You are on page 1of 27

25 trường phái và phong cách nghệ thuật nổi

bật trên thế giới


Chia sẻ

Nhắc đến nghệ thuật có vẻ như nhắc đến những vấn đề rất hàn lâm. Nếu bạn là một người mới
bước vào thế giới này, có lẽ bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là về từng phong trào trong
nghệ thuật, các trường phái và loại hình nghệ thuật khác nhau. Bạn đang bối rối với những khái
niệm về chủ nghĩa "Biểu hiện", "Ấn tượng" hay "Baroque"..., bài viết này của Vanvi sẽ giải thích
cho bạn những thuật ngữ đó một cách đơn giản nhất có thể. 
1. Trường phái Biểu hiện trừu tượng - Abstract 15. Nghệ thuật Thực địa - Land art/Earth art
Expressionism
16. Trường phái Tối giản – Minimalism
2. Trường phái Tân nghệ thuật/Nghệ thuật mới - Art
Nouveau 17. Trường phái Tân ấn tượng - Neo Impressionism

3. Trường phái Tiên phong - Avant-garde 18. Trường phái Tân cổ điển - Neoclassicism

4. Trường phái Ba-rốc- Baroque 19. Nghệ thuật Trình diễn - Performance art

5. Trường phái Cổ điển - Classicism 20. Trường phái Vi điểm - Pointillism

6. Trường phái Vị niệm/Nghệ thuật Ý niệm - 21. Nghệ thuật Đại chúng - Pop art
Conceptualism/Conceptual art
22. Trường phái Hậu ấn tượng - Post Impressionism
7. Trường phái Kiến tạo - Constructivism
23. Trường phái Rococo
8. Trường phái Lập thể - Cubism
24. Trường phái Siêu thực - Surrealism
9. Phong trào Dada/Dadaism
25. Trường phái Tuyệt đỉnh/Siêu việt - Suprematism
10. Trường phái biểu hiện - Expressionism
26. Art Deco
11. Trường phái Dã thú - Fauvism
27. Trường phái De Stijl
12. Trường phái Vị lai - Futurism
28. Plakatstil
13. Trường phái Ấn tượng - Impressionism

14. Nghệ thuật Sắp đặt - Installation art


1. Trường phái Biểu hiện trừu tượng - Abstract Expressionism

Bao gồm nhiều phong trào nghệ thuật nổi lên từ thế kỷ 20 tại Mỹ nên còn được gọi là trường
phái New York. Điểm đặc trưng của Biểu hiện trừu tượng  là nhấn mạnh vào sự biểu hiện cảm
xúc mà không sử dụng hình tượng nào cụ thể. Các bức tranh thường trông rất nổi loạn, hoặc đôi
khi hư vô.

Thuật ngữ "Action painting - tranh hành động" gắn liền với chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng, mô
tả một loại hình nghệ thuật trực tiếp và sinh động, liên quan đến việc áp dụng lối vẽ mạnh bạo,
với những nét cọ cứng cỏi và hiệu ứng nhỏ giọt và đổ màu lên mặt toan. 

Tranh của Jackson Pollock


2. Trường phái Tân nghệ thuật/Nghệ thuật mới - Art Nouveau

Đây là một phong cách trang trí phát triển từ năm 1890 đến 1910 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.
Tân nghệ thuật - Art Nouveau (Pháp), còn được gọi là Jugendstil (Đức) và Sezessionstil (Áo),
nhận diện đặc trưng bởi các đường bất đối xứng, đường cong lượn hình sin của các hình khối
nguyên thủy. Mặc dù ảnh hưởng đến hội họa và điêu khắc, biểu hiện dễ thấy nhất của Tân nghệ
thuật là trong kiến trúc, nghệ thuật trang trí và đồ họa. Trường phái này đã tạo ra một phong cách
mới, thoát khỏi khuôn mẫu nghệ thuật đã của thế kỷ 19.

Tranh "Cung hoàng đạo" của  Alphonse Mucha


3. Trường phái Tiên phong - Avant-garde

Trong tiếng Pháp, "Avant-garde" nghĩa là người tiên phong, nhắm đến các ý tưởng đổi mới hoặc
thử nghiệm, các tác phẩm hoặc người làm nên chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, chính trị
và nghệ thuật.

