You are on page 1of 283

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------------------------------

LÊ TRẦN XUÂN TRANG

DIỄN GIẢI TRUYỀN THỐNG TRONG


KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019  


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

LÊ TRẦN XUÂN TRANG

DIỄN GIẢI TRUYỀN THỐNG TRONG


KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 9580101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS.KTS LÊ THANH SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019  


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác  Giả  
MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT V

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN VI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU XI

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ XII

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH XIII


 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 16

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 17

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 18


 

CHƯƠNG 1.

DIỄN GIẢI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC


 

1.1. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC 19


1.1.1. Xu hướng khai thác VHTT trong thiết kế kiến trúc 19
1.1.2. Diễn giải VHTT trong tư duy thiết kế kiến trúc 20
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI VHTT TRONG KIẾN TRÚC 23
1.2.1. Các phương thức tiếp cận văn hoá truyền thống 23
II  

1.2.2. Ba phương thức diễn giải VHTT trong kiến trúc 27


1.2.2.1. Diễn giải Hình thức 27
1.2.2.2. Diễn giải Cấu trúc 28
1.2.2.3. Diễn giải Hiện tượng 30
1.2.3. Các phương thức diễn giải VHTT trong kiến trúc VN đương đại 35
1.2.3.1. Diễn giải Hình thức trong KTVN đương đại 36
1.2.3.2. Diễn giải Cấu trúc trong KTVN đương đại 38
1.2.3.3. Diễn giải Hiện tượng trong KTVN đương đại 40
1.3. SỰ CHUYỂN HƯỚNG TỪ TƯ DUY HÌNH ẢNH SANG TƯ DUY NGÔN
NGỮ 41

KẾT CHƯƠNG 1 45
 

CHƯƠNG 2.
NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC
CHO SỰ DIỄN GIẢI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC
 

2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ: TÍNH TỔNG TOÀN TRONG KIẾN TRÚC 46


2.1.1. Ba vật thể trong kiến trúc 46
2.1.2. Thông diễn (học) kiến trúc 51
2.1.2.1. Lịch sử phát triển 51
2.1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa 55
2.1.2.3. Vai trò của Thông diễn học trong sự diễn giải kiến trúc 56
2.1.3. Sự chuyển tiếp từ Hiện tượng học sang Thông diễn học 62
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: SỰ TÍCH HỢP CÁC MÔ HÌNH DIỄN GIẢI KT 65
2.2.1. Thực tiễn kiến trúc đương đại nước ngoài 65
2.2.1.1. Nghiên cứu lý luận về Thông diễn học kiến trúc 65
2.2.1.2. Sự mất dần thế độc tôn của tư duy logic 68
2.2.1.3. Các hiện tượng kiến trúc cần được lý giải 71
2.2.1.4. Tư duy thông diễn trong kiến trúc đương đại 73
 
III

2.2.2. Xu hướng tích hợp 74


2.2.2.1. Sự song hành hai phương thức tư duy: Logic và Thông diễn 74
2.2.2.2. Phương thức tư duy tích hợp trong Thông diễn 77
2.2.3. Thực tiễn kiến trúc Việt Nam 78
2.2.3.1. Sự tương đồng giữa Đạo học phương Đông và TDH phương Tây 78
2.2.3.2. Tính tích hợp trong kiến trúc truyền thống Việt Nam 80
2.2.3.3. Sự phi Thông diễn trong kiến trúc Việt Nam đương đại 84
2.2.3.4. Những điểm khởi đầu nền Thông diễn kiến trúc trong KTVNĐĐ 87
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN: DIỄN GIẢI VHTT TRONG KT ĐƯƠNG ĐẠI 89
2.3.1. Thiết kế kiến trúc theo Thông diễn học 89
2.3.1.1. Thiết kế theo vòng Thông diễn 89
2.3.1.2. Quá trình đối thoại trong thiết kế kiến trúc 91
2.3.1.3. Quá trình diễn giải những suy tư trong thiết kế kiến trúc 93
2.3.2. Diễn giải VHTT trong kiến trúc đương đại 96
2.3.2.1. Văn hoá truyền thống trong tư duy Thông diễn 97
2.3.2.2. Nghĩa văn hoá truyền thống trong vòng Thông diễn 98
2.3.2.3. Nghĩa văn hoá truyền thống trong quá trình thiết kế 99

KẾT CHƯƠNG 2 101


 

CHƯƠNG 3.
DIỄN GIẢI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
 

3.1. ỨNG DỤNG THÔNG DIỄN HỌC VÀO KTVN ĐƯƠNG ĐẠI 103
3.1.1. Bước đầu ứng dụng Thông diễn học 103
3.1.1.1. Thêm một cách tiếp cận 103
3.1.1.2. Chuyển hoá quan niệm ứng xử với văn hoá truyền thống 106
3.1.1.3. Xây dựng nhận thức về văn hoá truyền thống 108
 
IV

3.1.2. Triển vọng ứng dụng Thông diễn học vào kiến trúc Việt Nam đương đại
111
3.2. PHƯƠNG THỨC DIỄN NGHĨA VHTT TRONG KTĐĐ: TẢ VÀ GỢI 118
3.2.1. Cú pháp diễn giải 118
3.2.1.1. Tả và gợi 118
3.2.1.2. Gợi - Màn diễn có nhiều lối diễn 122
3.2.1.3. Khoảng trống – bút pháp gợi mở cho sự chiêm nghiệm 125
3.2.2. Để văn hoá truyền thống hồi sinh trong ngữ cảnh đương đại 128
3.2.2.1. Diễn giải ý-nghĩa-đương-đại của VHTT 128
3.2.2.2. Diễn giải ngữ cảnh 130
3.2.2.3. Diễn giải tinh thần nơi chốn 133
3.3. KẾT-ĐÓNG VÀ KẾT-MỞ TRONG GIẢI NGHĨA VHTT 136
3.3.1. Giải nghĩa văn hoá truyền thống trong công trình kiến trúc 136
3.3.1.1. Gợi mở cho nhiều cách “đọc” kiến trúc 136
3.3.1.2. Màn diễn có kết mở 138
3.3.2. Tiêu chí đánh giá 139
3.3.2.1. Tái diễn khác tái lặp 140
3.3.2.2. Tái diễn và đổi mới 142

KẾT CHƯƠNG 3 146

PHẦN KẾT 148


 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN XVII

TÀI LIỆU THAM KHẢO XVIII

PHỤ LỤC XXIX


V  

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DG Diễn giải
NTK Người thiết kế, Nhà thiết kế
HĐ Hiện đại
HHĐ Hậu hiện đại
KH Khoa học
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHTN Khoa học tự nhiên
KHXHNV Khoa học xã hội nhân văn
KT Kiến trúc
KTĐĐ Kiến trúc đương đại
KTHĐ Kiến trúc Hiện đại
KTS Kiến trúc sư
KTTT Kiến trúc truyền thống
KTVN Kiến trúc Việt Nam
KTVNĐĐ Kiến trúc Việt Nam đương đại
TDH Thông diễn học
TDHKT Thông diễn học kiến trúc
THTK Tình huống thiết kế
TT Truyền thống
VH Văn hoá
VHTT Văn hoá truyền thống
VN Việt Nam
VTD Vòng thông diễn
 
VI

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

1. Bản thể luận (ontology) Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp,
là sự kết hợp giữa hai từ “on” – cái thực tồn, cái đang tồn tại và “logos” lời lẽ, học
thuyết; “onlogosla” – học thuyết về sự tồn tại. Thật vậy, bản thể luận bàn về những
gì đang tồn tại, diễn ra theo tự chính bản thân nó, không cần biết chúng ta có nhận
thức được nó hay không, nó vẫn tồn tại theo tính quy luật của nó. Bản thể luận tìm
cách mô tả phạm trù tồn tại và các mối quan hệ giữa chúng, giúp chúng ta hiểu được
thế giới có những gì và nó như thế nào. Vậy, bản thể luận chỉ bản chất của mọi tồn
tại, mà bản chất này phải thông qua nhận thức luận mới có thể nhận thức được.
Nhận thức luận (epistemology) là lý luận nhận thức; nó nghiên cứu bản chất
của quan hệ nhận thức của con người đối với thế giới; giúp chúng ta hiểu được cách
con người nhận thức hay làm sao nhận thức được thế giới.
+ Nhận thức luận truyền thống coi trọng tri thức thực chứng, điển hình là khoa học
tự nhiên, đây là một dạng tri thức khách quan chính xác, có thể kiểm chứng. Tuy
nhiên, không thể dùng tiêu chuẩn này để đo đếm khoa học XHNV; bởi nguyên nhân
là do liên quan tới hiện tượng tinh thần - không xác định được. Hay nói rộng ra,
khoa học XHNV không tồn tại khách quan như giới tự nhiên; mà chúng được tạo
dựng trong tư duy con người và nó phát triển cùng với sự phát triển của tư duy.
Heiddeger (dựa trên Hiện tượng luận của Husserl) đã thực hiện quá trình chuyển
ngoặt từ nhận thức luận sang bản thể luận, sáng lập ra Thông diễn học bản thể luận.
Ở đây, “chân lí” không còn là đối tượng của nhận thức, mà là quá trình thể hiện của
tồn tại con người. [101, tr.2]
+ Ý nghĩa quan trọng của Thông diễn học với tư cách là một lý thuyết bản thể luận
ở chỗ: không coi sự hiểu của chúng ta là hoạt động nhận thức trong việc nắm bắt tri
thức từ văn bản, mà coi là hoạt động nhận thức đối với sự hình thành cái bản ngã
của con người. Theo chiều hiểu ngày một sâu hơn, cái bản ngã cũng không ngừng
được đề cao. Bản chất của cá nhân không phải là thứ vĩnh hằng bất biến, mà nó dần
được hình thành và phát triển trong quá trình hiểu. Qua phương thức này, hiểu được
trao cho một ý nghĩa bản thể luận. [101, tr.6]
 
VII

2. Cái-đẹp-có-nghĩa* thường có giá trị mỹ cảm tinh thần, truyền tải những thông
điệp, cần sự cảm thụ chiêm nghiệm; nên còn có mục đích đánh thức cảm xúc tư duy,
giáo dục nhận thức cho người xem. Cái đẹp này có thể đối lập với vẻ đẹp hình thức
chỉ để phục vụ cho sự ngắm nhìn.
3. Diễn giải (interpret/ interpretation) là sự diễn dịch và giải bày các hiện tượng sự
việc nói chung bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Trong luận án, theo học thuyết
Thông diễn học, diễn giải là một quá trình gồm sự tái diễn và giải thích nghĩa; đối
chiếu qua kiến trúc, đó là quá trình “cài” và “đọc” nghĩa cho kiến trúc.
Diễn giải Hình thức là lối diễn giải kiến trúc theo mô hình tư duy Hình thức luận
(Formalism). Diễn giải KT chỉ đơn nghĩa với yếu tố hình thức vật lý của nó.

Diễn giải Cấu trúc là lối diễn giải kiến trúc theo mô hình tư duy Cấu trúc luận
(Structuralism), thể hiện sự kết hợp giữa hình thức và nội dung khi tạo nên hình thái
kiến trúc.
Diễn giải Hiện tượng là lối diễn giải kiến trúc theo mô hình tư duy Hiện tượng luận
(Phenomenology), còn có sự tích hợp nhiều chiều kích, nhiều mối quan hệ tương
tác, dung hoà nhau.
4. Giá-trị-đương-đại là những giá trị có ý nghĩa cho đương thời; có thể khác với
những giá trị có khi chỉ có ý nghĩa trong quá khứ. Theo Thông diễn học bản thể
luận, truyền thống như một di sản “sống”, không phải như là một di tích chỉ để bảo
tồn và lưu truyền; nên không chỉ là những hình ảnh, không chỉ là những vật thể vật
lý; mà tồn tại bởi những giá-trị-đương-đại không thể chối bỏ của nó – những chất
liệu tạo nên những cái-đẹp-có-nghĩa cho KTĐĐ. Nên tiêu chí chung của sự diễn giải
TT là tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng của TT, phát huy lý do hay hiệu quả - những giá
trị đã từng khiến TT trở thành TT, nay tuỳ vào ngữ cảnh THTK, tiếp tục phát huy
tác dụng để trở thành giá-trị-đương-đại cho KTĐĐ.
5. Kết-mở (open-end) Những ý nghĩa diễn giải vẫn còn đang trong quá trình trình
diễn, nên KT không có cái kết-đóng thường áp đặt chỉ có một cách “đọc”, mà

                                                                                                                       
*
Cách viết nối một cụm từ để thành một từ và sử dụng như một từ.
 
VIII

chuộng những đa kết hay kết mở. Đó là một kết thúc mở, ta thường gặp trong phim
ảnh thời nay và điều này cũng đúng cho cả kiến trúc đương đại.
6. Kiến trúc đương đại (contemporary architecture) là KT đương thời, có thể là
kiến trúc hiện đại. Song cần phân biệt với kiến trúc Hiện đại - Modernism (có viết
hoa) là nền kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại, ra đời ở châu Âu vào cuối thế kì 19
đầu thế kỉ 20.
7. Kiến trúc tự sự là KT được diễn giải theo lối tư duy tiểu tự sự (Petit narrative),
đặc trưng của Hiện tượng học KT. Cơ sở hình thành nên những kiến trúc tự sự là coi
trọng tính quan hệ về thời gian và không gian, xét theo từng tình huống thiết kế.
Ngược lại, là KT đại tự sự khi diễn giải KT theo lối tư duy đại tự sự (Grand
narrative), hướng đến những chân lý được coi là phổ quát, đại diện cho tập thể số
đông. Kiến trúc theo kiểu Module hoá, khuôn mẫu hoá là kết quả của KT này.
8. Tái diễn (representation) là tái tạo hay tái sinh mới từ những cái đã có và có sự
phát triển ở mức độ cao hơn hay thích ứng hơn. Đó là một cuộc vận động luôn
hướng về phía trước, song không quên phía sau [41, tr.326].
Tái hiện (representation), nếu trong văn chương là tái diễn; trong KT đó là tái hiện.
[41, tr.226] [125].
Tái lặp (repetition) là một vận động sẽ lặp lại giống hệt với cái đã xảy ra, vậy nên,
đó là một vận động hướng về phía sau [41, tr.326].
9. Thông diễn học (tiếng Anh: Hermeneutics hay Theory of Interpretation)
Thông Diễn Học dịch từ thuật ngữ Hermeneutics vốn là một môn học, một
phương pháp để thấu hiểu văn bản; tuy có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng vẫn hiện
đại. Lâu đời, bởi TDH đã bắt nguồn từ khi con người có ngôn ngữ (language), nhất
là ngôn từ (words) và ngôn tự (written language). TDH giúp con người hiểu nhau
qua ngôn từ, qua hành động và nhất là qua văn bản (ngôn tự) từng được truyền lại.
Thế nên, khi Homer (quãng 700 TCN), nhà đại thi hào cha đẻ của nền văn học Hy
lạp, diễn tả vai trò của các vị thần tại đền Delphia trong công việc diễn giảng và
truyền đạt ý muốn của thần thánh, ông đã dùng từ hermenios để chỉ họ. Trong thi
phẩm Odysseus, Hermes được coi như là một vị thần mang sứ điệp (mà con người
 
IX

thường vốn không thể hiểu) của thần thánh chuyển đạt ra một ngôn ngữ giúp thần
dân hiểu được thần ý. Chính vì thế mà TDH thường đồng nghĩa với môn học về
ngôn ngữ, ngôn từ và ngôn tự, tức môn học giúp chúng ta hiểu được văn bản (texts),
cũng như truyền đạt ý mình cho người khác. [20, tr.1].
Tuy nhiên, nhánh học thuật này, với ý nghĩa đương đại của nó, đã không còn bó
hẹp trong việc chú giải Kinh thánh hay văn bản như trước; từ đầu thế kỷ 20, môn
TDH xuất hiện theo đúng nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay. Dưới cái tên chung
là Hermeneutics hay Theory of Interpretation - Lý thuyết diễn giải. Lý thuyến này
bao quát ba nghệ thuật: nghệ thuật diễn giải hay giải thích (explanation), nghệ thuật
diễn nghĩa hay giải nghĩa (explication), nghệ thuật diễn dịch hay chuyển nghĩa
(interpretation) [20, tr.1]. Nên, thuật ngữ Thông diễn học gồm hai lớp nghĩa: cả
nghệ thuật lẫn lý thuyết về sự hiểu và sự lý giải về những diễn tả bằng ngôn ngữ và
không phải bằng ngôn ngữ.
Vậy, TDH đồng thời là một môn học, một phương pháp và một nền triết học,
tuy rất cổ xưa nhưng lại rất hiện đại. Môn học này xâm nhập vào trong mọi lãnh địa
của nền khoa học xã hội và nhân văn, từ tâm lý học cho tới xã hội học, từ văn hóa
học tới tôn giáo học và có lẽ, ngay nền khoa học tự nhiên; vì tất cả các khoa học đều
liên quan tới sự hiểu và sự lý giải.
Sử dụng trong luận án là TDH hiện đại đang khá phát triển ở phương Tây; là
một lý thuyết phức tạp có quá trình lịch sử phát triển lâu dài và vẫn còn đang phát
triển, bước đầu để dễ hiểu ta có thể khái quát: TDH là một nền khoa học về sự hiểu
biết, hiểu biết về khả năng của con người trong hành vi nhận thức và nhất là khả
năng sáng tạo [18]; nếu nói một cách ngắn gọn thì TDH là một môn khoa học về tư
tưởng và phương pháp.
10. Tiên kiến (pre-concept) là những hiểu biết trước, các giá trị và thái độ mà mỗi
con người hiện thực nói chung, NTK nói riêng mang đến cho các tình huống thiết
kế. Tiên kiến thường được định bởi những truyền thống, những giá trị, những thói
quen đã nằm sâu trong tiềm thức, rồi trở thành thiên tính trong mỗi chúng ta. Chính
vì nó quá mật thiết mà ta thường quên đi sự hiện diện của nó. Song, nó đã và sẽ
X  

thẩm thấu trong tâm thức của chúng ta và vô thức điều khiển khối óc, con tim và
bàn tay của NTK trong quá trình tạo tác. Như Heidegger quan niệm: “...Chúng tạo
thành một toàn thể mà ta không thể suy tư nếu thiếu chúng. Để có thể thông hiểu, ta
bắt buộc phải “sống” chung với chúng, y như việc chúng ta sử dụng ngôn ngữ.
Hiểu như vậy, bất cứ một sự thông hiểu nào cũng đòi phải dựa trên những tiên kiến.
Chúng chỉ xuất hiện trong ý thức của chúng ta khi chúng ta đạt lại chính sự thông
hiểu” [20, tr.135]
Dự kiến (prediction) là một dự phác mơ hồ về vật phẩm sẽ hoàn thành. Theo Thông
diễn học, dự kiến giả định sẽ khởi động Vòng thông diễn.
11. Truyền thống (tradition) trong luận án, tác giả sử dụng từ truyền thống như là
cách gọi ngắn gọn của từ văn hoá truyền thống. Vì truyền thống hiểu theo GS. TS.
Nguyễn Trọng Chuẩn: "Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống - đó là những yếu
tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục,
tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình
thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và
được lưu giữ lâu dài" [74] đã bao hàm các yếu tố của văn hoá truyền thống.
12. Truyền-thống-mới, do bản chất gợi mở, TDH quan niệm về TT là không ổn
định; bởi phụ thuộc vào ngữ cảnh, tình huống nên luôn biến chuyển, được làm mới
và tự làm mới để tạo nên truyền-thống-mới cho tương lai. Do đó, diễn giải TT
không đơn giản chỉ là sự tạo giá-trị-đương-đại cho TT, mà còn là sự thay đổi và
chiếm hữu một cách sáng tạo các nội dung của TT. Tức bảo vệ TT cần nhưng chưa
đủ, mà chuyển thành vượt TT, tạo nên truyền-thống-mới. Như Kenzo Tange, một
KTS lỗi lạc người Nhật quan niệm: "TT kiến trúc dân tộc là một vòng đá đeo cổ quý
giá, nhưng chúng ta phải biết phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và ghép chúng
lại dưới dạng mới" [21]. Nên với nhiều lối “ghép”, nhiều lối diễn giải, kiến trúc sẽ
mang bản sắc dân tộc nhưng lại đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS. TT sẽ ngày
càng phong phú và ắt hẳn truyền-thống-mới sẽ được tạo nên.
XI

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


PHẦN MỞ ĐẦU
Bảng 0.1.   Các công trình nghiên cứu về VHTT trong KT từ năm 1975 đến nay ....... i  
Bảng 0.2.   Các đường lối chính sách về TT trong KTVN từ năm 1975 đến nay ........ ii

CHƯƠNG 1
Bảng 1.1.   Các “xu hướng” kiến trúc có quan niệm thiết kế liên quan tới VHTT .... iii  
Bảng 1.2.   Các hệ tư duy cùng những đặt trưng của nó ............................................ iv  
Bảng 1.3.   Quan niệm về TT và các ứng xử với TT tương ứng với các mô hình tư
duy ......................................................................................................... iv  
Bảng 1.4.   Bảng các xu hướng kiến trúc tương ứng với các mô hình tư duy ........... iv  
Bảng 1.5.   Các mô hình tư duy và các biểu hiện của nó ............................................ v  
Bảng 1.6.   Các dòng diễn giải TT trong KTVNĐĐ tương ứng với các mô hình tư
duy .......................................................................................................... v  
Bảng 1.7.   Các công trình KT đạt giải thưởng Quốc gia phân theo lối diễn giải...... vi

CHƯƠNG 2
Bảng 2.1.   Các tác giả và tác phẩm góp phần vào quá trình hình thành học thuyết
Thông diễn học hiện đại ......................................................................... ix  
Bảng 2.2.   Các cấp độ về cái đẹp trong kiến trúc ..................................................... x  
Bảng 2.3.   Vài tác phẩm lý luận nghiên cứu về TDH kiến trúc ở các nước ............ xi  
Bảng 2.4.   Sự khác nhau của hai lối tư duy Logic học và TDH ............................. 76  
Bảng 2.5.   Các công trình KTVNĐĐ đạt các giải thưởng quốc tế ........................... x  
Bảng 2.6.   Quá trình thiết kế theo Nhận thức luận và Bản thể luận ......................... x  
XII

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


PHẦN MỞ ĐẦU
Sơ đồ 0.1. Sơ đồ nghiên cứu của Luận án ...............................................................18

CHƯƠNG 2
Sơ đồ 2.1.KT là sự tổng toàn nhập nhằng của ba vật thể: vật lý, nghệ thuật, xã hội51

Sơ đồ 2.2. A. Tư duy Thông diễn là sự tích hợp của ba lối tư duy;

B. KT là sự tổng toàn nhập nhằng của ba vật thể ....................................78

Sơ đồ 2.3 Vòng Thông diễn .....................................................................................90

Sơ đồ 2.4 Hai tiết lộ của quá trình thiết kế ..............................................................95

Sơ đồ 2.5 A. Thiết kế theo Bản thể luận – Thông diễn học và

B. Thiết kế theo Nhận thức luận – Logic học ..........................................96

Sơ đồ 2.6 VHTT hiện diện qua ba giai đoạn thiết kế ...............................................98

CHƯƠNG 3
Sơ đồ 3.1. Thiết kế là quá trình hiểu và diễn giải theo VTD .................................106

Sơ đồ 3.2. Quá trình thiết kế theo VTD .................................................................112

Sơ đồ 3.3. Sự tích hợp của các mô hình tư duy để diễn giải được sự tổng toàn nhập
nhằng của KT .....................................................................................114
Sơ đồ 3.4. Các lối diễn giải kiến trúc ....................................................................118

Sơ đồ 3.5. Sự tương ứng của hai bút pháp Tả và Gợi so với các mô hình tư duy và
kết quả diễn giải kiến trúc ...................................................................122
Sơ đồ 3.6. Quá trình diễn giải TT là sự tiến triển của chuỗi các tái diễn ...............145

Sơ đồ 3.7. Sự tích hợp trong tư duy thiết kế cũng như các lối diễn giải để diễn giải
được sự tổng toàn nhập nhằng của KT..................................................147
XIII

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ

PHẦN MỞ ĐẦU

Hình 0.1   Hình các công trình đạt giải giải thưởng KT Quốc gia có diễn giải TT .... i  
Hình 0.2   Vài hình ảnh đồ án đạt giải thưởng kiến trúc Loa Thành ......................... v  
Hình 0.3   Những công trình có biểu hiện phục cổ ................................................... vi  
Hình 0.4   Những công trình có biểu hiện phi phục cổ ............................................ vii  
Hình 0.5   Những công trình có biểu hiện bán phục cổ ........................................... vii  
Hình 0.6   Những công trình có biểu hiện phức hợp .............................................. viii  
Hình 0.7   Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phục cổ ............ ix  
Hình 0.8   Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phi phục cổ ...... ix  
Hình 0.9   Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi chiết trung ....... x  
Hình 0.10   Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phức hợp ........ x

CHƯƠNG 1

Hình 1.1   Quan điểm thiết kế của các “xu hướng” có liên quan tới VHTT ............ xi  
Hình 1.2   Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Hình thức .......................... xv  
Hình 1.3   Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Cấu trúc ............................ xv  
Hình 1.4   Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Hiện tượng ....................... xvi  
Hình 1.5   Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Hình thức ....................................... xvii  
Hình 1.6   Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Cấu trúc (kiểu chiết trung) ........... xviii  
Hình 1.7   Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Cấu trúc (kiểu phức hợp) .............. xviii  
Hình 1.8   Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Hiện tượng .................................... xviii  
Hình 1.9   So sánh hai hình ảnh KT khác nhau từ hai lối thiết kế .......................... xix
XIV

CHƯƠNG 2

Hình 2.1   Sự khác biệt giữa hai xu hướng KT: kỹ thuật học và biểu tượng học ... xxi  
Hình 2.2   Hình ảnh hai dãy phố minh hoạ biểu hiện KT khác nhau theo hai lối tư
duy .............................................................................................................. xxii  
Hình 2.3   So sánh biểu hiện KT với hai tư cách khác nhau................................. xxiii  
Hình 2.4   Những hiện thực khác nhau của không gian chuyển tiếp trong và ngoài
nhà ............................................................................................................. xxiv  
Hình 2.5   Những hiện thực hoá mái ngói TT qua các lối diễn giải ...................... xxv  
Hình 2.6   Diễn giải VHTT theo lối Logic diễn và lối Thông diễn ...................... xxvi  
Hình 2.7   Sự mâu thuẫn của nghệ thuật và nhân sinh......................................... xxvii  
Hình 2.8   Kiến trúc mang tính nhập nhằng và phức hợp ................................... xxviii  
Hình 2.9   Kiến trúc đã bao gồm những yếu tố khác, ví dụ VHTT ...................... xxix  
Hình 2.10   Tính đa năng của cái sân giữa trong KTTT Việt Nam ....................... xxx  
Hình 2.11   Hiên trước nhà là không gian nhập nhằng linh hoạt ........................... xxx  
Hình 2.12   Tổng thể ngôi nhà thể hiện tính trọng mối quan hệ ............................ xxx    
Hình 2.13   Các cặp vuông tròn biểu trưng Trời tròn Đất vuông ......................... xxxi  
Hình 2.14   Tính biểu trưng của những ô cửa sổ âm dương ................................. xxxi  
Hình 2.15   Chức năng sử dụng đồng thời cũng là chức năng biểu trưng ............ xxxi  
Hình 2.16   Khu phố thể hiện sự phô diễn hay là phi Thông diễn ....................... xxxii  
Hình 2.17   Vài hình công trình minh hoạ cho sự phi Thông diễn ...................... xxxii  
Hình 2.18   Các khu nghỉ dưỡng thể hiện sự diễn giải VHTT ở mức độ hợp lý xxxiii  
Hình 2.19   Ngôn ngữ “cổ điển” ở nhiều công sở - một sự phi Thông diễn trong
KTVNĐĐ .................................................................................................... xxxiii  
Hình 2.20   Các công trình KT cộng đồng .......................................................... xxxiv  
Hình 2.21   Các công trình KTĐĐ có diễn giải VHTT ....................................... xxxv  
Hình 2.22   Các công trình KTĐĐ có diễn giải vật liệu địa phương .................. xxxvi  
Hình 2.23   Vài công trình theo xu hướng KT xanh .......................................... xxxvii  
Hình 2.24   Vài hình ảnh công trình KTVNĐĐ đạt giải thưởng KT quốc tế ... xxxviii  
XV

Hình 2.25   Hình ảnh những nhà thờ ở Nhật minh hoạ kết quả khác nhau của hai
quá trình thiết kế theo hai tư duy Logic và Thông diễn .............................. xxxix

CHƯƠNG 3

Hình 3.1   Ngôi nhà Azuma của Tadao Ando, Nhật Bản ......................................... xl  
Hình 3.2   Kiến trúc con-vịt khi công trình mang hình hài của chính công năng nó
đảm nhiệm ......................................................................................................... xl  
Hình 3.3   Cụm công trình VH và nhà hát nổi Hoa sen - Hà Nội ............................ xli  
Hình 3.4   Toà nhà hoa sen Lotus Centre, Wujin, Trung Quốc (2013) ................... xli  
Hình 3.5   Chùa Một Cột, Hà Nội ............................................................................ xli  
Hình 3.6   a. Đài tưởng niệm Liệt sĩ ở Bình Định .................................................. xlii  
Hình 3.7   a. Cổng làng Lương Mai (2014) ............................................................ xlii  
b. Cổng chào thành phố Hà Giang ......................................................... xlii  
Hình 3.8   a. Cổng tam quan ................................................................................... xlii  
Hình 3.9   Một số hình ảnh nhà thờ trong suốt hoặc biến hình - tại vùng
Haspengouw của Bỉ từ các góc chụp khác nhau ............................................ xliii  
Hình 3.10   Những lối diễn giải mái ngói TT vào kiến trúc đương đại ................. xliv  
Hình 3.11   Những hình thức diễn giải đa dạng tấm phên ngày xưa trong KTĐĐ. xlv  
Hình 3.12   Những khoảng trống trong Trụ sở hãng truyền hình Fuji ở Kofu, Nhật
Bản ............................................................................................................ xlvi  
Hình 3.13   Khoảng trống dạng “cổng – ngôi nhà” TT được khắc hoạ trong đài
tưởng niệm Bắc Sơn, Hà Nội ......................................................................... xlvi
Hình 3.14   Những hình thức diễn giải cái sân giữa trong ngôi nhà Việt..........xlviii
Hình 3.15   Không gian giao tiếp mang cái đẹp-có-nghĩa cho các chung cư ...... xlviii  
Hình 3.16   Ngữ cảnh là quan trọng khi diễn giải TT vào KTĐĐ ....................... xlviii  
Hình 3.17   Ngữ cảnh còn là bối cảnh thời gian, điều kiện VH xã hội giúp hiểu
những ý nghĩa của KT .................................................................................. xlviii  
XVI

Hình 3.18   Di tích còn sót lại của mái vòm bị đánh bom nguyên tử trong công viên
Hoà Bình......................................................................................................... xlix  
Hình 3.19   Hình ảnh một số công trình kiến trúc tự sự ............................................. l  
Hình 3.20   Giữ và bố trí những vật quen thuộc trong ngữ cảnh mới- một cách tạo
hồn nơi chốn ....................................................................................................... li  
Hình 3.21   Hình ảnh sống động của sự giao thoa, trò chuyện giữa cái mới và cái cũ
................................................................................................................ li  
Hình 3.22   Tháp Hà Nội – HaNoi Tower (1993) ...................................................... li  
Hình 3.23   Nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier.................................................... lii  
Hình 3.24   Nhà hát Opera Sydney từ các góc nhìn khác nhau ............................... liii  
Hình 3.25   Hai lối diễn giải KT – Tả và Gợi cho ta hai cách “đọc” khác nhau ..... liv  
Hình 3.26   Cần phải có sự tích hợp giữa Tái diễn và đổi mới; song cũng cần có sự
cân bằng giữa chúng tuỳ vào THTK ................................................................. lv  
Hình 3.27   Những hình thức tái diễn và đổi mới hiên nhà của nhà ở dân gian trong
KTĐĐ .............................................................................................................. lvi  
1  

PHẦN MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới và Việt Nam từ lâu đã đặt vấn đề văn hoá truyền thống trong kiến trúc,
hay truyền thống và hiện đại trong kiến trúc, hoặc kiến trúc tiên tiến và đậm đà bản
sắc dân tộc, rồi thì văn hoá và kiến trúc,... Dù được gọi với những cái tên khác nhau,
nhưng vấn đề đều xoay quanh bàn về những biểu hiện và các cách thức thể hiện văn
hoá truyền thống (VHTT) (thường được gọi gọn là truyền thống (TT)) trong kiến
trúc, hay nói văn chương hơn là sự diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc
(KT). Nhất là trong thời toàn cầu hoá, vấn đề này chẳng hề giảm tính thời sự của nó,
mà ngược lại, bởi những lý do sau:

+Về tư duy thiết kế: Thế kỉ 20 và cho đến nay, những sự kiện trên thế giới diễn ra
với tốc độ nhanh chóng, kéo theo một thế giới đang luôn thay đổi; triết học đã luôn
suy ngẫm và chiêm nghiệm về sự tồn tại của con người cùng thế giới sống của nó để
hiểu có những bước ngoặt lớn đã xảy ra. Đó là bước ngoặt bản thể luận, nhân loại
học, ngôn ngữ học trong thế kỷ 20 và hẳn sẽ có những bước ngoặt khác trong thế kỷ
21. Những bước ngoặt này đánh dấu bởi những biến chuyển lớn trong các hệ tư duy
và điều này không thể không ảnh hưởng tới vấn đề ý nghĩa tồn tại của kiến trúc, mà
trong đó yếu tố VHTT đóng vai trò không nhỏ. Bởi những ứng xử của kiến trúc với
văn hoá hay VHTT, sẽ bị tác động và phản ánh lại những hệ tư duy của từng thời đại
mà KT đó hiện hữu. Nói cách khác, kiến trúc với tư tưởng thiết kế của nó phản ánh
tiến trình biến chuyển của các hệ tư duy qua các bước ngoặt ấy. Câu hỏi đặt ra, vấn
đề VHTT trong kiến trúc tuy cũ, nhưng tư tưởng thiết kế về nó đã đổi thay như thế
nào qua các bước ngoặt tư duy ấy? Quan điểm về VHTT trong KTĐĐ có gì mới?

+ Về quá trình thiết kế: Khác quan niệm coi xã hội như một tổng thể không thể
chia tách, gắn với mô hình sản xuất tập trung trong các nhà máy, công xưởng của thế
kỷ trước; cuối thế kỷ 20, với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực truyền thông,
của công nghệ thông tin đã dẫn tới hình thức sản xuất phi tập trung, tính tổng thể chỉ
còn là tổng thể của vùng miền trong những phạm vi hẹp; thì vấn đề thiết kế KTĐĐ
2  

cũng không tránh khỏi trải qua những bước ngoặt trong tư duy thiết kế. Dù thời nào,
thiết kế KT cũng là một quá trình tư duy; song quá trình thiết kế KT thời công nghệ
hẳn sẽ không giống quá trình thiết kế truyền thống trước đây. Giờ, ta không chỉ nhìn
nhận KT bởi những gì nó đang hiện hữu, mà cần tìm hiểu quá trình trong đó kiến
trúc đã được thiết kế bởi những tư tưởng nào, để hiểu nó đang giao tế với môi trường
xung quanh những điều gì? Giờ ta cần tìm hiểu yếu tố VHTT đã được ứng xử và xử
lý như thế nào trong quá trình thiết kế, để hiểu những quan niệm và cách diễn giải nó
vào KT đã đổi thay như thế nào qua các bước ngoặc tư duy; từ đó có những lối diễn
giải VHTT một cách thuyết phục và trọn vẹn hơn cho thực tiễn cuộc sống đương đại.

+ Về sự trình diễn của KT: Hơn nữa, giờ đây hiện thực không chỉ là những cái
nghe được, nhìn được; mà hiện thực còn là những cái không nghe, không thấy nhưng
cảm nhận được, nên vẫn tồn tại đích thực, đó là hiện thực của giấc mơ, của tiềm
thức, vô thức. Vì thế KT không chỉ nhìn nhận bởi những gì nó được thấy, mà cần
được cảm thụ; cũng không bởi chính nó mà còn cả không gian, thời gian và bối cảnh
nó tồn tại. KT cùng với những tác động, ảnh hưởng của nó trong quá trình tồn tại và
vận hành sẽ như một màn trình diễn đang giải bày ra với tác giả, người sử dụng trực
tiếp và cả những người ngắm nhìn, nhà phê bình. Đôi khi mối quan tâm của người
thiết kế (NTK) dừng lại khi sản phẩm KT của anh ta được hình thành. Song nếu xem
sản phẩm KT như một màn trình diễn vừa mới mở màn, thì NKT sẽ có những tư
tưởng thiết kế không còn giản đơn. Trong màn trình diễn này, yếu tố TT là một chất
liệu khó có thể bỏ qua. VHTT sẽ gợi nên những diễn giải, tạo nên những gợi mở, bởi
không thể chối bỏ chất cảm của VHTT qua bao đời nay, của bao thế hệ. Vì thế đề tài
VHTT trong KT cùng những diễn giải của nó sẽ thay đổi như thế nào, để có thể là tư
tưởng thiết kế đương đại cho tiến trình tạo lập một nền KT Việt có bản sắc Việt.

Với ba lý do trên, VHTT luôn là đề tài được quan tâm, nay càng cần được mổ
xẻ khi có những đổi thay đang diễn ra qua các bước ngoặt lịch sử. Trong khi đó, vấn
đề khai thác VHTT trong kiến trúc Việt Nam đương đại (KTVNĐĐ) vẫn mãi loay
hoay việc “bàn” với “cãi”, song thực tiễn diễn ra lại không như mong muốn.
3  

Có thể nói mọi vấn đề đều đi từ nhận thức, một khi đã có những quan điểm
đúng hướng, hẳn những hành động sẽ được chỉ đường, dẫn lối. Cụ thể, một khi có sự
thay đổi trong cách nhìn nhận, tiếp cận vấn đề, ắt sẽ có sự thay đổi trong quan điểm
hành nghề và cuối cùng là thay đổi các lối thực hành. Một lý thuyết, một bộ môn
giúp ta có thể đi từ hiểu đến thông hiểu VHTT, để từ đó hình thành nên những quan
niệm, những phương thức diễn giải VHTT vào KT đó là THÔNG DIỄN HỌC.

Luận án DIỄN GIẢI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI xuất phát từ mong muốn trả lời những câu hỏi từ thực
tiễn KT nước nhà, song mục tiêu chính không phải chỉ tìm cách lý giải nó, mà đi
chứng minh giả thuyết: Diễn giải truyền thống theo Thông diễn học là một quan
điểm lý luận, một lối hành nghề sẽ tái diễn VHTT vào trong kiến trúc đương đại một
cách thuyết phục và trọn vẹn. Có thế thiết kế kiến trúc mới là tổng toàn của sự tổ
chức không gian, thời gian, ý nghĩa và giao tế. Từ THÔNG DIỄN HỌC, hy vọng đây
là một lối tiếp cận mới, thêm một góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề đang được quan
tâm này. Cuối cùng quay lại thực tiễn với mục đích mong muốn (1) ít nhất giảm
những “sao chép” “cắt dán” KTTT vào KTĐĐ làm giảm giá trị của VHTT; (2) kế
đến là mong VHTT sẽ được tái diễn trong KT đương đại với những sắc thái phong
phú hơn; (3) xa hơn là những truyền-thống-mới được lập nên; có vậy nền KTVN trên
con đường phát triển hẳn sẽ có bản sắc, có vị thế trong nền KTĐĐ thế giới.

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

i. Lý luận đã nghiên cứu

Lần về các công trình nghiên cứu về VHTT trong KT và những vấn đề có liên
quan, ta thấy vấn đề đã được khởi nguồn từ khá lâu, đã nhận được sự quan tâm
không nhỏ từ các nhà chuyên môn như kiến trúc học, văn hoá học, xã hội học, dân
tộc học, khảo cổ học, bảo tồn học,... Không phải cho tới thời nước ta đổi mới và mở
cửa, mà ngay từ những năm đầu sau khi giải phóng thống nhất đất nước, khi bắt tay
vào công cuộc xây dựng đất nước thời bình, thời tự chủ, các nhà lý luận kiến trúc,
các KTS một mặt chung sức xây dụng lại đất nước từ những đổ nát; mặt khác tìm
4  

hướng đi cho KT nước nhà sau một thời gian dài chịu sự áp đặt của thực dân. Khởi
đầu, đã có những nghiên cứu về kiến trúc cổ VN, kiến trúc TT nước nhà, kiến trúc
dân gian. Có thể kể các ấn phẩm như: Từ những mái nhà tranh cổ truyền của Nguyễn
Cao Luyện (1977); Nhà của các dân tộc ở trung du Bắc bộ VN của Nguyễn Khắc
Tụng (1978); Tìm hiểu lịch sử KT của Ngô Huy Quỳnh (1986); Các loại hình kiến
trúc cổ Việt Nam của Vũ Tam Lang (1999);... Các ấn phẩm này, nhìn chung cùng có
nội dung tìm về KTTT, nhằm nhận diện ra những đặc trưng, những tính chất của
kiến trúc TT để định hình nên tính truyền thống, tính dân tộc trong kiến trúc VN;
nhằm trả lời cho câu hỏi mang tính miêu tả: Truyền thống như thế nào? Đó là các
đặc trưng về bố cục tổ chức không gian, về kết cấu bao che, về kỹ thuật xây dựng, về
nghệ thuật trang trí,... Các nghiên cứu cũng đã phân tích các điều kiện tự nhiên, xã
hội,... để lý giải về những đặc tính trên; cũng như đã phân loại kiến trúc VN có
những dòng tiêu biểu như KT Phật giáo, KT cung đình, KT dân gian,... cùng những
đặc trưng kiến trúc tương ứng cho từng dòng đó. Từ đây, tính truyền thống dần được
lộ diện. Song nhìn chung đây là giai đoạn đang cấp bách cần xây dựng lại đất nước
nên các nghiên cứu khảo sát hơi nghiêng về các giá trị hữu hình/ vật chất của TT,
các giá trị vô hình/ tinh thần còn khá mờ nhạt. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu
trong khoảng thời gian này là nguồn tư liệu quý giá, sẽ là nền tảng cơ sở không thể
thiếu cho các bước tiếp theo trên tiến trình xây dựng nền KTVNĐĐ.

Nếu gọi giai đoạn từ sau giải phóng năm 1975 đến năm 1986 là giai đoạn 1 - giai
đoạn nhận dạng tính TT trong KTVN; thì khi mở cửa, đất nước bắt đầu thời kỳ đổi
mới đến năm 2007 - năm VN chính thức gia nhập WTO, là giai đoạn 2. Đây là giai
đoạn có nội dung nghiên cứu xoay quanh mối quan hệ tương quan giữa hai đặc tính:
TT và hiện đại trong sự tìm tòi kế thừa và khai thác TT vào KTĐĐ. Có thể kể các
nghiên cứu sau: Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong KTVN, tập 1 (1994) và tập 2
(1999); Hiện tượng cộng sinh văn hoá giữa tính TT và tính hiện đại trong KTVN từ
cuối TK XIX đến giữa TK XX, luận án của Lê Thanh Sơn (2000); Góp phần tìm hiểu
bản sắc KT truyền thống VN của Nguyễn Đức Thiềm (2000); Mã dân gian trong nhà
ở đô thị hiện nay, luận văn của Nguyễn Thị Thu Hương (2001); Về tính “nhập
5  

nhằng” trong kiến trúc, luận văn thạc sĩ của NCS (2005),...Nếu phân kỳ kỹ hơn, ta sẽ
thấy ở thời kỳ đầu giai đoạn này các ấn phẩm là tập hợp các nghiên cứu lẻ, các bài
báo rời rạc về tính dân tộc và tính hiện đại cùng mối liên hệ của chúng. Song thời kỳ
sau, các nghiên cứu đã bắt đầu có tính hệ thống và cơ sở lý luận hơn, khi có sự tiếp
cận các lý thuyết cộng sinh, ký hiệu học, biểu tượng học, học thuyết nhập nhằng.
Nhờ thế, bản chất tồn tại của TT và sự vận hành của nó, cùng những vấn đề xung
quanh dần được phát lộ; đến đây, giá trị tinh thần của TT đã được nâng tầm, song
hành cùng các giá trị vật chất.

Đến đây vấn đề VHTT trong KTVNĐĐ từng bước đã trả lời được các câu hỏi: TT
trong kiến trúc là gì; vai trò và ý nghĩa của TT trong sự phát triển nền KT đương
thời; cách thức tồn tại và những hiệu ứng từ TT. Nếu ở giai đoạn 1, các nghiên cứu
nhằm định dạng tính TT như thế nào để phục vụ cho việc khai thác TT vào kiến trúc;
qua giai đoạn thứ 2, các nghiên cứu có mục tiêu hình thành nên một bản sắc riêng
mang tên kiến trúc Việt, vừa mang tính hiện đại của thời cuộc chung, vừa có cá tính
dân tộc của riêng VN.

Tuy nhiên, vẫn có những lấn cấn giữa các nghịch lý: cũ – mới, vật chất – tinh
thần, hữu hình – vô hình, nội dung – hình thức, chung – riêng,... Mà thường được
quy kết rằng: cũ đi với tính “riêng” và thuộc về ý nghĩa tinh thần; mới song hành
cùng tính “chung”, thường là vật chất. Điều này cũng thường dẫn tới sự cứng nhắc
và khiên cưỡng, sự kết hợp giữa chúng đôi khi “rời rạc” không như mong muốn. Đến
giai đoạn 3 từ năm 2007 đến nay, khi khái niệm về văn hoá, VHTT, bản sắc văn hoá
được các nhà nghiên cứu khởi xướng thì sự “cứng nhắc” này dần được tháo gỡ.

Thật vậy, từ sau năm 2007 các nghiên cứu về đề tài này có thêm một chuyển
hướng mới, khi không còn tập trung vào chính nó nữa mà vấn đề nghiên cứu TT
trong kiến trúc được lồng ghép, ẩn sau các vấn đề văn hoá (VH), bản sắc văn hoá.
Các ấn phẩm tiêu biểu minh chứng: Bản chất cộng sinh VH của kiến trúc hay Kiến
trúc là gì? của Trương Quang Thao (2001); Kiến trúc với VH và xã hội của Lưu
Trọng Hải (2002); Khía cạnh VH – xã hội của kiến trúc của Nguyễn Đức Thiềm
6  

(2008); VH và kiến trúc Phương Đông do Đặng Thái Hoàng chủ biên (2010); Văn
hoá kiến trúc của Hoàng Đạo Kính (2012); Xây dựng văn hoá kiến trúc VN thế kỷ 21
của Phạm Đức Nguyên (2013),... Qua đây, KT được xem là một sản phẩm của VH,
mà VH có tính liên tục, không đứt gãy; TT là một phần của VH và hiện đại cũng
vậy. Thế nên TT và hiện đại sẽ là một thể thống nhất, hiểu đơn giản như quy luật âm
dương: trong âm có dương và trong dương có âm; không nhất thiết phải rạch ròi
phân định “trắng” hay “đen”, mà tuỳ theo từng trường hợp sẽ có những biến ứng phù
hợp. Ví như, hoà vào dòng chảy thiết kế KT hướng đến sự phát triển bền vững,
Nguyễn Việt Châu đã có nhận định: Kiến trúc sinh thái – đỉnh cao của KT hiện đại,
truyền thống [6]; hay Hoàng Đạo Kính cũng quan niệm: Nhà ở cổ truyền Việt - một
sản phẩm sinh thái - lịch sử [50]; tức trong TT vẫn có tính hiện đại và ngược lại
trong hiện đại hẳn đã có TT. Thoát ra khỏi những gò bó, cố níu kéo TT vì sợ đánh
mất, các nhà lý luận KTVN đã có cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn. Vì TT không bất
biến, TT sẽ ẩn sâu và cùng với VH tiến triển theo sự phát triển của dân tộc. Nhiệm
vụ của ta là tái hiện TT và tạo nên một truyền-thống-mới cho thế hệ tiếp sau, hình
thành nên một VH kiến trúc Việt góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững.

NCS phân các công trình nghiên cứu thành 3 giai đoạn như trên để thấy sự chuyển
biến trong quan niệm về vấn đề TT trong KTĐĐ nước ta. Song cũng là tương đối,
vẫn có những ngoại lệ như những công trình nhiên cứu của tác giả Trương Quang
Thao, Lưu Trọng Hải nếu xét về thời gian thì đã đi trước, thuộc vào giai đoạn 2,
nhưng về tư tưởng VH và KT thì thuộc vào giai đoạn 3.

Khái quát các công trình nghiên cứu, các lý luận về TT trong KTĐĐ chia thành 3
giai đoạn, tương ứng với sự chuyển đổi tư duy thể hiện ở đối tượng nghiên cứu cũng
khác nhau từ: kiến trúc truyền thống, đến mối quan hệ giữa TT và hiện đại, sang đến
văn hoá trong kiến trúc, kéo theo kết quả nghiên cứu hẳn sẽ không giống nhau: tính
dân tộc; bản sắc dân tộc và văn hoá kiến trúc. Có thể tóm lược thành Bảng 0.1

ii. Nhận thức và quan niệm

Các công trình nghiên cứu, các lý luận về truyền thống trong KTVN đã được phổ
i

Bảng 0.1. Các công trình nghiên cứu về VHTT trong kiến trúc từ năm 1975 đến nay
Đối tượng -
Năm Sách – tài liệu nghiên cứu- luận án Tác giả mục tiêu
nghiên cứu
Giai - 1977 - Từ những mái nhà tranh cổ truyền - Nguyễn Cao Kiến trúc
đoạn Luyện cổ, kiến
1975- - 1978 - Nhà của các dân tộc ở trung du Bắc - Nguyễn Khắc trúc dân
1986
bộ VN Tụng gian =>
- 1986 - Tìm hiểu lịch sử kiến trúc - Ngô Huy Quỳnh Tính truyền
- 1999 - Các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam - Vũ Tam Lang thống, Tính
- 1989 - Kiến trúc VN- các dòng tiêu biểu - Nguyễn Khởi dân tộc

Giai -1994 - Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại - (tổng hợp)
đoạn trong kiến trúc VN (tập 1)
Mối quan
1986- - 1999 - Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại -Nguyễn Bá Đang
hệ giữ
2007 trong kiến trúc VN (tập 2) (biên soạn)
truyền
-2000 - Hiện tượng cộng sinh VH giữa tính - Lê Thanh Sơn
thống và
TT và tính hiện đại trong kiến trúc VN (luận án tiến sĩ)
hiện đại
từ cuối TK XIX đến giữa TK XX
=>
- 2000 - Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc - Nguyễn Đức
Bản sắc
truyền thống VN Thiềm
dân tộc,
-2001 - Mã dân gian trong nhà ở đô thị hiện - Nguyễn thị Thu
bản sắc
nay Hương (luận văn)
kiến trúc
- 2005 - Luận văn Thạc sĩ: Về tính “nhập -Lê Trần Xuân
nhằng” trong kiến trúc Trang
Giai -2001 Bản chất cộng sinh văn hoá của kiến - Trương Quang Văn
đoạn trúc hay Kiến trúc là gì? Thao hoá
2007- -2002 -Kiến trúc với văn hoá và xã hội - Lưu Trọng Hải trong
nay -2008 -Khía cạnh văn hoá – xã hội của kiến - Nguyễn Đức kiến
ii

trúc Thiềm trúc =>


-2010 - Văn hoá và kiến trúc Phương Đông - Đặng Thái Hoàng Bản sắc
(chủ biên) văn hoá
-2011 - Luận án tiến sĩ: Phân tích nguyên lý - Lê Thị Hồng Na trong kiến
thiết kế bị động và những đặc điểm trúc
không gian đơn nhất vốn có trong
nhà ở bản địa và sự áp dụng của
chúng vào thiết kế nhà ở cao tầng
đương đại ở Việt Nam
-2012 -Văn hoá kiến trúc - Hoàng Đạo Kính
- 2013 -Xây dựng VN kiến trúc VN thế kỷ 21- Phạm Đức Nguyên
- 2017 -Luận án tiến sĩ: Đặc trưng khai thác - Nguyễn Song Hoàn
văn hóa truyền thống trong kiến trúc Nguyên
nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam

Bảng 0.2. Các đường lối chính sách về TT trong kiến trúc VN từ năm 1975 đến
nay
Đường lối – chính sách Quan điểm
Giai đoạn 1982, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 5: Phát triển Tính hiện đại và
1975-1986 nghệ thuật kiến trúc XHCN có tính hiện đại và tính dân tính dân tộc
tộc
Giai đoạn 1986, Nghị quyết trung ương 5 khoá 8 và 2007, Nghị Tiên tiến và
1986-2007 quyết 23 của bộ Chính trị: xây dựng và phát triển nền đậm đà bản sắc
văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc dân tộc
Giai đoạn 2014, Nghị quyết trung ương 9 khoá 11: xây dựng và Văn hoá trong
2007- nay phát triển văn hoá, con người VN đáp ứng yêu cầu phát kiến trúc
triển bền vững đất nước
7  

biến, truyền đạt vào thực tiễn; để bước đầu có những tác động hình thành hay thay
đổi các quan niệm, nhận thức về vấn đề cần ứng dụng; sau, sẽ thành những công cụ
cho thực hành. May mắn đây là vấn đề không nhỏ nên đã có (1) sự trợ thủ đắc lực
nếu không muốn nói là đầy quyền năng từ các nghị định, chính sách, quy chế,... của
Đảng và Nhà nước đã thể chế hoá các lý luận ấy; (2) kế đến qua các phong trào như
các cuộc thi về thiết kế kiến trúc có tiêu chí đánh giá cao các ý tưởng liên quan tới
VHTT; (3) song quan trọng nhất là giáo dục.

(1) Thật vậy, nếu không kể đề cương văn hoá VN của Đảng (năm 1943) với mô
thức “Dân tộc – khoa học – đại chúng”, hơn 70 năm đã khá xa; nay có thể liệt kê
những nghị quyết được ban hành từ những năm sau giải phóng: năm 1982 có nghị
quyết đại hội Đảng lần thứ 5: Phát triển nghệ thuật KT XHCN có tính hiện đại và
tính dân tộc; năm 1986, nghị quyết trung ương 5 khoá 8 và năm 2007, nghị quyết 23
của bộ Chính trị: “ xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”; năm 2014, nghị quyết trung ương 9 khoá 11: “xây dựng và phát triển VH,
con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Dù trực tiếp hay gián
tiếp, các nghị định này như những đường lối, định hướng sự phát triển KT nước nhà.

Những văn bản chính thống này thường đi vào cuộc sống khi được khẩu hiệu hoá,
nên những câu từ cần độ chuẩn xác cao. Từ năm 1986 trở về trước, khi đề cập đến
TT, thường hay dùng từ “tính” truyền thống, “tính” dân tộc. Cũng nói thêm rằng TT
thường ẩn sau khái niệm dân tộc, khi TT được đúc kết qua thời gian và đạt được sự
tồn tại tương đối bền vững sẽ trở thành của dân tộc. Nên tính dân tộc có khái niệm
bao trùm tính TT và thường được sử dụng hơn. Chữ “tính” trong tính dân tộc nhằm
chỉ những đặc tính, dung mạo, đặc điểm riêng để nhận dạng và phân biệt sự vật này
với sự vật khác, nên thường hay thiên về sự nhận dạng hình thức. Đôi khi dễ dẫn đến
khái niệm hình thức dân tộc, tương ứng đối lập với nội dung hiện đại. Song khi
chuyển sang từ “bản sắc dân tộc”, sự tách bạch này phần nào được tháo gỡ.

Thật vậy, từ những năm 1990, khái niệm “bản sắc” dân tộc bắt đầu được sử dụng
để định hướng công tác phê bình, đánh giá các hoạt động VH nghệ thuật nói chung.
8  

Thay vì “tính hiện đại và tính dân tộc”, lúc này giới KTS được dẫn lối bởi phương
châm “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ “bản” = gốc/của mình, là nội dung,
là cái chung, đóng vai trò định tính, ở bên trong; chỉ cái gốc, cái cốt lõi có ý nghĩa
sống còn đối với sự tồn tại của sự vật. “Sắc” = có/diện mạo/màu, là yếu tố hình thức,
đóng vai trò định hình, chỉ mức độ biểu hiện ra bên ngoài của nội dung. Phối hợp lại,
bản sắc là những dấu hiệu tiêu biểu để nhận biết cái cốt cách bên trong của sự
vật/hiện tượng. Nên bản sắc là một khái niệm phức tạp, liên quan đến cả cái chung
và cái riêng, bao gồm cả yếu tố nội dung và hình thức. Bản sắc dân tộc là những nét
đặc trưng để nhận diện một dân tộc. Tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ vì bản sắc chưa bao
hàm được tính thời gian, không có khái niệm bản sắc dân tộc TT hay hiện đại.

Đến năm 2014, trong nghị quyết Trung ương 9, không còn thấy nhắc tới từ TT
hay dân tộc, không còn nhấn mạnh vào sự “đậm đà bản sắc dân tộc” nữa; mà nay
trọng tâm là văn hoá và con người VH trong sự phát triển bền vững. Vì khái niệm
VH theo các định nghĩa đã bao trùm TT hay dân tộc. “VH bao hàm những giá trị, tín
ngưỡng, quan điểm, ngôn ngữ, tri thức và nghệ thuật, TT, thể chế và lối sống mà
thông qua đó một cá nhân hay một nhóm người thể hiện tính nhân văn và ý nghĩa mà
họ tạo ra cho sự sinh tồn và phát triển của mình” (theo UNESCO – tuyên bố
Fribourg về quyền văn hoá) [70]. UNESCO cũng nhiều lần đề cập đến VH như là
tổng thể những đặc điểm riêng về vật chất và tinh thần, trí tuệ và cảm xúc quyết định
tính cách của một xã hội/ một dân tộc/ một nhóm người. Một cách ngắn gọn, VH bao
gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Nếu là VH trong KT,
tức những dấu ấn của VH được diễn giải trong KT.

Hơn nữa, chuyển sang văn hoá trong KT, từ này có khái niệm rộng hơn, bao hàm
cả tính thời gian khi có cả VHTT và VH hiện đại hay đương thời. Văn hóa/ bản sắc
dân tộc đều là những nét đặc trưng để nhận diện một nền văn hóa/ một dân tộc; song
khác ở chỗ VH có tính liên tục, có một tiến trình phát triển nên VH liên quan tới cái
chung và cái riêng; bao gồm cả yếu tố nội dung và yếu tố hình thức; bao quát cả tính
truyền thống và hiện đại. Vì vậy VH đậm đà bản sắc dân tộc là một thực tế tất yếu
của lịch sử. Nên VH trong KT đã bao hàm sự diễn giải TT trong đó. Hơn nữa, văn
9  

hoá sẽ là một đối trọng có thể ngang tầm với kinh tế, chính trị xã hội, môi trường, tất
cả đều cần để tạo nên sự phát triển bền vững. Văn hoá trong KT sẽ là một yếu tố
không thể thiếu khi tạo một môi trường nhân văn, lập thế cân bằng với môi trường
sinh thái, xây nên nền KT bền vững cho nước nhà.

Khái quát lại, ở đây có sự chuyển biến trong việc sử dụng ngôn từ: tính dân tộc
sang bản sắc dân tộc, đến văn hoá kiến trúc. Hẳn không phải là sự tình cờ hay vô ý,
mà sự thay đổi này đã phản ánh quá trình biến chuyển trong tư tưởng, quan niệm về
TT trong VH nghệ thuật nói chung và trong KT nói riêng. Đối chiếu với những giai
đoạn phân kỳ các quan điểm lý luận ở phần trên, ta thấy sự tương đồng về thời gian
và về tư tưởng tư duy khá cao. Bảng 0.2 thể hiện sự biến chuyển quan niệm về TT
trong các đường lối chính sách khá trùng với Bảng 0.1.

(2) Các nghị quyết của Đảng là các pháp quy chính thống có sự tác động mạnh
trên diện rộng, song đôi khi hơi xa rời cuộc sống, mang tính khẩu hiệu treo; ngược
lại, các tiêu chí đánh giá trong các cuộc thi KT tầm cỡ quốc gia như giải thưởng Kiến
trúc quốc gia (GTKTQG) là cách thức định hướng cho thực tiễn hành nghề của các
KTS có thể cụ thể, trực tiếp hơn. GTKTQG được tổ chức hai năm một lần, khởi đầu
từ năm 1994. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua để thấy sự đóng góp không nhỏ của
giải thưởng cho sự nghiệp phát triển KT nước nhà. 25 năm với 12 kỳ giải thưởng
diễn ra liên tục, GTKTQG dần trở thành một sinh hoạt định kỳ của giới hành nghề
KT, một sự kiện VH được đón nhận và khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình.
Với thông điệp sâu sắc, tiêu chí rõ ràng cho từng kỳ giải, giải thưởng đã góp phần tạo
nên những chuyển biến lớn trong nhận thức, giúp mọi người hiểu rõ hơn về vai trò,
chức năng của KT và tính xã hội sâu sắc của KT trong đời sống. Nó là bức tranh
phản ánh một cách chân thực những bước phát triển mạnh mẽ của KTVN.

Qua hình ảnh những công trình đạt giải từ kỳ đầu tiên (Hình 0.1), hẳn nhận thấy
sự biến chuyển trong quan niệm thiết kế, càng về sau càng hình thành rõ một xu
hướng KT Hiện đại mới. Xu hướng này đang dần khẳng định, đẩy lùi những KT vay
mượn, lai căng, nệ cổ, nặng về hình thức rất thịnh hành một thời. Thật vậy, tiêu chí
i

Hình 0.1 Hình các công trình đạt giải giải thưởng KT Quốc gia có diễn giải TT

Giải 2: Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên


1994 - Giải 1:Viện xã hội học Campuchia
(Phnômpênh) Phủ (Lai Châu)
[Nguồn: chụp từ sách Giải thưởng Kiến trúc 1994, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1996]

1996 - Giải 2: Hội quán sân golf Thủ Đức Giải 3: Trụ sở Hội đồng nhân dân tỉnh

(tp.HCM) Cao Bằng


[Nguồn: chụp từ sách Giải thưởng Kiến trúc 1996, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1997]

1998 - Giải 2: Trung tâm hội nghị quốc tế Giải 3: Nhà nghỉ Bưu chính liên tỉnh và

(Hà Nội) quốc tế Sapa


[Nguồn: chụp từ sách Giải thưởng Kiến trúc 1998, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1998]
ii

Giải 2: TT hành chính Quận 10 –


2000 - Giải 1: Khu du lịch Sài Gòn Mũi
Né (Phan Thiết) Tp.HCM
[Nguồn: chụp từ sách 15 năm Giải thưởng KT quốc gia 1994 -2009, Hội đồng Giải
thưởng KT Quốc gia, Hà Nội, 2009]

Giải 2: Viện y học lâm sàng các bệnh


2002 - Giải 1:Nhà ga T1 sân bay quốc tế
Nội Bài (Hà Nội) nhiệt đới (Hà Nội)
[Nguồn: chụp từ sách 15 năm Giải thưởng KT quốc gia 1994 -2009, Hội đồng Giải
thưởng KT Quốc gia, Hà Nội, 2009]

2004 - Giải 2: Đền thờ Âu Cơ (Phú Thọ) Giải 3: Padanus resort (Phan Thiết)
[Nguồn: chụp từ sách 15 năm Giải thưởng KT quốc gia 1994 -2009, Hội đồng Giải
thưởng KT Quốc gia, Hà Nội, 2009]
iii

2006 - Giải 2: Càfe Gió và Nước (Bình Dương) Giải 2: Palm garden resort (Hội An)
[Nguồn: chụp từ sách 15 năm Giải thưởng KT quốc gia 1994 -2009, Hội đồng Giải
thưởng KT Quốc gia, Hà Nội, 2009]

2008 - Giải 2: Khu Tropicana Resort (Bà


Giải 3: Romana Resort (Bình Thuận)
Rịa Vũng Tàu) [Nguồn:
[Nguồn: https://alehap.vn (20/4/2019)]
www.tropicanabeachresort.com

2010 - Giải 2: Đền tưởng niệm Vua Hùng Giải 3: Cung triển lãm Quy hoạch XD
(Tp. HCM) Quốc gia (Hà Nội)
[Nguồn: https://kienviet.net/2011/03/14/ket-qua-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-
2010/ (22/04/2019)]
iv

2012 - Giải 2: Bảo tàng Đăk Lăk Giải 2: Nhà hội nghị Đại Lải (Vĩnh Phúc)
[Nguồn: https://kienviet.net/2013/02/10/giai-thuong-ktqg-2012-danh-sach-tac-
pham-cong-trinh-duoc-hoi-dong-chuyen-nganh-de-cu/ (22/04/2019)]

2014 - Giải thưởng hội đồng, cụm công Giải thưởng lớn: Nhà Quốc hội (Hà
trình Thư viện - Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh Nội)

[Nguồn: https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/chiem-nguong-nhung-cong-trinh-doat-giai-
kien-truc-quoc-gia-2014-395905.vov (22/04/2019)]

2016 - Giải vàng thứ nhất, nhà cộng đổng Giải vàng thứ 4, Cung VH thiếu nhi Tp.
Nậm Đăm, dự án Làng đất (Quản Bạ, Hà Đà Nẵng [Nguồn:
Giang), [Nguồn: https://baomoi.com/trao- http://danangupi.vn/trao-giai-thuong-
giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2016- kien-truc-quoc-gia-2016-78873.aspx
2017/c/22079448.epi (04/2019)] (04/2019)]
10  

đánh giá giải thưởng năm 2014 không còn như tiêu chí đầu tiên của các năm 2012,
2010: “Ý tưởng mới, đặc sắc, kết hợp sáng tạo hiện đại với các yếu tố TT, tạo được
nét riêng”. Thay vào đó là tiêu chí số 4: “Có ý nghĩa VH, xã hội và tính nhân văn”.
Nói như vậy không có nghĩa KTĐĐ không còn cần khai thác yếu tố TT nữa. Mà cần
hiểu “có ý nghĩa VH” đã bao hàm các yếu tố TT hay dân tộc, song mang tính gợi mở
hơn, không gò bó nhất thiết phải “kết hợp” mà có thể diễn giải TT bằng nhiều cách
thức khác. Dù chưa có những đỉnh cao thực sự, nhưng các kỳ giải thưởng đã ghi
nhận những chuyển động về chất, những nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng
của giới KTS cả nước, hướng tới một nền KTVN chân thật và bền vững.

(3) Giáo dục là cách thức thứ ba đưa lý luận vào thực tiễn, sau cách thể chế hoá
qua các đường lối chính sách và tiêu chí hoá qua thể lệ các cuộc thi. Nếu cách đầu
tiên bộc lộ độ ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xã hội, cách thứ hai thể hiện sự tác
động trực tiếp đối với giới hành nghề; thì cách thứ ba - giáo dục, là hướng đi có tính
“đường dài” và cần thời gian “thấm dần”. Nếu trước đây trong chương trình đào tạo
ngành KT chỉ có môn học lịch sử KT (về KT VN, KT phương Đông, KT phương
Tây), mãi đến những năm 1990 mới có môn cơ sở VH VN và vài chuyên đề về VH
trong KT cho các học viên cao học. Vì thiếu hay chưa đặt đúng tầm những môn học
có sự ứng dụng hay ứng xử với VHTT trong KTĐĐ ở bậc đại học; hơn nữa sự tiếp
cận dễ dàng các nguồn tài liệu ngoại văn về các nền KT trên thế giới, nên kết quả
đầu ra không tránh khỏi những sản phẩm thiếu vắng các yếu tố liên quan tới VHTT.

Nhìn các đồ án thời gian gần đây đạt giải Loa Thành - giải thưởng dành cho
những đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên chuyên ngành KT trên phạm vi toàn
quốc, ta sẽ choáng ngợp với kỹ năng trình diễn đồ án khi có sự trợ giúp của máy tính
(Hình 0.2A). Tính hoành tráng của cái đẹp hình thức phục vụ cho sự ngắm nhìn hình
như đang lấn át tính chân thật cần có của những cái đẹp-có-ý-nghĩa. Chỉ số lượng
nhỏ đồ án lưu tâm đến sự chân thật của KT thể hiện bởi tính cộng đồng nhân văn,
tính VH, tính bản địa (Hình 0.2B).

iii. Những biểu hiện thực tiễn


v

Hình 0.2 Vài hình ảnh đồ án đạt giải thưởng kiến trúc Loa Thành
A. Tính hoành tráng B. Tính chân thật

Giải nhất (2011): Trung tâm nghiên cứu Giải nhất (2008):Trường mẫu giáo, không
bảo tồn sinh học đa dạng Cần Giờ, gian cộng đồng thôn 3 (Bắc Ninh),
[Nguồn:http://www.ketcau.com] [Nguồn:http://techhouses.blogspot.com]

Giải nhì (2012): Cảng khách quốc tế Giải nhất (2009): Trung tâm VH cộng
Hòn Gai kết hợp với khách sạn, đồng người Hà Nhì (Lào Cai),
[Nguồn:https://kienviet.net] [Nguồn:https://inhabitat.com

Giải nhì (2012): Bảo tàng lịch sử - VH Giải Nhất (2015) - Trung tâm VH Lý
biển đảo VN, [Nguồn: Sơn, Quảng Ngãi, [Nguồn:
https://www.tienphong.vn] https://kienviet.net]
11  

Chúng ta đã phần nào có được cái nhìn khá toàn cục những nghiên cứu lý luận,
cũng như các quan điểm thiết kế về TT trong KTĐĐ và những biến chuyển của nó từ
năm 1975 đến nay; và thực tiễn diễn ra cũng khá tương ứng như thế.

Theo các nghiên cứu của PGS.Tôn Đại, ông phân định các xu hướng KT hướng về
TT thành 3 loại: xu hướng phục cổ, xu hướng kết hợp, xu hướng cấu trúc không gian
và kiến tạo theo tinh thần dân tộc [11]; theo TS. Nguyễn Văn Cương, ông cho rằng
KT VN trong việc kế thừa di sản KTTT thể hiện các xu hướng: xu hướng phục cổ, xu
hướng chiết trung, xu hướng tích hợp [8]. NCS phân các xu hướng KT liên quan tới
TT thành bốn dòng, song dùng từ biểu hiện thay từ xu hướng; do quan niệm yếu tố
VHTT luôn có mặt trong quá trình thiết kế KT của người KTS thời nào cũng có, dù
là cố tình hay vô tình. VHTT như một ADN thứ hai, là mạch ngầm chảy trong tiềm
thức của người thiết kế, nó sẽ được biểu hiện ra bên ngoài bằng cách này hay cách
khác. Có thể kể tên những biểu hiện sau:

a) Những biểu hiện phục cổ

Biểu hiện phục cổ hay nệ cổ ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là những công trình
KT xây dựng trong thời nay song dùng bố cục hay các chi tiết của công trình KT cổ
TT. Vì thế đặc điểm nổi bật của biểu hiện này là phục hồi, trở về với thức KTTT.
Phục hồi bằng cách sử dụng lại các thức KTTT cho công trình hiện đại từ toàn bộ
mái đến góc cong, đầu đao, vì kèo, hoạ tiết trang trí…có thể bằng vật liệu hiện đại
song tạo hình theo thức cũ hay vật liệu mới nhưng làm cũ đi, hay bằng vật liệu cũ
làm mới lại hoặc cũng có thể vẫn để nguyên. Những công trình có biểu hiện này có
thể kể như đền tưởng niệm Bến Dược (Củ Chi) (Hình 0.3a), đền thờ liệt sĩ Nam
Định, khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) (Hình 0.3b)...

Ưu điểm không thể chối bỏ của các biểu hiện này là tạo nên dáng dấp dân tộc thân
quen, khơi nên cảm giác gần gũi đầm ấm (Hình 0.3c; 0.3d). Xu hướng này thường
thích hợp với các công trình VH tính chất tưởng niệm như chùa, nhà thờ tộc; hay
công trình có tính chất dịch vụ, nghĩ dưỡng như nhà hàng, khách sạn, khu resort…

b) Những biểu hiện phi phục cổ


vi

Hình 0.3 Những công trình có biểu hiện phục cổ

- a. Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi, b. Khu du lịch Đại Nam, Bình Dương,
1995 2008,
[Nguồn:https://miennamtravel.com/tours/ [Nguồn: http://vietnam-
dia-dao-den-ben-duoc-cong-vien-cu-chi- tourism.com/en/index.php/tourism/items/2
khach-doan-hoc-sinh] 689]

c. Nhà ca sĩ Hồng Nhung, tp HCM, 2003 d. Bảo tàng áo dài, Quận 9, Tp.HCM,
[Nguồn: https://www.msn.com/vi- 2014 [Nguồn: https://www.tripadvisor.ie]
vn/entertainment/news]
12  

Những biểu hiện phi phục cổ thường dễ thấy trong các công trình KT Hiện đại, là
những biểu hiện trái ngược hoàn toàn với biểu hiện phục cổ. Nếu những công trình
có biểu hiện phục cổ thường “ôm ấp” các mô thức kiến trúc cổ như là những chuẩn
mực thiết kế, thì ngược lại công trình theo lối phi phục cổ luôn “né tránh” các mô
thức TT, luôn coi TT là những nhân tố lạ, cần phải loại trừ nhằm mong đạt được
những vẻ đẹp “thuần khiết”. Đây cũng là một “ứng xử” thể hiện một thái độ đối với
TT, hơn nữa ứng xử này lại khá phổ biến, khá lớn mạnh ở VN và chưa có chiều
hướng suy giảm, nên NCS vẫn coi đây là một trong những lối diễn giải TT trong KT.
Kiến trúc theo phong cách Quốc tế thể hiện rõ nhất “ứng xử” này với TT, đã biến KT
khắp nơi trên thế giới giống nhau không phân biệt địa điểm, khí hậu, văn hoá,... ở nơi
nó xây dựng. Xu hướng KT này cùng sự trợ thủ đắc lực của khoa học công nghệ đã
bao phủ độ ảnh hưởng khắp thế giới, VN không là ngoại lệ. Các công trình phi
truyền thống có thể kể như: các toà văn phòng làm việc khu E town, Tp.HCM, 2002;
trung tâm thương mại Vincom, Tp.HCM, 2010; cao ốc Keangnam, Hà Nội, 2011,
cao ốc phức hợp PVN, Từ Liêm, Hà Nội, 2012,... (Hình 0.4)

Gần như các văn phòng làm việc, trung tâm thương mại,... đặc biệt là cao ốc văn
phòng là những loại công trình có biểu hiện phi phục cổ nhất; gần đây các trung tâm
hành chính như ở Bình Dương, Đà Nẵng cũng chảy theo dòng này. Những công trình
này thể hiện rõ sự thiết kế duy lý mang tính hữu dụng và sử dụng công nghệ cao.

c) Những biểu hiện chiết trung (bán phục cổ)

Khái niệm chiết trung trong triết học thường chỉ sự trung hòa một cách máy móc
những quan điểm khác hẳn nhau. Ở đây, khái niệm chiết trung phần nào có thể được
hiểu là sự phục cổ song ở quy mô nhỏ hơn, là sự “trích đoạn” rồi lắp ghép các yếu tố,
các bộ phận của KTTT vào KT hiện đại để tạo ra một hiệu quả mới. Cách khai thác
chiết trung này mong tạo cho công trình KT vừa có vẻ hiện đại, vừa có vẻ TT.
Truyền thống và hiện đại cùng tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau.

Biểu hiện này khi các bộ phận trong KT cổ như hệ mái, vì kèo, hoa văn, họa tiết
trang trí... được đưa vào KT đương đại. Nếu sự kết hợp giữa các yếu tố này đạt được
vii

Hình 0.4 Những công trình có biểu hiện phi phục cổ

Văn phòng E.Town 1, Tp.HCM 2002 Cao ốc Keangnam, Hà Nội, 2011


[Nguồn: https://www.vinhtuong.com] [Nguồn: http://wikimapia.org]

Hình 0.5 Những công trình có biểu hiện bán phục cổ

Khách sạn Sheraton, Hà Nội, 2004 [Nguồn: Nhà hát Thăng Long (cũ), Hà Nội
https://www.marriott.com/hotels/travel/hanhs- 2009[Nguồn:http://www.idee.vn/nh
sheraton-hanoi-hotel/] agrave-haacutet-ca-muacutea-
nh7841c-tr7867-th259ng-
long.html]
13  

độ hợp lý và có sự gắn kết nhất định cũng như xử lý tốt, sẽ tạo được hiệu quả thẩm
mỹ và nét độc đáo cho công trình. Hình ảnh vài công trình minh hoạ (Hình 0.5)

d) Những biểu hiện phức hợp

Những biểu hiện phức hợp phần nào cũng có thể hiểu là một sự chiết trung, song
ở trình độ kết hợp cao hơn, không phải là sự “đặt kề” như chiết trung; ở đây đã có sự
tương tác và chuyển hoá; hay là sự cộng sinh giữa TT và hiện đại vào công trình
đương đại để tạo ra những hiệu quả: vừa TT vừa hiện đại, vừa có tính địa phương lại
vừa mang tính quốc tế.

