You are on page 1of 14

NGHỆ THUẬT TỐI GIẢN

1. Khái niệm
Nghệ thuật tối giản (Minimal Art) là phong cách nhấn mạnh việc giản lược tối
đa các chi tiết thừa và chỉ giữ lại thành phần thật sự cần thiết và đáp ứng được
yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Nó được tối giản đến mức có thể chỉ còn là
một khối dẹt, khối vuông, hay dạng kỷ hà,...Trong tranh, các hình tượng, màu
sắc, chi tiết đều ít nhất trong mức có thể.

Chủ nghĩa tối giản hay nghệ thuật tối giản có thể được coi là những ý tưởng
trừu tượng về nghệ thuật có những nét riêng, không bắt chước từ những loại
hình nghệ thuật khác. Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng, nghệ thuật là đại diện cho
một khía cạnh của thế giới thực (phong cảnh, con người, vật); hoặc biểu hiện
của cảm xúc hoặc cảm giác. Các tác phẩm theo chủ nghĩa tối giản không thể
hiện những thực tế bên ngoài. Họa sĩ theo trường phái tối giản Frank Stella
từng nói về những bức tranh nghệ thuật của mình rằng “Những gì bạn thấy là
những gì bạn thấy”. (“What you see is what you see”)

2. Nguồn gốc
- Nguồn gốc của nghệ thuật chủ nghĩa tối giản có thể nói là ra đời từ chủ
nghĩa duy lý kiến trúc sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, vì nó
tập trung vào một thẩm mỹ mới cho việc sử dụng vật liệu xây dựng để có
thể làm mặt tiền của các tòa nhà mà không cần phải sử dụng nhiều vật liệu,
nó cũng dựa trên việc sử dụng trừu tượng, một xu hướng hiện nay của
trường phái ấn tượng. Để mặt tiền trở nên nổi bật trong mắt mọi người.
- Điều này xảy ra vào cuối thế kỷ 1893, khi kiến trúc và nghệ thuật kết hợp
với nhau để có được một mô hình công trình có khả năng tự cung tự cấp
nhưng đồng thời giảm vật liệu xuống mức chỉ sử dụng cần thiết. Vì vậy,
không có lãng phí
- Nhưng việc sáng tạo ra nghệ thuật tối giản là do kiến trúc sư người Đức
Ludwig Mies Van Der Rohe, vào những năm 60 của thế kỷ XX, ông đã đưa ý
tưởng của mình vào cuộc sống khi phụ trách chỉ đạo Trường Nghệ thuật và
Thiết kế của Bauhaus ở Đức, nhưng ông đã làm cho nghệ thuật tối giản
được biết đến ở Hoa Kỳ khi ông quyết định di cư do tiến trình của Chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Ở Hoa Kỳ, kiến trúc sư đã là người của công chúng với công việc được thực
hiện và là một nhà thiết kế vĩ đại. Kiến trúc sư đã tổ chức một cuộc triển
lãm các tác phẩm của mình ở Thành phố New York trong một phong trào
được gọi là nghệ thuật và hình học tối thiểu trong nghệ thuật thị giác. Tất
cả ảnh hưởng do kiến trúc sư người Đức gây ra được tìm thấy trong một
cụm từ nổi tiếng là "less is more".
- Những phong cách đã ảnh hưởng đến phong trào Tối giản: chủ nghĩa biểu
hiện trừu tượng, phong trào De Stijl, phong cách Scandinavian Bắc Âu, văn
hoá Thiền ở Nhật Bản. Phong cách tối giản có chung nguồn gốc với phong
cách Bauhaus, với phương châm chính “Less is more”

