You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

HỌC PHẦN
VĂN HỌC THIẾU NHI (SG425)

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 9/L01

TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ TẬP THƠ


“GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI”

Sinh viên thực hiện: Giảng viên giảng dạy:


1. Trương Vân Anh B1912475 ThS. Lữ Hùng Minh
2. Trương Tuyết Mai B1912485
3. Nguyễn Phượng Oanh B1912496
4. Lê Trần Anh Thư B1912199

Cần Thơ, ngày 24 tháng 10 năm 2022

1
2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ và tên MSSV Công việc


1. Trương Vân Anh B1912475 - Tìm nội dung và soạn Word phần II: Nội
dung thơ Trần Đăng Khoa (mục 1 và 3).
- Làm Power Point phần II mục 1 và 3.
- Chỉnh sửa, kiểm tra lỗi chính tả, lỗi câu.
- Tổng hợp file Word.
- Soạn các bài thơ phần V.
2. Nguyễn Phượng Oanh B1912496 -Tìm nội dung và soạn Word phần III:
Nghệ thuật (1, 2, 3).
- Làm Power Point phần III: Nghệ thuật.
- Đọc và chỉnh sửa nội dung, chữa lỗi
chính tả.
- Làm power point phần câu hỏi củng cố.
3. Lê Trần Anh Thư B1912499 - Tìm tài liệu tham khảo
- Phân tích tác phẩm minh họa
- Đọc, chỉnh sửa và kiểm tra lỗi chính tả
- Làm Power Point phần IV.
- Soạn các bài thơ phần V
- Tổng hợp Power Point.
4. Trương Tuyết Mai B1912485 - Tìm nội dung và soạn Word phần I:
Cuộc đời và sự nghiệp (1,2) và phần II
mục 2.
- Làm Power Point phần I: Cuộc đời và
sự nghiệp và phần II mục 2.
- Đọc và chỉnh sửa nội dung, chữa lỗi
chính tả.
- Tổng hợp bản Word.
- Làm power point phần câu hỏi củng cố.

1
MỤC LỤC
I. Cuộc đời và sự nghiệp ..................................................................................... 3
1. Cuộc đời ......................................................................................................... 3
2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................................... 3
II. Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa .............................................................. 6
1. Hình ảnh cảnh vật thiên nhiên ....................................................................... 7
2. Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa gắn với hình ảnh của người nông dân ... 3
3. Sự nhận thức cuộc sống của tuổi thơ thời kì chiến tranh và nội dung thơ
Trần Đăng Khoa khi tham gia chinh chiến. ....................................................... 7
3.1 Những tình cảm trong sáng ....................................................................... 8
3.1.1 Tình cảm với Bác Hồ kính yêu ........................................................... 8
3.1.2. Tình cảm với anh bộ đội Cụ Hồ ...................................................... 11
3.2 Nội dung thơ Trần Đăng Khoa ở giai đoạn tham gia chiến đấu chống Mĩ:
.......................................................................................................................... 13
III. Nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa .................................................... 15
1. Cách nhìn cảnh vật qua đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ..................................... 15
2. Trí tưởng tượng phong phú và sự liên tưởng, so sánh đầy kì diệu, độc đáo 17
3. Ngôn ngữ giàu âm thanh, nhịp điệu và biểu cảm: ....................................... 17
4. Những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo ......................................................... 19
IV. Phân tích tác phẩm minh họa: Bài thơ “Cây dừa” ................................. 21
V. Một số bài thơ của Trần Đăng Khoa .......................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 38

2
NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
TẬP THƠ “GÓC SÂN, KHOẢNG TRỜI”

I. Cuộc đời và sự nghiệp


1. Cuộc đời
Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24/4/1958, quê ông ở làng Trực Trì, xã
Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông lớn lên trong một gia đình
nông dân. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc rất nhiều truyện và thơ ca cổ. Anh trai -
Trần Nhuận Minh và em gái - Trần Thị Thuý Giang - đều là những người say mê
văn học, yêu thơ và thích làm thơ. Riêng Trần Đăng Khoa, sáu, bảy tuổi đã thuộc
rất nhiều ca dao và thơ cổ, học hết vỡ lòng (lớp một bây giờ) đã ham đọc sách.
Trần Đăng Khoa thích nghe truyện cổ tích, thích nghe anh trai đọc thơ và thích
bắt chước anh làm thơ. Trong gia đình luôn luôn có một bầu không khí thơ ca, và
đó cũng chính là cái nôi văn hoá đầu tiên của một tâm hồn thơ trẻ. Trần Đăng
Khoa có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi.
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ
Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn
học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt
Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Thời trẻ, Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26/2/1975 khi đang học lớp 10
tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2
Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến
trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau
đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn
học Thế giới M.Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước
ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6/2004, khi đã mang quân
hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài
tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là
Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài
tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công
làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được
chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện
nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

2. Sự nghiệp sáng tác


Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông
đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông:
Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất
3
bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài
thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau
được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971), bài hát được rất nhiều người yêu
thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa
là người đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" trong bài
thơ "Ta đi tới" của nhà thơ Tố Hữu, thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước".
Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.
Sự nghiệp sáng tác của Trần Đăng Khoa trở nên phổ biến hơn sau khi được
nhà thơ Xuân Diệu viết bài giới thiệu thơ ông trên báo. Nhiều người hâm mộ “thần
đồng” đã lặn lội về tận thôn Điền Trì để tận mắt “xem” ông làm thơ. Thơ Trần
Đăng Khoa được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Bun-ga-ri,
Hung-ga-ri, Na Uy, Bồ Đào Nha, Ca-na-đa, Tiệp Khắc, Thụy Điển, Mĩ, Liên Xô
(cũ)… Trong công việc làm thơ, Trần Đăng Khoa có cái may mắn là được gặp gỡ
với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài,
Chế Lan Viên... Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình dìu dắt để ông sớm vượt
qua sự ấu trĩ, phát triển tư duy nghệ thuật và nhanh chóng trưởng thành trong công
việc làm thơ. Trần Đăng Khoa hay trao đổi thơ với Xuân Diệu. Hầu như các bài
viết của ông đều được Xuân Diệu đọc trước và góp ý kiến. Trần Đăng Khoa chịu
ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm khắc này, nhưng cũng vì thế mà ông
đã trưởng thành vững vàng hơn. Ông đã lao động thực sự như một nhà thơ, một
nghệ sĩ. Thơ Khoa đã vượt qua sự ngây thơ, hồn nhiên của một em bé làm thơ.
❖ Thành tích: Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm
1968, 1969, 1971; Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982; Giải thưởng Nhà nước về
văn học nghệ thuật năm 2001.
❖ Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
- Từ góc sân nhà em, 1968
- Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch
và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
- Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh
niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II
của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
- Bài “Thơ tình người lính biển” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
- Đảo chìm, tập truyện – ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