Theo cách biểu hiện này, không nhất thiết phải dùng mái cong với tàu đao lá mái,
không nhất thiết phải dùng những trang trí có môtíp TT như đấu củng, chữ triện,…
mà công trình KT được thiết kế theo tinh thần của TT. Tức có những ứng xử như cha
ông ta đã làm đối với điều kiện khí hậu, tự nhiên ở Việt Nam, với tâm thức của
người Việt song trong điều kiện xã hội và văn minh thời nay. Theo lối phức hợp
không đơn giản, nó đòi hỏi sự sáng tạo và hiểu biết KT cả hai thời nay và xưa, cả
trong và ngoài nước. Song nếu với tinh thần lạc quan, đây là những biểu hiện đáng
mừng, sự diễn giải TT đã có khởi sắc, có sự vận động đi về phía trước. (Hình 0.6)

iv. Vấn đề hạn chế còn tồn tại

Từ những biểu hiện trên, nhìn chung, các nhà lý luận phê bình KT, người hành
nghề KT hay cả những người sử dụng, khi nói về vấn đề TT trong KTVNĐĐ, hầu
như thể hiện sự chưa hài lòng. Rất dễ tìm các bài báo trên các tạp chí trong ngành
hay ngoài ngành; các bài viết, các bài phát biểu trong các hội thảo, hội nghị; các ý
kiến trong các buổi toạ đàm hay các diễn đàn thể hiện từ sự hoài nghi như PGS.PTS.
Nguyễn Khắc Tụng: “KT Việt Nam có bản sắc dân tộc hay không? và được thể hiện
như thế nào?”; như PGS.TS. KTS Nguyễn Hồng Thục: “Có hay không một phong
cách KT hiện đại – dân tộc ở Việt Nam hiện nay?”; KTS. Nguyễn Luận thì cho rằng:
“Bản sắc KT Việt, không phải muốn là có”…; cho đến khẳng định như Ths.KTS.
Châu Mỹ Anh: “Còn đâu một nền KT Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc!!!”;
KTS. Nguyễn Trực Luyện thì: “KT của chúng ta đang ngã mạnh về phía hiện đại”…
viii

Hình 0.6 Những công trình có biểu hiện phức hợp

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, 2013 Nhà điều hành KCX Tân Thuận, 1995
[Nguồn: [Nguồn:
https://www.tapchikientruc.com.vn/gioi- http://adbatdongsan.com/bds/khu-che-
thieu/truong-dai-hoc-kien-truc-ha-noi-noi- xuat-tan-thuan-hien-dai]
uom-nhung-uoc-mo-tuoi-tre.html]

Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Bắc Khu tưởng niệm các vua Hùng, Quận 9,
Sơn, (1993) [Nguồn: Tp HCM, (2001-2009) [Nguồn:
https://kienviet.net/2012/07/29/kien-truc- https://kienviet.net/2011/04/06/giai-nhi-
dai-tuong-niem-liet-si-bieu-tuong-cua- gtktqg-2010-den-tuong-niem-vua-hung-
long-tri-an/] tp-hcm/]
14  

Về thực trạng thực tiễn, đã có bao giấy mực, bao công sức cho câu chuyện tưởng như
hàng ngày này, nếu nói một cách nhẹ nhàng: “… Còn nếu có cuộc thi lớn về KT thì
người ta ép bằng được các không gian KT của công trình vào những hình thể tròn –
vuông và cứ tin tưởng rằng như thế đã là “khai thác VHTT”. Điều này không sai, thế
như nó vừa gây phản cảm lại vừa làm tầm thường hoá cái gọi là di sản văn hoá dân
tộc” [66]. Nặng hơn và nói thẳng hơn: “…khi nhìn vào thực trạng KTVN, ta có thể
dễ dàng nhận thấy yếu tố bản sắc dân tộc vẫn “thể hiện” trong sự vay mượn chắp vá
các chi tiết KT “cổ” và hệ quả là sự ra đời của những công trình “không có tính thời
gian”. Sự lúng túng của các KTS là điều không tránh khỏi…” [15]. Nói một cách cụ
thể: “…Tuy nhiên, tính sáng tạo của xu hướng này bị hạn chế và nhất là nhiều công
trình của xu hướng này được xây dựng đã tạo ra sự lặp lại, thiếu sáng tạo. Trong
một số công trình, sự phục cổ thiếu chắt lọc tạo ra sự khập khiễng như: mô thức KT
cổ nhưng vật liệu thì hiện đại (bê tông cốt thép, kính, khung nhôm, gạch men…). Một
số công trình không tuân theo luật đối xứng, đường thần đạo vốn là đặc trưng của
quy hoạch mặt bằng TT, hoặc phục cổ không đúng chỗ cũng gây phản cảm, như gần
đây dư luận nêu việc sao chép cổng chùa Láng đặt vào đình Kim Liên và một số
công trình tín ngưỡng khác, đã phá vỡ bố cục không gian và tổng thể công trình, gây
phản ứng gay gắt của giới chuyên môn và người dân. Đó là xu hướng được gọi là nệ
cổ, nhại cổ, copy máy móc.” [8]. Không những thế, KTS. Nguyễn Hữu Thái cho
rằng: “…Công trình lớn do ta tự thiết kế nặng phần sao chép: hoặc chép quá khứ,
hoặc cóp lại mẫu nước ngoài”. Cùng quan điểm này, KTS. Châu Mỹ Anh đã có nhận
định: “…Một số KTS còn chạy theo hình thức phô trương hoặc đơn thuần sao chép
KT nước ngoài, xa rời các điều kiện tự nhiên khí hậu địa phương…đa số công trình
có nguồn vốn nước ngoài đầu tư đều do người nước ngoài thiết kế nên hình thức KT
không phải của Việt Nam, thiếu cá tính và đặc thù,…” [1] Nếu vậy, nền KTVNĐĐ
sẽ đi về đâu? Có bi quan chăng khi KTS. Nguyễn Văn Tất đã phát biểu trong một
cuộc phỏng vấn rằng: “Kiến trúc Việt đi về phía vô vọng?”

Cụ thể, tính sáng tạo của hướng đi phục cổ khá là hạn chế, nhất là khi nhiều công
trình ở ta theo biểu hiện này được xây dựng nhiều, tạo nên sự lặp đi lặp lại nhàm
15  

chán, vô tình tầm thường hoá TT. Tai hại hơn, sự sao chép này cũng thường bị sai
lệch dẫn tới sự nhầm lẫn, hiểu sai về TT (Hình 0.7). Sự nguyên bản hầu như không
còn nữa, mà thường hay rơi vào “hàng giả, hàng nhái” một cách lệch lạc, do chưa
phân biệt được rõ thức kiến trúc Việt với các nước lân cận châu Á khác, hay do sự
khác biệt về vật liệu. Nếu diễn giải TT theo lối này, nền kiến trúc nước nhà sẽ đi về
đâu, nếu không muốn nói là giậm chân tại chỗ hay thụt lùi. Vậy thế hệ sau làm sao
phân biệt được kiến trúc qua các thời.

Ngược lại, hướng đi phi phục cổ với phương châm thực dụng của xu hướng Hiện
đại đã tạo nên những khối hình lạnh lùng, khô khan và vô cảm bất chấp điều kiện tự
nhiên và VH ở từng nơi, từng khu vực (Hình 0.8). Nó quyết liệt tách rời TT, do chỉ
thấy mặt phản diện, yếu kém của TT để phản đối. Đây cũng là một trong những lý do
khiến KT Hiện đại mất dần đi vai trò chủ đạo và đang phải đối mặt với những vấn đề
nan giải của chính nó. KTVNĐĐ cũng không tránh khỏi vết xe này, và dù đi sau
song vẫn chưa thấy sự suy giảm sức ảnh hưởng của xu hướng này.

KT Hiện đại, với cha đẻ là nền khoa học, sẽ mãi mắc phải sai lầm nếu chuyên biệt
về một thái cực, dẫn đến thái độ “loại trừ” như vậy; nên chăng là với thái độ “bao
gồm” vừa có cả “âm” và cả “dương” – xu hướng chiết trung là dẫn chứng sơ khởi
cho thái độ này. Song theo chiết trung, với tư tưởng “cắt ghép” dễ dẫn đến sự “nữa
vời” gượng gạo, khiên cưỡng. Nói nôm na như “bình cũ rượu mới”. Đó là chưa nói
đến các kiểu thức KT không phải VN như các thức cột của KT châu Âu hay các hình
thức mái dốc cao của Thái song lại lầm tưởng là của KTTT Việt. Thường thấy nhất
là những mái ngói được “đội mũ” trên các công trình, thậm chí với cả công trình cao
tầng (Hình 0.9). Tai hại là hiện tượng này thường thấy ở các công sở - những công
trình có tầm ảnh hưởng lớn đến thị hiếu của người dân.

Không thể phủ nhận sự khởi sắc khá phong phú và đầy kích lệ của các “biến hoá”
từ các hình thức KTTT theo kiểu phức hợp, ví dụ từ mái ngói thành các mái đón,
mái ô văng, mái hiên; song sự “chơi” mái có khi quá đà hay sự khai thác còn khá
“thô” nên những kệch cỡm là không tránh khỏi. Sự biến hoá của KTTT nếu không
ix

Hình 0.7 Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phục cổ

Trường Đại học Phan Thiết, 2009 Đền tưởng niệm Bến Dược, Củ Chi, 1995
[Nguồn: https://vntour.com.vn/tour-du- [Nguồn:https://miennamtravel.com/tours/]
lich-phan-thiet-mui-ne/]

Sự sao chép nguyên bản KTTT thường dẫn đến sự sai lệch về nội dung sử dụng lẫn sa đà
hình thức. Sự lặp lại nhiều dễ gây sự nhàm chán, vô tình làm tầm thường hoá KTTT

Hình 0.8 Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phi phục cổ

TT hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Trung tâm hành chính Bình Dương,
[Nguồn:https://www.shutterstock.com] 2014 [Nguồn:https://baodautu.vn/]

Hướng đi phi phục cổ đã tạo nên những hình khối công trình lạ lẫm, bấp chấp điều
kiện tự nhiên và VH ở từng địa phương – tương tự những hạn chế của KT Hiện đại
x

Hình 0.9 Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi chiết trung

Sofitel Plaza, Hà Nội, 1998 Trường đại học Luật, tp.HCM, 2013
[Nguồn:https://myvietnamtour365.com] [Nguồn: Tác giả]

Sự gượng gạo, khiên cưỡng của tư tưởng “cắt ghép” theo lối chiết trung thường thấy
nhất là những mái ngói được “đội mũ” trên các công trình cao tầng.

Hình 0.10 Hình công trình minh hoạ những hạn chế của hướng đi phức hợp

Khu resort Pandanus, Mũi né, (2004) Đền thờ Nguyễn Trung Trực, Long An,
[Nguồn:https://fantasea.vn] (2012) [Nguồn:http://dulich24.com.vn]

Sự “chơi” mái quá đà hay sự lạm dụng khai thác còn khá “thô” chỉ gây nên sự rối rắm,
phô trương hình thức; hơn nữa đi ngược lại TT chân chất, giản dị và tiết kiệm.
16  

biết dừng lại đúng mức, cũng có thể đi đến một trạng thái cực đoan khác. Ví dụ “hội
chứng mái ngói” như một trò chơi lắp ghép các mái to nhỏ, ngang dọc hoàn toàn với
ý đồ tạo nên hình ảnh lạ mắt nhiều hơn là có công dụng thực tế (Hình 0.10). Sự lạm
dụng như thế chỉ gây nên sự rối rắm, phô trương hình thức chủ nghĩa, vừa gây tốn
kém không nhỏ; hơn nữa đi ngược lại TT chân chất, giản dị và tiết kiệm của dân ta.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Để trả lời cho những câu hỏi hay tháo gỡ những hạn chế trên, NCS đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “DIỄN GIẢI TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC VIỆT
NAM ĐƯƠNG ĐẠI”. Song NCS đã chọn một hướng tiếp cận hiện còn khá mới ở
nước ta cho một vấn đề không còn mới - đã được bàn luận nhiều nhưng vẫn chưa ngã
ngũ hay giảm tính thời sự: Diễn giải VHTT vào KTVNĐĐ theo Thông diễn học. Hy
vọng giới thiệu lý thuyết Thông diễn học sẽ là cơ sở để giúp ta biết/ hiểu/ thông hiểu
các đặc tính của TT trong KT để từ đó có những ứng xử đúng mực hơn. Đi từ những
bước khởi nguồn, để đến mục tiêu chính của luận án là hiểu và định hướng các
phương thức diễn giải TT vào trong KTVNĐĐ một cách chân thật, trọn vẹn và
thuyết phục. Theo đó, luận án từng bước nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:

a) Nhận dạng và lý giải những “vướng mắc” của việc khai thác VHTT trong
KTVNĐĐ, bằng cách đối chiếu cùng hiện tượng với KT thế giới, để từ đó tìm hướng
giải quyết.

b) Giới thiệu lý thuyết Thông diễn học (TDH) như một công cụ lý thuyết để soi
chiếu những phương thức diễn đạt của KTTT và KTĐĐ Việt Nam, tìm đến những
điểm thực sự phù hợp cũng như triển vọng ứng dụng của lý thuyết này vào việc diễn
giải VHTT vào KTVNĐĐ.

c) Tìm một số khả năng ứng dụng lý thuyết TDH vào các hoạt động của KT:
(1) về lý luận – đề xuất thêm một lối tiếp cận, một phương thức tư duy thiết kế cho
sự diễn giải VHTT; (2) về thực hành thiết kế - đề xuất những thủ pháp diễn giải
VHTT phù hợp cho nền KTVNĐĐ; (3) về cảm thụ và đánh giá KT – gợi ý cho
những sự cảm thụ cũng như đánh giá KT theo định hướng rộng trong giới chuyên
17  

môn cũng như cộng đồng.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu là văn hoá truyền thống, gọi ngắn gọn là truyền thống (TT)
và vật thể nghiên cứu - vật mang đối tượng nghiên cứu là kiến trúc (KT). KT ở đây
gồm các công trình dân dụng được thiết kế và xây dựng có bối cảnh thời gian lấy
mốc từ năm 1975 đến nay và không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Song
phần khảo sát, đánh giá hay minh hoạ về vấn đề TT trong KT sẽ tập trung hơn ở một
số đô thị tiêu biểu như Tp.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và rải rác ở các tỉnh thành khác.

Trong luận án, VHTT trong KT được nghiên cứu ở các khía cạnh sau: phương
pháp tiếp cận, quan niệm và tư duy thiết kế, cách thức thực hiện. Luận án không đi
sâu nghiên cứu lại những vấn đề đã được nghiên cứu trước đó, như: tại sao phải khai
thác TT trong kiến trúc; tầm quan trọng của VHTT trong kiến trúc; khai thác gì từ
truyền thống hay những đặc trưng của VHTT Việt Nam là gì... Phần này sẽ được
trích dẫn từ các công trình nghiên cứu khác đã thực hiện. Hay nói cách khác, luận án
thiên về nghiên cứu quá trình diễn giải TT, tức quá trình thiết kế cũng như cảm
nhận, thụ hưởng kiến trúc ngày nay khi có sự tham gia của VHTT; hơn là chỉ đi sâu
vào kết quả của việc diễn giải TT trong kiến trúc đương đại, tức diễn giải cái gì và
hình ảnh cuối cùng của sự diễn giải đó.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để đạt được các mục tiêu trên cũng như thực hiện những nội dung nghiên cứu,
luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

a) Phương pháp sưu tầm được sử dụng nhằm thu tập tài liệu trong và ngoài nước về
kiến trúc, về VH truyền thống và các vấn đề liên quan, để có những cơ sở lý luận
tham khảo và trích dẫn cho luận án.

b) Phương pháp khảo sát điền dã được sử dụng khi đi khảo sát các công trình kiến
trúc theo các chủ đề và cấp độ, để tìm dẫn chứng minh chứng cho những nhận
định, cũng như minh hoạ cho các lập luận trong luận án.
18  

c) Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm giúp phân biệt, nhận dạng và đánh giá thực
tiễn cũng như lý luận từ nhiều hướng và trong thời gian khác nhau; qua đó nhận
định có một quá trình biến chuyển các biểu hiện diễn giải VHTT trong KT theo
sự chuyển đổi các mô hình tư duy qua các thời.

d) Phương pháp tổng hợp và phân tích được ứng dụng nhằm phát hiện mối liên hệ
giữa các lối diễn giải VHTT trong KT với quan điểm của các học thuyết KT trên
thế giới; qua đó phát hiện bản chất và quy luật chi phối các lối diễn giải này.

e) Phương pháp diễn dịch và quy nạp sẽ giúp hình thành nên những luận cứ khoa
học, nhằm chứng minh giả thuyết đề ra của luận án và xây dựng những cơ sở lý
luận, định hướng cho việc diễn giải TT trong KT Việt Nam đương đại.

6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN


Cấu trúc luận án gồm ba chương có thể tóm tắt thành sơ đồ nghiên cứu sau:

Sơ đồ 0.1. Sơ đồ nghiên cứu của Luận án [Nguồn: Tác giả]


19  

CHƯƠNG 1. DIỄN GIẢI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG


TRONG KIẾN TRÚC

1.1. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC


1.1.1. Xu hướng khai thác VHTT trong thiết kế kiến trúc

Đề tài về tính TT trong nghệ thuật đương đại nói chung, trong KT nói riêng luôn
được giới nghệ thuật và KT các nước quan tâm. Được đề cập nhiều ở các hội thảo,
hội nghị quốc tế và quốc nội từ nhiều năm qua, nhưng tính thời sự của đề tài này vẫn
không giảm. Tuy nhiên mọi người hay lầm tưởng khai thác VHTT vào trong KT là
một xu hướng hay là một trào lưu thiết kế. Nếu làm một liệt kê về các “xu hướng”2
KT ở các nước trên thế giới có liên quan tới yếu tố VHTT, phải nói rằng không thể
đầy đủ vì quá nhiều các “xu hướng” và thời kỳ nào cũng có: kiến trúc Hậu hiện đại,
Chuyển hoá luận, Tân bản địa, Hiện đại mới,… Thống kê sơ bộ các “xu hướng” điển
hình và có tiếng vang trên thế giới, ta có thể lập thành Bảng 1.1.

Dễ dàng thấy rằng các “xu hướng” về khai thác VHTT vào KT thời nào cũng có,
nơi nào cũng quan tâm. Nếu so với những xu hướng thiết kế KT khác, như Chủ
nghĩa cấu tạo Nga ra đời ở Liên Xô vào những năm sau Cách mạng tháng Mười. Sau
thời sống trong sự ngột ngạt của chế độ Sa hoàng, trào lưu này như là một phản ứng
thể hiện khát vọng về tự do, về giải phóng. Các nghệ sĩ giờ đây được thoả chí sáng
tạo. Song thời gian thịnh vượng của trào lưu này không lâu, chỉ chừng 10 năm từ
1020 đến 1930. Lại không được lặp lại hay xảy ra tương tự ở các nơi khác, xu hướng
này hay thường giống như những xu hướng khác ra đời, phát triển và lụi tàn khi nó
đã hoàn thành sứ mạng của mình - sẽ phản ánh tinh thần thời đại nó hiện sinh. Mỗi
một thời đại với những bối cảnh về thời gian và không gian cùng với những điều
kiện của nó, sẽ có những tư tưởng cũng như “phản ứng” khác nhau và KT như một
cuốn sách ghi lại những dấu ấn ấy, phản ánh những tinh thần đó.

                                                                                                                       
2
Tuy nhận định khai thác VHTT vào trong kiến trúc không phải là một xu hướng, nhưng để cho quen thuộc
NCS vẫn dùng từ xu hướng nhưng để trong ngoặt kép “xu hướng”.
iii

Bảng 1.1. Các “xu hướng” kiến trúc có quan niệm thiết kế liên quan tới VHTT

Tên “xu hướng” Không gian Thời gian 1

Kiến trúc Hiện đại


Châu Âu 1930 – 1960
(Phong cách Quốc tế)

Dân tộc Bắc Âu Phần Lan 1930 – 1970

Dân tộc Mỹ La Tinh Mehico 1940 – nay

Chuyển hoá luận


Nhật 1960 – 1980
(Metabolism)

Kiến trúc Hậu hiện đại Xuất phát từ Mỹ và lan rộng khắp thế giới 1970 – nay

Tân bản địa Xuất phát từ Anh, Mỹ và lan rộng khắp


1970 – nay
(Neo-Vernacular) thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...

Hiện đại mới


Mỹ, châu Âu, Nhật,.. 1980 – nay
(New-Modernism)

Sinh khí hậu


Malaysia, Ấn độ,... 1930- Nay
(Bioclimatic architecture)

1
Thời gian có tham khảo từ bài viết “Khoảng cách nghiệt ngã” của PGS.TS.Tôn Đại, tham luận tại Đại hội
KTS Việt Nam lần thứ 7, 2005
20  

Quan điểm thiết kế KT có liên quan tới yếu tố VHTT lại khác, đây không phải là
một xu hướng nhất thời, mà nó xảy ra gần như qua các thời kỳ và có cùng chung một
mục đích, cùng một tinh thần. Có khác chăng là biểu hiện với những mức độ diễn
giải khác nhau, với những quan niệm lý luận khác nhau, nên có những trào lưu,
những xu hướng với những tên gọi khác nhau (Hình 1.1). Nói thêm rằng, do trên
quan điểm những xu hướng KT có quan tâm, có những ứng xử với VHTT, dù là
“loại trừ” nó như phong cách Quốc tế, NCS cũng liệt vào diện cần nghiên cứu.

Nhìn nhận ban đầu, có thể thấy rằng trong quá trình thiết kế KT có vận dụng tới
hay có ứng xử với yếu tố VHTT thì tư tưởng, quan niệm thiết kế sẽ ảnh hưởng, tác
động hay thậm chí quyết định đến phương hướng, cách thức và cuối cùng là những
biểu hiện trong thực tiễn KT. Tức, dù là sao chép, trích dẫn TT để mô phỏng hay
trang trí; cách điệu hay ẩn dụ để gợi nhớ hay gợi mở về TT; dù là phi truyền thống,
phục cổ hay phản truyền thống thì đều là những cách ứng xử với nó, đều có dụng ý,
hay thậm chí vô thức, cũng đều muốn nói lên một điều gì đó: một suy tư, một tư
tưởng hay một phản hồi với thời đại. Nói như tư duy thời Hậu hiện đại - tư duy ngôn
ngữ, thì đây là những cách thức diễn giải về VHTT trong KT. Nhất là khi VH được
quan niệm là một hệ thống các ký hiệu, thế giới là một văn bản [29], thì VHTT như
là những văn bản cổ truyền cần diễn dịch và giải bày cho đương thời, gọi ngắn gọn là
diễn giải. Ban đầu nhận định như thế, diễn giải TT sẽ không chỉ là một cách gọi, mà
sẽ là những suy tư, những giải pháp trong sự dung hoà giữa văn bản cổ truyền ấy với
những nhu cầu đòi hỏi của đương đại. Thế nên, khai thác VHTT trong KT không
phải là một xu hướng, một trào lưu KT nhất thời; mà đó là những cách thức khác
nhau nhằm diễn nghĩa TT vào KT để KT có thêm (ý) nghĩa. Thật vậy, VHTT là một
nghĩa mà KT cần diễn giải, vì để công trình trở nên giàu sức biểu cảm, nhân bản và
gần gũi hơn đối với cuộc sống - những đặc điểm quý báu này vốn dễ tìm thấy trong
VHTT của từng dân tộc.

1.1.2. Diễn giải văn hoá truyền thống trong tư duy thiết kế kiến trúc

Ta không cần phải coi TT là “khởi nguyên”, là “động lực” hay “đối trọng” trong
xi

Hình 1.1 Quan điểm thiết kế của các “xu hướng” có liên quan tới VHTT
Tên “xu Kiến trúc Hiện đại / Phong cách Quốc tế
hướng” (1930-1960)
Công
trình tiêu
biểu

Grindelhochhäuser,
Đức (1956-1960)
[Nguồn: Ernst
Scheel]
Quan Khi các thành tựu của khoa học và kỹ thuật đang thống trị, với quan điểm
điểm thiết “Nhà là cái máy để ở”, kiến trúc trở nên đơn sắc, không gian lạnh lẽo.
kế Đỉnh điểm là phong cách Quốc tế với chủ trương hướng đến một nền kiến
trúc phổ quát, thì ở đây tính địa phương hay tính truyền thống trở nên xa
lạ và bị loại trừ

Dân tộc Bắc Âu – Phần Lan (1930-1970)

Công
trình tiêu Toà thị chính thành
biểu phố Saynatsalo -
Phần Lan (Aalto,
1949-1952)
[Nguồn:
http://www.greatbuil
dings.com]
Quan Tiếp thu truyền thống dân tộc ở sự gắn bó hữu cơ kiến trúc với thiên
điểm thiết nhiên
kế
xii

Dân tộc Mỹ La Tinh – Mexico (1940-nay)


Công
Quần thể
trình tiêu
trường Đại
biểu
học Mexico,
1950-1956
[Nguồn:
http://radioy
tvmexiquen
se.mx/nota]
Quan Tính dân tộc rất rực rỡ và độc đáo chủ yếu từ bố cục chung và nghệ
điểm thiết thuật liên hợp kiến trúc với hội hoạ để cho chủ nghĩa công năng khỏi bị
kế “câm” và từ đó công trình mang tư tưởng “ngôi nhà là cuốn sách của
cuộc sống”
Tên “xu Chuyển hoá luận (Metabolism)
hướng” Nhật (1960-1980)
Công
Trung tâm
trình tiêu
viễn thông
biểu
Kofu, Nhật
(Kenzo
Tange,
1966)
[Nguồn:
http://gotki
mg.pw]
Quan Tạo ra tiêu chuẩn mới cho tính dân tộc, nổi tiếng với nguyên lý Phản TT.
điểm thiết Ví dụ cái đồ sộ căng thẳng và tính “dở dang” như đang tiếp tục phát triển,
kế đối lập với cái thanh mảnh, yên tĩnh, cô đọng của các công trình TT Nhật.
xiii

Kiến trúc Hậu hiện đại – Post – Modernism (1970 - nay)


Công
Tòa nhà
trình tiêu
Portland,
biểu
Mỹ
(Michael
Graves,
1982)
[Nguồn:
https://chatt
erbox.typep
ad.com]
Quan Tính nhập nhằng trong KT của Venturi là bản tuyên ngôn, là công cụ
điểm thiết nhằm đã phá sự nghèo nàn cứng nhắc của KT Hiện đại theo phong cách
kế Quốc tế. Sau đó giúp KT Hậu hiện đại nở rộ, vạch ra con đường đa nghĩa,
nhiều ẩn dụ, tạo cho KT sự phong phú và mang tính nhân bản hơn.
Tên “xu Tân bản địa
hướng” (Neo-Vernacular) 1970– nay
Công Siêu thị trái
trình tiêu cây Yusuha
biểu ra, Nhật
Bản (Kengo
Kuma,
2010)
[Nguồn:
Takumi
Ota]
Quanđiểm Thiết kế kiến trúc với quan niệm vay mượn ngôn ngữ kiến trúc địa
thiết kế phương kết hợp với kỹ thuật xây dựng hiện đại
xiv

Tên “xu
Kiến trúc sinh khí hậu (1930-nay)
hướng”
Công Chochikuky
trình tiêu o, nhà sinh
biểu khí hậu đầu
tiên ở
Nhật, (năm
1928)
[Nguồn:
https://soran
ews24.com]
Quan KT không ngừng được biến đổi và hoàn thiện để thích nghi với khí hậu
điểm thiết khu vực mà nó tồn tại. Nên có thể nói các kiến trúc TT ở các địa
kế phương đã là các kiến trúc sinh khí hậu lịch sử, mà nay ta cần học hỏi.
Tên “xu Hiện đại mới
hướng” (New-Modernism) 1980 – nay
Công Nhà thờ
trình tiêu Nước, Nhật
biểu Bản, (Tadao
Ando,
1988)
[Nguồn:
http://www.
cgarchitect.
com]
Quan Về cơ bản vẫn là những nguyên tắc tạo hình của chủ nghĩa Công năng,
điểm thiết song có những sáng tạo riêng để khắc phục những khuyết điểm của kiến
kế trúc Hiện đại, ví dụ có chú ý đến “chất cảm” của công trình như khai
thác TT để thể hiện tính dân tộc, tính địa phương.
21  

xã hội thời nay; mà TT chính là đó.

Hơn nữa, người phương Đông có câu “lấy sử làm gương”, kỳ thực TT không
những là “gương”, mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần cấu thành nên hiện
thực. TT sẽ trở thành khuôn phép nội tại, là bối cảnh, là chỗ dựa cho mọi người vững
chân trong hiện tại; là nhân tố di truyền ADN thứ hai cho cả cộng đồng, cả xã hội.
Trong một chừng mực nào đó, TT đã trở thành “nếp nghĩ” qui định phương thức tư
duy, phương pháp hành vi, trình độ nhận thức của chúng ta. Chúng ta hôm nay đã
thẩm thấu một bản sắc dân tộc, nên mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi cách suy nghĩ
của ta đều phản phất tinh thần ấy. Nói cách khác, TT được tích luỹ, lắng đọng lâu dài
trong lịch sử, chuyển hoá thành vô thức và rồi trở thành thiên tính trong mỗi con
người hiện thực. Ví như là người Việt với tinh thần Việt sẽ tạo ra công trình Việt,
kiến trúc Việt.

Thật vậy, KT truyền thống là một minh chứng, đã khắc dấu ấn tâm tư, tính cách
hay ước nguyện của tổ tiên chúng ta, mà thật ra họ đâu có chủ đích làm như thế. Nên
KT là một trong những đối tượng mà TT gửi gắm lại dấu ấn của mình một cách
không khiên cưỡng nhất, đây chính là cuốn sách tốt nhất phản ánh trung thực và sống
động không những đời sống tâm tư của NTK mà cả cộng đồng, cả thời đại anh ta
đang sống. Nếu so với việc ghi chép lịch sử trong các sách vở, thường khó tránh sự
định hướng chính trị hay phục vụ cho một lợi ích nào đó, nên sẽ khó tránh sự gượng
ép hay sai lệch. Sẽ không quá khi xem TT là mật mã di truyền xã hội của cả cộng
đồng, mà NTK là một đại diện giải bày ra trong tác phẩm của mình.

Một minh chứng khác cho thấy diễn giải TT trong KTĐĐ là một phần tất yếu
trong quá trình tư duy thiết kế. Khi sự ảnh hưởng của KT Hiện đại (KTHĐ) vẫn còn,
ta cần xác định rằng diễn giải VHTT vào KTĐĐ là con đường phải đi, không thể né
tránh. Do ra đời trong bối cảnh thời Công nghiệp mới đang sôi sục, KTHĐ có những
biểu hiện “né tránh” TT cũng phù hợp với tinh thần của thời đại. Nay vì phương
châm quá thực dụng, nó đang mất dần vai trò chủ đạo của mình và đang phải đối mặt
với những vấn đề nan giải của chính nó. Lý do một phần do KTHĐ đã quyết liệt tách
22  

rời TT. Song không thể tách rời hiện đại với TT thành hai phân đoạn khác nhau, vì
TT là lịch sử, triệt để quyết liệt tách rời lịch sử là điều không thể. KTTT như một
loại hình lịch sử và thường được ví như một cuốn biên niên sử bằng vật liệu xây
dựng của dân tộc. Không kể lịch sử này đã có từ bao lâu và huy hoàng đến mấy, cuối
cùng nó vẫn là lịch sử. Cho rằng là lịch sử thì không phải là hiện thực, song không có
bất kỳ một hiện thực nào tự nhiên mà sinh ra, KT cũng vậy. Nó bắt nguồn từ lịch sử
mà phát triển và cũng theo thời gian trôi qua, bản thân nó cũng trở thành lịch sử.
Lịch sử và hiện thực như là một dòng chảy không đứt gãy.

Theo quan niệm tư duy ngôn ngữ, vì TT luôn tham gia vào quá trình thiết kế,
nên quá trình thiết kế đã bao hàm quá trình diễn giải TT. Thật vậy, TT là một cội
nguồn suy tư gần như sẵn có trong mỗi NTK, quá trình thiết kế là quá trình diễn giải
những suy tư này. Mỗi suy tư ở mỗi ngữ cảnh thời đại sẽ bị tác động, nên sản sinh ra
những quan niệm thiết kế khác nhau; mà thiết kế là một quá trình suy tư của NTK,
nên quan niệm thiết kế ảnh hưởng, nếu không muốn nói là quyết định, đến những
biểu hiện của sản phẩm đầu ra là KT. Vì thế tính chủ quan trong quá trình diễn giải
TT khá lớn; hỏi như những nhà theo chủ nghĩa lý tính thì như vậy có mang tính khoa
học không? Thật ra, diễn giải TT tức chúng ta đang đi tạo ra những phiên bản của TT
về hình thức hay nội dung hoặc cả hai. Đã gọi là phiên bản có nghĩa là không thể có
được cái TT thật sự, nguyên bản hay nguyên gốc; mà chỉ là những phiên bản cố gắng
gần “giống” hay “vượt” qua phiên bản gốc. Nhất là với những yêu cầu của thời đại
thì quá trình tạo nên những phiên bản này càng không dễ. Diễn giải sao để có thể
dung hoà cả hai: vừa là biện pháp chuyển tải được những giá trị của TT cần giữ gìn,
vừa là cách thức nhằm phát huy những giá trị ấy trong thực tiễn đương đại. Song để
có những phiên bản gần “giống” hay “vượt” qua phiên bản gốc; sự dung hoà này có
được hoà giải hay không, phụ thuộc khá nhiều vào tư duy thiết kế của NTK, mà tư
duy này lại bị ảnh hưởng, ràng buộc của hoàn cảnh, của thời đại. Mỗi thời đại sẽ có
cách nhìn nhận khác nhau, nên tính khách quan hay tính khoa học sẽ khác nhau; hơn
nữa tính dung hoà đó có được sự thừa nhận hay không, cũng khác nhau đối với mỗi
“độc giả” của mỗi thời đại.
23  

Với mỗi quan niệm thiết kế, sẽ có những cách nhìn nhận, tiếp cận TT khác nhau,
kết quả sẽ khác nhau; nên có những “xu hướng” khác nhau dù chung một tinh thần là
diễn giải TT, nhưng những biểu hiện diễn giải là khác nhau. Để hiểu rõ hơn những
biểu hiện, những quan niệm hay những tư tưởng về các “xu hướng” thiết kế KT
mang tính TT, ta cần xem xét nó trong tiến trình biến chuyển các hệ tư duy trải qua
các thời kỳ. Có vậy mới mong lý giải được những sự khác biệt trong một tinh thần
chung như thế.

1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI VHTT TRONG KIẾN TRÚC
1.2.1. Các phương thức tiếp cận văn hoá truyền thống

Với những cách nhìn nhận thế giới khác nhau, ắt hẳn sẽ có những hệ tư duy về
VH không giống nhau vì VH khác với thế giới tự nhiên – VH là sản phẩm của con
người. Những hệ tư duy với các nền VH khác nhau hoạt động trên những nguyên tắc
đặc thù riêng, có thể sơ lược như Bảng 1.2

Thật vậy, nếu thời tư duy Tiền hiện đại, VH chưa là một đề tài thời sự, mà đây là
thời Khai minh của văn minh sau thời gian dài mê muội sống trong “niềm tin” tôn
giáo; khi sang thời tư duy Hiện đại, VH được coi trọng hơn, song là VH của phương
Tây. Trong thời của hai nền tư duy này, VH phương Tây như Đại văn hoá có xu thế
thống trị toàn thế giới, mang tính độc tôn và có tính trung tâm hoá cao. Ở thế giới
này, nó được duy trì bởi các huyền thoại tạo nên từ Đại tự sự, chỉ có niềm tin duy
nhất được mang lại bởi nó thì đúng; khác thì sai, phải loại trừ. Ví như, chỉ có VH dân
tộc thống trị là đúng, còn VH dân tộc đại chúng, VH thiểu số phải được “khai hóa”
hoặc loại bỏ.

Sang thời tư duy Hậu hiện đại với quan niệm thế giới giờ đây là một tập hợp
những ngẫu nhiên, phân mảnh, xé nhỏ ra nhiều phần; con người chỉ là sinh thể bé
nhỏ. Trong thế giới ấy, nó chấp nhận cái hữu hạn hay nói khác đi sự trung tâm hoá
không còn nữa; có một sự chuyển hướng từ trung tâm ra vùng ngoại biên, như các
nhà Hậu hiện đại gọi đấy là quá trình phi trung tâm hóa. Chủ nghĩa Hậu hiện đại
iv

Bảng 1.2. Các hệ tư duy cùng những đặt trưng của nó

Hệ tư duy Tư duy Tiền hiện đại Tư duy Hiện đại Tư duy Hậu hiện đại

Quan niệm Văn minh (Phương Tây) Đại văn hoá Tiểu văn hoá

Khuynh Phi trung tâm, Ngoại


Trung tâm hoá
hướng biên
Hành động Đồng nhất hoá, Độc tôn (Văn hoá phương Tây) Hoà giải, liên văn hoá

Đặc trưng Tính chính thống, Đại tự sự Tính đại chúng, Tiểu
tự sự

Bảng 1.3. Quan niệm về TT và các ứng xử với TT tương ứng với các mô hình tư
duy

Tiền Hiện đại Hiện đại Hậu hiện đại Đương đại

Gồm giá trị và gồm những mối


Truyền Vật phẩm vật
Vật chất lạ vật chất và giá quan hệ/ những giá-
thống là chất
trị tinh thần trị-đương-đại
Tính biểu
Quan Sự cụ thể, quan Vẻ đẹp thuần Tính nhân văn, đời
tượng, tính
niệm sát được khiết thường
nhập nhằng
Loại trừ, chối
Thái độ “Lệ thuộc”, vay Trân trọng và Phản truyền thống,
bỏ hay né
Ứng xử mượn học hỏi TT Vượt truyền thống
tránh TT
Copy, mô phỏng, Cộng gộp, kết Phản mô phỏng, tích
Cú pháp Loại trừ
trích dẫn hợp, phức hợp hợp, vượt gộp
Mô hình
Hình thức luận Cấu trúc luận Hiện tượng luận
tư duy
24  

không những không phá huỷ nền VH dân tộc; mà ngược lại, còn cổ xuý cho sự phát
triển tính đa dạng của các nền VH, dù là nhỏ bé - là Tiểu tự sự. Giờ đây là thời đại
của tiểu văn hoá; với sự hoà giải, thay vì độc tôn, tạo nên những liên văn hoá.

Nhất là, trong thời toàn cầu hoá hiện nay, khi thế giới đang vượt lên trên mọi
giới hạn của dân tộc và biên giới quốc gia để tạo nên một cách nhìn đa nguyên về
cuộc sống, tạo nên một sự hoà trộn giữa các nền VH; thì lúc này bản sắc VH của mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia cần được “bàn” nhiều hơn. Làm sao trong cái liên VH đó, các
tiểu VH được hoà nhập mà không hoà tan. Câu trả lời thường là giữ gìn bản sắc dân
tộc hay là khai thác VHTT. Song mọi người thường hay quy kết giữ gìn hay khai
thác VHTT là quay về với “cái cũ”. Nên một câu hỏi nữa được đặt ra, làm sao vừa
giữ được bản sắc VH của dân tộc vừa theo kịp đà phát triển của nhân loại. Để trả lời
những câu hỏi này trước hết chúng ta cần có cái nhìn bao quát hơn về VHTT đã được
“ứng xử” như thế nào trong các hệ tư duy theo tiến trình phát triển và chuyển hoá
của nó; để từ đó có được những nhận định cũng như lý giải và định hướng.

Nhìn lại quá trình chuyển hoá các hệ tư duy, ta thấy có một chiều hướng nhìn
nhận thế giới quan đi từ thế đơn đến đa chiều kích, từ sự độc tôn của quá trình trung
tâm hoá đến sự hoà giải của quá trình phi trung tâm rồi sang ngoại vi hoá; hay là sự
chuyển biến từ đơn nguyên qua nhị nguyên rồi đa nguyên.

Thật vậy, có thể nói tư duy Tiền hiện đại và Hiện đại là hệ tư duy đòi hỏi tính rõ
rành, mạch lạc, thuần khiết, chính xác cao; nên nhìn nhận thế giới quan qua những sự
vật có hình dáng có thể quan sát, sờ nắm được; tức theo mô hình tư duy Hình thức
luận. Với hệ tư duy này, tính logic của nền KHTN - một công cụ đắc lực của chiến
lược hiện đại hoá thời công nghiệp, là độc tôn. Nên VHTT trong thời này phải là
những gì cụ thể và hợp lý; đó chủ yếu là những vật phẩm vật chất quý báu của
VHTT. Những vật phẩm vật chất này được xem như là những vật trang sức, những
món đồ cổ. Tuy nhiên, trong thế giới quan mà sự thuần khiết, tính đơn nguyên được
đề cao thì sự khác biệt không được chấp nhận, nên VHTT thường bị loại trừ hơn là
được giữ gìn khai thác. Một khi thế giới với chuẩn mực là vật chất ấy phát triển đến
25  

mức rơi vào sự khủng hoảng, mà lịch sử đẫm máu của các cuộc chiến tranh, sự
nghèo đói, và sự tàn phá môi sinh... là minh chứng. Càng ngày con người càng nhận
ra rằng lý trí và sự tinh khôn của họ không mang lại hạnh phúc như mong mỏi, họ
cảm thấy thất vọng, thấy “trống thiếu” và đi tìm một “chân trời mới”. Lúc này sự
thống trị của KHTN, bị lung lây; KHXHNV dù đã có từ lâu, nay dần được công nhận
và được tôn vinh như một môn KH thực sự.

Khoa học xã hội và nhân văn như một cán cân tạo, thế cân bằng với Khoa học tự
nhiên, lấp đầy khoảng “trống thiếu” ấy, đem tới những “ý nghĩa” cho phần “người”
hơn so với phần “con” sinh học trước đây. Nếu trước đây KHTN đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi: “Cái gì đang tồn tại?”, thì nay KHXHNV trả lời câu hỏi: “Sự tồn tại là
cái gì?”; nói như các nhà Cấu trúc luận, tìm ý nghĩa “cái được biểu đạt” cho “cái
biểu đạt”, hay tìm phần “hồn” cho phần “xác”. Bước chuyển biến này xảy ra vào
khoảng những năm 1950, đánh dấu sự thay đổi mô hình tư duy từ Hình thức luận
sang Cấu trúc luận. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến sự nhìn nhận thế giới
quan nói chung và tới những “ứng xử” với VHTT nói riêng. Nếu trước kia, VHTT
được nhìn nhận với những giá trị vật chất là chính, thì nay VHTT được quan tâm cả
giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần, tức VHTT được nhìn nhận với tính nhị nguyên
của nó. VHTT bắt đầu có “tiếng nói”, mọi người đi tìm hiểu những thông điệp mà
cha ông nhắn nhủ. Nên khai thác VHTT trong thời này là khai thác cả sự biểu trưng,
cái ẩn ý tiềm tàng sau cái vật chất bề mặt kia.

Tuy nhiên sang những năm 1970, chủ nghĩa Cấu trúc lại vấp phải một phản
kháng khác. Họ cho rằng mô hình tư duy Cấu trúc luận vẫn không đưa ra được câu
trả lời thoả đáng cho những bí mật và những vấn đề phức tạp của đời sống hiện đại.
Thực tiễn phức tạp và không có những giải đáp đơn giản, cứng nhắc theo đường lối
của thuyết nhị nguyên trong chủ nghĩa này. Sẽ không có một con đường nào chung
cho tất cả mọi người, khi con người đi tìm sự thật và ý nghĩa của riêng mình. Khi sự
thật hay ý nghĩa tuỳ thuộc vào từng xã hội hay là thước đo của mỗi nền VH cấu tạo
nên, thì con người thời Hậu hiện đại trở thành “quyền uy” do chính mình và chỉ chấp
26  

nhận những gì do chính mình trải nghiệm. Lúc này học thuyết Hiện tượng luận trở
thành mô hình tư duy cho thời đại, nó đánh bại những lời tuyên bố to tát của các học
thuyết thường được gọi là Đại tự sự trước đây. Nếu trước đây là thời của các nền đại
VH, thì nay là thời của các tiểu VH, liên VH, Tiểu tự sự. Chủ nghĩa Hậu hiện đại lại
bước hẳn sang một ngã rẽ khác trong quá trình quan sát và tạo nghĩa, một quá trình
đang dần rời xa khái niệm cái biểu đạt và cái được biểu đạt của chủ nghĩa Cấu trúc
luận, để tập trung xây dựng một cách diễn đạt ý nghĩa mới về thế giới và vũ trụ.

Các nhà Hậu hiện đại đã vay mượn những ngôn từ cũng như những cú pháp từ
giải trình ngôn ngữ (discourse) của Foucault để diễn giải cho mô hình tư duy thời kỳ
này. Vì thế, người ta cho rằng sự dịch chuyển này là bước ngoặt ngôn ngữ và nó
cũng thể hiện tư duy ngôn ngữ của thời này khi so với tư duy hình ảnh của các thời
trước. Bước chuyển này còn thể hiện sự chuyển đổi từ mô hình tư duy logic sang mô
hình tư duy đối thoại, nên đặc trưng khai thác VH thời kỳ này là sự hoà giải, dung
hợp phức tạp giữa các mục tiêu: bảo tồn, kế thừa, khai thác, phát huy,... Tức sẽ
không là “loại trừ” hay “ôm ấp” cái vật chất VHTT của thời theo mô hình tư duy
Hình thức luận; cũng sẽ không là một sự cộng gộp, kết hợp khá đơn giản hay cao
hơn là phức hợp khi khai thác giá trị vật chất và tinh thần của VHTT của thời theo tư
duy Cấu trúc luận; mà là sự tích hợp, vượt gộp các giá trị của VHTT cùng dung hoà
với các giá trị cần có của thời đương đại – một sự đa nguyên. Song sự tích hợp này
sẽ không có một học thuyết Đại tự sự nào chỉ đường dẫn lối, mà sẽ bị chi phối bởi
các Tiểu tự sự tuỳ vào từng bối cảnh, từng điều kiện. Hơn nữa, với các tự sự nàycủa
thời Hậu hiện đại quan niệm về VH là các tiểu văn hoá, các văn hoá này sẽ kết nối
thành các liên văn hoá thì nguy cơ về sự rối loạn là khó tránh khỏi. Nếu dùng mô
hình tư duy Hiện tượng luận như là một “đại tự sự” 3 hầu mong có được sự thống
nhất, sự hệ thống, sự hợp lý tương đối hay nói như các nhà ngôn ngữ học là sự “thoả
thuận” tạm thời.
                                                                                                                       
3
Chữ “đại tự sự” ở đây được đặt trong ngoặt đơn, ý muốn nói thời Hậu hiện đại không có học thuyết nào là
đại tự sự tuyệt đối để dẫn đường chỉ lối. NCS chọn học  thuyết Hiện tượng luận làm “đại tự sự” có tính tương
đối vì nó đặc trưng nhất và bao trùm các tiểu tự sự khác đương thời; và bản chất của nó vẫn là hướng về các
tiểu tự sự, đây cũng là mô hình tư duy của thời Hậu hiện đại này.
27  

Đến đây ta đã có một cái nhìn khá hệ thống (bảng 1.3), các quan niệm về văn
hoá qua các hệ tư duy Tiền hiện đại, Hiện đại và Hậu hiện đại; từ đó nhận ra các
cách “ứng xử” đối với VHTT qua các hệ tư duy đó, tương ứng với những mô hình tư
duy đặc trưng của nó: Hình thức luận, Cấu trúc luận và Hiện tượng luận.

1.2.2. Ba phương thức diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc

Sẽ không khiên cưỡng khi cho rằng KT là một văn bản VH, phản ánh một cách
chân thật tinh thần thời đại mà nó hiện sinh, nó ghi dấu ấn cả những biến chuyển của
những hệ tư duy qua từng thời. Từ những nhìn nhận về các ứng xử đối với VHTT
theo tiến trình biến chuyển các hệ tư duy như trên, ta phần nào thấy VHTT được diễn
giải trong KT tương ứng qua các thời kỳ ấy. Từ đây, có thể định dạng và phân loại
các lối diễn giải4 TT thành các tên đặt theo các mô hình tư duy: diễn giải Hình thức;
diễn giải Cấu trúc và diễn giải Hiện tượng. Thực ra ba phương thức này có thể
không phải diễn ra lần lượt theo tiến trình thời gian, mà song song cùng diễn ra hay
thậm chí chồng chéo nhau; các “xu hướng” KT thậm chí xảy ra thời này nhưng lại
theo phương thức của thời khác (bảng 1.4). Điều này cũng dễ hiểu, nó thể hiện sự tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh, theo điệu kiện, có thể tạo nên sự vượt trội hay tụt hậu.

1.2.2.1. Diễn giải Hình thức

Với lối tư duy Hình thức luận qua hình ảnh, hình thức; kiến trúc chạy theo kiểu
hình học, tính hình tượng phục vụ cho cái đẹp qua thị giác là chính. Ở đây thế giới
quan là thế giới bề mặt, được nhìn và biết qua chính sự vật; nên thiết kế kiến trúc là
quá trình tạo dựng hình khối, không gian sử dụng, vẻ đẹp bề ngoài (Hình 1.2a). Sự
diễn giải kiến trúc thời kỳ này gọi là diễn giải Hình thức.

Tư duy thời kỳ này nặng về tính logic, thống nhất hoá cổ xuý cho quan hệ loại
trừ và vẻ đẹp thuần khiết. Những gì khác, lạ như VHTT, văn hoá dân gian sẽ có hai
hướng đi, hai thái độ ứng xử trái ngược nhau: một là chiều hướng sao chép coi

                                                                                                                       
4
Từ đây NCS dùng từ diễn giải TT cho cả ba thương thức, có nghĩa NCS đang dùng tư duy ngôn ngữ -
phương thức tư duy đương đại, để nhìn nhận các ứng xử với TT vào trong KT từ cuối thế kỷ 19 đến nay.
iv

Bảng 1.4. Bảng các xu hướng kiến trúc tương ứng với các mô hình tư duy
xv

Hình 1.2 Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Hình thức

a. Phương án cung Quốc xã và cung VH b. Công trình Seagram theo phong cách
Lenin (1937) [Nguồn: Quốc tế, New York (1958)
http://www.arthurchandler.com] [Nguồn: http://vikepicx.pw]
Với lối tư duy Hình thức luận, KT phục vụ cho cái đẹp qua thị giác là chính. Có hai
thái độ ứng xử với VHTT: một là chiều hướng sao chép coi VHTT như là những vật
phẩm trang trí; hai là chiều hướng loại trừ chạy theo vẻ đẹp thuần khiết – phi TT.

Hình 1.3 Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Cấu trúc

a. Toà nhà Sony, New York City, b. Nhà Vanna Venturi, Philadelphia, 1964
1984 [Nguồn:
[Nguồn:https://www.dezeen.com] https://www.architecturaldigest.com]
Theo lối diễn giải Cấu trúc thể hiện cái đẹp không chỉ để nhìn ngắm nhìn, mà
cái-đẹp-có-nghĩa - trong đó VHTT là vật liệu tạo nhiều chất “cảm” nhất.
28  

VHTT như là những vật phẩm trang trí; hai là chiều hướng loại trừ chạy theo vẻ đẹp
thuần khiết – phi truyền thống. Song đầu thế kỷ 20, chiều hướng thứ hai chiếm ưu
thế hơn, thể hiện tinh thần “khai sáng” của thời đại.

Điển hình là kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại
những ảnh hưởng của kiến trúc quá khứ từ cuối thế kỉ 19. Kiến trúc Cổ điển nay
không còn đủ sức sống - vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào quá khứ, không phản
ảnh trung thực bối cảnh của thời đại công nghiệp. Nó trở thành vật cản, vì trói buộc
con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí
diêm dúa và vô nghĩa. Đầu thế kỉ 20, xu hướng phong cách Quốc tế (hình1.2b) là
minh chứng tiêu biểu phản ảnh tinh thần thiết kế phi truyền thống thời đại mới này.

Kết quả là hình ảnh các công trình KT như những khối hộp hình học lạnh lùng.
Thậm chí, nói theo tư duy ngôn ngữ thì đây là KT “câm”. Với sự loại trừ đơn giản
như thế, đã khiến cho KT rơi vào tình huống của một vật thể “đơn nghĩa” và đó
không phải là những phương thức mà KT truyền thống đã từng thực hiện. Vẻ đẹp phi
TT như vậy chẳng diễn giải được điều gì khác ngoài chính nó – đây là sự diễn giải
VHTT theo lối diễn giải Hình thức.

Đáng chú ý là xu hướng KT này có sức ảnh hưởng không hề nhỏ, có thể nói là
toàn cầu và tác hại là hình ảnh KT giống nhau ở khắp nơi. KT Hàn Quốc cũng giống
như kiến trúc New York, hay tương tự KT ở Dubai,... ở đâu cũng là những hộp kính
mà không thể phân biệt được bản sắc KT của mỗi quốc gia. Hơn nữa, không thể phủ
nhận sức sống của xu hướng này, nó không hề chết như mọi người lầm tưởng. Vì tư
duy logic là trợ thủ đắc lực cho mô hình Hình thức luận này, đây cũng là tư duy của
KHTN. Nếu hiểu như vậy thì không có gì phải ngạc nhiên, vì đến khi nào tư duy
logic và nền KHTN vẫn tồn tại thì KT theo tinh thần Hiện đại cũng sẽ vẫn còn tồn
tại. Có chăng nó sẽ chuyển hoá cho thích ứng hơn, cộng thêm vào thay vì loại trừ,
KT Hiện đại mới chính là một minh chứng.

1.2.2.2. Diễn giải Cấu trúc


29  

Song vào những năm 1950 con người cảm thấy ngột ngạt trong hệ tư duy lý tính,
biểu hiện rõ khi ở trong những căn nhà hình hộp, đi đâu cũng bắt gặp những mảng bê
tông khô khan hay kính lạnh lùng. Họ cảm thấy cần có điều gì đó mang tính “cảm”
hơn, nhằm hạ bớt tính “lý”; họ nhận thấy không chỉ tìm những gì nằm ở bề mặt, mà
còn nằm ở bề sâu hơn và chủ nghĩa Cấu trúc đã giúp họ. Cấu trúc là một thứ rất vô
hình, nhưng bằng cấu trúc đó, thế cân bằng sẽ được tạo lập, tính tổng thể được tìm
thấy. Thật vậy, theo Cấu trúc luận, chủ nghĩa có nguồn gốc từ các lý thuyết của nhà
ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure - cái-biểu-đạt (hình thức của ký hiệu) được xem
rằng sẽ dẫn dắt trực tiếp về cái-được-biểu-đạt (nội dung của ký hiệu), sự kết nối đó
truyền tải toàn bộ suy nghĩ với trung tâm là lời nói [95, tr.1]. Tức, theo mô hình tư
duy này, mọi vật đều có cái tổng thể gồm một mặt là cái-biểu-đạt tương ứng với mặt
kia là cái-được-biểu-đạt; trong KT, đó là hình thức và nội dung; hay theo các nhà nhị
nguyên nói đơn giản là vật chất và tinh thần.

Mặt khác, chủ nghĩa Cấu trúc trong kiến trúc mà Louis Kahn là đại diện lớn nhất,
với biện pháp tổ hợp không gian kiến trúc theo chức năng: không gian chính cho sử
dung và những không gian phụ thuộc (kho, wc, cầu thang, các đường ống kỹ
thuật…). Biện pháp tổ hợp này đã tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ khác biệt rất
nhiều so với những khối nhà hình hộp bằng bê tông cốt thép, kính và thép hình vốn
đang rất thịnh hành. Vì thế, thuật ngữ Cấu trúc luận trong kiến trúc bao gồm hai lối
tư duy: tư duy ngôn ngữ - nhằm diễn đạt ý nghĩa (thiên về nội dung) và tư duy hình
thức - nhằm diễn đạt phong cách (thiên về hình thức). Tuy nhiên, những lập luận
trong luận án này sẽ tập trung vào Cấu trúc luận theo lối tư duy ngôn ngữ (Ký hiệu
học) để giải thích về mối quan hệ giữa cái-biểu-đạt và cái-được-biểu-đạt; mà không
phải là những hình ảnh của kiến trúc theo lối tư duy hình thức.

VHTT trong thời này không nằm ngoài quy luật đó, gồm giá trị vật chất và giá
trị tinh thần. Kế thừa VHTT vào KT là diễn giải cả hai giá trị này – đây là sự diễn
giải truyền thống theo lối diễn giải Cấu trúc. Thực tiễn diễn ra có hai cấp độ: vào
thời kỳ đầu là một sự cộng gộp, kết hợp còn đơn giản “hoặc cái này, hoặc cái kia”; ở
30  

thời kỳ sau mức độ cao hơn thể hiện ở sự phức hợp “vừa là cái này, vừa là cái kia”.
Điều này sẽ được lý giải nếu nhìn vào trục thời gian và đối chiếu thì hai mức độ này
nằm ở hai hệ tư duy khác nhau: mức độ đầu thuộc hệ tư duy Hiện đại, mức độ sau đã
sang hệ tư duy Hậu hiện đại (Bảng 1.4). Thật vậy, thời kỳ đầu những năm 1950, khi
vẫn còn ở thời tư duy Hiện đại với cái nhìn thực chứng logic, dù đã được chủ nghĩa
Cấu trúc dẫn dắt song sự diễn giải VHTT mới chỉ là sự cộng gộp kiểu chiết trung;
nói dễ hiểu VHTT được sao chép “cắt dán” vào công trình đương thời. Diễn giải hơn
chút là sự kết hợp giữa hình thức cũ với vật liệu, kết cấu mới. Các trào lưu dân tộc
Bắc Âu, dân tộc Mỹ Latinh, kiến trúc Hậu hiện đại (Hình 1.3a) là đại diện, đã thể
hiện được tinh thần của chủ nghĩa Cấu trúc khi diễn giải kết hợp cả hình thức và nội
dung của VHTT vào kiến trúc mới.

Sang thời kỳ sau vào những năm 1960 - thời tư duy Hậu hiện đại, diễn giải
VHTT theo phương thức Cấu trúc luận được dẫn đường thêm bởi các học thuyết
như ký hiệu học, tính biểu tượng, tính nhập nhằng hay sự cộng sinh văn hoá trong
KT. Nên diễn giải VHTT là sự phức hợp nhuần nhuyễn hơn cả hai giá trị tinh thần
lẫn vật chất. Phức hợp bằng cách điệu, ẩn dụ, tượng trưng hay cài mã (Hình 1.3b).

Kiến trúc nay được nhìn nhận như một hệ thống ký hiệu hay biểu tượng VH -
một hệ thống giao tế phi ngôn từ. KT bắt đầu có “tiếng nói”, khác KT “câm” theo lối
diễn giải Hình thức. Nhìn chung sự diễn giải VHTT theo lối diễn giải Cấu trúc thể
hiện cái đẹp không chỉ để nhìn ngắm nhìn, mà cái-đẹp-có-nghĩa về cộng đồng xã
hội, về VH, về môi sinh mà con người đang sống. Tức cái đẹp cần được cảm nhận
bằng cả tư duy và tình cảm; trong đó VHTT là vật liệu tạo nhiều chất “cảm” nhất.

1.2.2.3. Diễn giải Hiện tượng

Những năm 1970 khi sang hẳn hệ tư duy Hậu hiện đại, “tiếng nói” của KT nói
chung và sự diễn giải VHTT trong KT nói riêng gợi mở, đa dạng hơn. Đặc biệt, lúc
này trong KT, diễn đạt rõ rệt cái được biểu đạt tức là giết nó; một công trình càng
gợi nên nhiều ẩn dụ thì càng có sức hấp dẫn. Công trình KT không phải là tác phẩm
31  

đã được “kết thúc” như thời tư duy Tiền hay Hiện đại; mà nay tác phẩm KT như
đang trong một hành trình trình diễn, nên chuộng phương thức đa kết hay kết mở.
Nay không nhất thiết phải tả thực lại hình ảnh KTTT với các chi tiết công trình cụ
thể; mà màn diễn có thể có nhiều lối diễn tuỳ vào tình huống thiết kế, bối cảnh không
gian và thời gian, miễn sao gợi lên được cái chất, cái thần của VHTT – đây là lối
diễn giải Hiện tượng.

Nếu KT thời tư duy Hiện đại với sự dẫn lối của Cấu trúc luận thể hiện sự kết
hợp giữa hình thức và nội dung tạo nên hình thái kiến trúc vừa hợp lý vừa hợp tình;
xa hơn, thời tư duy Tiền hiện đại với Hình Thức luận, khi cái lý quyết định tất cả,
thì KT chỉ đơn nghĩa với yếu tố hình thức vật lý của nó; sang kiến trúc thời tư duy
Hậu hiện đại với thuyết Hiện tượng luận là sự tích hợp nhiều chiều kích, nhiều mối
quan hệ tương tác. Đến đây cả cái lý cả cái tình vẫn chưa đủ, mà còn hợp pháp/thời.

Tuy vậy vẫn còn khá nhiều mơ hồ về hệ tư duy Hậu hiện đại này. Có khá nhiều
những lý giải về nó, cũng như những lý thuyết nghiên cứu nó hay tìm ra một chuẩn
mực cho nó, nhưng hầu như chưa dừng được. Nói một cách dễ hiểu, hệ tư duy Hậu
hiện đại tạo ra những cú sốc về nhận thức, phản biện cho hệ tư duy Hiện đại; không
phải là cú sốc của cái mới. Dẫn chứng hai quan niệm sốc về sự diễn giải TT trong
KT: phản truyền thống và vượt truyền thống; thay vì nâng niu hay bảo vệ truyền
thống theo những quan niệm trước đây.

+ Quan niệm phản truyền thống được dẫn đường bởi học thuyết Giải cấu trúc

Không thể chối bỏ Hậu hiện đại là giai đoạn tiếp nối thời kỳ Hiện đại, hẳn nó sẽ
kế thừa các thành quả trước đó. Việc kế thừa có thể là kế thừa hoàn toàn kiểu mô
phỏng nguyên xi, có thể là kế thừa từng phần, hay có thể là kế thừa như một hình
thức phê phán loại bỏ. Để có màu sắc riêng, để tạo nên những tiền đề mới, tư duy
Hậu hiện đại đã chọn kiểu cuối cùng: kiểu kế thừa loại bỏ. Vì thế nó trở nên khiêu
khích và ồn ào, bởi sự tiếp nối kiểu phản biện những khiếm khuyết của Hiện đại
bằng các đặc điểm trái ngược, mà đầu tiên là quan niệm Giải cấu trúc
32  

(Deconstruction).

Giải cấu trúc không phải là phá vỡ cấu trúc, mà là vượt ra khỏi các cấu trúc hay
các tổ chức lưỡng phân nói chung, sự đối lập nói riêng. Nó nhằm vượt thoát khỏi các
loại đối lập “ý niệm” cứng nhắc của cấu trúc luận kiểu cái biểu đạt/ cái được biểu
đạt, vật chất/ tinh thần, quá khứ/ hiện tại v.v. Và không cho rằng ở các ý niệm đó có
sự dị biệt giữa cái này với cái kia, mà mỗi một cái đều lưu giữ các “dấu vết” của cái
“đối lập” nó. Nói theo thuyết Âm dương: trong âm có dương, trong dương có âm,
hay có thể nói trong cặp đối lập TT/ hiện đại thì trong TT có hiện đại, trong hiện đại
có TT; và khi nói về các cặp đối lập bao giờ cũng có một cực chiếm vị thế hơn cực
kia, ví dụ nam hơn nữ, trắng hơn đen, dương hơn âm, hiện đại hơn TT.

Hơn nữa, Giải cấu trúc theo tinh thần của Jacques Derrida (1930 – 2004) là phê
phán các kiểu đối lập nhị phân này, song ông không nhằm thay thế các vị trí của
chúng mà ông phá huỷ, thủ tiêu mâu thuẫn của chúng bằng cách điều chỉnh mối quan
hệ giữa chúng. Nên Giải cấu trúc không ủng hộ “hiện đại” hơn “truyền thống” hay
ngược lại, mà quan tâm tới mối quan hệ giữa chúng và tìm cách hoà giải chúng cùng
sống chung.

Mặt khác, Giải cấu trúc không phải là sự phá huỷ, mà là quá trình giải trung tâm
hoá hay phi trung tâm hoá thay cho tập trung hoá. Nếu quá trình tập trung hoá là quá
trình đồng nhất hoá mong tạo được thế độc tôn của đại tự sự, ví như đại văn hoá đều
dựa trên quan niệm mô phỏng, mà KT Hiện đại với biểu hiện là những căn nhà hình
hộp kính giống nhau là minh chứng; thì quá trình giải trung tâm là quá trình phân rã,
phân mảnh lập thành các thế đa trị, nên các nền văn hoá nhỏ giờ có tiếng nói của
mình. Ở đây cái khác, cái dị biệt không còn bị loại trừ, thì nguyên tắc mô phỏng
chuyển thành phản mô phỏng. Nếu sự diễn giải TT trước đây là mô phỏng TT thì nay
là phản mô phỏng TT hay là phản truyền thống. Phản TT để tạo nên sự khác biệt
nhưng vẫn là TT. Để vẫn là TT, theo xu hướng phân rã, phân mảnh ta cần phải giải
TT thành những mảng; khi đó ta có thể có cơ hội phát hiện, hiểu và hiểu cả những
nghĩa-bỏ-sót, để có những cơ sở hơn cho sự diễn giải TT đúng chất TT. Vì vậy, giờ
33  

đây cả sự đồng nhất hoá của cái biểu đạt và cái được biểu đạt không còn được tin
tưởng như thời Cấu trúc luận.

Thế nên, nguyên tắc Giải cấu trúc nhắm vào hai mục tiêu cũng tương ứng với
hai thao tác: thứ nhất, khám phá mâu thuẫn trong cấu trúc hay sự vật; thứ hai, phát
hiện nghĩa-bỏ-sót bị đóng kín trong đó. Các thao tác này nhắc ta nhớ tới câu nói của
Kenzo Tange, một kiến trúc sư lỗi lạc người Nhật: "TT kiến trúc dân tộc là một vòng
đá đeo cổ quý giá, nhưng chúng ta phải biết phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và
ghép chúng lại dưới dạng mới" [21]. Ông là người đầu tiên kiên quyết chống lại
quan điểm mô phỏng TT, nguyên lý phản TT của ông là minh chứng.

Phong trào Chuyển hoá luận ở Nhật diễn ra từ những năm 1960, song đã thể
hiện tinh thần Giải cấu trúc của những năm 1980 - một sự vượt trội đáng ngưỡng mộ.
Nguyên tắc của xu hướng là không xây dựng vì một sự vĩnh cửu, do người Nhật Bản
có quan niệm riêng về việc gìn giữ TT không câu nệ vào tính nguyên bản cũng như
tính vĩnh cửu. Mà công trình phải thể hiện được tinh thần nghệ thuật TT Nhật với các
đặc trưng về tính trống trải, tính chưa hoàn thiện, tính ẩn lánh, xu hướng ước lệ và ẩn
dụ. Nên dù những công trình kiến trúc Nhật theo xu hướng này tuy có dáng vẻ rất
hiện đại, nhưng vẫn được công nhận là rất Nhật. (Hình 1.4a)

+ Quan niệm vượt truyền thống với học thuyết Tái cấu trúc

Giải cấu trúc nói chung, giải TT nói riêng là quá trình khám phá các mâu thuẫn
trong cấu trúc của nó; thứ đến là phát hiện những nghĩa-bỏ-sót bị đóng kín trong đó.
Song quá trình này chưa kết thúc vì mục đích cuối không phải chỉ để biết/ hiểu mà là
hành động, là diễn giải TT nên chúng ta cần “ghép chúng lại dưới dạng mới" tức tái
cấu trúc. Những dữ liệu thu tập ở những giai đoạn trước sẽ là cơ sở, hay như Kenzo
Tange nói là “chất xúc tác” cho sự tái cấu trúc này. Trào lưu Tân bản địa phần nào
phản ánh được quan niệm và tinh thần trên: không sao chép cấu trúc TT một cách
cứng nhắc, mà diễn giải bản chất nguồn gốc của TT, lưu giữ những mỹ cảm TT trong
công trình hiện đại (Hình 1.4b). Đây là những cách nhìn tân tiến, gợi mở về TT.
xvi

Hình 1.4 Hình minh hoạ công trình theo lối diễn giải Hiện tượng
a. Toà nhà Fuji TV, KTS Kenzo
Tange, Nhật Bản,
Công trình theo xu hướng Phản
truyền thống, tuy có dáng vẻ hiện
đại, nhưng vẫn được công nhận là
rất Nhật; do vẫn thể hiện được
tinh thần nghệ thuật TT Nhật với
các đặc trưng về tính trống trải,

[Nguồn: https://www.flickr.com] tính chưa hoàn thiện, tính ẩn lánh,


xu hướng ước lệ và ẩn dụ.
b. Bảo tàng Yusuhara, Nhật,
Kengo Kuma, 2010,
Quan niệm Vượt truyền thống:
không sao chép cấu trúc TT một
cách cứng nhắc, mà diễn giải
bản chất nguồn gốc của TT, lưu
giữ những mỹ cảm TT trong
công trình hiện đại - cách nhìn
[Nguồn: http://www.ikuku.cn]
tân tiến, gợi mở về TT
c. Ngôi đền Nước, KTS Tadao
Ando, đảo Awaji, Nhật (1991)
Với quan niện vượt gộp tạo liên
văn bản “hiện đại – truyền
thống” với đa tầng ý nghĩa,
không phân biệt được đâu là TT
đâu là hiện đại, không tách bạch
được đâu là giá trị vật chất hay
[Nguồn: https://thecarboncoast.com] giá trị tinh thần.
34  

Hơn nữa, mục đích là làm thế nào để vượt truyền thống. Điều này không có
nghĩa là chúng ta phủ nhận hay phản đối TT; mà rằng không nên ôm khư khư TT,
lặp lại nguyên bản, vì sợ rằng sẽ mất nó, hay cất giữ và chỉ đeo như “chiếc vòng đá
quý” như vật trang trí bề ngoài. Cái chúng ta cần làm là “phá vỡ” TT để hiểu được
nó, để có cơ sở làm tiền đề cho sự phát huy những ưu tú của TT, rồi “ghép lại” dưới
những dạng mới hợp thời có giá trị mới, có sắc thái mới, phản ánh đúng tính thời đại.
Có thế, TT trở nên phong phú, có sức sống mới và có cơ hội tạo nên một truyền
thống mới. Vậy, bản chất “đá quý” vẫn được lưu truyền, như bản sắc, như tính dân
tộc, vẫn như một mạch ngầm không ngừng chảy; và nền KTĐĐ sẽ luôn hướng về
phía trước.

+ Quan niện vượt gộp tạo liên văn bản “hiện đại – truyền thống”

Giờ đây với Giải cấu trúc, thế giới là phi trung tâm, đa trị, đa chiều kích, đa
VH... hay là tiểu trung tâm, tiểu VH, tiểu văn bản,... một thế giới đa dạng phức tạp và
không tĩnh, song thế mới đúng hiện thực của cuộc sống với những gì đang diễn ra.
Tất cả cùng tồn tại, cùng sống chung, cùng tương tác; song không phải tạo nên một
tổng thể thống nhất, một cấu trúc vững bền như đại trung tâm, đại VH, siêu VH...
theo tiêu chí của Cấu trúc luận; mà tạo nên các liên VH, liên văn bản.

Nói cách khác, sự vật xuất hiện không nhất thiết phải theo quy luật bất biến của
thế giới cơ khí theo Cấu trúc luận; mà theo lối tương quan giữa sự vật và bối cảnh.
Thật vậy, ta có thể nói chân lý của sự vật hay hiện tượng không phải là một, mà xác
định bởi các mối tương quan của nó. Đối với tư duy Hậu hiện đại, mọi sự thật vĩnh
hằng và trường cửu sẽ biến mất, mang theo đó những quy định, quy luật về cái biểu
đạt và cái được biểu đạt cũng thay đổi. Nếu trước đây quá trình tạo nghĩa từ sự tương
quan giữa hai mặt này; thì nay quá trình này được tạo nên không chỉ từ các mối
tương quan giữa chúng; mà còn chịu lệ thuộc vào những bối cảnh khác nhau của
chúng. Thế nên với sự quan sát theo lối Hình thức luận hay Cấu trúc luận sẽ không
nhận ra được ý nghĩa này, vì họ chỉ nhìn vào sự tương đồng để tìm đến sự thống
nhất, trật tự và hệ thống; mà họ quên đi những điểm khác biệt. Trái lại những nhà
35  

Hiện tượng học trong quá trình tạo nghĩa lại đi tìm sự khác biệt giữa sự vật hiện
tượng và những gì bao phủ quanh nó trong sự so sánh và đối chiếu, hơn là chính nó.
Với cách nhìn Hiện tượng luận này mong hiểu được các hiện tượng đa dạng và phức
tạp từ sự phản hay vượt TT trên. Có thế, truyền-thống-mới hẳn sẽ được tạo lập.

Đồng thời với Giải cấu trúc, thế giới giờ đây là tiểu trung tâm, tiểu VH,... một
thế giới động, khá bất định và luôn có khuynh hướng tạo nên những liên VH, liên
văn bản....Thế giới nay không còn thế độc tôn của một siêu trung tâm, đại VH với
mối quan hệ đồng hoá hay loại trừ; thế giới không còn là một hệ thống nhất, trật tự
bởi sự rạch ròi phân định thành hai cực bởi quan hệ cạnh tranh. Bởi thế giới trước
đây được vận hành theo quy luật Logic học chỉ chấp nhận những cái hợp lý, không
chấp nhận những “cái khác”. Nay các liên VH, liên văn bản này sẽ vận hành theo các
quy luật dựa trên sự đối thoại thoả thuận các bên cùng “có lợi”. Tái cấu trúc theo thế
đối thoại dung hoà luôn tạo nên tính động cho các sự vật hiện tượng.

Thế Tái cấu trúc là một sự tích hợp theo tư duy đối thoại và hoà giải. Vậy tái
truyền thống hay tái diễn TT vào đương thời nói chung, vào KTĐĐ nói riêng là một
sự tích hợp TT và hiện đại thành các liên TT – hiện đại dựa theo tiêu chí đối thoại và
hoà giải, thay vì loại trừ hay đồng hoá nhau như các thời trước. Tức TT và hiện đại
hay xa hơn tính bản địa và tính quốc tế sẽ cùng “sống chung” và tư duy đối thoại sẽ
là công cụ hoà giải chúng. Hơn nữa, với sự đa dạng và phức tạp của tư duy thời Hậu
hiện đại hiện nay, sự tái cấu trúc này không chỉ là hoà giải hai cực TT và hiện đại
hay VH và văn minh, mà còn nhiều cực khác như: môi sinh, năng lượng, kinh tế,
chính trị, ... tất cả đều cần phải tích hợp sao cho “thuận hoà”. Vậy diễn giải TT theo
hướng tích hợp hẳn sẽ tạo những điều phong phú hơn cho một truyền-thống-mới.

Kiến trúc Hiện đại mới có thể nói một mặt đã sửa được những khiếm khuyết
của KT Hiện đại và Hậu hiện đại; mặt khác đã dung hoà được cả hai yếu tố TT và
hiện đại thành một liên TT – hiện đại. Ví dụ KT Hiện đại mới ở Nhật với đa tầng ý
nghĩa, song ta không thể phân biệt được đâu là TT đâu là hiện đại, không tách bạch
được đâu là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần, được đâu là giá trị của hiện tại hay
36  

của quá khứ. KT Nhật được cả thế giới công nhận rất hiện đại song cũng rất Nhật,
không nhầm lẫn được với KT các nước khác (Hình 1.4c). Đây là một minh chứng
trong thời đại toàn cầu hoá với khẩu hiệu “hoà nhập nhưng không hoà tan” mà
KTĐĐ đang hướng tới.