3. Các tác phẩm,nghệ sĩ liên quan + đặc điểm:


- Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này ở quốc gia này, nghệ thuật
Minimalism như một dòng nghệ thuật chống lại phản ứng nổi tiếng mà
nghệ thuật đại chúng đã có. Nơi người nghệ sĩ tập trung vào việc sử dụng
những vật liệu cụ thể nhưng cần thiết nhất để tạo ra một tác phẩm nghệ
thuật mà không cần quá trang trí.
- Về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật tối giản mang đến một hình thức vẻ đẹp tinh
khiết cao vì nó chỉ dựa trên việc sử dụng các hình hình học đơn giản như
khối lập phương, hình chữ nhật, hình chóp và hình cầu. Cũng như việc sử
dụng các màu cơ bản và trong sáng. Nghệ sĩ cũng tận dụng những đường
nét từ mảnh nhất đến dày nhất. Nó cũng có thể được coi là đại diện cho
những đặc trưng của sự thật (vì nó không quá cầu kỳ, đơn giản tác phẩm
chỉ thể hiện những gì nó vốn có), trật tự, đơn giản và hài hòa. Một số tác
giả và tác phẩm tiêu biểu trong nghệ thuật tối giản

 Sol Lewitt: nghệ sĩ người Mỹ gắn liền với nhiều các phong trào nghệ thuật,
nổi bật là phong trào Vị niệm và phong trào Tối giản
“Two Open Modular Cubes/ Half-Off”, 1972

 Các dạng hình học đơn lẻ hoặc lặp lại: Chủ nghĩa tối giản được đặc
trưng bởi các dạng hình học đơn lẻ hoặc lặp lại. Nó thường là dạng hình
ba chiều, dưới dạng điêu khắc hoặc sắp đặt.

 Donald Judd: ông là một họa sĩ người Mỹ gắn liền với phong trào này. Đầu
những năm 1960, khi ông bắt đầu thực hiện tác phẩm không gian ba chiều
làm thay đổi ý tưởng về nghệ thuật. Ông luôn tìm kiếm sự tự chủ và rõ
ràng cho đối tượng và không gian.
“Untitled”,1972
“Untitled”, 1990

 Nghệ thuật thể hiện một cách không có chủ ý: Không rõ ràng trong việc
thể hiện cảm xúc hoặc các quyết định trong trực giác, rất ít thông tin về
nghệ sĩ được tiết lộ trong tác phẩm. Các nghệ sĩ theo trường phái tối
giản đã bác bỏ quan điểm coi tác phẩm nghệ thuật là một tác phẩm độc
đáo phản ánh sự thể hiện cá nhân. Thay vào đó, họ tạo ra những vật thể
vô tính và trung tính nhất có thể ((gộp phần phần đặc điểm vào luôn))

 Frank Stella: hoạ sĩ người Mĩ và là một trong những người tiên phong trong
Phong trào tối giản. The Black Painting- những bức tranh đen, thường
được coi là tác phẩm đầu tiên tiêu biểu cho phong trào này
“ Hyena Stomp”, 1962

 Tự tham chiếu: Nghệ thuật tối giản không đề cập đến bất cứ điều gì
ngoài sự hiện diện theo nghĩa đen của nó. Các tài liệu được sử dụng
không có tác dụng gợi ý điều gì khác; màu sắc (nếu được sử dụng) cũng
không mang tính tham chiếu, tức là nếu sử dụng màu tối, điều này
không có nghĩa là nghệ sĩ đang cố gợi ra tâm trạng u ám.

 Carl Andre: nghệ sĩ tối giản người Mỹ nổi tiếng bởi những đường thẳng
theo trật tự và những hệ thống lưới điêu khắc.
 “144 Magnesium” ,1969

“144 Magnesium” ,1969

 Vật liệu do nhà máy sản xuất hoặc mua ở cửa hàng: Carl Andre thường
sử dụng gạch hoặc ngói làm vật liệu thể hiện cho các tác phẩm điêu
khắc của mình; Hoặc nghệ sĩ Dan Flavin đã tạo ra các tác phẩm của mình
từ những bóng đèn huỳnh quang mua từ một cửa hàng đồ kim khí;
Ngoài ra Các tác phẩm điêu khắc của Judd được xây dựng bởi những
người thợ lành nghề theo hướng dẫn của nghệ nhân.
“Last Ladder”, 1959

