You are on page 1of 81

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN


🙡🕮🙣

TIỂU LUẬN GIỮA


KÌ NHÓM 3 – CA 3

TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG


TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Học phần: Văn học hiện đại 1


Mã HP: LITR146001
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Thùy Dương

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
CÔNG VIỆC..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NAM CAO – NHÀ VĂN ĐẠI DIỆN CHO TIẾNG NÓI HIỆN
THỰC VÌ CON NGƯỜI...............................................................................................2
1.1. Trào lưu hiện thực và hiện thực phê phán ở Việt Nam trước Nam Cao................2
1.2. Nam Cao và tiếng nói hiện thực vì con người trong văn chương Nam Cao..........3
1.2.1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao.............................3
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao......................................4
1.2.3. Tiếng nói hiện thực trong sáng tác của Nam Cao..........................................5
CHƯƠNG 2. TÌNH YÊU ĐÔI LỨA – TỪ HIỆN THỰC ĐẾN TRANG VIẾT
CỦA NAM CAO............................................................................................................9
2.1. Tình yêu đôi lứa gắn với hiện thực........................................................................9
2.1.1. Tình yêu đôi lứa gắn với hiện thực áo cơm....................................................9
2.1.2. Tình yêu đôi lứa gắn với định kiến xã hội...................................................15
2.2. Tình yêu đôi lứa gắn với khao khát hướng thiện, hoàn lương.............................19
2.3. Tình yêu đôi lứa gắn với sự thấu hiểu, bao dung, hy sinh...................................27
2.3.1. Đời thừa, Giăng sáng – những kiếp người khổ sở chứa cái tình thơm thảo
27
2.3.2. Những cánh hoa tàn - sự tri nhận muộn màng về cảm xúc yêu và sự hi sinh
bản năng ......................................................................................................................29
2.3.3. Lang Rận - sự đồng điệu tâm hồn và tận cùng của sự hi sinh......................31
CHƯƠNG 3. TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG TÁC PHẨM NAM CAO – MỘT
TIẾNG NÓI ĐỒNG VỌNG........................................................................................34
3.1. Nghệ thuật trần thuật phức tạp trong việc biển hiện tâm lý của tình yêu đôi lứa 34
3.1.1. Lời văn nửa trực tiếp....................................................................................34
3.1.2. Trần thuật đa điểm nhìn...............................................................................35
3.1.3. Thủ pháp dòng ý thức..................................................................................36
3.2. Hình tượng nhân vật điển hình cho tình yêu đôi lứa...........................................37
KẾT LUẬN..................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................46
PHỤ LỤC.....................................................................................................................48
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Nhóm
Ghi
STT Họ và tên Nhiệm vụ đánh
chú
giá

1 Lưu Mỹ Huyền - Tổng hợp nội dung 100% Nhóm


(47.01.601.016) - Viết dàn ý và phần 3.2 trưởng

2 Ngô Thành Gia Huy - Viết phần 3.2 + chương 1 100%


(47.01.601.015) - Thuyết trình chương 3

3 Phạm Thùy Trang - Đóng góp, nhận xét dàn ý 100%


(47.01.601.100) - Viết phần 2.3

4 Đàm Thị Nhân Hậu - Đóng góp, nhận xét dàn ý 100%

(47.01.601.059) - Viết phần 2.3

5 Vũ Thị Thu Hằng - Viết phần 2.1 100%

(47.01.601.055) - Thực hiện PPT

6 Mai Linh (47.01.601.066) - Đóng góp, nhận xét dàn ý 100%

- Viết phần 2.1

7 Trương Thị Thiên Lý - Đóng góp, nhận xét dàn ý 100%


(47.01.601.021) - Viết phần 3.1 + chương 1
8 Lê Tấn Phát (47.01.601.087) - Đóng góp, nhận xét dàn ý 100%

- Viết phần 3.1

9 Nguyễn Thị Hồng Luyến - Viết phần 2.2 100%


(46.01.601.070) - Thực hiện PPT

10 Nguyễn Thị Ngọc Anh - Viết phần 2.2 100%


(46.01.601.013) - Thuyết trình chương 2.2, 2.3

11 Hạ Tường Vi - Viết phần 2.2 100%


(46.01.601.153) - Thuyết trình chương 1, phần
2.1.

12 Nguyễn Thanh Phương - Viết chương 1 70%

(46.01.601.116)
MỞ ĐẦU

Trào lưu hiện thực phê phán là một một trào lưu văn học lớn trong dòng chảy
văn học Việt Nam. Trong số những gương mặt nhà văn tiêu biểu làm nên sự thành
công của tròa lưu này, không thể không nhắc đến Nam Cao – cây bút miêu tả tâm lý
nhân vật xuất sắc. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi chủ nghĩa hiện thực ở nước ta
đã dần bước qua khỏi thời kì ban sơ hình thành, có những bước chuyển mình quan
trọng và xuất hiện nhiều nhà văn với giọng điệu riêng đầy sắc sảo. Đứng giữa những
nhà văn cùng chí hướng, cùng phản ánh thực tại tăm tối của xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời, Nam Cao nổi bật với giọng điệu riêng khi khắc họa tâm lý nhân vật,
đặc biệt là nhân vật người nông dân và người trí thức nghèo.

Mặt khác, tình yêu đôi lứa là một đề tài lớn trong văn học. Trong văn học của
bất kì một quốc gia nào, một thời kì nào, vấn đề tình yêu vẫn luôn là vấn đề gây ra
nhiều trăn trở với nhà văn và gợi nhiều hứng thú với độc giả. Trong thực tế văn học
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, dù các tác giả viết về văn học lãng mạn hay văn học
hiện thực đều không thể không nhắc đến đề tài này.

Đặc biệt hơn, khác với tình yêu đôi lứa hướng đến bờ lý tưởng, vượt lên trên
thực tại của các nhà văn thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, khác với tình yêu đôi lứa đẹp
nhưng đầy ão não, đau thương trong hồn thơ Huy Cận, Hàn Mặc Tử, và cũng khác với
tình yêu đôi lứa đầy băn khoăn, tha thiết, rạo rực trong hồn thơ Xuân Diệu, Nam Cao
với sợi chỉ đỏ của chủ nghĩa hiện thực đã xếp mình vào một dòng riêng khi nhìn thấy
cả hai mặt cùng tồn tại trong tình yêu đôi lứa, một mặt tình yêu ấy đầy mãnh liệt, đầy
ơn nghĩa, nhưng một mặt cũng đầy khốn khổ trước thực tại xã hội. Những điều đó
được Nam Cao thể hiện gần như trọn vẹn, đầy đủ qua hệ thống tác phẩm truyện ngắn
của mình.

Chính vì những lý do ấy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO” để phân tích, đánh giá những giá trị, đóng
góp của truyện ngắn Nam Cao trong đề tài về tình yêu đôi lứa.

1
CHƯƠNG 1. NAM CAO – NHÀ VĂN ĐẠI DIỆN CHO
TIẾNG NÓI HIỆN THỰC VÌ CON NGƯỜI

1.1. Trào lưu hiện thực và hiện thực phê phán ở Việt Nam trước Nam Cao

Chủ nghĩa hiện thực (Realism) là một trào lưu văn học nghệ thuật ra đời ở châu
Âu từ giữa thế kỉ XIX, kéo dài đến thế kỉ XX. Đây là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực
đời sống, xã hội và những vấn đề có thực của con người để làm đối tượng sáng tác. Sự
mô phỏng hiện thực ấy nhằm mang đến cho người đọc những bức tranh chân thực,
sống động và quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội đương thời. Trào lưu này
hình thành như là một phản ứng chống lại những lý tưởng cá nhân và tính chủ quan
của chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism).

Ở Việt Nam, chủ nghĩa hiện thực đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn học
nghệ thuật. Những năm 20 của thế kỷ XX những quan điểm nghệ thuật của trào lưu
hiện thực đã được thể hiện trong một số tác phẩm, trong số đó phải kể đến phóng sự và
tiểu thuyết. Một số tác giả hiện thực tiêu biểu như Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Phú Đức
ở miền Nam hay Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học ở miền Bắc. Khuynh hướng hiện
thực lúc bấy giờ được các tác giả quan niệm: “viết về sự thật, bằng bút pháp tả thực, cụ
thể là sự thật Việt Nam, cảnh và người Việt Nam; tránh nói chuyện hoang đường vô
lý; dùng tiếng nói trong đời sống thực; viết về những người bình thường, những
chuyện đời thường...” (Bùi Công Minh, 2010, tr.5). Đó chính là biểu hiện cho thấy một
bộ phận tác giả văn học Việt Nam đã có ý thức về việc đổi mới, cách tân, thoát khỏi thi
pháp trung đại, bước đầu tiếp thu quan niệm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. Tuy
nhiên, những tác giả này chưa thực sự đạt đến thực chất quan điểm nghệ thuật hiện
thực chủ nghĩa, chưa thực sự khách quan trong việc tái tạo, mô phỏng và phản ánh
hiện thực như nó vốn là.

Đến những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, văn học hiện thực xuất hiện
một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.
Những tác phẩm văn học của các nhà văn này hướng đến đối tượng là hiện thực đời
sống xã hội, những vấn đề có liên quan đến con người trong xã hội. Trên phương diện
nào đó, những tác phẩm này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên các
vấn đề tư tưởng, nền tảng dân chủ chưa thật sự vững chắc và tính chiến đấu chưa cao.

2
Có những tác giả

3
sáng tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vốn sống cá nhân, bằng sự chủ quan, cảm tính
của mình. Điều đó làm cho văn học giai đoạn này chưa có những tác phẩm văn học
hiện thực chủ nghĩa có tầm vóc. Nhưng cũng không thể nào phủ nhận được những
đóng góp của tác giả đối với văn học hiện thực Việt Nam đặc biệt ở giai đoạn 1936 -
1939. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam lúc này đã có những bước chuyển nhất
định, các tác giả đã để lại số lượng lớn tác phẩm phản ánh hiện thực Việt Nam như
Nguyễn Công Hoan với hàng trăm truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố với
những phóng sự và tiểu thuyết giá trị.

Tóm lại, trào lưu hiện thực đã được tiếp thu và phát triển trong nền văn học Việt
Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX. Trào lưu này có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến
nền văn học hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên nó chưa thật sự phản ánh một cách khách
quan, chưa có tác phẩm tầm vóc đúng với bản chất của chủ nghĩa hiện thực ở chặng
đường phát triển đầu tiên. Nhưng đến những năm 1936 -1939, văn học hiện thực Việt
Nam đã chứng kiến số lượng tác phẩm đồ sộ, phản ánh đúng thực chất hiện thực xã hội
bấy giờ. Đó là những đặc điểm của văn học hiện thực Việt Nam trước khi có sự xuất
hiện của Nam Cao trên văn đàn. Tới những năm 1940, Nam Cao xuất hiện trong hoàn
cảnh văn học hiện thực phê phán bị kiểm duyệt gắt gao, nghiêm ngặt, nhưng ông vẫn
có thể sáng tác nên những tác phẩm hiện thực đặc sắc để được đánh giá là “đại biểu
xuất sắc nhất của văn học hiện thực” giai đoạn này.

1.2. Nam Cao và tiếng nói hiện thực vì con người trong văn chương Nam Cao

1.2.1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao

1.2.1.1. Về cuộc đời

Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh năm 1915 ở làng Đại Hoàng,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao sống bằng nghề viết văn và dạy học.
Trong những năm đầu bước vào con đường nghệ thuật, ông đã sử dụng nhiều bút danh
như Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Kha. Mãi cho đến năm 1941 khi tác phẩm Chí Phèo
(lúc này có tên là Đôi lứa xứng đôi) ra đời, ông mới chọn bút danh Nam Cao để khẳng
định tên tuổi của mình.

4
Năm 1943, nhà văn đã tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc. Trong thời kỳ cuộc
Cách mạng tháng Tám đang diễn ra sôi nổi, Nam Cao đã góp mặt trong những phong
trào cách mạng ở địa phương. Năm 1947, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc, nhận
nhiệm vụ biên tập các tờ báo tuyên truyền như Cứu quốc, Việt Bắc. Năm 1948, Nam
Cao chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng với vai trò của một Đảng viên. Từ đây,
Nam Cao lại có nhiều hoạt động sôi nổi cho văn học lẫn chính trị. Ông công tác ở hội
Văn nghệ (năm 1950), trở thành Ủy viên của ban văn nghệ Trung ương. Sau đó, ông
tham gia vào chiến dịch biên giới (năm 1950). Năm 1951, Nam Cao có chuyến công
tác vùng địch hậu Liên khu III ở Ninh Bình. Nhân chuyến đi này, ông có ý định về
thăm quê nhà và thu thập tài liệu để viết một tác phẩm mới. Nhưng chưa kịp hoàn
thành thì Nam Cao đã hy sinh vào ngày 30-11-1951 bỏ lại cho cuộc đời bao dự định
còn ấp ủ.

1.2.1.2. Về sự nghiệp sáng tác

Số lượng tác phẩm của Nam Cao không nhiều nhưng lại mang giá trị bền vững
cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Có những tác phẩm đã vướng bụi của thời gian, ấy vậy
vẫn là niềm say sưa, yêu thích của độc giả. Trong số đó phải kể đến tập truyện Chí
Phèo (1941), Nửa đêm (1943), Truyện người hàng xóm (1944), Cười (1946), Đôi mắt
(1954), tiểu thuyết Sống mòn (viết năm 1944, in vào năm 1956). Nhiều truyện ngắn
của Nam Cao được đăng trên các tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.

Năm 1996, Nam Cao đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học – Nghệ thuật.

1.2.2. Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn xuất sắc trên văn đàn văn chương Việt Nam trong thời kỳ
nền văn học hiện đại của nước ta đang đứng ở vị trí đỉnh cao. Trong vòng mười lăm
năm theo nghề cầm bút, Nam Cao đã điểm xuyết cho văn học Việt Nam những thành
tựu văn chương rực rỡ. Thông qua những sáng tác của mình, ông đã gửi gắm những
quan điểm, suy tư về con người và con đường sáng tạo nghệ thuật. Với Nam Cao, điều
đáng để ông khai thác chính là cuộc sống thực tại, là con người trong hoàn cảnh thực
tại với nhiều góc khuất. Nam Cao không chấp nhận và phê phán vô cùng chủ nghĩa
thoát ly thực tại, với ông nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ chính cuộc sống lầm

5
than. Và Nam Cao tin rằng, nghệ thuật phải góp phần thể hiện tiếng nói của sự thật,
phải dũng cảm phơi

6
bày những thực trạng xã hội với bao mảnh đời khốn khổ đến tột cùng, những con
người bị hoàn cảnh chà đạp và lạc bước vào vũng bùn lầy đen đúa.

Nghệ thuật phải là cánh cửa để những con người gần gũi và gắn bó nhau hơn,
đó là điều mà Nam Cao luôn khao khát vì trong quan niệm sáng tác của ông, “văn
chương chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người” (Trần Đăng Suyền, 2022,
tr.494). Muốn làm được điều đó, một nhà văn chân chính phải có đôi mắt quan sát tinh
tường và tấm lòng yêu thương quảng đại để cảm thông và thứ tha cho những con
người bất hạnh, đáng thương. Từ đây, ông đã đặt ra một vấn đề mà những nhà nghệ sĩ
cần phải hướng tới khi sáng tác nên một tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra, Nam Cao cũng là một người quan tâm đến sự sáng tạo trong văn
chương. Ông xem “sự cẩu thả trong văn chương” là một điều “đê tiện nhất” (Đời
thừa), với một nhà văn chân chính, anh ta phải “biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”... “Sống đã rồi hãy viết. Muốn viết
cho nhân đạo phải sống cho nhân đạo. Nhưng viết là phải khai phá, tìm tòi.” (Trần
Đăng Suyền, 2022, tr.495). Những quan niệm nghệ thuật này của Nam Cao vô cùng
tiến bộ và đúng đắn.

1.2.3. Tiếng nói hiện thực trong sáng tác của Nam Cao

Trước hiện thực đầy éo le và ngang trái, nhà văn Nam Cao đã chọn gắn bó ngòi
bút của mình với cuộc đời của con người, với hiện thực cuộc sống của người nông dân
nghèo khổ. Với quan niệm nghệ thuật đào sâu vào những góc tối trong đời sống của
người lao động, Nam Cao đã thành công trong việc “khơi những nguồn chưa ai khơi”
để cất lên tiếng nói hiện thực trong tác phẩm của mình.

Nam Cao khai thác những khía cạnh sâu kín của hiện thực, từ đó miêu tả một
cách chân thực những điều trần trụi nhất ở hai phương diện là hiện thực cuộc sống và
đời sống bên trong con người. Từ hai điều trên, Nam Cao đã thành công trong việc
khắc họa tâm lý nhân vật trở nên sinh động, chân thực và sâu sắc. Mỗi nhân vật hiện
lên trong trang văn của ông đều đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.

Trong sáng tác của Nam Cao, hiện thực được phô bày qua hình tượng người
nông dân và tiểu tư sản trí thức chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội khắc nghiệt, đen
tối. Với
7
người nông dân, Nam Cao đã khắc họa hình ảnh của họ qua những mảnh đời khổ cực,
nghèo đói, sống một cuộc đời lay lắt trước thực tại phũ phàng. Cái nghèo, cái đói, bệnh
tật đã khiến anh đĩ Chuột chọn cách tự tử để không còn là gánh nặng cho vợ con
(Nghèo), lão Hạc phải ăn củ ráy, củ khoai cho qua bữa và cuối cùng ăn bả chó để kết
liễu đời mình (Lão Hạc), vì đói mà Dần không có một đám cưới đúng nghĩa (Một đám
cưới). Cái nghèo đói cứ đeo bám theo những người nông dân khốn khổ. Với đôi mắt
quan sát tỉ mỉ và tinh tế, Nam Cao đã cho người đọc thấy được bức tranh hiện thực của
làng quê Việt Nam miền Bắc trước Cách mạng tháng Tám.

