You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

------------------------

TIỂU LUẬN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƠ HAIKU VÀ


VAI TRÒ CỦA MATSUO BASHO

Học phần: Văn học phương Đông I

Mã lớp học phần: LITR146203

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

---------------------------

TIỂU LUẬN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƠ HAIKU VÀ


VAI TRÒ CỦA MATSUO BASHO

Học phần: Văn học phương Đông I

Mã lớp học phần: LITR146203

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
Đánh giá
mức độ Nhận
STT Họ và tên MSSV Công việc
hoàn xét
thành
- Chương I
(1.1, 1.2).
- Tổng hợp,
1 Lương Tú Băng 46.01.601.017 100% Tốt
tóm tắt và trình
bày tiểu luận.
- PowerPoint.

- Chương II
(2.2.2 – 2.2.5).
2 Vương Kim Dung 46.01.601.030 - Tóm tắt bài 100% Tốt
thuyết trình.

- Chương I
Lường Thị Thu (1.3, 1.4).
3 46.01.601.051 100% Tốt
Hồng - Thuyết trình.

- Lời mở đầu
- Chương II
4 Cao Thị Thanh Ơi 46.01.601.109 (2.3). 100% Tốt
- Kết luận

- Chương II
(2.1, 2.2.1)
5 Lý Thị Minh Anh 46.01.601.006 100% Tốt
- Thuyết trình
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: THƠ HAIKU – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .....2

1.1. Sơ lược về thơ Haiku: .......................................................................................2

1.2. Thơ Haiku cổ điển: ...........................................................................................3

1.2.1. Thơ Haiku trước khi có sự đóng góp của Basho: .......................................3

1.2.2. Thơ Haiku vào thời Basho: ........................................................................5

1.2.3. Thơ Haiku sau thời Basho: .........................................................................6

1.3. Thơ Haiku hiện đại: ..........................................................................................6

1.3.1. Masaoka Shiki: Người cách tân thơ Haiku ................................................6

1.3.2. Thơ Haiku sau năm 1945 đến thập niên 1980: ...........................................9

1.3.3. Thơ Haiku từ cuối thập niên 1980 cho đến nay: ......................................12

1.4. Thơ Haiku vươn tầm thế giới: ........................................................................15

1.4.1. Thơ Haiku ảnh hường đến các quốc gia khác: .........................................15

1.4.2. Thơ Haiku ảnh hưởng đến Việt Nam: ......................................................16

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA BASHO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƠ HAIKU
...................................................................................................................................18

2.1. Tác giả Basho: ................................................................................................18

2.1.1. Cuộc hóa thân thứ nhất: Kẻ lang bạt trở thành thi nhân...........................19

2.1.2. Cuộc hóa thân thứ hai: thi nhân thành kẻ lang bạt ...................................21

2.2. Basho và thơ Haiku: .......................................................................................27

2.2.1. Giai đoạn thứ nhất: Tập tành và xem Haiku như một trò tiêu khiển (1662
– 1672) ................................................................................................................27

2.2.2. Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đã có và khám phá kĩ
thuật (1673 – 1680) ............................................................................................30
2.2.3. Giai đoạn thứ ba: Basho đi tìm cho mình một phong cách sáng tác riêng
(từ năm 1981 – 1985) .........................................................................................35

2.2.4. Giai đoạn thứ tư: Basho diễn đạt cái Sabi qua thơ (1686 – 1691) ..........38

2.2.5. Giai đoạn thứ năm: Basho quay về với cuộc sống gần con người (1692 –
1694) ...................................................................................................................42

2.3. Những thành tựu của Basho trong việc phát triển thơ Haiku: ........................45

KẾT LUẬN ...............................................................................................................47


1

LỜI NÓI ĐẦU

Nhật Bản được biết đến là một đất nước nằm ở vùng Đông Á thuộc Châu Á.
Với những nét đẹp đặc trưng riêng biệt vốn có ở nơi đây nên đất nước xinh đẹp này
thường được nhắc đến với các tên gọi như “đất nước mặt trời mọc”, “đất nước hoa
Cúc”, “xứ sở Phù tang” hay “xứ sở hoa anh đào”,…

Nói đến Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ ngay đến một đất nước đáng sống với
nhiều những giá trị vô cùng tốt đẹp: Con người Nhật Bản thân thiện, kỉ luật, có quy
tắc, có trách nhiệm, chăm chỉ và đầy nhiệt huyết; Một địa điểm du lịch đáng trải
nghiệm với vô vàn phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, đường phố sạch đẹp và rất nhiều
những truyền thống văn hóa đặc sắc, thú vị khác.

Nhật Bản vốn nổi tiếng với những nền văn hóa đặc trưng như: Trà đạo, trang
phục truyền thống Kimono, rượu Sake, tinh thần võ sĩ đạo, xem Sumo, Geisha, truyện
tranh Manga – Anime,... Và không thể không nhắc đến một nền văn học nghệ thuật
độc đáo với thể loại thơ Haiku – được xem là thể thơ ngắn nhất thế giới và còn là tinh
hoa của văn học nói chung và thơ ca nói riêng Nhật Bản.

Với bài viết tìm hiểu về “Quá trình hình thành thơ Haiku và vai trò của M.
Basho”, nhóm chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp được phần nào đó những kiến thức
cơ bản nhất về thể thơ này của Nhật Bản.
2

CHƯƠNG 1: THƠ HAIKU – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.1. Sơ lược về thơ Haiku:

Đặc điểm thơ Haiku Nhật Bản

Không thể phủ nhận rằng thi ca là một nghệ thuật thẩm mỹ của ngôn ngữ, thêu
dệt nên những ý tứ, nhịp điệu và cảm xúc của con người. Đối với Nhật Bản – một
trong những nền văn học dân tộc lâu đời và giàu có, khi nói đến nền văn học Nhật
Bản thì không thể không nói đến thơ Haiku. Mang đậm bản sắc văn hóa của Nhật,
thơ Haiku được nhận xét “là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản gồm 17 âm tiết và có
thể nói ngắn nhất thế giới.” ([1], tr.1) Đọc theo âm Hán – Việt là bài cú, là một thể
thơ mang những ý tưởng cao siêu và những ẩn dụ thâm thúy, cô đọng lại trong một
tác phẩm có 17 âm tiết và ba dòng: câu đầu 5 âm, câu giữa 7 âm và câu cuối lại gồm
5 âm, tuy giữa ba câu thơ của Haiku có thể sẽ không phải có vần điệu, có thể sẽ không
đúng niêm luật ( các quy tắc tương hợp giữa các vần và âm), nhưng đó là một sự kết
hợp hoàn hảo, tinh tế giữa những yếu tố trong thơ như màu sắc, âm thanh và tượng
hình có chọn lọc. Từ đó cho chúng ta thấy được rằng thể thơ này không chỉ nổi tiếng
vì chính sự ngắn gọn, hàm súc của bản thân nó mà còn là một linh hồn của dân tộc,
của xứ sở “Phù Tang”, đại diện cho văn hóa thơ ca Nhật Bản.

Khái quát lịch sử hình thành thơ Haiku

Lịch sử hình thành và phát triển của thơ Haiku kéo dài hơn 400 năm, trong đó
là 100 năm truyền bá rộng rãi ra khắp thế giới. Vào khoảng đầu thế kỉ XIX, xuất hiện
hàng loạt những công trình nghiên cứu về thể thơ này và cho đến ngày nay, có một
số lượng lớn nghiên cứu cũng như những công trình bình luận, dịch thuật về thơ
Haiku ở nhiều khía cạnh khác nhau. Với một bề dày lịch sử như thế, thơ Haiku tưởng
chường như đi vào quên lãng, đứng trên bờ vực suy vong, nhưng thơ Haiku luôn vượt
qua mọi thử thách của thời đại, thế hệ và trở thành một giá trị tinh thần quý báu cho
Nhật Bản.
3

“Từ sự phát triển thần kì với tính độc đáo vốn có, thơ Haiku trở thành niềm kiêu
hãnh của Nhật Bản, sản sinh ra các bậc đại thi hào lừng danh cùng những vần thơ
bất hủ. Bất chấp trở ngại của biên giới ngôn ngữ, thơ Haiku đã và đang lan tỏa vào
thế giới thi ca của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.” ([1], tr. 13)

Theo sự phát triển của nền văn học, đến nay thơ Haiku cũng đã có nhiều biến
đổi nên thơ Haiku hiện đại so với thơ Haiku cổ điển tồn tại một số các đặc điểm khác
biệt. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất đối với văn chương là cảm xúc mà không phải
các quy luật, quy tắc trong thể thơ. Cho đến nay thơ Haiku vẫn rất được người Nhật
yêu thích và sáng tác, được các nhà nghiên cứu Văn học tìm hiểu.

1.2. Thơ Haiku cổ điển:

Thơ Haiku bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, sau khoảng một thế kỉ thì đạt đến
đỉnh cao với Matsuo Basho và sau đó là Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka
Shiki,… Trong đó Matsuo Basho – nhà khai sáng thơ Haiku, khi ra đi đã để lại hơn
1000 bài thơ sau khi thực hiện nhiều chuyến du hành khắp đất nước. Nhờ sự sáng tạo
của ông, thơ Haiku từ một thể thơ tầm thường cũng trở nên rất tao nhã, mang đầy triết
lý sâu sắc về cảm xúc đối với thiên nhiên hiền hòa và nỗi bi ai, cô đơn của con người.
Ông đã tiếp cận và đưa thơ Haiku lên một tầm cao mới nhưng vẫn luôn giữ những
giá trị tao nhã, tinh tế của thơ Waka truyền thống. Chính vì vậy mà ông là cột mốc
quan trọng khi nhắc đến sự phát triển của dòng thơ Haiku trong nghiên cứu.

1.2.1. Thơ Haiku trước khi có sự đóng góp của Basho:

Nếu thơ Haiku được dựng lên bởi ba dòng thơ theo thứ tự gồm 5 âm tiết – 7 âm
tiết – 5 âm tiết, trước đó tại Nhật Bản, thể loại thơ Waka (和歌 – Hòa ca) cũng có
những hình thức tương tự. Thơ Waka gồm những bài ca dân gian về thần thoại được
dùng trong các buổi tụ họp, tế lễ, cầu mùa hay dâng cúng thần linh,… Người Nhật cổ
sáng tác Waka để biểu diễn ở nơi công cộng hay với mục đích giáo dục nhưng cũng
có lúc họ sáng tác Waka một cách ngẫu hứng khi cảm xúc dâng trào. Đặc biệt, về cấu
trúc thơ Waka, có thể chia thành bốn loại đó là: Katauta (Phiến ca với ba dòng thơ
4

với 5-7-5 âm hay 5-7-7 âm), Sedoka (Là cặp thơ Katauta), Choka (Trường ca, độ dài
không ấn định nhưng phải bao gồm các khổ thơ 5-7-7 âm và 5-7-5 âm luân phiên
nhau) và cuối cùng là Tanka (Đoản ca bao gồm 5-7-5-7-7 âm).

Ngay từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, những cội rễ của nền văn học
đã có từ thời tối cổ, và những kiệt tác thành văn đầu tiên có thể được xác định vào
thế kỉ VII hoặc thậm chí là sớm hơn. Vào thời kì Nara (710 – 784), hai bộ sử cổ nhất
của Nhật Bản ra đời, Kojiki (Cổ sự kí, 710) và Nihon shoki (Nhật Bản thư ký, 720) đã
ghi chép lại rất nhiều bài thơ Waka. Kể từ khi hệ chữ Kana ra đời, văn học viết Nhật
Bản đạt đến đỉnh cao khi hợp tuyến các thi ca, đầu tiên là phải để cập đến tập thơ
Manyoshu (Vạn Diệp Tập, 771):

“Manyoshu gồm 20 quyển với 4500 bài thơ waka, trong đó có khoảng 4207 bài
thể loại tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka. Thơ waka trong Manyoshu là những
bài ca trữ tình, mộc mạc về tình yêu con người, thiên nhiên hùng vĩ.” ([1], tr.14)

Các tác giả trong Manyoshu bao gồm nhiều địa vị khác nhau từ Thiên hoàng
đến thị dân, từ quý tộc đến cả nông dân hoặc thậm chí có cả ăn mày và khuyết danh
đã đóng góp không ít trong việc làm giàu Văn học của nước nhà, giúp cho dòng thơ
Waka phát triển mạnh.

Đến thời đại Heian (794 – 1192), thơ Waka vẫn tiếp tục phát triển nhưng chỉ
chủ yếu nằm ở thể loại Tanka nhờ vào sự ra đời của tập thơ mang cả phong cách cổ
điển và hiện đại là Kokinshu (Cổ kim tập) bao gồm những mẩu thơ Tanka viết về vẻ
đẹp của thiên nhiên, vay mượn vẻ đẹp của thiên nhiên như cách “tả cảnh ngụ tình”
và về sau, đặc điểm này trở thành đặc trưng tiêu biểu của thi ca Nhật Bản. Đó cũng
là cơ sở để hình thành nên thơ Renga với 31 âm tiết 5-7-5-7-7 ra đời như một thú vui
tao nhã cho giới quý tộc. Thơ Renga là thể thơ liên hoàn bao gồm các bài thơ Tanka
nhưng do nhiều nhà thơ sáng tác nối tiếp nhau mà theo nghiên cứu của TS. Nguyễn
Vũ Quỳnh Như, cấu trúc của một bài thơ Renga gồm hai phần:
5

Qua đó, khoảng giữa thế kỉ XIII, ba câu đầu của thơ Renga (thượng cú) – một
thể thơ 17 âm tiết được định hình với tên gọi Hokku mà sau này được gọi là thơ
Haiku.

