You are on page 1of 35

MINIMALISM

Less is More ... but More is not Less


OUR TEAM

Thu Hằng Thuỳ Vy

Quốc Bảo Hoàng Dương


2. Lịch sử hình thành và phát triển
Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism được xem là một nhánh
của phong cách đương đại. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực
như thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh, đồ họa,.. và kiến trúc - nội thất
cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Phong cách Minimalism (tối giản,
tối thiểu) là một phong cách thể hiện những khuynh hướng đa dạng
của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các
tác phẩm được tối giản vể những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 - 1969) - một tro
những bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, được coi là cha đẻ của phong
cách kiến trúc tối giản.

Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau
Chiến tranh thế giới thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với
các tác phẩm hội họa của Mark Rothko
Chủ nghĩa tối giản tối thiểu tôn sùng sự giản lược trong
ngôn ngữ kiến tạo không gian. Những người tiên phong
cho rằng, các thành tố không gian hoặc đồ nội thất nên
đơn giản và càng ít chi tiết càng tốt. Nhưng những chi tiết
hiếm hoi có mặt trong thiết kế lại phải được chăm chút
thật kỹ lưỡng và hoàn hảo.

Một chiếc ghế được thiết kế bởi KTS Mies Van de Rohe -
Ngôn ngữ đơn giản của nó như đi ngược lại những chiếc
ghế kiểu cách tân cổ điển.
Ở phương Đông, Nhật Bản được coi là bậc thầy của phong cách tối giản trong
kiến trúc. Phong cách này hiện diện trong phần lớn kiến trúc Nhật Bản, từ kiến
trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối
NHẬT BẢN giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình, kết
hợp nhuần nhuyễn giữa một khuynh hướng hiện đại với những giá trị văn hoá
- tinh thần truyền thống của Nhật Bản.
Tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando. Những công trình của Tadao Ando thực
sự là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà
của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.
3.1. Đặc trưng phong cách
3. Đặc điểm đặc trưng Minimalism trong Nghệ
thuật
phong cách
Minimalism
3.2. Đặc trưng phong
cách Minimalism trong 3.3. Đặc trưng phong
Hội họa - Điêu khắc cách Minimalism trong
Kiến trúc

3.4. Đặc trưng phong


cách Minimalism trong
Nội thất
rưng phong cách Minimalism trong Nghệ thuật
●Màu sắc không biểu hiện
Màu, nếu được sử dụng, là màu không biểu hiện sắc thái. Điều này có nghĩa là nếu nghệ sĩ sử dụng màu tối, anh ta không thể
khắc họa tâm trạng u uất. Màu sắc không ở đó để cố gắng thể hiện một cảm xúc hoặc ám chỉ bất cứ điều gì.
●Nghệ thuật phi vật thể
Ý tưởng của nghệ thuật chủ nghĩa tối giản là không thể hiện bất kỳ hành động hoặc cử chỉ cụ thể bên ngoài nào.
●Chân lý trong nghệ thuật
Một trong những đặc điểm của nghệ thuật chủ nghĩa tối giản là về sự chân thật trong nghệ thuật; điều này có nghĩa là nghệ
thuật chủ nghĩa tối giản mang đến một hình thức của vẻ đẹp tinh khiết.
●Trật tự, Đơn giản và Hài hòa
Một số yếu tố của nghệ thuật Chủ nghĩa tối giản.
rưng phong cách Minimalism trong Nghệ thuật
● Hình thức hình học
- Các bức tranh và tác phẩm điêu khắc tối giản sử dụng các hình thức hình học.
● Hình vuông và Hình chữ nhật
- Hình vuông và hình chữ nhật là những hình thức quan trọng nhất được sử dụng trong nghệ thuật chủ nghĩa tối giản, vuông
vắn, ổn định.
● Tính chính xác và hình dạng cứng cáp
- Các hình thức tối giản cho hội họa và điêu khắc thường bao gồm các hình thức chính xác và cứng; đây là lý do tại sao hình
vuông và hình chữ nhật rất phổ biến vì chúng tạo ra hình dạng chính xác và cứng cáp này.
● Lựa chọn màu sắc hạn chế
- Nghệ thuật tối giản thường sử dụng một số lượng màu sắc hạn chế. Các nghệ sĩ theo trường phái tối giản có thể giới hạn
màu sắc của họ hoặc thậm chí chỉ sử dụng một màu.
3.2. Đặc trưng phong cách
Minimalism trong Hội họa -
Điêu khắc:
●Sự lặp lại
Thường có một số hình thức lặp lại trong nghệ
thuật tối giản. Việc lặp lại các họa tiết, màu sắc
làm nổi bật sự khác biệt tinh tế giữa mỗi hình
thức lặp lại đang được sử dụng.
●Thiếu biểu cảm
Các tác phẩm phong cách minimalism thường rất
ít tính biểu cảm. Thay vào đó, nghệ sĩ loại bỏ tất
cả các yếu tố về tiểu sử hoặc cảm xúc. Khi bạn
đứng trước một bức tranh theo trường phái Tối
giản, bạn sẽ không thấy những ý tưởng lớn,
những chủ đề phức tạp hay những chương trình
xã hội. Các bức tranh là về hình học và màu sắc.
Nghệ thuật tối giản là nghệ thuật vì nghệ thuật,
trừ cảm xúc.
3.2. Đặc trưng phong cách
Minimalism trong Hội họa -
Điêu khắc:
●Cảm xúc của người xem
Nghệ sĩ theo trường phái tối giản quan tâm đến mối quan hệ giữa
các phần khác nhau của tác phẩm nghệ thuật và cách người xem
tác phẩm nghệ thuật nhìn thấy mối quan hệ này. Nói cách khác, hai
người có thể nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật tối giản, và cả hai
có thể thấy điều gì đó khác biệt.
●Vật liệu sản xuất công nghiệp, mua tại cửa hàng hoặc nhà máy.
Một số nghệ sĩ tối giản, đặc biệt là những người làm việc với các
tác phẩm điêu khắc, có thể sử dụng vật liệu hàng ngày như gạch
ngói và bóng đèn cho tác phẩm điêu khắc của họ.
●Một số không coi mình là nghệ sĩ
Một số nghệ sĩ theo chủ nghĩa tối giản không thực sự coi mình là
nghệ sĩ. Carl Andre được biết đến khi nói rằng “I’m not a studio
artist. I’m a location artist. “ Carl Andre : “ I’m not a studio artist. I’m
a location artist. “
3.3. Đặc trưng phong cách Minimalism trong Kiến
trúc:
Hướng tới giá
“Less is more” trị của không
gian

