You are on page 1of 8

*LƯU Ý:

PHẦN TÔ VÀNG GẠCH CHÂN LÀ PHẦN LÊN PP

I. CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN NHẤN MẠNH TỈ LỆ HÀI HÒA


 Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. Giai đoạn này là đỉnh cao
về tỉ lệ con người (7 1/2), chuẩn mực về con người, là một trong những yếu tố tạo thành
nghệ thuật Phục Hưng độc đáo.
 Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên  nhiên, có
sự tách bạchgiữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với
nhau…đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục  Hưng vô cùng
Phục Hưng độc đáo.
 Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường
tầm mắt, điểm tụ…xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạt chuẩn về luật xa gần như bức
trường học Athen.

II. Cấu trúc đơn giản và tính bất đối xứng

1. Cân bằng bất đối xứng là gì ?

Cân bằng bất đối xứng được sử dụng hầu hết trong các thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật.

Bất đối xứng cân bằng là khi cả hai bên trục trung tâm là không giống nhau, nhưng vẫn xuất hiện
để lại cùng trọng lượng thị giác. Nó là một sự “cảm thấy” cân bằng hoặc cân bằng giữa các bộ
phận của một thành phần hơn là thực tế. Nếu các nghệ sĩ có thể cảm nhận, đánh giá và ước tính
các yếu tố khác nhau và trọng lượng thị giác, điều này sẽ cho phép anh ta / cô ấy tạo sự cân bằng
tổng thể.

Chúng ta có thể sử dụng các yếu tố, màu sắc, kích thước, hình dáng, không gian, số lượng, sắc
độ để tạo nên Cân bằng bất đối xứng.
2. Chứng minh cho cấu trúc đơn giản

Kiến trúc sư Brunelleschi

Filippo Brunelleschi (1377-1446) được


biết đến rộng rãi như là kiến trúc sư
theo trường phái Phục hưng đầu tiên.
Tuy được đào tạo để trở thành thợ kim
hoàn ở thành phố quê hương ông –
Florence, nhưng Brunelleschi đã sớm
nhận thấy được niềm yêu thích của
mình đối với kiến trúc, sau đó ông đến
Rome để tìm hiểu về các công trình
kiến trúc cổ xưa. Ông cũng chính là
người đã hoàn thành mái vòm của Nhà
thờ Florence Cathedral (Santa Maria
del Fiore, hay cũng được biết đến là
Duomo). Ông sử dụng các hệ thống
thức cột cổ điển như Doric, Ionic và
Corinthian một cách nhất quán và phù
hợp
Các cấu trúc công trình Brunelleschi có vẻ đơn giản, nhưng có hệ thống nền móng cân đối.
Brunelleschi thường bắt đầu với một đơn vị đo lường, tỷ lệ và lặp lại xuyên suốt cả công trình để
tạo nên sự hài hòa độc đáo
Ví dụ như công trình Ospedale degli Innocenti (Florence, 1419). Công trình này được tính toán
và áp dụng mô đun hình lập phương, xác định được độ cao và khoảng cách giữa các cột và chiều
sâu của mỗi gian.

Ospedale degli Innocenti (Florence, 1419).

Kiến trúc sư Andrea Palladio

Andrea Palladio (1508- 1580) là kiến trúc sư nổi


tiếng của Cộng hòa Venezia (Venetian
Republic), với luận thuyết có tầm ảnh hưởng I
Quattro libri dell’architettura (4 tập sách về kiến
trúc, 1570, 41.100.126.19). Do nhu cầu xây
dựng biệt thự vào thế kỉ 16, Palladio đã tập
trung chuyên môn hóa thiết kế kiến trúc nhà ở,
mặc dù ông cũng đã thiết kế 2 nhà thờ tuyệt đẹp
và ấn tượng San Giorgio Maggiore (1565) và Il
Redentore (1576) ở Venice. Các biệt thự của
Palladio thường được quy hoạch tập trung, thiết
kế theo phong cách biệt thự đồng quê La Mã.

 
Hai công trình tiêu biểu của Andrea Palladio bao gồm
 Biệt thự Emo (Trevisco, 1559) được xây dựng cho giai cấp công nhân

 Biệt thự Rotonda (Vicenza, 1566-70) là nơi ở của giai cấp quí tộc.