4
- Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970.
- Thơ Trần Đăng Khoa (T1), tuyển tập thơ, 1970. (T2), tuyển tập thơ, 1983.
- Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973.
- Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
- Trường ca Giông bão, trường ca, 1983.
- Hầu chuyện Thượng đế, đàm thoại văn học, 2015, gồm 80 bài.
❖ Tập thơ Góc sân và khoảng trời
Nổi tiếng là thần đồng thơ, ngay từ lúc còn bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã
có một thế giới riêng của mình nơi “Góc sân và Khoảng trời”.
Tuyển tập thơ “Góc sân và Khoảng trời” do ông sáng tác từ những năm lên
8. Đến năm ông lên 10 tuổi thì “Góc sân và Khoảng trời” được in lần đầu, gồm
52 bài thơ và sau này được bổ sung thêm lên 66 bài – bao gồm các bài thơ nổi
tiếng đã được đăng báo của Trần Đăng Khoa. Năm 2002, “Góc sân và Khoảng
trời” là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giải thưởng Nhà nước
về văn học nghệ thuật.
Việc sáng tác vào thời gian còn khá trẻ đã giúp cho tập thơ của ông để lại
dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc đặc biệt là các em nhỏ một cái nhìn hồn nhiên,
ngây thơ trong sáng. Qua đó giúp các em học tập và yêu mến văn học một cách
dễ dàng nhất. Đồng thời cùng với sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và liên tưởng độc đáo
về sự vật, hiện tượng, con người làm cho thơ của ông trở nên gần gũi, quen thuộc
và thân thiện với mọi người.
❖ Một số bài thơ đã được đưa vào chương trình dạy ở Tiểu học:
- Lớp 1:
+ Kể cho bé nghe SGK Tiếng Việt 1, tập 2, Trang 104.
- Lớp 2:
+ Thả diều SGK Tiếng việt 2, tập 1, Trang 94, 95 ( Bộ sách Kết nối tri thức
với cuộc sống).
+ Tiếng võng kêu SGK Tiếng Việt 2, tập 1, Trang 135, 136.
+ Con trâu đen lông mượt SGK Tiếng Việt 2, tập 2, Trang 10.
- Lớp 3:
+ Khi mẹ vắng nhà SGK Tiếng Việt 3, tập 1, Trang 15.
+ Nghe thầy đọc thơ SGK Tiếng việt 3, tập 1, Trang 61 ( Bộ sách Kết nối

5
tri thức với cuộc sống).
+ Trăng ơi…từ đâu đến? SGK Tiếng việt 3, tập 2, Trang 72 ( Bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống).
- Lớp 4:
+Mẹ ốm SGK Tiếng Việt 4, tập 1, Trang 9.
+ Trăng ơi từ đâu đến SGK Tiếng Việt 4, tập 2, Trang 107.
- Lớp 5:
+ Hạt gạo làng ta SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139.

II. Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa


Trần Đăng Khoa thuộc số ít nhà thơ tạo được cho mình một không quyển
nghệ thuật riêng. Không thể hiểu được thơ Trần Đăng Khoa, nếu như đặt nó ra
ngoài môi trường văn hoá làng xã. Thật vậy, chính truyền thống văn hoá gia đình,
làng xã đã bồi đắp cho Trần Đăng Khoa tình yêu thiên nhiên tạo vật. Có một “sự
tích Trần Đăng Khoa” trong văn học Việt Nam hiện đại.
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, ta bắt gặp hai thế giới: thế giới thực với “Góc
sân và khoảng trời”; thế giới biểu tượng với các giá giá trị văn hoá, quan hệ văn
hoá... Nhà thơ Trần Đăng Khoa có biệt tài làm mới những thi liệu cũ, biết thổi vào
những mô típ dân gian hồn quê đậm đà. Thi nhân cấp cho những hình ảnh quen
thuộc một diện mạo mới mẻ, thú vị. Thơ Trần Đăng Khoa hồn nhiên, trong sáng.
Thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiện
lên thật sống động. Đến với thơ ông, ta được sống với một bầu không khí rất riêng
- không khí của làng quê nông thôn Việt Nam. Nhà nghiên cứu phê bình văn học
Nguyễn Đăng Mạnh gọi ông là “nhà thơ mục đồng”, là “một cây bút chuyên môn
thực sự” viết về nông thôn, và khi lí giải “cái mầm thơ Khoa đã lớn lên từ miếng
đất nào”, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ
màu sắc đến linh hồn”. Theo ông, khi kể đến những nhà thơ của nông thôn Việt
Nam, ngoài những người dân quê, tác giả của hàng trăm câu ca dao bất hủ, chỉ có
thể nhắc tới Nguyễn Khuyến. Một số cây bút viết về nông thôn xuất hiện trong
phong trào Thơ mới như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ... nhưng thực ra
họ chưa thật sự nhập thân với hiện thực đó. Sau Cách mạng tháng Tám, người dân
cày được học tập văn hoá tới trình độ cao, các nhà thơ nông thôn mới dần dần có
điều kiện xuất hiện. Trần Đăng Khoa là một trong số đó. Đọc thơ Khoa, có thể
thấy nông thôn là nguồn chất liệu hào phóng đối với nghệ thuật. Chỉ cần chịu khó
quan sát bằng tấm lòng tha thiết, chân thành thì tự khắc cảnh vật nào, sự vật nào
cũng sẵn lòng đãi lại một vần thơ ít nhiều có ý vị. Nông thôn Việt Nam trong thơ
6
Trần Đăng Khoa được thể hiện ở hai phương diện: thiên nhiên nông thôn và con
người nông thôn trong chiến tranh.
1. Hình ảnh cảnh vật thiên nhiên
Trần Đăng Khoa cảm nhận thiên nhiên xung quanh bắt đầu từ việc nhìn ngắm
quê hương của mình. “Góc sân” là thi liệu, đồng thời là không gian tinh thần đặc
trưng của Trần Đăng Khoa. Không gian “Góc sân” phản chiếu thế giới tuổi thơ
của nhà thơ. Bước ra khỏi cảnh sắc đó, thơ Trần Đăng Khoa mất đi vẻ hồn nhiên,
vui tươi và hồn hậu nhất. Thiếu đi sức mạnh liên tưởng, và năng lực tưởng tưởng
dồi dào. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Góc sân đồng nhất với khoảng trời
thu nhỏ. Góc sân hay khoảng trời đều là không gian hẹp, không gian quê nhà của
Trần Đăng Khoa. Nhà thơ gắn bó hồn mình vào cảnh quê, người quê, đời quê chất
phác.
Ví dụ ở bài thơ “Hạt gạo làng ta”, một bài thơ gắn bó rất sâu sắc với thiếu nhi
Việt Nam qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa. Nhà thơ đã viết bài thơ vào năm
1968, đây là bài thơ mà Trần Đăng Khoa đã viết tặng “Ông hoàng thơ tình Việt
Nam” – Xuân Diệu:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...”
(Hạt gạo làng ta)
Hồn quê được lay thức qua một cảm quan đặc biệt tinh tế và nhạy cảm của
Trần Đăng Khoa. “Chất quê ở thơ Trần Đăng Khoa thấm sâu vào tất cả các yếu
tố nghệ thuật. Chất quê bình dị nhưng có sức thu hút và ghi đậm dấu ấn vào trái
tim người đọc, bởi nó được phát hiện và tái tạo từ tình yêu thiết tha của trái tim
thơ ấu” (Xuân Diệu). Chất quê ấy bắt rễ sâu trong tâm thức dân gian và đó chính
là cái nôi văn hoá gia đình dân tộc Việt Nam ta và khẽ rung lên theo từng giai
điệu, ấy chính là nhạc điệu của tâm hồn – tiếng lòng trầm bổng của trẻ thơ.
Không thể không nhắc đến bài thơ đầu tay của Trần Đăng Khoa, được nhà
thơ sáng tác khi ông chỉ mới 8 tuổi. Bài thơ “Con bướm vàng” là một bài thơ giàu
nhạc điệu với hình ảnh thơ bay bổng nhẹ nhàng, giọng thơ mang vẻ hồn nhiên,
thơ ngây của trẻ nhỏ:

7
“Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ
Em thích quá
Em đuổi theo
Nó vỗ cánh
Vút lên cao
Em nhìn theo
Con bướm vàng…”
(Con bướm vàng)
Ngay từ nhỏ, Trần Đăng Khoa đã mộng mơ về bướm, muốn được vút lên
cao cùng cánh bướm vàng. Nhà thơ nương theo điệu thơ tươi non mà lãng mạn.
Trần Đăng Khoa “không có cánh, nhưng vẫn thèm bay bổng”. Xuân Diệu kể:
“Trần Đăng Khoa đuổi theo bướm, đuổi theo thơ. Con bướm chao qua cửa bếp
to dần, rồi nhỏ dần, khiến cu cậu vừa thích thú lại vừa tiếc. Trần Đăng Khoa cắt
nghĩa duyên thơ đầu tiên của mình như sau: “Khi con cóc đã có đôi cánh của con
bướm thì con cóc cũng không còn là con cóc nữa rồi”. “Bài thơ con cóc” của
Trần Đăng Khoa đã hoá thành “Bài thơ con bướm”.”
Không những thế, tâm hồn Trần Đăng Khoa thật nhạy cảm với khoảnh khắc
không lời của tạo vật. Nhà thơ tả đất trời như ngừng thở, không gian tĩnh lặng đến
trong vắt, mọi vật như quên đi cái đời sống của riêng mình, đến nỗi ta có “cảm
giác tất cả tan biến hết”. Chỉ còn trăng ngự trị trên vòm trời xanh ngắt kia thôi.
Trần Đăng Khoa giật mình trước triết lí ấy. Đó chẳng phải giây phút bừng tỉnh
của nhà thơ trong vẻ thinh lặng của đất trời đó sao? Lời thơ sóng sánh ánh sáng
và tiếng nhạc. Thế giới thơ ngân vang một điệu nhạc tươi vui. Trần Đăng Khoa
không phải mất công tìm kiếm chất liệu để đắp xây thế giới thơ của mình. Nhà
thơ có sức mạnh kéo cả cái vòm trời quê hương xứ sở vào thơ mình. Thơ Trần
Đăng Khoa, vì vậy, mênh mang gió và lao xao mây trời.
Với bất cứ em bé nào, trăng bao giờ cũng vừa gần gũi, vừa xa xôi, vừa đơn
giản vừa đầy bí ẩn, vì vậy mà gợi bao điều thân thiết, thích thú và mộng mơ. Ví
dụ như: Trăng sáng sân chơi, trăng soi tết Trung thu rằm tháng Tám, trăng có chú
Cuội cây đa trong cổ tích. Điều lạ lùng nhất là trăng toả ánh sáng mát xanh soi tỏ
con đường làng thơm hương bưởi, hương cau; Em đi đến đâu, trăng theo đến đó…
Ánh trăng đã dát vàng lên không ít những trang thơ của Trần Đăng Khoa. Biết
bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu sắc độ trăng trong các bài thơ khác nhau:
- “Trông trăng” - “Trăng sáng sân nhà em”
- “Cái sân” - “Vườn em”
8
- “Con trâu đen lông mượt” - “Hà Nội”
- “Nghe thầy đọc thơ” - “Bà và cháu”
- “Nửa đêm tỉnh giấc” - “Tiếng nói”
- “Chớm thu” - “Nhớ và nghĩ”
- “Thôn xóm vào mùa” - “Hương đồng”
- “Cây dừa” - “Đêm thu”
- “Trăng ơi từ đâu đến” - “Tiếng đàn bầu và đêm trăng”
- “Đêm Côn Sơn” - “Nhớ bạn”
- “Thả diều” - “Đập cửa Diêm vương”
- “Em dâng cô một vòng hoa” - “Trong sương sớm”
- “Hương nhãn”
Nghĩa là gần một phần tư số bài thơ của Trần Đăng Khoa có ánh trăng soi.
Nhưng in sâu trong tâm trí và giản dị nhất, xúc động nhất có lẽ vẫn là bài “Trăng
sáng sân nhà em”. Trong một lần trò chuyện khi bàn đến bài thơ “Mưa”, Trần
Đăng Khoa đã tâm sự rằng: “Bây giờ em vẫn có thể viết được bài thơ “Mưa”
nhưng không thể nào viết nổi bài thơ như “Trăng sáng sân nhà em” được nữa”.”
“Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…
Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em…”
(Trăng sáng sân nhà em)
Bài thơ được viết vào năm 1966, khi Trần Đăng Khoa mới lên tám tuổi. Có
lẽ càng ở tuổi ấu thơ, người ta càng dễ tin là có một ông trăng kì lạ. “Chú bé”
Khoa lần đầu tiên trong đời làm công việc ngắm trăng, Trần Đăng Khoa khi ấy đã
2
nhìn thấy đầy một sân trăng mà nhìn lên ông trăng tròn sáng tỏ. Sân nhà được
trăng soi rõ như ban ngày. Chú bé “thi nhân” năm ấy như bàng hoàng ngẩn ngơ
trước một cảnh tượng đơn sơ mà lộng lẫy.
Ngoài ra, ta có thể thấy được tài năng quan sát, tâm hồn nhạy cảm trước
thiên nhiên của Trần Đăng Khoa khi miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh
tế, độc đáo còn được thể hiện thông qua bài thơ “Mưa” nói lên tình yêu thiên
nhiên, yêu làng quê tha thiết của mình. Bài thơ được “chàng thi sĩ tí hon” viết
năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô
cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp
mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,... đều được cảm
nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh.
“Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm...”
(Mưa)
Một sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đó là đặc điểm nổi trội của thơ Trần
Đăng Khoa. Biệt tài của nhà thơ là ở khả năng hòa nhập và hóa thân vào thế giới
tự nhiên. Sự hòa nhập và hóa thân này được tập trung với một cường độ rất cao.
Trần Đăng Khoa có thể xưng hô một cách hết sức tự nhiên, hồn nhiên với thế giới
tự nhiên như ở bài thơ “Buổi sáng nhà em”:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
2
Mụ già cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi”
Trần Đăng Khoa tiếp cận, mô tả và thể hiện thế giới tự nhiên giống hệt như
mô tả và tiếp cận thế giới con người. Trong thơ Trần Đăng Khoa thế giới tự nhiên
và thế giới con người hòa trộn với nhau như trong bài thơ “Cây dừa” :
“Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
Hoặc ở bài thơ “Gửi bạn Chi Lê”:
“Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú Dế Mèn vuốt râu”
Thơ Trần Đăng Khoa vừa dân gian vừa hiện đại. Hiện đại ngay trong vẻ
dân gian. Tư duy thơ dân gian thường tìm về với luống khoai, luống cà, ưa thích
những cây na, quả mít. Hồn thơ dân gian ru đưa theo vòm đa xanh rì rào. Thơ
Trần Đăng Khoa là tiếng đàn muôn điệu của đứa trẻ thơ đã có điều kiện ngó
nghiêng cảnh sắc quê hương đất nước. Ta ngỡ như dòng thơ dân gian đã mất đi
sức hấp dẫn riêng của mình thì đây thơ Trần Đăng Khoa đã tiếp thêm sức mạnh
cho nó.

2. Nội dung thơ của Trần Đăng Khoa gắn với hình ảnh của người nông dân
Hình ảnh con người trong thơ của Trần Đăng Khoa được nhắc đến chủ yếu
là người nông dân ở làng quê. Người nông dân ấy trước hết là bố và mẹ. Với lòng
biết ơn, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc. Khi Trần Đăng Khoa lên 9 tuổi, ông
đã hiểu được và liên tưởng đến nỗi nhọc nhằn của mẹ:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Bên cạnh thiên nhiên thì con người trong thi liệu của Trần Đăng Khoa cũng
được nhà thơ miêu tả chân thực, sinh động. Chủ yếu là những người nông dân với
đời sống nhọc nhằn, vất vả mà tâm hồn trong trắng, mộc mạc và giàu nghĩa tình.
Người nông dân mà Trần Đăng Khoa gần gũi và yêu thương nhất chính là bố mẹ
của mình. Là con nhà nông, ông am hiểu tường tận công việc bố mẹ làm hàng
ngày. Những vần thơ viết về bố mẹ cũng chính là viết về người nông dân nói
chung ở quê hương mình.