Kiến trúc tối


Hướng tới bản
giản có sự
chất và bản ngã
tương đồng
3.3. Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:
●“Less is more”

Kiến trúc Tối giản, được thể hiện bằng phong cách đặc trưng của kiến trúc sư Mies van der Rohe , mà ông mô tả là "Less is more"
đề cấp đến: Các thiết kế xây dựng giảm đến mức trần trụi tuyệt đối, thường sử dụng các hình dạng hình học cơ bản, màu sắc hài
hòa, kết cấu tự nhiên, bố trí không gian mở, các cấu kiện gọn gàng và thẳng, kết thúc sạch sẽ, mái bằng hoặc gần bằng phẳng, cửa
sổ lớn.
3.3. Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:
● Hướng tới giá trị của không gian

Bản chất của kiến trúc là không gian.Tạo lập không gian chặt chẽ,
khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của
hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu,
màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không
gian thành nội dung chủ đạo của công trình. Không gian của kiến trúc
tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những
mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những
hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế
các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập
trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian tạo nên xúc cảm
chứ không phải bởi những chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác.
3.3. Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:
● Hướng tới bản chất và bản ngã
Về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng
và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó,ngoài đôi mắt để
nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ tối giản khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến
trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc. Và cũng chỉ khi hiểu rõ chính mình thì chủ nhân mới thực sự làm chủ và gắn bó được
với ngôi nhà
3.3. Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:
● Kiến trúc tối giản có sự tương đồng với văn hoá truyền thống và
Thiền tông Nhật Bản (Zen)

Zen nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trầm tư măžc tưởng hơn là
việc đọc kinh kệ và các nghi thức tôn giáo cũng như lý luận về giáo
pháp. Zen truyền tải những tư tưởng tự do và bản chất cuộc sống. Kiến
trúc tối giản hướng tới bản chất của kiến trúc là không gian, đề cao
bản chất của không gian và vật liệu. Chính vì lẽ đó, kiến trúc tối giản
hoà nhập với văn hoá truyền thống Nhật Bản, tạo nên những không
gian mang tính Thiền và những giá trị văn hoá mới thông qua kiến trúc
3.4- Đặc trưng phong cách Minimalism trong Kiến
trúc:
Hạn chế về màu
“Less is more” sắc trong trang
trí

