You are on page 1of 6

CÂU 5: Các giai đoạn và đặc điểm mĩ thuật Phục Hưng

a) Thời tiền Phục hưng


Có thể nói mĩ thuật thời kì Phục hưng bắt đầu ở Ý với trung tâm là
Phờ-lo-răng- xơ và Giê-nơ vào cuối thế kỉ XIV. Thời kì này đã ghi lại tên
tuổi của một số nghệ sĩ nổi tiếng như Giốt-tô-đi Bôn-đô-nê, Duye-xi-ô ...
Từ những bước khởi đầu vào cuối thế kỉ XIV, sang thế kỉ XV mĩ thuật
thời kì Phục hưng phát triển mạnh hơn. Tuy vậy về phong cách nghệ
thuật chưa hoàn toàn định hình. Vì vậy, thời kì này được gọi là thời kì
tiền Phục hưng. Về hội hoạ thời kì tiền Phục hưng có sự thay đổi lớn lao.
Hình tượng nhân vật được diễn tả có khối. Quan niệm nghệ thuật hiện
thực được chú trọng. Con người xuất hiện trong tranh giống như trong
cuộc đời : sống động và giàu tình cảm. Cùng với sự đổi mới trong hội
hoạ, điêu khắc cũng có những thành tựu lớn. Những nhà điêu khắc danh
tiếng của thời kì này là Lô-ren giô Ghi-béc-ti với tác phẩm Hai cánh của
rửa tội, Ở Phờ lo-răng-xơ ; Đô-na-ten-lô với pho tượng Vị thủ lĩnh Gát-
ta-mơ-la-ta, Đa-vít …Vê-rô-ki-ô với các pho tượng kị mã nổi tiếng ...
Kiến trúc thế kỉ XV được đánh dấu bằng các đặc điểm : ở thời kì này kiến
trúc thế tục vượt qua trình độ phát triển của kiến trúc tôn giáo. Thời trung
cổ, kiến trúc tôn giáo chiếm ưu thế tuyệt đối với các phong cách kiến trúc
Rô-măng, Gỗ- tíc, Bi-dăng-tanh. Người đứng đầu các nghệ sĩ Phờ-lo-
răng-xơ là kiến trúc sư Phi-líp-pô Bru-nen-chi, ông là tác giả của nhà thờ
chính toà Phờ-lo-răng-xơ (thiết kế xây dựng 1420 - 1436). Kiến trúc thời
kì này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gô-tích) với nghệ thuật
kiến trúc La Mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên
đồ án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gô-tích được thay thế bằng
trụ vuông hay cột tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rô-măng được
thay thế bằng vòm hỗn hợp cung tròn và nhọn của Rô-măng và Gô-tích.
Sang nửa sau thế kỉ XV phong cách kiến trúc khởi đầu từ Phờ-lo-răng-xơ
được lan truyền đến các trung tâm khác của Ýnhư Vơ-ni-dơ. Trong phong
cách cũng có sự thay đổi bởi sự tĩnh lặng, nghiêm trang thoáng đạt hơn và
trang trí nhiều hơn.
b) Thời kì Phục hưng phát triển (thế kỉ XVI)
Thế kỉ XVI được coi là thế kỉ cổ điển Phục hưng. Theo cách hiểu trong
nghệ thuật thì thời kì cổ điển của một nền nghệ thuật chính là các tác
phẩm nghệ thuật ở thời kì đó đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và
định hình về phong cách. Ở thời tiền Phục hưng, mĩ thuật đã đạt được
