở y tế
này phối hợp với các công ty phân phối và hãng hàng không vận chuyển hàng hóa, tiến
hành chiến dịch ngoại giao vaccine lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
3.1.2. Xác định bản sắc quốc gia
Quá trình xác định bản sắc quốc gia của Trung Quốc trải qua hai bước: nhận định
về hình ảnh sẵn có và hướng đến hình ảnh theo đuổi trong tương lai.
Bước thứ nhất gần như là một công thức đối với bất kỳ chính phủ nào trên thế giới
nếu muốn xây dựng thương hiệu quốc gia: nhận định về hình ảnh sẵn có. Hình ảnh quốc
gia về bản chất là "trên cơ sở nguồn gốc vật chất, con người thông qua các phương tiện
khác nhau, sự cảm nhận tổng thể về một quốc gia vừa khách quan vừa chủ quan". Đây là
những tinh hoa trải qua quá trình tích lũy và đồng thời được tạo ra từ nhận thức của người
dân lẫn cộng đồng quốc tế về quốc gia đó. Những yếu tố này góp phần tạo nên danh tiếng
cho quốc gia một cách vô thức, nhưng một mặt khác, chúng cũng chỉ giới hạn ở mức tạo
nên danh tiếng chứ không thể mang lại giá trị như một thương hiệu quốc gia có thể mang
lại nếu không được tận dụng đúng cách.
Với trường hợp của Trung Quốc, danh tiếng quốc gia thường được gắn thẻ với
“các giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử lâu đời” nhưng nền văn hóa tích lũy qua hàng
ngàn năm vốn có chiều kích rất lớn về cả độ rộng lẫn độ sâu, và trong bối cảnh biến động
của thế giới ngày nay, không phải giá trị văn hóa nào cũng mang ý nghĩa cấu thành nên
bản sắc quốc gia. Ngoài ra, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ những năm
cuối của thế kỷ XX đã mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế, một yếu tố quan trọng
trong việc hình thành nên hình ảnh đất nước trên thị trường quốc tế. Vậy nên, trong việc
xác định bản sắc quốc gia, chính phủ Trung Quốc ngoài việc nhận định về tiềm lực một
cách đúng đắn, còn phải giới hạn hình ảnh đất nước trong mắt cộng đồng quốc tế đến một
93
hình tượng cụ thể, dựa trên cảm nhận sẵn có về Trung Quốc và nhu cầu của họ với một
Trung Quốc trong tương lai.
Tại đại hội tháng 12/2018, tại lễ kỷ niệm 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu
công cuộc cải cách và mở cửa, chủ tịch Tập Cận Bình kết luận rằng cuộc cải cách thành
công đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, của nhân dân và của Đảng Cộng sản. Sau khi tiến
hành cải cách, hình ảnh Trung Quốc được định hình một cách rõ ràng, gắn liền với những
thành tựu to lớn về kinh tế-xã hội. Điều này tạo nên tính chất đặc thù trong quá trình định
hình bản sắc gắn với sự nghiệp trẻ hóa dân tộc. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
bước sang kỷ nguyên mới, chính phủ chú trọng nâng cao hình ảnh quốc gia trong công
cuộc đổi mới sâu rộng. Hội nghị công tác tư tưởng tuyên truyền toàn quốc năm 2013 nhấn
mạnh: “Nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng trong điều kiện mở cửa toàn diện là
hướng dẫn mọi người hiểu về Trung Quốc đương đại và thế giới bên ngoài một cách toàn
diện và khách quan hơn”. Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra học thuyết chính trị mới có tên
“Tứ Toàn” (bốn toàn diện), tiếp nối học thuyết của những nhà lãnh đạo đi trước, được
Nhân dân Nhật báo tổng kết bao gồm các nội dung sau: (1)Xây dựng một xã hội thịnh
vượng toàn diện; (2)Cải tổ sâu sắc toàn diện; (3)Thực hiện nhà nước pháp quyền toàn
diện ; (4)Thực hiện kỷ cương Đảng toàn diện (Tập Cận Bình, 2013). Ông Tập nhận định
hình ảnh cường quốc của đất nước ông gắn với nền tảng lịch sử sâu sắc với đa dạng các
dân tộc, cảnh quan núi sông hùng vĩ đi cùng hòa bình, thúc đẩy sự phát triển chung cho
nhân loại, và góp phần duy trì trật tự quốc tế. Như vậy, hình ảnh hiện tại của Trung Quốc
là một quốc gia định hướng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, có nền kinh tế phát
triển hàng đầu thế giới và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Bản sắc quốc gia không chỉ là những nỗ lực xây dựng hình ảnh đất nước trong quá
khứ và hiện tại, đó còn là danh tiếng của quốc gia trong tương lai với những định hướng
mới, nhằm giữ vững và phát triển bản sắc. Đó cũng là bước thứ hai trong quá trình nhận
định bản sắc: theo đuổi hình ảnh quốc gia trong tương lai. Những năm gần đây, học
thuyết “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình ra đời cũng đã nói lên phần nào
mục tiêu của Trung Quốc. Từ khi nhận định rõ ràng tiềm lực của đất nước, chính phủ
Trung Quốc theo đuổi hình ảnh một nước lớn, gắn với những trách nhiệm quốc tế và vai

94
trò giữ gìn trật tự thế giới, đặc biệt, kể từ khi dịch bệnh bùng nổ trên phạm vi toàn cầu,
các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng tích cực đẩy mạnh trách nhiệm này.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, đặt ra yêu cầu về “xây dựng hình ảnh
Trung Quốc đáng tin cậy, dễ mến và đáng kính trọng”, dựa trên cảm nhận sẵn có của công
chúng về đất nước và nhấn mạnh sự kết hợp giữa các khía cạnh bên trong và bên ngoài
của một quốc gia. Ông đề cập đến các giá trị “hòa bình, phát triển, công bằng, công lý,
dân chủ và tự do” phải được lồng ghép vào hình ảnh đất nước, đó không chỉ là hình ảnh
của riêng Trung Quốc, mà còn là các giá trị chung của nhân loại, nhằm tạo ra mối liên kết
tình cảm chung và sự đồng cảm của cộng đồng quốc tế đối với thương hiệu quốc gia.
Chuyên gia Lưu Hiểu Khánh tại Hội nghị “Diễn đàn Hình ảnh quốc gia Thanh
Hoa” lần thứ 8 đã giải thích về việc xây dựng “thương hiệu Trung Quốc” thông qua ba
điểm mấu chốt: uy tín, dễ mến và đáng kính.
Với hình ảnh “uy tín”, ông Lưu chia làm ba cấp độ nhỏ: đầu tiên là sự toàn diện và
chính xác, tiếp theo là lợi ích hợp tác và lòng khoan dung, cuối cùng là hình ảnh về một
nước lớn có trách nhiệm. Ở điểm mấu chốt thứ hai, “gần gũi”, chuyên gia khuyến khích
Trung Quốc nên kế thừa và tiếp nối nền văn hóa xuất sắc của dân tộc Trung Quốc. Đề
xuất này liên quan đến việc xây dựng thương hiệu dựa trên những cảm nhận sẵn có, các
giá trị văn hóa vốn là những gì cộng đồng quốc tế quen thuộc và thường dùng để định
danh Trung Quốc, từ đó, chuyên gia khẳng định nếu muốn hướng đến hình ảnh “dễ mến”
thì việc tiếp nối những tinh hoa đó là con đường tất yếu. Ngoài ra, ông Lưu nhắc đến sự
“dễ mến” gắn với hình ảnh người xây dựng hòa bình thế giới, đóng góp vào sự phát triển
toàn cầu và ở trong bối cảnh Covid-19 toàn cầu, Trung Quốc trở thành quốc gia tiên
phong trong công cuộc chống dịch. Thứ ba, một hình ảnh Trung Quốc “đáng kính trọng”
nên tập trung vào các nguyên tắc và công lý, chống lại chủ nghĩa bá quyền, phòng ngừa
Chiến tranh lạnh kiểu mới cũng như sự phân định ý thức hệ. Đồng thời, sự “đáng kính
trọng” còn nằm ở việc bảo vệ hệ thống quốc tế mà cốt lõi là Liên Hợp Quốc, duy trì trật
tự quan hệ quốc tế và thúc đẩy chúng theo hướng công bằng và hợp lý hơn. (Lưu Hiểu
Khánh, 2021)
Có thể thấy, Trung Quốc ngày càng theo đuổi hình ảnh về một quốc gia có trách
nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, ngay cả khi tiến hành viện trợ vaccine, Trung Quốc vẫn
95
gắn chúng với các khẩu hiệu “vì sức khỏe cộng đồng”, “vì tương lai chung cho nhân
loại”. Hình ảnh trách nhiệm này vừa là mong muốn cải thiện những “định kiến” về hình
ảnh quốc gia trước đó, vừa là sự khẳng định vị thế lớn mạnh của đất nước trên nhiều
phương diện. Chính bởi lẽ đó, mà quá trình nhận định bản sắc quốc gia của Trung Quốc
luôn có sự đan xen giữa hai bước, không bước nào được thực hiện độc lập, chính phủ
Trung Quốc luôn nhắc nhở và in sâu trong tâm trí cộng đồng quốc tế về tiềm lực sẵn có
của một cường quốc, đồng thời là thể hiện trách nhiệm của cường quốc đó đối với các vấn
đề toàn cầu.
3.1.3. Xác định mức độ được nhìn nhận trên quốc tế
Một phần kế hoạch trong chính sách ngoại giao vaccine là tiến hành đo lường phản
ứng của cộng đồng quốc tế. Những phản hồi này thu được qua truyền thông quốc tế, tuyên
bố của những nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới và đánh giá dựa trên các bảng xếp
hạng danh tiếng quốc gia từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Kết quả này sẽ là cơ sở
cho chính phủ Trung Quốc ứng phó linh hoạt với chính sách ngoại giao.
Trước khi ngoại giao vaccine được tiến hành, Trung Quốc đã trở thành tâm điểm
của truyền thông quốc tế khi liên tục xuất hiện những nghi vấn về nguồn gốc của đại dịch.
Nhiều kênh truyền thông chính thức của phương Tây khi đăng bài về đại dịch, đã sử dụng
những cụm từ như “Virus Vũ Hán”, “Virus Trung Quốc” hay “Kung-Flu” mang tính công
kích không chỉ chính phủ Trung Quốc mà còn là người dân Trung Quốc, thậm chí, cả
người châu Á nói chung, đã gây nên những vấn nạn phân biệt chủng tộc trên truyền thông
suốt thời gian đầu.
Ngày 1/2/2020, trên trang điện tử của tờ The New York Times đã đăng một bài
báo tóm tắt về sự xuất hiện của virus corona ở Vũ Hán, về trách nhiệm của chính phủ
Trung Quốc trong việc giải quyết đại dịch. Trách nhiệm ở đây được tác giả đề cập một
cách chủ quan rằng chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì che giấu nguy cơ
bùng nổ và lây lan của dịch bệnh, không báo cáo kịp thời số lượng ca nhiễm cũng như tử
vong lên Tổ chức Y tế thế giới, ông nghĩ các số liệu này được công khai trong trường hợp
bất đắc dĩ vì phục vụ cho việc tổ chức Đại hội Đảng.
Một bài đăng khác được viết bởi hai tác giả Russell Miller và William Starshak
vào ngày 31/3/2020 trên trang thông tin điện tử Just Security về trách nhiệm của Trung
96
Quốc phải gánh chịu trước những tổn thất do đại dịch gây ra trên toàn thế giới. Bài viết đề
cập đến hậu quả nền kinh tế suy thoái nặng nề của châu Âu và Bắc Mỹ, và dự đoán khi
dịch bệnh bùng phát ở những quốc gia kém phát triển, nó sẽ trở thành “cơn đại hồng
thủy” giết chết hàng chục đến hàng trăm nghìn người. Trách nhiệm của chính phủ Trung
Quốc được hai tác giả đưa ra cụ thể gắn liền với những đề xuất khắc phục hậu quả do đại
dịch: thay đổi chế độ quy định an toàn thực phẩm, “Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải cam
kết thiết lập một chế độ an toàn thực phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn của Liên minh châu
Âu trước ngày 1/1/2021”; hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin về dịch bệnh để lực lượng
y tế toàn cầu phát triển vaccine; bồi thường thiệt hại về kinh tế dẫn đến thảm họa kinh tế
toàn cầu ước tính hao hụt từ 10 nghìn tỷ đô la;... Cuối bài, tác giả nhận định rằng nếu
không nhận trách nhiệm và chấp nhận bồi thường, Trung Quốc sẽ không khác gì “kẻ tội
đồ” thay vì là một đối tác. (Russel Miller, William Starshak, 2020)
Đương nhiên, những bài viết như thế này đều là những quan điểm cá nhân của tác
giả, không đại diện cho tổ chức hay quốc gia nào, nhưng tần suất các bài viết mang tính
“chỉ trích” tương tự chiếm phần lớn trong truyền thông quốc tế giai đoạn đầu của đại dịch
khiến cho hình ảnh quốc gia của Trung Quốc dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng
nặng nề.
Với Mỹ, một quốc gia được biết đến như là đối thủ cạnh tranh số một của Trung
Quốc trong thời đại mới, đã có những phản ứng khác nhau đối với sự bùng phát dịch
bệnh. Tại một buổi phỏng vấn ở Nhà Trắng vào ngày 30/4/2020, khi được truyền thông
hỏi liệu rằng có nghi ngờ nào cho thấy Viện Virus học ở Vũ Hán là nguồn gốc trực tiếp
cho dịch bệnh này không, ông Donald Trump, lúc bấy giờ là tổng thống đương nhiệm của
Hoa Kỳ, đã khẳng định chắc chắn ông có bằng chứng về điều này. Ngoài ra, ông còn công
khai chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới không khác gì cơ quan quan hệ công chúng của
Trung Quốc. Tuy nhiên, khi được hỏi cụ thể hơn về bằng chứng trên, ông Trump nói rằng
ông không được phép nói điều đó. Trái lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ lại đưa ra tuyên bố
về “sự đồng thuận khoa học rộng rãi” liên quan đến nguồn gốc tự nhiên của virus hơn,
đồng thời xác định dựa trên những thông tin mà họ có được rằng đây virus corona không
phải do con người tạo ra hay là hệ quả của biến đổi gen. Trước những phản ứng trên của
nội bộ chính phủ Hoa Kỳ, nhà phân tích chiến lược Jonathan Marcus đã đưa ra nhận định
97
về nguy cơ leo thang của một cuộc Chiến Tranh Lạnh trong thế kỉ XXI. Ông cho biết các
nước phương Tây dù không ấn tượng với thực tế sự trỗi dậy của Trung Quốc như kỳ vọng
ban đầu nhưng những tiềm lực về quân sự và đặc biệt là công nghệ đã khiến Trung Quốc
trở thành một thế lực “gây rối” quy luật mà họ đã thiết lập từ hàng thế kỷ trước. Những
phân tích của Marcus cho thấy truyền thông và chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã
vốn ở trong quan hệ cạnh tranh với sự lớn mạnh của chính phủ Bắc Kinh. Sự xuất hiện
của coronavirus chỉ là cái cớ gây nên những xung đột về chính trị giữa hai thế lực đối đầu
trong nhiều năm, dù cho những cáo buộc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trọng tâm
chính sách đối ngoại của cả hai bên.
Đáp lại những nghi ngờ của truyền thông và chính phủ phương Tây, Đại sứ Trung
Quốc tại Đức đã có những trả lời với tờ báo Der Spiegel vào ngày 8/5/2020. Khi được hỏi
về các cáo buộc nguồn gốc của dịch bệnh xuất phát từ Viện Virus Vũ Hán, ông Ngô Khẩn
cho biết phòng thí nghiệm ở Viện Vũ Hán có thể so sánh với phòng thí nghiệm Robert
Koch ở Berlin (Đức) về mức độ an toàn sinh học nên việc rò rỉ virus là không thể phát
sinh. Ngoài ra ông còn ngụ ý rằng vấn đề khoa học nên được giải thích bởi các nhà khoa
học chứ không phải các chính trị gia nhằm trả lời cho tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump. Bên cạnh đó, ông Ngô cũng phủ nhận những cáo buộc về việc chính phủ
che giấu số liệu về các ca nhiễm hay những câu chuyện đe dọa các bác sĩ khi họ cố cảnh
báo về dịch bệnh như những gì truyền thông phương Tây viết.
Quan trọng nhất, nói về trách nhiệm của chính phủ Trung Quốc, Đại sứ cho biết
trách nhiệm của họ là hợp tác điều tra nguồn gốc virus với Tổ chức Y tế Thế giới và cùng
chung tay trong công tác ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus chứ không có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. “Chưa từng có hiệp ước hay tiền lệ nào trong
luật pháp quốc tế yêu cầu quốc gia có chứa đựng nguồn gốc của virus phải chịu trách
nhiệm cho những thiệt hại của các quốc gia khác trong việc chống lại dịch bệnh. Nếu
không, ai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho các dịch bệnh như cúm H1N1, AIDS, và
bệnh bò điên?” - Ngô Khẩn đã kiên quyết phản đối động thái yêu cầu đòi bồi thường từ
cộng đồng quốc tế. Đây không phải lần duy nhất Trung Quốc bày tỏ rõ ràng thái độ đối
với những nghi ngờ về nguồn gốc dịch bệnh. Khi được tờ Global Times đề cập đến “Báo
cáo truy xuất nguồn gốc” của cơ quan tình báo Hoa Kỳ tại cuộc họp thường kỳ ngày
98
25/8/2021, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân đã trả lời báo cáo trên
không có căn cứ khoa học và Trung Quốc không chịu trách nhiệm cho những cáo buộc
như thế.
Từ khi dịch bệnh bùng nổ đến nay, Trung Quốc chưa từng thừa nhận trách nhiệm
về nguồn gốc của virus corona, họ chỉ thực hiện trách nhiệm như họ đã từng hứa là sẽ hợp
tác tham gia công tác phòng chống dịch. Vaccine Trung Quốc ra đời, chính phủ Trung
Quốc bắt đầu các chính sách viện trợ, bán rẻ và cho trả sau đối với các quốc gia đang phát
triển song song với việc hỗ trợ các thiết bị y tế khác. Tuy vậy, truyền thông quốc tế vẫn
tiếp tục dấy lên những nghi ngờ về chất lượng hàng hóa và động cơ đằng sau các chính
sách ngoại giao này.
Theo báo cáo của Reuters ngày 11/11/2020, chính phủ liên bang Brazil đã đình chỉ
thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine “CoronaVac” do Trung Quốc sản xuất do có “phản
ứng nghiêm trọng” vào ngày 9/11/2020. Sự việc này kéo theo truyền thông Brazil thổi
phồng rằng vaccine Trung Quốc không đáng tin cậy vì mức độ an toàn không được đảm
bảo. Dù sau đó, Cục Giám sát Y tế Quốc gia Brazil đã thông báo trên trang thông tin
chính thức rằng họ đã ủy quyền lại cho Viện Butantan Brazil hợp tác với China Sinovac
tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng, nhưng sự việc này vẫn gây ảnh hưởng đến uy tín của
vaccine có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như
Thái Lan, Indonesia và Malaysia vẫn có những phản hồi khá tốt về việc tiếp nhận tiêm
chủng vaccine Trung Quốc, nhưng khi được hỏi về việc có ưu tiên sử dụng chúng như
nguồn vaccine chính yếu thay thế cho các vaccine đến từ phương Tây hay không thì chính
phủ các nước này bày tỏ sự lo ngại. Dale Fisher, người đứng đầu Mạng lưới Cảnh cáo và
Ứng phó với Dịch bệnh Toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, chính phủ các nước
lo lắng về sự thất bại khi thực hiện chuyển đổi vaccine.
Những phản hồi như thế nếu liên tục xuất hiện, sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và
lòng tin của công chúng đối với vaccine và các hàng hóa y tế Trung Quốc. Nhận thức
được nguy cơ đó, nhiều lần chính phủ Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu ngừng công kích
vaccine cũng như những cam kết về chất lượng hàng hóa. Cùng ngày với báo cáo của
Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã chất vấn rằng liệu có động cơ
nào đằng sau những tuyên bố về vaccine Trung Quốc không an toàn. Ông Vương Văn
99
Bân, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh “Trung Quốc coi trọng
tính an toàn và hiệu quả trong quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine, tuân thủ nghiêm
ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và các luật lệ và quy định liên quan, đồng thời tuân thủ
nghiêm ngặt luật khoa học và các yêu cầu quản lý”. Tại cuộc họp thường kỳ của Bộ
Ngoại giao ngày 28/12/2020, nhận được câu hỏi vaccine Trung Quốc có đáng tin cậy
không, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên đã khẳng định từ khi phê duyệt sử dụng trong
nước, chưa có phản ứng phụ nghiêm trọng nào xảy ra. Ngoài ra, ông Triệu cũng cho biết
tín hiệu hợp tác quốc tế tốt đối với vaccine corona, như một lời đảm bảo về mức độ an
toàn “Theo tôi được biết, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và các nước
khác đã chấp thuận đăng ký vaccine bất hoạt của Tập đoàn Sinopharm của Trung Quốc và
đề xuất mua vaccine của Trung Quốc" (Triệu Lập Kiên, 2020).
Hình ảnh uy tín của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cụm từ “nguồn gốc của
dịch bệnh COVID-19” gắn vào tâm trí cộng đồng quốc tế, nghiêm trọng hơn, có những
giả thuyết đặt ra về virus chính là một loại “vũ khí sinh học” của chính phủ. Điều này
khiến cho những nỗ lực tham gia khắc phục dịch bệnh của Trung Quốc gặp không ít khó
khăn.
Những nghi vấn về nguồn gốc virus, chất lượng vaccine mới chỉ là phản ứng đầu
tiên, khi Trung Quốc chính thức tham gia vào COVAX, tiến hành viện trợ vaccine, cộng
đồng quốc tế lại đề phòng liệu động cơ phía sau hành động đó là gì.
Dù cho tuyên bố của chủ tịch Tập Cận Bình trước Hội đồng Y tế Thế giới và các
nước khác rằng “toàn cầu hóa” vaccine corona Trung Quốc, vẫn có những cáo buộc rằng
vaccine thực chất là một sản phẩm của “chủ nghĩa dân tộc” đậm nét Trung Quốc. Rằng
những gì Trung Quốc tuyên bố thực hiện vì sức khỏe nhân loại lại góp phần củng cố cho
quyền lực của hệ thống chính phủ, nói cách khác, hầu hết mọi người đều nghĩ, Trung
Quốc đã “chính trị hóa” vaccine COVID-19. Một số nhà nghiên cứu nhận định điều đó
trong tương quan với tình hình hiện tại của Hoa Kỳ, đất nước giữ kỷ lục về số ca nhiễm
trong những năm 2020-2021 và từng bị chỉ trích vì thất bại trong việc kiểm soát dịch
bệnh. Từ đó, họ lại càng tin chắc vào luận điểm ngoại giao vaccine trở thành một công cụ
để Trung Quốc cạnh tranh và mong muốn vượt qua Hoa Kỳ để vươn lên lãnh đạo thế giới

