You are on page 1of 9

Hội họa

Sự phát triển của hội họa Gothic bền vững trong suốt 200 năm, ban đầu từ Ý và
phát triển rộng rãi mọi khu vực châu âu. Hội họa vào thời kỳ này được chia làm
4 mảng: bích họa, tranh trên ván gỗ, kính màu và tranh trong các bản thảo minh
hoạ sách
Trong thời kỳ Gothic, các thể loại tranh thờ được dùng trong trang trí, thờ
phụng ở bàn thờ Chúa, có thể là tranh đơn hoặc nhiều tranh đơn ghép lại với
nhau. Hầu hết là mang nội dung trích ra từ kinh thánh. Sự to nhỏ của hình tượng
nhân vật là tuỳ thuộc vào địa vị tôn giáo của nhân vật chứ không theo luật xa
gần. Các nhân vật trong tranh thờ thường được kéo dài tỷ lệ, khuôn mặt gầy,
hóp, đôi mắt mở to đắm chìm vào thế giới xa xăm nào đó thể hiện chân dung
của người tu hành khắc khổ. Đặc biệt trong các nhà thờ có nhiều khoảng trống,
bằng nhiều lớp tranh kính đã tạo hiệu quả trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời
chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp ánh sáng huyền ảo, có được hiệu ứng
quang học hoàn toàn khác thường, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà
thờ.
Bích họa
Bích họa vẫn tiếp tục được sử dụng như những bức tranh kể chuyện trên các
bức tường trong nhà thờ ở Nam Âu được ví như một sự tiếp nối cho truyền
thống đạo Cơ-đốc và Rôman. Những tàn tích đã đem lại cho Đan Mạch và một
số nước Tây Âu một số lượng lớn những bức bích họa trên tường nhà thờ được
vẽ theo phong cách Đoản Kinh, thông thường còn bao gồm cả kiến trúc mái
vòm. Chúng gần như bị vôi vữa lấp lên sau cuộc cải cách tôn giáo ở Tây Âu thế
kỷ 16. Một trong những ví dụ minh họa thiết thực nhất là những bức bích họa
của Danish Elmelundemesteren trên đảo Møn ở Đan Mạch người đã trang trí
cho các nhà thờ Fanefjord, Keldby hay Elmelunde.
bức bích họa của Danish Elmelundemesteren trên đảo Møn ở Đan Mạch
Than khóc về Đấng Christ đã chết (Perugino)

tranh trên ván gỗ


Vẽ bằng màu dầu trên vải bạt chưa thực sự nổi tiếng cho đến thế kỷ 15 và 16 và
được coi là dấu mốc phân biệt với nghệ thuật Phục Hưng. Ở phía Bắc Âu, ngôi
trường quan trọng và đổi mới của hội họa Hà Lan về cơ bản sử dụng phong
cách vẽ Gothic, tuy nhiên cũng được coi là một phần của phong cách Phục
Hưng ở miền Bắc Âu, cho đến mãi tận khi người Ý quay trở lại với niềm đam
mê với chủ nghĩa kinh điển đã tác động mạnh mẽ ở phía Bắc. Những họa sĩ như
Robert Campin hay Jan van Eyck đã sử dụng tối đa kỹ thuật vẽ tranh dầu để tạo
nên nhưng tác phâm hết sức chi tiết, đạt được chuẩn mực trong phối cảnh, trong
đó rõ ràng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực và sự giàu có trong chủ nghĩa
tượng trưng đã nảy sinh ra một sự chính xác từ những chi tiết hay còn bao gồm
cả những công việc vụn vặt nhất. Trong thời kỳ đầu của hộ họa Hà Lan, từ
những thành phố giàu có nhất Bắc Âu, chủ nghĩa hiện thực trong tranh sơn dần
được kết hợp với sự tinh tế và phức tạp của những ám chỉ manh tính chất thần
học, được diễn tả chính xác hết sức chi tiết trong khung cảnh của đạo giáo.
Sự tôn thờ của các vị vua, bởi họa sĩ người Flemish El Bosco
Maestà di Santa Trinità, của họa sĩ người Ý Cimabue
kính màu
Ở phía Bắc châu Âu, kính màu là một hình thức hội họa quan trọng và uy tín
nhất cho đến thế kỷ 15, khi hình thức vẽ tranh trên ván gỗ trở nên phổ biến.
Kiến trúc Gothic đã làm tăng thêm số lượng kính trong các tòa nhà, một phần
muốn mở rộng độ lớn của mặt kính như ta thấy trong thiết kế cửa sổ hoa hồng.
Đặc biệt trong các nhà thờ có nhiều khoảng trống,người ta sử dụng nhiều lớp
tranh kính để tạo hiệu quả trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp
kính tạo ra một lớp ánh sáng huyền ảo, có được hiệu ứng quang học hoàn toàn
khác thường, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà thờ. Vào thời kỳ đầu,
loại kính thường được sử dụng kính màu đen, kính trong suốt hay kính với màu
sắc tươi sáng. Nhưng đến đầu thế kỷ 14, người ta sử dụng hỗn hợp bạc và vẽ lên
những tấm kính, cho phép tạo ra nhiều màu sắc khác nhau với trung tâm là màu
vàng tô trên mảnh kính trong suốt. Đến cuối thời kỳ, người ta sử dụng những
tấm kính lớn để dùng cho màu vàng hoặc các màu chủ đạo, họ dùng mảnh kính
nhỏ để cho các màu khác.
Tranh kính tại nhà Đức Bà, Paris,Pháp
tranh trong các bản thảo minh hoạ sách
Những bức tranh này như là 1 sự ghi chép hoàn hảo của nghệ thuật Gothic. Nó
đánh dấu cột mốc cho phong cách nghệ thuật chưa từng có công trình nào có thể
sánh bằng. Trong số đó đa phần là bản kinh thánh, mặc dù Thánh ca cũng bao
gồm tất cả tranh minh họa: Thánh ca về thánh Louis. Còn tranh bên trên ván
khẳng định được sự nổi tiếng cho tới thế kỷ 15 và 16. Nó cũng như gọi là cột
mốc tách biệt với nghệ thuật Phục Hưng.
cuốn Kinh Jeanne d'Evreux của nhà soạn bản thảo Jean Pucelle

Gothic rực cháy (thế kỷ XV-XVI): Đặc trưng của thời kỳ này chú trọng tới
những chi tiết trang trí mang hình ảnh ngọn lửa. Các bức tường Gothic cũng
được thiết kế mảnh hơn nhưng nặng hơn để phù hợp với trần nhà mái vòm.
Kiến trúc Gothic nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng và được sử dụng rộng
rãi tại Châu Âu lúc đó.
Nhà thờ đức bà Paris chính là tiêu biểu của giai đoạn này

You might also like