3
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
(Hạt gạo làng ta)
Trong bài thơ, hình ảnh “hạt gạo” là kết kinh của những giá trị tinh thần và
giá trị vật chất trong mấy nghìn năm lịch sử dân tộc. “Hạt gạo” được kết tinh từ
nỗi nhọc nhằn, vất vả và sự lam lũ của người nông dân vưới thiên nhiên khắc
nghiệt và bom đạn tàn khốc của kẻ thù. Tác giả đã thể hiện những gian khổ ấy qua
cụm từ như "bão tháng bảy", "mưa tháng ba", "giọt mồ hôi sa". Dù thời tiết có
khắc nghiệt đến đâu vẫn không thể nào cản trở được nghị lực và cố gắng của người
nông dân chân chất ấy. Cho dù nước có như ai nấu, cả cá cũng không thể sống
được ấy vậy mà người mẹ nông dân của em vẫn tần tảo sớm hôm chỉ mong cho
những hạt lúa sau này được vàng óng, tốt tươi. Bài thơ được viết với những cảm
xúc mạnh mẽ về sự cảm thông, thương xót và lòng biết ơn người lao động.
“Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng...”
(Hạt gạo làng ta)
Không những phải hứng chịu cơn bão, cơn mưa hay cái nắng khắc nghiệt
nữa mà nay người nông dân còn phải hứng chịu "bão bom", "bão đạn" trong suốt
quá trình kháng chiến. Từ những hình ảnh đó Trần Đăng Khoa đã cho ta thấy được
người nông dân vừa chịu thương, chịu khó lại can đảm, kiên cường biết bao khi
mang trên mình cả hai sứ mệnh vừa tăng gia sản xuất mà còn đóng vai trò hậu
phương để quân đội ta tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến.
4
Hình ảnh người nông dân hiên ngang, kiêu hãnh còn được thể hiện trong
bài thơ "Mưa", xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi
cơn mưa rào. Nổi bật trên cái phông nền ấy chính là hình ảnh người nông dân
cũng là người bố đi cày trong bão giông.
“Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa”
(Mưa)
Không tự nhiên Trần Đăng Khoa viết: bố em "đội sấm", "đội chớp", "đội
cả trời mưa" là tất cả những gì thuộc về sức mạnh của thiên nhiên mà qua đó còn
làm nổi bật lên hình tượng của con người sừng sững và vững vàng khuất phục
trước thiên nhiên. Bố không chỉ là người nông dân tần tảo mà còn là người bố cao
cả. Không ngại sấm, ngại chớp mà chỉ lo lắng cho tương lai của con mình. Với
điệp từ "đội" tác giả đã thể hiện được tầm vóc lớn lao, hiên ngang của người nông
dân như một vị tráng sĩ oai hùng thực sự.
Người nông dân trong thơ Trần Đăng Khoa là con người mới, tuy vất vả,
khó nhọc nhưng năng động và yêu đời, say mê nghệ thuật khác hẳn người nông
dân lầm lũi trong ca dao xưa. Tất cả bà con đều tập trung quanh các anh văn công
quân giải phóng để lắng nghe tiếng đàn, tiếng hát:
“Chị dân quân lái máy cày
Ngón chân cái vết bùn non còn lấm
Cụ già mấy lần tiễn cháu con ra trận
Đông nhất là trẻ em lên chín, lên mười
Trong tiếng đàn bầu
Tất cả bỗng thành thi sĩ.”
(Tiếng đàn bầu và đêm trăng)
Hay:

“Kìa cô Thị Mầu lên chùa


Đỏng đảnh dáng đi, mắt liếc
Ngắm cái tay cô phẩy quạt

5
Tưởng mình sống đã trăm năm.”
(Cô Thị Mầu)
Những người xem cũng chỉ biết có cô Thị Mầu đỏng đảnh nhưng người
xem thoáng như quên chị:
“Chiều nay gánh lúa trên đồng
Tảo tần nuôi em, nuôi mẹ
Mười năm ròng rã chờ chồng…”
(Cô Thị Mầu)
Người nông dân trong thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ là con người
chăm chỉ, can đảm, oai hùng. Dù hoàn cảnh có chèn ép họ tới đâu thì họ vẫn không
lo sợ, ủ rũ. Trái lại những người nông dân ấy luôn là con người yêu đời, yêu nghệ
thuật vô cùng nhiệt huyết với niềm vui của mình. Sau tất những giọt mồ hôi, nước
mắt, cả những bộn bề thì tiếng hát, tiếng reo hò, nhạc điệu chính là thứ làm họ trở
nên vui vẻ hạnh phúc và quên đi hết mọi nhọc nhằn đã trải qua. Niềm vui của
người nông dân cũng giản dị, trong sáng như chính cuộc sống của họ, như thiên
nhiên xung quanh họ. Sự quấn quýt giữa cảnh quê, người nông dân được hội tụ
khá đầy đủ trong bức tranh quê “Khi mùa thu sang” Trần Đăng Khoa viết năm
1973:
“Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên, lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm


Làn sương lam mỏng, rung rinh
Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh”
(Khi mùa thu sang)
Dường như hương vị đồng quê đã trở thành một phần không nhỏ trong con
người Trần Đăng Khoa. Hình ảnh của quê hương được làm nổi bật qua những
hình ảnh quen thuộc “bờ ao”, “ngọn khói”, “bạn nhỏ cưỡi trâu” hay “làn sương
mỏng”. Rõ ràng nhà thơ đề cập những vấn đề không mới mẻ nhưng đâu đó từ
chính ông cảm nhận đã toát lên được chiều sâu của tâm hồn và ý thức. Nội dung
6
thơ của Trần Đăng Khoa với hình ảnh của người nông dân tuy đơn giản nhưng
anh luôn tự hào và khắc họa được vẻ đẹp thường nhật của người nông dân lúc bấy
giờ.
3. Sự nhận thức cuộc sống của tuổi thơ thời kì chiến tranh và nội dung thơ
Trần Đăng Khoa khi tham gia chinh chiến.
Đó là những năm 60 của thế kỉ XX, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam xuất hiện hàng loạt các em bé làm thơ và lập tức được công nhận là có thơ
hay. Mở đầu là “thần đồng” Trần Đăng Khoa, tiếp theo là hàng loạt những tên
tuổi khác như Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý,
Trần Thị Thuý Giang... Tuy không được trực tiếp cầm súng ra chiến trường,
nhưng không khí chung của thời đại đã ít nhiều ảnh hưởng tới những suy nghĩ và
nhận thức của các nhà thơ , bởi hàng ngày các họ được chứng kiến những cảnh
ném bom tàn sát của đế quốc Mĩ, những trận địa phòng không của các chú dân
quân và những đoàn quân nối đuôi nhau ngày đêm ra tiền tuyến... Vô tình trở
thành những nhân chứng của lịch sử, Trần Đăng Khoa đã ghi lại bằng thơ một
cách thật vô tư những gì mà các em quan sát được, đó là sự bạo tàn của quân cướp
nước. Trần Đăng Khoa đã kể cho bạn bè thiếu nhi trên khắp thế giới cùng biết:
“Thằng Mĩ nó đến nước tôi
Búp bê nó giết, bao người nó tra
Nó bắn cả cụ mù lòa
Nó thiêu cả bé chưa và được cơm”.
(Gửi bạn Chi Lê)
Tội ác của kẻ thù hàng ngày được phơi bày trước mắt, chà đạp lên tâm hồn
trong sáng, thơ ngây của “cậu bé” Trần Đăng Khoa. “Cậu bé” ấy đã viết lên bài
thơ “Khóc cho chú chó Vàng” rất cảm động và giàu tình cảm:
“... Nghe bom thằng Mĩ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu rồi?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!...”
(Sao không về Vàng ơi!)
Bài thơ toát lên nổi đau của một cậu bé bị mất đi chú chó Vàng, nỗi đau
nghẹn ngào ấy đã lay đọng và thấm đẫm vào chúng ta khi đọc từng dòng thơ, từng
7
tiếng gọi “Vàng ơi!” của Trần Đăng Khoa. Có lẽ, nhà thơ mang trong mình một
tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, cái nhìn đa chiều và sâu sắc về vạn vật xung
quanh cùng với một trái tim đa cảm, đầy tình yêu thương. Với tất cả những điều
ấy tiếng khóc của Trần Đăng Khoa trong các bài thơ về chiến tranh như một lời
tố cáo, một tiếng chuông cảnh tỉnh nhân loại về tội ác của chiến tranh, về sự sống
và sự bình yên trên trái đất. Ắt hẳn trong nhận thức ngây thơ của Trần Đăng Khoa
khi ấy không thể hình dung ra được có một loại người dã man như bọn đế quốc
Mĩ. Vì vậy, khi được tận mắt chứng kiến thằng giặc lái máy bay của bọn đế quốc
Mĩ chết rơi trên cánh đồng làng, Trần Đăng Khoa đã vô cùng ngạc nhiên:
“Ô, nó cũng giống người
Mà sao ở trên trời
Nó ác thế!”
(A! Em biết thằng Mĩ rồi!)
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài suốt hai mươi năm, không chỉ là kéo
dài sự đau thương mất mát, mà còn kéo dài cái nghèo, cái khổ. Cùng với người
lớn, Trần Đăng Khoa cũng phải gánh chịu một phần gian nan vất vả, nhưng cũng
chính từ đó, cuộc sống đã chắp cánh cho những suy nghĩ của Trần Đăng Khoa,
tạo cho nhà thơ một sự già dặn trước tuổi. Trần Đăng Khoa hiểu trách nhiệm của
mình, biết rằng mình phải làm gì để góp sức vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Trần Đăng Khoa khi 9 tuổi đã biết “Dặn em ở nhà”:
"… đừng có chơi xa
Máy bay Mĩ bắn không ra kịp hầm".