100
trong cuộc chiến chống dịch, tất nhiên mục tiêu cuối cùng là hiện thực hóa lý tưởng “Giấc
mộng Trung Hoa” của chủ tịch Tập Cận Bình.
Ngoài ra, họ cũng lưu ý một điều về việc chính phủ Trung Quốc sử dụng “quyền
lực thứ tư”, truyền thông báo chí, để quảng cáo về chất lượng vaccine trên thị trường thế
giới tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Trang CNN đăng tải thông tin chất lượng của
vaccine bất hoạt trong giai đoạn thử nghiệm cuối trên thực tế chỉ đạt hiệu quả 50.38% ở
Brazil, thấp hơn so với hiệu quả mà Trung Quốc đã cam kết. Dù vậy, những điều này
được nhà nghiên cứu Dechun Zhang cho rằng nó là một điều thiết yếu trong quá trình xây
dựng lên danh tiếng cũng như truyền bá “chủ nghĩa dân tộc” của Trung Quốc ra thế giới.
“Sự tương tác giữa bản thân quốc gia và xã hội”, ông Zhang trích dẫn quan điểm từ bài
viết “Chủ nghĩa dân tộc mới ở Trung Quốc: Kiêu hãnh, Chính trị, và Ngoại giao” để làm
rõ cho ý kiến này. (Zhang, 2021)
Về phía Trung Quốc, đã nhiều lần phủ nhận động cơ chính trị đằng sau việc ngoại
giao vaccine và yêu cầu các quốc gia cũng “ngừng các ý tưởng chính trị hóa” vaccine,
một sản phẩm đáng lẽ chỉ thuần túy được sản xuất ra vì sức khỏe cộng đồng. Phát ngôn
Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên khi nói về hợp tác vaccine quốc tế đã bày tỏ cộng đồng
nên thiết lập tư tưởng hợp tác đa phương các bên cùng có lợi, phản đối các hành vi gây
hại, tích trữ và bài trừ con đường dẫn đến “chủ nghĩa dân tộc vaccine”. Ông cam kết
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác để thúc đẩy việc phát hành cũng như
phân phối vaccine, hiện thực hóa khả năng tiếp cận và chi trả của các nước không có
nhiều điều kiện. Ngày 29/7/2021, Viện Nghiên cứu Châu Á và Viện Nghiên cứu Tài
chính Chongyang thuộc Đại học Renmin của Trung Quốc đồng thời công bố một báo cáo
được viết bởi cả hai trên Diễn đàn Boao. Báo cáo với tựa đề “Báo cáo toàn cầu về ứng
dụng vaccine corona mới” đã có một luận điểm quan trọng để phản đối những công kích
cho rằng chính phủ Trung Quốc đang chính trị hóa vấn đề chống dịch. Bài viết phản đối
sử dụng cụm từ “ngoại giao vaccine” vì cho rằng nó mang tính chính trị quá cao, phản đối
tư tưởng “chủ nghĩa dân tộc” vaccine đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc phân phối và
tiếp cận vaccine cho cộng đồng quốc tế, làm trì hoãn tiến độ chống dịch. Bài viết kêu gọi
đoàn kết quốc tế, tăng cường thúc đẩy vaccine trên con đường trở thành “hàng hóa công

101
cộng toàn cầu” như lời phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình. (Global report on new
corona vaccine application, 2021)
Trên các bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia, danh tiếng của Trung Quốc được
đánh giá và nhìn nhận khác nhau bởi các chuyên gia quốc tế. Theo báo cáo của Country
Brand Index 2020, Trung Quốc xếp hạng thứ 33, giảm xuống bốn hạng so với năm 2019.
Tuy nhiên những phản hồi mà Trung Quốc nhận được trong khoảng thời gian chống dịch
khá tích cực, thậm chí thương hiệu “Made in China” được đánh giá đã trở nên sánh ngang
với “Made in Japan” và thuộc tính công nghệ cao vẫn là điều đáng tự hào đối với quốc gia
này. Còn với bảng xếp hạng Global Soft Power Index 2021 được công bố vào ngày
25/2/2021, thương hiệu Trung Quốc dừng chân ở vị trí thứ 8, giảm ba hạng so với năm
2020.5 Báo cáo đánh giá sự sụt giảm thứ hạng này do độ phủ sóng truyền thông liên quan
đến những tin tức tiêu cực về COVID-19. Nhưng các chỉ số đánh giá khác được nhìn nhận
một cách tích cực như sự tăng trưởng GDP đánh dấu một nền kinh tế phát triển thuận lợi
giữa đại dịch và cách mà Trung Quốc trở thành một trong số ít các nước kiểm soát được
tình hình dịch bệnh trong nước. Không thể không nhắc đến yếu tố khiến danh tiếng quốc
gia được đánh giá cao, vaccine bất hoạt ra đời năm 2020 là một minh chứng cho thấy sự
tiến bộ vượt bậc trong cuộc đua khoa học công nghệ của Trung Quốc và các nước phương
Tây.
Đối với việc đo lường phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia của mình
trong bối cảnh đại dịch, Trung Quốc trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết. Chính phủ Trung
Quốc luôn cập nhật và phản hồi dư luận theo cách nhanh nhất, và theo cách họ muốn công
chúng nhìn nhận về đất nước họ. Dù chưa từng lên tiếng thừa nhận về nguồn gốc chính
xác của dịch bệnh, nhưng những ca lây nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán đã khiến sự
bất lợi nghiêng về phía Trung Quốc không thể phủ nhận được. Họ nhận thức rất rõ sự bất
lợi này nên thay vì tìm cách đổ lỗi, họ lại hướng truyền thông đến những mất mát và thiệt
hại do virus gây ra, cũng như những hứa hẹn về hợp tác quốc tế. Và khi vaccine ra đời, họ

5 Phương pháp tiếp cận của bảng xếp hạng Global Soft Power Index là nghiên cứu trên 60 quốc gia, khảo sát 55.000
thành viên của công chúng toàn cầu và hơn 1.000 chuyên gia chuyên môn từ 100 quốc gia. Bảy trụ cột của quyền lực
mềm được đánh giá: kinh doanh và thương mại, quản trị, quan hệ quốc tế, văn hóa và di sản, truyền thông và truyền
thông, giáo dục và khoa học, con người và giá trị.
Lee, S. T. (2021). Vaccine diplomacy: nation branding and China’s COVID-19 soft power play. Place Branding and
Public Diplomacy. https://doi.org/10.1057/s41254-021-00224-4

102
đã hiện thực hóa lời hứa thành hành động, các chính sách viện trợ vaccine được tiến hành
liên tục từ cuối năm 2020 đến nay. Vaccine ra đời đã khiến chính phủ Trung Quốc đối
ngoại cứng rắn hơn, họ không nhượng bộ những luận điệu công kích nhằm vào Trung
Quốc đến từ giới truyền thông quốc tế. Vẫn còn những nghi ngờ nổ ra xung quanh việc
ngoại giao vaccine của Trung Quốc nhưng chính phủ lựa chọn mang đến hình ảnh một
Trung Quốc trách nhiệm và ưu tiên sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu thay vì những vấn
đề chính trị khác.
Trong quá trình này, Trung Quốc vẫn nhận được một số phản hồi tích cực, sự công
nhận từ WHO đưa vaccine Sinopharm vào danh sách khẩn cấp được xem là một tín hiệu
quốc tế tốt phần nào đảm bảo danh tiếng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.
Bên cạnh đó, không ít các quốc gia cũng đứng ra mua vaccine Trung Quốc với số lượng
lớn và ca ngợi tinh thần hỗ trợ khả năng tiếp cận vaccine đối với các nước đang phát triển.
Hơn 118 quốc gia tiến hành tiếp nhận và đến nay tổng cộng 1.9 tỷ liều vaccine bán ra là
một phản ứng tốt đối với việc ngoại giao vaccine của Trung Quốc. Như đã đề cập ở
chương II, quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc đi kèm với nỗ lực
khôi phục những sai lầm trước đó, chính vì thế, việc xác định phản ứng từ công chúng là
cơ sở quan trọng để khắc phục một số “định kiến” và tận dụng khuếch trương danh tiếng.
3.1.4. Tập trung hình thành ý tưởng cốt lõi (tinh thần chính)
Định hướng về hình ảnh Trung Quốc trong tương lai như những nhà lãnh đạo
Trung Quốc đã tuyên bố: uy tín, dễ mến và đáng kính trọng. Dựa trên những phân tích
của chuyên gia Lưu Hiểu Khánh về các định hướng đó thì uy tín là tiêu chí dễ phát triển
nhất trong bối cảnh đại dịch gắn liền với hợp tác quốc tế và thể hiện trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế.
Tinh thần cốt lõi của ngoại giao vaccine mà chính phủ Trung Quốc không chỉ là
thể hiện tiềm lực về kinh tế, công nghệ, những gì vốn là thế mạnh của đất nước, mà quan
trọng hơn là tận dụng những điều đó để định hướng một hình ảnh “đáng tin cậy” trong
tâm trí công chúng. Chính phủ Trung Quốc chưa từng thừa nhận trách nhiệm với thế giới
theo cách mà đa số cho rằng họ phải bồi thường thiệt hại, nhất là kiểu “trách nhiệm vì đã
gây ra đại dịch” mà truyền thông phương Tây thường đưa tin. Trách nhiệm họ luôn đề cập
đến ở đây là những tuyên bố “vì sức khỏe cộng đồng”, “vì tương lai chung cho nhân loại”,
103
và trách nhiệm giải quyết những vấn đề chung cho nhân loại. Các hình thức trao đổi
vaccine (viện trợ, mua bán,...) trùng hợp là một hành động có thể góp phần giải quyết vấn
đề y tế và sức khỏe chung hiện nay trên thế giới, vì thế, Trung Quốc phát triển nó thành
một ý tưởng mang tính trách nhiệm.
Tính trách nhiệm được thể hiện trước hết ở người đứng đầu đất nước, chủ tịch Tập
Cận Bình. Tại lễ khai mạc Hội nghị truyền hình của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73
vào ngày 18/5/2020, ông Tập đã có những phát biểu về trách nhiệm của Trung Quốc
không chỉ gói gọn trong phạm vi công dân Trung Quốc mà còn mở rộng đến sự an toàn và
sức khỏe của cộng đồng toàn cầu. Cụ thể, ông đưa ra năm thông báo quan trọng:
● Trung Quốc sẽ cung cấp 2 tỷ đô la Mỹ viện trợ quốc tế trong vòng hai năm để hỗ
trợ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là các nước đang phát triển,
trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội của
họ.
● Trung Quốc sẽ hợp tác với Liên Hợp Quốc để thiết lập một kho và trung tâm khẩn
cấp nhân đạo toàn cầu ở Trung Quốc, cố gắng đảm bảo chuỗi cung ứng vật liệu
chống dịch và thiết lập các kênh xanh cho vận chuyển và thông quan.
● Trung Quốc sẽ thiết lập cơ chế hợp tác cho 30 bệnh viện đối tác của Trung Quốc
và Châu Phi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở của Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi, đồng thời giúp Châu Phi nâng cao năng lực
phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
● Sau khi việc nghiên cứu và phát triển vaccine mới của Trung Quốc được hoàn
thành và đưa vào sử dụng, nó sẽ được sử dụng như một hàng hóa công cộng toàn
cầu, đóng góp của Trung Quốc vào khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của
vaccine ở các nước đang phát triển.
● Trung Quốc sẽ làm việc với các thành viên G20 để thực hiện "Sáng kiến Tạm hoãn
Trả nợ cho các Quốc gia nghèo nhất", đồng thời sẵn sàng làm việc với cộng đồng
quốc tế để tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia đặc biệt khó khăn do dịch bệnh và
giúp đỡ họ vượt qua khó khăn hiện tại (Tập Cận Bình, 2020)
Những tuyên bố đều cho thấy Trung Quốc đã có kế hoạch giúp đỡ giải quyết vấn
đề đại dịch, hợp tác quốc tế sâu rộng. Trong đó, tuyên bố quan trọng nhất là tuyên bố
104
vaccine Trung Quốc sẽ trở thành “hàng hóa công cộng toàn cầu”. Moya Chin, nhà kinh tế
học hoạt động trong Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), cho rằng thế giới ngày càng có nhiều lý
do để tăng nhu cầu về các “hàng hóa công cộng toàn cầu”. Gần đây nhất, tầm quan trọng
của chúng đã được làm nổi bật bởi khủng hoảng kinh tế, sức khỏe cộng đồng toàn cầu do
COVID-19 gây ra. Bà Chin nhận định thế giới ngày nay kết nối hơn rất nhiều so với thế
kỷ trước nhờ sự ra đời của các tổ chức thế giới, chính nhờ sự kết nối này nên cần một
khuôn khổ toàn cầu với trách nhiệm được phân định rõ ràng cho các nước và đi cùng với
cam kết thực hiện để thúc đẩy việc cung cấp hàng hóa công cộng, đáp ứng nhu cầu trên
phạm vi rộng lớn (Moya Chin, 2022).
Nhìn dưới góc độ kinh tế, tuyên bố vaccine của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc
đang thực hiện nghĩa vụ chung, đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại nhờ vào
cung cấp nguồn vaccine đối phó với đại dịch COVID-19. “Lịch sử của nền văn minh nhân
loại cũng là lịch sử của cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật và thảm họa. Virus không biết
biên giới, và dịch bệnh không phân biệt chủng tộc” (Tập Cận Bình, 2021), ông Tập đã
khẳng định như thế càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong lần hợp tác
quốc tế sâu rộng này.
Nhưng dưới góc độ chính trị và quan hệ quốc tế, “hàng hóa công cộng toàn cầu” là
biểu hiện không hoàn toàn của chủ nghĩa bá quyền - một hiện tượng chính trị về sự thống
trị hoặc lãnh đạo của một cường quốc đối với các quốc gia khác. Theo lý thuyết bá quyền,
trách nhiệm này vốn thuộc về các cường quốc Anh, Mỹ như một trách nhiệm cố hữu vừa
củng cố địa vị quốc tế, vừa mang lại lợi ích về kinh tế cho quốc gia của họ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vài thập kỷ gần nhất đã là một mối bận tâm đối
với các thế lực quốc tế lớn khác, nay họ lại trực tiếp tham gia vào cuộc cạnh tranh hàng
hóa công cộng toàn cầu, hành động này gần như là sự thách thức đối với chủ nghĩa bá
quyền. Tuy rằng từ những năm 1980, Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ mọi hình thức bá
quyền trong vấn đề đối ngoại nhưng những gì họ đang thực hiện ngày nay về bản chất
không khác gì biểu hiện của sự lãnh đạo thế giới. Hoặc có thể nói rằng, họ vốn không
phản đối chủ nghĩa bá quyền, họ chỉ chống lại nó khi họ không phải là người thiết lập và
lãnh đạo một trật tự thế giới. Quan điểm này liên quan đến câu hỏi mà mọi người đều tò
mò về tinh thần trách nhiệm của chính sách ngoại giao vaccine liệu rằng là trách nhiệm
105
như một “cường quốc” hay đơn giản chỉ là trách nhiệm của một quốc gia đóng góp vào
vấn đề toàn cầu.
Trách nhiệm này được thể hiện rõ hơn qua các tuyên bố hợp tác đa phương, đặc
biệt là tập trung vào các nước đang phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc -
Châu Phi năm 2020, Trung Quốc đã khẳng định lại cam kết biến vaccine Trung Quốc
thành hàng hóa công cộng toàn cầu và các nước được tiếp cận đầu tiên sẽ là các nước
châu Phi sau khi nó được triển khai ở nội địa. Điều này đúng với đảm bảo của Trung
Quốc rằng sẽ tạo điều kiện cho các nước phát triển có cơ hội hưởng lợi từ vaccine. Tháng
5/2021, Trung Quốc đã lưu ý châu Phi phải được quan tâm trong cuộc chiến chống lại đại
dịch, dưới tư cách là bạn thân và đối tác của các nước châu Phi, Trung Quốc sẽ hỗ trợ hết
sức về vaccine và các thiết bị y tế. Châu Á cũng là khu vực nhận được sự giúp đỡ từ
Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc vào năm 2020 phát biểu rằng sẵn sàng xem xét cung
cấp vaccine cho Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka cũng như các nước thành viên
ASEAN tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Trung Quốc tiếp tục đưa ra các tuyên bố về việc
giúp đỡ Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Mexico, Peru và các nước khác theo
mức độ ưu tiên.
Hình ảnh một Trung Quốc đáng tin cậy thông qua chính sách hỗ trợ vaccine là hình
ảnh cốt lõi mà chính phủ Trung Quốc muốn hướng tới. Các tuyên bố phản đối “chính trị
hóa” vaccine hay không có động cơ nào phía sau hành động này liên tục được Bộ Ngoại
giao nhấn mạnh. Rõ ràng, tinh thần trách nhiệm mà Trung Quốc muốn được công chúng
nhìn nhận không đi kèm với các mục đích chính trị, đơn thuần tạo ra môi trường “hòa
bình, hợp tác và phát triển” mà Trung Quốc là nước dẫn dắt. Việc liên tục liên kết với các
tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WHO là một sự đảm bảo các hoạt động của Trung
Quốc được thực hiện dưới sự giám sát của các tổ chức lớn. Theo như định hướng mà các
chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc hướng đến, thì uy tín sẽ là
mục tiêu mà Trung Quốc cần nỗ lực để đạt được đầu tiên nhưng uy tín không phải mục
tiêu duy nhất, các yếu tố này có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu ngoại giao vaccine tiến hành
thành công sẽ mang lại hình ảnh một Trung Quốc đáng tin cậy trong mắt bạn bè quốc tế,
hình ảnh “dễ mến” hay “đáng kính trọng” chỉ là vấn đề thời gian nhanh hay chậm sau nỗ
lực khôi phục một thương hiệu uy tín và có trách nhiệm.
106
3.1.5. Tiến hành chuyển đổi ý tưởng cốt lõi thành những hoạt động cụ thể
Ngoại giao vaccine được đánh giá là một công cụ của ngoại giao công chúng
nhưng không phải quốc gia nào cũng có khả năng triển khai hoặc quan tâm đến công cụ
này. Dựa trên khả năng về kinh tế và công nghệ sản xuất vaccine, hiện nay chỉ có 9 quốc
gia và tổ chức đủ khả năng chế tạo và cung cấp kể từ ngày 17/3/2021 gồm Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Nga, Anh, EU, Thụy Sĩ, Ấn Độ và Hàn Quốc. Trong đó, Trung Quốc là nguồn
sản xuất chính và lớn nhất với 169.4 triệu liều, chiếm 33% tổng số vaccine trên toàn thế
giới với 4 loại vaccine: Sinovac, Sinopharm, CanSino và AstraZeneca (được sản xuất tại
Trung Quốc theo thỏa thuận với Shenzen Kangtai). Một yếu tố quan trọng khiến cho
Trung Quốc có ưu thế trong cuộc chạy đua vaccine toàn cầu với 62% liều lượng xuất
khẩu là vì nó đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước.
Hành động gia nhập Cơ chế COVAX vào ngày 9/10/2020, cơ chế hợp tác vaccine
COVID-19 toàn cầu do Liên minh vaccine GAVI đứng đầu, đã đánh dấu sự bắt đầu cho
hoạt động ngoại giao vaccine của Trung Quốc. Vaccine Sinopharm sau khi được tiến
hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở 10 quốc gia (Argentina, Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất UAE và Maroc), thì nước phê duyệt nó đầu tiên là UAE vào ngày
9/12, sau đó vài ngày là Bahrain.
● Tháng 12 năm 2020. Lô vaccine Sinovac đầu tiên được giao đến Indonesia và Thổ
Nhĩ Kỳ, mở đầu cho việc phân phối vaccine toàn cầu của Trung Quốc.
● Tháng 3 năm 2021. Lệnh cấm xuất khẩu vaccine của Ấn Độ. Trung Quốc đã công
bố nhiều cam kết tài trợ và bán vaccine, đánh dấu đỉnh cao đầu tiên trong việc giao
hàng. Đáng chú ý, số lượng lớn vaccine COVID-19 được cam kết xuất sang các
nước sau: Indonesia (26 triệu), Brazil (14 triệu), Chile (7 triệu), Mexico (7 triệu).
● Tháng 6 năm 2021. Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) của vaccine Sinopharm và
Sinovac COVID-19 của WHO để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp đã “bật đèn
xanh” cho các vaccine này được triển khai trên toàn thế giới. Cùng với nhu cầu
vaccine toàn cầu cao hơn và các cơ sở sản xuất mới hơn đang được Sinovac xây
dựng để nâng cao năng lực sản xuất hàng năm, điều này đã dẫn đến sự gia tăng
mạnh mẽ.

