You are on page 1of 2

PHIẾU HỌC TẬP

ĐỌC VB1_NGUYỆT CẦM


TRƯỚC KHI ĐỌC:
Trả lời câu hỏi trước khi đọc: Hãy hình dung cảm giác của bạn khi nghe tiếng đàn trong một
đêm trăng.
Nghe một đoạn trong bản nhạc Xô-nát ánh trăng của Beethoven sau đó phát biểu cản xúc của
mình về đoạn nhạc.
ĐỌC VĂN BẢN:
1/ Đọc box kiến thức SGK. tr/62, nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Xuân Diệu.
2/ Đọc diễn cảm bài thơ Nguyệt cầm
3/ Trả lời 3 câu hỏi phần Đọc văn bản
SAU KHI ĐỌC:
1. Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của người viết:
Nhóm 2 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ, trả lời câu 4 (SGK/tr62)bằng cách tìm các từ ngữ, hình
ảnh gợi tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi nghe tiếng đàn, từ đó, xác định cảm xúc của chủ thể
trữ tình. Sau đó, HS điền thông tin vào bảng sau:

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ


Khổ thơ Cảm xúc của chủ thể trữ tình
thể trữ tình khi nghe tiếng đàn
1 ................................................. ............................................
2, 3 ................................................. ............................................
4 ................................................. ............................................
2. Tìm hiểu yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình, ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ
(1) Trả lời câu 2 (SGK/tr 61-62). Gợi ý: Tìm các chi tiết nghệ thuật thể hiên sự tương giao
giữa các giác quan, sau đó điền thông tin vào bảng.

Khổ Ánh sáng (trăng) Âm thanh Hình ảnh thể hiện sự tương
thơ [1] (đàn-âm nhạc) [2] giao của các giác quan
1
2
3
4

(2) Trả lời câu 3 (SGK/tr 62). Gợi ý: Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ, tìm các từ ngữ,
hình ảnh gợi tả âm thanh tiếng đàn và cảm giác của nhân vật trữ tình qua các khổ thơ.
- Cảm giác “lạnh” (khổ 1): …………………..
- Cảm giác “rung mình” (khổ 2): ………………………..
- Cảm giác “ghê như nước” (khổ 3)……………………….
- Cảm giác “rợn” (khổ 4): …………………
(3) Trả lời câu 5 (SGK/tr 61-62). Gợi ý: Tìm hiểu tri thức nền về hình ảnh nương tử va sao
Khuê trong các khổ thơ để hình dung: câu chuyện về người con gái vô danh qua đời khi còn trẻ
hoặc người phụ nữ chơi đàn tì bà trên bến Tầm Dương trong “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị. Thời
trẻ người phụ nữ chơi đàn được nhiều người đưa đón, nhưng về già lại bị người đời lãng quên,
sống cô độc trên bến sông. Sao Khuê là biểu tượng của tài hoa văn chương nghệ thuật, ngôi sao
nắm giữ vận mệnh của các bậc nhân văn. HS điền vào bảng:

Mối liên hệ giữa các


Khổ Hình ảnh Ý nghĩa tượng trưng Cấu tứ bài thơ
hình ảnh
2 nương tử .......................... .......................... ..........................
3 sao Khuê .......................... .......................... ..........................
4 bến Tầm Dương .......................... .......................... ..........................

(4) Trả lời câu 6 (SGK/tr62).


………………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………

3. Liên hệ, vận dụng


(1) HS trả lời câu 1(SGK/tr 61). Gợi ý: HS có thể chọn bất cứ đoạn/bài thơ/bức tranh/bài hát
nào đó để so sánh.
Ví dụ: So sánh hình ảnh ánh trắng và tiếng đàn trong khổ 1 của VB Nguyệt cầm (Xuân
Diệu) với đoạn trích sau trong Truyện Kiều (Nguyễn Du):
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoáng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
(2) Thực hiện bài tập sáng tạo (SGK/tr 62)

You might also like