Không dừng lại ở đó, những người nông dân còn bị xã hội chà đạp đến mất cả
nhân hình lẫn nhân tính và đẩy họ vào bước đường cùng. Có những con người đã bị
méo mó về tính cách, mang trong mình sự dị hình, dị dạng như: Lang Rận, Thị Nở,
Chí Phèo, Trương Rự,... Những nhân vật ấy ra đời là một dụng ý nghệ thuật của Nam
Cao, đây là thành quả mà xã hội cũ đã nhào nặn nên, hoàn cảnh khốn cùng đã đẩy họ
vào bước đường tăm tối để rồi sống một cuộc đời nửa con người nửa thú vật. Xã hội
họ đang sống có thể tước đoạt đi quyền làm người và khao khát được làm người nơi
họ. Chí Phèo không được xem như một con người, hắn đã phải mang cái bi kịch về
khát khao “lương thiện”; Thị Nở bị xem là “xấu ma chê quỷ hờn” và không ai yêu. Sự
tồn tại của họ đã cất lên lời tố cáo dữ dội và đanh thép.

Bên cạnh viết về đời sống của những người nông dân, Nam Cao còn đặt ngòi
bút hiện thực lên con người tiểu tư sản tri thức. Hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ đã
khiến cuộc sống của họ éo le. Nỗi giày vò cơm áo gạo tiền đã đổi thay con người họ.
Nhà văn Hộ (Đời thừa) phải một mình gánh vác chi trả những chi tiêu của gia đình,
đến mức nợ nần chồng chất. Điền (Giăng sáng) đã khóc một cách tức tưởi trước kiếp
đời “khổ như một con chó” của mình.

Đi sâu vào hiện thực của cuộc sống để thấy được những cảnh đời bất hạnh, bấp
bênh mà những con người trong xã hội cũ phải gánh chịu, trang văn của Nam Cao
thấm đẫm giá trị hiện thực sâu sắc. Song, chỉ như thế thôi thì chưa làm nên tài năng
của một cây bút hiện thực tiêu biểu. Mảnh đời túng thiếu, éo le chỉ là cơ sở Nam Cao
thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của họ, từ đó khám phá ra những bi kịch về tinh
thần đầy chua xót. Bởi vì con người vốn nhạy cảm trước sự nghèo khổ, khi miêu tả
những con
8
người nông dân chịu những ách bóc lột nặng nề, Nam Cao đã quan tâm sâu sắc đến
vấn đề nhân phẩm, nhân cách. Xã hội thối nát không chỉ đẩy họ vào cảnh khốn khó,
bần cùng mà còn nhẫn tâm phá hủy đi những giá trị tinh thần tốt đẹp nơi họ, biến họ
trở thành những con người cộc cằn, thô lỗ, mang trong mình một tâm hồn khô cằn. Chí
Phèo chẳng phải đã bị xã hội tha hóa, biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ra tay
phá hoại hạnh phúc của biết bao gia đình, để rồi đang từng bước đi trên con đường
hoàn lương thì cánh cửa trở lại làm người của hắn vội đóng sầm lại, cuối cùng hắn chết
trong tức tưởi. Anh cu Lộ (Tư cách mõ) bản tính hiền lành, lương thiện cũng bởi dòng
đời xô đẩy mà mất đi nhân cách. Ông bố (Trẻ con không được ăn thịt chó) tham lam
giành miếng ăn với đàn con của mình. Trước miếng ăn, họ đã đánh mất đi lòng tự
trọng. Cơm áo gạo tiền cũng khiến những tầng lớp tiểu tư sản chịu nhiều bi kịch tinh
thần đến xót xa, những nỗi niềm chôn sâu kín trong tâm tưởng cứ vang lên âm ỉ. Hiện
thực cuộc sống khiến Hộ (Đời thừa) không viết ra được một tác phẩm nghệ thuật đúng
nghĩa như anh mong muốn nên anh trở nên bất lực, đau khổ. Lão Hạc ăn năn, day dứt
vì bản thân lão đã từng tuổi này mà còn đi lừa một con chó (Lão Hạc). Thứ (Sống
mòn) bao lần đau khổ, tủi hờn bởi những lần chì chiết lên người vợ Liên của mình. Tất
cả đã được Nam Cao dùng ngòi bút hiện thực diễn tả một cách chân thực và khéo léo,
từ đó làm bật lên đời sống nội tâm phức tạp và nhiều cay đắng phủ vây lên cuộc đời
của mỗi nhân vật. Gọi những tác phẩm của Nam Cao là tấn bi kịch về tinh thần là hoàn
toàn hợp lý bởi vì trước hiện thực khắc nghiệt của cái đói nghèo, bệnh tật, nợ nần, bên
cạnh những nhân cách còn sáng ngời như Lão Hạc thì đa phần là những kiếp đời bị tha
hóa và đẩy đến tận cùng đáy sâu của xã hội. Nam Cao thực sự đã khám phá được “con
người bên trong con người” để từ đó khắc họa với những nét tính cách và tâm lý sống
động, chân thực, sâu sắc trước hiện thực.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, qua bao năm dài tháng rộng, nhà
văn Nam Cao và tác phẩm của ông vẫn có một vị thế nhất định trên tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam. Tuy xuất hiện muộn trên văn đàn, khi các đàn anh lớn như
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã xây đắp một cái nền của chủ
nghĩa hiện thực cao lớn sừng sững, Nam Cao vẫn để lại dấu ấn của mình thông qua
những tác phẩm giá trị cùng những quan niệm nghệ thuật tiến bộ, đúng đắn. Có thể
thấy, trong sáng tác của Nam Cao có sự đan cài một cách hợp lý giữa giá trị hiện thực,

9
giá trị nhân đạo và sự sáng tạo trong quá trình viết nhưng đặc biệt nhất là tiếng nói
hiện thực mà Nam Cao

10
đã cất lên cho những kiếp đời leo lắt, khốn khổ bị chèn ép bởi một xã hội tàn nhẫn, bất
công. Những giá trị mà Nam Cao đem lại vô cùng giá trị cho đến tận ngày hôm nay.
Có những quan điểm nghệ thuật đã trở thành kim chỉ nam cho những người cầm bút.
Và chính ngòi bút chân chính từ một nhà văn hiện thực xuất sắc đã góp phần khẳng
định thêm vai trò không thể thiếu của Nam Cao trong văn đàn văn học Việt Nam.

11
CHƯƠNG 2. TÌNH YÊU ĐÔI LỨA – TỪ HIỆN THỰC ĐẾN
TRANG VIẾT CỦA NAM CAO

2.1. Tình yêu đôi lứa gắn với hiện thực

2.1.1. Tình yêu đôi lứa gắn với hiện thực áo cơm

Nhà thơ Xuân Diệu từng phải thốt lên rằng:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ, không thương một kẻ

nào? (Bài thơ Tuổi nhỏ - Xuân Diệu)

Bắt gặp tình yêu len lỏi qua từng thời đại không chỉ để con người ta yêu và
được yêu, thiêng liêng và cao cả hơn về chuẩn đích lý tưởng cùng cảm thức với những
thuần tuý bản năng. Quan niệm “một túp lều tranh hai quả tim vàng” trong tình yêu là
nguyện vọng ai cũng mơ ước. Nhưng hiện thực thì phũ phàng, né tránh ảo mộng hoá
hư vô. Như Xuân Diệu từng bày tỏ “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không
đùa với khách thơ”. Hai câu thơ trong bài thơ Giới Thiệu của Xuân Diệu hứng trải biết
bao kiếp đoạn trường của những người mộng suy yêu cuồng nhiệt trong vòng xoáy
“tình – tiền”. Như hai mặt của một tờ giấy, tình yêu trước sự chọn lựa lãng mạn hay
hiện thực đều nan giải.

Bằng việc mang vào cho văn học những sự nứt nẻ của mảnh đất hiện thực lúc
bấy giờ, nhà văn Nam Cao đã xuất sắc dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí ẩn
thân phảng phất “nỗi đau cùng cực của kiếp người lầm than”. Bánh xe cuộc sống trong
tác phẩm Nam Cao biến thiên, trắc trở thế nào thì soi chiếu vào cung bậc tình yêu đôi
lứa trong lực bút của ông để bày tỏ thái độ của mình trước điêu tàn lầm lũi. “Sống và
viết” là điều luôn canh cánh của hồn văn Nam Cao. Tình yêu đôi lứa trong sáng tác
của Nam Cao không phải là tình yêu hoàn mỹ để điểm tô trang trí thêm cho sắc màu
cuộc sống. Mà tình yêu đôi lứa ở Nam Cao tập trung thảy cả những người “thấp cổ bé
họng” bởi: cái nghèo, cái đói, cái chết, bị méo mó, biến dạng, thậm chí bị tước đoạt
nhân quyền của một thời dân ta trong địa hạt trói buộc.

Tình yêu lý tưởng thường dành cho người có ngoại hình hay địa vị, chỗ đứng
trong xã hội. Ngược lại, với thiên bút Nam Cao lại phải ánh hiện trạng cùng cực phũ
12
phàng, chẳng gì khác ngoài “còn gì đẹp trên đời hơn thế, người với người sống để yêu

13
nhau”. Những nhân vật trong tình truyện của Nam Cao đều là những người không trọn
vẹn, không đi liền với lý tưởng hoá: “Mụ Lợi - không còn một người đàn bà nào có thể
xấu hơn, Mụ béo trục, béo tròn, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, má đen
như thằng quỷ. Ở quanh đấy, người ta vẫn lấy tên mụ ra mà dọa trẻ…” (Lang Rận)
(Nam Cao, 2021, tr.120) hay nhân vật Lang Rận trong tác phẩm cùng tên, Nam Cao
viết: “Anh chàng có cái mặt trông dơ dáng thật. Mặt gì mà nặng trình trịch như mặt
người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn
ngủn, ngắn ngùn, lại gồ lên. Đôi mắt thì híp lại như mắt lợn sề. Môi rất nở cong lên,
bịt gần kín hai cái lỗ mũi con con, khiến anh ta thở khò khè” (Lang Rận) (Nam Cao,
2021, tr.117). Nổi bật hơn cho người phụ nữ dở hơi Thị Nở “xấu ma chê quỷ hờn...
Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh… hai
môi dày được bồi cho dày thêm… Đã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn
chúng nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu.” (Chí Phèo) (Nam Cao,
2021, tr.37) đến với anh Chí trong tác phẩm Chí Phèo cũng không khá hơn được mấy
“Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt
gườm gườm trông gớm chết” (Chí Phèo) (Nam Cao, 2021, tr.15) Nam Cao rất hiếm
khi miêu tả chi tiết ngoại hình, hình dung nhân vật nhưng mỗi lần ông miêu tả cụ thể
đó đều mang những dụng ý nhằm làm nổi bật lên số phận nhân vật của mình. Những
cái xấu, những con người xấu đó trong nền văn học vẫn thường tồn tại, chỉ là ở Nam
Cao nó mang âm hưởng của đời, của người, của sự thật. Xuyên thấm là “tấm lòng
ngàn cõi” thấu hiểu nhân sinh, thấu hiểu nước mắt và gánh nặng mưu sinh. Xuất hiện
nơi ngòi bút tác giả là người khiếm khuyết về vật chất, về gia đình, gặp bất hạnh, tàn
tật, xấu xí, không biết đến hạnh phúc lứa đôi như (Nghèo, Dì Hảo, Một Đám Cưới,
Dần – với câu chuyện đám cưới nhưng khung cảnh chẳng khác gì đám tang, Giăng
sáng, Điền – bi kịch của cái nghèo, Từ và Hộ của Đời thừa. Từ đến với Hộ khi từ đang
mang thai, Hộ là một anh tri thức nghèo khổ…..).

Đôi lứa trong truyện tình yêu Nam Cao đều mang bên mình những dị khuyết,
những mọn hèn, những lầm than. Chưa bao giờ trong nền văn học lại xuất hiện nhiều
những gương mặt hoá bần cùng, khắc khổ, phi thẩm mỹ, bề ngoài xấu đến mức ma chê
quỷ hờn, mất hết nhân cách, dị dạng đến thế. Phải chăng, chính hiện thực phũ phàng
của xã hội đương thời được Nam Cao khắc hoạ vào hệ thống nhân vật. “Những con

14
người

15
cụ thể chân thật, sản phẩm đích thực của một xã hội đen tối, như con thú bị săn đuổi
đến đường cùng” - Bích Thu. (2001) Nam Cao về tác gia tác phẩm. Về các nhân vật dị
dạng trong sáng tác Nam Cao, tr.465. Bắt gặp trong sáng tác tiêu chuẩn hình mẫu đôi
lứa không tuyệt đối, đầy đủ mà phơi bày cái trần trụi, cái bi luỵ, cái thương đau trước
bút lực sự thật của Nam Cao. Một xã hội đã được Nam Cao miêu tả một cách khách
quan bộc lộ quan điểm “vị nhân sinh” với cuồng quay cuộc sống hiện diện đa khối.
Giống với tinh thần của nhà văn xiết bao, không vì hình thù vẻ bề ngoài mà nhân vật
của Nam Cao bị phai mờ. Ngược lại, chính những nét vẽ “để đời” ghi dấu cho chặng
đường tự ý thức của các nhân vật. Mặc kệ cho hiện thực phũ phàng, những người yêu
nhau luôn đến với nhau bằng con đường giản dị nhất, chân thật nhất, một tình yêu tự
do không vụ lợi, tình yêu của những con người cùng chung số phận. Hoàn cảnh túng
thiếu trước xã hội đầy khủng hoảng, đàn áp “người với người” đến và ở lại đời nhau để
lấp che đi cái tàn dư, khát khao yêu đương, mong muốn như một con người bình
thường đang tồn tại.

Trong tác phẩm chứa đựng tình yêu đôi lứa, không thuần lãng mạn về một loại
tình cảm của chủ thể được bày tỏ, vượt trên hết cả đó là vấn đề của thời đại: tình yêu
và cuộc sống “cơm áo gạo tiền”. Viết về những con người dưới đáy xã hội, Nam Cao
không chỉ bất công vẽ tô nên nhân vật của mình hình hài xấu xí, gớm ghiếc và ám ảnh.
Bởi ông quan niệm rất cụ thể, như một lời tuyên ngôn trong Giăng sáng, Nam Cao
không chấp nhận thứ văn chương chỉ “tả được cái bề ngoài của xã hội”, bình thường
dung tục mà muốn sáng tạo được những tác phẩm “vượt lên trên tất cả các bờ cõi và
giới hạn” để trở thành “chung cho cả loài người” (Nam Cao, 2021, tr.208). Vì vậy, vấn
đề được Nam Cao đề cập nằm ngoài khuôn định giản dị sự vật, hiện tượng buộc con
người sống thực tế hơn.

Đầu tiên, là cái nghèo khốn cùng của chị đĩ Chuột với người chồng bệnh nặng
trong tác phẩm Nghèo của Nam Cao. Chị đĩ Chuột thương chồng và chồng chị cũng
thương chị, nhưng sự thật rằng “Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?”. Là một
người cha, người chồng, anh đĩ Chuột đã nghĩ đến cái chết để vợ, con trút bỏ đi phần
gánh nặng. Một cái chết âm thầm trước cơn bắt bớ của bà Huyện. Đó là sự bất hạnh
đầu tiên, điều gì sẽ tiếp tục diễn biến khi chị Chuột mở cửa, hạnh phúc vì trút bỏ được
một con sâu lười bệnh tật hay một điểm tựa tinh thần để chị gắng gượng mà sống tiếp
16
cảnh nghèo túng thiếu.

17
Giăng Sáng, Nam Cao lại một lần nữa cụ thể hoá bi kịch của người tri thức.
Yêu văn chương nhưng không thể cân bằng được với hiện thực: một vợ hai con. “Điền
rất yêu giăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền đẫm văn thơ”. Trong mắt Điền, trăng
đẹp và quý lắm! Chưa hết “Giăng tuôn suối mát để tâm hồn khát khao ngụp lặn. Cái vú
mọng tròn đầy mà thi sĩ muốn của muôn đời mơn man”. Đó là triết lý “nghệ thuật vị
nghệ thuật” mà người đời vẫn mải miết tìm kiếm và sao tả xiết cái sự vui sướng của
Điền khi hiện lên trong huyền tưởng của anh những cô gái yêu kiều cùng với nước
hoa, bức thư mĩ miều với những người đẹp chìm đắm trong vải vóc, nhung lụa, son
phấn. Khác hẳn với vợ Điền “nét mặt cau có, ngôn ngữ cục cằn, và nhất là lối yêu quá
đơn sơ”. Vì đâu mà Điền nghĩ tới những hình ảnh lả lơi? Điền vốn yêu văn chương,
yêu cái đẹp, Điền mong những điều phàm tục của người đàn ông. Người ta vẫn thường
muốn sở hữu cái đẹp, Điền cũng thế, nhất là cái đẹp từ hư ảo. Cái đẹp không mang khổ
hạnh, khí vóc của thực trạng xã hội đói kém giúp Điền quên đi những phũ phàng hiện
tại. Nhưng cạnh Điền, là Thị, người vợ bị Điền gắn mác “kẻ tục tằn” là người “chỉ biết
rằng người ta cần ăn cơm, mặc áo, uống thuốc khi đau ốm” Thị cố gắng hy sinh để
chồng được sung túc. Đôi vợ chồng Điền không hoà hợp nhau về tư tưởng, tính tình
lẫn cách thể hiện tình cảm. Họ bên nhau và xung đột cho đến khi Điền không thể trốn
tránh những tạp âm của xã hội bên tai: tiếng vợ cằn nhằn, tiếng con khóc thét chỉ vì
thiếu thốn đủ thứ. Điền không phút nào mà không nghĩ đến tiền, và vì tiền Điền suốt
đời cũng không theo đuổi nổi sự nghiệp viết của chính mình. Đáng lẽ, nếu có tiền từ
nghề viết vợ Điền chẳng tính toán chi li làm chi cho phiền não. Nhắc đến “nhọc nhằn”
chẳng phải khi cực nhọc quá, người ta vẫn hay cằn nhằn đủ chuyện trên trời. Điền có
thể viết: viết về những ánh trăng huyền dịu che lấp đi tầm thường nhơ nhác. Nam Cao
đặt nhân vật vào khối hỗn độn để Điền lựa chọn áng văn bất hủ của mình “nghệ thuật”
hay “con người”. Bởi viết thì rất dễ, nhưng viết gì, viết như thế nào, đó lại là khía cạnh
khác. Chính qua những băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống xã hội cay nghiệt mà ở đó chỉ
có tình người với nhau là vẫn thuỷ chung, hiền dịu, đùm bọc, nhẫn nhịn, bộc lộ nhân
cách vị tha, yếu mềm.