VHTT như một mạch ngầm chảy xuyên suốt không ngừng, qua các thời kỳ, qua
các hệ tư duy hay các mô hình lý luận dù bị phủ nhận, dù được ôm ấp hay muốn
vượt qua; TT đều được diễn giải, là một phần không thể thiếu trong quá trình tư duy
thiết kế KT. Sự diễn giải này chịu sự chi phối tác động không nhỏ từ các mô hình tư
duy của thời nó hiện sinh; và nó cũng biến chuyển theo tiến trình biến chuyển của
các mô hình tư duy ấy qua các thời. Tổng kết thành Bảng 1.5, một phần thống kê lại
cũng như lý giải, song mục đích cho ta cái nhìn tổng thể hơn.

1.2.3. Các phương thức diễn giải VHTT trong kiến trúc VN đương đại

Thấy rằng những ứng xử của thế giới đối với TT đi từ ôm ấp đến né tránh, tới
vay mượn học hỏi và nay lại muốn phản lại TT hay vượt qua nó. Tiến trình ứng xử
này tương ứng với quá trình chuyển biến tư duy từ mô hình Hình thức luận sang Cấu
trúc luận đến Hiện tượng luận. Nhìn lại KT nước nhà, xem nền KTVN có đang theo
xu hướng chung này không: ứng xử với TT theo quan niệm nào, nghiên về mô hình
tư duy thứ mấy; TT trong KTVNĐĐ đang được diễn giải theo phương thức nào?

Nhìn chung các dòng biểu hiện TT ở nước ta cũng có ba cấp độ, phần nào trùng
với tiến trình ứng xử TT trong KT ở các nước. Thứ nhất, thái độ ôm ấp “lệ thuộc”,
vay mượn hay né tránh TT cho những biểu hiện phục cổ kiểu sao chép, bán phục cổ
kiểu trích dẫn hay phi phục cổ kiểu loại trừ TT. Tuy các biểu hiện này có sự trái
chiều nhau song vẫn xếp vào cùng một mô hình tư duy của Hình tượng luận, vì đều
thiên về quan niệm TT như một vật thể hữu hình. Thứ hai, thái độ trân trọng và học
hỏi TT với đầy đủ các giá trị hữu hình và vô hình; biểu hiện phức hợp ở sự kết hợp
nhập nhằng hay tích hợp cộng sinh cả hai giá trị này của TT và của hiện đại đúng
như tinh thần của mô hình tư duy Cấu trúc luận. Thứ ba, với thái độ xem TT như
v

Bảng 1.5. Các mô hình tư duy và các biểu hiện của nó


Mô hình
Hình thức luận Cấu trúc luận Hiện tượng luận
nghiên cứu
Kiểu hình học Hình thái học Hiện tượng học
Học thuyết
(Typology) (Morphology)/ (phenomenology)
Công cụ KH tự nhiên + KH XHNV + Triết
Lý + Tình + Luật /
Đặc trưng Lý / Nhìn nhận Lý + Tình / Cảm nhận
Cảm thụ
Tư duy hình ảnh Tư duy ngôn ngữ
Biểu hiện
(Tính logic) (Tính đối thoại)
Chủ nghĩa Công Dân tộc Bắc Âu / Chuyển hoá luận /
Trào lưu KT
năng / Phong cách Mỹ Latinh / Hậu hiện Tân bản địa / Hiện đại
tiêu biểu
quốc tế đại / Hiện đại Nhật mới

Bảng 1.6. Các dòng diễn giải TT trong KTVNĐĐ tương ứng với các mô hình tư
duy
Mô hình
Hình thức luận Cấu trúc luận Hiện tượng luận
tư duy
Thái độ “Lệ thuộc”, vay mượn hay né Trân trọng và học Phản và vượt TT
ứng xử tránh TT hỏi TT
Biểu hiện phục cổ Biểu hiện chiết trung Biểu hiện phản TT
Các dòng Biểu hiện phi phục cổ (thuần (kết hợp, cộng gộp) Biểu hiện vượt TT
biểu hiện hiện đại) Biểu hiện phức hợp (tích hợp, cộng sinh)
Biểu hiện chiết trung (đặt kề) (nhập nhằng,)
37  

một sự vật, hiện tượng trong tiến trình phát triển của một nền KT, thì mỗi một thời
đại cần tạo ra một TT cho mình và cho mai sau. Vì TT tự thân nó sẽ có tính liên tục
và kết nối, ta không phải copy hay vay mượn TT như mô hình Hình tượng luận; nên
những biểu hiện cùng TT hay thậm chí phản TT để vượt qua nó, miễn sao có thể
dung hoà được các yếu tố của không gian và thời gian theo tinh thần “tiểu tự sự” của
mô hình tư duy Hiện tượng luận; hơn là “đại tự sự” của mô hình Cấu trúc luận.

Đối chiếu có sự tương ứng như thế dù mang tính tương đối, ví như những biểu
hiện chiết trung tích cực, tức sự kết hợp không còn “thô” vẫn có thể thuộc mô hình
Cấu trúc luận. Song định dạng và xếp các dòng biểu hiện về TT trong KT ở ta vào ba
mô hình tư duy trong tiến trình diễn giải TT trên thế giới như Bảng 1.6, sẽ cho ta các
cơ sở lý luận cũng như cái nhìn thực tiễn, nhằm lý giải các vấn đề về TT trong
KTVNĐĐ.

1.2.3.1. Diễn giải Hình thức trong KTVN đương đại

Với mô hình tư duy Hình thức luận theo lối thực chứng qua hình ảnh, hình thức,
lối diễn giải TT cũng chạy theo kiểu hình học, tính hình tượng phục vụ cho sự nhìn
nhận “cái đẹp” qua thị giác là chính. Vì là thế giới quan bề mặt, ta nhìn và biết sự vật
qua những gì hữu hình của nó; với TT cũng vậy, ta chỉ mới nhìn nhận TT chủ yếu ở
những giá trị hình thức. Vì hiểu chưa đầy đủ về TT như thế, đã dẫn tới hai thái độ
thích và không thích, kéo theo hai ứng xử “ôm ấp” hoặc “loại bỏ”. Nếu “ôm ấp” sẽ là
những biểu hiện hoài cổ; ngược lại “loại bỏ” sẽ là phi hoài cổ hay thuần hiện đại;
nếu với thái độ không dứt khoát sẽ là biểu hiện chiết trung nữa vời.

Sau giải phóng (1975) với điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ, những biểu hiện
về TT trong KT ở nước ta thường thiên về phục cổ. Tinh thần dân tộc thời tự chủ
cao, song do tính cấp bách xây dựng lại đất nước; nhưng sự hiểu biết về KTTT trong
đội ngũ KTS còn hạn chế, hơn nữa ảnh hưởng của KT hiện đại từ nước ngoài chưa
nhiều; nên TT được diễn giải vào KT mới chỉ khai thác “thô” về mặt hình thức là
nhiều. Ta thường bắt gặp các mô thức KT của đình, chùa từ hệ mái cong, đầu đao, hệ
38  

cột, bộ khung kết cấu gỗ… đến các hoạ tiết trang trí KT lưỡng long chầu nguyệt,
phượng, rồng… - các hình thức KT này vô tình đã được “chuẩn mực hoá” và được
ứng dụng khắp nơi. Tai hại nhất là khi cố tình vì phải giữ đúng hình thức KT cổ ấy
mà hy sinh cả những tiện ích thiết thực của hiện tại, tạo nên sự khiên cưỡng đôi khi
khó chấp nhận. Như trường đại học Phan Thiết (Hình 1.5a) đã bê nguyên công trình
KT cổ tháo dỡ từ nơi khác về tái dựng lại thành một phòng học dù có hàng cột giữa
lớp, dù lớp học không có cửa sổ. Sự lệch lạc này chỉ có thể lý giải bởi theo lối tư duy
Hình thức luận.

Tân tiến hơn, trong một số công trình sử dụng các mô thức KT cổ, song chỉ sử
dụng một vài bộ phận của KTTT gắn vào công trình hiện đại như một vật trang sức.
Nhà hát Thăng Long cũ (Hà Nội) là một ví dụ (Hình 1.5b). Theo cách diễn giải này,
thường các công trình sử dụng vật liệu hiện đại (kính, khung nhôm, thép, bê tông,
gạch men...) nên sự giả tạo là không tránh khỏi. Đây là những biểu hiện chiết trung,
cũng quan niệm giá trị TT ở vẻ đẹp bề ngoài, xem TT như những vật trang trí. Nên
những diễn giải TT chỉ loay hoay chép – cắt – dán theo chủ nghĩa Hình thức.

Trải qua một thời gian, những công trình diễn giải TT theo lối hình thức này
được xây dựng nhiều, tạo một sự lặp đi lặp lại nhàm chán; thêm vào đó thời kỳ mở
cửa, sự tiếp xúc với nền KT Hiện đại các nước, thái độ ngược lại dần chiếm lĩnh. Đó
là thái độ né tránh, chiều hướng “loại trừ”; chạy theo KT Hiện đại, phong cách Quốc
tế. Cũng choáng ngợp bởi vẽ đẹp bóng loáng của KT Hiện đại, để rồi thấy TT lỗi
thời, cũ kỹ. KT Hiện đại thời kỳ đầu ở nước ta cũng không tránh khỏi những hình
khối khô khan, nặng nề - biểu hiện của KT theo chủ nghĩa Công năng, hay những
hình khối vuông vức lạnh lùng – biểu hiện của KT theo phong cách Quốc tế (Hình
1.5c). Hai trào lưu KT Hiện đại điển hình theo mô thức Hình thức luận, xem TT là
những vật thể lạ, làm “bẩn” đi vẻ đẹp “thuần khiết” của nó, cần phải loại bỏ. Vẻ đẹp
phi phục cổ, phi TT như vậy cũng chỉ phục vụ cho mục đích ngắm nhìn và đơn nghĩa
– hình thức nghĩa.

1.2.3.2. Diễn giải Cấu trúc trong KTVN đương đại


xvii

Hình 1.5 Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Hình thức

a. Lớp học và
giảng đường,
trường Đại học
Phan Thiết,
2009
[Nguồn:
https://vntour.c
om.vn/tour-du-
lich-phan-thiet-
mui-ne/]

b. Nhà hát Thăng Long (cũ), Hà Nội c. Cao ốc Keangnam, Hà Nội, 2011
[Nguồn: http://wikimapia.org]
2009 [Nguồn: http://www.idee.vn]
39  

Theo thời gian, khi nhận thấy những khối hình lạnh lùng, khô khan và vô cảm
bất chấp điều kiện tự nhiên và VHTT ở từng nơi, từng khu vực của các biểu hiện
theo Hình thức luận như thế khó bền lâu. Công trình KT cần giàu sức biểu cảm, nhân
bản và gần gũi hơn đối với cuộc sống, những đặc điểm quý giá này vốn dễ tìm thấy
trong TT của từng dân tộc. Rằng sau những hình dáng, những mô típ ấy của TT hẳn
có những ẩn ý phản ánh những tâm tư, tình cảm, tính cách, lối nghĩ,... của cha ông ta
đã trải qua; từ đây những giá trị tinh thần của TT dần được nhìn nhận. Đúng theo lập
luận của lối tư duy Cấu trúc, mọi vật đều có hai mặt: mặt diễn đạt và mặt được diễn
đạt, tương ứng với hai giá trị vật chất và tinh thần.

Một khi TT được nhìn nhận tổng toàn hơn, sự biến chuyển trong cách ứng xử
với TT sẽ không tránh khỏi, không còn giống như thời Hình thức luận. Nếu diễn giải
TT theo lối Hình thức luận thường thiên về khai thác các đặc điểm hình thức; thì nay
theo Cấu trúc luận, TT được diễn giải trọn vẹn hơn với cả hai giá trị vật chất và tinh
thần. Nhà ca sĩ Hồng Nhung, bảo tàng Áo dài (Hình 1.6) là hai ví dụ cho sự biểu hiện
kiểu chiết trung, song ở đây không chỉ đơn thuần hình thức KT cổ được sử dụng như
vật trang trí hay trưng bày; mà qua hình thức ấy sự đầm ấm bởi nếp nhà xưa, sự
truyền cảm của không gian cũ, sự thân thương của hình ảnh quê nhà - là cái hồn quý
giá mà KT Hiện đại không thể nào có, đã được diễn giải và được cảm nhận ở đây.

Hơn nữa, theo lối diễn giải Cấu trúc, ta có thể diễn giải hình thức TT song trong
tinh thần của thời đại, hay tuy có sự hoài cổ song trong không gian hiện đại,...tức
những “ứng xử” phức hợp vừa mang tính hiện đại vừa có cả tính TT. Cách diễn giải
này hoàn toàn khác với cách diễn giải chiết trung theo lối Hình thức luận - chỉ là sự
“trích dẫn” TT và đặt cận kề hay gắn, đeo vào công trình hiện đại. Ở đây chưa có
được sự phức hợp “nhập nhằng”, tức chưa tạo ra được sự chuyển tiếp và gắn kết;
mối liên hệ giữa hai yếu tố TT và hiện đại, mới chỉ “hoặc là” TT “hoặc là” hiện đại.
Để có được sự “vừa là” TT “vừa là” hiện đại, người thiết kế cần có những xử lý.

Thật vậy, việc xử lý không gian khi tạo ra những khoảng đệm chuyển tiếp giữa
công trình khối ngủ hiện đại của khách sạn Sheraton với phần khối đón tiếp và khối
xviii

Hình 1.6 Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Cấu trúc (kiểu chiết trung)

Nhà ca sĩ Hồng Nhung, tp HCM, 2003 Bảo tàng áo dài, Quận 9, Tp.HCM, 2014
[Nguồn: https://www.msn.com] [Nguồn: https://www.tripadvisor.ie]

Hình 1.7 Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Cấu trúc (kiểu phức hợp)

a. Khách sạn Sheraton, Hà Nội, 2004 b. Nhà điều hành KCX TânThuận, 1995
[Nguồn: https://www.marriott.com] [Nguồn: http://adbatdongsan.com]

Hình 1.8 Diễn giải VHTT theo lối diễn giải Hiện tượng

Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Bắc Khu tưởng niệm các vua Hùng, Quận 9,
Sơn, (1993) [Nguồn: https://kienviet.net] Tp HCM, (2001-2009) [Nguồn:
https://kienviet.net]
40  

phục vụ là những ngôi nhà TT (hình 1.7a). Chính khoảng không gian chuyển tiếp này
đã hoá giải được sự đối chọi của hai hình thức KT hiện đại và TT, để hai khối này
cùng tồn tại và cùng thực hiện hai nhiệm vụ khá khác nhau với hai tinh thần đặc
trưng khác nhau: tiện nghi cho khối ngủ; chào đón thân thiện và ấm cúng cho sảnh
đón và khối phục vụ. Vì thế, khác kết hợp, tuy khó đạt được sự phức hợp, song nếu
diễn giải được sẽ đem lại những hiệu ứng bất ngờ và thích thú, tạo nên được hiện
tượng “cộng sinh”. Khi TT và hiện tại, cả về tính hữu hình và vô hình của chúng
phức hợp với nhau, hiện tượng “cộng sinh” xảy ra, hẳn sẽ là sự diễn giải của nhiều
cấu trúc cùng một lúc và tạo nên một cấu trúc mới đa nghĩa, đa chiều kích. Ví dụ
khác về mức độ diễn giải, trong công trình nhà điều hành khu chế xuất Tân Thuận,
(hình 1.7b) mái ngói ở đây được vận dụng đúng công năng của nó vào công trình
như một điểm nhấn vừa đủ, cộng với khoảng không gian tầm nhìn của công trình, đã
không tạo nên sự giả tạo hay gây gắt nếu so với hình mái ngói gắn giả trên mặt đứng
nhà hát Thăng Long cũ (hình 1.5b).

1.2.3.3. Diễn giải Hiện tượng trong KTVN đương đại

Sự phức hợp giữa TT và hiện đại một khi tạo được hiện tượng cộng sinh VH sẽ
có những biểu hiện vượt TT. Khi đó sự diễn giải đã dung hợp được các yếu tố TT và
hiện tại, cả hữu hình và vô hình, thể hiện tính liên tục về thời gian và không gian của
TT, không có sự đối chọi với hiện đại. Có thể kể đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ
Bắc Sơn, Hà Nội (1993-1994), khu tưởng niệm các vua Hùng, tp.HCM (2001-
2009).... đã diễn giải được điều đó (Hình 1.8). Ta thấy ở những công trình này sự
khoẻ khoắn cần có của một công trình đương đại, song cái tinh thần hướng về cội
nguồi vẫn không hề yếu ớt. Hơn thế tính hữu dụng không thể thiếu của công trình
vẫn được đáp ứng và cách thức tổ chức các không gian cũng không xa lạ với quan
niệm, lối sống người Việt.

Đây là lối diễn giải TT ở mức độ ‘tinh” hơn lối phức hợp kiểu Cấu trúc luận.
Lối diễn giải Cấu trúc đôi khi bị sự khá cứng nhắc của lối suy luận duy lý mang tính
logic chi phối, vì luôn đòi hỏi cái này phải diễn tả cái gì hay phản ánh điều gì và yêu
41  

cầu TT luôn hiện diện trong công trình KTĐĐ. Theo lối diễn giải TT dung hợp có
tính uyển chuyển hơn, gợi mở hơn và đôi khi TT không hiện diện trong công trình
KT, song ta vẫn cảm nhận được TT. Nhiều công trình KT Nhật Bản thành công theo
lối diễn giải này, có thể kể như Ngôi đền Nước (1991) ở phía Bắc của đảo Awaji do
Tadao Ando thiết kế (Hình 1.4c). Uyển chuyển hơn, gợi mở hơn vì ở đây không diễn
giải theo quy luật của tính logic mà bởi tính đối thoại. Tất cả các yếu tố vật chất và
tinh thần cùng yếu tố nội dung và hình thức của TT và hiện đại cùng muốn tồn tại
nên cần “đối thoại” để đi đến sự dung hoà giữa chúng. Mỗi một cuộc đối thoại đạt
được một độ dung hoà sẽ cho ra một sản phẩm KT. Nên ta cần xét từng trường hợp,
hiểu từng hiện tượng, không có một sự suy luận theo quy luật chung như Cấu trúc
luận. Giờ đây tư duy theo lối diễn giải Hiện tượng, TT được diễn giải mang tính gợi
mở hơn và sự hiện hữu của nó trong KTĐĐ được cảm thụ mang tính nhân bản hơn.

Lối diễn giải TT theo tư duy Hiện tượng luận này đã hình thành ở nước ta, song
mới chỉ rải rác. Chính sự phức tạp của lối tư duy “tiểu tự sự” thời Hậu hiện đại thay
cho “đại tự sự” thời Hiện đại, cùng sự tuỳ biến và cởi mở của lối diễn giải mang tính
đối thoại thay cho lối diễn mang tính logic, nên lối diễn giải TT này vừa khó lại vừa
dễ. Một khi lối diễn giải này đạt được độ “dung hợp” giữa TT và hiện đại với các đặc
tính của chúng, thì KTVNĐĐ có một bước tiến “vượt gộp” trên con đường xây dựng
một nền KT vừa rất Việt, vừa song hành cùng KTĐĐ thế giới.

Qua Bảng 1.7, phân các công trình đạt giải thưởng Quốc gia từ năm 1994 đến
nay theo 3 lối diễn giải trên. Nhìn chung, các lối diễn giải TT ở nước ta không hẳn đi
theo tiến trình từ Hình thức luận, sang Cấu trúc luận, rồi đến Hiện tượng luận; mà
các lối diễn này có thể xảy ra đồng thời cùng lúc; hay lối diễn giải Hình thức nay vẫn
còn (45.8%) thịnh. Song KT ở các thành phố lớn trên cả nước có các lối diễn giải TT
xảy ra tương đối theo tiến trình chung của thế giới; và lối diễn giải Cấu trúc là khá
phổ biến (37.5%), chỉ rải rác vài công trình theo lối diễn giải Hiện tượng (16.7%).
Có thể nói ở ta sự diễn giải TT đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn thứ hai –
lối diễn giải Cấu trúc sang giai đoạn thứ ba – lối diễn giải Hiện tượng. Khoảng vào
vi

Bảng 1.7. Các công trình KT đạt giải thưởng Quốc gia phân theo lối diễn giải
(xem Hình 0.1)
Diễn giải Hiện
Diễn giải Hình thức Diễn giải Cấu trúc
tượng
11/24 (#45.8%) 9/24 (#37.5%) 4/24 (#16.7%)
1994 Giải 1: Viện xã hội học
Campuchia(Phnômpênh)
Giải 2: Nghĩa trang liệt
sĩ Điện Biên Phủ
1996 Giải 2: Hội quán sân
golf Thủ Đức (tp.HCM)
Giải 3: Trụ sở Hội đồng
nhân dân tỉnh Cao Bằng
1998 Giải 2: Trung tâm hội
nghị quốc tế (Hà Nội)
Giải 3: Nhà nghỉ Bưu
điện liên tỉnh và quốc tế
Sapa
2000 Giải 1: Khu du lịch Sài
Gòn Mũi Né (Phan Thiết)
Giải 2: TT hành chính
Quận 10 –Tp.HCM
2002 Giải 1:Nhà ga T1 sân bay
quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
Viện y học lâm sàng các
bệnh nhiệt đới (Hà Nội)
2004 Giải 2: Đền thờ Âu Cơ (Phú
Thọ)
Giải 3: Padanus resort
vii

(Phan Thiết)
2006 Giải 2: Càfe Gió và
Nước (Bình Dương)
Giải 2: Palm garden resort
(Hội An)
2008 Giải 2: Khu Tropicana
Resort (Bà Rịa Vũng Tàu)
Giải 3: Romana Resort
(Bình Thuận)
2010 Giải 2: Đền tưởng
niệm Vua Hùng (Tp.
HCM)
Giải 3: Cung triển lãm
Quy hoạch XD Quốc gia
2012 Giải 2: Bảo tàng Đăk Lăk
Giải 2: Nhà hội nghị
Đại Lải (Vĩnh Phúc)
2014 Giải thưởng hội đồng,
cụm công trình Thư viện
- Bảo tàng (Hạ Long -
Quảng Ninh)
Giải thưởng lớn: Nhà
quốc hội (Hà Nội)
2016 Giải vàng thứ nhất:
nhà cộng đổng Nậm
Đăm, dự án Làng
đất (Hà Giang)
Giải vàng thứ 4: Cung
VH thiếu nhi TpĐà Nẵng
42  

những năm 1980 của thế giới, tức có một khoảng lùi 30-40 năm so với thế giới. Tại
sao và làm gì để rút ngắn khoảng cách này?

1.3. SỰ CHUYỂN HƯỚNG TỪ TƯ DUY HÌNH ẢNH SANG TƯ DUY NGÔN


NGỮ

Tiến trình chuyển biến tư duy từ mô hình Hình thức luận sang Cấu trúc luận đến
Hiện tượng luận, ta nhận thấy có sự chuyển hướng từ tư duy hình ảnh sang tư duy
ngôn ngữ. Thật vậy, dưới lăng kính tri thức tự sự hay là tư duy ngôn ngữ của thời
Hậu hiện đại, tri thức tự thân của nó cũng là một hiện tượng. Nó được diễn dịch một
cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ - một quá trình hoàn toàn phụ thuộc vào kinh
nghiệm cá nhân. Nói khác đi, nay không chỉ có tri thức khách quan như tri thức hiện
thực theo trực giác - còn được gọi là tư duy hình ảnh của thời Hiện đại có sự soi rọi
của phương tiện khoa học logic. Là một phương tiện diễn đạt dùng để sản xuất ra
kiến thức và phổ biến kiến thức khoa học, nên ngôn ngữ thời kỳ Hiện đại cũng phải
hợp lý. Vì phải duy trì tính hợp lý, nên ngôn ngữ phải trong sáng, chức năng duy
nhất của nó là phản ánh và thể hiện thế giới hiện thực nhìn nhận được. Những biểu
hiện của KT thời này là minh chứng (Hình 1.9A). Phải có một liên kết khách quan và
chặt chẽ giữa đối tượng được nhận thức và ngôn ngữ dùng để diễn tả sự nhận thức
khách quan đó. Tức cần có một quan hệ biện chứng “khoa học” giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Song sang thời Hậu hiện đại, nhất là qua bước ngoặt ngữ học
(những năm 1960) rồi bước ngoặt diễn ngôn (discursive turn) (những năm 1990),
ngôn ngữ đã được bản thể hóa, trở thành phương thức tồn tại của con người, không
còn giản đơn là phương tiện biểu đạt nữa; như Heidegger cho rằng “ngôn ngữ là ngôi
nhà của tồn tại” [20, tr.135], [102, tr.22]. Giờ đây KT cần được cảm nhận để thấy
đầy đủ hơn ý nghĩa của KT, tức không chỉ “thấy” những gì đang tồn tại, mà cần
“cảm” những ý nghĩa của sự tồn tại đó (Hình 1.9B). Điều này mở ra một không gian
mới cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là KHXHNV.

Thật vậy, đến bước ngoặt diễn ngôn được đề xuất bởi các nhà ngữ học, diễn
ngôn trở thành cơ sở phương pháp luận của các KHXHNV. Trước đây với sự phân
xix

Hình 1.9 So sánh hai hình ảnh KT khác nhau từ hai lối thiết kế
A. KT hình ảnh cho ngắm nhìn B. KT tự sự cho cảm nhận, suy tư

Biệt thự Savoye, Pháp, KTS Le Nhà Vanna Venturi, Philadelphia, 1964
Corbusier, 1929 [Nguồn: [Nguồn: https://www.architecturaldigest.com]
https://www.disenoyarquitectura.net]

Bảo tàng Guggenheim, New York, Bảo tàng 21-21 Design Sight, Nhật, Kts
KTS-Frank-Lloyd-Wight, 1957 Tadao Ando, 2007

[Nguồn: https://www.rebdo.org] [Nguồn: https://www.theguardian.com]


xx

Nhà thờ Saint Mary, Tokyo, Nhà thờ Nước, Nhật Bản, Kts Tadao
KTS Kenzo Tange, 1964 Ando,1988

[Nguồn: Tác giả] [Nguồn: http://www.cgarchitect.com]

Đài tưởng niệm cuộc Cách Đài tưởng niệm 11/9, New York, 2011
mạng, Mexico, 1938 [Nguồn: [Nguồn:
https://en.wikipedia.org] https://cityroom.blogs.nytimes.com]
43  

tích của tri thức khoa học người ta chỉ thấy quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã
hội theo quan hệ nhân quả, mà chưa thấy vai trò trung giới của kí hiệu, ngôn ngữ,
diễn ngôn. Diễn ngôn giống với các con số. Con số không tồn tại trong thực tại,
nhưng do con người tạo ra và xây dựng nên cả một thế giới toán học phản ánh các
quy luật của thế giới mà ta có thể nhận ra bằng các chữ số, chỉ số. Từ ngữ và cú pháp
cũng không tồn tại sẵn trong thực tại, nó do con người tạo ra, nhưng từ hoạt động
giao tiếp diễn ngôn đã tạo ra một không gian riêng cho tư duy con người.

Kết quả của bước ngoặt diễn ngôn là ngôn ngữ, diễn ngôn trở thành nhân vật
chính của hoạt động xã hội, nhân văn và KHXHNV, là nơi phát sinh các tư tưởng, là
giới hạn của đời sống tinh thần mà con người không thể vượt qua: không có một tư
tưởng nào về thế giới có thể lửng lơ bên ngoài ngôn ngữ. Nếu trước đây người ta
hiểu KHXHNV là khoa học về xã hội và tâm lí; thì nay đó là các khoa học lấy diễn
ngôn làm đối tượng và diễn ngôn học làm nền tảng phương pháp luận. Diễn ngôn
hay giải trình ngôn ngữ nay trở thành công cụ hữu hiệu giải bày hay diễn giải các
hiện tượng sự vật nói chung của KHXHNV, trong đó có KT; nhất là trong thời Hậu
hiện đại khi kiến trúc đang cố gắng chống lại quyền bá chủ của lối tư duy hình ảnh.

Mặt khác, tiêu chí chung của sự diễn giải TT là tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng của
TT, phát huy lý do hay hiệu quả mà đã từng khiến TT trở thành TT, tức mang ý
nghĩa đương đại cho nó. Vậy TT như một di sản “sống”, không phải là một di tích
chỉ để bảo tồn và lưu truyền. Với quan niệm TT là một thực thể “sống” thì đây không
chỉ là đối tượng nghiên cứu của KHTN, của nhận thức luận, của tư duy hình ảnh; mà
KHXHNV, bản thể luận, tư duy ngôn ngữ sẽ tham gia vào quá trình diễn giải TT nói
chung và trong KTĐĐ nói riêng. Hơn nữa, theo hệ tư duy thứ ba Hậu hiện đại thì bất
cứ sự diễn giải TT nào cũng được chấp nhận; tất cả tuỳ vào thái độ đối với thực tại,
tức cách nhìn sự vật chứ không phải chính bản thân sự vật. Vì như vậy mới phản ánh
đúng như thực tại của cuộc sống. Tức theo hệ tư duy Hiện tượng luận.

Thật vậy, Hiện tượng luận có đầy đủ các đặc trưng cho các phương pháp luận
của ngành KHXHNV, cho cách tiếp cận bản thể luận, cho sản phẩm của tư duy ngôn
44  

ngữ. Nên phương pháp này là công cụ để hiểu sự vật hay hiện tượng một cách trung
thực. Hơn nữa, Hiện tượng học đã đặt lại vấn đề về những lối hiểu sự vật khác nhau
trong qúa khứ: ta có thể biết được sự vật nếu theo nguyên tắc quy luật của lý trí - như
theo Kiểu hình học của mô hình tư duy Hình thức luận được hay không; hay ta có
thể hiểu sự vật bằng cách nắm vững được những cấu trúc của nó - khi theo phương
pháp Hình thái học của mô hình tư duy Cấu trúc luận được hay không. So với hai
phương pháp trước thì phương pháp Hiện tượng luận xem ra giúp chúng ta nhìn sự
vật một cách khách quan và đầy đủ hơn. Khi Hiện tượng luận nhắm đến một sự hiểu
biết toàn vẹn (complete), nắm được cái toàn thể (total), nhận ra được tính chất trung
thực (true), và tính chất nguyên sơ (pristine, original). Từ đây ta mới thấy, Hiện
tượng luận chủ trương một lối trực giác tiên nghiệm tìm ra tất cả cái toàn thể của vật
thể qua sự tương quan, qua qui luật tương quan, qua cách thế sự vật xuất hiện cho
chúng ta. Hiểu như vậy, Hiện tượng luận tự nó đã mang bản chất thông diễn [20,
tr.88]. Song đến đây Hiện tượng luận cũng không tránh khỏi sự hoài nghi: liệu
phương pháp Hiện tượng luận có thể giúp chúng ta đạt được một sự hiểu biết như
mong muốn hay không; ta có thể biết được sự biến đổi của sự vật hay nắm vững
được con người chỉ cần dựa trên cảm giác, quy luật của cảm giác hay không và
những câu hỏi tương tự.

Tuy hữu ích và tiến bộ so với những mô hình tư duy trước đó, nhưng Hiện tượng
học có đáng được coi như là một phương pháp khoa học nghiêm túc như Husserl
từng nghĩ hay không? Đây là một câu hỏi mà cho tới nay vẫn chưa ngã ngũ. Điểm
quan trọng, nếu Hiện tượng học nhắm đến sự hiểu biết chân thực thì, việc đầu tiên
chúng ta phải biết “Chân thực là gì?” Trả lời những câu hỏi trên bắt ta phải đi sâu
hơn vào Thông diễn học; không chỉ dừng nơi Hiện tượng học. Chính TDH mới có
thể diễn đạt cao độ được Hiện tượng học [20, tr.88]; chương 2 sẽ dẫn chứng những
cơ sở khoa học cho nhận định này, nhất là trong trong sự diễn giải kiến trúc và diễn
giải truyền thống trong kiến trúc nói riêng.
45  

KẾT CHƯƠNG 1

1. Khai thác VHTT vào KT không phải một xu hướng KT nhất thời, mà là một
phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương
thức diễn giải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống
nhau.

2. Thiết kế KT là quá trình diễn giải những suy tư, nên phản ánh tư tưởng của
NTK, hay rộng hơn phản ánh hệ tư duy qua các thời: Hình thức luận, Cấu trúc luận,
Hiện tượng luận. Tương ứng với ba mô hình tư duy này có ba lối diễn giải TT trong
KT: diễn giải Hình thức, diễn giải Cấu trúc, diễn giải Hiện tượng.

3. Mỗi lối có những đặc trưng riêng, nếu lối diễn giải Cấu trúc thể hiện sự kết
hợp giữa hình thức và nội dung khi tạo nên hình thái KT; thì với lối diễn giải Hình
Thức, KT chỉ đơn nghĩa với yếu tố hình thức vật lý của nó; sang lối diễn giải Hiện
tượng là sự tích hợp nhiều chiều kích, nhiều mối quan hệ tương tác, dung hoà nhau.

4. Đối chiếu, các lối diễn giải VHTT ở các thành phố lớn nước ta diễn ra tương
đối theo tiến trình chung của thế giới; song chủ đạo nay vẫn diễn theo lối diễn giải
Hình thức và Cấu trúc là chính, rải rác vài công trình theo lối diễn giải Hiện tượng.
Tức vào những năm 1980 của thế giới - có một khoảng lùi 30-40 năm.

5. Qua các thời từ mô hình Hình thức luận sang Cấu trúc luận đến Hiện tượng
luận, những biểu hiện KT cũng phản ánh sự chuyển biến giữa các hệ tư duy này. Từ
đó nhận dạng sự diễn giải kiến trúc có xu hướng chuyển từ phương thức tư duy hình
ảnh sang tư duy ngôn ngữ.
46  

CHƯƠNG 2. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO


SỰ DIỄN GIẢI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
TRONG KIẾN TRÚC

2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ: TÍNH TỔNG TOÀN TRONG KIẾN TRÚC


2.1.1. Ba vật thể trong kiến trúc

Những câu chuyện vào thế kỷ 20, thời Hậu hiện đại đã đưa tới sự phân ly về
những phương pháp khoa học càng phức tạp, để định hình hay dẫn lối cho hệ tư duy
của nó. Ngoài các phương pháp lâu đời như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp,
rất nhiều học thuyết mới như Cấu trúc luận (structuralism), Thực tại luận (realism),
Thực dụng luận (pragmatism), Hiện tượng luận (phenomenology), Thông diễn học
(hermeneutics),.. xuất hiện không ngừng. Như Trần Văn Đoàn, ông đồng ý với
Michel Foucault và Francois Lyotard, những người chủ trương một lối suy tư Hậu
hiện đại, đó là “không có một phương thức chi tự đủ để bảo đảm có thể đạt tới cũng
như chứng minh sự khôn ngoan [16]. Song theo triết gia Thomas Samuel Kuhn, khi
nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành khoa học, ông đưa ra các qui luật đã tác
động mạnh và thậm chí làm thay đổi toàn bộ ngành khoa học trong nửa sau của thế
kỷ 20, ông gọi đó là Triết học cách mạng trong khoa học. Cuộc cách mạng này sẽ
cho ta một sự phân định cũng như định hướng cho tư tưởng trong ma trận các
phương pháp tư duy trên.

Kuhn lập luận lịch sử phát triển của khoa học không phải theo tuyến tính bằng
sự tích lũy tri thức từ từ; mà phải trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học [107,
tr.12], tức qua lần thay đổi hệ tư duy, tạo ra sự thay đổi đột ngột về bản chất của việc
tìm tòi, phát minh, sáng tạo ở mỗi một lĩnh vực khoa học riêng biệt. Để minh hoạ
điều này, có thể chia làm hai bước chuyển tư duy qua ba mô hình: Hình thức luận,
Cấu trúc luận và Hiện tượng luận; hướng đến sự tổng toàn của kiến trúc để kiến
trúc chứa đựng trong không gian nó tạo ra cùng lúc ba vật thể vật lý, xã hội và nghệ
thuật [71, tr.7].
47  

i. Vật thể Vật lý và vật thể Nghệ thuật

Khi ngành KHTN đang giữ vị thế độc tôn, KT được xem với tư cách là kỹ thuật
học (Hình 2.1A). Có thể nói nền KT đã phản ảnh đầy đủ các đặc điểm của nền khoa
học này, biểu hiện ở sự chính xác, rõ ràng và minh bạch, thậm chí là “lạnh lùng”. KT
được thể hiện bởi những hình khối vật thể, những không gian cụ thể, đó là những đặc
trưng của mô hình tư duy theo Hình thức luận. Cái đẹp ở đây là cái đẹp của hình
tượng, cũng biểu hiện ở sự rõ ràng, chính xác và cụ thể, có thể sờ nắm được, nhìn
thấy được. Đỉnh điểm của quan niệm này, khi Le Corbusier cho rằng “Nhà là cái
máy để ở”. KT được xem như là một cỗ máy, tồn tại với hệ khung kết cấu, với những
đường ống kỹ thuật và vẻ đẹp KT cũng đơn thuần toát ra từ những hệ thống kỹ thuật
này. Trung tâm Pompidou, Paris (1971) hay toà nhà tập đoàn Lloyds, London (1986)
là những minh chứng cho hình tượng KT hiện thân của kỹ thuật học.

Song để nói về sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, có sức lan truyền rộng khắp phải
nói đến xu hướng KT theo phong cách Quốc tế (những năm 1930-1960). Đây là
phong trào thể hiện đầy đủ các đặc điểm của nền KT với tư cách là kỹ thuật học. Khi
ngành KHTN thể hiện sự thống trị trên tất cả các ngành, các lĩnh vực thì nền KT theo
phong cách Quốc tế cũng ở vị trí phổ quát của nó. Để có thể ở vị trí này, KHTN cần
có những đặc tính thống nhất, tính trật tự cũng như tính hệ thống nhằm dễ dàng phổ
biến rộng rãi; KT cũng vậy. Để đạt được tính thống nhất, sự phổ quát, KT này một
mặt sử dụng chính sách đồng hoá; mặt khác đã loại trừ tất cả những gì mà nó cho
rằng không rõ ràng xác thực, không giống nhau cùng loại, không chấp nhận sự mơ
hồ hay nghịch lý. Vì thế KT theo phong cách Quốc tế giống nhau ở mọi nơi mọi thời
điểm mà nó tồn tại. Với phong cách này, vẻ đẹp của KT nằm ở hình khối, vẻ bề mặt
của hình thức vật thể vật lý cụ thể, tức vẻ đẹp “sạch sẽ” của hình tượng, nhằm phục
vụ cho mục đích ngắm nhìn là chính.

KT muốn “sạch sẽ” đơn giản chỉ để cho “ngắm nhìn”, nên loại trừ những gì
không xác thực, rõ ràng, cụ thể, ví như tính địa phương, tính VHTT,.. KT chỉ tồn tại
đơn thuần như một vật thể vật chất. Vậy KT có khác gì so với ngành xây dựng. Con
xxi

Hình 2.1 Sự khác biệt giữa hai xu hướng kiến trúc: kỹ thuật học và biểu tượng học
A. Kiến trúc theo xu hướng kỹ thuật học B. KT theo xu hướng biểu tượng học

Trung tâm văn hoá Pompidou, Paris, 1977 Toà Quốc hội Brazil, Oscar Niemeyer, 1960
[Nguồn: https://vsteel.vn/trung-tam-van- [Nguồn: https://www.archdaily.com]
hoa-pompidou,-paris]

Sân bay Pudahuel, Chile, 2001 Sân bay John F. Kennedy, New York, 1962

[Nguồn: https://wikivisually.com] [Nguồn: https://www.swiss.com]

Trụ sở Ngân hàng HSBC, Hongkong, 1986 Toà tháp Namaste, Ấn Độ, 2009
[Nguồn: https://new.archiweb.cz] [Nguồn: https://www.arch2o.com]
48  

người đang đi ra đi vào “một cái máy” hay “một cái hộp” thôi sao. Tức KT đang
thiếu những đặc tính để là những vật phẩm vì con người, do con người và của con
người. KT không đơn giản chỉ là một vật thể vật chất nhằm phục vụ cho phần “con”
mà quên đi phần “người”. Để KT còn là những vật thể nghệ thuật, vật thể của tinh
thần, đòi hỏi KT phải bao gồm cả những gì mơ hồ, nghịch lý hay nhập nhằng -
những đặc điểm này vốn dễ tìm thấy trong VHTT. Bao gồm cả TT, công trình trở
nên giàu sức biểu cảm; để KT còn là tư cách của biểu tượng học (Hình 2.1B).

Giờ đây KT không chỉ đẹp ở vẻ đẹp hình tượng mà còn mang những vẻ đẹp trừu
tượng của nghệ thuật, vẻ đẹp không chỉ để ngắm nhìn mà cần tới sự cảm nhận. Cảm
nhận những mâu thuẫn, những nghịch lý... tưởng như chúng rời rạc nhau, thật ra mọi
thứ có mối quan hệ liên kết nhau, tạo nên những “bất ngờ” thú vị cho nghệ thuật KT.

Norberg-Schulz cho rằng mục tiêu của KT không phải là tạo ra những hình thức
đẹp mà là những hình thức có nghĩa [72, tr.3]. Đó là kí hiệu, là biểu tượng, bởi kí
hiệu và biểu tượng nhìn chung là những vật thể mang nghĩa. Chủ nghĩa Cấu trúc
luận xây dựng trên nền tảng này, trong đó vật thể vật lý là cái biểu đạt; vật thể nghệ
thuật hay vật thể tinh thần là cái được biểu đạt. Thường những ý nghĩa trong KT
được hình thành không thể thiếu tính địa phương, tính TT, tính thời đại... những đặc
tính làm cho KT mang nhiều tầng nghĩa của một biểu tượng. KT Hậu hiện đại, là
phản biện của KT Hiện đại mà phong cách Quốc tế là một đại diện, với học thuyết về
tính nhập nhằng trong KT - nay không còn đơn điệu, khô cứng hay “câm” nữa. Giờ
đây KT có “tiếng nói”, nói về những gì có thể không thấy được, là trừu tượng, nhưng
không phải là không tồn tại. Với nền KHTN không thể lý giải được, song KHXHNV
khi nghiên cứu các hành vi, những suy nghĩ, tình cảm của con người đã giúp con
người cảm nhận được vẻ đẹp ở cái-cao-cả hơn là vẻ đẹp chỉ ở hình thức. KT nay vừa
là vật thể vật lý, vừa là vật thể nghệ thuật khi không chỉ xây nên những công trình
mà còn mang những ý nghĩa cho nó, tức KT được đặc trưng bởi tính biểu tượng. Cần
lưu ý từ “vừa là...vừa là...” để ngành KT hội tụ đủ các yếu tính nhằm phân biệt với
ngành xây dựng, mặt khác cũng không giống với ngành nghệ thuật khác.
49  

ii. Vật thể Xã hội

KT Hiện đại có thể nói là hiện thân của tri thức khoa học với sự độc tôn của tính
logic, khi ấy KT được coi như là kẻ cung ứng không gian hữu dụng. Mọi vấn đề
đều được hệ thống hoá, qui luật hoá dưới nền tri thức logic học; các cách giải quyết
vấn đề đều được công thức hoá. Tức trong mọi trường hợp có thể có cùng một cách
giải quyết và như giải một bài toán sẽ cho kết quả đúng hay sai, đúng thì tồn tại,
ngược lại thì không tồn tại và loại bỏ. Cách giải quyết này với những ưu điểm rõ
ràng, chính xác của nó đã thống trị trên toàn thế giới, mà sự tiến bộ vượt bật của
công nghệ là một minh chứng. Về KT, với chủ nghĩa Công năng (những năm 1920 -
1970) là một đại diện, khi mọi sự quyết định nằm ở sự logic của yếu tố công năng.

Mặt khác không mong đợi, thế giới cũng đang gánh chịu những hậu quả không
lường và đang ngày càng trở nên ngoài tầm kiểm soát, như cạn kiệt năng lượng, ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Đây là những mặt trái của nền công
nghệ khoa học, con người giờ càng nhận ra khoa học không mang lại hạnh phúc cho
con người. KT cũng vậy, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại đã giải quyết được
những vấn đề về mặt tiện nghi vật chất đòi hỏi ngày càng cao của con người; song
vẫn cảm thấy sự “trống trải” trong những ngôi nhà tiện nghi đó. KT không phải và
không thể là một bài toán chỉ cho ra một đáp án đúng duy nhất như đáp án mẫu cho
tất cả các trường hợp. Đối với KT không chỉ có đúng hay sai mà là hợp lý ít hay hợp
lý nhiều tuỳ vào THTK, vì thế sẽ có rất nhiều phương án. Mỗi phương án sẽ tuỳ
thuộc vào từng trường hợp xét theo địa điểm, cảnh quan, khí hậu, người sử dụng, lối
sống,.. để được chọn. KT nếu chiếu theo tính Logic học sẽ không kể đến những
trường hợp riêng lẻ hay cá biệt tuỳ theo ngữ cảnh như vậy, tức chỉ có đúng và sai;
mà quá trình thiết kế KT nên là quá trình đối thoại - giao động giữa khoảng đúng và
sai, nhằm đi tới một sự thuận hoà giữa lời giải KT với ngữ cảnh ấy. Vì thế KT còn là
một câu chuyện có không gian và thời gian, phản ánh cuộc sống sinh động mà nó
chứa trong đó. Lấy ví dụ hai hình ảnh hai dãy phố minh hoạ KT theo tính Logic và
KT mang tính tự sự của các cuộc đối thoại.
50  

Một hình (Hình 2.2A) là sự trật tự ngăn nắp, kết quả của quá trình thiết kế theo
lối tư duy logic; hình kia (Hình 2.2B) là một sự khác hơi lộn xộn, song tất cả đều có
lý do của nó vì cuộc sống vốn như vậy, không thể rập khuôn, cứng nhắc và rời rạc.
Hình ảnh thứ hai là kết quả của một quá trình thiết kế theo lối đối thoại hơn là logic.
Phạm vi rộng hơn, khi quy hoạch một đô thị mới với những đường phố ô cờ ngăn
ngắn, nhà cửa giống nhau sẽ tạo nên một mỹ quan đô thị “sạch sẽ”; thật khác với
những khu phố với những hẻm nhỏ và các quảng trường song đầy “sức sống”. Hình
ảnh sau là kết quả của quá trình đối thoại, đối thoại để cùng tồn tại và phát triển.
Khác với quan niệm đồng hoá và loại trừ theo logic học nhằm hướng tới một trật tự
gượng gạo và sự thống nhất cứng nhắc của những cái “giống nhau”; quan niệm đối
thoại sẽ chấp nhận và cổ vũ cho những cái “khác biệt”. Thế giới sẽ gắn kết bởi
những cái khác biệt; không phải bởi những cái giống nhau, như sự gắn kết của hai
cực âm và dương, nam và nữ,...

Thế nên, tuy là thời toàn cầu hoá, song tính bản sắc, tính địa phương được đề
cao hơn bao giờ hết. Phong cách Quốc tế đã tạo nên những diện mạo KT giống nhau,
khó phân biệt được KT Seoul với New York, hay Thượng Hải và Dubai,... KT nơi
nào cũng là những hộp kính cao ngút na ná nhau. Nay KT theo phong cách Tân bản
địa quan tâm đến các yếu tố khu vực, yếu tố văn hoá,... mong có thể đảo ngược lại
tình thế này. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận cách thiết kế theo lối logic học,
mà hiểu đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Chúng ta hãy “Think globally, act
locally”, tức cần có tầm nhìn toàn cầu, song hành động tuỳ theo địa phương.

Sự chuyển hướng KT từ tính logic sang tính đối thoại, KT từng chỉ là kẻ cung
ứng không gian hữu dụng (Hình 2.3A), nay còn như một câu chuyện tự sự (Hình
2.3B). Thiết kế KT theo lối đối thoại, quan tâm tới ngữ cảnh, nhằm dung hoà tính
hữu ích giống nhau và tính bản sắc riêng sẽ là một câu chuyện. Khi đó sản phẩm KT
trở thành một phương tiện truyền thông, đôi khi kể về những ước mong, về những
điều không thể quên, về những trăn trở trong cuộc sống... Điều này mang KT tới một
vị thế mới: vị thế xã hội. Đến đây KT sẽ vừa là vật thể vật lý với những không gian
xxii

Hình 2.2 Hình ảnh hai dãy phố minh hoạ biểu hiện KT khác nhau theo hai lối tư
duy
A. Theo lối tư duy Logic B. Theo lối tư duy đối thoại

Dãy nhà liên kế ở Miliwaukee, USA, Đoạn nhà liên kế Onion, USA, 2009

2005 [Nguồn: https://www.pinterest.com]

[Nguồn: https://www.spancrete.com]

Biểu hiện của hai lối tư duy: sự giống nhau, trật tự ngăn nắp và sự khác nhau,
lộn xộn; song hình ảnh thứ hai phản ánh đúng bản chất cuộc sống, không thể rập
khuôn, cứng nhắc và rời rạc. Thế giới sẽ gắn kết bởi những cái khác biệt, không
phải bởi những cái giống nhau.
xxiii

Hình 2.3 So sánh biểu hiện KT với hai tư cách khác nhau
A. KT là kẻ cung ứng không gian hữu ích B. Kiến trúc như một câu chuyện

Nhà hát Kalita Humphreys, Texas Nhà Hát Sydney, Úc, KTS Jorn
(USA), Frank Lloyd Wright, 1959 Utzon, 1973
[Nguồn:http://www.archiworld.com.c] [Nguồn: Tác giả]

Bảo tàng quốc gia nghệ thuật phương Bảo tàng Do Thái Berlin, Đức,
Tây, Nhật, Le Corbusier, 1957 KTS Daniel Libeskind, 1992 [Nguồn:
[Nguồn: Tác giả] https://sv.wikipedia.org]

Trường Bauhaus – Dessau, Đức, Trường Đại học kỹ thuật


Walter Gropius, 1925 Nanyang, Singapore, 2006
[Nguồn: http://paydaycvc.com] [Nguồn:https://www.glassdoor.com]
51  

hữu ích, vừa là vật thể nghệ thuật với những ý nghĩa của cái-đẹp-có-nghĩa, vừa là
vật thể xã hội với những câu chuyện của cuộc sống. Ba vật thể này hòa trộn vào
nhau để làm nên một tổng thể - tổng thể kiến trúc (an architectural totality). PGS.
Trương Quang Thao khi nói về bản chất cộng sinh văn hoá trong KT, cho rằng:
“Tổng thể kiến trúc không phải là bài toán cộng của ba vật thể riêng biệt, cũng
không phải là vật thể này ở trong vật thể kia; mà vật thể này vừa là vật thể kia trong
một sự hội sinh ra các giá trị của kiến trúc” [71], [72]. Đây cũng chính là bản chất
nhập nhằng của KT (Sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1. Kiến trúc là sự


tổng toàn nhập nhằng của ba
vật thể: vật lý, nghệ thuật và
xã hội [Nguồn: PGS.TS.
Trương Quang Thao]

2.1.2. Thông diễn (học) kiến trúc


2.1.2.1. Lịch sử phát triển

Trở lại khuynh hướng từ nền KT theo tư duy hình ảnh sang tư duy ngôn ngữ, đã
mở ra hai trường phái đối lập nhau rõ nhất về vấn đề ngữ nghĩa trong KT. Quan điểm
theo lối tư duy thứ nhất cho rằng KT không có ý nghĩa nào ngoại trừ với tư cách là
một giải pháp cho vấn đề cung cấp không gian ăn ở tiện nghi. Cách thứ hai, KT được
xem như một bài thực hành nghệ thuật với sự ưu tiên truyền gởi một thông điệp nào
đó. Cả hai lập trường dẫn đến hai thời kỳ KT: Hiện đại và Hậu hiện đại. Song Thông
diễn họ sẽ làm nhạt nhoà ranh giới giữa hành động và tư duy này; vì theo TDH, hai
trường phái thực ra không mâu thuẫn nhau, song cùng nhau giúp ta hiểu, trải
nghiệm và thực hành KT – điều này cũng đúng như bản chất nhập nhằng của KT.

Thật vậy, tiến trình chuyển hướng tư duy thiết kế trên được đồng hành bởi quá
52  

trình lịch sử hình thành các lý thuyết tạo nên TDH kiến trúc. Từ những năm 1960,
thời kỳ nở rộ của những xu hướng tìm tòi trong thiết kế, đã nổi lên nhiều cố gắng
đưa ra những định hướng thiết kế KT mà cơ bản gồm có hai trường phái. Một là,
trường phái theo hướng thực nghiệm, nhằm đưa ra những giải pháp tạo dựng không
gian KT phục vụ cho mục đích hữu dụng. Hai là, xu hướng nghiên cứu về KT và
những vấn đề liên quan như môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn, hay những
mối quan hệ giữa KT với văn hoá, lịch sử, cộng đồng... tức là đi tìm cách thể hiện ý
nghĩa của KT. Một loạt những cuốn sách đã xuất hiện như là sự phản ánh thực tế này
là: “Những nhà tư tưởng cho kiến trúc sư” (Thinkers for Architects), “Suy tư về kiến
trúc” (Thinking Architecture) hay “Suy tư lại kiến trúc” (Rethinking Architecture)...

Năm 1966, mở đầu cho trường phái thứ hai, tác phẩm “Phức hợp và mâu thuẫn
trong KT” (Complexity and Contradition in Architecture) của Robert Venturi [135]
có lẽ là minh hoạ hùng hồn nhất. Venturi đã cảm nhận được tính nhập nhằng của
KT, thay vì vẻ đẹp thuần khiết nhưng vô cảm, mà KT Hiện đại đang cố súy. Ông cho
rằng, KT phải thể hiện được tính chất nước đôi, đa nghĩa, đa chiều… nhằm tạo nên
những “độ căng” thú vị. Tuy nhiên, những suy tư này của ông, khi đi vào thực tiễn
hầu như chỉ dừng lại ở những sự kết hợp, cắt dán, đặt kề nhau những cái cũ cạnh cái
mới, cái của ta và cái của người... nên không mấy thành công. Các công trình của
ông chỉ để lại những nụ cười mỉa mai với thời cuộc. Thực ra, trong tư duy ông đã có
những cảm nhận thoát ra khỏi lối suy luận logic học, song trong thực hành ông vẫn
chưa thoát khỏi nó. Ông vẫn sử dụng cách thức thiết kế theo logic học, trong đó hình
ảnh đóng vai trò quan trọng trong tư duy – đó chính là Hình thức luận.

Đến năm 1983, khi Donald Schön đưa ra quan niệm về ẩn dụ trong KT, ông nổi
tiếng với quan niệm phản ánh người thực hiện (reflective practioner). Theo ông, quá
trình thiết kế như một sự ngẫu nhiên, được định hướng bởi THTK và nó phản ảnh
cách NTK suy nghĩ và hành động. Ông quan niệm ẩn dụ là những trải nghiệm thực
hành KT, nó hình thành bởi tư duy của NTK; chứ không phải ẩn dụ là những mô
hình tương tự có mối liên hệ hình ảnh với nhau. Ví dụ cửa hàng hình con vịt, hẳn
53  

trong đó sẽ bán những sản phẩm như gia cầm, trứng... Đây là kết quả của lối tư duy
hình ảnh hay logic học. Schön quan niệm ẩn dụ KT nên là những gì liên quan một
cách rõ ràng tới vấn đề ý nghĩa, như cách thức NTK cố ý giải bày và diễn giải vào
KT. Tuy nhiên, lập luận của ông vẫn có những lỗ hổng như: (1) khái niệm phản ánh
suy tư của NTK của Schön vẫn chỉ là một phản ánh bất động, chưa thể hiện được quá
trình tư duy thiết kế; (2) dù quan tâm đến suy tư của NTK, song lại thiên về giải
quyết các vấn đề về mặt thực dụng của KT; (3) quan niệm của ông vẫn còn sự tách
bạch giữa chủ thể và khách thể KT. Nhìn chung, ẩn dụ hay ý nghĩa KT theo quan
niệm của Schön vẫn còn mang tính rõ ràng, xác thực nên vẫn mang tính thực chứng.
Dù còn có những hạn chế này, quan niệm của Schön vẫn là nguồn cảm hứng cho
những nghiên cứu tiếp theo.

Năm 2006, Snodgrass và Coyne xuất bản cuốn sách “Diễn giải trong KT - thiết
kế như là một cách suy tư” (Interpretation in Architecture – Design as a way of
thinking) [131] đã một mặt khắc phục những lỗ hổng trên của Schön; mặt khác hai
ông đã nhận thấy sự ẩn dụ KT sẽ hình thành và phản ánh thông qua vòng Thông
diễn. Đây sẽ là một ẩn dụ được tinh luyện bởi các THTK và sẽ giải bày ra. Hơn là
những ẩn dụ bị chi phối bởi mục đích giải quyết vấn đề, bởi vì theo hai ông ẩn dụ
này “... không phá huỷ sự phức tạp, tinh tế và độc nhất của THTK hay bởi đặc quyền
hay sự ngăn cản những khía cạnh của quá trình, mà nó tôn trọng sự phụ thuộc lẫn
nhau và tương tác của chúng” [119, tr.3] [130, tr.72]. VTD với chủ trương phân tích
quá trình thiết kế phản ánh sự trao đổi, đối thoại để đi đến sự thoả thuận, hoà giải
trong việc đưa ra kết quả thiết kế. Hơn nữa, VTD chủ trương hướng tới sự quan
trọng của những trải nghiệm mỹ cảm, của phản hồi trong quá trình sử dụng và vận
hành KT. Nên phản ánh được sự biến chuyển trong tư duy thiết kế cũng như sự cảm
thụ KT. Hai ông đi đến quan niệm: (1) thiết kế KT như một tiến trình diễn giải những
suy tư; (2) KT hiện diện như một quá trình tái hiện các suy tư đó. Chú ý rằng ở đây
tác giả không dùng từ “là” (is), mà sử dụng từ “như” (as), hai ông đã lập luận theo lối
TDH, không phải theo lối Logic học rành mạch, chính xác thể hiện bởi từ “là”. Từ
“như” là một sự diễn giải mang tính võ đoán, gợi mở và không bất định, hứa hẹn một
54  

ẩn dụ KT mang tính nhập nhằng nước đôi, mang đến KT những thông điệp, không
phải mang tính khẳng định một chiều, mà là sự diễn giải có tính đối thoại đa chiều.

Hai lỗ hổng đầu của Schön đã được Snodgrass và Coyne gỡ bỏ, song muốn lấp
đầy lỗ hổng thứ ba, ta phải cầu viện đến TDH triết học của Gadamer. Hơn nữa với lý
thuyết này, ta sẽ hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa trải nghiệm và thực hành thiết kế.
Thật vậy, nếu thiết kế như một sự phản ánh cuộc đối thoại với các bối cảnh thiết kế,
thì TDH với sự quan tâm về bản chất biện chứng của cuộc đối thoại này. Đối với
Gamadar, thực hành diễn giải là một biện chứng thực sự, là một quá trình được định
bởi hoạt động hỏi và trả lời. Nó là một cuộc đối thoại tiến triển theo vòng tròn hướng
tới sự hiểu biết, đây là VTD giao động giữa tổng thể và chi tiết, giữa tình huống và
giải pháp,... Gadamer quan niệm về sự thật, ý nghĩa và sự hiểu biết của tình huống
bắt đầu từ một tiên kiến của NTK, đó là một phần của đường chân trời hiểu biết, sau
đó tiến triển qua diễn giải mở rộng đường chân trời của họ và sẽ hợp nhất với đường
chân trời khác mở rộng sự hiểu biết. Cứ vậy, các ý nghĩa liên tục biến chuyển và gợi
mở. Mặt khác, sự giao động và hợp nhất này đã làm nhạt nhoà ranh giới giữa chủ thể
và khách thể; thêm nữa Heidegger với bản thể luận quan niệm về Dasein đã xoá bỏ
lỗ hổng thứ ba của Schön. Song quan niệm của Gadamer lại cũng có một lỗ hổng.
Bởi ông luôn hướng về phía hoà hợp các chân trời, mà ông quên những xung đột có
thể không né tránh được trong tiến trình này.

Phải bằng cách giới thiệu nền TDH phê phán của Paul Ricoeur, quan niệm ý
nghĩa nhất thiết phải mở ra liên tục cho sự diễn dịch, dẫn đến sự đa nghĩa và có thể
dẫn đến sự xung đột qua các diễn giải. Ông chủ trương một lý luận nổ lực nắm bắt
lấy ý nghĩa của sự chuyển đổi về sinh tồn, phản ánh đúng như cuộc sống vốn có. Vì
thế ông đề xuất một kết hợp giữa thái độ phê phán của Habermas về lý giải và
phương pháp diễn giải của Gadamer với mục đích cho sự hiểu, để đi đến một TDH
hoàn chỉnh với bốn lưu ý: (1) cần có một “khoảng cách” với văn bản gốc, ví dụ
truyền thống, ý nghĩa của TT mở rộng ra thế giới phía trước tác giả, trong những bối
cảnh mới, gợi lên những ý nghĩa mới không nhất thiết phải trùng với ý của cha ông
55  

ta; (2) xoá bỏ sự phân đôi giữa hiểu và lý giải bằng thực hành; (3) hãy để những ý
nghĩa luôn gợi mở; (4) ý thức được đối tượng không bất động. Từ đây, ta thấy được
bản chất gợi mở của tư duy Thông diễn.

Chúng ta đã đi qua tiến trình lịch sử hình thành nên nền TDH kiến trúc (bảng
2.1), để hiểu quan niệm của Snodgrass và Coyne: Thiết kế có thể được hiểu như một
thực hành TDH và sự ẩn dụ của VTD có thể tiết lộ những thứ tương ứng với những
trải nghiệm thật của thiết kế. Thật ra, những đóng góp của Venturi, Schön, Gadamer
và Ricoeur không phải là mâu thuẫn nhau, mà chúng cùng nhau hoàn thiện tư tưởng
của Snodgrass và Coyne, để tạo nên một lý thuyết về nền Thông diễn học kiến trúc.

2.1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa

Thông diễn học có một quá trình lịch sử phát triển và vẫn còn phát triển (xem
thêm Phụ lục 1), nên khó có một định nghĩa xác định dạng“là”(is), mà thường nó
được hiểu và lý giải theo lối“như là” (as is). Vì là một môn khoa học phức tạp, song
có thể hiểu đơn giản nhất, TDH như là một khoa học về sự hiểu biết. Cụ thể hơn,
thuật ngữ TDH gồm hai lớp nghĩa - cả lý thuyết lẫn nghệ thuật về sự hiểu biết và lý
giải về những diễn tả bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ [102]. Đối chiếu qua kiến trúc,
theo TDH kiến trúc ta có hai quá trình: (1) ta hiểu thiết kế như một quá trình diễn
giải những suy tư của người thiết kế; (2) sản phẩm KT được lý giải như là sự trình
diễn những suy tư thiết kế và trải nghiệm.

Cụ thể quá trình thứ nhất, quá trình thiết kế còn thuộc về các lĩnh vực hoạt động
và tương tác xã hội, đòi hỏi ứng xử trong những tình huống con người và những mối
quan hệ liên chủ thể, nên nó phù hợp trong nghiên cứu về cấu trúc TDH hơn chỉ là
khoa học tự nhiên. Nó được hiểu không phải bởi chỉ một ngôn ngữ logic chính xác;
mà còn là ngôn ngữ của sự tương tác xã hội. Nó thuộc về sự đối thoại giữa câu hỏi
và câu trả lời. Thiết kế là Thông diễn [130, tr.95].

Thật vậy, thiết kế chủ yếu là một hoạt động thông diễn. Nó là hành động liên
quan tới việc hiểu một THTK hơn là có một kiến thức của những công thức, định lý
ixv

Bảng 2.1. Các tác giả và tác phẩm góp phần vào quá trình hình thành học thuyết Thông diễn học hiện đại
Robert Venturi Snodgrass và Coyne
Tác giả Donald Schön (1983) Gademer/ Heidegger Paul Ricoeur
(1966) (1997)

Phức hợp và Phản ánh người thực Diễn giải trong KT – thiết Thuyết Thông diễn học triết Nền Thông diễn học phê
mâu thuẫn trong hiện (Reflective kế như là một cách suy tư học phán
Tác
KT (Complexity practioner) (Interpretation in
phẩm
and Contradition Architecture – Design as a
in Architecture) way of thinking)
KT phải nhập Ẩn dụ KT là những Thiết kế như một thực Tiên kiến của NTK là một Ý nghĩa phải mở ra liên
nhằng, đa nghĩa trải nghiệm thực hành hành TDH và sự ẩn dụ của phần của đường chân trời hiểu tục cho sự diễn dịch, dẫn
Quan KT VTD tiết lộ những thứ biết; sau đó tiến triển qua diễn đến sự đa nghĩa và có thể
niệm tương ứng với những trải giải sẽ hợp nhất với đường dẫn đến sự xung đột qua
nghiệm của NTK chân trời khác. các diễn giải

Thực hành vẫn Ẩn dụ hay ý nghĩa KT Vẫn còn sự tách bạch giữa Luôn hướng về phía hoà hợp
Hạn còn theo lối Hình vẫn còn mang tính rõ chủ thể và khách thể KT các chân trời, mà quên những
chế thức luận ràng, bất định nên vẫn xung đột không né tránh được
mang tính thực chứng trong tiến trình.
Thoát ra khỏi tư Là nguồn cảm hứng Sự diễn giải KT mang tính Các ý nghĩa liên tục biến Nắm bắt ý nghĩa của sự
duy Logic cho những nghiên cứu gợi mở và không bất định; chuyển, gợi mở và sự giao chuyển đổi về sinh tồn,
Thành
tiếp theo mang đến KT những thông động, hợp nhất này đã làm phản ánh đúng như cuộc
tựu
điệp có tính đối thoại đa nhạt nhoà ranh giới giữa chủ sống vốn có => một TDH
chiều. thể và khách thể hoàn chỉnh
56  

hay thuật toán. Nói cách khác, thiết kế còn là một sự kiện thuộc về TDH, hơn là chỉ
thuộc về nhận thức luận. Trong sự kiện TDH này, sự ứng dụng đan xen và hoàn toàn
không thể tách rời khỏi sự hiểu và diễn giải. Nếu so với một sự kiện tri thức luận,
kiến thức và sự ứng dụng tách rời nhau và có tính tuần tự: kiến thức có trước, dẫn
đường cho sự ứng dụng. Những câu trả lời với những câu hỏi phát sinh trong tình
huống thường được biết trước. Những câu trả lời này không thay đổi theo nhu cầu,
sự kiện cấp bách hay đặc biệt. Trong chương trình tri thức luận, lý thuyết đi trước
thực hành; trong khi đó sự kiện TDH, lý thuyết không thể tách rời khỏi thực hành.
Lý thuyết chỉ có thể đi vào ý thức khi nó được chỉ rõ, tiết lộ trong quá trình ứng dụng
nó. Lý thuyết và thực hành kết hợp trong hành động của diễn giải.

Quá trình thứ hai, các công trình xây dựng luôn chuyển tải các thông điệp, dù
chúng có nằm trong chủ định của NTK hay không. KT mang tính tái hiện, luôn trình
diễn phản ánh những suy tư của NTK, bên cạnh những nỗ lực khác. Tiềm năng của
KT cho hành động với tư cách là một công cụ truyền thông và một phương tiện để
mở tung các trải nghiệm mới về không gian được nhìn nhận như một chức năng của
việc các công trình xây dựng được tri giác và được diễn giải. Song theo quan niệm
TDH của Ricoeur, văn bản KT ở đây “mở lòng mình” hay “để lộ” ra không phải về
thế giới của tác giả mà về phía ý nghĩa nội tại của nó và về phía thế giới đứng trước
văn bản [115, tr.1623]. Nên sự “hé lộ” ý nghĩa của KT không phải là sự bất định mà
có sự chuyển đổi về sinh tồn, chúng ta cần nắm bắt lấy. Hơn nữa, Ricoeur khăng
khăng về bản chất không thể né tránh của nhiệm vụ đang tiếp diễn của TDH, vốn
phải được cơ sở trên sự nghi ngờ của tất cả các ý nghĩa trực tiếp hiện hình. Vì hiểu
luôn luôn trong một quá trình, nên ta cần một cách tiếp cận động để hiểu các tái hiện
của KT trong từng hoàn cảnh, từng thời gian... theo thực tiễn cuộc sống.

Vậy TDH giúp NTK hiểu được hai quá trình hoạt động của KT, từ đó có thể
“cài” và “giải” các nghĩa cho KT hay tái hiện và tái nhận nghĩa truyền thống trong
KT nếu ở góp độ hẹp hơn.

2.1.2.3. Vai trò của Thông diễn học trong sự diễn giải kiến trúc
57  

Nối gót các ngành văn học, lịch sử, văn hoá... KT cũng vận dụng TDH vào trong
quá trình hiểu nghĩa và tạo nghĩa của mình. TDH với lối tiếp cận bản thể luận, KT
được nhìn nhận thêm ở khía cạnh tư tưởng với chức năng giáo dục nhận thức. KT là
một văn bản VH, nên tư duy thiết kế cần phải thực hiện chức năng này. Nếu “Logic
giúp KT tồn tại”, thì “Thông diễn giúp sự tồn tại này có ý nghĩa”; và với bản chất
gợi mở của mình, TDH giúp vật phẩm KT có hai ý nghĩa: có ngôn ngữ và có sự khác
biệt. Hơn nữa, trong quá trình thiết kế và tồn tại KT, Thông diễn học giúp diễn giải
KT và TT trong KT nói riêng một cách (1) trọn vẹn, (2) thuyết phục và (3) chân thật.

(1) TDH giúp diễn giải KT một cách trọn vẹn khi tạo cán cân tư tưởng mỹ cảm cân
bằng với ý nghĩa thực dụng của nó.

Chúng ta dần nhận ra, sự thống trị gần như tuyệt đối và rộng khắp của tri thức
luận cận hiện đại, mà hậu quả tai hại của nó hiện nay ta dần nhận thức được: một
mặt, KHKT phát triển nhanh chóng dưới sự thôi thúc của lợi ích vật chất; mặt khác
lại là sự thờ ơ với chân lý tồn tại của loài người. Mặt thứ nhất gây ra bao vấn đề nhức
nhối như sự ô nhiễm môi trường, sự nóng dần lên của trái đất,...; mặt thứ hai đưa lại
sự trống rỗng về ý nghĩa tồn tại của con người ngày nay. Công cuộc giải phóng sức
lao động với sự giúp sức của KHKT không hẳn đã giúp người lao động khoẻ hơn,
thoải mái hơn, nhất là lành mạnh hơn. Ngay từ cuộc cách mạng thời đại đá mới – tức
chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp với nhịp độ lao động an toàn nhưng nhàm
chám – không hẳn được cảm nhận hoàn toàn như một sự “giải phóng” khỏi cuộc
sống bấp bênh và nguy hiểm của người săn bắt, hái lượm. Gần hơn cũng thế, việc
chuyển từ lao động thủ công sang sử dụng, kiểm soát và bảo trì máy móc đã giảm
thiểu rõ rệt gánh nặng thể xác, nhưng gia tăng sự căng thẳng thần kinh; cơ chế giám
sát ngặt nghèo, nhàm chán ở dây chuyền sản xuất còn đáng sợ hơn cả lao động tay
chân. Ngoài ra, những nghịch lý về kinh tế có nguy cơ làm cho sự tiến bộ kỹ thuật
mất dần ý nghĩa: phí tổn xã hội cho số người thiểu năng kỹ thuật có thể cao hơn lợi
ích do lực lượng lao động kỹ thuật cao mang lại; hơn nữa nguồn lao động này đòi hỏi
mức độ đầu tư ngày càng tốn kém để có thể sử dụng các công nghệ tiên tiến. Ngày
58  

nay, con người làm việc nhiều hơn, căng thẳng hơn so với thời trung đại và cận đại
do sự bùng nổ của nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu. Thời nay, kỹ thuật vẫn
giữ vai trò then chốt; tiến bộ kỹ thuật, khi đi vào thị trường, tự tạo ra nhu cầu mới.
Cái tốt hơn là kẻ thù của cái tốt, do đó, hầu như ta có một quy luật: đó là mức độ bất
mãn với cái cũ, nói chung, là một chuỗi hằng số bất biến. Câu hỏi đặt ra: Tiến bộ
khoa học là phúc hay hoạ?

KT là một hình ảnh phản ánh gần như đầy đủ và rõ nét những thực tại trên. KT
với sự trợ giúp của KHKT hiện đại ngày càng tạo ra nhiều công trình hoành tráng với
tiện nghi vật chất bóng loáng… ngoài ra không còn ý nghĩa nào khác. Nhưng tai hại,
các KTS nghĩ đó là KT đích thực. Bằng chứng là những trung tâm mua sắm rộng lớn
đầy ắp hàng hoá, rất phong phú với phần “chợ”, nhưng lại thiếu hẳn phần “hội”;
những văn phòng làm việc phà phà máy lạnh, lạnh cả trong nhà “lạnh” ra đến hình
khối, đường nét bên ngoài; những công sở hành chánh dần thay bởi những trung tâm
tập trung cao tầng, trở nên quá “cao” đối với người dân; những ngôi nhà ở ngày càng
được xây dựng bởi những vật liệu sang trọng, được trang bị những tiện nghi cao cấp
nhưng không phải với mục đích làm cho ngôi nhà có “hơi ấm” hơn… Những công
trình KT ngày càng cao hơn, rộng lớn hơn, nhiều hình khối, nhiều không gian, được
xây dựng bằng vật liệu cao cấp, được trang bị tiện nghi hiện đại, nhưng chỉ có vậy.
Có chăng chỉ là vẻ đẹp hình thức bề ngoài sạch sẽ, sang trọng, rực rỡ, hoành tráng,…
Hẳn rằng KT ngày nay đã trở nên quá ưu ái đối với các hình ảnh và trò chơi bề mặt;
và rằng nội dung đã trở nên quá ư phù phiếm và dễ dãi. Phải chăng, các NTK đã
quên rằng: vật chất là phương tiện, tinh thần là mục đích. KHKT không phải là
“họa”, nhưng cũng không hoàn toàn là “phúc”, nếu chúng ta biết tạo một đối trọng
nhằm lập thế cân bằng cho nó. TDH với lối tư duy bản thể luận sẽ cùng tiến bộ kỹ
thuật, vượt qua tính hiệu quả về công nghệ và kinh tế; hướng đến những giá trị nhân
văn, về những giá trị tinh thần, về những mỹ cảm của trải nghiệm cuộc sống. Tức
TDH giúp hướng tới sự tổng toàn cả phần “con” lẫn phần “người” trong chúng ta;
cũng như hướng đến sự tổng toàn cho KT, giúp ta diễn giải trọn vẹn ba ý nghĩa của
ba vật thể: vật lý, nghệ thuật và xã hội trong KT.
59  

(2) Với bản chất gợi mở, TDH giúp diễn giải KT một cách thuyết phục, khi vật
phẩm KT có hai ý nghĩa: có ngôn ngữ và có sự khác biệt

TDH có xuất phát điểm như là một môn học về ngôn ngữ. Trong quá trình phát
triển, TDH đã làm thay đổi quan niệm về bộ môn ngữ học này khá rõ rệt. Từ sự liên
kết các từ, xây dựng một cấu trúc đúng ngữ phạm, ta có thể có một câu hoàn chỉnh,
cho đầy đủ nghĩa. Đây là những câu mệnh đề, cung cấp thông tin, thường cho những
nghĩa chính xác và thường dùng hằng ngày nhất. Nếu muốn tạo nên câu nói hay hơn,
cung cấp thông tin thuyết phục hơn, ta có thể sử dụng những từ, ngữ phạm, cấu trúc
câu linh hoạt hơn. Để hiểu loại câu này hầu như ta vận dụng logic học để suy luận từ
cấu trúc từ ngữ, ngữ pháp câu ra ý của câu. Song không dừng lại ở đây, có thể hiểu
chính xác nhưng chưa đạt tới một sự thông hiểu chân thật. Vì tuỳ mỗi bối cảnh xã
hội, giai đoạn lịch sử, ngữ cảnh người nói, sẽ có những khác biệt về nghĩa của cùng
một câu nói. Tức TDH đòi hỏi ta phải dùng Hiện tượng luận để thông hiểu cả tâm tư
của người phát ngôn. Ví dụ khi muốn hiểu một câu thơ, ta cần hiểu bối cảnh, tâm tư
người viết câu thơ đó. Song nếu sử dụng hình thức logic học, khó có thể giúp ta hiểu
được ý nghĩa của câu thơ ẩn sau câu chữ. Thông diễn sẽ phát huy khi khám phá
những ý tứ gợi mở từ câu thơ. Câu thơ được diễn giải theo những cách hiểu khác
nhau, không nhất thiết trùng với ý ban đầu của tác giả. Điều gợi mở này có thể được
tiếp tục, nó thể hiện một sự đa dạng của diễn giải, một sự tiến triển của nhận thức,
phát lộ đúng bản chất của ngôn ngữ như Heidegger nói: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của
tồn tại” [20, tr.135], [102, tr.22]. Ở đây, TDH đã không chỉ phát huy được tính chất
công cụ của mính, mà còn phát triển được bản chất năng động sâu xa và sáng tạo.
Chính thông diễn đã giúp ta thông hiểu những diễn giải chân thật của câu thơ.