107
● Tháng 7 năm 2021. Gavi, Liên minh vaccine và các đối tác COVAX khác đã thông
báo về việc ký kết thỏa thuận cho 550 triệu vaccine COVID-19 của Trung Quốc.
● Tháng 8 năm 2021. Cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Quốc tế về Hợp tác vaccine
COVID-19. Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết cung cấp 2 tỷ liều vaccine vào cuối
năm nay và 100 triệu USD cho COVAX.
● Tháng 9 năm 2021. Các quan hệ đối tác được thiết lập với các nhà sản xuất vaccine
ở nước ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước, chẳng hạn như với VACSERA của
Ai Cập để trở thành trung tâm xuất khẩu vaccine hơn nữa sang châu Phi và các nỗ
lực sản xuất vaccine chung với Maroc đã tăng thêm tổng số lượng vaccine Trung
Quốc được giao.
● Tháng 10 năm 2021. Đỉnh cao nhất trong việc cung cấp vaccine xuất phát từ việc
cung cấp liên tục cho các quốc gia tiếp nhận chính. Tuy nhiên, Iran đã tăng cường
các nỗ lực tiêm chủng tại nước này, bằng cách nhập khẩu một lượng lớn vaccine
Sinopharm (86,3 triệu tấn), điều này đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự gia
tăng mạnh mẽ số lượng vaccine Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài.
● Tháng 1 năm 2022. Sự sụt giảm đáng kể trong việc cung cấp vaccine của Trung
Quốc. Điều này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp do các yếu tố có thể xảy ra sau:
Nhiều hợp đồng mua vaccine lớn như với Brazil và Indonesia đã kết thúc vào năm
2021 và không được gia hạn; Tốc độ xuất khẩu toàn cầu của các nhà sản xuất
vaccine khác như Pfizer và Moderna đã tăng trong nửa cuối năm 2021; Việc Ấn
Độ dỡ bỏ dần lệnh cấm xuất khẩu vaccine đồng nghĩa với việc tiếp cận nhiều
vaccine hơn đối với COVAX, do đó có thể làm giảm nhu cầu đối với vaccine của
Trung Quốc ở các nước khác. (Bridge Consulting, 2022)
Theo thống kê của trang Bridge đến ngày 16/5/2022, Trung Quốc đã trực tiếp cung
cấp vaccine cho tổng cộng 118 quốc gia trên toàn thế giới. Châu Á Thái Bình Dương là
khu vực nhận được số lượng vaccine Trung Quốc nhiều nhất thế giới (trong đó Indonesia
là quốc gia có số lượng đơn đặt hàng lớn nhất, Mỹ Latinh đứng thứ hai, các nước Châu
Phi thứ ba và khu vực Châu Âu nhận được số lượng vaccine Trung Quốc ít nhất.
Trước và trong khi ngoại giao vaccine diễn ra, Trung Quốc đã tiến hành ngoại giao
y tế đi kèm. Trước COVID, Trung Quốc đã có một chương trình ngoại giao y tế ở châu
108
Phi nhằm “thu phục trái tim và khối óc của người dân ở các nước nghèo bằng cách xuất
khẩu dịch vụ chăm sóc y tế, chuyên môn và nhân sự để giúp những người cần nó nhất”.
Trung Quốc đã huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện các chiến dịch
ngoại giao y tế ở Sierra Leone, Liberia, Guinea và Ghana. Chính sách ngoại giao y tế đã
mở đường cho ngoại giao vaccine COVID-19 như một chiến dịch mở rộng hỗ trợ nhân
đạo kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh đối với châu Phi kể từ năm 1963. Ở Nam Mỹ, tất
cả các quốc gia ở đó đều chọn vaccine Trung Quốc trừ Suriname và Guyana thuộc Pháp.
Trung Quốc đã sử dụng Brazil làm bàn đạp để tiến vào châu lục, bằng cách tổ chức các
cuộc thử nghiệm Sinovac ở Brazil để nâng cao uy tín của vaccine. “Con đường Tơ lụa Y
tế” này tiếp tục lan xuống các nước Đông Nam Á, Trung Quốc cung cấp khả năng tiếp
cận vaccine sớm và khoản vay trước cho các nước Myanmar, Lào, Campuchia, những
nước có tầm quan trọng về địa-chính trị để Trung Quốc có thể tăng cường chiến lược liên
minh với các nước láng giềng trước khi ông Joe Biden trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Vaccine Trung Quốc đi đến đâu, quỹ Alibaba của Jack Ma sẽ theo đó cung cấp khẩu
trang, áo choàng phẫu thuật, các bộ kit chẩn đoán nhanh cho các quốc gia. Thậm chí,
chính phủ Trung Quốc sẵn sàng gửi một đội ngũ có kinh nghiệm dịch tễ sang nước khác
để hỗ trợ chống dịch, đó là trường hợp của Serbia vào giữa tháng 3/2020. Khi tổng thống
Aleksander Vucic kêu gọi giúp đỡ khi tình hình đất nước rơi vào tình huống khẩn cấp, đã
được Trung Quốc viện trợ các thiết bị y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm, và một đội ngũ y tá,
bác sĩ cùng các chuyên gia.
Ngoại giao vaccine của Trung Quốc trong thời gian đầu hầu như không gặp nhiều
khó khăn vì một hệ thống hậu cần đã được đầu tư xây dựng để đảm bảo cho việc vận
chuyển được thuận lợi. Lời cam kết của chủ tịch Tập sẽ hợp tác với Liên Hợp Quốc để
mở các đường vận chuyển, thông quan dễ dàng đều dựa trên tiềm lực sẵn có này. Ba nhà
cung cấp vaccine hàng đầu Trung Quốc là Sinopharm, Sinovac và CanSino, lên kế hoạch
chi tiết cho việc đóng gói và vận chuyển. Để tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, thay thế cho
nút cao su và chai thủy tinh, tập đoàn CanSino đã xuất khẩu bột giấy thô được sử dụng để
phát triển vaccine trong lon thay vì xuất khẩu trực tiếp đóng gói. Ở châu Phi và các khu
vực khác, Trung Quốc cũng xây dựng một mạng lưới vận chuyển độc quyền vận chuyển
vaccine. Đơn vị hậu cần của tập đoàn bán lẻ số một Trung Quốc Alibaba, Cainiao, đã
109
được huy động hợp tác với hãng hàng không Ethiopia thiết lập cây cầu hàng không chuỗi
lạnh nối từ Thâm Quyến đến Addis Ababa. Tại đây, sân bay này sẽ hoạt động như một
trung tâm phân phối đến các địa điểm khác trên châu Phi. Ai Cập được đầu tư để trở
thành một nơi chuyển giao công nghệ vaccine. Maroc cũng được Sinopharm hứa hẹn hỗ
trợ xây dựng một nhà máy ở đây.
Phương tiện truyền thông là một công cụ quảng bá và tuyên truyền không thể thiếu
đối với việc mang lại nhận thức tích cực về vaccine mà chính phủ Trung Quốc đã sử
dụng. Ngày 30/1/2021, trang China News đăng một bài báo nhiều quốc gia trên thế giới
công nhận tính hiệu quả và an toàn của vaccine Trung Quốc, thậm chí các nhà lãnh đạo
của một số nước như Indonesia, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Peru,... đã tiên phong tiêm chủng
các loại vaccine đến từ Trung Quốc. Ngày 5/4/2021, Nhân dân Nhật báo, được xem như
một trong số các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi vai trò
của Trung Quốc trong việc hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
Nhân dân Nhật báo cũng nói về sự công nhận và phổ biến của vaccine Trung Quốc trên
thị trường toàn cầu, cho rằng các nước Đông Nam Á bắt đầu hợp tác với Trung Quốc để
chống dịch. Không chỉ sử dụng truyền thông trong nước, Trung Quốc tận dụng tối đa sức
ảnh hưởng đối với các khu vực nằm trong danh sách ngoại giao vaccine. Trong trận chung
kết bóng đá của giải đấu Copa America mang tầm ảnh hưởng châu lục và thế giới, khi
hàng triệu người hướng về theo dõi cầu thủ nổi tiếng Lionel Messi, họ cũng đã chú ý đến
tấm bảng quảng cáo vaccine với dòng chữ “SINOVAC” hiện hữu tại sân vận động
Olimpico (Brazil). Sự kiện này đánh dấu tầm ảnh hưởng công khai của Trung Quốc ở khu
vực Mỹ Latinh. Chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc ở Mỹ Latinh đã tăng vọt
trong khoảng từ tháng 5/2021. Sinovac đã tặng 50.000 vaccine cho cơ quan quản lý bóng
đá Nam Mỹ CONMEBOL để chuẩn bị cho giải đấu Copa America (Lucie Kneip, 2021).
Trung Quốc đã chạy đua để lấp đầy khoảng trống của Hoa Kỳ ở khu vực này khi
Hoa Kỳ lúc bấy giờ đang gặp khó khăn trong việc phân phối vaccine. Theo Hội đồng
châu Mĩ, phần lớn vaccine được sử dụng ở Mỹ Latinh có nguồn gốc từ Bắc Kinh. Dù theo
một số nghiên cứu đến từ các nước thuộc khu vực này, hiệu quả của vaccine Trung Quốc
không bằng các vaccine đến từ phương Tây nhưng tốc độ và quy mô của chiến dịch
vaccine mà Bắc Kinh thực hiện đã buộc các chính phủ Mỹ Latinh phải chấp nhận. Rõ
110
ràng, vẫn còn những bất cập về mức độ hiệu quả của vaccine Trung Quốc, trước đó một
tờ báo ở Brazil cho rằng vaccine Trung Quốc ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng
chỉ đạt hiệu quả 50.38% so với những số liệu Trung Quốc đưa ra ban đầu. Tuy nhiên,
truyền thông Trung Quốc vẫn phớt lờ một số thực trạng tương tự, chỉ tập trung định
hướng vào sự phổ biến của nó và cho rằng số lượng nhập khẩu vaccine Trung Quốc của
các quốc gia khác đồng nghĩa với sự công nhận chất lượng của loại “hàng hóa công cộng
toàn cầu” này.
Còn nhớ trong giai đoạn đầu khi vaccine Trung Quốc được chính thức lưu hành
trên thị trường toàn cầu, nhiều quốc gia đã đặt ra nghi vấn về mức độ an toàn và chất
lượng của nó, phản ứng của chính phủ Trung Quốc trước những nghi vấn lúc đó như thế
nào. Thế nhưng chính Trung Quốc cũng sử dụng truyền thông để đặt ra những câu hỏi về
mức độ tin cậy của vaccine phương Tây. Trên CC Weekly đã đăng một bài viết phân tích
về ưu và nhược điểm của hai loại vaccine Pfizer và Moderna, thực tế lại tập trung vào tác
dụng phụ và các số liệu về số lượng người chết do được tiêm chủng từ hai loại vaccine
đó. Bài viết kết luận rằng Sinovac chưa được sản xuất rộng rãi trên thị trường nhưng cung
cấp nhiều thông tin và minh bạch hơn so với vaccine phương Tây. Truyền thông Trung
Quốc cũng luôn cho rằng các nước phương Tây có động cơ thầm kín khi chỉ trích và nghi
ngờ vaccine của đất nước họ. Việc kiểm soát truyền thông đối với các bài đăng trên nền
tảng mạng xã hội của chính phủ tùy thuộc vào nội dung. Thời gian cuối năm 2019 - đầu
năm 2020, khi chính phủ Trung Quốc chưa có những thông báo rõ ràng về dịch bệnh, các
thông tin về virus corona được kiểm duyệt gắt gao với lý do “gây hoang mang dư luận”,
“ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh chính phủ”. Các từ khóa “Vũ Hán”, “corona”, đặc biệt
là “Tập Cận Bình” không được phép trở thành chủ đề bàn tán, chính phủ còn áp dụng các
mức phạt nhất định đối với các thông tin được đăng tải trên mạng xã hội. Đây có thể coi
như một hình thức kiểm soát và điều hướng dư luận nhằm quản lý dễ dàng cũng như lấy
cảm tình công chúng đối với bộ máy chính phủ. Nhưng vào giai đoạn giữa đại dịch khi
vaccine phương Tây ra đời, trên các nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc như
Weibo, Douban lại xuất hiện nhiều bài viết bôi nhọ vaccine phương Tây hay thậm chí
công khai mỉa mai các quốc gia khác. Những nội dung tương tự không bị dỡ bỏ hay có
hình thức cảnh cáo nào, liệu cách kiểm duyệt này có công bằng và mang tính giáo dục
111
đúng đắn đối với việc tiếp nhận tin tức của người dân Trung Quốc không, trừ khi đó là
điều chính phủ Trung Quốc mong muốn (Lotus Ruan, Jeffrey Knockel, và Masashi Crete-
Nishihata, 2020)
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, khoảng thời
gian đối phó với dịch lâu hơn đã hình thành cho Trung Quốc kinh nghiệm chống dịch
nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trung Quốc cũng là một trong số ít các quốc
gia kiểm soát được việc lây nhiễm đồng thời với phát triển kinh tế ổn định, vì vậy mà
Trung Quốc nhận thấy trách nhiệm trong việc truyền đạt kinh nghiệm chống dịch với thế
giới. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hành 7 phiên bản của kế hoạch chẩn đoán và điều
trị COVID-19 cùng với 6 phiên bản của kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát, các phiên bản
này được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài
liệu. Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức các hội nghị truyền hình y tế chia sẻ kinh nghiệm
chống dịch với EU, ASEAN, AU, CARICOM, SCO, các quốc đảo Nam Thái Bình
Dương, Turkmenistan, Azerbaijan, Moldova, Georgia và các nước khác. Một số chương
trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả cũng được dịch ra các ngôn ngữ khác và lưu hành trên
mạng Internet. Báo cáo của AFP nhận xét: “Trung Quốc thay đổi từ một trung tâm dịch tễ
học thế giới trở thành chuyên gia phòng chống dịch bệnh toàn cầu có khả năng giúp đỡ
các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để chống lại virus”.
Hình ảnh uy tín của Trung Quốc không có vị trí vững chắc trong mắt cộng đồng
quốc tế một phần vì định kiến sẵn có, một phần vì đa phần các tin tức liên quan đến Trung
Quốc đều không tích cực đã dẫn đến phản hồi tiêu cực về danh tiếng quốc gia. Trong thời
kỳ đại dịch, mọi hành động của chính phủ Trung Quốc đều gây ra nhiều nghi vấn từ công
chúng và truyền thông thế giới. Vậy nên, một trong những yếu tố đảm bảo độ tin cậy
trong vấn đề hợp tác quốc tế của Trung Quốc chính là các tổ chức đóng vai trò quan trọng
trên thế giới, Trung Quốc ưu tiên và tăng cường hợp tác quốc tế với cốt lõi là các tổ chức
này.
Năm 2021 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm Trung Quốc khôi phục lại vị trí
hợp pháp của mình tại Liên Hợp Quốc. Ở giai đoạn đầu, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn
mạnh việc phối hợp với Liên Hợp Quốc “thiết lập một kho và trung tâm khẩn cấp nhân
đạo toàn cầu ở Trung Quốc, cố gắng đảm bảo chuỗi cung ứng nguyên liệu chống dịch và
112
thiết lập các kênh xanh cho vận chuyển và thông quan”. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đề
cập đến vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì trật tự quốc tế ở thời kỳ đại dịch.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc không ngừng nỗ lực hiện thực hóa các lý tưởng của
Liên Hợp Quốc và thúc đẩy Liên Hợp Quốc trở thành trụ cột trong nền hòa bình thế giới.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng chỉ rõ trên thế giới chỉ có một hệ thống duy nhất đó là hệ
thống quốc tế với Liên hợp quốc làm nòng cốt; chỉ có một trật tự duy nhất đó là trật tự
quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế; và chỉ có một bộ quy tắc đó là hệ thống quốc tế dựa
trên Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài Liên Hợp Quốc, Trung Quốc rất đề cao vai trò
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Chủ tịch Tập cho
rằng vai trò của WHO là vai trò chủ đạo.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám đốc Tedros, WHO đã có nhiều đóng góp quan
trọng trong việc dẫn dắt và thúc đẩy hợp tác quốc tế chống dịch, được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao. Hiện tại, cuộc chiến quốc tế chống dịch đang ở giai đoạn quan trọng, và hỗ
trợ WHO đồng nghĩa với việc hỗ trợ hợp tác quốc tế chống dịch. Trung Quốc kêu gọi
cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ chính trị và đầu vào tài chính cho WHO, huy động
các nguồn lực toàn cầu và giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch.
Đồng thời, ông Tập dự đoán đến những tình huống sau dịch, đề xuất cải thiện hệ
thống quản trị y tế công cộng , thành lập các trung tâm dự trữ vật tư phòng chống dịch
toàn cầu và khu vực, tăng tốc độ phản ứng đối với các trường hợp y tế khẩn cấp. Và
những điều này đòi hỏi sự lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới, khuyên các quốc gia tiếp
tục nghe theo những khuyến nghị chuyên môn về sức khỏe của WHO để đảm bảo tiếp tục
phòng chống dịch hiệu quả và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội (Tập Cận Bình, 2021).
Thương hiệu quốc gia của trung Quốc chưa từng tách rời vấn đề chủ quyền, đặc
biệt là thuyết “Một Trung Quốc”. Trong quá trình ngoại giao vaccine, Trung Quốc vẫn
tuân thủ các nguyên tắc về chủ quyền, cũng đồng thời yêu cầu sự công nhận và tôn trọng
về lãnh thổ từ cộng đồng quốc tế. Trường hợp này xảy ra với Paraguay - một trong 15
quốc gia duy nhất công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập, cùng lúc không công nhận
chính phủ Bắc Kinh, đã gặp phải những khó khăn trong việc được tiếp cận nguồn vaccine
Trung Quốc. Số liệu cung cấp cho thấy Paraguay được viện trợ vaccine thông qua nước
láng giềng Chile chứ không nhận được sự chuyển giao trực tiếp (Seow Ting Lee, 2021)
113
Vào tháng 4 năm 2020, khi COVID-19 hoành hành qua Paraguay, khối cánh tả
Thượng viện Paraguay đã đưa ra dự luật mở quan hệ với Bắc Kinh, đồng nghĩa với việc
cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Những người ủng hộ dự luật cho rằng nó sẽ mở đường cho
sự hỗ trợ quan trọng của Trung Quốc - không chỉ khẩu trang và máy thở mà còn cả đầu
tư, thương mại và có thể là vaccine trong tương lai gần. Đề xuất đã được bỏ phiếu từ 25-
16 nhưng các nhà lập pháp đối lập đã thắt chặt mối quan hệ thể chế của họ với Bắc Kinh,
thề sẽ công nhận Trung Quốc nếu cán cân quyền lực thay đổi ở Paraguay (Seow Ting Lee,
2021)
Tại cuộc họp thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 13/5/2022, phát ngôn viên Triệu
Lập Kiên đã bày tỏ lập trường phản đối thao túng chính trị của bất kỳ quốc gia nào trong
cuộc chiến chống dịch. Cụ thể là câu trả lời về lý do vắng mặt của Trung Quốc trong Hội
nghị cấp cao video chống dịch toàn cầu lần thứ hai do Hoa Kỳ và các nước khác tổ chức
vào ngày 12/5. Nguyên nhân sự xuất hiện của Đài Loan khiến Trung Quốc cảm thấy
không được tôn trọng về vị thế quốc gia cũng như xâm phạm về nguyên tắc chủ quyền
“Một Trung Quốc” đã thoả thuận (Triệu Lập Kiên, 2022).
3.1.6. Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu quốc gia
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã đúc kết những nỗ lực đối ngoại của
Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch. Ông nhận định Trung Quốc đã thực hiện chính sách
ngoại giao chống dịch hiệu quả, thể hiện đúng với trách nhiệm của một nước lớn và cũng
như đúng với những gì Trung Quốc đã cam kết trong giai đoạn đầu chống dịch “Trung
Quốc không chỉ tạo ra một mô hình phòng chống dịch bệnh với sự bù trừ năng động trong
nước, mà còn đặt ra tiêu chuẩn cho sự đoàn kết và chống dịch bằng cách tăng cường hợp
tác quốc tế”. Ông khẳng định Trung Quốc có công lao trong việc làm rõ hướng đi chính
xác cho cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch bệnh. Từ Đại hội đồng Y tế Thế giới đến Hội
nghị Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu, từ diễn đàn Liên hợp quốc đến các cuộc điện đàm song
phương, Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ các hành động hợp tác vaccine toàn cầu vào
những thời điểm quan trọng, đưa ra sáng kiến hợp tác vaccine "Vành đai và Con đường",
đóng vai trò lớn cho việc phân phối vaccine công bằng. Điều này hoàn toàn trái ngược với
một số quốc gia trong việc thao túng chính trị và phá hoại sự đoàn kết để chống lại nạn
dịch.
114
Công lao lớn nhất của Trung Quốc vẫn là sản xuất ra vaccine và biến nó thành
“hàng hoá công cộng toàn cầu” đồng thời là nước đầu tiên ủng hộ miễn trừ quyền sở hữu
trí tuệ đối với vaccine và là nước đầu tiên hợp tác sản xuất vaccine với các nước đang
phát triển. Theo báo cáo của Vương Nghị, cho đến cuối năm 2021, Trung Quốc đã cung
cấp gần 2 tỷ liều vaccine đến hơn 120 quốc gia và tổ chức quốc tế, trở thành quốc gia
cung cấp nhiều vaccine nhất cho thế giới. Ông phê phán thực trạng tích trữ quá nhiều
vaccine và “chủ nghĩa dân tộc vaccine” ở một số quốc gia, thì khi đó vaccine của Trung
Quốc đã trở thành “vaccine của mọi người”, “vaccine thế giới” và “vaccine dễ tiếp cận”,
mang lại hy vọng toàn cầu. Vương Nghị đánh giá ngoại giao vaccine có ý nghĩa vô cùng
to lớn trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển về vật tư y tế, đặc biệt là tạo ra khả
năng tiếp cận vaccine để đương đầu với đại dịch. Ngoài ra, Trung Quốc còn đóng góp vào
các sáng kiến an sinh xã hội, khôi phục kinh tế và tăng cường hệ thống y tế toàn cầu, định
hướng phát triển sau dịch (Vương Nghị, 2021)
Bước vào năm 2022, thương hiệu quốc gia Trung Quốc sẽ còn nhiều cơ hội được
phát triển, ông Vương nhắc đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh như một sự kiện quốc tế
đáng mong chờ. Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã mang lại danh tiếng và hiệu quả rõ rệt
trong việc phát triển nhiều khía cạnh của đất nước. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ có dịp tận
dụng lần đăng cai năm 2022 này để nâng cao nhận thức của công chúng về hình ảnh đất
nước, nhất là sau khi xây dựng được hình ảnh “uy tín” ở mức độ cơ bản trong công tác
chống dịch suốt mấy năm qua, lần này có thể là cơ hội để tiếp tục các hình ảnh “dễ mến”
hoặc “đáng kính trọng”. Hợp tác chống dịch còn chưa kết thúc, những thách thức sau dịch
bệnh tiếp tục tạo điều kiện để Trung Quốc có thể phát huy sự hỗ trợ và dẫn dắt khôi phục
trật tự kinh tế - xã hội như Trung Quốc vẫn luôn mong muốn. Cuộc đối đầu giữa các nước
lớn và xu thế Chiến tranh lạnh không có dấu hiệu sẽ giảm đi, dù Trung Quốc cam kết thúc
đẩy sự phát triển ổn định với các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Một tư tưởng Trung
Quốc luôn gắn chặt với mọi chính sách ngoại giao và cả trong khi xây dựng “thương hiệu
Trung Quốc” là tư tưởng lợi ích cốt lõi của đất nước, nhất là vấn đề chủ quyền. Chủ nghĩa
ly khai những năm gần đây ngày một leo thang, việc Đài Loan và Hongkong liên tục đòi
độc lập chủ quyền khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu quốc
gia thống nhất và ổn định trong mắt cộng đồng quốc tế.
115
3.2. Đánh giá hiệu quả của chiến lược “ngoại giao vaccine COVID-19" lên chính
sách xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc
3.2.1. Yếu tố “Made in”
3.2.1.1. Nguồn gốc (Authentic)
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra những hệ quả nặng nề cho hệ thống y tế
và thương mại thế giới. Nhằm giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe và khôi phục nền kinh tế
toàn cầu, các cường quốc về khoa học kĩ thuật (như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc) đã tham
gia vào một cuộc chạy đua vaccine với quy mô chưa từng có. Đặc biệt là Trung Quốc, với
tổng số lượng hơn 700 triệu liều mỗi năm, chiếm 20% sản lượng vaccine toàn cầu, quốc
gia này là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, phần
lớn những hoạt động phân phối và sản xuất vaccine chỉ nhắm vào thị trường nội địa, do
đó vaccine đến từ Trung Quốc vẫn còn rất mới mẻ trên thị trường thế giới. (Erik, B.,
2021)
Và trong bối cảnh đại dịch, Trung Quốc đã thể hiện vai trò của mình trong việc
giúp đỡ các quốc gia trong khu vực vượt qua tình trạng dịch bệnh bùng phát nặng nề và
khủng hoảng hệ thống ý tế nội địa:
Đông Nam Á là khu vực chính trong chính sách ngoại giao vaccine của Trung
Quốc. Điều đáng quan ngại là, trong khi hầu hết các chính phủ khu vực áp dụng chính
sách đa dạng hóa nhằm thu hút được các nguồn tài trợ vaccine từ khắp nơi trên thế giới,
họ cũng phải quan ngại đến ý kiến của công chúng đối với các loại vaccine khác nhau
trong quyết định mua hay triển khai tiêm chủng đại trà, từ đó phát triển một số xu hướng
trong nhận thức của công chúng về vaccine Trung Quốc ở 6 quốc gia Đông Nam Á bao
gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam dựa trên những
dữ liệu công khai có sẵn, gồm có những khảo sát, phản ứng trên mạng truyền thông,
những bài báo và nghiên cứu mới, nhằm tiến hành tổng hợp các nhận thức đó. (Erik, B.,
2021).
Cuối năm 2020, nhiều cuộc thăm dò đã được thực hiện, từ đó một bức tranh hỗn
hợp đã được hình thành bằng nhận thức của công chúng đối với vaccine của Trung Quốc.
Cụ thể, 28% người tham gia khảo sát ở Indonesia có quan điểm tích cực về vaccine Trung
Quốc trong khi chỉ 23% người có quan điểm tiêu cực. Song song đó, ở Singapore tỷ lệ
116
này gần như nghịch đảo, với 23% có quan điểm tích cực, 32% có quan điểm tiêu cực. Các
cuộc khảo sát của KOMPAS vào tháng 1 năm 2021 cho thấy những người tham gia khảo
sát sâu hơn không ủng hộ bất kỳ loại vaccine cụ thể nào, hay ưu tiên loại vaccine nào hơn,
tỷ lệ chấp nhận và từ chối vaccine đến từ các quốc gia như Trung Quốc, châu Âu và Hoa
Kỳ nói chung là tương đương nhau. Một cuộc khảo sát khác để chứng thực cho nhận định
trên, được thực hiện bởi Indikator vào tháng 2 năm 2021, về mức độ tin cậy đối với các
nhãn hiệu vaccine cụ thể. Kết quả cho thấy niềm tin vào vaccine Sinovac - loại vaccine
được sử dụng phổ biến nhất ở Indonesia, cao hơn so với những loại vaccine khác là
32,3%, nhưng đồng thời đây cũng là nhãn hiệu bị nghi ngờ nhiều nhất với 33,2%
(Khairulanwar, Z. & Hoang, T. H., 2021). Mặt khác, tại Thái Lan, cuộc thăm dò của Suan
Dusit vào tháng 7 năm 2021 chứng minh rằng sự chấp nhận đối với vaccine Sinopharm
lớn hơn so với mức độ tín nhiệm của người dân Thái Lan đối với vaccine Sinovac. Bên
cạnh đó, ở Philippines, các cuộc thăm dò cũng được thực hiện từ đầu năm 2021, điển hình
là cuộc khảo sát của Nhóm nghiên cứu OCTA báo cáo rằng chỉ có 15% người dân
Philippines tin tưởng vào vaccine Trung Quốc, tiếp theo là vaccine đến từ Hoa Kỳ với
41%, Vương quốc Anh là 25%, Nga 20%, và Ấn Độ với 17%, tức mức độ tin tưởng của
người dân Philippines đối với vaccine từ Trung Quốc là thấp nhất. Tương tự, những cuộc
thăm dò được thực hiện bởi Trạm Thời tiết Xã hội (SWS) vào tháng 5/2021 cho thấy 63%
người được phỏng vấn về mức độ ưa thích đối với vaccine từ các quốc gia, kết quả cụ thể
là 63% ưa thích vaccine từ Hoa Kỳ, nhưng chỉ 19% ưa thích vaccine đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều đáng đề cập ở đây là mức độ nhận diện của thương hiệu Sinovac khá cao
vì có đến 39% người chọn Sinovac làm nhãn hiệu ưa thích, tiếp đến là Pfizer với 32%,
AstraZeneca với 22%, Johnson & Johnson là 10%. (Hoang, T. H. & Khairulanwar, Z.,
2021)
Theo báo cáo trong các cuộc thảo luận của một số quốc gia Costa Rica, vấn đề
được đặt ra là chính phủ quan ngại việc mua vaccine Trung Quốc có đảm bảo đủ hiệu quả
hay không. Đồng thời những lo ngại về chất lượng đó cũng khiến một số chính phủ xem
xét lại cách tiếp cận của họ sau khi tổ chức tiêm chủng trong nước bằng vaccine từ Trung
Quốc. Bên cạnh đó, đã có ít nhất sáu quốc gia đề xuất tiêm mũi thứ hai bằng các loại
vaccine khác không phải từ Trung Quốc để tăng hiệu quả phòng bệnh đối với những
117
người đã tiêm mũi thứ nhất là vaccine từ Trung Quốc như Sinopharm hay Corovavac.
Ngoài ra, chính phủ Malaysia cũng đã thông báo rằng họ sẽ loại bỏ hoàn toàn vaccine
Sinovac và chuyển sang Pfizer/ BioNTech khi sử dụng hết các nguồn vaccine Sinovac.
Tương tự, Bộ trưởng Bộ Y tế Brunei, Tiến sĩ Hj Mond Isham Hj Jaafar tuyên bố rằng
vaccine từ Oxford - AstraZeneca sẽ trở thành vaccine được tiêm đại trà của đất nước, trừ
khi có người dân muốn tiêm vaccine Sinopharm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore đã thực
hiện loại những người tiêm chủng vaccine Sinovac ra khỏi những cuộc kiểm tra chính
thức của vaccine vì nghi ngờ về chất lượng, cũng như thiếu dữ liệu về hiệu quả của
vaccine Trung Quốc. Hơn thế nữa, các nhà chức trách tại Brazil vào tháng 9/2021, thông
báo, họ sẽ ngưng việc sử dụng 12,1 triệu liều vaccine Sinovac trong ít nhất là 90 ngày sau
khi những lọ thủy tinh chứa vaccine được đổ tràn lan tại một cơ sở sản xuất vaccine trái
phép. (Smriti, M. 2021)
Nhiều tác giả nhận định rằng, người dân do dự với các mũi tiêm đến từ Trung
Quốc chỉ là một phần của thực trạng do dự tiếp cận vaccine nói chung. Một yếu tố chính
đằng sau sự do dự đối với vaccine Trung Quốc của người dân Đông Nam Á được cho là
do độ tin cậy của chúng. Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 7/2020 tại Indonesia
lưu ý rằng, việc chấp nhận một loại vaccine cụ thể phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả của
nó: 93,3% người tham gia chấp nhận vaccine có hiệu quả 95% đối với COVID–19 nhưng
con số này giảm xuống còn 60% đối với loại vaccine có hiệu quả 50%. Hơn nữa, việc
dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở những quốc gia đã tiêm chủng vaccine Sinopharm và
CoronaVac đã làm cho niềm tin của công chúng đối với vaccine có nguồn gốc từ Trung
Quốc khó có thể cải thiện. Có thể nhắc đến, trường hợp một nhóm các bác sĩ ở Thái Lan
đã phản đối quyết định của chính phủ khi không ưu tiên nhân viên y tế tiêm mũi tăng
cường là vaccine Pfizer, sau sự việc 618 nhân viên y tế nhiễm bệnh dù đã tiêm hai mũi
CoronaVac từ tháng 4 đến tháng 7. Thêm vào đó, dù Tổng giám đốc Bộ Y tế Noor
Hisham Abdullah tại Malaysia phát biểu: “Sinovac và Pfizer đều hiệu quả như nhau để
chống lại COVID-19” nhưng theo một số thông tin báo cáo rằng nhiều người dân
Philippines đã hủy lịch hẹn tiêm chủng vaccine Sinovac tại địa phương trước sự đe dọa
của các biến thể virus mới hơn (Alan, R. 2021).