Hay với Đời thừa, Nam Cao một lần nữa dẫn người đọc đến bi kịch của người
tri thức thông qua Từ và Hộ, với Hộ “nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không gì
đáng quan tâm nữa”, Hộ có thể chịu đói rét để “đầu hắn mang một hoài bão lớn”. Để

18
rồi biện chứng thay Từ giúp Hộ hiểu thế nào là giá trị đồng tiền, nỗi đau khi thấy
người thân

19
mình đói rách. Tầng bậc hơn Điền ở Giăng sáng, Hộ nghĩ tới việc viết vội vàng, rồi bài
báo người ta đọc rồi quên ngay “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất
lương rồi, với văn chương thì thật là đê tiện” về gia đình Hộ gắt gỏng, Hộ đánh vợ,
chửi con, thậm chí đuổi vợ ra khỏi nhà. Nhưng đó là bề nổi của một gia đình mà người
đọc vẫn thường trách Hộ. Nhưng trước đó, Từ đã kìm nén rất nhiều “không còn chịu
nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan
chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang
thang, không chủ đích gì”. Còn Từ trước ngưỡng cửa của sự dằn vặt, chửi rủa của
chồng “còn gì buồn cho bằng mình biết mình làm khổ cho người mà mình yêu”.
Nhưng Hộ phải người như vậy, vì rượu mà Hộ mới dám doạ nạt vợ. Đó là bi kịch của
người cha, người chồng phá vỡ nguyên tắc tình thương do chính mình đề ra. Nhưng
cũng có lúc gia đình Hộ và Từ âu yếm, tưởng tượng ra viễn cảnh lũ con cái ăn bánh
gói mang về để mà thốt lên “cái cảnh thô tục và cảm động!”. Để rồi hạnh phúc chưa
bao lâu, vòng tròn hiện thực lại cuốn gia đình Hộ và Từ về lại nơi bắt đầu, ấm áp hơn
những tác phẩm khác, Hộ nhận ra vợ mình cần được bảo vệ, che chở, bênh vực biết
bao. Hộ yêu văn và theo đuổi lý tưởng của mình, nhưng trước áp lực “cơm áo gạo
tiền” Hộ cũng đành bẻ cong mũi thuyền. Quả thật, Nam Cao đã rất ưu ái cho Hộ khi
mọi chuyện đã kịp đi vào quỹ đạo của cái nó vốn là, chỉ là thông qua tác phẩm Đời
thừa, người đọc dường như cảm thức được rằng ở trong cái hoàn cảnh đói túng quẫn
đó, có gì là thừa đâu? Đời Hộ và Từ lớp người sống trong xã hội ấy, cái gì cũng thiếu,
từ tinh thần đến vật chất nhưng Nam Cao đã dẫn người đọc đến tiếng cười mỉa mai mà
đồng thương cho bộn bề lo toan hằng ngày vẫn luôn âm thầm đè nặng lên đôi vai của
con người. Những xu thuế, thuốc thang.. lẽ ra nên được cắt giảm giờ đây như một cái
máy hút đi biết bao xương máu của con người đủ mọi tầng lớp. Vật chất, đặc biệt là
tiền chính là cảnh giới của hạnh phúc. Có tiền người ta không cần phải vắt trán lên suy
nghĩ vì hiện thực hứa hẹn “có tiền mua tiên cũng được”. Giữa những cuồng quay
chóng mặt của cơm áo gạo tiền đã trở thành bi kịch.

Trong khung cảnh Một đám cưới, Dần nên hạnh phúc và mỉm cười khi cưới
chồng. Nhưng trái ngược lại, Nam Cao đã miêu tả cảnh đám cưới của hai con người xa
lạ như một đám ma, từ những thiếu thốn về quần áo, sự chi li từng đồng cắc bạc, “chú
rể xách một chẽ cau, chừng chục quả”, không khí rộn ràng ngày cưới không có đổi lại

20
là cảnh gia đình sáu người lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối của đoàn rước dâu dắt

21
díu nhau. Đám cưới không váy cưới, không tiệc tùng, không đèn pháo, đám cưới nước
mắt…. Đến một sự kiện đám cưới tươi vui, qua ngòi bút của Nam Cao, sự thật được
phơi bày khi con người ta lấy nhau không phải vì hạnh phúc, không phải vì thương
yêu, mà vì trong cái cảnh đói nát ấy, có một người để mà “trông coi vườn đất, nhà cửa,
con cái…”. Con người đâu được hạnh phúc, con người làm gì dám mơ đến hạnh phúc,
một cô gái như Dần vẫn phải nặng trĩu những suy nghĩ, những bộn bề của cuộc sống
chất đống. Nếu Dần rơi vào vòng tròn đồng tâm, dưới cảnh chồng con đông đúc, tiền
nhà, tiền cửa, tiền mắm, tiền muối,… bao nhiêu thứ phải lo! Lại dẫn đến một bi kịch
của miếng ăn.

Nỗi đau khổ đó còn được khắc hoạ trong mối tình trong tác phẩm Lang Rận.
Hai con người cơ duyên ở chung cho một nhà cụ Đẩu, đến với nhau vì ý nghĩ, nỗi
niềm riêng như một sự đồng điệu trong tâm hồn. Qua một câu trêu của Lang Rận
“Nhiều người lấy chồng, tự nhiên khỏi bệnh, chả cần uống thuốc”(Lang Rận) (Nam
Cao, 2021, tr.118) rồi mụ Lợi thẹn thùng, mỉm cười. Một người phụ nữ dễ yêu đến thế
sao? Không phải, mụ lấy làm thích thú cũng đúng, vì mụ chưa từng được ai quan tâm
như thế, họ chỉ toàn trục lợi từ một con người vô lợi như mụ. Tình yêu giữa Lang Rận
và mụ Lợi tưởng chừng đơn giản, thuần túy và sẽ hạnh phúc không vướng phải thị phi.
Nào đâu, mắc phải tình ái, Lang Rận trong một cơn bắt gặp, đã tự tử mà mụ Lợi thì
vẫn ngơ ngác. “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím
gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau”.(Nam Cao, 2021, tr.128) Dấu chấm hỏi thật
lớn cho cái chết của Lang Rận đâu là nhân tính và trái tim con người? Bởi vì nhân vật
Lang Rận phải luôn sống trong cảnh khinh bỉ, xem thường, sự cô đơn mà anh chỉ
mong mỏi rằng “được ngồi với họ, nghe họ nói, họ cười, được góp với họ vài câu nói
của anh” (Lang Rận) (Nam Cao, 2021, tr.120). Ngay cả người anh nghĩ đã tâm đầu ý
hợp, thì một lần nữa đẩy anh đến bờ vực. Viết thế nên trang văn của Nam Cao nhuốm
sắc thái tận cùng nỗi đau, bi kịch, bế tắc mà hiện thực của áo cơm luôn ám ảnh. Vì
thèm sống, nên họ mới mãnh liệt và sắc thái riêng trong từng khuôn định. Họ là đại
diện cho những đau xót của đồng bào ta trước gánh nặng đồng tiền. Dưới sự chi phối
của xã hội rối ren, tham ô, hà khắc, tàn nhẫn Nam Cao đấu tranh cho cái thoát ly lãng
mạn đến gần hơn với con đường nhân đạo chủ nghĩa.

22
Nam Cao đã dùng ngòi bút sâu sắc của mình thông qua những vấn đề xoay
quanh tình yêu rồi thức tỉnh tình thương của nhân loại. Nếu vấn đề tình dục nhạy cảm
không được đề cập đến nhưng Nam Cao đã khéo léo, lồng ghép vào tác phẩm để nhân
vật đứng trước tâm lý, xung đột đầy sức ép của hoàn cảnh đẩy nhân vật đến đường
cùng. “Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì
sát đất” (Sống mòn). Tình yêu trong truyện Nam Cao nhuốm màu sắc hiện thực: đám
cưới như đám ma trước cảnh thiếu thốn, vợ chồng cãi vã chì chiết vì ma lực đồng tiền,
con cái chịu đau, chịu bệnh, chịu đói vì hoàn cảnh xã hội khó chạy chữa, sự khinh
miệt, né tránh, tước đoạt… Cái nghèo, cái đói, cái khổ đã khiến tình yêu chỉ tồn tại ở
dạng nước mắt và khổ nhọc. Tình yêu vốn dĩ đẹp nhưng làm sao vô lo vô nghĩ, không
thói đời của cuồng quay cơm áo gạo tiền. Đó cũng là thứ nghệ thuật mà Nam Cao mải
miết theo đuổi, nó phải làm cho người gần với người hơn. Qua lăng kính văn học, bấy
nhiêu trang văn của bút lực Nam Cao là bấy nhiêu mảnh đời, bấy nhiêu số phận để tố
cáo xã hội phi nhân tính. Thông qua tình yêu để con người vượt ra khỏi tình yêu nam
nữ, tình yêu chủ quan để giành lấy hiện thực khách quan. Một vấn đề tồn tại đến ngày
nay giữa sống và yêu không chỉ nên dừng lại ở đó mà mãi về sau, hậu thế vẫn phải
trầm tư cho những gì trang văn Nam Cao tạc dựng.

2.1.2. Tình yêu đôi lứa gắn với định kiến xã hội

Tình yêu, ái tình luôn là khát khao một đời của mỗi người. Người với người tìm
đến với nhau, đồng điệu cùng nhau, chia sớt ngọt bùi cho nhau là hiện tượng tất yếu,
góp phần kiến tạo nên đời sống cá nhân vẹn toàn. Điểm đáng chú ý chính là phương
cách tình yêu lứa đôi được phản ánh vào tác phẩm trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội
khác nhau. Nếu trong thời kỳ trung đại, với quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn
chí”, tình yêu lứa đôi chỉ là thứ yếu, ít được đề cập văn chương cho đến tận cuối thế kỷ
XVIII, thì đến với văn học hiện đại, ta nhận thấy tình yêu hữu hiện đa chiều, muôn
dạng, lắm màu sắc. Con người ta khát khao vượt qua mọi rào cản của xã hội, thoát
khỏi tất thảy quy luật, giáo điều để được sống với tình yêu, vì tình yêu. Truyện ngắn
của Nam Cao cũng không nằm ngoài mạch đập mãnh liệt đó của thời đại. Tuy vậy, do
gắn liền với hiện thực đời sống, đề cao cái chân thật của cuộc đời, tình yêu đôi lứa
trong những sáng tác của Nam Cao không thoát những định kiến vốn tồn tại từ gốc rễ
của xã hội.
23
Qua những trang văn viết về tình yêu lứa đôi đậm chất hiện thực, Nam Cao đã
chỉ ra nhiều dạng thức của định kiến xã hội có thể ngăn cấm hai cá thể đến với nhau
trong trọn vẹn: định kiến về nguồn gốc xuất thân, định kiến về sự tương xứng giữa các
tầng lớp, giai cấp, định kiến về nền tảng đạo đức,… Việc tồn tại quá nhiều định kiến
có sức mạnh chia cắt hạnh phúc cá nhân khiến độc giả không thể không trăn trở: Liệu
chăng trong bối cảnh xã hội đầy biến động, trong hiện thực đời sống đầy khắc nghiệt,
không một ai, dẫu là người nông dân, tri thức nghèo, có thể đạt được hạnh phúc?

Trước hết, có thể thấy, hiện thực trên những trang văn Nam Cao là hiện thực cụ
thể, đặc thù. Trong văn học hiện thực, ở truyện ngắn nói chung và truyện ngắn có nội
dung về tình yêu đôi lứa nói riêng, hoàn cảnh sống, hiện tượng xã hội được khắc họa
trong các thiên truyện là những hình ảnh chân thật về xã hội Việt Nam bấy giờ. Đó là
bức tranh làng quê tiêu điều, ảm đạm, với con người bị đẩy tới cảnh “cùng đường tuyệt
lộ” (chữ dùng của Nguyễn Minh Châu), ngay cả ái tình cũng không còn, cuối cùng
phải tìm tới cái chết như trong truyện ngắn Chí Phèo. Ngay từ khi sinh ra, Chí đã bị
coi thường và khinh miệt chỉ vì nguồn gốc xuất thân không rõ ràng, được người làng
tìm thấy tại một lò gạch cũ, chỉ là một “thằng không cha không mẹ”. Không gia đình,
không quê hương, không người thân cho nên từ ngày những người nuôi nấng anh chết
đi, Chí trở thành một kẻ bơ vơ, không nơi nương tựa, hết đi ở cho hết nhà này rồi đến
đi ở nhà khác. Đó cũng là lý do mà sau này Chí đến nhà Bá Kiến làm canh điền, để rồi
từ đó Chí Phèo từ bỏ cuộc đời làm người lương thiện, bước vào con đường của một
“con quỷ dữ”, một kiếp sống đòi nợ thuê. Sau tháng ngày trượt dài trên bước đường
tha hóa, Chí đã tìm thấy điểm sáng le lói sau khi gặp Thị Nở. Tình yêu cùng bát cháo
hành của Thị giúp Chí sực tỉnh khỏi cơn mê, thôi thúc, khơi dậy khát vọng được sống
lương thiện vốn đã ngủ quên trong Chí: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm
hoà với mọi người biết bao? Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với
hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng không thể làm
hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện, của những người
lương thiện” (Thùy Trang, 2018, tr53). Thế nhưng người làng Vũ Đại lại không thể tha
thứ cho hắn bởi định kiến Chí đã từng là một thằng lưu manh, là “con quỷ dữ” của
làng Vũ Đại. Bởi họ quan niệm rằng, đã là một thằng lưu manh thì mãi mãi không thể
trở về làm con người lương thiện. Điều đó xuất phát từ những định kiến khắt khe của

24
xã hội “Giang sơn dễ đổi, bản

25
tính khó dời” hay “ngựa quen đường cũ”. Chính vì thế mà họ ngăn bước Chí Phèo đến
hoà mình trở lại đời sống thường, phũ phàng chặt phăng chiếc cầu nối giữa Chí Phèo
với cuộc đời, đó là Thị Nở. Điển hình cho việc đó chính là những lời nói sâu cay của
bà cô Thị Nở sau khi Thị về xin phép bà cô. Bà cô chính là đại diện cho những định
kiến đến tàn nhẫn của xã hội phong kiến mục nát lúc bấy giờ đối với Chí Phèo: “Ngoài
ba mươi …. Ai lại còn đi lấy chồng. Ai đời lại con đi lấy chồng! Ừ mà có lấy thì lấy ai
chứ?... Đàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại
đi lấy một thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ăn vạ” (Thùy Trang, 2018, tr51). Sự
khước từ đó của làng Vũ Đại đã nhanh chóng đẩy số phận Chí Phèo đi tới hồi kết, Chí
đã đâm chết Bá Kiến và tự sát trên ngưỡng cửa trở về làm người lương thiện. Như vậy,
có thể thấy, chính những định kiến ấy đã giết chết tình yêu đang nồng nàn trong con
người Chí, giết chết khao khát được trở về làm người lương thiện.

Ngoài ra ta cũng nhận thấy yếu tố phân hóa giai cấp sâu sắc cũng ảnh hưởng rất
lớn đến những câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn Nam Cao. Như ở thiên truyện
Hai khối óc, Nam Cao đã rành mạch cho ta thấy được sự khác nhau về suy nghĩ của
cặp đôi Hùng và Tuyết. Hùng và Tuyết yêu nhau, nhưng họ lại là những con người
không thuộc về một thế giới. Tuyết là con gái của một gia đình giàu có, thế nhưng
Hùng chỉ xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Dân gian hay nói “Mây tầng nào gặp
mây tầng đó” hay “nồi nào úp vung nấy”. Và quan niệm đó đã trở thành định kiến
ngăn cắt tình yêu trong trong hiện thực xã hội phân hóa giai cấp sâu sắc lúc bấy giờ.
Hùng đã mặc định suy nghĩ ấy như một lẽ hiển nhiên ở đời: “Cái nó chia rẽ chúng ta
không phải là me em, mà là sự trái ngược giữa hai khối óc, đào tạo trong hai hoàn cảnh
cách nhau xa. Chúng ta yêu nhau lắm, nhưng mà chúng ta không hiểu được nhau, mà
chúng ta không hợp tính nhau. Như thế, không thể nào sống chung với nhau sung
sướng được” (Nam Cao, 2016, tr43). Từ lối suy nghĩ của cả hai cũng đã làm nổi bật
hơn về sự phân hóa giai cấp. Khi thân thiết bên cạnh nhau, Tuyết luôn cởi mở, tự tin
không hề ngại ngùng, e dè cho thấy là một con người tiến bộ, cách tân; còn Hùng thì
luôn ái ngại, sợ bị người khác nhìn thấy, luôn luống cuống, né tránh khi gần Tuyết. Và,
Hùng luôn thấy khó chịu với cách sử dụng tiền của Tuyết: “Hùng kêu lên một tiếng và
đỏ mặt. Thật ra, chàng có ghen đâu? Chàng chỉ khó chịu vì cái tính đài các của Tuyết,
quen dùng tiền mà sai khiến” (Nam Cao, 2016, tr.41). Hùng khó chịu với người mình

26
yêu vì anh suy nghĩ và cảm nhận trên vị trí là

27
người nghèo, luôn cảm thấy cách sử dụng tiền bạc như người giàu là khinh rẻ, coi
thường những người có phận nghèo như anh. Đối với Tuyết, hai người yêu nhau thì sẽ
đến với nhau, nhưng còn Hùng, sự cách biệt giữa anh với Tuyết là một khoảng cách xa
vời vì hoàn cảnh hai người khác biệt nhau. Có thể, Tuyết không hề có suy nghĩ như
vậy. Nhưng Hùng xuất thân từ gia đình bần hàn, hai người sinh trưởng và lớn lên trong
hai hoàn cảnh đối lập nhau, vì thế ngoại trừ tình yêu, thì họ không còn điểm chung
nào, nhất là về suy nghĩ và tư tưởng. Nam Cao đã thành công khi thể hiện nên hai con
người của hai giai cấp rất hợp lý với hiện thực như vậy.