Dùng ánh sáng


làm nội thất
3.4- Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:

●”Less is more”

Minimalism hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu
bên dưới. Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng
này chính là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản. Sử
dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có tính toán của các mặt
phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng thể thống nhất,
chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến trúc đẹp,
thoáng đãng, rộng rãi.
3.4- Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:
● Hạn chế về màu sắc trong trang trí

Màu sắc sử dụng trong phong cách tối giản thường không nhiều. Không nên
quá 4 màu, hợp lý hơn cả là 3 màu với tỷ lệ hòa trộn 60-30-10. 60% màu
chủ đạo, 30% màu trung gian và 10% màu nhấn. Màu sắc của các mảng
tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các vật dụng trang
trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm nhấn quan
trọng. Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ
giữa các thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại
với nhau. Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong
cách Minimalism như một phông nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc
xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả tối ưu cho không gian.
3.4- Đặc trưng phong cách Minimalism trong
Kiến trúc:

● Dùng ánh sáng làm nội thất

Do hạn chế sử dụng màu sắc trong nội thất, ánh sáng trong phong
cách Minimalism được xem như một thành phần trang trí quan
trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh
sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh
các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với hiệu quả cao để tôn
lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc khác.
Frank Stella
4.
Các
KTS
tiêu
biểu

Ludwig Mies van


Donald Judd
der Rohe
Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969)

- Những công trình của Mies van der Rohe đã đặt nền móng
cho phong cách kiến trúc tối giản với những quan điểm mới
về việc tổ chức không gian kiến trúc, với kết cấu, vật liệu
mới là thép và kính. Sau những biến động của chính trị, thời
cuộc ở châu Âu, ông chuyển sang sinh sống và làm việc tại
Mỹ vào năm 1937, tiếp tục theo đuổi trường phái kiến trúc
của mình.
- Tuyên bố nổi tiếng của Van Der Rohe: “kiến trúc là thông
điệp của thời đại, được chuyển tải vào không gian”.
Được xây dựng từ năm 1945 -1951, chủ nhân là Tiến sĩ
Nhà Farnsworth Edith Farnsworth. Ngôi nhà như một nơi nghỉ dưỡng
cuối tuần.. Công trình hòa mình trong phong cảnh
thiên nhiên ở Plano, tiểu bang Illinois. Nằm ngay bên
ngoài Chicago, trong một khu rừng rộng 10 mẫu Anh,
cách sông Fox 30m về phía Nam. Ngôi nhà sử dụng
cửa kính từ sàn lên đến trần để tạo ra một cuộc đối
thoại với thiên nhiên, trần trụi và không giấu giếm. Các
cửa sổ kính mang lại vẻ đẹp tinh khiết. Ý tưởng của
Mies là muốn gắn kết công trình với cảnh quan yên
tĩnh xung quanh, tạo ra bóng mát và sự riêng tư thông
qua cây xanh nằm trong khuôn viên. Mies giải thích
trong một cuộc phỏng vấn rằng:
“Thiên nhiên cũng sống cuộc sống của chính nó.
Chúng ta phải cân nhắc để không
phá vỡ nó với màu sắc và đồ nội thất của ngôi nhà.
Con người và thiên nhiên nên
chung sống một cách tốt đẹp với nhau”.
Frank Stella

- Ông được biết như là ‘Bậc thầy trường phái hội họa trừu
tượng.
- Nghệ sĩ Frank Stella sinh năm 1936, được coi là một
trong những người hùng còn sót lại của hội họa Mỹ thời
1950s và 1960s – thời mà mỹ thuật Mỹ tìm ra được lối
đi để bộc lộ được bản sắc mình, đạt đến đỉnh cao chót
vót của thành công. Với một bước chuyển táo bạo từ
"Tối giản" sang "Tối đa",” Frank Stella đã trở thành một
trong những nghệ sĩ độc đáo nhất của thế kỷ 20.
The Marriage of Reason and Squalor

"Sự giao thoa giữa Lí lẽ và Hỗn loạn", một loạt


các hình chữ U song song màu đen với các sọc
được phân cách bằng các đường trống mỏng. Tiêu
đề bức tranh không những ám chỉ phong cách
nghệ thuật của Stella mà còn miêu tả không gian
50% làm việc, sinh sống của ông.
Donald Judd (1928-1994)