3.1 Những tình cảm trong sáng


Thơ Trần Đăng Khoa bao giờ cũng là sự thể hiện của những cảm xúc chân
thành, hồn nhiên, trong trẻo, bởi sự yêu ghét trong nhà thơ rất rõ ràng và thẳng
thắn. Trần Đăng khoa thường bộc lộ tình cảm yêu thương với vạn vật, với những
con người mà nhà thơ yêu quý, ví dụ: ông bà, bố mẹ, thầy cô, bè bạn... Riêng
trong thơ thời kì chống Mĩ, Trần Đăng Khoa đã thể hiện tình cảm hết sức sâu nặng
với Bác Hồ kính yêu và anh bộ đội.

3.1.1 Tình cảm với Bác Hồ kính yêu


Trong thơ của Trần Đăng Khoa thời kì chống Mĩ, nhà thơ đã viết những bài
thơ về Bác Hồ bằng những dòng cảm xúc dạt dào và sâu sắc. Điều này cũng dễ
hiểu, bởi lẽ sinh thời cũng như lúc ra đi, Bác đã để lại muôn vàn tình thương yêu
cho các cháu, như chính Bác đã từng viết trong thư gửi thiếu niên nhi đồng: “Ai
yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.”
8
Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta như một người ông, người cha
giản dị, nhân hậu và vô cùng gần gũi. Đây là hình ảnh Bác trong mỗi gia đình Việt
Nam:
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dặn lời:
“Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi...”
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”
(Ảnh Bác)
Với niềm kính yêu Bác, Trần Đăng Khoa lúc nào cũng hướng về Hà Nội,
thủ đô ngàn năm dâng hiến của đất nước, nơi có Bác Hồ kính yêu đang ở. Chính
vì thế khi nghe tin bọn đế quốc Mĩ ném bom Hà Nội, Trần Đăng Khoa cảm thấy
có mối nguy cơ đang đe dọa bác Hồ và từ trong con tim non nớt và thơ ngây, Trần
Đăng Khoa khi ấy đã bật lên tiếng kêu thảng thốt:
“Các chú bộ đội ơi!
Các chú bộ đội ơi!
Thằng giặc Mĩ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác đang ở.”
(Hà Nội có Bác Hồ)
Năm 1969, Trần Đăng Khoa được lên Hà Nội. Khi đi ngang qua quảng
trường Ba Đình lịch sử, nhà thơ đã vô cùng xúc động, bồi hồi tự hỏi:
"Sang năm Bác tám mươi rồi Bác ơi!
Bác thấy trong người khoẻ không?"
(Đất trời sáng lắm hôm nay)
9
Và cũng chính ở nơi lịch sử trang nghiêm này, Trần Đăng Khoa đã hiểu ra
một điều thật là sâu sắc:
"Bác lo nghĩ suốt một đời
Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày"
(Đất trời sáng lắm hôm nay)
Khi Bác qua đời, cả dân tộc đau thương nhớ Bác. Riêng đối với trẻ em Việt
Nam, nỗi đau càng dày, càng nặng. Đó là tình cảm của “búp trên cành” đối với
gốc, với cội. Trần Đăng Khoa đã thể hiện những tình cảm đó trong những lời thơ
nghẹn nước mắt. Với Trần Đăng Khoa, khi Bác mất, nhà thơ đang phải điều trị
trong viện mắt trung ương. Ngay sau khi bệnh viện làm lễ truy điệu Bác, Trần
Đăng Khoa đã nằm mơ được gặp Bác Hồ:
"Bác cười rung rung chòm râu
Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể
Thơm nắng đường xa
Bác cho em nhiều quà
Và khen em dạo này béo khoẻ".
(Em gặp Bác Hồ)
Trần Đăng Khoa đã tạo cho mình được một lần gặp Bác thật hợp lí. Tấm
lòng của nhà thơ đối với Bác đã kết hợp được với trí tưởng tượng ngây thơ tuyệt
vời thông minh. Bài thơ có cái thực, có cái mơ hồ tạo nên một khung cảnh huyền
ảo như truyện cổ tích. Bác hiện lên trong giấc ngủ của nhà thơ hiền lành, nhân hậu
như một ông tiên. Bác chăm sóc, hỏi han và ân cần chăm soc nhà thơ như một
người ông khi Bác cẩn thận cài từung khuy áo, cho thật nhiều quà... nhưng và rồi
khi Trần Đăng Khoa tỉnh giấc, phải đối mặt với sự mất mát quá to lớn của cả dân
tộc, lòng nhà thơ như đau thắt lại và nghẹn ngào:
“Bác đi!
Bác đi rồi!
Em bỗng òa lên khóc
Tỉnh dậy thấy ướt đẫm mái tóc
Nhìn xem Bác có đâu đây
Chỉ thấy đầy trời đèn sáng, mưa bay

10
Người người lặng im đi viếng Bác...”
(Em gặp Bác Hồ)
Trần Đăng Khoa đã thay mặt bạn bè, thiếu nhi Việt Nam cùng thế hệ hứa
với Bác rằng:

“Cháu thề phấn đấu suốt đời


Như lười Bác dạy nên người Bác mong.”
(Cháu thề phấn đấu suốt đời)
Qua đó, tình cảm đối với Bác Hồ là một nội dung đặc biệt góp phần tạo nên
nét đặc thù và nét riêng của Trần Đăng Khoa vào những năm chống Mĩ. Trong
kho tàng văn học Việt Nam, ắt hẳn có rất nhiều bài thơ có đề tài, nội dung viết về
Bác nhưng có lẽ rằng những bài thơ, những câu từ của nhà thơ Trần Đăng Khoa
khi ấy sẽ có cái cảm xúc nóng hổi mà mộc mạc và cảm động mang nét rất riêng
của chính mình mà các thế hệ nhà thơ sau này cũng không thể viết được một cách
giàu tình cảm như những trang thơ của Trần Đăng Khoa ở giai đoạn này.