Hay trong một thiên truyện khác, số phận của nhân vật ngay từ khi sinh ra đã
được quyết định bởi định kiến xã hội đương thời. Ta có thể kể đến số phận của nhân
vật Đức trong thiên truyện Nửa đêm. Từ khi sinh ra, dân làng Vũ Đại đã không thể coi
Đức là một người bình thường. Ngay từ khi còn bé phải đi xin sữa, người ta ghê tởm
anh, có những người phụ nữ vú đầy căng sữa nhưng quyết từ chối, vài người vì thương
hại mà cho sữa sau đó vội vàng lau, rửa vú thật kĩ càng, sạch sẽ. Người ta bị ám ảnh
bởi quan niệm “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” và Đức lại là con
của Trương Rự, kẻ mang trong mình dòng máu của kẻ giết người, tội lỗi. Song, khác
với Trương Rự, Đức hoàn toàn hiền lành, hiền lành đến ngờ nghệch. Đức bị dân làng
cô lập và trở thành một kẻ lầm lũi. Định kiến đã cướp đi của Đức quyền được giao lưu
với cộng đồng, quyền được yêu, được mưu cầu hạnh phúc. Đến một người con gái thô
mộc, xấu xí, thấp hèn như Nhi mà Đức cũng không thể lấy làm vợ. Qua lời Nhi nói với
Đức có thể thấy rõ cách nghĩ của mọi người đối với Đức “Anh Đức ạ! Tôi mà lấy anh
cũng chỉ vì mến cái nết anh hiền, chứ người khác mà bố mẹ như anh thì các vàng tôi
cũng chịu. Anh đừng giận: tôi dám chắc ế thì thôi chứ chẳng ai dám đâm đầu vào lấy
con một thằng ăn cướp, một thằng giết người, một đứa chồng vừa chết chưa ráo mồ,
con vừa sinh còn đỏ hon hỏn đã vội theo trai” (Nam Cao, 2002, tr.910). Đó chính là
cuộc sống, là xã hội hiện thực lúc bấy giờ mà Nam Cao muốn truyền tải.

Thông qua những trang văn viết về tình yêu đôi lứa, Nam Cao đã phê phán, bóc
trần cái xã hội đen tối nửa đầu thế kỷ XX. Giá như đời sống lúc bấy giờ không tồn tại
những định kiến khắt khe, những quan niệm cổ hủ lạc hậu thì có lẽ, Chí đã được sống
cuộc sống “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải” mà không phải tự sát trước
ngưỡng cửa lương thiện. Giá như đời sống lúc bấy giờ không hiện diện sự phân hóa
28
giai cấp,

29
phân biệt giàu nghèo thì có lẽ, Tuyết và Hùng đã có thể sống hạnh phúc bên nhau. Thế
nhưng, đó là hiện thực xã hội, họ không thể thay đổi cũng không thể chống lại, chỉ có
thể phục tùng theo nó. Tình yêu cuối cùng cũng chỉ để lại tiếc nuối chứ không thể thay
thế hiện thực tàn nhẫn - họ là hai con người của hai thế giới khác nhau, không cùng
một đẳng cấp. Giá như đời sống lúc bấy giờ không áp đặt định kiến tàn nhẫn “con nhà
tông, không giống lông cũng giống cánh” thì có lẽ Đức đã được đối xử như một người
bình thường, được dân làng yêu thương, được mọi người trân trọng trọng và sẽ có một
tình yêu trọn vẹn. Trong cuộc sống nếu như tồn tại hai chữ “giá như”, “nếu như” thì có
lẽ cuộc đời của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, những chuyện tình của họ cũng sẽ trở nên
tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Dẫu vậy, nếu tồn tại hai chữ đó thì có lẽ ngòi bút hiện
thực của Nam Cao sẽ không còn giá trị phê phán nữa. Thông qua những hiện thực
khốc liệt, ngăn cản tình yêu của các nhân vật, nhà văn muốn lên án, tố cáo một xã hội
phong kiến mục nát với những định kiến, hủ tục lạc hậu đã đè nén, áp bức người dân,
khiến cho họ không có được tình yêu hạnh phúc.

Quả thật viết về những trang văn về tình yêu đôi lứa gắn với những định kiến xã
hội khắt khe, Nam Cao cũng đã cố tìm ra lời giải thích về vấn đề định kiến xã hội. Tại
sao những con người cùng chung một tầng lớp, một giai cấp lại có thái độ ứng xử khắc
nghiệt như vậy? Tại sao họ luôn mang trong mình những suy nghĩ phân hóa giai cấp,
phân biệt giàu nghèo như thế? Tại sao con người đối với con người lại ích kỷ, nhỏ
nhen đến như thế? Phải chăng họ làm như vậy, họ trở nên ích kỉ như vậy vì trong bối
cảnh xã hội biến đồng, nghèo nàn, khi mà miếng cơm còn phải lo nghĩ từng ngày
chăng? Dù như thế nào đi chăng nữa, dù xã hội có thay đổi như thế nào thì những định
kiến đó sẽ vẫn còn mãi vì nó thấm nhuần sâu sắc vào tiềm thức của con người. Khi nào
những định kiến đó còn tồn tại thì Chí Phèo và Thị Nở cũng sẽ không thể đến được với
nhau, Tuyết và Hùng cũng không thể có được hạnh phúc. Đó cũng chính là những
tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho thế hệ bạn đọc về sau hãy cùng nhau xóa
bỏ những ranh giới vô hình của cái định kiến tàn nhẫn đó để con người có thể sống
hạnh phúc hơn.

2.2. Tình yêu đôi lứa gắn với khao khát hướng thiện, hoàn lương

Với Nam Cao, việc làm một nhà văn không chỉ đơn thuần là việc sáng tạo trên
trang giấy, mà còn là một cuộc hành trình sống trọn vẹn với đời, với người. Ông cho
30
rằng văn chương không chỉ là sự biểu đạt vẻ đẹp mà còn là việc đặt ra câu hỏi về
lương tâm, về trách nhiệm của người cầm bút, bởi ông tin rằng người nghệ sĩ đâu chỉ
có tài năng mà còn cần phải có một cái tâm trong sáng, một nhân cách cao đẹp thì mới
ý thức được trách nhiệm và thiên chức của nghề “kỹ sư tâm hồn”. Do đó, cả một đời
sự nghiệp của mình, Nam Cao đã sống để viết, đã dành cả cuộc đời để đau nỗi đau
chung của nhân loại, cụ thể là đau cùng với những kiếp người lầm lũi, tội nghiệp, bị
tha hóa và mắc kẹt trong cái xã hội Việt Nam tồi tàn trước cách mạng tháng Tám. Trải
dài trong mỗi trang sách của mình, Nam Cao đã thể hiện nỗi đau đớn của những tâm
hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy hoại bởi tình huống đau thương và bất công. Đồng
thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng
khổ, ông đặt hết sức lực vào việc tạo ra tia hy vọng nhỏ bé, để nâng đỡ những số phận
phải gánh chịu tấn bi kịch bất hạnh, bị tha hóa, bị chà đạp trước hiện thực tàn nhẫn và
khô khốc mà Nam Cao cho rằng họ không xứng đáng phải gánh chịu điều đó.

Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã đưa vào đó một làn gió của “tình yêu”,
của “nhân văn”, của “lòng người” để nâng đỡ những kiếp người méo mó và khổ đau.
Đó là tình yêu chớm nở của Chí Phèo và Thị Nở. Đối lập với sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của
làng Vũ Đại, Thị Nở như là một cánh tay, một cái phao cứu sinh để Chí Phèo bấu víu
vào đó để sống, để hy vọng, để quay lại được làm một con người mà hắn ta từng mong
ước. Mặc dù đó chỉ là những giây phút ngắn ngủi, nhưng cũng đã khiến cho hai nhân
vật Chí Phèo và Thị Nở - hai con người tưởng chừng tắm tối, không lối thoát trong
cuộc sống lại có được một tia sáng hy vọng. Dù cho tia sáng ấy có le lói, có mờ nhạt đi
chăng nữa thì đó cũng là cơ hội để họ được sống lại, để tìm thấy hạnh phúc giản đơn,
tìm thấy hạnh phúc được làm người và hạnh phúc được khát khao về tương lai của
mình. Chính tình yêu ấy đã khiến cho Chí Phèo tìm về với con đường hoàn lương,
hướng thiện. Và cũng chính tình yêu ấy đã khiến cho Thị Nở không còn là người con
gái “xấu xí”, ít nhất là đối với Chí Phèo bởi “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của
người thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình.”

Trong tác phẩm, Chí Phèo từng hiện lên là anh nông dân nghèo, tánh tình “hiền
như đất”, thế nhưng chính hiện thực tàn ác cùng với sự toan tính của người đời đã đẩy
Chí Phèo vào con đường tù tội để sau khi ra tù hắn trở thành một người hoàn toàn khác
- một kẻ có ngoại hình dị hợm, “trông gớm chết”. Cả ngày hắn chỉ uống rượu và chửi,
31
hắn chửi đời, chửi người, chửi những gì hắn thấy. Thế nhưng đằng sau tiếng chửi của
Chí Phèo, đó là sự ẩn chứa những nỗi thống khổ, nỗi bi kịch của cả một đời người mà
chỉ có ai ở vị trí như hắn mới thấu hiểu và cảm nhận được nó. Nỗi thống khổ đó không
chỉ phát tán một lúc hay ngắn ngủi mà nó đã âm ỉ, gặm nhấm trong anh ta từ rất lâu,
lâu đến mức nỗi đau, sự bế tắc tận cùng của cuộc sống đã khiến anh ta bị tha hóa, đánh
mất chính con người của mình - một người nông dân từng vô cùng chất phát, hiền lành
để trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Những
tưởng rằng cuộc đời Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật, vùi sâu vào những cơn say
triền miên, rồi kết thúc bằng cách vùi xác mình vào một bờ bụi nào đó, nhưng bằng
trái tim nhân đạo, Nam Cao đã để cho Chí trở về với kiếp người qua tình yêu thương
với Thị Nở. Sau khi uống thỏa thuê với Tự Lãng, Chí về nhà và bắt gặp Thị Nở cởi áo
nằm ngủ quên ở bờ sông ngay nhà hắn. Cũng nhờ cái đêm say ấy, Chí đã gặp được Thị
Nở - một người phụ nữ xấu xí và dở hơi. Thị Nở được Nam Cao miêu tả rất tài tình,
hiện lên được cái vẻ ngoài vô cùng gớm ghiếc, một người được miêu tả với cái vẻ “xấu
ma chê quỷ hờn”. Tuy nhiên, cái con người được cho là xấu đến ma chê quỷ hờn ấy,
lại là “cọng rơm cứu mạng” làm khơi dậy bản tính lương thiện trong con người Chí.
Đêm hôm ấy, họ ăn nằm với nhau, từ hai cuộc đời, hai số phận khiếm khuyết, Nam
Cao đã để họ gặp được nhau, như một sự liên kết hoàn hảo giúp họ tỉnh trí. Ánh trăng
trong mắt Chí Phèo cái đêm gặp Thị mang đầy màu sắc nhục thể “xanh rời rợi như là
ướt nước”, cây dâu tây gần bờ sông thì “thân mềm oặt”, những tàu chuối trong vườn
nhà hắn thì “nằm ngửa, ưỡn cong lên”, thỉnh thoảng lại “giẫy lên đành đạch như là
hứng tình”. Hành động chiếm đoạt Thị Nở của hắn mang bản tính người đàn ông trong
cơn say và lúc đầu hành động này chỉ thuần túy là bản năng, nhưng chính trong cái âm
u tăm tối của bản năng nhục dục ấy lại làm lóe lên một bản thể tốt đẹp khác của con
người. Hành động bản năng ấy đã làm sống dậy tình yêu, phần nhân tính tưởng chừng
không có hay đã chết trong con người của cả hai. Lần đầu tiên hắn tỉnh rượu, đây hẳn
là cái tỉnh của ý thức. Mọi lần hắn chỉ biết vùi vào những cơn say vô tận: “Ăn trong
lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới dọa nạt
trong lúc say, uống rượu trong lúc say để rồi say nữa, say vô tận” (Nam Cao, 2018,
tr.55). Thế nhưng hôm nay Chí đã tỉnh rượu, cũng bởi xuất phát từ thứ tình cảm nảy nở
với Thị.

32
Và cũng từ cái đêm trăng định mệnh ấy, Chí đã thức tỉnh những cảm xúc đặc
biệt mà trước kia hắn chưa từng có. Chính tình yêu, sự bao dung của Thị đã làm Chí
nhớ lại ước mơ ngày trước của hắn. “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại
bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm sào ruộng làm”. (Nam
Cao, 2018, tr.67). Cái mơ ước ấy là viễn cảnh mà bao người dân khác mơ ước, có
người đạt được, có người không, và Chí chính là như vậy. Chỉ sau một đêm ăn nằm
với Thị, hắn sống dậy biết bao nhiêu cảm xúc mà trước giờ hắn đã che lấp đi, nghe và
cảm nhận thế giới lao xao, nhộn nhịp quanh mình mà bấy lâu vì say mà hắn bỏ lỡ. Khi
Thị nhìn hắn và cười toe toét - cái cười mất nết trên cái khuôn mặt xấu xí đến phát
khiếp ấy vậy mà Chí lại thấy có duyên “Tình yêu làm cho nó có duyên” (Nam Cao,
2018, tr.69). Và ngay khi Thị múc cho bát nữa, Chí như một con người đắm chìm vào
tình yêu hoàn toàn. Hắn vừa ăn vừa cười, “cười rồi lại ăn”, cái cười dù không được
Nam Cao miêu tả cụ thể nhưng ta thấy được cái dáng vẻ hiền hòa hạnh phúc từ cái
cười ấy. Có khi nào hắn nhâm nhi miếng thịt cầy với chai rượu mà hắn cười như thế
đâu? Có khi nào hắn nhận được mấy hào bạc Bá Kiến quăng cho mà hắn cười như thế
đâu? Từ khi hắn ra tù với cái bộ dạng “trông gớm chết” ấy đã bao giờ hắn thật sự cười
bởi vì vui sướng đâu? Và cái cười ấy làm hắn như trẻ lại, nuôi lại trong hắn cái khao
khát về hạnh phúc gia đình mà thuở trước hắn hằng mơ ước. “Hắn muốn làm nũng với
thị như với mẹ” (Nam Cao, 2018, tr.70), cái biểu hiện của người đang say đắm trong
tình yêu chính là muốn mình được làm nũng với người mình yêu thương. Có lẽ Chí
yêu Thị thật rồi. Hắn nhận ra mình thật hiền, trước giờ hắn cứ phải hung hăng, dữ tợn
với người trong làng, trong khi bản chất của hắn vốn lành tính, “hiền như đất” kia mà.
Rồi hắn bày tỏ với Thị “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” (Nam Cao,
2018, tr71), hai chữ “một nhà” nghe thật gần gũi và đầm ấm, và trước khi nói lời ấy,
hắn đã nhìn Thị và trầm ngâm như dò xét, như đoán ý của thị. Cái cách nói phong tình
của những người yêu nhau vậy mà dung dị. “Chúng tỏ tình với nhau không cần đến
những cái hôn…. Vả lại, có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cáu véo hoặc
phát nhau… Thiết thực biết mấy… Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi, chúng
nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau” (Nam Cao, 2018, tr.72). Và từ sau cái đêm
định mệnh đó, hắn đã uống ít rượu hơn “để tỉnh táo để mà yêu nhau”. Có thể thấy
khoảng thời gian năm ngày ở với nhau, cả hai đã thực sự dành cho nhau những tình

33
cảm tự nhiên, chân thật nhất.