Tương tự TDH sẽ giúp ta khám phá quá trình thiết kế KT và hiểu KT. Theo
logic học, một ngôi nhà được cấu tạo từ những thành phần móng, nền, cột, thân, cửa,
mái,.. được đứng vững nhờ hệ kết cấu chống đỡ, vận hành được nhờ những hệ thống
kỹ thuật điện, nước,... Ngôi nhà được hình thành như vậy sẽ thực hiện đúng chức
năng của mình - một công cụ cung cấp không gian sử dụng. Logic học cùng KHKT
60  

sẽ giúp ta giải quyết những vấn đề về không gian, phục vụ nhân sinh. Điều này
không có gì sai, song chưa đủ.

Tuy nhiên, ngôi nhà không đơn giản là một cái hộp vuông, cho con người trú ẩn;
cũng không phải chỉ là “cái máy để ở” cung cấp những tiện ích. Vì KT do con người
tạo ra, phục vụ vì con người và của con người, nên ngoài tư cách là kẻ cung ứng
không gian; hơn thế nữa, KT còn có tư cách là một nghệ thuật biểu cảm, khi diễn
giải những tình cảm, tư tưởng. Con người luôn hướng về cái đẹp, nên ngôi nhà cần
đẹp từ nội thất bên trong, đẹp cả hình thức mặt ngoài, lẫn ngoại cảnh xung quanh.
Nếu chỉ dừng lại ở vẻ đẹp hình thức, thì logic học vẫn còn ứng dụng được; khi sự kết
hợp của hình khối, màu sắc, sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng,... có thể giúp ta thoả
mãn nhu cầu cái đẹp của thị giác. Nhưng nếu muốn đạt tới cái-đẹp-có-nghĩa của tinh
thần - cái giúp con người có những cảm xúc suy tư, đánh thức nhận thức, thì e rằng
logic học không còn ở thế độc tôn. Để đạt cái-đẹp-có-nghĩa, tức KT cần có ý nghĩa,
phải cầu viện đến TDH. Với bản chất gợi mở, TDH sẽ hiểu những nghĩa nào cần tạo
ra hay được tạo ra trong quá trình thiết kế và nghĩa nào sẽ được gợi lên trong quá
trình tồn tại của KT. Hiểu như thế sẽ là những khơi gợi cho quá trình thiết kế, sẽ cấu
tạo nên nghĩa cho công trình, gởi gắm những thông điệp, những suy tư; khi ấy KT sẽ
có ngôn ngữ.

Hơn nữa, cũng chính bản chất gợi mở này, khác với tính cứng nhắc, chuộng sự
tiêu chuẩn hoá của tư duy Logic thường đưa tới sự giống nhau; TDH luôn khơi gợi
cho sự diễn giải tuỳ vào tình huống thiết kế, nên KT có những diễn giải khác nhau.
Cũng vậy, hhững thông điệp gởi gắm trong quá trình thiết kế, những ý nghĩa gợi mở
trong quá trình hiện diện của KT có thể không được “đọc” đúng. Bởi ý nghĩa luôn
phát sinh, đang biến dạng, đã chuyển nghĩa và nhất là đang sản sinh ra nghĩa mới qua
chính tác động, sinh hoạt của con người. Nếu hiểu theo lối logic học, có thể chỉ là ý
nghĩa của một thể, một dạng bất động, cố định. Logic học sẽ không thể lý giải được
ngôi nhà (house) khác với tổ ấm (home) những gì; địa điểm khác nơi chốn ra sao.
Trong khi đó, TDH có thể lý giải được tại sao người nhà lại lưu luyến thích giữ lại
61  

ngôi nhà thân thuộc, chiếc ghế thân quen dù nó không còn đẹp, không tiện nghi. Do
người sử dụng có thể có những cảm nhận hay trải nghiệm, tức “đọc” khác nhau tuỳ
thuộc vào bối cảnh hay tâm trạng; khi đó kiến trúc chỉ là tác nhân gợi mở, kích thích
cho những cảm thụ ấy. Mặt khác, thông tin kiến trúc truyền gởi ở đây không thuộc
dạng cung cấp thông tin một chiều - là “độc thoại”, “áp đặp” như theo tư duy Logic,
không có sự giao tiếp tương tác với người sử dụng; hay không có sự kết nối với ngữ
cảnh không gian và thời gian. KT nay là sự đa nghĩa, đa chiều; một lần nữa, KT cần
thêm sự trợ giúp của bộ môn TDH với lối tiếp cận động “đối thoại”, “dung hoà”.
KT cần “đối thoại” để thoả được tiêu chí KT vì người sử dụng, cho người sử dụng,
nên có tính thuyết phục.

Như vậy, có ba mức độ về nghĩa trong ngữ học: câu nói đúng/ câu nói hay/ câu
văn thơ; cũng như trong KT: ngôi nhà tốt/ ngôi nhà đẹp/ ngôi nhà đẹp-có-nghĩa; có
thể tóm tắt như Bảng 2.2. Logic học có thể giúp ta tạo nên ngôi nhà ở mức độ một và
một phần ở mức độ hai; song khó có thể tạo nên những giá trị mỹ cảm tinh thần ở
cấp độ ba; ở cấp độ này ta cần tới TDH.

(3) Theo TDH, truyền thống luôn được diễn giải vào KT một cách không có chủ đích
nên sẽ không khiên cưỡng mà chân thật.

Ngày nay mỗi công trình KT đều mang trong mình nhiều tầng nghĩa; trong đó
không thể thiếu những biểu trưng cho một cộng đồng, một dân tộc. Những biểu trưng
này dễ tìm thấy trong KTTT, trong đó VHTT là một yếu tố luôn được quan tâm, cần
kế thừa, khai thác, phát huy và diễn giải vào kiến trúc.

Thiết kế KT là một quá trình tư duy, chịu sự tác động của những yếu tố ngoại tại
và nội tại trong người thiết kế (NTK). nhưng VHTT là yếu tố ngoại tại hay nội tại?
Trước hết KT được xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế của con người
trong cuộc sống như để ăn ở, sinh hoạt,.. NTK phải quan tâm đến các yếu tố địa điểm
xây dựng, đặc điểm khí hậu, điều kiện kinh tế... đây là những yêu tố ngoại tại cần
phân tích và tìm cách giải quyết thoả đáng. Hơn nữa, trong quá trình thiết kế, tìm
xv

Bảng 2.2. Các cấp độ về cái đẹp trong kiến trúc

Ngôi nhà tốt Ngôi nhà đẹp Ngôi nhà đẹp-có-nghĩa

Biểu hiện Tiện ích và bền vững Vẻ đẹp hình thức Có giá trị mỹ cảm tinh
thần

Mục đích Cung cấp những tiện Thoả mãn nhu cầu Đánh thức cảm xúc tư
nghi hợp lý cái đẹp của thị giác duy, giáo dục nhận thức

KT với tư Một công cụ cung cấp không gian Còn là một nghệ thuật biểu cảm,
cách là sử dụng truyền tải những thông điệp
Sản phẩm
Logic học Thông diễn học
của tư duy
62  

cách giải quyết các vấn đề này nhằm tạo nên hình hài KT, NTK đã không suy tính
phủ lên nó những tâm tư và tình cảm của họ. Thật vậy, KT không phải là cái gì khác,
bản chất của nó là nhân hoá, nó thể hiện trình độ nhận thức và ước mong của con
người trong quá trình sinh tồn và phát triển. Trong đó, VH với tính dân tộc hay tính
TT là yếu tính được NTK giải bày nhiều nhất một cách không có chủ đích hay có thể
nói là vô tình. Do TT là tầng sâu của VH, nó chuyển hoá thành tầng vô thức, rồi trở
thành thiên tính trong mỗi con người hiện thực nói chung, NTK nói riêng – tức TT
cũng là yếu tố nội tại. Nó đã và sẽ thẩm thấu trong tâm thức của mỗi người chúng ta
và vô thức điều khiển khối óc, con tim và bàn tay của NTK trong quá trình tạo tác.
Nên diễn giải VHTT vào trong KT là một phần không thể thiếu của quá trình tư duy
thiết kế.

Hơn nữa, kiến trúc không phải là cái gì khác, bản chất của nó là nhân hoá, đã
được cấu thành bởi phương thức và trình độ nhận thức của con người trong quá trình
phát triển. TT đã khắc dấu ấn của tổ tiên trên mỗi một chúng ta, đã và sẽ thẩm thấu
trong mỗi người; nên nó sẽ là bàn tay, là khối óc, con tim không nhìn thấy trong quá
trình thiết kế, song lại có tác dụng quan trọng. Nói cách khác, một cách vô thức,
NTK diễn giải TT vào trong các tác phẩm của mình dù muốn hay không muốn, có
chủ đích hay không có chủ đích. Nên KT trở thành một trong những đối tượng mà
TT gửi gắm lại những dấu ấn của mình chân thật nhất; và đây cũng chính là cách tốt
nhất KT phát huy tác dụng trong đời sống cộng đồng.

2.1.3. Sự chuyển tiếp từ Hiện tượng học sang Thông diễn học

Nếu kiểu hình học là lý thuyết cho mô hình tư duy Hình tượng luận; hình thái
học cho Cấu trúc luận, thì Hiện tượng học sẽ là lý thuyết hữu hiệu cho mô hình tư
duy Hiện tượng luận. Chung quy những lý thuyết: Kiểu hình học, Hình thái học,
Hiện tượng học đều có mục đích chung đi tìm hiểu sự vật hay hiện tượng một cách
trung thực; hay tìm “Sự thật”. Đặt lại vấn đề về những lối hiểu sự vật khác nhau: nếu
kiểu hình học cho rằng có thể biết được sự vật qua các quy luật lý trí; thì hình thái
học nghĩ rằng có thể hiểu sự vật bằng cách nắm vững những cấu trúc ngữ nghĩa của
63  

nó; còn Hiện tượng học tin rằng có thể biết và hiểu được sự vật chỉ cần dựa vào
những trải nghiệm hay cảm quan. Song sự vật luôn biến đổi, sự hiểu biết không bất
định, nên cần xét trong một quá trình để có thể thông hiểu được sự vậy ấy. Thông
diễn học làm được điều đó vì nó giúp ta nhìn nhận sự vật hay hiện tượng một cách
trung thực và trọn vẹn.

Thật vậy, bản chất TDH là một lý thuyết về sự hiểu biết, nó giúp ta đi từ biết tới
hiểu, rồi thông hiểu và đích cuối là hành động – là một quá trình. Hiểu được sự vật
hay hiện tượng nói chung cùng với cách hiểu đó, sẽ cho ta những lối tiếp cận dẫn đến
những hành động. Ví dụ khi hiểu được TT nói chung, dẫn đến thông hiểu TT trong
KT nói riêng, cấu trúc tồn tại của nó, nó vận hành như thế nào,... hẳn ta sẽ có những
lối diễn giải TT vừa hợp lý, vừa hợp tình và cả vừa hợp “pháp” hơn. Hơn nữa, có
thể nói TDH này bao trùm được tất cả ba cách tiếp cận của ba lý thuyết trước nếu ta
lần theo tiến trình phát triển của TDH. Nên TDH hiện đại còn được gọi là ngôn ngữ
học, hẳn sẽ là lý thuyết hữu hiệu cho mô hình tư duy ngôn ngữ của Hiện tượng
luận, vì những lý giải sau: Thứ nhất TDH chỉ ra rằng: “Sự thực hay chân lý (truth)
khác với chân thực (reality), và chân thực khác với hiện thực (the real)” [17]. Hiện
thực chỉ là một hình thái của sự vật đương hiện hữu, đó là sự kiện, sự vật thấy trong
một thời gian, không gian cố định. Hiện thực chỉ là sự biểu hiện của chân thực trong
không gian (VH, xã hội) và thời gian (lịch sử, TT). Nói từ một khía cạnh ngược lại,
chân thực là bản chất của hiện thực. Thế nên, ta có thể thấy chân thực xuất hiện
thành hiện thực, đó là qúa trình hiện thực hóa và hiện thực hoặc biểu tả chân thực,
hoặc chúng cấu tạo thành một chân thực khác. Nói một cách khác, hiện thực chỉ là
hiện thực bởi vì nó nằm trong qúa trình liên tục của sự hiện thực hóa của chân thực;
và chân thực chỉ là chân thực nếu nó luôn ở trong một qúa trình cấu tạo của các hiện
thực. Nói một cách cụ thể hơn, một sự vật xuất hiện theo luật không gian và thời
gian. Trong thời và không gian ấy, nó mang một hình thái nào đó, mà Heidegger gọi
là hiện sinh, hay hiện hữu (Dasein). Nhưng với quá trình biến đổi của không gian và
thời gian, một hiện thực như vậy sẽ biến thành một hiện thực khác, qua chính sự biến
đổi của hình thái. Quá trình biến đổi như vậy được hiểu như là qúa trình hiện thực
64  

hóa của chân thực.

Ví dụ cụ thể giải thích sự tương quan giữa chân lý, chân thật và hiện thực: một
không gian đệm hay không gian chuyển tiếp – là một chân thực, từng là một hiên nhà
trước hầu hết các ngôi nhà dân gian – là một hiện thực; nay khi biến thành một hàng
hiên bao quanh một căn nhà biệt thự nào đó – là một hiện thực khác; khi sang các
nhà chung cư đó là ban công – là một hiện thực khác; hay hành lang đi bộ của dãy
nhà liên kế thương mại cũng là một hiện thực (Hình 2.4). Sự chân thực là không gian
đó vẫn là một không gian chuyển tiếp và chính cái sự chân thực này mới là bản chất
giải thích được không gian đó dù là hiên nhà, hàng hiên, ban công hay hành lang. Cái
hiện thực hàng lang chuyển đổi thành hiên nhà, cái hiện thực ban công thay thế cho
hiện thực hàng hiên, ..., song chúng có cùng mục đích tồn tại là một không gian giao
thông trung gian, một khoảng đệm giữa không gian bên trong và bên ngoài nhằm
trách sự thay đổi đột ngột về độ cao, về cảnh quan, về nhiệt độ khí hậu,... Đó là chân
lý được hiểu như là cái luật của sự xuất hiện trong thế giới hiện tượng.

Thứ hai, TDH cho rằng: Chân lý (truth) do đó không có nghĩa là một sự chân
thật vĩnh cửu [17] - điều mà những người chủ trương một nền “triết học vĩnh cửu” và
cả triết học hiện đại tin tường. Làm sao có thể có một sự chân thật vĩnh cửu nếu sự
chân thật được cấu thành trong qúa trình của hiện thực hóa hiện thực. Tức luôn trong
qúa trình phát sinh, giải cấu trúc và tái cấu trúc. Chân lý càng không thể đồng nghĩa
với hiện thực. Vậy nên, hiện thực chỉ là một lối xuất hiện của chân lý và sự chân thật
chỉ nói lên được bản chất của sự vật, tức hiện thực. Nếu chân lý được hiểu như Hegel
là cái luật của sự xuất hiện của thế giới hiện tượng; thì để hiểu chân lý, ta không
được phép dừng lại ở bình diện của hiện thực, hay dựa vào những quy luật đơn
phương không nói lên được cái toàn diện, toàn thể của Hữu sinh (Sein). Vì thế TDH
nhận ra, không thể gạt bỏ tất cả những lối nhìn khác biệt; điều mà ta có thể làm là
tạm thời bỏ chúng vào trong ngoặc (hay bỏ qua một bên). Ở giai đoạn hai, TDH nhận
định, một sự nghi ngờ không thể mang tính chất tuyệt đối mà chỉ là một phương thế
tạm thời, nhắm tới một phương thế khác giúp ta hiểu được sự vật một cách trọn vẹn
xxiv

Hình 2.4 Những hiện thực khác nhau của không gian chuyển tiếp trong và
ngoài nhà

Hiên nhà trước hầu hết các ngôi nhà ở dân Một hàng hiên bao quanh căn nhà
gian [Nguồn: http://lehd.vn] [Nguồn: tác giả]

Ban công trong các nhà chung cư Hành lang đi bộ của dãy nhà liên kế
[Nguồn: tác giả] thương mại [Nguồn: tác giả]
Dù là hiên nhà, hàng hiên, ban công hay hành lang, song chúng có cùng mục đích
tồn tại là một không gian chuyển tiếp - một khoảng đệm giữa không gian bên trong
và bên ngoài nhằm trách sự thay đổi đột ngột về độ cao, về cảnh quan, về nhiệt độ
khí hậu,... Đây là những hiện thực khác nhau của một chân thực- không gian
chuyển tiếp, được hiện thực hoá xuất hiện khác nhau trong thế giới hiện tượng.
65  

hơn. Vậy điểm quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để hiểu được một cách tương đối
trọn vẹn sự vật, thế giới.

Mặt khác, nếu muốn hiểu sự chân thật ta phải xét một quá trình hiện thực hoá
của nó; không thể dừng lại ở hiện thực mà nó đang xuất hiện. Ví như muốn hiểu sự
diễn giải TT trong thời đương đại, mà chỉ xét ở những biểu hiện tức những hiện thực
khi thì sao chép kiểu hoài cổ, lúc thì kết hợp kiểu chiết trung, chổ khác là phức hợp
kiểu nhập nhằng hay kia là dung hoà kiểu vượt gộp TT (Hình 2.5), ta không hiểu
được bản chất của các biểu hiện đó. Khó có thể nắm bắt được cái chân thật, bản chất
của chúng đều là sự diễn giải TT và càng khó có thể hiểu được chân lý về quy luật,
lý giải tại sao có những lối biểu hiện như vậy. TDH sẽ giúp ta hiểu về cả quá trình
chuyển biến của các lối diễn giải; không chỉ chính các lối diễn đó.

Vậy từ xu hướng biến chuyển các hệ tư duy và không chỉ dừng nơi Hiện tượng
học; chính TDH mới có thể diễn đạt cao độ được Hiện tượng học [20, tr.88]. TDH
trở thành công cụ không chỉ diễn giải các hiện tượng sự vật nói chung và trong KT
nói riêng, nhất là trong khuynh hướng đương thời với sự cố gắng chống lại quyền bá
chủ của hình ảnh trong KT. Diễn giải TT trong KT cũng không nằm ngoài dòng chảy
này. Hơn thế, TDH giúp ta không chỉ hiểu về các biểu hiện của những lối diễn giải
TT, mà còn thông hiểu được quá trình tiến triển những chuyển biến của chúng. Do
TDH quan niệm quá trình thiết kế là một quá trình tư duy, diễn giải TT vào KT là
cũng vậy, tức quá trình thiết kế mang tính thông diễn. Đúng như Adrian Snodgrass
và Richard Coyne kết luận trong bài báo “Is Designing hermeneutical?” [130, tr.95]
(Liệu thiết kế có mang tính thông diễn?). Vậy, từ khuynh hướng KTĐĐ cùng với lý
thuyết TDH hình thành nên nền Thông diễn học kiến trúc - đây hẳn là một trong
những xu hướng của nền KTĐĐ.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: SỰ TÍCH HỢP CÁC MÔ HÌNH DIỄN GIẢI KT


2.2.1. Thực tiễn kiến trúc đương đại nước ngoài
2.2.1.1. Nghiên cứu lý luận về Thông diễn học kiến trúc
xxv

Hình 2.5 Những hiện thực hoá mái ngói TT qua các lối diễn giải

Theo kiểu sao chép hoài cổ Theo kiểu kết hợp chiết trung
[Nguồn: https://www.vnbooking.com] [Nguồn: http://hanoibeauty.org/culture]

Theo kiểu phức hợp nhập nhằng Theo kiểu dung hoà vượt gộp
[Nguồn: https://ktshanoi.net] [Nguồn: https://diadiem.danang.gov.vn]

Có những biểu hiện khác nhau, song chúng đều là sự diễn giải mái ngói TT; ta sẽ
không hiểu được bản chất của các biểu hiện đó và càng khó có thể lý giải tại sao có
những lối diễn giải như vậy, nếu chỉ dừng lại ở các hiện thực mà nó đang xuất hiện.
Muốn hiểu sự chân thật ta cần phải xét một quá trình hiện thực hoá của nó, nên
Thông diễn học sẽ giúp ta hiểu về cả quá trình chuyển biến của các lối diễn giải
chứ không chỉ chính các lối diễn đó.
66  

Thông diễn học là một lý thuyết có lịch sử phát triển lâu đời, song đề cập trong
luận án là TDH hiện đại đang khá phát triển ở phương Tây. Là một lý thuyết phức
tạp, bước đầu để dễ hiểu ta có thể khái quát: TDH là một nền khoa học về sự hiểu
biết, hiểu biết về khả năng của con người trong hành vi nhận thức và nhất là khả
năng sáng tạo [18]; nếu nói một cách ngắn gọn thì TDH là một môn khoa học về tư
tưởng và phương pháp. Vì thế TDH được chọn và ứng dụng trong các ngành: văn
học, xã hội học, VH học, luật, tâm lý, chính trị, tôn giáo, khảo cổ học, môi trường, ...
và KT cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Vì KT nay không chỉ là một ngành của
KHTN, mà còn là lĩnh vực thuộc KHXHNV. Có thể kể hàng loạt các bài báo lớn nhỏ
trên các tạp chí chuyên ngành: Is designing hermeneutical? (Liệu thiết kế có mang
tính thông diễn?), Adrian Snodgrass, Úc, 1997; Hermeneutics for architects? (TDH
nào cho các nhà kiến trúc?), Bill Thompson, UK, 2007; Hermeneutics as
architectural discourse (TDH như là diễn ngôn kiến trúc), Dr.Alberto Pérez-Gómez,
Canada (2008); Philosophical hermeneutics and the ethical function of architecture,
(TDH triết học và chức năng đạo đức của KT), Paul Kidder, USA, 2011;
Hermeneutics of modern architecture (TDH của KT hiện đại), Scott Tallon Walker,
Ireland, 2012; Architecture Representation: Abstraction and Symbol within Design
(Diễn giải KT: trừu tượng và biểu tượng trong thiết kế), Anastasia Hiller, 2012;...
Đấy là một vài nghiên cứu ví dụ về TDH trong KT.

Các công trình nghiên cứu đã in thành sách, có thể kể điển hình trong Bảng 2.3
Ví dụ, cuốn Architectural representation and meaning: Towards a theory of
interpretation (Tái hiện và ý nghĩa KT: Tiến tới một lý thuyết về diễn giải) [125]
của Moustafa, Amer A. (1988) là một luận án đi tìm cách trả lời: “Làm thế nào nhà
KT có thể tạo tác một môi trường có nghĩa?” Một môi trường vật thể có nghĩa là phải
“luôn sẵn sàng được các thành viên của xã hội nhận dạng ra chúng như là của chính
họ” [125, tr.2]. Đó là một môi trường xây dựng từ nay không còn là sự xây cất nhà
cửa của xã hội và của nền VH của nó, mà còn là sự tái hiện của cả hai. Tính đầy ý
nghĩa là kết quả của quá trình diễn giải và thông qua sự thấu hiểu quá trình ấy, NKT
có những tư tưởng thái độ thiết kế. Một lý thuyết về diễn giải là cái đích cuối cùng
xiv

Bảng 2.3. Vài tác phẩm lý luận nghiên cứu về TDH kiến trúc ở các nước
Công trình nghiên cứu, tác
Tác giả Xuất bản
phẩm
1 “Architecture and ideas: A Journal of Architectural
J.William Rudd Phenomenology of Education Vol 38, UK, 1985
Interpretation”,
2 Architecttural representation Luận án, Viện
Amer
and meaning: Towards a Massachuseets, USA 1988
A.Moustafa
theory of interpretation
3 Reading Material culture: Oxford, 1990
Christopher
Structuralism, Hermeneutics
Tilley (ed.)
and Post-Structuralism
4 Interpreting environments: University of Texas Press,
Robert
Tradition, Desconstruction, 1995,
Mugerauer
Hermeneutics
5 Building ideas: an Wiley, 2000
Janathan A.Hale introduction to architectural
theory
6 Adrian Interpretation in Routledge, 2006
Snodgrass, Architecture: Design as way
Richard Coyne of thinking
7 “Towards a Hermeneutic EGOS 2011:Art, Design and
Marcus Jahnke perspective on Design Organization, Sub theme 14
practice”
8 Architecture representation: Thesis, UNSW, Australia,
Anastasia Hiller Abstraction and symbol within 2012
design,
67  

của luận án. Hay cuốn Building ideas: An introduction to architectural theory
(Những ý tưởng xây dựng: Nhập môn vào lý luận KT) [117] của Jonathan A.Hale
(2000) là quyển sách có một niềm tin vào ý nghĩa của KT với tư cách là một phương
tiện truyền thông cộng thêm vào chức năng của nó là kẻ cung ứng không gian hữu
ích. Sự phân biệt ấy đặt ra yêu sách cho một nền Thông diễn KT, và lý thuyết này sẽ
vạch ra các chiến lược khác nhau để có thể diễn dịch được cả hai ý nghĩa trên vào
KT [117, tr.8]. Trong cuốn Interpretation in Architecture: Design as Way of
Thinking (Diễn giải trong KT: Thiết kế như cách suy tư) [131], Adrian Snodgrass và
Richard Coyne (2006) đã dựa trên triết lý TDH, được phát triển bởi Heidegger và
Gadamer, để thăm dò bản chất của thiết kế; là một sự nổ lực để đưa chúng ta trở về
cốt lõi của KT. Họ thấy thiết kế như là cách suy nghĩ (Design as Way of Thinking) -
với những hiểu biết mới này cho phép chúng ta suy nghĩ không chỉ về thiết kế mà
còn thông qua và với thiết kế. Từ đó, thiết kế như một hành động diễn giải, "thiết kế
là diễn giải" (to design is to interpret) [131, tr.4] và theo nghĩa này, diễn giải trở
thành nội tại đối với KT. Nhìn chung nội dung của các tác phẩm này hướng đến một
nền TDH kiến trúc, tìm cách diễn giải trọn vẹn hơn những ý nghĩa của KT.

Tuy nhiên có nhận định: “sau những năm 70, TDH và chủ nghĩa Hậu cấu trúc rất
thịnh hành ở Mỹ, nhưng chủ yếu là truyền bá và nghiên cứu; không sản sinh ra học
thuyết mới nào mang đặc sắc Mỹ và có ảnh hưởng rõ rệt” [27, tr.236]. Có lẽ do các
vấn đề về nghĩa thực dụng của KT còn khá được đề cao; song ở góc độ hẹp hơn về
diễn giải TT vào kiến trúc có thể khả quan hơn, do nghĩa TT trong KTĐĐ gần như
thiên về phục vụ cho chất mỹ cảm của KT – thế mạnh của TDH. Hơn nữa, trong quá
trình lần theo sự tiến triển của các phương pháp tiếp cận vấn đề KT nói chung và TT
trong KT nói riêng, NCS nhận thấy vận dụng lý thuyết TDH vào việc diễn giải TT
trong KT là ứng dụng có tính thực tiễn. Vì theo phương pháp chuyển nghĩa của
TDH, “đó là một công việc gán ý và nghĩa cũ vào một đối tượng mới, vào một thế
giới mới và biến thế giới đó thành một thế giới của riêng mình, hay một thế giới cho
một nhóm người vào một thời đại nào đó.” [18]. Vì vậy, sự diễn giải TT trong
KTĐĐ có thể sẽ là một minh chứng rõ nét nhất cho nền TDH kiến trúc đương đại cả
68  

về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Sự ứng dụng ở góc độ hẹn hơn này là một lối đi khác,
có lẽ cũng là cái mới và là mục tiêu mà NCS mong muốn đạt được qua luận án này.

Bước đầu có thể cảm nhận sự khác nhau giữa khai thác TT theo các lối tư duy
trước đây và diễn giải TT theo lối TDH qua loạt hình ảnh so sánh. Một bên (Hình
2.6A) là sự sao chép, cắt dán kệch cỡm hay khai thác TT một cách thô thiển; một bên
khác (Hình 2.6B) là sự diễn giải tinh tế hơn khi TT được phát huy hiệu quả đã từng
khiến nó trở thành TT nay sử dụng trong ngữ cảnh đương đại, hay chuyển nghĩa một
cách tinh tế mang tính biểu trưng hơn. Từ đây kỳ vọng, một mặt TDH sẽ nhằm giúp
ta nhận ra những “vấn nạn”, thúc đẩy ta đi tìm giải pháp; nhất là mặt khác khiến ta
sáng tạo.

Mỗi mô hình tư duy sẽ cho một lối nhìn nhận thế giới quan khác nhau, tương
ứng với một phương pháp luận. Từ lý thuyết TDH, ta sẽ thêm một góc nhìn, một sự
tiếp cận mới về vấn đề TT và TT trong KT. Trên tinh thần đó TDH sẽ là chìa khoá
giúp NCS giải đáp các câu hỏi và chứng minh giả thuyết về diễn giải TT đã đặt ra.

2.2.1.2. Sự mất dần thế độc tôn của tư duy logic

Kiến trúc khi đặt ngang bằng với kỹ thuật và quy luật kinh tế, đã đưa đến những
ý tưởng về vẻ đẹp thuần khiết của những hình học trừu tượng hoá và sự tiêu chuẩn
hoá nhằm phục vụ cho công cuộc sản xuất KT. Cao điểm của tư tưởng này là câu nói
nổi tiếng gây nhiều tranh cãi của Le Corbusier: “Nhà là cái máy để ở”.

Nhưng thật ra, biệt thự Savoye do Le Corbusier thiết kế, theo đuổi vẻ đẹp thuần
khiết bên ngoài, song ngược lại bên trong biểu hiện sự phức tạp không thể chối bỏ
(Hình 2.7). Dù đặt những sáng tạo hình lập thể lên trên chức năng, nhưng do tính
hợp lý và yêu cầu tự thân của KT đòi hỏi; nên với ông, trước khi trở thành hình khối,
công trình KT phải là một không gian để sống, được nhìn nhận theo công năng trong
con mắt người sử dụng nó. Đây chính là sự quan tâm giữa nghệ thuật và nhân sinh
trong cuộc đời sáng tạo KT của Le Corbusier. Bởi lẽ, trong việc tổ chức không gian,
ông nhận ra còn có một cái gì đó cao hơn là một khối thực thể vật chất.
xxvi

Hình 2.6 Diễn giải VHTT theo lối Logic diễn và lối Thông diễn
A. Khai thác truyền thống B. Diễn giải truyền thống

Nhà Distort, TWS thiết kế, 2010 Ngôi nhà thiết kế bởi TSC, 2009 [Nguồn:
[Nguồn: https://kertupic.pw] https://mybridalelegance.com]

Bảo tàng Nghệ thuật Trung Quốc, Kts Bảo tàngYusuhara, Nhật, Kengo Kuma,
He Jingtang, 2007 2010
[Nguồn: https://en.wikipedia.org] [Nguồn: https://architizer.com]

ThápTaipei 101, Đài Loan, 1999 Tháp đôi Petronas, Malaysia, 1998
[Nguồn: http://skyscrapercenter.com] [Nguồn: https://hinhdep.com.vn]
xxvii

Hình 2.7 Sự mâu thuẫn của nghệ thuật và nhân sinh

Biệt thự Savoye do Le


Corbusier thiết kế, theo đuổi
vẻ đẹp thuần khiết bên ngoài,
song ngược lại bên trong
biểu hiện sự phức tạp không
thể chối bỏ

[Nguồn:
https://www.architypes.net/vi
lla-savoye/ (24/4/2019)]
69  

Thật vậy, dù ngôn ngữ tạo hình của Le Corbusier dựa trên cơ sở công năng, kết
cấu và kinh tế; song đôi khi các công trình ông thiết kế không hề khô khan mà đầy sự
lôi cuốn hấp dẫn, vì trong ông còn tồn tại những yếu tố thẩm mỹ. Sức tưởng tượng
phong phú và cảm xúc thẩm mỹ chắc chắn là tiền đề không thể thiếu cho những
thành công của ông. Hình tượng KT của ông không chỉ có chất sáng tạo duy lý, mà
còn chứa đựng ngày càng rõ những xúc cảm điêu khắc trong biểu hiện. Công trình
nhà thờ Ronchamp đầy chất thi vị của sự nhập nhằng và phức hợp là minh chứng
(Hình 2.8). Điều này một lần nữa chứng tỏ trong Le Corbisier có một sự mâu thuẫn
trong tư duy thiết kế, luôn song tồn một lối tư duy khác ngoài tư duy Logic; nên có
những công trình của ông biểu hiện sự thoát ra khỏi lối tư duy khá cứng nhắc này.

Vì thế kiến trúc không thể thuần khiết mà nhập nhằng một cách nước đôi, không
thể là sự áp đặt một chiều, mà là sự thoả hiệp từ các phía. Robert Venturi giải thích,
vì đó là một thứ KT phức hợp và mâu thuẫn được thiết lập trên nền cái phong phú và
sự nhập nhằng của đời sống hiện nay và của thực hành nghệ thuật. Ông thể hiện quan
điểm này: “Điều tôi yêu thích ở sự vật là chúng lai tạp hơn là tinh khiết, xuất phát từ
sự thoả hiệp hơn là từ đôi tay “sạch sẽ”, bị làm “méo mó” hơn là “thẳng thớm”,
nhập nhằng hơn là khớp nối rõ ràng, vừa ngược ngạo lại vừa lạnh lùng, vừa nhạt
nhẽo lại vừa đáng quan tâm và mang tính ước lệ hơn là “được chăm chút”, dễ dãi
hơn là cố chấp, rườm rà hơn là đơn giản, vừa cổ kính lại vừa đổi mới, vừa mâu
thuẫn lại vừa nước đôi hơn là rõ ràng và dứt khoát. Tôi đứng về phía một sự sống
động nhiều xáo trộn hơn là sự nhất thống hiển nhiên. Tôi chấp nhận sự không mạch
lạc và là người bảo vệ cho tính hai mặt. Tôi đứng về phía giàu ý nghĩa hơn là sự
minh bạch của ý nghĩa, tôi tán đồng chức năng nội hiện cũng như chức năng ngoại
hiện. Tôi chuộng “cả cái này lẫn cái kia” thay vì cho “hoặc cái này hoặc cái kia”,
cả đen lẫn trắng, hoặc đôi khi xám thay vì cho chỉ đen hoặc chỉ trắng” [82, tr.8],
[135, tr.16].

Tiếp theo, Venturi phê phán các thủ lĩnh của KT Hiện đại khi không chú ý đến
sự phức tạp mà chỉ say mê những cái đơn giản, sơ cấp, cố gắng cắt đứt với truyền
xxviii

Hình 2.8 Kiến trúc mang tính nhập nhằng và phức hợp

Le Corbusier có một sự
mâu thuẫn trong tư duy
thiết kế - luôn song tồn
một lối tư duy khác ngoài
lối tư duy Logic. Nhà thờ
Ronchamp là minh chứng,
rằng ông đã thoát ra khỏi
lối tư duy khá cứng nhắc
này, để công trình mang
đầy chất thi vị của sự nhập
nhằng và phức hợp.

[Nguồn:
https://www.pinterest.at/

pin/141511613266448587/
(24/4/2019)]
70  

thống. Vì vậy, khi thiết kế ngôi biệt thự cho mẹ mình, có dáng dấp nhà ở dân gian
miền trung nước Ý, như là công trình tuyên ngôn của ông. Venturi đã chọn cách tiếp
cận khác về sự sáng tạo KT, khi thừa nhận vai trò to lớn của KT dân gian, coi đó như
là cội nguồn của KT chính thống. Công trình thay vì loại trừ, đã bao gồm những yếu
tố khác, cả những yếu tố lạ như TT, tạo nên những mâu thuẫn; song ông cho rằng sự
mâu thuẫn là cội nguồn của nghệ thuật và của cuộc sống [135, tr.20]. Thật thế, mặt
tiền của ngôi nhà vẫn mang các điểm đặc trưng của KT Hiện đại như đường cong,
khối hình học nhưng linh hoạt mà không cứng nhắc, sinh động mà không lạnh lùng
(Hình 2.9). Ông cũng đi ngược lại chủ nghĩa Công năng, mang những trang trí phù
hợp vào nội thất công trình. Động lực phía sau sự đột phá này là mong muốn tìm
kiếm sự bất ngờ, sự đổi mới cho vẻ đẹp tối giản đến tiêu cực của chủ nghĩa Hiện đại;
nên đây là công trình đầu tiên đánh dấu cho một thời kỳ mới, thời KT Hậu hiện đại.

Venturi cũng phê phán Mies van der Rohe qua khẩu hiệu kì diệu “ít là nhiều”
(less is more). Ông cho rằng Mies đã khiên cưỡng đơn giản hóa vấn đề để trở thành
chủ nghĩa đơn giản và không phù hợp với thực tế cuộc sống. Ông viết: Sự đơn giản
hóa ồn ào như vậy tạo nên một loại kiến trúc vô vị - “ít hơn là một buồn tẻ” (less is a
bore). Paul Rudolf, một KTS lớn của trường phái Thô mộc (và của trào lưu Hậu hiện
đại sau này) năm 1961 đã giải thích ý nghĩa sâu sắc, ngầm hiểu trong khẩu hiệu “less
is more” của Mies. Đó là các KTS thế kỉ XX lựa chọn những vấn đề để giải quyết,
chứ không phải là tìm cách giải quyết những vấn đề đã được đặt ra. Venturi nhận xét:
“Những công trình tuyệt vời của Mies là tài sản chung quý giá của kiến trúc, nhưng
chúng bị hạn chế bởi cái đồng thời làm nên sức mạnh của chúng, nghĩa là nội dung
và cách diễn dạt của chúng đã bài trừ lẫn nhau” [82, tr.9] [135, tr.16] Thật vậy, vào
những năm sáng tác cuối đời, Mies Van der Rohe đã thể hiện một số quan niệm duy
lý cực đoan và vẻ lạnh lẽo của hình khối ở một số công trình đã làm cho chúng
không còn sức thuyết phục như trước nữa.

Thật ra, từ quan niệm “chắt lọc” những kinh nghiệm và kiến thức đã được tích
lũy, khiến cho trí tuệ trở nên “cao quý và vĩnh cửu” với ngôn ngữ KT tối giản - cái
xxix

Hình 2.9 Kiến trúc đã bao gồm những yếu tố khác, ví dụ VHTT

Biệt thự Vanna Venturi


(1962 -1964) có dáng dấp
nhà ở dân gian miền trung
nước Ý, có mặt tiền linh
hoạt, không cứng nhắc,
không lạnh lùng - như
công trình tuyên ngôn về
tính phức tạp và mâu thuẫn
trong kiến trúc của Robert
Venturi

[Nguồn:
https://www.pinterest.com
/pin/11723439653654714/
?lp=true(24/4/2019)]
71  

mà mọi người nghệ sĩ đều khao khát; song các KTS của trào lưu Hiện đại lại rơi vào
quan điểm “loại trừ”. Vì do lối tư duy phân tích siêu hình chú ý tới các yếu tố, nên
KT Hiện đại mang trong mình một sự hạn hẹp của hệ thống giáo lý Logic học khô
cứng, xa rời đời sống với tư tưởng loại trừ, trọng sự rõ ràng, thuần khiết, đơn giản.
Hay vì sự đồng nhất về bản chất mà KT Hiện đại trở nên thuần khiết một cách lạnh
lùng cứng nhắc, đến mức “tẩy sạch cảm xúc”; khi mà các yếu tố kỹ thuật của thời đại
mới thống trị, họ đã quên đi các đặc tính VH, bản sắc địa phương và cả những gì của
TT cũng bị loại trừ. Nói môt cách đơn giản hơn, tức “tinh giản” khác với “tinh
giảm”, ở đây có sự mâu thuẫn giữa biện pháp và mục tiêu [82, tr.12]. Đó là một
trong những nhược điểm chính của KT Hiện Đại và phong cách Quốc tế nói riêng.

Kiến trúc Hiện đại cũng như mẹ đẻ của nó, khi khoa học công nghệ phát triển tới
tột đỉnh, thì cũng là lúc đang bắt đầu bộc lộ những hạn chế của mình. Nó ngày càng
có nguy cơ tạo ra xu hướng thiên về lý tính có tính tích cực trong đời sống vật chất,
nhưng khá tiêu cực trong các hoạt động văn hóa tinh thần, trong sự phát triển cân
bằng tự nhiên của con người và của tự nhiên. Hơn nữa, khi sự phát triển cùng cực
xoay quanh vần đề vật chất vẫn không đủ giải quyết các như cầu của con người. Mặt
khác không mong đợi, thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả khôn lường
và ngày nay đang ngày càng trở nên ngoài tầm kiểm soát của con người, như cạn kiệt
năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Đây là những mặt
trái của nền công nghệ khoa học hay Logic học, con người giờ càng nhận ra khoa
học không mang lại hạnh phúc cho con người. Hay nói cách khác, khi đi đến sự cực
đoan, lối tư duy Logic học đã bộc lộ những hạn chế, cùng với nó KHTN đã mất dần
đi vai trò chủ đạo; trường phái thứ hai cần xuất hiện như một phản đề.

2.2.1.3. Các hiện tượng kiến trúc cần được lý giải

Từ một chiều hướng khác, càng ngày lối tư duy Logic học càng bộc lộ sự “bất
lực” của mình khi không thể giải thích được các hiện tượng KT đương đại, nhất là
càng không lý giải được các kiến trúc kiểu tự sự, trong khi sức ảnh hưởng của kiểu
KT này ngày càng tăng. Ví dụ, vài hiện tượng KT đương đại gần đây có những biểu
72  

hiện cho thấy sự chi phối ngày càng tăng của một lối tư duy “khác”.

Hiện tượng thứ nhất, dường như những ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thông khác lên sự chuyển tải các ý tưởng KT đôi khi lại quan trọng hơn so với kinh
nghiệm của chính các công trình. Bản vẽ của Libeskind cho viện bảo tàng Do thái ở
Berlin là một ví dụ về sự thành danh của một công trình từng có trước khi việc xây
dựng nó xảy ra nhiều năm sau. Có nhiều bài báo công bố trước đã giới thiệu dự án
này ở nhiều giai đoạn khác nhau suốt thời gian xây dựng nó, thế nên nó đã được
mang lại sự sống cho chính nó thông qua các bản vẽ và hình ảnh. Nói cách khác, sự
thụ cảm ý tưởng trong KT giờ đây là kết quả của một sự va chạm không còn chỉ là sự
trải nghiệm thực tế mà còn bởi trí tưởng tượng. Giờ đây, các vật thể vật dụng có thể
chỉ là một thành tố trong một mạng lưới rộng hơn của hiện tượng KT.

Hiện tượng thứ hai, ngoài sự tham dự của “xã hội truyền thông”, còn bởi sự xuất
hiện ngày càng nhiều các vấn đề KT trong một loạt các cuộc tranh luận lý thuyết,
trong những lĩnh vực như nhân học, địa lý học, tâm lý, xã hội học, VH học,... thậm
chí còn dẫn tới sự xuất hiện các ý tưởng KT ngay ở bên trong cấu trúc của chính
khoa triết học. Có hai hệ luỵ của sự quan tâm mới ấy tới ngữ cảnh rộng lớn hơn của
lý luận KT. Thứ nhất tạo nên bầu không khí của các khảo cứu liên bộ môn, đặc biệt
là sự bắt đầu thay đổi tư duy KT hướng về phía sân chơi của lí luận văn hoá. Thứ hai
là nhạt nhoà sự phân biệt giữa tư duy và hành động. Điều này dẫn tới khái niệm về
sự “thực hành mang tính lý thuyết” là cái vừa mang tính phê phán vừa mang tính xây
dựng trong thái độ của nó đối với thực tại KT. Một loạt sách “Những nhà tư tưởng
cho KTS” (Thinkers for Architects), “Suy tư về kiến trúc” (Thinking Architecture)
hay “Suy tư lại kiến trúc” (Rethinking Architecture), ... là những minh chứng.

Hiện tượng thứ ba, sự đa dạng, tính gợi mở là đặc trưng tư tưởng thời Hậu hiện
đại. Giờ đây, “diễn đạt rõ rệt cái ẩn dụ của một công trình kiến trúc tức là giết nó”
[14]. KT “con vịt” khác với sự nhập nhằng thú vị của nhà thờ Ronchamp của Le
Corbusier hay nhà hát Opera ở Sydney. Thay vào đó, tính chất không thể né tránh
của những ý nghĩa đang tiếp diễn vốn phải đặt cơ sở trên sự hiểu biết các vật thể tuỳ
73  

theo bối cảnh. Hơn nữa còn là trên cơ sở sự nghi ngờ của tất cả các ý nghĩa trực tiếp
hiện hình. Với tri thức luận, ta không thể hiểu và lý giải được hết những ý nghĩa này,
ta cần sự viện trợ của bản thể luận. Vì khó có sự bất định của ý nghĩa trong ý tưởng
KT, nên chúng ta cần một cách tiếp cận động, đa chiều của bản thể luận, mới mong
nắm bắt được ý nghĩa của sự chuyển đổi sinh tồn này.

Đặc trưng chung của tất cả các hiện tượng thực tiễn kiến trúc ấy, đặt niềm tin
vào ý nghĩa KT với tư cách là một phương tiện truyền thông, hơn là chỉ vào chức
năng như kẻ cung ứng không gian hữu ích. Giả thuyết chung nằm ở đằng sau tất cả
hiện tượng ấy, cũng như định hướng nền KT đương đại về một phương thức của lối
tư duy linh hoạt hơn, đa chiều hơn, coi trọng tính quan hệ, cổ vũ sự khác biệt và tất
cả tồn tại trong sự đối thoại thoả thuận – những đặc trưng của lối tư duy ngôn ngữ -
tiền đề ra đời luận thuyết Thông diễn học.

2.2.1.4. Tư duy thông diễn trong kiến trúc đương đại

Một lần nữa nhìn lại thực tiễn, KT thế giới đang cố gắng chống lại quyền bá chủ
của KT hình ảnh trong thời Hiện đại, chuyển sang KT với những ngôn ngữ biểu cảm
đa nghĩa, đa chiều kích phản ánh đúng hiện thực của cuộc sống. Tương tự, theo hệ tư
duy thứ ba Hậu hiện đại thì bất cứ sự diễn giải TT nào cũng được chấp nhận, nó
không chống lại sự phân chia mỹ cảm cao cấp hay bình dân, cũng không từ chối sự
vô nghĩa so với ý nghĩa,...nó đề cao sự đa nghĩa của sự vật hay tác phẩm cho dù thú
vị hay hài hước... đúng như thực tại của cuộc sống. Nên nay cần bao gồm những ý
nghĩa này và diễn giải chúng một cách nhập nhằng như bản chất vốn có của nó.

Thật vậy, đó là sự chuyển biến từ nền KT Hiện đại, nay không ngừng điều
chỉnh, hoàn thiện thành xu hướng KT Hiện đại mới; nền KT theo phong cách Quốc
tế nay được thay bằng KT theo phong cách Tân bản địa. Sự thống trị của KT Công
năng với một mục tiêu thực dụng trước kia, nay là của KT Bền vững hay KT Xanh
với những mục đích đa dụng, đa nghĩa, đa chiều; mà trong đó KT sinh thái, sinh khí
hậu là hạt nhân khi bao hàm các yếu tố thiết thực của địa điểm, của khu vực xây
74  

dựng. Nay KT Hiện đại mới bao hàm hơn các ngữ nghĩa khác như tính cộng đồng,
tính VH, tính môi trường, tính khu vực; TT thì được diễn giải ẩn tàng trong xu
hướng KT Tân bản địa, KT Sinh khí hậu. Với sự biến chuyển này, KT đươc diễn giải
thêm nhiều ý nghĩa mang tính tích hợp hơn; có như thế phương châm bền vững mới
mong thành hiện thực.

Mặt khác với tiêu chí chung của sự diễn giải TT là tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng
của TT, phát huy lý do hay hiệu quả đã từng khiến TT trở thành TT, tức mang ý
nghĩa đương đại cho nó; thì các xu hướng Hiện đại mới, Tân bản địa, Sinh khí hậu
là những xu hướng KTĐĐ thể hiện được tinh thần này. Nên đây có thể là những
minh chứng cho lối diễn giải TT đương đại theo tư duy Thông diễn học.

Một lần nữa, từ thực tiễn đến lý luận đều cho thấy, TDH trở thành công cụ hữu
hiệu không chỉ diễn giải các hiện tượng sự vật và KT nói riêng; từ góc độ hẹp hơn,
hẳn TDH cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự diễn giải truyền thống trong KTĐĐ.

2.2.2. Xu hướng tích hợp


2.2.2.1. Sự song hành hai phương thức tư duy: Logic và Thông diễn

Tư duy Thông diễn học luôn tồn tại; song nhìn lại lịch sử, có những giai đoạn tư
duy này không được công nhận hay thậm chí chưa được nhận dạng, vì bị tư duy
Logic học lấn át. Mỗi một tư duy có một vai trò lịch sử, lúc thịnh, lúc suy tuỳ vào thế
cuộc. Trong thời gian tái thiết sau chiến tranh, Logic học đã phát huy thế mạnh của
mình ở thế gần như độc tôn. Song sang giữa thế kỷ 20, khi đã hoàn thành xong sứ
mệnh lịch sử của mình, Logic học đã mất dần thế độc tôn đó. Nhất là khi ngày càng
có nhiều hiện tượng KT, nó không thể lý giải được; trong khi đó Thông diễn học đã
thể hiện sự chi phối ngày càng rõ.

Thật vậy, khi Logic học được đặt ở vị trí cao nhất, thì phương tiện nhận thức do
lý tính khách quan tạo nên là khoa học và chỉ có KH mới có khả năng đưa ra được
những Sự Thật tuyệt đối, phổ thông và vạn năng về thế giới, bất chấp trạng thái cá
nhân của người cảm nhận. Trong thế giới điều khiển bằng lý tính, Sự thật luôn đồng
75  

nghĩa với cái đúng, cái tốt và cái đẹp, sẽ không bao giờ có sự mâu thuẫn giữa những
gì gọi là Sự thật và những gì gọi là điều đúng. Song sang thời kỳ Hậu hiện đại, biểu
hiện đầu tiên là phủ định việc sử dụng lý trí như công cụ duy nhất trong các lĩnh vực
văn hoá, nghệ thuật, kinh tế, chính trị… vì một Sự thật về thế giới trật tự, thống nhất
tức là những đại tự sự là điều ảo tưởng. Jean François Lyotard quan niệm thực tại
luôn xảy ra những sự kiện đặc thù, kỳ dị tức là những tiểu tự sự, khiến cho mọi sự
mô tả mang tính duy lý không còn đúng đắn. Trong sự phân tích tiếp theo, ông phân
biệt hai kiểu tri thức: tri thức khoa học và tri thức (tiểu) tự sự (savoir narratif) [98.
tr.72], một theo lối tư duy Logic học, một theo lối Thông diễn học. Hai kiểu tri thức
này có những khác biệt sau:

+ Thứ nhất, nếu so quan điểm của tri thức khoa học mà đặc tính là Logic học, với
mục tiêu hướng tới cái tổng thể thống nhất, trật tự và thuần khiết, dẫn đến sự loại trừ
không phải cái này thì là cái kia, “không âm là dương, không dương là âm”, cái này
tồn, cái kia vong kiểu quan hệ phân chia cơ giới. Trong khi đó, sự bao gồm trong sự
tương hỗ, đồng thời song tồn “trong âm có dương, trong dương có âm” là đặc thù
của tri thức tự sự từ tư duy Thông diễn với quan điểm chuộng sự đa dạng, phức tạp
và nhập nhằng của thực tế cuộc sống và cũng là của các hoạt động nghệ thuật.

+ Thứ hai, tri thức tự sự là sản phẩm của sự mô tả và lý giải thế giới khi con người
trải nghiệm nó, là sự phản ánh những hiểu biết về thế giới mà con người sống.
Ngược lại, tri thức khoa học là sản phẩm của phương thức tư duy với đặc trưng thực
nghiệm, đồng nhất hoá mang tính Logic, lý tính. Vì tri thức khoa học mong muốn đạt
tới sự lý tưởng về một hệ thống, mô tả và lý giải mang tính hình thức phổ quát và
chính xác về thực tại, nên tìm đến sự đồng nhất, tiêu trừ sự khác biệt, dẫn đến sự coi
trọng yếu tố. Trong khi đó tri thức tự sự đặt sự quan tâm đến những sự khác biệt tuỳ
thuộc vào ngữ cảnh hay tâm trạng con người trong toàn bộ sự phức tạp, đa dạng của
nó, nên trọng mối quan hệ.

+ Thứ ba, tư duy Hiện đại với ý tưởng về xem con người là trung tâm và chủ trương
thiết lập một quá trình trung tâm hoá, mang tính đồng hoá, áp đặt một chiều, nên
76  

thường dẫn đến sự cứng nhắc - đặc trưng của lối tư duy “độc thoại”. Khác hoàn toàn
với tư tưởng đồng hoá, trung tâm hoá nhằm tạo thế độc tôn thời Hiện đại, tư duy
Hậu hiện đại chủ trương sự thoả hiệp, phi trung tâm, coi trọng sự dung hoà những
khác biệt của các tiểu tự sự hay tiểu văn hoá là đặc trưng của lối tư duy “đối thoại”.
Chỉ trong giao lưu, đối thoại các bên mới mong giữ gìn tính đặc thù và sự khác biệt
mỗi bên của các nền văn hoá trong liên văn hoá. Sự thật trong tri thức tự sự, được lý
thuyết trò chơi lý giải rằng chỉ có tính tương đối trong trò chơi nó đang tham gia, tức
không thể có siêu Sự thật tuyệt đối mà chỉ là tiểu Sự thật và các tiểu Sự thật này cùng
sống chung theo nguyên tắc hoà giải, đối thoại bằng công cụ ngôn ngữ, đúng như
bản chất của cuộc sống đương đại. Ta có thể tóm lược sự khác nhau của hai lối tư
duy như trong Bảng 2.4

Đặc trưng của lối tư duy Logic học Đặc trưng của lối tư duy Thông diễn học

- Tính thống nhất, trật tự - Tính nhập nhằng


! Sự loại trừ ! Sự bao gồm
- Trọng sự thuần khiết, giống nhau - Sự đa dạng và phức hợp
! Trọng yếu tố ! Trọng mối quan hệ
- Sự đồng hoá, áp đặt, một chiều - Sự thoả hiệp, đa chiều
! Sự độc thoại của Đại tự sự ! Sự đối thoại của các Tiểu tự sự
" Thiên về hoạt động vật chất " Thiên về hoạt động tinh thần

Bảng 2.4 Sự khác nhau của hai lối tư duy Logic học và TDH [Nguồn: Tác giả]

Sự khác nhau của tư duy Logic học và Thông diễn học – hai lối tiếp cận cho ta
hai cách nhìn nhận khác nhau về thế giới quan. Thật ra, mỗi một nền KH có một
cách tiếp cận và cho ra một kết quả là một phần trong tổng thể của đối tượng. Có thể
nói, một bên là sự tiêu chuẩn hoá hướng đến tính công cụ của sự vật, sự kiện nhằm
giải quyết các hoạt động về vật chất; bên còn lại coi trọng tính đặc thù, sự khác biệt
với đặc trưng của trải nghiệm và cảm nghiệm, nên mang tính nhân văn hơn, thiên về
các hoạt động tinh thần. Song vật chất là phương tiện, tinh thần là mục đích, nên
để có cái nhìn tổng toàn trọn vẹn hơn, ta cần sự song hành của hai phương thức tư
77  

duy này. Trên thực tế bản chất của chúng là cần nhau, bổ sung cho nhau, không mâu
thuẫn nhau, như tính nhập nhằng vốn có của KT nên cần sự tích hợp của chúng.

2.2.2.2. Phương thức tư duy tích hợp trong Thông diễn

Nhìn lại, sự chuyển hướng KT từ tính Logic sang tính Thông diễn không có
nghĩa là phủ nhận cách thiết kế theo lối Logic học, mà phải hiểu đây là điều kiện cần
nhưng chưa đủ. Tư duy Logic là trợ thủ đắc lực của KHTN; nên không khó hiểu rằng
cho đến khi nào nền KHTN vẫn còn, tư duy Logic vẫn còn thì KT theo tinh thần
Hiện đại vẫn còn. Vì trước tiên KT cần tồn tại, ta vẫn cần Logic học. Thế nên sức
sống của KT Hiện đại vẫn còn, nó không hề “chết” như mọi người thường lầm
tưởng. Có chăng nó sẽ chuyển hoá cho thích ứng hơn, cộng thêm vào, thay vì loại
trừ. KT Hiện đại mới là một minh chứng, khi một mặt đã khắc phục được những
khiếm khuyết của KT theo chủ nghĩa Hiện đại và Hậu hiện đại, mặt khác đã dung
hoà được hai trường phái KT này.

Thật vậy, có hai trường phái đối lập nhau rõ nhất về vấn đề ngữ nghĩa trong KT:
(1) KT không có ý nghĩa nào ngoài trừ với tư cách là một giải pháp cho vấn đề cung
cấp không gian hữu ích tiện nghi; (2) KT được xem như một bài thực hành mỹ cảm
với sự ưu tiên truyền gởi một thông điệp nào đó. Cả hai lập trường dẫn đến hai thời
kỳ KT: Hiện đại và Hậu hiện đại. Tuy giờ không còn là vấn đề thời sự nữa, song
những hiện tượng KT đương đại gần đây có những biểu hiện cho thấy sự chi phối
càng tăng của tư duy Thông diễn. Khi trên thực tế theo TDH với quan điểm về tính
toàn thể, KT nên được nắm bắt vào “điểm giữa” của hai lãnh địa: tính ứng dụng và
chất mỹ cảm, thay vì tách bạch nó thành hai trường phái. Rằng KT cần được xem
như một ngôn ngữ biểu hiện, đồng thời là một phương tiện cung cấp cái vỏ bọc cần
thiết. Tư duy Thông diễn với quan niệm bao gồm và trọng mối quan hệ cùng phương
thức hành động qua sự đối thoại và thoả hiệp sẽ làm nhạt nhoà ranh giới giữa chúng.
Có thể nói, tư duy Thông diễn là lối tư duy mang tính tích hợp.

Một góc nhìn khác, các lối diễn giải KT theo mô hình tư duy Hình thức luận,
78  

Cấu trúc luận và Hiện tượng luận vẫn còn, không cái nào phủ nhận cái kia, đúng như
tinh thần “tiểu tự sự” tất cả cùng tồn tại, dung hợp nhau; nên giờ đây diễn giải KT là
sự tích hợp nhập nhằng của cả ba lối diễn giải này, tuỳ vào THTK mà lối diễn giải
nào sẽ chiếm ưu thế hơn (Sơ đồ 2.2A). Có như vậy để trước tiên là tạo tác không
gian cho KT tồn tại; và tiếp sau làm KT thăng hoa với những mối quan hệ giữa KT
và những gì “hơn thế nữa”, tức những vấn đề bên ngoài KT như môi trường sinh thái
và môi trường xã hội nhân văn, VH, lịch sử, cộng đồng... - các ý nghĩa của KT. Tức
nay cần sự tích hợp ba lối diễn giải này nhằm giúp diễn giải sự tổng toàn của KT vừa
là vật thể vật lý, vừa là vật thể nghệ thuật, vừa là vật thể xã hội (Sơ đồ 2.2B).

Sơ đồ 2.2. A. Tư duy Thông diễn là sự tích hợp của ba lối tư duy [Nguồn: Tác giả];
B. KT là sự tổng toàn nhập nhằng của ba vật thể [Nguồn: PGS. Trương Quang Thao]
Vậy với tinh thần tích hợp, tư duy Thông diễn bao gồm cả ba mô hình tư duy
Hình thức luận, Cấu trúc luận và Hiện tượng luận, nhằm thoả các điều kiện cần và
đủ, để có thể diễn giải cùng lúc các giá trị hiện sinh (vật thể Vật lý), giá trị biểu
trưng, (vật thể Nghệ thuật) cùng lập nên giá trị kiến tạo hồn nơi chốn (vật thể Xã hội)
- mục tiêu cuối cùng của KT.

2.2.3. Thực tiễn kiến trúc Việt Nam


2.2.3.1. Sự tương đồng giữa Đạo học phương Đông và TDH phương Tây
79  

Từ góc nhìn khác, tư duy Thông diễn còn là tư duy của sự cảm nghiệm, có sự
tương đồng với nền Đạo học phương Đông. Thật vậy, trong thế giới quan của Đạo
học, các Đạo gia có ý thức về tính Nhất thể, rằng: “Tất cả mọi sự vật đều được xem
như có liên quan với nhau và là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể trong
vũ trụ, là những hiện thân khác nhau của một thực tại cuối cùng” [2, tr.153]. Các
truyền thống phương Đông đều căn cứ trên thực tại cuối cùng này, một thực tại
không thể phân chia. Nó xuất hiện trong mọi thứ và tất cả mọi vật đều là thành phần
của nó. Đạo học thừa nhận tính cá thể của mọi sự vật, nhưng đồng thời cũng ý thức
rằng trong tính toàn thể bao trùm thì mọi khác biệt và đối lập đều tương đối cả. Đó
chính là tính thống nhất của mọi đối lập. Đây là nền tảng, nhưng đồng thời cũng là
một trong những điểm mà ta khó nắm bắt được. Cặp đối lập là những khái niệm trừu
tượng, chúng thuộc về lĩnh vực của tư tưởng và chúng chỉ là tương đối. Vì nếu tập
trung chú ý lên bất kỳ một khái niệm nào, là chúng ta đã tạo ra cái đối lập với nó;
nên chúng chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất hay là hai cực của một cái toàn
thể. Theo quan niệm Trung Quốc thì mọi hiện tượng đều là biến hóa của Đạo, là sự
chuyển hóa năng lượng giữa hai đối cực. Đó chính là mối quan hệ của các đối lập tạo
nên tính thống nhất của Nhất thể.

Trong khi đó theo Thông diễn học, sự thông hiểu rất phức tạp, gồm nhiều phần
tổng hợp lại. Mỗi phần đều tương quan mật thiết, không thể tách rời được. Thứ nhất,
ta không thể tách rời bộ phận ra khỏi cái toàn thể. Bởi lẽ, toàn thể chỉ là toàn thể nếu
nó được cấu tạo bởi những bộ phận. Ngược lại, ta cũng chỉ có thể nhận ra được nó là
một bộ phận, nếu ta biết được toàn thể. Thứ hai, ý nghĩa của mỗi sự kiện chỉ có thể
có nếu nằm trong cái ý nghĩa vốn đã có sẵn trong toàn thể, và ngược lại, cái ý nghĩa
thấy trong toàn thể cũng chỉ có thể nhận ra qua ý nghĩa của mỗi bộ phận.

Cái chung nhất của Nhất thể phương Đông và Thông diễn phương Tây đều là tư
duy trọng mối quan hệ theo kiểu bao gồm cùng chấp nhận như nhau (coi trọng cái
này và cái kia ngang bằng nhau; không phải theo lối “hoặc là” mà “vừa là”) và
nhằm nối liền sự khác biệt bằng cách làm cho chúng thông liên với nhau từ bên
80  

trong, dẫu chúng có khác nhau đến đâu; tức cùng có tính tích hợp. Đạo học hay
Thông diễn học đã vượt qua lĩnh vực của khái niệm suy luận của Khoa học hay
Logic và nhờ nó mà nhận biết cái tương đối và mối liên hệ hai cực của mọi đối lập.
Họ nhận thức rằng tốt và xấu, sướng và khổ, nam hay nữ,..., chung nhất gọi là Âm
hay Dương không phải là những kinh nghiệm có tính tuyệt đối, thuộc về các loại
hình khác nhau; mà chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất, là hai cực của một cái
toàn thể. Vì mọi mặt đối lập phụ thuộc lẫn nhau, nên mối mâu thuẫn của chúng
không bao giờ được giải quyết bằng sự thắng lợi của một bên, mà luôn phải là biểu
hiện của sự tương tác hai bên. Do đó, người đúng lý không phải là người làm việc
bất khả thi, chỉ hướng về cái tốt, trừ diệt cái xấu; mà là người cần bao gồm các bên
và giữ được cân bằng giữa cái xấu và tốt.

Tóm lại, tư duy Thông diễn học cũng như Nhất thể đều coi trọng không chỉ các
yếu tố mà cả các mối quan hệ giữa chúng, đây chính là tư duy bao gồm kiểu tích
hợp. Vì cả hai tư duy đều trọng tính quan hệ nên sẽ trọng sự tương tác đối thoại, đều
cùng mang tính bản thể luận, tính nhân văn hơn. Tức Thông diễn hay Nhất thể đều là
cơ sở cho hoạt động tinh thần. Cả hai đều nhận ra sự phiến diện nếu chỉ có các hoạt
động vật chất, hoạt động tinh thần cần song hành cùng theo, cái mà cả hai học thuyết
ở hai không gian, ở hai thời gian khác nhau nhưng cùng hướng về. Đó chính là sự
thống nhất về thế giới quan cuối cùng mà hai cực Đông - Tây gặp nhau.

2.2.3.2. Tính tích hợp trong kiến trúc truyền thống Việt Nam

Nhìn lại KT truyền thống Việt, xem xét bằng tư duy Thông diễn, thấy KTTT của
ta vốn đã có sự Thông diễn. Thật vậy, KTTT nước nhà có đặc trưng thể hiện bởi tính
đa năng, linh hoạt, nhập nhằng, nhìn chung là tính động và mở. Mặt khác, sự thân
thiện với môi trường tự nhiên, nương tựa nhau thay vì áp đảo thể hiện sự song tồn
cùng nhau kiểu bao gồm và trọng mối quan hệ. Cũng chính tinh thần này, đã mang
lại tính biểu trưng cao cho ngôi nhà Việt. Đó là những biểu hiện từ lối tư duy tích
hợp của cha ông ta - một đặc tính của tư duy Thông diễn.
81  

i. Tính động và mở

Bố cục khuôn viên ngôi nhà TT có những nét đặc sắc rất Việt, đó là một quần
thể bao gồm những ngôi nhà nhỏ, được tổ chức phân tán vây quanh ngôi nhà chính
với không gian ở giữa là cái sân rộng gắn liền trước nhà (Hình 2.10). Cái sân trung
tâm này đặc biệt bởi tính đa năng của nó - đây không những là nơi diễn ra các sinh
hoạt chủ yếu của gia đình: vừa là nơi sản xuất, phơi phóng, đồng thời là nơi tổ chức
hội họp, ma chay, cưới hỏi...; mà còn là nơi tạo ra những luồng gió đối lưu, làm
nhiệm vụ điều hoà, cải tạo điều kiện vi khí hậu góp phần tích cực phục hồi sức khỏe
cho người ở sau một ngày lao động vất vả. Sự tương phản nhiệt độ giữa mặt sân
nung nóng và bóng mát vườn cây đã góp phần tạo dòng khí mát đối lưu hai chiều
trong những ngày hè nóng bức, nên sử dụng năng lượng được tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, sự đa năng còn thể hiện trong việc tổ chức không gian linh hoạt khi sử
dụng những vách ngăn nhẹ di động, bảo đảm sự thông thoáng tự nhiên; cách che
chắn bởi mành sáo hay phên dậu để ngăn nắng nóng mùa hè, chắn gió lạnh mùa
đông... Tính đa năng, linh động cũng thể hiện rõ nhất trong gian nhà chính giữa. Đây
là không gian được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên nó không đóng kín,
biệt lập; mà kết hợp với hàng hiên, cái sân thành một không gian liên hoàn tạo nên
một sự nhập nhằng trong các chức năng. Kế đến, hàng hiên trước nhà là một không
gian trung gian nhập nhằng nửa đóng nửa mở cũng thể hiện sự đa năng (Hình 2.11).
Khi là một hiên sảnh rất hữu dụng trong việc thích ứng với khí hậu nước ta tránh
nắng hắt mưa tạt; khi là một khoảng chuyển tiếp hay không gian đệm cách nhiệt khá
tốt cho không gian chính phía trong; lúc là thềm nhà nơi hóng mát, ngắm cảnh, trò
chuyện, lúc khác là nơi ăn uống, hay có lúc là chỗ làm nghề thủ công, có lúc là nơi
mắc võng nghĩ trưa... Có thể nói tính đa năng, nhập nhằng linh hoạt trong KTTT
Việt là hệ quả từ lối tư duy tích hợp chuộng những lối diễn giải động và mở.

ii. Tính trọng mối quan hệ

Cách sắp xếp nhà ở, tổ chức sân vườn, ao,… trong ngôi nhà TT Việt đều hài hoà
xxx

Hình 2.10 Tính đa năng của cái sân giữa trong KTTT Việt Nam
[Nguồn: http://e4g.org/discussion/kien-truc-xanh-va-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-kien-
truc-truyen-thong-viet-nam/]

Hình 2.11 Hiên trước nhà là không gian nhập nhằng linh hoạt
[Nguồn: http://lehd.vn/news/75/33/Xa-hoi-nong-thon-Viet-nam-va-qua-trinh-hinh-
thanh-kien-truc-nha-o.html]

Hình 2.12 Tổng thể ngôi nhà thể hiện tính trọng mối quan hệ
[Nguồn: http://disanlangviet.com/khong-gian-mat-nuoc-doi-voi-lang-xa-viet-nam/]
82  

với cảnh quan thiên nhiên - tạo nên một bố cục tương đối hoàn chỉnh, cần bằng và ổn
định. Cấu trúc tường, mái là những bộ lọc khí hậu bằng gạch, đá, ngói, gỗ, tre, lá...,
những vật liệu thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, có thể tái sử dụng. Bởi
lẽ, người Việt yêu thiên nhiên, sống nương tựa vào nó, cả hai cùng song tồn.

Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, yếu tố nước đóng vai trò quan trọng, cái ao
không thể thiếu trong bố cục khuôn viên nhà ở truyền thống. Ao có thể xem như một
nhân tố cơ bản tạo nên môi trường sống của người dân, đặc trưng cho hệ sinh thái
nhà ở nông thôn. Ao đã giúp cho việc tiêu nước được nhanh chóng, chống ngập úng,
đồng thời là nguồn dự trữ nước để tưới cây, trồng trọt. Cấu trúc "ao trước, vườn sau",
"chuối sau, cau trước" vừa tạo cảnh quan, vừa thể hiện tính khoa học trong việc tạo
vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng. Mô hình vòng sinh thái khép kín vườn - ao -
chuồng tạo cân bằng trong không gian ngôi nhà, cho thấy sự tích hợp hòa quyện giữa
yếu tố truyền thống và khoa học trong tư duy, thẩm mỹ của cha ông ta (Hình 2.12).

Mặt khác, nhằm hạn chế những bất lợi từ tự nhiên, cha ông ta không tìm cách
lấn át hay chế ngự mà chọn lối ứng xử nương theo tự nhiên. Như việc chọn hướng
nhà nhằm tránh những bức xạ mặt trời, đồng thời tận dụng gió tự nhiên tạo sự thông
thoáng. Thật vậy, chọn hướng xây nhà là một việc quan trọng, làm trước tiên, vì khí
hậu nước ta mùa hè ẩm ướt, có gió mát thổi từ biển vào (gió Nam, Đông Nam), mùa
đông khô có gió lạnh từ lục địa (gió Bắc, Đông Bắc). Để đón được gió mát mùa hè
và tránh được gió rét mùa đông, nhà ở dân ta thường chọn quay về hướng Nam hay
Đông Nam. Mặt khác, nhà quay về hướng này sẽ tránh được cái nắng Tây xiên khoai
bất lợi và chịu được gió bão lớn. Hơn nữa, chọn hướng nhà tốt không những thể hiện
được tính KH trong kinh nghiệm chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều
kiện vi khí hậu, góp phần tiết kiệm năng lượng; mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh.

Nhận thấy, không gian nhà ở dân gian TT của ta từ lâu đã hình thành sự gắn kết
chặt chẽ giữa KT, con người và thiên nhiên. Nếu xem xét nhà ở dân gian TT của cha
ông, sẽ thấy các tiêu chí của KT xanh đương đại được hình thành từ lâu; không phải
đến những thập niên cuối thế kỷ 20, KT xanh mới xuất hiện. Sự tương đồng của hai
83  

lối diễn giải KT xanh, hẳn cũng có sự tương đồng trong tư duy thiết kế: xưa là tư duy
tích hợp, nay được gọi tên chính thống hơn là tư duy Thông diễn.

iii. Tính biểu trưng

Nhà truyền thống các dân tộc nước ta rất đa dạng và phong phú, song có thể thấy
nét chung của kiến trúc truyền thống Việt luôn ẩn chứa trong ngôn ngữ riêng của
mình một triết lý sống hướng tới sự hài hòa song tồn. Triết lý ấy được khái quát đến
cao độ thể hiện trong các cặp đối lập âm - dương, động – tĩnh, thực - hư,… chi phối
đời sống người Việt một cách khá trọn vẹn.

Cách bố cục công trình trong KT dân gian Việt thể hiện theo hướng hài hòa
thiên- địa- nhân và cân bằng âm-dương. Như trong ngôi nhà dân gian vùng đồng
bằng sông Hồng người ta đào ao (tròn) để vực đất lên đắp nền cho nhà và sân hình
chữ nhật (vuông) (Hình 2.13a). Nước ở chổ trũng phía thấp nên mang yếu tố âm;
công trình được xây dựng nổi lên, xem như yếu tố dương. Quần thể KT hợp thành
một cặp âm dương đối đãi thể hiện ước vọng cho mọi lòai sinh sôi phát triển. Yếu tố
nước không những đem lại cho công trình chất thơ, mà còn là yếu tố cải thiện đời
sống, cải tạo vi khí hậu [48, tr.40]. Đó cũng là nơi tụ phúc lộc, khởi nguồn của mọi
nguồn hạnh phúc, niềm ước vọng. Sự nhập nhằng ở đây là chức năng sử dụng đồng
thời cũng là chức năng biểu trưng - trời tròn đất vuông, âm dương đan cài, các chức
năng dường như có thể trùng khớp với nhau.

Tính âm-dương còn thể hiện trong các bộ phận kết cấu; đó là sự độc đáo trong
kết cấu mộng của bộ vì kèo, là sự kết hợp hài hòa âm dương. Đó còn là các chân tảng
bằng đá hình vuông/ tròn tuỳ theo tiết diện cột và cũng được khắc hoạ trang trí (Hình
2.13b). Đó là khi lợp mái người Việt cũng dùng ngói âm dương viên sấp, viên ngửa.
Đó là những ô cửa sổ âm dương nửa đen, nửa trắng (đặc và rỗng) trong đen có trắng,
trong trắng có đen kết hợp có quẻ sắp xếp các vạch âm (--) dương (-), biểu tượng cho
sự biến hóa không cùng của hai khí âm dương sinh ra vạn vật (Hình 2.14).

Trong đó, có thể nói nét đặt sắc nhất và khác với một số KTTT nước khác, là
xxxi

a- [Nguồn: Trương Quang Thao, Đôi điều về


biểu tượng trong KT, ĐHKT tpHCM, 2004] b -[Nguồn: tác giả]

Hình 2.13 Các cặp vuông tròn biểu trưng Trời tròn Đất vuông

[Nguồn: http://asiaholiday.com.vn]
Hình 2.14 Tính biểu trưng của những ô cửa sổ âm dương

[Nguồn: http://khamphahue.com.vn] [Nguồn: https://www.vietnamartnews.com]


Các cấu kiện kết cấu khi phủ đầy hoa văn trang trí nhưng khả năng chịu lực của các
cấu kiện vẫn được bảo đảm hay thậm chí được tăng cường thêm.