Từ lúc vừa hình thành, thơ Haiku có nhiều phong cách khác nhau nhưng ẩn
mình dưới nhiều thể loại thơ ca khác. Đến cuối thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của
Basho, thơ Haiku lúc đầu là một thể thơ thiên về tính trào lộng nay đã được thổi thêm
tính tao nhã, đánh dấu bước tiến phát triển mới thành một thể thơ Haiku độc lập.

1.2.2. Thơ Haiku vào thời Basho:

Nhà thơ Matsuo Basho với tham vọng trở thành thầy dạy thơ Haiku, ông đã thực
hiện nhiều chuyến du hành khắp đất nước của mình để tìm ra những đề tài, phong
cách mới cho thơ Haiku.

“Những dấu ấn của hành trình phiêu lãng, được Basho ghi lại vào những tuyển
tập kỷ hành. Ngay cả khi đối diện với lằn ranh giữa sự sống và cái chết, hồn thơ
Basho vẫn khát khao một chuyến phiêu lưu mới.” ([1], tr.20)

Qua các chuyến du hành của mình, Basho đã để lại cho nền văn học Nhật Bản
hàng loạt tác phẩm ghi lại phong cảnh trên mỗi chặng đường, những trải nghiệm và
sự trưởng thành trong phong cách thi ca của mình như các tác phẩm: Fuyu no hi (Ngày
đông, 1684), Haru no hi (Ngày xuân, 1686), Saga nikki (Nhật ký Saga, 1691),…
6

Trong đó, tuyển tập đầu tiên Fuyu no hi (Ngày đông) được tác giả Makoto Ueda nhận
xét: “Phong cách của Basho đã bớt mô phạm về từ ngữ, nhiều tính trữ tình hơn.”
([2], tr.26)

1.2.3. Thơ Haiku sau thời Basho:

Từ giữa giai đoạn trung kì Edo, tức sau thời kì Basho, thơ Haiku vẫn tiếp tục
phát triển rộng rãi. Số người đọc và sáng tác thơ Haiku ngày càng tăng, đặc biệt là sự
tham gia của các thi sĩ nữ như Tagami Kikusha hay Kagano Chiyojo với những vần
thơ giản dị, tính khiết, duyên dáng và nữ tính,… Ngoài ra còn có một số tác giả nổi
bật khác như nhà thơ Haiku duy mĩ Yosa Buson, nhà thơ cảm thương và trào lộng
Kobayashi Issa, người cách tân thơ Haiku Masaoka Shiki.

1.3. Thơ Haiku hiện đại:

1.3.1. Masaoka Shiki: Người cách tân thơ Haiku

Masaoka Shiki (1867-1902) tên thật là Masaoka Tsunenori ( 正岡常規 ), sinh


tại thành phố Matsuyama tỉnh Iyo (nay là tỉnh Ehime) một năm trước khi Nhật Bản
bước vào kỷ nguyên Minh Trị Duy tân (1868-1912).

Masaoka Shiki là một trong bốn đại thụ của thơ Haiku Nhật Bản trước thời hiện
đại (Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa, Masaoka Shiki). Shiki được xem
như lá cờ tiên phong trong công cuộc cách tân thơ Haiku ở thời cận đại.

Vào nửa đầu thời Duy Tân Minh trị thơ Haiku phổ biến với vai trò như một trò
tiêu khiển phù phiếm, phai mòn về giá trị. Thơ Haiku chịu sự khép kín với thế giới
bên ngoài, hạn chế về đề tài cũng như chất liệu sáng tác.

Khi mới học thơ Haiku ở Tokyo, Shiki chịu nhiều ảnh hưởng của lệ tsukinami
(mỗi tháng họp một lần). Theo Janie Beichman nhận xét: “So sánh những bài thơ
Shiki viết trong khoảng thời gian 1892-1895 - khi phong cách viết thơ của ông phát
triển đến độ chín muồi, với những bài thơ ông sáng tác vào đầu những năm 1880 - là
7

lúc ông chỉ biết đến kiểu viết thơ haiku theo lệ tsukinami, sẽ thấy rõ điều này.” ([1],
tr. 46)

“ki wo tsumite
yono akeyasuki
komado kana .
(Masaoka Shiki)

Cắt tỉa cây


Ánh hừng đông
Len vào ô cửa nhỏ.”
Đây là một trong những bài thơ đầu tay của Shiki viết vào năm 1885 nhưng
sau đó chính ông lại đả phá nó vì viết theo lối cũ tsukinami, ông cho rằng nó đưa
người đọc theo logic chủ quan.

Sau 10 rồi 20 năm thời kỳ Meiji trôi qua, khi thơ Haiku càng lúc rơi vào thoái
trào nặng nề. Nhận ra thực trạng đó và muốn thoát khỏi lối viết tsukinami, Shiki tìm
kiếm lối viết thơ tao nhã, trau chuốt hơn, bớt sáo mòn theo lối tả thực chủ quan của
người viết. Đến năm 1892, thơ Haiku của Shiki bước sang một thế giới khác.

Vì sức khoẻ kém, cũng vào năm 1892, Shiki nghỉ học, dốc sức vào văn chương,
viết truyện và tuyển chọn thơ Haiku, đó cũng là bước chuẩn bị cho Haiku Bunrui
(phân loại tuyền tập Haiku, 1900) ra đời. Đây chính là ngã rẽ đưa Shiki đến với phong
trào cách tân, nâng cao chất lượng thơ Haiku. Sau này, Shiki viết về quãng thời gian
này rằng: “Thi cử chắng có ích gì, chỉ có niềm say mê với thơ ca, chắng có gì có thể
cứu vãn được tôi ngoài nữ thần haiku.” ([1], tr. 47)

Tháng 2 năm 1893, trong Zatsudan Basho (Chuyện phiếm Basho) đăng trên
báo Nippon, Shiki lên tiếng chuyển tên từ Hokku sang Haiku, kêu gọi nâng cao giá
trị của thơ Haiku, xóa bỏ lối viết thơ Haiku theo kiểu sáo rỗng, và đưa ra yêu cầu
nâng cao tính thẩm mĩ cho thơ Haiku: “Haiku trở thành một bộ phận của văn học.
Văn học trở thành một bộ phận của mỹ thuật. Kết quả là tiểu chuẩn cái đẹp trở thành
8

tiêu chuẩn của văn học. Tiêu chuẩn của văn học trở thành tiểu chuẩn của haiku.”
([1], tr. 47)

Không phải đơn thuần là sự chuyển đổi tên gọi, ông cho rằng khi Haiku trở
thành thể thơ độc lập thì nó cần sự giải phóng và hoàn thiện.

Từ năm 1892, Shiki cùng các đồng môn của mình là Kawahigashi Hekigodo,
Takahama, Kyoshi, Naito Meisetsu - tự gọi là phái Nhật Bản đã lên tiếng nâng cao vị
trí văn học của thơ Haiku. Các tuyển tập thơ Haiku cách tân và các tờ báo kêu gọi
cách tân thơ Haiku như Nippon (Nhật Bản) (1892), báo Sho-Nippon (Tiểu Nhật Bản,
thay cho Nippon bị đóng cửa vào 1894) được ra đời. Năm 1895, nhóm của Shiki
thành lập trường dạy thơ Haiku Nippon (Haiku Nhật Bản), xuất bản nhiều tờ báo, ấn
phẩm như nguyệt san Hototogisu (Chim quyên, 1897), Tuyển tập haiku (1897), Tuyển
tập Shin-haiku (Thơ haikư mới, 1988) gồm 5000 bài thơ của hơn 600 nhà thơ do Shiki
đồng chủ biên.

Tờ báo do Shiki làm chủ biên có cả hàng trăm tác giả với hàng ngàn bài thơ
được gửi đến và lưu hành ở nhiều địa phương, điều đó cho thấy sự phát triển thơ
Haiku mạnh mẽ trong quần chúng. Không chỉ là số lượng mà chất lượng được nâng
cao, lên tiếng chống đối sự kinh điển, sáo mòn. Đây là thành tựu giá trị nhất của thơ
Haiku mà xưa kia chưa từng có.

“kaki kueba
kane ga naru nari
Houryuji
(Masaoka Shiki)

Ăn quả hồng
chuông Pháp Long tự
ngân vang.”
Bài thơ này được coi là tác phẩm thành công đầu tiên trong quá trình cách tân
thơ Haiku, thể hiện sự kết nối giữa hiện thực với ký ức, hồi tưởng về tiếng chuông
9

chùa ở Houryuji (Pháp Long tự). Cho đến ngày nay nó vẫn được đánh giá là bài thơ
hay nhất của Shiki và được trích dẫn trong hầu hết các trường phổ thông trung học
Nhật Bản.

Cách tân thơ Haiku theo phương pháp luận shasei của Shiki dựa vào quan sát
hiện thực của tự nhiên hơn là sự chơi chữ hoặc tưởng tượng. Với Shiki, chất liệu làm
thơ là chính từ những gì ở ngay trước mặt. Theo Shiki, Haiku không đơn giản chỉ là
bài thơ mang tính tả thực mà cũng không phải chỉ là không tưởng, mà trên quan điểm
“Phi không phi thực” vượt qua cả ngưỡng tả thực để chạm đến thực tại của vũ trụ.

“Hãy lấy tư liệu từ chính những gì đang ở xung quanh bạn nếu bạn thấy cây bồ
công anh, thì hãy viết về bồ công anh. Nếu đó là sương mù thì cứ viết về sương mù.
Tư liệu cho văn chương là vô số những gì thuộc về bạn. Ngay cả đôi giày cũ (waraji)
cũng có thể trở thành tư liệu cho thơ văn còn hay hơn là viết về đôi giày của phương
Tây. Hoặc kimono còn thi vi hơn là cây dù của phương Tây.” ([1], tr.50)

Để cách tân thơ Haiku, Shiki đã không ngại phê phán sự hạn chế của việc giới
hạn âm từ của thơ Haiku, sự hạn định đó ông cho rằng sẽ sớm thoái trào. Bước vào
thời kỳ hiện đại cấu trúc nguyên thuỷ trước đây của Haiku bắt đầu lung lay và tan vỡ
khi các nhà cách tân mạnh mẽ lên tiếng cho luật tự do vần điệu.

Cách tân của Shiki đã góp phần đưa Haiku trở nên theo kịp thời đại, hoà nhập
với khu vực và thế giới. Từ đó mà Shiki khẳng định được vai trò của thơ Haiku trong
Văn học, vươn lên đứng ngang hàng với các thể loại khác như tiểu thuyết hay kịch
nghệ. Tuy với chỉ 35 tuổi đời ngắn ngủi Shiki đã để lại một sự nghiệp văn học đáng
kể với Shiki toàn tập gồm 22 quyển. Và tư tưởng cách tân thơ Haiku của ông còn
được hai người bạn là Takahama Kyoshi và Kawahigashi Hekigodo tiếp bước.

1.3.2. Thơ Haiku sau năm 1945 đến thập niên 1980:

Sau kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, cả thế giới đều phải kinh ngạc về
“phép lạ Đông Á” khi kinh tế Nhật Bản liên tục tăng trưởng (hơn 10%/năm) từ thập
10

niên 1950 đến thập niên 1980, điều này đã đưa Nhật Bản từ một nước nghèo nàn sau
thế chiến trở thành quốc gia phồn vinh đứng thứ hai trên thế giới.

Văn học Nhật Bản nói chung và thơ Haiku nói riêng cũng không nằm ngoài sự
phát triển thần kỳ này. Ngay ở những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các
nhà thơ Nhật Bản quyết tâm vực lại nền thơ Haiku đã bị chôn vùi trong thời chiến.
“Với tinh thần một mặt nuôi dưỡng sự sống bằng tinh truyền thống, một mặt phát
triển với những nét cách tân ấy, thơ haiku được hồi sinh vừa thủy chung với cổ điển,
vừa mới mẻ sáng tạo với các độ đậm nhạt khác nhau.” ([1], tr.51)

Sau thế chiến, chỉ từ năm 1945 đến 1946 có đến 300 tờ báo thi ca các loại được
xuất bản. Cũng chỉ một năm sau chiến tranh, vào tháng 5 năm 1946, Liên minh các
nhà thơ Haiku mới ra đời với các thành viên từng tham gia các cuộc vận động cách
tân thơ Haiku từ thời kỳ chiến tranh. Chủ trương, mục đích khi thành lập của Liên
minh là trở thành một tổ chức thơ Haiku hiện đại.

Tháng 6 năm 1947, một số nhà thơ, nhà văn trong đó có Ishida Hakkyo (1913-
1969), Saito Sanki (1900-1962) và các cộng sự đã đứng ra kêu gọi thành lập Hiệp hội
thơ Haiku hiện đại (GendaiHailar Kyokai). Tiêu chí của Hiệp hội là tập hợp các nhà
thơ Haiku xuất sắc, tuyển chọn kỹ lưỡng các thành viên gia nhập. Sáng lập viên của
Hiệp hội gồm các nhà thơ đa số đều có tuổi đời dưới 50 tuổi. Việc gia nhập Hiệp hội
cũng là vấn để khó khǎn vì phí tham gia hội là 20 Yên, một số tiển không hề nhỏ vào
thời bấy giờ.

