You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA XÂY DỰNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN


LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Mai Phương


MSSV: 22140036
Lớp: Kiến trúc nội thất - 22140B
Mã lớp học: ARTH120316

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
II. TÌM HIỂU VỀ MỸ THUẬT PHỤC HƯNG..............................................3
2.1. Vài nét khái quát về Phục Hưng.................................................................3
2.2. Nét độc đáo trong hội họa Phục Hưng.......................................................3
2.3. Lịch sử các giai đoạn phát triển của tranh Phục Hưng..............................4
2.4. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng...............................................................6
2.4.1. Nghệ thuật hội họa.................................................................................6
2.4.2. Nghệ thuật điêu khắc............................................................................10
III. HÌNH TƯỢNG CON RỒNG TRONG TRANG TRÍ MỸ THUẬT
THỜI KỲ NHÀ LÝ........................................................................................................12
3.1. Nguồn gốc và biểu tượng rồng thời Lý.....................................................12
3.2. Một số đặc điểm rồng thời Lý...................................................................14
IV. KẾT LUẬN.................................................................................................15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................15
I. LỜI MỞ ĐẦU
Vào khoảng thế kỷ 14, ở một số nước Châu Âu thì thời kỳ Phục Hưng được coi
như là cuộc tái sinh của các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ cổ đại và
sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó cũng đánh dấu giai đoạn
chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ
Phong kiến sang thời kỳ Tư bản. Thành tựu rực rỡ của Văn hóa Phục Hưng thể hiện trên
rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật.
II. TÌM HIỂU VỀ MỸ THUẬT PHỤC HƯNG
II.1. Vài nét khái quát về Phục Hưng
Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp – Renaissance (nghĩa là sự tái sinh), còn
gọi là Rinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học
của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Phong
trào Phục Hưng bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nó đánh dấu
giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như
từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản.
Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của
tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của
thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được
tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,…và
hơn cả đó là hội hoạ). Ta có thể hiểu rộng hơn, Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ
đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của
những tầng lớp cao quý và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại
với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung Cổ. Hoặc cụ thể và chi tiết hơn về mặt nghĩa,
Phục Hưng chính là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật – “thời kì của hội họa”.
II.2. Nét độc đáo trong hội họa Phục Hưng
Ý nghĩa của hội họa Phục Hưng mang một tư tưởng nhân văn to lớn: đề cao sức
mạnh con người và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng. Trong thời kỳ hội họa này, nét độc đáo
đầy đặc sắc chính là bỏ đi lối vẽ chi tiết trước kia và chuyển sang một lối vẽ mới một
cách tuy trừu tượng nhưng vẫn đủ ý nghĩa, khái quát hóa hình thức hoành tráng. Những
bức tranh Phục Hưng được đánh giá là tranh của sự mẫu mực cùng với tạo hình khốc liệt
và sức mạnh về chiều sâu không gian. Rất nhiều tranh khỏa thân trong cuộc sống lẫn cả
trong tôn giáo, thiên thần, thành thần được ra đời dưới tay các họa sĩ thời Phục Hưng với
sự đặc tả vô cùng chi tiết và độc đáo từ làn da mềm mại uyển chuyển của người phụ nữa
cho đến cơ bắp chắc khỏe rõ ràng của người đàn ông. Vừa nhìn vào các tác phẩm nghệ
thuật Phục Hưng, ta có thể ngay lập tức nhận ra những mặt tôn giáo và câu chuyện lịch
sử đằng sau đó mà không cần phải xem qua sách vở. Thời kỳ Phục Hưng chính là thời
kỳ đỉnh cao của hội họa, là bước ngoặt của nền mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng
trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ
môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh… Là cái nôi sản sinh
ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế
giới. Phục hưng có nghĩa là “làm sống lại”. Đó là những tác phấm sống mãi với thời
gian.những hoạ sĩ bậc thầy lớn để các ngòi bút không ngừng tranh cãi mặc dù đã cách xa
hàng trăm năm.
II.3. Lịch sử các giai đoạn phát triển của tranh Phục Hưng
Các tác phẩm tranh Phục Hưng lại được chia thành 3 giai đoạn phát triển khác
nhau:
 Giai đoạn 1:
Bắt đầu từ khoảng thế kỉ
XIII tại Ý với những tác giả nổi
tiếng như: Sipawe, Giotto di
Bondone (1267 – 1337), Donatello
(1386 – 1486)… Ở giai đoạn này,
bước đầu tiên chính là bắt đầu
khám phá không gian vào trong
tranh, mở đầu về sự xa gần mặc dù
chưa cụ thể, là bước sơ khai, chưa
tách ra rõ ràng, chiều sâu chưa đủ
và chưa lớn. Tuy rằng chưa có
nhiều tính đột phá nhưng giai đoạn
đầu luôn là giai đoạn quan trọng về
sự thay đổi tư duy mới cho con
người về nghệ thuật.