Hình 2.15 Chức năng sử dụng đồng thời cũng là chức năng biểu trưng
84  

trong KT gỗ TT Việt ít có các cấu kiện chỉ thuần tuý mang tính kết cấu hay chỉ mang
tính trang trí. KT với các cấu kiện kỹ thuật, chịu lực trở thành cái chuyển tải các đề
tài trang trí mang nguồn gốc dân dã và đầy chất biểu trưng. Trong kết cấu khung liên
kết nói chung, trong liên kết vì nói riêng, mỗi một cấu kiện đều giữ một vai trò, đều
có một công năng kỹ thuật. Song khi các yếu tố cấu tạo và yếu tố trang trí hoà quyện
vào nhau, hầu như vẫn ít có cấu kiện thừa chỉ dùng cho trang trí. Các cấu kiện kỹ
thuật nhiều khi được cách điệu, phủ đầy hoa văn trang trí nhưng khả năng chịu lực
của nó vẫn được bảo đảm hay thậm chí được tăng cường thêm (Hình 2.15). Mới nhìn
tưởng như được làm thêm cho đẹp, nhưng thực chất đó vẫn là những chi tiết thuộc cơ
cấu chịu lực. Cột “đầu cán cân, chân quân cờ”; rường, kẻ được uốn mềm thành hình
lưng thú, hình bụng lợn, hình cổ ngỗng... Những hình dáng ấy của các cấu kiện
không chỉ làm đẹp mắt mà còn góp phần gia tăng kết cấu, chịu lực cao hơn.

Vậy trong KT ngôi nhà dân gian Việt chất chứa nhiều bộ phận, yếu tố hay chi
tiết vừa có thể được nhìn nhận như một yếu tố mang một chức năng nào đó, vừa như
một yếu tố mang một ý nghĩa nào đó. Đây là minh chứng cho lối tư duy tích hợp, vừa
coi trọng yếu tố lẫn các mối quan hệ, mang tính Thông diễn đã tạo nên những biểu
trưng trong KTTT của ta. Nhìn chung, những kinh nghiệm và thành tựu mà cha ông
ta tích lũy đã hình thành nên một nền KTTT phần nào mang tính Thông diễn.

2.2.3.3. Sự phi Thông diễn trong kiến trúc Việt Nam đương đại

Nay, VN đang trên đà phát triển theo xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, KT cũng
không nằm ngoài bối cảnh chung này. Qua hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt từ khi gia
nhập WTO, cánh cửa thị trường VN đã rộng mở, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy
KT nước nhà phát triển, hòa cùng dòng chảy với KT thế giới. Nhiều công ty, văn
phòng KT nổi tiếng của Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức, … đã có mặt tại VN; thêm
vào đó một lực lượng KTS đi du học về nước hành nghề đã thổi một luồng gió mới,
ảnh hưởng lớn đến KT nước nhà. Theo đó KT đô thị VN không tránh khỏi sự quốc tế
hóa bởi sự xâm nhập nhiều trường phái và hình thức KT nước ngoài, điển hình là KT
Hiện đại. Du nhập KTHĐ thế giới mà nền tảng là ý tưởng công năng làm chủ đạo.
85  

Từ những năm 60 -70, KTVN đã theo xu hướng sáng tác này; song hình thức còn
nghèo nàn về sức biểu hiện do những khó khăn về điều kiện kinh tế và kỹ thuật vật
chất. Tuy nhiên ta vẫn thấy vẻ đẹp, sự nền nã, giản dị của nhiều công trình thời này.

Song 20 năm trở lại đây, với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự xuất
hiện của vật liệu và kỹ thuật mới, trước những đòi hỏi yêu cầu mới, chịu ảnh hưởng
của một số trào lưu KT Hiện đại, Hậu hiện đại, Hiện đaị mới, KT Sinh thái... KTVN
đã phát triển có những biểu hiện đa dạng hơn theo nhiều chiều hướng khác nhau; tuy
nhiên nhìn chung biểu hiện rõ nhất có thể là cái vỏ bên ngoài công trình. Tiêu biểu
nhất là hai xu hướng KT Hiện đại và KT hoài cổ. Với xu hướng thứ nhất, không thể
phủ nhận những mặt tích cực của nó khi các KTS Việt Nam, đã tìm tòi những thủ
pháp và những cách thức biểu đạt để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, phù hợp với
điều kiện tự nhiên, mang bản sắc Việt trong cái chung của ngôn ngữ KTHĐ.

Song đây chỉ là số ít, phần lớn do chưa có một nền tảng cơ sở lý luận vững chắc;
nên biểu hiện thường rơi vào xu hướng Hiện đại hình thức, khi hình thức không phản
ánh hết nội dung sử dụng. Dễ thấy đó là những ngôi nhà sử dụng quá nhiều kính,
không phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. Đó là những ngôi nhà bộc lộ sự lạm
dụng ngôn ngữ hình thức từ mặt bằng đến mặt đứng; các bộ phận chi tiết thiếu chọn
lọc đến mức rườm rà, sự phối hợp không hài hoà trong tổng thể. Có nhiều “ngôi”
nhìn vào không thấy “nhà”, mà là một “lẩu thập cẩm” với đủ loại màu sắc, hình kiểu,
chủ đề đang đua nhau “diễu hành” hay đây là sự phi Thông diễn khi không diễn giải
được điều gì (Hình 2.16). Chỉ là một sự nhốn nháo, bất an, xa lạ và có phần thiếu
lương thiện; thay cho sự yên bình, gần gũi, an lành của mỗi tổ ấm mà KTVN nên là.

Tai hại là khi chịu ảnh hưởng và du nhập các xu hướng KT thế giới, song biểu
hiện chủ yếu chỉ ở hình thức, còn bản chất công trình lại không có sự thay đổi. Nhiều
công trình mặt đứng là một sự phô diễn không liên quan đến tổ chức không gian mặt
bằng. Nhất là các công trình công sở, công trình cao tầng có chức năng thương mại,
văn phòng, chung cư cao cấp…(Hình 2.17). KT đa phong cách, hiện đại và xa lạ; với
mục đích phô trương, phô diễn cho sự ngắm nhìn là chính; trái với sự diễn giải tinh
xxxii

Hình 2.16 Khu phố thể hiện sự phô diễn hay là phi Thông diễn
[Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn]

Trung tâm hội nghị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Trung tâm hành chính Bình Dương,
[Nguồn: https://www.shutterstock.com] 2014 [Nguồn: https://baodautu.vn]

Hình thức KT thể hiện sự phô diễn không liên quan tới không gian sử dụng, phục vụ
cho mục đính ngắm nhìn là chính

Hình 2.17 Vài hình công trình minh hoạ cho sự phi Thông diễn
86  

tế đầy tính biểu trưng cho sự cảm thụ hay chiêm nghiệm của KTTT Việt.

Ngược lại, xu hướng thứ hai quay về quá khứ, đi tìm và phát huy những giá trị từ
KT truyền thống, tìm về những kinh nghiệm được định hình trong lịch sử, những cái
đẹp đã là mẫu mực qua các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc cung đình, kiến
trúc dân gian... với mong muốn gìn giữ bản sắc KT nước nhà. Theo chiều hướng này,
việc khai thác ở mức độ hợp lý những thủ pháp của KTTT, song vẫn đạt hiệu quả về
tính hiện đại: khi khai thác những không gian KTTT, sử dụng những giải pháp KT
thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, những kết cấu mái, kết cấu che nắng trong
sự vận dụng hợp lý các vật liệu, kỹ thuật mới. Về mặt hình thức, khai thác nghiêm
túc một cách có ý thức những nét đẹp của KTTT khi thể hiện bằng đường nét mới. Ở
những công trình, tại những khu vực phố cổ, phố cũ của một vài đô thị lớn như Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... (Hình 2.18), việc khai thác này đem lại hiệu quả tích
cực; hình thức KT đã được đơn giản hoá, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, song
vẫn tạo được sự hài hoà với KT đã có của khu vực.

Dù vậy, sự diễn giải TT có thuyết phục trên thực tế không nhiều. Nhìn chung, dễ
thấy sự phát triển thái quá của xu hướng này, đặc biệt đã hình thành một chiều hướng
“chiết trung” nhàm chán và thiếu bản sắc của một số lượng lớn công trình, khi hiện
tượng nhại cổ, gắn ghép khá phổ biến. Do chạy theo thị hiếu thẩm mỹ dễ dãi, xu
hướng lai tạp, sự bắt chước ít hiểu biết KTTT; dẫn đến hiện tượng sao chép y nguyên
hoặc sai lệch KT cổ, cắt dán chi tiết KTTT một cách không chọn lọc, gắn ghép hỗn
tạp các dạng KT cổ. Có thể nói biểu hiện của xu hướng này không phù hợp với tính
chất công trình, với trình độ phát triển khoa học ngày nay; cũng không tạo ra được
một ngôn ngữ mới, ngoài việc “phô diễn” hình thức, lặp lại bóng hình của quá khứ.

Song đáng nói hơn là xu hướng giả cổ ta lẫn giả cổ tây (Hình 2.19a). Điển hình
xu hướng này lại thường gặp ở các trụ sở công quyền - là những công trình sử dụng
vốn Nhà nước có quy mô lớn, có sức ảnh hưởng thẩm mỹ quần chúng không nhỏ.
KT này thường được bố cục theo kiểu đăng đối, công năng ít được chú trọng và
không phù hợp với nhu cầu sử dụng, thường theo lối KT cổ và cũ của châu Âu, chủ
xxxiii

Khu nghỉ dưởng Vitoria, Hội An [Nguồn: https://www.vietnambambootravel.com]

Khu nghỉ dưỡng Koi, Hội An [Nguồn: http://www.dulichmientrung.com.vn]

Hình 2.18 Các khu nghỉ dưỡng thể hiện sự diễn giải VHTT ở mức độ hợp lý

a.Công trình trường đại học Hà Hoa Tiên b. Trụ sở Toà Án Nhân dân tối cao Tp
(Hà Nam) [Nguồn: https://vnexpress.net] Đà Nẵng [Nguồn: tác giả]

Hình 2.19 Ngôn ngữ “cổ điển” ở nhiều công sở - một sự phi Thông diễn trong
KTVNĐĐ
87  

yếu là KT Pháp; rất hoành tráng, bệ vệ, trưởng giả, quan cách, xa rời quần chúng,
không ăn nhập với cảnh quan (Hình 2.19b). Ngôn ngữ của thứ KT “cổ điển” này xét
về kinh tế thì không phù hợp với điều kiện chung của đất nước; xét về mặt xã hội
cũng chưa phù hợp với nhận thức thẩm mỹ chung. Tai hại là chính ngôn ngữ “cổ
điển” của nhiều công sở này đã góp phần không nhỏ trong việc “truyền bá”, “định
hướng” trong dân gian một thứ KT “trưởng giả”, làm diện mạo nhiều khu vực mới
được “đô thị hoá” cấp tốc trở nên méo mó, dị hợm. TT thẩm mỹ thiên về cái ý nhị,
duyên dáng, thâm trầm mà các cụ để lại đang bị những cơn lốc cấp thời này lấn át.

Mỗi một xu hướng có những biểu hiện theo chiều hướng khác nhau, song cùng
có sự lệch lạc - đó là thừa sự phô trương, kệch cỡm trong hình thức, sự bất hợp lý
trong chức năng, dẫn tới sự lãng phí trong xây dựng. Gần như hình thức KT không
có mục đích phục vụ nào khác ngoài cho sự ngắm nhìn là chính; không phù hợp với
điều kiện KT nước ta hiện nay; mặt khác lại ngược với bản chất Thông diễn của
KTTT Việt luôn giàu tính biểu trưng, gợi mở cho sự cảm thụ chiêm nghiệm. Sẽ
không quá khi nói đây là sự phi Thông diễn trong KT đương đại VN.

2.2.3.4. Những điểm khởi đầu nền Thông diễn kiến trúc trong KTVNĐĐ

Song không thể phủ nhận những công trình KTVNĐĐ có lối diễn giải theo tinh
thần của mô hình tư duy Hiện tượng luận. Minh chứng là những công trình KT vì
cộng đồng hướng về những cái-đẹp-có-nghĩa tạo hồn nơi chốn, ví dụ nhà cộng đồng
Suối Rè (Hoà Bình), nhà cộng đồng Tả Phìn (Sapa), nhà cộng đồng Cẩm Thanh
(Quảng Nam) ... (Hình 2.20); hay công trình đậm nét văn hoá Việt như bảo tàng Mỹ
Sơn (Quảng Nam), nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng)... (Hình 2.21) khi công trình theo
đuổi phong cách đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, tôn
tạo nét riêng của vùng đất này; hay những công trình trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của
vật liệu địa phương như công trình Hang gạch (Hà Nội), nhà hàng tre (Vĩnh Phúc)
(Hình 2.22); hay nhưng công trình xanh cũng cùng xu hướng này (Hình 2.23).
xxxiv

Nhà cộng đồng thôn Suối Rè, Hoà Bình Nhà cộng đồng Tả Phìn, Sa Pa (2012)
(2010)

Nhà cộng đồng Cẩm Thanh, Hội An Nhà cộng đồng Nậm Đăm kết
(2013) hợp Homestay, Hà Giang (2015)

Hình 2.20 Các công trình KT cộng đồng


[Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/tac-gia-tac-pham/kts-hoang-thuc-hao-
kien-truc-vi-cong-dong-va-triet-ly-kien-truc-hanh-phuc-2.html]
xxxv

a. Bảo tàng Mỹ Sơn, Quảng Nam (2005) b. Nhà thờ Ka Đơn, Lâm Đồng (2011)
[Nguồn:http://mysonsanctuary.com.vn/tin [Nguồn: tác giả]
-tuc/1/841/lan-dau-tien-my-son-don-
doan-khach-tham-quan-den-bang-truc-
thang/]

Hình 2.21 Các công trình KTĐĐ có diễn giải VHTT


xxxvi

a. Nhà hàng Tre, Vĩnh Phúc (2010) b. Nhà Hang gạch, Hà Nội (2017)
[Nguồn: [Nguồn:
https://kientrucnhangoi.com/2012/06/09/n http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/
ha-hang-tre-bamboo-wing-o-vinh-phuc- quy-hoach-kien-truc/nha-hang-gach-
vn/] nhan-giai-wan-ngoi-nha-cua-nam-
2018.html]

Hình 2.22 Các công trình KTĐĐ có diễn giải vật liệu địa phương
xxxvii

a. Nhà vườn xếp - Stacking Green b. Nhà trẻ Farming Kindergarten, Đồng Nai,
House, TpHCM, 2011 [Nguồn: 2013 [Nguồn:
https://kienviet.net/2012/06/22/the- https://kienviet.net/2013/07/01/nha-tre-
new-york-times-noi-ve-ngoi-nha- farming-kindergarten-vo-trong-nghia-
xanh-tai-viet-nam/] architects/]

Hình 2.23 Vài công trình theo xu hướng KT xanh


88  

Nhìn chung, những công trình này tạo “sức hút” không từ những gì đồ sộ,
hoành tráng; mà bởi những cái-đẹp-có-nghĩa của nó. Có thể nói thế mạnh của kiến
trúc VN không nằm ở độ lớn, độ cao, sự đồ sộ như nhà chọc trời, cao ốc văn phòng,
trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, khách sạn.... thường tạo nên những cảm
giác áp chế, thán phục; mà bởi ở chiều sâu mang đến những cảm xúc chiêm nghiệm
như những công trình KTTT VN vốn vậy. Bằng chứng là những công trình KTVN
đạt những giải thưởng quốc tế gần đây có thể thống kê thành bảng 2.5. Ví dụ, năm
2008, quán cà phê Gió và Nước (Hình 2.24a) nhận giải thưởng KT quốc tế
(International Architecture Awards - IAA 2008). Đây là một công trình KT khá độc
đáo được xây dựng chủ yếu bằng cây tầm vông, một loại cây sẵn có ở Bình Dương
mang sắc thái bản địa làm vật liệu chủ yếu. Giải pháp KT phù hợp với vùng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm nước ta, lấy nước và thông gió tự nhiên để làm mát công trình,
đem lại cảm giác mới lạ và độc đáo. Công trình Nhà nguyện (The Chapel) (Hình
2.24b) do KTS Nguyễn Hòa Hiệp thiết kế đạt giải công trình của năm tại lễ hội KT
thế giới (World Architecture Festival - WAF) tổ chức tại Singapore năm 2014. Công
trình là không gian cộng đồng ở ngoại ô TP.HCM. Điểm đặc biệt của công trình này
là những tấm rèm nhiều màu sắc, vật liệu xây dựng hoàn toàn từ tự nhiên, giá thành
thấp, dễ xây dựng. Đây không phải công trình tôn giáo mà là một nơi vui chơi giải trí
phục vụ mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Phần lớn những công trình này tuy nhỏ nhưng đi theo hướng diễn giải những ý
nghĩa mang tính xã hội nhân văn, có bản sắc văn hoá riêng khi diễn giải tính TT tinh
tế thuyết phục hơn, có sự đối thoại với các đặc trưng của địa phương – đó là tinh
thần của những lối diễn giải KT nói chung, diễn giải TT nói riêng vào KT theo mô
hình tư duy TDH. Hẳn đây là những “điểm sáng” khởi đầu cho hướng đi theo lối tư
duy THD của KTVNĐĐ; và với sự công nhận, sức ảnh hưởng không nhỏ đang lang
toả của chúng, ta có quyền hy vọng về một nền TDH kiến trúc VN.

Những KTS như Hoàng Thúc Hào, Võ Trọng Nghĩa, Nguyễn Hoà Hiệp,... có lẽ
cũng không ý thức được mình đang thiết kế theo mô hình tư duy nào, diễn giải KT
xv

Bảng 2.5. Các công trình KTVNĐĐ đạt các giải thưởng quốc tế
Ý tưởng chính của công trình

Có đối Ý
Năm Tác phẩm và tác giả Giải thưởng Vì “Công
thoại tưởng
cộng trình
với khác
đồng xanh”
VHTT

Quán cà phê Gió và Nước, (Bình Dương) – Giải thưởng KT quốc tế (International X X
KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự Architecture Awards - IAA) của Mỹ do Bảo
tàng KT và thiết kế Chicago (Mỹ) phối hợp
2009
với Trung tâm nghiên cứu Thiết kế KT nghệ
-
thuật và Đô thị châu Âu tổ chức thường niên
2011
(năm 2009); Huy chương vàng giải thưởng
Hội KTS châu Á (ARCASIA Awards) và
giải nhất KT xanh tương lai (năm 2011)

Nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng) Bản thiết kế được vinh danh giải thưởng KT X X X
2011 - KTS Vũ Thị Thu Hương và Nguyễn Tuấn Thánh châu Âu lần 4 (2011) và đạt giải nhì
Dũng cuộc thi KT Thánh quốc tế lần 6 ở Ý do Quỹ
xiv

Frate Sole tổ chức (2016)

Quán cà phê Đại Lải (Bamboo wing) trong Đạt hai giải thưởng KT thế giới lớn: FuturArc X X
2012
hạng mục Khách sạn - nghỉ dưỡng (Vĩnh Prize 2012 và Good Design Award 2012.

2014 Phúc) - KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự Giải thưởng KT quốc tế IAA (2014)

Nhà nguyện (The Chapel), TpHCM – KTS Giải Công trình của năm tại lễ hội Kiến trúc X X X
Nguyễn Hòa Hiệp (a21 studio) thế giới - (World Architecture Festival -
WAF), Singapore

Ngôi nhà The Nest (Tổ chim) (Bình Dương) Lễ hội Kiến trúc thế giới – (World X X
2014 – KTS Nguyễn Hòa Hiệp (a21 studio) Architecture Festival - WAF) Singapore.
- "House for trees" (TpHCM) tại hạng X
mục Nhà ở,
- Khu đại học FPT (Hòa Lạc) trong hạng X
mục Giáo dục tương lai - Võ Trọng Nghĩa

Ngôi nhà vườn xếp (Stacking Green), Đạt giải thưởng KT Quốc tế của Mỹ (IAA), X
TpHCM - KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự giải thưởng KT xanh, giành huy chương vàng
2014
tại Lễ hội KT Thế giới (WAF) và đoạt giải
“Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do
xiiv

tạp chí ArchDaily bình chọn.

Nhà trẻ Farming Kindergarten (Bình Công trình KT của năm (Building of the year X
Dương) - KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự 2015) do trang KT uy tín Archdaily (Mỹ) tổ
2015
chức tại hạng mục công trình Giáo dục –
Educational Architecture
Với 6 công trình: Nhà cộng đồng thôn Suối KTS Hoàng Thúc Hào đạt giải thưởng kiến X X X
Rè (Hòa Bình), Nhà cộng đồng Tả Phìn (Sa trúc SIA-GETZ cho KTS nổi bật ở châu Á
Pa, Lào Cai), Làng Homestay Nậm Đăm năm 2016
(Hà Giang), Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh
(Hội An), Trường tiểu học Lũng Luông
2016 (Thái Nguyên) và Trung tâm hạnh phúc
Quốc gia Bhutan.
Công trình nhà tre lợp mái cọ ở Hòa Bình Giải bạc tại hạng mục KT văn hóa do Hiệp X X
có tên Bamboo (Light of Empty Heart) - hội KT Mỹ tổ chức (New York)
KTS Hoàng Minh và giải thưởng thiết kế vì Cộng đồng ho Hiệp
hội Tre của Mỹ (ABS) trao tặng.
xiiiv

Nhà hàng Naman Hay Hay (Đà Nẵng), nhà Đạt giải thưởng KT quốc tế ở Mỹ - X X
cộng đồng ở đảo Kim Cương (TP HCM), International Architecture Award 2016 (IAA).
khu nghỉ dưỡng Naman Babylon (Đà
Nẵng) - KTS Võ Trọng Nghĩa và cộng sự
Nhà hàng Cheering (Hà Nội) và Vườn vệ Đạt giải thưởng KT Thế giới (IAA), chiến X X X
sinh (ở Cao Bằng) - Công ty H&P thắng tại giải thưởng “Oscar Kiến trúc” A+
Architects. (Mỹ, 5/2016) và giải thưởng Thiết kế Xanh
Green Good Design 2016 (Mỹ, 6/2016).
- Vegetable Trellis (Quận 9, TpHCM) – Lễ hội Kiến trúc thế giới (WAF) lần thứ 10 X X
KTS Cộng Sinh tại Berlin
- Bình House và Dự án Viettel Offsite
Studio (ngoại ô Hà Nội) - KTS Võ Trọng X

2017 Nghĩa và cộng sự


Nhà trẻ “Farming Kindergarten” của công Giải thưởng UIA là một giải thưởng thường X
ty TNHH Võ Trọng Nghĩa niên dành cho các hiệp hội KTS quốc gia là
thành viên của UIA (International Union OF
Architect - Liên minh quốc tế KTS)
xivv

• Giải vàng: Nhà hàng Sơn La / Công ty Giải thưởng Kiến trúc ARCASIA của Hội X
Võ Trọng Nghĩa đồng Kiến trúc châu Á
• Giải danh dự:
- Nhà hàng Roc Von / Võ Trọng Nghĩa X

- Trường học Lũng Luông và Trung tâm X X


Hạnh phúc Bhutan/ Công ty 1+1>2
X
- BB Home / Công ty H&P
- Binh House (TpHCM) và Nhà trưng bày Giành giải thưởng ở hạng mục Nhà cộng X
Nanoco (Hà Nội) -KTS Võ Trọng Nghĩa đồng của Giải thưởng KT quốc tế
2018 - Nhà Cầu vồng (Re-ainbow) (Hà Tĩnh) và (International Architecture Awards – IAA)
Be Friendly Space (Quảng Ninh) - nhóm X X X

KTS H&P
Theo nguồn: https://baomoi.com/nhung-cong-trinh-viet-dep-doat-giai-thuong-quoc-te-nam-2016/c/21061656.epi ;
http://ashui.com/mag/congdong/kien-truc-su/11066-kien-truc-viet-vuon-ra-the-gioi.html ; http://designs.vn/tin-tuc/4-thiet-ke-
kien-truc-doat-giai-the-gioi-cua-vo-trong-nghia_14684.html#.XKwHya2B0dV ;
http://www.kientrucdandung.vn/tintuc/169/viet-nam-gianh-3-giai-thuong-tai-lien-hoan-kien-truc-the-gioi-waf-lan-thu-10.htm
; https://vnexpress.net/doi-song/4-cong-trinh-viet-doat-giai-kien-truc-quoc-te-2018-3811160.html
xxxviii

a. Quán Gió và Nước, Bình Dương, 2008 b. Công trình Nhà nguyện (The
(Nguồn hình: Tác giả và Chapel), TpHCM, 2014(Nguồn:
http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/q https://kienviet.net/2014/10/03/nha-
uy-hoach-kien-truc/kien-truc/quan-bar-gio- nguyen-cua-a21studio-viet-nam-
va-nuoc.html) gianh-chien-thang-tai-festival-kien-
truc-the-gioi-2014/)

Hình 2.24 Vài hình ảnh công trình KTVNĐĐ đạt giải thưởng KT quốc tế
89  

theo lối gì; nhưng tác giả đã nắm bắt được những tư tưởng thiết kế đương đại cùng
với sự trân trọng và hiểu biết các giá trị tiềm tàng của TT nên đã diễn giải vào trong
công trình KT của mình. Song những người làm công tác nghiên cứu, phê bình hay
giáo dục KT cần hiểu và nhận dạng được lối diễn giải kiến trúc này, nhằm khuyến
khích nhân rộng để nền KTVNĐĐ có thể theo kịp và có vị thế trong nền KT thế giới.

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN: DIỄN GIẢI VHTT TRONG KT ĐƯƠNG ĐẠI


2.3.1. Thiết kế kiến trúc theo Thông diễn học
2.3.1.1. Thiết kế theo vòng Thông diễn

Là một khoa học về sự hiểu biết, nếu lý giải từ góc nhìn TDH, trình tự một quá
trình đi từ nhận thức/ lý thuyết đi đến thực tiễn/ thực hành đầy đủ gồm ba giai đoạn
tư duy: từ BIẾT/ HIỂU cho đến THÔNG HIỂU rồi chuyển sang HÀNH ĐỘNG.
Song tiến trình này không xảy ra một chiều; mà từ hiểu dẫn đến hành động, rồi từ
hành động sẽ tác động lại, làm thay đổi nhận thức; sự thay đổi nhận thức mới này sẽ
kéo theo hành động cũng có sự thay đổi...Cứ vậy tiến trình này tiến triển không có
điểm dừng và cũng không có điểm mở đầu vì sự biết cũng có được từ sự hành động.
Schleiermacher gọi chu trình này là vòng thông diễn (Hermeneutical circle).

Đối với kiến trúc, theo Donald Schön mô tả quá trình thiết kế là sự năng động
của VTD, trong đó NTK tiến hành bằng cách tham vấn lẫn nhau và liên tục từ một
tổng thể dự kiến và những chi tiết đặc thù tạo bởi tình huống thiết kế. Thậy vậy,
trong quá trình thiết kế, NTK dự kiến nghĩa của cái tổng thể và tạo ra các gợi ý của
dự kiến này bằng cách tham chiếu nó trở lại các thành phần. Nói cách khác, có một
dự kiến trước của cái tổng thể, sau đó được diễn giải vào trong các bộ phận riêng lẻ.
Quá trình này sau đó phát triển trong một vòng tới lui, qua lại giữa chi tiết và tổng
thể. Tức chúng ta làm việc cùng một lúc từ tổng thể và từ chi tiết, sau đó đi vòng từ
tổng thể về chi tiết và từ chi tiết đến tổng thể. Mỗi một bước rút ra ý nghĩa từ những
bước trước nó, giống như hệ quả được mô tả và đánh giá được rút ra từ một hoặc
nhiều lĩnh vực thiết kế và có ý nghĩa ràng buộc tới các bước đi sau, tạo ra những vấn
đề mới được mô tả và giải quyết. Bằng cách này, các NTK xoay quần trong một
90  

mạng lưới các di chuyển, hệ quả, tác động, đánh giá và di chuyển xa hơn.

Có một nguyên tắc, mà trong thuật ngữ thông diễn, đó là dự kiến của một sự biết
trước. Thật vậy, NTK tiếp cận tình huống thiết kế với một sự hiểu biết trước về vật
phẩm thiết kế sẽ là gì. Ngay cả khi NTK tiếp cận một nhiệm vụ thiết kế, đặc biệt với
một cảm giác không dễ hiểu của nó; thì một số yếu tố trong tình huống thiết kế, ví
như một số đặc trưng của địa điểm hoặc một số yêu cầu cụ thể của khách hàng, có
thể soi sáng và định hướng nhiệm vụ thiết kế. Đây là yếu tố duy nhất cho thấy một
hình ảnh của tổng thể, một dự phác mơ hồ về vật phẩm sẽ hoàn thành – tức họ có
một dự kiến trước. Dự kiến này sẽ khởi động VTD. Dù mơ hồ, VTD đã được nhập
vào và có thể tiến hành trong cách tới lui, qua lại của mình. Hiệu quả của quá trình
này phụ thuộc vào việc giữ cho nó tiếp tục diễn ra. Nó cũng phụ thuộc vào một sự
cởi mở cho phép sự xâm nhập của các dự kiến đối thủ. Dự kiến này cho một phương
án thay thế, có thể phát triển bên cạnh cho đến khi chúng kết thành một hoặc một bị
loại ra ngoài.

Sơ đồ 2.3: Vòng Thông diễn [Nguồn: Tác giả]

Như vậy, dường như không có điểm kết thúc trong VTD và cũng không có điểm
khởi đầu. Chúng ta không đi vào một THTK mà không có dự kiến giả định. Có một
kiến thức tối thiểu cần thiết cho sự hiểu biết, không có nó các NTK không thể bắt
đầu thiết kế. Ý tưởng về một sự thuần khiết không tiên kiến là không thể đạt được
[20, tr.135]. Không chỉ mỗi một phần của thiết kế giả định trước cho những phần
khác; chúng ta còn mang những giả định liên quan đến toàn bộ tình huống và các bộ
91  

phận của nó bằng kinh nghiệm của ta và kinh nghiệm chuyên môn của NTK. Hơn
nữa, trong quá trình thiết kế, ta thường không biết đầy đủ vật phẩm hoàn thành là gì,
cho đến khi đạt được nó. Tuy nhiên, sự tối tăm của đích đến không ngăn chặn các
hoạt động thiết kế. Dù ban đầu không biết chính xác những gì đang phấn đấu để đạt
được, chúng ta vẫn có một loại dự kiến mơ hồ. Các đặc thù của tình huống có thể
cho ta những manh mối cho sự không biết này. Khả năng đi đến một mục tiêu thiết
kế phụ thuộc vào khả năng của chúng ta để dự đoán một tiềm năng ẩn. Đây chính là
bản chất gợi mở và không kiềm chế của quá trình TDH. Quá trình này được sơ đồ
hoá thành Sơ đồ 2.3.

Vậy, các giả định của NTK, dự kiến như một dự đoán cái tổng thể luôn đang ở
trong một trạng thái liên tục bị thẩm vấn, xem xét, sửa đổi hoặc từ chối. Cho đến khi
đạt được sự thoả thuận giữa các nhiệm vụ và các tình huống thiết kế, hay đạt được sự
dung hoà giữa cái tổng thể và các thành phần, VTD kết thúc. Khi đó vật phẩm KT
được lộ diện và đồng thời tư duy thiết kế của người thiết kế cũng được tiết lộ. Vậy
thiết kế là quá trình qua sự vận hành của VTD, đã biến chuyển dự kiến thành vật
phẩm kiến trúc và tiên kiến thành tư duy thiết kế.

2.3.1.2. Quá trình đối thoại trong thiết kế kiến trúc

Theo Donald Schön cũng mô tả quá trình thiết kế là sự năng động của VTD, tiến
hành bởi sự trao đổi đối thoại với THTK. Thật vậy, quá trình tư duy thiết kế theo
VTD mang tính đối thoại hơn là tính logic, tương ứng với mô hình tư duy Hiện
tượng học. Hai cách thức tư duy trái ngược nhau: một là tìm sự chính xác, rõ ràng
dựa trên nguyên tắc của logic học để tạo thành các cấu trúc có ý nghĩa, biểu hiện là
ngôn ngữ quy tắc; hai là hướng đến sự dung hoà bằng các cách thức đối thoại, đó là
ngôn ngữ diễn giải. Ngôn ngữ của TDH là đối thoại, trái ngược với ngôn ngữ quy
tắc. Một bên là những câu mệnh đề khẳng định, nhằm đơn thuần là cung cấp thông
tin; một bên là sự trao đổi, cho phép sự tác động, sự gợi mở của thông tin vì thế đây
là một quá trình đối thoại đa chiều, đa nghĩa mang tính động linh hoạt; thay cho tính
tĩnh, áp đặt của một sự logic học đơn chiều, đơn nghĩ. Thật vậy, như Gadamer nói
92  

rằng, "logic của các khoa học nhân văn ... là logic của câu hỏi" [130, tr.27], [114,
tr.333], có nghĩa là đối thoại, không phải ra mệnh đề. Khi một tuyên bố được coi là
dứt khoát, nó đóng cửa, tắt bất kỳ câu hỏi thêm, vì nó là câu trả lời dứt khoát cho câu
hỏi được hỏi bất cứ điều gì, không có câu hỏi nữa cần được hỏi thêm. Đó là các
mệnh đề khẳng định của ngành KHTN; ngược lại, KHXHNV khẳng định tính ưu việt
của quá trình đối thoại và diễn giải. Trong lĩnh vực thiết kế cũng vậy, không thể có
một thuật toán phổ quát có thể chọn ra những đặc tính chung, trả lời cho các THTK
khác nhau. Sự khác biệt, không lặp lại và không thể lặp lại, những phong cách riêng,
đó là quan trọng, là trọng tâm của nghiên cứu Hiện tượng học. Song không chỉ dừng
nơi Hiện tượng học, chính TDH mới có thể diễn đạt sâu hơn Hiện tượng học. Ở đây
các câu hỏi và các câu trả lời được đặt ra theo diễn tiến của VTD.

Có sự tương đồng giữa thiết kế và đối thoại. Trong cuộc đối thoại, chúng ta nói
chuyện với người khác. Trong thiết kế, chúng ta thâm nhập vào một diễn ngôn với
một tình huống thiết kế và với những dự kiến thiết kế riêng của chúng ta. Nếu quá
trình thiết kế là một chu trình đối thoại của câu hỏi và câu trả lời; thì những gì tình
huống thiết kế thắc mắc, đó là về tất cả các tiên kiến - các hiểu biết trước, các giá trị
và thái độ mà các NTK mang đến cho các tình huống thiết kế. Trong đó, quan niệm
trước phần lớn là từ kinh nghiệm, truyền thống hay là vô thức. Các câu hỏi được
tham chiếu trở lại để dự báo cấu trúc cho NTK.

Trong tình huống thiết kế, NTK trò chuyện với các tình huống, chuyển các câu
hỏi nó hỏi đến nó. Một đối tác trong cuộc đàm thoại TDH, cụ thể là THTK, giống
như các văn bản trong việc diễn giải của nó, được thể hiện chỉ thông qua các đối tác
khác, một diễn dịch - thiết kế viên. Trong đó, THTK liên tục thay đổi trong tiến trình
cuộc đàm thoại. Tình huống này không trả lời và đặt câu hỏi cho người diễn dịch như
một sự bất định; mà THTK biến đổi khi sự hiểu biết của người diễn dịch nó thay đổi
và sự hiểu biết này được định bởi tiên kiến của NTK và sự hiểu biết trước. Điều này
bác bỏ quan điểm về sự phân tích "khách quan" các yếu tố cấu thành trong một
THTK. Chúng ta không chỉ chọn những "đối tượng" phù hợp với quan niệm diễn
93  

giải trước của ta, mà chúng là những gì ta hiểu chúng tại thời điểm này. Chúng
không có sự hiện diện vĩnh cửu. Theo cách của một cuộc trò chuyện tinh thần, chúng
mang người nói theo cùng và trong đó họ hoàn toàn được tham gia; tình huống thiết
kế mang NTK vào trong dòng chảy của nó. Một cuộc nói chuyện tốt khi nó cuốn hút
những người nói chuyện; tương tự như vậy các hành động của thiết kế, khi nó tiến
hành, nó nên thu hút các NTK. Các NTK thực sự thiết kế khi họ đang quá say mê
công việc, mà họ không ý thức rằng họ đang thiết kế, THTK cũng không phải là một
đối tượng bên ngoài bản thân họ.

Như vậy, các hành động Thông diễn thiết kế diễn ra theo một cấu trúc biện
chứng của câu hỏi và câu trả lời. Các NTK lập phương án một công trình hoàn thiện
mong đợi từ nhiệm vụ thiết kế và sau đó tham gia vào một cuộc đối thoại với nó, đặt
câu hỏi về giá trị của nó trong sự tham chiếu những yếu tố đặc trưng tạo nên THTK.
Các nhà thiết kế sau đó cho phép các THTK đến lượt đặt câu hỏi. Những câu trả lời
được đưa ra bởi các tình huống và những câu hỏi gợi lên những câu trả lời và câu hỏi
xa hơn. Như vậy, thiết kế được tiến triển bởi một chuyển động của các truy vấn và
đáp trả - một quá trình đối thoại.

2.3.1.3. Quá trình diễn giải những suy tư trong thiết kế kiến trúc

Schön cũng quan niệm thiết kế như sự-phản-ảnh-qua-hành-động, đó là cuộc đối


thoại phản ánh các tình huống thiết kế. Với những dự kiến, NTK bắt đầu việc thiết kế
bằng cách định hình tình huống sao cho phù hợp với sự đánh giá ban đầu. Nguyên
tắc dự kiến này là một cái gì nếu được chấp nhận để phát lộ ra những hệ quả tiếp
theo của nó và sau đó có thể luôn bị phá vỡ, mở ra. Thật vậy, THTK đó sau phản hồi
lại và NTK đáp trả bằng cách phản-ảnh-qua-hành-động trong việc tạo nên vấn đề,
chiến lược hành động hay mô hình của hiện tượng này.

Thiết kế căn cứ vào sự hiểu biết và không gì khác hơn là sự diễn giải về những
điều đã được hiểu rõ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thiết kế được xác
định trước, hoặc quá trình thiết kế phải diễn ra một chuỗi các bước xác lập trước theo
94  

quy luật như logic học; cũng như không có câu trả lời hay một kết quả được thiết lập
trước và cũng như không có các bước theo quy định của phương pháp luận để đi đến
kết quả đó. Mà các thiết kế được xác định và tiếp tục được xác định lại bằng một
bước đi trước của sự hiểu biết trước. Sự diễn giải về những gì đã được hiểu, nó chỉ
mở ra trong quá trình thiết kế đang xảy ra và trước đó. Việc hoàn thành nhiệm vụ dự
kiến được phép phản chiếu vào tình trạng thiết kế và ảnh hưởng đến việc diễn giải
các phần chi tiết. NTK có một dự kiến về tổng thể, tổng thể này sẽ chỉ dẫn sự hiểu
biết của họ đến những đặc thù riêng. Sự hiểu biết phát sinh do một quá trình chỉnh
đổi liên tục. VTD vận hành thì sự hiểu biết của NTK tăng theo, khi sự diễn giải các
bộ phận, tổng thể dự kiến được sửa đổi, tinh chế và làm rõ. Quá trình này diễn ra, lặp
đi lặp lại và liên tục. Nó cung cấp một kính vạn hoa của những phản ảnh thậm chí
luôn thay đổi, những sửa đổi, những khởi đầu sai lầm và cuối cùng dẫn tới một sự rõ
ràng của dự phác công trình.

Khi thiết kế, các NTK đang tiếp tục tự vấn. (1) Chúng có thể tạo thuận lợi cho
quá trình thiết kế bằng cách đặt mình “mở cửa” cho các câu hỏi, để cho mình có
nguy cơ, bằng cách đặt câu hỏi như thăm dò các tiên kiến; hoặc (2) chúng có thể tiến
hành đặt câu hỏi về tình trạng này, nhưng bảo vệ những tiên kiến được tạo trước của
họ bằng cách không cho phép bản thân được đặt câu hỏi ngược lại. Trong trường hợp
đầu (1), có một tiết lộ từ tâm trí vô thức, và tiết lộ điều này ám chỉ quá trình thiết kế
không chỉ là một khám phá của vật phẩm, như nó phát lộ chính nó trong quá trình
diễn ngôn; mà nó cũng là sự tự tiết lộ, một quá trình khám phá bản thân.

Do đó quá trình thiết kế là một quá trình tiết lộ, nó tiết lộ hai ý nghĩa: thứ nhất,
nó là một tiết lộ về vật phẩm đang được thiết kế; thứ hai, đồng thời, là một tiết lộ
diễn tiến của sự hiểu biết và tự hiểu biết, vì nó cho thấy sự hiểu biết trước cũng như
tư duy của NTK đó. Hay đó là, nó phát lộ những dự kiến mà cấu thành nên các kết
quả thiết kế, và đồng thời mang ra ánh sáng những tiên kiến mà nó hình thành trong
NTK. Vậy quá trình thiết kế là một sự soi sáng hai ý nghĩa: xây dựng nên các vật
phẩm và mở mang nhận thức các NTK (Sơ đồ 2.4). Vậy qua thiết kế, đã biến chuyển
95  

dự kiến thành vật phẩm kiến trúc và tiên kiến thành tư duy thiết kế.

TIÊN KIẾN TƯ DUY THIẾT KẾ

DỰ KIẾN VẬT PHẨM KIẾN TRÚC

Sơ đồ 2.4: Hai tiết lộ của quá trình thiết kế [Nguồn: Tác giả]

Hơn nữa, quá trình thiết kế có thể được so sánh với sự giải thích một văn bản.
Thiết kế là một hoạt động trình diễn sự hiểu biết một THTK, hơn là giải quyết một
vấn đề (Bảng 2.6). Thật vậy, theo TDH quá trình thiết kế như là quá trình hiểu và
diễn giải: hiểu các điều kiện hay các tình huống thiết kế và diễn giải những sự hiểu
biết ấy cấu thành nên các công trình thiết kế. Nên thiết kế là những hoạt động diễn
giải liên quan đến sự hiểu biết (understanding) một tình huống; hơn là chỉ có kiến
thức (knowledge) của một công thức, định lý hay thuật toán thiết kế như KT Hiện đại
từng mong muốn “khuôn mẫu hoá”, “đồng nhất hoá” KT. Nên thiết kế là một thông
diễn, hơn là một sự kiện của Nhận thức luận [130, tr.28]. Trong sự kiện TDH, ứng
dụng được đan xen và hoàn toàn không thể tách rời trong việc hiểu biết và diễn giải
(Sơ đồ 2.5A); trong khi đó ở các sự kiện nhận thức luận, kiến thức và ứng dụng của
nó là riêng biệt và tuần tự: kiến thức có trước khi nó được ứng dụng, tức lý thuyết đi
trước thực hành (Sơ đồ 2.5B). Kiến thức ứng dụng đó không thay đổi theo nhu cầu
cấp bách, đặc thù hay sự ngẫu nhiên. Song trong lý thuyết thông diễn, sự kiện không
thể tách rời khỏi thực tế. Lý thuyết, ví dụ như nó có, chỉ có khi đi vào ý thức; và
được chỉ rõ, tiết lộ trong quá trình ứng dụng. Lý thuyết và thực hành kết hợp lại
trong các hành động diễn giải; nguyên tắc chung lý thuyết được tiết lộ như những gì
nó đang có, chỉ trong diễn tiến ứng dụng của nó trong sự kiện diễn giải. Tức kiến
thức ứng dụng thay đổi theo nhu cầu cấp bách, đặc thù hay sự ngẫu nhiên, hẳn sẽ tạo
nên được sự khác biệt. So sánh hình các nhà thờ minh hoạ kết quả khác nhau của quá
trình tạo sự “giống nhau” (Hình 2.25A) của KT Hiện đại, so với sự “khác biệt” (Hình
2.25B) tạo bởi quá trình thiết kế của sự ngẫu nhiên theo TDH.
xv

Bảng 2.6. Quá trình thiết kế theo Nhận thức luận và Bản thể luận
Nhận thức luận Bản thể luận

Thiết kế là Giải quyết một vấn đề Diễn giải sự hiểu biết một tình
huống thiết kế

Quá trình Kiến thức và ứng dụng Hiểu và diễn giải

Kiến thức và ứng dụng của nó là Ứng dụng được đan xen và hoàn
riêng biệt và tuần tự, tức lý toàn không thể tách rời trong việc
thuyết đi trước thực hành hiểu biết và diễn giải

Đặc trưng Kiến thức ứng dụng đó không Kiến thức ứng dụng thay đổi theo
thay đổi theo nhu cầu cấp bách, tình huống thiết kế
đặc thù hay sự ngẫu nhiên

ÁP ĐẶT GỢI MỞ

Kết quả Sự giống nhau Sự khác biệt

(Khuôn mẫu hoá, thiết kế mẫu)


xxxix

Hình 2.25 Hình ảnh những nhà thờ ở Nhật minh hoạ kết quả khác nhau của hai
quá trình thiết kế theo hai tư duy Logic và Thông diễn
A. Theo tư duy Nhận thức luận B. Theo tư duy Bản thể luận
(Logic hoc) (Thông diễn học)

Nhà thờ ở Nagasaki, Tokyo, 1933 Nhà thờ Saint Mary, Tokyo, 1964
[Nguồn: https://en.wikipedia.org] [Nguồn: tác giả]

Nhà thờ Sakitsu, Amakusa, 1934 Nhà thờ Ánh sáng, Osaka, 1989
[Nguồn: https://sotoasobi.net] [Nguồn: https://ashui.com]

Nhà thờ ở Ehime, Shikoku Nhà thờ nước, Hokkaido, 1988


[Nguồn: https://www.pauline.or.jp] [Nguồn: https://www.archdaily.com]
Thiết kế theo Bản thể luận quan tâm đến THTK, hẳn sẽ tạo nên được sự khác biệt;
khác với kết quả tạo sự “giống nhau” của quá trình thiết kế theo Nhận thức luận.
96  

Sơ đồ 2.5: A. Thiết kế theo Bản thể luận – Thông diễn học và B. Thiết kế theo Nhận
thức luận – Logic học [Nguồn: Tác giả]

Vậy, để KT không đơn nghĩa, không “câm”; mà đa nghĩa, có “tiếng nói” thì quá
trình thiết kế phải bao gồm cùng lúc hai ý nghĩa: vật phẩm đang thiết kế dần được
định hình và diễn biến sự tự hiểu biết của người thiết kế dần được tiết lộ. Khi NTK
hiểu các điều kiện hay các tình huống thiết kế, anh ta sẽ thể hiện những khám phá ấy
qua hành động hình thành nên các vật phẩm, các vật phẩm này hẳn sẽ phản ánh sự
hiểu biết của anh ta; khi đánh giá lại vật phẩm đó, nó cũng khai sáng thêm sự hiểu
biết của anh... Vì thế quá trình thiết kế là một quá trình diễn giải những suy tư cùng
tạo nên hai ý nghĩa. Nếu thiếu ý nghĩa sau sản phẩm đầu ra sẽ là những công trình có
biểu hiện như KT Hiện đại. Quá trình thiết kế diễn ra theo VTD thì khi ấy vật phẩm
KT có cả hai ý nghĩa: có ngôn ngữ và có sự khác biệt.

Điều này cũng trả lời cho câu hỏi: tại sao KT Hiện đại giải được bài toán về
cung cấp không gian hữu dụng, song lại khô khan và giống nhau; tại sao KT Hậu
hiện đại được cho là đa nghĩa, biểu cảm hơn; song nay, KT Hiện đại mới hội tụ
được cả hai đặc tính ưu việt của hai xu hướng trên. Điều gì đã làm nên sự chuyển đổi
này? Câu trả lời một phần tìm thấy khi lần theo tiến trình chuyển biến các hệ tư duy
từ mô hình Hình thức luận sang Cấu trúc luận đến Hiện tượng luận. Nói cách khác,
trong thiết kế KT đã có một sự chuyển biến từ biểu hiện có tính hình tượng sang tính
trừu tượng, hay từ tính hình ảnh sang tính đối thoại, đó là kết quả của sự biến
chuyển từ tư duy logic sang tư duy ngôn ngữ. Tuy nhiên câu trả lời này vẫn chưa cho
biết bằng cách nào đã tạo nên sự khác biệt ấy; Thông diễn học KT là câu trả lời.

2.3.2. Diễn giải văn hoá truyền thống trong kiến trúc đương đại
97  

2.3.2.1. Văn hoá truyền thống trong tư duy Thông diễn

Theo quan niệm TDH, truyền thống là tiên kiến, TT là tiên kiến của mỗi người,
mỗi dân tộc. Trước hết cũng cần làm sáng tỏ một số ngộ nhận khi thường nhầm lẫn
tiên kiến với định kiến hay thành kiến. Định kiến, thành kiến là những quan điểm cố
định mà ta không thể thay đổi, thường hay trở thành lạc hậu hay sai lầm trong cuộc
sống mới, thế giới mới, hay do sự biến đổi của các điều kiện sống. Ngược lại, tiên
kiến là những ý kiến mang tính chất tiên nghiệm, lịch sử mà chúng ta không thể vất
bỏ, khi suy tư chúng vốn có sẵn trong đầu óc ta. Thí dụ, khi nói về người Việt,
thường mọi người có một tiên kiến rằng là một giống người vùng Đông Nam Á có
lịch sử chiến thắng ngoại xâm oan liệt... Những tiên kiến này được cấu thành từ
những kinh nghiệm chung và lâu dài. Chúng quan trọng ở chỗ không phải đúng hay
sai, nhưng là việc chúng đã tạo thành ý thức lịch sử của người Việt, khi suy tư chúng
ta đã áp dụng nó, một cách vô thức hay ý thức. Ngược lại, định kiến hay thành kiến
được cá nhân tự tạo, từ một vài kinh nghiệm cá biệt và ngắn ngủi, hay từ một tình
cảm riêng.

Vì không nhận ra sự khác biệt giữa thành kiến và tiên kiến, nên những người duy
lý chủ trương khách quan thường có khuynh hướng gạt bỏ tiên kiến. Song những giá
trị này, những chuẩn mực này thực ra đã được hình thành trong một quá trình lịch sử
lâu dài, và do một nền VH, cũng như bởi những tư tưởng từng trở thành cội rễ trong
lòng dân tộc. Đó là những TT, những giá trị, những thói quen đã nằm sâu trong tiềm
thức. Vậy nên khi suy tư, khi phê phán hay khi thiết kế ta đã diễn giải truyền thống,
một cách rất tự nhiên và hợp lý.

Chính vì thế, một lần nữa khẳng định, thiết kế KT hướng về VHTT không phải
là một xu hướng, một phong trào nhất thời mà nó xảy ra gần như qua các thời kỳ, có
chung cùng một mục đích, cùng một tinh thần. Có khác chăng là TT được diễn giải
với những mức độ khác nhau, với những quan niệm lý luận khác nhau; nên có những
trào lưu, những xu hướng với những tên gọi không giống nhau.
98  

2.3.2.2. Nghĩa văn hoá truyền thống trong vòng Thông diễn

Vòng thông diễn không có điểm dừng và dường như cũng không có điểm mở
đầu, vậy làm sao khởi động hay thâm nhập vào quỹ đạo này? Thực ra chúng ta
không đi vào một tình huống thiết kế mà không có giả định. Có một tiền kiến thức
(preknowledge) là tối thiểu cần thiết cho sự hiểu biết, mà không có nó các NTK
không thể bắt đầu thiết kế. Heidegger cho rằng: “Khi một sự vật nào đó được diễn
giải như là sự vật nào đó, thì sự diễn giải nhất thiết phải cơ sở trên cái đã có trước,
cái đã thấy trước và cái quan niệm trước. Một sự diễn giải không bao giờ là một phi
tiền giả định, bằng cách nắm bắt lấy sự vật nào đó được trình diện với chúng ta.”
[117, tr.217]. Nên để khởi động VTD, đòi hỏi NTK hay là người diễn giải phải có
tiền giả định ngay từ đầu và phải thừa nhận các tiên kiến đang xung đột, để từ đó đưa
ra những diễn giải riêng của mình. Tiền giả định hay là tiên kiến thường được định
bởi những TT, những giá trị, những thói quen đã nằm sâu trong tiềm thức. Nên có
thể nói, tiên kiến không chỉ là nhân chứng của lịch sử, mà còn là chính điều kiện cho
lịch sử. Nó là một phần của năng lượng phát sinh động lực. Nếu không có tiên kiến
ta không thể khởi động VTD, tiên kiến là điểm xuất phát của vòng này; nó gợi nên
những câu hỏi đầu tiên, giúp ta phác thảo nên những tổng thể dự kiến, để những
thành phần chi tiết được tham chiếu,... VTD được vận hành.

Sơ đồ 2.6: VHTT hiện diện qua ba giai đoạn thiết kế [Nguồn: Tác giả]

Song TT là tiên kiến có thể chỉ tham gia vào thời gian đầu của VTD trong quá
trình thiết kế; không phải trong suốt quá trình thiết kế, có như vậy mới ngăn chặn sự
lặp lại TT. Quá trình thiết kế cơ bản có thể trải qua ba giai đoạn: dự kiến; biến
chuyển; và tạo lập (Sơ đồ 2.6). TT có thể là một hình ảnh của dự kiến giả định ban
đầu của giai đoạn một. Dự kiến này có thể là một phần trong công trình được phác
99  

thảo hoàn chỉnh, sẽ gợi lên một loạt những câu hỏi: liệu cái phác thảo này có xung
đột với tình huống thiết kế không; dự kiến này có thoả mãn các nhu cầu của người sử
dụng đưa ra hay không; cái giả định này sẽ diễn giải những giá trị gì cho hiện tại hay
tương lai khi nó hoàn thành; cái tổng thể hoàn chỉnh này có phải là câu trả lời hợp lý
cho các chi tiết tham chiếu không?...

Quá trình thứ hai là quá trình trả lời những câu hỏi trên và lại một loạt câu hỏi
khác được gợi lên: hình thức của các chi tiết có phủ nhận cái nội dung mà tổng thể
công trình cần diễn giải không; những nhu cầu đang diễn giải có cản trở các giá trị
cần diễn giải không.... Trong quá trình đối thoại này, sự thoả thuận giữa những ngữ
cảnh và giải pháp, nội dung và hình thức, tổng thể và chi tiết ... và có thể còn có sự
thương lượng giữa hồi tưởng quá khứ, suy tư hiện tại và ước mong tương lai; giữa
suy tư toàn cầu và hành động địa phương... tất cả những thoả thuận này sẽ phản ảnh
trong sản phẩm KT. Tiên kiến hình thành từ TT ban đầu qua quá trình này sẽ được
chọn lọc, trao đổi và chuyển tải để rồi sẽ trở thành những diễn giải tạo tác nên KT.

Giai đoạn ba là giai đoạn diễn giải những “đối thoại” trên thành vật phẩm KT.
Qua một quá trình như vậy, liệu ta có thể nhận thấy sự hiện diện của TT trong sản
phẩm KT khi hoàn thành không. Có thể có và có thể không, phụ thuộc vào sự đối
thoại và thoả thuận đã diễn ra của những VTD trên; và thậm chí các vòng này còn
đan xen, chồng chéo nhau diễn ra phức tạp. Nên chắc hẳn TT ban đầu sẽ không thể
còn là những hình ảnh nguyên bản được, mà nó có thể chỉ được cảm nhận bởi những
giá trị giao tế đương đại của nó. Hơn nữa, bởi tính nhập nhằng của KT, sự cảm nhận
này không thể đạt được một cách dễ dàng và rõ ràng đươc.

2.3.2.3. Nghĩa văn hoá truyền thống trong quá trình thiết kế

Quá trình thiết kế là quá trình diễn giải những suy tư của NTK, mong đạt được
sự khác biệt, không lặp lại và không thể lặp lại như TDH quan niệm. Điều này chỉ
đạt được qua quá trình đối thoại giữa các tình huống thiết kế và đề án đang thiết kế.
Trong các tình huống thiết kế, tính khu vực, tính dân tộc hay tính TT là một phần
 
100

không thể bỏ qua. Theo TDH quá trình thiết kế như thế là quá trình hiểu và diễn
giải: hiểu các điều kiện hay các tình huống thiết kế và diễn giải những sự hiểu biết
ấy cấu thành nên các đề án thiết kế. Nên quá trình đối thoại qua lại giữa TT và đề án
đang thiết kế sẽ diễn ra theo VTD, thể hiện sự hiểu biết TT của NTK và tư duy diễn
giải sự hiểu biết ấy ra thành vật phẩm KT. Vật phẩm đầu ra của đề án thiết kế sẽ có
một phần là sự diễn giải TT. TT sẽ gợi lên ý tưởng thiết kế với câu hỏi TT có ý nghĩa
gì đối với đề án đang thiết kế, NTK suy nghĩ và trả lời bằng các chiến lược ứng xử
với TT; song chiến lược này lại hỏi liệu ứng xử như thế có phù hợp với TT không.
TT lại trả lời bằng cách chọn lựa những giá trị TT nào để phù hợp với ứng xử đó.
Rồi đến lượt mình đề án thiết kế lại hỏi chọn lối diễn giải nào cho sự lựa chọn này...

Như vậy sự kiện thiết kế là một ma trận phong phú và hiệu quả vô tận, bởi vì nó
luôn trong quá trình đối thoại nhằm dung hoà tất cả các THTK với sản phẩm của
mình. Đó là bản chất gợi mở của quá trình thiết kế theo TDH, khác với đặc tính áp
đặc của lối tư duy Logic; vì vậy khi diễn giải KT hay TT trong KT ta cần những
phương thức diễn giải động, như bút phát Gợi với những kết-mở; có vậy mới mong
vật phẩm KT có những sắc thái khác nhau và có bản sắc của địa phương.

Vậy, kiến trúc là một văn bản văn hoá luôn diễn giải VHTT, vì ba lý do: (1) Tiến
kiến luôn mang tính tất yếu trong Vòng thông diễn, nó luôn là khởi nguồn cho quá
trình thiết kế. Mà tiên kiến phần lớn bắt nguồn từ những gì có trước như kinh
nghiệm, TT một khi đã trở thành vô thức trong NTK; (2) Thứ hai, theo TDH quá
trình thiết kế như thế là quá trình hiểu và diễn giải: hiểu các điều kiện hay các tình
huống thiết kế và diễn giải những sự hiểu biết ấy cấu thành nên các vật phẩm KT.
Trong các tình huống thiết kế, tính khu vực, tính dân tộc hay tính TT là một phần
không thể bỏ qua; (3) Hơn nữa, các công trình KT luôn chuyển tải các ý nghĩa, các
thông điệp, dù chúng có nằm trong chủ định của NTK hay không. Trong đó TT là
chất cảm đầy ý nghĩa, nên luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho NTK sáng tạo, giúp
KT có “tiếng nói”, có bản sắc. Vì thế diễn nghĩa TT trong KT luôn là những suy tư
trong quá trình thiết kế.
 
101

KẾT CHƯƠNG 2

1. Sự chuyển hướng phương thức thiết kế KT từ tư duy hình ảnh sang tư duy
ngôn ngữ, KT còn như một câu chuyện tự sự. Điều này mang KT tới một vị thế mới:
vị thế xã hội. Đến đây KT vừa là vật thể Vật lý, vừa là vật thể Nghệ thuật, vừa là
vật thể Xã hội - ba vật thể này cùng tồn tại nhập nhằng tạo nên một tổng thể kiến
trúc.

2. Các nghiên cứu lý luận, các xu hướng hay các hiện tượng KTĐĐ ngày càng
minh chứng ý nghĩa KT với tư cách là một phương tiện truyền thông, hơn là chỉ với
chức năng như kẻ cung ứng không gian hữu ích. Tất cả như định hướng nền KTĐĐ
về một phương thức của lối tư duy linh hoạt hơn, đa chiều hơn, coi trọng tính quan
hệ, cổ vũ sự khác biệt, tiểu tự sự và tất cả tồn tại trong sự đối thoại – những đặc
trưng của lối tư duy ngôn ngữ - tiền đề của Thông diễn học.

3. Tư duy Thông diễn với quan niệm bao gồm và trọng mối quan hệ - tinh thần
tích hợp, sẽ bao gồm cả tư duy Logic thoả các điều kiện cần và đủ, để trước tiên là
tạo tác không gian cho KT tồn tại; sau là làm KT thăng hoa với những mối quan hệ
giữa KT và những gì ngoài KT. Nói cách khác, tư duy Thông diễn tích hợp ba mô
hình tư duy Hình thức luận, Cấu trúc luận và Hiện tượng luận, để có thể diễn giải
nhập nhằng cùng lúc ba vật thể của KT: vật thể Vật lý, vật thể Nghệ thuật và vật thể
Xã hội.

4. Theo TDH kiến trúc có hai quá trình: (1) thiết kế như một quá trình diễn giải
những suy tư của NTK; (2) sản phẩm KT được lý giải như là sự trình diễn những suy
tư thiết kế và trải nghiệm. Nên quá trình thiết kế diễn ra theo TDH là một quá trình
tiết lộ hai ý nghĩa về: vật phẩm đang được thiết kế và tư duy của NTK.

5. Quá trình thiết kế KT là sự vận hành năng động vòng Thông diễn, trong đó
NTK tiến hành bằng cách tham vấn lẫn nhau và liên tục từ một tổng thể dự kiến và
những chi tiết đặc thù tạo bởi THTK. Quá trình này sẽ biến chuyển dự kiến thành vật
phẩm KT và tiên kiến thành tư duy thiết kế.
 
102

6. Trong đó tiên kiến phần lớn bắt nguồn từ những gì có trước như kinh nghiệm,
như TT khi đã trở thành vô thức trong NTK. Song TT là tiên kiến chỉ tham gia vào
thời gian đầu của VTD; không phải trong suốt quá trình thiết kế, có như vậy mới
ngăn chặn sự lặp lại TT. Hơn nữa, VTD dường như không có điểm kết thúc; nó là
một ma trận luôn trong quá trình đối thoại nhằm dung hoà tất cả các THTK với sản
phẩm của mình. Đây chính là bản chất gợi mở của quá trình TDH.

7. Theo TDH quá trình thiết kế là quá trình hiểu và diễn giải: hiểu các điều kiện
hay các THTK và diễn giải sự hiểu biết ấy cấu thành nên các công trình; hơn là sự
ứng dụng các kiến thức của một công thức như KT Hiện đại từng mong muốn
“khuôn mẫu hoá” KT. Nên quá trình thiết kế diễn ra theo TDH thì vật phẩm KT có
hai ý nghĩa: có ngôn ngữ và có sự khác biệt.

8. Nhận thấy sự tương đồng giữa Đạo học phương Đông và TDH phương Tây,
nên cũng dễ thấy có sự Thông diễn trong KTTTVN. Song lại có một sự phi Thông
diễn trong KTVNĐĐ, nhất là trong sự diễn giải TT. Dù vậy cũng không phủ nhận có
những công trình đang diễn giải KT theo mô hình tư duy TDH - là những “điểm
sáng” hứa hẹn là những khởi đầu một nền Thông diễn KT cho KTVNĐĐ.
 
103

CHƯƠNG 3. DIỄN GIẢI VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG


TRONG KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chọn Thông diễn học là một hướng đi nhằm hướng đến sự diễn giải TT cho kiến
trúc đương đại, bởi lẽ một mặt nó giúp ta BIẾT/ HIỂU những “vấn nạn” và THÔNG
HIỂU khi đi tìm những giải pháp, mặt khác nhất là khiến ta HÀNH ĐỘNG. Vậy để
ứng dụng TDH vào thực tiễn, ta cần thực hành ba hoạt động của Thông diễn học là:
giải thích, chuyển nghĩa và giải nghĩa; cụ thể là (1) lý giải về triển vọng ứng dụng
TDH vào KTVNĐĐ, (2) đề xuất những lối diễn giải nhằm chuyển tải nghĩa TT vào
KTVNĐĐ và (3) nêu lên những cách hiểu hay là giải nghĩa để giúp cảm thụ cũng
như đánh giá những diễn giải này.

Trước tiên để giải thích được các vấn đề hay hiện tượng của KTĐĐVN liên quan
tới VHTT, ta cần đổi mới trong cách tiếp cận, chuyển hoá quan niệm về ứng xử với
TT; qua đó thấy được sự phù hợp cả cho truyền thống lẫn đương đại khi chọn Thông
diễn học là phương pháp diễn giải TT cho kiến trúc nước nhà.

3.1. ỨNG DỤNG THÔNG DIỄN HỌC VÀO KTVN ĐƯƠNG ĐẠI
3.1.1. Bước đầu ứng dụng Thông diễn học
3.1.1.1. Thêm một cách tiếp cận

Vượt qua giới hạn về các hoạt động vật chất, KT Hiện Đại cũng như Logic học
cũng mắc phải những hạn chế - một phần do không chấp nhận sự mâu thuẫn nhập
nhằng hay sự đa dạng của các yếu tố VH, yếu tố lịch sử...và những mối quan hệ giữa
chúng; song chính những điều này lại là những điều làm nên ‘cái hồn’ cho KT.
Không thể là một cỗ máy, KT cần mang tính “người” hơn, cần một lối tư duy mang
tính bản thể luận hơn là chỉ khoa học luận. Từ TDH với cái nhìn bản thể luận, ta có
thêm một lối tiếp cận mới về vấn đề TT và TT trong kiến trúc.

Thật vậy, khoa học chỉ là những cách thế tiếp cận của con người với chính con
người, với thế giới sự vật tương quan với con người. Nếu nền KHTN nghiên cứu về
 
104

thế giới “ngoài” con người và gần như nhằm trả lời câu hỏi “Con người là gì?”; thì
nền KHXHNV chuyên nghiên cứu về con người và đi trả lời câu hỏi “Con người là
ai?”. Văn hoá TT là của con người, nó hình thành do con người, tồn tại và phát triển
cho con người, nên VHTT mang tính nhân văn; KT cũng vậy, mục đích ra đời, sự
hiện hữu của nó đều phục vụ cho con người và vì con người nên mang tính nhân sinh
cao. Do đó, một lần nữa cho thấy, TT được quan niệm như một di sản “sống”,
không phải là một di tích chỉ để bảo tồn và lưu truyền. Là một thực thể “sống”, TT
không chỉ là đối tượng nghiên cứu của KHTN, của logic học, của nhận thức luận,
của tư duy hình ảnh; mà KHXHNV, bản thể luận, tư duy ngôn ngữ sẽ tham gia vào
quá trình diễn giải TT nói chung và trong KTĐĐ nói riêng. Nghĩa là chúng ta cần sự
tiếp cận vấn đề đang nghiên cứu từ nền KHXHNV, hơn là lâu nay chúng ta thường
nhìn nhận các vấn đề của KT chỉ dưới góc độ của nhà KHTN. Thật ra, mỗi một nền
KH có một cách tiếp cận và cho ra một kết quả là một phần trong tổng thể của một
đối tượng. Song bất cứ nền khoa học nào cũng không thể tách rời khỏi sự hiểu biết
của con người và do vậy tự chúng đã mang tính chất thông diễn, hay nói cách khác
TDH là một khoa học nền tảng chung cho tất cả các nền khoa học, nhất là cho nền
khoa học tinh thần [20, tr.37] - KHXHNV, kể cả khoa học triết học. Tức tiếp cận vấn
đề TT trong KT từ góc độ TDH, ta sẽ tiếp cận vừa từ quan điểm của nền KHTN để
trả lời câu hỏi “TT trong kiến trúc là gì ?” với các chiều kích vật thể của nó, vừa từ
quan niệm của nền KHXHNV để trả lời câu hỏi “TT trong KT như thế nào?” với các
đặc tính tồn tại của nó. Nói theo triết học, ở đây có sự chuyển dịch từ nhận thức luận
sang bản thể luận và nay nên tích hợp cả hai.

Hơn nữa, với TDH chúng ta sẽ thông hiểu hơn vấn đề TT trong KT dưới góc độ
triết học, nhằm tra vấn về những mối quan hệ giữa ước muốn “sáng tạo” và hiện thực
“tiếp nhận”, hay giữa tính Logic và năng lực cảm nhận, thể hiện qua quan hệ ba bên:
người thiết kế - công trình - người sử dụng trong các hoạt động của KT. Mặc khác,
với cách tiếp cận này, vấn đề đang nghiên cứu sẽ được kiểm nghiệm, vì triết học là
một sự phản tỉnh về chính khoa học, về phương pháp của khoa học, về mục đích và ý
nghĩa của nó. Có vậy TT trong KT được thông hiểu sâu sắc hơn từ các góc độ khác
 
105

nhau, ta sẽ có một cái nhìn tổng toàn và thực tiễn hơn. Một khi đã có sự hiểu biết
thấu đáo, hẳn sẽ thúc đẩy sự vận dụng vào trong thực tiễn, bởi lẽ mục đích cuối cùng
của thông hiểu phải mang tính hành động. Tóm lại, thông diễn bao gồm biết, hiểu,
thông hiểu và tác động, sẽ giúp ta thông suốt hơn trong quan điểm lý luận về TT
trong kiến trúc, thông thạo hơn trong diễn giải TT vào kiến trúc, tinh thông hơn trong
bình luận về TT trong KTĐĐ.

Đổi mới cách tiếp cận tức đổi mô hình tư duy, từ tư duy hình ảnh theo lối Logic
học sang tư duy ngôn ngữ theo lối đối thoại của TDH, kéo theo sự thay đổi lối diễn
giải KT nói chung và TT trong KT nói riêng. Thật vậy, nay thiết kế là một hoạt động
trình diễn sự hiểu biết một THTK, hơn chỉ là giải quyết một vấn đề. Đó là quá trình
hiểu và diễn giải: hiểu các điều kiện hay các THTK và diễn giải những sự hiểu biết
ấy cấu thành nên các công trình thiết kế; hơn chỉ là sự ứng dụng một kiến thức
(knowledge) của một công thức, định lý hay thuật toán thiết kế. Điều này có nghĩa,
theo TDH, kiến thức ứng dụng thay đổi theo nhu cầu cấp bách, đặc thù hay sự ngẫu
nhiên của THTK, nên KT đầu ra có sự khác nhau; hẳn không có sự giống nhau như
KT theo phong cách Quốc tế đã từng.

Hơn nữa, thiết kế KT còn là một quá trình đối thoại với THTK diễn ra theo vòng
Thông diễn; trong quá trình đó, NTK tiến hành bằng cách tham vấn lẫn nhau và liên
tục từ một tổng thể dự kiến và những chi tiết đặc thù tạo bởi THTK. Bằng cách này,
các NTK xoay quần trong một mạng lưới các di chuyển, hệ quả, tác động, đánh giá
và di chuyển xa hơn để biến chuyển dự kiến (phác thảo) thành vật phẩm KT và tiên
kiến thành tư duy thiết kế. Ta có thể sơ đồ hoá VTD này thành sơ đồ 3.1.

Với sơ đồ này ta có thể hiểu quá trình tư duy thiết kế (từ Hiểu 1, Hiểu 2, đến
Hiểu 3,... ) cũng như giải thích những biểu hiện của vật phẩm KT là kết quả từ các
diễn giải (Diễn giải 1, Diễn giải 2 hay Diễn giải 3...). Nếu tư duy thiết kế theo mô
hình Hình thức luận thì vật phẩm KT đầu ra có thể diễn giải chỉ về ý nghĩa vật thể
Vật lý của nó; nếu theo mô hình Cấu trúc luận, thì công trình KT diễn giải vừa ý
nghĩa vật thể Vật lý vừa vật thể Nghệ thuật; còn nếu với tư duy của mô hình Hiện
 
106

tượng luận thì cả ba ý nghĩa về vật thể Vật lý, vật thể Nghệ thuật và vật thể Xã hội
của KT sẽ được diễn giải. Song vì tính tích hợp của tư duy Thông diễn bao gồm cả
ba mô hình tư duy và tính nhập nhằng của KT luôn là tổng toàn cả ba vật thể, thì sẽ
không có sự rạch ròi phân biệt như thế. Nếu có sự khác biệt, thì chỉ là ở giai đoạn
nào của VTD mô hình tư duy nào đang chiếm ưu thế thì lối diễn giải theo mô hình
đó lấn át các lối diễn giải khác và kết quả biểu hiện qua vật phẩm KT có đặc trưng
của lối diễn giải ấy hơn. Từ đó, ta thấy tuỳ theo THTK và những yêu cầu đầu ra của
vật phẩm KT cần diễn giải ý nghĩa nào là chính, ta có thể chọn lối diễn giải thích
hợp, theo mô hình tư duy hiệu quả; tức ta cũng sẽ biết nên kết thúc VTD ở giai đoạn
nào là hợp lý. Như vậy với TDH, cụ thể hơn là VTD, như là công cụ giúp ta hiểu và
diễn giải KT cũng như diễn giải TT vào KT.

Sơ đồ 3.1. Thiết kế là quá trình hiểu và diễn giải theo VTD [Nguồn: tác giả]

3.1.1.2. Chuyển hoá quan niệm ứng xử với văn hoá truyền thống

Từ những nhìn nhận trên, có thể thấy quan niệm bảo vệ và khai thác truyền
 
107

thống vào KTĐĐ phần nào là kết quả của lối tư duy Logic. Do chuộng sự tách bạch
rõ ràng, nên phương thức này thường khai thác giá trị vật thể khi muốn kế thừa
truyền thống vào trong KTĐĐ song vấp phải những trở ngại. Vì giá trị hữu hình của
truyền thống thường không tương thích, thậm chí đối nghịch với hiện đại, nên cách
khai thác này sẽ khó có thể thuyết phục. Với tư duy Thông diễn, chúng ta sẽ chỉ
chuyển tải hay diễn giải những giá-trị-đương-đại của truyền thống vào công trình
KT đương thời, đây sẽ là phương thức hợp lý và lâu dài.

Với hướng “khai thác” thường có ý hay tận dụng những cái có sẵn, như khai
thác khoán sản tự nhiên và sử dụng nó. Cố ý khai thác TT sẽ dễ rơi vào việc sa đà
với các hình thức KT đã có sẵn dẫn đến nệ cổ, nhại cổ - khai thác thô. Trái lại, nếu
quan niệm TT như một tiềm lực mà cha ông ta truyền lại, thì hành động của chúng ta
ngày nay hẳn sẽ là biến tiềm lực này thành những lợi thế hay những tiền đề gợi ý cho
những ứng xử hiện tại và diễn giải ra theo cách của ngày hôm nay. Diễn giải khác
với khai thác vì diễn giải có thể là một hành động tự nguyện hơn, thậm chí là vô
thức, là kết quả tất yếu của sự hiểu. Thử hỏi xưa kia ông cha ta có quan tâm đến việc
tạo bản sắc dân tộc không, mà sao các công trình của các cụ lại đậm đà bản sắc như
vậy. Có thể trả lời rằng, các cụ không hề đặt vấn đề này ra. Các cụ chỉ đơn thuần như
bản năng làm ngôi nhà thế nào cho tiện nghi, cho phù hợp với địa hình, với thiên
nhiên, với khí hậu - tránh được mưa nắng, gió bão, ngày hè thì mát, ngày đông thì
ấm cúng; phù hợp với phong tục tập quán lối sống nếp suy nghĩ, tín ngưỡng của cộng
đồng; bền vững và tiết kiệm nhưng cũng làm thế nào cho đẹp cho vừa mắt. Nay tiềm
tàng chúng ta cũng sẽ có những ứng xử như cha ông ta đã từng làm, tương ứng với
thế giới tự nhiên và xã hội đương thời. Thì đó là chúng ta đã diễn giải lại TT một
cách vô thức; tính TT hay xa hơn nữa tính dân tộc hẳn sẽ không hề sợ bị lạc mất.

Hơn nữa, TT luôn tồn tại trong KT thời đương đại một cách vô thức dù cố ý hay
vô tình, dù có chủ đích hay không. Luôn có một mối liên hệ để “kết nối” hai đối
tượng TT và hiện đại với nhau. Vì TT là một dạng văn bản của văn hoá, mà văn hoá
có tình kế tục, không đứt gãy nên TT cũng vậy. Chúng ta không cần phải cố tìm mọi
 
108

cách “khai thác” TT, mà chỉ cần thông hiểu TT và giải bày nó vào trong KT. Nói
cách khác TT là một phần của tiên kiến, sẽ khởi động VTD, tức TT sẽ tự diễn giải
trong quá trình thiết kế KT cùng với sự tiến triển tư duy. Cái chúng ta cần là có cách
nhìn như thế nào với sự diễn giải này. Chúng ta sẽ không bao giờ mất TT, bởi tự thân
diễn giải TT này xuất phát từ quan điểm cá nhân của mỗi dân tộc, quan điểm này
như mạch ngầm trong mỗi chúng ta. Cái còn lại mà chúng ta sẽ mất là đà tiến hoá
của nhân loại, nếu chúng ta không biết đối thoại tốt. Đối thoại để cả hai TT và hiện
đại cùng tồn tại ở những mức độ hợp lý tuỳ vào các tình huống thiết kế đặt ra.