34
Còn với Thị, tình yêu có được sau cái đêm ở bờ sông ấy cũng là “một cái lòng
yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn” (Nam
Cao, 2018, tr.68). Chịu ơn là vì người như Thị, ế chồng và lại còn “xấu ma chê quỷ
hờn” ấy lại được một người đàn ông nhìn tới. Làm ơn vì Thị đã cứu Chí, đưa hắn về
nhà cho gió độc không làm hắn bệnh. Như vậy, với sự trở lại của những nhận thức lý
trí về chính mình, hai con người ấy đã trở về với đúng kiếp người của mình. Ở đây ta
thấy ngòi bút Nam Cao thật ấm áp, biểu hiện qua việc ông vô cùng thương những
người lao động chân chính, những con người chất phác thật thà vì hoàn cảnh mà đẩy
họ vào bước đường cùng. Dù cuộc đời có xô đẩy họ, làm biến dạng về thể xác lẫn tinh
thần của họ thì Nam Cao vẫn giữ lại cho họ một tia hi vọng nhỏ trong tâm hồn những
con người ấy. Chỉ cần gặp điều kiện thích hợp thì phần người sẽ trỗi dậy lấn át phần
con mất nhân tính kia. Ngày Thị Nở bưng đến cho Chí một bát cháo nghi ngút khói để
giải rượu sau cơn say xỉn cũng chính là lúc mà Chí ta thức tỉnh, hắn gạt đi cái độc đã
cắm rễ lâu năm trong tâm hồn của mình. Việc làm của Thị khiến hắn vừa ngạc nhiên
vừa xúc động. Đây có lẽ là lần đầu tiên hắn được người ta cho cái gì đó. Trước đây hắn
đã từng được người ta cho cái gì đâu, muốn gì hay cần gì đều là cướp giật của người
khác hay dọa nạt thì mới có được. Hôm nay hắn lại nhận được bát cháo của người mà
chỉ từng ngủ với hắn có một đêm, đời hắn lại còn chưa từng được săn sóc bởi bàn tay
đàn bà. Bát cháo mà Thị Nở mang đến làm hắn bồi hồi mà suy nghĩ nhiều. Trái tim
tưởng chừng chai lì sắt đá ấy cuối cùng cũng được sưởi ấm bởi hơi khói nghi ngút từ
bát cháo. Hành động săn sóc đầy tình cảm ấy đã khiến hắn xúc động rồi lại ăn năn
“người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không còn đủ sức để ác nữa” (Nam Cao,
2018, tr.69). Phải chăng chính cái sự chăm sóc tưởng chừng như có như không ấy của
Thị làm Chí động lòng.

Thông qua tình yêu với Thị Nở, Chí cũng đã khao khát được sống chung với
mọi người trong làng. Trước đây, hắn “chửi đời, chửi trời. Hắn chửi cả làng Vũ Đại.
Hắn chửi tất cả những ai không chửi nhau với hắn”, “hắn chửi đứa nào đẻ ra chính
hắn” (Nam Cao, 2018, tr.59) nhưng đáp lại hắn chỉ có tiếng chó sủa, tiếng cười khinh
khỉnh của Bá Kiến mà thôi. Không chỉ là sự tuyệt giao về ngôn ngữ, không gian nơi
sống của Chí ta cũng bị cự tuyệt hoàn toàn. Căn nhà của hắn thì nằm ở bên bờ sông,
nhà của hai cô cháu Thị Nở thì là cái nhà tre cách vườn của hắn bởi con đê, khoảng

35
cách chỉ là một con đê, ấy thế mà, hai cô cháu Thị Nở lại trong xóm, còn nhà hắn là
ngoài bãi. Ngay từ nơi ăn

36
chốn ở, Nam Cao đã cho thấy Chí ta chưa từng một lần tồn tại ở vị trí trung tâm mà
luôn hiện diện ở bên rìa của cái làng Vũ Đại, của cái xã hội mà hắn đang sống. Thậm
chí, đến cả kẻ bị coi là “xấu ma chê quỷ hờn” như Thị còn được tính là “người trong
làng”, vậy mà hắn thì dường như chưa bao giờ thuộc về cái cộng đồng ấy. Và từ ngày
hắn ở đấy, người dân cũng không còn ai tới đó lấy nước sông nữa, mọi liên kết với cái
làng Vũ Đại của hắn đều như bị ngắt hẳn. Quanh nhà hắn, chỉ có nhà của cô cháu Thị,
và cũng chỉ có người dở hơi như Thị mới không sợ hắn, chỉ có Thị là đi lấy nước ở
sông như thường. Có lẽ, đó cũng là một dụng ý, một sự sự sắp đặt của Nam Cao cho
mối nhân duyên giữa hai con người dị hợm trong xã hội lúc bấy giờ.

Trước khi truyện ngắn được in thành sách, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) đã
đổi tên truyện thành “Đôi lứa xứng đôi” về sau thấy cái tên này chưa phù hợp, chính
Nam Cao đã đổi lại thành “Chí Phèo”. Có thể thấy nếu để lại cái tên “Đôi lứa xứng
đôi” thì nó hoàn toàn đúng với mối tình của Chí và Thị. Cả hai đều có ngoại hình để
người ta xa lánh, kẻ thì hung tợn, người thì dở hơi, người thì ở bên rìa xã hội, kẻ thì
không được coi là người. Từng là một kẻ bị cả làng chối bỏ, không một bóng người
vảng quanh nhà của hắn, chỉ có con đê tới được bên nhà Thị để vào làng mà thôi. Ấy
thế mà thông qua tình yêu với Thị, một kẻ từng bất cần với cuộc đời, với con người
như Chí Phèo lại mong muốn được kết nối với mọi người xung quanh. Chí đã mong
cái khoảng cách giữa hắn và người dân trong làng sẽ được thu hẹp lại. “Trời ơi, hắn
thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho
hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được” (Nam Cao,
2018, tr.71). Không còn gói gọn là cái mơ ước hạnh phúc gia đình, hắn lúc này mơ ước
cái gia đình ấy sẽ được gắn với một cộng đồng tập thể cùng chung sống, anh em hàng
xóm láng giềng với nhau. “Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ
sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”
(Nam Cao, 2018, tr.71). Với tình yêu cùng Thị, Chí có thể sẽ lại được chào đón như
một người dân trong làng, chứ không phải như “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, hắn sẽ
được “hòa” vào mọi người, chứ không phải bị hắt hủi xa lánh như trước nữa. Và muốn
đạt được điều đó, trước nhất hắn phải nắm được cái kênh liên kết nhỏ bé với làng -
chính là Thị Nở ấy.

Thế nhưng, có dễ gì, “cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương
37
thiện” mà hắn hằng khao khát, khó mà có được trên đời. Nhìn vào thực tế làng Vũ Đại,

38
cái làng ấy sẽ là xã hội bằng phẳng cho người lương thiện sao, khi mà vị quan chánh
tổng của cái làng ấy lại là Bá Kiến - người đã biến hắn thành “quỷ dữ”? Khi mà người
dân trong cái làng ấy đã in sâu những định kiến thù hằn về hắn ? Điển hình cho những
định kiến đó chính là bà cô Thị Nở, bà cô bên đàng gái lại ngăn cấm phần ít vì đó là
Chí Phèo, phần nhiều là vì ghen tị cháu gái mình lấy chồng. Những câu nói của bà cô
không khỏi làm Thị sửng sốt, “đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi
lấy thằng Chí Phèo”, “đàn ông đã chết hết cả rồi sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng
không cha. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ” (Nam Cao,
2018, tr.73). Và chính những lời đó đã dẫn đến việc Thị Nở sang nhà Chí chửi hắn.
Nghe những câu chửi từ miệng Thị nói ra, Chí ngẩn người, không nói gì. Mãi đến khi
Thị vùng vằng ra đi, hắn mới giật mình, đuổi theo và nắm lấy tay của Thị, nhưng đã bị
Thị gạt phăng ra. Cái nắm tay của Chí Phèo không chỉ đơn giản là để giữ lấy người
mình yêu, cứu vãn một cuộc tình, mà còn là để nắm giữ chiếc phao cứu sinh cuối cùng
trong cuộc đời mình. Cái hất tay của Thị không đơn thuần chỉ là đẩy một người rời xa,
không đơn thuần là dấu chấm hết cho cuộc tình Chí Phèo - Thị Nở, mà còn là dấu hiệu
ngắt đi liên kết cuối cùng của Chí về với làng. Rõ ràng đã gần ngay đó thôi, con đường
bước vào một xã hội hắn hằng khao khát chỉ còn cách có bước đó thôi, nhưng giờ đây,
ngay cả người như Thị cũng xa lánh, hắt hủi hắn. Lúc này đây, hắn dần tỉnh ngộ, nhận
ra được ngọn nguồn của mọi chuyện, hắn như hiểu vì đâu bà cô Thị nói lời đó, như
hiểu vì đâu hắn không thể hòa hợp với mọi người, và như hắn hiểu vì đâu hắn có
những vết sẹo trên khuôn mặt này, hắn biết vì đâu hắn ra nông nỗi này.

Giây phút hắn lăm lăm tới nhà Bá Kiến với con dao nhỏ ở thắt lưng, ta thấy hắn
không chỉ đến để lấy mạng kẻ đã hủy hoại cuộc đời mình. Mà còn là vì hắn khao khát
làm người lương thiện. Sau tình yêu với Thị Nở, từ ước mơ gia đình nho nhỏ, đến
chung sống với mọi người, giờ đây Chí nhận ra để đạt được những điều đó, hắn phải
xóa đi hình ảnh con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nếu là lúc ngồi tình tứ và ăn bát cháo
hành do Thị nấu, hắn thấy “thèm lương thiện” thì giờ hắn lại đi đòi lại lương thiện của
mình “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt
này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không?” (Nam Cao, 2018, tr.76).
Lúc trước là “thèm”, cái thèm đó là những cái đã từng được “trải nghiệm”, nếm thử
nên mới thèm muốn có lại, đó là vì khi ấy Chí nuôi ước mơ sẽ lại được lại là người

39
lương thiện. Nhưng

40
giờ đây, nhìn vào cái hiện thực đời mình, Chí thấy hắn không thể là người lương thiện
được nữa. Ai cũng có quyền lựa chọn sống tàn nhẫn hay sống thiện lương, nhưng với
Chí, hắn không có quyền lựa chọn, phải gào lên “ai cho tao lương thiện”, sự lương
thiện của mình cũng phải đợi cái xã hội này “cho” lấy. Tình yêu với Thị Nở không chỉ
đơn thuần là đánh thức cái bản tính con người mà bấy lâu bị vùi lấp mất, mà còn là cái
đòn bẩy đưa hắn thức tỉnh những ước mơ, khao khát của chính mình. Vì tình yêu với
thị mà mong ước về một gia đình nhỏ, vì tình yêu với thị mà mong muốn được hòa
nhập với cái xã hội từng đối xử và bị mình đối xử tàn nhẫn. Vì tình yêu với thị mà
bừng tỉnh, khao khát được hoàn lương, có lại sự lương thiện của trước đây. Nếu không
có thị, có lẽ là mãi mãi Chí cũng không tỉnh, có lẽ mãi mãi vẫn là con quỷ dữ, là thằng
lưu manh chuyên giật cướp, đốt phá nhà người ta. Tình yêu có sức mạnh to lớn đến
mức cảm hóa được một con người tha hóa. Chí Phèo chọn cách chết vì đây là cách duy
nhất để giải thoát của hắn khỏi những đau khổ, nếu sự lương thiện của chính mình mà
mình đã không tự quyết định được thì ít nhất là còn cái mạng này vẫn do mình quyết
định.

Dù chỉ vỏn vẹn năm ngày chung sống, thế nhưng ta vẫn cảm nhận thấy tình yêu
giữa Chí Phèo và Thị Nở thật đẹp, cả hai con người dị hình dị dạng đều bị đẩy ra rìa xã
hội, ấy thế mà trên cái khuôn mặt xấu xí với cái môi nứt nẻ đại hạn và cái khuôn mặt
chằng chịt những vết sẹo ấy lại ánh lên những nụ cười tự nhiên nhất, cả hai kiếp người
khốn khổ nhìn thấy ở nhau những giá trị mà cả cái làng Vũ Đại không nhìn thấy được,
thị nhìn thấy ở Chí cái bản tính “hiền như đất”, Chí nhìn thấy ở thị cái “duyên” của
một người xấu xí ế chồng. Có thể nói Nam Cao xây dựng ngoại hình, tính cách và số
phận của hai nhân vật này như thế để người đọc chỉ quan tâm đến những giá trị tinh
thần, nhân văn mà cốt truyện và nhân vật mang lại. Không gì thích hợp hơn là miêu tả
thế giới hiện thực của xã hội đương thời bằng những số phận bị bẹo hình bẹo dạng bởi
xã hội đó. Thế nhưng trân quý hơn tất thảy, là giữa cái cuộc đời gian truân, khổ cực
đó, ta tìm được một người yêu ta thật sự. Dù chỉ là một đêm ăn nằm và năm ngày
chung sống, thế nhưng nhà văn Nam Cao đã yêu thương lấy nhân vật của chính mình
là bằng cách đưa Thị Nở đến với Chí. Không có Thị, có thể Chí không bao giờ hết say,
không bao giờ có thể thức tỉnh lại bản tính con người của mình. Có thể nói, Thị Nở đã
cứu rỗi Chí khỏi guồng quay tha hóa, dù kết cục Chí chọn lựa là cái chết, thế nhưng

41
chính cái chết ấy lại là cứu rỗi cho một kiếp người.

42
2.3. Tình yêu đôi lứa gắn với sự thấu hiểu, bao dung, hy sinh

2.3.1. Đời thừa, Giăng sáng – những kiếp người khổ sở chứa cái tình thơm thảo

Nam Cao vốn là nhà văn hiện thực xuất sắc, viết về những người khốn khổ, tủi
cực trong xã hội. Nhưng len lỏi trong văn ông vẫn xuất hiện thứ tình cảm đôi lứa,
không phải tình yêu bình dị hay nồng nhiệt, nó không rõ ràng như vậy. Đó là nốt điểm
xuyến nhẹ nhàng, góp phần thể hiện tâm hồn nhân vật. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong
những điều tác giả muốn truyền tải, nhưng tình yêu đôi lứa của Nam Cao xây dựng, lại
là tình yêu mà ai ai cũng muốn đạt được.

“Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt

Cơm áo không đùa với khách thơ…” (Xuân Diệu, 2004)

Hai câu thơ nói lên cảnh nghèo túng của những người cầm bút, cũng là cuộc đời
Hộ lẫn Điền – hai người tri thức tiểu tư sản nghèo trong truyện ngắn Đời thừa và
Giăng sáng của nhà văn. Cùng một tầng lớp, cùng bị hiện thực tàn nhẫn vùi dập đi ước
mơ, hoài bão, “Còn gì đau đớn cho một cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì mà
nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo
cơm áo mà đủ mệt?” (Đời thừa) (Nam Cao, 2021, tr.208) “Sự nghiệp mà làm gì nữa?
Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải gây dựng lại gia đình! Điền phải
tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền.” (Giăng sáng) ) (Nam Cao, 2021,
tr.198). Tiếng than thống khổ của nỗi đau tinh thần không thể xoa dịu, khỏa lấp. Tuy
có điểm gặp gỡ ở nhân vật chính nhưng vẫn có sự khác biệt khi xây dựng hai truyện,
một trong số đó là cách viết nên tuyến tình cảm lứa đôi xoay quay Hộ và Điền.

Chẳng người nào dám khẳng định mình thấu hiểu được bản thân, huống hồ là
thấu hiểu một ai khác. Cả việc thấu hiểu rồi bao dung cho người tổn thương đến mình
thì lại càng khó. Nhưng nhìn vào Từ - vợ Hộ, một người vợ “rất ngoan, rất phục tùng,
rất tận tâm” (Nam Cao, 2021, tr.206) nhưng Hộ lại nhẫn tâm làm Từ khổ. Nhiều lần
Hộ say, mắng Từ, dọa đuổi, dọa giết mẹ con Từ rồi đánh Từ nữa. Hành động của kẻ vũ
phu, không thể nào tha thứ. Vậy Từ phản ứng thế nào? Từ chỉ khóc, chỉ buồn rồi dần
quen với cái thói của chồng. Một sự chịu đựng, chấp nhận không phản kháng, đến cả
một câu chửi cũng không. Bởi “Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình
yêu của một
43
con chó đối với người nuôi” (Nam Cao, 2021, tr.205), Hộ vừa là chồng vừa là ân
nhân, người mang “bao nhiêu là ân nghĩa” (Nam Cao, 2021, tr.206). Hộ cứu Từ cả về
thể xác lẫn tâm hồn, cho Từ chốn nương thân và danh phận. Có thể nói, tình cảm của
Từ dành cho chồng vượt qua cả tình cảm hôn nhân thông thường, nói rõ ràng hơn là
“trung thành”. Nhưng chỉ vậy thì đâu nói hết được tấm lòng của người phụ nữ này. Từ
không chỉ yêu, muốn đền ơn nghĩa, cô còn thấu hiểu cho hành động của chồng. Từ cho
rằng, sự đau khổ của Hộ là do Từ mà ra, “Từ hiểu và Từ buồn lắm, buồn lắm lắm”
(Nam Cao, 2021, tr.211). Là nạn nhân bị chồng bạo hành, Từ lại trách chính mình, coi
bản thân là gánh nặng. Nhiều lần, Từ muốn bỏ đi để Hộ hết khổ nhưng không được.
Từ cũng chỉ là người đàn bà, người vợ, người mẹ. Từ yêu Hộ và biết Hộ cũng yêu
mình, yêu con. Từ lấy đó làm “động lực” để tiếp tục sống cùng Hộ. Tình yêu của một
người chồng có thói vũ phu, Từ cũng chấp nhận. Chỉ cần, những khi Hộ chăm sóc
mình lúc ốm, cùng chuyện trò vui vẻ về văn chương, thậm chí cả những sáng, sau cơn
say, Hộ hối lỗi về thủ đoạn vũ phu của mình, vậy thôi, là quá đủ lý do để Từ tha thứ,
rộng lòng bao dung hắn. Đỉnh điểm, ở cuối truyện, Hộ tỉnh dậy, phát hiện những lỗi
lầm gây tổn thương Từ trong cơn say, “Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể
không ra tiếng khóc” (Nam Cao, 2021, tr.219). Từ thức dậy, không một lời than trách,
Từ hiểu cho Hộ rồi khóc cùng chồng. Khóc vì thương mình, thương chồng, vì nghĩ bản
thân đã gây ra bất hạnh cho Hộ, người mà Từ đáng lẽ phải yêu thương, phải đem lại
hạnh phúc.

