You are on page 1of 62

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỀ XUẤT BẢO TỒN KHÔNG GIAN LÀNG TRÊN CƠ SỞ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ - LẤY LÀNG NGHỀ
KIM HOÀN CHÂU KHÊ LÀM ĐIỂN HÌNH NGHIÊN CỨU

Hà Nội 2020

1
Bộ Xây Dựng
Trường ĐẠI HỌC Kiến trúc HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỀ XUẤT BẢO TỒN KHÔNG GIAN LÀNG TRÊN CƠ SỞ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ - LẤY LÀNG NGHỀ
KIM HOÀN CHÂU KHÊ LÀM ĐIỂN HÌNH NGHIÊN CỨU

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Nhà ở - Khoa Kiến trúc


Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Giáp Thị Minh Trang
Thư ký: ThS. KTS. Nguyễn Ngọc Khanh

Hà Nội, ngày tháng năm

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI BAN CHỦ NHIỆM KHOA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

2 3
Mục lục

A – PHẦN MỞ ĐẦU 2.2.3. Phân tích đánh giá các cơ sở dữ liệu về xu hướng phát triển du
lịch.
Tính cấp thiết của đề tài
2.3. Cơ sở thực tiễn - khảo sát về hiện trạng không gian và kiến trúc
Mục tiêu nghiên cứu
2.3.1. Hiện trạng hạ tầng quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu
2.3.2. Hiện trạng về các không gian công cộng
Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Hiện trạng về các không gian ở và sản xuất.
2.3.4. Phân tích đánh giá về các tác động môi trường văn hóa, xã hội
B – PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU và tự nhiên hiện tại.
Chương 1: Tổng quan về hiện trạng quy hoạch, không gian kiến 2.3.5. Các vấn đề trực diện cần giải pháp giải quyết về mặt quy hoạch
trúc, bối cảnh văn hóa xã hội và kinh tế làng nghề kim hoàn Châu Khê và hạ tầng .
1.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử làng Châu Khê. 2.3.6. các định hướng giải quyết công trình cụ thể nhằm bảo tồn và
1.2. Đặc điểm quy hoạch, kiến trúc làng Châu Khê. phát huy các giá trị văn hóa, kinh tế của làng.

1.3. Thực trạng những kiến trúc cổ, không gian truyền thống cần bảo
tồn Chương 3: Giải pháp, đề xuất thiết kế không gian làng Châu Khê
1.4. Tổng quan về văn hóa xã hội và kinh tế. 3.1. Tổ chức không gian công cộng Đề xuất giải pháp du lịch
1.5. Những bất cập tồn tại và phát sinh trong quá trình phát triển. 3.2. Đề xuất phát triển du lịch làng Châu Khê
3.3. Đề xuất phương án cải tạo không gian công cộng, cộng đồng
Chương 2: Cơ sở khoa học 3.4. Đề xuất hướng phát triển du lịch không gian ở và làm nghề
2.1. Cơ sở pháp lý.
2.1.1. Các văn bản pháp lý về chủ trương, đường lối chính sách phát C – Phần kết luận và khuyến nghị
triển.
D – Phần phụ lục
2.1.2. Các định hướng quy hoạch.
2.2. Cơ sở văn hóa xã hội.
2.2.1. Phân tích đánh giá các cơ sở dữ liệu về dân số.
2.2.2. phân tích đánh giá các cơ sở dữ liệu về phát triển kinh tế

4 5
A – PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu:

Trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá tổng thể làng nghề kim hoàn
với nhiều thách thức và nguy cơ về việc mất đi bản sắc truyền thống. Sự phát triển truyền thống Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
nhanh chóng, thiếu hoạch định của hoạt động xây dựng đang dần làm mất đi
1. Đánh giá các công trình kiến trúc theo từng không gian chức năng:
không gian làng xã quen thuộc. Với những làng nghề truyền thống còn là sự mất
- không gian và công trình công cộng
đi hoạt động nghề sản xuất quen thuộc đã gắn bó với cư dân trong hàng trăm
- không gian nhà ở và không gian sản xuất
năm lịch sử.
2. Tìm hiểu, khảo sát các hoạt động của cư dân trong làng:
Phát triển sản xuất nghề truyền thống kết hợp với một phương thức kinh - các hoạt động chung của cư dân làng: lễ hội làng, chợ, hoạt động CLB
tế mới - du lịch là một cách bảo tồn lưu giữ hữu hiệu kiến trúc truyền thống và - các hoạt động của các hộ dân kết hợp với hoạt động sản xuất
văn hóa bản địa. Làng nghề kim hoàn truyền thống Châu Khê có một lịch sử phát
triển lâu đời với danh tiếng hàng trăm năm kết hợp với những của hàng trên phố
Hàng Bạc của Kinh thành Thăng Long. Trong bối cảnh biến đổi lịch sử mối quan Mục đích của nghiên cứu:
hệ giữa hai địa danh đã có nhiều lần bị dãn ra, nhưng đến nay đã được khôi phục Mục đích của nghiên cứu hướng tới lưu giữ, giữ gìn những giá trị kiến trúc,
lại và đang trên đà tiếp tục phát triển. Cho tới ngày nay, hoạt động nghề kim hoàn văn hóa của làng, đánh giá tiềm năng và phát huy giá trị hiện đang có.
vẫn phát triển mạnh mẽ đủ cho thấy sức hấp dẫn của một trong những làng nghề
1. Đề xuất thiết kế thực nghiệm bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị
giàu truyền thống nhất miền Bắc nước ta. Với nghề truyền thống đặc thù của làng
của làng nhưng đến nay chưa được khai thác.
và các công trình tín ngưỡng, tâm linh, và những công trình kiến trúc đặc thù của
làng đang còn được lưu giữ. Với những giá trị nêu trên đây có thể coi là một địa 2. Đề xuất quy hoạch hướng phát triển của làng.
phương có nhiều tiềm năng, bên cạnh đẩy mạnh quá trình phát triển nghề truyền 3. Đề xuất giải pháp du lịch cho khách tới thăm quan làng.
thống có thể kết hợp phát huy du lịch.

Ngoài những công trình tín ngưỡng đã được tu sử và đưa vào sử dụng, làng Phạm vi nghiên cứu:
còn nhiều công trình kiến trúc có giá trị chưa được phát huy, đang sử dụng không
Đề tài nghiên cứu tổng quan không gian làng nghề Châu khê, thuộc xã Thúc
dúng chức năng hoặc bỏ hoang vì đang bị xuống cấp trầm trọng. Dựa trên những
Kháng, huyện bình Giang, tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu tập trung vào kiến trúc
yếu tố nêu trên, đề tài “Đề xuất bảo tồn không gian làng trên cơ sở phát triển du
không gian cộng đồng chưa được khai thác và không gian nhà ở kết hợp làm
lịch làng nghề - lấy làng nghề kim hoàn Châu Khê làm điển hình nghiên cứu”, có
nghề kim hoàn với những tính đặc thù của nó tại làng Châu Khê.
cơ sở thực tiễn rõ ràng và mang tính cấp thiết.

6 7
Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình làm việc, nghiên cứu:
• Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua phiếu điều tra. Nhóm nghiên
cứu tới từng hộ gia đình để thực hiện điều tra và trò chuyện với người dân Khảo sát sơ bộ không gian cộng đồng (đình Kim Ngân)
làng.
09.2016.
và phố Hàng Bạc, Hà Nội
• Điều tra khảo sát hiện trạng kết hợp với việc đào tạo sinh viên. Các giai
đoạn sinh viên được tham gia cùng: đo vẽ hiên trạng các công trình nhà Đến làng Châu Khê tìm hiểu mối liên kết với phố Hàng
ở và công trình công cộng; đề xuất phương án và đưa ra các giải pháp 10.2016. Bạc, gặp ông Phăn Văn Tiến (Nguyên trưởng Ban quản
giải quyết các vấn đề chính đang tồn tại; sinh viên tham gia tổ chức triển lý di tích làng Châu Khê)
lãm về dự án tại làng.
Khảo sát hiện trang tổng thể của làng. Tìm hiểu các
• Phương pháp phân tích và so sánh các số liệu được tổng hợp.
12.2016. công trình công cộng của làng Châu Khê: đình, chùa,
• Quy nạp các vấn đề nghiên cứu.
miếu, giếng, cổng, hòa quanh làng, v.v...

Khảo sát, vẽ ghi các công trình công cộng đang bị bỏ


Cấu trúc đề tài 02.2017.
hoang tại làng Châu Khê: Cầu Ba, giáp Nhất, giáp Trung
Đề tài có cấu trúc 3 chương:
• Chương 1: Tổng quan về hiện trạng quy hoạch, không gian kiến trúc, bối Trình bày ý tưởng quy hoạch làng và cải tạo các công
04.2017.
cảnh văn hóa xã hội và kinh tế làng nghề kim hoàn Châu Khê trình bị bỏ hoang với cán bộ làng Châu Khê
• Chương 2: Cơ sở khoa học, lý luận. Hiện trang các công trình kiến trúc
Làm việc với chính quyền địa phương, thống nhất việc
làng Châu Khê 12.2017. tổ chức triển lãm về những nghiên cứu và dự án, quảng
• Chương 3: Giải pháp, đề xuất thiết kế không gian làng Châu Khê
bá cho dân làng.

Khảo sát không gian nhà ở kết hợp xưởng làm nghề kim
Quá trình làm việc và nghiên cứu: 01.2018. hoàn làng Châu Khê - vẽ ghi, điền phiếu khảo sát và
Từ phố nghề Hàng Bạc vang danh đất Kinh Kỳ, ngược dòng địa lý và lịch phỏng vấn người dân làng,
sử, tôi tìm về với cội nguồn của nó, làng nghề kim hoàn truyền thống Châu Khê.
Tổ chức triển lãm: Làng Châu Khê và Truyền Thống /
Làng xóm, con người và công trình kiến trúc nơi đây để lại ấn tượng đặc trưng nói
Dự án bảo tồn không gian công cộng và nhà ở làm nghề
chung của một vùng quê Bắc Bộ, và riêng biệt của một làng với một nghề truyền 03.2018.
kim hoàn làng Châu Khê.
thống mang đầy tính đặc thù đặc thù.
Địa điểm: Nhà văn hóa làng Châu Khê
Ấn tượng ban đầu đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu, suy nghĩ và trăn trở về ngôi
làng này. Trong quá trình làm việc tôi đã có nhiều lần về làng với những mục đích Báo cáo nghiên cứu khoa học cuối năm
như sau: thu thập thông tin đời sống hiện nay và quá trình phát triển của làng; ghi 06.2018. Nhận sét: TS. KTS Bùi Đức Dũng, PGS. KTS. Phạm
chép lại những ý kiến và nhu cầu của người dân làng; vẽ ghi và khảo sát các công Trọng Thuật
trình công cộng, cộng đồng cũng như các không gian nhà ở của làng.

8 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH,
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC, BỐI CẢNH VĂN HÓA
XÃ HỘI VÀ KINH TẾ LÀNG CHÂU KHÊ

1.1 Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề:

Do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp, cư dân Việt xưa đã sinh sống quần tụ
với nhau, và dần dần hình thành nên làng xã. Trong quá trình phát triển, bên cạnh
nông nghiệp, một số làng đã có thêm những nghề đặc thù riêng, qua thời gian
được lan truyền trong cư dân làng xã. Nghề được truyền lại từ thế hệ này qua thế
hệ khác, và trở thành nghề truyền thống của làng.

Trần Quốc Vượng đã định nghĩa như sau về làng nghề trong quyển Văn hoá
Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm: “Theo chúng tôi hiểu gọi là một làng nghề (như
làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh..., làng đồng (Bưởi, Vó, Hè
Nôm, Thiệu Lý, Phước Kiều...), làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ..., làng rèn sắt Canh
Diễn, Phù Dực, Đa Hội v,v...) là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và
chăn nuôi nhỏ (lợn, gà...) cũng có 1 số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm
đậu phụ...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ
thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có
ông trùm, ông phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình
công nghệ nhất định, “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU sống chủ yếu được bằng nghề và sản xuất ra các mặt hàng thủ công; những mặt
hàng này có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá có quan hệ tiếp thị
(marketing) với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị,
thủ đô (Kẻ Chợ, Huế, Sài Gòn...) và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi xuất khẩu ra
nước ngoài”

“Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư
đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng
nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người
cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của
các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc
dân tộc và các cá biệt của địa phương”. Đây là định nghĩa trong cuốn “Làng nghề
truyền thống Việt Nam” của TS. Phạm Côn Sơn.
10 11
Theo nghị định số 52/2018/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 04 1.2. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử làng Châu Khê.
năm 2018 đưa ra những khái niệm căn bản về nghề truyền thống và làng nghề tại
Châu Khê là một làng trong bảy làng thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình
Việt Nam. Theo đó: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo
Giang, tỉnh Hải Dương.Xã Thúc Kháng nằm ở phía tây huyện Bình Giang, cách Hà
ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến
Nội khoảng 50 km, trong vùng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng
ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
phẳng. Xã có tuyến đường quốc lộ 38 chậy qua, và nhập vào đường cao tốc số 5
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, giữa Hà Nội và Hải Phòng, như vậy xã có các tuyến giao thông kết nối với các điểm
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông kinh tế quan trọng tại miền bắc.
thôn, bao gồm:
Ngày nay, làng nằm phía Đông sông Cửu An, phía Bắc giáp với thôn Trang
• Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. Trọng, phía Nam làng giáp với Lương Đường. Phía Đông làng là cánh đồng thuộc
• Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. làng. Quanh khu vực, ngoài làng Châu Khê còn có nhiều địa danh, di tích lịch sử
• Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn. khác như: Đền Phạm Ngũ Lão, Phù Úng; Kẻ Sặt với nhiều công trình Giáo xứ, v.v...
• Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan Làng Châu Khê là một làng có lịch sử hơn 500 năm. Khởi nguồn từ thời Lý,
lát, cơ khí nhỏ. do Thống lĩnh binh Chu Tam Sương thành lập (1190), làng có tên gọi ban đầu là
• Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Chu Xá Trang nằm bên tả ngạn sông Cửu An. Thời Trần thuộc Hồng Lộ; thời Lê,
• Sản xuất muối. Nguyễn là một xã của tổng Tông Chanh, huyện Đường An. Làng được di chuyển vị
• Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. trí và đổi tên thành Châu Khê dưới thời Trần. Tên Châu Khê có nghĩa là “bến ngọc”.
Khởi đầu làng đã có 12 dòng họ, đến nay làng còn 6 dòng họ và 28 chi.


NG
QL.5 BẮ
C

NG
HẢ
I

Thị trấn Kẻ Sặt

CHÂU KHÊ
I
HẢ
NG

C
BẮ D
NG T3
SÔ 92
Đền thờ Phạm Ngũ Lão

38

SÔNG CỬU AN
L.
Q
Miếu thờ Vũ Mộ Trạng

QL.5B

12 13
1.3. Đặc điểm quy hoạch, kiến trúc làng Châu Khê.

Làng Châu Khê nằm ở phía đông ven dòng sông Cửu An, có đường tiếp cận
vào làng từ đường QL 38. Phía Bắc giáp danh giới với làng Trang Trọng, phía nam
cánh nghĩa trang là làng Lương Ngọc. Ruộc lúa của làng nằm ở phía Đông, đây giếng Nghè vị trí cổng cũ

cũng là khu vực duy nhất có thể mở rộng khu dân cư cho làng khi có nhu cầu.
công trình giáp Nhất
Cấu trúc không gian làng Châu Khê mang đậm nét một làng ở vùng Đồng
Nhà văn hóa
bằng Sông Hồng. Châu Khê có hai trục đường chính với hướng Bắc Nam và Đông làng Châu Khê
công trình Cầu Ba
Tây. Các công trình cộng đồng của làng đều đượng bố trí trên trục đường Bắc và giáp Trung
Nam. Làng đã từng có đầy đủ các thành phần chủ yếu của một làng truyền thống: giếng Đông
lũy tre, cổng làng, giếng làng, các công trình cộng đồng: đình, văn chỉ, quán, nhà sân bóng

giáp, các công trình tôn giáo: chùa, miếu.


cổng Bến
Hiện nay, một số thành phần đặc điểm của làng xưa đã bị phá hủy: như lữu đình làng Châu Khê
đền thờ Phạm Sỹ
và mương quanh làng chỉ còn thấy một dấu tích phía giáp với thôn Trang Trọng, 2
trong 4 cổng làng đã bị phá bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, Châu Khê vẫn còn giữ được
cổng Đình
khá nhiều di tích vật thể, như đình, chùa, giếng, cây đa, một số nhà giáp, v.v... chùa Sùng Ân Tự

lữu tre làng cũ


1.4. Thực trạng những kiến trúc cổ, không gian truyền thống cần bảo tồn

Với nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời, làng Châu Khê có nhiều công

sông Cửu An
trình văn hóa cổ. Trong thời gian thuộc Pháp và chiến tranh chống Mỹ các hoạt
động truyền thống của làng không được duy trì và gần như đã đi vào quên lãng.
Nhiều công trình văn hóa cũng bị dập phá hoặc bỏ hoang. Cụm Di tích - Lịch sử -
Văn Hóa của làng được cấp bằng công nhận Di tích cấp quốc gia bao gồm: đình,
nghĩa trang
lăng miếu mộ cụ Phạm Sĩ, chùa, các nhà giáp và các di chỉ văn hóa làng. Cho đến
nay đình, chùa và lăng đã được tu sửa, xây dựng lại và đưa vào sử dụng cho dân
làng.

Có một số công trình văn hóa đang trong tình trạng bị hư hại, chắp vá như:
Cầu Ba, Giáp Nhất, Giáp Trung. Một số công trình khách bị lấn chiếm cho nhiều
Bản đồ hiện trạng làng Châu Khê và các công trình văn hóa làng
mục đích khác nhau: Giáp Nhì nay là nhà Văn hóa làng; Giáp Đông, Giáp Tây
Xuyên và nhà Nghè đã bị dân làng chiếm đất xây nhà. Ngoài các công trình kiến
trúc nêu trên làng còn giữ được khá nhiều di tích vật thể như: bia đá, tượng đá,
giếng làng, mắt rồng, cây đa, đồng hồ đá, v.v...