3.1.2. Tình cảm với anh bộ đội Cụ Hồ


Có thể nói, một phần yêu thương sâu kín và rộng lớn của các em thiếu nhi
Việt Nam thời kì chống Mĩ là tình cảm dành cho anh bộ đội. Anh bộ đội chính là
niềm ngưỡng mộ, là sự trân trọng, lòng biết ơn và tin yêu của nhân dân cả nước,
là thần tượng để các thế hệ trẻ thơ noi theo và mơ ước. Trần Đăng Khoa đã thể
hiện những tình cảm thiêng liêng này trong những vần thơ giản dị, chân tình. Anh
bộ đội trong con mắt của nhà thơ trước hết là những người kiên cường dũng cảm
và luôn luôn chiến thắng kẻ thù. Những chiến công lừng lẫy của các anh đã để lại
cho các thế hệ trẻ em Việt Nam sự khâm phục và ngưỡng mộ:
"Em được nghe trong chuyện của anh
Chú bị thương tự tay chặt tay mình
Tay còn lại ôm bom lao vào đồn giặc
Chú úp bụng xuống dây thép gai nhọn hoắt
Cho đồng đội băng qua như một chiếc cầu..."
(Điều anh quên không kể)
Thật vậy, sự dũng cảm chiến đấu và luôn luôn chiến thắng, sự hi sinh quên
mình cho Tổ quốc, cho lẽ sống hoà bình của anh bộ đội là bài học sống động nhất,
sâu sắc nhất giáo dục thiếu nhi về lòng yêu Tổ quốc và biết ơn những người đã đổ
11
máu để giữ gìn cuộc sống yên vui cho các em. Đây là sự nhận thức của Trần Đăng
Khoa qua một hình ảnh thực tế về lòng dũng cảm, sự hi sinh của anh bộ đội -
người thầy giáo thương binh đã được nhà thơ ghi lại trong bài thơ “Bàn chân thầy
giáo”:
"Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình... "
(Bàn chân thầy giáo)
Ngày đêm nơi bom đạn, ngày đêm giáp mặt với cái chết, hơn ai hết, các
anh hiểu giá trị của những giây phút hiếm hoi được gần gũi vui vẻ bên những
người thân yêu, được nâng niu những khoảnh khắc quý giá của hoà bình, cho dù
chỉ là hoà bình qua những giây phút im lặng của chiến tranh:
“Pháo vươn theo ngọn cờ hồng
Trong tay một chú vẫy trong nắng chiều
Cánh đồng vui reo
Gió đồng rộng rãi
Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại
Bao nhiêu cái mũ lắng nghe
Xa xa từ một ngọn tre
Tiếng chim chích choè đang hót".
(Tiếng chim chích choè)
Với đoạn thơ này, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Khoa đã sờ tới được, đụng tới
được cái tinh vi lớn lao của sự sống!”.
Trong bài thơ “Tiếng đàn bầu và đêm trăng”, Trần Đăng Khoa kể về các
chú văn công quân giải phóng về nhà chơi, các chú đã gảy lên khúc đàn bầu thật
tuyệt vời để cả xóm làng cùng thưởng thức:
“Chúng em lắng nghe, nín thở
Lúc ấy rùng rùng bom nổ
Bóng cau ngã xuống cây đàn
Lung lay
Như bàn tay
12
Xóa đi những âm thanh dơ bẩn
Để tiếng đàn và chỉ có tiếng đàn tuôn trào vô tận
Mát trong như suối đầu nguồn..."
(Tiếng đàn bầu và đêm trăng)
Hình ảnh bóng cau ngã xuống cây đàn thật đẹp và đúng lúc. Nó vừa có hình
nét lại vừa có tâm hồn, và chính vẻ đẹp tâm hồn nay đã xoá đi những âm thanh dơ
bẩn mà đế quốc Mĩ cố tình đem đến hòng huỷ diệt cuộc sống của chúng ta.
Có thể nói, trong thơ của Trần Đăng Khoa thời kì chống Mĩ, hình ảnh anh
bộ đội hiện lên thật trọn vẹn. Các anh là hiện thân cho cái đẹp hoàn hảo của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Trần Đăng Khoa đã nói lên sự ngưỡng mộ và lòng
biết ơn sâu sắc của trẻ thơ Việt Nam đối với các anh:
"Chú thành thầy giáo cháu rồi
Dạy cho cháu học thành người Việt Nam".
(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)
3.2 Nội dung thơ Trần Đăng Khoa ở giai đoạn tham gia chiến đấu chống Mĩ:
Nổi bật nhất với thơ Trần Đăng Khoa viết ở tuổi trưởng thành là mảng thơ
viết về bộ đội, về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Khác với những nhìn nhận
thời niên thiếu:
“Cháu nghe chú đánh những đâu
Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi”
(Gửi theo các chú bộ đội)
Trần Đăng Khoa đã là người trong cuộc chiến, nên ông đối diện và thấy rõ
sự khốc liệt của chiến tranh. Nhà thơ đã viết thay lời người lính ở biên giới Tây
Nam trước khi ra trận:
“Có điều gì phấp phỏng thế, rừng ơi?
Mà nghe rối cả ruột rừng, gió thổi
Ta muốn hít cả đất trời chật căng hai lá phổi
Ôi đêm nay có thể chỉ là một đêm
Nhưng cũng có khi là cả một đời người”
(Ngày mai ra trận)
13
Viết về người lính đi qua chiến tranh và ở trong thời bình, thơ của Trần
Đăng Khoa dung dị, chưa thật nhiều hình ảnh độc đáo, nhưng anh ông vẫn tạo ra
điểm nhấn với người đọc:
“Đất nước không bóng giặc
Tưởng về gần lại xa
Vẫn gian nan làm bạn
Vẫn gió sương làm nhà”
(Lính thời bình)
Hay:
“Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già”
(Đỉnh núi)
Người lính trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên sinh động và rất lãng mạn.
Trước khi ra trận, họ vẫn thấy “Vầng trăng đêm nay cứ vằng vặc ngang đầu”. Khi
làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới:
“Lán buộc vào hoàng hôn
Ráng vàng cùng đến ở
Bao nhiêu là núi non
Ríu rít ngoài cửa sổ”
(Đỉnh núi)
Và người lính không thể lãng mạn hơn với hình ảnh thơ của Trần Đăng
Khoa:
“Bỗng ngời ngời chóp núi
Em xòe ô thăm ta?
Bàng hoàng xô toang cửa
Hóa ra vầng trăng xa”
(Đỉnh núi)
Trần Đăng Khoa có duyên và rất dí dỏm, hóm hỉnh trong viết văn xuôi, phê
bình và chân dung văn học, trong thơ ông không đánh mất đi điều đó, thậm chí đó
14
là đặc sản của thơ ông, nhất là khi viết về người lính. Khi Trần Đăng Khoa kể về
buổi sinh hoạt văn nghệ của lính đảo, đọc thơ ông ai cũng tự mỉm cười:
“Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu.
... Thôi lặng yên nghe có gì đang sóng sánh
Hóa ra là sư cụ hát tình ca
... Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót
Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau
Ngoài mép biển người đâu lên đông thế
Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu...
(Lính đảo hát tình ca trên đảo)
Chính sự hài hước, hóm hỉnh đã tạo niềm tin, lạc quan cho người lính, kể
cả khi khó khăn, gian khổ nhất.
Thơ viết về người lính của Trần Đăng Khoa không cầu kỳ, có thể là mộc
mạc, nhưng đắm sâu trong lòng người đọc. Từ sau năm 1975, có nhiều nhà thơ
viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính, nhưng viết về người lính thời
bình, đặc biệt là về Trường Sa và Bộ đội Hải quân vì Trần Đăng Khoa là một
trong số ít nhà thơ đã lĩnh ấn tiên phong và có nhiều thành công. Ông từng là
người lính, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

III. Nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa

1. Cách nhìn cảnh vật qua đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ
Trong cách nhìn cảnh vật xung quanh từ cảnh vật đến con vật qua đôi mắt của
cậu bé 10 tuổi, ta thấy thơ của ông luôn giản dị, gần gũi, hài hòa. Những bài thơ
của Trần Đăng Khoa luôn sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả cảnh vật:
“Cây lúa mừng vui phất cờ
Dây khoai nảy xanh lá mới
Cau xòe tay hứng giọt mưa rơi
Ếch nhái uôm uôm mở hội
Cá múa tung tăng...”
(Con cò trắng muốt)