Thành quả này là minh chứng cho thấy trào lưu thơ Haiku đang trỗi dậy nhờ sự
xuất hiện của các thi sĩ thơ Haiku xuất sắc với các tác phẩm đạt đỉnh cao.
Mizuhara (1892-1981) đã viết rằng: “Sau chiến tranh, ta đau cả tâm hồn lẫn thể xác,
mỗi ngày trôi qua mà chẳng làm gì được, nhưng cứ mùa thu đến, ta lại bắt đầu có
thể ngâm được câu cú. ” ([1], tr.55)
11

Sau thế chiến, dòng thơ Haiku trong xã hội phát triển đem lại cái nhìn cá thể
hoá, bản chất của cái tôi được lấy làm cảm hứng sáng tác. Không chỉ có cái “tôi”, mà
cái “ta” cũng được nói đến.

Thơ Haiku sau thế chiến là cuộc cách tân mang tính đột phá về thi pháp và nội
dung. Dung nhan mới của thơ Haiku đã khẳng định giá trị tồn tại và sức lôi cuốn của
nó đối với giới thơ ca thời hiện đại. Tất nhiên, thơ Haiku cách tân, không có nghĩa là
phải thay đổi, phủi sạch sự liên hệ với cái cũ, mà luôn thể hiện sự kế thừa, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa cái truyền thống và cái hiện đại.

“kuni no densha
ima mo nishibi ni
kashira furu
(Hirahata Seito) (1949)

Xe điện quê tôi


chiều về hướng tây
đầu xe rung lắc.”
“Không rõ chiếc xe điện đang chạy đến địa phương nào ở miền Tây Nhật Bản,
mà đầu xe lại lắc rung nhiều như vậy. Chắc hẳn đường đi của tuyến xe chưa được
hoàn thiện nên còn các ‘ổ gà’ ?” ([1], tr. 58) Bài thơ mang nhiều ý nghĩa, một trong
đó là ẩn ý về một Nhật Bản đổi mới, còn nhiều chông gai và những thử thách cho
nên: “đầu xe rung lắc”.

Một bài thơ khác cũng nói về bối cảnh thời kỳ hậu chiến và đổi mới của Nhật
Bản:

“wankyokuku shi
kashou shi bakushinchi no
marason
(Kaneko Tota, 1958)
12

Ngoằn nghèo
Vết thương cháy xém
Đường marathon”

Đây là một bài thơ nổi tiếng thời hậu chiến, được viết tại Nagasaki. Năm 1950,
bài thơ nhận đuợc giải thưởng Hiệp hội thơ Haiku hiện đại. Con đường thẳng tắp
chạy marathon là nơi đã từng xảy ra thảm họa ném bom nguyên tử kinh hoàng ở
Nagasaki. Bài thơ không theo lối ngắt nhịp cũ, cũng không theo vần 5-7-5 (mà viết
theo cấu trúc 5-10-4) truyền thống nhưng câu cú chắc chắn, trầm buồn như khắc hoạ
nỗi đau ấy trong lòng người dân Nhật Bản.

Thật ra, phá vỡ những yếu tố kinh điển của thơ Haiku không phải vào thời kỳ
này mới xuất hiện, mà đã manh nha từ thời kỳ Matsuo Basho. Vào Minh Trị Duy Tân
thì thành trào lưu và sau thế chiến hai thì trở nên quen thuộc và nhuần nhuyễn. Đi từ
tiền thế chiến sang hậu thế chiến, thơ Haiku tự do tự tại đầy sức sống, như sự kết tinh
từ truyền thống với hiện đại. Với ưu điểm thức thời tiếp tục phát triển, không bị phai
mờ với thời cuộc như lời nhắc nhở của Ôno Rinka - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thơ
Haiku năm 1953: “Chúng ta không được quên rằng thơ haiku hiện đang tồn tại như
chính nó. Hãy góp thêm viên đá vào ngọn núi truyền thống sẽ làm cho ngọn núi cao
hơn.”

Sự quyết tâm cùng với lòng tin vững vàng của các nhà thơ Haiku thời kỳ hậu
chiến đã khoác lên cho thể loại thơ này một tấm áo mới vừa mới lạ lại vừa quen thuộc.
Tuy nhiên, dù đổi mới đến đâu, thơ Haiku vẫn phảng phất từ ngữ về mùa, cô động
giàu sức gợi, có khoảng trống để cho người đọc suy ngẫm...

1.3.3. Thơ Haiku từ cuối thập niên 1980 cho đến nay:

Kinh tế Nhật Bản bắt đầu sụt giảm và bước vào giai đoạn thoái trào ở cuối những
năm 1980 đến cuối thập niên 1980. Sau “thập niên mất mát” đó, Nhật luôn cố gắng
để tình trạng suy thoái không ảnh hưởng nghiêm trọng vào xã hội cho đến ngày nay.
13

Nhận thấy được giá trị to lớn của thơ Haiku trong nền tảng đời sống văn học,
Nhật Bản đã luôn chú trọng đến việc phổ biến và giáo dục thơ Haiku. Chứng tỏ Nhật
Bản một mặt ghi nhận giá trị của thơ Haiku, mặt khác không giấu đi mà còn thừa
nhận rằng: “Thơ haiku là thế giới của thi ca, của nhà thơ, của người yêu thơ, và quả
thật không nhiều người Nhật đọc thơ haiku, bởi thơ haiku là thành quả của một thế
giới khác. ” ([1], tr. 59)

Để thơ Haiku càng phổ biến rộng rãi hơn, đài truyền hình còn cho phát sóng
chương trình NHK thơ haiku với nhiều đề tài phong phú từ thiên nhiên hay những thứ
quen thuộc với đời sống như xe điện, gió thu,… Để khuyến khích các nhà thơ sáng
tác thơ Haiku. Đồng thời, các hiệp hội về thể loại thơ này tiếp tục phát triển và hoạt
động sôi nổi, còn tổ chức các cuộc thi về sáng tác thơ Haiku hay những ngày lễ kỉ
niệm thành lập,…

Hàng năm vào tháng 3, “Hiệp hội thơ haiku hiện đại tổ chức Cuộc thi thơ Haiku
thu hút nhiều người khắp cả nước tham gia dự thi. Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 số
người gửi bài sáng tác thơ haiku lần lượt là 15.432, 13.323, 16.668 người. Người gửi
bài phải đóng phí dự thi từ 1000 đến 2000 Yên tùy địa phương.” ([1], tr. 60)

“Hiroshima e
atsumatute kiru
natsu boushi
(Tamura Kazumi)

Nón mùa hè
ào đến
Hiroshima.”

Trên đây là bài thơ được giải nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku toàn quốc Nhật
Bản năm 2010 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội nhà thơ Haiku, mô tả hình
ảnh thành phố nhộn nhịp đông đúc, “nón” tượng trưng cho dòng người đông đúc ào
về thành phố để du lịch.
14

Không những thế, sự phổ biến của thơ Haiku còn được tạo điều kiện hình thành
từ những thế hệ trẻ nhỏ. Hằng năm có những cuộc thi viết thơ Haiku dành cho thiếu
nhi. Dưới những ánh mắt trong trẻo ngây ngô ấy ý nghĩa của thơ được diễn tả lại một
cách trong sáng, tốt đẹp, giản đơn hoặc có thể là cả hình ảnh buồn từ những người vô
gia cư, cảnh xung đột bạn bè,… Tất cả những điều giản đơn ấy đều thân thuộc với
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em, và đều có thể trở thành để tài của sáng
tác.

“jikyu sou
tonbo mo issho ni
hashitteru

Giờ tập chạy


chuồn chuồn
chạy theo”
(Wakana Ogiso, 9 tuổi, tỉnh Gunma Nhật Bản)
Bài thơ đoạt giải kỳ thi thơ Haiku quốc tế năm 2010 (phần dành cho Nhật Bản
Phần nhiều những bài thơ được trao giải thưởng là viết về giới sinh vật nhỏ bé
và nhiều nhất là chuồn chuồn. Thơ Haiku góp phần xây dựng nhân cách trẻ thơ, khơi
dậy khát vọng tự do, biết sống trong sáng cao đẹp. Trong đôi mắt trong trẻo của trẻ
em, cảm xúc của thơ Haiku thật đời thường và dung dị biết bao. Viết thơ giúp các em
trau dồi thêm vốn từ vựng và thoả sức sáng tạo. Trong giảng dạy thơ Haiku cho trẻ
em, sách tham khảo được đầu tư công phu và bắt mắt hơn.

Bên cạnh đó một hình thức độc đáo hơn ra đời đó là thơ Haiku Manga, đó là
những câu chuyện dễ thương do chính các em sáng tạo, cùng với nhiều hình ảnh minh
hoạ dí dỏm. Phổ biến và nổi tiếng nhất có lẽ là tập Manga “giờ học thơ Haiku của em
Chimibaruko”, với hình thức Manga hoá thơ Haiku trở nên dễ dàng phổ biến với trẻ
em.
15

Nhật Bản đã rất khéo léo và tinh tế khi mà kết hợp hai hình thức văn học và văn
hoá với hai hình thức là văn hoá truyền thống dân tộc (thơ haiku) và văn hoá đương
đại (Manga). “Con thuyền văn hoá Haiku” chuyên chở những nét đẹp văn hoá Nhật,
mang cả một thể loại văn học vươn ra thế giới. Người tiếp nhận thơ Haiku không còn
chỉ là một câu, một bài hay một tác giả nào mà là đang tiếp thu cả một thể loại văn
học truyền thống Nhật Bản.

1.4. Thơ Haiku vươn tầm thế giới:

1.4.1. Thơ Haiku ảnh hường đến các quốc gia khác:

Từ khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thơ Haiku đã được truyền bá ra nhiều
nước trên thế giới, khoảng 50 nước với nhiều người tham gia sáng tác bằng 30 ngôn
ngữ khác nhau. Tháng 12 năm 1989, Hiệp hội Giao lưu Quốc tế thơ Haiku được ra
đời để nhằm thúc đẩy sự phát triển của thể loại thơ này trên khắp thế giới.

Lần đầu tiên thơ Haiku được giới thiệu bằng tiếng nước ngoài là do cuốn sách
A Gammar of the Japanese Written Language (Văn phạm ngữ văn Nhật Bản) của tác
giả W.G.Aston (1841-1911).

Người đầu tiên công nhận thơ Haiku như là một thể thơ của văn học Nhật Bản
và giới thiệu thể loại thơ này tại hải ngoại là nhà văn người nước Anh Lafcadio Hearn
(1850-1904).

Từ năm 1905, triết gia người nước Pháp Paul Louis Couchoud (1879-1959) đã
hai lần ghé thăm Nhật Bản để nghiên cứu về thơ Haiku. Sau đó trở về Paris các tuyển
tập thơ Haiku của ông đã khuấy động phong trào thơ Haiku tiếng Pháp, mở đường
tiên phong cho tho Haiku được du nhập tại quốc gia này.

Hearn, Chamberlain, Conchoud đã giới thiệu những dáng vẻ đầu tiên nhất về
thơ Haiku, làm nổi bật được sự khác biệt giữa thơ ca truyền thống và thơ ca phương
Tây. Từ đó mà phong trào thơ Haiku được phát triển mạnh mẽ ở phương Tây với
nhiều tên tuổi danh tiếng.
16

1.4.2. Thơ Haiku ảnh hưởng đến Việt Nam:

Trong ba thể loại văn học ngoại lai được du nhập vào Việt Nam được ưa chuộng
và Việt hoá là thơ Đường của Trung Hoa, thể thơ Sonnet của Châu Âu và còn lại là
thơ Haiku của Nhật Bản. Trong ba thể thơ này thì Haiku là gia nhập muộn nhất nhưng
hiện nay lại đang nắm thế sáng tác, hoạt động sôi nổi nhất.

Những bài thơ trong bài báo “Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hóa” của
Hàn Mặc Tử, đăng ngày 3/2/1936 trên báo Sài Gòn là những bài thơ haiku đầu tiên
được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Người đầu tiên dịch thơ Haiku Nhật Bản ra tiếng
Việt và xuất bản thành sách in, có lẽ là Nguyễn Tường Minh ở Sài Gòn, với hai tuyển
tập Hòa ca (Sông Thao xuất bản, 1971) và Luyến ca (Sông Thao xuất bản, 1972).

“Từ năm 1945 đến năm 1975, những nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật
ở Việt Nam như Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, Nguyễn Tường Minh, Ngô Văn
Tạo, Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tiếp cận, am hiểu thơ haiku và có nhắc
đến hay sáng tác thơ haiku trong những bài viết của mình trên sách, báo, tạp chí.”[3]

Sau năm 1975, một trong những người đi đầu trong việc dịch và giới thiệu thơ
Haiku nói riêng cũng như thơ ca và văn học Nhật Bản nói chung là nhà giáo, nhà
nghiên cứu, dịch giả Phan Nhật Chiêu. Những công trình của Phan Nhật Chiêu là
Basho và thơ haiku (Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1994), Nhật Bản trong chiếc
gương soi (Nxb. Giáo dục, 1995), Thơ ca Nhật Bản (Nxb. Giáo dục, 1998), Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868 (Nxb. Giáo dục, 2003), Ba ngàn thế giới thơm (Nxb.
Văn nghệ, 2007). Nói đến văn học Nhật Bản ở Việt Nam thì Phan Nhật Chiêu được
coi là chuyên gia uy tín hàng đầu, ông có nhiều hoạt động như giảng dạy, truyền bá
và cố vấn sáng tạo góp phần đưa thơ Haiku đến với đông đảo người Việt. Ngoài ra
còn nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt khác.

Từ nhiều khía cạnh khác nhau của thơ Haiku, các dịch giả và nhà nghiên cứu đã
phác hoạ ra được hình hài chân dung của thể thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản,
người đọc được hiểu thêm về thể thơ này cũng từ đó làm manh nha phong trào sáng
17

tác thơ Haiku ở Việt nam. Chúng ta cõ thể dễ dàng tìm được vô số bài thơ Haiku được
đăng trến các trang web, blog,…viết bằng tiếng Việt của nhiều tác giả khác nhau từ
nổi tiếng hay không nổi tiếng.