“- Anh…anh…chỉ là…một thằng…khốn nạn!...

- Không!...Anh chỉ là một người khổ sở!... Chính vì em mà anh khổ…”

(Nam Cao, 2021, tr.220)

Lời phủ định thẳng thừng của một người vợ, trong khi việc nói chuyện với
chồng cũng chần chừ không dám. Câu nói như bằng chứng cho tấm lòng thấu hiểu và
bao dung sâu sắc của Từ. Từ không thấy mình khổ, chỉ thấy mình làm Hộ khổ.

Đến với Giăng sáng, mối quan hệ vợ chồng của Điền được xây dựng khác. Vợ
Điền lo mọi chuyện trong nhà, “Điền chỉ là một kẻ ăn nhờ” (Nam Cao, 2021, tr.186).
Điền là tri thức tiểu tư sản nghèo, kiếp người của nỗi thống khổ: hoàn cảnh chặn hết
con đường thi ca. Một người hết lòng vì văn chương, “sẵn lòng từ chối một chỗ làm

44
kiếm mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn…”
(Nam

45
Cao, 2021, tr.189). Đối lập hoàn toàn với vợ Điền, không biết gì về văn, còn có tính
“bủn xỉn”. Thị xem tiền bạc, cơm áo là quan trọng nhất. Không phải Thị xấu tính mà
bởi cái cuộc sống thiếu thốn khiến Thị héo tàn đi cả về thể xác lẫn tâm hồn. Làm sao
vui vẻ nỗi khi cứ phải quần quật cả ngày với bao nhiêu thứ phải lo: chồng, con, tiền
bạc, nhà cửa, cái ăn, cái mặc… Điền nói vợ tính toán, trách vợ coi Giăng – cái đẹp và
quý trong mắt Điền, “chỉ là…đỡ tốn hai xu dầu” (Nam Cao, 2021, tr.188). Hai con
người với học thức, tư tưởng, cách nghĩ khác nhau lại sống chung một mái nhà. Có
nhiều lúc, Điền muốn thoát khỏi cái nhà này, cách xa vợ, xa con, và trong đầu Điền
nghĩ đến những người đàn bà yêu kiều sẽ đọc văn Điền, nghĩ đến cái mộng văn
chương đang dang dở. Rồi Điền lại xấu hổ với cái ý nghĩ đó, Điền quay lại thực tại với
tiếng khóc của con, tiếng quát mắng của vợ.

Điền biết vợ Điền khổ, vì Điền, vì gia đình mà khổ. Giữa hai lựa chọn: mộng
văn chương và cuộc sống với vợ con, Điền chọn điều thứ hai. Từ bỏ cái giấc mơ đẹp
đẽ ấy, để sống cùng người vợ mà Điền cho là “kẻ tục tằn”. Điền hiểu cho nỗi đau của
Thị rồi cảm thông cho những hành động ấy. Điền mở rộng lòng mình, đón nhận một
người phụ nữ khác biệt hoàn toàn, “luyện tập” dần để hòa hợp với Thị. Điền có yêu vợ
không? Có, Điền yêu Thị, một tình yêu không mãnh liệt nhưng không hời hợt. Điền
hạnh phúc khi ngắm trăng cùng Thị và các con, nhìn thấy sự đáng yêu của Thị, sự thay
đổi trên gương mặt Thị khi đã xa khỏi những lo toan bộn bề. “Điền nhìn vợ, nhìn con,
lòng sung sướng” (Nam Cao, 2021, tr.187). Đây hẳn là tình yêu mà, phải không?

2.3.2. Những cánh hoa tàn - sự tri nhận muộn màng về cảm xúc yêu và sự hi
sinh bản năng

Những cánh hoa tàn là một chuyện tình buồn và đẹp. Buồn vì dang dở, mà
chính vì dang dở nên đẹp vậy. Cái điều khiến cuộc tình này buộc phải “phai tàn” ấy
chính là do “sự tri nhận muộn màng về cảm xúc yêu” và dẫu tàn phai nhưng nó vẫn
đẹp như một đóa hoa là do “sự hi sinh bản năng” của những người trong cuộc.

Tân kể lại mùa hè đã qua cùng Uyển khi mà cậu đã “qua bảy tám kì nghỉ
hè”(Nam Cao, 2018, tr.211), cậu đang nhìn về quá khứ trong niềm luyến tiếc khôn
nguôi mà bộc bạch: “Tôi lại thấy Uyển từ dĩ vãng xa xăm trở lại. Uyển trở lại với cả
một mối tình u uẩn mà nay tôi biết là nồng nàn tha thiết.” (Nam Cao, 2018, tr.211)

46
Tân và Uyên đã

47
từng có một mùa hè đáng nhớ bên nhau. Thế nhưng cả hai lúc bấy giờ không gọi tên
thứ cảm xúc mà cả hai đã mang đến cho nhau. Vì điều gì? Có thể là do tuổi tác, vì lúc
bấy giờ, Tân kể: “Hồi ấy tôi mới lên mười. Mà Uyển thì mười sáu”(Nam Cao, 2018,
tr.206). Tuổi tác ngoài việc là một mốc thời gian để Tân vin vào và hệ thống lại mọi sự
việc, thì dường như trong trường hợp này nó còn có thể trở thành một nguyên cớ cho
những vụn vỡ của “một mối tình gà bông”. Tân nhỏ hơn Uyển 6 tuổi, điều đó không
trở thành vấn đề trong thời đại của chúng ta. Nhưng trong thời đại của nhân vật hiện
hữu, nó là một trở ngại lớn. Tự trong cách nói rằng “tôi mới…mà Uyển” đã ngầm thể
hiện nỗi đau đáu của thế hệ cũ rằng: Mười tuổi không phải là cái tuổi nói được chuyện
yêu đương.

Có lẽ, tại thời điểm Tân gắn bó cùng Uyển, Tân chưa kịp lớn để hiểu, để gọi tên
thứ cảm xúc mà cậu đang trải qua. Tân chỉ dừng lại ở việc biết mình trông đợi Uyển,
quyến luyến Uyển. Tân chỉ có thể “đếm từng ngày cho đến cái ngày vui vẻ”(Nam Cao,
2018, tr.206) được gặp Uyển, Tân “hỏi thật nhiều để nghe Uyển nói, để câu chuyện
đằm thắm làm quên giờ về”(Nam Cao, 2018, tr.207). Có đoạn “lúc đưa dâu, Tân vẫn
theo rịt không rời Uyển ra.”(Nam Cao, 2018, tr.208). Trong kí ức của Tân khi nói về
Uyển, không có một câu nào bảo rằng chàng trai nhỏ mười tuổi lúc bấy giờ yêu Uyển,
nhưng hành động của cậu bé đều là biểu hiện của một người đang yêu. Cậu chỉ có thể
làm tất cả trong khả năng mình có thể, sẽ chẳng có một lời “tiễn dặn người yêu” nào ở
đây, cậu còn tội nghiệp hơn cả nhân vật trữ tình trong “Lá diêu bông” khi mà không
thể có một nỗ lực hòng cứu chuộc tình yêu của đời mình. Cậu chưa kịp biết để thốt lên
rằng: “Trời bắt tội tôi yêu sớm”.

Tuy nhiên, nếu cho rằng cả hai đều không biết được rằng họ đang yêu người kia
thì thật chưa đúng. Uyển hiểu rõ cảm xúc của mình hơn ai hết. Và nàng đã thể hiện
điều đó ra ngoài bằng những hành động thân mật bộc phát. Trong lời tự tình của Tân
có đoạn: “Bỗng Uyển ôm lấy tôi ghì mạnh vào người một cái rồi buông ra mà cười
khanh khách.” (Nam Cao, 2018, tr.208) Cái cười khanh khách của của Uyển là cười vì
điều gì? Thiết nghĩ, lúc này Uyển đang cho rằng mình ngộ nhận trong mối quan hệ của
cả hai. Uyển cười chính mình về cái ôm, cười để trấn tỉnh, cười để xua tan bầu không
khí quá đỗi thâm tình. Cho đến khi biết mình sắp phải lấy chồng, Uyển đã bàng hoàng
hành động, Uyển đã vồ lấy Tân, ôm gọn Tân vào lòng và hôn vồ vập vào mặt, vào cổ
48
vào lưng Tân như muốn nuốt. Tân nhớ khi đó “hơi thở của Uyển hổn hển, tim Uyển
đập mạnh, ngực

49
Uyển phập phồng và nóng rực” (Nam Cao, 2018, tr.209). Cảm xúc Uyển lúc bấy giờ
căng như một sợi dây đàn chực đứt. Trong sự giãn nở mọi tế bào, tất thảy yêu thương
dồn nén tuôn trào. Hành động của Uyển như một lời tỏ bày tình yêu trong ráo riết.
Nhưng Tân nghĩ “ma nhập vào người Uyển”(Nam Cao, 2018, tr.209). Chính nhận
định này của Tân, lại một lần nữa cậu tự đẩy mình xa rời tình yêu của đời mình.

Tựu trung, tình yêu của Tân và Uyển dành cho nhau là một tình yêu trong sáng,
thuần túy. Với cốt truyện phi tuyến tính, Nam Cao đã thể hiện sâu sắc được nỗi lòng
quan hoài của nhân vật Tân. Đây là một tình yêu bẽ bàng khi người ta đủ sức cho đi
tình yêu bằng những cử chỉ, hành động yêu thương nhưng không đủ sức nhận diện
rằng mình đang yêu. Yêu nhưng không biết mình đang yêu là một bi kịch với Tân. Và
yêu nhưng không thể bày tỏ tình yêu là một sự bất lực khủng khiếp với Uyển. Ở cả hai
người đều có một điểm chung ấy là hi sinh vì nhau. Để bảo toàn sự ngây thơ, đúng với
lứa tuổi cho Tân, Uyển đã chẳng một lời tỏ bày. Chị chỉ thương, thương đến nát lòng.
Với Tân, khi đã hiểu được lòng mình, Tân chỉ rầu rầu tự hỏi: “Uyển bây giờ ra sao”
(Nam Cao, 2018, tr.211). Dường như lúc bấy giờ, mối bận tâm của Tân không phải là
Uyển có còn nhớ thương mình không, mà là Uyển sống thế nào. Tân hiểu hơn ai hết,
buông Uyển ra cũng là một cách yêu Uyển.

2.3.3. Lang Rận - sự đồng điệu tâm hồn và tận cùng của sự hi sinh

Cái yêu của những người không ưa nhìn về ngoại hình thật sự rất an toàn. Họ
không phải nghĩ suy xem đối phương yêu mình vì điều gì, có phải vì vẻ ngoài của họ
không. Khi đó, họ chắc một điều rằng người ta yêu mình vì chính mình thôi. Trong
Lang Rận, ta biết chắc rằng Lang Rận và mụ Lợi yêu nhau vì họ tìm thấy sự đồng điệu
trong tâm hồn nhau chứ chẳng phải vì một điều gì khác. Cũng bởi hai phận đời này
chẳng có gì ngoài sự xấu xí và khổ sở.

Có lẽ tại thời khắc mụ Lợi tủm tỉm cười sau lưng thầy Lang hay trước đôi mắt ti
hí của thầy Lang mụ Lợi không còn là mụ Lợi đần độn và cục mịch nữa thì hai người
đã trở thành tri kỉ của nhau. Cơ duyên khiến hai người có thể dễ dàng tìm đến với nhau
hơn có lẽ là do hoàn cảnh cuộc đời. Họ đều là những tầng lớp bị xã hội xem thường,
khinh rẻ. Họ từng có một quá khứ ê chề với biết bao sự vụn vỡ. Thầy Lang có đến ba
đời vợ nhưng cả ba đều chọn bỏ rơi thầy tất. Điều đó ám ảnh thầy, khiến thầy luôn có

50
cảm giác thường trực là “đi đó đây, tìm một niềm an ủi” (Nam Cao, 2018, tr.119). Còn
với mụ Lợi, người đàn bà bước vào đời với bao mộng mơ này cũng bị gạt gẫm đôi lần.
Thế nhưng mụ chưa bao giờ thôi hy vọng, đó không phải là thứ khao khát mù quáng,
đó là một tia hi vọng mong manh mụ níu vào để sống tiếp. Sau một lần dang dở, “mụ
cũng muốn xem có ai yêu thương thì lấy người ta, xấu tốt cũng được miễn là khỏi
mang tiếng không chồng” (Nam Cao, 2018, tr.123). Hai nhân vật đã có một “điểm
chạm tâm hồn” khi mà nỗi lòng thầm kín của họ có sự tương đồng với nhau. Cái họ
khao khát là một sự chữa lành, sự vá víu cho tấm lòng có nhiều vết cắt. Những điệu
hồn luôn mong mỏi tìm được hồn đồng điệu. Thế nên, việc đồng điệu trong tâm hồn là
một sự vận động tất yếu của mối quan hệ này khi đã có những tiếp xúc, những gần gũi
làm tiền đề.

Dù không bày tỏ, nhưng trong thâm tâm của Lang Rận và mụ Lợi, họ đã xem
người kia là một phần đời của mình. Họ chú ý quan tâm nhau từ những điều bé nhỏ
nhất, thường nhật nhất. Nói nhau nghe và nghe nhau nói nhiều hơn. Trong tiến trình
phát triển của tình cảm này, tận cùng của sự thấu hiểu và yêu thương là sự hi sinh
mạng sống cho nhau. Vì họ tìm thấy đời mình trong chính đời người kia rồi, thế nên
sống hay chết chỉ là một dạng thức của tồn tại hữu hình hay vô hình mà thôi.

Lang Rận “nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau” (Nam Cao, 2018, tr.128) mà thắt
cổ chết đi. Cái chết của Lang Rận thật sự không chỉ đến từ việc thầy sợ sớm mai đây,
thầy không thể ngẩng mặt lên nhìn đời, người ta sẽ chỉ trỏ, đàm tiếu và khinh thường
thầy khi thầy bị nhốt chung mụ Lợi. Thầy đã được xem trọng lúc trước khi bị dồn vào
căn buồng này đâu. Người ta vẫn bỡn cợt và xa lánh thầy suốt, chỉ có ông Cựu Đẩu là
cưu mang thầy vì tin đồn thuốc của thầy giúp vợ các ông Lý có bầu được. “Cái nhục”
ấy khiến chứa đựng nhiều hơn thế. Nó vượt xa khỏi những trăn trở vì định kiến xã hội.
Có thể trong giây phút nào đó giữa đêm, thầy đã bàng hoàng, giận mình đến tím ruột
tím gan khi vì nông nổi mà bước vào căn phòng đó để rồi bị bẫy đời giăng lưới. Nếu
sáng hôm sau mà cả thầy và mụ Lợi đều sống bước ra thì e là người khổ nhiều hơn sẽ
là người đàn bà lỡ một chuyến đò này. Thầy sẽ nhục với mụ lắm vì gieo thêm tiếng đời
cho mụ lần nữa. Há chẳng phải “Người yêu ta xấu với người/Yêu nhau mà lại bằng
mười phụ nhau.” Thế nên có thể kết luận lại rằng, cái chết của Lang Rận bên cạnh là
sự phản ánh về sức hủy diệt của diệt của định kiến xã hội, thì còn là biểu hiện của sự hi
51
sinh đến

52
tột cùng, sự mãnh liệt của tình yêu không vụ lợi có nền tảng từ sự đồng điệu giữa hai
tâm hồn.

53
CHƯƠNG 3. TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG TÁC PHẨM NAM CAO –
MỘT TIẾNG NÓI ĐỒNG VỌNG

3.1. Nghệ thuật trần thuật phức tạp trong việc biển hiện tâm lý của tình yêu đôi lứa

3.1.1. Lời văn nửa trực tiếp

Lời văn nửa trực tiếp - lời văn thuộc kiểu lời văn gián tiếp hai giọng, là kiểu lời
trần thuật kết hợp giữa lời kể của người trần thuật với lời nói, ý nghĩ của nhân vật,
trong đó lời kể của người trần thuật thường được đặt trong ngoặc kép. Lời văn nửa trực
tiếp là một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng và xuất hiện thường xuyên trong sáng tác của
Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Và trong những sáng tác về tình yêu đôi
lứa, nhà văn đã sử dụng lời văn nửa trực tiếp một cách linh hoạt và hiệu quả, góp phần
thành công vào việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm này.

Lời văn nửa trực tiếp góp phần khắc họa sâu sắc tâm lý của nhân vật, đặc biệt là
những diễn biến phức tạp của tình yêu. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Thị Nở
đã thầm nghĩ: “Mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng ăn nằm với nhau! Ăn
nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng”, thấy ngường ngượng mà thinh
thích. Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng! Hay sự
khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết? Chỉ biết
rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc buồn cười
lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì quá thế! Người ta ngồi đấy mà xán lăn ngay
vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì cũng ngù
ngờ. Cái thằng giời đánh không chết ấy, nó còn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà đáng
kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới
được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay
đó mà…” (Nam Cao, 2017, tr.19) Đây là một đoạn văn thuộc kiểu lời văn nửa trực
tiếp, nó đã thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm lí của Thị Nở. Khi nghĩ đến hai chữ “vợ
chồng” một mặt Thị Nở cảm thấy ngường ngượng, nhưng một mặt thì cảm thấy thinh
thích. Bên cạnh đó, tác giả còn cho ta thấy những nét tính cách chìm sâu trong con
người Nở. Tuy xấu xí, dở hơi nhưng với bản chất nữ tính Thị Nở vẫn biết quan tâm
chăm sóc Chí Phèo.

