You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: Nguyên lý thị giác
Đề tài : Lý thuyết & Lý luận nền tảng của Mỹ thuật

Họ và tên: Hoàng Minh Thùy


MSSV: 21540301144
Lớp: MT21ĐH/A2
Giảng viên: Nguyễn Thành Nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC…………………………………………………………….……….…1
BA THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT……………………………….2
1.1 Đề tài
1.2 Bố cục
1.3 Nội dung
BỐ CỤC VÀ THỨ TỰ THUỘC THỊ GIÁC………………………………...…...2
ĐƯỜNG NÉT VÀ TÍNH CHẤT BIỂU CẢM CỦA ĐƯỜNG NÉT……………..2
HÌNH DẠNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC DESIGN………………………………3
SẮC ĐỘ VÀ SỬ DỤNG SẮC ĐỘ CÓ TÍNH BIỂU HIỆN………………………3
1.1 Chiaroscuro
1.2 Khuynh hướng tăm tối ( Tenenrism)
VAI TRÒ CỦA MÀU SẮC TRONG SÁNG TÁC………………………………4
NHỮNG DẤU CHỈ KHÔNG GIAN……………………………………………..4
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT BA CHIỀU…………………5
BA THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT
Đề tài, bố cục và nội dung luôn là ba thành tố cơ bản của một tác phẩm nghệ thuật, chúng gắn
kết với nhau theo một cách không thể tách rời.
Đề tài là con người, đồ vật hoặc một ý tưởng. là nguồn cảm hứng, ý tưởng chính của người
nghệ sĩ, thúc đẩy họ tạo nên tác phẩm, đây còn là bản chất của nghệ thuật.

Bố cục là một thành phần của nghệ


thuật, họa sĩ qua việc sử dụng các yếu
tố nghệ thuật, công cụ để tạo nên tác
phẩm nghệ thuật nhằm truyền tải đề tài
và nội dung mà mình muốn đề cập tới.

Nội dung Nội dung của một tác phẩm


nghệ thuật là những ẩn ý và thông điệp
mà họa sĩ muốn mô tả thông qua tác
phẩm của mình.
Vincent van Gogh, The Night Café, 1888. Oil on
canvas, 271 ⁄2 3 35 in

BỐ CỤC VÀ THỨ TỰ THUỘC THỊ GIÁC


Bố cục là tổng thể sự xuất hiện, tổ chức hoặc sự sắp xếp sáng tạo của tất cả các yếu tố hình ảnh
theo các nguyên tắc sẽ phát triển sự thống nhất trong tác phẩm nghệ thuật; thành phần. Trong
điêu khắc, bố cục cũng có thể chỉ hình dạng ba chiều của tác phẩm.
Thứ tự thuộc thị giác là thứ tự đường dẫn của thị giác khi quan sát vật thể.Trong quá trình
thường thức tác phẩm nghệ thuật, thứ tự thị giác sẽ giúp ta quan sát tác phẩm theo trình tự từ
họa tiết chính, đến phụ rồi dừng ở nền. Thứ tự thị giác thông qua thị giác mà kích thích não bộ
con người hiểu được nội dung, đề tài mà tác phẩm nghệ thuật đó một cách mạch lạc, có trình tự.
Những phương pháp tạo nên thứ tự thuộc thị giác có thể kể đến như đường nét, hình dáng, sắc
độ, kết cấu và màu sắc

ĐƯỜNG NÉT VÀ TÍNH CHẤT BIỂU CẢM CỦA ĐƯỜNG NÉT


Đường nét là yếu tố nghệ thuật quen thuộc nhất. Mọi tác phẩm mỹ thuật – thiết kế đều hình
thành từ đường nét, vì vậy chúng có mặt khắp mọi nơi và giữ vai trò thiết yếu trong các sáng
tác nghệ thuật thị giác (vision art).
Đường nét còn có những
tính chất biểu cảm được mô
tả theo những từ thông
thường của cảm giác- ảm
đạm, mệt mỏi,..Qua sự sắp
xếp và thể hiện, những
đường nét cá thể trở nên sinh
động khi chúng giữ những
vai trò khác nhau.

Steve Magada, Trio, c. 1966. Oil


on canvas,size unknown

HÌNH DẠNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC DESIGN


Hình dạng là một vùng nổi bật từ không gian kề cận hoặc không gian quanh nó do nó được xác
định hoặc có liên quan đến một đường biên hoặc có những khác biệt về sắc độ, màu sắc, hoặc
cấu trúc cơ bản.
Những nguyên tắc Design được kể đến là (1) sự cân bằng, (2) phương hướng, (3) sự hài hòa
và tính nhiều vẻ, (5) những hình dạng và khái niệm không gian.