4. Trường phái Ba-rốc- Baroque

Tương tự như Biểu hiện và Ấn tượng, Baroque và Rococo có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người.
Thuật ngữ "Baroque" bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là viên ngọc hoặc đá quý. Đây là
một phong trào trong nghệ thuật và kiến trúc được phát triển ở châu Âu từ đầu thế kỷ 18 đến
giữa thế kỷ 18. Khác xa với chủ nghĩa Siêu thực, Baroque nhấn mạnh vào các chuyển động kịch
tính, cường điệu, rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu nhằm tạo ra cảm giác căng thẳng, phấn khích và
hùng tráng cho người xem. 
5. Trường phái Cổ điển - Classicism

Nhắc đến nghệ thuật cổ điển là nhắc đến các nguyên tắc. Điều này thể hiện trong phong cách, hệ
thống lý thuyết và triết lý của các loại hình nghệ thuật khác nhau từ thời Hy Lạp và La Mã cổ
đại. Trường phái Cổ điển tập trung vào các chuẩn mực truyền thống với biểu hiện thanh lịch và
cân xứng. 

Bức tranh "Cái chết của Socrates", họa sỹ Jacques Louis David.

Bức tranh mô tả những phút cuối cùng của triết gia vĩ đại Cổ Hy Lạp Socrates (469 – 399 tr. CN)
– một trong những người đặt nền móng cho toàn bộ triết học phương Tây. Socrates bị buộc tội
reo rắc nghi ngờ các thần linh mà chính thể Athens thời đó tôn thờ, kêu gọi nhân dân tôn thờ
các thần linh ngoại lai, và làm hư hỏng thanh thiếu niên. Ông bị tòa án Athens kết án tử hình
bằng cách phải tự uống thuốc độc chết.

6. Trường phái Vị niệm/Nghệ thuật Ý niệm - Conceptualism/Conceptual art


Trường phái Vị niệm ra đời vào những năm 1960, tập trung thể hiện các ý tưởng và giả thuyết
hơn là các hình thức cụ thể. Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1967 bởi nghệ sĩ Sol LeWitt.
Trong một bài tiểu luận của mình ông đã viết: "Ý Niệm - ngay cả khi không được tạo nên bởi
những hình dạng cụ thể, thì chính Ý niệm đã tự nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh"

Bức tranh tường của Sol LeWitt

7. Trường phái Kiến tạo - Constructivism

Được phát triển bởi những nghệ sĩ Nga tiên phong vào khoảng năm 1915, Kiến tạo là một nhánh
của nghệ thuật trừu tượng. Từ chối quan niệm "Nghệ thuật vị nghệ thuật", đây là chủ nghĩa
hướng tới định hướng phát triển xã hội. Các tác phẩm Kiến tạo chủ yếu biểu hiện các kết cấu
hình học, được tính toán kỹ càng qua toán học và các công cụ đo lường. 

Một bức tranh thuộc trường phái Kiến tạo


8. Trường phái Lập thể - Cubism

Đây là phong trào nghệ thuật bắt đầu vào năm 1907. Những nghệ sỹ tiên phong của phong trào
này là  Pablo Picasso và Georges Braque. Hội họa lập thể đã phát triển một ngôn ngữ hình ảnh
mới, các quy ước đại diện cho từng loại hình nghệ thuật trước đây được thay thế bằng các khối
hình học phẳng. Những chủ đề truyền thống như khỏa thân, phong cảnh được thực hiện theo một
cách gần như hoàn toàn mới. Các đối tượng trong hội họa Lập thể được mổ xẻ, phân tích và kết
hợp lại bởi các hình khối trong một hình thức trừu tượng. 

Bức tranh Pháp - Tây Ban Nha, họa sỹ Picasso.

9. Phong trào Dada/Dadaism 


Một phong trào nghệ thuật và văn học được hình thành trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nó thể hiện một phản ứng tiêu cực của giới nghệ sĩ đối với các giá trị xã hội truyền thống và quy
tắc chuẩn mực nghệ thuật vào thời điểm đó. 