Truyện ngắn của Nam Cao hầu như đều có sự kết hợp giữa lời nội tâm với lời
54
kể của chủ thể trần thuật thể hiện tâm trạng nhân vật bằng lời văn nửa trực tiếp đã tạo
nên

55
một sự đa thanh cho giọng văn. Hình thức lời văn trở nên linh hoạt và không hề đơn
giọng. Lời văn nửa trực tiếp đã giúp Nam Cao khắc họa thành công những diễn biến
phức tạp của tâm trạng nhân vật, từ những cảm xúc, suy nghĩ thầm kín đến những biểu
hiện bên ngoài. Trong tác phẩm Đời thừa, chủ thể trần thuật hóa thân vào điểm nhìn
của nhân vật Hộ để phơi bày những cảm xúc suy nghĩ của mình với người vợ đáng
thương, tội nghiệp: “Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi nên mới ngủ trưa như
thế. Đầu từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn
tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi!
Trông Từ nằm thật đáng thương! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người! Cái tướng vất
vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ.” (Nam Cao, 2014, tr.383). Ở đoạn văn trên, có sự kết
hợp của hai kiểu lời văn trần thuật: lời gián tiếp một giọng miêu tả tâm trạng “sáng nay
[…] Hắn bùi ngùi” và lời độc thoại nội tâm của Hộ “Chao ôi! […] cả đến trong giấc
ngủ”, thể hiện sự thương cảm trước tướng mạo hiện ra trong giấc ngủ của Từ. Sự kết
hợp các kiểu lời văn này khiến đoạn văn trở nên trầm xuống và tâm trạng chiều sâu
của nhân vật được bộc lộ một cách sâu sắc nhất.

Thông qua việc sử dụng lời văn nửa trực tiếp, những nhân vật trong sáng tác về
tình yêu đôi lứa của Nam Cao được hiện lên qua cái nhìn của chủ thể trần thuật, đồng
thời có cơ hội bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ bên trong của mình. Vì thế mà tính
khách quan của câu chuyện được nâng lên.

3.1.2. Trần thuật đa điểm nhìn

Trần thuật là một nghệ thuật quan trọng trong một tác phẩm truyện. Trần thuật
gắn liền với người kể chuyện và điểm nhìn. Lựa chọn một cự ly, góc độ phù hợp về
mặt không gian lẫn thời gian sẽ đem đến cho người đọc những cách nhìn khác nhau về
con người và cuộc sống. Viết những truyện ngắn của mình, nhà văn Nam Cao đã tạo
nên một lối trần thuật độc đáo, tạo cơ sở để dịch chuyển điểm nhìn qua nhiều nhân vật.
Trần thuật từ nhiều điểm nhìn giúp cho nhân vật hiện lên sống động, gần gũi như một
con người ngoài đời thực mang bên trong mình những mặt tốt đẹp, thiện lành, độc ác,
xấu xa. Điển hình như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Đới với Bá
Kiến, Chí Phèo chỉ là một tên tay sai, chỉ cần cho hắn ta vài đồng bạc uống rượu là có
thể sai khiến hắn bất cứ điều gì. Với dân làng Vũ Đại, Chí Phèo bị xem như một con
quỷ dữ, là kẻ đã
56
phá hoại hạnh phúc của bao nhiêu gia đình lương thiện. Còn bà cô Thị Nở nhìn hắn
với con mắt đầy định kiến, bà cô đã mắng nhiếc Thị Nở khi thị có ý định yêu con quỷ
dữ kia: “Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo!”
(Nam Cao, 2014, tr.68). Nhưng với Thị Nở, hắn lại hiền, tội nghiệp, đáng thương và
“Thị thấy như yêu hắn” (Nam Cao, 2014, tr.63)

Trong truyện Đời thừa cũng xuất hiện sự dịch chuyển từ nhiều điểm nhìn giữa
hai nhân vật Từ và Hộ. Nhân vật Từ yêu Hộ bằng một tình yêu chung thủy và mang
“một thứ tình yêu gần với tình của một con chó đối với người nuôi” (Nam Cao, 2014,
tr.412) bởi vì ngày trước Hộ đã ra tay cứu vớt cuộc đời của Từ. Trong lúc Từ bị tình
nhân ruồng bỏ cả mẹ lẫn con thì Hộ đã xuất hiện, dang bàn tay chở che cho mẹ già và
Từ, nuôi con dại cho Từ cho nên với cô, Hộ như một vị thần hộ mệnh đã đến cuộc đời
mình, cho nên “Từ có yêu Hộ đến đâu, có chịu khó đến đâu, có làm nô lệ cho Hộ suốt
đời Từ nữa, thì cũng chưa đủ để mà đền ơn” (Nam Cao, 2014, tr.413). Ở đây, câu
chuyện được hiện lên qua góc nhìn của Từ để người đọc hiểu được vì sao Từ lại dành
cho Hộ một tình yêu thủy chung như vậy. Đối với điểm nhìn của Hộ, Hộ chưa từng
thấy việc cứu Từ là điều gì đó lớn lao, chưa lần nào Hộ đem câu chuyện xưa cũ để
nhắc nhở trước mặt Từ. Trong góc nhìn của anh ta, việc của mình làm rất tự nhiên và
không có gì để bận tâm cả. Đối với hắn, “hắn chỉ còn nghĩ đến gia đình, chỉ cốt làm
sao nuôi được gia đình” (Nam Cao, 2014, tr.413). Khi mang trên mình trọng trách của
một người trụ cột, Hộ biết rằng mình phải có trách nhiệm hơn với vợ con bởi vì hắn đã
hiểu được giá trị của đồng tiền khi có một gia đình, và một người đàn ông không thể
nào trơ mắt nhìn vợ con của mình bị túng thiếu. Vì thế, hắn phải đi bán con chữ, viết
vội những trang văn, cuốn sách và cho ra đời những tác phẩm “cẩu thả”, điều mà hắn
xem là sự đê tiện. Di chuyển điểm nhìn sang Hộ, người đọc cảm nhận được một con
người hoàn toàn khác. Nếu Từ đối với Hộ bằng tất cả tấm lòng của một con người
mang đầy ơn nghĩa thì tình yêu mà Hộ dành cho Từ mang đầy sự trách nhiệm và cao
thượng.

3.1.3. Thủ pháp dòng ý thức

Trong quyển 150 Thuật ngữ Văn học, tác giả Lại Nguyên Ân đã định nghĩa về
dòng ý thức như sau: “dòng ý thức là một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn
xuôi nghệ thuật) ở thế kỉ XX, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm,
57
những

58
liên tưởng ở con người” (Lại Nguyên Ân, 2003). Thủ pháp này góp phần phơi bày và
khắc họa đậm nét những tâm trạng sâu kín bên trong nhân vật.

Đến với truyện ngắn Chí Phèo, kỹ thuật dòng ý được được nhà văn Nam Cao
vận dụng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Dòng ý thức đưa nhân vật trên
hành trình tìm lại những ký ức đã lãng quên trong quá khứ. Ký ức tựa như một chất
keo kết dính hiện tại và quá khứ, tạo nên một dòng ý thức trong tâm lý nhân vật. Chí
Phèo cũng có lúc trở về ngày xưa để sống với những ước mơ đã bị trôi dạt vào vùng
quên lãng, “một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày
thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm
ba sào ruộng làm” (Nam Cao, 2014, tr.62). Hiện tại luôn có sự hiện hữu của quá khứ.
Hiện tại ngay trước mắt Chí Phèo là Thị Nở, là sự quan tâm, chăm sóc ân cần, là bát
cháo hành còn nóng nguyên đã làm sống dậy những khao khát yêu đương trong lòng
con quỷ dữ. Và cũng chính bóng hình của quá khứ đã đưa nhân vật trở về với bản thân
mình của ngày xưa: hắn muốn có một gia đình bình yên với Thị Nở. Hắn đã “tỏ tình”
với Thị Nở bằng một vẻ mặt phong tình: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”, “Hay
mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.” (Nam Cao, 2014, tr.66). Thủ pháp dòng ý
thức đã góp phần khắc họa thêm những nội tâm của nhân vật Chí Phèo, đó là tâm trạng
xao xuyến, xúc động trước một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn và niềm ao ước về
một tổ ấm hạnh phúc mà ở nơi đó, “chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi” (Nam
Cao, 2014, tr.67).

3.2. Hình tượng nhân vật điển hình cho tình yêu đôi lứa

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điển hình (tiếng Anh: typical character) hay
nhân vật điển hình, tính cách điển hình là thuật ngữ chỉ “hình tượng nghệ thuật đặc
sắc, độc đáo, được miêu tả sinh động, hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất
nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, 2006, tr.113). Cũng theo nhóm tác giả này, “cơ sở của điển hình nghệ thuật
là điển hình xã hội. Theo cách hiểu truyền thống, điển hình phải được cấu tạo sao cho
có thể phản ánh một loại hiện tượng nào đó của đời sống” Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi, 2006, tr.114).

Trong những tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa, nhân vật điển hình

59
đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên thành công của tác phẩm. Mác - Ăng ghen

60
cho rằng: “Đã nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự chính xác của các chi tiết ra
còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong những hoàn
cảnh điển hình” (Nguyễn Thị Bích Nga, 1999, tr.29). Chính vì vậy, không khó hiểu
khi trong hệ thống tác phẩm thuộc trào lưu văn học hiện thực ở Việt Nam lại xuất hiện
hàng loạt nhân vật điển hình: Nghị Hách, Xuân tóc đỏ, Chị Dậu, Chí Phèo, Thị Nở, lão
Hạc, Hộ, Từ…

Với các nhà văn hiện thực, chất liệu chính để họ tạo nên những tác phẩm của
mình là những sự thực ở đời. Đó là con người, là xã hội, là những gì liên quan trực tiếp
đến con người và xã hội ấy dưới lăng kính khách quan – thành thực với con người và
xã hội như nó vốn là. Từ đó, những tác phẩm của họ đều mang những giá trị hiện thực
nhất định, và chính từ đó mang đến những giá trị nhân đạo sâu sắc. Hơn thế nữa, một
số tác phẩm có giá trị to lớn còn tạo ra một hệ thống hình tượng điển hình cho những
phương diện của xã hội, trong đó có hình tượng nhân vật điển hình. Hình tượng nhân
vật điển hình là những con người tuy quen mà lạ, tuy lạ mà quen. Quen vì đó là con
người mang những đặc điểm của con người trong xã hội bấy giờ, còn lạ vì con người
đó đã trải qua sự sáng tạo, gia công của tác giả để từ chỗ con người xã hội thành nhân
vật văn học.

Nhắc đến điển hình hóa nhân vật, trong số những nhà văn hiện thực phê phán,
có thể thấy thế giới nhân vật của Nam Cao mang tính điển hình, đại diện cho những
hạng người trong xã hội. Và khi nhắc đến hình tượng nhân vật điển hình trong tác
phẩm Nam Cao, không thể không nhắc đến Chí Phèo và Thị Nở - hai nhân vật đại diện
cho tình yêu đôi lứa. Đó chính là tình yêu của những người nông dân thời kỳ thực dân
nửa phong kiến.

Đầu tiên tình yêu của của Chí Phèo và Thị Nở là tình yêu mang tính bản năng
của con người. Trong một đêm trăng, khi rời đi từ nhà Từ Lãng, Chí Phèo trở về căn
lều bên bờ sông. Tại đây, Chí đã gặp thị khi thị đang ngủ say bên vườn chuối. Khi ấy,
chính bản năng của người đàn ông trong Chí đã trỗi dậy. Chí thấy “ứ đầy miệng bao
nhiêu là nước dãi, mà cổ thì lại khô, hắn nuốt ừng ực, hắn thấy cái gì rộn rạo ran khắp
người” (Nam Cao, 2016, tr.42). Tình yêu của Chí và thị đầu tiên xuất phát từ chính
những rung động về thể xác. Và thị, trước một người đàn ông như Chí, thị cũng tỏ vẻ
chấp nhận thứ tình yêu này “Thị Nở vừa rủa vừa đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái
61
đập yêu, bởi vì

62
đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống” (Nam Cao, 2016, tr.47). Tại sao cả làng
Vũ Đại đều xa lánh, đều căm ghét và sợ hãi trước Chí Phèo, duy chỉ có thị là không
cảm thấy sợ và còn chấp nhận mối tình với Chí? Có lẽ ở thị, cái bản năng của con
người – khao khát tình dục – đã trỗi dậy, bởi chính cái diện mạo “ma chê quỉ hờn”
(Nam Cao, 2016, tr.42) nên “người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài
ba mươi tuổi thị vẫn chưa có chồng” (Nam Cao, 2016, tr.43). Không ai yêu thị và cũng
không ai dám yêu thị. Nên trước hành động lỗ mãng ấy của Chí Phèo, thị dường như
chấp thuận. Còn Chí Phèo, tại sao trước cái vẻ “ma chê quỉ hờn của thị”, Chí lại cảm
thấy rung động, lần đầu tiên Chí cảm thấy rung động trước một người phụ nữ? Chí
Phèo còn hơn cả thị. Chí Phèo không có cái vẻ “ma chê quỉ hờn” như thị, nhưng hắn
lại là một tên rạch mặt ăn vạ, là “con quỉ dữ của làng Vũ Đại”, vậy thì lấy đâu ra một
người nào dám yêu hắn. Từ đó có thể thấy cả Chí Phèo và Thị Nở đều là những người
sống một cuộc sống thiếu thốn những tình cảm, ái ân trai gái và không được thỏa mãn
những nhu cầu tận sâu bên trong của con người. Con giun xéo lắm cũng quằn. Và đêm
trăng ấy đến, cái đêm trăng định mệnh, nó bộc phát, bộc phát mãnh liệt thành một tình
yêu, tình yêu của những con người sống đã từng sống thiếu tình yêu, tình dục – thiếu
những nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Chí Phèo gặp Thị Nở, cuộc gặp của hai con
người có những đặc điểm tương đồng – đều bị dồn nén tình cảm trong một thời gian
dài – đã khơi gợi những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc cho họ “hình như đã có
một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm sào ruộng
làm” (Nam Cao, 2016, tr.50). Ở đây, có thể thấy được Chí Phèo và Thị Nở chính là
hình ảnh quen thuộc của những con người trong xã hội – những người không có được
hạnh phúc gia đình viên mãn, phải cô độc một mình. Những hình ảnh ấy qua ngòi bút
Nam Cao đã trở thành hai hình tượng nhân vật điển hình với những hoàn cảnh điển
hình cụ thể trong bối cảnh xã hội – tình yêu của con người được bộc phát một cách bản
năng khi con người ta bị dồn nén lâu dài. Nếu so sánh với tình yêu ở các tác phẩm lãng
mạn như Đạm Thủy và Tố Tâm trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách hay của Loan và
Dũng trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh thì có thể thấy được bản năng, khao khát tình
yêu của Chí Phèo và Thị Nở mãnh liệt hơn, táo bạo hơn nhờ vào ngòi bút hiện thực và
tài năng phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.

63
Bên cạnh đó, có thể thấy tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở cũng chính là tình
thương của những kiếp người cùng khổ. Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo và Thị Nở là tình
cờ và họ ăn nằm với nhau, yêu nhau là dựa vào bản năng. Nhưng sau một đêm bên
nhau, thứ bản năng, thứ tình yêu ấy đã chuyển sang tình thương, tình thương của
những con người cùng khổ. Có thể thấy được biểu hiện của tình thương đó thông qua
nhiều chi tiết trong tác phẩm. Cũng trong cái đêm ấy, thấy Chí Phèo ọ ọe mửa, Thị Nở
tỉnh giấc, đặt tay lên ngực Chí và hỏi “vừa thổ hả?” rồi bảo Chí “đi vào nhà nhé?”.
Một người đàn bà dở hơi nhưng lại có những hành động thể hiện tình thương của mình
đối với một người bị cả làng Vũ Đại tránh né. Đó chính là sự đồng cảm của Thị dành
cho Chí, hay cũng chính là tình thương của những người nông dân với nhau trong
nghịch cảnh. Tình thương mà Thị Nở dành cho Chí Phèo đã khiến cho Chí dần dần
thoát khỏi men say, dần dần cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống – những
điều bấy lâu nay hắn không hề cảm nhận được. Hắn thấy nắng đã lên cao, nghe tiếng
chim ríu rít, nghe tiếng những người đi chợ và đặc biệt, hắn thấy sợ rượu. Và một chi
tiết khác – bát cháo hành của Thị Nở – chính là một biểu hiện cho tình thương, tình
người và thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc. Bát cháo ấy chính là bát cháo của tình
thương, tình thương của Thị dành cho Chí hay cũng chính là tình thương của những
con người nghèo khổ trong xã hội với nhau “Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi hôm
nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì thì mới được” (Nam Cao, 2016, tr.52). Và bát cháo
hành của Thị Nở chính là bước ngoặt quan trọng để Chí Phèo thay đổi và thúc đẩy sự
tự ý thức của Chí Phèo – hối hận cho những tội ác của mình trước đây. Đồng thời,
chính hơi cháo hành đã khơi gợi bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo, hắn
như một đứa trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị và hắn thèm lương thiện “Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!” (Nam Cao, 2016, tr.54)..
Chính bát cháo hành, hay chính tình thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo là phương
tiện để Chí trở về với thế giới con người, trở về với bản chất lương thiện vốn có của
một anh canh điền của nhiều năm về trước. Từ đó có thể thấy được rằng tình yêu của
Thị Nở và Chí Phèo cũng chính là tình thương của những người nông dân, những con
người khốn khổ trong xã hội.