14 15
1.5. Tổng quan về văn hóa xã hội và kinh tế.

“Tại hương Tại phố một quê Một số hình ảnh xưởng nghề tại làng Châu Khê
Châu Khê - Hàng Bạc đi về ngược xuôi
Như hương tỏa khắp nơi nơi
Kim hoàn trang sức cho đời đẹp xinh...”
Phạm Minh Tiến, 2003

Châu Khê được coi là một “làng lúa, làng nghề”. Làng có khoảng 78 ha, trong
đó 63 ha là đất sử dụng để canh tác. Phần lớn cư dân sinh sống tại làng vẫn làm
nông, trồng chọt, cấy cầy, chăn nuôi. Bên cạnh đó nghề kim hoàn truyền thống
của làng vẫn được duy trì hơn năm thế kỷ qua.

Vua Lê Thánh Tông đã giao cho Thượng thư Bộ lại Lưu Xuân Tín lập “Tràng
Đúc Bạc Nén” tại kinh thành Thăng Long. Nhiệm vụ chính được giao và trở thành
độc quyền là đúc bạc nén và vẽ kỹ nghệ. Lưu Xuân Tín đã ân chỉ lấy người trong cả
12 dòng họ làng Châu Khê đưa lên kinh đô để làm tràng đúc. Lò đầu tiên nay nằm
tại số 58 phố Hàng Bạc. Từ đây nghề được chuyền về cho người dân làng Châu
Khê. Bên cạnh việc duy trì đời sống nông nghiệp, qua 5 thế kỷ nghề kim hoàn vẫn
được duy trì và trỏ thành nghề truyền thống được truyền lại từ thế hệ này qua thế
hệ khác.

Ngày nay, nghề phụ đã trở thành nghề chính, kể từ năm 2000 cho đến nay
người dân làng đã khôi phục và phát huy đối đa nghề truyền thống, và nó cũng là
nguồn thu nhập chính của dân làng. Đồ trang sức Châu Khê nổi danh được biết
đến khắp trong và ngoài nước với nhiều nghệ nhân bặc nhất trong nghề như nghệ
nhân. Từ năm 2009 cho đến 2014 Trung ương Hội mỹ nghệ kim hoàn và Hiệp hội
làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu cho 30 nghệ nhân của làng. Một
số nghệ nhân có tiếng như: Lê Xuân Đương, Nguyễn Đình Tuân, Phạm Đình Hòa,
Lê Xuân Đương, Phạm Đình Chu, Phạm Minh Quân. Mối liên kết giữa Châu Khê và
phố Hàng Bạc tại Hà Nội cũng được duy trì cho đến ngày nay. Ngoài ra, Châu Khê
có mối quan hệ rất chặt chẽ với một số thành phố lớn như Hải Phòng, Hải Dương.
Các của hàng vàng bạc tại phố Hàng Bạc, Hà Nội

16 17
1.6. Những bất cập tồn tại và phát sinh trong quá trình phát triển.

Làng xóm, con người và công trình kiến trúc nơi đây để lại ấn tượng đặc
trưng nói chung của một vùng quê Bắc Bộ, và riêng biệt của một làng có nghề
đặc thù. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, đã có thứ tốt lên, cũng có thứ biến
tướng hoặc bị lãng quên. Những con đường đất quanh co trong làng nay được
xây dựng thành những con đường bê tông hoặc rải nhựa. Như vậy, giao thông có
phần thuận lợi hơn để đón tiếp những phương tiện xe cộ mới (xe máy, oto). Tuy
nhiên sự tiện lợi lại làm phá vỡ bối cảnh thân thiện của một làng quê khi cáccon
đường trong làng đều bị chặt cây đi để làm đường. Đối với các công trình công
cộng: một số công trình tín ngưỡng đã được tu tạo và đưa vào sử dụng thường
xuyên, tuy nhiên còn một số công trình đã bị bỏ hoang và hoặc sử dụng không
đúng chức năng. Cụ thể hơn về các công trình xem Chương 2.

Do nghề truyền thống đặc thù của làng, nên nền kinh tế của người dân làng
có phần khá giả so với các làng thuần nông. Xong sự phát triển đã quá nhanh.
Các không gian nhà ở mang tính đặc thù truyền thống của vùng đồng bằng Bắc
Con đường ven làng và những công trình nhà ở mới
bộ gần như đã được thay thế bằng những công trình nhà ở to lớn, làm mất đi bản
sác các không gian ở của một làng quê. Những không gian hành nghề trong nhà
ở được phát huy theo nhiều hướng khác nhau, nhưng đều theo su hướng tự phát,
không có tổ chức, thiếu định hướng chung để phát huy, đẩy mạnh nghề truyền
thống hơn.

Theo cái nhìn khác quan ban đầu, có thể thấy, hiện nay làng Châu Khê chưa
thực sự phát huy được hết tiềm năng còn đang chứa ẩn của làng.

Con đường được xây mới nằm ven hào quanh làng

18 19
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC, LÝ LUẬN. HIỆN TRANG CÁC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC LÀNG CHÂU KHÊ

2.1. Cơ sở pháp lý tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới;
làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương;
2.1.1. Các văn bản pháp lý về chủ trương, đường lối chính sách phát triển.
làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua
Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được Chính phủ quy định rõ các nghề truyền thống.
ràng trong Nghị định số: 52/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2018.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
Theo đó:
tầng làng nghề theo quy định của Luật đầu tư công và các bản bản
Điều số 13: về chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề hướng dẫn theo quy định hiện hành.

1. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo tồn, phát triển d) Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư bao gồm: Nguồn kinh phí từ Chương
làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục
nông thôn mới; phát triển làng nghề mới. tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, các chương trình mục tiêu và
ngân sách của địa phương.
2. Nhà nước có Chương trình và dành kinh phí từ Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các dự án, đề án, kế hoạch, mô e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp
hình thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ
chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài
kinh phí hỗ trợ.
2.1.2. Các định hướng quy hoạch phát triển làng nghề
Điều 14: về hỗ trợ phát triển làng nghề
Quyết định số 820/QĐ-UBND ban hành bởi UBND tỉnh Hải Dương ngày 25
Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến tháng 4 năm 2013 về: Việc ban hành quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề
khích phát triển ngành nghề nông thôn, ngoài ra còn được hưởng các chính sách tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến
từ ngân sách địa phương như sau: năm 2025.

1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp quy định tại quyết định công nhận nghề truyền • Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) dựa trên cơ
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; hình thức, định mức hỗ trợ cụ sở nội lực của các làng nghề là chủ yếu; vai trò của Nhà nước được xác
thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. định trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường phát triển. Trên cơ sở
tiềm năng ngành nghề đã và đang có hoặc du nhập nghề phù hợp của
2. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề:
từng địa phương và giai đoạn. Cơ quan quản lý Nhà nước triển khai các
a) Nội dung hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành
làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nghề nông thôn.
nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng • Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải bảo đảm kết
nghề. hợp hài hoà giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.
b) Nguyên tắc ưu tiên: Làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng • Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải giải quyết tốt
nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ mối quan hệ giữa phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

20 21
Trong kỳ quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển hệ thống làng nghề TTCN tại các Thời Pháp thuộc, làng Tranh Trong, Tranh Ngoài là xã Thị Tranh. Làng Tranh
địa phương theo phương án tiếp tục hỗ trợ phát triển các khu vực, địa phương đã Trong, Tranh Ngoài, Châu Khê thuộc tổng Thị Tranh, có thời gọi là tổng Tông Tranh.
có thành tích trong phát triển làng nghề những năm qua, trong đó có huyện Bình Làng Lương Ngọc, Ngọc Cục, Tào Khê thuộc tổng Ngọc Cục.
Giang.
Xã ở dài dọc trên tả ngạn sông Cửu An, nhân dân chuyên làm nông nghiệp,
Khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công, mỹ làng Tranh Ngoài có nhiều người biết nghề đan giần, sàng bằng tre. Làng Châu
nghệ để duy trì, gìn giữ nét văn hóa dân tộc, cung ứng sản phẩm đặc trưng cho Khê có nhiều người làm nghề chế tác vàng, bạc thành đồ trang sức. Làng Tào Khê
khách du lịch. có nhiều người làm nghề hát ca trù, nay còn miếu thờ tại  khu Miễu Tào xưa.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch: Dân số làng Châu Khê không tăng quá nhanh. Năm 1900 có 600, đến năm
• Tích cực hỗ trợ cho các làng nghề phát triển bằng cách hỗ trợ đầu tư cơ 1983 dân số của làng tăng lên là 800. Theo thống kê năm 2016 làng có 1500nhân
sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tại các làng nghề khẩu với 245 hộ gia đình. Do nghề nghiệp đặc thù của làng người dân thường

• Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phát triển xuyên phải di chuyển hoặc sinh sống tại những thành phố lớn nên nhân khẩu

làng nghề thường xuyên ở lại làng cho có khoảng hơn 500 người.

• Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước
2.2.2. Phân tích đánh giá các cơ sở dữ liệu về phát triển kinh tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Giang lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2015-
2.2. Cơ sở văn hóa xã hội 2020 đã xác định: ...Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển
kinh tế bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
2.2.1. Phân tích đánh giá các cơ sở dữ liệu về dân số.
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM… Xây dựng
Làng Châu Khê nằm trong xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. huyện Bình Giang phát triển bền vững, phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2020”.

Xã Thúc Kháng có 7 thôn: thôn Tranh Ngoài, thôn TranhTrong, thôn Châu Năm 2015 thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 140 tỷ 391 triệu đồng (đạt
Khê, thôn Lương Ngọc, thôn Ngọc Cục, thôn Tào Khê và thôn Ngọc Tân. Năm 158,1% so với KH tỉnh giao), bằng 150,6% kế hoạch huyện phấn đấu. Tốc độ tăng
2000: diện tích: 815,28 ha, dân số: 7076 người. Năm 2015: diện tích 810,27 ha, trưởng kinh tế tăng 9,7% so với năm 2014. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng
dân số  7.115 người. Năm 2000, dân số các làng:Làng Ngọc Cục: 2034 người; 0,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%. Giá trị thương mại dịch
làng Lương Ngọc: 1651 người; làng Châu Khê: 1048 người; làng Tranh Trong: 313 vụ tăng 11,3%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực (Nông nghiệp- Công
người; làng Tranh Ngoài: 900 người; làng Ngọc Tân: 649 người; làng Tào Khê: 481 nghiệp, xây dựng- Thương mại, dịch vụ đạt: 20,9%-43,7%-35,4%). Thu nhập bình
người. quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm
1,4% so với năm 2014 (từ 4,6% xuống 3,2%).
Khi thành lập liên xã lấy tên là xã Minh Tân, sau đổi là Thúc Kháng. Ban đầu
có làng Tranh Trong, Tranh Ngoài, Châu Khê, Lương Ngọc. Tháng 10 năm 1951 có
thêm làng Ngọc Cục, làng Tào Khê, từ xã Ngọc Hà chuyển sang. Làng Ngọc Tân,
từ làng Ngọc Cục phát triển ra giữa cánh đồng bên đường 194, chỗ này xưa có 3
đống to gọi là cánh đồng 3 đống.
22 23
2.3. Cơ sở thực tiễn - khảo sát hiện trạng các không gian và công trình kiến Trong các ngày lễ hội con cháu dân Châu Khê tứ phương đổ về dự lễ hội rất
trúc và các vấn đề đang tồn tại đông. Số người đi lại trong làng tăng lên gấp ba gấp bốn lần và kèm theo đó là
lượng xe máy, xe ô-tô và xe buýt nhỏ phục vụ các đoàn từ xa về cũng rất nhiều.
2.3.1. Các hoạt động cộng đồng của làng
Một số gia đình có đủ diện tích đỗ xe ngay trong khuôn viên sân nhà ở riêng của
a, Các lễ hội làng và những vấn đề chính họ, còn lại phần lớn các phương tiện vì không có chỗ hoặc ngõ nhỏ không vào
nhà được nên xe được đỗ rải rác dọc đường làng, chủ yếu tập trung vào trục
Cùng với quá trình hình thành và phát triển, Châu Khê tích lũy trong mình
đường chính.
một bề dày truyền thống văn hóa, mang nét nổi bật so với các vùng quê Bắc Bộ
khác. Đặc trưng văn hóa rõ nét nhất của làng là những lễ hội được tổ chức thường Ngoài ra trong ngày hội làng, các hoạt động thường ngày của người dân vẫn
niên. Năm 1991 làng thành lập Ban Quản Lý Di Tích Làng Châu Khê do ông Phạm được tiếp diễn như: chợ dân sinh vẫn hoạt động bình thường trước Cầu Ba, ngay
Minh Tiến làm trưởng ban. Kể từ đó cho đến nay ban đã phối hợp với chính quyền tại ngã tư trung tâm của làng. Việc họp chợ vào ngày lễ và các phương tiên xe đỗ
địa phương, hội Người Cao Tuổi và người dân làng để khôi phục được một số rải rác chiếm diện tích đường làng đã làm ảnh hưởng không ít đến giao thông
hoạt động truyền thống và lễ hội của làng đã bị quên lãng qua thời gian. đường bộ vào những ngày lễ nói chung và quá trình rước thuyền vào ngày lễ hội
tháng Giêng nói riêng. Bên cạnh đó chúng cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan
Châu Khê có bảy lễ hội quan trọng, trong đó lễ hội lớn nhất là “Lễ hội xuân -
thân mật của một ngôi làng nhỏ.
Giỗ tổ làng nghề vàng bạc truyền thống Châu Khê”, được tổ chức vào ngày 18-20
tháng Giêng hàng năm. Trong ba ngày lễ hội, tại vị trí ngã tư trước cổng đình là Trong quá trình nguyên cứu và khảo sát chúng tôi đã lưu trú tại lại vào hai
không gian tổ chức hội chợ với những món ăn đồng que, các không gian giao lưu ngày hội làng 18-19 tháng Giêng năm 2017 (tức 14-15 tháng 2017). Nhóm khảo
cho người cao tuồi, và tổ chức các trò chơi truyền thống với không khí rất nhộn sát đã có cơ hội trực tiếp chứng kiến quan sát được các hoạt đồng diễn ra trong lễ
nhịp. Trong chuỗi các hoạt động trong ba ngày, ngày đầu tiên,18 tháng Giêng, lễ hội lớn nhất của làng Châu Khê. Theo quan sát chúng tôi đã thấy vấn để như sau:
hội được bắt đầu bằng nghi lễ “Tế Cáo thánh” vào buổi trưa. Sau đó, trong không khi đoàn rước lễ và người dân làng bắt đầu cuộc hành trình rước lễ được xuất phát
khí rất vui vẻ, người dân làng cùng nhau chuẩn bị cho chương trình biểu diễn văn từ đình, ban bảo vệ trật tự của lễ hội đã phải đi trước để giải phóng đường, dẹp
nghệ sôi nổi của vào buổi tối với sự tham gia của các đoàn văn nghệ, câu lạc bộ xe và chợ (được biết những người họp chợ trong ngày này là người dân từ làng
của làng và khác mời trong vùng. khác tới làng Châu Khê) để đảm bảo đường thông cho đoàn trên cả đoạn đường
hơn 1 km. Tuy nhiên đôi lúc đã không trách khỏi sự cố làm ảnh hưởng đến tiến
Ngày mười chín, buổi sáng diễn ra lễ dâng hương của các dòng họ trong
độ của hành trình rước lẽ, do không kịp thời tìm ra chủ nhân của xe để di chuyển
làng và du khách tứ phương; tiếp theo đó là buổi chính lễ đọc Chúc Văn trong
khỏi được đi. Các không gian sân xung quanh đình là nơi diễn ra hội chợ, có nhiều
sân đình; cuối cùng là phần “Rước thuyền” truyền thống kéo dài hơn 1 km quanh
người đi lại, trong đó số đông là đối tượng trẻ, thanh thiếu nên, và ít hơn là người
co trong con đường làng. Lộ trình rước xuất phát từ đình Châu Khê và đi qua hầu
cao tuổi. Nhưng đường đi bộ lại không được đảm bảo an toàn cho người đi bộ vì
hết các điểm di tích lịch sử, tín ngưỡng quan trọng của làng: giếng Đông, Cầu Ba,
các phương tiện xe, nhiều nhất là xe máy, vẫn thường xuyên đi qua đi lại khu vực
cổng Bến, miếu thờ Phạm Sỹ, chùa Sùng Ân Tử. Đoàn rước nghỉ chân tại miếu,
hội chợ.
năm cụ bô lão và lãnh đạo đại diện dân làng vào thắp hương thành hoàng làng
Phạm Sĩ. Kịch bản của ngày hội tháng Giêng của làng Châu Khê được khôi phục Như vậy, có thể thấy các hoạt động và giao thông đường bộ và xe cộ trên
từ năm 1991, đến năm 2001 đã được cơ quan văn hóa duyệt kịch bản chuẩn và đường làng trong ngày lễ chưa có tổ chức tốt nên đã có ảnh hưởng lẫn nhau, giảm
được người dân làng tiếp tục phát huy và duy trì cho đến nay. đi không khí vui chơi và ý nghĩa trang trọng của ngày hội lớn của làng.