- Trong lĩnh vực điêu khắc, có lẽ nổi tiếng nhất của phong trào
Nghệ thuật Tối Giản là Donald Judd, được biết đến nhiều nhất
với các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt quy mô lớn, chủ yếu ở
dạng hộp, được trình bày theo cách sắp xếp lặp đi lặp lại.
Donald Judd miêu tả tác phẩm của mình là “sự biểu hiện đơn
giản của những suy nghĩ phức tạp”.
- Được đào tạo như một họa sĩ, nhưng vào đầu thập niên 1960
Donald Judd chuyển sang làm việc với các khối hình ba chiều.
Ông thích sử dụng gỗ tấm, kim loại tấm và các vật liệu nhựa
bán sẵn. Từ đó đến nay, tất cả các công trình nghệ thuật ba
chiều của Judd đều được làm bằng nguyên liệu công nghiệp và
các vật liệu phổ thông trong sinh hoạt đô thị, chẳng hạn như
thép không gỉ, đồng, nhôm, thủy tinh hữu cơ và ván ép
douglas.
Untitled

Tác phẩm “Vô đề” – 1972 của Donald Judd cũng đơn giản chỉ là một khối
kim loại hình lập phương vuông vức không hề có thêm bất kỳ một chi tiết
nhỏ nào hay những chỗ lồi ra lõm vào để được mang cái gọi là “nghệ thuật
tạo hình” mà chẳng thấy “tạo hình” nó nằm ở đâu trong cấu trúc của tác
phẩm. Chủ nghĩa tối giản muốn giản lược bức tranh hoặc điêu khắc về dạng
đơn giản nhất để trọng tâm của tác phẩm sẽ là các yếu tố vật lý thuần túy
nhất của chính nó. Tác phẩm không có dấu vết của cảm xúc hay cảm quan
trực giác, phẩm chất tính cách nghệ sĩ ít được biểu lộ trong tác phẩm.
Điểm Chung

Dù ở lĩnh vực nào thì những nghệ sĩ tối giản cũng đều mang
những mục tiêu chung, một trong số đó là tạo ra tác phẩm có
tương tác với không gian xung quanh. Tất nhiên nghệ thuật
luôn được tạo ra để được ngắm nhìn, nhưng những nghệ sĩ này
đã tìm cách thu hút người xem theo một cách thực tế hơn, họ
nhận rằng nhận thức của người xem sẽ thay đổi khi di chuyển
trong không gian trưng bày, nghĩa là đứng mỗi một vị trí khác
nhau thì có thể cho ra cảm giác khác nhau. Vì thế các tác phẩm
ba chiều của các nghệ sĩ theo trường phái Tối giản đã sử dụng
nhiều loại vật liệu để thu hút cả không gian xung quanh và
người xem.
5. Ứng dụng

Hội họa-Điêu Khắc KiếnKiến


trúc trúc

Channel 4

Nghệ thuật Nội thất Thời trang


05 / THỜI TRANG

Phong cách thời trang có xu hướng tối giản


hóa các thiết kế họa tiết và kiểu dáng, tạo
nên những bộ trang phục đơn giản và tinh
tế. Việc theo đuổi phong cách Minimalism
không chỉ là mặc những trang phục màu
đen - trắng mà còn là cách phối màu và sử
dụng họa tiết
TỔNG KẾT
Chủ nghĩa tối giản thể hiện được những khuynh hướng đa dạng trong nghệ thuật, đặc biệt là
trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc.

Trong ngành thiết kế cũng như nhiều ngành nghề nghệ thuật khác từ thời trang, hội họa đến âm
nhạc từ lâu có một khái niệm tưởng chừng như nghịch lý “càng ít thì càng nhiều” – less is more,
khái niệm về chủ nghĩa tối giản trong thiết kế và đời sống.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ XEM VÀ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH

PHONG CÁCH MINIMALISM


CHUẨN BỊ NỘI DUNG

MINIMALISM
HUỲNH THỊ THU HẰNG
LÊ TỰ HOÀNG DƯƠNG
NGUYỄN THỊ THUỲ VY
NGUYỄN QUỐC BẢO

THUYẾT TRÌNH

HUỲNH THỊ THU HẰNG


LÊ TỰ HOÀNG DƯƠNG
NGUYỄN THỊ THUỲ VY
NGUYỄN QUỐC BẢO

THIẾT KẾ SLIDE

HUỲNH THỊ THU HẰNG


LÊ TỰ HOÀNG DƯƠNG
NGUYỄN THỊ THUỲ VY
NGUYỄN QUỐC BẢO

You might also like