Không chỉ thế, tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở là tình yêu mang màu sắc bi
kịch của người nông dân trong xã hội nửa phong kiến. Tình yêu của Chí Phèo và Thị

64
Nở còn là một tình yêu điển hình cho sự “đôi lứa xứng đôi” của những người nông
dân cùng

65
khổ - một bi kịch tình yêu. Có thể thấy Chí Phèo và Thị Nở là hình mẫu đại diện cho
những kiếp người ở dưới đáy của xã hội thực dân nửa phong kiến. Một người là “con
quỉ dữ của làng Vũ Đại” còn một người thì “ma chê quỉ hờn” – hai con người thiếu
thốn tình yêu, bị xã hội xa lánh. Họ gặp nhau, ăn nằm với nhau rồi yêu nhau, từ đó họ
tại nên một thứ tình yêu của những con người cùng khổ. Nhưng khởi đầu của mối tình
cũng chính là một báo hiệu cho một bi kịch mới sắp bắt đầu. Yêu thị, Chí Phèo dần
dần cảm thấy muốn làm người, dần dần thèm lương thiện “Hắn thèm lương thiện, hắn
muốn làm hòa với mọi người biết bao!” (Nam Cao, 2016, tr.54). Nhưng cũng chính vì
yêu thị mà Chí không thể nào trở lại là con người lương thiện. Chính thị thắp lên tia
sáng hy vọng cho Chí Phèo, rồi cũng chính thị dập tắt tia sáng ấy. Khi nghe những lời
cay nghiệt của bà cô mình, Thị Nở chạy đến xổ những lời trách ấy lên Chí Phèo. Chí
có biết cớ sự gì đâu khi chính hắn cũng là một nạn nhân của cái xã hội ấy. Mới được
yêu, lại bị người mình yêu rủa sả, Chí Phèo thành ra tức tối. Chí uống rượu, nhưng
càng uống lại càng tỉnh ra, rồi từ chỗ định giết bà cô của Thị Nở, Chí Phèo lại đi một
mạch tới nhà Bá Kiến và rồi Chí Phèo đâm Bá Kiến, đồng thời tự kết liễu cuộc đời
mình. Mới yêu đó, mới khao khát trở lại cuộc sống lương thiện đó, vậy mà bây giờ Chí
Phèo đã tự kết liễu cuộc đời mình. Kết quả đó chính là sự cự tuyệt tình yêu của Thị
Nở, hay nói đúng hơn đó là sự phản đối của bà cô Thị Nở. Sự phản đối trong phát
ngôn của bà cô Thị Nở cũng chính là sự phản đối của cả làng Vũ Đại, cả một xã hội
lên Chí Phèo, hay đó chính là những chuẩn mực xã hội đương thời đánh giá về Chí –
con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Từ đó có thể thấy rằng, mối tình của Chí Phèo và Thị Nở
là một mối tình không được xã hội chấp nhận, tất nhiên sẽ dẫn đến tan vỡ. Có thể thấy
rằng, những con người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội bấy giờ, tiêu biểu là Chí Phèo
và Thị Nở, khó có thể trở nên viên mãn, thậm chí còn dẫn đến bi kịch. Ở Chí Phèo, bi
kịch đó chính là bi kịch của tình yêu – một tình yêu bị ngăn cấm bởi những quan điểm
hà khắc của xã hội, và hơn thế nữa, đó là bi kịch của một kiếp người – khao khát cuộc
sống lương thiện, đòi quyền làm người nhưng bị cả cộng đồng cự tuyệt và phải kết liễu
sinh mệnh của mình. Qua mối tình ấy, Chí Phèo và Thị Nở dường như trở thành những
hình tượng nhân vật điển hình cho những mối tình của những con người khốn khổ
trong xã hội. Tình yêu của họ từ chỗ thấp lên những tia hy vọng cho một cuộc sống tốt
đẹp đôi khi lại trở thành mở đầu cho một chuỗi bi kịch về quyền sống và quyền làm

66
người.

67
Tóm lại, với những khía cạnh của tình yêu được thể hiện trong tác phẩm Chí
Phèo, Chí Phèo và Thị Nở đã trở thành cặp nhân vật điển hình cho tình yêu đôi lứa
trong văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung.
Hình tượng hai nhân vật này mang những đặc điểm, những tính chất có nét tương đồng
với những kiếp người trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ được tái tạo
thông qua ngòi bút Nam Cao.

Nếu tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở là điển hình cho tình yêu đôi lứa đầy bi
kịch, bế tắc của người nông dân ở xứ thuộc địa thì đến tình yêu giữa Từ và Hộ trong
“Đời thừa” lại có thể khái quát được những cung bậc trong tình yêu đôi lứa cũng đầy
khốn khổ, bất hạnh của thân phận người trí thức nghèo trong xã hội nhiều biến động
giai đoạn những năm 30, 40 của thế kỷ XX.

Thứ nhất, tình yêu giữa Từ và Hộ là điển hình của một kiểu tình yêu của nhân
vật ân nghĩa. Tình yêu giữa Từ và Hộ thoạt đầu xuất phát từ lòng thương cảm của Hộ
dành cho Từ. Hộ cưới Từ là bởi tội nghiệp Từ bị tình phụ, xuất phát từ lòng muốn cứu
lấy danh dự cho Từ. Hộ lại cũng là một người chồng có trách nhiệm khi đã đứng ra
làm bố cho con thơ của Từ, nuôi mẹ già của Từ, đứng ra làm ma chay cho mẹ Từ khi
bà mất. Hộ đối đãi với Từ, trước không phải bởi tình yêu đôi lứa, mà bởi tình yêu giữa
một con người đối với một con người khác, tình yêu của lòng nhân, của ơn nghĩa, của
sự đôn hậu. Bản thân tình yêu xuất phát từ lòng cảm thương là một nét cá biệt trong
tính cách của Hộ, điều không phải ai cũng có thể làm được. Nhưng chính tình yêu
được xây dựng trên lòng bao dung, niềm thương xót ấy đồng thời mới góp phần khái
quát được cái tủi nhục của một người trí thức nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ.
Song, cũng nhờ tình thương pha lẫn với ân huệ, với trách nhiệm mà Hộ dành cho Từ
khiến Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với
người nuôi. Nói như thế nghĩa là Từ yêu Hộ với tấm lòng chung thủy gần như là tuyệt
đối, là triệt để. Dù Hộ say rượu, Hộ hắt hủi Từ, đánh Từ, thậm chí là đuổi Từ đi, Từ
vẫn dịu dàng, nhẫn nại chấp nhận. Vì giữa Hộ và Từ không chỉ là tình yêu vợ chồng,
mà còn là tổng hòa của tình thân, của tình cảm giữa người ban ơn - người chịu ơn, của
tình người…

Thứ hai, cũng như kiểu nhân vật nông dân, tình yêu giữa Hộ và Từ là điển hình
của bi kịch tình yêu con người trong xã hội thuộc địa nói riêng, trong hiện thực nghiệt
68
ngã của đời sống nói chung. Nếu tình yêu của Chí Phèo - Thị Nở bị dập tắt bởi định
kiến xã hội, bởi sự vô cảm của người dân làng Vũ Đại đã cự tuyệt Chí trên con đường
hoàn lương, thì tình yêu của Hộ - Từ trong Đời Thừa lại phải đối mặt với chuyện áo
cơm. Tình yêu trong tác phẩm của Nam Cao nói chung không phải là tình yêu được tô
hồng, được lý tưởng hóa, không phải thứ tình yêu vượt lên trên hiện thực để những
người yêu nhau tìm thấy nhau như những mối tình trong tác phẩm của trào lưu văn học
lãng mạn, mà là một kiểu tình yêu chịu sự vùi dập của thực tại tăm tối, chịu sự chi phối
của áo cơm.

Thứ ba, tình yêu giữa Hộ và Từ cũng là điển hình của một kiểu tình yêu của
nhân vật người trí thức. Tình yêu khiến Hộ có trách nhiệm với gia đình, nhưng cũng
đồng thời tự dằn vặt mình vì đã sống sai khác đi với lý tưởng cao đẹp ban đầu của
nghề viết, vì đã trở thành một kiểu nhà văn thấp hèn mà trước đến nay Hộ vẫn luôn
khinh thường. Trái ngược với kiểu nhân vật nông dân có xu hướng quan tâm đến hiện
thực trước mắt, đặt tình yêu trong mối quan hệ với hiện thực, nhân vật trí thức có xu
hướng quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề trừu tượng như ước mơ, khát vọng, lý
tưởng, giá trị của mình trong đời sống, vì thế mà tình yêu của người trí thức lại thường
xuất hiện trong thế giằng co với lý tưởng, lẽ sống. Hộ xem Từ là người vợ mình yêu
thương, đồng thời lại cũng là người đã khiến Hộ phải từ bỏ lý tưởng viết văn cao đẹp
để viết những điều hời hợt, nông cạn. Là nhân vật điển hình của người tri thức, Hộ
cũng thường xuyên được miêu tả là có những đấu tranh tâm lý trong nội tâm, khác với
nhân vật nông dân điển hình, những chuyển biến tâm lý thường xuất hiện cùng hoặc
gần lúc với chuyển biến trong hành động. Điều này cũng thể hiện sự tinh tế của nhà
văn Nam Cao khi nhận ra những khác biệt trong suy nghĩ và hành động của hai tầng
lớp khác nhau.

Nhìn chung, bằng ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy, Nam Cao đã để lại
cho dòng chảy văn học những hình tượng nhân vật trở thành điển hình, thành “chứng
tích” cho một tầng lớp của một thời đại, đồng thời cũng trở thành đại diện tiêu biểu
cho nét tâm lý của mọi thời. Chính vì điều này mà sau này, những cái tên Chí Phèo -
Thị Nở, Hộ - Từ không chỉ là tên nhân vật của riêng tác phẩm Nam Cao mà còn trở
thành danh từ chung để chỉ những hạng người, những tầng lớp người có những đặc
điểm tâm lý tương tự.
69
KẾT LUẬN

Qua những điều trên, có thể thấy, Nam Cao không chỉ là một nhà văn bậc thầy
trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, trong việc lên tiếng cho số phận những người cùng
khổ, mà còn là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn khi thể hiện được ở những phận đời mong
manh tình cảm cao đẹp, đặc biệt là tình cảm nam nữ của họ.

Từ việc phân tích hệ thống tác phẩm chứa đựng tình yêu đôi lứa trong truyện
ngắn Nam Cao, chúng tôi cũng nhận thấy, tình yêu đôi lứa mà Nam Cao chuyển tải là
một tình yêu đa chiều. Tình yêu ấy không chỉ gắn chặt vào sợi dây hiện thực, phản ánh
đầy đủ những mặt tăm tối của hiện thực vật chất thiếu thốn và những định kiến nảy
sinh trong lòng xã hội đã tước đoạt đi nhu cầu yêu và được yêu vốn là nhu cầu cơ bản
và bình thường của con người, mà tình yêu đôi lứa, vượt lên trên hiện thực ấy, còn
phản ánh khao khát hướng con người đến cái Thiện. Nhờ tình yêu, con người được cứu
chuộc thân phận, được mở ra cánh cửa bước lên con đường hoàn lương. Nhờ tình yêu,
con người sống biết cảm thông, giàu lòng vị tha và nhân ái. Nhưng tình yêu lại còn
khiến con người dằn vặt với lý tưởng, với ước mơ như câu chuyện của những người trí
thức khốn khổ. Để từ đó ta nhận thấy, hiện thực trong tác phẩm Nam Cao là cái nền để
từ cái nền ấy, nhà văn xây lên những khát vọng, những lý tưởng, phẩm chất tốt đẹp của
con người. Và, hiện thực ấy cũng bị nhà văn tố cáo đã đẩy những tình yêu cao thượng
tốt đẹp của con người, những tình yêu lẽ ra phải nhận được quả ngọt thì nay lại chịu sự
vùi dập của thực tại.

Để xây dựng hình tượng nhân vật tình yêu đôi lứa, bậc thầy truyện ngắn Nam
Cao cũng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật phong phú, độc đáo. Nổi bật có thể kể
đến như lời dẫn nửa trực tiếp, lối trần thuật đa điểm nhìn và thủ pháp dòng ý thức
không chỉ là thi pháp hiện đại chịu ảnh hưởng từ phương Tây mà còn là những thủ
pháp tiêu biểu làm nên chất văn Nam Cao. Chính nhờ những thủ pháp ấy, Nam Cao
xây dựng thành công những hình tượng nhân vật điển hình đại diện cho những hoàn
cảnh điển hình của dân tộc ta giai đoạn 1930 – 1945.

Những góc nhìn đa chiều trên về tình yêu đã góp phần giúp Nam Cao thể hiện
tài năng văn chương của mình khi nhà văn đã xây dựng câu chuyện tình yêu bằng ngòi
bút tài tình với nhiều kỹ thuật tự sự hiện đại, phức tạp. Chính nhờ như thế, những nhân

70
vật

71
trong trang văn Nam Cao không nằm lại ở trang cuối cùng mà trở thành những nhân vật
điển hình, tiêu biểu cho những lớp người trong xã hội.

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bích Thu. (2001). Nam Cao - về tác gia tác phẩm. HCM: Giáo dục.
2. Bùi Công Minh. (2010). Vị trí văn học sử của Nam Cao trong trào lưu văn học
hiện thực Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân. (2017). 150 Thuật ngữ văn học. Hà Nội: Văn học
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi. (2006). Từ điển thuật ngữ văn học.
Hồ Chí Minh: Giáo dục.
5. Lê Hoàng Ngọc Thái, Lê Thị Nhiên, Lưu Thị Khánh Vy. (2022). Thủ pháp dòng
ý thức trong tiểu thuyết Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn
chủ nghĩa hiện đại. Cần Thơ: Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 59
(2023), 190 - 197. Truy xuất ngày 04/10/2023.
https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/4914/4483
6. Nam Cao. (2002). Tuyển tập Nam Cao. Hà Nội: Văn học.
7. Nam Cao. (2014). Tuyển tập Nam Cao. Hà Nội: Hồng Đức
8. Nam Cao. (2016). Đôi lứa xứng đôi. Hà Nội: Hội nhà văn.
9. Nam Cao. (2017). Đôi lứa xứng đôi. Hà Nội: Văn học
10. Nam Cao. (2018). Tuyển tập Nam Cao. Hà Nội: Văn học.
11. Nam Cao. (2021). Chí Phèo. Hà Nội: Văn học.
12. Ngô Thanh Hải. (2023). Vài nét về ngôn ngữ và nghệ thuật tự sự của Nam
Cao trong truyện ngắn Chí Phèo. Truy xuất ngày 04/10/2023.
http://thptlanggiangso2.bacgiang.edu.vn/tin-tuc/vai-net-ve-ngon-ngu-va-nghe-
thuat-tu-su-cua-nam-cao-trong-truyen-ngan-chi-pheo.html
13. Nguyễn Thị Bích Nga. (1999). Điển hình hóa - Một thành công xuất sắc của
Vũ Trọng Phụng trong “Giông tố” và “Số đỏ”. Hà Nội: Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, KHXH.
14. Nguyễn Văn Tùng. (2017). Định kiến xã hội – một vỉa hiện thực mới trong tiểu
thuyết và trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng. Tuyên Quang:
Đại học Tân Trào.
15. Nhiều tác giả. (2013). Nam Cao Trái tim luôn thức đập với những buồn vui,
đau khổ của con người. Hà Nội: Văn hóa – Thông tin.

73
16. Nhiều tác giả. (2018). Nam Cao tác phẩm và lời bình. Hà Nội: Văn học.
17. Phạm Thị Lương. (2014). Lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao. Cần
Thơ: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 33 (2014), 39 – 45. Truy
xuất ngày 3/10/2023, https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/download/baibao-8104/05-
XHNV-PHAM%20THI%20LUONG(39-45).pdf
18. Thùy Trang. (2018). Nam Cao tác phẩm & lời bình. Hà Nội: Văn học.
19. Trần Đăng Suyền (Chủ biên). (2010). Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại
Tập 1 (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945). Hà Nội: Đại học Sư phạm.
20. Trần Đăng Suyền. (2017). Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Hà Nội: Giáo dục.

74
PHỤ LỤC

STT Tên tác phẩm Xuất Cặp nhân vật thể Ghi chú
hiện tình hiện tình yêu đôi
yêu đôi lứa
lứa
1 Chí Phèo x Chí Phèo - Thị
Nở
2 Đời thừa x Từ - Hộ
3 Một bữa no
4 Trẻ con không được ăn thịt
chó
5 Lang Rận x Lang Rận - mụ
Lợi
6 Những cánh hoa tàn x Tân - Uyển
7 Giăng sáng x Điền - vợ Điền
8 Hai khối óc x Hùng - Tuyết
9 Một đám cưới
10 Lão Hạc
11 Tư cách mõ
12 Nửa đêm x Nhi - Đức
13 Mò sâm banh
14 Bài học quét nhà
15 Đôi mắt
16 Quái dị
17 Đòn chồng
18 Quên điều độ
19 Dì Hảo
20 Truyện tình
21 Sống mòn
22 Làm tổ

23 Điếu văn

75
24 Nghèo x chị đĩ Chuột -
anh đĩ Chuột
25 Truyện người hàng xóm
26 Ba người bạn
27 Cái chết của con Mực
28 Cái mặt không chơi được x Tri - Nhung
Tri - Tư
Tri - Vợ
29 Một chuyện Xuvơnia x Hàn - Tơ
30 Mua nhà
31 Con mèo x Anh cu - chị cu
32 Nỗi truân chuyên của khách
má hồng
33 Cái chết của con Mực
34 Từ ngày mẹ chết
35 Truyện người hàng xóm
36 Thôi, đi về x Anh cu Thiêm -
chị cu Thiêm
37 Đui mù x Hùng - Nga Trích trong Tiểu
thuyết thứ bảy, Về sự
phản bội
38 Nhìn người ta sung sướng x Ngạn - Trinh Trích trong Tiểu
Ngạn - Duyên thuyết thứ bảy, Về sự
ham giàu sang
39 Đôi móng giò
40 Đường vô Nam
41 Những chuyện không muốn x tôi - vợ tôi (y) Trích trong Tiểu
viết thuyết thứ bảy
42 Mua danh

76

You might also like