24 25
chợ thường niên

tuyến đường rước lễ

các vị trí đỗ xe rải rác

không gian
tổ chức văn nghệ

đình hội chợ tháng Giêng


miếu

chùa
sông Cửu An

Bản đồ hiện trạng làng Châu Khê và các công trình văn hóa làng Một số hình ảnh trong ngày lễ hội tháng Giêng làng Châu Khê, 13-14.02.2017

26 27
b, Câu lạc bộ làng

Hiện nay làng Châu Khê có tương đối nhiều hoạt động cộng đồng. Tiêu biểu
nhẩt là các hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ (CLB), như: CLB Người
Cao Tuổi, Hội Phụ Nữ, CLB Liên Thế Hệ, Hội Cựu Chiến Binh, CLB Nông Dân. Làng
chỉ có duy nhấy một địa điểm tổ chức các hoạt động CLB hoặc các giao lưu văn
hóa là ở vị trí tầng hai Nhà Văn Hóa trong trung tâm làng. Trong quá trình tìm hiểu
và khảo sát hiện trạng, trò chuyện với người dân, chúng tôi được biết các không
gian công cộng trong làng chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người dân,
như: không gian đọc, học, trông trẻ, không gian giao tiếp cho người cao tuổi...vv.

c, Chợ làng Châu Khê

Chợ làng truyền thống thường được bố trí ở bên ngoài làng, hoặc cách xa
khu dân cư. Chợ Châu Khê nằm ngay trong trung tâm ngã tư làng, trước nhà Văn
hóa, Cầu Ba và nhà giáp Nhất. Phiên chợ chính hoạt động vào buổi sáng hàng
ngày, nhưng trong ngày vẫn có người đến bán hàng rải rác từ cả các làng bên.
Hiện nay chợ hoạt động một cách tạm bợ, tự phát. Người bán hàng trên bàn gỗ,
người trải đồ trên mặt đất, hay cũng có người mời hàng ngay trên chiếc xe máy
của mình. Sau phiên chợ các công cụ bán hàng được để lộn xộn trong Cầu Ba
hoặc trong hiên nhà Giáp Trung. Ngoài chợ phiên ra thì trong làng chỉ có hai, ba
người bán hàng vặt: một gia đình giáp cạnh Cầu Ba bán đồ tạp hóa, trong hiên
Cầu Ba là nơi bán hàng nước của hai cụ bà.

Như vậy là ngay ở trung tâm làng và trước hai công trình văn hóa là nơi
tập trung buôn bán hàng hóa và họp chợ một cách tự phát, làm ảnh hưởng đến
quang cảnh trung tâm làng, làm che đi tầm nhìn công trình văn hóa Cầu Ba và
Giáp Trung.

Một số hình ảnh họp chợ trước công trình Cầu Ba - Giáp Nhất, 2017

28 29
2.3.2. Hiện trạng về các không gian công cộng

a, Đình làng Châu Khê b, Chùa Sùng Ân Tự

Đình là công trình kiến cổ truyền của người Việt không thể thiểu trong không Chùa mang tên Chùa Sùng Ân Tự được xây dựng ngay sau khi làng Trang
gian làng quê. Đình là trung tâm văn hóa tâm linh của người dân làng, cũng là nơi Chu Xá được thành lập vào năm 1190 và được đặt ở một khu đất cao ráo. Một thời
tổ chức các lễ hội và hội họp của dân làng. nơi đây đã hình thành một khu vực dân cư đầy đủ các chức năng của một ngôi
làng ở đồng bằng sông Hồng: cây đa, giếng nước, chùa, nơi trao đổi hàng hóa.
Đình làng Châu Khê được xây vào năm 1290, là nơi thờ Thành Hoàng làng
(Phạm Sĩ), người thành lập làng (Chu Tam Sương) và cụ Tổ nghề Vàng Bạc Châu Trong thời Trần người dân đã nghe theo một thầy nho và di chuyển cả làng,
Khê (Lưu Xuân Tín). Đình đã trải qua nhiều lần tu tạo. Năm 1991 người dân đã tình chùa về vị trí cạnh sông Cửu An hiện nay. Tên làng cũng được đổi từ Trang Chu
nguyện quyên góp và tu bổ lại đình, đến năm 2006 theo Quyết định 7/4/2006 sở Xá thành Châu Khê (“bến ngọc”) vào thời điểm này. Chùa được xây dựng lại phía
VHTT-UBND tình Hải Dương đình lại một lần nữa được tôn tạo với sự hợp tác của trước làng cạnh sông và được đặt tên là Liên Hoa Tự. Đến năm 1931 chùa được tu
các đơn vị: ban Quản lý di tích, ban thiết kế do đại diện của 12 dòng họ kết hợp sủe lại và một lần nữa được đổi tên thành Sùng Ân Tự như ngày nay.
với người dân trong làng.
Được coi là một chùa lớn trong vùng với diện tích sử dụng là 1.320m2, bao
Khuân viên đình khá rộng bao gồm: ngôi đình chữ đinh có năm gian với hậu gồm nhiều công trình phụ: nhà mẫu, nhà khách, nhà phụ và sân vườn rộng có
cung rộng lớn; hai giải vũ nay là nơi để bia đá và tiếp khách; sân đình rộng 380m2 nhiều cây cổ. Nhà Tổ có 7 gian, nằm chính giữa ở khuân viên, phía trước có sân
với nhiều cây cổ thụ; có vườn hoa và cây ăn quả ở phía nam. Trước đình có hai hồ và ao sen lớn. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia và thợ giỏi trong vùng năm
sen, và không gian cây xanh, không gian trống để tổ chức hội chợ, như vậy đình 2004-2005, chùa được dựng lại mới đẹp hơn và to hơn trước. Tháp chuông 3 tầng
và không gian quanh đình có phong cảnh khá thơ mộng và thanh bình. được xây dựng năm 2012 với sự đóng góp của người dân.

30 31
c, Lăng mộ Khuê Văn Các đền thờ Phạm Sĩ

Là nơi thờ Thành Hoàng làng Phạm Sĩ, nằm ngay cạnh sông Cửu An. Ở đây
còn lưu lại những dấu tích văn hóa lịch sử như: đền thờ, lăng mộ, hai giếng mắt
rồng lát gạch, nhà khuê văn, bắt hương cổ bằng đá cẩm thạch. Ngoài các di tích
lịch sử, trong khuân viên sân vườn còn có nhiều cây cổ thụ và các loại cây ăn quả.
Các công trình nơi đây cũng bị phái hủy gần hết. Với sự đồng lòng và đóng góp
của người dân làng lang miếu được xây mới năm 1999 nay do một đội thợ đến từ
Bắc Giang. Đền thờ cũng nằm trong danh mục Cụm di tích Châu Khê.

d, Nhà Văn hóa

Là công trình hai tầng, được xây vào những năm 60 trên đất nhà Giáp Nhị.
Hiện nay tầng hai là không gian hội trường lớn, tầng dưới là nhà trẻ thuộc quyền
quản lý của xã. Theo thông tin của làng nhà trẻ sẽ được quy tụ và chuyển sang
làng bên. Người dân làng sẽ vẫn duy trì nhà trông trẻ cho các bé không tiện đưa
đi xa. Nhà Văn hóa cũng có sân rộng, cây cao, có bóng mát.

e, Cổng làng

Như các làng truyền thống người Việt, làng Châu Khê xưa cũng là làng khép
kín được bao bọc bởi lũy tre và mương nước quanh làng. Lối tiếp cận vào làng
duy nhất là qua các cổng làng. Châu Khê trước cũng có bốn cổng làng nằm ở bốn
hướng trên trục đường chính vào làng: cổng Nghè, cổng Bến, cổng Đông và cổng
Đình. Ngoài ra trong làng trước còn có nhiều cổng nhỏ ngăn giữa các thôn. Trong
quá trình lịch sử diễn biến tất cả các cổng cả trong lẫn ngoài làng đều đã bị phá
bỏ, không còn dấu tích. Đi từ phía thành phố về làng cổng Bến là lối đầu tiên dẫn
vào làng. Cổng đã được cụ Nguyễn Doanh Tú quyên góp để xây lại từ năm 1998,
và mới được xây lại cuối năm 2016. Trong thời gian vừa qua làng đã có ý thức về
giá trị và ý nghĩa của cổng làng hơn. Hiện nay cổng Đình và một số cổng trong
làng đã được dựng lại tại vị trí cũ với những vật liệu mới nhằm mục đích đánh dấu
vị trí cổng xưa. Năm 2016 Cổng Bến lại một lần nữa được xây lại rộng lớn hơn
trước đón chào người qua lại.

32 33
f, Hiện trạng công trình Cầu Ba và Giáp Trung

Công trình cầu Cầu Ba xưa là nơi hội họp dành cho quan chức bàn việc
chung của làng, là nơi đón và tiếp các đoàn quan chức tụ họp trong khu vực. Sát
bên cạnh công trình Cầu Ba là công trình Giáp Trung. Trước nhà nhà nọp của một
họ trong làng.

Hiện nay cả hai công trình đều đang sử dụng không đúng chức năng. Do
không khóa của được, nên Cầu Ba đang là nơi để tạm các đồ gỗ và vật liệu xây
dựng cũ không có giá trị. Hiên bên ngoài công trình còn dữ được tường bao
quanh, nhưng mái bị rỡ đi và thay vào đó là các tấm bạt che nắng, che mua cho
những người bán hàng vặt ở dưới. Giáp Trung là kho chứa đồ làm nong và đồ
dùng cho người bán hàng tại chợ như, bàn nghế. Phía trước công trình Cầu Ba và
Giáp Trung là không gian họp chợ thường nhiên của làng Châu Khê.

Qua thời gian, bị ảnh hưởng bởi mưa gió, và thiếu sự tu sử chăm sóc thường
xuyên cả hai công trình bị xuống cấp trầm trọng gây nguy hiểm cho người sử
dụng, nên người dân rất hạn chế đi vào bên trong. Cả hai công trình nhiều chỗ bị
Công trình Cầu Ba - Giáp Nhất, 2017
lở, nún; phần ngói trên mái nhiều nơi bị vỡ, lỏng lẻo và nên khi mưa gió bị rơi từng
mảnh; kết cầu mái gỗ phần lớn bị mọt và hư hỏng.

Cấu trúc của công trình Cầu Ba khá đặc biệt, có ba gian với độ cao hai tầng,
tạo lên một không gian lớn ít thấy trong kiến trúc truyền thống miền bắc nước ta.
Tường bao quanh được xây bằng gạch, hệ thống mái vì kèo bằng gỗ và lợp mái
ngói. Công trình Giáp Trung với ba gian được xây dựng với quy mô nhỏ bé hơn. Giáp Trung Cầu Ba

nhà dân

dịch vụ bán hàng dịch vụ bán hàng

Mặt bằng hiện trạng công trình Cầu Ba - Giáp Nhất, 2017

34 35
Một số hình ảnh công trình Cầu Ba - Giáp Nhất, 2017 Một số hình ản công trình Giáp Nhất, 2017

36 37
g, Hiện trạng Giáp Nhất

Công trình Giáp Nhất được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống năm gian,
sau được cơi nới thêm một gian nhỏ nữa ở phía Bắc. Công trình hiện được chia
thành hai phần: một phần là lớp học của một thầy giáo ở làng bên dạy thêm vào
cuối tuần, phần còn lại hiện nay đang là kho chứa thóc của một số gia đình trong
làng. Dù không đến mức nguy hiểm như hai công trình Cầu Ba và Giáp Trung,
nhưng Giáp Nhất bị xuống cấp trầm trọng.

Giáp Nhất có một sân


beton phía trước, khá rộng được
sử dụng một cách linh hoạt tùy
theo nhu cầu của người dân.
kho đựng đồ lớp học thêm Chiều chiều là sân chơi bóng
và tập thể dục, vào vụ mùa sân
hiên là nơi reo mạ, hoặc phơi phóng
cho những gia đình có sân vườn
nhỏ, vào những ngày lễ hội làng
nó lại biến thành sân đỗ xe ô tô.
sân

Mặt bằng hiện trạng công trình Giáp Trung, 2017


Một số hình ảnh công trình Giáp Trung, 2017

38 39
2.3.3. Hiện trạng về các không gian ở và sản xuất b, Khảo sát hiện trạng nhà ở và không gian sản xuất nghề kim hoàn

a, Nghề kim hoàn Qua thời gian dân số của làng có nhiều biến đổi. Một số gia đình chuyển đến
các thành phố lớn mưu sinh. Trong số những gia đình ở lại làng vẫn còn nhiều gia
Nghề vàng bạc gắn liền với làng từ thế kỷ XV, khi Thượng thư Bộ Lại Lưu
đình vẫn theo nghề truyền thống, nghề kim hoàn, vàng bạc. Cũng như trong các
Xuân Tín được vua Lê Thánh Tông cho phép thành lập “Tràng Đúc Bạc Nén” ở kinh
làng nghề khác, nghề truyền thống này cũng đã có sự ảnh hưởng đến không gian
thành Thăng Long. Ngài đã đưa những người con cùng làng lên làm việc và truyền
ở, tạo nên một hình thức ở đặc thù gắn liền với nghề kim hoàn. Tuy nhiên mỗi gia
nghề nén bạc và đúc bạc cho họ. Xuất phát từ đó bên cạnh việc làm nông làng
đình làm nghề chỉ có thể làm một vài giai đoạn của quá trình làm nghề. Kèm theo
có thêm nghề “phụ” là nghề kim hoàn. Tới thời vua Gia Long triều Nguyễn đã rời
đó là sự phát triển công nghệ hiện đại kết hợp với các phương pháp truyền thống
kinh đô vào Huế. Khi đó những người Châu Khê vẫn tiếp tục hành nghề ở Thăng
của nghề kim hoàn, cùng với kinh tế của từng gia đình, các không gian ở và làm
Long. Họ chuyển sang làm nghề kim hoàn trang sức và lập thành phường hội tại
nghề của làng Châu Khê rất phong phú. Hiện nay vẫn còn các hộ gia đình còn
vị trí phố Hàng Bạc nay. Khi đó ngoài người dân Châu Khê còn có người dân làng
làm nghề với những phương pháp và dụng cụ hành nghề theo các phương pháp
Đồng Sâm và Định Công đến đây làm nghề. Nhưng người Châu Khê vẫn chiếm tị
truyền thống. Một số gia đình đã cập nhật với sự phát triển công nghệ, mở xưởng
lệ chủ đạo, họ đã lập đình (nay là đình Kim Ngân) để làm nơi hội họp cho người
lớn với những máy móc hiện đại, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn.
dân xa quê và thờ cụ Lưu Xuân Tín, tổ nghề kim hoàn của làng ngay tại nơi đây.
Trong quá trình nghiên cứu về không gian nhà ở làng Châu Khê, chúng tôi
Hiện nay hầu như tất cả các gia đình trong làng Châu Khê đều có người
đã đưa ra được một số thống kê và kết luận như sau về hình thức sử dụng và bố
theo nghề truyền thống do cha truyền con nối. Trải qua nhiều thăng trầm của
cục không gian như sau. (Khảo sát được thực hiện tháng 1 năm 2018)
lịch sử, nghề “phụ” đã được phát triển mạnh và trở thành nghề mang lại thu nhập
chính cho người dân làng. Đồ trang sức Châu Khê chủ yếu được làm bằng bạc, Các hình thức sử dụng không gian nhà ở tại làng Châu Khê:
rất phong phú, da dạng, bao gồm các loại nhẫn, lắc tay, dây chuyền, ngọc giây, • nhà có người ở thường xuyên: gia đình làm nông và làm nghề kim hoàn,
khuyên tai. Sản phẩm của làng được buôn bán tại khắp các thành phố lớn ở Việt một số nhà có xưởng lớn hoặc của hàng bán đồ trang sức,
Nam, như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh. Các của tiệm buôn bán • nhà có người ở thường xuyên: gia đình chỉ làm nông,
vàng bạc trên phố Hàng Bạc nay vẫn có khoảng hơn 60% là người gốc Châu Khê.
• nhà có người ở thường xuyên: gia đình chỉ làm nghề, không làm nông
Xưa nghề chỉ được truyền lại cho con trai trong làng, nay tất cả những ai có tiềm
(gia đình vẫn có đất làm nông nhưng đã cho thuê),
năng và đam mê yêu nghề đều được học và làm nghề. Làng còn nhiều nghệ nhân
• nhà ở không có người ở: gia đình chuyển đến các thành phố lớn sinh
lừng dang cả nước, do vậy nhiều học trò ở các làng trong vùng xung quanh cũng
sống, nhưng vẫn giữ lại nhà làm nơi thờ cúng tổ tiên, họ vẫn thường
đến Châu Khê để học nghề.
xuyên về và lưu lại làng trong những ngày lễ, ngày tết, lễ hội làng,
• nhà bỏ hoang: trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi được biết một số
nhà ở vẫn có chủ, nhưng gần như chủ nhà không sử dụng, không chăm
sóc hoặc không về làng.

40 41
Những hình thức bố cục không gian nhà ở làm nghề:
• nhà ở kết hợp không gian làm nghề: không gian làm nghề nằm trong nhà
ở, cùng với không gian phụ, bếp hoặc được xây thành một phòng riêng,
nhưng có sự liên kết trực tiếp với không gian nhà ở.
• nhà ở và không gian làm nghề trong một khuôn viên: nhà ở và xưởng làm
nghể nằm trong một khu đất, nhưng xưởng được tắc thành công trình
riêng biệt, không có sự liên kết trực tiếp với không gian nhà ở.

Nhà ở làng Châu Khê có thể chia thành hai thể loại về mặt thời gian hình
thành: nhà ở còn mang nét đặc thù của hình thức nhà ở của người Việt trong vùng
Đồng bằng sông Hồng và các nhà ở được xây dựng với sự ảnh hưởng của đô thị
hóa.

Theo khảo sát ngày 06 tháng 1 năm 2018 do nhóm nghiên cứu thực hiện,
trong làng có 235 khuôn viên nhà ở. Chúng tôi đã điều tra và lấy được thông tin
của 92 hộ gia đình, rong đó:
• có 68 hộ gia đình đang làm nghề kim hoàn với các giai đoạn khác nhau
của nghề
• 24 hộ hiện không làm nghê, trong đó có nhiều gia đình đã từng làm
nghê, nhưng do các cụ đã cao tuổi không thể theo nghề tiếp và con cháu
cũng không nối nghiệp
• 80% hộ làm nghề tiêu thụ hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng.