SẮC ĐỘ VÀ SỬ DỤNG SẮC ĐỘ CÓ TÍNH BIỂU


HIỆN
Ánh sáng và bóng tối có trong tự nhiên như là những sản phẩm
phụ của những quy luật vật lý chặt chẽ. Các họa sĩ phải điều
chỉnh và có những phóng khoáng đối với ánh sáng và bóng tối
nhằm tạo ra ngôn ngữ hình ảnh của họ.
Chiaroscuro
Kỹ thuật thể hiện sử dụng một cách mạnh mẽ sự tương phản
giữa ánh sáng và bóng tối. Từ này cũng ám chỉ đến cách thức
mà họa sĩ sử dụng những hiệu quá có tính khí quyển để tạo ra
cái ảo ảnh rằng các sự vật được bao quanh bơi không gian.

Giovanni Baglione. Sacred and Profane Love. 1602–1603


Khuynh hướng tăm tối ( Tenenrism)
Khi chiaroscuro được đưa đến cực điểm thì nó được gọi là
khuynh hướng tăm tối. Phong cách tăm tối biến sắc độ thành
một công cụ trong sự cường điệu thái quá đặc trưng của hội họa
Baroc, những tương phản mạnh mẽ tự chúng góp phần vào tác
phẩm có kịch tính cao của loại này.
Muộn hơn, phong cách đen tối tiến hóa thành một đơn điệu yếu
ớt, mập mờ, thấm nhập một số họa phẩm của thế kỷ XIX tại
phương Tây. Họ lệch khỏi những điều kiện chuẩn mực của ánh
sáng bằng cách đặt những nguồn sáng có liên quan vào những
vị trí không ngờ, tạo ra những hiệu quả bất thường về hình ảnh
và không gian.
A Man Singing by Candlelight, by Adam de Coster, 1625–1635

VAI TRÒ CỦA MÀU SẮC TRONG SÁNG TÁC


Màu sắc hoàn toàn có tính chủ quan và được thay thế cho màu sắc cục bộ, có thể sử dụng trong
những cách sau:
o Tạo ra tính không gian của trường hình ảnh
o Màu sắc có thể bổ sung hoặc thay thế cho những khác biệt sắc độ để tạo ra tính chất
tạo hình.
o Màu sắc có thể tạo ra sự hấp dẫn qua đối trọng sự chuyển động lùi ra sau và tiến về
trước trong không gian hình ảnh.
o Để tạo ra tâm trạng và biểu tượng ý tưởng.
o Để biểu cảm
o Để được dùng làm phương tiện mang lại sự cơ cấu có một tác phẩm nhằm thu hút và
hướng dẫn sự chú ý

NHỮNG DẤU CHỈ KHÔNG GIAN


Những phương pháp thường được sử dụng và đảm bảo cho hiệu quả không gian:
Chi tiết sắc bén và giảm đi; Kích cỡ; Vị trí; Gối lên nhau; Sự trong suốt; Sự thâm nhập lẫn
nhau; Sự trình bày có tính phân đoạn; Những đường song song hội tụ; Phối cảnh tuyến tính;
Không gian trực quan.
Winslow Homer, Thuyền đánh
cá trở về, 1883. Màu nước và bột
màu trắng phủ than chì trên giấy
dệt trắng nhạt, 40,9 3 63,3 cm
(161 ⁄8 3 2415⁄16 in.). Đường
chân trời trong bức tranh này
phân chia không gian thành một
mặt đất ở bên dưới và một mặt
phẳng trên trời ở trên. Kích
thước nhỏ hơn và vị trí cao hơn
của những chiếc thuyền ở xa
giúp đạt được hiệu ứng không
gian. Viện bảo tàng nghệ thuật
Harvard / Bảo tàng sương mù,
Món quà ẩn danh, 1939,333.
Ảnh của Katya Kallsen © Chủ
tịch và Nghiên cứu sinh của Đại
học Harvard.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT BA CHIỀU


Nghệ thuật ba chiều (Cao-Rộng-Sâu).
Các nghệ sĩ và nhà nghiên cứu thường dùng những từ như hình dáng, hình dạng, khối kết tập và
khối lập thể để chỉ về những tính chất ba chiều của các vật thể trong không gian. Trong một
nghĩa có tính cấu trúc rộng, hình dáng là toàn bộ phương tiện và kỹ thuật được sử dụng để cơ
cấu những yếu tố ba chiều trong một tác phẩm nghệ thuật.
Hình dáng là từ chỉ vẻ bề ngoài của một vật thể; hình dạng,
khối kết tập luôn được dùng để chỉ một vật thể có tính vật lý
rắn, tương đối nặng hoặc kềnh càng. Khối kết tập cũng nhắc
đến một khối vật chất cố kết.
Ngoài ra còn có dung lượng là lượng không gian mà khối
tập kết choán, hoặc một vùng va chiều của không gian bị một
phần hoặc toàn bộ bao bọc bởi những mặt phẳng, những
cảnh tuyến tính hoặc dây kim loại.
Transparent space by Eta Sadar Breznik
NHỮNG NGUỒN THAM KHẢO
1. Art Fundamentals theory and practive – Ocvirk-Stinson – Wigg – Bone – Cayton
2. Những nền tảng của mỹ thuật – Ocvirk-Stinson – Wigg – Bone – Cayton (Lê Thành biên
dịch), NXB Mỹ Thuật, 2006, Hà Nội.

You might also like