You are on page 1of 13

“Kẻ ăn bám quá khứ không bao giờ đạt được nó.

Chỉ có biểu hiện hiện thực


mới có thể mang quá khứ trở vể cuộc sống.”

Sverre Fehn

Sevvre Fehn xem ánh sáng là một vật liệu trong xây dựng.

Pritzker 1997

“Chúng ta thấy được hình ảnh một kiến trúc sư đáng kính trong Sverre
Fehn, song chúng ta cũng đã phớt lờ cách tiếp cận thầm lặng và trữ tình của
ông với kiến trúc hiện đại vào thời điểm khủng hoảng nhất.”

Peter Cook

“Nội lực trong công trình của ông ấy nằm ở sự rõ ràng, cùng với những gì
được ông ấy cho là cốt lõi vấn đề, và sự phản ánh chính xác của kiến trúc”

Richard Weston

This used to be the umbrella, that we met our neighbors, kissed the girl we
followed house and say goodbye in the rain.

Sverre Fehn
SVERRE FEHN
TIỂU SỬ THEO CÁC MỐC THỜI GIAN
1924 . 08 . 14 Sverre Fehn sinh ra tại Kongsberg, Na Uy
1946 - 1949 Học tập tại trường Kiến trúc và Thiết kế Oslo
1949 Cùng với một kiến trúc sư khác dành chiến thắng trong cuộc thi tuyển chọn
phương án thiết kế Bảo Tàng cho bộ sưu tập Sandvig
1950 Tham gia PAGON (Progressive Architects Group Oslo, Norway – Nhóm
những kiến trúc sư cấp tiến Oslo, Na Uy)
1952 - 1953 Nhận học bổng của chính phủ Pháp, Sverre Fehn cùng vợ tới sống tại Paris.
Sverre Fehn thăm quan Ma-rốc, chuyến đi để đời đối với sự nghiệp của
Fehn. Sau đó, ông quay trở lại Paris, làm việc cùng những nhân vật danh
tiếng trong làng kiến trúc lúc bấy giờ là Jean Prouvé, Le Corbusier. Ông là
một thành viên trong CIAM (Congrès Internationale d’Architecture
Moderne)
1954 Trở về Oslo mở văn phòng riêng
1958 Thiết kế gian triển lãm của Na Uy tại EXPO Brussels thu hút sự chú ý của
toàn thế giới
1962 Thiết kế gian triển lãm tại Triển lãm Venice tổ chức hai năm một lần, được
xem là “chân dung” của các nước Bắc Âu tại miền Nam Âu
1967 - 1979 Thiết kế Hedmark Museum, một trong những bảo tàng đẹp nhất thế kỉ 20
1971 - 1995 Giảng dạy tại trường Kiến trúc Oslo
1991 - 2002 Thiết kế Glacier Museum, tác phẩm đưa Fehn lên tầm cao mới
1997 Nhận giải thưởng Pritzker
2009 . 02 . 23 Mất tại Na Uy
Sverre Fehn là một người kiến tạo, triết gia, nhà thơ, đồng thời là một kiến trúc sư có đầy đủ
tư chất. Được đồng nghiệp đánh giá cao, nên thật ngạc nhiên khi người đời lại ít biết đến ông;
danh tiếng dường như chỉ quẩn quanh miền Nam Na Uy. Ở cái thời mà những ngôi sao kiến
trúc đang quảng bá dấu ấn của mình trên toàn thế giới, Sverre Fehn lại hết lòng cống hiến
trong thầm lặng, không bận tâm những trào lưu bên ngoài mà kiên trì theo đuổi triết lý kiến
trúc của mình: thứ kiến trúc tinh tế, trữ tình song đầy lý tính chặt chẽ. Công trình của ông
được công bố rộng rãi, nhưng không được đông đảo mọi người, và cũng không dễ dàng gì để
công chúng tiếp cận được. Cũng như Alvar Aalto – một kiến trúc sư gạo cội khác người Phần