nhiều thành tựu. Song ở một vài tác giả, một số tranh của họ bên cạnh sự
đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của nghệ thuật thời
trung cổ. Nhất là sự thiếu vắng tình cảm thực của con người, sự biểu cảm
chưa thật sâu sắc... Nhưng sang thế kỉ XVI, mĩ thuật Ý đã thực sự phục
hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự nhiên đã phát triển
rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị còn tồn tại mãi mãi. Một
phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kì này chứng kiến
sự phát triển của hội hoạ, điêu khắc cũng như kiến trúc. Đây là thời kì của
những tên tuổi nổi tiếng như : Đô-na-tô Bra-măng-tơ, kiến trúc sư danh
tiếng nhất của thời Phục hưng. Tên tuổi ông gắn liền với công trình kiến
trúc vĩ đại và đồ sộ nhất thời kì này : đó là nhà thờ thánh Pi-e. Công trình
này được coi là toà giáo đường lớn nhất và là một kì quan của thế giới
Ki-tô giáo. Mặc dù công trình đó ngày nay có nhiều thay đổi so với thiết
kế ban đầu của Bra-măng-tơ. Sau ông lịch sử còn ghi nhận tên tuổi của
Mi-ken-lăng-giơ một nhà điều khắc kiêm kiến trúc sư, hoạ sĩ nổi tiếng.
Trước Phục hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kì cổ
đại, và thời trung cổ thể loại tranh được sử dụng mạnh nhất là bích hoạ.
Hay nói một cách khác là tranh luôn gắn với kiến trúc, “tựa” vào các
mảng tường và tồn tại cùng kiến trúc. Đến thời kì Phục hưng, nhất là sang
thế kỉ XVI nhiều hoạ sĩ với những tác phẩm của họ được con người của
nhiều thời đại yêu thích. Chưa bao giờ, hội hoạ lại phát triển và đạt được
nhiều thành công như ở thời kì Phục hưng. Các thể loại tranh đều được
các hoạ sĩ thích thú thể hiện. Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh
tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt... Hai trung tâm lớn của Ý là Rô-ma
(Rome) và Va-ni-dơ. Các hoạ sĩ Vo-ni-do vẫn tiếp tục phát huy sở trường
của truyền thống hội hoạ Vơ-ni-dơ. Họ say mê với sự phối sắc. Màu sắc
của các hoạ sĩ Vơ-ni-dơ tươi sáng rực rỡ. Tranh của họ truyền đến cho
người xem sự lạc quan, yêu đời, vui vẻ và hạnh phúc. Trung tâm lớn
thành Rô-ma là nơi thu hút các danh hoạ Ý cũng như các hoạ sĩ ở nhiều
quốc gia khác. Nơi đây được coi như trường học lớn, nơi đào tạo ra nhiều
hoạ sĩ bậc thầy cho nền hội hoạ thế giới như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Ra-pha-
en, Ti-xiêng, Gióoc-giòn, Tanh-tô-rê Vê-rô-ne-dơ…
CÂU 6: Phân tích giá trị nghệ thuật của bức tranh Mônalida của họa
sĩ Lê-ô-na-đơ Vanh-xi