Những nghệ sĩ Dada đại diện cho làn sóng nổi loạn với tuyên ngôn chống lại chính quyền. Bằng
hình thức gây shock, các tác phẩm Dada có nội dung đánh thẳng vào sự tự nhận thức nhằm vạch
trần mặt tối của các quy chuẩn,luật lệ và giá trị trong xã hội đương thời.

Tranh trường phái dada "Cherry" của Kurt Schwitters

10. Trường phái biểu hiện - Expressionism


Biểu hiện và Ấn tượng, là 2 trường phái nghệ thuật được đem ra so sánh một cách phổ biến. Biểu
hiện là một phong trào nghệ thuật mang tầm quốc tế, được thể hiện trong nhiều lĩnh vực như hội
họa, kiến trúc, văn học và biểu diễn. Phát triển từ năm 1905 đến 1920, sôi nổi nhất là ở Đức và
Áo, nghệ thuật Biểu hiện tìm cách thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm cảm xúc hơn là hiện thực vật
lý. Các quy ước của phong cách Biểu hiện bao gồm biến thể, cường điệu, huyễn tưởng, rực chói,
mâu thuẫn, bạo lực hoặc các gam màu mạnh để thể hiện cảm xúc hoặc ý tưởng bên trong của
nghệ sĩ.

Tranh "Bến cảng Leba" của  Max Pechstein

11. Trường phái Dã thú - Fauvism


Được đặt ra bởi nhà phê bình Louis Vauxcelles, "Fauvism" nghĩa là là con thú hoang dã trong
tiếng Pháp, là một trong những phong trào nghệ thuật đầu thế kỷ 20. Trường phái Dã Thú gắn
liền với 2 tên tuổi họa sĩ Henri Matisse và André Derain, những tác phẩm của họ đặc trưng bởi
màu sắc mạnh mẽ, rực rỡ và nét vẽ đậm phủ lên thực cảnh. 

Tra
nh trường phái dã thú "Cầu vượt Charing, London" của  Shelley Esaak.

12. Trường phái Vị lai - Futurism


Đây là một trường phái nghệ thuật khá độc đáo, được thành lập vào năm 1909 bởi Filippo
Tommaso Marinetti. Vị Lai là sự phát triển của nền nghệ thuật Ý trong hội họa trừu tượng và văn
học, nhằm mục đích nắm bắt sự chuyển động, tốc độ và năng lượng của thế giới cơ học hiện đại.

Tranh trường phái vị lai của Tullio Crali.

13. Trường phái Ấn tượng - Impressionism


Trường phái Ấn tượng là phong trào nghệ thuật thế kỷ 19, đặc biệt gắn liền với các nghệ sĩ Pháp
như Claude Monet, Pierre Auguste Renoir, Camille Pissarro và Alfred Sisley. Hội họa Ấn tượng
cố gắng ghi lại những ấn tượng trực quan và chính xác nhất của họa sĩ với cảnh vật. Họa sỹ có
thể sử dụng các nét vẽ nhỏ, mỏng, nét bút được nhìn thấy rõ ràng, kết hợp lại với nhau để nhấn
mạnh sự chuyển động và sự thay đổi của ánh sáng. Với quan điểm đi ngược lại những lý thuyết
hội họa hàn lâm trước đó,các họa sỹ trường phái Ấn tượng ban đầu đã gặp phải rất nhiều khó
khăn, họ thậm chí còn bị loại bỏ ra khỏi các cuộc triển lãm hàng năm do chính phủ tại trợ. Họ từ
đó đã tự tổ chức các triển lãm độc lập ngay bên ngoài các nhà trưng bày để phản ứng lại điều
này. 

Tranh trường phái ấn tượng của Monet.

14. Nghệ thuật Sắp đặt - Installation art


Nghệ thuật sắp đặt là phong trào phát triển cùng lúc với Pop art - nghệ thuật Đại chúng vào cuối
những năm 1950. Đặc trưng của Sắp đặt là các công trình đa phương tiện, quy mô lớn, thường
được thiết kế cho một địa điểm cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian tạm thời. Thông
thường, nghệ thuật Sắp đặt liên quan đến việc tạo ra một trải nghiệm thẩm mỹ hoặc cảm giác bao
trùm trong một môi trường cụ thể và mời gọi sự tham gia trải nghiệm một cách tích cực và chím
đắm của khán giả.