Ngoài ra trong làng có khoảng hơn 70 nhà đang bỏ hoang hoặc không sử
dụng thường xuyên, những khuôn viên nhà ở còn lại chúng tôi đã không tiếp cận
được, do không có người ở nhà.

Nhóm khảo sát đã thực hiện nghiên cứu và vễ lại 5 nhà ở làm nghề kim hoàn
làng Châu Khê. Các bản vẽ được kèm theo trong phần Phụ lục.

Bản đồ khảo sát tình trạng nhà ở làng Châu Khê, 2017

42 43
01 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

01 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

01 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

b ạ C
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC

b ạ C
KHO BẾP
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC
TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGH
TIẾP KHÁCH

01
KHU LÀM NGHỀ

nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

Đ ú C
NGỦ 4
WC

Đ ú C
NGỦ 4
WC

GIẶT BỂ NƯỚC RỬA


BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA BẾP

BẾP

i
Ngôi nhà số 1 nằm ở giữa làng, gần chùa Châu Khê. Gia đình làm nghề kim

i
NGỦ 5 KHO

b ạ C
NGỦ 5 KHO

hoàn lâu năm, và chuyên về làm mẫu, làm khuôn để làm đồ trang sức. Hiện nay,

b ạ C
CHUỒNG CŨ

bên cạnh làm nghề truyền thống, gia đình vẫn làm nông, chăn nuôi - trồng chọt.
TIẾP KHÁCH
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

Và đặc biệt gia chủ cớ sở thích trồng cây, trong đó có cây ăn quả ở vườn sau và

C h ạ m
b ạ C
CHUỒNG CŨ
WC WC
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3 XƯỞNG

C h ạ m
nhiều cây cảnh trong khuôn viên sân trước nhà chính.
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC CHUỒNG CŨ
XƯỞNG

NHÀ CẦU CŨ
TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ
NHÀ CẦU CŨ WC

b ạ C
Không gian nhà ở đã phải đáp ứng nhiều nhu cầu và chức năng hoạt động
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3

Đ ú C
NGỦ 4 WC
WC WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
BẾP WC
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA
BẾP

cho gia đình. Nhà chính là nhà ba gia truyền thống, có bàn thờ tổ tiên nằm giữa.
BẾP
BẾP TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

i
Các chức năng khác nhau được tác biệt thành hai khu rõ ràng. Bên phải là khu vực

b ạ C

Đ ú C
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3 NGỦ 4
WC WC NGỦ 5 KHO WC
KHO BẾP GARA

K h u ô n
NGỦ 2

b ạ C
TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1
WC

làm nghề, được đặt sát với nhà ở . Trong đó có một phần được đặt trong nhà, và
BẾP
GARA

K h u ô n
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA
TIẾP KHÁCH
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH KHU LÀM NGHỀ BẾP

một phần được đặt ngoài hiên do tính ô nhiễm vào không gian ở.

b ạ C
Đ ú C
NGỦ 4
WC
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3

C h ạ m
CHUỒNG CŨ WC WC
XƯỞNG

i
KHO BẾP
BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

Sát bên trái nhà chính là khu vục bếp và phòng ăn. Và ngay cạnh đó là nhà
NHÀ CẦU CŨ NGỦ 5 KHO
TIẾP KHÁCH

b ạ C
WC BẾP

phụ chăn nuôi. Khu vực vệ sinh được tác riêng biệt đối diện với khu làm nghề.

Đ ú C
NGỦ 4
WC
BẾP

i
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

L à m
NGỦ 5 KHO

i
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

b ạ C

L à m
BẾP
GARA

K h u ô n

C h ạ m
CHUỒNG CŨ
CHUỒNG CŨ XƯỞNG

i
TIẾP KHÁCH

NGỦ 5 KHO
NHÀ CẦU CŨ

b ạ C
WC

C h ạ m
CHUỒNG CŨ
XƯỞNG

CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH
NHÀ CẦU CŨ
BẾP
L à m

WC

C h ạ m
CHUỒNG CŨ

i
XƯỞNG

BẾP
NHÀ CẦU CŨ
GARA

K h u ô n
WC

i
GARA

K h u ô n
BẾP
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ KHU LÀM
NGỦ 1

i
CŨ BÀN THỜ BẠC
KHU LÀM
BẠC
GARA

K h u ô n
WC
CHUỒNG
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ WC CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ CHUỒNG LỢN
CHUỒNG KHU LÀM
GÀ BÀN ĂN
BẠC
LỢN

L à m
WC
CHUỒNG
CHUỒNG BÀN ĂN
LỢN
GÀ BẾP
BẾP
L à m
BẾP BẾP CŨ VƯỜN
BẾP CŨ VƯỜN
BẾP CŨ VƯỜN

L à m
KHO KHO
KHO
BỂ
NƯỚC
BỂ
BỂ NƯỚC
NƯỚC
KHU GIẶT

KHU GIẶT
KHU GIẶT
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
NHÀ CẦU NGỦ 1
NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 1 NGỦ 4 BÀN NGHỀ CŨ BÀN THỜ
CŨ BÀN THỜ KHU LÀM
KHU LÀM BẠC
BẠC
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
WC WC BẠC
CHUỒNG CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN LỢN
WC
CHUỒNG

44 45
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN
BẾP
BẾP

BẾP
BẾP CŨ VƯỜN
BẾP CŨ VƯỜN
BẾP CŨ VƯỜN
b ạ

b ạ C
02 nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

Đ ú C
b ạ C

Đ ú C
b ạ C
02 nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

i
b ạ C
02

Đ ú C

i
Đ ú C
nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

b ạ C
C h ạ m

i
i
Ngôi nhà số 2 nằm ở dìa làng Châu Khê, ngoài lũy tre bao quanh làng cũ,

b ạ C

C h ạ m
b ạ C
nhưng lại trong khu vực dự kiến phát triển mở rộng làng.

i
Ngôi nhà và xưởng nằm trong khuân viên rộng lớn, có sân rộng, có ao hồ và

b ạ C

K h u ô n

C h ạ m
nhiều cây xanh. Các công trình được chia thành 2 khu chính. Xưởng sản xuất chính

C h ạ m
nằm ngay cổng vào, có không gian cao hai tầng và được lắp đặt trang thiết bị mới

i
Đ ú C
và hiện đại. Trong xưởng có khu vực được chia thành 2 tầng làm nhà ở và sinh hoạt

K h u ô n
b ạ C
cho công nhân ở tầng trên và không gian làm việc văn phòng, tiếp khách ở tầng

i
i
dưới. Nhà ở được xây dựng thành một giải dài đối diện với xưởng. Ngoài những

L à m
b ạ C

Đ ú C

K h u ô n
công năng của nhà ở (phòng khách, thờ, phòng ngủ, bếp), trong công trình này

i
vẫn có không gian làm nghề. Đây là nơi thiết kế và làm mẫu sản phẩm, do vậy

K h u ô n
C h ạ m

i
không gian làm nghề trong công trình này không chiếm quá nhiều diện tích.

b ạ C

L à m
Phần còn lại của khu đất hiện nay đang là một hồ cá lớn và vườn cây xanh.

L à m
C h ạ m
Theo dự định của gia chủ, nếu nghề được phát triển tiếp, xưởng sẽ được mở rộng

K h u ô n
sang khu bên này.

L à m
i
K h u ô n
L à m

L à m

46 47
C h ạ m
03 nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

i
03 03

K h u ô n
nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn
nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

Ngôi nhà này nằm giữa làng, gần trục đường chính từ cổng Bến đi vào trung
tâm làng.

Tại đây không gian làm nghề có một không gian xưởng riêng, nhưng được
sắp xếp ngay cạnh nhà chính, tiếp cận vào từ hiên. Gia chủ ở đây cũng duy trì làm

L à m
b ạ C
nông, có chuồng nuôi lợn và gà.

Đ ú C

b ạ C
i

Đ ú C
b ạ C

i
b ạ C
C h ạ m

b ạ C

C h ạ m
i

Đ ú C

i
K h u ô n
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC

K h u ô n
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

i
TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

L à m
b ạ C
L à m

NGỦ 4
WC

BẾP

C h ạ m
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

NGỦ 4
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3 WC
WC WC

i
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2 BẾP
WC
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

KHO
BẾP

NGỦ 5
K h u ô n
TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

NGỦ 4 NGỦ 5 KHO


WC

BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH
BẾP

CHUỒNG CŨ
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH XƯỞNG

NGỦ 5 KHO NHÀ CẦU CŨ

WC
L à m

BẾP
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ
XƯỞNG GARA

CHUỒNG CŨ
XƯỞNG

NHÀ CẦU CŨ
NHÀ CẦU CŨ
WC

WC
BẾP

GARA 48 49
BẾP
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
làm Khuôn i Chạm bạC i
TIẾP KHÁCH
04 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn
04 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

KHU LÀM NGHỀ


04 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

Ngôi nhà số 4 nằm sau Nhà văn hóa làng Châu Khê. Gia đình ở đây làm giai

làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC


đoạn gia công tinh giai đoại cuối. Sản phẩm chủ đạo là các đồ trang sức như

NHÀ CẦU CŨ
CHUỒNG CŨ

CHUỒNG CŨ
nhẫn, vòng, khuyên tai bạc.

KHO
BẾP
WC
Do giai đoạn gia công tinh, không đòi hỏi không gian lớn, và không có sản
phẩm phụ, không có phần thải ô nhiễm nên không gian làm nghề được đặt ngay
trong nhà, trong không gian sinh hoạt hàng ngày của gia đình, trong cả phòng

làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC


khách và phòng ngủ.

làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC


Đây là ngôi nhà dành cho nhiều thế hệ. Nên không gian ở tương đối rộng,

làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC


Có hai công trình có đầy đủ các chức năng cho một ngôi nhà ở, nhưng không
gian xưởng làm nghề chỉ được thấy trong một nhà.

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC
KHO BẾP
làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC

NGỦ 5
NGỦ 4
TIẾP KHÁCH

TIẾP KHÁCH

WC
XƯỞNG

BẾP
NGỦ 3

GARA
NGỦ 4

GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

NGỦ 2

TIẾP KHÁCH
BÀN THỜ
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3 NGỦ 5
WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC
NGỦ 4 KHO BẾP
WC

NGỦ 1
BẾP TIẾP KHÁCH
TIẾP KHÁCH
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP
NGỦ 4

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC GIẶT BỂ NƯỚC RỬA
NGỦ 5 KHO XƯỞNG
KHO BẾP T

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC CHUỒNG CŨ

BẾP
KHO BẾP
TIẾP KHÁCH TIẾP KHÁCH TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC NGỦ 5
WC
KHU LÀM NGHỀ
TIẾP KHÁCH
CHUỒNG CŨ
XƯỞNG
KHU LÀM NGHỀ

RỬA
NGỦ 4
WC TIẾP KHÁCH
NHÀ CẦU CŨ
NGỦ 4

WC
WC
WC BẾP
BẾP
XƯỞNG
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

WC

BỂ NƯỚC
BẾP
BẾP
BẾP
WC

GARA GARA
BẾP

NGỦ 5 KHO

KHO
KHO

NGỦ 5
GARA

GIẶT
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ CHUỒNG CŨ
XƯỞNG
TIẾP KHÁCH

50 51
NHÀ CẦU CŨ

WC

CHUỒNG CŨ
XƯỞNG
BẾP

NHÀ CẦU CŨ
gian nhà ở Không làm nghề
CHUỒNG CŨ

NHÀ CẦU CŨ

05 nhà ở Không làm nghề NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

05 nhà ở Không làm nghề


NGỦ 4
WC

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC KHORỬA BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC
BẾP

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

NGỦ 5 NGỦ 4 KHO


WC

BẾP

05
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

TIẾP KHÁCH
CHUỒNG CŨ
BẾP
KHO nhà ở Không làm nghề
WC WC
BẾP
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3

TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2


WC

NHÀ CẦU

Không gian nhà ở Không làm nghề


NGỦ 3
TIẾP KHÁCH
NGỦ 2 NGỦ 1 NGỦKHU4LÀM NGHỀ BÀN NGHỀ
NGỦ 2 NGỦ 1 NGỦ 4 BÀN NGHỀ XƯỞNG
CHUỒNG CŨ
CŨ BÀN THỜ
BÀN THỜ NGỦ 5 KHO NGỦ 4 KHU LÀM
KHU LÀM WC
BẠC
BẠC NHÀ CẦU CŨ
BẾP
WC GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP

WC CHUỒNG CŨ WC
TIẾP KHÁCH
CHUỒNG
BẾP CHUỒNG GÀ BÀN ĂN

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã không chỉ quan tâm đến những
LỢN NGỦ 5 KHO

CHUỒNG CŨ
XƯỞNG
GARA

ngôi nhà làm nghề mà đã ghi chép và khảo sát cả những ngôi nhà gia chủ hiện
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

NHÀ CẦU CŨ
BẾP
WC

nay không làm nghề.


CHUỒNG CŨ
VƯỜN XƯỞNG

BẾP CŨ VƯỜN
NHÀ CẦU CŨ

Không gian nhà ở Không làm nghề


BẾP WC

K h ô n g g i a n n h à ở K h ô n g l à m n g h ềK h ô n g
Gia chủ của ngôi nhà thứ 5 này hiện không làm nghề, và đã chuyển đi nơi
BẾP

GARA

khác, tuy nhiên vẫn thường xuyên về làng vào những ngày tết, hội lễ hay ngày giỗ.
GARA

KHO
BỂ
NƯỚC

Họ vẫn duy trì bàn thờ họ trong gian chính của ngôi nha. BỂ
NƯỚC

Không gian nhà ở Không làm nghề


KHU GIẶT

KHU GIẶT

NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ


NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
BẠC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN

BẾP
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
VƯỜN BẾP CŨ VƯỜN
BẠC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN

BẾP
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
KHO NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM BẾP CŨ VƯỜN
BẠC
BỂ
NƯỚC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN KHU GIẶT KHO

BỂ
NƯỚC
BẾP

KHU GIẶT
BẾP CŨ VƯỜN

THỜ NGỦ 1

KHO
NHÀ CẦU CŨ
TIẾP KHÁCH BỂ
NƯỚC THỜ NGỦ 1

CHUỒNG CŨ KHU GIẶT

NHÀ CẦU CŨ
TIẾP KHÁCH
THỜ NGỦ 1
THỜ NGỦ 1

BẾP CŨ
NHÀ CẦU CŨ NHÀ CẦU CŨ CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ
CHUỒNG CŨ

BẾP CŨ

BẾP CŨ
BẾP CŨ

THỜ NGỦ 1

NHÀ CẦU CŨ
TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ

BẾP CŨ

52 53
Như vậy, chúng ta có thể thấy do nghề truyền thống, nhà ở của làng Châu
Khê rất đa dạng.

Tuy nhiên nhà ở truyền thống trong làng không còn nhiều, phần lớn được
xây dựng mới. Một số nhà còn dữ được cách tổ chức không gian của nhà truyền
thống, nhà 3 hoặc 5 gian, có không gian thờ nằm ở gian giữa. Trong khuân viên
nhà ở vẫn có gian phụ chứa đồ, trong các nhà làm nông vẫn có chuồng chăn nuôi.
Tất cả các ngôi nhà đều có sân trong, phục vụ cho việc sản xuất.

Tuy nhiên, không gian của các nhà có làm nghề kim hoàn đã bị thay đổi để
phụ vụ cho việc làm nghề. Để làm ra sản phẩm trang sức, quá trình được chia ra
thành nhiều giai đoạn

Quá trình làm ra sản phẩm trang sức được chia ra thành nghiều giai đoạn
khác nhau. Phần lớn một hộ gia đình tương đương với một xưởng chỉ có thể làm
một đến hai giai đoạn trong cả quá trình. Mỗi một xưởng lại có phương pháp (thủ
công truyền thống, công nghệ máy móc mới, v.v...) và có khả năng tài chính khác
nhau. Do vậy, xưởng nghề trong nhà ở được sắp đặt tương đối khác nhau. Trong
quá trình nghiên cứu hiện trạng, có thể thấy nhà ở kết hợp xưởng làm nghề của
làng Châu Khê tương đối phong phú, ngoài những nét tương đồng thường thấy
trong nhà ở truyền thống vùng đồng bằng.

54 55
2.4. Các định hướng giải quyết công trình cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa, kinh tế của làng.

Tổng hợp lại tất cả đề mục được nêu ra, các vấn đề đang tồn tại xoay quanh
ba đối tượng chính:

• các công trình kiến trúc cổ đang bị hư hại và xâm lấn, khôi phục, bảo tồn và lưu giữ các công trình đang
bị bỏ hoang, hoặc sử dụng không đúng chức năng

• người dân trong làng chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt
cộng đồng,
BẢO TỒN
DI SẢN VĂN HÓA
• linh hồn của làng nghề chưa được phát huy mạnh không gian công trình nhà ở và
công cộng: kiến trúc: không gian
chợ làng, Cầu Ba, làm nghề
Mục tiêu cần hướng tới là đưa ra giải pháp thiết kế tổng thể và bảo tồn các ao, giếng làng Giáp Nhất,
Giáp Trung
kim hoàn

công trình kiến trúc, thỏa mãn đời sống tinh thần và nhu cầu văn hóa của người
dân trong làng. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật và
văn hóa du lịch trên địa bàn làng Châu Khê.

Ba mục đích chính của dự án là: tổ chức các không gian triển lãm giới thiệu
du khách đến Châu Khê có hai lựac chọn: lịch sử và nghề kim hoàn làng Châu Khê, và tạo thêm
thăm quan và khám phá văn hóa làng không gian giao lưu cộng đồng, sinh hoạt CLB làng

• Khôi phục, bảo tồn các công trình văn hóa di sản kiến trúc của làng hiện
đang không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng chức năng. PHÁT TRIỂN GẮN KẾT
• Tổ chức lại và tạo thêm các không gian dành cho các hoạt động văn hóa DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
cộng đồng dành cho dân làng "Con đường trải "Trải nghiệm cuộc Công trình Công trình Công trình
nghiệm văn hóa sống làng nghề Giáp Trung Cầu Ba Giáp Nhất
làng nghề Châu Khê" kim hoàn Châu Khê" được tổ được cải tạo cải tạo thành
chức thành thành không gian "không gian
• Tạo ra các không gian giới thiệu lịch sử văn hóa làng, quảng bá nghề không gian
"Triển lãm nghề
"Triển lãm
lịch sử văn hóa
sinh hoạt
cộng đồng

truyền thống thu hút khách du lịch bằng ý đồ chính là sâu chuỗi các di
Kim Hoàn" làng Châu Khê" làng Châu Khê"

tích lịch sử, văn hóa, các công trình tín ngưỡng và các xưởng nghề kim
hoàn trong làng thành một “Con đường trải nghiệm văn hoá làng nghề
Châu Khê”.