Ở nhà trường phổ thông Việt Nam, bắt đầu từ năm 2002, PGS Lưu Đức Trung
và PGS.TS. Đoàn Lê Giang là người giới thiệu và biên soạn thơ Haiku, từ đây thơ
Haiku đã được đưa vào chương trình học lớp 10.

Với sự thành lập của Câu lạc bộ Thơ Haiku Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh, thơ
Haiku đã chính thức đi vào đời sống văn học của cả nước. PGS Lưu Đức Trung, là
người khởi đầu, một chuyên gia hàng đầu về văn học Châu Á nhận xét: “Câu lạc bộ
là nơi tụ họp, là sân chơi bổ ích của hàng trăm thành viên và cộng tác viên ở khắp
mọi miền đất nước. Câu lạc bộ đã xuất bản 10 số chuyên san, ra mắt thàng chục tập
thơ haiku của các thành viên và tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam
- Nhật Bản.”

Không những thế, cùng với sự phát triển của Câu lạc bộ Thơ Haiku Việt ở Thành
phố Hồ Chí Minh, tại Hà Nội một câu lạc bộ thơ Haiku cũng đã được thành lập và đi
vào hoạt động: “Thêm vào đó, từ năm 2007, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM
đã phát động phong trào thi sáng tác thơ haiku hai năm một lần. Cho đến nay, cuộc
thi sáng tác này đã tổ chức đến lần thứ năm và sau mỗi lần tổ chức, lại thu hút đông
đảo người yêu thơ tham dự. Cũng từ năm 2011, cứ hàng năm Ủy ban nhân dân Thành
phố Hội An đã tổ chức cuộc thi thơ Haiku Việt, tác phẩm vào chung khảo được trưng
bày ở cuộc triến lãm văn hóa Nhật Bản - Hội An.”
18

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA BASHO TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƠ
HAIKU

2.1. Tác giả Basho:

Dẫn nhập

Phỏng dịch của Nguyễn Nam Trân về tác phẩm Matsuo Bashô: The Master
Haiku Poet (1970) của giáo sư Ueda Makoto có giới thiệu thân thế, sự nghiệp và thời
đại của nhà thơ Basho, giải thích hai cuộc hoá thân trong cuộc đời ông và năm chặng
đường trưởng thành của Matsuo Munefusa - người samurai cấp thấp đã trở thành ông
thầy haikai Tosei rồi cuối cùng là bậc đại sư Haiku Basho. Rồi sau đó từ một kẻ lang
bạt trở thành thi nhân và thi nhân đó đã chọn sống đời phiêu lãng. Thơ Haiku dưới
thời Basho đã có bước phát triển vượt bậc.

Mùa xuân năm 1681, có hôm một bụi chuối đã được đem đến trồng bên túp lều
con ở khu vực hoang sơ thuộc thành phố Edo (ngày nay được biết là thành phố
Tokyo). Bụi chuối ấy là món quà do một cư dân nơi đây đem tặng ông thầy dạy mình
làm thơ. Ông này vừa mới dọn vào túp lều ấy cách đó có mấy tháng. Vị thầy - người
đàn ông khoảng 36 tuổi - rất hài lòng với món quà. Ông yêu bụi chuối bởi vì tình
cảnh của nó ở nơi này có phần nào giống bản thân mình.

Người thầy sống một mình trong túp lều. Nhiều đêm, khi không có khách đến
thăm, ông có thể ngồi trầm ngâm, nghe tiếng gió thổi qua những tàu chuối. Không
khí đơn chiếc còn cảm thấy sâu lắng hơn nữa vào những đêm mưa. Nước dột từ trên
mái rơi tí tách vào lòng chậu đặt bên dưới. Trong đôi tai của nhà thơ đang ngồi trong
gian phòng lờ mờ tối, âm hưởng đó hòa điệu một cách lạ lùng với tiếng lá chuối xào
xạc bên ngoài.

“Bashô nowaki shite


Tarai ni ame no
Kiku yo kana
19

Chuối trụ giữa bão thu


Nước dột rơi vào chậu,
Tí tách đêm nằm nghe.”

Hay:

“Bashô-ba wo
Hashira ni kaken
Io no tsuki

Những tàu lá chuối xanh


Vắt ngang qua cột lều
Khi ta ngắm trăng thanh.”

Bài Haiku như gợi cho ta thấy nhà thơ biết rằng tâm cảnh của mình có cái gì
đồng điệu với bụi chuối kia. Một vài người khách đến thăm nhà thơ đã nhận ra sự
đồng điệu ấy. Dù sao, lần hồi họ quen gọi chỗ đó là Am Basho (芭蕉庵, Ba Tiêu Am)
và cái tên đó lại được đặt cho người cư trú ở đấy. Từ đó nhà thơ được biết như là
Basho, am chủ am Basho hay Basho tiên sinh. Nhà thơ cũng vui lòng chấp nhận danh
hiệu ấy và đã sử dụng nó cho đến cuối đời.

2.1.1. Cuộc hóa thân thứ nhất: Kẻ lang bạt trở thành thi nhân

Đối với Basho chúng ta không có quá nhiều dữ liệu. Người ta cho rằng ông
sinh vào năm 1644 ở Iga Ueno, trong một gia đình samurai cấp thấp. Lúc nhỏ, người
ta gọi ông là Kinsasu, cha ông là Matsuo Monzaemon, nhà ông theo nghiệp nông nên
cuộc đời của cậu bé Kinsaku cũng không có nhiều hứa hẹn tươi sáng.

Sự nghiệp của Basho bắt đầu không có gì đặc biệt, thậm chí còn thua thiệt hơn
so với người khác. Năm 1657, bố mất, ông vào làm một kẻ tùy tùng cho Todo
Yoshitada, thân thích của vị lãnh chúa cai quản phiên trấn. Chủ nhân hơn ông hai tuổi
và rất thích thơ, hai người thường xuyên vui chơi, học tập và làm thơ. Basho bắt đầu
sáng tác Haiku dưới bút danh Tosei (Đào Thanh – ngưỡng mộ Lý Bạch nên ông đặt
20

tên như vậy, Đào là Lý, Thanh là Bạch). Bài thơ sớm nhất có lẽ là bài làm ra vào mùa
đông năm 1662, lúc ông 18 tuổi, Khi mùa xuân đến sớm hơn trên tờ lịch. Lúc này
ông viết Haiku chỉ như một thú vui tiêu khiển, cuộc đời samurai cấp thấp của ông cứ
tưởng sẽ trôi qua như thế cho đến khi những biến cố liên tục ập đến. Yoshitada đột
ngột qua đời, Basho từ bỏ chức vụ và sau đó lang bạt khắp nơi.

Những năm tháng tiếp đó có lúc ông lang bạt ở Kyoto, học triết lý, thi pháp,
thi ca, có lúc thì loanh quanh đâu đó ở vùng Uneo và lân cận. Lúc này ông vẫn chưa
có ý định trở thành nhà thơ mà có khát vọng trở thành quan lại. Ở tuổi trẻ, Basho đã
hưởng hết những thú vui thời thượng mà lớp trẻ yêu thích, có lần ông còn viết: “Đôi
lúc tôi cũng bị ám ảnh bởi những đồng tình luyến ái.” (Nguyễn Nam Trân, 2018: 15)

Nhưng cái thú sáng tác thơ ca chưa bao giờ vụt tắt trong suy nghĩ của Basho.
Bằng chứng là năm 1667, một tuyển tập thơ ra đời có đăng đến 31 bài thơ Haiku ông
viết. Cứ như vậy, trong những năm 1669 đến 1671, thơ của ông cũng được đăng trong
3 tuyển tập thơ nổi tiếng. Sự nghiệp của Basho như “diều gặp gió”, ngày càng thăng
hạng trong thi đàn Nhật Bản. Có rất nhiều nhà thơ đã nghe đến tên tuổi của Basho từ
khắp nơi và ông cũng nhận được sự tôn trọng, kính nể, ngưỡng mộ của các nhà thơ
tỉnh nhà. Hay khi Basho có ý định biên tập tuyển tập thơ Haiku đầu tiên thì có đến
hơn ba mươi thi nhân đã nhận lời tham gia. Vào năm 1672, tuyển tập thơ Haiku đầu
tiên của Basho ra đời và được in trong tuyển tập Trò chơi bốc vỏ sò (貝おおい/
Kaioi).

Tám năm tiếp theo trong cuộc đời Basho là những mảng tăm tối gắn với những
điều tồi tệ mà Basho đã trải qua. Như việc ông sống lay lắt từ nhà ân nhân này sang
ân nhân khác, hay có lúc ông làm phụ việc cho một kẻ lang thang, kể cả việc làm thư
ký hàng quận… Từ một nhà thơ được nhiều người kính nể ở Ueno, ông đã quyết định
đến Edo để làm lại từ đầu, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới nhưng những điều mà
ông từng có với vùng đất này có lẽ chỉ là những sự nhục nhã, thất vọng và chán nản.
Nhưng ông không bỏ cuộc với quyết tâm của một người dám chinh phục những khó
21

khăn, nghịch cảnh của cuộc đời: “Có lúc ta ngán ngẩm với việc làm thơ và muốn
ngưng quách nhưng có lúc ta lại định theo đuổi nghiệp thơ cho đến khi tên tuổi vượt
lên trên mọi người. Những lựa chọn đối nghịch này cứ dằn vặt tâm trí ta mãi.”
(Nguyễn Nam Trân, 2018: 17). Vì vậy, ông vẫn tiếp tục theo đuổi con đường viết thơ,
bằng chứng là vào năm 1675, ông (bút hiệu Tosei) có dịp hợp tác cùng một thi sĩ tên
tuổi để tạo nên một liên ngâm bách vận, và ông góp 8 cú. Đến xuân năm sau, ông
cùng một người khác hoàn thành hai Renku, mỗi Renku có 100 vần. Sau đó, ông
quyết định trở về tỉnh nhà và trở thành một nhà thơ chuyên nghiệp (haikaishi) thật sự.
Vào mùa đông năm sau, ông trở thành chủ khảo và viết lời bình cho cuộc thi thơ và
tập ký lục Cuộc thi thơ Haiku 18 hiệp. Mùa hè năm 1680, tuyển tập Những vần thơ
hay nhất của 20 môn đệ Tosei ra mắt như một lời khẳng định mạnh mẽ hơn về sự
thành công và tầm ảnh hưởng của Bashô đối với thi ca Nhật Bản. Tiếp đến, ông cũng
làm giám khảo cho chính hai học trò của mình trong hai cuộc thi về thơ nổi tiếng là
Hội bình thơ dân dã và Hội bình thơ trường xuân.

Vào mùa đông năm 1680, học trò vì quý thầy đã xây một ngôi nhà nhỏ ở một
vị trí khá yên tĩnh, mang nét cổ kính, trang nhã của thành Edo và tặng nó cho thầy
Basho. Một vài tháng sau, họ mang một bụi chuối đến trồng trong sân và đặt tên ngôi
nhà của Basho là am Basho (Basho-an), một cái tên vẫn còn nổi tiếng đến tận ngày
nay. Kể từ đó, Basho đã chứng minh mình là một nhà thơ có thực lực, tài năng và trải
qua nhiều biến cố thì lần đầu tiên ông có một căn nhà riêng cho mình.

2.1.2. Cuộc hóa thân thứ hai: thi nhân thành kẻ lang bạt

Matsuo Basho – bậc đại sư thơ Haiku, sau cuộc hóa thân thứ nhất là từ kẻ lang
bạt trở thành một thi nhân, tiếp diễn hành trình cuộc đời của nhà thơ đại tài chính là
cuộc hóa thân ngược lại, từ một thi nhân hóa thân lại thành kẻ lang bạt. Thứ nhất gọi
là “cuộc hóa thân” bởi trước hết đây là một cuộc hành trình lâu dài mà Matsuo Basho
theo đuổi và mong lấy đó làm lý tưởng cho cuộc đời về sau của mình. Ngoài ra còn
xuất phát từ nhiều nguyên nhân đến từ chính cuộc sống thực tại lúc bấy giờ của chính
Basho và tâm tưởng của ông dường như bắt đầu có sự chán nản. Gọi là “hóa thân” vì
22

đây là hành trình mà Basho tự đi tìm lấy chính mình, dưới lớp áo của kẻ lang bạt để
tìm thấy một nhà thơ chính thực.