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của Wade Kavanaugh và Stephen Nguyen

15. Nghệ thuật Thực địa - Land art/Earth art


Nghệ thuật Thực địa hay còn có tên gọi khác là nghệ thuật Trái Đất, nghệ thuật Môi trường
(Environmental art, Earthworks), là một phong trào nghệ thuật đơn giản xuất hiện vào những
năm 1960 và 1970. Nhận diện đặc trưng của nghệ thuật Thực địa là các tác phẩm được tạo ra
trực tiếp trong cảnh quan thiên nhiên, điêu khắc các vùng đất, núi đá thành công trình hoặc tạo ra
các cấu trúc bằng cách sử dụng vật liệu tự nhiên như đá hoặc cành cây. Đây có thể được coi là
một phiên bản thiên nhiên của nghệ thuật sắp đặt. Nghệ thuật Thực địa phần lớn gắn liền với
Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhưng cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác.

16. Trường phái Tối giản – Minimalism


Ra đời từ những năm 1960s, Tác phẩm tối giản được nhận diện qua các khối hình học đơn giản
(như vuông, tròn, tam giác) và những hình này không đại diện cho một đối tượng gì cụ thể. 
Trong tối giản, cái khó của nghệ nhân là ở việc kết hợp được các vật liệu truyền thống trong các
hình dạng đơn giản để tạo nên một không gian hội họa có chiều sâu, rất gần với nghệ thuật trừu
tượng. 

Tranh tối giản của họa sỹ Lê Thiết Cương

17. Trường phái Tân ấn tượng - Neo Impressionism


Đây là phong trào nghệ thuật phát triển chủ yếu ở Pháp từ năm 1886 đến năm 1906. Tân ấn
tượng được dẫn dắt bởi các tác phẩm của Georges Seurat và Paul Signac, cũng là người mở
đường cho hội họa Vi điểm (pointillism). Các họa sĩ Tân ấn tượng đã từ bỏ tính tự phát của
trường phái Ấn tượng và thực hiện kỹ thuật vẽ có hệ thống dựa trên cơ sở khoa học và nghiên
cứu về quang học.

Tranh trường phái Tân ấn tượng của Georges Seurat

18. Trường phái Tân cổ điển - Neoclassicism


Tân cổ điển là một trong những phong trào nghệ thuật sinh ra vào nửa sau của thế kỷ thứ 18 ở
châu Âu. Gần như trái ngược với nghệ thuật Đại chúng (Pop art) về cảm hứng, phong cách của
Tân cổ điển lấy cảm hứng từ nghệ thuật và văn hóa cổ điển của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.

Tranh tân cổ điển của  Angelica Kauffman

19. Nghệ thuật Trình diễn - Performance art


Xuất hiện vào những năm 1960s, nghệ thuật Trình diễn tả ý niệm nghệ thuật thông qua các hành
động được thực hiện bởi nghệ sĩ hoặc những người tham gia khác. Các hình thức này có thể
được trình diễn trực tiếp hoặc quay lại, nội dung thực hiện một cách tự phát hoặc dựa trên kịch
bản. Trình diễn thách thức các quy ước của các hình thức nghệ thuật thị giác truyền thống như
hội họa và điêu khắc bằng cách nắm bắt nhiều phong cách khác nhau như diễn xuất, ứng tác và
nghệ thuật cơ thể.

20. Trường phái Vi điểm - Pointillism


Hội họa Vi điểm hay nghệ thuật Chấm (Dot art) là một kỹ thuật vẽ tranh được phát triển bởi các
họa sĩ người Pháp Georges-Pierre Seurat và Paul Signac. Nổi lên vào giữa những năm 1880, đặc
trưng của Vi điểm là các tác phẩm được tạo thành từ vô số các chấm nhỏ màu tinh khiết đặt cạnh
nhau theo một quy tắc trật tự nghiêm ngặt để tạo thành một hình ảnh. 