Ngày nay khi xem tranh chân dung Mô-na-


li-da, công chúng nghệ thuật vẫn rất khâm
phục khả năng tả thực của Lê-ô-na đờ Vanh-
xi.(Chân dung Mô-na-li-da sống động đến
mức ta có cảm giác có thêm một người bạn,
nếu trong nhà ta treo tranh chân dung của
nàng. Nhiều người đã tốn giấy mực để viết về
bức chân dung này. Tuy vậy đứng về góc độ
nghệ thuật mà nói đây là một tác phẩm chân
dung đặc tả tính cách nhân vật khá thành công.
Vẻ đẹp ngoại hình kết hợp với vẻ đẹp của nội
tâm, tính cách đã nêu sự hài hoà cân bằng cho
hình tượng nhân vật. Ngoài việc diễn tả chất
da thịt sống động, tác phẩm còn thành công ở
việc diễn tả gương mặt của La-gio-công. Nhất là nụ cười của La-gio-
công. Hoạ sĩ đã nhấn đậm hai khoé môi kết hợp với những đường cong
lên của mắt, mũi, miệng đã tạo được một nụ cười đặc biệt, tồn tại trong
mấy trăm năm nay mà vẫn làm mọi người say mê, hâm mộ. La-gio-công
được đặt ở trước phong cảnh núi non xa trập trùng, mờ ảo. Tất cả điều đó
đã biểu hiện rõ ràng lí tưởng thẩm mĩ thời kì Phục hưng. Con người luôn
là trung tâm của vũ trụ, con người ở giữa thiên nhiên, giao hoa và là một
nhân tố của thiên nhiên. Ngày nay vẽ chân dung một phụ nữ là một điều
vô cùng bình thường, không gây nên sự xáo động nào. Nhung với tranh
của các hoạ sĩ thời kì Phục hưng nói chung và của Lê-ô-na đờ Vanh-xi
nói riêng, việc làm của các ông thực sự là một cuộc cách mạng trong
nghệ thuật. Suốt cả thời trung cổ, trên tranh ta chỉ thấy những gương mặt
gầy, mà hợp với đôi mắt mở to ngơ ngác, như đang đắm chìm vào một
thế giới cao xa vời vợi nào đó. Đó là những hình tượng thánh, chúa thời
Phục hưng. Bên cạnh các hình tượng tôn giáo đó, con người thực với vẻ
đẹp tạo hoá ban cho đã được đưa vào tranh, cũng đẹp đẽ, thánh thiện biết
bao. Những điều đó chưa bao giờ được thực hiện trong thời trung có. Tác
phẩm La-giô-công ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật thể hiện tài năng
của Lê-ô-na đờ Vanh-xi, còn có một giá trị hết sức lớn lao. Đó là giá trị
về mặt nội dung, về mặt tư tưởng thẩm mĩ giả trị nhân văn cao cả. Trong
phong cách, Lê-ô-na đờ Vanh-xi đã sử dụng một cách biểu hiện mới mà
người Ý gọi là phương pháp “Sfumato”. Điều này có nghĩa là mọi thứ
không diễn tả rõ ràng quá, để còn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho
người xem tranh. Như vậy tranh sẽ hấp dẫn, thu hút người xem hơn, cách
biểu hiện tâm trạng, nụ cười của La-giô-công chính là một "Sfumato",
La-giô- công vừa cười, lại vừa không cười. Nàng vui hay buồn ? Ta khó
có thể đoán được nội tâm sâu kín của nàng. Tất cả ấn dấu sau đôi mắt,
khoé miệng. Cái cười được giấu đi, song vẫn có thể bộc lộ rõ ràng nếu
tâm trạng người ngắm tranh đang vui và ngược lại. Tài năng của Lê-ô-na
đờ Vanh-xi chính là ở chỗ đó. Và giá trị của tranh chân dung La-gió-công
cũng chính là ở đó. Vẻ đẹp của La-gio- công vừa rõ ràng, vừa ẩn giấu,
vừa xa lạ, vừa thân quen. Vì vậy, càng ngắm tranh càng phát hiện ra
nhiều điều mà nếu nhìn lượt ta không thể nhận ra. Phải chăng đó chính là
điều hấp dẫn, thu hút của tác phẩm, khiến nó sống mãi, vượt qua thời
gian, không gian và đến với tất cả mọi người, với mọi thời đại.

CÂU 7: Phân tích giá trị nghệ thuật của bức tranh “Bữa tiệc cuối
cùng” của họa sĩ Lê-ô-na-đơ Vanh-xi