Lan – Fehn không bao giờ ép mình đi vào lối mòn, những khuôn thước của Chủ nghĩa Hiện
Đại. Mỗi công trình của ông là một sự phá cách theo thiên hướng cá nhân, và chúng cũng là
những góc nhìn rất riêng. Và tiếp nối Alvar Aalto, Fehn cũng tạo ra các công trình, mà nếu
một lần ghé thăm thì sẽ hiểu được, ý tưởng mạch lạc và nét đẹp thanh nhã trong sự gắn kết
hài hòa của nó với bối cảnh.
Trong Sverre Fehn tồn tại nhiều nghịch lý. Ông đôi
khi tự mâu thuẫn với chính bản thân, khiến cả những
người ngưỡng mộ ông cũng chẳng thể biết đâu mới
thực sự là ông. Đáp lại một lời thăm dò đầy vẻ tôn
trọng trong buổi họp báo giải Pritzker, về những
công trình để đời của Fehn tuân theo truyền thống
Scandinavi với kết cấu gỗ, Fehn trả lời một câu có
chút do dự: “Cả đời tôi trốn chạy khỏi gỗ!”, và tiếp
sau là một cuộc đàm luận ngắn về cách sử dụng vật
liệu gạch và bê tông. Những gì ông không giải thích
là phương pháp sử dụng bê tông để neo giữ công
trình cheo leo trên vách đá hoặc sườn đồi sau lưng,
hay cách thức phối kết hợp những bức tường gạch,
tường bê tông với siêu cấu trúc nhẹ nhàng và thanh
nhã bằng gỗ để tạo ra một chỉnh thể hoàn hảo của
truyền thống và hiện đại. Khi được tán dương về sự
nhạy cảm tuyệt vời với thiên nhiên, Fehn phát biểu
rằng hoạt động xây dựng thực sự bắt đầu khi người ta phá hủy; rằng mọi sự can thiệp, dù
cẩn thận đến đâu, cũng bào mòn vẻ đẹp của cảnh quan. Bên ngoài Oslo, rừng cây dường như
bất tận, chỉ vài ngọn cây chen lên che mất đường nối giữa bầu trời và mặt đất. Đường chân
trời, với những hạn định và bất tận về tri giác đầy bí ẩn của nó, với những trường nghĩa không
bao giờ kết, luôn hiện diện bất biến trong cuộc đời nghệ thuật của ông. Nhưng ông nhìn ra rạn
nứt ở đường chân trời như một hoạt động quan trọng: phá vỡ và chuyển đổi, dù rằng, dưới
bàn tay của ông, sự xâm phạm được cảm nhận và kiểm soát, chuyển hóa thành không gian vô
tận, mang lại một góc nhìn mới mẻ về thế giới. Ông sở hữu khả năng diệu kì để có thể nhấn
mạnh và làm tôn thêm những gì thiên nhiên đang có – giống như Frank Lloyd Wright – và ông
một mực rằng không bao giờ nên nhìn nhận thiên nhiên theo góc nhìn lãng mạn, kiến trúc sư
luôn phải đắn đo cân nhắc giữa thiên nhiên và sáng tác của mình. Tư tưởng này đặt người
thiết kế vào những thách thức cấp thiết và lâu dài.

Fehn đã xây lên một vài bảo tàng đáng chú ý nhất trên thế giới, nhưng ý niệm về bảo tàng
luôn gây khó cho ông. Ông xem bảo tàng là một công cụ xã hội phủ định sự khai tử và thặng
dư vật chất. Trong suốt một thế kỉ qua đi, ông bị thuyết phục bởi ý niệm về sự bất tử của các
hiện vật – thứ ban cho chúng quyền năng đặc biệt. Chúng ta đặt bảo tàng ở vị trí tôn kính,
sánh ngang những nhà thờ thiên chúa thời xa xưa. Nhưng điều này không giữ chân ông trong
việc tạo ra công trình với mục đích định vị lại vai trò của bảo tàng trong thế giới hiện đại.