118
Trong trường hợp Việt Nam, mất lòng tin vào Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhận
thức của công chúng về vaccine của Trung Quốc. Có thể thấy, Hà Nội miễn cưỡng mua
vaccine Trung Quốc, vì lý do lo ngại về tính hiệu quả của vaccine, qua đó cũng thể hiện
sự thận trọng của công chúng trước tình trạng thâm hụt lòng tin về Bắc Kinh - Trung
Quốc ở Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam. Thông qua dữ liệu thăm dò ý kiến của Pew từ
năm 2017 cho thấy chỉ 10% người Việt Nam có có ánh nhìn thiện cảm về Trung Quốc, so
với 88% ánh nhìn tiêu cực. Tác giả cho rằng: những cảm xúc bài Trung dường như đã ăn
sâu vào công chúng Việt Nam như một thành kiến gần như vô thức, điều này cũng giải
thích cho phản ứng tiêu cực khi Trung Quốc tặng 500.000 liều Sinopharm vào tháng 6
năm 2021. Trên các phương tiện truyền thông chính thống trong nước, nhiều người dân đã
từ chối gần như hoàn toàn vaccine này. Hầu như, người dân Việt Nam sẵn sàng chờ đợi
để được lựa chọn những vaccine hàng đầu như Moderna, Pfizer, AstraZeneca. (Nguyen,
S., 2021).
Nhìn chung, sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc có hình ảnh không mấy tích
cực trên trường quốc tế. Sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm, báo cáo thử nghiệm hiệu
quả của vaccine CoronaVac và Sinopharm không rõ ràng và minh bạch đã làm cho người
dân có nhận định không tốt về vaccine Trung Quốc. Hơn nữa, những nhận thức tồn tại
trong tâm trí người tiêu dùng từ trước đến nay với sản phẩm Trung Quốc cũng có phần
tiêu cực, điển hình là trường hợp Việt Nam. Vì vậy, nguồn gốc sản phẩm hay cụ thể là
vaccine đến từ Trung Quốc đã làm cho lòng tin của dân chúng đối với sản phẩm giảm đi
rất nhiều, dẫn đến việc tiếp nhận vaccine COVID-19 cũng trở nên khó khăn hơn. Có thể
thấy, vaccine COVID-19 dù được trao tận tay các quốc gia đang phát triển như Việt Nam,
Indonesia,... nhưng thái độ đón nhận vẫn còn rất miễn cưỡng. Đặc biệt nhấn mạnh đến
nhận thức không tốt về hàng hóa Trung Quốc đã ăn sâu vào tâm trí công chúng, vì vậy dù
Trung Quốc nỗ lực cải thiện hình ảnh quốc gia qua vaccine COVID-19 nhưng thực chất
vẫn không mang lại hiệu quả tích cực. Tóm lại, khía cạnh “Nguồn gốc” không có đóng
góp trong việc nâng cao điểm mạnh của yếu tố “Made in" theo cơ sở lý thuyết.
3.2.1.2. Chất lượng (Quality)
Vaccine CoronaVac do công ty Sinovac có trụ sở tại Bắc Kinh sản xuất, cũng là
một trong số các loại vaccine COVID-19 được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tổ
119
chức Y tế Thế giới (WHO) giữa năm 2021 đã tiến hành phê duyệt các mũi tiêm để dưa
vaccine ra sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, và theo cơ sở dữ liệu thử nghiệm lâm sàng
hạn chế cho thấy, CoronaVac có hiệu quả là 51%, và Sinopharm là 79% trong việc ngăn
ngừa các trường hợp nhiễm bệnh gây triệu chứng điển hình. Hai sản phẩm từ Trung Quốc
này có chỉ số hiệu quả ngang bằng với vaccine vectơ vi rút của đại học Oxford -
AstraZeneca là 63% - theo báo cáo lúc vaccine của Trung Quốc được WHO đưa vào danh
sách. (Ranzani và nhiều tác giả khác, 2021)
Tuy nhiên, hiệu quả của hai loại vaccine có nguồn gốc từ Trung Quốc này thấp
hơn vaccine mRNA do Pfizer - BioTech và Moderna phát triển. Theo các nhà nghiên cứu,
cả hai loại vaccine Trung Quốc đều được chế tạo dựa trên cơ chế vaccine bất hoạt, sử
dụng vi rút SARS-CoV-2 đã bị tiêu diệt hay làm suy yếu. Các nhà nghiên cứu cũng nhận
định rằng, các loại vaccine bất hoạt dường như kém hiệu quả hơn so với các loại vaccine
mRNA do nó kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại nhiều loại protein của virus. Trong
khi đó, các vaccine mRNA và vaccine vector virus hướng tới mục tiêu là các protein đột
biến, thứ mà vi rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào người. (Ranzani và nhiều tác giả
khác, 2021)
Theo một nghiên cứu trên 185 nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Thái Lan, dù chưa
nhận được những sự đánh giá đồng cấp, kết quả cũng cho thấy 60% mức kháng thể trung
hòa sau thời điểm tiêm một tháng, thấp hơn so với người đã tiêm hai mũi vaccine
AstraZeneca với mức kháng thể lên đến 86%. Đồng thời, theo tác giả Opass Putcharoen -
một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hội chữ thập đỏ ở Bangkok, Thái Lan, cũng
phát hiện ra rằng: sau khi tiêm CoronaVac mũi thứ hai, thì tỷ lệ lưu hành kháng thể giảm
xuống còn 12%. Tuy vậy, Ben Cowling, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông đã
giải thích rõ lại rằng: “Sự suy giảm của các kháng thể không nhất thiết giống như sự suy
giảm của khả năng bảo vệ miễn dịch". Ngoài ra, một nghiên cứu từ Hồng Kông cũng đưa
ra được kết quả rằng “phản ứng kháng thể thấp hơn đáng kể so với mRNA của Pfizer -
BioTech sau thời gian tiêm mũi hai một tháng, nhưng phản ứng của tế bào T là như
nhau”. (Raj, R., 2022)
Một nghiên cứu quan sát ở Chile đã được WHO EUL trích dẫn và cho thấy rằng
hiệu quả điều chỉnh ở những người từ 60 tuổi trở lên sau khi tiêm mũi thứ hai của
120
CoronaVac là 66,6%. Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, biển thế Gamma cũng được
phát hiện nằm trong 28,6% bộ gen SARS-CoV-2 ở Chile. Một số nghiên cứu khác đã cho
thấy rằng vaccine bất hoạt của Trung quốc ban đầu tạo ra mức độ “trung hòa" hay mức độ
ngăn chặn virus thấp hơn kháng thể, và những mức độ này giảm dần theo thời gian một
cách nhanh chóng. Những phân tích sơ bộ về chiến dịch tiêm chủng hàng loạt ở Chile đối
với vaccine CoronaVac của nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Đại học Pontifical
Catholic tại Santiago cho thấy mức độ suy giảm hiệu quả của vaccine tuy nhỏ nhưng đáng
kể đối với bệnh nhân có triệu chứng, cho dù khả năng bảo vệ bệnh nhân khỏi trở nặng và
nhập viện vẫn cao (Ranzani và nhiều tác giả khác, 2021). So với các vaccine được sản
xuất bằng công nghệ khác, khả năng nhiễm bệnh cũng có xu hướng giảm tương tự như
vaccine CoronaVac nhưng lại có khả năng chống lại các tình trạng nghiêm trọng và tử
vong mạnh mẽ hơn. Bổ sung thêm bằng một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ở Brazil
và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà nghiên cứu cho rằng hiệu quả điều chỉnh đối với bệnh nhân có
triệu chứng là 24,7% trong khoảng từ 0 đến 13 ngày và 46,8 % 14 ngày tiêm liều thứ 2 trở
lên (Ranzani, Matt & Neto, 2021). Hơn nữa, hiệu quả của vaccine CoronaVac được ghi
nhận giảm trong việc chống lại các triệu chứng của COVID-19 khi quá 14 ngày kể từ khi
tiêm mũi thứ hai. Vaccine CoronaVac cũng phát huy hiệu quả là 59% đối với những
người ở độ tuổi từ 70 đến 74 tuổi, và 32,7% đối với những người trên 80 tuổi. Báo cáo
cho biết, hiệu quả của vaccine chống lại COVID-19 đi kèm triệu chứng không tạo ra sự
khác nhau giữa các phân nhóm giới tính, hay sự hiện diện của các bệnh lý nền như bệnh
tim mạch. Tuy nhiên, những người tham gia báo cáo, mắc bệnh tiểu đường có khả năng
được bảo vệ thấp hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hiệu quả
của vaccine CoronaVac đối với những tình trạng phải nhập viện là 39,1% trong khoảng
thời gian từ 0 đến 13 ngày, và tăng lên 55,5% kể từ liều thứ 2 được tiêm 14 ngày. (Paixao
và nhiều tác giả khác, 2022)
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra liệu trình thay thế cho việc tiêm ba liều
vaccine là trộn lẫn và kết hợp hai liều. Theo nhà virus học tại Đại học Chulalongkorn tại
Bangkok trong nghiên cứu xem xét mức độ kháng thể ở 54 người, trong đó được tiêm một
liều CoronaVac và một liều Oxford-Astrazeneca, kết quả cho thấy phản ứng miễn dịch
tương tự với hai liều AstraZeneca và cao hơn hai liều CoronaVac. Thêm vào đó, một thử
121
nghiệm ở Trung Quốc cũng chứng minh việc sử dụng vaccine adenovirus-vector do công
ty CanSino Biologics - trụ sở tại Thiên Tân sản xuất, cùng với một hoặc hai liều
CoronaVac, sẽ có mức độ kháng thể cao hơn so với chỉ tiêm chủng hai liều CoronaVac.
Các loại vaccine Trung Quốc cũng được báo cáo tỷ lệ hiệu quả ở những quốc gia khác
nhau từ khắp nơi trên thế giới. Điển hình như tại Indonesia, vaccine Sinovac có hiệu quả
chống lại COVID-19 là 65,3%, ở Brazil là 78% và 91,2% tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Smriti, 2021)
Theo một phân tích có quy mô lớn, dựa trên đánh giá và nghiên cứu trên 1 triệu
bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Brazil chứng tỏ, Coronavac cung cấp khả năng bảo vệ
lên đến 60%, đồng thời còn ngăn ngừa bệnh trở nặng của những bệnh nhân ở độ tuổi 79,
được cho là số tuổi không quá xa so với mức độ bảo vệ của vaccine AstraZeneca - được
cung cấp bởi Oxford là 76%. Mặt khác, vaccine CoronaVac cũng gây nhiều tranh cãi khi
hiệu quả thay đổi đối với đối tượng là người trên 80 tuổi. Theo tác giả Daniel Villela -
một nhà dịch tễ thuộc Quỹ Oswaldo Cruz tại Rio de Janeiro, Brazil, nhóm CoronaVac
chỉ thể hiện 30% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nhân chuyển nặng, 45% hiệu quả
trong việc bảo vệ bệnh nhân khỏi tử vong, những chỉ số này được mang ra so sánh với
vaccine AstraZeneca - Oxford lần lượt là 67% và 85% (Sofia, T., 2021). Ngoài ra, tại
Brazil cũng đã công bố nhiều nghiên cứu tiền in, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 61 triệu
người ở Brazil trong 6 tháng nhằm so sánh tỷ lệ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong giữa
những người chưa tiêm chủng và những người đã tiêm chủng vaccine Sinovac hay
AstraZeneca. Theo báo cáo nghiên cứu, những người được tiêm chủng đầy đủ vaccine
Sinovac giảm được 54% nguy cơ nhiễm bệnh và 74% nguy cơ tử vong so với những
người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine Sinovac cũng giảm dần ở
những đối tượng lớn tuổi, đặc biệt là tỷ lệ giảm nguy cơ tử vong chỉ còn 35% đối với
người trên 80 tuổi. Thêm vào đó, theo nghiên cứu của Barral - Netto và các cộng sự của
ông, cho thấy rằng vaccine CoronaVac chỉ phát huy 33% khả năng ngăn ngừa ở các
trường hợp tử vong do COVID-19 đối với nhóm người từ 90 tuổi trở lên. Hơn nữa, theo
tác giả, “nhận được vaccine CoronaVac từ Trung Quốc là một điều đáng quý, nhưng các
loại vaccine khác đang tràn vào Brazil, nếu như tiếp tục sử dụng CoronaVac để tiêm
chủng cho người dân thì không phải là một cách ứng phó khôn ngoan”, và chính phủ
Brazil được cho biết họ sẽ ngừng mua vaccine CoronaVac. (Neil, F., 2021)
122
Dù vậy, các quốc gia trong khu vực như Chile, hay Abu Dhabi ở các Tiểu vương
quốc Ả rập Thống nhất, và Trung Quốc đã thông báo rằng, công dân sẽ được yêu cầu
tham gia đầy đủ các mũi tiêm Sinopharm thứ ba hay một loại vaccine khác. Ngược lại,
Malaysia đã bắt đầu có sự nghi vấn về hiệu quả của vaccine Sinovac, do đó đã dừng tiêm
chủng vaccine này. Theo các thử nghiệm lâm sàng từ Trung Quốc, liều thứ ba của vaccine
CoronaVac có khả năng làm “tăng mức độ kháng thể trung hòa và sự gia tăng đó cũng đã
được quan sát thấy trong các nghiên cứu về mũi tiêm thứ ba của vaccine Sinopharm".
Ngoài ra, chính phủ Chile đã báo cáo kết quả sơ bộ của các mũi vaccine COVID-19 bổ
sung cho người dân, thông qua dữ liệu từ khoảng 2 triệu người đã tiêm hai mũi
CoronaVac và mũi thứ ba của ConoraVac, Pfizer - BioNTech hay Oxford - AstraZeneca.
Sau khi tiêm các mũi bổ sung, khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 tăng từ 56% sau hai
mũi tiêm lên 80% hoặc có thể cao hơn sau khi tiêm mũi thứ ba của bất kỳ loại vaccine
nào, với khả năng bảo vệ bệnh nhân khỏi trở nặng và nhập viện tăng từ 84% lên 87%.
(Ranzani, 2021)
Trong một nghiên cứu khác từ Bahrain nhằm kiểm tra hoạt động của vaccine
Sinopharm của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu chính phủ hợp tác với Đại học Columbia
đã tiến hành đánh giá vaccine Sinopharm trong tương quan so sánh với vaccine Spunik V
của Nga, BioTech và AstraZeneca. Nghiên cứu đã kéo dài 3 tháng liên tục, bằng cách
theo dõi dữ liệu quốc gia liên quan đến việc sử dụng vaccine, đồng thời quan sát các
trường hợp nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong có liên quan đến COVID-19, và thời gian
tiến hành nghiên cứu cũng là thời gian xuất hiện biến thể Delta ở Bahrain. Kết quả cho
thấy, những người tiêm vaccine Sinopharm, đặc biệt là những người cao tuổi, sẽ có tỷ lệ
nguy cơ bị nhiễm bệnh, nhập viện và có thể dẫn đến tử vong cao hơn những người được
tiêm một mũi vaccine loại khác. Tuy nhiên, ngay cả khi vaccine Sinopharm không thể
hiện rằng nó hoạt động mạnh mẽ đế chống lại virus SARS-CoV-2 như các loại vaccine
khác, nhưng dữ liệu thu thập cho thấy nó vẫn có hiệu quả trong việc ngăn một số bệnh
nhân khỏi trở nặng và tử vong. Thêm nữa, một nghiên cứu khác đã đề cập đến vaccine
của Sinovac có thể cung cấp ít khả năng bảo vệ hơn đối với người cao tuổi. Đặc biệt, kể
từ khi biến chủng Omicron - một biến thể đáng quan ngại của virus SARS-CoV-2 được
các chuyên gia phát hiện và đặt tên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm mức độ
123
hiệu quả của vaccine CoronaVac chống lại Omicron (Ranzani, 2021). Một bài báo trên
Nature Medicine vào tháng 1 năm 2022 cho biết những người đã tiêm chủng đầy đủ
vaccine CoronaVac có kháng thể trung hòa có thể phát hiện và chống lại biến thể SARS-
CoV-2 Omicron. (Neil, F., 2021)
Nhưng cuối cùng, phải nhắc đến, vaccine CoronaVac hay Sinopharm của Trung
Quốc là loại vaccine có số lượng chiếm gần một nửa số liều vaccine được phân phối trên
toàn cầu - 3,4 tỷ liều. Vì thế, hai loại vaccine của Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc phủ vaccine trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và
kém phát triển. Theo Airfinity, hai loại vaccine do Trung Quốc sản xuất, lần lượt xếp thứ
nhất và thứ ba trong danh sách các vaccine được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Chung quy lại, dựa trên những nghiên cứu báo cáo về hiệu quả vaccine từ Trung
Quốc, cụ thể là CoronaVac với hiệu quả là 51%, Sinopharm với hiệu quả là 79% trong
việc bảo vệ người tiêm chủng khỏi sự xâm nhập của virus Corona. Trong khi đó, hiệu quả
của các vaccine khác gần như tương đương nhưng đa phần đều cao hơn, điển hình là
vaccine AstraZeneca – Oxford và Pfizer – BioTech, với mức độ hiệu quả trong việc bảo
vệ người sử dụng khỏi các loại biến chủng của virus lần lượt là 89% và hơn 90%. Như
vậy, so với mức độ hiệu quả của các loại vaccine COVID-19 khác trên thế giới,
CoronaVac và Sinopharm không có được lợi thế, ngược lại, vaccine từ Trung Quốc còn bị
nghi ngờ về tính minh bạch trong khâu thử nghiệm lâm sàng và hiệu quả thực sự của nó.
Cuối cùng, chất lượng vaccine Trung Quốc không có được danh tiếng tích cực, cũng như
những minh chứng khoa học về tính hiệu quả nổi bật hơn các vaccine khác trên thị
trường. Nhìn chung, chất lượng vaccine từ Trung Quốc trên phương diện khoa học và
nhận thức đều không chiếm được ưu thế trên thị trường, dù chính sách ngoại giao vaccine
có khả năng làm định kiến về chất lượng sản phẩm Trung Quốc có phần được cải thiện.
Tuy nhiên, để nói vaccine Trung Quốc được nhìn nhận tốt đẹp trong mắt thế giới thì chưa
thuyết phục, vì thế nên ở khía cạnh “chất lượng", vaccine COVID-19 của Trung Quốc
cũng khó lòng củng cố được thương hiệu “Made in China".
3.2.1.3. Tính độc quyền (Unique)