 Tác phẩm điêu khắc được sắp xếp một cách cẩn thận để nhấn mạnh và
bộc lộ kiến trúc của phòng trưng bày, thường được trình bày trên
tường, trong góc hoặc trực tiếp xuống sàn nhà, khuyến khích người
xem có đầu óc tưởng tượng về không gian.
4. Giá trị mang lại, ứng dụng thực tế:
Việc sử dụng tất cả các vật liệu đã ra đời cái mà ngày nay được gọi là nghệ
thuật chủ nghĩa tối giản, nơi nó đã ảnh hưởng đến kiến trúc, hội họa, âm nhạc,
điêu khắc,… và thậm chí nhiều người đã áp dụng nó như một triết lý sống. Vì
họ đã tìm thấy nhiều sự khôn ngoan trong cụm từ "ít hơn là nhiều hơn"
 Thời Trang
Phong cách thời trang minimalism được định nghĩa đơn giản là sự đơn giản hóa
trong các thiết kế , từ đường nét , kiểu dáng đến các chi tiết trang trí. Các trang phục
này thường không được sử dụng nhiều màu sắc . Phong cách này lược bớt sự rườm
rà , hướng đến vẻ đẹp thanh lịch , nhẹ nhàng , hiện đại và sang trọng
Thiết kế đồ họa
Tối giản trong Đồ họa (Minimalist Graphic) là loại bỏ những thiết kế rườm rà và
những màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên,
những người thiết kế cũng không được làm mất đi tính chất và nội dung cần thể hiện
của sản phẩm/ thông điệp
Thiết kế đồ họa tối giản tuân theo một số quy tắc chính, bao gồm:
Ít mà chất
Giữ mọi thứ đơn giản
Sử dụng không gian trống
Chỉ sử dụng những chi tiết cần thiết
Triển khai thiết kế phẳng
Cân bằng các yếu tố trong thiết kế
Sử dụng lưới để duy trì trật tự
 Nội Thất
Phong cách Minimalism thu hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất
mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, và giảm đối đa số lượng, đặc biệt mọi chi tiết
đều mang những ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng
nhất.
5. Giá trị đời sống:
Chủ nghĩa tối giản trong thiết kế và đời sống còn thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau trong cuộc sống:
• Tối giản nguồn thông tin: đối với thời đại mới, cuộc sống tấp nập nên
những thông tin cũng dần được chọn lọc và đưa ra những ý chính vừa tiết
kiệm thời gian cũng như đạt được hiệu quả hơn.
• Tối giản mối quan hệ: trong những mối quan hệ thường được chia làm
nhiều loại nhưng có lẽ nhiều nhất đó chính là quan hệ xã giao và quan hệ thân
thiết, đối với chủ nghĩa tối giản thì con người chỉ cần tập trung nhiều hơn cho
những quan hệ thân thiết mà có lẽ trong đời sống hiện nay con người đang đi
ngược lại và quên mất “chất lượng hơn số lượng”.
• Tối giản giải trí: sẽ có vô số những chương trình nhưng bạn nên chọn lọc
chương trình bên cạnh đem lại giá trị giải trí còn có thể cung cấp những kiến
thức cùng với giá trị nhân văn.
Giá trị cốt lõi của lối sống theo chủ nghĩa tối giản đó chính là hướng mọi người
về những thứ đơn giản, hạnh phúc với những gì mình có nhưng vẫn đầy đủ,
ngưng chạy theo những thứ phù phiếm chỉ khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi vì
nhu cầu không bao giờ là đủ.
Thay vì mua sắm nhiều món đồ tăng giá trị cuộc sống thì một lối sống tối giản
sẽ khiến bạn đưa những thứ giá trị nhất vào cuộc sống của mình. Tập trung
vào những thứ quan trọng sẽ khiến cho bạn thấy hạnh phúc và đủ đầy với mọi
thứ hơn.

You might also like