Chẳng chịu ảnh hưởng từ ai, phong cách của Fehn cũng là một nghịch lý – những thiết kế đơn
giản, giả trang chủ nghĩa thiên nhiên bản địa là một phép tổng hợp khéo léo và tinh tế chịu
nhiều sự ảnh hưởng. Mặc dù kiến trúc của ông gắn bó sâu sắc với cảnh quan Na Uy – rừng,
núi, vịnh – song cũng mang nhiều nét của kiến trúc Hiện Đại châu Âu, gần gũi tựa như hiểu
biết của ông với quê hương mình. Ông sinh ra trong thời kì cực thịnh của chủ nghĩa Hiện Đại.
Thầy của ông, Arne Korsmo, một kiến trúc sư Na Uy, người chu du nhiều nơi và xây cất gian
triển lãm Na Uy tại Expo năm 1938. Arne Korsmo đã mang tới những sáng tác cấp tiến đầy mới
lạ cho thế hệ kiến trúc sư Na Uy trẻ sau Thế chiến thứ II vẫn đang đắm chìm trong hoài niệm
của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn vùng Scandinavi (Scandinavian romantic nationalism). Với phụ
cấp nhận được từ chính phủ Pháp vào năm 1952, Fehn và vợ của ông, Ingrid, một nhạc sĩ, đã
đến Paris và sống ở đó hai năm. Korsmo giới thiệu Fehn cho Le Corbusier. Xưởng thiết kế của
Le Cor mở thâu đêm để bất cứ ai muốn đều có thể đến làm việc. Fehn vẫn còn nhớ bữa tối với
Fernand Léger, Alvar Aalto, Elissa Aalto, Peter and Alison Smithson; ông trở thành thành viên
của CIAM (Congrès Internationale d’Architecture Moderne), và công tác một thời gian ngắn
với Jean Prouvé.

Sau này, Arne Korsmo và Sevvre Fehn vẫn giữ mối quan hệ
thân thiết với nhau, Fehn sống và làm việc trong xưởng
thiết kế của Arne Korsmo, cũng là nhà riêng do Korsmo tự
xây cho mình trên một con phố yên tĩnh tại Oslo. Ngôi nhà
là một phần của phong cách Quốc Tế nhưng được làm mềm
đi bởi thời gian, tái tạo theo hơi hướng hoài cổ. Lối vào
khiêm tốn dẫn ra một không gian rộng, cao hai tầng kiểu
Corbusier, tràn ngập ánh sáng, tiếng nhạc, tranh vẽ, sách
báo và hiện vật thu thập được suốt cả một đời sáng tạo.

Những mùa đông ngắn ngủi ở Paris như lan sang Bắc Phi, khiến Fehn khám phá ra một thế giới
hoàn toàn khác biệt với những gì ông đã từng biết. Thiết kế hình học đơn giản và mạch lạc, với
mái hiên phẳng và tường không trang trí trong các công trình bản địa Ma-rốc đã trở thành một
minh chứng kịch tính cho những nguyên tắc thẩm mỹ của học thuyết công năng tồn tại thời
gian dài trước khi lý luận chủ nghĩa Hiện Đại bao trọn lấy nó. Như nhiều người phương Bắc
khác, ông ấn tượng mạnh với ánh sáng phương Nam, chói lóa và gay gắt, khác hoàn toàn với
ánh sáng leo lắt, gợi cảm của Na Uy – thứ ánh sáng “đi ngang”, tạo ra bóng đổ dài. Ông đã giải
thích trong một cuộc phỏng vấn sau đó với
tờ l’Architecture d’Aujourd’hui rằng: “Thứ
ánh sáng ấy đã tạo ra muôn vàn biến
thể. . . kiến trúc vô định hình, được vây
trong hơi sương.” Thường thường, ông sẽ
nói thêm về những điểm tương đồng giữa
ánh sáng và tính cách phương Bắc, nơi mà
không thứ gì là “bắt buộc hay được định
hướng”, và với văn chương, “Hamsun,
Gogol, và Chekhov đã miêu tả các nhân vật
đầy trực giác và luôn song hành cùng tự
nhiên.”