15
Cảnh vật thân thuộc, gần gũi trong cuộc sống như cây lúa cũng “mừng vui
phất cờ”, dây khoai cũng “nảy” lá xanh, cây cau “xòe tay” ra hứng từng giọt mưa
rơi, ếch nhái “mở hội” rộn rã,… Được nhân hóa một cách khéo léo, vạn vật trở
nên vui vẻ, rộn ràng như trẩy hội đón chờ cơn mưa sắp đến.
Cũng là phép nhân hóa ấy trong bài thơ “Mưa”, bầu trời được miêu tả như một
trận chiến thực thụ cùng với áo giáp đen mang trên mình, sắc đen của bầu trời như
màu áo giáp kiên cố của người lính; hàng cây mía bị gió cuốn, quật mạnh vương
những chiếc lá nhọn quắt như muốn giáp lá cà với bầu trời đen rộng lớn; đàn kiến
gấp rút tìm nơi ẩn nấu lại trở thành đội quân hùng hậu hành quân hỗ trợ muôn
nghìn cây mía chống lại người lính với chiếc áo giáp đen:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường”
(Mưa)
Và rồi mưa trút xuống, tiếng sấm vang giòn cả khoảng sân – là nỗi sợ của biết
bao đứa trẻ, nhưng với nhà thơ, tiếng sấm như đang “cười” một trận hả hê, sảng
khoái:
“Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách cười”
(Mưa)
Trần Đăng Khoa sử dụng biện pháp nhân hóa coi thiên nhiên, cảnh vật như con
người cùng cách quan sát đầy tinh tế, cảm nhận sâu sắc, ông đã tạo nên một thế
giới đầy màu sắc mà gần gũi, thân thuộc với mọi độc giả.

16
2. Trí tưởng tượng phong phú và sự liên tưởng, so sánh đầy kì diệu, độc đáo
Trần Đăng Khoa không nhìn nhận thế giới quan xung quanh bằng một cái nhìn
đơn nhất mà luôn biết cách liên tưởng một sự vật, hiện tượng mà ông nhìn thấy
với một sư vật hiện tượng khác hoặc những sự vật có mối quan hệ tương đồng
khác, làm tăng nét gợi hình, gợi tả cho bài thơ.
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”
(Trăng ơi từ đâu đến?)
Không giống như cách tả của những nhà thơ khác, có nhà thơ nói trăng tròn
vành vạch như chiếc đĩa bạc nhưng có nhà thơ lại tả trăng theo từng thời điểm:
Mồng một lưỡi trai / Mồng hai lá lúa / Mồng ba câu liêm / Mồng bốn lưỡi liềm
(Không tựa đề - sưu tầm). Riêng với Trần Đăng Khoa, ông đã cảm nhận “Trăng”
bằng thị giác và khứu giác và rồi trăng lại như quả hồng chín trước hiên nhà, là
một thứ nhìn thấy rõ trước mắt và có mùi có vị. Đúng với tâm lý trẻ con, mọi thứ
đều nhìn thấy được, đều có thể ăn được và rất quen thuộc, gần gũi. Ánh trăng ấy
cũng treo “lửng lơ” trước nhà, người lớn trông trăng có vẻ xa xôi còn với lũ trẻ
trăng gần ngay trước mắt.
Qua đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ, vầng trăng như quả bóng bị ai đá lên trời,
sự liên tưởng ngộ nghĩnh này tạo nên một tính chất kì diệu, đem đến sự thú vị cho
người đọc.
“Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời”
Ngoài ra, hình ảnh đạn lửa trong thời kỳ kháng chiến cũng được ví von thành
hình ảnh hoa lựu đỏ rực cả khoảng trời.
“Đêm về đạn chú bắn lên
Đỏ như hoa lựu trên nền trời xanh”
(Hoa lựu)
Sự liên tưởng đầy độc đáo, sáng tạo đã làm cho từng câu thơ của ông đầy
sống động, đậm tính nghệ thuật. Những liên tưởng, tưởng tượng của Trần Đăng
Khoa luôn tạo nên chất lãng mạn kì diệu trong thơ của ông.
3. Ngôn ngữ giàu âm thanh, nhịp điệu và biểu cảm:

17
Dễ dàng nhận ra, việc yêu thích sử dụng từ láy của Trần Đăng Khoa như thế
nào sau khi đọc qua các bài thơ của ông. Nhà thơ sử dụng từ láy (từ láy tượng
thanh, từ láy tượng hình), giúp thơ của mình có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc.
Trong bài thơ “Mưa”, 11 từ láy đã được sử dụng : rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu
đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê.
“Đầu tiên “nhà thơ” Lộ
Tóc đỏ như râu tôm
Chưa bước vào đến cửa
Đã đọc thơ ồm ồm

Rồi đến “hoạ sĩ” Lập


Tai gài chiếc bút lông
Tay cầm quả bóng nhựa
Vừa đi vừa tung tung”
(Họp báo “Chim họa mi”)
“Ồm ồm” hay “tung tung” đều là các từ láy tượng hình tả dáng điệu. Thay vì
dùng từ chỉ hình dáng bình thường, ông lại dùng các từ láy chỉ điệu bộ, cách đi
của các giống chim họa mi.
Song song đó, các từ đơn chỉ màu sắc cũng được nhà thơ ưa chuộng. Khi các
từ chỉ màu sắc là từ đơn thì tính chất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng được
nói đến thường mang ý nghĩa khái quát hơn. Dễ dàng nhận thấy trong thơ của ông,
ba từ đơn chỉ màu sắc được dùng nhiều là xanh, vàng, đỏ.
“Em mang sắc biển về quê đó
Sắc biển xanh trên những mái nhà”
(Mang biển về quê)
Hay:

“Ông trăng nhìn thấy xôi


Là ông nhoẻn miệng cười
Áng chừng ông thích lắm
Trăng nở vàng như xôi”
(Trông trăng)
18
Hoặc:
“Kẹo xanh, kẹo đỏ rất nhiều
Đứa nào anh cũng chia đều như nhau”
(Kẹo hồng kẹo xanh)
4. Những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo
Trần Đăng Khoa đặc biệt chú ý học tập những tinh hoa văn hoá truyền
thống và đương đại để sáng tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo trong thơ của
mình. Có thể tìm thấy trong thơ ông rất nhiều hình ảnh do được gợi ý từ những
câu ca, điệu hát quen thuộc hoặc từ những câu chuyện cổ hấp dẫn trong vốn văn
hoá dân gian. Hình tượng Thánh Gióng (trong truyện Thánh Gióng), Thần trụ trời
(trong truyện Thần trụ trời) đã giúp anh sáng tạo ra những hình ảnh rất đẹp trong
bài thơ “Mưa”:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận..."
và:
“Bố em đi cày về
Đội sấm Đội chớp
Đội cả trời mưa”.
Từ một câu đố dân gian về quả dừa:
“Chân không tới đất
Cật không tới trời
Lơ lửng nửa vời
Mà đeo bụng nước”
Đã giúp Trần Đăng Khoa viết rất hay về cây dừa:
"Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa"
Đọc bài thơ “Đám ma bác giun”, ta cũng thấy thấp thoáng bóng những câu
ca dao cổ:
“Con cò mắc giò mà chết
Con cua ở nhà mua nến làm chay
19
Con cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn chở cờ”
Đặc biệt, việc sáng tạo hình ảnh con cò là quá trình học tập vận dụng rất nhiều
ở ca dao, biến tinh hoa văn hoá truyền thống thành cái của mình. Điều đó thể hiện
một tri thức, một sự làm việc nghiêm túc đã vượt lên trên tính trẻ thơ của một tác
giả còn ít tuổi. Không chỉ học tập những tinh hoa văn hoá truyền thống, Trần Đăng
Khoa còn rất chú ý học tập ở các tác giả hiện đại. Nhà thơ lưu giữ những thứ đã
đọc được để sáng tạo ra cái độc đáo riêng của mình, ví dụ: Hình tượng Dế Mèn
trong Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài đã giúp ông viết nên câu thơ nổi tiếng:
"Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu"
Hay từ câu thơ của Bàng Bá Lân:
"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi"
Đã gợi ý cho Trần Đăng Khoa sáng tạo ra hình ảnh:
"Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau"
Tóm lại, với tâm hồn thơ phong phú, nhạy cảm và tinh tế, cùng với khả năng
sáng tạo tuyệt vời, thơ Trần Đăng Khoa đã chiếm được sự yêu thích của bạn đọc
trải qua nhiều thế hệ. Đó là một hiện tượng thơ đặc biệt có vị trí xứng đáng trong
nền văn học thiếu nhi nói riêng, trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung.
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong
sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con người, thiên
nhiên và cuộc sống. Thơ ông đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động,
những cảm xúc chân thành nhân ái. Thơ ông còn khơi dậy những rung động trong
tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong
cái trong trẻo, cái tinh nguyên của những xúc cảm đối với thiên nhiên, đối với
nghệ thuật. Thơ tuổi thơ Trần Đăng Khoa đã được soạn vào chương trình giảng
dạy ở trường mẫu giáo, trường tiểu học và trường phổ thông cơ sở. Nhưng không
chỉ vậy, thời gian và thực tế đã khẳng định thơ Trần Đăng Khoa đã thực sự chinh
phục được thế hệ tuổi thơ. Phải chăng, cái hiện thực cụ thể ở thơ Trần Đăng Khoa
đã “được đặt trong mối tương quan với hàng loạt vấn đề bao trùm hơn, dài lâu
hơn của thời đại, của lịch sử” (Nguyễn Văn Long).