Tranh nghệ thuật trường phái vi điểm của Georges Seurat

21. Nghệ thuật Đại chúng - Pop art


Xuất hiện vào những năm 1950, khởi xướng bởi những nghệ sĩ Anh và Mỹ. Nghệ thuật Đại
chúng lấy cảm hứng từ hình ảnh và sản phẩm phổ biến từ văn hóa thương mại, trái ngược hoàn
toàn với sự tinh hoa của nghệ thuật hàn lâm. Thời kì thịnh vượng của nghệ thuật Đại chúng là
vào những năm 1960, nhấn mạnh các yếu tố bình thường và dân dã của cuộc sống hàng ngày
dưới các hình thức như tranh in vải, ban-nơ khổ lớn hoặc tượng.

Tranh nghệ thuật trường phái đại chúng của Andy Warhol

22. Trường phái Hậu ấn tượng - Post Impressionism


Thuật ngữ Hậu ấn tượng ra đời vào năm 1910 bởi nhà phê bình và họa sĩ người Anh Roger Fry
để mô tả phản ứng chống lại sự miêu tả tự nhiên của ánh sáng và màu sắc của nghệ thuật Ấn
tượng. Mở đường cho hội họa Hậu ấn tượng là các tên tuổi như Paul Cézanne, Paul Gauguin,
Vincent van Gogh và Georges Seura. Tất cả các họa sĩ này đều phát triển phong cách cá nhân
riêng biệt. Điểm chung của họ là sự quan tâm đến việc thể hiện phản ứng cảm xúc và tâm lý với
thế giới thông qua màu sắc táo bạo và hình ảnh thường mang tính biểu tượng.

Tranh trường phái hậu ấn tượng của Vincent Van Gogh

23. Trường phái Rococo 


Rococo là một làn sóng nghệ thuật nổi bật với kiến trúc và nghệ thuật trang trí, bắt nguồn từ
Pháp vào đầu những năm 1700. Các đặc trưng nghệ thuật của Rococo là lối trang trí trau chuốt,
phong cách nhẹ nhàng, gợi cảm, thể hiện qua các đường cong cuộn vỏ ốc và hình sóng. 

Tranh trường phái Rococo của  François Boucher

24. Trường phái Siêu thực - Surrealism


Ra đời bởi nhà thơ André Breton ở Paris năm 1924, Chủ nghĩa siêu thực là một phong trào  nghệ
thuật và văn học hoạt động trong Thế chiến II. Mục tiêu chính của hội họa siêu thực và tác phẩm
nghệ thuật siêu thực là giải phóng tư tưởng, ngôn ngữ và kinh nghiệm của con người khỏi ranh
giới áp bức của chủ nghĩa Duy lý (Rationalism), bằng cách ủng hộ những giá trị phi lý trí, nên
thơ và mang tính cách mạng. 

Tranh siêu thực của Dali

25. Trường phái Tuyệt đỉnh/Siêu việt - Suprematism


Là một hình thức tương đối lạ lẫm của nghệ thuật Trừu tượng. Thuật ngữ "Tuyệt đỉnh" hay "Siêu
việt" được đặt ra bởi nghệ sĩ người Nga Kazimir Malevich vào năm 1915 để mô tả một phong
cách hội họa trừu tượng phù hợp với niềm tin của ông. Vị họa sĩ này cho rằng nghệ thuật thể hiện
trong các hình thức hình học đơn giản nhất và bố cục sống động là vượt trội so với các hình thức
nghệ thuật biểu diễn trước đó. Điều này dẫn đến cảm giác đỉnh cao nhất của nghệ thuật thuần túy
của cảm xúc và tri giác trong hội họa. 

Tranh trường phái tuyệt đỉnh của  Kazimir Malevich

26. Art Deco


Phong cách Art Deco trong kiến trúc là trường phái thiết kế hướng đến những khối hình học kinh
điển trong không gian, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể, tạo nên phong cách mạnh mẽ, cá tính
mang đậm chất vương giả, xa xỉ cho không gian.