56 57
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ KHÔNG GIAN
NHẰM BẢO TỒN LÀNG CHÂU KHÊ TRÊN CƠ SỞ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Như đã nêu trên dự án có ba mục đích chính: khôi phục, bảo tồn; tổ chức
không gian; quảng bá giá trị văn hóa làng. Ngoài mục đích khôi phục và bảo tồn
Như đã nêu trên dự án đưa ra ba mục đích chính: khôi phục, bảo tồn các
kiến trúc các công trình văn hóa đang bị bỏ hoang dự án mong muốn đưa ra giải
công trình kiến trúc; tổ chức không gian cộng cộng, cộng đồng; quảng bá giá trị
pháp sử dụng các công trình đó, nhằm năng cao chất lượng đời sống cộng đồng
văn hóa và nghề truyền thống của làng Châu Khê.
của người dân trong làng. Kèm theo đó sắp xếp và kết hợp không gian giới thiệu
về lịch sử và nghề truyền thống của làng cho quần chúng rộng hơn. Ngoài việc giải quyết khôi phục các công trình văn hóa đang bị bỏ hoang về
mặt kiến trúc, dự án muốn hướng tới sao cho các công trình đó được đưa vào sử
Về cơ bản các chức năng sử dụng sẽ chia ra thành hai phần dành cho hai
dụng, phục vụ cho người dân và khác đến thăm qua làng. Chỉ khi các công trình
đối tượng. Thứ nhất là các không gian dành cho người dân sử dụng là chính, đó
này có chức năng cụ thể và được đưa vào sử dụng thường xuyên chúng mới có
là: không gian đọc, học, không gian hội họp cho các câu lạc bộ, nhà giữ trẻ...vv,
thể tồn tại và duy trì được lâu dài. Kết hợp với nhu cầu thực tế của người dân làng
được tổ chức vào vị trí yên tĩnh, cách xa trung tâm. Thứ hai là các không gian phục
được thu thập trong quá trình nghiên cứu, kết hợp với các xu hướng phát triển du
vụ cho việc quảng bá về làng gần trung tâm, dễ tiếp cận, là không gian trưng bày
lịch làng hiện nay, chức năng và không gian của làng được chia thành hai phần
và các dịch vụ kèm theo.
dành cho hai đối tượng khác nhau. Thứ nhất là các không gian cộng đồng dành
Với tiêu chí như vậy Giáp Nhất nằm ở phía Bắc trên trục đường chính sẽ được cho người dân làng và thứ hai là các không gian phục vụ khách du lịch và quảng
tổ chức thành không gian thư viện, lớp học, hay tổ chức các buổi gặp mặt câu bá về làng nghề truyền thống Châu Khê.
lạc bộ nhỏ. Cầu Ba và Giáp Trung nằm trong trung tâm làng sẽ được chuyển đổi
Để đạt được những mong muốn trên, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp
thành không gian trưng bày về lịch sử và giới thiệu về nghề hoàn kim truyền thống
tổng thể để giải quyết nhiều vấn đề đang tồn tại trong làng như sau:
của làng. Nhà Văn Hóa tạm được giữ lại các chức năng hiện đang có: tầng một là
nơi giữ trẻ, tầng hai là hội trường lớn của làng. • tổ chức lại giao thông và các vị trí đỗ xe trong làng trong những ngày hội
lễ và cho khách du lịch,

• đưa ra phương án chợ mới, nhằm mục đích phụ vụ cho nhiều sự kiện và
đối tượng, lấy lại cảnh quan trong trung tâm làng,

• đưa ra giải pháp cải tạo các công trình kiến trúc đang bị bỏ hoang hoặc
sử dụng không đúng chức năng, tổ chức công năng sử dụng phục vụ các
nhu cầu thự tế của người dân làng

• đưa ra các đề xuất cách tiếp cận cho khách du lịch và phương thức quảng
bá các giá trị văn hóa cũng như nghề kim hoàn cho cộng đồng rộng hơn.

58 59
3.1. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG LÀNG CHÂU KHÊ

Những vấn đề đang tồn tại trong ngày lễ làng, như xe ô-tô đỗ ven đường,
hay họp chợ trong ngày lễ, đã được nêu cụ thể trong phần 2.xxx. Dù lễ hội chỉ diễn
ra trong ba ngày nhưng trong thời gian này giao thông trong làng đang bị quá tải
vần, cần phải đưa ra giải pháp có thể áp dụng lâu dài.
tuyến đường rước lễ 3.1.1. Tổ chức giao thông làng trong ngày lễ hội

vị trí Để lấy lại đường làng cho người đi bộ và lễ rước thuyền trong ngày lễ, các
chợ mới phương tiện xe đỗ trong làng cần phải được giải phóng.
P2
cổng Bến không gian Trong quá trình tìm giải pháp đã có hai tiêu chí được đưa ra: 1. quy hoạch
tổ chức văn nghệ phải phù hợp với bố cảnh hiện trạng và hạn chế sự can thiệp quá nhiều vào cảnh
P1 quan của làng; 2. tối thiểu kinh phí đầu tư. Mục đích là đưa ra giải pháp tố ưu nhất
đình hội chợ tháng Giêng
cho hoạt động trong những ngày lễ hội, nhưng không để lại quá nhiều khoảng
miếu
trống hay các công trình lớn không được sử dụng thường ngày trong các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày của làng. Như vậy, sau mỗi dịp lễ hội tấp nập, đời sống
yên bình và cảnh quan thân thiện của một làng nhỏ vốn có sẽ được trả lại nguyên
chùa
vẹn.

Ở đây đưa ra đề xuất giải pháp gom các phương tiên xe về làng vào hai địa
điểm. Thứ nhất là trước Cổng Bến (P1): trong quá trình xây lại cổng, bãi đất ven
sông, trước cổng đã được bồi đất và đổ bê tông kiên cố, hoàn toàn có thể sử dụng
để làm bãi đỗ xe. Vị trí thứ hai là sân bóng (P2). Vốn đang là bãi để xe khi trong
làng hết chỗ vào ngày hội, với diện tích hơn 4000 m2 sân bóng có thể trở thành bãi
sông Cửu An

đỗ xe ô tô, xe buýt chính, gom tất cả các xe đỗ rải rác trên đường làng.

Với cách tổ chức như vậy đường làng sẽ được giải phóng trong các ngày lễ,
người đi trong làng và đoàn rước thuyền sẽ không bị ảnh hưởng bởi xe đỗ khắp
làng. Vốn đầu tư cho giải pháp này gần như rất ít. Để có thể thực hiện được, việc
cần làm là như sau: 1. công tác phổ biến thông tin cho người dân làng, và những
người xa phương về dự lễ hội; 2. làm bảng chỉ dẫn, bảng ghi chú dọc đường làng
và tại các bãi đỗ xe; 3. tổ chức đội ngũ thực hành, phụ trách để các phương tiện
chấp hành đúng theo quy định chung.

60 61
3.1.2 Tổ chức không gian chợ làng

Trong quá trình trao đổi với bác bác Hưng, trưởng thôn hiện nay, và Tiến
(từng làm trưởng Ban Quản Lý Di Tích Làng Châu Khê) làng đang có dự định
chuyển chợ ra khu đất mới. Khu đất này nằm phía đông ở rìa làng, một bên là sân
bóng, ba bên là ruộng và đất bỏ trống. Vị trí này hiện có một bất lợi là bị cách
xa trung tâm và khu dân cư. Theo nhận định của các bác trong làng thì khả năng
phát triển và mở rộng của làng sẽ về phía Đông Nam (phía Bắc giáp với làng Tranh
Trọng, phía Tây là sông Cửu An). Như vậy phạm vi phục vụ từ vị trí chợ mới sẽ có
phần thuận lợi hơn.

Với diện tích lớn hơn 1500m2 và với nhu cầu họp chợ chưa quá lớn chúng tôi
đưa ra giải pháp sử dụng khu đất như sau. Lối tiếp cận duy nhất vào khu đất hiện
nay là từ phía nam qua con đường đi từ đình vào. Để thuận lợi cho việc tiếp cận
chợ mới, chỗ bán hàng được tổ chức gần với lối vào với quy mô nhỏ. Sau chợ có
thể mở rộng dần về phía bắc tùy theo nhu cầu và sự phát triển của làng.

Ngoài việc họp chợ thường xuyên hàng ngày của làng khu đất khá rộng này
còn có thể trở thành nơi tổ chức các hoạt động khác, như: hội chợ lớn vào các dịp
tết hoặc các ngày lễ truyền thống cho cả các làng trong vùng cùng tham gia.

Đối với nghề kim hoàn bên cạnh Châu Khê còn một số làng làm nghề khác
như: làng Đồng Sâm (Thái Bình), làng Định Công (Thanh Trì), Kiêu Kỵ (Hà Nội).
Các điểm làm nghề kim hoàn ở miền bắc còn có các địa điểm: phố Hàng Bạc
trong khu phố cổ Hà Nội, Phúc Tân ven sông Hồng, các của hàng ở thành phố Hải
Phòng, Hải Dương. Hiện nay chưa có tổ chức chung cho nghề kim hoàn: giao lưu,
trao đổi giữa các làng nghề và nghệ nhân, và giới thiệu cho cộng đồng. Không
gian chợ mới của Châu Khê có thể trở thành không gian tổ chức sự kiện nghề kim
hoàn chung cho các đơn vị hoạt động nghề trang sức vàng bạc.

Quá trình hình thành và phát triển nghề kim hoàn ở các địa danh khác trên
cả nước nói chung đều có liên quan mật thiết đến vùng đất Châu Khê. Một không
gian quy tụ các làng có nghề kim hoàn truyền thống tại cội nguồn của nó sẽ truyền
tải đầy đủ, rõ ràng giá trị và sức sống lâu bền của nghề trong thời đại ngày nay.

62 63
3.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỘNG
ĐỒNG LÀNG CHÂU KHÊ

3.2.1. Không gian cộng đồng làng Châu Khê - Công trình Giáp Nhất

Đối với không gian cộng đồng dành cho dân làng có những tiêu chí như sau:
yên tĩnh, dễ tiếp cận. Không gian cần đáp ứng được những chức năng sử dụng:
không gian thư viện, lưu giữ sách quý của làng; không gian học tập, học thêm cho
học sinh tiểu học; không gian sinh hoạt cộng đồng, điểm tổ chức các buổi họp
câu lạc bộ của làng

Với những tiêu chí nêu trên công trình Giáp Nhất, nằm ở phía Bắc cách trung
tâm làng khoảng 100m, được chọn làm “Không gian cộng đồng làng Châu Khê”.

Đề xuất tổ chức không gian nhà cộng đồng, công trình Giáp Nhất

Diện tích công trình Giáp Nhất không quá lớn, chỉ có 78m2, được chia thành
hai phần, mỗi phần có diện tích 40 và 38 m2.

Để đáp ững các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng dự án đưa ra mục đích tạo ra
không gian linh hoạt. Trong đề xuất cải tạo công trình, hai không gian hiện đang
bị tách riêng, được mở thông nhau để tạo ra một không gian lớn hơn, xong vẫn có
thể ngăn thành hai phòng sinh hoạt riêng bằng hệ thống của kéo. Như vậy diện
tích không gian có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng và số lượng người.

Hai không gian được chia thành hai chức năng chính. Một bên là không gian
thư viện và học tập: phục vụ lưu trữ sách cũ về lịch sử và nghề truyền thống kim
hoàn. Không gian này có thể sắp xếp thành không gian học thêm cho học sinh
của làng và các khu vực lân cận. Không gian thứ hai là phòng họp, sinh hoạt câu
lạc bộ. Gắn liền với không gian sinh hoạt còn có một khu phụ trợ với những chức
năng như sau: một bếp nhỏ để có thể sửa soạn ăn nhẹ, hoa quả, pha trà; một kho
nhỏ để đựng đồ; và một nhà vệ sinh.

Như vậy, công trình Giáp Nhất, hiện đang có tần xuất sử dụng thấp, sẽ được
đưa vào sử dụng thường xuyên, với những chức năng có thể đáp ứng những nhu
cầu của người dân làng nơi đây sẽ trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng ,
điểm giao lưu văn hóa của nhiều thế hệ cho người dân làng Châu Khê.
64 65
66 67
3.2.2. Không gian triển lãm về làng Châu Khê. Công trình Cầu Ba và công
trình Giáp Trung

Công trình Cầu Ba và công trình Giáp Trung nằm chính giữa làng Châu Khê,
tại ngã tư hai đường chính, là con đường đi từ đình làng tới công trình Giáp Trung
giao với con đường từ cổng Bến tới trung tâm làng. Hai công trình này cũng nằm
trên tuyến đường rước lễ trong ngày hội làng được tổ chức vào tháng Giêng hàng
năm. Vị trí rất thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đồi với khách tới thăm quan làng.

Do vậy hai công trình này được bố trí cải tạo thành không gian trưng bày,
giới thiệu về lịch sử hơn 1000 năm và nghề truyền thống kéo dài hơn 500 của làng
Châu Khê.

Sau khi cân nhắc nguồn tài chính và tiềm năng của làng, chúng tôi đã đưa ra
hai phương ái cải tạo và tổ chức không gian với hai mức độ khác nhau về cả mức
độ vốn đầu tư và mức độ căn thiệp vào công trình hiện trạng.

Tuy nhiên tổ chức công năng chính của hai công trình có điểm tương đồng.
Trong cả hai phương án công trình Cầu Ba với không gian rộng lớn hơn được
chọn làm không gian giới thiệu về lịch sử, và trưng bày các đồ vật, vật thể có giá
trị văn hóa hiện nay còn được lưu giữ rải rác trong làng (bia đá, tượng đá, sách
lịch sử, văn chỉ, v.v...). Công trình Giáp Trung được cải tạo và tổ chức thành không
gian giới thiệu và trưng bày về quá trình phát triển, đồ nghề và sản phẩn của nghề
truyền thống kim hoàn làng Châu Khê.

68 69
Cải tạo công trình Cầu Ba - Giáp Trung - Phương án 1 Cải tạo công trình Cầu Ba - Giáp Trung - Phương án 2

Phương án này hướng tới việc tối giản tối đa kinh phí đầu tư và hạn chế can Trong phương án 2 hai công trình Cầu Ba - Giáp Trung cũng được giữ lại, cải
thiệp vào hai công trình hiện tại. Về cơ bản hiện trạng của hai công trình được tạo, gia cố kết cấu công tình, tổ chức lại chức năng bên trong: Công trình Cầu Ba
giữ nguyên. Để đảm bào sự ăn toàn những can thiệp, sửa chữa hoặc thay mới chỉ là không gian giới thiệu về lịch sử, công tình Giáp Trung là không gian quản bá về
động đến phần kết cầu bị hư hỏng như: kết cấu mái, các phần tường bị hư hỏng, nghề truyền thống kim hoàn,
gia cố nền móng. Ngoài ra các công việc cần hoàn thiện như sau: toàn bộ hệ
Ngoài ra, phương án 2 đưa ra giải pháp cơi nói, mở rộng thêm một số không
thống cửa, cửa sổ cần phải thay sửa; sử lý hệ thống tường bao; đi lại toàn bộ hệ
gian và tương ứng với các chức năng như sau:
thống điện, bố trí nội thất phù hợp với chức năng của các không gian.
• Công trình nhà ở nhỏ sát với công trình Cầu Ba, do người dân lấn chiếm
Hai công trình được kết nối với nhau qua không gian mái che giữa hai công
đất công cộng, nên phương án này đề xuất di hộ gia đình đến một vị trí
trình với săn vườncó cây xanh. Hai mái hiên của công trình cũng được tu tạo lại
khác trong làng, lấy lại không gian cho công trình công cộng. Vị trí này
thành hai không gian kết nối các không gian bên ngoài và trong, đồng thời cũng
sẽ là được tổ chức thành một không gian sân làm điểm dừng chân cho
là nơi đón tiếp và nghỉ chân cho khách qua làng.
khách thăm quan, và một của làng bán dịch vụ và đồ lưu niệm, cũng là
Với sự can thiệp tối thiểu như vậy, hai công trình đang bị bỏ trống đã có thể nơi khách du lịch có thể tìm hiểu thêm thông tin về làng và những điểm
trở thành một không gian sử dụng hiệu quả, phụ vụ cho việc quảng bá làng đối thăm quan trong vùng.
với khách thăm quan.
• Phần hiên của công trình Giáp Trung được đặp đi và mở rộng thành một
không gian đảm nhiệm nhiều chức năng. Vừa là không gian kết nối hai
công trình Cầu Ba-Giáp Trung, là không gian kết nối không gian bên
ngoài với không gian bên trong của công trình Giáp Trung, và đồng thời
cũng là đây cũng là phần mở rộng tiếp nối phần triển lãm nghề kim hoàn.

• Nằm ở giữa hai không trình hiện nay đang là một khoảng chống, được tổ
chức thành phu vệ sinh phục vụ cho khác du lịch đến từ xa.

Với cách tổ chức các không gian với những chức năng được nêu trên, cụm
công trình công cộng Cầu Ba-Giáp Trung sẽ trở thành không gian trưng bày, giới
thiệu về làng nghề kim hoàn Châu Khê, là nơi nghỉ chân lý tưởng cho khách tớ
thăm quan làng.