Tác phẩm được vẽ trên


tường trong phòng ăn của
tu viện San-ta Ma- ri-a đơ
Gra-ces ở Mi-la-nô vào
những năm 1495 và 1498.
Trong tác phẩm này, hoạ sĩ
đã vẽ bữa tiệc của Chúa
Giê-su và mười hai thánh
tông đồ trước khi Chúa bị đóng đinh lên thánh giá. Bức tranh này có bố
cục khác hẳn các tác phẩm trước vẽ về đề tài này. Khi các thánh tông đồ
đã có mặt đầy đủ Chúa phán rằng : “Trong số các người, có một người sẽ
phản bội ta”.
Khi nghe lời Chúa ban truyền như vậy, các thánh có nhiều thái độ biểu
hiện khác nhau tuỳ theo tính cách của từng người. Mười hai vị thánh dồn
lại thành 4 nhóm, mỗi nhóm ba người, bố cục rất sinh động. Trong cái
xôn xao ngạc nhiên, giận dữ... của các thánh chỉ có Chúa Giê-su là trầm
tĩnh, bình thản. Sự đối lập đó đã tạo nên kịch tính cho tình huống của tác
phẩm. Đó là điều thành công thứ nhất. Thành công về khả năng biểu cảm
cho các nhân vật trong tranh. Mặt khác tác phẩm này còn là mẫu mục về
bố cục. Một bố cục tranh hết sức độc đáo : bàn tiệc nằm ngang song song
với mép tranh. Mười ba nhân vật xếp thành một hàng ngang trên bàn tiệc.
Có quá nhiều đường song song trong một bức tranh. Hoạ sĩ đã khéo léo
tạo nên nhiều đường thẳng đứng, chéo góc, phá thế. Tất cả những đường
hướng đó đã tạo cho tranh có một bố cục lạ, độc đáo. Ở đây ta thấy có
một đặc điểm rất rõ của tranh thời kì Phục hưng. Đó là không gian rất
thực ở trong tranh. Nội thất dùng buổi họp mặt đó là một căn phòng được
diễn tả như một căn phòng thực với những ô cửa trống nhìn được cả thiên
nhiên phía sau. Nó thực đến mức ta tưởng rằng chỉ có các nhân vật là
được hoạ sĩ vẽ ra. Còn kiến trúc là của phòng ăn thực trong tu viện. Nhân
vật phản chúa được tác giả nghiên cứu rất kĩ từ nhiều mẫu kí hoạ các
nhân vật khác nhau. Lê-ô-na đờ Vanh-xi đã chọn những nét điển hình để
diễn tả Giê-su. Ông đã dành cho nhân vật này một cách diễn tả rất riêng
biệt từ dáng, động tác đến ánh sáng khác biệt với mười một vị thánh còn
lại. Tranh Bữa tiệc cuối cùng của Lê-ô-na đờ Vanh-xi xứng đáng là một
kiệt tác của hội hoạ thời kì Phục hưng.