Huyền thoại thánh Francis của Giotto


 Giai đoạn 2:
Bắt đầu từ thế kỷ XIV và kéo dài trong suốt 200 năm cho đến tận cuối thế kỷ XV.
Với những tác giả lớn như: Masaccio, Angelico hay Sandro Botticelli. Ở giai đoạn này,
hội họa đã được phát triển ở mức cao hơn so với thời kì mở đầu.
Trong giai đoạn này, các tác phẩm tranh Phục Hưng đã có
sự phân bổ cụ thể hơn về bố cục trong tranh. Chủ thể chính
trong tranh là con người cũng được tập trung miêu tả thật
rõ nét hơn, ánh sáng được sử dụng triệt để nhưng không bị
lạm dụng mà dung một cách thật linh hoạt, tập trung hơn,
chính xác hơn để có thể miêu tả thật chân thực nội dung
tranh muốn truyền tải tới.

Đuổi khỏi vườn địa đàng của Masaccio


 Giai đoạn 3:
(Trục xuất
Heliodorus từ đền thờ)
Từ thời gian 1490-1500 cho đến
1520. Với những danh họa tài
hoa như Raphael, Michelangelo
và Leonardo da Vinci. Thời kì
này chính là thời kì đánh dấu sự
nghiện đỉnh cao của các danh
họa thời Phục Hưng. Ở giai đoạn
này, các tác phẩm dường như đạt tới sự hoàn mỹ, tinh tế và đầy chiều sâu, trở thành
những tác phẩm kinh điển được lưu truyền cho đến tận hôm nay.
II.4. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng
II.4.1. Nghệ thuật hội họa
Hội họa Phục hưng đạt được nhiều ưu điểm, trước hết là sự hoàn thiện chất
liệu sơn dầu và hơn hết là sự kết hợp yếu tố khoa học vào sáng tạo nghệ thuật; đưa
phối cảnh vào trong tranh. Hội họa tả khối, tả chất sinh động màu sắc hài hòa. Diễn
tả tỉ lệ người theo tỉ lệ vàng với sự hoàn thiện của giải phẫu tạo hình. Một số tác giả
tiêu biểu đã làm cho nền Hội họa phục hưng đạt đến đỉnh cao sáng tạo, họ là những
nhà nghệ sĩ kết hợp nhiều tố chất.
Hoạ sĩ Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto di Bondone) 1267 - 1337
Là một hoạ sĩ vẽ tranh thờ rất nổi tiếng, tranh của ông vẽ đã có thay đổi về
phong cách, trên khuôn mặt Chúa, các thánh… Giotto là một thiên tài đã phá vỡ
vòng kim tỏa của nghệ thuật Byzantine và thoát ra, mạo hiểm dấn thân vào một thế
giới mới, đã chuyển dịch những hình tượng sống động của nghệ thuật Gothic vào
trong hội họa. Sự xuất hiện của ông khiến người Ý tin rằng một kỉ nguyên nghệ thuật
hoàn toàn mới đã được hình thành. Ông nổi tiếng với các bức bích họa trong Nhà
Nguyện Arena (Arena Chapel), hoàn thành khoảng năm 1305, mô tả cuộc đời Đức
mẹ Đồng Trinh và Chúa Jesu. Đây được coi là một trong những kiệt tác của thời kì
đầu Phục Hưng.
Ông không sử dụng nền trang trí trong tác phẩm, trong các tác phẩm của
mình, ông đặt nhân vật trong một không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm
nền. Tác phẩm “Phản bội chúa” đã biểu hiện được sự phản bội một cách minh bạch
và cho thấy sự cách tân trong cách thể hiện con người, ánh sáng và sự cân đối hài
hoà về sự sắp đặt màu sắc, bố cục. Tranh của ông đã đưa lại cảm xúc mạnh mẽ cho
người xem, ở các nhân vật, ngoài việc diễn tả vẽ bên ngoài, hoạ sĩ đã chú ý đến sự
biểu hiện của nội tâm: vẽ đau đớn, buồn bã, than khóc trước sự mất mát (tranh bích
hoạ “Tang lễ chúa Kitô”).
Nụ hôn của Judas (1305) Tang lễ chúa Kito (1305)