Cũng có rất nhiều điều để nói về Fehn ở


điểm này. Với vóc dáng cao và mảnh khảnh, điệu bộ lịch thiệp song có phần lạnh lùng, ông giữ
trong mình niềm đam mê kiên định. Khi bình luận về những gì nhìn thấy khi thấy nghệ thuật,
kiến trúc và cách hành xử ngày nay nhan nhản những điều chướng tai gai mắt, ông nói với
giọng châm biếm pha chút u sầu, điểm thêm tiếng cười đầy hoài nghi. Ông nói về cuộc đời và
nghệ thuật theo cách riêng – như điệu thơ ngụ ngôn – làm cho những triết lý của Louis Kahn
cũng trở nên dễ thẩm thấu. Ý niệm và lòng kiên định nung nấu trong lò luyện của chủ nghĩa
Hiện Đại tiền kì ngấm vào sáng tác của ông với đạo đức và sự chính trực đã thất lạc khi chủ
nghĩa Hậu Hiện Đại theo đuổi các đề mục mới lạ. Ông chưa từng từ bỏ nguyên tắc thẩm mỹ
duy lý và tối giản của các nhà Hiện Đại chủ nghĩa. Không giống nhiều người khác bám chặt lấy
chủ nghĩa Hiện Đại từ buổi đầu, ông vẫn trung thành với bản thân. Nhưng công trình của ông
thì không bao giờ chết vì chúng không có hạn định, cũng chẳng dựa trên lý thuyết suông.
Người ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy sự tạm bợ hay xu hướng giả cổ trong công trình của Fehn.

Không giáo điều, Sevvre Fehn thiết kế theo những tiêu chí đặt ra về con người thay vì dựa trên
một nền tảng lý thuyết. Ông bắt đầu thiết kế một ngôi nhà bằng việc đo đạc. Ông không chỉ
quan tâm tới việc ánh sáng xuyên vào công trình ra sao mà còn suy nghĩ đến những lớp nghĩa
mà ánh sáng mang đến khi nó
quay trở lại sau nhiều tháng băng
giá và tối tăm. Ông đặt những
cửa lấy sáng trên cao trong một
ngôi nhà nhỏ xây dựng vào những
năm 60 tại Oslo – một kết cấu
chu toàn và rất mực khiêm tốn,
đặt người sử dụng làm trung tâm
– để đón lấy ánh sáng rực rỡ trên
bầu trời lúc nửa đêm. Busk house
ở phía nam Na Uy, được xây trên
một sườn đá nhìn ra hồ nước,
xung quanh là cây cối, đã phản
chiếu mặt trời và bốn mùa. Mỗi giải pháp đều là độc nhất, dù nó sinh ra để phục vụ một ngôi
nhà, hay để tạo ra phương cách “phá hủy” mới dành cho trường dạy trẻ khiếm thính Skadalen
tại Oslo, một công trình phức hợp bao gồm nhiều hình bán nguyệt đặt vuông góc với nhau ở
sân trong. Thành quả luôn theo sau một sự khởi đầu từ những ý tưởng khả thi và hoạt động
thực tế. Phân tích của Richard Weston về kiến trúc của Fehn trong quyển Building Design, xuất
bản năm 1987, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề: “Nội lực trong công trình của ông ấy nằm ở sự
rõ ràng, cùng với những gì được ông ấy cho là cốt lõi vấn đề, và sự phản ánh chính xác của
kiến trúc”. Dù rằng chính Fehn đặt hoạt động xây dựng và sử dụng vật liệu lên hàng đầu, song
cách ông xây dựng công trình đã vượt xa chủ nghĩa thực dụng để vươn tới tôn vinh sự nhạy
cảm của kiến trúc sư sau một quá trình phát triển ý tưởng không ngừng. Tính duy lý của
những giải pháp đẹp mắt và độc đáo, cũng như sự kiểm soát hoàn hảo đến từng chi tiết mà
bạn có thể thấy ngay trên mặt bằng và mặt cắt, được quan khách xác nhận khi tới thăm công
trình của ông.
Sau nhiều năm cải tiến sâu rộng trong cách sử dụng đường dốc, cầu, sân vuông xoay góc và
các tuyến đa chức năng xuyên qua một chuỗi các không gian mở, Fehn đã sử dụng những cấu
kiện đó như các phương tiện tổ chức. Bødtker houses – hai đơn vị ở được xây dựng trong hai
thời điểm khác nhau cho nhiều thế hệ khác nhau trong cùng một gia đình – tọa lạc trên sườn
dốc ở Oslo, với tầm nhìn ra thành phố và vịnh Oslo. Với ngôi nhà đầu tiên, một mặt sàn và
tường gạch, bên trên là một kết cấu gỗ. Một lối vào dài, hẹp tạo thành một cánh nhà ôm lấy
sườn dốc và dẫn tới công trình chính: một khối vuông nằm trong một khối vuông khác, một
cầu thang đặt xoay góc 45 o . Khối vuông xoay này chia cắt khối thành bốn phần chéo góc, cho
những chức năng chung và riêng. Ngôi nhà xây sau, đặt thấp xuống phía dưới sườn dốc, cũng
là một khối hộp; lối vào từ hiên trên mái, với không gian sinh hoạt chung bên trên và phòng
ngủ bên dưới. Tường kính nghiêng, như với ra khung cảnh xung quanh. Hai ngôi nhà, cũng là
hai gia đình, được kết nối với nhau bằng một bể bơi mùa hè.