Matsuo Basho – bậc đại sư thơ Haiku luôn trăn trở và bất mãn với bản thân dù
bản thân đã và đang đạt đến những mục đích cụ thể và những lí tưởng mà bản thân
đã đặt ra. Ông luôn chấp niệm bản thân mình không xứng đáng với những thành công
mà mình đã đạt được. Chính điều này đã tạo ra những nỗi cô đơn tồn tại cố chấp trong
tâm tưởng của Basho, dù xung quanh nhà thơ là những học trò thân cận nhưng không
khỏa lấp được sự cô đơn trong ông. Có thể nói, nỗi cô đơn tồn tại cố chấp ấy bản chất
xuất phát từ chính tâm tư của nhà thơ, từ chính những nỗi hụt hẫng từ chính bản thân
mình. Trong lời đề từ trên đầu một bài thơ, Basho có viết: “Cô đơn nghĩ về bản thân
và ta cảm thấy nỗi cô đơn đó khi suy tư về cuộc đời chẳng ra gì của mình. Ta muốn
gào to lên là tôi đang cô độc đây nhưng chẳng một ai đặt câu hỏi xem tâm trạng của
ta như thế nào?” (Nguyễn Nam Trân, 2018: 20)

Vì nỗi cô đơn dai dẳng mà Basho phải tự tìm cho mình sự giải thoát. Basho
bắt đầu tập tu thiền dưới sự chỉ đạo của nhà sư Butcho (Phật Đinh, 1642 – 1715) –
một láng giềng của ông. Nhưng tu tập lại không giúp Basho thoát khỏi vấn đề, chưa
thoát khỏi cô đơn thì lại chồng chéo buồn khổ, ảo ảnh và sự bất an… bao trùm lấy
con người bên trong lẫn bên ngoài Basho, khiến nhà thơ khốn đốn vì chúng. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là những điều kiện xuất phát từ nội tại của nhà thơ, là những “điều
kiện cần” cho “cuộc hóa thân” của Basho. Ngoài ra còn những điều kiện khác đóng
góp vai trò lớn cho quyết định “hóa thân” của Basho chính là những vấn đề đời tư,
có thể gọi đó là những “điều kiện đủ”. Mùa đông năm 1682, am Basho bị thiêu trụi
làm tư tưởng “con người vĩnh viễn là kẻ lang thang không bến đỗ” của Basho xuất
hiện và ngày càng ám ảnh tâm hồn ông. Tiếp đó, việc mẫu thân qua đời khiến cho
Basho càng cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cô độc giữa cuộc đời trong cảnh không
nhà và không gia đình – những thứ khiến con người ta cảm thấy được an ủi và yêu
thương – giờ đã biến mất trong Basho.
23

Tất cả những yếu tố trên đã thôi thúc một nhà thơ đại tài rời khỏi mái nhà yên
ấm mà bước vào chốn cuộc đời phong trần khó khăn, sống cuộc đời của một kẻ lang
bạt. Đến đây, có phần ngược lại so với cuộc hóa thân đầu tiên: từ một kẻ lang bạt trở
thành một nhà thơ; tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, vị thế hóa thân lần thứ hai có đôi
phần khác so với lần thứ nhất. Cùng là một nhà lang bạt, nhưng nhà lang bạt trong
hành trình thứ nhất là nhà lang bạt thực sự, buộc phải sống cuộc đời của kẻ phiêu
lãng. Còn với cuộc hóa thân thứ hai, sống cuộc đời của con người lang bạt này là
công cụ, phương thức để nhà thơ Matsuo Basho đi tìm con người lí tưởng trong thơ
ca đã đánh mất của chính mình. Cuộc hành trình này giúp nhà thơ chờ đợi nhiều điều,
có sự đối mặt với cái chết và những khả năng như thế sẽ giúp ông chỉnh lại tâm trí
cũng như thi ca của mình.

Trong cuộc hóa thân lần thứ hai, Basho đã tự mình trải qua tổng cộng bốn cuộc
ra đi để tìm kiếm và tận hưởng cuộc đời lang bạt. Mỗi chuyến đi đều để lại cho Basho
những giá trị trong tâm hồn và trong thơ ca. Chúng ta cũng có thể nhìn nhận đó chính
là quá trình với những mốc biến đổi trong thơ ca của Matsuo Basho. Từng cuộc hành
trình gắn liền với những biến đổi trong tác phẩm của Basho.

Cuộc hành trình thứ nhất

Chuyến đi đầu tiên vào năm 1684, chuyến đi rất dài, nó đưa ông qua hơn mười
tỉnh nằm giữa Edo và Kyoto. Ông đi men theo con đường lớn dọc bờ biển Thái Bình
Dương đi về miền Tây, và cuối cùng trở về quê nhà Ueno. Để rồi từ giã cố hương
Ueno để nối dài cuộc hành trình. Chính giai đoạn này Basho đã sáng tác Mặt trời mùa
đông (Fuyu no hi), một chùm thơ gồm 5 Renku (thơ liên ngâm), nhiều bài thơ Haiku
và Renku, viết được tập văn du kí đầu tiên Dọc đường mưa gió. Giai đoạn này đánh
dấu một bước chuyển mới trong thi pháp của Basho.

Cuộc hành trình thứ hai

Cuộc hành trình thứ nhất kết thúc với điểm cuối cùng chính là am Basho, ông
tạm dừng khi bản thân tìm thấy được thoải mái hơn trước đây và thu thập được nhiều
24

kết quả. Sự thoải mái trong tâm tình của mình đã mang Basho đến với cuộc hành trình
thứ hai, Basho hướng về miền Tây nước Nhật. Ông gặp gỡ bạn bè và làm thơ trong
suốt dọc đường, thưởng thức nhiều cảnh đẹp và trở ngược lại miền Đông. Có thể xem
đây là chuyến đi mang lại cho Basho nhiều hạnh phúc hơn cả vì khắp nơi nhà thơ đều
được tiếp đón một cách nồng hậu và chuyến đi này cũng mang lại nhiều thành quả.
Matsuo Basho đã sáng tác thêm hai tập văn du kí là Tráp đeo lưng cũ (Oi no kobumi),
Chuyến đi viếng thăm thôn Sarashina (Sharashina Kiko). Bút kí ở giai đoạn này có
một vị trí đặc biệt trong qui phạm của trường phái Basho vì trong đó bên cạnh những
lời phát biểu khác ông đã viết một đoạn văn tuyên cáo rằng Haiku là một trong những
thể thơ chính yếu của thi ca Nhật Bản. Và lúc này, ông đã thấu hiểu ý nghĩa của sự
sáng tác Haiku, tin tưởng đó là một hình thức nghệ thật nghiêm túc và có thể chỉ
đường cho con người tìm đến một lối sống hết sức cao thượng.

Cuộc hành trình thứ ba

Nhận thức được tư tưởng từ trong thi ca đến cả đời sống, Basho đã bắt đầu
chuyến đi thứ ba của mình với tư cách không phải một nhà thơ danh tiếng mà dưới
tư cách của một nhà sư khắc khổ và ông lựa chọn đến phía bắc đảo Honshuu – một
nơi hẻo lánh và hoang dã. Chính ở vùng đảo này ông đã nhìn thấy đảo Sado và viết
nên một trong những vần thơ được ca ngợi nhất của mình.

“Araumi ya
Sado ni yokotau
Amanogawa

Trên biển gầm sóng dữ,


Giải Ngân Hà bắc ngang,
Tận phía đảo Sado.”

Cuộc hành trình lên miền Bắc đã đánh dấu đỉnh cao trong sự nghiệp văn
chương của Basho vì ông đã sáng tác được những tác phẩm văn chương hay như cuốn
du kí Đường mòn miền Bắc (Oku no hosomichi). Ngoài thành tựu là những áng văn
25

chương, thành công nhất ở Basho chính là bản thân nhà thơ đã tìm được cho mình
một tư tưởng, một lối sống nhờ vào những chiêm nghiệm sâu sắc của mình. Nhờ đó
có thể giúp nhà thơ giải quyết được những mâu thuẫn nội tâm khó gỡ và tìm được sự
bình yên trong tâm hồn.

Điều này được hình thành dựa trên ý tưởng sabi – có nghĩa là cô quạnh, cô
tịch. Sabi là linh hồn của tịnh liêu, là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, nhìn
thấy chúng tự bộc lộ những điều kỳ diệu. Sabi là cô đơn nhưng là “niềm cô đơn huy
hoàng”, là cảm thức hùng tráng chứ không phải là cô đơn cá nhân, không mang tính
bi lụy. Nó là sự tĩnh mịch không có giới hạn. Khi con người và sự vật ở trong cảnh
cô liêu, tĩnh lặng sâu xa chính là lúc tất cả đã chìm vào hư vô, thoát khỏi bản ngã để
tiến vào trạng thái vô ngã. Và như vậy, sabi là niềm cô tịnh vô ngã. Khái niệm này
cho rằng người ta có thể đạt đến sự thanh thản và trong sáng của tâm hồn khi biết hòa
nhập bản ngã của mình vào trong cuộc sống vô ngã của thiên nhiên.

Giai đoạn này cách sống sabi được Basho thể hiện rất đậm trong thi ca của
mình giai đoạn này, khoảnh khắc con người đồng hóa với thiên nhiên phi nhân tính,
vô tình, theo ông hết sức quan trọng trong sự sáng tạo thi ca. Chính giai đoạn này đã
làm nên một sự chuyển biến trong Basho, nhà thơ dường như bắt đầu suy nghĩ về một
nguyên lí thi ca một cách đúng đắn hơn và triết học hơn, điều này được thể hiện qua
hai tác phẩm Ghi chép lời nghe được trong bảy ngày (Kikigaki Nanukagusa) và Trao
đổi ở Yamanaka (Yamanaka Mondo). Ngoài ra trong chuyến đi này ông đã sáng tác
tuyển tập mang tên Áo tơi cho khỉ (Sarumino), được đánh giá như là tác phẩm tượng
trưng cho cao điểm của thơ Haiku theo phong cách Basho về cả quan niệm sabi và
phong cách làm thơ. Hành trình thứ ba của Basho cũng kết thúc với những kết quả và
thành công mới tương tự như những chuyến đi trước của ông.

Basho mong làm thơ để có thể vượt lên trên những ràng buộc của cuộc đời này
nhưng hiện thực cuộc đời lại như trói buộc khi mình đã đạt được đến danh vọng. Thế
nên vì cay đắng nên nhà thơ mới thốt nên câu thơ “Trên khuôn mặt khỉ kia/ Mang
26

thêm mặt nạ khỉ”. Để có thể thoát khỏi tình thế ấy, Basho lựa chọn khép cánh cửa
của mình lại trong vòng một tháng.

Giải pháp này của Basho dựa trên khái niệm karumi (nhẹ lâng), một biện
chứng vượt khỏi khái niệm sabi (tịch liêu, cô quạnh). Karumi bắt nguồn từ chữ
Karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát. Đó là sự dung hợp giữa tính chân phương
trong phong cách và sự tinh tế trong nội dung. Karumi được nói đến như một phong
thái ung dung, tự tại. Chính tâm thế đó đã tạo nên ở các thi sĩ Haiku có cái nhìn rất
hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được vẻ đẹp của con người và sự vật dẫu
cho nó bé nhỏ và tưởng chừng như bị quên lãng.

Nếu sabi khuyến khích người ta tách rời ra những ràng buộc của cuộc đời thì
karumi giúp cho việc đó trở nên khả thi hơn, nghĩa là nếu ai đạt được đến tâm cảnh
ấy rồi, người ấy thể trở lại với thế giới hằng ngày. Trên phương diện tinh thần, người
ấy sẽ là khách bàng quan giữa cuộc đời ô trọc, mang tâm thế nhẹ nhàng đón nhận,
không trốn chạy khỏi những đau thương của cuộc sống mà vẫn đối diện, mỉm cười
nhìn nó trôi qua như là một điều vốn nằm trong lẽ của nó. Để con người có thể tiến
gần hơn với cái tịch của sabi thì cần phải trải qua karumi, nghĩa là cần phải mang cái
tâm nhẹ nhàng, thanh thoát đối diện với cuộc đời, có thế thì mới chạm vào được chữ
tịch trong tâm hồn. Tụ chung lại, ấy là sự thanh cao, tịnh nhã.

Những cảm thức và tư tưởng ấy đã dần hình thành trong thơ của Basho, kết
quả đã đưa đến việc họ hoàn thành các tuyển tập Haiku như Bị đựng than
(Sumidawara), Gian phòng biệt lập (Betsuzashiki), Áo tơi cho khỉ (tập tiếp theo)
(Zoku-Sarumino). Những bài thơ tiêu biểu trong tập này thường mang tính chất từ
chối chủ nghĩa cảm thương, mà giữ một sự bình tĩnh và có thái độ thanh thản đối với
mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời.

Cuộc hành trình thứ tư


27

Đến gần cuối đời, Basho thực hiện chuyến đi cuối cùng vào mùa hè năm 1694.
Nhưng sức khỏe dần suy yếu và nhận thức được bản thân dần lìa xa cuộc đời nhưng
nỗi niềm thi ca không bao giờ nguôi.

Trong cả cuộc đời Basho, dù có sự chuyển xoay như thế nào trong đời sống
hay trong con người thì thi ca và giá trị thi ca vẫn là mục đích cuối cùng mà Basho
hướng tới, thi ca không chỉ là sản phẩm sáng tác được tạo thành mà đó còn là cả cuộc
đời, những tư tưởng, quan điểm sống và thẩm mỹ của chính Basho. Chúng được gói
gọn vào những bài thơ Haiku và một con người hai lần hóa thân trong cuộc đời mình,
một lần là để tìm đến với thi ca, lần nữa là đi tìm con người thật sự và giá trị trong thi
ca. Đó là lí do vì sao có những chuyến đi xa không ngại gian khó trong cuộc hóa thân
thứ hai của Basho.

2.2. Basho và thơ Haiku:

Theo bản dịch Matsuo Basho - Bậc đại sư Haiku của Nguyễn Nam Trân, thì nhà
nghiên cứu Ueda Makoto đã chia đời thơ của Basho thành năm chặng đường để có
thể đánh giá sự trưởng thành của ông, đồng thời qua đó cũng cho thấy được những
đóng góp của Basho đối với thơ Haiku.