Ma dắc xi ô (Masaccio) 1401 - 1428
Là người mở đầu cho nghệ thuật thế kỷ XV. Ông được thừa hưởng các thành
tựu về hình họa của Giotto, sử dụng phép phối cảnh trong kiến trúc, phân bố hệ thống
ánh sáng trong tranh thật rõ ràng,… diễn tả con người sống động, hình tượng nhân
vật, mảng sáng tối mạnh, tương phản, gợi khối tròn và mềm mại.
Bức bích hoạ “Đôi vợ chồng
đầu tiên bị đuổi khỏi vườn địa
đàng” đã nói lên điều đó, ông đã
thành công trong việc diễn tả hai
cơ thể khoả thân bố cục trong
hình chữ nhật đứng, không chỉ là
bức họa đơn giản về vẻ đẹp hình
thể, khối đấm nhạt, mà tác giả còn
nhấn mạnh tâm trạng của hai con
người thông qua bức tranh này.
Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng,
trừ mảng màu đỏ ở hình tượng
thiên thần, còn tất cả hoà trong
hoà sắc vàng trong sáng nhẹ
nhàng, sự mềm mại, gợi cảm của
chất da thịt còn thiếu vắng.
Ông còn nhiều tác phẩm khác như “Tiền quyên góp”, “Chúa ba ngôi”, “Đức
mẹ Thánh John và Những người dâng cúng”… Phần lớn tranh của ông là về đề tài
tôn giáo. Nhưng qua đề tài tôn giáo hoạ sĩ gửi tới người xem thông điệp về vẻ đẹp và
giá trị của con người. Không gian được diễn tả tốt và có chiều sâu, nhờ sự chắc chắn
về hình ảnh và sự đậm nhạt, tương quan nóng Chiều thứ 3 của không gian được diễn
tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình, đậm nhạt và tương quan nóng lạnh của màu sắc
trong tranh.
Leonardo Da Vinci (1452 – 1519)
Leonardo da Vinci là một họa sĩ, đồng thời cũng là nhà bác học am hiểu nhiều
bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: điêu khắc, kiến trúc, toán học, cơ khí
học, sinh học,… Sự hiểu biết của ông mang dấu vết liên tục trong lịch sử khoa học và
nghệ thuật Châu Âu qua nhiều thế kỉ. Ông có được nhiều nghiên cứu và sáng tạo
nhiều cái mới vô cùng đặc sắc. Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình,
ông chỉ để lại khoảng 30 tác phẩm. Thế nhưng trong từng tác phẩm lại là một câu
chuyện khác, ông luôn tìm tòi tạo ra cái mới truyền lại cho thế hệ sau. Những tác
phẩm của ông còn được lưu truyền tới ngày nay cũng chính là những mẫu mực về
nhiều mặt cho nền hội họa trên thế giới.
Trong thời gian ở Milan giữa những năm 1495- 1498, Leonardo vẽ bức tranh tường
cho nhà thờ Thánh Maria denhla – Hraxi ( gần Milan ) “Buổi họp kín” hay còn gọi là
bữa tiệc cuối cùng (1495 – 1498) – Tranh tường. Tác phẩm không chỉ có giá trị về
mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị to lớn về tính khoa học trong nghệ thuật. Điều mà
Leonardo vẫn tâm đắc và tự hào.
Nhắc đến ông chắc hẳn ai cũng phải biết
đến bức họa Monalisa vô cùng nổi tiếng.
Đây là là bức chân dung miêu tả tâm lý rất
thành công. Nhân vật trong tranh được tác
giả chăm chút cả về vẻ đẹp ngoại hình lẫn
nội tâm. Điểm đặc biệt trong bức tranh
chính là nụ cười của nàng Monalisa, tuy
cười phảng phất niềm vui nhưng qua đó
cũng là nỗi buồn khiến người xem phải suy
nghĩ, vương vấn. Vẻ đẹp của nàng là một vẻ
đẹp lý tưởng không chỉ của thế kỉ XVI mà
còn là vẻ đẹp lý tưởng của mọi thời đại.