124
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình đã gọi vaccine của Trung Quốc là “hàng hóa
công cộng toàn cầu" vì những lợi thế quan trọng mà vaccine mang lại cho các nước đang
phát triển mà vaccine từ châu Âu không thể làm được.
Theo nhận định của chủ tịch các nhà sản xuất vaccine trong nước và những chuyên
gia khác, vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất đang đáp ứng rất tốt nhiều tiêu chí
về hiệu quả và khả năng phủ sóng vaccine COVID-19 toàn cầu. Qua đó, chủ tịch Hiệp
hội Công nghiệp vaccine Trung Quốc - Feng Doujia phát biểu: “Các loại vaccine do
Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc được nghiên cứu và phát triển dựa trên cơ chế
virus bất hoạt. Đây là một phương pháp hoàn thiện hơn, đồng thời cũng đòi hỏi về mức độ
an toàn sinh học cao hơn so với các công nghệ khác như mRNA”. Hơn nữa, chủ tịch Feng
cũng cho biết thêm: “Các loại vaccine Trung Quốc được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8
độ C, điều này giúp cho công tác vận chuyển và bảo quản trở nên dễ dàng hơn, trong khi
vaccine với công nghệ mRNA cần phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, thậm chí lên
đến -70 độ C”. Vì vậy, nhiệt độ càng thấp thì càng khó phân phối rộng rãi vaccine, bởi vì
toàn bộ quá trình vận chuyển cần phải đáp ứng đủ yêu cầu bảo quản, bao gồm các dây
chuyền lạnh tốn kém, kho cấp đông ở sân bay, xe tải lạnh, hay tủ đông tại chỗ phải được
điều phối trước. Tuy nhiên, vaccine được bảo quản với nhiệt độ tương tự là AstraZeneca
lại có hiệu quả cao hơn hai loại vaccine từ Trung Quốc. Vì vậy, vaccine Trung Quốc dù
không có sự khác biệt trong khâu vận chuyển, nhưng lại tận dụng được dây chuyền lạnh -
hệ thống vận tải vaccine toàn cầu, hầu như ở các quốc gia đều đã được tiến hành xây
dựng. Từ đó, khâu vận chuyển vaccine cũng trở nên dễ dàng hơn so với vaccine công
nghệ mRNA từ BioNTech (María, E. B. A., 2021). Theo một nghiên cứu được thực hiện
bởi công ty tư vấn McKinsey về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kho lạnh ở các khu vực 25
quốc gia hiện đại và tiên tiến nhất thế giới, cũng là nơi sinh sống của một phần ba dân số
toàn cầu, điều này thật sự đặt ra một thách thức to lớn cho vaccine từ châu Âu. Hơn nữa,
những quốc gia như Ấn Độ thì “toàn bộ năng lực dây chuyền lạnh hiện tại không thể đáp
ứng đủ yêu cầu cho các chương trình tiêm chủng đang được phổ biến. Khoản đầu tư cần
cho dây chuyền lạnh đó phải gấp từ 5 đến 10 lần những gì quốc gia đang có ở hiện tại.
Mức độ thiết bị lạnh đó, từ mua sắm, phân phối, phân bổ, vận hành và đào tạo là một
nhiệm vụ hết sức to lớn” - theo T. Sundararaman, điều phối viên của Phong trào Sức khỏe
125
của nhân dân tại New Delhi cho biết. Bên cạnh đó, người đứng đầu Bio Farma của
Indonesia cũng bày tỏ quan ngại tương tự rằng: “Indonesia không có khả năng đầu tư vào
các dây chuyền lạnh, và điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu vaccine không được tuân thủ
nguyên tắc bảo quản phù hợp về nhiệt độ” (Brian, 2020). Có thể thấy, đặc điểm này đã trở
thành một lợi thế giúp cho mức độ tiếp cận của vaccine Trung Quốc trên toàn thế giới
được mở rộng hơn bao giờ hết.
Thêm vào đó, các loại vaccine Trung Quốc cũng có ưu thế hơn trong việc để lại
các tác dụng phụ sau khi tiêm. Theo nhận định của Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Sinh
học quốc gia Trung Quốc - một công ty con của Sinopharm: “Các tác dụng phụ ở những
người sau khi được tiêm chủng vaccine của chúng tôi ít hơn và nhẹ hơn nhiều so với các
loại vaccine khác, các triệu chứng chủ yếu như đau nhức cơ và sốt nhẹ" (Liu, 2020).
Thêm những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine COVID-19 thường gặp, bao gồm mệt
mỏi, tiêu chảy và đau nhức cơ, nhưng hầu hết những tác dụng phụ được ghi nhận đều nhẹ
và chỉ kéo dài trong vòng 2 ngày. Ngoài ra, những bài báo phân tích rằng những người
tiêm vaccine CoronaVac có tỷ lệ sốt thấp hơn so với các loại vaccine COVID-19 khác,
bao gồm cả vaccine dựa trên công nghệ mRNA như Moderna và vaccine vecto từ Oxford
- AstraZeneca và cả CanSino. Nhưng có vẻ điểm lợi thế này lại không thu hút người dân
tiêm chủng, ngược lại, họ quan niệm vaccine Trung Quốc vì hiệu quả thấp nên cơ thể
người được tiêm phản ứng lại một cách nhẹ nhàng, so với những loại vaccine có hiệu quả
cao hơn, cơ thể người tiêm sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ hơn. (María, E. B. A., 2021).
Một điểm đặc biệt khác của vaccine của Trung Quốc là sử dụng công nghệ vaccine
truyền thống vì có thể sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới, chỉ cần nguyên liệu thô. Theo
Tổng giám đốc Viện vaccine quốc tế khi trả lời phỏng vấn của tờ South China Morning
Post rằng: “nguyên liệu thô của vaccine Trung Quốc không phải là vấn đề, miễn là có sẵn
cơ sở sản xuất" (Liu, 2020). Điển hình là Argentina, Brazil và Mexico, những quốc gia
đang hợp tác sản xuất vaccine của các công ty Trung Quốc như Sinopharm, Sinovac và
CanSino tại địa phương. Hơn nữa, Brazil đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ vaccine
cho 2 loại vaccine là AstraZeneca và CoronaVac với nguyên liệu thô từ Trung Quốc (Jo,
A., 2021). Ngoài ra, những quốc gia khác như Myanmar cũng đang tìm kiếm sự phối hợp
với Trung Quốc để sản xuất vaccine COVID-19 tại nước nhà, với mục tiêu sản xuất hơn
126
100 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi tháng. Hơn nữa, có thể nhắc đến nguyện vọng hợp
tác phát triển sản xuất vaccine của Malaysia trong cuộc họp của Ủy ban Cấp cao
Malaysia - Trung Quốc về Hợp tác trong thời kỳ hậu COVID-19. Thủ tướng Malaysia
cũng đã công bố Lộ trình phát triển vaccine quốc gia của Malaysia, và sự hợp tác với
Trung Quốc sẽ là một bước tiến trong lộ trình này. (Zhuang, P., 2021)
Tóm lại, tính độc quyền của hai loại vaccine bất hoạt được Trung Quốc sản xuất
ngoài việc gây ra triệu chứng sau tiêm nhẹ hơn các loại vaccine COVID-19 khác thì nhìn
chung vẫn không có nhiều điểm khác biệt tạo nên ưu điểm của hai loại vaccine này. So
với những loại vaccine khác trên thị trường quốc tế, dù có lợi thế trong cơ chế vận
chuyển, nhưng vaccine Trung Quốc không tạo nên những giá trị khác biệt, vì những loại
vaccine khác có hiệu quả cao hơn cũng được vận chuyển theo cách tương tự, ví dụ như
loại vaccine AstraZeneca - Oxford. Mặt khác, vaccine Trung Quốc được sản xuất theo
công nghệ truyền thống, nên không yêu cầu nguyên vật liệu phức tạp để phục vụ cho dây
chuyền sản xuất đại trà như các vaccine COVID-19 có công nghệ phức tạp khác như
mRNA. Vì thế, các quốc gia khác có thể sử dụng công nghệ của Trung Quốc hoặc hợp tác
sản xuất lượng lớn vaccine COVID-19, và cung cấp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chung
quy lại thì “tính độc quyền" của hai loại vaccine đến từ Trung Quốc, nhóm nghiên cứu
không đánh giá cao dựa trên lý thuyết và số liệu minh chứng, dù vaccine Trung Quốc có
thể dễ dàng được phân phối rộng rãi và sử dụng ở nhiều quốc gia nhờ vào công nghệ
truyền thống thì sự đóng góp cho yếu tố “Made in" cũng không đáng kể.
3.2.1.4. Nhu cầu của người dùng với sản phẩm (Desire)
Nhiều quốc gia đã thực hiện ký kết cùng sản xuất vaccine Trung Quốc tại quốc gia
của họ, tính đến tháng 9 năm 2021, đã có 14 quốc gia, gồm Pakistan, Serbia, Sri Lanka,
Chile, Ai Cập, Hungary, Indonesia, Malaysia, Mexico, Argentina, Bangladesh, Brazil,
Thổ Nhĩ Kỳ và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Cụ thể, khu vực Đông Á - Thái
Bình Dương, bao gồm những quốc gia nhận và mua vaccine của Trung Quốc nhiều hơn
bất kỳ khu vực nào khác, trong đó Indonesia đã mua gần 156 triệu liền, và trở thành nước
nhập và nhận vaccine Trung Quốc lớn nhất trên thế giới. Thêm nữa, một phần ba số
vaccine còn lại của Trung Quốc được chia cho ba khu vực khác, cụ thể như Thổ Nhĩ Kỳ

127
đã mua 100 triệu liều, Iran là 51 triệu liều và Ai Cập với số lượng 20 triệu liều. (Seow
Ting Lee, 2021).
Malaysia trong năm 2021 đã cấp phép có điều kiện cho vaccine COVID-19 do
công ty dược phẩm sinh học Trung Quốc Sinovac Biotech nghiên cứu và phát triển. Qua
đó, Bộ trưởng Bộ Y Tế Noor Hisham Abdullah tuyên bố một chấp thuận đăng ký có điều
kiện, cho phép vaccine được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Thêm nữa, Malaysia đã
phổ biến kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 80% dân số nước này vào tháng 2/2022, theo kế
hoạch của chính phủ (See, H. H., 2021). Bên cạnh đó, Philippines đã khởi động chiến
dịch tiêm chủng vaccine vào ngày 1/3/2021, sau khi nhận được vaccine CoronaVac viện
trợ từ Trung Quốc. Mục tiêu mà chính phủ đặt ra là trong năm 2021 là phải có ít nhất 70
triệu người được tiêm chủng nhằm đạt được miễn dịch theo nhóm, mà trước tiên là những
nhân viên y tế, người già và những người nghèo. Ngoài ra, Philippines cũng đang đàm
phán để mua hơn 160 triệu liều vaccine từ các công ty dược phẩm khác nhau nội trong
năm 2022, và bao gồm cả Sinovac - theo Carlito Galvez, quan chức phụ trách điều phối
vaccine của Philippines. Hơn thế nữa, Mông Cổ cũng nhận được 300.000 liệu vaccine
Sinopharm do Trung Quốc viện trợ. Phó Thủ tướng Mông Cổ Sanbuyan Amarsaikhan và
Đại sứ Trung Quốc tại Mông Cổ - Chai Wenrui đã chào đón vaccine được viện trợ từ
Trung Quốc tại sân bay thủ đô quốc gia. Hơn nữa, Mông Cổ lên kế hoạch tiêm chủng cho
ít nhất 60% trong số 3,3 triệu người, và toàn bộ người lớn tuổi trong nước nhằm chống lại
sự xâm nhập của virus Corona, trong đó 20% được tiêm chủng theo COVAX, và bao gồm
cả vaccine từ Trung Quốc (Hariz, B., 2021). Tại các quốc gia khác như Thái Lan, vào
ngày 28/2/2021 cũng đã triển khai mũi tiêm đầu tiên cho người dân bằng vaccine Sinovac
của Trung Quốc, đồng thời phân phối cho 13 tỉnh thành, bao gồm cả thủ đô Krung Thep
Maha Nakhon. Những lô vaccine tiếp theo của Trung Quốc cũng đã được triển khai tiêm
chủng tại nước này vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021. (Tita, S., 2021)
Tại khu vực châu Âu, trong khi các cường quốc trong khu vực như Hoa Kỳ đang
phải chật vật để kiểm soát sự lây truyền của virus Corona, đồng thời nỗ lực thúc đẩy
người dân nước mình tham gia tiêm chủng vaccine COVID-19 thì Trung Quốc đã tranh
thủ lấp đầy những khoảng trống do Hoa Ky bỏ lại. Điển hình là Siberia - quốc gia châu
Âu đầu tiên nhận được vaccine từ Trung Quốc, gồm 1 triệu liều Sinopharm. Chủ tịch
128
Aleksandr Vučić, đã chào đón chuyến hàng không đầu tiên chở vaccine Trung Quốc và
công khai thể hiện lòng biết ơn đối với chính phủ Trung Quốc. (Is China's COVID-19
Vaccine Diplomacy Succeed?, 2021)
Ở khu vực Nam Mỹ, Mexico đã nhận được vaccine viện trợ từ Trung Quốc, trong
đó bao gồm ba triệu liều hoạt chất cần thiết để sản xuất vaccine COVID-19 do công ty
dược phẩm CanSino Biologics từ Trung Quốc nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, Mexico,
tính đến giữa năm 2021 đã nhận được tổng cộng 5 triệu liều vaccine hoạt chất từ CanSino,
và đang tăng cường nhiều đơn đặt hàng hơn nữa vì sự thiếu hụt vaccine trong nước, sau
khi Tổng thống Hoa Kỳ - Joe Biden tuyên bố ngừng việc chia sẻ vaccine với Mexico
trong một thời gian ngắn. Hơn thế nữa, Mexico cũng đã đặt hàng 12 triệu liều vaccine do
Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất ngày sau khi vaccine
được cơ quan quản lý y tế nước này phê duyệt, và 10 triệu liều Sinovac vào tháng 3/2021.
Tương tự như ở Brazil, vaccine CoronaVac đã được quốc gia sử dụng vào những tháng
đầu năm 2021, và được người dân và chính phủ khen ngợi rộng rãi, vì sự an toàn và hiệu
quả của vaccine mang lại trong việc giảm thiểu và khắc phục đại dịch COVID-19, theo
một báo cáo của Tân Hoa Xã. Thêm nữa, chính phủ Liên bang Brazil cho biết đã ký thỏa
thuận với Viện Butantan để mua 100 triệu liều vaccine CoronaVac ngày 7/1/2022. Có thể
thấy, Trung Quốc đã sớm đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng của
Brazil. (Is China's COVID-19 Vaccine Diplomacy Succeed?, 2021)
Phải kể thêm, trong những ngày đầu triển khai vaccine toàn cầu, nhiều quốc gia ở
khu vực châu Á, Mỹ La Tinh và Trung Đông đã tận dụng nguồn vaccine được hỗ trợ từ
Trung Quốc, trong khi những nước giàu hơn lại tích trữ các mũi tiêm khan hiếm từ Pfizer
Inc. và Moderna Inc. Thực tế hiện nay, nhiều chính phủ đã từng dựa vào vaccine của
Sinovac và Sinopharm đang chuyển sang những sự lựa chọn từ Hoa Kỳ và châu Âu khi
quan ngại về tình hình nghiêm trọng do biến thể Delta để lại và sự hiệu quả của vaccine
Trung Quốc, cũng như là phương Tây đã không còn kìm hãm nguồn cung vaccine
mRNA. Những dữ liệu hải quan của Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu vaccine giảm 21%
trong hai tháng 7 và 8 từ 2,48 tỷ USD còn 1,96 tỷ USD trong năm 2021, sau khi tăng
nặng đều đặn kể từ tháng 12 năm 2020. Trường hợp điển hình là Malaysia, Thái Lan và
một số quốc gia lân cận trong khu vực trong những tháng đầu năm 2022, đã thông báo sẽ
129
dần chuyển sang sử dụng vaccine Pfizer, AstraZeneca thay thế cho Sinovac, hoặc sẽ sử
dụng vaccine để tiêm mũi tăng cường, cho cả những người đã tiêm vaccine Sinovac trước
đó. Những liều thuốc Sinovac cuối cùng được Thái Lan tiêm chủng vào tháng 10/2021 và
trong năm 2022, ít nhất ¾ đơn đặt hàng của chính phủ sẽ đến từ AstraZeneca và Pfizer.
(Najmah, K. & Sharyn, G. D., 2021)
Nhìn chung, nhiều nước đang phát triển đa phần phụ thuộc vào nguồn cung
vaccine từ Trung Quốc trong lúc Hoa Kỳ và EU đang phải đối phó với dịch bệnh trong
nước và thúc đẩy người dân tiếp nhận vaccine. Tuy nhiên, hiện nay, vaccine Trung Quốc
không phải là nguồn cung duy nhất cho những quốc gia này. Hơn nữa, vaccine của Trung
Quốc còn được nhận định là một giải pháp thay thế trong khi các quốc gia đang phát triển
chờ nguồn cung từ phía Hoa Kỳ hay châu Âu. Vì vậy, khi châu Âu vượt qua giai đoạn
khó khăn và bắt đầu phân phát vaccine cho thế giới thì vaccine Trung Quốc dần dần bị thế
chỗ. Chung quy lại, “nhu cầu của người sử dụng với sản phẩm” là vaccine Trung Quốc
trong thời kỳ đầu đại dịch là rất lớn, nhưng sau khi có những loại vaccine có hiệu quả cao
hơn từ châu Âu, họ cũng dần thay thế nguồn cung sang các loại khác. Vì thế nên nhu cầu
sử dụng vaccine đã không làm nổi bật yếu tố “Made in" trên cơ sở lý luận.
3.2.2. Yếu tố Tiềm năng kinh doanh và xuất khẩu
Dưới góc độ kinh doanh, quá trình ngoại giao vaccine của Trung Quốc tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc bằng những chiến lược khéo léo.
Thứ nhất, trong kinh doanh, việc phát hàng mẫu miễn phí thường là một chiến
thuật hiệu quả để thu hút sự quan tâm và đảm bảo một đợt hàng mới trong tương lai. Việc
ngoại giao vaccine của Trung Quốc là một trường hợp tương tự. Dù chính quyền Tập Cận
Bình khẳng định các loại vaccine do Trung Quốc sản xuất là “hàng hoá công cộng toàn
cầu”, sẵn sàng được viện trợ cho bất kỳ quốc gia nào cần đến nhưng thực tế, số liều miễn
phí do quốc gia này cung cấp là rất ít so với số liều bán ra hoặc cho vay. Dữ liệu công
khai cho thấy trong số 656 triệu liều do Trung Quốc phân phối trên toàn thế giới, chỉ có
8,6 triệu liều (1,31%) là được hiến tặng (Seow Ting Lee, 2021, 9).
Từ việc phân phối một lượng nhỏ vaccine miễn phí dưới dạng quyên góp, chính
quyền Trung Quốc đã thúc đẩy dòng chảy hàng hoá và đạt được lợi nhuận lớn hơn nhiều
lần. Ví dụ, với 600.000 liều vaccine Sinovac viện trợ cho Philippines, Trung Quốc nhận
130
lại đơn hàng mua 25 triệu liều vaccine từ quốc gia này, hay sau khi tặng 50.000 liều
Sinopharm cho Iraq, Trung Quốc đã bán được hai triệu liều vaccine cho quốc gia này.
Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc cũng được định
hướng bởi chiến lược tránh cạnh tranh trực tiếp với Pfizer hoặc Moderna ở các nước phát
triển. Nhận thức sự thiếu tin tưởng, thậm chí xa lánh của thị trường phương Tây với
vaccine Trung Quốc, chính quyền Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân phối vaccine ở
những khu vực “gần nhà” rồi sau đó lan rộng đến một số vùng địa lý cụ thể. Lượng
vaccine chủ yếu được cung cấp cho các quốc gia đang phát triển, quốc gia gặp nhiều trở
ngại trong việc tiếp cận nguồn vaccine và quốc gia đồng minh với Trung Quốc trên khắp
thế giới. Tính đến tháng 5 năm 2022, Trung Quốc đã trực tiếp cung cấp vaccine cho 4 khu
vực địa lý (Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Âu) với tổng số 118
quốc gia trên thế giới. Trong 4 khu vực này, Châu Á Thái Bình Dương với 39 quốc gia là
khu vực nhận được số lượng vaccine của Trung Quốc lớn nhất. Mỹ Latinh với 22 quốc
gia, nhận được số lượng vaccine nhiều thứ hai. Ngược lại, dù châu Phi có 47 quốc gia
nhận vaccine của Trung Quốc nhưng số lượng rất ít. Về phần Châu Âu, đây là khu vực
nhận ít vaccine Trung Quốc nhất. Đến nay, chỉ có 57 triệu liều vắc-xin Trung Quốc được
chuyển đến 10 quốc gia châu Âu, trong đó 3 triệu liều là viện trợ. Tuy nhiên, tổng cộng
Trung Quốc đã bán 123 triệu liều cho khu vực này, phần lớn đơn hàng đến từ Thổ Nhĩ
Kỳ, quốc gia đã ký thỏa thuận mua 100 triệu liều Sinovac vào tháng 11 năm 2020. Sau
đó, Thổ Nhĩ Kỳ phân phối lại liều lượng thông qua quyên góp và bán cho Bosnia và
Herzegovina, Azerbaijan, Albania, v.v., dẫn đến việc vaccine Trung Quốc lưu thông
quanh một số quốc gia vùng Trung và Đông Âu.
Những hoạt động ngoại giao vaccine năng động trên đã góp phần vực dậy nền kinh
tế Trung Quốc sau đại dịch. Là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và phải thực
hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, nền kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự sụt
giảm mang tính lịch sử, khi tốc độ tăng trưởng giảm 6% trong năm 2020. Tuy nhiên, đến
năm 2022, theo Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu công bố ngày 15 tháng 3, Trung Quốc đã
hoạt động đặc biệt tốt trong trụ cột Kinh doanh & Thương mại, lĩnh vực mà hiện nay quốc
gia này đang đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng, vượt qua Mỹ, Đức và Nhật Bản. Nền kinh
tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1% vào năm 2021 và xuất khẩu của nước này tăng 30% để
131
đạt mức kỷ lục khi nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc bùng nổ. Vì vậy, có thể nhận
thấy, chiến lược ngoại giao vaccine của chính quyền Tập Cận Bình đã góp phần thúc đẩy
sự tăng trưởng cho lĩnh vực xuất khẩu một cách đáng kể.
3.2.3. Yếu tố thu hút đầu tư
Cùng với yếu tố tiềm năng kinh doanh và xuất khẩu, ngoại giao vaccine còn thu
hút đầu tư cho việc sản xuất hàng hoá Trung Quốc, mà cụ thể là sản xuất vaccine.
Chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là viện trợ
vaccine và dụng cụ y tế mà còn chú trọng việc chuyển giao công nghệ và kiến thức. Điều
này giúp hình thành mối quan hệ và tầm ảnh hưởng lâu dài của Trung Quốc lên các nước
được Trung Quốc cứu trợ, đồng thời thu hút các quốc gia đầu tư xây dựng các trung tâm
sản xuất và phân phối vaccine Trung Quốc tại chính quốc gia đó. Điển hình như trường
hợp của Brazil, ngày 2 tháng 7 năm 2020, chính phủ nước này đã hợp tác với công ty
Sinovac để cùng thử nghiệm vaccine giai đoạn ba ở Brazil. Sau đó, Trung tâm y sinh
Butantan đã tự sản xuất vaccine dựa trên công nghệ và nguyên liệu thô nhập khẩu từ
Trung Quốc để đưa vào sử dụng. Hay như trường hợp của Ai Cập, đất nước này đã hợp
tác chặt chẽ với các chuyên gia Trung Quốc với mục tiêu trở thành một trung tâm sản
xuất và phân phối vắc xin ở châu Phi. Từ tháng 6 năm 2021, công ty nhà nước về Sản
phẩm sinh học và Vaccine của Ai Cập (VACSERA) đã ký hợp đồng với Sinovac để sản
xuất vaccine VACSERA-Sinovac cung cấp trong nước và phân phối rộng rãi đến các
nước Châu Phi.
Như vậy, qua ngoại giao vaccine, Trung Quốc đang chuyển đổi một cách chiến
lược từ đối tác thành nhà lãnh đạo, từ nhà cung cấp hàng hoá toàn cầu thành chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực y tế toàn cầu và quản lý đại dịch. Sự thay đổi này có thể tạo ra sự
khác biệt đáng kể trong năng lực của các chính phủ được Trung Quốc viện trợ trong việc
đối phó với coronavirus. Đặc biệt, việc các quốc gia tự sản xuất vaccine Trung Quốc qua
hợp đồng chuyển giao công nghệ vừa góp phần hạn chế tình trạng bất bình đẳng về
vaccine vừa giúp Trung Quốc trở thành đối tác tiềm năng để những nước khác suy xét
hợp tác, đầu tư. Hơn thế nữa, mạng lưới ngoại giao vaccine của Trung Quốc có thể giúp
thiết lập sự hợp tác lâu dài hơn về y tế và chia sẻ kiến thức trên khắp thế giới, ngay cả sau
khi nhu cầu cấp bách hiện nay để đảm bảo các mũi tiêm chủng không còn nữa. Cuối cùng,
132
thương hiệu quốc gia Trung Quốc sẽ là đối tượng hưởng tất cả những lợi thế về “thu hút
đầu tư” được liệt kê trên.
3.2.4. Yếu tố danh tiếng
Bên cạnh yếu tố tiềm năng kinh doanh, thu hút đầu tư và xuất khẩu, chính sách
ngoại giao vaccine cũng tác động đáng kể đến “yếu tố danh tiếng” của thương hiệu quốc
gia.
Ngoại giao vaccine đã giúp Trung Quốc giải quyết khủng hoảng truyền thông và
cải thiện hình ảnh quốc gia trong mắt khán giả quốc tế. Cụ thể, do là nguồn cơn của dịch
bệnh và chậm trễ trong việc cảnh báo thế giới về dịch bệnh, chính phủ Trung Quốc hứng
chịu làn sóng chỉ trích của thế giới, đặc biệt là truyền thông phương Tây. Năm 2020, nhận
thức về Trung Quốc phần lớn là tiêu cực. Từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 3 tháng 8 năm
2020, một cuộc khảo sát của Trung tâm Pew với 14.276 người trưởng thành ở 14 quốc gia
tiên tiến (Bỉ, Nhật Bản, Ý, Đan Mạch, Pháp, Úc, Đức, Anh, Mỹ, Hà Lan, Canada, Tây
Ban Nha, Thụy Điển và Hàn Quốc) cho thấy Trung Quốc và Hoa Kỳ đều ở mức không
được ưa chuộng bằng hoặc gần bằng mức cao nhất trong lịch sử 12 năm thăm dò ý kiến
của Trung tâm. Việc Trung Quốc xử lý kém COVID-19 là nguyên nhân khiến nước này
không được ưa chuộng kỷ lục. Trung bình 61% số người được hỏi trên tất cả 14 quốc gia
cho biết Trung Quốc ứng phó không tốt với COVID-19, thậm chí tệ hơn cả đất nước của
họ và các tổ chức toàn cầu như WHO. Chỉ có Hoa Kỳ nhận được đánh giá tồi tệ hơn
Trung Quốc, với trung bình 84% nói rằng Hoa Kỳ đã xử lý COVID-19 kém. Sự thất bại
trong việc ứng phó với COVID-19 của Trung Quốc cũng được phản ánh trong cách người
dân các nước này nhìn nhận về Chủ tịch Tập. Trung bình 78% không tin tưởng vào khả
năng “làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới” của ông Tập mặc dù sự không được
lòng của ông Tập đã bị Tổng thống Trump vượt qua ở một số quốc gia. ( Seow Ting Lee,
2021, 11)
Bên cạnh ý kiến đánh giá của các công dân trên toàn cầu, danh tiếng của Trung
Quốc cũng chịu sức ép lớn bởi những “đòn tấn công” liên tục từ phía Tây. Trong nhiều
bài phát biểu lúc còn tại chức, Tổng thống Donald Trump không ngần ngại gọi vi rút
Corona là vi rút Trung Quốc hay “Kung Flu”. Điều này khiến danh tiếng của Trung Quốc
bị gắn chặt với những liên tưởng về dịch bệnh, dẫn đến sự lo lắng, sợ hãi, thậm chí là kỳ
133
thị dành cho đất nước và người dân Trung Quốc. Chưa hết, truyền thông phương Tây
thường xuyên chất vấn quy trình chống dịch, chỉ trích sự thiếu dân chủ và che đậy của
chính phủ Tập Cận Bình. Điều này khiến danh tiếng Trung Quốc gặp những thách thức
rất lớn trên nhiều phương diện. Theo Chỉ số thương hiệu quốc gia Anholt-GfK năm 2020,
danh tiếng của Trung Quốc, vốn vẫn ổn định ở vị trí thứ 23 trong bốn năm qua, nay đã tụt
xuống vị trí thứ 35, với thứ hạng lần lượt giảm trên nhiều hạng mục, đặc biệt là ở hạng
mục Quản trị, Con người, Du lịch và Đầu tư Nhập cư.
Thực trạng trên đã khiến chính phủ Trung Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến danh tiếng quốc gia. Từ đó, ngoại giao vaccine được sử dụng như một công cụ để sửa
chữa thiệt hại về danh tiếng, thay đổi hình ảnh tiêu cực đang ăn sâu vào tâm trí khán giả
trong nước lẫn quốc tế. Mục tiêu cao nhất của chiến lược này là điều chỉnh nhận thức của
người dân về Trung Quốc, từ một quốc gia khiến thế giới bỏ lỡ giai đoạn vàng để chống
dịch do che đậy tình trạng dịch bệnh thành một cường quốc toàn cầu vĩ đại đang đứng ra
lãnh đạo thế giới vào thời điểm quốc tế rối loạn.
Bằng việc cung cấp vaccine dưới hình thức song phương, sau đó là đa phương cho
những quốc gia có nhu cầu, khẳng định vaccine Trung Quốc là “hàng hoá công cộng toàn
cầu”, thể hiện thiện chí cùng thế giới chống chọi đại dịch qua những phát biểu công khai,
Trung Quốc dần chiếm được thiện cảm của công dân trên khắp các châu lục. Một phân
tích của Social Studio về 41.233 bài đăng bằng tiếng Anh từ người dùng Twitter và
Instagram bên ngoài Trung Quốc từ ngày 2 tháng 7 năm 2020 (khi cuộc thử nghiệm vắc
xin Trung Quốc bên ngoài quốc gia đầu tiên diễn ra ở Brazil) đến ngày 27 tháng 3 năm
2021 dựa trên từ khóa tìm kiếm “Trung Quốc” và "Vắc xin" chủ yếu là tích cực, với
69,7% bài đăng tích cực, cho thấy một thương hiệu quốc gia có lợi cho Trung Quốc
(Seow Ting Lee, 2021, 9-10).
Bên cạnh đó, để đánh giá nhận thức của giới truyền thông quốc tế về chính sách
ngoại giao vắc xin của Trung Quốc, giáo sư Seow Ting Lee của Đại học Colorado đã sử
dụng phần mềm Leximancer6 để phân tích các báo cáo truyền thông bằng tiếng Anh được
xuất bản bên ngoài nước này. Trong một cuộc tìm kiếm từ ngày 2 tháng 7 năm 2020 đến