2.2.1. Giai đoạn thứ nhất: Tập tành và xem Haiku như một trò tiêu khiển
(1662 – 1672)

Ở giai đoạn này, Basho chỉ mới làm quen với thơ Haiku, lúc đó ông chỉ đang ở
lứa tuổi đôi mươi và Haiku chỉ là trò mua vui không hơn không kém. Năm 18 tuổi,
với bút hiệu Sobo 宗房 (Tông phòng, là tên Basho đọc theo âm Hán – Nhật), Basho
bắt đầu viết những vần thơ đầu tay theo phong cách sáo mòn của phái Teimon (Trinh
Môn) - một trường phái Haiku đặt nặng vấn đề về kĩ thuật. Ta có thể đặc điểm đó qua
bài thơ Haiku đầu tiên mà Basho sáng tác năm ông mười tám tuổi:

“Haru ya koshi
Toshi ya yukiken
Kotsugomori
28

Có phải mùa xuân đến


Hay năm cũ ra đi,
Nhằm hai ngày trước Tết.”

Bài Haiku nói về sự ngỡ ngàng của tác giả trước một hiếm có trong thời tiết, khi
tiết Lập xuân năm ấy đáng lý ra nhằm ngày mùng một tháng giêng lại rơi đúng vào
ngày cuối năm, báo hiệu mùa xuân đã đến sớm hơn so với dự kiến trên lịch. Nhưng
ở đây, ta sẽ không thấy sự sáng tạo nào cả vì nhiều thi nhân đời trước đã sử dụng
motif này rồi.

Ở giai đoạn này, Basho làm ra Haiku vì mục đích mua vui cho người đọc, vì thế
không có quá nhiều sáng tạo trong Haiku ở giai đoạn này. Nếu muốn làm sống lại
một đề tài thường sáo, ông sẽ vay mượn một câu trong bài thơ đã có sẵn nhưng áp
dụng nó vào tình huống khác, hay ở một bài Haiku khác, ông sẽ sử dụng bút pháp
chơi chữ. Thời kỳ này, Basho sử dụng vào thơ đa phần là bút pháp chơi chữ. Như ở
bài thơ sau:

“Akikaze no
Yarido no kuchi ya
Togarigoe
(Hori 12, thu)

Gió thu đâm thốc vào,


Kẽ hở khung cửa kéo,
Nghe như tiếng thét gào.”

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng hai lối chơi chữ. Một “yarido” (cửa kéo)
hàm chứa chữ đồng âm “yari” (ngọn giáo) và động từ “yaru” (phá vỡ) cho ta thấy
sức mạnh của ngọn gió luồn qua. Thứ đến chữ “kuchi” (kẻ hở) còn có nghĩa là cái
miệng, làm cho ta liên tưởng đến tiếng ai đang thét gào. Nhưng ngoài trò chơi chữ
29

này, bài thơ không còn điểm đặc biệt nào khác. Nhiều bài Haiku do Basho viết đầu
đời không mang quá nhiều cảm xúc của chính nhà thơ, nếu có đặc biệt cũng chỉ ở
nghệ thuật chơi chữ. Nhận xét về kĩ thuật chơi chữ, Ueda Makoto đã viết: “kỹ thuật
chơi chữ này có cái hay là kết hợp hai trình độ ngữ nghĩa với nhau và tạo ra một sự
mơ hồ cần có của một bài thơ. Khổ thay, nó cũng có cái dở: sự dàn dựng phức tạp
và dụng công của nó đã làm mất đi chất trữ tình.” (Nguyễn Nam Trân, 2018: 59).

Nhưng sau đó, có lẽ với trường phái Teimon, Basho đã cảm thấy không thoả
mãn, vì thế ông đã xa rời trường phái ấy, khi đọc một bài thơ trong thi tập Kaioi được
viết năm 1672 đã chứng minh điều đó:

“Kite mo miyo
Jinbe ga haori
Hanagoromo
(Hori 38, xuân)

Đến đây mà xem nào


Người ta khoác áo chẽn
Làm áo hội anh đào”

Ở đây, sẽ thấy được màu sắc dân dã trong bài thơ, khác hẳn với những bài thơ
thời kì đầu khi ông mới làm quen với Haiku. Ta vẫn thấy được bút pháp chơi chữ vì
“kite” trong Nhật ngữ nghĩa là “hãy đến” mà cũng có nghĩa là “hãy mặc”. “Kite mo
miyo” nghĩa là “đến xem nào, xem nào!” là một lối nói thông tục, hay xuất hiện trong
những bài hát rao lúc bấy giờ. Hình ảnh cái áo khoác haori kiểu chàng Jinbe là thứ áo
vải thường, bình dân, không có gì cao sang. Mặc dù ngắm hoa anh đào nở là một thú
vui tao nhã thời trước nhưng trong bài thơ này, người ngắm hoa cũng chẳng phải ăn
mặc cầu kì gì vẫn có thể ngắm hoa, tham gia hội anh đào. Câu chữ không nhiều nhưng
đã thể hiện được vẻ dung dị, hài hước nhẹ nhàng, không tả cảnh nhiều lời, vẫn đủ để
người đọc liên tưởng đến tâm trạng háo hức, chờ đợi ngày đi xem hoa anh đào khai
sắc. Dù trong bài thơ vẫn còn lối chơi chữ nhưng ta nhận thấy được có một sự thay
30

đổi trong hướng đi của ông. Ban đầu, thơ Haiku của Basho chỉ xoay quanh trong
những cái đẹp thanh tao, móc nối với những bài thơ cung đình hay thú vui của tầng
lớp quý tộc và những trỏ chơi chữ đầy cơ trí. Nhưng ở thi tập Kaioi (Trò chơi bốc vỏ
sò), ông đã sử dụng nhiều tư liệu dân gian hơn như cách nói chuyện của người bình
dân hay từ ngữ mang tính đại chúng. Makoto Ueda đã nhận xét về tác phẩm Kaioi:
“Giá trị của cuốn sách Kaioi là những lời bình luận, phê phán của Basho về thơ
haikai cho thấy sự sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, hiểu biết sâu rộng của Basho
về thi ca bình dân, lối diễn đạt hợp thời, là những con đường mới của thế giới nói
chung.” [4]

2.2.2. Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đã có và khám phá
kĩ thuật (1673 – 1680)

Lúc này Basho đang 30 – 17 tuổi.


Thời kì thứ hai này là thời kì sau khi Basho đặt chân đến Edo (Tokyo hiện nay).
Vào năm 1974 ông được Kitamura Kigin - một nhà thơ vào đầu thời kì Edo thuộc
phái Danrin truyền cho tác phẩm Haikai bị chôn vùi, tác phẩm được xem là bí quyết
của Renku và Haiku.

Nếu ở giai đoạn trước Basho chịu ảnh hưởng của thi pháp Teimon quan tâm
nhiều đến phần kĩ thuật thì giai đoạn thứ hai này Basho chịu ảnh hưởng của thi phái
Danrin1 - một trường phái được sinh ra như một phản ứng chống lại Teimon. Trường
phái Danrin hướng đến việc tiếp xúc nhiều hơn với những con người bình dân và
truyền một tinh thần tự do vào các bài thơ thuộc trường phái này vì vậy trường phái
Danrin nới rộng khuổn khổ thơ haikai ra cả về mặt chủ đề cũng như cách diễn đạt.
Trường Darin ưu tiên sử dụng những từ ngữ đơn giản và cái cười cơ trí. Những chủ
đề thanh tao, rời xa cuộc sống tâm tình của quần chúng nhân dân và cách diễn đạt cầu
kì, bay bướm của các thi sĩ cổ cung đình đều bị những thi nhân thuộc trường phái

1
Trường phái Danrin là trường phái thơ Haiku được sáng lập bởi nhà thơ Nishiyama Soin và bắt
đầu chi phối làng thơ từ năm 1975.
31

Danrin giễu nhại. Những điều đó đều có phần ảnh hưởng đến cách sáng tác của Basho
trong giai đoạn này.

Lấy tư liệu trong quyển Matsuo Basho - Bậc đại sư Haiku, nguyên tác của Ueda
Makoto được biên dịch và bình chú bởi Nguyễn Nam Trân, chúng tôi xin được trích
dẫn bài thơ sau:

“Haritate ya
Kata ni tsuchi utsu
Karagoromo
(Hori 53, thu)

Cái ông thầy châm cứu


Đâm mũi kim lên vai
Người mặc manh áo rách”

Những sáng tác của Basho sau khi tham gia vào trường phán Danrin đều đi theo
những qui tắc cũng như nội dung chung của trường phái. Và bài thơ trên là tác phẩm
thể hiện được những đặc điểm trong sáng tác của Basho khi tham gia vào phái Danrin.

Bài thơ trên được Basho lấy cảm hứng từ chủ đề: người đàn bà đập áo trong
cảnh chiều thu, đây là một đề tài cổ điển được các nhà thơ cung đình ưa chuộng. Xét
cho cùng tuy đây là đề tài cổ nhưng không được bắt nguồn từ các nhà thơ Nhật mà
cũng được gợi cảm hứng từ cổ thi Trung Quốc khi nói về những chinh phu đợi chồng
chinh chiến trong cảnh chiều thu2. Thời xưa, trên con đường từ kinh đô về các địa
phương, các quí tộc Nhật Bản thường thấy cảnh những người đàn bà ngồi giặt áo,
nhưng họ không đập áo trên chày mà là trên một hòn đá tảng, nhìn cảnh đó trong lòng
họ lại bồi hồi và nhân đó viết nên nỗi lòng của những con người đang lang bạt.

Ở bài thơ trên Basho đã sử dụng những từ đồng âm cụ thể là “karagoromo”


nghĩa là mảnh áo cũ sờn rách hay là một manh áo tầm thường, không đắt giá của

2
Dẫn chứng có ở trang 35
32

người lao động lại đồng âm với “karagoromo” ý chỉ những bộ quần áo của nước
ngoài mà các quan đại lục vẫn hay mặc hay như chữ “hari” trong “haritate” có nghĩa
là cây kim lại và chữ châm trong châm cứu đều đọc gần giống với châm nghĩa là đập
áo. Thông qua cách sử dụng từ ngữ đồng âm dị nghĩa Basho đã mang đến một bài thơ
hết sức thú vị, thoạt đọc thì ta chỉ nghĩ nó là một bài thơ bình thường lấy ý tưởng từ
những người phụ nữ đặp áo trong buổi chiều thu mà thôi nhưng đọc và ngẫm nghĩ kĩ
thì đây lại là một bài thơ giễu nhại các thi sĩ cổ.

Việc giễu nhại các chủ đề cổ ta còn có thể bắt gặp ở những bài thơ khác của
Basho:
“Neko no tsuma
Hetsui no kuzure yori
Kayoi keri
(Hori 69, xuân)

Chị mèo cái kia


Trèo qua gian bếp sập
Để đến thăm anh chồng.”

Đây là bài thơ được lấy điển tích từ Truyện Ise (Ise Monogatari). Điển tích nói
về chàng Don Juan (825-880) là một vị quan trong triều Heian đã nuôi mối tình dành
cho người chàng thương. Chàng vì không muốn ai biết nên đợi đến đêm mà trèo
tường lẻn vào nhà công nương. Nhắc đến đây lại làm ta nhớ tới một phân đoạn trong
truyện Romeo và Juliet của tác giả Shakespear, cái khung cảnh ấy thật lãng mạn.
Nhưng ở đây, Basho lại đem việc ấy ra mà giễu cợt. Đi theo trường phái Danrin nên
việc ông lấy các đề tài cổ ra mà giễu nhại cũng không quá bất ngờ. Nhưng điểm đặc
sắc ở bài thơ này là hình ảnh “chị mèo cái đến thăm chồng”, Basho đã dùng lối nói
ngược thay vì giới nam chủ động thì nay trong thơ ông, ông lại để cho giới nữ chủ
động mà điều đặc biệt hơn là cái ông viết tưởng chừng như ngược nhưng lại chẳng
ngược chút gì vì trong thế giới loài mèo con cái chủ động đi tìm con đực. Quả là cái
cười mang tính cơ trí đúng theo lối đi của trường phái Danrin.
33

Việc giễu nhại các thi sĩ cung đình cổ với các chủ đề cổ điển là điều ta thường
bắt gặp trong thơ ông bên cạnh đó Basho vẫn có những bài thơ mang cái cười hài
hước với những chủ đề cuộc sống đời thường, cụ thể như bài thơ sau:

“Sôkai no
Nami sake-kusashi
Kyô no tsuki
(Hori 105, thu)

Kìa trên mặt biển xanh,


Sóng cũng nồng men rượu.
Giống vầng trăng đêm nay.”

Đọc bài thơ ta nhận ra ngay đây là một bài thơ thấm đượm tình ý, nhẹ nhàng,
sâu lắng. Bài thơ viết về khung cảnh uống rượu trên những con thuyền trôi hờ hững
trên sông vào một đêm trăng sáng. Nhân cái cảnh lãng mạn ấy nhà thơ ngẫu hứng mà
viết nên bài này, đây là một bài thơ ông chẳng hề có chủ đích giễu cợt gì cả nhưng
nó vẫn bật lên cái cười cơ trí. Ở đây ông đã so sánh hai cặp sự vật không có mối liên
quan cụ thể gì là chén rượu và vầng trăng; bồn (dùng để tráng chén trước khi uống
rượu) và biển xanh rộng lớn. Cái cười cơ trí bật lên thông qua thủ pháp so sánh đột
ngột - so sánh những cái vốn không có mối liên hệ trực tiếp, chính cái đột ngột ấy
làm ta bất ngờ và đó là cái nền tảng của cái cười cơ trí trong bài thơ này.

Sau những năm tháng rèn giũa, phong cách của Basho có phần thay đổi, ông trở
nên nghiêm trang hơn. Và ở những năm cuối của giai đoạn thứ hai này (tức trước năm
1980 không lâu) những sáng tác của ông cũng dần thoát khỏi khuynh hướng hài hước
cơ trí của phái Danrin.