Hay như Røros museum


được hoạch định như một
cây cầu băng qua dòng
sông trên khu đất trước kia
là mỏ khai thác kim loại
đồng. Một trục chính dài,
thẳng, mảnh mai phục vụ
giao thông – một phương tiện thiết kế đặc trưng của Fehn; tự thân công trình cũng định hình
nên một tuyến kết nối tàn tích lò luyện kim với ngọn đồi.
Hedmark Museum ở Harnar được tổ chức quanh
một đường dốc – tạo thành một cuộc hành trình
kịch tính xuyên qua không gian và thời gian. Trong
tàn tích được xây trong nhà kho cũ từ thế kỉ 12
phục vụ cho cung điện Bishop, bảo tàng được chèn
vào mà không tác động tới bất kì điểm nào; cấu
trúc mới không “đụng độ” với những bức tường đá
cổ xưa. Khối xây và hiện vật quá khứ ở trên đầu,
dưới chân và men theo con đường di chuyển –
chúng gây xúc động cho người xem, nhưng rõ ràng
là tách biệt với thực tại trên nhiều cấp độ thời
gian. Tuyến đường dốc như băng qua cả thế kỉ của tôn giáo, sắc tộc, lịch sử loài người, sâu
chuỗi với sự sắp đặt các hiện vật khai quật được. Tất cả lộ ra thật đẹp mắt, và những khung
nhìn đáng nhớ, tựa như dàn hòa tấu cảm xúc của hiện vật và nguồn gốc của nó. Đường dốc
xuất phát từ một sân ngoài trời để dẫn tới một hội trường mới ở cánh phía nam. Hành trình
của nó đi qua khu vực dân tộc học ở cánh nhà phía bắc, băng qua gạch đá cổ xưa và những
báu vật thiêng liêng được trưng bày đơn giản, bên cạnh những vật phẩm thường ngày. Đường
dẫn mở vào những không gian triển lãm, trông gần giống như những khối hộp tự do – “những
tế bào” dưới ánh sáng từ trên cao rọi xuống.