Raphaen Xăng ti (Raphael Santi) 1483 – 1520


Cùng với Lê ô na đờ vanh xi và Mikenlăngiơ, Raphaen góp phần tạo nên sự
chuẩn mực, định hình cho sự phát triển của phong cách nghệ thuật phục hưng, nếu
Mikenlăngiơ được biết đến với phong cách mạnh mẽ, cường liệt bao nhiêu thì ngược
lại phong cách của Raphaen lại mềm mại, nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trong mỹ thuật phục
hưng hai nghệ sĩ này được coi là hai thái cực đối lập nhau. Những tác phẩm nổi tiếng
của Raphaen là :
Đức mẹ của Đại công tước
Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng – Sơn dầu (1505)
Trường Aten – Bích hoạ (1510 – 1512)
Đức mẹ Sixtime (1512 – 1513)
Tranh của Raphen được biết đến nhờ đem đến cái đẹp nhẹ nhàng, uyển
chuyển, duyên dáng, nội dung về lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng nhân vật sâu sắc.
Tranh của ông là những mẫu mực về màu sắc, bố cục, hình họa.
II.4.2. Nghệ thuật điêu khắc
Điêu khắc phục hưng đạt đến chuẩn mực về giải phẫu tạo hình. Nhiều nhà điêu
khắc nổi tiếng đã làm rạng danh đất nước Ý với phong cách điêu khắc da dạng và đề
tài sáng tác phong phú.
Đô na ten lô (Donatello) 1386 – 1466
Đề tài được đề cập đến trong hầu hết các tác phẩm của ông là đề tài tôn giáo,
gắn liền với các công trình kiến trúc tôn giáo: Thánh Mác (phù điêu đá), thánh
Gioóc… Mỗi một bức là một bố cục khác, nội dung truyền tải khác nhau, về tình
cảm mẹ con… Và điểm chung đến từ những bức phù điêu của ông chính là vẻ đẹp
hiện thực của con người trần tục và tình cảm yêu thương vô hạn của Đức mẹ với đức
Chúa con. Tác phẩm đài kỷ niệm người thủ lĩnh quân sự Gát ta mơ la ta cũng là một
tác phẩm nổi tiếng về chủ đề những người anh hùng dân tộc trong đấu tranh chống
giặc, những sự tích hay huyền thoại ca ngợi cuộc sống cũng được ông thể hiện. Tài
năng của ông cũng được biểu hiện qua các bức chạm nổi trên nhiều chất liệu: đá,
đồng… trên mặt phẳng, ông khéo léo tạo nhiều lớp khối cao thấp khác nhau rất
phong phú nên đã tạo được không gian sống cho nhân vật trong phù điêu. Dáng của
các nhân vật ở mọi chất liệu đề tài đều rất động, đa dạng, đường nét mềm mại, dịu
dàng.
Mi Ken lăng giơ Bu ô na rô ti (Michel Ange Buonarroti) 1475 – 1564
Hoạ sĩ sứ Phờ lô grăng xơ, đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà thơ
của nước ý. Ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời Phục Hưng. Nghệ thuật
của Mi ken lăng giơ là nguồn lực hình thành nên phong cách kiểu cách
(Manierisme), báo trước sự ra đời của nghệ thuật Barốc cơ, Mi ken lăng giơ sinh
ngày 18/2/1564 tại Rome. Ông bắt đầu học mỹ thuật trong xưởng của thầy đơ mơ ni
cô (Domenico) và thầy Đavít ghi rlang đai ô (Giardino Medicco) và được nhà điêu
khắc Béc tôn đô đi giô van ni (Bertoldl di Giovanni) dạy học hình hoạ, nặn tượng và
làm phù điêu. Mi ken lăng giơ rời Phờ lô răng xơ đến Blônhơ (Blogne) tạc rất nhiều
tượng cho nhà thờ thánh Đô mơ ni cô khi thầy giáo mất. Chính các bức tượng tuyệt
tác ấy làm cho tên tuổi Mi ken lăng giơ lẫy lừng cả xứ. Năm 1496 đến 1513 ông sống
và làm việc tại Tome. Giai đoạn này đánh dấu sự làm việc hết mình và vô cùng nhiệt
huyết, sung sức của nghệ sĩ, vô số bức tượng thánh và Đức mẹ trong nhà thờ được
ông hoàn thành vô cùng đặc sắc.