CÂU 8: Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Van Gogh, nêu tên
các tác phẩm tiêu biểu.
a) Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác
Van-gốc (1853- 1890) sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo ở Hà
Lan. Ông là một con người sôi nổi, yêu cuộc sống nhiệt thành và luôn tìm
cách làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa. Năm 20 tuổi, Van-gốc sang Anh
làm nghề bán tranh. Song cũng do bản tính trung thực, thẳng thắn của
mình, ông đã không thành công trong công việc này. Sau đó ông đi học
thần học và trở thành giáo sĩ ở vùng mỏ Bô-ri-na-giơ (Borinage) ở Bỉ.
Trong thời gian ở đây, Van-gốc đã vẽ tranh. Ông vẽ về những người dân
vùng mỏ với gam màu đậm, nặng nề, tăm tối. Có nhà nghiên cứu Mĩ
thuật đã nói rằng ông vẽ họ bằng màu của than. Với gam màu như vậy,
Van-gốc quả là đã rất tài tình trong việc biểu hiện cuộc sống cùng cực,
đau khổ của những người dân nghèo. Công việc truyền đạo của Van-gốc
ở Bô- ri-na-giơ cũng không thành công. Do đó ông không được tiếp tục
công việc và lâm vào tình trạng khủng hoảng về tinh thần. Đúng lúc đó,
Tê-ô (Théo) xuất hiện, đưa anh mình về gia đình ở Hà Lan và khuyên anh
đi theo con đường hội hoạ. Van-gốc đã đi học vẽ ở Brúc-xen và từ năm
1881 Van-gốc quyết định sẽ lấy việc vẽ tranh là sứ mệnh thiêng liêng và
là mục đích của đời mình. Thời kì này trong nghệ thuật của ông được gọi
là thời kì Hà Lan. Những tác phẩm của thời kì Hà Lan là : Những người
ăn khoai 1885, Những chiếc giày ... Bức Những người ăn khoai đã khẳng
định tài năng của ông.
Từ tháng 11 năm 1885 đến tháng 2 năm 1886, ông học ở viện hàn lâm,
An-ve (Bỉ). Trong thời kì này ông học theo lối vẽ của Ru-ben-xơ, đặc biệt
thích thú với tranh khắc gỗ Nhật Bản và chịu ảnh hưởng của nó rất nhiều.
Giai đoạn thứ hai trong nghệ thuật của ông, cũng là giai đoạn đẹp nhất
trong sự nghiệp của ông là giai đoạn ông sống và vẽ ở Pháp từ 1886
Ở phố Mông-mác-tơ-va, Tê-ô có một phòng tranh nhỏ. Khi sang đây,
Van-gốc có điều kiện tiếp xúc với nhóm hoạ sĩ Ấn tượng và tranh của họ
như các hoạ sĩ Lô-tô-réc, Béc-na, Mô-nê, Rơ-noa, Xir-slay, Pi-sa-rô, Đờ-
ga và Sơ-ra. Tranh của họ đã ảnh hưởng đến bảng màu trong tranh Van-
gốc. Màu sắc trong tranh ông đã khởi sắc lên rất nhiều. Những mảng màu
vàng, sáng đẹp đẽ ngày càng nhiều hơn thay thế cho những mảng màu
nâu xám buồn bã thời kì Hà lan trước kia. Cũng từ đây Van-gốc bắt đầu
thể nghiệm tìm tòi nhiều bút pháp khác nhau để tìm cho mình một phong
cách riêng biệt và độc đáo.
Trong thời gian sống ở Pa-ri, Van-gốc vẽ rất nhiều, tới hàng trăm bức
tranh. Nhất là 70 ngày cuối đời, mỗi ngày ông vẽ một bức tranh sơn dầu.
Màu sắc trong tranh ông ngày càng đẹp, tươi sáng và rực rỡ hơn, nét bút
mạnh mẻ, cuồng nhiệt hơn. Ít ai có thể, nếu như không muốn nói là
không có ai, vẻ bầu trời, máy và các vì sao giống như Van-gốc đã vẻ.
Những nét bút, vệt màu cuồn cuộn, xoáy tròn, chuyển động. Bóng cây
như những cuộn lửa, in đậm trên nền trời. Chỉ có một tâm hồn đầy bão tố,
đầy bi kịch như Van-gốc mới nhìn và biểu hiện được như vậy. Một tác
phẩm khác cũng khá nổi tiếng của Van-gốc là bức tranh Căn phòng của
hoạ sĩ ở Ác-lơ (Arles) vẽ năm 1889, một năm trước khi mất. Nhưng khi
ông còn sống, người đời lại lạnh nhạt với tranh ông. Ông chỉ bán được
duy nhất một bức tranh. Đó là bức Vườn nho đỏ. Van- gốc luôn buồn bã
và mặc cảm về tài năng, về sự nghiệp hội hoạ ông theo đuổi lại không
thành công. Tuy vậy, ông lại không biết được rằng 10 năm sau khi ông
qua đời, tranh của ông được nhiều người yêu thích và cũng có nhiều
người đi theo con đường mà ông rất vất vả mới chọn được. Người cùng
thời với ông đã không theo kịp tư duy và sự đổi mới trong nghệ thuật của
ông. Bởi cái mới bao giờ cũng cần thời gian để mọi người hiểu mình.
Van-gốc đã không chờ được đến lúc tranh ông được công nhận giá trị.
Van-gốc đã tự bản vào ngực mình và ông đã qua đời ở tuổi 37, Mặc dù
ông vẫn biết rằng sẽ có một ngày nào đó, giá trị tranh ông được mọi
người biết đến nhưng Van-gốc cảm thấy cuộc đời mình đã trở thành gánh
nặng cho người em Tê-ô, người đã phát hiện và nuôi dưỡng tài năng của
Van-gốc. Ông tự sát vì muốn cất gánh nặng đó cho em.
b) các tác phẩm tiêu biểu
Những người ăn khoai 1885, Những chiếc gày, Sao đêm 1889, Căn
phòng của họa sĩ ở Ác-lơ, Chân dung tự họa,

You might also like