Với những lỗ hổng trên các bức tường đá, Fehn vá chúng bằng những mảng kính không khung
được cắt gọt cho hợp với đường bao thô cứng của đá – một sự hòa quyện tài tình, lớp kính
trong suốt chừa lại dấu vết mà thời gian để lại. Vì kèo gỗ vươn nhịp lớn; tất cả phần còn lại
như một hậu cảnh bằng bê tông. Sự đối lập tinh tế trên nền đá mòn đẩy mỹ cảm lên cực điểm,
nhấn mạnh lịch sử và hiện thực. Trong bối cảnh này, hình ảnh Thiên Chúa gắn vào một thân
cột đổ bóng lên tường thật ấn tượng. Kinh Thánh và hòm chứa được đặt riêng trên khối bê
tông như biểu tượng của sự trân quý quá khứ. Một cái khung, một vật gia dụng tìm được trên
khu đất làm cho quá khứ hiện lên tỏ tường; đầu nối sắt và mảng kính kiểu Scarpa thể hiện sự
thay đổi rõ ràng của bối cảnh.
Hedmark museum là một tuyệt phẩm ngoạn mục kết hợp cả tinh tế, nhạy cảm lẫn táo bạo. Nó
là minh chứng rõ ràng cho triết lý và từ vựng thiết kế mà Fehn phát triển để xử lý những vấn
đề về bảo tồn; một phương pháp can thiệp mạnh bạo kiểu hiện đại rất hợp thời làm phát lộ và
nhấn mạnh bản chất của các thời đại khác trong lịch sử có liên hệ trực tiếp với chúng ta, mà
ngày nay đã không còn nữa. Việc bắt chước hay xây cất lại để mô phỏng hoặc “hoạt họa” lịch
sử nằm ngoài sự cân nhắc. Ông nói: “Kẻ ăn bám quá khứ không bao giờ đạt được nó. Chỉ có
biểu hiện hiện thực mới có thể mang quá khứ trở vể cuộc sống.” Với Fehn, hoạt động xây
dựng không thể tách rời đức tin. Một nhân vật nghiên cứu lịch sử, nhà phê bình kiến trúc,
cộng sự đồng hương của Fehn, Christian Norberg-Schulz, xem Hedmark Museum là một trong
những công trình tuyệt vời nhất thế kỉ. Weston gọi nó là “sức mạnh mê hoặc của một thứ kiến
trúc thuần khiết”.

Sau khi chủ nghĩa công năng sa đà vào hình thức, và ngay cả trước khi hồi sinh vai trò biểu
tượng của kiến trúc, mỗi công trình của Fehn làm ra đều mang một tinh thần và thiết chế
được lập ra bởi những cân nhắc thực tế. Nằm giữa biển và núi, trên một bình nguyên nằm dọc
theo lưu vực của sông băng Josetedal, ngay dưới là lớp băng tuyết dày, Glacier museum tại
Fjaerland lấy sông băng làm ý tưởng xuyên suốt. Công trình gọn gàng, hình khối thuần khiết,
ấn tượng và mạch lạc. Công trình dựa theo định nghĩa và nội lực của hình khối trìu tượng
nhằm gợi ra dòng sông băng kinh ngạc và lộng lẫy, định hình trải nghiệm của du khách bằng
những ý nghĩa kiến trúc chính xác. Trên mặt bằng, bảo tàng là một tuyến dài, mảnh với một
không gian khán phòng dạng trống và một diện tường kính xoay đi của một nhà hàng bên
trong. Fehn nói rằng khe nứt theo chiều đứng phân chia công trình thành các khối, làm người
ta liên tưởng tới vết nứt trên băng; mảng kính xoay góc sắc cạnh gợi lên hình ảnh băng trên
sông. Nhưng những biểu tượng này đều không quan trọng bằng cách công trình thể hiện. Một
mái đua bằng đá phiến dẫn tới lối vào giữa hai nhánh thang đi lên mái để ngắm cảnh. Phần
mái đua ra đầy kịch tính, với những bậc thang liên kết với phần mái, ăn nhập với phần trần
bên trong cũng đang dốc lên và khối chèn vào để lấy sáng. Bước vào bên trong là thấy những
không gian triển lãm, một thư viện và nhà hàng. Bước lên có thể nhìn thấy sông băng và toàn
cảnh xung quanh – một cuộc hành trình tựa như lên mây khi hơi lạnh từ sông băng bốc lên
thành sương mù, làm khung cảnh ngoạn mục lúc ẩn lúc hiện. Sáng tác của Fehn là sự kết hợp
đầy chất thơ và cá tính giữa chủ đề và khu đất.