Piet ta David
III. HÌNH TƯỢNG CON RỒNG TRONG TRANG TRÍ MỸ THUẬT
THỜI KỲ NHÀ LÝ
Ngày nay họa tiết con Rồng đang xuất hiện nhiều và mang tính ứng dụng trang trí
trong Hoàng cung, các ngôi Chùa, cung Điện còn mang giá trị cái đẹp tạo hình. Họa tiết
Rồng phát triển ở các vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưng. Cơ
sở nhận diện hình tượng trên các phần thể hiện: Đầu Rồng (mắt, mũi, mồm, râu, bờm,
sừng); hình dáng thân Rồng (các khúc uốn lượn); các chi tiết (vây, móng, đuôi) và đối
chiếu với niên đại di tích để xác định Rồng các thời.
III.1. Nguồn gốc và biểu tượng rồng thời Lý
Rồng thời Lý (thế kỷ XI-XII): Thăng Long nơi rồng vàng xuất hiện, cũng là nơi
vương triều Lý (1010-1125) xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoàng thành, chùa, tháp
mở đầu cho độc lập tự chủ của Đại Việt. Biểu tượng Rồng chính là biểu tượng truyền
thống vốn có lâu đời của dân tộc ta, và để duy trì phát triển hình ảnh thiêng liêng đó thì
các nghệ nhân thời Lý đã sáng tạo hình tượng Rồng, đưa lại ý nghĩa. Hình tượng Rồng
chỉ thực sự phát triển từ triều Lý, trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương
quyền và linh thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo). Nó thể hiện trong các hợp
thể nghệ thuật đường nét uyển chuyển, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh, phong cách độc đáo.
Trong bộ tứ linh: Long – Ly – Quy – Phụng. Long chính là con vật đứng đầu, biểu thị
cho sức mạnh và quyền lực vượt trội. Hình tượng Rồng được người xưa tôn thờ và trân
trọng vì những ý nghĩa cao đẹp. Hình tượng Rồng có kiểu dáng nhất quán, được nghệ
nhân tuân thủ triệt để. Bất kỳ hình rồng ở di tích nào dù ở cách xa nhau, dù làm vào
những năm khác nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền, thì hình
tượng con Rồng Lý đều có kiểu dáng và cấu trúc chung.
Theo tạp chí nghiên cứu lịch sử
Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về nguồn gốc hình ảnh của Rồng. Chẳng
hạn như: Trong tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có viết “Rồng giống như một giống Rắn hay
bò sát nào đó. Giống Rắn này lớn, có mào, có cả chân, ít nhiều điểm giống Rồng. Người
Việt Nam xưa vẫn cho rằng đó là một giống Rắn thần thân dài, mào đỏ chót. Nhiều làng
ở Việt Nam xưa đã thờ giống Rắn thần đó với mong muốn mang đến bình an”.
Theo các GS, PGS chia sẻ
Phạm Huy Thông và Hà Văn Tấn cho biết: “Theo chúng tôi, hình 2 con cá sấu
được cách điệu hài hòa giao nhau trên búa đồng Đông Sơn là hình của con Giao Long.
Phải chăng đây là hình tượng con Rồng đầu tiên trong nghệ thuật lịch sử Việt Nam”.
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên cũng đã từng cho rằng loài Rồng xuất hiện từ thời Lạc Long
Quân và Âu Cơ.
Trong một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Khoán đã chỉ ra rằng: Rồng có
nguồn gốc từ thời Lý, gắn liền với truyền thuyết nhà vua gặp Rồng vàng bay lên trong
khi đang dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Ông cho rằng: “Rồng được xuất hiện sớm nhất là
ở thời Lý. Khi Lý Công Uẩn lên làm vua, thấy Hoa Lư chật hẹp bèn quyết định dời đô
về Đại La. Trên đường đi, Lý Thái Tổ thấy một đám mây vàng bay lơ lửng, nhà vua cho
là điềm tốt, bèn đặt tên cho thủ đô mới là Thăng Long. Do đó, các nhà mỹ thuật đương
thời đã sáng tạo hình ảnh một con Rồng đang bay theo ý tưởng của vua là Thăng Long –
Rồng bay lên”.
Mặc dù, nhiều người có nhiều kết quả nghiên cứu và kết luận khác nhau. Nhưng
suy cho cùng, hình tượng Rồng ở bất kì giai thoại nào cũng đều mang tầm vóc thiêng
liêng, lớn lao, đầy quyền lực và hiên ngang, mãnh liệt. Đặc biệt hơn hết chính là thể hiện
rõ ràng tinh thần dân tộc Việt, tinh thần kiên cường, có ý nghĩa không chỉ về mặc lịch sử
dân tộc mà còn đẹp trong mỹ thuật và kiến trúc Việt Nam.
III.2. Một số đặc điểm rồng thời Lý