70 71
72 73
74 75
3.3. Đề xuất hướng phát triển du lịch làng Châu Khê Để có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng khách ghé thăm làng, đề
xuất đưa ra hai phương thức du lịch làng Châu Khê.
Kế hoạch Chương trình phát triển du lịch làng Châu Khê có thể dựa trên
nội dung của “Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề kết
hợp du lịch giai đoạn 2012 - 2015”, được ban hành do UBND thành phố Hà Nội,
a. “Con đường trải nghiệm văn hóa làng nghề Châu Khê”
ngày 26/11/2012. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều làng cổ, làng nghề đã bảo
tồn không gian truyền thống và phát triển làng kết hợp du lịch làng nghề thành là kế hoạch dành cho khách tới thăm làng Châu Khê trong ngày hoặc chỉ ghé
công và đã có sức hấp dẫn thu hút khác du lịch: Gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà qua trong vài tiếng đồng hồ.
Nội; Làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh; Đồ gỗ Đồng Kỵ;
Với không gian rộng, thoáng, có bóng mắt và phong cảnh ao hồ, vị trí quanh
Làng Tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh; Chiếu Nga Sơn, Thanh Hóa; Làng
đình có phần thuận lợi cho các đoàn khách ghé thăm làng làm điểm hẹn và
đá Non Nước, Đà Nẵng; Làng nghề truyền thống vàng bạc Châu Khê ( Làng vàng
nghỉ chân. Lộ trình “Con đường trải nghiệm văn hóa làng nghề Châu Khê”
bạc Châu Khê ); Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm; Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông,
cũng giống lộ trình Rước lễ vào ngày hội làng. Kéo dài hơn 1 km, cuộc khám
Hà Nội; Làng Nghề Sơn Đồng (Hà Nội); Gốm xứ Bình Dương. Một trong những
phá được bắt đầu từ đình làng đi qua giếng Đông. Trong quãng đường này
dự án được quan tâm và đánh giá cao trong giới chuyên môn trong thời gian vừa
du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh ao sen và cánh đồng ruộng ven
qua là dự án: Khu du lịch “Làng Vũ Đại ngày ấy”, đã được trao giải thưởng Kiến
làng. Đi tiếp đến công trình Cầu Ba và công trình Giáp Trung. Ở đây du
trúc quốc gia 2016.
khách có thể dừng chân vào thăm quan không gian “Triển lãm lịch sử văn
Du lịch làng nghề có thể là một phương thức hiệu quả giải quyết được nhiều hóa làng” trong công trình Cầu Ba và “Triển lãm nghề kim hoàn làng Châu
vấn đền. Thứ nhất khôi phụ các nghề truyền thống của các làng nghề tại Việt Nam. Khê” trong không gian công trình Giáp Trung.
Thứ hai, đây là một cách để quảng bá, giới thiệu cho cộng đồng lớn hơn về những
Từ đây khách có hai lựa chọn tùy vào thời gian cho phép. Nếu có thời gian,
nghề truyền thống mà đôi lúc gần như đã bị đi vào quên lãng. Thứ ba, đây là một
có thể đi tiếo về phía Bắc khắm phá các con đường nhỏ quanh co trong làng,
cơ hội có thể giúp cho người dân làng có thêm nguồn thu nhập, nhàm mục đích
và nghỉ chận tại công trình Giáp Nhất, tức không gian sinh hoạt cộng đồng
năng cao đời sống của của họ.
của làng. Quay lại ngã tư làng, du khách có thể đi tiếp về phía Tây, cổng Bến.
Châu Khê nằm trong một vùng đất có nhiều địa danh văn hóa của đất Bắc. Trên quãng đường từ Cầu Ba đến cổng Bến du khách có thể vào xem của
Xã Phù Ủng, huyện Ân Thi nằm ngay bên bờ sông Cửu An, là quê hương của danh hàng bán đồ trang sức, vào xem trải nghiệm các xưởng sản xuất đồ trang
tướng Phạm Ngũ Lão đời nhà Trần. Làng Mộ Trạch, cùng huyện Bình Giang, là nơi sức, hoặc xưởng làm dụng cụ của người dân làng hiền nay vẫn đang hoạt
phát sinh của họ Vũ ở Việt Nam, với truyền thống khoa cử nổi danh. Du khách có động thường xuyên. Ở cổng Bến lộ trình hướng về phía Nam đi qua Miếu
thể kết nối các địa danh thành một lộ trình thăm quan các địa danh này bao gồm làng với không gian nhiều cây cổ thụ và hai mắt rồng. Tiếp theo bước chân
làng Châu Khê. của rước lễ khác sẽ đi qua cổng đình và ghé thăm chàu Châu Khê. Từ chùa
khách có thể quay về đình và kết thúc hành trình thăm quan các điểm chính,
hoặc có thể đi dạo thăm quan các con đường, ngõ nhỏ quanh làng, và tiếp
tục ghé thăm các xưởng và hộ gia đình làm nghề kim hoàn.

76 77
b. “Trải nghiệm cuộc sống làng nghề kim hoàn Châu Khê”

được để xuất để đáp ứng nhu cầu danh cho những đối tượng có mối quan
tâm sâu sắc hơn đới với văn hóa, đời sống và nghề kim hoàn truyền thống
của làng Châu Khê. Ngoài chương trình tham quan các địa danh chính của
làng như trong đề xuất trong phần “Con đường trải nghiệm văn hóa làng
nghề Châu Khê”. Các không gian nhà ở của làng Châu Khê hoàn toàn có
đủ tiềm năng để tổ chức “du lịch homestay”. Khách du lịch có thể ở lại qua
đêm trong nhà người dân, trải nghiệm sinh hoạt hàng ngày của người dân
và tham gia vào các hoạt động sản xuất măng tính đặc thù của nghề kim
hoàn làng Châu Khê. Dựa trên những nghiên cứu và khảo sát các không
gian ở trong làng chúng tôi nhận thấy làng hoàn toàn có thể cung cấp chỗ
ở cho khách muốn lưu trú lại làng. Nhà ở có thể chia ra thành 3 thể loại đáp
ứng được các nhu cầu khác nhau. Thứ nhất là các ngôi nhà đang để trống,
gia chủ chuyển đi chỗ khác chỉ về hương khói trên bàn thờ tổ tiên vào một
vài dịp trong năm. Thứ hai nhà ở có người nhưng không làm nghề, trường
hợp này chủ yếu là các gia chủ cao tuổi, con cái đi xa, do vậy trong nhà cũng
có nhiều chỗ trống. Thứ bai là các hộ gia đình làm nghề, có không gian làm
nghề ngay trong nhà ở hoặc có xưởng riêng nằm trong khuân viên sân vườn
của gia đình.

Như vậy khách du lịch hoặc các thí sinh có mong muốn theo nghề kim hoàn
từ khắp mọi nơi đều có cơ họi tham gia học nghề cùng các thợ nghề là và
các nghệ nhận ngay tại nơi xuất sứ của nghề truyền thống lâu đời.

78 79
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ PHẦN PHỤ LỤC

Trong bối cảnh hiện đại hóa nông thôn dẫn đến nhiều nguy cơ về việc mất Danh mục tư liệu tham khảo
đi bản sắc truyền thống, làng Châu Khê vẫn còn có nhiều điều kiện thuận lợi về
chính sách phát triển, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất
cũng như con người để duy trì nghề sản xuất truyền thống cùng với du lịch. Đó là: Phạm Minh Tiến, Lê Xuân Dương (Biên Soạn): Làng nghề vàng bạc truyền
thống Châu Khê. NXB Hải Phòng, 2016.
Về chính sách: Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, ngoài ra còn được hưởng Phạm Minh Tiến: Di chỉ văn hóa làng - Châu Khê: Di tích, Làng văn hóa, Làng
các chính sách từ ngân sách địa phương như sau. nghề. NXB Hải Phòng, 2014.

Về cơ sở hạ tầng: Làng còn nhiều không gian công cộng mang giá trị kiến Ủy ban nhân dân huyện Bình Giang: Bình Giang - Đất và Người. Phụ trách:
trúc truyền thống như: Cầu Ba – Giáp Trung, Giáp Nhất. Hiện tại những không gian Nguyễn Trung Kiên (Chủ tịch UBND huyện Bình Giang), 2017.
này đều đang không được sử dụng đúng mục đích hoặc bỏ không.
Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Về điều kiện văn hóa – xã hội: người dân địa phương vẫn còn lưu giữ những Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 2010.
lễ hội truyền thống gắn liền với việc thờ cúng tổ nghề. Hoạt động rước lễ vẫn diễn
Nguyễn Tri Nam Khang, Mai Văn Nam, Dương Quế Nhu: Giải pháp phát triển
ra hàng năm là yếu tố gắn kết cộng đồng làm nghề tại địa phương và nhiều nơi
làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tỉnh Hậu Giang. Tạp trí Khoa học
làm nghề khác(tỉ dụ như Hàng Bạc, Cầu Đất – Hà Nội).
Trường Đại học Cần Thơ, 28.2013 (17-25).

Chương trình phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 - 2015.
Từ những thuận lợi và khó khăn đã chỉ ra trong nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 2012 (https://vanban.hanoi.gov.vn)
những kiến nghị để phát triển nghề truyền thống từ hoạt động du lịch:
Tìm hướng phát triển cho du lịch làng nghề Việt Nam, 2013. (http:// www.
Địa phương cần đưa ra những chính sách kèm theo nguồn kinh phí cụ thể itdr.org.vn/vi/tin-tuc/quy-hoach-phat-trien-san-pham-du-lich/532tim-huong-
vào phát triển làng nghề có truyền thống lâu đời và khả năng tự duy trì trong nền phat-trien-cho-du-lich-lang-nghe-viet-nam.html)
kinh tế thị trường như làng Châu Khê. Kinh nghiệm cho thấy đầu tư phát triển tập
Nghị định số: 52/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2018
trung địa phương có nền tảng về lịch sử và kinh tế sẽ đỡ tốn kém đồng thời hiệu
quả hơn đầu tư dàn trải. Quyết định số 820/QĐ-UBND ban hành bởi UBND tỉnh Hải Dương ngày 25
tháng 4 năm 2013 về: VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
Phát triển hoạt động du lịch dựa trên cơ sở hạ tầng là những không gian kiến
LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
trúc truyền thống đang không được sử dụng đúng mục đích và dựa trên điểm
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
nhấn về văn hóa là các lễ hội truyền thống.

Cải tạo không gian kiến trúc truyền thống nên dựa trên nguồn xã hội hóa,
việc thực hiện có thể kết hợp với những cơ sở đào tạo kiến trúc trong cả nước để
biến đó thành công việc cộng đồng và cũng là một phần trong hoạt động đào
tạo.

80 81
82 83
84 85
PHỤ LỤC

86 87


WŚŝếƵŬŚảŽƐĄƚ
ảŽƚồŶǀăƉŚĄƚƚƌŝểŶůăŶŐŶŐŚềĐŚạŵďạĐŚąƵ<Śġ
EŚſŵŶŐŚŝġŶĐứƵĐſƉŚŝếƵŬŚảŽƐĄƚŶăLJŶŚằm đánh giác các giá trịŚŝệŶĐſǀềůăŶŐŶŐŚề͕ǀềŬŝếŶƚƌƷĐ͕ǀề
ĐĄĐŬŚƀŶŐŐŝĂŶƚƌƵLJềŶƚŚốŶŐ͘EŚſŵŶŐŚŝġŶĐứu hướŶŐƚớŝǀŝệc giúp cho ngườŝĚąŶǀăĐŚşŶŚƋƵLJềŶĐſĐĄĐŚ
ďảŽƚồŶůăŶŐŶŐŚềǀăƉŚĄƚƚƌŝểŶƉŚƶŚợƉǀớŝƚŚời đạŝ͘
ŚƷŶŐƚƀŝŵŽŶŐŵỏŝƐựgiúp đỡƚừcác gia đình đểŶŚſŵĐſƚŚểůăŵƚốƚĐƀŶŐǀŝệĐ͘

ϭ͘ dŚƀŶŐƚŝŶĐŚƵŶŐ
dġŶŚộgia đình:͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘sịƚƌşŚộgia đình (ký hiệƵƚƌġŶďản đồͿ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
dổŶŐƐốŶŚąŶŬŚẩƵ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
^ốŶŚąŶŬŚẩu đang làm nghềŬŝŵŚŽăŶ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘^ốŶŚąŶŬŚẩu còn đang đi họĐ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
^ốŶŚąŶŬŚẩƵŬŚƀŶŐůăŵŶŐŚềĐŚạŵďạĐ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘^ốŶŚąŶŬŚẩu thườŶŐdžƵLJġŶǀắŶŐŶŚă͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘

Ϯ͘ WŚầŶĚŝện tích đấƚở

ŝệŶƚşĐŚdžąLJĚựŶŐŶŚăởĐŚşŶŚ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
>Žạŝ͗         ϬϭƚầŶŐ ϬϮͲϬϯƚầŶŐ
dổŶŐĚŝệŶƚşĐŚ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
ŝệŶƚşĐŚĚăŶŚĐŚŽƐảŶdžƵấƚ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘ĄĐĚŝệŶƚşĐŚƉŚụƚƌợŬŚĄĐ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
EŚƵĐầƵĐủa gia đình͗ĐſĐần tăng diệŶƚşĐŚŶŐĂLJŬŚƀŶŐ͍  ſ  <ŚƀŶŐ
ŝệŶƚşĐŚƐảŶdžƵấƚŵŽŶŐŵƵốŶ͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘

ϯ͘ WŚầŶƚŚƀŶŐƚŝŶƐảŶdžƵấƚ
,ộgia đình ĐſůăŵŶŐŚềŬŝŵŚŽăŶŬŚƀŶŐ͍    ſ  <ŚƀŶŐ
,ộŐŝĂđìnhĐŚƵLJġŶƐąƵǀăŽĐƀŶŐđoạŶ͗ >ăŵŬŚƵƀŶ  ŚạŵďạĐ  ĐƷĐďạĐ
Gia đình cóƚŚỏĂŵĆŶǀớŝĚŝệŶƚşĐŚởǀăĚŝệŶƚşĐŚƐảŶdžƵấƚŚŝệŶƚạŝŬŚƀŶŐ͍ſ  <ŚƀŶŐ
EếƵƐắƉdžếƉůạŝŬŚƀŶŐŐŝĂŶƐảŶdžƵấƚƚŚŞƐẽƐắƉdžếƉƚŚếŶăŽ͍͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
^ốŶŚąŶĐƀŶŐlao độŶŐĐŚŽŶŐŚề͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘
ƚƌŽŶŐđó,ƐốngườŝƚƌŽŶŐŐŝĂđình:͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘ƐốngườŝŶŐŽăŝŶŚă͗͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘

ϰ͘ Phương thứĐƚŝġƵƚŚụƐảŶƉŚẩŵ
ĄĐŚƚŝġƵƚŚụƐảŶƉŚẩŵĐủĂŐŝĂđình
 dŝġƵƚŚụƚƌựĐƚŝếƉƚạŝđịĂphương
 ĐưaŚăŶŐƚớŝ͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘ďĄŶ
 ĄŶĐŚŽďġŶŬŚĄĐƚŝġƵƚŚụ
Gia đình có nhu cầƵŵởĐửĂŚăŶŐŐŝớŝƚŚŝệƵƐảŶƉŚẩŵƚại địa phương?  ſ  <ŚƀŶŐ
ͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲͲ
Trường ĐạŝŚọĐ<ŝếŶdƌƷĐ,ăEộŝ–<ŚŽĂ<ŝếŶdƌƷĐ–ộŵƀŶŶŚăở NgườŝŬŚảŽƐĄƚ͗ ,ộgia đình số͗
WŚŝếƵŬŚảŽƐĄƚůăŶŐĐŚąƵ<ŚġϬϲ͘Ϭϭ͘ϮϬϭϴ ͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘ ͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘͘


88 89
PANO TRIỂN LÃM
Địa điểm: Nhà văn hóa làng Châu Khê
Thời gian:

90 91
Đ ơ i s ố n g H À n g n g ÀY
l à n g c h âu k h ê

92 93
94
nét truyền thống
l à n g c h âu k h ê

95
k h ê
c h âu
nét Làng
“ T h a n h l o n g t ứ t hủ y đ ị a hù n g c ư ờ n g
S ơ n t hủ y b a o h à m k h ắp t ứ p h ư ơ n g
C hu X á l o n g đ ầu c h â n q u ý c ụ c
Cu n g đ ì n h t h ế t h ế x u ất t à i l ư ơ n g .”