6 Leximancer là phần mềm phân tích chuyên sâu một số lượng lớn các tài liệu văn bản, từ đó đo lường và xác định
được thái độ của người nói hoặc viết là tích cực hay tiêu cực.
134
ngày 27 tháng 3 năm 2021, khảo sát qua 57.866 văn bản bằng tiếng Anh trên toàn thế giới
tập trung vào chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc, kết quả cho thấy 71,3% văn
bản thể hiện cảm xúc tích cực (Seow Ting Lee, 2021, 11). Điều này phần nào chứng tỏ
hoạt động ngoại giao vaccine có hiệu quả trong việc sửa chữa và nâng cao danh tiếng
quốc gia, từ đó góp phần gia tăng sức mạnh của thương hiệu quốc gia.
Tuy nhiên, danh tiếng là thứ khó gầy dựng nhưng lại vô cùng dễ bị huỷ hoại.
Trong quá trình ngoại giao vaccine, không phải lúc nào vaccine Trung Quốc cũng được
chào đón. Ngược lại, vaccine do quốc gia này sản xuất thường xuyên vấp phải nhiều nghi
vấn về tính hiệu quả và độ an toàn do sự thiếu minh bạch về thông số. Cùng trong nghiên
cứu bằng phần mềm Leximancer của giáo sư Seow Ting Lee, từ khoá “an toàn vaccine”
xuất hiện với ý kiến tiêu cực trong 41% trên tổng số văn bản khảo sát. Đây cũng là điểm
yếu mà các nước phương Tây thường dựa vào để làm giảm uy tín của Trung Quốc trên
trường quốc tế. Thế giới vẫn nhìn Trung Quốc với con mắt nghi ngại, chưa thực sự công
nhận vị trí quốc gia lãnh đạo mà đất nước này hướng tới.
Như vậy, các phân tích tình cảm của phương tiện truyền thông xã hội và phương
tiện truyền thông quốc tế cho thấy ngoại giao vaccine đã thúc đẩy danh tiếng và tạo nên
một thương hiệu quốc gia Trung Quốc chủ yếu theo hướng tích cực. Dù Trung Quốc vẫn
còn gặp nhiều trở ngại liên quan tính hiệu quả, sự an toàn và mối quan hệ với quốc gia
khác trong quá trình ngoại giao vaccine, chính sách ngoại vaccine của Bắc Kinh đã giúp
làm nổi bật một số lĩnh vực chính hoặc “bức tranh tinh thần” cụ thể mà Trung Quốc muốn
thể hiện trước thế giới. Điển hình như năng lực khoa học và phẩm chất công dân toàn cầu,
sẵn sàng cung cấp vaccine như một dạng “hàng hóa công cộng toàn cầu” cho những quốc
gia bị bỏ lại phía sau do sự bất bình đẳng về vaccine. Những “bức tranh tinh thần” này là
chìa khóa để xây dựng hình ảnh của đất nước với tư cách là một quốc gia dẫn đầu về y tế
toàn cầu. Ở góc độ ngoại giao vaccine, thương hiệu quốc gia Trung Quốc nhận được tình
cảm hỗn hợp cả tích cực lẫn tiêu cực. Thái độ này thúc đẩy chính quyền Bắc Kinh tiếp tục
triển khai những chính sách xây dựng thương hiệu năng động hơn nữa để có được sự cân
bằng giữa hai thái cực, hoặc tốt hơn là được yêu nhiều hơn bị ghét.

135
3.2.5. Yếu tố quyền lực
Không chỉ dừng lại ở các yếu tố liên quan đến truyền thông hay kinh tế, chiến lược
ngoại giao vaccine còn là công cụ hữu hiệu để gia tăng mức độ ảnh hưởng của Trung
Quốc lên quốc gia, khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Bằng việc thay đổi cán cân
quyền lực mềm, ngoại giao vaccine góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trong hai
vai trò. Một là vai trò lãnh đạo khu vực, hai là vai trò đối trọng tiềm năng với Mỹ và Châu
Âu trong cuộc chạy đua quyền lực.
Theo Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu (Global Soft Power Index) qua ba năm 2020,
2021, 2022, thứ hạng của Trung Quốc có những thay đổi đáng kể, gắn liền với quá trình
ứng phó với đại dịch. Theo báo cáo ra mắt vào tháng 2 năm 2020, quyền lực mềm của
Trung Quốc nằm ở vị trí thứ năm. Tuy nhiên, 1 năm sau, trong Chỉ số Quyền lực mềm
Toàn cầu được công bố vào ngày 25 tháng 2, Trung Quốc đã giảm ba bậc xuống vị trí thứ
tám.
Nhìn lại bối cảnh giai đoạn từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020 đến 2021, thế giới
xảy ra nhiều biến động do dịch bệnh. Ngày 31 tháng 12, WHO đã được thông báo về các
trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó,
một loại coronavirus mới đã được chính quyền Trung Quốc xác định là nguyên nhân vào
ngày 7 tháng 1 năm 2020 và tạm thời được đặt tên là “2019-nCoV”. Loại vi rút mới này
sau được đặt tên là “vi rút COVID-19”. Ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tiến sĩ Tedros
Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO tuyên bố đợt bùng phát virus corona mới
là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC), mức báo động cao nhất của
WHO. Vào thời điểm đó có 98 trường hợp mắc và không có trường hợp tử vong nào ở 18
quốc gia bên ngoài Trung Quốc. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, sự gia tăng nhanh chóng
số ca bệnh bên ngoài Trung Quốc đã khiến Tổng giám đốc WHO thông báo rằng đợt bùng
phát có thể được coi là một đại dịch. Cho đến thời điểm đó, hơn 118 000 trường hợp đã
được báo cáo ở 114 quốc gia, và 4291 trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Vào giữa
tháng 3 năm 2020, Khu vực Châu Âu của WHO đã trở thành tâm điểm của dịch bệnh, báo
cáo hơn 40% các trường hợp được xác nhận trên toàn cầu. Tính đến ngày 28 tháng 4 năm
2020, 63% trường hợp tử vong trên toàn cầu do vi rút là từ khu vực. Từ đó đến nay, dù đa

136
số người dân các nước đều đã được tiêm chủng vaccine nhưng tình hình dịch bệnh vẫn
diễn biến khó lường với số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng lên.
Kết hợp xem xét Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu năm 2021 và bối cảnh trên, có thể
thấy rõ, việc là nguồn cơn của dịch bệnh tạo nên điểm “chí mạng” cho thương hiệu quốc
gia Trung Quốc. Chỉ số Quyền lực mềm Toàn cầu 2021 nhận định:

Sự suy giảm trên bảng xếp hạng có thể bị ảnh hưởng bởi phương tiện
truyền thông toàn cầu đưa tin về trường hợp COVID-19 ở thành phố Vũ
Hán, mặc dù các nhà chức trách đã giải quyết cuộc khủng hoảng rất hiệu
quả và Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã kiểm soát
được dịch bệnh và ghi nhận mức tăng trưởng GDP dương vào cuối năm
2020.
Xem xét kỹ hơn vào điểm số của từng hạng mục tác động đến thứ hạng của quyền
lực mềm, dù Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm trong trụ cột Quản trị, do nhận thức về
hệ thống chính trị của Trung Quốc ngày càng xấu đi, nhưng quốc gia này đã nhận thấy
điểm số được cải thiện tương ứng là 1,1 và 0,8 trong trụ cột Giáo dục và Khoa học do “đạt
được những bước tiến đáng kể về mặt khoa học phát triển vắc xin” (Chỉ số Quyền lực
mềm Toàn cầu, 2021). Cụ thể, Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên phát triển
thành công vaccine chống lại COVID-19 vào đầu năm 2020.
Như vậy, trong giai đoạn danh tiếng, quyền lực mềm và thương hiệu quốc gia
Trung Quốc chịu khủng hoảng lớn vì dịch bệnh, việc quốc gia này ưu tiên phát triển
vaccine để cung cấp cho người dân trong nước và quốc tế đã phần nào ngăn chặn việc sức
mạnh mềm Trung Quốc bị tụt hạng quá sâu. Nói cách khác, chiến lược ngoại giao vaccine
của Trung Quốc có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến yếu tố quyền lực của thương
hiệu quốc gia Trung Quốc.
Chưa hết, khả năng của hoạt động ngoại giao vaccine trong việc gia tăng quyền lực
mềm của Trung Quốc còn được thể hiện rõ hơn khi xem xét Chỉ số quyền lực mềm toàn
cầu năm 2022 được công bố vào ngày 15 tháng 3. Cụ thể, Trung Quốc đã đạt được thành
tích tốt nhất từ trước đến nay, vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia được xếp hạng
cao nhất ở châu Á. Với điểm số Quyền lực mềm Toàn cầu tăng 9,9 lên 64,2 điểm, thứ
hạng của Trung Quốc được nâng từ thứ 8 lên thứ 4 trong bảng xếp hạng tổng thể. Trên
toàn cầu, Trung Quốc đứng thứ 4 về “Mức độ quen thuộc” và thứ 2 về “Mức độ ảnh
137
hưởng”. Sự thăng hạng đáng kể này là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ
nhằm hoá giải định kiến, cải thiện nhận thức quốc tế về quốc gia. Tất nhiên, đóng góp của
hoạt động ngoại giao vaccine là không hề nhỏ. Khác với Mỹ và Châu Âu (lựa chọn hoàn
tất tiêm chủng cho người dân trong nước trước, sau đó mới tính đến việc viện trợ và xuất
khẩu vaccine ra thế giới), Trung Quốc tiến hành song song việc tiêm chủng trong nước và
phân phối vaccine toàn cầu. Lựa chọn này đã giúp Trung Quốc có mặt kịp thời, lắp đầy
vào khoảng trống lãnh đạo mà Mỹ để lại và xây dựng được lòng tin với các nước nhận
viện trợ nói riêng và thế giới nói chung. David Haigh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành
của Brand Finance, nhận xét:

Năm thứ hai của đại dịch đã chứng kiến nhận thức của Trung Quốc
về trường hợp toàn cầu được cải thiện. Trung Quốc đã cung cấp viện trợ cho
các quốc gia trên thế giới dưới hình thức tặng thiết bị bảo vệ cá nhân và
tiêm chủng - điều này chắc chắn đã giúp nước này tăng từ vị trí thứ 52 lên
vị trí thứ 28 trong chỉ số ‘hào phóng’ của trụ cột Con người & Giá trị.
(Brand Finance, 2022)
Một số ví dụ cụ thể cho thấy ngoại giao vaccine có khả năng gia tăng quyền lực
chính trị của Trung Quốc lên các nước nhận viện trợ là trường hợp của Zimbabwe,
Paraguay và Nicaragua.
Với Zimbabwe, bị thu hút bởi vaccine, khẩu trang, phòng khám cách ly và nhân
viên y tế được viện trợ vào tháng 9 năm 2020, chính phủ nước này đã nhượng quyền khai
thác than cho các công ty Trung Quốc tại Vườn quốc gia Hwange, một trong những khu
bảo tồn động vật hoang dã quan trọng nhất lục địa. Mặc dù, trước áp lực quốc tế, thỏa
thuận đã không thành hiện thực nhưng ví dụ này đã cho thấy sức hấp dẫn khó có thể chối
từ của ngoại giao vaccine nói riêng và ngoại giao y tế nói chung đến từ Trung Quốc.
Hơn nữa, chính sách ngoại giao vaccine là một cơ hội lớn để Trung Quốc có thể
giảm bớt sức ảnh hưởng của Đài Loan ở khu vực Mỹ Latinh. Phải kể đến 9 trong số 15
quốc gia có chủ quyền vẫn duy trì quan hệ ngoại giao toàn vẹn với Đài Loan đều nằm ở
khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Vì vậy, dựa vào tình hình thiếu hụt vaccine và dịch bệnh
lây lan, Trung Quốc đã tận dụng các đội bảo vệ y tế, sau đó là viện trợ vaccine nhằm
thuyết phục các quốc gia này từ bỏ các mối quan hệ với Đài Loan.

138
Điển hình như trường hợp của Paraguay, đây là một trong mười lăm quốc gia duy
nhất công nhận sự tồn tại của Đài Loan. Thế nhưng, sau khi tiếp cận 20.000 liều Sinovac
thông qua một khoản tài trợ từ các nước láng giềng Chile, nội bộ quốc gia này đã có
những xáo động. Vào tháng 4 năm 2020, khi COVID-19 hoành hành qua Paraguay, khối
cánh tả tại Thượng viện Paraguay đã đưa ra dự luật mở quan hệ với Bắc Kinh, đồng nghĩa
với việc cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Những người ủng hộ dự luật lập luận rằng nó sẽ
mở đường cho sự hỗ trợ quan trọng của Trung Quốc, không chỉ mặt nạ và vật liệu trang
trí mà còn cả đầu tư, thương mại và có thể là vaccine trong tương lai gần. Đề xuất đã
không được thông qua với 25 phiếu chống và 16 phiếu thuận. Tuy nhiên, các nhà lập pháp
đối lập đã thắt chặt mối quan hệ thể chế của họ với Bắc Kinh, và thề sẽ công nhận Trung
Quốc nếu cán cân quyền lực thay đổi ở Paraguay.
Mặt khác ở Nicaragua - quốc gia duy nhất công bố quyết định chấm dứt quan hệ
ngoại giao với Đài Loan trong đại dịch. Trung Quốc đã gửi một máy bay tượng trưng với
hơn 200.000 liều vaccine Sinopharm hạ cánh xuống sân bay Managua vào ngày 27 tháng
12 năm 2021. Tuy nhiên, sau cùng thì quyết định chấm dứt ngoại giao với Đài Loan của
Nicaragua không phải là vì chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc, mà là vì sự cô
lập của quốc tế của chế độ Ortega 7, cũng như áp lực từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Hơn nữa, Trung Quốc viện trợ vaccine cho Nicaragua còn ít hơn Tây Ban Nha với 1,7
triệu liều và Pháp với 827.000 liều vào năm 2021.
Dù ở các trường hợp trên, Trung Quốc đều không thành công trong việc áp đặt tầm
nhìn của mình lên các nước nhận viện trợ, nhưng những biến động diễn ra cũng phần nào
chứng minh được sức ảnh hưởng của quá trình Trung Quốc thực hiện ngoại giao vaccine.
KẾT LUẬN
Tổng kết lại, ở chương I, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích, nghiên cứu các nội
dung lý thuyết liên quan đến “xây dựng thương hiệu quốc gia" trong Quan hệ Quốc tế,
qua đó phát triển một khung lý thuyết nhằm định hướng và đánh giá chiến lược xây dựng
thương hiệu quốc gia thông qua ngoại giao vaccine như sau.
Nhóm nghiên cứu xác định: Xây dựng thương hiệu quốc gia là quá trình áp dụng
các kỹ thuật xây dựng thương hiệu, tiếp thị truyền thông nhằm mục đích tạo ra hoặc thay
7 chế độ của chính quyền Tổng thống Daniel Ortega tại Nicaragua.

139
đổi, giám sát, đánh giá và quản lý một cách chủ động hình ảnh của một quốc gia trong các
lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, văn hóa, chính sách đối nội, đối ngoại, và đầu tư xây dựng (O.
Tyukarkina), nhằm nâng cao uy tín của quốc gia đó trong mắt khán giả trên trường quốc
tế (Ying Fan, 2006). Hình ảnh của đất nước chỉ có thể được cải thiện khi công dân của đất
nước đó, trân trọng bản sắc của thương hiệu quốc gia họ, và mang nó chạm đến khán giả
quốc tế. Một điều cần nhấn mạnh rằng, mục tiêu trọng tâm của xây dựng thương hiệu
quốc gia là xác định tính độc đáo của quốc gia, như là về cư dân, văn hóa,… thứ mà làm
cho quốc gia đó trở nên khác biệt so với các quốc gia khác (O. Tyukarkina,). Hơn nữa,
xây dựng thương hiệu quốc gia nên là một chiến lược nhất quán và toàn diện, xác định
tầm nhìn chiến lược thực tế nhất, cạnh tranh nhất, và hấp dẫn nhất cho một quốc gia, đồng
thời đảm bảo rằng tầm nhìn này được hỗ trợ, củng cố và làm phong phú bởi mọi hành
động giao tiếp giữa đất nước và phần còn lại của thế giới (Anholt, 2003). Lưu ý rằng, xây
dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình phức tạp, không chỉ dựa trên truyền thông hay
các chiến lược khác được sử dụng trong tiếp thị chính trị, mà còn dựa trên chiến lược tổng
hợp dài hạn của nhà nước.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tổng hợp các bước để xây dựng thương hiệu quốc
gia là:
Đầu tiên, tìm kiếm và hình thành một nhóm các chuyên gia, gồm có các đại diện
của chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đại diện
phía truyền thông, để cùng nhau phát triển chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia
Bước thứ hai, xác định bản sắc quốc gia
Bước thứ ba, xác định mức độ hình ảnh của quốc gia được nhìn nhận trên trường
quốc tế và của công dân quốc gia đó
Bước thứ tư, tập trung hình thành ý tưởng cốt lõi của chiến lược xây dựng thương
hiệu, đồng thời cũng kết tinh trong một khẩu hiệu
Bước thứ năm, chuyển đổi ý tưởng cốt lõi của chiến lược xây dựng thương hiệu
quốc gia thành các hoạt động cụ thể
Cuối cùng, đánh giá hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia.