Những ngôi nhà của Fehn thay đổi thật thanh nhã qua bốn mùa và thời gian trong ngày. Chủ
nhân của Busk house ở vùng duyên hải phía nam Na Uy bắt đầu ngày mới bằng ánh sáng ban
sớm, trong một bể nhỏ cuối phía đông bắc, và kết thúc ngày quanh lò sưởi ở cuối phía tây, với
ánh sáng hoàng hôn đang tắt. Mặt bằng tuyến tính dọc theo một khối đá ẩn mình bên sườn
dốc xuống phía biển. Một trục cắt ngang dẫn qua nhà cầu kết nối nhà chính với tháp mà bên
trong là phòng trẻ con. Thiết kế được sinh ra từ cảnh quan và chính cuộc sống của người sử
dụng; họ yêu cầu, và đã nhận được, thiết kế cho ngôi nhà mà môi cảnh như một lớp áo bảo vệ
ngay khi công trình vừa mới hoàn thành.
Tất cả các công trình của Fehn đều toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, ẩn bên trong là sức sáng tạo
phi thường và sự kiên định thầm lặng. Không một công thức, không đóng dấu “thương hiệu”,
không góc cạnh lỏng lẻo, không chuyển tiếp vấp váp, không chi tiết rườm rà, không căng cứng
và áp đặt hình thức và lý thuyết, không thứ gì được định nghĩa và nhận ra một cách đầy đủ.
Tính độc đáo trong giải pháp của ông không bao giờ đi kèm sự bất tiện trong sử dụng. Có thể
nhận dạng những đặc tính khái quát và tinh tế trong sáng tác của Fehn: một mặt bằng sáng
tạo được tổ chức chặt chẽ, thống nhất các nhu cầu sử dụng và phẩm chất của khu đất, với một
hệ kết cấu gọn gàng và vật liệu được sử dụng tinh tế; những tầng ý nghĩa được tổng hợp và
ngấm vào từng giải pháp thực tế. Ngôi nhà mà Fehn thiết kế “sống” giữa thiên nhiên và những
người sống trong đó sẽ hăng hái nói với bạn về việc họ đã tận hưởng cuộc đời ra sao và ngôi
nhà đã thay đổi cuộc sống của họ thế nào – điều mà trước kia kiến trúc sư từng trân quý mà
nay đã từ bỏ gần hết. Viết trên tạp chí Architectural Review năm 1981, Peter Cook nhận định:
“Chúng ta nhận thấy hình ảnh một kiến trúc sư đáng kính trong Sverre Fehn, song chúng ta
cũng đã phớt lờ cách tiếp cận thầm lặng và trữ tình của ông với kiến trúc hiện đại vào thời
điểm khủng hoảng nhất.” Những công trình trên nối tiếp công cuộc tìm kiếm ý nghĩa và tính
chân thực. Không mơ hồ, tầm thường hay giả tạo, đây thuần túy là kiến trúc, là tái tạo.

Bài viết phần nhiều dựa theo nguyên gốc của Ada Louise Huxtable, nhà báo, nhà phê bình
kiến trúc người Mỹ. Bà đã từng dành giải Pulitzer trong lĩnh vực phê bình.

You might also like