Phong cách này  bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm cổ điển trong không gian tạo nên phong cách
mạnh mẽ, cá tính.
Sau khi thế chiến thứ I nhất kết thúc đem lại sự giàu có xa hoa cho những nước chiến thắng như
Pháp, Anh, Mỹ,... trở thành cường quốc. Các nước thắng lợi bắt đầu hưởng thành quả bằng việc
phô trương sự xa xỉ trong những ngôi nhà tráng lệ, xa hoa. Từ đó, dần hình thành lối kiến trúc
Art Deco. Ban đầu họa tiết Art Deco bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm nghệ thuật Nouveau chuộng
tính hoa mỹ, họa tiết lượn sóng, bất đối xứng, cách điệu từ hoa lá,... Sau đó, với sự phát triển
kinh tế thần tốc sau chiến tranh, nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng theo, thay bằng những đường nét
mạnh mẽ, góc cạnh, hình khối theo dạng lập thể, thể hiện sự phản kháng, chối bỏ những tàn tích
cũ. Đến nay, nghệ thuật trang trí Art Deco không chỉ có ảnh hưởng trong thiết kế kiến trúc mà
còn ảnh hưởng đến lĩnh vực thời trang, thiết kế nội thất xe hơi hạng sang.

27. De Stijl
https://idesign.vn/eco-art/i-gallery/100-nam-truong-phai-de-stijl-phan-1-nhung-nguoi-dat-nen-
mong-81679.html

Mục đích ra đời của trường phái này là để cách tân nghệ thuật Hà Lan vào đầu thế kỷ 20. Những
họa sĩ theo trường phái De Stijl muốn tạo ra những quy tắc chuẩn mực mới, đồng thời họ còn
muốn đi ngược lại với sự rối rắm, cường điệu của các trường phái nghệ thuật như Art Deco, Art
Nouveau/Jugendstil và Arts & Crafts.

Nguyên tắc mỹ thuật của De Stijl rất đơn giản: Tập trung vào một hình ảnh trừu tượng và chỉ sử
dụng các khối hình học kèm theo những màu sắc cơ bản. Tuy nhiên, không chỉ về mặt thẩm
mỹ, De Stijl còn ẩn chứa một thông điệp xã hội sâu sắc: Loại bỏ cái ‘tôi’ của người họa sĩ và chú
trọng vào sự chính xác, hòa hợp. Những người họa sĩ của phong trào De Stijl mang trên mình sứ
mạng thiết lập nền móng cho thế thế hệ tương lai, hướng tới mục tiêu cải cách xã hội. Trường
phái De Stijl là công cụ xóa nhòa ranh giới giữa cái gọi là “mỹ thuật” hay “nghệ thuật ứng dụng”
(ví dụ như thiết kế đồ họa hoặc thiết kế sản phẩm) với kiến trúc.

Ngoài lĩnh vực hội họa, bộ quy tắc của De Stijl còn được ứng dụng trong các mảng khác
như thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, typography, văn học, âm nhạc, thiết kế nội thất, thiết
kế sản phẩm và kiến trúc. De Stijl chính là nguồn cảm hứng cho những cái tên nổi bật trong làng
thiết kế như Le Corbusier, Deutscher Werkbund và Bauhaus – họ không chỉ góp phần thay đổi
tiêu chuẩn thẩm mỹ mà còn thay đổi cả xã hội. Cũng không có gì sai nếu nói rằng De Stijl đã ảnh
hưởng sâu sắc đến nghệ thuật đương đại, thiết kế và kiến trúc trong suốt thế kỷ 20 và đầu thế kỷ
21.

28. Plakatstil
Một trường đào tạo thiết kế áp phích tại Đức có tên là Plakatstil (Phong cách áp phích) cũng tiếp
nối sứ mệnh khám phá hình dạng thuần túy. Ngôi trường được khởi xướng bởi Lucian Bernhard
với áp phích đầu tiên được ra đời năm 1905, phong cách đặc trưng thường thấy ở Plakatsil chính
là việc thể hiện các dấu hiệu và hình dạng bằng một ngôn ngữ hình ảnh đơn giản. Các nhà thiết
kế đã tối giản hình ảnh sản phẩm thành các hình dạng cơ bản, hình tượng trưng được đặt trên
một màu nền phẳng, và tên sản phẩm được thiết kế nét chữ đậm. Với phong cách đơn giản mà
hiệu quả này, Plakatsil đã thu hút được rất nhiều học viên, bao gồm Hans Rudi Erdt, Julius
Gipkens và Julius Klinger.

Áp phích Plakatstil được nhà thiết kế Lucian Bernhard vẽ cho bao diêm Priester (1905) Sưu tầm

bởi Philip B. Meggs

You might also like