140
Từ việc khảo sát các mô hình đo lường thương hiệu quốc gia, nhóm nghiên cứu
chọn ra các khía cạnh của thương hiệu quốc gia nhằm đánh giá chính sách ngoại giao
vaccine COVID-19 của Trung Quốc, bao gồm:
● Yếu tố Tiềm năng kinh doanh: Điều kiện thuận lợi cho kinh doanh (Good for
Business), Công nghệ cao (Advanced Technology), Cơ sở hạ tầng (Good for
Infrastructure).
● Yếu tố “Made in”: Nguồn gốc của sản phẩm (Authentic), Chất lượng sản
phẩm (Quality), Tính độc quyền (Unique) và Nhu cầu của người dùng với
sản phẩm (Desire).
● Yếu tố thu hút đầu tư
● Yếu tố danh tiếng
● Yếu tố xuất khẩu
● Yếu tố quyền lực: Mức độ ảnh hưởng đến nền Chính trị và Liên minh quốc
tế
Dựa trên cơ sở lý luận về “xây dựng thương hiệu quốc gia" (nation branding) đã được
nêu trên, nhóm nghiên cứu nhận định: chính sách “ngoại giao vaccine” đã góp phần xây
dựng “thương hiệu quốc gia” của Trung Quốc. Trước hết, chiến lược ngoại giao vaccine
đã cho thấy được tiềm lực về kinh tế, sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, cũng như tài năng
lãnh đạo của chính phủ quốc gia trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19. Hơn
thế nữa, Trung Quốc còn chứng tỏ được vai trò của một cường quốc trong khu vực, không
chỉ với ứng phó được dịch bệnh mà còn giúp đỡ các quốc gia khác vượt qua thời điểm
khó khăn bằng những sáng kiến ngoại giao y tế và chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với đại
dịch. Trong lúc chính quyền Trump thất bại trong việc duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa
Kỳ, thành công của Trung Quốc đã tạo cơ hội cho nước này tiến gần hơn đếm vị trí lãnh
đạo toàn cầu. Thậm chí, Trung Quốc đã tự định vị mình là nhà lãnh đạo toàn cầu về ứng
phó với đại dịch. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh bùng phát rất ấn
tượng, dù vậy, quốc gia này vẫn khó có thể đánh bật Hoa Kỳ về chỉ số GDP bình quân
đầu người, sức mạnh quân sự hay công nghệ, để thực sự bước lên vị trí lãnh đạo toàn cầu.

141
Về cơ bản, hoạt động ngoại giao vaccine của Trung Quốc tương ứng với các bước
xây dựng thương hiệu quốc gia. Qua phân tích và xem xét, nhóm nghiên cứu đúc kết được
quá trình ngoại giao vaccine của Trung Quốc có các đặc điểm nổi bật sau đây.
Thứ nhất, Trung Quốc luôn thể hiện trách nhiệm của một nước lớn trong việc giải
quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Hợp tác với các tổ chức quốc tế và cung cấp “hàng
hóa công cộng toàn cầu”, Trung Quốc chứng tỏ tiềm lực của đất nước đã đủ khả năng để
thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, điều mà từ trước đến giờ vẫn thuộc về các nước lớn như
Hoa Kỳ, Anh, Nga,...
Thứ hai, các hoạt động ngoại giao vaccine luôn có sự lãnh đạo thống nhất của
Đảng. Đây là đặc trưng lớn của một nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc. Đảng Cộng
sản Trung Quốc với nòng cốt là Bí thư Tập Cận Bình, có vai trò quan trọng trong việc đưa
ra quyết sách và chỉ đạo thực hiện. Chính quyền Tập Cận Bình là những người chủ động,
trực tiếp nắm bắt tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời ứng phó với đại dịch, cũng
như tận dụng tiềm lực để quảng bá hình ảnh đất nước thông qua ngoại giao vaccine.
Thứ ba, lý thuyết xây dựng thương hiệu quốc gia của Trung Quốc luôn gắn liền với
tư tưởng “Giấc mộng Trung Hoa”, ngoại giao vaccine cũng không nằm ngoài tư tưởng đó.
Thực tiễn cho thấy “Giấc mộng Trung Hoa” có điều kiện để phát triển trong quá trình
ngoại giao vaccine, thể hiện hình ảnh “uy tín, dễ mến, đáng tin cậy”, cải thiện danh tiếng,
và nhất là khả năng cạnh tranh, thậm chí từng được dự đoán là vượt qua Hoa Kỳ để dẫn
dắt thế giới. Mọi lý thuyết và hành động của Trung Quốc chỉ đi đến đích đến cuối cùng là
phục vụ cho tư tưởng phục hưng dân tộc trở nên vĩ đại như tổ tiên đã làm được hàng
nghìn năm trước.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia qua ngoại giao vaccine
COVID-19 được tiến hành tương ứng theo từng bước của lý thuyết xây dựng thương hiệu
quốc gia. Nhưng trên thực tế, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều hơn ở một số quá
trình nhất định gắn với các bước sau đây:
● Hình thành nhóm chuyên gia gồm có các đại diện của chính phủ, doanh nghiệp, xã
hội dân sự, văn học, nghệ thuật, giáo dục và đại diện phía truyền thông, để cùng
nhau phát triển chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia.
● Tập trung hình thành ý tưởng cốt lõi
142
● Tiến hành chuyển đổi ý tưởng cốt lõi thành những hoạt động cụ thể
Như đã đề cập, đối với Trung Quốc, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành ý tưởng xây dựng thương hiệu quốc gia. Vì vậy,
Trung Quốc đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống chính phủ riêng để chỉ đạo thực hiện
các hoạt động ngoại giao vaccine. Tiếp đến, ý tưởng cốt lõi sẽ chịu trách nhiệm tiên quyết
cho hình ảnh quốc gia trong các hoạt động đối ngoại. Hình ảnh về một quốc gia trách
nhiệm “đáng tin cậy” là cơ sở, cũng là đích đến của hoạt động ngoại giao vaccine. Cuối
cùng, bước được đầu tư nhiều nhất để có thể hiện thực hóa thương hiệu quốc gia chính là
bước tiến hành các hoạt động ngoại giao cụ thể.
Dựa vào từng yếu tố làm nên “thương hiệu quốc gia" đã được đánh giá ở trên, hiệu
quả của chiến lược “xây dựng thương hiệu quốc gia" thông qua “ngoại giao vaccine” thể
hiện rõ nhất qua ba khía cạnh cụ thể: Xuất khẩu, Danh tiếng và Quyền lực. Đầu tiên,
chính sách ngoại giao vaccine đã giúp nâng cao ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, giúp
cho tình trạng trì trệ về kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu trở nên bớt nặng nề hơn. Trung
Quốc đã tận dụng thành công thực trạng khan hiếm vaccine của thế giới để làm bàn đạp
thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ hai, nhờ vào chính sách “ngoại giao vaccine" Trung Quốc
đã bước đầu thành công trong việc thay đổi hình ảnh quốc gia, như một vị “cứu tinh” của
thế giới bởi sự hào phóng trong phân phối vaccine công bằng cho các quốc gia khác
(trong khi phương Tây đang nỗ lực tích trữ vaccine cho riêng mình) như một công cụ
phục vụ ngoại giao công chúng, thúc đẩy hợp tác song phương. Tuy nhiên, Trung Quốc
vẫn phải đối mặt với những thách thức về chất lượng vaccine và những chỉ trích về phản
ứng chậm chạp của chính phủ Trung Quốc lúc trước đối với đại dịch. Do đó, thương hiệu
Trung Quốc dù có độ nhận diện cao trong cộng động quốc tế nhưng tình cảm đón nhận
của công chúng vẫn còn hỗn độn giữa hai luồng phản hồi tích cực và tiêu cực. Cuối cùng,
chiến lược ngoại giao vaccine đã góp phần gia tăng quyền lực của Trung Quốc trên chính
trường quốc tế. Trong khi Hoa Kỳ đang vật lộn với sự lây lan của virus Corona, suy thoái
và biến động chủng tộc, Trung Quốc đã chọn một hình thức tích cực khác để khai thác
khoảng trống lãnh đạo toàn cầu do Hoa Kỳ để lại - ngoại giao vaccine.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rõ, tại yếu tố “Made In”, Trung Quốc
vấp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ thế giới do những lo ngại về độ an toàn và tính hiệu
143
quả của vaccine Trung Quốc sản xuất. Dù nhận viện trợ và mua vaccine từ Trung Quốc
nhưng chính phủ, người dân nhiều quốc gia vẫn ưu tiên vaccine Pfizer hoặc Moderna từ
Mỹ và Châu Âu. Sinovac, Sinopharm chỉ là những lựa chọn trong tình thế bất khả kháng
của nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, các hợp đồng viện trợ vaccine của Trung Quốc luôn có
điều kiện kèm theo, dẫn đến lo ngại về những toan tính sâu xa từ Chính phủ Bắc Kinh
thay vì tinh thần tương trợ đơn thuần như Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn luôn nhấn mạnh
trong những bài phát biểu của mình.
Như vậy, về cơ bản việc xây dựng thương hiệu quốc gia Trung Quốc thông qua
ngoại giao vaccine thành công một phần trong truyền tải tinh thần của một cường quốc,
có khả năng dẫn dắt thế giới vượt qua giai đoạn biến động mà Trung Quốc hướng đến.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của các nước phương Tây, nhất là những nước cạnh tranh trực tiếp
với Trung Quốc như Mỹ, chiến lược này vẫn khó có thể gỡ bỏ những định kiến và “cơ chế
phòng bị” tự động dành cho quốc gia này. Tóm lại, Trung Quốc dù với những nỗ lực viện
trợ Quốc tế, bên cạnh những yếu tố đóng góp cho thương hiệu quốc gia, thực tế, thương
hiệu của Trung Quốc thông qua chiến lược ngoại giao vaccine vẫn chưa được cải thiện
đáng kể. Trong đó, thể hiện mạnh mẽ nhất là thái độ của người dân những quốc gia nhận
vaccine COVID-19 từ Trung Quốc.
Cuối cùng, nhìn chung từ cuối năm 2019, Trung Quốc đã bước những bước đầu
tiên cho cả một quá trình ngoại giao quy mô và đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, số lượng đơn đặt hàng đã có sự suy giảm rõ rệt so với
năm 2021. Điều này cho thấy ngoại giao vaccine chỉ là cơ chế ngoại giao tạm thời. Dù cơ
chế ngoại giao này mang lại hiệu quả tốt trong việc xây dựng lên hình ảnh một Trung
Quốc có trách nhiệm và đáng tin cậy, chính phủ Trung Quốc vẫn cần phải suy xét đến
những hướng đi khác sau đại dịch để góp phần giữ vững thương hiệu quốc gia.
HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
Bên cạnh những kết luận trên, đề tài còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc
chưa phân tích các bước xây dựng thương hiệu quốc gia ở phần cơ sở lý luận đã khiến
đánh giá tổng kết còn thiếu sót. Hơn thế nữa, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là “Ngoại giao
vaccine của Trung Quốc đóng góp gì cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia?” nên đối
tượng nghiên cứu ở đây là ngoại giao vaccine và thương hiệu quốc gia Trung Quốc. Việc
144
phân tán đối tượng nghiên cứu như vậy khiến nhóm nghiên cứu không thể tập trung
nghiên cứu riêng về lý thuyết xây dựng thương hiệu quốc gia, dẫn đến khung lý thuyết
được xây dựng có thể phù hợp với trường hợp này nhưng cần xem xét lại với các trường
hợp khác. Như vậy, nhóm nghiên cứu chưa thể phân tích khung lý thuyết này theo các
hướng:
● Vì sao nhóm nghiên cứu lại đề xuất sáu bước xây dựng thương hiệu quốc gia từ
việc tham khảo lý thuyết của hai nhà nghiên cứu Simon Anholt và Wally Ollins.
Mô hình này khác biệt so với lý thuyết của hai nhà nghiên cứu trước như thế nào?
● Sáu bước xây dựng thương hiệu quốc gia nhóm nghiên cứu đề xuất có thể tiến
hành theo trật tự nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu định hình khung lý thuyết có mức độ áp dụng cao cho
trường hợp ngoại giao vaccine của Trung Quốc nên ở chương 3 những nghi vấn trên sẽ
được chứng minh phần nào bằng thực tiễn hoạt động của quốc gia này. Ngoài ra, mô hình
của nhóm nghiên cứu chỉ mang tính tham khảo cho những đề tài nghiên cứu về xây dựng
thương hiệu quốc gia thông qua ngoại giao vaccine, nên có thể được bổ sung và phát triển
để phù hợp với nhiều trường hợp hơn.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu không tiếp cận bao quát tất cả các bảng đo lường
thương hiệu quốc gia. Điều này khiến việc đúc kết các khía cạnh của thương hiệu quốc
gia ảnh hưởng bởi ngoại giao vaccine bị giới hạn. Khi nghiên cứu về các bảng xếp hạng
thương hiệu quốc gia, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu dựa trên gợi ý của Paul
Beaumont và Ann E. Towns (Paul Beaumont & Ann E. Towns, 2021):
● Anholt Nation Brands Index (2005)
● Futurebrand Country Brand Index (2005)
● East West Communications Global Index 200 (2008-2011)
● Brand Finance Nation Brands Report (2010)
● Bloom Consulting Country Brand Ranking (2011)
● Portland Communications The Soft Power 30 (2015)
● Reputation Institute Country Reptraks (2015)
● US News & World Report, The Wharton School and Bay Group Best Countries
Report (2016)
145
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số bảng xếp hạng đã
ngừng hoạt động từ rất lâu, điều này ảnh hưởng đến yếu tố thời gian mà nhóm nghiên cứu
đã đặt ra là xuyên suốt thế kỷ XXI. Ngoài ra, có một số bảng xếp hạng không phù hợp với
định hướng của nhóm nghiên cứu sử dụng trong trường hợp ngoại giao vaccine để xây
dựng thương hiệu quốc gia. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã chắt lọc và lựa chọn những
bảng xếp hạng có mức độ phù hợp cao với đề tài và từ điều đó cũng giới hạn phạm vi của
các yếu tố cấu thành nên thương hiệu quốc gia bị tác động bởi ngoại giao vaccine. Đây là
một thiếu sót trên phương diện tiếp cận lý thuyết, nhưng vì đối tượng ngoại giao vaccine
cũng cần được tập trung nghiên cứu nên không thể tránh khỏi thiếu sót này. Các đề tài
nghiên cứu về thương hiệu quốc gia về sau có thể rút kinh nghiệm đối với mỗi thực tiễn
thì sẽ có cách tiếp cận khác nhau.
Một hạn chế quan trọng ở đề tài nghiên cứu là phạm vi thời gian mà nhóm nghiên
cứu đặt ra không trùng khớp với những gì thực tiễn diễn ra. Giới hạn thời gian mà nhóm
nghiên cứu khi bắt đầu tiến hành đề tài ngoại giao vaccine Trung Quốc là giai đoạn 2019-
2021, đó là giai đoạn nhóm nghiên cứu nhận thấy là đỉnh cao của ngoại giao vaccine
Trung Quốc. Tuy nhiên, bước sang nửa năm 2022, ngoại giao vaccine Trung Quốc vẫn có
nhiều biến động và điều đó cũng ảnh hưởng đến một phần thương hiệu quốc gia. Vì vậy,
kết luận mà nhóm nghiên cứu đưa ra sẽ chỉ có giá trị ở thời điểm nhất định, không hoàn
toàn đúng với mọi hoàn cảnh, nhất là đối với sự thay đổi liên tục của tình hình thế giới nói
chung và Trung Quốc nói riêng trong hiện nay.
Cuối cùng, thiếu sót của đề tài này là chưa đưa ra những đề xuất đóng góp vào việc
xây dựng thương hiệu quốc gia đối với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác. Một
phần nhóm nghiên cứu chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu lịch sử xây dựng thương hiệu
quốc gia của Trung Quốc mà chỉ giới hạn phạm vi thế kỷ XXI. Mặt khác, những biến
động của tình hình thế giới sau đại dịch khá phức tạp và khó lường, vậy nên nhóm nghiên
cứu chưa đủ cơ sở để đề xuất những đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu quốc
gia.
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu này có thể là kinh nghiệm cho những nghiên
cứu tiếp theo bổ sung phát triển về đề tài ngoại giao vaccine nói riêng và xây dựng thương
hiệu quốc gia nói chung.
146
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Abduazimov, M. S. (2021). Inside Diplomacy during the Pandemic: Change in the
Means and Ways of Practice. Indonesian Quarterly, 49(1).
2. Albert, E. (2020, March 27). How a Pandemic Drew China and Serbia Closer. The
Diplomat. https://thediplomat.com/2020/03/how-a-pandemic-drew-china-and-
serbia-closer/
3. Anderson, B. (2002). Imagined Communities. Verso.
4. Andrejevic, M. (2011). Nation branding in the era of commercial nationalism.
International Journal of Communication, 5, 598-618.
https://placebrandobserver.com/theory/nation-branding-perspectives/
5. Anholt, S. (2002a). Nation Branding: A Continuing Theme. The Journal of Brand
Management, 9(4–5), 59–60.
6. Anholt, S. (2003). Brand New Justice: The Upside of Global Branding.
Butterworth-Heinemann.
7. Anholt, S. (2007). Competitive Identity: The New Brand Management for Nations,
Cities, and Regions. Palgrave Macmillan.
8. Arias, N. C. G. A. T. (2021, January 14). China’s Sinovac vaccine trial results are
far less effective than initially claimed in Brazil. CNN.
https://edition.cnn.com/2021/01/13/asia/sinovac-covid-vaccine-efficacy-intl-hnk/
index.html
9. Arkalgud, R. (2021, November 10). China’s vaccine diplomacy: Strategic
Ascension to Global Power?. Ramaiah Public Policy Center.
10. Aronczyk, M. (2007). New and Improved Nations: Branding National Identity, in
Practicing Culture. Routledge, 140–80.
11. Aronczyk, M. (2008). “Living the Brand’’: Nationality, Globality and the Identity
Strategies of Nation Branding Consultants. International Journal of
Communication, 2(1), 41–65.
12. Arora, R. & Stoner, Ch. (2009). A mixed method approach to understanding brand
personality. Journal of Product & Brand Management, 18(4), 272-283.
13. Arvidsson, A. (2006). Brands: Meaning and Value in Media Culture. Routledge.
14. Aspinall, E. (2021, July 23). The Rise of Vaccine Diplomacy. British Foreign
Policy Group. https://bfpg.co.uk/2021/07/the-rise-of-vaccine-diplomacy/
15. Atlantic Council. (2022, February 23). US-China vaccine diplomacy: Lessons from
Latin America and the Caribbean. https://www.atlanticcouncil.org/in-depth-
research-reports/report/us-china-vaccine-diplomacy-lessons-from-latin-america-
and-the-caribbean/
16. Bannister, J. P. & Saunders, J. A. (1978). UK Consumers’ Attitudes Toward
Imports: The Measurement of National Stereotype Image. European Journal of
Marketing, 12(8), 562-570.
17. Beaumont, P. & Towns, A. E. (2021). The Rankings Game: A Relational
Approach to Country Performance Indicators. International Studies Review, 23,
1467–1494.

148
18. Beck, U. (2000). What is globalization?. Polity Press.
19. Bell, D. (1976). The cultural contradictions of capitalism. New York: Basic Books.
20. Benabdallah, L. (2021, March 5). Don’t believe the hype about China’s ‘vaccine
diplomacy’ in Africa. The Washington Post.
https://www.washingtonpost.com/politics/2021/03/05/dont-believe-hype-about-
chinas-vaccine-diplomacy-africa/
21. Berkhahn-Lindholm, L. (2021). China and the Covid-19 vaccine. Uppsala
Universitet.
https://www.diva-portal.org/smash/get/diva2:1605140/FULLTEXT01.pdf
22. Bloom Consulting. Country Brand Ranking 2022-2023: Tourism Edition.
https://www.bloom-consulting.com/en/pdf/rankings/Bloom_Consulting_Country_
Brand_Ranking_Tourism.pdf
23. Bloom Consulting. Country Brand Ranking 2022-2023: Trade Edition.
https://www.bloom-consulting.com/en/pdf/rankings/Bloom_Consulting_Country_
Brand_Ranking_Trade.pdf
24. Bojan, Đ. (2009). Corporate Strategic Branding: How Country and Corporate
Brands Come Together. Economic Annals, 53(177), 59-88.
25. Bouey, J. (2020, August 12). Who Would Benefit from a Successful Chinese
COVID-19 Vaccine?. The RAND Blog. https://www.rand.org/blog/2020/08/who-
will-benefit-from-a-successful-chinese-covid-19.html
26. Brand Finance (2020, November). Nation Brands 2020.
https://brandirectory.com/download-report/brand-finance-nation-brands-2020-
preview.pdf
27. Brand Finance (2021, October). Nation Brands 2021.
https://brandirectory.com/download-report/brand-finance-nation-brands-2021-
preview.pdf
28. Brand Finance. (2022, March 15). Global Soft Power Index 2022: USA bounces
back better to top of nation brand ranking. https://brandfinance.com/press-
releases/global-soft-power-index-2022-usa-bounces-back-better-to-top-of-nation-
brand-ranking
29. Brattberg, E., Corre, P. L., Stronski, P., & de Waal, T. (2021, October 13). China’s
Influence in Southeastern, Central, and Eastern Europe: Vulnerabilities and
Resilience in Four Countries. Carnegie Endowment for International Peace.
https://carnegieendowment.org/2021/10/13/china-s-influence-in-southeastern-
central-and-eastern-europe-vulnerabilities-and-resilience-in-four-countries-pub-
85415
30. Bridge Consulting. (2022, May 16). China COVID-19 Vaccine Tracker.
https://bridgebeijing.com/our-publications/our-publications-1/china-covid-19-
vaccines-tracker/
31. Brijs, K., Bloemer, J., & Kasper H. (2011). Country-Image Discourse Model:
Unraveling Meaning, Structure, and Function of Country Images. Journal of
Business Research, 64, 1259-1269.
32. Buckley, C., & Myers, S. L. (2020, February 7). As New Coronavirus Spread,
China’s Old Habits Delayed Fight. The New York Times.

149
https://www.nytimes.com/2020/02/01/world/asia/china-coronavirus.html?
action=click&module=Top%20Stories&pgtype=Homepage
33. Calabrese, A. (1999). Communication and the end of sovereignty?. Info, 1(4), 313–
326.
34. Campbell, K. M., & Doshi, R. (2021, July 26). The Coronavirus Could Reshape
Global Order. Foreign Affairs.
https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2020-03-18/coronavirus-could-
reshape-global-order
35. Castells, M. (1997). The power of identity. Blackwell.
36. Chin, M. (2021, December). What Are Global Public Goods?. IMF.
https://www.imf.org/en/Publications/fandd/issues/2021/12/Global-Public-Goods-
Chin-basics
37. China Power Team. (2021, September 23). Is China’s Covid-19 Diplomacy
Succeeding?. ChinaPower Project. https://chinapower.csis.org/china-covid-
medical-vaccine-diplomacy/
38. Chiu, A. (2020, March 20). Trump has no qualms about calling coronavirus the
‘Chinese Virus.’ That’s a dangerous attitude, experts say. The Washington Post.
https://www.washingtonpost.com/nation/2020/03/20/coronavirus-trump-chinese-
virus/
39. Choi, D. Y., & Kim, P. S. (2014). Promoting a Policy Initiative for Nation
Branding: The Case of South Korea. Journal of Comparative Asian Development,
13(2), 346-368.
40. Critchlow, J. (1995). Radio Hole-In-The-Head – Radio Liberty: An insider’s story
of Cold War broadcasting. American University Press.
41. CTGN. (2020, December 12). China’s COVID vaccines may fill gaps left by
Western ones. https://news.cgtn.com/news/2020-12-10/China-s-COVID-vaccines-
may-fill-gaps-left-by-Western-ones-W5BcaRsIne/index.html
42. CTGN. (2021, January 17). China to provide another 1b COVID-19 vaccines to
Africa: Xi Jinping. https://news.cgtn.com/news/2022-01-17/China-to-provide-
another-1b-COVID-19-vaccines-to-Africa-Xi-Jinping-16TLIoxCq0U/index.html
43. CTGN. (2021, March 24). COVID-19 Global Roundup: More nations embrace
Chinese vaccines. https://news.cgtn.com/news/2021-03-03/More-nations-embrace-
Chinese-vaccines-to-fight-COVID-19-YkbhEeCNEs/index.html
44. Deetz, S. (1996). Describing differences in approaches to organization science:
Rethinking Burrell and Morgan and their legacy. Organization Science, 7(2), 191–
207.
45. Deng, C. (2020, August 17). China Seeks to Use Access to Covid-19 Vaccines for
Diplomacy. Wall Street Journal. https://www.wsj.com/articles/china-seeks-to-use-
access-to-covid-19-vaccines-for-diplomacy-11597690215
46. DGAP. (2022, January 3). Relativizing the success of China’s “vaccine
diplomacy”. https://dgap.org/en/research/publications/relativizing-success-chinas-
vaccine-diplomacy
47. Dinnie, K. (2004). Country-of-origin 1965-2004: A Literature Review. Journal of
Customer Behaviour, 3(2), 165–213.