96 97
nét Làng c h âu k h ê

98 99
Tác giả: Phạm Quang Anh

Tác giả: Bùi Anh Linh

Tác giả: Bùi Anh Linh Tác giả: Phạm Quang Anh

100 101
... ”Châu Khê làng lúa, làng nghề
Lưu Công khởi nghiệp mang về ấm no Giếng Làng
Chu Tam Sương dựng cơ đồ
Oai phong Phạm Sĩ - ngọc cờ Tướng quân Giếng làng ta có tự khi nào?
Cổng Làng
Quê hương giàu đẹp muôn phần Nước mát trong xanh tường gạch cao
Rạng danh truyền thống sáng ngần - tương lai.” Sớm sớm người người ra quẩy nước
Cổng làng gần gũi nên thơ
Chiều chiều trai gái tới tâm giao
Nơi đây chứng kiến từng giờ vào ra
Hiên ngang vượt nắng mưa sa
Nhờ ai tạo giếng mang tình nghĩa
Khi dân yên giấc, cổng là chòi canh
Ơn ấy mà đây có ngọt ngào
Một thời giặc giã chiến tranh Nuôi lớn bao người nhiều thế hệ
Ngăn chân kể ác góp phần chiến công Châu Khê miền đất sáng thanh tao.
Làng ta bốn cổng khép vòng
Cổng Nghè - cổng Bến - cổng Đông - cổng Đình

Thời xưa qua chốn tâm linh


Đường đi qua lại - trước đình - vòng bên
Bên lăng cổng có một tên
Tây Xuyên cổng cạnh ngay nền của lăng
Chu xá Châu Khê
Chuyện xưa cũng đã kể rằng
Làng tôi xưa gọi Xá Trang Cổng là văn hóa giúp tăng dáng làng
Chu Tam Sương lập. Nay làng Châu Khê Ngày nay vạn sự mở mang
Làng tôi làng lúa làng nghề Cổng làng thời mới đàng hoàng hơn xưa.
Lưu Xuân Tín dựng mang về ấm no
Châu Khê nét đất nét người
Bặc vàng trang sức điểm tô
Tại hương - tại phố chung lo giữ gìn Nết người nết đất quê ta
Tướng quân Phạm Sỹ trí bền Mắt Rồng Bạc vàng truyền thống trên đà mở mang
Tác giả: Phạm Quang Anh
Là chàng nho sĩ trong tên tướng tài Miền quên văn hiến vẻ vang
Mắt Rồng - Lăng miếu ở bên sông Tràn đầy đạo lý xóm làng bình yên
Phò Trần tỏ chí là trai
Lóng lánh gương soi trăng bóng lồng
Thành Hoàng Thượng Đẳng - danh ngài vẻ vang Nhớ nguồn tình nghĩa không quên
Chuyện kể “Long đầu chân quý cục”
Còn bao tiến sĩ nổi hàng Đất thiêng nhân kiệt xây nền nghĩa nhân
Ngựa Đá “Vạn niên hương” ngát sáng gương trong
Danh nhân, liệt sĩ của làng vinh quang Tưng bừng rộn rã hội xuân
Ở đây mảnh đắt đã ghi ấn
Nghệ nhân tinh túy túy bạc vàng Ngắm đôi ngựa đá ở Đình ta Ngày vui chung nguyện góp phần dựng quê
“Thượng đẳng thánh thần” ngời chiến công
Đồng tâm vun đắp mở mang đất này Tuyệt tác ngàn năm của nước nhà Phạm Sĩ nho sinh thày giáo học Bắt tay vun đắp đất nghề
12 (thập nhị dòng họ xưa) dòng họ ở đây Thế đứng oai phong - lưng chiến mã Trần Triều danh tướng đã thành công Với cùng làng lúa mang về ấm no
Lập nên họ giáp để xây ân tình Dáng vươn đánh giặc yên bờ cõi
Muôn người tiếp bước chung lo
Phụng sự khoan dân trừ án tà
Nguy nga Văn Miếu - Chùa Đình Tại hương, tại phố điểm tô xây đời
Hiển hách một thợi lưu sự tích
Có nhà Văn chỉ tôn vinh danh Thầy Còn đây khỏa mãi - ngựa đâu già. Sử vàng truyền thồng sáng ngời
Lưu truyền cho tới hôm nay Mãi trong trâm trí lòng người Châu Khê
Nhà nhà văn hóa - đủ đầy sáng trong. Đồng lòng giữ vững lời thề
Bài ca nhân ái mang về tương lai.

Các bài thơ được trích từ cuốn “Di chỉ văn hóa làng - Châu Khê - Di tích, Làng văn hóa , Làng nghề” của tác giả Phạm Minh Tiến

LÀNG CHÂU KHÊ


Tác giả: Nguyễn Đức Cường Tác giả: Nguyễn Đức Cường
H U Y Ệ N B Ì N H G I A N G - T ỈN H H Ả I D Ư Ơ N G

Làng Châu Khê là một làng có lịch sử lâu đời. Khởi Cấu trúc không gian làng Châu Khê mang đậm nét Châu Khê được coi là một “làng lúa, làng nghề”, với
nguồn từ thời Lý, làng có tên gọi ban đầu là Chu Xá một làng ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, với các thành nghề kim hoàn truyền thống của làng đã được duy trì
Trang do tướng Chu Tam Sương lập ra bên tả ngạn phần đặc trưng như: lũy tre, cổng làng, giếng làng, các hơn năm thế kỷ qua cho đến ngày hôm nay. Đồ trang
sông Cửu An; thời Trần thuộc Hồng Lộ; thời Lê, Nguyễn công trình cộng đồng (đình, văn chỉ, quán, nhà giáp), sức Châu Khê nổi danh được biết đến khắp trong và
là một xã của tổng Tông Chanh, huyện Đường An. các công trình tôn giáo (chùa, miếu, đền). Các công ngoài nước với nhiều nghệ nhân bặc nhất trong nghề.
Làng được di chuyển vị trí và đổi tên thành Châu Khê trình cộng đồng được bố trí trên trục đường chính với Hiện nay làng có khoảng 1500 nhân khẩu với 245
dưới thời Trần. Tên Châu Khê có nghĩa là “bến ngọc”. hướngBắc-Nam. Nay một số công trình xưa đã bị phá hộ gia đình. Vì nghề nghiệp dân làng di tản khắp
Ngày nay, Châu Khê là một làng trong bảy làng thuộc bỏ, nhưng Châu Khê vẫn còn giữ được nhiều di tích các thành phố lớn để mưu sinh. Dân sinh sống
xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. vật thể: đình, chùa, giếng, cây đa, một số nhà giáp...vv. trong làng hiện chỉ có khoảng hơn 500 người.

Tác giả: Nguyễn Đức Cường

102 103
trải nghiệm LàNG NGhề Kim hoàN ChÂu Khê
“Con đường trải nghiệm văn hóa “trải nghiệm CuộC sống
làng nghề Châu Khê” làng nghề Kim hoàn Châu Khê”
Khách đến thăm quan làng trong ngày có thể đi theo Trên quãng đường từ Cầu Ba đến cổng Bến du khách Để đắp ứng nhu cầu cho khách muốn tìm hiểu sâu hơn về
tuyến đường “Con đường trải nghiệm văn hóa làng có thể ghé vào xem các xưởng làm đồ trang sức, xưởng làng và nghề kim hoàn có thể tổ chức các chương trình dài
nghề Châu Khê”. Lộ trình cũng giống lộ trình Rước làm dụng cụ của người dân làm nghề đang hoạt động hơi hấp dẫn thu hút khách. Ngoài chương trình tham quan
lễ vào ngày hội làng. Kéo dài hơn 1 km bắt đầu cuộc thường xuyên. Đi qua cổng Bến lộ trình hướng về phía các địa danh chính, khách có thể ở lại qua đêm trong nhà
khám phá từ đình đi qua giếng Đông đến công trình Nam du khách có thể vào thăm “Lăng mộ Khuê Văn cùng người dân (homestay) trải nghiệm sinh hoạt hàng
Cầu Ba và Giáp Trung. Ở đây du khách có thể dừng Các đền thờ Pham Sĩ”, và tiếp theo là “Chùa Sung Ân ngày của người dân và tham gia vào các hoạt động sản
chân thăm quan “Triển lãm lịch sử văn hóa làng” và Tự”. Từ chùa khách có thể quay về đình và kết thúc xuất măng tính đặc thù của nghề kim hoàn làng Châu Khê.
“Triển lãm nghề kim hoàn”. Từ đây du khách có thể đi hành trình thăm quan các điểm chính, hoặc đi dạo Khách có cơ họi tham gia học nghề cùng các thợ nghề
tiếp về phía cổng Bến, hoặc đi về phía Bắc thăm quan khám phá các con đường, ngõ nhỏ quanh làng, thăm là và các nghệ nhận ngay tại nơi xuất sứ của nghề truyền
công trình Giáp Nhất là “Không gian sinh hoạt công quan các hộ gia đình làm nghề truyền thống. thống lâu đời.
đồng” của người dân.

1 CON ĐƯỜNG TRẢI NGHIỆM


1
2 THƯ VIỆN
3 NHÀ VĂN HÓA XÃ
4 TRIỂN LÃM
5 ĐÌNH LÀNG
6 MIẾU
7 CHÙA
CỔNG LÀNG

5
2 3

DU LỊCH NGẮN HẠN

DU LỊCH DÀI HẠN

CÁC đỊa Danh Quanh làng Châu Khê


Làng Châu Khê nằm trong vùng đất có nhiều địa danh văn hóa của đất Bắc.Bên cạnh hành trình trải nghiệm văn hóa làng nghề Châu Khê, du khách có thể kết nối
các địa danh thành một lộ trình thăm quan các địa danh trong vùng.
• Thị trấn Kẻ Sạt, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá huyện Bình Giang, với nhiều công trình nhà thờ Nhà thờ Thiên chúa giáo Kẻ Sặt Thiên Chúa Giáo
• Đến thờ Phạm Ngũ Lão: Xã Phù Ủng, huyện Ân Thi nằm ngay bên bờ sông Cửu An, là quê hương của danh tướng Phạm Ngũ Lão đời nhà Trần.
• Đền thờ tổ họ Vũ: Làng mộ Trạch, cùng huyện Bình Giang, là nơi phát sinh của họ Vũ ở Việt Nam, với truyền thống khoa cử nổi danh.

Nhà thờ Thiên chúa giáo Kẻ Sặt Đền thờ Phạm Ngũ Lão, Phù Ủng

104 105
Cùng với quá trình hình thành và phát triển, Châu Khê tích lũy trong mình một

DI TÍCH KIẾN TRÚC


Với nền tảng văn hóa truyền thống lâu đời, làng Châu Khê có nhiều
bề dày truyền thống văn hóa, mang nét nổi bật so với các vùng quê Bắc Bộ

HOẠT ĐỘNG LÀNG


công trình văn hóa cổ. Trong thời gian thuộc Pháp và chiến tranh
khác. Đặc trưng văn hóa rõ nét nhất của làng là những lễ hội được tổ chức
chống Mỹ các hoạt động truyền thống của làng không được duy
thường niên. Năm 1991 làng thành lập Ban Quản Lý Di Tích Làng Châu Khê do
trì và gần như đã đi vào quên lãng. Cụm di tích - Lịch sử - Văn Hóa

LÀNG CHÂU KHÊ


ông Phạm Minh Tiến làm trưởng ban. Kể từ đó cho đến nay ban đã phối hợp với
của làng được cấp bằng công nhận Di tích cấp quốc gia bao gồm:
chính quyền địa phương, hội Người Cao Tuổi và dân làng để khôi phục được
đình, lăng miếu mộ cụ Phạm Sĩ, chùa, các nhà giáp và các di chỉ văn
một số hoạt động truyền thống và lễ hội của làng đã bị quên lãng qua thời gian.
hóa làng. Cho đến nay đình, chùa và lăng đã được tu sửa, xây dựng
lại và đưa vào sử dụng thường xuyên.

CÂU LẠC BỘ LÀNG Hiện nay làng Châu Khê có tương đối nhiều hoạt động cộng đồng. Tiêu biểu
ĐÌNH LÀNG CHÂU KHÊ nhẩt là các hoạt động thường xuyên của các câu lạc bộ: CLB Người Cao
Tuổi, Hội Phụ Nữ, CLB Liên Thế Hệ, Hội Cựu Chiến Binh, CLB Nông Dân. Các
Đình là trung tâm văn hóa tâm linh của người dân làng, cũng không gian công đồng trong làng chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của
là nơi tổ chức các lễ hội và hội họp của dân làng. Được xây người dân: không gian đọc, học, không gian giao tiếp cho người cao tuổi...vv.
vào năm 1290, là nơi thờ Thành Hoàng làng (Phạm Sĩ), người
thành lập làng (Chu Tam Sương) và cụ Tổ nghề Vàng Bạc
Châu Khê (Lưu Xuân Tín). Đình đã trải qua nhiều lần tu tạo.
Năm 2006 đình được tôn tạo lại với sự hợp tác của các đơn
vị: ban Quản lý di tích, ban thiết kế do đại diện của 12 dòng
họ kết hợp với người dân trong làng. Khuân viên đình khá
rộng bao gồm: ngôi đình năm gian với hậu cung rộng lớn; Châu Khê có bảy lễ hội quan trọng, trong đó lễ hội lớn nhất là “Lễ hội xuân - Giỗ tổ
hai giải vũ nay là nơi để bia đá và tiếp khách vào các ngày LỄ HỘI LÀNG làng nghề vàng bạc truyền thống Châu Khê”, được tổ chức vào ngày 18-20 tháng
hội; sân đình rộng 380 m2 với nhiều cây cổ thụ; có vườn hoa Giêng hàng năm. Kịch bản lễ hội tháng Giêng của làng được khôi phục từ năm 1991,
và cây ăn quả ở phía nam. Cùng với hai hồ sen phía trước cho đến năm 2001 đã được cơ quan văn hóa duyệt kịch bản chuẩn và tiếp tục được
không gian đình có phong cảnh khá thơ mộng và thanh bình. duy trì cho đến nay.

Ngày 18, lễ hội được bắt đầu bằng nghi lễ “Tế Cáo thánh” và chương trình biểu diễn
văn nghệ sôi nổi của người dân làng vào buổi tối. Sáng ngày hôm sau là lễ dâng
hương của các dòng họ trong làng và du khách tứ phương; tiếp theo là lễ đọc Chúc
Văn trong sân đình; và cuối cùng là phần “Rước thuyền” truyền thống kéo dài hơn 1
CHÙA SÙNG ÂN TỰ
km quanh làng. Lộ trình rước xuất phát từ đình Châu Khê và đi qua hầu hết các điểm
di tích lịch sử quan trọng của làng: giếng Đông, Cầu Ba, cổng Bến, miếu, chùa làng.
Mang tên Chùa Sùng Ân Tự, là nơi thờ Phật. Được xây dựng ngay
Đoàn rước nghỉ chân tại miếu, năm cụ bô lão và lãnh đạo đại diện dân làng vào thắp
sau khi thành lập làng ở một khu đất cao ráo là Cửa Hàng hiện
hương thành hoàng làng Phạm Sĩ. Trong ba ngày lễ hội ở vị trí ngã tư trước cổng
nay. Trong thời gian đời Trần người dân nghe theo lời một thầy
đình là không gian tổ chức biểu diễn văn nghệ và tổ chức hội chợ nhộn nhịp và tổ
nho đã di chuyển làng về vị trí cạnh sông Cửu An hiện nay. Được
chức các trò chơi.
coi là một chùa lớn trong vùng với diện tích sử dụng là 1.320m2,
bao gồm nhiều công trình : nhà mẫu, nhà khách, nhà phụ. Nhà Tổ
nằm chính giữa ở khuân viên. Vào năm 2004-2005 được dựng lại
mới hoàn toàn đẹp hơn và to hơn trước với sự tham gia của nhiều
chuyên gia và thợ giỏi trong vùng. Năm 2012 với sự đóng góp
của người dân tháp chuông đã được xây mới nằm cạnh ao chùa.
Để giải quyết chỗ đỗ xe cho làng trong các ngày lễ chúng tôi
đưa ra giải pháp gom bãi đỗ xe vào hai điểm. Thứ nhất là trước
Cổng Bến (P1). Trong quá trình xây cổng bãi ven sông trước
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN cổng đã được bồi đất và đổ bê tông kiên cố, hoàn toàn có
TRONG NGÀY LỄ HỘI thể sử dụng làm bãi đỗ xe. Vị trí thứ hai là sân bóng gần đình
ĐỀN THỜ PHẠM SĨ (P2). Vốn đang là bãi để xe khi trong làng hết chỗ vào ngày
hội, với diện tích hơn 4000 m2 sân bóng có thể trở thành bãi
đỗ xe ô tô chính, gom tất cả các xe đỗ rải rác trên đường làng.
Lăng miếu là nơi thờ Thành Hoàng làng Phạm Sĩ, nằm cạnh Với cách tổ chức như vậy đường làng sẽ được giải
sông Cửu An. Ở đây còn lưu lại những văn hóa lịch sử cổ như: phóng trong các ngày lễ, người đi trong làng và đoàn
đền thờ, lăng mộ, bắt hương cổ bằng đá cẩm thạch, hai cái rước thuyền sẽ không bị ảnh hưởng bởi xe đỗ khắp làng.
giếng mắt rồng. Ngoài các di tích lịch sử trong vườn còn có
nhiều cây ăn quả và cây cổ xưa. Miếu cũng bị phá đi và mới được
xây lại gần 20 năm nay do một đội thợ gốc người Bắc Giang.

NHÀ VĂN HÓA CỔNG LÀNG


P2

Như các làng truyền thống người Việt, làng Châu Khê xưa tuyến đường rước thuyền
cũng là làng khép kín được bao bọc bởi lũy tre và mương
nước quanh làng. Lối tiếp cận vào làng duy nhất là qua không gian hội chợ làng
các cổng làng. Châu Khê trước cũng có bốn cổng nằm ở P1
bốn hướng chính vào làng: cổng Nghè, cổng Bến, cổng
Đông và cổng Đình. Trong quá trình lịch sử diễn biến tất
cả các cổng làng đều đã bị phá bỏ, không còn dấu tích.
Cổng đã được cụ Nguyễn Doanh Tú quyên góp để xây Vào những ngày lễ hội lớn các con cháu người gốc Châu Khê sinh
lại từ năm 1998, và năm 2016 Cổng Bến lại một lần nữa sống tứ phương đổ về dự hội và dăng lễ tại đình làng. Trong những
được xây lại rộng lớn hơn trước đón chào người qua lại. ngày này người đi lại trong làng tăng lên gấp ba gấp bốn lần và
kèm theo đó là lượng xe máy và xe ô-tô phục vụ các đoàn từ xa về.
Nằm ở vị trí trung tâm, Nhà Văn hóa làng Ngoài ra trong ngày hội chợ làng vẫn hoạt động bình thường ở vị trí
Châu Khê được xây dựng vào những năm ngã tư trung tâm làng, trước Cầu Ba. Việc họp chợ và ô tô đỗ trên
60 trên đất công trình Giáp Nhị. Hiện nay đường làm ảnh hưởng đến quá trình rước thuyền vào ngày lễ hội
công trình được sử dụng như hội trường lớn tháng Giêng và làm ảnh hưởng đến cảnh quan thân mật của làng.
tổ chức sự kiện, hội họp của người dân. Với
sân rộng và cây cao khuân viên nhà văn hóa
phù hợp để tổ chức các sự kiện ngoài trời.