Kết lại, rằng chúng ta không thể sao chép hay khai thác các mặt cấu trúc của TT
một cách cứng nhắc, mà thể hiện hay diễn giải bản chất nguồn gốc của kiến trúc, lưu
giữ và tái diễn những mỹ cảm của TT vào trong công trình hiện đại. Cách nói khác,
diễn giải TT là tái diễn truyền thống, không tái lặp nó. Hiểu nôm na khai thác là tái
lặp; diễn giải là tái diễn5. Với tái diễn hay nói rộng hơn là diễn giải truyền thống,
công trình kiến trúc hiện đại ấy ắt hẳn sẽ mang đậm bản sắc dân tộc vì nó gắn liền
với thiên nhiên và con người Việt, sẽ tạo nên những truyền-thống-mới vừa hiện đại
vừa nhân văn. Có thế mới mong nền KT nước nhà vượt qua khoảng cách 30-40 năm,
bắt kịp tiến trình phát triển chung của nền KT thế giới.

3.1.1.3. Xây dựng nhận thức về văn hoá truyền thống

Liệu có thể có công trình nào do KTS thiết kế hoàn toàn mới, chưa từng xuất
hiện trong tự nhiên và trong lịch sử loài người. Hẳn là không. Bất cứ một công trình
nào dựng lên đều được học hỏi, sao chép và chỉnh sửa từ thiên nhiên hay từ các công
trình đã có. Ví dụ nhà hát Opera Sydney có hình khối phỏng theo những cánh buồm
hay vỏ sò, Khải hoàn môn Paris được sao chép từ cổng Titus ở Roma, Kim tự tháp
Louvre được học theo Kim tự tháp Giza… Norman Foster đã nói “Là KTS, bạn thiết
kế cho hiện tại với những nhận thức từ quá khứ để hướng tới một tương lai vô định.”
Thật vậy, quá trình thiết kế KT là kết quả của những yếu tố khách quan, song cũng
mang tính chủ quan phụ thuộc vào mỗi người, phụ thuộc vào “kho dữ liệu” những
                                                                                                                       
5
Hai khái niệm Tái lặp và Tái diễn sẽ được giải thích rõ hơn ở mục 3.3.2.1
 
109

hình ảnh đã được tích luỹ trong não bộ của NTK. “Kho dữ liệu” này là gì, nếu không
phải là tiên kiến.

Một khi tiên kiến này thấm đượm các giá trị VHTT, thì TT sẽ được diễn giải vào
KT bằng cách này hay cách khác không hiện thì ẩn, không trực tiếp thì gián tiếp; vì
tiên kiến này là khởi nguồn vòng Thông diễn trong quá trình diễn giải KT. Với lịch
sử tồn tại hàng ngàn năm, dân tộc ta hẳn có những giá trị cốt lõi văn hoá; nay việc
tìm ra nó và tích luỹ thành tiên kiến, để rồi diễn giải ra theo cách của mình là công
việc, là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cùng với điều đó, KT sẽ luôn mang bản sắc
dân tộc nhưng lại rất đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội mới, điều kiện giao lưu VH của thời kỳ hội nhập,
điều kiện tiếp cận những sáng tác của thế giới được mở rộng, NTK cần xây dựng ba
điều: kiến thức/ kỹ năng/ đạo đức được vững chắc. Thứ nhất, người KTS không
những cần học từ những công trình KTTTVN, mà còn cần học tập KT thế giới qua
những tư liệu trong sách vở hay từ trải nghiệm. Hơn nữa, những nhu cầu xã hội luôn
thay đổi, buộc NTK không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của ta, của thế giới từ
cổ tới kim, để có đủ kiến thức xây dựng nên những tiên kiến vững chắc. Khi đó dù có
chủ định hay không, những tiên kiến về TT sẽ luôn là nguồn truyền cảm hứng cho
các diễn giải KT. Thứ hai, các KTS cần tìm tòi những thủ pháp và những cách thức
biểu đạt mang bản sắc Việt trong cái chung của KTĐĐ. Cụ thể, sự tìm tòi sáng tạo
ngôn ngữ KT ấy cần phù hợp với những nội dung và điều kiện tự nhiên, văn hoá xã
hội VN. Thứ ba, ngoài kiến thức và kỹ năng, NTK cũng cần có tâm, có ý thức đúng
về trách nhiệm của mình với nền KT nước nhà, để gợi đục khơi trong, xây dựng bản
lĩnh nghề nghiệp.

Để hội tụ đủ cả ba điều trên cho NTK, ta cần sự chung sức của các ban ngành từ
bộ Xây dựng, các trường đại học Kiến trúc, Xây dựng và hội Kiến trúc sư ... phát
huy vai trò chỉ đạo của mình trong tất cả các khâu từ văn bản hướng dẫn, xét duyệt
đồ án, đào tạo, lập hội đồng chấm thi, xét chọn giải thưởng kiến trúc... Bên cạnh đó,
truyền thông có sức ảnh hưởng không nhỏ, tuy nhiên điều này cũng đáng ngại. Hàng
 
110

ngày xem truyền hình hay đọc báo, bắt gặp khá nhiều lỗi kiến thức về TT; đáng buồn
là nhiều lỗi sai lâu dần được mặc định như một điều bình thường và thậm chí trở
thành đúng. Nên chăng những người viết báo, làm truyền hình, phát ngôn trước công
chúng cũng cần có kiến thức và cảm nhận đúng về truyền thống.

Không kém phần quan trọng là việc nâng cao nhận thức về thẩm mỹ KT cho chủ
đầu tư, các người liên quan trong việc thực hiện đầu tư xây dựng, thẩm định công
trình. KT là một trò chơi với sự tham gia của các đại diện trong cùng một quá trình
nhưng có mục tiêu và chiến lược riêng; trong đó khách hàng là một trong những
người đóng vai trò chủ đạo. Song lại có những ngộ nhận với tỷ lệ không nhỏ - đó là
tư tưởng chuộng ngoại, sùng bái “KT Pháp”, “cổ điển châu Âu” và thường được
xưng tụng bằng cụm từ “sang” “hoành tráng” theo cách hiểu của một tính từ; bằng
chứng là phong trào lặp lại những hình thức cổ điển phương Tây trong hàng loạt KT
công sở, các biệt thự, nhà phố những năm gần đây. Cả những cơ quan quản lý -
những người góp phần tạo nên hình hài công trình, cũng có sự ngộ nhận này, nên
phong trào chưa có dấu hiệu suy giảm. Những ấu trĩ như vậy một phần do những tiên
kiến lệch lạc, nên việc xây dựng những tiên kiến đúng đắng không chỉ cho KTS mà
cả cho những người liên quan tham gia trong quá trình hình thành nên công trình.

Thay đổi nhận thức, nâng cao khả năng cảm nhận KT, xóa bỏ những ngộ nhận là
điều không dễ và cần thời gian; vì có những cảm thụ theo thói quen đã định hình, ăn
sâu và chiếm lĩnh - ví dụ hình ảnh KT Pháp cũ, đã trở thành tiên kiến. Xoá bỏ và xây
dựng một tiên kiến mới về KTTTVN cần một quá trình; song trước mắt KTS ít nhất
cũng không để đánh mất mình vì lý do kinh tế; nói một cách khác là không làm tất cả
theo ý của chủ đầu tư nếu thấy có sự đi ngược lại tiến trình phát triển KT nước nhà.
Không phủ nhận các yếu tố mới, hiện đại thời kỳ hội nhập; nhưng không chiều theo
sở thích sùng bái KT ngoại của chủ đầu tư; mà thuyết phục về những giá trị không
nhỏ của KTTT được ông cha ta đúc kết từ bao đời, mang lại các giá trị sống bền
vững với môi trường tự nhiên, phong tục tập quán, môi trường xã hội nhân văn.

Vậy chí ít, khi có sự tiên kiến rõ ràng về VHTT thì ngay từ khâu thiết kế người
 
111

KTS sẽ tránh lạm dụng các yếu tố “ngoại nhập”, những công nghệ đắt tiền, lãng phí,
không phù hợp – hạn chế kiến trúc “ngoại lai” hình thành, phát triển. Tóm lại, một
khi KTS đã hiểu đúng, đủ và thông hiểu về TT, khi TT đã trở thành tiên kiến của anh
ta; ắt hẳn TT là nguồn truyền cảm hứng cho sáng tác của anh. Lúc đó TT được diễn
giải vào KT một cách tự nhiên, chân thật và thuyết phục.

3.1.2. Triển vọng ứng dụng Thông diễn học vào kiến trúc Việt Nam đương đại

Chọn TDH là một hướng đi cho KTVNĐĐ không chỉ bởi sự phù hợp với lối
diễn giải KT nước ta truyền thống vốn có tính Thông diễn như vậy; mà cho những
triển vọng khi ứng dụng nó vào KTVNĐĐ. Thật vậy, trước hết lối diễn giải KT theo
TDH sẽ (1) giảm bớt những hạn chế của các lối diễn giải TT hiện nay đang mắc
phải; kế đó là (2) hướng đến sự diễn giải những cái-đẹp-có-nghĩa để KT có nghĩa
hơn; và sau cùng (3) với quan niệm vượt qua tính nhị nguyên, hy vọng những truyền-
thống-mới hẳn sẽ được tạo lập làm phong phú hơn cho KTVN.

i. Tháo gỡ những hạn chế

Theo TDH, NTK đến với THTK khi đã có một giả định được tạo từ những kinh
nghiệm có trước liên quan đến bản chất của vật phẩm cần thiết kế. Các giả định này,
tham dự vào vòng Thông diễn như một dự đoán về sự trọn vẹn; và rồi sẽ ở trong một
trạng thái luôn bị thẩm vấn, tham chiếu, trao đổi và chuyển tải (Sơ đồ 3.2). Giả định
được xây dựng bằng các kinh nghiệm đã có, kinh nghiệm chung và kinh nghiệm cụ
thể của NTK. VHTT không phải là tất cả, song là phần quan trọng, một yếu tố không
thể thiếu góp phần tạo nên sự giả định này. Cha ông ta là minh chứng, khi thiết kế
nên những ngôi nhà đậm đà bản sắc dù không hề có kiến thức về KT hay thiết kế
KT. Lý giải một phần bởi những giả định của cha ông ta khi tham gia vào VTD đều
được hình thành từ TT kinh nghiệm xây dựng trước đó. Giả định này chưa có sự can
thiệp bởi những yếu tố ngoại lai như VH thế giới, công nghệ nước khác,... Vì thế TT
là chất liệu tạo nên giả định ban đầu, khởi động quá trình thiết kế, điểm mở đầu của
VTD. Song TT có được hay không được diễn giải trong sản phẩm cuối là do sự đối
 
112

thoại, thoả thuận trong quá trình thiết kế vì nó có thể được biến đổi, mở rộng hoặc từ
chối... Thế nên không nhất thiết các hình thức KTTT sẽ có mặt trong vật phẩm cuối
cùng như những biểu hiện phục cổ, hay không thể bị xoá sạch dấu vết như những
biểu hiện phi phục cổ - hai lối diễn giải TT theo tư duy Hình thức luận. Tức sẽ hạn
chế được hai căn bệnh sao chép hay ngoại lai mang tính hình thức phô diễn.

Sơ đồ 3.2. Quá trình thiết kế theo VTD [Nguồn: tác giả]

Hơn nữa, giả định là một dự thảo ban đầu về cái toàn thể - một bước không thể
thiếu trong sự vận hành của VTD. Bởi lẽ, quá trình thiết kế cơ bản nhất là sự đối
thoại giữa cái toàn thể và những cái bộ phận (Sơ đồ 3.2). Song toàn thể chỉ là toàn
thể nếu nó được cấu tạo bởi những bộ phận; ngược lại, ta cũng chỉ có thể nhận ra
được nó là một bộ phận, nếu ta biết được toàn thể, tức không thể tách rời bộ phận ra
khỏi cái toàn thể. Vậy ta bắt đầu từ đâu? Từ sự hiểu biết dự kiến về cái tổng thể để
tạo nên cái tổng thể dự thảo ban đầu, cái tổng thể này sẽ dẫn hướng cho sự diễn giải
các chi tiết bộ phận, rồi từ sự hiểu biết cái chi tiết này sẽ quay lại điều chỉnh cái tổng
thể. Đến lượt nó, cái tổng thể sẽ trở ngược lại thay đổi hay loại bỏ cái chi tiết...Vì thế
quá trình thiết kế diễn ra là một sự liên tham khảo liên tục bắt đầu từ cái toàn thể
chung dự đoán và những đặc thù riêng tạo nên từ THTK. Nếu quá trình thiết kế diễn
 
113

ra như vậy, sẽ không còn những căn bệnh cắt dán, trích dẫn một vài chi tiết TT vào
công trình đương đại như các xu hướng chiết trung, mà sẽ là một tổng thể hài hoà,
chi tiết hợp lý. Đúng như THD quan niệm, ý nghĩa của mỗi chi tiết chỉ có thể có, nếu
nằm trong cái ý nghĩa vốn đã có sẵn trong toàn thể và ngược lại, cái ý nghĩa thấy
trong toàn thể cũng chỉ có thể nhận ra qua ý nghĩa của mỗi bộ phận.

Mặt khác, để bắt đầu VTD thiết kế, chúng ta dự phác một hình ảnh tổng thể tạm
thời của một đề án sẽ hình thành trong tương lai. Ở đây lại có một VTD thứ cấp, vì
sự thông hiểu rất phức tạp, gồm nhiều phần tổng hợp lại; mỗi phần đều tương quan
mật thiết, không thể tách rời được. Chúng ta dự phác một hình ảnh tạm thời của một
hiện thực trong tương lai từ tình huống hiện nay của chúng ta về sự hiểu biết, mà sự
hiểu biết này chúng ta có được bởi kinh nghiệm thiết kế trong quá khứ của ta. Sự
hiểu biết về vật phẩm tạm thời sẽ hoàn thành trong tương lai, sau đó quay lại tái lập
sự hiểu biết hiện tại của chúng ta; rồi đến lượt nó, sự hiểu biết này trở lại tái lập sự
hiểu biết của chúng ta về những kinh nghiệm quá khứ... và chu trình này tiếp tục
xoay vòng lặp đi lặp lại (Sơ đồ 3.1). Điều này nói lên một sự ảnh hưởng và tương tác
lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của sự hiểu biết. Thế nên KTĐĐ là sự
kết nối liên tục từ KTTT và là sự chuyển tiếp cho KT của tương lai. Đúng như THD
quan niệm, ý nghĩa của mỗi giai đoạn chỉ có thể có nếu nằm trong cái ý nghĩa vốn đã
có sẵn trong tiến trình và ngược lại, cái ý nghĩa thấy trong tiến trình cũng chỉ có thể
nhận ra qua ý nghĩa của mỗi giai đoạn. Nên sẽ không có sự đứt gãy hay dừng lại, như
căn bệnh cứ ôm khư khư TT như báu vật chỉ biết cất giữ hay chỉ coi TT như vật
trang trí, không dám vượt TT để tạo nên truyền-thống-mới cho thế hệ kế tiếp.

ii. Diễn về những cái-đẹp-có-nghĩa

Có thể nói tư duy Logic đang thịnh hành ở nước ta là một nguyên do dẫn đến sự
phi Thông diễn trong KTVNĐĐ. Thật vậy, nếu hiểu theo lối Logic học chỉ nói lên ý
nghĩa của một thể, một dạng bất động, cố định; vì thế vẻ đẹp từ tư duy này là vẻ đẹp
thuần khiết, sạch sẽ, rõ ràng, chính xác và trật tự. Chính điều này đã dẫn đến sự “tả
thực” trong các diễn giải. Ví dụ, khi diễn giải TT vào trong kiến trúc đương đại, nếu
 
114

bằng tư duy Logic, thường dễ dẫn đến các ứng xử cắt dán, trích đoạn, sao chép
truyền thống. Vì thế các phương thức khai thác truyền thống ở ta thường chỉ mới ở
mức “thô”. Tuy không phủ nhận có những công trình đẹp, mang sắc thái quen thuộc,
tạo được cảm xúc thân thương; nhưng phần lớn thường rơi vào một là sự sao chép
giả tạo, cắt ghép gượng gạo; hai là quá sa đà vào trò chơi biểu diễn hình thức cầu kì
phức tạp, chung quy lại chỉ là tính hình thức, phô diễn và tốn kém; trái với bản chất
Thông diễn của KTTT Việt.

Thật vậy, khác với tư duy hình ảnh theo lối Logic học, sang tư duy ngôn ngữ
theo lối đối thoại của TDH, ta sẽ đối thoại để các bên nội dung/ hình thức, giá trị vật
chất/ giá trị tinh thần, tính hiện đại/ tình truyền thống, tính quốc tế/ tính địa phương,..
cùng tồn tại ở mức độ hợp lý tuỳ THTK đặt ra. Qua những cuộc đối thoại này trong
quá trình thiết kế, sẽ không có sự thắng thế hoàn toàn của một bên, nên sẽ không có
sự “loại trừ” sạch sẽ hay sự “copy” trắng trợn; hạn chế hình thức “cắt dán” “trích
dẫn” kệch cỡm; giảm bớt sự phô trương hình thức hay lai căng...- những căn bệnh
“quá dương” của KTVNĐĐ. Thật thế, quá trình diễn giải TT theo lối Thông diễn có
thể chữa những căn bệnh này như đã được lần lượt giải thích ở mục kế trước (mục
3.1.2.1).

Sơ đồ 3.3. Sự tích hợp của các mô hình tư duy để diễn giải được sự tổng toàn nhập
nhằng của KT [Nguồn: Tác giả]
 
115

Mặt khác, với lối tư duy Logic trọng dương, thường hướng đến các giá trị hữu
hình, chuyên giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động vật chất; mà quên đi các ý
nghĩa khác của KT. Ngược lại, theo lối tư duy Thông diễn, quá trình thiết kế là một
quá trình suy tư và diễn giải những ý nghĩa của KT; trong đó VHTT là một nghĩa đầy
chất cảm. Hơn nữa, TT theo TDH không phải là những hình ảnh, không phải là
những vật chất vật thể, mà tồn tại bởi những giá trị đương đại không thể chối bỏ của
nó – những chất liệu tạo nên những cái-đẹp-có-nghĩa cho KT. Nếu KT là tổng toàn
của ba vật thể (Vật lý, Nghệ thuật, Xã hội), thì tư duy Logic với mô hình Hình thức
luận và Cấu trúc luận thời kỳ đầu sẽ đảm nhận vai trò diễn giải vật thể Vật lý và một
phần vật thể Nghệ thuật; phần còn lại tư duy Thông diễn sẽ diễn giải (Sơ đồ 3.3).
Nên trong quá trình thiết kế và tồn tại của KT, Thông diễn học như một đối trọng với
Logic học, khi tạo cán cân mỹ cảm mang tính tư tưởng, nhằm cân bằng với những ý
nghĩa thực dụng của KT (Logic học đảm trách). Nếu có được sự cân bằng này,
KTVN sẽ có hướng đi tạo được một tổng toàn bền vững như KTĐĐ thế giới đang
hướng đến; quan trọng là không đi ngược với tính Thông diễn của KTTT Việt Nam.

TDH với lối tư duy bản thể luận là một đối trọng với tri thức luận của lối tư duy
Logic, nên đã tạo nên cán cân tư tưởng mỹ cảm - cân bằng với ý nghĩa thực dụng của
KT, vì vật chất là phương tiện, tinh thần là mục đích. Cần lưu ý từ “mỹ cảm” có sự
khác so với “mỹ quan” hay “mỹ thuật”. Mỹ cảm là về những cái đẹp có ý nghĩa, cái
đẹp cao cả, cái đẹp của sự thăng hoa. Có những tác phẩm rất nghệ thuật, ai cũng phải
thán phục và công nhận đẹp. Nhưng có những tác phẩm rất bình thường; song đối
với một số người, họ có những cảm xúc hay cảm nhận rất đặc biệt về tác phẩm;
ngược lại, với người khác lại không. Sự khác nhau do ngữ cảnh, hoàn cảnh hay do
tâm tư, tư tưởng khác nhau của người thưởng thức. Có thể đó là những cái đẹp rất
bình thường, rất đời... còn gọi là cái đẹp “triết học” hay vẻ đẹp rất “đời”. Ví dụ, cái
đẹp của ngôi xây năm 1975 của Tadao Ando (Hình 3.1) cũng thật khó cảm nhận, nếu
không hiểu được bối cảnh ra đời của nó, không thông hiểu được tâm tư của người
thiết kế. Tức “mỹ cảm” mang tính nhân bản hơn, hay nói cách khác TDH giúp ta
hướng tới sự tổng toàn cả phần “con” lẫn phần “người” trong chúng ta.
xl

Cái đẹp của ngôi


nhà cũng thật
khó cảm nhận,
nếu không hiểu
được bối cảnh ra
đời của nó,
không thông hiểu
được tâm tư của
người thiết kế.

Hình 3.1 Ngôi nhà Azuma của Tadao Ando, Nhật Bản
[Nguồn: tác giả và https://kientrucnhangoi.com/2014/01/22/classics-azuma-house-
nha-o-sumiyoshi-osaka-nhat-ban-tadao-ando/]

Hình 3.2 Kiến trúc con-vịt khi công trình mang hình hài của chính công năng
nó đảm nhiệm
[Nguồn: https://momeefriendsli.com/2018/07/07/the-big-duck-flanders/]
 
116

iii. Tạo truyền-thống-mới

Diễn giải TT thường hay phân vân khai thác giá trị vật chất/ cái hữu hình hay giá
trị tinh thần/ cái vô hình của TT hay cả hai, cách nào khả thi và thuyết phục. Song
diễn giải TT nên nhìn nhận hai giá trị này không thể tách bạch như ý thức về tính
Nhất thể trong Đạo học. Cũng như tư duy Thông diễn với quan niệm vượt qua các
loại đối lập “ý niệm” cứng nhắc kiểu nam/nữ, tự nhiên/văn hóa, trực giác/tri giác,
quá khứ/hiện tại... và không xác quyết hay minh định rằng ở các ý niệm đó có sự dị
biệt giữa cái này với cái kia; mỗi một loại đều lưu giữ các “dấu vết” của loại còn lại.
Dù khác nhau, mỗi một trong số chúng đều tác động đồng thời, qua lại rộng mở với
nhau; không phải loại trừ hay độc lập nhau, chúng hiện ra cái này dựa trên cái nọ.
Bình đẳng là mẫu số chung căn bản của chúng.

Thật vậy, nay dễ thấy sự khiên cưỡng khi chạm khắc và sơn màu gỗ những cấu
kiện bê tông, mong thấy lại hình ảnh trang trí kết cấu gỗ ngày xưa; hay gắn mái ngói
lên một chung cư cao tầng tưởng rằng có thể có được tính TT đơn giản bằng hình
tượng mái ngói;... Những cách diễn giải này đã không diễn được cái chất cảm của vật
liệu gỗ, không diễn được cái tỷ lệ tạo nên thần thái của mái nhà xưa; nên nếu không
muốn nói, đã không làm TT trở nên phong phú hơn, nó còn làm giảm giá trị của TT.
Trên thực tế chất lượng của không gian KT được xác định như một loạt các nhị thức
bao gồm các đặc trưng đối lập nhau: mở/ đóng, tối/ sáng, bên trong/ bên ngoài, đặc/
rỗng, , chính/ phụ,.. tất cả chúng cần được nhìn nhận xem như những cặp đôi không
thể tách rời. Nên sự diễn giải TT cần hoà giải, trông coi và giữ gìn các lưỡng phân
của cả hai giá trị này ở trạng thái cân bằng động phụ thuộc vào ngữ cảnh hay THTK;
thay vì tách bạch và loại trừ nó như tư duy Logic, tức trên tinh thần phức hợp “vừa
là...vừa là...” thay vì tách bạch “hoặc là...hoặc là...”; vì bản chất của chúng là cần
nhau, bổ sung nhau, không mâu thuẫn nhau, như tính nhập nhằng vốn có của KT.

Hơn nữa, các cặp phạm trù: tính liên tục/ tính gián đoạn, tính riêng/ tính chung,
tính truyền thống/ tính hiện đại,...hay gặp nhất là cặp phạm trù vật chất/ tinh thần
luôn hiện diện trong suy tư của chúng ta. Trong mỗi cặp theo thành kiến thường có
 
117

một cực mạnh/ chính/ dương và cực kia là đối cực ngược lại. Thường khi nói về văn
hoá hay TT, thì tính liên tục được hiểu như sự tái lặp, thiên về sự ổn định; ngược lại
thường xem nhẹ sự sáng tạo, tính sống động của TT. Tương tự, đặc tính riêng của TT
biểu hiện ở các tính dân tộc, tính bản địa, sự khác biệt, tính đóng..; đối lập với tính
quốc tế, tính ngoại lai, sự đồng nhất, tính mở...thường được coi như là các đặc tính
chung, không là thế mạnh của TT. Nếu vậy, ta chỉ mới thấy được tính kết nối hay kế
tục của TT mà chưa thấy được tính năng động và sáng tạo của nó; mới thấy được
tính tạo lập bản sắc của TT mà chưa thấy được tính phổ quát và hội nhập của nó.
Đây là lập luận “phân cấp, mang tính lưỡng phân” theo Logic học, đã bị thuyết Giải
cấu trúc bác bỏ. Bởi TT ngoài tính ổn định, nó còn luôn biến chuyển, được làm mới
lại và tự làm mới lại để tạo nên truyền-thống-mới cho tương lai. Bởi TT ngoài tính
năng tạo sự gắn kết cho cộng đồng dân tộc, nó còn tạo lập bản sắc riêng khi hội nhập
với thế giới nhưng không bị hoà tan. Khi hai phạm trù cùng tồn tại, cùng phát triển
với những lợi thế của chúng, tạo nên sự đa dạng phong phú cho TT, ắt hẳn những
truyền-thống-mới sẽ được tạo lập.

Mặt khác, chúng ta không thể tách rời hiện đại với TT thành hai phân đoạn khác
nhau. Nếu vẫn còn ý niệm TT và hiện đại là hai cực trái nhau, mâu thuẫn nhau, có
nghĩa chúng ta sẽ không vượt qua được TT. KT phản ánh văn hoá hay KT là một
phần của văn hoá. Do văn hoá có tính kế tục, nên KT hẳn sẽ không có sự đứt gãy để
chúng ta phân thành hai cực KT hiện đại và KT truyền thống. Hiện đại không đối lập
hay mâu thuẫn với TT, mà hiện đại là sự “thiếu vắng” truyền thống, hiện đại rồi cũng
sẽ thành TT. Điều chúng ta cần làm là “lấp đầy” khoảng thiếu vắng TT này của hiện
đại và hiện đại sẽ trở thành truyền-thống-mới. TT sẽ như mạch ngầm không ngừng
chảy, KT mỗi thời đại sẽ mang hơi thở thời đại ấy và khắc dấu vào tiến trình phát
triển không ngừng của nền KT nước nhà.

Một khi hiểu được những triển vọng khi ứng dụng TDH vào sự diễn giải TT cho
KTVNĐĐ, hẳn sẽ dẫn tới hành động – tìm những lối diễn giải TT phù hợp với ngữ
cảnh VN đương thời.
 
118

3.2. PHƯƠNG THỨC DIỄN NGHĨA VHTT TRONG KTĐĐ: TẢ VÀ GỢI


3.2.1. Cú pháp diễn giải
3.2.1.1. Tả và gợi

Có 3 lối diễn giải – diễn giải Hình thức, diễn giải Cấu trúc và diễn giải Hiện
tượng, song cách gọi tên này có vẻ mang tính học thuật hàn lâm; trong dân gian có
cách gọi tên dễ hiểu hơn: TẢ và GỢI (Sơ đồ 3.4). Thật vậy, với Tả, đây là cú pháp
có các đặc trưng khá tương đồng với lối diễn giải Hình thức vì cùng ưa chuộng tính
rõ, đơn nhất, thiên về tính hình thức, phục vụ cho sự ngắm nhìn là chính – nên kết
quả KT thường mang tính tĩnh và có sự áp đặt; trong khi đó bút pháp Gợi thiên về lối
diễn giải Hiện tượng, khi cùng quan niệm KT như là 1 màn diễn, có nhiều lối diễn;
ngữ cảnh là quan trọng – nên kết quả thường mang tính động, khơi gợi nhiều cách
đọc, cách cảm nghiệm khác nhau.

Sơ đồ 3.4. Các lối diễn giải kiến trúc [Nguồn: Tác giả]

Nhìn từ góc độ TDH qua Sơ đồ 2.2 và 3.1, quá trình thiết kế theo VTD có bản
chất gợi mở, nên sẽ tạo những đặc trưng của bút pháp Gợi. Thật vậy, nếu quá trình
thiết kế là sự ứng dụng các kiến thức của một nguyên lý như một công thức, thì dễ
dẫn đến một đáp án giống nhau như những công trình hình hộp kính hay bê tông
giống nhau thời KT Hiện đại - có lẽ đây là bút pháp Tả; ngược lại, nếu quá trình thiết
kế diễn ra khi sự ứng dụng được đan xen và hoàn toàn không thể tách rời trong việc
hiểu biết và diễn giải, tức kiến thức ứng dụng thay đổi theo nhu cầu cấp bách, đặc
thù hay sự ngẫu nhiên, hẳn sẽ tạo nên được sự khác biệt - đây là đang theo bút pháp
Gợi. Với cách thức như vậy, nên mỗi bút pháp có những đặc trưng cũng như những
 
119

hiệu ứng khác nhau và cũng dễ nhận ra điều này qua sự tương tự trong văn chương.

Thật vậy, trong văn chương, Gợi là cách tả gián tiếp song mong người đọc hiểu
và hình dung ra điều tác giả cần giải bày; đó là điểm khác với bút pháp Tả - cách
diễn đạt trực tiếp. Gợi sẽ làm nhớ đến, khơi lên hay dẫn dắt tới một hay nhiều ý nghĩ,
ví dụ như trong thơ ca; song với lối Tả, ví dụ như truyện kể, sẽ cố cho người đọc
nhận thấy rõ ý của tác giả muốn trình bày. Trong quyển sách “Bảy kiểu thức nhập
nhằng”, William EMPSON đã không ngần ngại khẳng định rằng chất lượng chủ yếu
của thơ ca là sự mơ hồ về nghĩa, đó cũng là những đoạn thơ chuyển tải nhiều hiệu
năng thi ca nhất [82, tr.13] [135, tr.20]. Có thể nói Gợi là cách diễn giải tạo nên chất
thơ cho thi ca; và ý tưởng này có thể được vận dụng đầy đủ trong kiến trúc – nó sẽ là
cội nguồn tạo nên tính nghệ thuật cho KT.

Thật vậy, theo Robert Venturi, một thứ KT có hiệu lực khi nó khơi gợi nhiều
tầng (ý) nghĩa, nhiều sự diễn dịch phối hợp nhau; không gian và các yếu tố của nó dễ
“đọc” và dễ sử dụng cùng lúc bằng nhiều cách thức khác nhau. Nên ông đả kích
những công trình có những ý nghĩa rõ ràng và đơn nhất như những ngôi nhà hình
chiếc giày, hình con vịt... (Hình 3.2) với một trực nghĩa là ngôi nhà bán giày, bán
trứng và vịt... Ông gọi chung những công trình mang hình hài của chính công năng
nó đảm nhiệm, giống như dạng Tả, là “kiến trúc con vịt”. Vào những năm 1970 khi
sang hệ tư duy Hậu hiện đại, “tiếng nói” của KT nói chung và sự diễn giải VHTT
trong KT nói riêng đa dạng hơn, gợi mở hơn thể hiện sự tồn tại nhiều “trò chơi”,
nhiều thế giới. Đặc biệt, lúc này trong KT, diễn đạt rõ rệt cái được biểu đạt tức là
giết nó; một công trình càng gợi nên nhiều ẩn dụ thì càng có sức hấp dẫn. Thật vậy,
một thứ KT “mù mờ” lại có giá khi nó phản ánh tính phức hợp và mâu thuẫn của nội
dung và ý nghĩa. Sự tri giác đồng thời một số lớn các mức độ sẽ gợi mở những giằng
co, do dự ở người quan sát và làm cho sự tri giác ấy trở nên sinh động - chất thơ của
KT cũng bắt nguồn từ đó [135, tr.25].

Lấy hai công trình có cùng một ý tưởng thể hiện hình tượng hoa sen, nhưng với
hai bút pháp khác nhau - Tả và Gợi, qua đó thấy được sự khác biệt cũng như những
 
120

hiệu ứng của từng lối diễn. Thứ nhất là cụm công trình văn hóa và nhà hát nổi Hoa
sen được phê duyệt năm 2017 (Hình 3.3) - là trung tâm văn hóa và biểu diễn nghệ
thuật, có khán phòng nhà hát sức chứa 2.000 chỗ, cửa hàng công nghệ, rạp chiếu
phim, văn phòng và nhà hàng. Công trình có cấu trúc bông hoa sen thả nổi trên mặt
nước. “Bông sen nổi” này gồm khối lớn hình ống bầu ở giữa và năm cấu trúc nhỏ
hơn bao quanh tạo nên các khối có hình dạng nụ hoa khép kín. Công trình nổi trên hồ
nước hình bậc thang bao phủ mạng lưới đường hầm dẫn đến khu phức hợp.

Song giới kiến trúc lại không đánh giá cao công trình, ngược lại không ngại
nhận định thiết kế đơn giản, xấu và thô. Đơn cử KTS Nguyễn Vĩnh Tiến cho rằng:
Dù yêu quý bông hoa sen- gần như là biểu tượng của Việt Nam...; song từ nhỏ tôi đã
hiểu nghệ thuật là sự thăng hoa của hiện thực, chứ không phải là tả thực. Công trình
được thiết kế gần như giống hệt bông hoa sen, có thể đó là sự chấp nhận dễ dãi với
nghệ thuật tạo hình [80]. Tệ hơn theo ông, công trình này giống về mặt tạo hình một
công trình tại Quảng Châu do nhóm KTS khác thiết kế (Hình 3.4). Ông nói: “Việc
giống nhau trong ý tưởng thiết kế có lẽ bởi vì cả hai đều giống bông hoa sen. Điều
buồn cười ở đây là giống nhau ở sự mô tả quá giản đơn và ngô nghê về tạo hình.
Các công trình mô phỏng hoa sen có rất nhiều trên thế giới nhưng các KTS giỏi biết
cách điệu và nâng tầm khiến cho người xem cảm nhận được Hồn Sen chứ không phải
Xác Sen” [80].

Ngược lại, hình ảnh chùa Một Cột (Hà Nội) (Hình 3.5), là ví dụ điển hình cho
bút pháp Gợi. Nay chùa Một Cột chỉ là một phần trong quần thể KT chùa Diên Hựu
xưa, song có thể ghi nhớ lại nơi đây đã từng có một công trình KT độc đáo. Chùa có
kết cấu gồm một cây trụ vươn từ dưới bùn lên (tượng trưng cuốn hoa sen) đỡ lấy một
cấu trúc xây dựng TT bằng gỗ bình thường (tượng trưng đài hoa). Do đứng trên một
cột nên các dầm đỡ đều ở dạng công xôn và để đỡ công xôn cần có các thanh chống
chéo; và tác giả vô danh của công trình đã có hành vi sáng tạo độc đáo: bẻ cong
thanh chống chéo để cho nó giống với đường lượn cong của cánh hoa sen. Chính nhờ
hai yếu tố tương tự ấy (của kết cấu xây dựng là trụ cuốn hoa sen và thanh chống chéo
xli

Hình 3.3 Cụm công trình VH và nhà hát nổi Hoa sen - Hà Nội (phê duyệt năm
2017)
[Nguồn: https://www.architectmagazine.com/project-gallery/hanoi-lotus_o]

Hình 3.4 Toà nhà hoa sen Lotus Centre, Wujin, Trung Quốc (2013)
[Nguồn: http://wikileaksindia.com/six-beautiful-buildings-of-the-world-having-
great-combo-of-technology-architecture/]

Hình 3.5 Chùa Một Cột, Hà Nội


[Nguồn: https://depositphotos.com/9871881/stock-photo-one-pillar-pagoda.html]
 
121

bẻ cong là đài hoa sen) mà toàn bộ công trình nhắc ta nghĩ tới hình tượng hoa sen.
Có thể nói, bút pháp gợi này là một trong những lý do để ngôi chùa trở nên một tuyệt
tác của KT cổ Việt Nam ra đời từ thời vua Lý (1028-1054). Nay dù trải qua hàng
ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn
của Thăng Long xưa.

Hình 3.6 – 3.8 là những hình ảnh so sánh minh hoạ sự khác nhau của hai lối Tả
và Gợi khi diễn giải TT. Một bên (A) là sự cắt dán hay sao chép TT, bên kia (B) là
sự diễn giải lồng ghép hay gợi lại TT; một bên (A) thể hiện sự kệch cỡm mang tính
hình thức cho sự ngắm nhìn, bên còn lại (B) là sự tinh tế mang tính biểu tượng cho
sự cảm nhận.

Nhưng thật ra, không thể có lối diễn giải nào chỉ là Gợi hay chỉ là Tả; mà tuỳ
theo loại hình công trình, tuỳ theo tình huống thiết kế nên thiên về lối Tả hay lối Gợi
hay kết hợp cả hai. Hay có thể nói không có sự rạch ròi, phân định cứng nhắc hoàn
toàn là Tả hay là Gợi; mà trong Tả có Gợi và trong Gợi cũng có Tả, tuỳ THTK nên
thiên về Tả hay về Gợi; vì bản chất về tính tích hợp của các lối diễn giải để có thể
diễn giải được tính nhập nhằng vốn có của KT (Sơ đồ 3.3). Nếu công trình KT cần
diễn giải ý nghĩa về yếu tố Vật chất nhiều hơn các yếu tố khác (ví dụ, công trình nhà
máy sản xuất), thì bút pháp dùng nên thiên về lối diễn giải Hình thức hơn các lối diễn
giải khác, tức Tả là chính; ngược lại, nếu công trình cần diễn về yếu tố Xã hội cao (ví
dụ, nhà cộng đồng), thì lối diễn giải Hiện tượng thường được chọn hơn hay sẽ thiên
về bút pháp Gợi hơn là Tả. Nên tuỳ THTK, mà Tả có thể nhiều hơn Gợi, Gợi nhiều
Tả hay vừa Tả vừa Gợi; thể hiện sự tích hợp linh hoạt giữa các lối diễn giải tuỳ vào
mục đích cần diễn giải của vật phẩm kiến trúc đầu ra (Sơ đồ 3.5). Qua đó thấy rằng,
nếu diễn giải TT theo lối diễn “Gợi hơn là chỉ Tả”, truyền thống sẽ được diễn giải
theo nhiều lối, mang tính gợi mở những cảm nhận, những chiêm nghiệm. Vậy, nay
hiểu diễn giải VHTT không nhất thiết phải Tả thực lại hình ảnh KT truyền thống với
mọi chi tiết của công trình cụ thể; mà màn diễn có thể có nhiều lối diễn miễn sao Gợi
lên được cái chất, cái thần của VHTT.
xlii

Hình 3.6 a. Đài tưởng niệm Liệt sĩ ở b. Đài tưởng niệm Liệt sĩ Bắc Sơn
Bình Định [Nguồn:http://designs.vn] [Nguồn: Tác giả]

Hình 3.7 a. Cổng làng Lương Mai b. Cổng chào thành phố Hà Giang
(2014)[Nguồn:http://langluongmai.com] [Nguồn: https://dulichhoangnguyen.com]

Hình 3.8 a. Cổng tam quan [Nguồn: b. Cổng vào đền Vua Hùng, quận 9,(2008)
https://ninhbinhstone.com.vn] [Nguồn: http: //vn.geoview.info]
Những hình ảnh so sánh minh hoạ sự khác nhau của hai lối “tả” và “gợi”. Một bên là
sự cắt dán hay sao chép truyền thống, bên kia là sự diễn giải lồng ghép hay gợi lại
truyền thống; một bên thể hiện sự kệch cỡm mang tính hình thức cho sự ngắm nhìn,
bên còn lại là sự tinh tế mang tính biểu tượng cho sự cảm nhận.
 
122

Sơ đồ 3.5. Sự tương ứng của hai bút pháp Tả và Gợi so với các mô hình tư duy và
kết quả diễn giải kiến trúc [Nguồn: Tác giả]

3.2.1.2. Gợi - Màn diễn có nhiều lối diễn

Theo Thông diễn học, VTD diễn ra có thể không có điểm kết. Vì quá trình thiết
kế là một phát hiện của sự hiểu biết ngầm, tự hiểu biết và sự hiểu biết này không
phải là một cái gì đó cố định, kết tinh; mà nó không ngừng tiến triển, bởi hiểu biết
luôn là trong quá trình và quá trình này là vô tận. Nó không có điểm kết thúc; nó có
thể không đạt được sự dứt khoát hoặc hoàn thành, trừ khi có sự can thiệp từ bên
ngoài ví dụ yếu tố về kinh tế, chính trị hay thời gian. Vì thế diễn giải cũng không có
điểm dừng, một diễn giải có thể sẽ gợi lên một diễn giải mới. Hiểu đóng lại để gợi ra
những phản ứng từ quá khứ; và mở về phía trước để gợi lên những phản ứng mới cho
tương lai (Sơ đồ 3.1). Nên tác phẩm KT nay được diễn giải như đang trong một hành
trình diễn các ý nghĩa - một màn trình diễn. Ví dụ nhà thờ tại vùng Haspengouw của
Bỉ vẫn mang hình dáng cổ điển của nhà thờ, nhưng trong suốt hoặc biến hình từ các
góc nhìn khác nhau (Hình 3.9) gây sự thích thú lẫn gợi sự chiêm nghiệm. Diễn giải
TT hay diễn giải KT nói chung nên có nhiều cách diễn hay nhiều lối diễn, người xem
cũng có nhiều cách xem hay nhiều sự cảm nhận.

Khi kịch bản nói về TT, nếu diễn theo lối hoài cổ hay chiết trung, ta sẽ dễ dàng
nhận ra ý tưởng của tác giả, hay nhận diện trực tiếp về TT. Sự rõ ý, không gây nên
xliii

Hình 3.9 Một số hình ảnh nhà thờ trong suốt hoặc biến hình - tại vùng
Haspengouw của Bỉ từ các góc chụp khác nhau
[Nguồn hình: http://lesvoyagesetmoi.over-blog.com/page/114 , 24/4/2019]
 
123

sự hoài nghi hay võ đoán, như sự suy luận Logic của chủ nghĩa Cấu trúc - cái biểu
đạt được biểu đạt được phơi bày. Song vở diễn như thế có hấp dẫn hay thú vị chăng,
khi mọi thứ được minh xác và đơn nghĩa. Nhưng nếu diễn theo lối tích hợp, ví như
kiến trúc Hiện đại mới, ý nghĩa của kịch bản được “Gợi” lên, không “Tả” như hai lối
hoài cổ hay chiết trung; nên nảy sinh nhiều nghĩa, nhiều ý, nhập nhằng và thú vị.

Điều quan trọng là tác phẩm có khả năng kích thích những tiềm năng của diễn
giải hay không. Vở diễn nên diễn ra thú vị với sự nhập nhằng, đa nghĩa, như Venturi
quan niệm: “Tôi đứng về phía giàu ý nghĩa hơn là sự minh bạch của ý nghĩa. Tôi tán
đồng chức năng nội hiện cũng như chức năng ngoại hiện. Tôi chuộng “cái này lẫn
cái kia” thay vì cho “hoặc cái này hoặc cái kia” cả đen lẫn trắng, hoặc đôi khi xám
thay vì chỉ đen hay chỉ trắng. Một KT có giá trị sẽ gợi lên nhiều mức độ ý nghĩa và
những sự diễn dịch phối hợp với nhau: các yếu tố và không gian của nó trở nên có
thể "đọc" được và "vận hành" được trong nhiều cách thức cùng một lúc.” [135,
tr.16]. Đây là hiện tượng phức hợp đồng thời “vừa là...vừa là...” (both – and) hay
ngắn gọn là hiện tượng nhập nhằng trong KT. Hiểu vậy, sẽ không còn phân vân diễn
giá trị nào của TT vào KTĐĐ - giá trị vật chất/ hữu hình hay giá trị tinh thần/ vô
hình; mà diễn vừa giá trị này lẫn giá trị kia (vừa về yếu tố Vật lý, yếu tố Nghệ thuật
và vừa về yếu tố Xã hội) một cách phức hợp đồng thời để tạo nên sự nhập nhằng ý
nhị (Sơ đồ 2.1), tuỳ vào ngữ cảnh không gian và thời gian của THTK.

Trở lại câu hỏi khi diễn giải TT, ta thường phân tâm, đắn đo nên diễn giải cái gì:
giá trị vật chất/ hữu hình hay giá trị tinh thần/ vô hình của TT hay cả hai vào KTĐĐ.
Thường thì giá trị hữu hình của TT không tương thích, thậm chí đối nghịch với hiện
đại, nên có người chọn cách chuyển tải những giá trị tinh thần vào trong những giá
trị vật chất của thời nay. Song cách này không dễ và cũng khó cảm nhận được TT
hiện diện như thế nào. Trong khi cách khai thác, diễn giải những giá trị hữu hình của
TT vào KTĐĐ dễ làm hơn và đem lại những cảm xúc thân thuộc rõ hơn; nhưng cách
này lại dễ sa đà vào các hình thức KT nệ cổ, nhại cổ. Tốt nhất, người thiết kế nên đối
thoại giữa những giá trị ấy và những nhu cầu thực tiễn, tuỳ vào từng ngữ cảnh không
 
124

gian và thời gian, để đi đến thoả thuận nên diễn giải cái gì từ TT, diễn giải ra sao để
hợp lý, hợp tình và cả hợp thời. Không nên theo lối suy tư máy móc rạch ròi kiểu
Logic học, nên như xu hướng tư duy linh hoạt kiểu Thông diễn học.

Vậy nên, nay hiểu diễn giải VHTT không nhất thiết phải tả thực lại hình ảnh
KTTT với mọi chi tiết của công trình cụ thể; mà màn diễn có thể có nhiều lối diễn,
có khi chỉ là một mái đón (hình 3.10a) miễn sao gợi lên được cái chất, cái thần của
VHTT. Ví dụ, sự diễn giải hình ảnh mái ngói xưa vào KT ngày nay nếu diễn giải
theo kiểu Hình thức luận giống như nguyên bản mái ngói xưa thì đây là lối Tả, khi ý
tưởng của tác giả quá rõ ràng. Song cũng là mái ngói dốc nhưng không lặp lại một
cách cứng nhắc sự đối xứng hay độ dốc bằng nhau của hai mái như mái ngói TT xưa,
mà nay theo sự thích ứng chống nắng hướng tây và cũng do không gian sử dụng hai
bên mái khác nhau, nên mái ngói ở ngôi nhà này có độ dốc khác nhau, độ vươn và sự
vạch góc cũng khác nhau (hình 3.10b). Nhưng vẫn diễn giải được dáng mái ngói và
phát huy được hiệu quả chống nắng hắt mưa tạt – nguồn gốc hình thành của mái ngói
xưa. Nếu sự diễn giải có nhiều lối diễn, thì không chỉ mái ngói dốc mà những mái
bằng, những ô văn, mái đón... có những độ vươn, độ vượt tạo bóng đổ cho công
trình, mang dáng dấp nhẹ nhàng của kiến trúc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm này (hình
3.10c) thì đó cũng là sự diễn giải của dáng mái xưa, song đã có những sự biến
chuyển khác nhau cho phù hợp với điều kiện hiện tại.

Hơn nữa, diễn theo lối Gợi, cốt lõi là diễn giải TT để người cảm thụ có thể xác
định được công trình này thuộc dân tộc nào, ở vùng miền nào. Thật vậy, nền KTVN
ở trên đất nước Việt Nam vẫn phải là nền kiến trúc nhiệt đới, dù công nghệ phát triển
tới đâu, vật liệu xây dựng thay đổi như thế nào, cũng phải phục vụ cho tiêu chí công
trình xây dựng cần thoáng, mở, đón gió và nhất là chống nóng. Ngày xưa, cha ông ta
chống nóng bằng những tấm phên. Ngày nay, ta sử dụng lam, cửa chớp, hay giàn hoa
pergola, nhà hai lớp mái... Gần đây hơn là tường hai lớp trong công trình cao tầng
(tường hai lớp có khoảng trống ở giữa, hay ngoài những mảng kính còn có lớp lam
nhôm phía ngoài,...). Dù là sử dụng công nghệ xây dựng cao như thế nào, vật liệu
xliv

a. [Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn]

Nếu sự diễn giải có nhiều


lối diễn, thì không chỉ
mái ngói dốc mà những
mái bằng, những ô văn,
mái đón... có những độ
vươn, độ vượt tạo bóng
b. [Nguồn: https://ktshanoi.net] đổ cho công trình, mang
dáng dấp nhẹ nhàng của
kiến trúc vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm nước ta, thì
đó cũng là sự diễn giải
của dáng mái xưa, song
đã có những sự biến
chuyển khác nhau cho
phù hợp với điều kiện
c. [Nguồn: https://www.archdaily.com] hiện tại.

Hình 3.10 Những lối diễn giải mái ngói TT vào kiến trúc đương đại
 
125

hiện đại ra sao, nhưng về nguyên tắc hay bản chất là tạo nên một không gian đệm
cách nhiệt giữa trong và ngoài nhà, nhằm làm giảm sự hấp thụ không khí nóng vào
nhà, nhất là cho những bức tường phía Tây; song vẫn ưu tiên có thể lấy gió và ánh
sáng làm mát thoát ẩm không khí trong nhà, giảm sự sử dụng năng lượng nhân tạo.
Vậy, lam, dàn pergola, tường hay mái hai lớp ...(Hình 3.11) là những hình thức diễn
giải đa dạng khác nhau của tấm phên ngày xưa. Với nhiều lối diễn giải như vậy, kiến
trúc sẽ mang bản sắc dân tộc nhưng lại đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS. TT
sẽ ngày càng phong phú và ắt hẳn truyền-thống-mới sẽ được tạo nên.

3.2.1.3. Khoảng trống – bút pháp gợi mở cho sự chiêm nghiệm

Có lẽ ta hay nói nhiều về những kiệt tác kiến trúc, những ngôi biệt thự độc đáo,
những công trình hoành tráng… nhưng ít tư liệu kiến trúc viết về những khoảng
trống – khoảng không không có công trình kiến trúc. Nhưng những khoảng trống
chung quanh hay ngay bên trong công trình nếu thiếu thì khó có thể tiếp cận, sử dụng
được công trình, hay chí ít không đủ khoảng lùi để cảm thụ được công trình đẹp hay
xấu. Ngoài chức năng dễ thấy là kết nối không gian ấy, những khoảng trống này còn
kết nối các lớp (ý) nghĩa trong kiến trúc, nên đây sẽ là nơi dễ khơi gợi cho sự chiêm
nghiệm – cách cảm thụ KT mà Thông diễn học kiến trúc đang nhắm tới.

Những khoảng trống, với những ai chỉ chú trọng yếu tố mét vuông sử dụng
thường xem là lãng phí. Nên khi xây nhà mới, có không ít người nghĩ ngay phải tận
dụng mọi ngóc ngách có thể có, khiến không gian rối rắm, thiếu những khoảng trống
“để thở”. Song thực tế không thể bàn cãi vai trò góp phần tạo nên không gian sống
đầy thú vị của những khoảng trống. Thật vậy, thứ nhất, khoảng trống giúp người sử
dụng có thể thoát khỏi những ràng buộc về công năng và tìm thấy sự thư giãn tích
cực. Nên trong nhà, cách bài trí không gian và bố trí vật dụng nội thất đảm bảo tiện
nghi ở mức tốt nhất, song vẫn ưu tiên cho những khoảng thư giãn. Những khoảng
trống xung quanh một khu đô thị hay trong một khu nhà ở luôn có một vai trò cần
thiết, trở thành khoảng không gian giúp ta nghỉ ngơi, thư giãn giao lưu sau thời gian
làm việc mệt nhọc. Từ quy hoạch đến KT, nội thất hay cảnh quan, suy cho cùng đều
xlv

Tấm phên che mưa nắng trong KTTT Hình thức lam trong KTĐĐ
[Nguồn: [Nguồn: https://www.vlxd125.com]
https://www.tapchikientruc.com.vn]

Dinh Thống nhất, quận 1, Tp.HCM


[Nguồn: http://quehuongonline.vn] Cao ốc văn phòng President Place,
TpHCM [Nguồn: https://5office.vn]

Với nhiều lối diễn giải tấm phên như trên, kiến trúc sẽ mang bản sắc dân tộc
nhưng lại đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS. Truyền thống sẽ ngày càng
phong phú và ắt hẳn truyền-thống-mới sẽ được tạo nên.

Hình 3.11 Những hình thức diễn giải đa dạng tấm phên ngày xưa trong KTĐĐ
 
126

hướng đến mục tiêu tạo ra khoảng trống hữu ích, xử lý khoảng trống và cảm thụ
những tiện ích nó mang lại.

Thứ hai, khoảng trống còn là sự kết nối dẫn dắt con người hòa nhịp với các
không gian tạo nên sự thông suốt khi vận hành. Có thể đó là khoảng sân trước nhà -
là không gian trung gian giữa không gian riêng và chung, đó có thể là hiên nhà – là
không gian đệm nửa trong nửa ngoài nhà, hay là giếng trời - khu vực liên thông
phòng khách, bếp, phòng ăn dành cho những sinh hoạt chung của cả gia đình; cũng
có thể là khoảng cửa rộng và thoáng như muốn “kéo” thiên nhiên vào nhà.

Có thể hiểu khoảng trống như yếu tố âm, là đối trọng cho các không gian sử
dụng trong công trình. Môi trường sống lý tưởng cần có sự cân bằng âm dương, nên
cần phân bố đặc rỗng, chính phụ một cách hợp lý. Thật vậy, từ phòng ra sân, từ sân
vào nhà, nắng hắt mưa tạt ắt có hàng hiên; bụi bặm oi bức nhờ giếng trời. Ngôi nhà
TT không có nhiều điều kiện kỹ thuật cao nhưng khéo nương tựa thiên nhiên, tạo ra
các khoảng đệm, khoảng trống có tính chất đóng mở hợp lý, chuyển tiếp hợp tình,
tránh bên ngoài xông vào nhà đột ngột, tránh từ trong bước ra hụt hẫng. Những
không gian này chuyển tiếp giao thoa giữa hai không gian có tính chất khác nhau,
nên đồng thời có các tính chất của cả hai không gian; vậy khoảng trống sẽ hoà giải
các sự khác biệt đó, khiến sự vận hành diễn ra được suôn sẻ.

Hơn nữa, thứ ba, khoảng trống như là một sự kết nối các lớp nghĩa, khơi gợi
nhiều cảm xúc cho sự cảm thụ. Chính sự tự tại trong không gian rộng và thoáng của
ngôi nhà mới đem đến sự “giàu có” cho tâm hồn. Tương tự trong hội họa, có những
khoảng trống không nét vẽ; trong kịch Nô, có những khoảng thời gian im lặng,
không một động tác của diễn viên song những khoảng trống này tạo nên nhiều suy
tư, gợi lên nhiều chiêm nghiệm. Cũng vậy trong văn học, người ta đi tìm ý nghĩa ở
khoảng trống giữa hai dòng chữ.

Hiểu những khoảng trống khơi gợi những ý nghĩa cho sự chiêm nghiệm, cho sự
cần lấp đầy, ta mới “cảm” được những ý nghĩa mà trụ sở hãng truyền hình Fuji ở
 
127

Kofu, Nhật (Hình 3.12) muốn diễn giải. Hình thức đồ sộ bằng bê tông với 16 cột trụ
khổng lồ vươn lên cao thấp khác nhau, những khoảng trống lớn cao 2 – 3 tầng, tất cả
khác hẳn vẻ thanh nhã hoàn chỉnh nhẹ nhàng của KTTT Nhật. Tính chất phản TT
thật rõ ràng nhưng ý nghĩa tượng trưng lại càng đậm nét hơn. Công trình như đang
dở dang, còn nhiều đầu mấu chờ đợi để gác thêm nhiều dầm bê tông lên. Những
khoảng trống lớn trong cấu trúc như chờ đợi sự phát triển tiếp theo, theo thuyết
Chuyển hóa luận. Đó cũng như khoảng trống trong bức tranh cổ điển Nhật, khoảng
lặng trong kịch Nô, khoảng trống giữa những dòng chữ,…; chúng là Mư (hư vô)
trong đạo thiền của Nhật.

Qua kinh nghiệm của các KTS Nhật Bản hiện đại, bản sắc của KT không nhất
thiết là hình ảnh của KTTT với mọi chi tiết của ngôi nhà cụ thể; mà cao hơn, sâu xa
hơn và bền vững hơn – đó là cái cốt lõi, cái thần của văn hóa dân tộc và các khoảng
trống là một trong những bút phát diễn giải khá hiệu quả cái thần này.

Cũng vậy, KTS Ngô Viết Thụ khi nói về đài tưởng niệm Bắc Sơn (Hình 3.13)
“ăn ở phần âm đục vào khối đá này”. Việc “bào vát” khuôn hình khối âm, khoảng
trống dạng “cổng-ngôi nhà” hình mái đền TT được khắc hoạ. Cộng với việc dát đồng
ánh vàng bên trong đã khắc phục hạn chế khối âm bị mờ nhạt giữa ban ngày và gây
hiệu quả đặc biệt ấn tượng vào ban đêm, khi sử dụng nguồn sáng nhân tạo từ ngòai
hắt vào. Vỏ là điêu khắc, ruột là KT; khối âm lọt trong phần vỏ đơn giản - cái ít bọc
cái nhiều, cái tượng trưng bọc cái phong phú; gợi lên những ngôn ngữ không lời.

Philip Johnson có câu nói: “KT là nghệ thuật của việc chừa ra không gian.” Hay
ông Vũ Ngọc Hoàng - bí thư tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu về dự án quy hoạch đất
ven biển của tỉnh này: "KT tại những khu vực này có lẽ nên bắt đầu không phải từ
việc xây cái gì, mà là không xây cái gì - tức bắt đầu từ việc để lại những khoảng
không gian cho hồ nước, cho cây xanh, bãi cỏ, cho độ thông thoáng... trước khi xếp
vào đó các công trình xây dựng". Mong rằng không như, do lâu nay với lối tư duy
Logic trọng dương, những khoảng trống dù vẫn tồn tại song ít có “tiếng nói”; nay với
Thông diễn học, khoảng trống được nhìn nhận với đầy đủ ý nghĩa của nó.
xlvi

[Nguồnhttps://www.
flickr.com]

Hình 3.12 Những khoảng trống trong Trụ sở hãng truyền hình Fuji ở Kofu, Nhật
Bản [Nguồn hình: Tác giả]

Hình 3.13 Khoảng trống dạng “cổng – ngôi nhà” TT được khắc hoạ trong đài
tưởng niệm Bắc Sơn, Hà Nội
[Nguồn: https://kienviet.net/2012/07/29/kien-truc-dai-tuong-niem-liet-si-bieu-
tuong-cua-long-tri-an/]
 
128

3.2.2. Để văn hoá truyền thống hồi sinh trong ngữ cảnh đương đại
3.2.2.1. Diễn giải ý-nghĩa-đương-đại của VHTT

Theo Logic học, một ngôi nhà được cấu tạo từ những thành phần móng, nền, cột,
thân, cửa, mái,... đứng vững nhờ hệ kết cấu chống đỡ, vận hành được nhờ những hệ
thống kỹ thuật điện, nước,... Ngôi nhà hình thành như vậy sẽ thực hiện đúng chức
năng của mình, một công cụ cung cấp không gian sử dụng. Logic học cùng quan
điểm thực chứng sẽ giúp ta giải quyết những vấn đề về không gian - phục vụ nhân
sinh. Điều này không có gì sai, song chưa đủ. Ngôi nhà không đơn giản là một hộp
vuông, cho con người trú ẩn; cũng không phải là “cái máy để ở” cung cấp những tiện
ích. Vì kiến trúc do con người tạo ra, phục vụ cho con người và vì con người, nên
ngoài tư cách là một kẻ cung ứng không gian; hơn thế nữa, KT còn với tư cách là
nghệ thuật biểu cảm - diễn giải những tư tưởng, những tâm tư của con người. Con
người luôn hướng về cái đẹp, nên ngôi nhà cần đẹp từ nội thất bên trong, lẫn hình
thức mặt ngoài, đẹp cả ngoại cảnh xung quanh. Nếu dừng lại ở vẻ đẹp hình thức,
Logic học vẫn còn hữu dụng, khi sự kết hợp của hình khối, màu sắc; sự hỗ trợ của
âm thanh, ánh sáng,... có thể giúp ta thoả mãn được nhu cầu cái đẹp của thị giác.
Nhưng nếu muốn đạt tới cái-đẹp-có-nghĩa của sự thăng hoa tinh thần, giúp con
người có những cảm xúc tư duy, đánh thức nhận thức, thì e rằng Logic học không
còn “đủ sức”. Để đạt được cái-đẹp-có-nghĩa tức KT cần có ý nghĩa ngoài nghĩa công
cụ, ta phải cầu viện đến TDH. Vậy có ba cấp độ về nghĩa: ngôi nhà tốt/ ngôi nhà tốt-
đẹp/ ngôi nhà đẹp-có-ý-nghĩa. Logic học có thể giúp ta tạo nên những ngôi nhà ở cấp
độ một và một phần ở cấp độ hai; song khó có thể tạo nên những giá trị mỹ cảm tinh
thần ở cấp độ ba. Ở cấp độ này phải cần tới TDH. Với lối tiếp cận bản thể luận có sự
cảm nghiệm, KT sẽ được nhìn nhận thêm ở khía cạnh tư tưởng với chức năng giáo
dục nhận thức; nên tư duy thiết kế cần thực hiện chức năng này và TDH sẽ trợ giúp.

VHTT là một nghĩa đầy chất cảm, giúp KT là một văn bản VH lưu truyền bao
đời; góp phần thực hiện chức năng giáo dục nhận thức trên. Hơn nữa, TT theo Thông
diễn học như một di sản “sống”, không phải như là một di tích chỉ để bảo tồn và lưu
 
129

truyền; nên không chỉ là những hình ảnh, không chỉ là những vật thể vật lý, mà tồn
tại bởi những giá-trị-đương-đại không thể chối bỏ của nó – những chất liệu tạo nên
những cái-đẹp-có-nghĩa cho KT. Nên tiêu chí chung của sự diễn giải TT là tiếp tục
duy trì sự ảnh hưởng của TT, phát huy lý do hay hiệu quả đã từng khiến TT trở thành
TT, nay mang ý-nghĩa-đương-đại cho nó.

Thật vậy, khi nhận thấy bố cục khuôn viên ngôi nhà TT là một quần thể bao gồm
những ngôi nhà nhỏ, giản dị, được tổ chức, bố cục phân tán vây quanh ngôi nhà
chính với không gian đệm là cái sân rộng gắn liền trước nhà chính. Cách sắp xếp nhà
ở, tổ chức sân vườn, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, công trình sản xuất phụ….trong
ngôi nhà truyền thống đều hài hoà với cảnh quan thiên nhiên đã tạo nên một bố cục
tương đối hoàn chỉnh, cân bằng và ổn định, đúng như quan niệm kiến trúc xanh ngày
nay. Trong đó, cái sân nằm ngay trung tâm của bố cục quần thể khuôn viên có nhiều
tác dụng rõ rệt, có thể xem như là “trái tim- lá phổi” của vùng nông thôn nhiệt đới
nóng ẩm. Vì đó không những là nơi diễn ra các sinh hoạt chủ yếu của gia đình mà
còn làm nhiệm vụ điều hoà, cải tạo điều kiện vi khí hậu. Sự tương phản nhiệt độ giữa
mặt sân đã được nung nóng và bóng mát vườn cây đã góp phần tạo nên dòng khí mát
đối lưu hai chiều trong những ngày hè nóng bức. Từ những kinh nghiệm tổ chức sân
vườn này đã được ông cha ta áp dụng vào trong ngôi nhà ống phố cổ; và nay đã được
các nhà qui hoạch, thiết kế vận dụng sáng tạo trong các dãy nhà phố, nhà ở liên kế,
đó là sân trong, là giếng trời (Hình 3.14). Khoảng trống tuy hiếm hoi này trong điều
kiện đất chật người đông là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao tiện nghi sống cho
người dân đô thị hôm nay, cũng như góp phần tiết kiệm trong việc sử dụng năng
lượng. Như thế, sân trong, giếng trời là những hình thức diễn giải đương đại của cái
sân giữa trung tâm nhà TT, phần nào giúp kiến trúc ngày nay xanh hơn trong điều
kiện có thể. Một lần nữa, cần hiểu cái lý do đã hình thành nên TT, đó là cội nguồn
hay bản chất của TT để ta có thể tái nhận TT đã được diễn giải.

Thử so sánh hình ảnh hai chung cư thời trước – khi hầu như không có không
gian cây xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng (hình 3.15a) và chung cư ngày nay đã
xlvii

Sân trung tâm trước nhà chính Sân giữa trong nhà phố cổ
[Nguồn: https://skyhome.vn] [Nguồn: https://tptravel.com.vn]

Giếng trời trong nhà phố Giến trời trong nhà chung cư
[Nguồn: https://www.archdaily.com] [Nguồn: http://chothuesaigon.net]

Sân trong, giếng trời, dù là sự diễn giải những khoảng trống của cái sân giữa nhà
xưa nhưng đã phát huy đươc cái hiệu quả đã từng tạo nên TT ấy - cải tạo điều kiện
vi khí hậu. Đó là cội nguồn hay bản chất của TT, chính là cái chúng ta cần diễn giải,
nay mang những giá-trị-đương-đại cho nó.
Hình 3.14 Những hình thức diễn giải cái sân giữa trong ngôi nhà Việt
xlviii

a. Chung cư Xóm Cải, Quận 5, Tp.HCM b. Chung cư Star hill, quận 7, TpHCM,
[Nguồn: http://banchungcusaigon.com] [Nguồn: Tác giả]

Hình 3.15 Không gian giao tiếp mang cái đẹp-có-nghĩa cho các khu ở chung cư

a. Khu nhà ở tại KĐT Đặng Xá, Hà Nội b. Nhà Bia, khu tưởng niệm vua Hùng,
[Nguồn:http://congdoanxaydungvn.org.vn TpHCM [Nguồn: https://mapio.net]

Hình 3.16 Ngữ cảnh là quan trọng khi diễn giải TT vào KTĐĐ

[Nguồn: http://propecianoprescription.se] [Nguồn: tác giả]


Sự phản truyền thống (Kenzo Tange, Nhật Bản) để phản ánh tính chất mạnh mẽ
năng động của dân tộc Nhật hiện nay, song vẫn mang chất Nhật

Hình 3.17 Ngữ cảnh còn là bối cảnh thời gian, điều kiện VH xã hội... giúp hiểu
những ý nghĩa của KT
 
130

có sự quan tâm tới những không gian này (hình 3.15b) sẽ thấy sự khác biệt. Khi hiểu
rằng những không gian cây xanh, không gian tổ chức các hoạt động cộng đồng dù
tốn diện tích nhưng tính tiện ích của nó không nhỏ, làm tăng giá trị cho toàn khu ở;
thì gần như ngày nay các chung cư gọi là cao cấp không thể thiếu các không gian
này. Chính những không gian xanh và mở này không những bù lại sự thiếu cây xanh
trong từng căn hộ - một sự phi TT trong KT nhà ở; mà còn là không gian cho sự giao
tiếp xã hội gắn kết hàng xóm láng giềng tạo nên một cộng đồng cư dân. Đó cũng là
hình ảnh cái sân giữa trung tâm nhà TT và điều này sẽ tạo nên nơi chốn – một vẻ-
đẹp-có-nghĩa.

Một ví dụ khác, những mái ngói “đội” trên những nhà chung cư hay công trình
cao tầng (Hình 3.16a); dường như mục đích sử dụng ở đây không phải là khai thác
hiệu quả che nắng hắt mưa tạt vì không có những độ vươn độ vượt cần có của mái
ngói TT mà chỉ là một lớp ngói dán lên một mái bê tông kiên cố phía dưới. Có lẽ
hình ảnh mái ngói được sử dụng với mong muốn công trình có vẻ như đã khai thác
yếu tố TT; song hình ảnh này chỉ là sự “cắt dán” không thuyết phục, không chân
thật. Một lý do khác là do sự diễn giải mái ngói ở đây đã không diễn được cái bao
cảnh của mái ngói TT xưa, để thấy được tỷ lệ sự cân xứng giữa mái và công trình,
giữa công trình và cảnh quan xung quanh. Nên khi diễn giải TT, ngữ cảnh là quan
trọng, giúp ta “cảm” trọn vẹn được ý nghĩa của KT, nhất là về cái-đẹp-có-nghĩa.

3.2.2.2. Diễn giải ngữ cảnh

Vẻ đẹp của một công trình KT không chỉ được nhìn nhận bởi những gì gói gọn
trong công trình chính nó với những chi tiết, hình khối biển hiện như quan niệm TT.
Vẻ đẹp này cần được đặt trong ngữ cảnh các công trình, các bao cảnh xung quanh;
cũng như trong bối cảnh dòng chảy lịch sử, VH, xã hội, mỹ học, công nghệ... mà nó
ra đời và tồn tại, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ các ý nghĩa của nó.

Một công trình KT được gọi là đẹp khi nào được đặt phù hợp trong ngữ cảnh của
thiên nhiên hoặc của đô thị. Ngữ cảnh phù hợp ở đây chính là sự tương tác giữa công
 
131

trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh (dù cho hình ảnh của nó có thể hài hòa
hoặc tương phản) để ta cảm nhận thấy sự liên hệ một cách hợp lý giữa chúng. Không
có ngữ cảnh, vẻ đẹp KT chẳng có nghĩa gì - công trình sẽ làm cho tất cả cùng đẹp;
ngược lại nếu đặt sai thì tất cả bị rời rạc và kém hấp dẫn.

Trở lại hình ảnh mái ngói được diễn giải trong những công trình cao tầng (Hình
3.16a), thấy sự diễn giải này chưa thuyết phục một phần do không thật, khi không
gợi lại độ vươn, sự nhẹ nhàng, độ tạo bóng đổ đặc trưng của ngôi nhà thuộc khí hậu
nhiệt đới ở ta; một phần khác do ở đây không có sự tái diễn ngữ cảnh. Vì trong bối
cảnh ngày nay, do không có đủ không gian bao cảnh thoáng rộng hay công trình
thường cao tầng, ta khó có thể diễn giải được tỷ lệ, dáng mái như mái ngói TT.
Ngược lại, hình ảnh mái ngói của nhà Bia trong khu tưởng niệm vua Hùng (quận 9,
TpHCM) (Hình 3.16b), ta cảm được khá trọn vẹn nét đẹp của dáng mái ngói xưa do
công trình nằm trong bao cảnh với hàng tre dẫn lối và khá tách biệt với bối cảnh hiện
đại đương thời. Vậy, chính ngữ cảnh đã giúp ta cảm được trọn vẹn các ý nghĩa của
KTTT, nên để có thể diễn và hiểu đầy đủ ý nghĩa của VHTT trong KT ngày nay,
diễn giải ngữ cảnh là phần không thể thiếu.

Ngữ cảnh ở đây không chỉ là không gian bao cảnh, mà còn là bối cảnh thời gian.
Ví dụ, nếu không hiểu bối cảnh xã hội Nhật Bản ngày nay rất khác xưa – năng động,
dữ dội với tốc độ cao, không còn trầm mặc nhẹ nhàng như xưa, thì không hiểu được
nguyên lý “Phản truyền thống” của Kenzo Tange. Xưa nay nói chung ta vẫn coi tính
dân tộc đồng nghĩa với TT, song Kenzo Tange kiên quyết chống lại quan điểm đó,
ông đã quyết định “lộn trái” những nét TT dân tộc để đi tìm tính dân tộc mới trong
thời đại mới. Sự thanh nhã của hệ thống kết cấu gỗ, vẻ nhẹ nhàng của các khung cửa
gỗ dán giấy di động, tính chất trữ tình êm ả, vẻ thùy mị, thanh bình, tĩnh lặng của
công trình và quần thể KT cổ Nhật Bản đã được Kenzo Tange đối lập lại bằng hệ
thống kết cấu bê tông cốt thép. Lấy cái nặng nề thô bạo để đối lập cái nhẹ nhàng
duyên dáng của KTTT; lấy cái đồ sộ với các nhịp khổng lồ mạnh mẽ để đối lập với
cái thanh mảnh tinh tế; lấy cái căng thẳng và động đối lập vẻ yên tĩnh thanh bình…
 
132

(Hình 3.17). Kenzo Tange đã làm một cuộc cách mạng trong KT Nhật Bản, mà ông
gọi là nguyên lý “Phản Truyền Thống”. Song những tác phẩm của ông theo nguyên
lý này lại mang chất Nhật một cách đáng kinh ngạc, nó phản ánh tính chất mạnh mẽ
năng động của dân tộc Nhật hiện nay. Tính chất dân tộc không phải là cái mái cong,
các con sơn gỗ phức tạp, cái cửa dán giấy nhẹ nhàng, cái chiếu tatami… mà là cái
triết lý sâu xa tồn tại trong cuộc sống tinh thần của người Nhật.

Hơn nữa, sự chuyển hướng KT từ tính Logic sang tính Thông diễn, kiến trúc còn
như một câu chuyện tự sự có bối cảnh; vẻ đẹp của KT không chỉ để ngắm nhìn mà
cần tới sự cảm nhận. Thật vậy, thiết kế KT theo lối đối thoại là một câu chuyện kể về
quá trình thoả hiệp giữa các bên, kể cả những bên đối nhau, nên luôn quan tâm tới
ngữ cảnh. Cảm nhận những mâu thuẫn, những nghịch lý...tưởng như chúng rời rạc,
thật ra mọi thứ có mối quan hệ liên kết nhau, tạo nên những “bất ngờ” thú vị cho
nghệ thuật KT. Cảm được những mối quan hệ này sẽ hiểu được ý nghĩa của KT, tức
không chỉ “thấy” những gì đang tồn tại, mà cần “cảm” những ý nghĩa ẩn sau sự tồn
tại đó. Khi đó sản phẩm KT trở thành một phương tiện truyền thông, đôi khi kể về
những ước mong, về những ký ức, về những trăn trở trong cuộc sống...

Chính sự coi trọng tính quan hệ về thời gian và không gian này là cơ sở hình
thành nên những kiến trúc tự sự. Nếu thay đổi không gian, bao cảnh của công trình,
tính tự sự của nó sẽ không còn nữa. Thật vậy, khoa tâm lý học Gestalt cho rằng: Ngữ
cảnh luôn đóng góp vào ý nghĩa và khi ngữ cảnh thay đổi, ý nghĩa cũng thay đổi theo
[135, tr.43]. Nếu chú ý đến mái vòm trong công viên Hoà Bình Hiroshima – di tích
duy nhất còn sót lại của ngôi nhà sau cuộc ném bom nguyên tử (Hình 3.18), ta thấy
Kenzo Tange đã bố trí vật tưởng như tầm thường cần vứt bỏ, lại nổi bật trong cụm
công trình này và cả trong cảnh trí đô thị. Ông đã phối trí tài tình vật-tầm-thường vào
trong ngữ cảnh mới, chúng trở nên có hiệu lực và có ý nghĩa. Công viên Hoà bình
này và tương tư như đài tưởng niệm 11/9, nhà thờ Nước, ngôi đền Nước,... là những
công trình có tinh thần của kiến trúc tự sự như vậy (Hình 3.19). Tiếc rằng, có thể nói
kiến trúc VN chưa có công trình nào đạt được tinh thần của KT tự sự này.
xlix

Kenzo Tange đã bố trí vật


tưởng như tầm thường cần
vứt bỏ - di tích còn sót lại của
mái vòm bị đánh bom
nguyên tử, lại nổi bật trong
cụm công trình này và cả
trong cảnh trí đô thị. Do ông
phối trí tài tình vật-tầm-
thường vào trong ngữ cảnh
mới, chúng trở nên có hiệu
lực và có ý nghĩa.