Phần đầu Rồng


Đặc điểm nhận biết đầu tiên
Đầu Rồng thời Lý rất đặc
biệt, có mào, mũi và bờm
được khắc họa vô cùng tự
nhiên với sự uyển chuyển
vốn có của hình ảnh con
rồng. Mào Rồng chùm toàn
bộ môi trên và quyện với
răng nanh khiến ta mường
tượng được hình ảnh như đám mây đang bay. Râu Rồng mềm mại như sóng nước, uốn
lượn theo gió.
Mũi Rồng được khắc họa bởi những đường cong xếp chồng lên nhau khiến người
xem liên tưởng ra nguồn nước. Miệng Rồng thường há rộng để lộ hàm răng đang ngậm
ngọc rất ấn tượng. Đặc biệt, râu và mào Rồng lại uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống
chiếc lá bồ đề, hoàn toàn phù hợp với thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.
Thân Rồng thời Lý
Thân Rồng uốn lượn mềm mại giống như đang bay vô cùng thực và sống động.
Phần thân thường có 11-13 khúc, rất đồng đều. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất đó là Rồng
của thời Lý lại sở hữu thân hình tròn, da trơn và không có vảy. Đây là điểm đặc biệt mà
mọi người có thể dùng để phân biệt Rồng của thời Lý với Rồng ở các thời điểm khác.
Chân rồng thời Lý
Ở thời Lý, rồng có 4 chân, có loại 3 móng, cũng có loại 5 móng. Nhưng dù chân
có mấy móng, thì móng đều được khắc họa rất nhỏ nhắn và vuốt sắc như móng chim.
Tại khuỷu chân của Rồng, thường có thêm một cụm lông hình mây bay về sau tăng thêm
vẻ mềm mại cho hình tượng.

IV. KẾT LUẬN


Cái đẹp chính là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, thể hiện khát khao
vươn tới của con người. Chính cái đẹp giúp thanh lọc tâm hồn con người, cứu rỗi thế
giới. Và ở bất kì thời đại nào, cho dù chuẩn mực cái đẹp có khác nhau hay có thay đổi,
thì đó vẫn là đích đến của loài người, nhân loại ta luôn muốn hướng tới cái đẹp. Đặc biệt
và điển hình nhất chính là cái đẹp trong nghệ thuật, nó góp phần trong quá trình phát
triển sự sáng tạo và hoàn thiện bản thân con người thật hoàn mỹ.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-cai-dep-cua-nghe-thuat-trong-thoi-ky-
phuc-hung-57085/
2. https://designs.vn/tim-hieu-ve-my-thuat-phuc-hung/
3. https://mythuatbui.edu.vn/lich-su-my-thuat-the-gioi-hoi-hoa-thoi-ky-phuc-
hung/
4. https://www.trucchihanoi.vn/rong-thoi-ly-nguon-goc-dac-diem-bieu-
tuong-nhung-dieu-kieng-ky.html
5. https://mythuatms.com/hoc-ve-hoa-tiet-con-rong-trong-my-thuat-co-viet-
nam-d1161.html
6. https://www.academia.edu/36436560/
THÀNH_TỰU_NGHỆ_THUẬT_PHỤC_HƯNG_doc

You might also like