. Cả hai công trình đều dựa trên các ý tưởng kinh điển về cấu trúc cân đối, sự đối xứng qua trục,
sự nhất quán và rõ ràng. Các thiết kế của Palladio đề cao tính đơn giản được sao chép cho các
công trình ở vùng nông thôn Anh, và sau đó là ở các vùng thuộc địa phía Nam của Mỹ.
Biệt thự Emo (Trevisco, 1559)
Biệt thự Rotonda (Vicenza, 1566-70)
III. Khắc hoạ vẻ đẹp tự nhiên mà vẫn cao quý, tôn nghiêm và bình hòa được
thể hiện qua:
- Màu sắc và chất liệu tranh: chủ yếu là sơn dầu, tạo nên màu sắc chân thật, sinh động bức tranh
luôn có độ bóng, mịn.
- Phong cách vẽ: tỷ lệ về độ hài hoà, giản đơn và bất đối xứng được đề cao tạo nên tác phẩm tôn
quý, trang nghiêm nhưng không mất đi nét bình dị
- Nội dung truyền tải: hầu hết tác giả đều đề cao vẻ đẹp tự nhiên và gửi vào đó các giá trị nghệ
thuật chân chính
IV. Đặc điểm của nghệ thuật cổ điển thế kỉ 17
Chú trọng tả thực các chủ thể tự nhiên, sự hoàn hảo và miêu tả sinh động các giá trị cao
quý thể hiện qua
Chất liệu tranh: sơn dầu
 các hoạ sĩ Ý vốn nổi tiếng với kỹ thuật vẽ mang đậm tính hiện thực có thể làm nên
những bước tiến lớn hơn giúp tác phẩm của mình trở nên hoàn hảo.
 Dầu sơn mới cũng mô phỏng kỹ thuật mới.
 Các hoạ sĩ thành Venice thông thường sẽ đặt một lớp sơn lót để làm nền cho bức vẽ
rồi sau đó vẽ bản mẫu theo kiểu vẽ tranh tường.
Phong cách: nhấn mạnh tỷ lệ hài hoà, cấu trúc giản đơn và tính bất đối xứng.
 Khắc họa được vẻ đẹp tự nhiên mà vẫn cao quý, tôn nghiêm và bình hòa.
 Nghệ thuật cổ điển không chỉ chú trọng tả thực các chủ thể tự nhiên, mà còn
thể hiện sự hoàn hảo và miêu tả sinh động các giá trị cao quý.

Với những hoạ sĩ thuộc trường phái cổ điển, sự hoàn hảo thể hiện ở sự tĩnh lặng, giới hạn
và tao nhã.
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc cổ đại và những món đồ tạo tác lúc bấy giờ, các
nghệ sĩ Phục Hưng tìm cách mô tả cả vẻ đẹp lý tưởng lẫn chủ nghĩa hiện thực. Họ đã kết
hợp những hiểu biết này vào công việc và tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, đồng thời
thiết lập nên các tiêu chuẩn cho các thế hệ hoạ sĩ về sau hướng tới.
V. Sự hoàn hảo thể hiện ở sự tĩnh lặng, giới hạn và tao nhã
Trường phái hiện thực trong hội hoạ có một lịch sử lâu dài và nổi tiếng bắt đầu từ thời Hy Lạp
cổ. Cũng giống như nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại luôn cố gắng miêu tả sự vật một cách
hoàn hảo, các nghệ sĩ thời Phục Hưng đã hồi sinh nghệ thuật cổ điển bằng cách vẽ vẻ đẹp thực
của sự vật.
Chủ nghĩa cổ điển nhấn mạnh tỷ lệ hài hoà, cấu trúc giản đơn và tính bất đối xứng. Kết quả là
khắc họa được vẻ đẹp tự nhiên mà vẫn cao quý, tôn nghiêm và bình hòa. Nghệ thuật cổ điển
không chỉ chú trọng tả thực các chủ thể tự nhiên, mà còn thể hiện sự hoàn hảo và miêu tả sinh
động các giá trị cao quý.
Với những hoạ sĩ thuộc trường phái cổ điển, sự hoàn hảo thể hiện ở sự tĩnh lặng, giới hạn và tao
nhã. Lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc cổ đại và những món đồ tạo tác lúc bấy giờ, các nghệ
sĩ Phục Hưng tìm cách mô tả cả vẻ đẹp lý tưởng lẫn chủ nghĩa hiện thực. Họ đã kết hợp những
hiểu biết này vào công việc và tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, đồng thời thiết lập nên các tiêu
chuẩn cho các thế hệ hoạ sĩ về sau hướng tới.

You might also like