106 107
NGHỀ KIM HOÀN LàNG CHâu KHê nhà ở làNg NgHề kim HoàN cHâu kHê

Nghề vàng bạc gắn liền với làng Châu Khê từ thế kỷ XV, khi Thượng thư Bộ Lại
Lưu Xuân Tín được vua Lê Thánh Tông cho phép thành lập “Tràng Đúc Bạc Nén”
ở kinh thành Thăng Long. Ngài đã đưa những người con cùng làng lên làm việc,
truyền nghề nén bạc và đúc bạc cho họ. Xuất phát từ đó bên cạnh việc làm nông
làng có thêm nghề “phụ” là nghề kim hoàn.

Thời vua Gia Long triều Nguyễn đã rời kinh đô vào Huế. Khi đó những người
Châu Khê vẫn tiếp tục hành nghề ở Thăng Long. Họ chuyển sang làm nghề kim
hoàn trang sức và lập thành phường hội tại vị trí phố Hàng Bạc nay. Khi đó ngoài
người dân Châu Khê còn có người dân làng Đồng Sâm và Định Công đến đây
làm nghề. Nhưng người Châu Khê vẫn chiếm tị lệ chủ đạo, họ đã lập đình (nay
là đình Kim Ngân) để làm nơi hội họp cho người dân xa quê và thờ cụ Lưu Xuân
Tín, ông tổ nghề kim hoàn của làng.
N G H ề
L à m
V à

G i a N

Hiện nay hầu như tất cả các gia đình trong làng Châu Khê đều có người theo
nghề truyền thống do cha chuyền con nối. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử,
nghề “phụ” đã được phát triển mạnh và trở thành nghề mang lại thu nhập chính
cho người dân làng.
Theo khảo sát ngày 06 tháng 1 năm 2018 hiện nay làng có 235
Đồ trang sức Châu Khê chủ yếu được làm bằng bạc, rất phong phú, da dạng, bao khuân viên nhà ở. Nhóm thực hiện thu thập được thông tin của
K H ô N G

gồm các loại nhẫn, lắc tay, dây chuyền, ngọc giây, khuyên tai. Sản phẩm của làng 92 hộ gia đình, trong đó:

được buôn bán tại khắp các thành phố lớn ở Việt Nam, như Hà Nội, Hải Phòng, • có 68 hộ gia đình đang làm nghề kim hoàn với nhiều giai
đoại khác nhau của nghề
Hưng Yên, TP Hồ Chí minh. Các của tiệm buôn bán vàng bạc trên phố Hàng Bạc
• 24 hộ hiện không làm nghề, trong đó có nhiều gia đình đã
nay vẫn có khoảng hơn 60% là người gốc Châu Khê. Xưa nghề chỉ được chuyền từng làm nghề, nhưng phần lớn do các cụ cao tuổi không
lại cho con trai trong làng, nay tất cả những ai có tiềm năng và đam mê yêu nghề làm nghề được nữa và con cái không nối nghiệp
đều được học và làm nghề. Làng còn nhiều nghệ nhân lừng dang cả nước, do vậy • 80% hộ làm nghề tiêu thụ hàng ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Phòng
nhiều học trò ở các làng trong vùng xung quanh cũng đến Châu Khê học nghề.
• bình quân số thợ trong một hộ gia đình làm nghề: 2.31

108 109
01 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn
02 nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn

b ạ C
b ạ C
NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH

Đ ú C
KHU LÀM NGHỀ

Đ ú C
NGỦ 4
WC

BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP

i
i

b ạ C
NGỦ 5 KHO

b ạ C
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

C h ạ m
C h ạ m
CHUỒNG CŨ
XƯỞNG

NHÀ CẦU CŨ

WC

BẾP

i
i

K h u ô n
GARA
K h u ô n

L à m
L à m

NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ


NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
BẠC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN

BẾP

BẾP CŨ VƯỜN

KHO

BỂ
NƯỚC

KHU GIẶT

110 111
THỜ NGỦ 1

NHÀ CẦU CŨ
TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ

BẾP CŨ
03 nhà ở Kết hợp Xưởng nghề Kim hoàn
04 nhà ở Kết hợp xưởng nghề Kim hoàn

làm Khuôn i Chạm bạC i ĐúC bạC


b ạ C
Đ ú C
i
b ạ C
C h ạ m
i
K h u ô n
L à m

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC
KHO BẾP

TIẾP KHÁCH

NGỦ 4
WC

GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP

NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3


WC WC
BẾP NGỦ 5 KHO
KHO TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH
NGỦ 4
WC

BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA CHUỒNG CŨ
XƯỞNG
BẾP

NHÀ CẦU CŨ

WC

NGỦ 5 KHO

BẾP

CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

GARA

CHUỒNG CŨ
XƯỞNG

NHÀ CẦU CŨ

WC

BẾP

GARA

112 113
NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ
NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
BẠC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
05 nhà ở Không làm nghề NGỦ 1 BÀN THỜ NGỦ 2 NGỦ 3
WC WC
KHO BẾP TIẾP KHÁCH THỜ NGỦ 1 NGỦ 2
WC

TIẾP KHÁCH
KHU LÀM NGHỀ

NGỦ 4
WC

BẾP
GIẶT BỂ NƯỚC RỬA

BẾP

H
NGỦ 5 KHO

I
CHUỒNG CŨ
TIẾP KHÁCH

CHUỒNG CŨ

XƯỞNG

N
NHÀ CẦU CŨ

WC

BẾP

T
GARA

Không gian nhà ở Không làm nghề


N

NHÀ CẦU NGỦ 3 NGỦ 2 NGỦ 4 BÀN NGHỀ


NGỦ 1
CŨ BÀN THỜ
KHU LÀM
BẠC

WC
CHUỒNG
CHUỒNG GÀ BÀN ĂN
LỢN

BẾP
CôNG TrìNH

CẦU BA
BẾP CŨ VƯỜN

GIÁP TRUNG
KHO

BỂ
NƯỚC

KHU GIẶT

01
Không gian công trình Giáp Trung
Từ đình Châu Khê đi về hướng bắc Cầu Ba và Giáp Trung sẽ là 02
điểm thứ hai du khách lưu đến trong lộ trình thăm quan làng sau Công trình Cầu Ba
khi đi qua giếng Đông. Hai không gian này được bố trí là không
03
THỜ NGỦ 1 gian trưng bày, giới thiệu về lịch sử và nghề truyền thống của Hiên công trình Giáp Trung
làng Châu Khê.
04
NHÀ CẦU CŨ
Không gian công trình Cầu Ba
TIẾP KHÁCH Cầu Ba xưa là nơi hội họp dành cho quan chức bàn việc chung
của làng, nay đang bị bỏ hoang xuống cấp một cách trầm trọng. 05
CHUỒNG CŨ
Cấu trúc của công trình khá đặc biệt. Là công trình ba gian có Công trình Giáp Trung
độ cao hai tầng, tạo lên một không gian lớn ít thấy trong kiến
trúc truyền thống miền bắc nước ta.
BẾP CŨ

Không gian bên trong hiện là nơi để đồ gỗ, bàn ghế và vật liệu 02

xây dựng cũ. Hiên bên ngoài dữ được tường bao quanh, nhưng 04

mái bị rỡ đi và thay vào đó là các tấm bạt che nắng, che mua 01
cho những người bán hàng vặt ở dưới.

Ngay bên cạnh Cầu Ba là Giáp Trung. Nay cũng đang được sự 03 05
dụng làm kho chứa đò đạc, dụng cụ của người dân. Ngoài hiên
cũng là nơi để bàn bán hàng phục vụ cho chợ phiên

114 115
Công trình KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM
CẦU BA & GIÁP TRUNG
Đ Ề X U Ấ T T Ổ C H Ứ C K H Ô N G G I A N

Nằm ở vị trí trung tâm làng Cầu Ba và Giáp Trung là không gian giới thiệu, quảng bá về làng dành
cho khách du lịch. Chúng tôi đưa ra hai phương án cải tạo và tổ chức không gian với hai tiêu chí
khác nhau. Phương án một: giữ nguyên hiện trạng, hạn chế can thiệp, tối thiểu chi phí đầu tư. Hiện
trạng của hai công trình được giữ nguyên, chỉ sửa chữa, thay mới lại những phần bị hư hỏng như:
cửa gỗ, kết cấu mái, trát và sơn tường. Phương án hai: giữ lại hiện trạng, bên cạnh việc sửa chữa
và cải tạo không gian được cơi nới mở rộng. Diện tích sử dụng trưng bày được linh hoạt hơn với sự
kết nối giữa không gian trong và ngoài. Cầu Ba là không gian tiếp đón chính, được tổ chức thành
không gian giới thiệu về lịch sử văn hóa lâu đời của làng. Giáp Trung sẽ trở thành không gian trưng
bày, quảng bà quá trình hình thành và phát triển của nghề truyền thống kim hoàn làng Châu Khê.

Mục đính là giữ nguyên hiện trạng, hạn chế

1
can thiệp. Hiện trạng hai công trình được
giữ nguyên, chỉ sửa chữa, thay mới lại những

Á N
phần bị hư hỏng như: cửa gỗ, kết cấu mái,
trát và sơn tường. Để tạo ra không gian phù
hợp với chức năng trưng bày hai công trình
được kết nối với nhau với không gian nằm
giữa. Với sự can thiệp tối thiểu hai công trình

P H Ư Ơ N G
đang bị bỏ hoang có thể trở thành không
gian sử dụng hiệu quả.
h

t
02

r 01

03

n 01
Không gian triển lãm nghề kim hoàn

g 02
Không gian triền lãm lịch sử

03
Phối cảnh Cầu Ba - Giáp Trung

Giáp Trung Cầu Ba

nhà dân

CẦU BA - GIÁP TRUNG


dịch vụ bán hàng dịch vụ bán hàng

MẶT BẰNG

116 117
CôNG TRìNH GIÁP NHẤT
KHÔNG GIAN TRIỂN LÃM

CẦU BA - GIÁP TRUNG


Đ Ề X U Ấ T T Ổ C H Ứ C K H Ô N G G I A N

P H Ư Ơ N G Á N 2

Mục đích là giữ lại hiện trạng, cải tạo và cơi nới mở
rộng không gian. Diện tích sử dụng trưng bày được
linh hoạt hơn với sự kết nối giữa không gian trong và
ngoài. Hiên nhỏ của Giáp Trung được mở rộng thành
không gian trưng bày ngoài trời với diện tích lớn hơn
hiện trạng và trở thành không gian kết nối nhiều không
gian với nhau. Trong phương án này gia đình người dân H I Ệ N T R Ạ N G
cạnh Cầu Ba được chuyển đi một vị trí khác. Tại đây
sẽ trở thành dịch vụ bán hàng và đồ lưu niệm, được
kết hợp với không gian nghỉ chân ngoài trời. Với cách
tổ chức không gian và công năng như vậy công trình
sẽ trở thành một điểm thăm quan chính cho du khách.

01
Mái nhà công trình Giáp Nhất

02
Hiên công trình Giáp Nhất

03
Mặt sau công trình Giáp Nhất

04
Lớp học công trình Giáp Nhất

05
Sân và công trình Giáp Nhất

01 02
03 04

05

01
Không gian giới thiệu lịch sử

02
Không gian triển lãm nghề kim hoàn

03
Sân vườn kết nối

04
Phối cảnh Cầu Ba - Giáp Trung

Công trình Giáp Nhất gốc được xây


theo nhà truyền thống năm gian, sau
được cơi nới thêm một gian phụ nhỏ
ở phía Bắc. Không gian hiện được chia
thành hai phần: một phần là lớp học
của một thầy giáo ở làng bên dạy thêm
vào cuối tuần, một phần là kho chứa
thóc của một số gia đình trong làng.
01 02 03
Phía trước Giáp Nhất là một sân lát
beton khá rộng được sử dụng một
cách linh động tùy theo nhu cầu. Chiều
chiều là sân chơi bóng và tập thể dục,
04
vào vụ mùa sân là nơi reo mạ, hoặc là
nơi phơi phóng cho những gia đình
sân vườn nhỏ, vào những ngày lễ hội
lớn nó lại biến thành bãi đỗ xe vào. MẶT BẰNG CÔNG TRÌNG

118 119
KHÔNG GIAN CỘNG ĐỒNG
Đ Ề X U Ấ T T Ổ C H Ứ C K H Ô N G G I A N ĐỀ XUẤT CHỢ LÀNG
Giáp Nhất nằm ở phía Bắc Châu Khê cách trung tâm
làng 100 m, được chọn làm không gian thư viện và
không gian sinh hoạt cộng đồng, điểm tổ chức các
buổi họp câu lạc bộ của làng.

Mục đích chính cho không gian Giáp Nhất là tạo ra


không gian linh hoạt và đa năng. Hai không gian
đang bị tách riêng được mở thông sang nhau để tạo
ra một không gian lớn, xong vẫn có thể ngăn thành
hai phòng sinh hoạt riêng bằng hệ thống của kéo.
Như vậy diện tích không gian có thể thay đổi theo
HIỆN TRANG CHợ CHâu KHê
nhu cầu và số người sử dụng.
Chợ làng Châu Khê hiện nay nằm ngay trong trung tâm ngã tư làng, ở vị
Về mặt công năng có thể chia thành hai phần sử trí trước công trình Cầu Ba và công trình Giáp Nhất. Phiên chợ chính hoạt
dụng như sau: “chơi-đọc” và “học-họp”. Một số nội động vào buổi sáng hàng ngày, trong ngày vẫn có người đến bán hàng rải
thất trong công trình được bố trí cố định áp sát vào rác từ cả các làng bên. Hiện nay chợ hoạt động một cách tạm bợ, tự phát.
tường, như: kệ ngồi và tủ sách trong không gian
“chơi-đọc”; bếp, kho và vệ sinh nằm gọn trong phần
cơi nới của công trình. Với cách bố trí như vậy không
gian ở giữa hoàn toàn có sử dụng không gian một
cách tự do.
Đề xuấT PHươNG áN CHợ CHâu KHê
Công trình tạo ra được chỗ chơi, học cho các bạn
học sinh, thư viện đọc tự do cho người yêu sách, Hiện nay địa phương có dự định di chuyển chợ ra vị trí khu đất nằm cạnh sân bóng, phía
cũng là không gian họp mặt của các câu lạc bộ làng. đông năm của làng. Với diện tích lớn hơn 1500m2 và với nhu cầu sử dụng chợ hiện nay
Đáp ứng được nhu cầu năng cao đời sồng tinh thần khu bán hàng được tập trung vào vị trí gần lối tiếp cận từ phía đình làng. Khuân viên
người dân, và gắn kết người dân làng ngày càng gần chợ có thể mở rộng về phía bắc tùy theo nhu cầu họp chợ và sự phát triển của làng.
gũi thân mật hơn. Như vậy công trình đang không
sử dụng sẽ được đưa vào hoạt động thường xuyên, Phương án xây dựng chợ được mô đun hóa để người dân có thể tự xây dựng khi
trở thành điểm giao lưu văn hóa của nhiều thế hệ nhu cầu phát sinh.Ngoài việc họp chợ thường xuyên hàng ngày khu đất khá rộng
người dân làng Châu Khê. này có thể trở thành địa tổ chức các hoạt động khác, như: hội chợ lớn vào các dịp
tết hoặc các ngày lễ truyền thống cho cả các làng trong vùng cùng tham gia.

Đối với nghề kim hoàn bên cạnh Châu Khê còn một số làng làm nghề khác
như: làng Đồng Sâm (Thái Bình), làng Định Công (Thanh Trì), Kiêu Kỵ (Hà
Nội), và các điểm có quan hệ mật thiết với nghề như phố Hàng Bạc (Hà Nội),
Phúc Tân ven sông Hồng, các của hàng ở thành phố Hải Phòng, Hải Dương.

Không gian chợ mới của Châu Khê có thể trở thành không gian tổ chức sự kiện
nghề kim hoàn chung cho các đơn vị hoạt động nghề trang sức vàng bạc. Quá
trình hình thành và phát triển nghề kim hoàn ở các địa danh khác trên cả nước
nói chung đều có liên quan mật thiết đến vùng đất Châu Khê. Một không gian
quy tụ các làng có nghề kim hoàn truyền thống tại cội nguồn của nó sẽ truyền
tải đầy đủ, rõ ràng giá trị và sức sống lâu bền của nghề trong thời đại ngày nay.
T

01
Không gian cộng đồng trong công trình Giáp Nhất

02
Không gian cộng đồng trong công trình Giáp Nhất

03
H

Mặt bằng kết nối không gian lớn

04
N

Mặt bằng tách không gian sử dụng


P
Á

01
I
G

02

03

04

HIỆN TRạNG Vị TRí CHợ MớI

120 121
NHÓM THỰC HIỆN DỰ ÁN
CỐ VẤN ĐỊA PHƯƠNG
Bùi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Thúc Kháng
Phạm Duy Cư - Bí thư chi bộ xã Thúc Kháng
Phạm Văn Hưng - Trưởng thôn làng Châu Khê
Phạm Minh Tiến - Nguyên Trưởng Ban Quản lý cụm di tích Châu Khê
Cùng sự hỗ trợ của người dân làng Châu Khê

ĐƠN VỊ THAM GIA


Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội

GIẢNG VIÊN THAM GIA


Ths.KTS. Nguyễn Đức Quang - cố vấn dự án
Ths.KTS. Giáp Thị Minh Trang - chủ nhiệm dự án

NHÓM SINH VIÊN THAM GIA DỰ ÁN

Cao Đức Hòa Lê Văn Long Nguyễn Tuấn Việt


Đinh Công Đạt Ngô Bá Trung Nguyễn Thanh Ninh
Đỗ Thị Mai Hương Nguyễn Đức Cường Nguyễn Thị Lê Trang
Hà Thị Sâm Nguyễn Hữu Quân Phạm Như Tâm
Huỳnh Tố Nga Nguyễn Mạnh Toàn Phùng Cao Minh
Lê Trung Kiên Nguyễn Quang Huy Trần Hoàng Minh

122

You might also like