[Nguồn:
http://wineviews.info/hiroshi
ma-peace-memorial-park/]

Hình 3.18 Di tích sót lại của mái vòm bị đánh bom nguyên tử trong công viên
Hoà Bình
l

a. Đài tưởng niệm 11/9, New York


[Nguồn: https://cityroom.blogs.nytimes.com]

b. Nhà thờ nước, Hokkaido, 1988


[Nguồn: https://www.archdaily.com]

Trong kiến trúc tự sự, ngữ


cảnh luôn đóng góp vào ý
nghĩa công trình. Nếu thay
đổi không gian, bao cảnh
của công trình, tính tự sự
c. Ngôi đền thờ dưới nước, Honpuku-ji
[Nguồn: https://cellcode.us] của nó sẽ không còn nữa.

Hình 3.19 Hình ảnh một số công trình kiến trúc tự sự


 
133

Vậy ngữ cảnh là phần quan trọng giúp ta “cảm” trọn vẹn ý nghĩa của câu chuyện
hay là của chính KT. Có một mệnh lệnh tuyệt đối mà mọi KT cơ sở phải nhất quyết
tuân thủ, đó là ý nghĩa của nó có từ tính trọn vẹn gồm: đặc trưng nội tại và ngữ cảnh
đặc thù – diễn giải TT vào trong KT đương đại càng cần tuân thủ mệnh lệnh này.

3.2.2.3. Diễn giải tinh thần nơi chốn

Khác với quan điểm Cấu trúc luận của Ferdinand de Saussure, Derrida trong
Giải cấu trúc cho rằng một cái biểu đạt không nhất thiết dẫn đến một cái được biểu
đạt tương ứng, mà luôn dẫn đến những cái biểu đạt khác và ta sẽ không bao giờ vươn
tới được cái được biểu đạt cuối cùng mà bản thân nó lại không phải là một cái biểu
đạt của một cái gì khác [96]. Nói cách khác, sau mỗi chữ là một (hay nhiều) chữ
khác bị gạch bỏ, chúng trở thành những vết mờ của văn bản. Quá trình đọc thực chất
là một quá trình truy tìm những vết mờ ấy. Cũng vậy, công trình KT như là nơi trú
ngụ của những dấu vết (trace) - những dấu vết được xuất hiện khi tương tác các cặp
phạm trù mới/ cũ, cổ điển/ hiện đại, bản thân công trình/ cảnh quan xung quanh.
Trong đó VHTT gợi lên những dấu vết nhiều chất ‘cảm” nhất, tạo nên những cái-
đẹp-có-nghĩa, tạo hồn cho KT.

Thật vậy, một công trình hoàn toàn mới với những hình khối khác lạ hoặc một
công trình được cải tạo bao gồm cả phần cũ và phần mới; một đô thị được xây dựng
hoàn toàn mới từ nền đất trống không hoặc một đô thị được phát triển qua hàng
nghìn năm với nhiều tầng sâu văn hóa và kiến trúc; cái nào đẹp hơn, thú vị hơn và
đáng sống hơn? Câu trả lời chắc hẳn là vế sau. Bởi có càng nhiều dấu vết, càng nhiều
tầng văn hóa lịch sử ở một công trình KT hay một đô thị, cư dân càng có điều kiện
để trải nghiệm, khám phá và yêu quý nơi mình sinh sống.

Logic học không thể lý giải được ngôi nhà (house) khác với tổ ấm (home) những
gì; địa điểm khác nơi chốn ra sao. Với TDH ta có thể lý giải được tại sao người nhà
lại lưu luyến giữ lại ngôi nhà thân thuộc của họ dù nó không còn đẹp, không được
tiện nghi, như Marcio Kogan, một KTS Brazi nổi tiếng đã phát biểu: “Một ngôi nhà
 
134

đúng nghĩa phải là nơi có thể để được cái ghế da cũ kỹ của ông nội để lại, bất kể nó
hiện đại, đẹp đẽ như thế nào". Trong khi đó, các nhà KT Hiện đại mong muốn vứt bỏ
những vật lỗi thời hay tầm thường, song điều này không thể dù khai thác yếu tố ước
lệ ở một mức độ giới hạn. Chính Le Corbusier là người đã thực hiện điều này khi để
đặt kề nhau các hình thức trau chuốt trong KT của mình với những vật thể “nhặt
nhạnh” được như các yếu tố tầm thường, chẳng hạn chiếc ghế ngồi Thonet, ghế bành
của công chức, các lò sưởi bằng gang đúc và các vật thể công nghiệp khác. Rõ nhất,
pho tượng Đức Mẹ Đồng Trinh trong hốc tường phía Đông của tu thất Ronchamp
(Hình 3.20) là dấu vết còn sót lại của nhà thờ cổ đã được dựng lên ở đấy. Ngoại trừ
giá trị biểu trưng, đó còn là một điêu khắc tầm thường, song khung cảnh bao quanh
đã mang lại cho bức tượng một nét riêng biệt đậm đà bản sắc.

Venturi đã đưa ra luận điểm quan trọng về việc sử dụng những yếu tố tầm
thường như vậy: “Những vật thông thường, những hàng xấu đó sẽ có ý nghĩa, nếu
anh ta bố trí các vật thông thường một cách không thông thường... Những vật thể
quen thuộc được nhìn ở một ngữ cảnh không quen thuộc sẽ trở thành mới vĩnh cửu
cũng như cũ vĩnh cữu” [83, tr.23] [135, tr.43]. Như vậy, nhà KT bằng cách phối trí
các bộ phận anh ta sẽ tạo nên một ngữ cảnh mới và trao nghĩa cho các bộ phận ấy
trong cái tổng thể. Hiểu như vậy, nên hình ảnh những vật dụng cũ quen thuộc ngày
xưa như bếp lò, chạn chén, lu nước.... (Hình 3.21b), ngày nay hay được bố trí trong
các nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn TT - cách diễn giải TT này khá dễ song lại
hiệu quả khi mang lại sự thân thuộc, đầm ấm của không gian xưa. Đây là một cách
tạo hồn nơi chốn mà Hiện tượng luận KT khởi xướng và ngày càng chứng tỏ giá trị
của nó.

Ở mức độ rộng hơn, nhà triết học phái Hậu cấu trúc Daniel Libeskind quan
niệm: “Con người mất ký ức cũng như người mất trí; đô thành thiếu ký ức là đô
thành bị lãng quên”. Nên nhà đô thị học Jane Jacobs đã chống lại quan điểm san
phẳng và xây mới hoàn toàn ở các đô thị phương Tây sau thế chiến thứ II, thay vào
đó bà đề xuất tăng cường sự đa dạng về lịch sử KT trong đô thị, các công trình mới
li

a. Pho tượng Đức Mẹ Đồng Trinh trong


nhà thờ Ronchamp (Nguồn hình:
https://www.pinterest.at/]
b. Nhà hàng Lục Tỉnh [Nguồn: tác giả]

Hình 3.20 Giữ và bố trí những vật quen thuộc trong ngữ cảnh mới- một cách tạo
hồn nơi chốn

Bảo tàng Louvre đương đại, Paris, Pháp (1989) [Nguồn: tác giả]

Hình 3.21 Hình ảnh sống động của sự giao thoa, trò chuyện giữa cái mới và cái cũ

Công trình mới dựng trên nền đất cũ và công trình


cũ được giữ lại một phần để làm nơi tham quan.

Hình 3.22 Tháp Hà Nội – HaNoi Tower (1993) [Nguồn: http://www.prosquare.com.vn]


 
135

xen kẽ các công trình cũ. Vẻ đẹp của đô thị không hẳn là những công trình mới xây
bóng loáng, mà là sự giao thoa và “trò chuyện” giữa cái mới với cái cổ kính rêu
phong đã tồn tại hàng trăm năm. Bảo tàng Louvre là minh chứng sống động (Hình
3.21a).

Năm 1993, tháp Hà Nội (Hình 3.22), một trong những toà cao ốc đầu tiên ở Hà
Nội, xây trên nền nhà tù Hoả Lò - một di tích đặc biệt, có tuổi ngót trăm năm. Ban
đầu vấp phải sự phản đối quyết liệt vì đây là chứng tích cho tội ác của thực dân Pháp,
là nơi chứng kiến tinh thần, ý chí kiên cường của các nhà yêu nước; giữ lại nhà tù
làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau là việc nên làm.
Tuy nhiên, trong một bối cảnh chính trị xã hội đã khác, xu hướng hội nhập và hoà
bình được đề cao; thì việc để một nhà tù lớn giữa trung tâm thủ đô là một điều không
nên và không thể. Một công trình mang tính chất thương mại mới đã được dựng trên
nền đất cũ và công trình cũ được giữ lại một phần để làm di tích, nơi tham quan…
Ứng xử như vậy cũng không quá tệ; dù ở đây, không thấy được nhiều dấu vết xuất
hiện trên toà tháp mới do không có sự tương tác thoả đáng giữa các cặp phạm trù
mới/ cũ, cổ điển/ hiện đại, bản thân công trình/ cảnh quan xung quanh. Càng tiếc hơn
khi năm 1996, đồ án "Quảng trường khoan dung" (Tolerance Square) của KTS
Hoàng Thúc Hào và cộng sự, với nội dung cải tạo khu vực nhà tù Hoả Lò thành một
quảng trường lịch sử – văn hoá, một không gian công cộng được giải thưởng quốc tế.
Biết rằng đây chỉ là một đồ án ý tưởng, nhưng những ý tưởng nhân văn và nhiệt
huyết vì cộng đồng của KTS, thường thua cuộc trước những dự án chi phối bởi kinh
tế. Nên sự nỗ lực gìn giữ, bảo vệ những cái cũ, những công trình cổ, những KT di
sản, những không gian đô thị đẹp, chuẩn mực… ngày càng trở nên tuyệt vọng trước
cơn lốc ào ạt của những cái mới hào nhoáng trước mắt. Biết rằng không nên bảo thủ
và lúc nào cũng đau đáu nhìn về quá khứ, nhưng cũng không thể sống mà không có
ký ức - cũ mới nên luôn song hành; cuộc sống vốn vậy và nên vậy, ắt sẽ tạo được sự
đa dạng có sức sống và chiều sâu – cái hồn cho không gian sống.

Vậy, các “vật cũ”, hay đó là VHTT, là vật liệu tạo nên những cái đẹp-có-ý-nghĩa
 
136

cho KTĐĐ một cách thuyết phục - đây chính là ý-nghĩa-đương-đại vô giá của VHTT
ta cần khai thác diễn giải. Diễn giải những ý nghĩa này là cách hồi sinh VHTT một
cách chân thật mà hiệu quả trong việc tạo bản sắc cũng như hồn hơi chốn. Vì thế, sâu
xa nhất trong tư tưởng của Thông diễn học đã đánh thức những khía cạnh có tính
nhân văn và gần gũi với đời sống của KT từ những sự tích hợp các mối quan hệ về
cuộc sống, văn hoá, truyền thống, cộng đồng... không chỉ bởi chính công trình KT và
điều này là cội nguồn tạo hồn cho nơi chốn - mục tiêu cao nhất của kiến trúc.

3.3. KẾT-ĐÓNG VÀ KẾT-MỞ TRONG GIẢI NGHĨA VHTT


3.3.1. Giải nghĩa văn hoá truyền thống trong công trình kiến trúc
3.3.1.1. Gợi mở cho nhiều cách “đọc” kiến trúc

Theo Thông diễn học, với bản chất gợi mở, tác phẩm KT nay như đang trong
một hành trình diễn các ý nghĩa - một màn trình diễn; vì thế người xem cũng có
nhiều cách xem hay nhiều sự cảm nhận. Có ba đối tượng tham gia vào màn diễn này:
NTK là tác giả, người sử dụng là đạo diễn kiêm khán giả, người phê bình hay người
qua đường nhìn ngắm công trình là khán giả. Trong đó, KT là tác phẩm, là kịch bản
kiêm luôn diễn viên. Kịch bản có nội dung và ý nghĩa. Những ý nghĩa của công trình
như đang tiếp diễn, song không hẳn theo chủ ý của tác giả; ý của tác giả giờ chỉ còn
là một trong những ý được gợi lên và được đọc. Điều này giúp nhiều đối tượng có
những cảm nhận và phản ứng khác nhau.

Nay màn diễn KT sẽ được đọc theo nhiều cách, có thể chồng chéo nhau, trái
chiều nhau. Ý nghĩ về TT trong màn diễn có thể không được nhận ra một cách trực
tiếp, rõ ràng hay có khi không quen thuộc; nhưng khán giả vẫn cảm nhận cội nguồn ý
tưởng của màn diễn lấy cảm hứng từ TT hay đang diễn về TT. Ở đây, ý của màn diễn
được cảm nhận như thế nào tuỳ vào ngữ cảnh người xem.

Hơn nữa, khi muốn hiểu một sự diễn giải KT, ta cần hiểu khung cảnh của không
gian, bối cảnh của thời đại, tâm tư của tác giả. Song ta không thể có sự tiếp xúc trực
tiếp với ngữ cảnh nguyên thủy hay những ý tưởng từ tác giả, nên mục tiêu đọc chính
 
137

xác được ý tưởng của tác giả là một cố gắng vô ích. Tác giả đã nhập nhoà vào văn
bản. Theo khái niệm “mở lòng mình” của Heidegger, khi quan niệm công trình nghệ
thuật nên “để lộ” thế giới: “...đó là thế giới đứng trước văn bản, không phải là thế
giới của tác giả nằm phía sau nó” [117, tr.219]. Cũng vậy, theo quan niệm TDH của
Riceour, văn bản KT mở về phía ý nghĩa nội tại của nó và về phía người đọc hay
người sử dụng [117, tr.219]. Bởi vì suy cho cùng, ý tưởng của tác giả sau khi tác
phẩm đã được trình diễn sẽ chỉ tồn tại như một ý được diễn giải giữa vô vàn những ý
diễn giải khác. Nên KT theo tư duy Thông diễn được trình diễn theo những cách hiểu
khác nhau, không nhất thiết trùng với ý ban đầu của tác giả. Điều quan trọng là vật
phẩm KT có khả năng khơi gợi, kích thích những tiềm năng của diễn giải hay không.

Thật vậy, TDH sẽ phát huy khi khám phá những ý tứ gợi mở từ các vật thể của
KT cùng những liên kết giữa chúng. Một công trình càng gợi nên nhiều ẩn dụ kích
thích sự liên tưởng hay suy tư thì càng có sức mạnh hấp dẫn. Ví dụ, nhà thờ
Ronchamp của Le Corbusier tạo nên nhiều ẩn dụ, không cái nào rõ rệt, chính vì thế
nó càng có hiệu quả hấp dẫn. Trong một hội thảo về ký hiệu học kiến trúc, KTS
Hillel Schocken đã vẽ một số ẩn dụ của nhà thờ Ronchamp theo ý riêng của ông
(Hình 3.23), gần như không có cái nào trùng với ý ban đầu của tác giả. Nhà hát
Sydney cũng tạo nên nhiều ẩn dụ thú vị, cũng không còn là ý tưởng “những đám
mây trắng phau” ban đầu của tác giả. Những cánh buồm trắng no gió đón khách,
những cánh hoa đang nở, những vỏ sò hay những con rùa đang làm tình... là những
liên tưởng từ hình tượng nhà hát, nếu chỉ cần đổi góc nhìn (Hình 3.24).

Ví dụ, hình ảnh mái ngói TT được diễn giải theo lối Tả (Hình 3.25a) có duy nhất
một cách đọc; ngược lại, nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh (Hình 3.25b) diễn theo lối
“gợi không phải tả” nảy sinh nhiều nghĩa, nhiều ý, nhiều cảm xúc, nhiều suy tư. Nhìn
phía ngoài công trình mang dáng vẻ hiện đại, song không gian bên trong ta lại bắt
gặp hình ảnh mái dốc nhà dân gian xưa. Hơn nữa, với lối mái dốc vào trong có vẻ
như phản truyền thống, song mục đích để tổ chức thu nước tái sử dụng, công trình
vừa khai thác tính TT vừa mang tinh thần đương đại. Như vậy, ý của màn diễn này
lii

Bản vẻ phác thảo của tác giả

[Nguồn: https://kienviet.net/2019/03/26/nha-nguyen-
notre-dame-du-haut-de-ronchamp-kts-le-corbusier/]

Nhà thờ tạo nên nhiều ẩn dụ, không cái nào rõ rệt; chính
vì thế nó càng có hiệu quả hấp dẫn. Song sự khơi gợi về
“thế giới đứng trước văn bản, không phải là thế giới của
tác giả nằm phía sau nó”. Thật vậy, Kts. Hillel Schocken
đã vẽ một số ẩn dụ nhà thờ Ronchamp theo ý riêng của [Nguồn:
ông. https://www.ethz.ch

Hình 3.23 Nhà thờ Ronchamp của Le Corbusier


liii

[Nguồn:
[Nguồn: https://www.pinterest.es] https://learning.knoji.com]

[Nguồn:
[Nguồn: https://www.aboutaustralia.com] https://vi.pngtree.com ]

Nhà hát Sydney cũng tạo nên nhiều ẩn dụ thú vị, cũng không còn là ý tưởng
“những đám mây trắng phau” ban đầu của tác giả. Những cánh buồm trắng
no gió đón khách, những cánh hoa đang nở, những vỏ sò hay những con rùa
đang làm tình... là những liên tưởng từ hình tượng nhà hát, nếu chỉ cần đổi
góc nhìn.

Hình 3.24 Nhà hát Opera Sydney từ các góc nhìn khác nhau
liv

A. Hình ảnh mái ngói TT được diễn giải kiểu Hình thức mô phỏng lại
[Nguồn: https://www.tienphong.vn]

B. Hình ảnh mái ngói TT được diễn giải


kiểu Hiện tượng luận trong nhà cộng
đồng xã Cẩm Thanh
[Nguồn: https://kienviet.net]

Sự diễn giải khi mọi thứ được minh xác và có duy nhất một cách đọc như lối Tả
(Hình 25A) có hấp dẫn hay thú vị chăng. Nhưng nếu diễn theo lối “Gợi không phải
Tả” (Hình 25B), sẽ nảy sinh nhiều nghĩa, nhiều ý, nhiều cảm xúc, nhiều suy tư.
Nhìn phía ngoài, công trình mang dáng vẻ hiện đại, song không gian bên trong ta lại
bắt gặp hình ảnh mái dốc nhà dân gian xưa.

Hình 3.25 Hai lối diễn giải KT – Tả và Gợi cho ta hai cách “đọc” khác nhau
 
138

có thể được đọc theo nhiều cách, có thể chồng chéo nhau, trái chiều nhau. Ý của màn
diễn cũng có thể không trùng ý của tác giả, mà được cảm nhận như thế nào tuỳ vào
ngữ cảnh hay tâm trạng chiêm nghiệm của người sử dụng.

3.3.1.2. Màn diễn có kết mở

Riceour khăng khăng về bản chất không thể né tránh của nhiệm vụ đang tiếp
diễn của TDH, vốn phải được cơ sở trên sự nghi ngờ của tất cả các ý nghĩa trực tiếp
hiện hình [117, tr.220]. Nên công trình KT nay không phải là tác phẩm đã được “kết
thúc” như theo lối Tả “áp đặt” thường thấy ở thời tư duy Tiền hay Hiện đại; mà ý
nghĩa của kiến trúc không bất định, luôn biến chuyển theo ngữ cảnh và luôn trong
quá trình diễn giải liên tục. Song với tính cứng nhắc và tĩnh tại của tư duy Logic học,
khó có thể giúp ta hiểu được ý nghĩa ẩn sau những vật thể, càng khó hiểu với những
ý nghĩa đang tiếp diễn. Những ý nghĩa diễn giải vẫn còn đang trong quá trình trình
diễn, nên KT không có cái kết “kết thúc” mà chuộng những đa kết hay kết mở. Đó là
một kết thúc mở (open-end), ta thường gặp trong phim ảnh thời nay; kiến trúc không
nằm ngoài xu hướng đương đại này. “Gợi chứ không tả”, sẽ cho ta nhiều ý nghĩa thú
vị để cảm nhận và chiêm nghiệm.

Thật vậy, sự rõ ý không gây nên sự hoài nghi hay võ đoán, giống như suy luận
Logic của chủ nghĩa Cấu trúc, cái biểu đạt được biểu đạt được phơi bày. Ví dụ, sự
diễn giải hình ảnh ngôi miếu xưa vào KT ngày nay (Hình 3.6a), nếu diễn giải theo
kiểu mô phỏng thì đây là một cái kết đóng, khi ý tưởng của tác giả quá rõ ràng. Song
sự diễn giải như thế có hấp dẫn hay thú vị chăng, khi mọi thứ được minh xác và có
duy nhất một cách đọc. Người xem và tác giả ở đây không cần giao lưu, tương tác
hay phản hồi. Ngược lại, ở đài tưởng niệm Bắc Sơn (Hình 3.6b) dạng ngôi miếu
được khắc hoạ bởi khoảng trống âm đục vào khối đá. Khối âm (kiến trúc) lọt trong
phần vỏ (điêu khắc) đơn giản - cái ít bọc cái nhiều, cái tượng trưng bọc cái phong
phú; gợi lên được hình tượng mong muốn; gạt bỏ nhu cầu về cái cụ thể, chẳng màng
chi tiết, không còn chật chội gò bó. Hơn nữa, việc sử dụng chất liệu vàng dát mặt
trong đài, ban đêm chiếu sáng tựa như ngọn nến khổng lồ thắp lên trời cao. Hình
 
139

tượng thật cô đọng, chắt lọc và mang đậm ý nghĩa tâm linh. Thêm vào đó, chiếc đỉnh
cỡ lớn bày ở chính giữa đài tưởng niệm như bất ngờ xuất hiện giữa trời đất giao hòa,
một mặt gởi thông điệp tinh thần kết nối âm dương; mặt khác, thu hút mọi cái nhìn,
dồn tâm về cõi nhớ: trang nghiêm, tĩnh lặng, da diết .... – những ngôn ngữ không lời.
Màn diễn ở đây dường như mở liên tục cho sự diễn dịch, trong đó ý tưởng được gợi
mở, biến chuyển và kết nối.

KT với kết-mở gợi nhiều cách đọc, cách cảm nhận; có thể gợi nên một ý tưởng
mới, gợi nên một câu chuyện khác, làm tiền đề cho sự tiếp triển ví như cho một
truyền-thống-mới. Vì thế, cần có những cách tiếp cận động với TT, không cứng nhắc
nên theo lối diễn giải nào, mà tuỳ theo ngữ cảnh và nhu cầu; miễn sao đã qua một
quá trình đối thoại và thoả thuận các bên. Sau quá trình này, TT hẳn không còn ở
dạng “thô”; mà đã được tinh luyện thành những dạng mới của TT, song vẫn giữ
những bản chất của TT và có thể tạo nên những truyền-thống-mới. Tức ta không sao
chép cấu trúc KTTT một cách cứng nhắc mà thể hiện bản chất nguồn gốc của TT,
lưu giữ những mỹ cảm của nó trong công trình đương đại và phát huy chúng. Nếu
hình tượng hoá cho dễ hiểu, thì KT sẽ phát triển theo đường xoắn ốc quay quanh một
trục là trục TT cố định, tuy KT phát triển càng ngày càng tiến ra xa trục, song vẫn
xoay quanh nó (ý này sẽ được làm rõ ở mục kế sau 3.3.2.1)

Tóm lại, những thông điệp gởi gắm trong quá trình thiết kế; những mỹ cảm trải
nghiệm, những ý nghĩa gợi mở trong quá trình hiện diện của kiến trúc có thể không
được “đọc” đúng; bởi ý nghĩa luôn phát sinh, đang biến dạng, đã chuyển nghĩa và
nhất là đang sản sinh ra nghĩa mới qua chính tác động, sinh hoạt của con người. Hiểu
và lý giải ý nghĩa của KT như thế, TDH giúp ta “viết” nghĩa trong quá trình thiết kế
và “đọc” nghĩa khi KT vận hành. Nói theo TDH đó là quá trình tái diễn và tái nhận
các ý nghĩa của KT. Đây cũng chính là cơ sở giúp ta hiểu, cảm nghiệm và thực hành
tạo nên tính biểu trưng trong KT. Vậy, TDH đã không chỉ phát huy được tính chất
công cụ, mà còn phát triển được bản chất năng động sâu xa và sáng tạo của mình.

3.3.2. Tiêu chí đánh giá


 
140

Nhận thấy sự tương đồng rằng kiến trúc là một văn bản văn hoá và nhân đọc
cuốn sách Alain Robbe - Grillet: Sự thật và diễn giải của Nguyễn Thị Từ Huy [41],
NCS mượn ngôn ngữ của văn chương để nói về tiêu chí đánh giá sự diễn giải TT
trong kiến trúc đương đại: tái diễn/ tái hiện, tái lập, tái nhận...

3.3.2.1. Tái diễn khác tái lặp

Trong cuốn sách, nhà phê bình xã hội Kierkeggard đã thiết lập sự tương phản
giữa tái diễn và tái lặp, rằng: “Tái lặp và tái diễn là cùng một vận động, nhưng theo
hướng đối lập nhau. Cái mà ta tái lặp sẽ giống hệt với cái đã xảy ra, vậy nên đó là
một vận động hướng về phía sau, trong khi đó tái diễn hướng về phía trước: cùng với
những đổ nát của quá khứ, tôi sẽ xây dựng một thế giới mới, và đấy không phải tái
lặp mà là tái diễn” [41, tr.326]. Nếu trong văn chương là sự tái diễn, thì trong KT đó
là sự tái hiện - cũng phản ánh đúng như suy tư này. Có thể nói tái lặp là kết quả của
bút pháp Tả, do cùng cố tạo nên những sự giống nhau; ngược lại, bút pháp Gợi có
mục tiêu kết nối, gợi mở, hướng tới tương lai nên sẽ là những tái diễn.

Mặt khác, từ ý niệm của Robbe-Grillet về cấu trúc trượt của tiểu thuyết và cấu
trúc rung của tư duy triết học, khi ông nói: “...cấu trúc phát triển của một cuộc
phiêu lưu tiểu thuyết được đặt trong tương quan với cấu trúc phát triển của một cuộc
phiêu lưu khái niệm của tư tưởng. Tôi cho rằng đó là những gì tạo nên sự đối lập
giữa rung và trượt....tôi công nhận rằng tư duy khái niệm có thể rung, nhưng là rung
xung quanh một trục cố định, nghĩa là nó cần có một hạt nhân nghĩa vững chắc ngăn
không cho nó chảy trôi,... Ngược lại cấu trúc trượt hoàn toàn đối lập lại điều đó,
theo nghĩa: nó không ngừng rời bỏ các vị trí mà nó vờ như đã có được.” [41, tr.269].
Trên cơ sở so sánh này, ta có thể thấy sự tương đồng rằng giá trị vật chất, khoa học
tự nhiên, yếu tố tự nhiên... có sự phát triển theo cấu trúc trượt; giá trị tinh thần, khoa
học nhân văn, yếu tố xã hội,... phát triển theo cấu trúc rung.

Thật vậy, VHTT thể hiện qua hai ứng xử với: môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Trong đó, yếu tố tự nhiên phát triển, thay đổi khá nhiều theo thời gian, ví dụ
 
141

nước khi nóng bốc thành hơi nước, tụ thành mây, mây tạo nên những cơn mưa...; hay
cây xanh phát triển từ hạt, lớn lên rồi chết biến thành bùn, qua thời gian hoá thạch
thành than, rồi than được khai thác chuyển hoá thành năng lượng, ... Ta thấy các chất
tự nhiên này biến từ dạng này qua dạng khác có thể khác hoàn toàn, tức sự tái hiện ở
đây tương tự như sự phát triển theo dạng trượt. Trong khi đó, các yếu tố VH xã hội.
ví dụ người Việt có TT ăn cơm, ngày nay cuộc sống diễn ra đa dạng và phong phú
cho ta nhiều lựa chọn như ăn phở, ăn bún, bánh bèo, ... nhưng đó là những dạng hiện
thể khác nhau của “cơm” vì cũng được làm từ bột gạo. Ví dụ khác, lối sống người
Việt thích phơi quần áo ngoài nắng, vì đây là xứ sở đầy nắng và gió. Ngày nay dù có
máy sấy, dù ở những chung cư cao tầng diện tích hạn hẹp, chúng ta vẫn thích phơi đồ
phía ngoài cho có chút “hơi” nắng, nên vẫn cần một khoảng nhỏ không gian cho nhu
cầu phơi phóng, nếu không muốn thấy những cảnh phơi đồ gây thiếu mỹ quan cho
mặt đứng công trình hay đô thị. Tức quá trình biến chuyển của yếu tố văn hoá xã hội
ít có sự đổi khác hoàn toàn, dù có thay đổi thành dạng nào thì bản chất người Việt
vẫn thích ăn cơm, căn nhà vẫn cần khoảng không gian phơi phóng; ta thấy sự tái diễn
này tương tự như sự biến chuyển của dạng rung. VHTT là sự tích hợp của các ứng
xử với hai yếu tố trên, một phát triển theo dạng trượt và một theo dạng rung, nên
không thể là sự tái lặp - là một sự tái diễn.

Hơn nữa, VHTT là sự kết hợp của những ứng xử đối với tự nhiên và xã hội, nên
những tái diễn của nó là một sự tích hợp phát triển theo dạng vừa trượt, vừa rung như
một dạng xoắn ốc, có thể càng ngày càng phát triển trượt ra xa, song vẫn rung hay
xoay xung quay một trục, đó là trục TT đã được định hình và ổn định. Tuy nhiên,
nên phát triển theo dạng rung hơn dạng trượt, để không trượt quá xa trục TT, để ý
nghĩa của TT không bị mờ nhạt dần. Sự hình tượng hoá như vậy, cũng cho thấy mối
liên kết giữa phát triển và bảo tồn TT; để thấy sự phát triển cần sự cân bằng mong
đạt được sự bền vững.

Mặt khác, nếu TT là những ứng xử với các yếu tố tự nhiên được thể hiện bằng
các công nghệ xây dựng hay vật liệu xây dựng. Công nghệ xây dựng phát triển
 
142

không ngừng, công nghệ mới có thể khác hoàn toàn công nghệ cũ. Vật liệu xây dựng
mới làm thay đổi kết cấu, không gian sử dụng, cũng như những cảm thụ thẩm mỹ
kiến trúc cũng thay đổi theo. Ví dụ ta có thể thấy sự khác nhau hoàn toàn của công
trình xây dựng bằng kính và bằng gạch. Một bên thường được miêu tả với những
tính từ mở, nhẹ, lạnh, hiện đại...; bên còn lại thường là đóng, nặng, ấm, truyền
thống,... Nên ta có thể nói khoa học tự nhiên phát triển bởi những sự sáng tạo, những
phát minh tạo nên các cuộc cách mạng khoa học. Mà các cuộc cách mạng khoa học
thường có đặc trưng không liên tục, thể hiện bởi những sự đứt gãy là một dạng phát
triển trượt.

Trong khi đó, dù công nghệ xây dựng, vật liệu thay đổi nhiều song tư duy thiết
kế với những nguyên lý, ví dụ ba tiêu chí của KT: công năng, bền vững và mỹ cảm
dù có những thay đổi; nhưng thay đổi chậm hơn và cũng không hoàn toàn khác, mà
là sự bổ sung, đổi mới hoàn thiện hơn. Ví như tiêu chí bền vững nay không chỉ quan
niệm là công trình chính nó tồn tại bền vững, mà môi trường xung quanh nó cũng
cần tồn tại bền vững, tức những vấn đề cảnh quan đô thị, môi trường sinh thái cũng
cần bền vững, và gần đây cả vấn đề môi trường VH xã hội cũng được quan tâm. Sự
phát triển tư duy sau không phủ nhận, loại bỏ hoàn toàn cái trước, mà có sự kế thừa,
đổi mới hay cải cách theo dạng rung; tức là những cuộc cải cách tư duy, song vẫn
còn có sự kết nối, không phải là sự đứt gãy như các cuộc cách mạng KH.

Vì thế, ứng xử với VHTT nên là những tái hiện của cuộc cải cách hơn là của
cuộc cách mạng, tức vừa có cái mới lẫn vừa có cái cũ, có tiếp nối. Mặt khác, với tính
chất còn tiếp diễn này, thì những kết-mở với bút pháp thiên về lối Gợi mới có thể
diễn giải được những tái diễn/ tái hiện; trong khi đó những diễn giải tái lặp từ bút
pháp Tả thường dẫn tới những kết-đóng. Vậy tái diễn/ tái hiện là tiêu chí đầu tiên/ cơ
bản để xác định/ đánh giá đó là sự diễn giải TT.

3.3.2.2. Tái diễn và đổi mới

Robbe-Grillet quan niệm:“...bởi vì ý tưởng về tái diễn bao hàm cả ý tưởng cho
 
143

rằng thế giới chưa kết thúc, mãi mãi cần phải xây dựng nó, tái xây dựng nó, qua hành
động đó con người được đặt vào viễn cảnh của sáng tạo: chính con người sẽ xây
dựng thế giới.” [41, tr.356]. Chính sự dở dang, chưa hoàn tất, hoặc chưa được giải
quyết và đòi hỏi phải được giải quyết là điều kiện cần cho sự tái diễn xảy ra. Một vấn
đề đã được giải quyết hẳn là vấn đề đã kết thúc của quá khứ. Trái lại, một vấn đề
chưa tìm thấy giải pháp được chờ đợi như là một yếu tố của tương lai; nó có tương
lai vì nó tạo cơ hội cho người ta quay lại với nó, và để có thể tiếp tục xuất hiện. Đấy
là lý do để tái diễn hướng về phía trước, hướng về sự hoàn thiện tức cần sự đổi mới.

Thật thế, vì ta không thể nào hiểu hết TT, ta không thể nào diễn giải hoàn toàn
được TT, nên đề tài về TT không bao giờ là không có tính thời sự. Ví dụ, khi phát
hiện xu hướng kiến trúc xanh đương đại có những nét tương đồng với kiến trúc TT.
Cha ông ta ngày xưa, để ứng phó với điều kiện khí hậu, địa hình và với vật liệu hiện
có,... đã tạo tác nên những căn nhà, mà ngày nay chúng ta thấy chúng thoả được các
tiêu chí của kiến trúc xanh. Song ngày nay với điều kiện tự nhiên, nhất là điều kiện
xã hội thay đổi nhiều, ta không thể áp dụng những ứng phó như xưa. Nói cách khác,
phát hiện kiến trúc TT Việt Nam là một hình thức của kiến trúc xanh, nhưng chưa
thể áp dụng vào kiến trúc đương đại được, đó là vấn đề đang dang dở; mở ra một
hướng cần sự đổi mới để có được sự thích ứng, nó là điều kiện cần cho sự tái diễn.
Vậy, không thể tái lặp, ta cần một sự đổi mới, tức một sự tái diễn.

Hơn nữa, Robbe-Grillet quan niệm “...yếu tố mới, tự phân rã và tái tổ chức trong
một thực thể vừa cũ vừa mới, vừa giống vừa khác, vừa là chính câu chuyện đó, vừa
là một câu chuyện khác, trong một nguyên tắc mang tính nghịch” [41, tr.322]. Khái
niệm tái diễn này được Gilles Deleuze, triết gia cùng thời với Robbe- Grillet, đã
nghiên cứu bàn bạc sâu rộng hơn trong tác phẩm Khác biệt và tái lặp6 (Difference
and Repetition - năm 1968) [92]. Vì tái diễn luôn bị chuyển dịch so với những tái lặp

                                                                                                                       
6
Khi đối lập tái lặp với tính phổ quát và với định luật, Deleuze không thấy cần thiết phải phân biệt tái lặp và
tái diễn. Do đó, tái lặp của ông có thể được hiểu như là tái diễn theo nghĩa mà Robbe-Grillet quan niệm. Vì
trong quan niệm của Deleuze, tái lặp chính là khác biệt, chứ không phải đồng nhất hay giống hệt, nhưng để
tránh nhầm lẫn, ta dùng từ tái diễn cho cả lập trường của Deleuze.
 
144

khác, và với điều kiện là ta biết rút ra từ đó một sự khác biệt, nên chính sự dịch
chuyển này tạo nên sự khác biệt, và sự khác biệt này biến tái diễn thành đổi mới.
Tiến trình phát triển của cuộc đời có thể là một chuỗi của những sự tái diễn, nhưng
tái diễn với một vị thế khác, có sự đổi mới, có một sự phát triển; đây cũng là điều
kiện đủ để ta xác định đó là sự tái diễn đích thực.

Cần nhấn mạnh rằng tái diễn và đổi mới như hai điều kiện cần và đủ, không thể
thiếu một. Ví dụ, nhận thấy KTVNĐĐ nên diễn giải phát huy “tính KT xanh” vốn có
của KTTT Việt là hướng đi đúng; nhưng cần diễn giải kiểu tích hợp vừa tái hiện lại
KTTT vừa có sự đổi mới thích ứng với thời đại. Ví dụ, Nhà vườn xếp (Stracking
green house) (Hình 3.26a) của KTS Võ Trọng đã diễn giải nhập nhằng được hình
ảnh hàng cây và tấm phên trước nhà TT, khi phát huy được hiệu của của sự che
nắng, đón gió, cách nhiệt ... - những ứng xử của KT nhiệt đới. Do ngày nay cần ứng
xử thêm với các điều kiện vật chất, an ninh, xã hội... nên hàng cây và tấm phên xưa
đã trở thành “vườn xếp” với những thanh lam cũng là những chậu cây. Cách diễn
giải này đã tích hợp vừa có sự tái diễn vừa có sự đổi mới nên công trình khá thành
công, nhận được nhiều sự ca ngợi. Ngược lại, công trình Nhà cho cây (House for
trees) (Hình 3.26b) lại là sự quá đổi mới, song thiếu sự tái diễn. Công trình và cây
xanh xưa nay vốn xen lẫn kề nhau “trước cau sau chuối”, cây làm phông nền, bao
cảnh cho nhà; có như vậy con người mới hưởng được những lợi ích từ cây xanh.
Nhưng ở Nhà cho cây, cây được trồng trên mái, sân nhà lại vắng cây xanh; ngoài
hưởng được bóng mát từ cây, con người nếu muốn hưởng những lợi ích khác từ cây,
một là phải ngước lên nhìn cây, hai là phải trèo lên mái nhà. Vậy, căn nhà khác chi
những chậu cây, con người như “con kiến” đi ra đi vào chậu cây ấy. Đúng là “nhà
cho cây” (house for trees), nhưng nhà vốn phải cho người và cây cũng cho người. Ở
đây NTK đã quá xa đà với việc đổi mới mà xem nhẹ việc tái diễn, nên dẫn tới những
cách “đọc” không nên có như thế. Vì vậy, cần phải có sự tích hợp giữa tái diễn và
đổi mới, song cũng có sự cân bằng giữa chúng tuỳ THKT đặt ra. Đây cũng có thể là
lý do để giải thích sự không bền vững của thuyết Phản truyền thống của Kenzo
Tange; ngược lại Vượt truyền thống có tính thuyết phục hơn và sức sống lâu dài hơn.
lv

A. Nhà vườn xếp (Stracking green B. Nhà cho cây (House for trees)
house) [Nguồn:https://www.archdaily.com/518304
[Nguồn:https://kienviet.net/2012/10/0 /house-for-trees-vo-trong-nghia-
4/nha-vuon-xep-cua-kts-vo-trong- architects/53a3648dc07a80d6340002a0-
nghia-chien-thang-tai-lien-hoan-kien- house-for-trees-vo-trong-nghia-architects-
truc-the-gioi-2012/] photo]

Hình 3.26 Cần phải có sự tích hợp giữa Tái diễn và đổi mới; song cũng cần có sự
cân bằng giữa chúng tuỳ vào THTK
 
145

Thật ra, đổi mới là kết quả của cuộc cách mạng, của tư duy Logic; trong khi đó,
tái diễn là thành quả từ cuộc cải cách, của tuy duy Thông diễn. Vậy tiêu chí cần và
đủ - tái diễn và đổi mới là sự tích hợp hai đặc trưng của hai của hai lối tư duy khi
diễn giải TT. Lưu ý rằng, kết quả của lối tư duy Logic ta có hai chiều hướng: một là
cổ vũ cho một trật tự thống nhất của những cái giống nhau, mà kết quả minh chứng
là KT Hiện đại, phong cách Quốc tế; hai là đổi mới vì những sự khác nhau hoàn toàn
mà những phát minh tạo nên các cuộc cách mạng khoa học là minh chứng. Nên sự
tái diễn đích thực là sự tích hợp của chiều hướng thứ hai – tinh thần của các cuộc
cách mạng, một dạng phát triển trượt và dạng phát triển rung của các cuộc cải cách.

Sơ đồ 3.6. Quá trình diễn giải TT là sự tiến triển của chuỗi các tái diễn
[Nguồn: tác giả]

Mặt khác, nhìn lại từ TDH, thấy rằng sự kết hợp của hai dạng phát triển trượt và
rung có sự tương đồng với vòng Thông diễn – một dạng phát triển vòng soắn ốc.
Thật vậy, các diễn giải TT dù thể hiện sự “trượt” ngày càng tiên tiến, song vẫn là
những dạng diễn giải “rung” xoay xung quanh trục TT. Thật thế, dù sự hiểu và diễn
giải TT có tiến triển như thế nào theo vòng Thông diễn, thì xuất phát điểm của nó
cũng từ tiên kiến; mà TT là vật liệu tạo nên tiên kiến này. TT sẽ như một mạch ngầm
không ngừng được tham chiếu, trao đổi, chuyển tải.... như một trục vô hình trong sự
tiến triển của chuỗi các tái diễn KT cũng như sự hiểu của NTK (Sơ đồ 3.6). Nên TT
vẫn hiện diện trong vật phẩm kiến trúc dù có đôi khi không có sự tương đồng trong
hình thức; song bản chất vẫn là cái cốt lõi của truyền thống, hay phát huy cái lý do đã
 
146

hình thành nên TT đó, để tái hiện trong KTĐĐ. Hiểu vậy, để ta có thể phát hiện hay
tái nhận được VHTT đã diễn giải trong KTĐĐ. Ví dụ, hàng hiên, ban công, hành
lang đệm (Hình 3.27) là những dạng rất khác nhau; song có cùng bản chất là tạo nên
một không gian chuyển tiếp cách nhiệt với bên ngoài ngôi nhà. Đây là những dạng
tái hiện khác nhau của không gian hiên nhà xưa, tuỳ thuộc vào không gian và thời
gian của THTK ngày nay là nhà biệt thự, chung cư hay dãy phố liên kế thương mại,
mà có những diễn giải khác nhau như vậy.

Vậy quá trình diễn giải TT vào KTĐĐ là một chuỗi những sự tái diễn; nhưng tái
diễn ở những vị thế khác, có sự đổi mới. Đó là sự tích hợp của tái diễn và đổi mới để
có sự tái diễn đích thực, vừa có chiều hướng phát triển rung quay quanh trục TT, vừa
hướng phát triển trượt hướng đến sự phát triển ở mức độ cao hơn hay thích ứng hơn
với đương thời. Vậy, tái diễn và đổi mới là tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá sự
đích thực của diễn giải TT. Đây cũng chính là sự tích hợp của hai lối tư duy Logic và
Thông diễn để diễn giải KT luôn phát triển song không đánh mất bản sắc.

KẾT CHƯƠNG 3

1. Bước đầu ứng dụng TDH cần: đổi mới phương thức tiếp cận; chuyển hoá
quan niệm ứng xử với TT; xây dựng tiên kiến từ trong nhận thức về truyền thống.

2. KTTT VN mang tính Thông diễn nên ứng dụng TDH vào KTVNĐĐ sẽ có
triển vọng: chữa các “căn bệnh” khai thác TT; như một đối trọng với Logic học –
diễn về những cái-đẹp-có-nghĩa; vượt qua tính nhị nguyên – tạo truyền-thống-mới.

3. Khi theo phương thức tư duy Thông diễn với bản chất gợi mở trong quá trình
thiết kế cũng như cảm thụ KT, ba hoạt động của diễn giải VHTT vào kiến trúc
đương đại VN: Giải thích; Chuyển nghĩa; và Giải nghĩa có những thay đổi:

KHAI THÁC DIỄN GIẢI

- Khai thác thô (cắt dán, sao chép,...) - Diễn giải bản chất, những giá-trị-
lvi

Hiên nhà trước hầu hết các ngôi nhà ở dân Một hàng hiên bao quanh căn nhà
gian [Nguồn: http://lehd.vn] [Nguồn: https://www.ideiasdecor.com]

Ban công trong các nhà chung cư Hành lang đi bộ của dãy nhà liên kế

[Nguồn: Tác giả] thương mại [Nguồn: tác giả]

Hàng hiên quanh nhà, ban công, hành lang đệm là những dạng rất khác nhau; song
có cùng bản chất là tạo nên một không gian chuyển tiếp, không gian đệm cách nhiệt
với bên ngoài ngôi nhà. Tức tái diễn lý do đã hình thành nên TT, nay tuỳ thuộc vào
không gian và thời gian của THTK mà có những diễn giải khác nhau như vậy.

Hình 3.27 Những hình thức tái diễn và đổi mới hiên nhà của nhà ở dân gian
trong KTĐĐ
 
147

- Tính hình thức (phô diễn, tốn kém,..) đương-đại; những cái-đẹp-có-nghĩa

- Tách bạch (giá trị vật chất/ tinh - Đối thoại cùng tồn tại (vừa giá trị vật
thần...) chất và tinh thần)

TẢ GỢI
- Ý nghĩa rõ ràng và đơn nhất - Màn diễn có nhiều lối diễn
- Thiên về tính hình thức - Ngữ cảnh là quan trọng
- Không làm TT phong phú sáng tạo - Tạo hồn nơi chốn
KẾT-ĐÓNG KẾT-MỞ

- Tĩnh, kết thúc “áp đặt” - Động, có nhiều cách “đọc”


- Cho sự ngắm nhìn - Cho sự cảm nghiệm
- Tái lặp - Tái diễn/ tái hiện và đổi mới

4. Nhìn chung những sự thay đổi trên mang tính tích hợp – tích hợp hai lối tư
duy Logic và Thông diễn, hay là sự tích hợp các mô hình tư duy Hình thức luận, Cấu
trúc luận và Hiện tượng luận; để diễn giải được tính nhập nhằng trong kiến trúc: vừa
là vật thể Vật lý, vừa là vật thể Nghệ thuật và vừa là vật thể Xã hội. Khi đó sự diễn
giải TT vào KTĐĐ bằng lối Tả hay Gợi hay kết hợp cả hai tuỳ vào THTK.

Sơ đồ 3.7. Sự tích hợp trong tư duy thiết kế cũng như các lối diễn giải để diễn giải
được sự tổng toàn nhập nhằng của KT [Nguồn: Tác giả]
 
148

PHẦN KẾT
1. SỰ BIẾN CHUYỂN TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC DIỄN GIẢI KT:
Khai thác VHTT vào KT không phải là một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất
yếu trong quá trình tư duy thiết kế, nên đây là một phương thức thiết kế luôn tồn tại;
chỉ có những sự diễn giải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời kỳ
không giống nhau, do hoàn cảnh và THTK không giống nhau. Nhưng trên bình diện
tổng thể, có thể thấy có các cách thức diễn giải TT trong KT theo các mô hình tư duy
như sau: diễn giải Hình thức; diễn giải Cấu trúc và diễn giải Hiện tượng. Song mỗi
lối diễn giải này đều có sự khiếm khuyết; vì vậy mà KTĐĐ có chiều hướng hướng
về một phương thức có lối tư duy linh hoạt hơn, đa chiều hơn, coi trọng tính quan hệ,
cổ vũ sự khác biệt, tiểu tự sự và tất cả tồn tại trong sự đối thoại – đó cũng là những
đặc trưng của lối tư duy ngôn ngữ - tiền đề của lý thuyết Thông diễn học.
2. PHƯƠNG THỨC TƯ DUY TÍCH HỢP: TDH với quan điểm về tính toàn
thể, KT nên hướng tới “vùng giao thoa” của hai lãnh địa: ứng dụng và mỹ cảm, thay
vì tách bạch thành hai trường phái. Cũng với quan niệm “bao gồm” và “trọng mối
quan hệ” cùng với phương thức hành động là những sự đối thoại và thoả hiệp, tư
duy Thông diễn sẽ làm mờ ranh giới giữa chúng. Hay đây là tinh thần tích hợp sẽ
bao gồm các mô hình tư duy Hình thức luận, Cấu trúc luận và Hiện tượng luận; để có
thể diễn giải được sự tổng toàn của KT khi chứa đựng trong nó vừa là vật thể Vật lý,
vừa là vật thể Nghệ thuật và vừa là vật thể Xã hội. Chính như vậy, việc diễn giải
VHTT vào KT bằng tư duy Thông diễn sẽ là một lối diễn giải tích hợp, khi ấy TT sẽ
được diễn giải trọn vẹn và tinh tế hơn.
3. Ý NGHĨA CỦA TDH ĐỐI VỚI KT VÀ VH TRUYỀN THỐNG TRONG
KT: Trong quá trình thiết kế và tồn tại của KT, TDH như một đối trọng với Logic
học, giúp diễn giải những cái đẹp có nghĩa, tạo cán cân mỹ cảm cân bằng với ý
nghĩa thực dụng của KT; giúp KT được nhìn nhận thêm ở khía cạnh tư tưởng với
chức năng giáo dục nhận thức. Trong đó, TT là một vật liệu đầy “chất cảm” tạo nên
những ý nghĩa cho KT. Mặt khác, do bản chất gợi mở của TDH, quan niệm về TT là
không cố định, do phụ thuộc vào ngữ cảnh, THTK. Nên diễn giải TT không đơn giản
 
149

chỉ là sự tạo giá trị đương đại cho TT, mà còn là sự thay đổi và chiếm hữu một cách
sáng tạo các nội dung của TT. Như thế, bảo vệ TT cần nhưng chưa đủ, mà chuyển
thành vượt TT, tạo nên truyền-thống-mới sẽ là mục tiêu cần hướng đến của KTĐĐ.
4. QUÁ TRÌNH DIỄN GIẢI VHTT TRONG KT: Theo TDH kiến trúc có hai
quá trình: (1) thiết kế như một quá trình diễn giải những suy tư của NTK; (2) sản
phẩm KT được lý giải như sự trình diễn những suy tư thiết kế và những trải nghiệm.
Nên quá trình thiết kế diễn ra là một quá trình hiểu và diễn giải: hiểu các điều kiện
hay các THTK và diễn giải sự hiểu biết ấy sẽ cấu thành nên công trình; qua đó tiết
lộ: vật phẩm đang được thiết kế và tư duy của NTK; nên vật phẩm KT sẽ có hai ý
nghĩa: có ngôn ngữ và có sự khác biệt. Mặt khác, quá trình này sẽ biến chuyển dự
kiến thành vật phẩm KT và tiên kiến thành tư duy của NTK. Tiên kiến phần lớn bắt
nguồn từ những gì có trước như kinh nghiệm, như sự hiểu biết về TT… khi đã trở
thành vô thức trong NTK, nên nó luôn mang tính tất yếu, luôn khởi nguồn cho quá
trình thiết kế. Song TT với tư cách là tiên kiến chỉ tham gia vào thời gian đầu; không
phải trong suốt quá trình thiết kế, nên tiên kiến sẽ ngăn chặn sự lặp lại TT, khiến TT
sẽ được chọn lọc, trao đổi, chuyển tải... mà không nhất thiết phải là những “bản sao”.
5. KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: các lối diễn giải VHTT trong KT
ở các thành phố lớn nước ta cũng đang diễn ra theo tiến trình chung của thế giới;
song khuynh hướng chủ đạo vẫn đang theo lối diễn giải Cấu trúc, rải rác có một vài
công trình theo lối diễn giải Hiện tượng. So với thế giới, có sự chậm muộn hơn ước
tính từ 30-40 năm. Điều đáng hy vọng nhất là do KT truyền thống VN cũng mang
tính Thông diễn, nên việc ứng dụng TDH không những giúp nền KT nước nhà bắt
kịp với nhịp của thế giới; trong đó, TT sẽ được diễn giải một cách tự nhiên, chân thật
và thuyết phục. Cụ thể, là những triển vọng sau: (1) giải quyết các hạn chế về khai
thác VHTT, ít nhất là giảm sự cắt dán, sao chép VHTT như hiện nay; (2) như một
đối trọng với Logic học, việc diễn về những cái đẹp có nghĩa sẽ làm phong phú cho
TT; (3) vượt qua tính nhị nguyên, TDH sẽ giúp tạo nên truyền-thống-mới cho sự tiếp
diễn mai sau như những gì mà KTĐĐ Nhật Bản đã thể hiện.
6. ỨNG DỤNG TDH VÀO KTĐĐ VIỆT NAM ta cần: (1) đổi mới cách tiếp
 
150

cận và thay đổi quan niệm ứng xử với TT – DIỄN GIẢI TT thay vì chỉ KHAI THÁC
thô - chúng ta cần diễn giải cái hiệu quả mà nó đã từng tạo ra, hay nguyên nhân
khiến truyền thống trở thành TT, tiếp tục phát huy tác dụng để trở thành giá trị
đương đại; (2) nên diễn giải TT theo bút pháp GỢI hơn là TẢ - tức không nhất thiết
phải tả thực lại hình ảnh KTTT với mọi chi tiết của công trình cụ thể; mà màn diễn
có thể có nhiều lối diễn, miễn sao gợi lên được cái chất, cái thần của VHTT. Tuy
nhiên, TẢ hay GỢI hay kết hợp cả hai tuỳ vào THTK; có như thế, KT sẽ thể hiện
bản sắc dân tộc, nhưng lại đa dạng theo sự sáng tạo của từng KTS. Cùng với điều đó,
VHTT sẽ ngày càng phong phú và chắc hẳn một TT mới sẽ được tạo nên; (3) tạo
những KẾT-MỞ hơn là KẾT- ĐÓNG, cho nhiều ý nghĩa thú vị để cảm nhận và trải
nghiệm, trong đó ngữ cảnh là quan trọng. Có thế VHTT sẽ được tái hiện một cách
tinh tế và sống động cho cả sự cảm nghiệm hơn là chỉ cho sự ngắm nhìn đơn thuần.
7. KIẾN NGHỊ: Luận án giới thiệu lý thuyết Thông diễn học, để có thêm một
cách tiếp cận mới về VHTT và vấn đề VHTT trong KT nói riêng; một cái nhìn đa
chiều hơn, tổng toàn hơn. Để những luận điểm mới này được phổ cập, NCS cho
rằng: (1) Nhà giáo dục/ NTK cần cập nhật lý thuyết TDH để ứng dụng cho công tác
giảng dạy và hành nghề; (2) NTK cần có một tư tưởng thiết kế, không nên chỉ quá
chú tâm chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài và những tiện nghi vật chất, mà quên đi những
giá trị VH xã hội thể hiện ở tính bản địa, tính cộng đồng nhân văn,..; (3) cần xây
dựng trong nhận thức về VHTT cho NTK/ Sinh viên KT; (4) Nhà phê bình/ nhà quản
lý cần hướng tới việc nâng cao khả năng cảm thụ, chiêm nghiệm công trình KT cho
Người sử dụng, không quá chuộng hình thức chỉ thoả mãn cho sự ngắm nhìn.
8. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: Theo TDH kiến trúc có hai quá
trình: (1) thiết kế như một quá trình diễn giải những suy tư của NTK; (2) sản phẩm
KT được lý giải như là sự trình diễn những suy tư thiết kế và trải nghiệm. Luận án đã
tập trung vào quá trình thứ nhất; nghiên cứu tiếp theo sẽ về quá trình thứ hai. Tức
nghiên cứu sâu hơn quá trình vận hành, cảm thụ KT theo lối gợi mở, vì công trình
KT có “kết-mở” (để ngỏ những khả năng tự cảm thụ cho nhiều đối tượng, chủ thể
khác nhau) sẽ tồn tại như một màn trình diễn với những ý nghĩa luôn tiếp diễn.
 
XVII

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lê Trần Xuân Trang (2004), Vài quan sát về tính “Nhập nhằng” trong kiến
trúc Việt Nam (Nhân đọc quyển: “Tính phức hợp và mâu thuẫn trong kiến
trúc” của Robert Venturi), Báo cáo KH trong Hội nghị Khoa học năm 2004
của trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM
2. Lê Trần Xuân Trang (2005), Về tính "nhập nhằng" (phức hợp và mâu thuẫn)
trong kiến trúc, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc TpHCM.
3. Lê Trần Xuân Trang (2012), Hình tượng hoa sen trong kiến trúc Việt Nam
truyền thống và đương đại, Tạp chí Kiến trúc số 207-07-2012, Hội kiến trúc
sư Việt Nam
4. Lê Trần Xuân Trang (2018), Diễn giải VHTT trong kiến trúc: Hình thức
diễn, Cấu trúc diễn và Hiện tượng diễn, Tạp chí Kiến trúc số 10-2018, Hội
kiến trúc sư Việt Nam
5. Lê Trần Xuân Trang (2018), Tả và Gợi, Tạp chí Kiến trúc số 11-2018, Hội
kiến trúc sư Việt Nam
XVIII

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Châu Mỹ Anh (2000), “Còn đâu một nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc”, Tạp chí Kiến trúc số 82.
[2] Nguyễn Tường Bách (2001), "Lão Giáo", Đạo của vật lý. Nhà xuất bản Trẻ,
HCM, p. 153
[3] Trần Quốc Bảo (2018), Quá trình xây dựng tư duy,
https://gachatelier.wordpress.com/author/gachatelier/
[4] Bộ Xây dựng (2003), Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2020,
NXB Xây dựng.
[5] Lê Nguyên Cẩn (2013), Một vài khái niệm của chủ nghĩa Hậu hiện đại, tham
luận Hội thảo “Văn học hậu hiện đại: lý thuyết và thực tiễn”, ngày
15/01/2013, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Nguyễn Việt Châu (2010), “Kiến trúc sinh thái – đỉnh cao của kiến trúc hiện
đại, truyền thống”, Tạp chí kiến trúc số 4
[7] Nguyễn Huy Côn (2004), Kiến trúc và môi sinh, Nxb Xây Dựng
[8] Nguyễn Văn Cương (2010), “Tính dân tộc trong kiến trúc và xu hướng kế thừa
di sản kiến trúc truyền thống”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 313.
[9] Nguyễn Bá Đang (2009), “Các hình thức mái nhà Việt Nam”,
http://dienvk.blogspot.com/2009/07/cac-hinh-thuc-mai-nha-viet-nam-
trong.html
[10] Trần Thiện Đạo (2008), Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
[11] Tôn Đại (1989), “Các xu hướng dân tộc trong kiến trúc hiện đại Việt Nam”,
tạp chí Kiến trúc số 3.
[12] Tôn Đại (2005), Khoảng cách nghiệt ngã, tham luận tại Đại hội KTS Việt
Nam lần thứ 7.
[13] Tôn Đại (2005), Kiến trúc Hậu hiện đại, Nxb Xây Dựng,
XIX

[14] Tôn Đại (2009), Kiến trúc: Những vấn đề lý luận & thực tiễn, Nxb Xây Dựng,
Hà Nội.
[15] Nguyễn Quang Đạt (2013), “Vài suy ngẫm về tiên tiến và bản sắc trong kiến
trúc”, Tạp chí kiến trúc số 221.
[16] Trần Văn Đoàn (2000), Phản tư về những chiều hướng triết học hiện đại,
http://www.simonhoadalat.com
[17] Trần Văn Đoàn (2004), Hiện tượng học và Thông diễn học, tập san Nghiên
cứu của viện Tinh thần Quốc gia, đại học Hoa Trung.
[18] Trần Văn Đoàn (2004), Tổng quan về Thông diễn học,
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/TRIETHOC/ThongDienHoc/
HermeneuticsChapter%201.htm
[19] Trần Văn Đoàn (2004), Hiện tượng học tại Việt Nam, Hội nghị Quốc tế về
Hiện tượng học, ĐH Oxford, GB.
[20] Trần Văn Đoàn (2008), Thông diễn học và Khoa học xã hội nhân văn, Đại học
quốc gia Hà Nội. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/thu-vien-so-
sach-anh-video/tu-sach-van-hoa-hoc/193-tran-van-doan-thong-dien-
hoc-va-khxh-nv.html
[21] Ngô Doãn Đức (1999), “Khai thác kiến trúc truyền thống vào kiến trúc mới ở
Việt Nam – tìm kiếm và thử nghiệm”, Tạp chí Kiến trúc số 3, tr.25
[22] Doãn Đức (2008), Bệnh hình thức trong kiến trúc công sở,
http://tiasang.com.vn/-van-hoa/benh-hinh-thuc-trong-kien-truc-cong-so-
1956
[23] Ngô Huy Giao (2010), Mái cong của Kiến trúc Việt,
https://kienviet.net/2010/06/07/mai-cong-cua-kien-truc-viet/
[24] Song Hà (2009), Đồ án sinh viên Kiến trúc: tính ứng dụng và căn bệnh hình
thức, http://ashui.com/mag/congdong/sinhvien/922-do-an-sinh-vien-
kien-truc-tinh-ung-dung-va-can-benh-hinh-thuc.html
XX

[25] Đinh Hồng Hải (2013), Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký hiệu
học đến nhân học biểu tượng, Bài giảng về Lý thuyết nhân học, Trường
đại học KHXH & NV Hà Nội.
[26] Lưu Trọng Hải (2002), Kiến trúc với văn hoá và xã hội, Nxb Xây Dựng, Hà
Nội.
[27] Diêu Giới Hậu (2011), “Khái lược triết học Mỹ đương đại”, Tạp chí Triết học
số 1, tr.236
[28] Nguyễn Duy Hinh (1997), Kiến trúc cổ truyền Việt Nam, lưu hành nội bộ
Trường ĐH Kiến trúc TP HCM.
[29] La Khoắc Hoà, Lã Nguyên (2012), Giải cấu trúc luận theo cách hiểu của tôi,
http://phebinhvanhoc.com.vn/giai-cau-truc-luan-theo-cach-hieu-cua-toi/
[30] Nguyễn Hoà (2007), Hệ hình nhận thức trong nghiên cứu ngôn ngữ, Tạp chí
Ngôn ngữ.
[31] Đặng Thái Hoàng (1998), Kiến trúc thế kỷ XX, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật
[32] Đặng Thái Hoàng (2016), Hiện tượng học kiến trúc, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội
[33] Đặng Thái Hoàng (2016), Chủ nghĩa ẩn dụ trong kiến trúc, Nxb Mỹ Thuật, Hà
Nội
[34] Đặng Thái Hoàng (2017), Toàn cảnh các trào lưu tư tưởng kiến trúc (giai đoạn
1960-2010), Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội
[35] Hội đồng giải thưởng kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc 1996, NXB Xây Dựng,
Hà Nội, 1997
[36] Hội đồng giải thưởng kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc 1998, NXB Xây Dựng,
Hà Nội, 1998
[37] Hội đồng giải thưởng kiến trúc, 15 năm Giải thưởng KT quốc gia 1994 -2009,
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2009
[38] Hội kiến trúc sư Việt Nam, Giải thưởng Kiến trúc 1994, NXB Xây Dựng, Hà
Nội, 1996
[39] Hội kiến trúc sư Việt Nam (2005), Nhìn nhận và đánh giá các xu hướng kiến
trúc thời kỳ đổi mới, Hà Nội.
XXI

[40] Hội kiến trúc sư Việt Nam (2009), Nhìn nhận và đánh giá các xu hướng kiến
trúc thời kỳ đổi mới, Hà Nội.
[41] Nguyễn Thị Từ Huy, Alain Robbe – Grillet (2009): Sự thật và diễn giải, Nxb
Hội nhà văn.
[42] Nguyễn Thị Từ Huy (2014), Viết - cô đơn và sức mạnh, Nxb Hội nhà văn.
[43] Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu, Nxb Văn học,
[44] Nguyễn Quang Hưng (2012), Triết học phương Đông và phương Tây vấn đề và
cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[45] Lương Văn Hy và Trương Huyền Chi (2009), Thương thảo để Tái lập và Sáng
tạo “Truyền thống”: Tiến trình Tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một là
Bắc bộ, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
[46] Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hoá Việt Nam truyền thống - một góc nhìn, Nxb
Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.
[47] Nguyễn Khởi (1999), Kiến trúc Việt Nam các dòng tiêu biểu, lưu hành nội bộ
Trường ĐH Kiến trúc TP HCM.
[48] Nguyễn Khởi (2004), "Sáng tác Kiến trúc theo hướng tìm về bản sắc dân tộc ở
nước ta," Tạp chí Kiến trúc, số 5, tr. 40, Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
[49] Thuỵ Khuê (2008), Hậu hiện đại: Thực chất và ảo tưởng,
http://thuykhue.free.fr/stt/h/HHD.html, Paris.
[50] Hoàng Đạo Kính (2005), Nhà ở cổ truyền Việt - một sản phẩm sinh thái - lịch
sử, http://vietbao.vn/Nha-dat/Nha-o-sinh-thai/45160080/496/
[51] Hoàng Đạo Kính (2012), Văn hoá kiến trúc, Nxb Tri thức,
[52] Vũ Tam Lang (2008), Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây Dựng,
[53] Hồ Liên (2008), Một hướng tiếp cận văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
[54] Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
[55] Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
XXII

[56] Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[57] Phan Ngọc (2013), Truyền thống văn hoá và cách xây dựng văn hoá dân tộc,
Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[58] Phạm Đức Nguyên (2009), Xây dựng văn hoá kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21,
http://www.ashui.com/mag/chuyenmuc/kien-truc/732-xay-dung-van-
hoa-kien-truc-viet-nam-the-ky-21.html,
[59] Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu – thiết kế Sinh khí hậu trong
Kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng.
[60] Phùng Quý Nhâm (1996), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trường ĐH Sư phạm
Tp.HCM
[61] Nguyễn Sỹ Quế (2010), Lịch sử kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
[62] Ngô Huy Quỳnh (2011), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây Dựng.
[63] Ngô Huy Quỳnh (1986), Kiến trúc Việt Nam, Nxb Tp.HCM, Tp.HCM.
[64] Lê Thanh Sơn (2000), Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và
hiện đại trong kiến trúc Việt Nam từ cuối thế kỷ IXX – giữa thế kỷ XX,
Luận án tiến sĩ kiến trúc, TP HCM.
[65] Lê Thanh Sơn (2001), Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài, Nxb
Xây Dựng.
[66] Lê Thanh Sơn (2009), Xu hướng sáng tác và những biểu hiện hình thức trong
kiến trúc thời kỳ đổi mới, Hội kiến trúc Lâm Đồng,
http://info.dalat.vn/CompanyArchitecture.aspx?tabid=newdetail&compa
nyId=24&catid=203&nid=153
[67] Nguyễn Văn Tất (2010), Tản mạn về cái đẹp - cái duyên trong Kiến trúc và
Không gian đô thị, https://trelang.wordpress.com
[68] Nguyễn Hữu Thái (2002), Những vấn đề kiến trúc đương đại Việt Nam, Nxb
Xây Dựng, Hà Nội.
[69] Nguyễn Hữu Thái (2003), Xu hướng mới: kiến trúc - đô thị thế giới và Việt
Nam thời hội nhập, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
XXIII

[70] Nguyễn Trí Thành (2013), “Đổi mới nhận thức về vấn đề Bản sắc dân tộc
trong Kiến trúc”, Tạp chí Kiến trúc 09-2013
[71] Trương Quang Thao (2002), “Bản chất cộng sinh văn hoá của Kiến trúc hay
Kiến trúc là gì?”, Tạp chí Kiến trúc 02-2002.
[72] Trương Quang Thao (2004), Đôi điều về vấn đề biểu tượng trong kiến trúc,
Hội nghị Khoa học Trường Đại học Kiến trúc TpHCM.
[73] Hồ Bá Thâm (2012), Văn hoá và bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá
Thông tin, Tp.HCM.
[74] Võ Văn Thắng (2010), Về khái niệm giá trị văn hoá truyền thống,
http://www.vusta.vn/vi/about/Gioi-thieu-Lien-hiep-cac-Hoi-Khoa-hoc-
va-Ky-thuat-Viet-Nam-8.html
[75] Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, lưu hành nội bộ, Trường
ĐHKHXH & NV Tp.HCM.
[76] Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hoá học lý luận & ứng dụng, Nxb
Văn hoá –văn nghệ, Tp. HCM.
[77] Nguyễn Đức Thiềm (2008), Khía cạnh văn hoá - xã hội của kiến trúc, Nxb
Xây Dựng,
[78] Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống
Việt Nam, Nxb Xây Dựng.
[79] Đỗ Lai Thuý (2012), Sự suy thoái của thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch hệ hình tư
duy?, Khoa Ngữ văn Pháp của trường ĐH khoa học XHNV, tp HCM,
http://departementfrancais.hcmussh.edu.vn
[80] Toan Toan (2017), Công trình Hoa sen Hà Nội: Xấu, kém sáng tạo,
https://www.tienphong.vn/van-nghe/cong-trinh-hoa-sen-ha-noi-xau-
kem-sang-tao-1170737.tpo
[81] Lê Trần Xuân Trang (2004), Vài quan sát về tính "nhập nhằng" trong kiến trúc
Việt Nam, Hội nghị Khoa học Trường Đại học Kiến trúc TpHCM.
[82] Lê Trần Xuân Trang (2005), Về tính "nhập nhằng" (phức hợp và mâu thuẫn)
trong kiến trúc, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kiến trúc TpHCM.
XXIV

[83] Lê Ngọc Trà (2001), Văn hoá Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo
dục,
[84] Lê Hữu Trúc (2002), Câu chuyện của thầy trò kiến trúc, nội san CLB Quy
hoạch trẻ 5/2002.
[85] Nguyễn Khắc Tụng (1994), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Tập 1, Nxb
Xây Dựng, Hà Nội.
[86] Trịnh Cao Tưởng (2011), Kiến trúc Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học, Nxb
Xây Dựng, Hà Nội.
[87] Viện nghiên cứu kiến trúc (1994), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến
trúc Việt Nam, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[88] Viện nghiên cứu kiến trúc (1999), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến
trúc Việt Nam, Nxb Xây Dựng,

Tài liệu dịch


[89] R. Aileau (2012), Khái niệm “Truyền thống”, Đoàn Văn Chúc dịch,
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-
nhung-van-de-chung/2317-r-aileau-khai-niem-truyen-thong.html
[90] Wolfgang Brauner (2005), Phương pháp Hiện tượng học, Trường ĐH Nam
Khai, Trung Quốc, Đinh Hồng Phúc dịch.
[91] Eward S.Casey (2010), The Fate of Places, (Mệnh hệ của nơi chốn), Trương
Quang Thao dịch.
[92] Gilles Deleuze (), Khác biệt và tái lặp, Trương Quang Thao dịch.
[93] Terry Eagleton (2013), Chủ nghĩa Hậu cấu trúc, Thiệu Bích Hường dịch,
Nguồn dịch: Literary theory, An introduction, University of Minnesota
Press, Minneapolis (1983).
[94] Jonathan Glancey (2001), Kiến trúc thế giới thế kỷ XX, Nxb Trẻ, Lê Thanh Lộc
dịch.
[95] Lucie Guillemette và Josiane Cossette (2013), Di sản của Derrida:
Déconstruction và Differance, Dương Thắng dịch, nguồn dịch:
:http://www.signosemio.com/derrida/deconstruction-et-differance.asp.
XXV

[96] Lucie Guillemette và Josiane Cossette (2012), Giải cấu trúc và khái niệm trì
biệt, Nguyễn Duy Bình dịch, nguồn dịch: “Déconstruction et
différance”, Tạp chí Signo, Rimouski, Québec.
[97] G.K.Kosikov (2013), Văn bản – liên văn bản – lý thuyết liên văn bản, Nguồn
dịch: Г.К Косиков.- Текст/Интетекст/Интетекстология//Н. Пьеге-
Гро.- Введение в теорию интетекстуальности/Общ. Ред. и вступ.
Ст. ГК Косикова пер. с фр. Г.К. Косикова, Б.Н. Нарумова, В. Ю.
Лукасик.- М.: Изд. ЛКИ, 2008, с 8-42. Lã Nguyên dịch.
[98] Jean-Frangois Lyotard (2007), Hoàn cảnh Hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch,
Nxb Tri Thức, Hà Nội.
[99] Christian Norberg- Schulz (1981), Ngữ nghĩa học trong Kiến trúc, Trương
Quang Thao dịch, nguồn dịch: Semantics trong Intentions in
Architecture, The M.I.T Press, p.167
[100] Christian Norberg- Schulz (1981), Biểu tượng hoá Văn hoá, Trương Quang
Thao dịch, nguồn dịch: Cultural Symbolization trong Intentions in
Architecture, The M.I.T Press, p.122
[101] Phan Đức Vinh (2006), Thông diễn học: Phương pháp luận và Bản thể luận,
Nguyễn Tuấn Cường dịch, nguồn dịch: dịch từ bản tiếng Trung
Quốc: Phan Đức Vinh 潘德荣, Thuyên thích học: Phương pháp luận dữ
bản thể luận 诠释学: 方法论与本体论, in trong tạp chí Trung văn tự học chỉ
đạo 中文自学指导, số ra tháng 1 năm 2004, trang 43 – 45.
[102] Bjorn Ramberg và Kristin Gjesdal (2013), Thông diễn học,
Nguồn: http://plato.stanford.edu/entries/hermeneutics. Đinh Hồng Phúc
dịch, (Bản dịch tiếng Việt thuộc bản quyền của triethoc.edu.vn.)
[103] Marie- Laure Ryan (2010), Tự sự (Narrative), Routledge Ltd, p.544, Hải
Ngọc dịch
[104] Nikos Salingaros (2006), Phản kiến trúc và chủ nghĩa Giải cấu trúc, Nguyễn
Hồng Ngọc dịch.
XXVI

[105] Rui Sampaio (2008), Tư tưởng- Triết học: Quan niệm của Thông diễn học về
Văn hoá, Đinh Hồng Phúc dịch, http://huc.edu.vn/quan-niem-cua-
thong-dien-hoc-ve-van-hoa-1771-vi.htm.
[106] Susan Sontag (1987), Against Interpretation and Other Essays (Chống diễn
giải), Nxb Andre Deutsch, London, Nguyễn Đăng Thường dịch.
[107] Kuhn, Thomas S. (1962, 1970) 1996, The Structure of Scientific Revolution,
University of Chicago Press. Tác phẩm đã được Chu Lan Đình dịch
sang tiếng Việt và NXB Tri Thức phát hành năm 2009.
[108] Trần Văn Đoàn (), Biện chứng giữa Truyền thống và Hiện đại, Lê Thị Lan
dịch.
[109] David và Michiko Young (2007), Nghệ thuật và kiến trúc Nhật Bản, Nxb Mỹ
Thuật, Lưu Văn Huy dịch.