Đầu tiên, ta nhận thấy Basho không còn tập trung nêu bật sự hài hước trong tác
phẩm của mình nữa mà bên cạnh đó là những cảm xúc có phần trầm lắng của thi
nhân:
34

“Kumo nan to
Ne wo nani to naku
Aki no kaze
(Hori 114, thu)

Nhện ơi, cho biết với


Nhện đã thốt lời gì?
Trước trận gió mùa thu”

Đọc bài thơ trên, ta cảm nhận rõ một nỗi buồn cô đơn man mác của nhà thơ
trước khung cảnh trời thu. Đó là nỗi niềm của một chú nhện cô đơn, lẻ loi đang âm
thầm giăng tơ hay đó chính là nỗi niềm của một nhà thơ cô độc đang mong đợi một
diều gì đó trong trời thu này. Bài thơ Haiku này mang đậm một nỗi niềm được thể
hiện qua hình ảnh và cả quí ngữ: mùa thu - mùa của nỗi buồn.

Sau đó, sự cơ trí hài hước mất dấu hẳn trong thơ ông.

“Izuku shigure
Kasa wo te ni sagete
Kaeru sô
(Hori 122, đông)

Mưa đang rơi đâu nhỉ?


Mà nhà sư về chùa
Dù cầm tay buông thõng.”

Nếu ở bài thơ với hình ảnh con nhện, sự tiếng cười cơ trí vẫn còn nhưng đã mờ
nhạt thì đến bài thơ này ta thấy mất hẳn dấu vết của cái cười ấy. Giờ đây, chỉ còn tâm
trạng trong thơ ông. Quí ngữ của bài thơ là mùa đông, chỉ bấy nhiều thôi đã gợi nên
trong lòng người đọc một cảm giác lạnh lẽo. Mà đây còn là mùa đông vơi cơn mưa
rào đang rơi, khung cảnh này càng thêm trống vắng. Sự xuất hiện của nhà sư không
35

làm cho khung cảnh thêm ấm áp mà ngược lại còn làm ta thêm chạnh lòng bởi duy
chỉ có một mình nhà sư tay cầm dù buông thõng.

Sau đó, Basho lại thử nghiệm một phong cách mà ông đã tìm được trong thơ cổ
Trung Quốc. Một trong những bản thử nghiệm thành công nhất phải kể đến bài thơ
sau:

“Kareeda ni
Karasu no tomarikeri
Aki no kure
(Hori 118, thu)

Chiếc quạ về đậu lại


Trên cành cây khô trụi
Chiều thu, ôi, chiều thu!”

Bài thơ như vẽ ra một bức tranh mùa thu xơ xác với hình ảnh một con quạ và
điều đó đúng với tính “thi trung hữu họa” của Trung Quốc. Vẫn dùng quí ngữ mùa
thu nhưng bài thơ này lại bớt đi cái nỗi ảm đảm, sầu tủi mà thay vào đó là sự mở rộng
về cảnh vật. Xét về phương thức làm thơ thì ta thấy bài thơ trên cũng tự do hơn. Trong
bài thơ ông dùng 19 âm tiết (câu thứ nhất 5 âm, câu thứ hai 9 âm và câu thứ ba 5 âm)
đã rộng hơn hai âm so với cách dùng truyền thống 17 âm. Bài thơ này đã thể hiện
được tính khách quan, giảm bớt đi sự cố tình đưa nỗi buồn hay hình ảnh phong cảnh
vào thơ. Vì vậy có thể nói bài thơ này vừa góp phần định hình phong cách thơ Basho
vừa cho thấy được tính khách quan trong thơ.

2.2.3. Giai đoạn thứ ba: Basho đi tìm cho mình một phong cách sáng tác
riêng (từ năm 1981 – 1985)

Giai đoạn này Basho bắt đầu viết quyển Dọc đường mưa gió (hay còn gọi là
Quyển ghi chép xương trắng dọc đường). Đây dược xem như một dấu mốc
quan trọng trong việc ông định hình và đi tìm phong cách thơ của mình. Giai đoạn
36

này ông không đi theo những cấu trúc thơ có sẵn nữa mà đi tìm cho mình một phong
cách riêng, có thể chia giai đoạn này làm ba cột mốc.

Đầu tiên, ông lấy cảm hứng từ những bài thơ cổ điển Trung Quốc. Điều này ta
cũng đã thấy được ở một số bài thơ giai đoạn trước của ông. Ở giai đoạn này, ta có
thể xét bài thơ sau:

“Ro no koe nami wo utte


Harawata kôru
Yo ya namida
(Hori 124, đông)

Tiếng chèo ai khuấy nước


Băng giá cả lòng ta
Đêm khuya đầm giọt lệ”

Đọc bài thơ trên, đầu tiên ta nhận thấy nó có sự tự do hơn về hình thức, toàn bài
gồm tới 22 âm (câu đầu 10 âm, câu thứ hai 7 âm và câu thứ ba 5 âm). Basho đã từng
nói ông viết bài thơ này dựa trên hình ảnh “mái chèo” của Đỗ Phủ trong thơ3. Hình
ảnh “mái chèo” trong thơ Trung Quốc cổ được ông vay mượn như là một phương tiện
truyền đạt cảm xúc. Với quí ngũa mùa đông, bài thơ này được Basho viết ra nhằm
thể hiện cái lạnh lẽo của khí trời, không gian và lòng người. Khi trời vào thu đã lạnh
không gian xung quanh lại vắng vẻ, hình ảnh con người cũng chỉ xuất hiện gián tiếp
thông qua tiếng “mái chèo”. Tất cả các yếu tố của bài thơ đều được hợp nhất để làm
nổi bật cái lạnh lẽo ấy.

Sau đó ông chuyển sang sử dụng kĩ thuật đối chiếu đột ngột. Kĩ thuật đối chiếu đột
ngột chính là đối chiếu hai sự vật vốn dĩ chẳng có liên hệ với nhau. Nhờ vào kĩ thuật
này ông đã có những bài thơ đạt được sự đánh giá nhất định, có thể kể đến:

“Akenobo ya

3
Có thể xem bài Quá Tân Khẩu của Đỗ Phủ
37

Shirouo shiroki
Kôt isshun
(Hori 198, đông)

Trong tia nắng hừng đông


Cá ngân ngư vụt trắng,
Một tấc màu sáng bạc.”

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng các bài thơ mà Basho sử dụng thể so sánh
đột ngột là những bài thơ đẹp nhất, bởi nhờ vào kĩ thuật này Basho thể hiện được sự
sáng tạo của mình. Nghệ thuật so sánh đột ngột cũng đã được thể hiện qua bài thơ
trên. Bài thơ lấy hình ảnh cá ngân mà cụ thể là màu ánh bạc trên thân cá ngân để làm
hình ảnh chính trong thơ. Ánh bạc trên thân cá đã được ông so sánh với “tia nắng
hừng đông”. Cái hình ảnh ấy thật lung linh, giờ đây không phải ta đang đọc một bài
thơ nữa mà như đang ngắm nhìn một bức tranh.

Cuối cùng, ông tập trung miêu tả một cách khách quan sự thật. Điều này, có thể
được thấy trong bài thơ sau:

“Yamaji kite
Nani yara yukashi
Sumiregusa
(Hori 235, xuân)

Đi đến con đường núi


Lòng sao thấy vui vui,
Kìa một cành lan tím.”

Bài thơ trên không ẩn chứa những yếu tố từ thơ cổ Trung Quốc cũng không
dùng lối so sánh đột ngột mà bài thơ trên đi theo hướng giản dị, miêu tả những gì gần
nhất, đơn sơ nhất mà cụ thể ở đây là hình ảnh “cành lan tím” trên “con đường núi”.
38

Cả bài thơ chỉ là một niềm vui nho nhỏ với cành lan tím. Basho chỉ chia sẻ cảm xúc
đến đấy mà thôi, ông không nói thêm vì sao mình lại vui. Ông muốn tác giả tự mình
hóa thân và cảm nhận vì sao ông lại thấy vui. Ông mở kết bài thơ cho độc giả tự suy
tưởng.

Ở giai đoạn này, thơ Basho mở rộng được nhiều kĩ thuật khác nhau, thoát ra
khỏi qui phạm của các thi nhân đương thời. Giờ đây với Basho thơ không phải làm
ra để tiêu khiển mà là để truy nguyên cái ý nghĩa chân thật ở đời.

2.2.4. Giai đoạn thứ tư: Basho diễn đạt cái Sabi qua thơ (1686 – 1691)

Giai đoạn này ông đang sống gần guĩ với thiên nhiên và đây cũng là giai đoạn
đỉnh cao trong sáng tác của ông. Lúc này, ông đã tìm được phong cách cho riêng
mình. Và đặc điểm quan trọng nhất ở giai đoạn này chính là ông đã sử dụng thuần
thục và linh động Sabi trong thơ mình.

Như đã được đề cập đến, chữ Sabi nguyên thủy đến từ tính từ sabishii, có nghĩa
là cô đơn, hiu quạnh thường được sử dụng trong các trường hợp mà ta đang chờ đợi
một ai đó, cái Sabi gắn liền với hình ảnh con người, dùng hình ảnh con người để thể
hiện cái bản chất thật sự của từ cô quạnh, đó là nỗi cô đơn vô tận trong một tâm trạng
ngóng trông ai đó.

“Nguyên lí thi ca trung tâm của Basho được xây dựng xung quanh cái đẹp cô
đơn được gọi là sabi” (S. Choichi). Haiku của Basho thấm nhuần nỗi cô đơn huyền
diệu của thiên nhiên, tịch liêu của muôn đời. Đó là niềm cô đơn sâu thẳm của mỗi
con người trước bao la vũ trụ, của người nghệ sĩ. Trong niềm lặng lẽ đó, nhà thơ nhìn
thấy cõi lòng mình, cảm nhận được vẻ đẹp của sự tĩnh tại, an nhiên, lắng nghe được
tâm hồn đang vận động cùng vũ trụ, cùng cuộc sống. Sabi được thể hiện trong tho
Basho qua nhiều dạng thức khác nhau:

Đầu tiên, Sabi là những cảm thức xao xuyến rung động trước sinh tử, mất còn
của đời người. Đón nhận và cảm nghiệm buồn đau là một cách để đánh thức được
39

sức mạnh bên trong và thăng hoa, để sống trọn vẹn, vĩnh cửu trong từng khoảnh khắc.
Bản chất của Thiền cũng chính là như vậy. Như nỗi niềm trong một mùa hoa nở:

“Samazama no koto
Omoidasu
Sakura kan

Nhiều
chuyện nhớ lại
hoa anh đào.”

Hoa anh đào là biểu tượng của mùa xuân Nhật Bản, là biểu tượng của hồn nước
nên người ta thường gọi đây là “xứ sở hoa anh đào”. Trong bài thơ này, hình ảnh hoa
anh đào giản dị là hình ảnh của thời gian, của sự giác ngộ về sự vô thường vô ngã
trước cuộc đời. Mọi điều rồi sẽ đi qua, chuyện cũ sẽ là dĩ vãng, chỉ còn hoa anh đào
vẫn nở như mùa xuân, như hiện tại, như khoảnh khắc mà ta đang được sống.

Đặc biệt thơ của ông có nhiều bài tập trung vào sự hòa nhập của cái ngắn hạn
vào cái trường cửu, của cái biến đổi vào cái bất hoại, của cái nhỏ bé hữu hạn vào cái
bao la vô hạn. Thế rồi từ đó sẽ làm toát ra một tình cảm cô quạnh nguyên sơ chia
chung bởi mọi sinh vật trên thế gian này.

“Furuike ya
Kawadzu tobikomi
Mizu no oto
(Hori 267, xuân)

Từ bờ vũng ao xưa,
Một chú ếch nhảy bõm,
Còn chăng, tiếng nước xao!”
40

Trong bài thơ trên, bài thơ không đặt trọng tâm vào con ếch mà lại đặt vào cái
ao xưa vì cho rằng nó đã chứng kiến bao nhiêu cuộc thịnh suy. Con ếch chỉ là một
khoảnh khắc cực ngắn trong dòng thời gian trường cửu. Rồi từ đó làm nổi bật sự cô
quạnh của sinh vật trước vũ trụ bao la rộng lớn.

Basho không quan tâm đến việc các nhà giải thích thơ của ông bằng cách gì ông
chỉ quan tâm đến người ta có cảm nhận được cô quạnh trong thơ ông hay không mà
thôi.

Trong một số bài Haiku của ông, Basho chỉ dùng sự so sánh có mỗi phân nửa,
để lửng lơ nửa kia không nhắc đến. Trong những bài thơ như vậy, cái hữu hạn, cái
bao la, sức mạnh hay sự thờ ơ của vũ trụ mới được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Người
đọc lúc đó có cảm tưởng mình bị cuốn hút, đè bẹp hoặc tan biến.

“Ishiyama no
Ishi yori shiroshi
Aki no kaze
(Hori 549, thu)

Trên núi tên Núi Đá,


Nhưng trắng hơn cả đá,
Là ngọn gió mùa thu.”