150
48. Dinnie, K. (2008). Nation branding: Concepts, issues, practice. Butterworth-
Heinemann.
49. Dizard, W. (2004). Inventing public diplomacy: The story of the U.S. Information
Agency. Lynne Rienner Publishers.
50. Donald, S. H., Kofman, E., & Kevin, C. (Eds.). (2009). Branding cities:
Cosmopolitanism, parochialism, and social change. Routledge.
51. Dutta-Bergman, M. (2006). U.S. public diplomacy in the Middle East: A critical
cultural approach. Journal of Communication Inquiry, 30(2), 102–124.
52. Dyer, O. (2021). Covid-19: Chinese vaccines may need changes to improve
efficacy, admits official. BMJ. https://doi.org/10.1136/bmj.n969
53. Dzenovska, D. (2005). Remaking the nation of Latvia: Anthropological
perspectives on nation branding. Place Branding and Public Diplomacy, 1(2),
173–186.
54. Einstein, M. (2007). Brands of faith: Marketing religion in a commercial age.
Routledge.
55. El-Nawawy, M. (2006). U.S. public diplomacy in the Arab world: The news
credibility of Radio Sawa and Television Alhurra in five countries. Global Media
and Communication, 2(2), 183–203.
56. Endzina, I., & Luneva, L. (2004). Development of a national branding strategy:
The case of Latvia. Place Branding and Public Diplomacy, 1(1), 94–105.
57. Fan, Y. (2005). Branding the nation: What is being branded?. Journal of Vacation
Marketing, 12(1), 5–14.
58. Fan, Y. (2008). Key perspectives in nation image: A conceptual framework for
nation branding. Brunel Business School Research Papers.
http://bura.brunel.ac.uk/handle/2438/1872
59. Fan, Y. (2009). Branding the nation: Towards a better understanding. Brunel
Business School Research Papers. http://bura.brunel.ac.uk/handle/2438/3496
60. Fetscherin, M. (2010). The determinants and measurement of a country brand: the
country brand strength index. International Marketing Review, 27(4), 466-479.
61. Fetscherin, M., & Marmier, P. (2010). Switzerland’s nation branding initiative to
foster science and technology, higher education and innovation: A case study.
Place Branding and Public Diplomacy, 6(1), 58-67.
62. Fill, C. (2009). Marketing Communications: Interactivity, Communities and
Content. Pearson Education Limited.
63. Fisher, C. (2007). Researching and Writing a Dissertation – A Guidebook for
Business Students. Pearson Education Limited.
64. Freire, J. R. (2008). Practitioner Insight – Inverting the COO effect: How
Portuguese firm ecoterra leverages ‘country-of-sell’ effect. Elsevier Ltd.
65. Freire, J. R. (2016). Managing destination brand architecture – The case of Cascais
Municipality. Place Branding and Public Diplomacy, 12(1), 78-90.
66. Fullerton, J., & Kendrick, A. (2006). Advertising’s war on terrorism: The story of
the U.S. State Department’s Shared Values Initiative. Marquette Books.

151
67. FutureBrand. (2020, November). The FutureBrand Country Index 2020.
https://www.futurebrand.com/uploads/FBCi-2020-Assets/FutureBrand-Country-
Index-2020.pdf
68. Galí, N., Camprubí, R., & Donaire, J. A. (2017). Analysing tourism slogans in top
tourism destinations. Journal of Destination Marketing & Management, 6(3), 243-
251.
69. Gertner, D. (2007). Place branding: Dilemma or reconciliation between political
ideology and economic pragmatism?. Place Branding and Public Diplomacy, 3(1),
3–7.
70. Geliş, T. & Kabul, T. (2019). China’s International Identity Trilemma: Developing
Country, Regional Power or Great Power? University, School of Business,
Department of International Relations.
71. GfK. (2017, November 16). Germany reclaims top “nation brand” ranking, with
USA dropping to sixth place.
https://www.prnewswire.com/news-releases/germany-reclaims-top-nation-brand-
ranking-with-usa-dropping-to-sixth-place-in-anholt-gfk-nation-brands-index-2017-
657884033.html
72. Gilboa, E. (1998). Media diplomacy. Harvard International Journal of
Press/Politics, 3(3), 56–76.
73. Gilboa, E. (2001). Diplomacy in the media age: Three models of uses and effects.
Diplomacy & Statecraft, 12(2), 1–280.
74. Gill, B. (2020). China’s Global Influence: Post-COVID Prospects for Soft Power.
The Washington Quarterly, 43(2), 97–115.
https://doi.org/10.1080/0163660X.2020.1771041
75. Gilmore, F. (2002). A country – can it be repositioned? Spain – the success story
of country branding. Brand Management, 9(4-5), 281-293.
76. Green, M. J., & Medeiros, E. (2021, June 24). The Pandemic Won’t Make China
the World’s Leader. Foreign Affairs.
https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/2020-04-15/pandemic-wont-
make-china-worlds-leader
77. Hao, F., Wang, B., Tan, W., Husain, S. F., McIntyre, R. S., Tang, X., Zhang, L.,
Han, X., Jiang, L., Chew, N. W. S., Tan, B. Y., Tran, B., Zhang, Z., Vu, G. L., Vu,
G. T., Ho, R., Ho, C. S., & Sharma, V. K. (2021). Attitudes toward COVID-19
vaccination and willingness to pay: Comparison of people with and without mental
disorders in China. BJPsych Open. https://doi.org/10.1192/bjo.2021.979
78. Hindustan Times. (2021, December 30). China’s Covid-19 vaccine sales drop as
nations switch to mRNA shots.
https://www.hindustantimes.com/world-news/chinas-covid-19-vaccine-sales-drop-
as-nations-switch-to-mrna-shots-101632967331867.html
79. Hotez, P. J. (2010). Peace Through Vaccine Diplomacy. Science, 327(5971),
1301–1301. https://doi.org/10.1126/science.1189028
80. Hu, Y. (2020, November 3). China steps up readiness to handle logistical
complexities of global COVID-19 vaccine distribution. Global Times.
https://www.globaltimes.cn/page/202011/1205581.shtml

152
81. Ikenberry, G. J. (2018). The end of liberal international order?. International
Affairs, 94(1), 7–23. https://doi.org/10.1093/ia/iix241
82. Iwabuchi, K. (2015). Pop-culture diplomacy in Japan: soft power, nation branding
and the question of ‘international cultural exchange. International Journal of
Cultural Policy, 21(4), 419-432.
83. Jennings, M. (2021, February 22). Vaccine diplomacy: How some countries are
using COVID to enhance their soft power. The Conversation.
http://theconversation.com/vaccine-diplomacy-how-some-countries-are-using-
covid-to-enhance-their-soft-power-155697
84. Jeong, M. (2022, January 10). Covaxin side effects: What to know about India’s
COVID-19 vaccine. Medical News Today.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/covaxin-covid-19-vaccine-what-to-
know-about-side-effects
85. Kneip, L. (2021, August 10). China’s Vaccine Diplomacy in Latin America. The
Diplomat. https://thediplomat.com/2021/08/chinas-vaccine-diplomacy-in-latin-
america/
86. Kunczik, M. (1997). Images of nations and international public relations.
Lawrence Erlbaum Associate.
87. Kwon, H. (2014, December 16). The effect of hosting the Olympics on national
image: An analysis of US newspaper coverage of host countries with reputation
problems.
https://www.academia.edu/9805885/The_effect_of_hosting_the_Olympics_on_nat
ional_image_An_analysis_of_US_newspaper_coverage_of_host_countries_with_r
eputation_problems_Recommended_Citation
88. Lapa, D., Grousova, D. M., Matusali, G., Meschi, S., Colavita, F., Bettini, A.,
Gramigna, G., Francalancia, M., Garbuglia, A. R., Girardi, E., Puro, V., Antinori,
A., Kovyrshina, A. V., Dolzhikova, I. V., Shcheblyakov, D. V., Tukhvatulin, A. I.,
Zubkova, O. V., Gushchin, V. A., Logunov, D. Y., Naroditsky, B. S., Vaia, F., &
Gintsburg, A. L. (2022). Retention of Neutralizing Response against SARS-CoV-2
Omicron Variant in Sputnik V-Vaccinated Individuals. Vaccines, 10(5), 817.
https://doi.org/10.3390/vaccines10050817
89. Laqueur, W. (1994). Save Public Diplomacy – Broadcasting America’s Message
Matters. Foreign Affairs, 73(5), 19-24.
90. Lee S. T. (2021). Vaccine diplomacy: Nation branding and China’s COVID-19
soft power play. Place Branding and Public Diplomacy, 1–15.
https://doi.org/10.1057/s41254-021-00224-4
91. Lee, J. L., James, J. D., & Kim, Y. K. (2014). A Reconceptualization of Brand
Image. International Journal of Business Administration, 5(4), 1-11.
92. Lee, S., & Kim, H. (2020). Nation branding in the COVID-19 era: South Korea’s
pandemic public diplomacy. Place Branding And Public Diplomacy, 17(4), 382-
396. https://doi.org/10.1057/s41254-020-00189-w
93. Lu, J., Wen, X., Guo, Q., Ji, M., Zhang, F., Wagner, A. L., & Lu, Y. (2021).
Sensitivity to COVID-19 Vaccine Effectiveness and Safety in Shanghai, China.
Vaccines, 9, 472.

153
94. Lüdtke, L. (2022, May 16). Scenarios for vaccine diplomacy in Africa. GIS
Reports. https://www.gisreportsonline.com/r/vaccine-diplomacy-africa/
95. Macrae, C., Parkinson, S. & Sheerman, J. (1995) Managing Marketing’s DNA: the
Role of Branding. Irish Marketing Review, 18, 13–20.
96. Mallapaty, S. (2021). China’s COVID vaccines have been crucial—Now immunity
is waning. Nature, 598(7881), 398–399. https://doi.org/10.1038/d41586-021-
02796-w
97. Martinovic, S. (2002). Branding Hrvatska – a Mixed Blessing that Might Succeed:
The Advantage of Being Unrecognisable. The Journal of Brand Management, 9(4–
5).
98. MCGregor, G. (2021, August 31). How do China’s COVID vaccines fare against
the Delta variant?. Fortune. https://fortune.com/2021/08/31/china-covid-vaccine-
sinovac-sinopharm-delta-variant-effective/
99. McGuigan, J. (2004). Rethinking Cultural Policy. Open University Press.
100. Miller, R. (2020, March 31). China’s Responsibility for the Global
Pandemic. Just Security. https://www.justsecurity.org/69398/chinas-responsibility-
for-the-global-pandemic/
101. Morgan, N., Pritchard, A., & Pride, R. (2012). Destination Brands.
Routledge.
102. Norrlöf, C. (2020). Is COVID-19 the end of US hegemony? Public bads,
leadership failures and monetary hegemony. International Affairs, 96(5), 1281-
1303. https://doi.org/10.1093/ia/iiaa134
103. Nye, J. S. (2004a). Soft Power: the means to success in world politics.
Public Affairs, 7-8.
104. Nye, J. S. (2004b). The decline of America’s soft power. Foreign Affairs.
105. O’Shaughenssy, J. and O’Shaughenssy, N. J. (2000). Testing the nation as a
brand: some neglected issues. Journal of Macromarketing, 20(1), 56-64.
106. O’Shaughnessy, J. and Jackson, N. (2000). Treating the Nation as a Brand:
Some Neglected Issues. Journal of Macromarketing, 20(1), 56–64.
107. Olins, W. (1999). Trading Identities: Why Countries and Companies are
Taking on Each Other's Roles?. The Foreign Policy Center.
108. Olins, W. (2002). Branding the nation – the historical context. Journal of
Brand Management, 9(4-5), 241-248.
109. Papadopoulos, N., & Heslop L. (2002). Country equity and country
branding: problems and prospects. Journal of Brand Management, 9(4-5), 294-
314.
110. Parmar, Inderjeet (2018). The US-led liberal order: imperialism by another
name?. International Affairs, 94(1), 151-172.
111. Pearson, C. (2021, December 16). China Promotes Vaccines Around the
World but Critics Point to Lower Efficacy. VOA.
https://www.voanews.com/a/china-promotes-vaccines-around-the-world-but-
critics-point-to-lower-efficacy/6357649.html
112. Pike, H., PhD. (2021, May 18). Sinopharm COVID-19 vaccine: Should you
worry about the side effects?. Medical News Today.

154
https://www.medicalnewstoday.com/articles/sinopharm-covid-19-vaccine-should-
you-worry-about-the-side-effects#Common-side-effects
113. Porter, M. (1990). The competitive advantage of nations. Free Press.
114. Rafaty, M. (2021, February 11). The rise of vaccine diplomacy. fDi
intelligent. https://www.fdiintelligence.com/content/opinion/the-rise-of-vaccine-
diplomacy-79347
115. Ranzani, O. T. (2021, August 20). Effectiveness of the CoronaVac vaccine
in older adults during a gamma variant associated epidemic of covid-19 in Brazil:
test negative case-control study. The BMJ.
https://www.bmj.com/content/374/bmj.n2015
116. Roth, K. P. & Diamantopoulos, A. (2009). Advancing the country image
construct. Journal of Business Research, 62, 726-740.
117. Ruan, L. (2021, June 29). Censored Contagion: How Information on the
Coronavirus is Managed on Chinese Social Media. The Citizen Lab.
https://citizenlab.ca/2020/03/censored-contagion-how-information-on-the-
coronavirus-is-managed-on-chinese-social-media/
118. Schatz, M. & Dervin, F. “In 2030 Finland will be the problem-solver of the
world”: Reactions to national branding strategies and Finnish education.
University of Helsinki.
119. Silver, L., Devlin, K., & Huang, C. (2020, October 6). Unfavorable Views
of China Reach Historic Highs in Many Countries. Pew Research Center’s Global
Attitudes Project. https://www.pewresearch.org/global/2020/10/06/unfavorable-
views-of-china-reach-historic-highs-in-many-countries/
120. Simões, E. & Spring, J. (2021, May 13). Brazil to halt Sinovac vaccine
production as Chinese supplies held up. Reuters.
https://www.reuters.com/business/healthcare-pharmaceuticals/brazil-biomedical-
center-says-shipment-chinese-vaccine-ingredients-delayed-2021-05-12/
121. Smith, A. D. (1991). National identity. Penguin books.
122. Snyder, A. (2020, August 20). A coronavirus vaccine is a chance for China
to show its scientific muscle. Axios.
https://www.axios.com/2020/08/20/coronavirus-vaccine-china
123. Sperrazza, M. COVID-19 Vaccine Diplomacy in West Africa: Empathetic
Soft-Power or Neocolonial Intentions?
124. Srinivas, K. R. (2021, March 11). Understanding Vaccine Diplomacy for
the Anthropocene, Anti-Science Age. Science The Wire.
https://science.thewire.in/the-sciences/understanding-vaccine-diplomacy-for-the-
anthropocene-anti-science-age/
125. Szondi, G. (2007). The role and challenges of country branding in transition
countries: The Central and Eastern European experience. Place Branding and
Public Diplomacy, 3(1), 8-20.
126. Szondi, G. (2008). Public diplomacy and nation branding: Conceptual
similarities and differences. Clingendael Institute.
127. Thakur, S. (2021). China’s Vaccine Diplomacy: Soft Power, Hegemony and
its Geopolitics. Institute of Chinese Studies.

155
128. Thu, H. N. (2015, September 8). Public Diplomacy and Nation Branding:
Conceptual Similarities and Differences. Academia.
https://www.academia.edu/15502231/Public_Diplomacy_and_Nation_Branding_C
onceptual_Similarities_and_Differences
129. Uppsala. (2021). China and the Covid-19 vaccine (Thesis).
https://www.diva-portal.org/smash/get/diva2:1605140/FULLTEXT01.pdf?
fbclid=IwAR2Kjn2K26DKHF-
mlrb9C6y9bGE0J6tMMRRcKq_7LVSLT0Hzoi4qVU24ytA
130. Valaskivi, K. (2013). A brand new future? Cool Japan and the social
imaginary of the branded nation. Japan Forum, 25(4), 485-504.
131. Vaxevanidou, M. (2017). Nation Rebranding in A Period of Crisis and the
Role of Public Diplomacy: The Case Study of Greece. Journal of Media Critiques,
3(11).
132. Velasco, G. (2021, May 4). Understanding China in a context of transition.
Idees. https://revistaidees.cat/en/com-entendre-la-xina-en-un-context-de-transicio/
133. Verlegh P. W. J. & Steenkamp J-B. (1999). A Review and Meta-analysis of
Country-of-Origin Research. Journal of Economic Psychology, 20, 521-546.
134. Wang, X. (2022, February 11). China, Not COVAX, Led Vaccine Exports
To The World’s Middle Income Countries In 2021. Health Policy Watch.
https://healthpolicy-watch.news/china-covax-led-vaccine-exports-lmic-2021/
135. Williams, R., & McGuigan, J. (2014). Raymond Williams on Culture &
Society. SAGE Publications, 3–5.
136. Wong, B. T. (2021, July 19). Covid: Is China’s vaccine success waning in
Asia?. BBC News. https://www.bbc.com/news/world-asia-57845644
137. World Health Organization. (n.d.). About the virus. WHO. Retrieved May
30, 2022, from
https://www.euro.who.int/en/health-topics/health-emergencies/coronavirus-covid-
19/novel-coronavirus-2019-ncov
138. Xinhua. (2021, May 10). Egypt to produce China's Sinovac COVID-19
vaccine in June.
http://www.xinhuanet.com/english/2021-05/10/c_139934954_2.htm
139. Yang, R., Penders, B. & Horstman, K. (2020). Addressing Vaccine
Hesitancy in China: A Scoping Review of Chinese Scholarship. Vaccines, 8(1), 2.
https://doi.org/10.3390/vaccines8010002
140. Yang, S. (2021, March 19). Rising - Power Competition: The Covid-19
Vaccine Diplomacy of China and India. The National Bureau of Asian Research.
https://www.nbr.org/publication/rising-power-competition-the-covid-19-vaccine-
diplomacy-of-china-and-india/
141. Yee, F. (2009). Nation branding: A case study of Singapore. University of
Nevada.
142. Yi, C., Weiqiang, L., Yan, Z., & Lin, Z. (2020). China’s Exports during the
Global COVID-19 Pandemic. Frontiers of Economics in China, 15(4), 541-574.
143. Youde, J. (2010). China’s Health Diplomacy in Africa. An International
Journal, 8. https://doi.org/10.1142/S0219747210000099

156
144. Zaini, K. (2021). China’s Vaccine Diplomacy in Southeast Asia - A Mixed
Record. ISEAS Yusof Ishak Institute. http://hdl.handle.net/11540/13807.
145. Zhang, D., & Jamali, A. (2022). China’s “Weaponized” Vaccine:
Intertwining Between International and Domestic Politics. East Asia.
https://doi.org/10.1007/s12140-021-09382-x
146. Zhao, K. (2017). China’s Public Diplomacy for International Public Goods.
Politics & Policy, 45(5), 706–732. https://doi.org/10.1111/polp.12223
147. Zhao, S. (2020, June). G-Zero: China and the US Fail the World over
Covid-19. Global Asia. https://www.globalasia.org/v15no2/cover/g-zero-china-
and-the-us-fail-the-world-over-covid-19_zhao-suisheng
148. Zhao, S. (2021). Rhetoric and Reality of China’s Global Leadership in the
Context of COVID-19: Implications for the US-led World Order and Liberal
Globalization. Journal of Contemporary China, 30(128), 233–248.
https://doi.org/10.1080/10670564.2020.1790900
149. Zhaoyi, B. P. (2020, December 20). China’s COVID-19 vaccines: Looking
at the concerns and advantages. CGTN.
https://news.cgtn.com/news/2020-12-20/China-s-COVID-19-vaccines-Looking-at-
the-concerns-and-advantages-WnJbceoqgo/index.html
150. Zhuang, P. (2022, May 13). How China’s drive to develop its own state-of-
the-art Covid vaccine is going. South China Morning Post.
https://www.scmp.com/news/china/science/article/3177450/how-chinas-drive-
develop-its-own-state-art-covid-vaccine-going
Tiếng Việt
1. Nguyễn, T. T. (2021, August 5). Bá quyền (Hegemony). Nghiên cứu quốc tế.
https://nghiencuuquocte.org/2014/11/27/ba-quyen/
2. Peera, C. (2022, March 1). Trong túi của Trung Quốc: Chính sách đối ngoại sai
lầm của Thái Lan. Kyoto Review of Southeast Asia. https://kyotoreview.org/issue-
32/in-chinas-pocket-a-misguided-thai-foreign-policy-vi/
Tiếng Trung
1. China News. (2020, December 28). 应 国
内 现严 应. https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1687315868473794974&wfr=spider&for=pc
2. China News. (2021, December 25). 届“清华国 论坛”举
.
https://baijiahao.baidu.com/s?id=1720105510513749516&wfr=spider&for=pc
3. Chinanews. (2021, January 30). 种 国 国领导 “ 带头 ” 个
选择 - 网 . www.chinanews.com, 权
.
https://www.chinanews.com.cn/gj/2021/01-30/9400346.shtml
4. Direct News. (2021, December 20). 来 盘 2021 国 谈
2022
务. Copyright © 2017 Sohu.Com Inc. All Rights Reserved.
http://news.sohu.com/a/510260601_600497

157
5. People’s Daily. (2021, July 29). “” 论调 问题
现. https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1706620337906011467&wfr=spider&for=pc
6. Xinhuanet. (2020, May 18). 习 73 届 卫 会视频会议开
辞- 华网. http://www.xinhuanet.com/politics/leaders/2020-
05/18/c_1126001593.htm
7. . (2020, May 12). 国 状 来 独 调查 | 状
||
调查 || 镜|吴 | 卫组织 | 国 |- . CN Health Care.
https://www.cn-healthcare.com/articlewm/20200512/content-1112142.html
8. . (2021, March 19). 类 盘
||mRNA||
护 ||| 辉| 兴|临 |- . CN Health.
https://www.cn-healthcare.com/articlewm/20210319/content-1200672.html
9. 发 关问题 记 问 . (2021, August 27). 华
国驻 国 馆.
https://www.fmprc.gov.cn/ce/ceth/chn/zgyw/t1902494.htm
10. 孙 . (2022, May 14). 2022513 发 赵 坚
记 会 . 国军网. http://www.81.cn/fb/2022-05/14/content_10154008.htm
11. 闻学 . (2021, December 29). 爱 国
——
届“清华国 论坛”举 . 清华 闻.
https://www.tsinghua.edu.cn/info/1177/90499.htm
12. . (2020, November 14). 别 国 转 真
开 华 莹 问 针见 . https://baijiahao.baidu.com/s?
id=1683306214800470306&wfr=spider&for=pc
13. 清华战 研 . (2020, August 27). 国 变
.
进网. http://www.cnmzppw.com/tv/20200827205259.html
14. 国” 学 词条编写与应 项 . (n.d.). 状
.China
China Science Communication. Retrieved May 24, 2022, from
Science Communication. Retrieved May 24, 2022, from
https://baike.baidu.com/item/%E6%96%B0%E5%9E%8B%E5%86%A0%E7%8A
%B6%E7%97%85%E6%AF%92%E7%96%AB%E8%8B%97/24286099?
fr=aladdin#2_3
15. . (2020, June 18). 战 “” 国 传. 华丝
.
https://www.imsilkroad.com/news/p/416288.html
16. . (2019). 势 优术 国 70 国 经验
.
论导 , 8. https://www.fx361.com/page/2019/0918/5565370.shtml

158
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Bánh xe xây dựng thương hiệu của Bloom Consulting (Paul Beaumont và
Ann E. Towns, 2021, 15) 41
PHỤ LỤC 2. Thước đo sức mạnh thương hiệu được tổ chức FutureBrand sử dụng làm
phương pháp luận. (Brand Finance, 2021) 44

159

You might also like