Tiếng Anh
[110] Parisa Yazdanpanah Abdolmaleki (2011), “Ethical and Tranditonal
concerns in Contemporary Japanese Design”, Asian Culture and
History Vol 3, No.1, 1/2011, p.115
[111] Ahadollah Azami (2012), “Cultural Aspects Analyses in Sustainable
architecture”, International Journal of Structural and Construction
Engineering Vol.6, No.7.
[112] Culsum Baydar (2004), “The Cultural Burden of Architecture”, Journal of
Architectural Education Vol 57, UK
[113] Hans – Georg Gadamer (1975), Truth and Method, Sheed and Ward,
London
[114] Hans- Georg Gadamer (2004), "The exemplary significance of legal
hermeneutics," in Truth and Method, 2nd ed. New York:
Continuum, p. 333.
[115] Ghasemi, Taghinejad, Kabiri, and Imani (2011), "Riceoeur's Theory of
Interpretation: A Method for Understanding Text (Course Text),"
World Applied Sciences Journal, vol. 12, no. 11, p. 1623, 2011.
XXVII

[116] Yasemin I.Guney (2007), Type and typology in architectural discourse,


http://fbe.balikesir.edu.tr/dergi/20071/BAUFBE2007-1-1.pdf
[117] Jonathan A.Hale (2000), Building ideas – an introduction to architectural
theory, John Wiley & Sons, New York.
[118] Anastasia Hiller (2012), Architecture representation: Abstraction and
symbol within design, Thesis, University of New South Wales
(UNSW), Australia
[119] Marcus Jahnke (2011), “Towards a Hermeneutic perspective on Design
practice”, Art, Design and Organization, Sub theme 14, EGOS 2011
[120] Charles A.Jencks (1977), The language of Post-modern architecture,
Academy Editions, London
[121] Sinem Kultur (2012), Role of Culture in Sustainable architecture, 2nd
International Conference, Mukogawa Women’s Univ., Nishinomiya,
Japan
[122] Kisho Kurokawa (1993), New wave Japanese architecture, Academy
Editions, London.
[123] Le Thi Hong Na & Jin-Ho Park (2011), “Applying eco-features of
traditional Vietnamese house to contemporary high-rise housing”,
Open house international Vol 36, No.4, 12/2011, p.32
[124] Jon Lim (2001), Transforming traditions, Unique Press Pte Ltd, Singapore
[125] Amer A.Moustafa (1988), Architectural representation and meaning:
Towards a theory of Interpretation, Luận văn thạc sĩ, Viện công
nghệ Massachuseets, USA.
[126] Robert Mugerauer (1995), Interpreting environments: Tradition,
Desconstruction, Hermeneutics, University of Texas Press
[127] Alberto Perez-Gomez, Hermeneutics as Architectural discourse,
https://www.mcgill.ca/architecture-theory/files/architecture-
theory/hermeneutics.pdf
XXVIII

[128] J.William Rudd (1985), “Architecture and ideas: A Phenomenology of


Interpretation”, Journal of Architectural Education Vol 38, UK
[129] Steven W.Semes (2009), “From Contrast to Continuity: A new preservation
Philosophy”, https://www.planetizen.com/node/41351
[130] Adrian Snodgrass và Richard Coyne (1991), Is Designing hermeneutical,
Trường Đại học Sydney, Úc.
[131] Adrian Snodgrass, Richard Coyne (2006), Interpretation in Architecture:
Design as way of thinking, Routledge.
[132] Liliana Soares and Fatima Pombo (2010), “Interpretation as a design
method”, http://www.drs2010.umontreal.ca/data/PDF/110.pdf
[133] Lucien Steil (1970), Trandition and Modernity in Contemporary Practice,
http://www.archimagazine.com/atradi2.htm
[134] Christopher Tilley (ed.) (1990), Reading Material culture: Structuralism,
Hermeneutics and Post-Structuralism, Oxford.
[135] Robert Venturi (1966), The Complexity and contradition in Architecure,
The Contempororary Museum, New York
[136] Robert Venturi, Denise Scott Brown, Steven Izenour (1972), Learning
from Las Vegas, The MIT Press, London
[137] Dalibor Vesely (2007), “From typology to hermeneutics in architectural
design”, Wolkenkuckucksheim Vol.12, No. 1
[138] Willem Van Der Vliet (2014), “Conversations with the past: Hermeneutics
for designers”, UXBrighton 2014
  XXIX

PHỤ LỤC 1

THÔNG DIỄN HỌC1

1.1. Thông diễn học

i. Khái niệm tổng quan

Thông Diễn Học (TDH) vốn là một lý thuyết, một phương pháp để thấu hiểu văn
bản tuy cũ kỹ, nhưng cũng rất mới mẻ. Cũ, bởi TDH thường đồng nghĩa với môn
học về ngôn ngữ, ngôn từ và ngôn tự, môn học giúp chúng ta hiểu văn bản, cũng
như truyền đạt ý mình cho người khác. Mới, bởi tới đầu thế kỷ 20, môn TDH mới
xuất hiện theo đúng nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay, dưới cái tên chung là
Hermeneutics hay Theory of Interpretation. Nó không chỉ bao gồm môn Giải thích
học (Exegesis), mà giờ đây TDH bao gồm (1) một cách thế để thấu hiểu văn bản,
hay ngôn ngữ, hay truyền thống; (2) một nghệ thuật thông suốt, bao gồm nghệ thuật
diễn giải (ars explanandi), nghệ thuật diễn nghĩa (ars explicandi), và nghệ thuật
chuyển nghĩa (ars interpretandi); (3) một phương pháp để hiểu một cách trung thực,
tức giải thích học (exegesis); và (4) một phương cách triết học (philosophical
hermeneutics).

Quy lại, thuật ngữ Thông diễn học gồm hai lớp nghĩa: cả lý thuyết lẫn nghệ thuật về
sự hiểu và sự lý giải về những diễn giải bằng ngôn ngữ và không phải bằng ngôn
ngữ. Hiểu là một đặc điểm bản chất của con người trong quan hệ với thế giới, một
phương thức con người chiếm lĩnh thực tại. Đối tượng của nó là những nghĩa do xã
hội tạo ra. Thông diễn học là việc hiểu xuất phát từ hai phía, ví dụ các nhà xã hội
học cần tìm hiểu con người làm gì và ngược lại những người này cũng cần hiểu
những nghiên cứu của các nhà xã hội học để họ có thể điều chỉnh hay chọn lựa hành
động của họ. Trong khi đó, sự hiểu của khoa học tự nhiên lại xuất phát theo một
chiều, con người tìm hiểu sự việc, sự vật nhưng không có chiều ngược lại. Từ đó, có
sự đối lập giữa khoa học tự nhiên với đặc tính logic học và khoa học tinh thần hay
                                                                                                                         
1
Trần Văn Đoàn, Tổng quan về Thông diễn học, Khoa triết học, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004
  XXX

khoa học xã hội nhân văn với đặc trưng thông diễn học: “Ta chỉ giải thích tự nhiên
và ta hiểu tinh thần” (theo Dilthey).

Mặt khác, đặc điểm cơ bản của hiểu: cái được hiểu, tức cái có-ý nghĩa, chỉ có thể
được hiểu khi nó nằm trong một không gian ý nghĩa do những quy tắc xã hội tạo ra,
và mọi ý nghĩa chủ quan phải lấy ý nghĩa khách quan làm tiền đề. Thế giới tự nhiên
tuân theo tính logic học rạch ròi, thoát ly khỏi mọi ý nghĩa. Thế giới tinh thần là thế
giới của ý nghĩa, vì nó là thế giới của xã hội, thế giới của biểu trưng có ý nghĩa.
Thông diễn là hành vi lý giải cái gì đó “như là”(as) cái gì đó, tức cái được-hiểu
hiểu theo một nghĩa nào đó; khác với sự chấp nhận sự kiện “là”(is) cái gì đó rõ ràng
như logic học của khoa học tự nhiên định nghĩa hay giải thích.

Ngày nay TDH hiện đại còn quan niệm thông diễn là một vận động gồm hai quá
trình: thông hiểu và diễn giải những gì đã thông hiểu, tức từ thông hiểu sẽ dẫn đến
hành động. Thời kỳ này, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề tạo nghĩa của các
văn bản. Hơn nữa, văn bản giờ không còn đơn thuần là những diễn giải hữu ngôn
hay phi ngôn, ví dụ truyền thống là văn bản của văn hoá, kiến trúc là văn bản của
cuộc sống và bản thân con người cũng là một văn bản. Thông hiểu đòi hỏi nhiều hơn
là biết và hiểu, nó sâu xa và thực tiễn hơn. Bởi, một sự hiểu biết thấu đáo, tức thông
hiểu phải được áp dụng vào trong chính cuộc sống, phải mang chất thực dụng. Tóm
lại, thông diễn bao gồm biết, hiểu, và hành động tạo ra sự thông cảm (trong nghệ
thuật), thông suốt, thông linh, thông thiên (trong tôn giáo), thông minh (trong việc
đi tìm vấn nạn và giải quyết vấn nạn), tinh thông, thông thạo (trong hành động).

Trở lại thuật ngữ TDH dịch từ thuật ngữ Hy Lạp Hermeneutics. Từ hermeneutics tự
nó đã bao gồm khá nhiều ý nghĩa mà chính người Hy Lạp cũng không hoàn toàn
nắm vững. Theo định nghĩa thông thường, động từ hermèneuein thường được hiểu
một cách chung như là hành động chuyển nghĩa (to interpret), trong khi danh từ
hermèneia bao gồm sự chuyển ý, sự thay đổi ý nghĩa hay là sự giải nghĩa
(interpretation). Lối hiểu thường thấy này thực ra chưa lột được hết ý nghĩa của từ
hermeneutics. Vì thế, khi dịch sang tiếng Việt rất khó chọn thuật ngữ thông diễn học
  XXXI

hay thuyên thích học, giải thích học, tầm nguyên học, giải nghĩa học, hay chú giải
học,... Đây là một khó khăn chung khi phải chuyển dịch các cụm thuật ngữ giữa các
nền văn hóa khác nhau. Thuật ngữ Giải Thích học mà người Nhật dịch từ đầu thập
niên 1960s cũng chưa lột được hết ý nghĩa của hermeneutics. Nó chỉ diễn tả được
hai ý nghĩa đầu tiên, đó là giải thích và giải nghĩa. Tương tự thuật ngữ Thuyên thích
học được dịch sang Hoa ngữ vào cuối thập niên 1970s, nói lên tính chất chuyển biến
ý nghĩa và triển thị ý nghĩa của bản văn. Thuật ngữ này tương đối đầy đủ hơn là các
thuật ngữ khác mà chúng ta thường thấy như giải thích học, giải nghĩa học. Tuy vậy,
thuyên thích học vẫn chưa hoàn toàn diễn tả được tính chất tính chất sáng tạo của
văn bản.

Để hiểu được một cách trọn vẹn ý nghĩa thuật ngữ Hermeneutics, ta buộc phải đào
sâu vào trong kho tàng kinh thánh của Hy Lạp, hermeios vốn là danh từ riêng chỉ
những vị thần tại đền Delphia. Gọi họ là hermeios, bởi vì họ tiếp tục công năng của
thần Hermes, người con của Zeus - vị thần tối cao, vua của mọi thần thánh - và nữ
thần Maia. Hermes có sứ vụ truyền tới nhân gian thiên ý, hay những phán định của
thế giới thần linh. Chính vì vậy mà người Hy Lạp thường gắn Hermes liền với
nhiệm vụ làm con người hiểu biết được điều mà con người tự mình vốn không thể
hiểu được. Và như thế, Hermes cũng được coi như là vị thần cha đẻ của ngôn ngữ
và ngữ tự, tức những hình thức và công cụ để có thể hiểu ý nghĩa, cũng như để
truyền đạt tới người khác.

Từ những lý do trên, GS. TS. Vũ Kim Chính đã sử dụng thuật ngữ TDH, một thuật
ngữ đã được một vài học giả Việt sử dụng vào đầu thập niên 1970, và đem vào
trong bộ từ vựng mà ông xuất bản năm 1996. Ông giải thích: "...từ Hermeneutic sau
thời gian tranh cãi dùng chữ giải thích hay chú giải..., bây giờ đa số đều đồng ý
dùng một chữ ghép mới (gồm chữ ngôn và chữ toàn, đọc là thuyên) để nói lên hành
động dùng ngôn lý để giải nghĩa toàn phần. Theo thiển ý chúng tôi, Việt ngữ có thể
dùng hai chữ đã có sẵn là "thông ngôn" và "diễn dịch" ghép thành chữ "thông
  XXXII

diễn." Thuật ngữ Thông diễn học xem ra có vẻ tương đối đầy đủ hơn trong công
việc chỉ ra những ý nghĩa trên, nên được chọn từ đây.

ii. Lịch sử phát triển

Với tính cách là một lý thuyết lẫn nghệ thuật về sự hiểu và sự lý giải, truyền
thống thông diễn học đã vạch ra toàn bộ con đường trở lại với triết học Hy Lạp cổ
đại. Trong thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, Thông diễn học đầu tiên nổi lên như là
một nhánh quan trọng của nghiên cứu Thánh kinh. Từ đây khởi nguồn một tiến trình
phát triển của TDH, ta có thể chia thành các giai đoạn ứng với các nền TDH sau:

1) Thông diễn học – môn Giải thích học kinh Thánh


Khởi thuỷ, thông diễn học được hình thành như là môn trợ thủ cho các lĩnh vực
học thuật xử lý việc lý giải các văn bản (kinh Thánh và luật pháp). Đặc biệt để giải
thích hoặc chú giải Thánh Kinh giúp tín đồ hiểu được ý nghĩa lời Chúa, và tin vào
Ngài. Do đó, hình thức cũ và căn bản nhất của TDH vẫn là môn Giải thích học
(Biblical exegesis).

Các nguyên tắc thông diễn thời kỳ này: Philo (thế kỷ 1) nêu khái niệm
“Allegorise” để tìm ra ý nghĩa sâu xa, tức cái “hồn” ẩn sau “xác” chữ; Origen (thế
kỷ 3) nêu mô hình ba bước: nghĩa thể xác, nghĩa tâm lý (tinh thần) và nghĩa tinh
thần (linh hồn); thế kỷ 13 xuất hiện mô hình bốn môn: lịch sử học, ẩn dụ, nhân
chủng học và giải thích kinh.

2) Thông diễn học Schleiermacher – môn học khoa học


Vào đầu thế kỷ 19 mục sư Friedrich Daniel Ernst Schleiermacher (1768-1834),
một nhà thần học, cũng là một triết gia và là đồng nghiệp với Georg Friedrich Hegel
(1770-1831), phát triển Giải thích học rộng ra thành một môn học khoa học không
chỉ để hiểu Thánh Kinh, mà nhất là để hiểu những áng văn ca ngợi con người, tình
yêu, thiên nhiên... nó thành một phương pháp diễn giải áp dụng để giải thích những
bản văn thế tục vào thời Phục Hưng này. Từ đây, Giải thích học bước một bước
  XXXIII

nhảy vọt, bắt đầu đi sâu vào cuộc sống toàn diện của con người, thời mà chủ nghĩa
nhân văn xuất hiện.

Không thể chấp nhận lối nhìn: mỗi người có thể tùy ý tìm ra những ý nghĩa trong
những đoạn văn của Thánh kinh để biện minh cho thái độ, hành vi của họ; hay
những nhà lãnh đạo dựa theo một ý hệ, một quyền uy để hiểu và bắt buộc người
khác phải hiểu theo cách hiểu của họ, Schleiermacher chủ trương phải có một sự
thật mà mỗi người, cho dù có ý thích gì, theo ý hệ nào, sống trong xã hội ở đâu,
cũng đều phải nhận ra như nhau. Sự thật là sự thật, giống y như 1 = 1, hay tôi là tôi.
Đây là quan niệm của khoa học chính xác như khoa học tự nhiên. Từ đây, ông tâm
huyết xây dựng một nền thần học, sử học cũng như nhân học, tâm lý học mang tính
chính xác là tinh thần chung của cả thời đại.

3) Thông diễn học hiện đại


Tới thời kỳ này, một mặt người ta quan tâm nghĩa của văn bản liên quan đến các
khoa học tinh thần và bảo vệ sự toàn vẹn của các khoa học này khi phân biệt nó với
các khoa học tự nhiên. Mặc khác, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề tạo nghĩa
của các văn bản. Hơn nữa, văn bản giờ không còn đơn thuần là những diễn giải hữu
ngôn hay phi ngôn, mà bản thân con người cũng là một văn bản. Với hai mối quan
tâm trên yêu cầu chúng ta phải biết, hiểu và nhất là thông hiểu. Từ một sự hiểu biết
thấu đáo, tức thông hiểu phải được áp dụng vào trong chính cuộc sống, phải mang
chất thực dụng. Tóm lại, thông diễn bao gồm ba hoạt động: biết, hiểu/ thông hiểu,
và hành động.

Khi nhận được bản chất của thông diễn như vậy, giờ ta thấy thông diễn không
chỉ là một công cụ hay phương tiện, mà quan trọng hơn, nó chính là bản chất của
con người. Là bản chất, thông diễn mang hai tính chất: (1) nó là cốt lõi xác định con
người như là một động vật có ngôn ngữ, có cảm tình, có đồng cảm, từ đó nhận ra
mình là một động vật xã hội, kinh tế, chính trị,... (2) và nó cũng là động lực phát
sinh, sáng tạo. Thông hiểu giúp chúng ta nhận ra chính những vấn nạn, thúc đẩy
chúng ta đi tìm giải đáp, và nhất là khiến chúng ta sáng tạo. Từ hai đặc tính của
  XXXIV

thông diễn, ta có thể dễ dàng nhận ra hai chiều hướng của TDH: (1) nền TDH coi
thông diễn như là bản chất tất yếu, cốt lõi mang tính chất phổ quát nơi mọi người
hay nơi một dân tộc, hay nơi một giai cấp, ... Nắm vững cái bản chất cốt lõi, phổ
quát này, ta có thể hiểu được người khác. Đây chính là trường phái của Dilthey,
Betti xây dựng TDH trở thành cơ sở phương pháp luận của khoa học nhân văn; (2)
chiều hướng thứ hai xây dựng nền Thông Diễn Triết Học trên bản chất thông diễn
như là một động lực của phát sinh và sáng tạo. Theo Heidegger và Gadamer, thông
hiểu chính là động lực khiến con người luôn vươn lên, vươn xa, vươn tới một sự
thông hiểu mới, rộng hơn, xa hơn. Nói theo ngôn ngữ của hai đại triết gia này thì
thông diễn chính là bản chất của Hữu sinh, là môi sinh của chính Hữu sinh, là động
lực sáng tạo sản sinh ra những hiện thể mới. Ta điểm qua các trường phái TDH:

(a) Thông diễn học Dilthey – cơ sở phương pháp luận của khoa học nhân văn

Là đồ đệ của Schleiermacher, nhà sử học và triết học thời danh Wilhelm Dilthey
(1833-1911) đã tiếp bước ông, phát triển và áp dụng TDH vào trong khoa học xã hội
nhân văn. Dilthey xây dựng TDH thành một kỹ thuật cao đẳng để hiểu con người xã
hội và lịch sử. Theo ông, một môn kỹ thuật để có thể đạt tới một sự hiểu biết trung
thực gồm ba bước: trải nghiệm, cái biểu hiện ra, và hiểu. Cấu trúc cơ bản này có khả
năng trở thành khoa học, tức nó có thể kiểm soát được một cách khách quan những
biểu hiện của cuộc sống. Vì thế, thông diễn học không tìm hiểu động lực của cá
nhân mà chỉ quan tâm đến “cấu trúc biểu đạt”, tức tìm cái khâu trung gian từ những
biểu trưng. Đây là nét đặc trưng của khoa học tinh thần: luôn quan hệ với kinh
nghiệm thông diễn, luôn phải hiểu.

TDH của KHXHNV xuất phát từ con người, con người là động vật hiểu và thực
hành, con người là toàn bộ kinh nghiệm về cuộc sống. Lý giải là lý giải các văn bản,
hiểu không những là việc tái diễn lại, mà còn là việc diễn giải ra những nghĩa có sẵn
trong văn bản, và “văn bản được hiểu” là nơi chính con người với sự trải nghiệm
của mình. Việc hiểu gắn liền với hành động. Thông diễn không còn là hoạt động
bên cạnh những hoạt động khác, mà trở thành một bô phận của con người vì “Bản
  XXXV

thân anh là một văn bản”. Nên nền khoa học xã hội nhân văn, tự nó đã là thông diễn,
bởi nó chính là lối tiếp cận của con người về chính con người.

(b) Thông diễn học Heidegger - Gadamer – Thông diễn triết học

TDH phát triển hướng thứ hai rất mạnh vào thế kỷ thứ 20 với những đại triết gia
như Martin Heidegger (1889-1976), Hans-Georg Gadamer (1900-2002), Paul
Ricoeur (1913-2005), và với những nhà thần học như Rudolph Bultmann (1884-),
Karl Barth (1886-1968), Karl Rahner (1904-1985), Bernhard Lonergan (1904-
1984), những sử gia như Oswald Spengler và với cả nhà triết gia khoa học như
Michel Foucault (1926-1984), Jacques Lacan (1901-1981), Thomas Kuhn (1922-
1996),...Trong đó Heidegger, người được công nhận như là nhà tư tưởng của thế kỷ
thứ 20, đã từng nhận định: "Triết học tự nó đã là thông diễn." Từ đây ông đã phát
triển môn TDH thành một nền Thông diễn triết học (philosophical hermeneutics).
+Thông diễn học Heidegger – Thông diễn hiện sinh

Heidegger nâng thông diễn học lên tầm mới ở ba mặt: (1) về đối tượng: Thông
diễn học không còn là nghiên cứu/ giải thích các văn bản mà là bản thân sự hiện
sinh (existence) của con người: “Chúng ta là con vật thông diễn”; (2) về nhiệm vụ:
không còn đơn giản tiến hành các kỹ thuật lý giải, không dựa vào quy chuẩn của
cách hiểu nào đó, cũng không bàn về phương pháp luận, mà tiến hành bằng hiện
tượng học, tức tháo dỡ ra (giải cấu trúc) để tìm thấy cái “hằng số” của con người;
(3) về vị trí: không còn là sự phản tư về phương pháp mà là sự thực hiện cái diễn
trình thông diễn ngay trong nhiệm vụ của mỗi người. Triết học không còn là vấn đề
nhận thức, mà là “tháo dở” để giúp con người tỉnh thức mà sống như thế nào cho
xứng với thân phận con người. Hiểu là đặc điểm nền tảng của sự hiện hữu của con
người.

+Thông diễn học Gadamer - thông diễn bản thể học

Sự khám phá của Heidegger ảnh hưởng sâu rộng tới người đồ đệ của ông, GS.
Hans-Georg Gadamer (1900-2002). Đối với Gadamer, điểm quan trọng là nắm vững
  XXXVI

được những quy luật biến hóa, những cách thế biến hóa, những chiều hướng biến
hóa, tức là thông hiểu hiện tượng (sự vật, sự kiện) đó. Theo ông, bản chất của sự vật
không có bất biến (khác với bản thể), nhưng biến dạng, và biến chất. Thí dụ thấy sự
biến dạng và biến chất của vật thể khi đặt chúng vào trong những môi trường khác
nhau. Như ta quan sát, tia sáng đi thẳng trong không gian, nhưng lại gãy khúc trong
nước. Thứ tới, ông thấy là sự biến hóa của thế giới ngoại vật không tương đồng với
sự hiểu biết của hữu thể. Nói cách khác, ông nhận thấy có một sự khác biệt giữa biết
(knowing) và hiểu (understanding). Nếu ta biết hiện tượng bên ngoài tùy theo phạm
trù của lý trí, theo điều kiện của không gian và thời gian, thì ta hiểu hiện tượng theo
một quy luật cá biệt; đó là cái luật của hữu thể, của hiện thể (tức hữu thể trong một
khoảng thời gian, không gian nhất định). Và quan trọng hơn thế, chính sự hiểu, chứ
không phải sự biết mới tạo ra cái mà chúng ta gọi là thế giới cảm quan, tức nền tảng
của nghệ thuật. Hiểu và cảm thông nơi đây đồng nhất với nhau.
Gadamer đã nhận định ra ba khả năng: hiểu, lý giải hay giải thích và áp dụng
luôn gắn liền với nhau, không thể tách biệt ra được. Thứ đến, ông có tham vọng xây
dựng thông diễn triết học trở thành một phương pháp nền tảng cho tất cả nền khoa
học xã hội và nhân văn. Từ nhận thức như vậy, Gadamer phát triển hiện tượng học
thành một nền bản thể học, TDH thành môn thông diễn triết học, hay nền triết học
thông diễn, hay đúng hơn nền thông diễn bản thể học (ontological hermeneutics).
(c) Thông diễn học Hanermas – nền Thông diễn phê phán

Đến cuối thập niên 1970, trong cuộc tranh luận với Gadamer về bản chất của
TDH, Juergen Habermas cho rằng nền thông diễn triết học của Gadamer có những
khuyết điểm sau: nếu thông diễn triết học nhắm tới một sự hiểu biết toàn diện bao
gồm lịch sử, thế giới giới sống hiện tại, cũng như dự phóng tương lai, thì một sự
hiểu biết như vậy khó có thể có được. Lý do dễ hiểu là, lịch sử, truyền thống có thể
bị bóp méo, y hệt như cuộc sống hiện đại có thể chỉ là một sản phẩm bị chế độ, hay
ý hệ, hay một lối sống nào đó chi phối và làm biến thể mà thôi.
Mặt khác, Habermas cho rằng nền thông diễn triết học thiếu cái năng lực phê
bình để có thể đạt tới được một sự hiểu biết đích thực. Từ đây, Habermas lấy lý
  XXXVII

thuyết phê bình xã hội của những triết gia trường phái Frankfurt để kiến tạo một loại
thông diễn mới mà ông gọi là "Thông diễn học chiều sâu". TDH chiều sâu đặt trọng
tâm vào những "lực biến đổi" thế giới sống như lao động và quyền lực, không chỉ có
chú trọng tới ngôn ngữ và khả năng truyền thông mà thôi. Theo Habermas, chỉ khi
hiểu được những năng lực trên, ta mới có thể thông suốt được xã hội và văn hóa con
người. Ngoài ra, Habermas nhận định, một nền TDH bắt buộc phải tìm ra một
phương pháp đặc thù, tổng hợp một cách biện chứng giữa nền khoa học kinh
nghiệm-phân tích với TDH. Đó chính là phương pháp hay lý luận phê phán, nhưng
vuợt khỏi nền triết học phê bình của Kant, bởi lẽ lý thuyết mới này nhắm tới thực
hành.

4) Các trường phái Thông diễn khác:


(a) Trường phái thông diễn Betti - Thông diễn khách quan:
Cũng mở cuộc tấn công vào pháo đài nền thông diễn triết học (TDTH) của
Gadamer, GS. Emilio Betti, nhà luật học Ý, đã đưa ra một lý thuyết thông diễn
khách quan chống lại lối thông diễn bản thể học của Gadamer. Ông cho rằng lý
thuyết thông diễn của Gadamer phạm vào những sai lầm sau: (1) nền TDTH của
Gadamer không phải là một nền phương pháp, hay giúp ta tạo ra phương pháp
nghiên cứu khoa học con người, (2) nền TDTH này sa vào cái hố của chủ nghĩa
tương đối và như vậy không thể áp dụng vào khoa học xã hội, nhất là luật học, tức
những nền khoa học dựa trên tính chất khách quan và đòi hỏi một sự giải thích
khách quan. Theo Betti, TDH của Gadamer vẫn còn nằm trong lãnh vực "diễn tả",
nhưng chưa vươn tới mực quy phạm được như thấy trong luật học và đạo đức học.
Betti đưa ra nguyên tắc diễn giải sau: (1) thứ nhất thông diễn học là một nền
khoa học tinh thần, nên đòi hỏi những nguyên tắc khách quan, một lối hiểu biết luôn
chính xác, không hàm hồ, đây là lý do tại sao Betti tấn công Gadamer; (2) tuy đòi
hỏi khách quan, chính xác, Betti cho rằng thông diễn vượt khỏi lối diễn giải thường
thấy trong khoa học thực nghiệm và được nhóm tâm lý học dựa vào hành vi áp
dụng. Tuy gây được một tiếng vang, nhưng thế lực của Betti vẫn chưa đủ để phá vỡ
những luận cứ của Gadamer. Lý do chính là Betti vẫn còn quá lệ thuộc vào lối nhìn
  XXXVIII

khi quan niệm chỉ có một nền khoa học duy nhất, y hệt như chân lý chỉ có một mà
không thể có hai được. Đó là lối nhìn khoa học thống nhất lấy cái mẫu của khoa học
thực nghiệm làm chuẩn mực duy nhất, và ép buộc tất cả mọi nền khoa học khác phải
theo. Song theo lối nhìn này, Betti đã quên việc Wilhelm Dilthey từng phân biệt một
cách rất chính xác sự khác biệt giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, xã
hội.
(b) Trường phái thông diễn Ricoeur – Thông diễn hiện tượng học Pháp
Ricoeur áp dụng phương pháp hiện tượng học vào trong thông diễn. Ông tìm
cách dung hòa hai lối thông diễn của Gadamer và Betti. Nếu Gadamer luôn nhấn
mạnh tới cái giá trị của một sự thông diễn từ chính sinh hoạt chủ thể của con người;
nếu Betti chú ý tới tính chất khách quan của hiểu biết; thì Ricoeur hy vọng tìm ra
một nhịp cầu nối liền tính chất khách quan với cái lịch sử tính của chủ thể sinh
động. Trong tác phẩm Sự xung đột của thông diễn (Le Conflit de l'interprétation),
Ricoeur đề nghị, ta nên bắt đầu với một sự khảo sát về biểu tượng và tìm cách
chuyển nghĩa những biểu tượng khiến chúng ta và những thế hệ sau có thể hiểu
được. Để có thể đạt tới mục đích này, Ricoeur đào sâu vào trong cơ cấu của sự hiểu
biết, phát hiện kết cấu của hiện tượng và khám phá ra quy luật hình thành tổ chức
con người. Đây là lý do tại sao Ricoeur muốn tìm ra những điểm chung thấy trong
các lý thuyết hiện tượng học, phân tâm học, cấu trúc luận. Từ đây, Ricoeur cho
rằng, một văn bản không chỉ nói lên một ý nghĩa, nhưng còn diễn tả cả một lối suy
tư, một cuộc sống, một lịch sử tương quan tới những lịch sử khác, lối suy tư khác
cũng như những cách sống khác.
(c) Trường phái thông diễn Derrida – Thông diễn Hậu cấu trúc Pháp
Jacques Derrida quan niệm vấn đề hiểu ý nghĩa của văn bản hay lời nói nằm
trong tính hàm hồ của bản thân khái niệm “thông diễn học”. Nó có hai ý nghĩa: một
mặt là có thể hiểu được “sứ điệp” như thể được thần Hermes chuyển đến cho ta; mặt
khác, nó không chỉ là tiến trình chuyển “sứ điệp”, mà còn là cái gì đã được hiểu, đã
hoàn tất khép kín mà ta không thể thoát ra khỏi được nữa. Việc hiểu một “sứ điệp”
đã hoàn tất là nỗ lực từ hàng ngàn năm nay để thông diễn sứ điệp “đích thực” của
  XXXIX

những văn bản (như kinh Thánh hay tác phẩm triết học kinh điển). Vấn đề chỉ còn là
xem ai có thể kết thúc được việc hiểu, vì người ấy đã hiểu đúng. Đó cũng là cách
học và hiểu quen thuộc của chúng ta đối với những học thuyết, những tác phẩm, như
thể việc tìm hiểu đã hoàn tất, kết thúc, chỉ còn việc trao truyền lại và nếu còn thắc
mắc, cứ hỏi để thầy thông diễn cho.
Hình thức thông diễn học ấy không còn đứng vững trước cái nhìn Hậu hiện
đại. Nó xem trọng kinh nghiệm rằng: việc cắt nghĩa và lý giải những văn bản là
không bao giờ có thể kết thúc được, trừ khi dùng đến sức mạnh bạo lực. Đứng bên
ngoài quyền uy độc đoán của sự lý giải, đặc trưng của thông diễn học Hậu hiện đại
là hình thức của “sự khác nhau”. Derrida dùng khái niệm này để biểu thị hai việc:
(1) bất kỳ việc hiểu ý nghĩa nào cũng là không thể kết thúc, không có cách hiểu nào
là “duy nhất đúng”, mà phải “dời lại”, phải “triển hạn” vào một tương lai không thể
đạt đến được, vì bao giờ cũng có thể đặt lại vấn đề và có cách hiểu mới; (2) việc
hiểu ý nghĩa phụ thuộc vào những sự dị biệt, những sự phân biệt, chẳng hạn vào
những văn cảnh trong đó việc hiểu tiến hành: vào những con người khác nhau đang
tìm hiểu (kích thước xã hội), vào những thời điểm khác nhau của việc tìm hiểu (kích
thước thời gian), vào những mối quan tâm hay lợi ích thúc đẩy việc tìm hiểu (kích
thước của bản thân sự việc)...
Chỉ theo một mạch văn về những trường phái thông diễn như thế, ta hiểu đến
đầu thế kỷ thứ 20, TDH đã xuất hiện theo đúng nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay.
Đó là TDH hiện đại bao gồm cả giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, bao quát
ba phương thế hay ba nghệ thuật: nghệ thuật Diễn giải hay giải thích (ars
explanandi), nghệ thuật Diễn nghĩa hay Giải nghĩa (ars explicandi), nghệ thuật
Chuyển nghĩa hay Diễn dịch (ars interpretandi).

iii. Ý nghĩa và mục đích

Nếu TDH là một nền khoa học về phương thế giúp hiểu biết (theo Schleiermacher),
về bản thể của hiểu biết (theo Heidegger), về hiểu biết (theo Gadamer), về phương
cách hiểu biết (theo Betti), về điều kiện hiểu biết (theo Habermas),... thì chúng ta
  XL

phải công nhận là bất cứ nền triết học nào, bất cứ nền VH nào cũng mang tính chất
thông diễn. Thế nên, TDH không phải chỉ áp dụng để chú giải Thánh Kinh, giải
thích các đoạn văn kinh điển, hay giải nghĩa những sự kiện hay truyền thống, mà
còn phải giúp hiểu những vấn nạn không kém quan trọng, đó là: tại sao truyền
thống, tập tục, VH, ngôn ngữ... ảnh hưởng tới chúng ta, tới lịch sử con người? Tại
sao chúng cấu tạo thành một bộ phận thân thiết trong cuộc sống? Tại sao chúng
đồng nhất với văn hóa dân tộc, với những nền giá trị? Và tại sao chúng không thể
tách rời khỏi văn hóa, khỏi nền giáo dục con người?

Chúng ta gần như không có một định nghĩa chung về TDH, điều này không có
nghĩa là nó phản khoa học. Ngược lại, sự kiện này nói lên sự hạn hẹp của lối hiểu
biết khoa học của con người. Người ta đã hạn hẹp khoa học vào trong những phạm
trù cố định. Người ta đã phán đoán khoa học theo một số phương pháp cứng nhắc
(thí dụ phương pháp thực nghiệm hay thí nghiệm thấy nơi Bacon, hay phương pháp
phân tích thấy nơi đồ đệ của Descartes). Chúng ta quên đi sự kiện quá hiển nhiên,
đó là ngay cả khoa học cũng cần phải được hiểu biết. Vậy nên, khi mà TDH không
có một định nghĩa duy nhất, khi mà mỗi triết gia đều có những lối nhìn không hoàn
toán giống nhau về TDH, điều này chỉ nói lên được một sự kiện: đó là TDH và sự
hiểu biết của con người gắn liền với nhau. Bởi lẽ, sự hiểu biết của chúng ta luông
đang trong một quá trình, nó được nuôi, và phát triển trong chính cuộc sống, trong
cái thế giới sống, trong cái nôi văn hóa và ngôn ngữ, trong cái cảm tính tất nhiên
của con người nói chung, và con người của một xã hội cá biệt nói riêng. Nhưng nếu
hiểu TDH gắn liền với cuộc sống, và nếu ta chủ trương cuộc sống cá biệt, khác biệt
thì có lẽ không ai có thể hiểu được nhau khi mà cuộc sống của chúng ta hoàn toàn
khác nhau, khi mà ngôn ngữ khác biệt, khi mà chúng ta không có một cảm tính
chung, và khi mà chúng ta từ chối vai trò của lý trì.

Thật ra, TDH không có chủ trương như vậy. TDH nhận định, tuy hiểu biết gắn
liền với cuộc sống, nhưng cuộc sống của con người dù có những khác biệt, vẫn có
những tương đồng, có những điểm chung mà không ai có thể chối bỏ được. Có
  XLI

những điểm chung làm nền tảng cho TDH, giúp chúng ta đi đến một sự hiểu biết,
một hội thông, đây mới là mục đích chính của TDH.

Tuy các nhà thông diễn học qua các thời có vẻ "mỗi người mỗi sắc", không có ai
"mười phân vẹn mười." Song các lý thuyết của họ bổ túc cho nhau và cùng góp
chung mục đích sau: Thứ nhất, TDH như là một nền khoa học về hiểu biết, phải
chính là cái nền tảng của nền khoa học tinh thần (Dilthey). Thứ hai, TDH trả lời câu
hỏi: "Bản chất của sự hiểu biết tự nó là gì?" và phát triển thành một nền bản thể học
như thấy trong triết học thông diễn của Gadamer. Thứ ba, hiểu biết đòi hỏi một sự
hiểu biết trọn vẹn, một sự thông hiểu. TDH luôn đặt mọi vấn đề trong cái toàn thể,
thế nên đã giúp nhận ra sự khủng hoảng của nền khoa học hiện đại, đã giúp nhiều
khoa học và triết gia đặt lại chính cái bản tính của khoa học (như trường hợp của
phái Hậu hiện đại). Thứ tư, những điểm chung hay những bản chất chung nơi con
người, nơi xã hội con người và nơi thế giới sống đã được khai quật một cách rất căn
kẽ đã tạo thành nền triết học của thế kỷ thứ 20, đồng thời cũng ảnh hưởng tới nền
triết học hiện nay.

Nhận ra sự đóng góp quan trọng của TDH nhắm vào chính sự hiểu biết, tức nhắm
vào chính cuộc sống con người trong cái toàn thể và nó giúp chúng ta hiểu biết con
người hơn. Từ đây, ta nhận ra ba khả năng từ TT: (1) hiểu được những gì cha ông
chúng ta truyền lại, tức những giá trị văn hóa, đạo đức; (2) thấy được cái công năng,
sự biến hóa cũng như lối cấu tạo của truyền thống; (3) hiểu rằng sự hiểu biết của
chúng ta luôn gắn chặt với lịch sử, với ý hệ, với những nghịch lý và với cả những dự
phóng về tương lai.

1.2. Những nền tảng của Thông diễn học

2.2.1.1. Thông diễn học và Hiện tượng học

Chủ trương giải thích theo vòng thông diễn vẫn chưa giải quyết được những mâu
thuẫn nội tại (thí dụ mâu thuẫn về logic). Nó không thể diễn tả được tất cả ý nghĩa
của văn bản, nhất là không thể khiến chúng ta vượt xa hơn khỏi văn bản để phản
  XLII

ánh lại tinh thần của tác giả. Những lối giải thích Thánh kinh cho dù rất khoa học,
song nếu cái tinh thần tiềm ẩn trong văn bản không tái hiện, nếu nó không đi sâu
vào trong tâm hồn, đánh động được tâm thức người nghe, người đọc thì cũng vô
nghĩa. Sự khó khăn này càng rõ rệt khi ta phải dịch văn bản sang ngoại văn hay
ngược lại. Như thường thấy, những bản dịch từng chữ một (word by word) thường
là những bản dịch ngô nghê, mặc dù hoàn toàn trung thành với ngữ pháp và với văn
cảnh khoa học. Những bản dịch như vậy thường gây ra sai lầm nhiều hơn, và rất có
thể ngược hẳn lại với ý nghĩa trung thực của văn bản. Nhất là không thể làm bản văn
sống lại hay tác động đến tâm thức của những người khác ngôn ngữ, khác văn hóa.

Ý thức được những vấn nạn thông diễn như vậy, các triết gia và thần học gia theo
phương pháp hiện tượng học đã phát triển giải thích học thành một bộ môn TDH
hiện đại ngày nay. Theo phương pháp này, ta chỉ hiểu một hiện tượng, hay ý nghĩa
của câu văn nấp sau những dòng chữ, nếu chúng ta qua lối phân tích (giải nghĩa, giải
thích) đào ra được những bản chất của hiện tượng, hay của ngôn ngữ; nhất là khi ta
tìm ra được cái luật, hay cái mối ràng buộc giữa các bản chất. Sau cùng, quan trọng
hơn cả, đó là làm sao có thể nhận ra được sự biến đổi (hình thức, ý nghĩa và cả quy
luật) của văn bản, của hiện tượng khi chúng ở vào trong những thời điểm (thời gian
và không gian) khác nhau. Công lao quan trọng nhất phải kể đến Martin Heidegger,
là trợ lý của Edmund Husserl, không chỉ hấp thụ phương pháp hiện tượng học, mà
còn phát triển vượt khỏi thầy mình, biến Hiện tượng học thành Thông diễn học. Ông
không chỉ nhìn ra bản chất của hiện tượng, mà còn nhìn ra quy luật biến hóa của
chúng, cũng như phát hiện được quá trình cấu tạo của những bản chất, sự thống nhất
của chúng tạo ra cái ý nghĩa nói lên sự vật.

Phương pháp hiện tượng học chỉ là công cụ để hiểu sự vật (hay hiện tượng) một
cách trung thực. Ở giai đoạn đầu, gần giống Descartes, Hiện tượng học đặt lại vấn
đề về những lối hiểu sự vật khác nhau trong qúa khứ: ta có thể hiểu sự vật bằng cách
nắm vững được những cấu trúc của nó hay không? (như theo Chủ thuyết duy nhiên);
ta có thế biết được sự vật nếu theo nguyên tắc quy luật của lý trí hay không? (Chủ
  XLIII

thuyết duy lý); ta có thể biết được sự biến đổi của sự vật chỉ cần dựa vào những cảm
giác, hay cảm quan hay không? (Chủ thuyết duy nghiệm, duy thực); ta có thể hiểu
được con người bằng việc dựa trên phản ứng, quy luật phản ứng hay không? (Chủ
thuyết duy hành vi); ta có thể nắm vững được con người dựa trên cảm giác, quy luật
của cảm giác hay không? (Chủ thuyết duy cảm) và những câu hỏi tương tự. Sự hồ
nghi tuyệt đối của Descartes khiến ông gạt tất cả mọi lối hiểu biết trừ lối duy lý của
chủ thể. Hiện tượng học cũng nghi ngờ, nhưng nhận ra không thể gạt bỏ tất cả
những lối nhìn khác biệt. Điều mà ta có thể làm được đó là tạm thời bỏ chúng vào
trong ngoặc (hay bỏ ra một bên) mà thôi. Ở giai đoạn hai, Hiện tượng học nhận
định, một sự nghi ngờ không thể mang tính chất tuyệt đối mà chỉ là một phương thế
tạm thời, nhắm tới một phương thế khác giúp ta hiểu được sự vật một cách trọn vẹn
hơn. Vậy thì điểm quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để hiểu được một cách tương
đối trọn vẹn sự vật, thế giới.

So với những phương pháp duy lý của Descartes, thì phương pháp hiện tượng xem
ra trung thành hơn và giúp chúng ta nhìn sự vật một cách khách quan và đầy đủ hơn.
Nếu hiện tượng học nhắm đến một sự hiểu biết toàn vẹn, nắm được cái toàn thể,
nhận ra được tính chất trung thực, và tính chất nguyên sơ, thì câu hỏi mà chúng ta
đặt ra: Phương pháp hiện tượng học có thể giúp chúng ta đạt được một sự hiểu biết
như vậy hay không? Từ đây ta thấy hiện tượng học chủ trương một lối trực giác tiên
nghiệm tìm ra tất cả cái toàn thể của vật thể qua sự tương quan, qua qui luật tương
quan, qua cách thế sự vật xuất hiện cho chúng ta. Hiểu như vậy, hiện tượng học tự
nó đã mang bản chất thông diễn mang tính chất nghiêm túc, khoa học.

Tuy rất hữu ích và tiến bộ so với những phương thế trước đó, nhưng hiện tượng
học có thể được coi như là một phương pháp khoa học và nghiêm túc không? Đây là
một câu hỏi mà cho tới nay vẫn chưa ngã ngũ. Điểm quan trọng là nếu Hiện tượng
học nhắm đến sự hiểu biết chân thực thì, việc đầu tiên chúng ta phải giải quyết, đó
là “chân thực” là gì?; ta có khả năng nhận thức được chân thực hay không? Và một
câu hỏi quan trọng hơn nữa, nếu triết học nhắm trả lời câu hỏi “con người là gì?” mà
  XLIV

Kant đã từng đặt ra, thì sự thực về con người, về thế giới con người và sự thật về sự
vật, về thế giới sự vật có giống và khác nhau ra sao? Đây cũng là câu hỏi khi xây
dựng một nền khoa học xã hội nhân văn. Trả lời những câu hỏi trên bắt ta phải đi
sâu hơn vào TDH chứ không chỉ dừng nơi Hiện tượng học. Chính TDH mới có thể
diễn đạt được cao độ của Hiện tượng học.

2.2.1.2. Vòng Thông diễn học


Schleiermacher là người đầu tiên phát hiện ra cái vòng "luân hồi" (không
theo nghĩa luân hồi của Phật giáo) trong sự hiểu biết mà ông gọi vòng thông diễn
(hermeneutical circle). Vòng thông diễn muốn nói lên sự kiện là một sự hiểu biết
toàn vẹn không theo đường thẳng, nhưng theo một mối tương quan đa chiều, đa
diện, nhiều khi theo những bước nhẩy vọt,... Trong quá trình hiểu biết, không chỉ
người nói mà cả người nghe đều phải chia sẻ hay chấp nhận ngôn ngữ chung; phải
có một hiểu biết sơ khởi về thế giới sống, truyền thống, gía trị, cũng như phải dùng
chính ngôn ngữ để biểu tả.

Tiếp theo Dilthey đã phát triển vòng thông diễn và đem lại cho nó một vóc dáng mà
ngày nay đa số các nhà thông diễn vẫn còn phải dùng đến. Theo ông, sự thông hiểu
rất phức tạp, gồm nhiều phần tổng hợp lại. Mỗi phần đều tương quan mật thiết,
không thể tách rời được. Thứ nhất, ta không thể tách rời bộ phận ra khỏi cái toàn
thể. Bởi lẽ, toàn thể chỉ là toàn thể nếu nó được cấu tạo bởi những bộ phận. Nhưng
ngược lại, ta cũng chỉ có thể nhận ra được nó là một bộ phận, nếu ta biết được toàn
thể. Thí dụ, ta chỉ biết “cánh cửa bên tay phải” là cánh cửa phải nếu biết được toàn
thể công trình, vị thế của mỗi bộ phận. Ngược lại, khi nhìn toàn thể công trình, ta đã
thấy trước được trong óc ta những bộ phận cấu tạo thành công trình như các cánh
cửa, mái, cột... Thứ hai, ý nghĩa của mỗi sự kiện chỉ có thể có nếu nằm trong cái ý
nghĩa vốn đã có sẵn trong toàn thể, và ngược lại, cái ý nghĩa thấy trong toàn thể
cũng chỉ có thể nhận ra qua ý nghĩa của mỗi bộ phận. Ví dụ, trong tiến trình toàn
cầu hóa, vấn đề đáng quan tâm nhất là mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái thành
phần, và mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước nhỏ. Toàn cầu hóa không phải
  XLV

là sự cắt gọt, giản lược những cái thành phần để nhập vào cái toàn thể, cũng không
phải là sự đơn giản hóa cái toàn thể để đưa vào cái thành phần. Mà các nước cần có
bản sắc riêng của mình để tạo sự khác biệt, đồng thời phải tuân theo những cái
chung của tổng thể toàn cầu, để “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Vậy nên ta có thể
nói để hiểu ý nghĩa, mang ý nghĩa và có ý nghĩa đầy đủ chỉ có thể, nếu nhìn từ vòng
thông diễn.
  XLVI

PHỤ LỤC 2

THÔNG DIỄN HỌC VÀ TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC

1. Tính bất định của truyền thống

Có nhiều định nghĩa về VHTT, NCS trích dẫn một định nghĩa khá đầy đủ của
PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ, nhà sử học cũng là một chuyên gia về lịch sử - văn hóa:
“Truyền thống văn hoá là những hằng số văn hoá được kết tinh trong đời sống của
một cộng đồng người và được lưu truyền qua nhiều thế hệ lịch sử. Nó thường mang
tính phổ biến trong cộng đồng và là những nét đặc thù nổi trội của cộng đồng đó
khi đối sánh với những cộng đồng khác. Nó mang tính ổn định và được biểu hiện
trong tâm lý, nếp nghĩ, lối sống của các thành viên cộng đồng. Có thể nói TT chính
là một “nhân cách cộng đồng”, trở thành bản sắc giá trị của cộng đồng, thường
dùng khi nói đến một dân tộc. Tuy nhiên, trong khi TT là một thuật ngữ trung tính,
thì bản sắc, giá trị lại thường mang một ý nghĩa tích cực, tốt đẹp. Về mặt lịch sử xã
hội, truyền thống cũng có tính chất di truyền, nó là một loại “gien văn hoá”. Và
cũng như một gien có thể có lợi và hại. TT cũng có cái tốt và cái xấu, hoặc chuyển
hoá giá trị trong từng điều kiện cụ thể, từ tích cực thành tiêu cực hay ngược lại”
[46].

Song nếu nhìn từ góc nhìn TDH ta sẽ thấy các vấn đề sau: trước hết, TT không
phải là một hằng số, không hoàn toàn mang tính ổn định, bởi tinh thần đặt nặng ngữ
cảnh đã được hàm ý trong VTD. Quan niệm TDH về VH hoàn toàn ngược lại, rằng
nghĩa của VHTT phụ thuộc vào ngữ cảnh, tình huống về không gian, thời gian, do
đó là không ổn định. Ở đây sự tương ứng giữa các sự vật không phải là tuyến tính,
cũng không có giá trị phổ quát; mà phụ thuộc vào một sự khai mở hay một bối cảnh
mà nó hiện diện. Thứ hai, do không có giá trị phổ quát nên sẽ không có những quy
kết, quy giản thành những cái được gọi là hệ thống giá trị vật chất, giá trị tinh thần
TT, trong KT thường gọi là những giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Sẽ không có
được những ý nghĩa chính xác, rạch ròi, tốt hay xấu đúng như tinh thần của Cấu trúc
luận. Thứ ba, không phải đơn giản chỉ là sự “chuyển hoá giá trị” TT mà có thể còn
  XLVII

là sự thay đổi và chiếm hữu một cách sáng tạo các nội dung của TT.

Những điều này được minh họa trong thái độ của Heidegger đối với VHTT.
Trong “Sein und Zeit”, ông đề nghị một sự phá hủy TT để giải cấu trúc “cái truyền
thống xơ cứng” đang bị “các che đậy”, để trở về với “các trải nghiệm nguyên khởi”
tạo nên nguồn gốc của TT ấy. Song ông quan niệm sự phá hủy được mô tả như là
một “sự tháo dỡ có tính phê phán các quan niệm TT và như là một sự khôi phục các
nguồn gốc nguyên thủy của chúng.” Tức sự phá hủy có bao hàm một sự phục hồi,
nhưng phục hồi ở đây phải được hiểu như là một tiến trình sáng tạo và tích cực. Vì
các khái niệm phá hủy và phục hồi của Heidegger không hàm ý chỉ là một sự trở về
đơn thuần với các nguồn gốc đã mất, mà còn mời gọi chúng ta hãy thay đổi và
chiếm hữu một cách sáng tạo các nội dung của các VHTT. Quan niệm của ông về
phá hủy và phục hồi chính xác hình thành một phản xạ của sự vận động TDH hướng
tới một quan niệm về VH như là một lĩnh vực của các bất ổn và bất định đang chờ
sự khai thác thêm và những chân trời diễn giải mới. Chúng ta có thể thực sự nói
rằng lý tưởng VH của Heidegger về cơ bản tạo thành một tiến trình vô tận của các lý
giải tích cực và sáng tạo về các sản phẩm quá khứ. VHTT được quan niệm như là
một nguồn chứa các sức mạnh sống động, và các sức mạnh này có thể được trải
nghiệm chỉ khi nào chúng ta giải thoát chúng khỏi tình trạng hóa đá được gia cố
suốt bao thế kỷ. Từ quan điểm của Heidegger, sự khác biệt giữa sáng tạo và diễn
giải đại khái có thể được xét như là một vấn đề thuộc về cấp độ.

Vì thế, ta không cần phải gượng ép những TT cũ thích ứng hay phù hợp với
ngày nay, mà TT sẽ tiềm tàng như một mạch nguồn không ngừng chảy, hãy để
truyền-thống-mới có cơ hội tự nảy nở. Những ứng xử nhằm giải quyết thoả đáng về
mặt vật chất như phù hợp với môi trường, về mặt tinh thần như phù hợp với phong
tục tập quán và tín ngưỡng… cha ông ta đã chứng minh qua bao đời nay và tất cả đã
tạo nên bản sắc Việt. Thời nay, chúng ta là những con người Việt, thiết kế trên
mảnh đất Việt, chúng ta hẳn cũng sẽ có một cách thức ứng xử Việt để công trình
phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện thiên nhiên và xã hội Việt thời nay. Điều
  XLVIII

kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên có thể không thay đổi nhiều, song con người xã hội
Việt ngày nay khác rất xa con người xưa; đó là chưa kể sự phát triển của vật liệu
cũng như công nghệ xây dựng. Vì thế tạo bản sắc hay tính dân tộc không nhất thiết
phải, hay không thể bắt chước khai thác người xưa, mà hãy có sự chắt lọc cái tinh
tuý của dân tộc; để nay chúng ta diễn giải chúng theo phương thức của ta thời nay.
Tức bảo vệ truyền thống cần nhưng chưa đủ, nếu nói một cách mạnh mẽ hơn rằng
hãy chống “bảo vệ truyền thống” và chuyển thành vượt truyền thống, làm phong
phú TT để tạo nên những truyền-thống-mới tiếp nối cho mai sau. Hơn nữa với tư
tưởng vượt TT, truyền-thống-mới hẳn sẽ được khởi sắc đa dạng, đa chiều kích và
gợi mở hơn.

2. Lịch sử tính của truyền thống

TT không chỉ là vật thể vật chất, không đơn giản là những hình ảnh, ta không
thể quy giản TT vào “sự miêu tả”. Ta có thể thông hiểu TT theo quan niệm Lịch sử
tính của Heidegger. Thật vậy, theo ông để hiểu được hiện thể (tức cái thể hiện qua
một hiện tượng nào đó), ta phải nhận ra được mối tương quan giữa hiện tượng và
hữu thể, giữa hữu thể và Hữu sinh. Để nhận ra mối tương quan này, ta phải nắm
được tất cả qúa trình phát sinh của Hữu sinh; biết được bản chất của Hữu sinh, cũng
như mối quan hệ biện chứng của chúng. Muốn một sự thông hiểu đến nơi đến chốn
đòi ta phải thông hiểu lịch sử, luật lịch sử, tinh thần của lịch sử, và sự tiếp nối của
lịch sử. Những điều kiện này cấu thành cái bản chất mà Heidegger gọi là lịch sử
tính. Lịch sử tính như là một cái quy luật sống nói lên được bản chất cũng như quá
trình phát sinh và biến đổi của Hữu sinh, nhận ra được cái lý do tại sao Hữu sinh
mang một hình thức nào đó (hữu thể) và tại sao trong một thời gian và không gian
nhất định, nó xuất hiện như vậy (hiện thể).

Trước hết ta cần giải thích thuật ngữ: Hữu sinh (Being, Sein), hữu thể (beings,
Seiendes), hiện thể (Dasein, hay Being-there). Bởi lẽ, thông hiểu và lịch sử tính chỉ
có thể có được nếu ta nhìn ra được sự liên quan bản chất giữa Hữu sinh, hữu thể và
hiện thể. Bắt đầu với hiện thể, tức là với một hình thức, hay một cách xuất hiện của
  XLIX

Hữu sinh. Nó xuất hiện cho chúng ta như là sự vật, là con người. Nói cách khác nó
xuất hiện qua hay trong một thể cố định, xác định bởi một thời gian và không gian
nhất định; và ta đồng nghĩa hiện thể với hữu thể, tức cái thể bất biến.

Thực ra, hiện thể xuất hiện không thụ động. Nó không hoàn toàn bị các phạm
trù thời gian và không gian chi phối. Hiện thể chỉ là cách xuất hiện của vật thể trong
cái khoảnh khắc, trong một không gian nhất định của Hữu sinh mà thôi. Mỗi hiện
thể, khi mang hình thức cố định của chủng, loại, tức được quy định bởi những phạm
trù bất biến, gọi là hữu thể. Hữu thể, do vậy, là một thể của Hữu sinh từng được
nhận biết, phân loại theo đặc tính của chính Hữu sinh. Tất cả những sự vật nào cùng
có những hình thức, đặc tính như nhau, ta quy chúng về một thể, gọi nó là chủng
hay là loại.

Để hiểu ra sự tương quan giữa Hữu sinh, hữu thể và hiện thể, ta lấy lại ví dụ vật
thể là hiên nhà: Một không gian qua hình thức của một hiên nhà là một hiện thể. Nó
có thể là một hàng hiên trước nhà dân gian; là mái đón, hàng lang trong nhà biệt
thự; là thềm nhà trong nhà phố; là hành lang đi bộ có mái che trong khu phố thương
mại; là ban công trong căn hộ chung cư... Không gian hiên nhà này tuỳ theo hình
thức và công năng nó có thể là mái đón, hành lang, ban công,... (Hình 1.9). Tính
chất của nó được xác định bởi sự hiện hữu của nó trong một thế giới, cùng với
những hiện hữu khác. Hiểu như vậy, hiện thể, do đó chỉ nói lên được tính nhất thời,
công năng nào đó của sự vật, trong khi hữu thể biểu tả được đặc tính chung của vật
thể, nó phải như thế. Ở đây hữu thể là hiên nhà, một không gian nữa kín nữa hở,
nhằm che mưa tránh nắng. Nhưng phải chính Hữu sinh là không gian chuyển tiếp
(không gian đệm giữa trong và ngoài nhà) qua sự biến hóa, tức qua sự xuất hiện của
nó, và phải là chính cả cái thế giới trong đó nó xuất hiện, biến đổi mới là nền tảng
căn bản của thông hiểu, mới giúp ta hiểu được hiện thể, hữu thể,... Nói cách khác,
hiện thể là một hiện thực, là một lối diễn giải của Hữu sinh. Mà Hữu sinh luôn trong
quá trình hiện thực hoá, nên nếu không nắm vững được sự tương quan bản chất giữa
Hữu sinh, hữu thể và vật thể, ta khó có thể thông hiểu được bất cứ một vật thể nào.
  L

Sơ đồ 1: Quá trình phát sinh và biến đổi của Hữu sinh [Nguồn: Tác giả]

Vậy lịch sử tính là một quy luật sống nói lên được bản chất cũng như quá trình
phát sinh, biến đổi và dự phóng của Hữu sinh (Sơ đồ 1), nên nói lên cả qúa trình, thì
tất cả cái gì thuộc về quá khứ, hiện tại và tương lai đều là những yếu tố không thể
thiếu. Và như vậy, những cái gì vốn có trước sự hiểu biết của chúng ta cũng có giá
trị thiết yếu của chúng. Những đặc tính này thấy trong những tiên kiến, trong ý thức
về sự đồng nhất của thời gian, và trong sự áp dụng thông hiểu vào những trường
hợp thực tiễn, hiện thực. Hơn nữa, bất cứ một sự thông hiểu nào đã mang tính chất
lịch sử, thì bắt buộc phải được nhận định từ những đặc tính của Hữu sinh, đó là tính
chất liên tục, tính chất đồng nhất và tính chất hiện thực. Tức muốn hiểu bản chất
Hữu sinh của TT ta không chỉ dừng lại ở những biểu hiện riêng lẻ của các hiện thể
của TT như mái đón, hiên hành lang, ban công,.. đó chỉ là những lối diễn giải khác
nhau được hiện thực hoá từ hiên nhà TT. Vì lịch sử tính có nghĩa là tính chất phát
sinh, biến đổi, phát triển của hữu sinh trong thế giới cụ thể, nên vừa có tính sáng tạo
vừa có tính hữu hạn. Vậy, sự việc hiểu Hữu sinh TT hiện hữu trong thời gian và
không gian chỉ có thể được nhận ra qua sự “liên tục” và “đồng nhất” của các hiện
thể. Thế nên, lịch sử tính chỉ cho ta hiểu được TT và diễn giải TT khi ta ý thức về
tính chất vừa sáng tạo, vừa hữu hạn của TT, vừa hướng về tương lai nhưng đồng lúc
không tách rời khỏi quá khứ TT.
  LI

PHỤ LỤC 3

THÔNG DIỄN HỌC TRONG CÁC NGÀNH KHOA HỌC2

Ngày nay, chúng ta có thể nói, giới văn học, nghệ thuật, triết học, xã hội, tâm lý,
luật, môi trường và ngay cả khoa học cũng đều chịu ảnh hưởng của TDH. Những
tác phẩm của Kuhn, Clifford Geertz, Harold Garfinkel, Friedrich Weissacker, Karl
Otto Apel, Juergen Habermas đều mang đậm ấn dấu của TDH. Trong đó ảnh hưởng
nhất, khi TDH được xem như là nền tảng của khoa học xã hội nhân văn
(KHXHNV).

Khi áp dụng TDH vào các bộ môn của KHXHNV, có hai câu hỏi về sự tương
quan giữa nền khoa học này và thông diễn: “TDH có thể được áp dụng vào nền
KHXHNV hay không?” và “TDH có thể được coi như là một nền khoa học nghiêm
túc, năng động hay không?” Nếu thế giới không phải chỉ là một mô hình hình học,
nếu hoạt động con người không hẳn chỉ theo phương cách toán học, thì ta không thể
toán học hóa con người và thế giới sống như Galileo và Descartes đã làm. Lấy mô
thức đại số, phương cách tính toán và hình thức hình học để hiểu con người là điều
ta khó có thể chấp nhận. Bởi lẽ, nó không giúp ta có được một hình ảnh trung thực,
toàn diện và phát triển của con người. Như vậy ta không thể đồng nhất với nền khoa
học chính xác mà Descartes và các nhà toán học đeo đuổi, tức một nền khoa học
nhắm tới tính chất xác thực theo bản tính của sự vật bất biến. Ta cần chính là sự
thông hiểu, một giác ngộ chân thực theo bản tính con người. Đây là mục đích chính
của TDH và nó có tham vọng trở thành một nền khoa học năng động và nghiêm túc
theo nghĩa nó có thể giúp chúng ta nhận ra và hiểu được con người qua chính bản
chất con người năng động, xã hội và phát triển.

Nếu là một nền KHXHNV, thì sự tương quan giữa TDH và các bộ môn khoa
học nhân văn như ngữ học, lịch sử, tôn giáo, văn học, cũng như với các bộ môn

                                                                                                                         
2
Trần Văn Đoàn, Thông diễn học trong khoa học xã hội nhân văn, Khoa triết học, ĐH Quốc gia Hà Nội,
2004, (Mục 2.3)
  LII

khoa học xã hội như kinh tế, xã hội học, thông tin,.. như thế nào? Điểm qua vài
minh chứng:

1. Vai trò Thông diễn học trong Ngữ Học

Theo ngôn ngữ chuyên môn, ngữ học bao gồm ngữ cấu (synthactics), ngữ phạm
(grammatics), ngữ dụng (pragmatics) và ngữ ý (semantics). Chúng liên kết với nhau
trong một mạng lưới và qua tác động tương thông, tạo ra ý nghĩa. Nếu chỉ dừng lại
nơi hình thức, hay sự liên kết âm thanh, hay xây dựng một cấu trúc, biểu tượng ta
chỉ có thể có một nền khoa học ngữ học tương đối chính xác, nhưng chưa thể đạt tới
một sự thông hiểu chân thực.

TDH đòi ta phải đi sâu vào câu hỏi về lý do tại sao chúng ta chọn, hay cấu tạo
văn phạm, ngữ cấu như thế. TDH bắt ta phải đối diện với tính cách xã hội và nhân
văn của mỗi ngôn ngữ. Tức những giải đáp về sự biến hóa, khác biệt ý nghĩa của
cùng một từ ngữ trong các giai đoạn lịch sử, trong các xã hội, nơi mỗi tầng lớp, hay
nơi mỗi người khác nhau, nói lên vai trò biện chứng của TDH.

Nhưng một lối hiểu ngữ học như trên thực ra chỉ diễn tả được ý nghĩa hiện
thời, chưa nói lên được bản chất của ngôn ngữ. Nó mới chỉ nói lên được tính chất
công cụ, chưa phát triển được bản chất năng động sâu xa và sáng tạo của TDH.
Ngôn ngữ không chỉ là một công cụ của thông hiểu, y hệt như thông hiểu không chỉ
hạn hẹp trong vai trò tương thông giữa con người. Từ đây, ta nhận ra nghệ thuật
thông diễn không được phép tự hạn chế trong lối phân tích cấu trúc ngôn ngữ theo
hai chiều kích lịch đại hay đồng đại. Lối phân tích cấu trúc này chỉ giúp ta hiểu
được tình trạng bất động, bất sinh (hay vô sinh), tức trạng thái cố định (và trung
tính) của ngôn ngữ mà thôi. Nó phản ánh một tấm ảnh của quá khứ, nói lên được
phần nào ý nghĩa trong quá khứ, chứ không thể biểu hiện được ý nghĩa đang phát
sinh, đang biến dạng, đang chuyễn nghĩa, và nhất là đương sản sinh ra ý nghĩa mới
qua chính tác động, sinh hoạt của con người. Nói rõ hơn, nếu được hiểu theo lối cấu
trúc lịch đại, thì cái quá trình cấu tạo ra nó cũng chỉ là một giai đoạn đưa đến trạng
  LIII

thái hiện tại. Tức, nó chỉ nói lên ý nghĩa của một thể, một dạng cố định nào đó; chưa
nói ra được qúa trình Hữu sinh của ngôn ngữ. Một sự thông hiểu đích thực không
chỉ là một sự thông suốt nắm vững sự vật hay con người hiện thời, mà còn là sự tiếp
tục không ngừng truy vấn về sự vật, về con người.

2. Vai trò Thông diễn học trong Sử Học

TDH đã giữ một vai trò quan trọng trong môn học lịch sử. Lịch sử không chỉ là
một tạp ghi những sự kiện một cách tùy tiện, những gì ghi lại không hoàn toàn là
những sự kiện đã xảy ra, nhưng là những sự kiện có thể được thêm mắm thêm muối.
Trong bất cứ xã hội nào, lịch sử không phải là bản văn ghi lại dữ kiện, nhưng là một
sự chọn lựa dữ kiện và sắp xếp lại theo một lối nhìn, hay theo lợi ích nào đó. Trong
thời phong kiến và toàn trị, lịch sử chỉ là những ghi chép sự việc, sự kiện, cách thế
tư duy và lối sống của giới thống trị. Do đó, các sự kiện được chọn lựa, ghi lại, hay
được khuếch đại để chứng minh một lối nhìn, hay để thuyết phục người đọc, đều
phục vụ cho mục đích nào đó. Nhưng không phải vì thế mà lịch sử mất giá trị.
Chúng đưa ra một lối nhìn của một thế giới, về một thế giới. Vậy thì cái thế giới đó
nó có liên hệ gì với chúng ta? Ta có thể tìm thấy trong đó điều gì vẫn còn có ý
nghĩa, vẫn còn nảy sinh ra giá trị cho thế giới chúng ta. Đó mới là cái sứ điệp mà ta
cần phải tìm ra. Mỗi người trong chúng ta có thể đọc lịch sử và tìm thấy điều mình
muốn

Nhìn trong một văn cảnh như vậy, chúng ta thấy lịch sử tự nó đã là một hành
vi thông diễn. TDH ý thức rằng, ta không thể có một nền thông diễn khoa học theo
nghĩa hoàn toàn trung lập, song cũng nhận ra rằng một sự thông hiểu cũng không
thể chấp nhận những “sai sót” kể trên. Chính vì vậy mà TDH không có tham vọng
xây dựng một nền khoa học lịch sử hoàn toàn khách quan, nhưng cũng không hạ cấp
nó xuống ngang hàng với tiểu thuyết hư cấu.

TDH phải tìm ra những yếu tính chung của một thời đại, một dân tộc qua chính
sự tham dự của chúng ta vào lịch sử. Đó chính là cái mà chúng ta gọi là thông cảm.
  LIV

Đọc lịch sử Việt, người Việt như đương đối thoại với cha ông mình và từ chính cái
tình cảm chung, nhận ra được một sự tương thông giữa chúng ta và những anh hùng
lịch sử. Cái tinh thần chung, cái tình cảm chung, cái ngôn ngữ chung, cái hy vọng
chung… tất cả cấu tạo thành đặc tính Việt. Đây chính là nguyên lý căn bản tạo ra
một sự thông hiểu giữa người Việt khi đọc lịch sử. Nói cách khác, các sử gia đã
nhận ra và trình bày được cái tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại. Chính lối nhìn
này ảnh hưởng tới lịch sử con người, bởi lẽ họ có thể đưa ra cái cảm tình và khát
vọng tuy cá biệt nhưng lại thấy chung nơi mọi người và họ nhận ra tầm quan trọng
của ý hệ.

Chính vì nhận ra bản tính thông hiểu như vậy, mà TDH giữ vai trò quan trọng
trong lịch sử học. TDH đòi ta phải chấp nhận: (1) thứ nhất, dữ kiện lịch sử không
phải là dữ kiện (của khoa học tự nhiên); (2) thứ tới, lịch sử luôn sống động chứ
không phải chỉ là sự ghi chép những cái gì đã xảy ra, hay cái gì “đã chết”; (3) thứ
ba, vì là lịch sử sống động, nên đó phải là sự tham dự của chính người viết sử vào
trong lịch sử, nhưng sự sống đó không phải chỉ riêng của sử gia, mà còn của cả một
thời đại, một dân tộc, một nhóm người; (4) thứ tư, vì là một lịch sử sống động, nên
như chính cuộc sống, lịch sử tự nó sinh hoạt một cách biện chứng.

3. Thông diễn học và Văn hoá học3

Trườc cuộc tìm kiếm tuyệt vọng những nền tảng vững chắc cho lĩnh vực cả đạo
đức luận và tri thức luận, Heidegger bác bỏ quan niệm truyền thống coi hoạt động
văn hóa như là một cuộc tìm tòi các nền tảng có giá trị phổ quát cho hoạt động và tri
thức của con người. Ông phê phán về khái niệm chủ thể và về lý tưởng tri thức luận
của tính khách thể. Về khía cạnh thứ nhất, Heidegger thay từ “chủ thể” (subject)
bằng từ “hiện thể” (“Dasein” /“being-there”). Việc chuyển đổi thuật ngữ này là khái
niệm ý thức, khi nói rằng con người chủ yếu không phải là một “hiện hữu - ý thức”
mà là một “hiện thể” thì Heiddeger đã bác bỏ lối mô tả quen thuộc về con người như

                                                                                                                         
3
Rui  Sampaio  (Đinh  Hồng  Phúc  dịch),  Quan  niệm  của  thông  diễn  học  về  văn  hoá,  Khoa  ngữ  văn,  trường  
ĐH  Sư  phạm  Tp.HCM  (http://www.hcmue.edu.vn),  năm  2008
  LV

là những chủ thể tự chủ, thống nhất. Đối lập với phạm trù hiện đại về chủ thể, sự tồn
tại của hiện thể bị xác định bởi thế giới và chân trời mà chúng ta luôn bị ném vào.
Do đó, phần lớn do ngữ cảnh của chúng ta phán quyết. Triết học của Heiddeger đã
phá vỡ chủ nghĩa phổ quát và quan niệm xem con người như là một hiện hữu “có
bản chất” được phú cho một số đặc tính hạn định và một bản sắc ổn định. Thay vào
đó, ông mô tả hiện thể như một năng lực hiện hữu và một dự phóng luôn không
hoàn tất. Công trình chính của ông, Hữu thể và Thời gian (Sein und Zeit, 1927),
khai triển một tri thức học tổng thể, theo đó toàn bộ nghĩa đều phụ thuộc vào bối
cảnh và thường xuyên được dự kiến từ một chân trời, một viễn cảnh hay một bối
cảnh đặc thù. Kết quả là một sự phê phán mạnh mẽ nhằm chống lại cái lý tưởng về
tính khách quan.

Từ đó Heidegger quan niệm TDH về văn hóa không thể cung cấp cái mà các lý
thuyết truyền thống về văn hóa được trông mong cung cấp: các tiêu chuẩn phổ quát,
tính ổn định và sự loại trừ chủ nghĩa tương đối. Hoàn toàn ngược lại, thông diễn học
dạy chúng ta rằng toàn bộ nghĩa đều phụ thuộc vào ngữ cảnh, do đó không ổn định.
Quan niệm rút ra được về văn hóa do đó có tính thơ và sáng tạo hơn là có tính đạo
đức luận hay tri thức luận. Văn hóa giờ đây không được xét như là một hoạt động
hướng đến sự khám phá các truyền thống và các nghĩa khách quan, mà như là một
tiến trình sáng tạo hướng đến sự thăm dò các khả năng đã được mở ra bởi các tác
phẩm trong quá khứ, mà ở đó toàn bộ tư tưởng con người tìm thấy những gốc rễ của
nó. Tức, quan niệm gợi mở này xem văn hóa như là một tiến trình sáng tạo hơn là
khám phá.

Gadamer chia sẻ với Heidegger các suy tư TDH được khai triển trong Hữu thể
và Thời gian và sự phê phán về tính khách quan, mô tả hoạt động văn hóa như là
một tiến trình vô tận của “các hòa nhập những chân trời” (“fusions of horizons”).
Một mặt, cho rằng toàn bộ nghĩa phụ thuộc vào một ngữ cảnh diễn giải đặc thù.
Nhưng mặt khác, quan niệm này đối đầu với tính tương đối của đời sống con người
và né tránh những nguy cơ của một chủ nghĩa tương đối triệt để. Thực vậy, thông
  LVI

qua một tiến trình tự do, vô tận và không thể đoán trước được về “các hòa nhập
những chân trời”, chân trời đích thân của chúng ta dần dần được rộng mở và loại bỏ
những thành kiến xuyên tạc. Do đó, Gadamer đã thành công khi trình bày một lý
thuyết văn hóa phi quy nguyên luận (non-foundationalist) và phi mục đích luận
(non-teleological).

Phân tích của Gadamer về phạm trù thành kiến minh họa cho hai cực trong dự án
triết học của ông: một mặt, để công bằng với cái tính cách hữu hạn và viễn cảnh của
kinh nghiệm của con người; mặt khác, để tránh những nguy cơ của một chủ nghĩa
tương đối triệt để. Khái niệm nổi tiếng của ông về sự “hòa nhập những chân trời” có
lẽ là minh họa tốt nhất cho chiến lược nhằm cùng lúc tránh cả chủ nghĩa tương đối
lẫn chủ nghĩa khách quan. Do hệ hình thông diễn được đặc trưng bởi chỉnh thể luận
và ngữ cảnh luận nên khái niệm chân trời, với tính cách là một bối cảnh của khả
quan, hẳn sẽ đóng một vai trò quan trọng. Từ viễn cảnh của Gadamer, nếu toàn bộ
nghĩa phụ thuộc vào ngữ cảnh, thì sự thông hiểu chủ yếu không phải là một quan hệ
giữa một chủ thể và một khách thể, mà là một quan hệ giữa những chân trời. Vì
không thể lãng tránh hay nhảy ra khỏi chân trời riêng của chính mình nên sự thông
hiểu diễn ra thông qua một sự hội nhập của một chân trời khác lạ. Sự hội nhập như
thế, một mặt có nghĩa là chân trời riêng của chúng ta bị biến đổi, và mặt khác có
nghĩa là chân trời kia, trong khi được soi sáng bởi một viễn cảnh mới, đã tự thân
biến mình. Do đó, sự thông hiểu cốt yếu là “một tiến trình của các hòa nhập những
chân trời.”

Mặt khác, Gadamer đã khắc phục được một số hạn chế trong tác phẩm của
Heidegger. Khi mô hình về sự hòa nhập những chân trời không còn bị bó hẹp vào
các chân trời trong quá khứ và vào các truyền thống của chúng ta; ngược lại, nó có
thể áp dụng cho mọi vũ trụ văn hóa mà không có sự ngoại lệ. Hơn nữa, quan niệm
của Gadamer về văn hóa đã khôi phục cái mà Heidegger đã bỏ qua, cái chiều kích
con người. Thay vì lắng nghe tiếng nói huyền diệu của Hữu thể, Gadamer lắng nghe
những người khác. Chính qua sự tiếp xúc với tính khác của cái khác mà các thành
  LVII

kiến của chúng ta dần được khắc phục và loại bỏ cái tính cách xuyên tạc của chúng.
Cũng nhờ cái khác mà các cá nhân có văn hoá tái tạo chính họ và khám phá các khả
năng cho đến nay còn chưa được chú ý và thăm dò.

Tóm lại, Gadamer cho chúng ta một lý thuyết vững chắc và nhất quán về văn
hóa, tuy trung thành với tư tưởng Hedegger, nhưng đã thanh lọc những khiếm
khuyết của Heidegger. Mô tả của ông về hoạt động văn hóa bằng khái niệm sự hòa
nhập những chân trời chứng tỏ cả hai ông đều bác bỏ tính lý tưởng và tính khách
quan của nghĩa, và nhấn mạnh sự phụ thuộc của nó vào người diễn giải. Vì mọi hiện
thực văn hóa đều tuân thủ các tái diễn giải liên tục và không thể đoán trước nên
TDH đòi hỏi có một quan niệm phi quy nguyên luận và phi mục đích luận về văn
hóa. Đây là một trong những đóng góp to lớn của triết học đương đại cho lý thuyết
văn hóa.

You might also like