Núi Đá trong bài thơ ám chỉ ngọn “Ishiyama” (Thạch Sơn) nơi có “Natadera”
(Na Cốc Tự). Núi Ishiyama trắng là vì màu trắng của chất đá vôi tạo ra nó. Nhưng ở
đây, nhà thơ gọi gió mùa thu “trắng hơn cả đá” là nói theo cách mệnh danh các mùa
thời xưa bên Trung Quốc: xuân xanh, hạ đỏ, thu trắng, đông đen. Tuy vậy, bảo rằng
gió mùa thu có màu trắng còn trắng hơn cả núi đá, phải chăng Basho muốn giải thích
vì trắng như thế, nó mới xóa sạch được tội lỗi hay đau thương của con người? Nhưng
tất cả cũng chỉ là suy đoán của độc giả. Trong những bài thơ vừa kể, không hề có sự
hiện diện của con người, chỉ có vũ trụ nguyên sơ đã có từ thiên niên vạn đại. Basho
không cho biết ông đã đối phó thế nào với những hiện tượng thiên nhiên ấy. Ông để
41

cho độc giả tự cảm thấy cái bao la rộng rãi của dãy Ngân Hà, cái sức nước chảy xiết
của con sông Mogami cũng như cái mạnh mẽ của những trận cuồng phong mùa thu
trên núi Asama.

Matsuo Basho đã thể hiện điểm khác biệt thông qua cái nhìn của ông về cô
quạnh. Ở đây không còn là tâm trạng của một người ngóng ai đó, mà đó là không khí
được khơi dậy từ một khung cảnh hay thời điểm ở thực tại và ông phớt lờ đi sự hiện
diện của con người. Bởi với Basho, chỉ cần diễn tả được bầu không khí ở thời điểm
hiện hữu sự vật thì cái cốt của cô quạnh tự ắt sẽ được hiện ra. Ông đã thể hiện điều
này thông qua một số bài thơ Haiku của mình:

“Sabishisa ya
Kugi ni kaketaru
Kirigirisu
(Hori 702, thu)

Tịch mịch quạnh hiu sao,


Trên tường một chú dế!
Bị đóng đinh treo cao.”

Sự vật mong manh giữa vũ trụ mênh mông, đầy sức mạnh và quyền lực:

Basho quan sát tảng đá, cành cây, ngọn cỏ, trong đó, ông thấy rằng mọi vật đều
có khả năng tự bảo vệ. Đơn thuần là chúng chịu đựng được những hiện tượng đó, và
như thế, giữ được thế thăng bằng. Chúng không hề muốn làm hơn những gì chúng là,
không chút lệch lạc, chúng thuận theo số mệnh của mình cho đến phút cuối. Những
bài thơ dưới đây cho ta thấy Basho đã ngả về chiều hướng ấy:

“Okiagaru
Kiku honoka nari
Mizu no ato
(Hori 313, thu)
42

Vừa mới nhô đầu lên,


Sau khi làn nước ngập,
Cúc đã nhẹ đưa hương.”

Ở đây chúng ta cảm thấy cái mong manh của những cuộc đời thảo mộc dưới
những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chúng chỉ biết chịu đựng cho dù chưa từng
làm điều gì không phải cho ai cả. Chẳng những thế, chúng còn chấp nhận số phận của
mình không chút cay đắng, lặng lẽ hoàn thành nhiệm vụ đã định. Hơn thế, Basho hình
như tin tưởng rằng cây cỏ và đất đá đã biết đối phó với sự cô quạnh ấy bằng khả năng
thông cảm giữa chúng với nhau.

Chất Sabi trong thơ Basho là niềm cô đơn sâu thẳm của mỗi con người trước
bao la vũ trụ, của người nghệ sĩ. Trong niềm lặng lẽ đó, nhà thơ nhìn thấy cõi lòng
mình, cảm nhận được vẻ đẹp của sự tĩnh tại, an nhiên, lắng nghe được tâm hồn đang
vận động cùng vũ trụ, cùng cuộc sống. Mỗi một sự vật tự thân nó là cuộc sống, là sức
sống. Nó đem lại cho con người niềm vui bình an và tình yêu vô tư. Cho nên, cảm
thức sabi là trầm lặng, u buồn, tịch liêu... mà không bi lụy, chán chường hay tuyệt
vọng.

2.2.5. Giai đoạn thứ năm: Basho quay về với cuộc sống gần con người (1692
– 1694)

Trước đó ông bắt đầu cuộc sống gần thiên nhiên của mình, mãi đến năm 1692
ông quay lại cuộc sống gần mọi người hơn. Khi quay lại cuộc sống này ông gặp khá
nhiều khó khăn khi trước đó ông đã quên với cảnh thiên nhiên yên bình mà nay lại
phải sống ở đô thị xô bồ. Thêm việc ông phải chăm sóc cho thân nhân cũng như một
bậc đại sư như ông giờ đây phải làm việc với những con người chưa chuyên thậm chí
có người con chưa biết làm thơ. Do đó, giai đoạn này đối với ông khá khó khăn, cái
cảm thức Sabi mà ông cất công tìm kiếm ở giai đoạn trước đến nay cũng không còn
hiệu quả.
43

Vần thơ của ông nhuốm màu uất ức:

“Toshidoshi ya
Saru ni kisetaru
Saru no men
(Hori 775, xuân)

Năm tháng nối nhau qua


Trên khuôn mặt khỉ kia
Mang thêm mặt nạ khỉ.”

Đọc bài thơ trên chúng ta không khỏi chạnh lòng. Một bậc thi sĩ Haiku giờ đây
lại đang trong trạng thái uất ức, buồn tủi. Ông ví chính mình là “khỉ” hay thế giới xô
bồ ngoài kia là “khỉ”. Năm tháng cứ nối nhau trải dài, thời gian cứ trôi chẳng đợi chờ
và cuộc sống của ông vẫn như vậy, vẫn như “khuôn mặt khỉ” “mang thêm mặt nạ
khỉ”.

Hay như bài thơ được viết trước lúc ông mất khoảng hai tuần:

“Aki fukaki
Tonari wa nani wo
Suru hito zo
(Hori 907, thu)

Mùa thu đã vào sâu,


Không hiểu nhà hàng xóm
Kiếm sống, biết làm sao?”

Một lần nữa, nỗi niềm cô quạnh lại đong đầy trong từng dòng thơ. Vẫn là quí
ngữ mùa thu - mùa của nỗi buồn, cả bài thơ thể hiện sự trống vắng, cô đơn cùng nỗi
buồn vật chất vay quanh. Ông đã dựng nên các khung cảnh hai nhà tuy sát bên nhưng
44

lại chẳng biết gì về nhau như hai bên xa lạ. Thử hỏi cái cuộc sống mà ngay cả hàng
xóm mình là ai cũng chẳng biết thì nó đáng buồn biết bao nhiều.

Ở giai đoạn này ta thấy thơ ông đầu tiên thiên hướng về sự uất ức đó là tâm
trạng phẫn uất khi đột ngột thay đổi hoàn cảnh sống, tiếp đó vẫn thơ ông lại thiên về
nỗi buồn, cái nỗi buồn cô độc, quạnh quẽ nhưng cái nỗi buồn này không phải là nỗi
buồn như cảm thức Sabi mà là nỗi buồn lãnh đạm với con người thậm chí với thiên
nhiên. Tuy nhiên càng về sau ta lại dần thấy sự thanh nhàn trong thơ ông.

Đến khoảng thời gian cuối đời, những bài thơ ấy phảng phất nỗi buồn tuyệt
vọng, tuy nhiên ông đã tự mình vượt qua những điều đó và ông hướng đến khái niệm
karumi (nhẹ nhàng) tức là chấp nhận một cách thanh thản mọi vật.

“Nusubito ni
Ôta yo mo ari
Toshi no kure
(Hori 826, đông)

Cũng có đêm kẻ trộm


Đến viếng cả nhà ta
Lúc năm cùng tháng tận.”

Tới giai đoạn cuối đời này ta nhận thấy ông nhận ra được việc dù có uất ức hay
căm phẫn đến nhường nào thì cũng sẽ không thể thoát ra thể giới ấy nên ông học cách
chấp nhận nó. Ông dần hướng đến sự an nhiên khi nhìn mọi vật, chấp nhận mọi việc
mọi cách thanh thản dù nó đi theo hướng nào đi chăng nữa. Như bài thơ trên, tác giả
hồi tưởng lại cái việc trộm đến thăm nhà nhưng lại không phải bằng tâm thái trách cứ
mà bằng một nụ cười bình tĩnh thông qua cái chữ “viếng” kia. Cái nụ cười ấy như
chấp nhận việc đến nhà mình như một vị khách đến viếng cũng như chấp nhận việc
trong xã hội bấy giờ trộm như một thành phần không thể thiếu.
45

Những bài thơ cuối đời của Basho ta nhận thấy có sự xuất hiện nhiều hơn của
con người đó là do ông bắt đầu chấp nhận những điều chưa tốt đẹp trong cuộc sống,
ông không còn trốn tránh và lẩn tránh trong thiên nhiên con người nữa. Ông vẫn chọn
lối sống ẩn dật nhưng không xa lánh con người nữa mà dần chấp nhận và nhìn nó với
con mắt an nhàn, tĩnh tại. Vào những năm tháng cuối đời, phạm vi hoạt động của thơ
ông vô cùng rộng rãi từ con người đến thiên nhiên. Như những bài thơ trên được viết
vào giai đoạn cuối đời ông nhưng nó lại dần có sự chuyển động từ u uất sang thanh
thản, nhẹ nhàng. Qua điều đó, ta thấy suốt cả đời Basho đều hết lòng với Haiku luôn
đi tìm cho mình một phong cách mới.

2.3. Những thành tựu của Basho trong việc phát triển thơ Haiku:

Có thể thấy, ban đầu lúc mới ra đời hình thành, thơ Haiku chủ yếu thể hiện
những gì mang vẻ trào lộng, tính giải trí. Nhưng đến nửa cuối thế kỉ XVII, dưới cách
viết, cách thể hiện ngôn từ mang màu sắc khác biệt của Basho, thơ Haiku trào lộng
truyền thống đã được “mặc” lên mình một “chiếc áo mới” với sự tao nhã, đằm thắm,
và đánh dấu một bước chuyển mình, phát triển của thể thơ Haiku.

Trong cuộc đời làm thơ ca của mình, để tìm ra những đề tài, phong cách mới
cho thơ Haiku, Basho đã lên đường chu du khắp đất nước. Những gì ông ấn tượng,
làm ông có cảm hứng, ông đều ghi chép lại vào trong các tuyển tập kỷ hành. Đến khi
ra đi, Basho để lại hơn 1000 bài thơ có giá trị nghệ thuật rất lớn. Với bài thơ cuối
cùng, ông vẫn khao khát được bước tiếp trên con đường làm thơ ca của mình.

Nhờ sự sáng tạo của Basho, từ một thể loại thơ mang tính giải trí, hài hước,
tầm thường, thơ Haiku đã trở nên tao nhã, mang đầy tính triết lý về xúc cảm với thiên
nhiên và nỗi bi ai cô đơn của con người.

Có thể nói, với những sự phá cách, sáng tạo, đổi mới các yếu tố trong thơ
Haiku, Basho đã mang đến cho thể thơ này những màu sắc mới, phong vị mới, giúp
thơ Haiku chuyển tải nhiều nội dung với nhiều cảm xúc hơn.
46

Và thông qua việc dạy dỗ những học trò của mình, Basho đã ươm mầm những
hạt giống mới, đầy triển vọng để tiếp tục nối tiếp người thầy xuất sắc phát triển hơn
nữa thơ Haiku, để thơ Haiku mãi trường tồn và ngày càng được mới mẻ hơn.
47

KẾT LUẬN

Thể thơ Haiku là sự dung hợp, kết tinh của nhiều giá trị văn hóa của phương
Đông. Có thể thấy, dù là một thể thơ ngắn gọn, giản dị nhưng nó lại mang đến một
không gian nghệ thuật lớn, với hình ảnh đẹp, xúc cảm dạt dào. Đọc và cảm nhận thơ
Haiku làm cho con người có thể nhìn nhận cuộc sống trở nên tích cực hơn, tận hưởng
cuộc sống, yêu đời, sống giản dị, nhiều niềm vui, có sự gắn bó, hòa hợp với thiên
nhiên, với vạn vật xung quanh. Thơ Haiku cũng nối kết cái nhỏ bé với cái lớn lao,
đọc thơ, ta như đọc tâm hồn phương Đông, đọc tâm hồn chính mình. Từ đó, đời sống
tinh thần cũng trở nên phong phú, thú vị hơn.

M.Basho - một con người gắn chặt với những chuyến chu du khắp nơi để tìm ra
những cảm hứng sáng tác, để quan sát trực quan cuộc sống đưa vào trong thi ca, làm
phong phú hơn nguồn thi liệu, đã trở thành một nhà thơ xuất sắc trong việc sáng tạo
và phát triển thể thơ truyền thống của Nhật Bản. Có thể nói, ở thời ông, thơ Haiku đạt
được thời kì phát triển rực rỡ, với những sự biến đổi về sắc thái thơ, làm cho thể thơ
trở nên mang nhiều màu sắc và nhiều ý nghĩa. Nhắc đến thơ Haiku Nhật Bản,
M.Basho sẽ là cái tên luôn được nhớ đến và khen ngợi.
48

Tài liệu tham khảo


[1] TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như. 2013. Thơ Haiku Nhật Bản: Lịch sử phát triển và
đặc điểm thể loại (Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
[2] Ueda Makoto. 1970. Matsuo Bashô – Bậc đại sư thơ Haiku. Nguyễn Nam Trân
dịch. Nxb Hồng Đức.
[3] Hà Thanh Vân. 2019. Thơ Haiku ở Việt Nam: Sự tiếp nhận và đặc điểm.
Truy cập 11 giờ 46 phút ngày 18/3/2022, từ https://taodan.com.vn/tho-haiku-o-
viet-nam-su-tiep-nhan-va-dac-diem.html
[4] TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như. 2018. Matsuo Basho: Nhà khai sáng thơ Haiku.
Truy cập 10 giờ 30 phút ngày 20/3/2022, từ
http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1344

You might also like