20
IV. Phân tích tác phẩm minh họa: Bài thơ “Cây dừa”
“Quê hương ơi đẹp lắm những cây dừa
Trái xanh ngoài xanh trong trắng”
Bốn mùa nước ngọt lại trong như tấm lòng người dân Việt Nam
thủy chung…”
(Cây dừa- Xuân Hồng)
Từ thuở nào mà cây dừa xuất hiện trong đời sống người Việt Nam một cách
thân thuộc như vậy? Nhắc đến cây dừa, tức khắc chúng ta lại nhớ đến những áng
lúa đồng quê nặng trĩu bông, mé dòng sông nước ngọt là những hàng dừa soi
bóng… Cây dừa gắn bó với người nông dân trong những ngày ra đồng, với mảnh
đất miền Nam trong khói đạn bom sa, với chân Bác trong gốc sân quen thuộc, với
mẹ già trông ngóng chờ đàn con,… Và cũng không thể quên nhân vật quen thuộc
với cây dừa là hình bóng của bọn trẻ hồn nhiên, nô đùa. Đó là nét đẹp bình dị
không thể thiếu trong những buổi chiều muộn. Có lẽ, vì cái nhìn ngây thơ ấy, vì
cái nét gần gũi thân quen ấy nên Trần Đăng Khoa – “Thần đồng thơ trẻ” đã gửi
gắm “Cây dừa” từ tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đến với bao thế hệ trẻ em
ngày nay. Cây dừa ấy hiện lên hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu được bộc lộ qua
ánh mắt, qua cảm nhận của một cậu bé chín tuổi.
Vốn là một vật vô tri vô giác, ấy thế mà khi đi vào thơ của Trần Đăng Khoa,
cây dừa được thổi hồn tự khi nào mà ta không biết. Loại cây quen thuộc ấy bỗng
trở nên sinh sộng và dạt dào sức sống hơn bao giờ hết. Từ gốc đến ngọn, ngòi bút
của cậu bé đã khắc họa lên mỗi chi tiết một cách tỉ mỉ. Ắt hẳn, để có được điều
đó, tác giả đã phải dùng không chỉ là thị giác mà còn bằng tâm tư, tình cảm của
một người nghệ sĩ dành cho thiên nhiên và cho đất nước.
“Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”
Hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng như tác giả đang nhắc đến một người bạn, một
người dễ gần dễ mến mang trong mình một tâm hồn phóng khoáng, hào sảng, một
tâm thế sẵn sàng rộng mở, kết giao với thiên nhiên, với vũ trụ. Ở đây, ta thấy tác
giả đã sử dùng phép nhân hóa tài tình, ví cây dừa – một vật vô tri lại biết "dang
tay", biết "gật đầu”. Coi ngọn cây, lá cây như một người trẻ tuổi tự do phóng
khoáng bay lượn thỏa thích dưới bầu trời. Thì đến thân cây, dưới bàn tay biến đổi
linh hoạt của tác giả, nó không phải là một thân cây to khỏe, mãnh mẽ vươn đến
chân trời mà dường như lúc này, cây dừa lại trở thành một người từng trải qua
"tháng năm" cuộc đời, là con người lam lũ, chịu thương chịu khó nhưng vẫn có
chút gì đó khỏe mạnh, đầy sức sống như chính hình ảnh của con người Việt Nam
21
từ trước đến nay. Dù cho thân cây " bạc phếch " đi chăng nữa thì nó vẫn cho ra
những quả dừa sum xuê, đầy ắp.
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao"
Đọng lại sau những ngày tháng kết tinh và những quả dừa ngọt nước, mát
lạnh trên thân cây. Nhưng đôi mắt của trẻ thơ thì những qua dừa ấy – "đàn lợn
con" hiện lên sao mà đáng yêu đến lạ lùng. Và chắc chỉ có chúng mới có những
liên tưởng thú vị đến mức độc đáo như vậy.
Là người mang trong mình tình yêu thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành
cho nó một sự quan sát cẩn thận. Những sự vật, sự việc biến đổi theo cây dừa cũng
được cậu đem vào thơ. Trong đêm đen huyền dịu, vẻ đẹp của cây dừa cũng không
hề bị lu mờ đi, mà nó còn trở nên rực rỡ và lung linh không thua kém so với những
vì sao trên trời. Trước khi đến cái dư vị "nước ngọt", "nước lành", Trần Đăng
Khoa cũng không quên tô vẽ cho các tàu dừa trở thành những chiếc lược răng cưa
nhằm vuốt ve, vỗ về từng áng mây xanh. Những tàu xanh ngát ấy như vươn mình
hòa tận vào chân trời, vào không gian bao la rộng lớn kia để thỏa sức vui đùa...
“Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”
Không chỉ miêu tả hình dáng, mà Trần Đăng Khoa còn tỉ mỉ đến mức vị
ngọt của "đàn lợn con" cũng được ví như những hũ rượu mang cái vị gây nghiện
mà ai đó đã đem từng chùm từng chùm bọng nước như một vật trang trí để treo
quanh cổ dừa. Hai câu hỏi tu từ đã bộc lộ sự thích thú khi khám phá, tò mò của
trẻ con, và có lẽ đó phải chăng cũng là một nét đẹp trong tâm hồn của tác giả, nét
đẹp về nguồn cội, về cái nguyên sơ mà nó đến.
Thực sự, nhà thơ rất chín chắn so với lứa tuổi. Không chỉ vẽ tranh bằng thơ
mà cậu bé còn có những suy nghĩ thực sự sâu sắc và ý nghĩa. Trong gốc nhìn của
trẻ con, cây dừa có lẽ cũng chỉ là một nơi để rong chơi. Nhưng ở đây cây dừa
dường như còn có những lợi ích khác mà nó mang lại cho mọi người.
“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…”

22
Đối với người nông dân, trong những ngày thời tiết oi ả, trong những vụ
đồng áng bận rộn thì dường như cây dừa là nơi "dừng chân" nghỉ ngơi của họ.
Khoảnh khắc ấy, cây dừa là chỗ che lắp những cái nắng đến chóng mặt, là nơi để
thư thả cùng cơn gió rì rào, từng tán từng tán lá hòa cùng cơn gió để nhảy múa
theo những điệu nhạc mà thiên nhiên phát ra thật sôi động và vui nhộn. Có lẽ thư
thả trong điệu múa, trong tiếng gió, trong trời xanh mây trắng, không khí yên bình
nên ngón tay của tác giả đã tô vẽ thêm một hình ảnh không thể thiếu trong áng
đồng quê Việt Nam – đàn cò chắc có lẽ cũng cảm nhận được khung cảnh thôn quê
yên bình nên chúng cũng xuất hiện và cùng nhau đánh nhịp "bay vào bay ra" với
tiếng gió, với điệu múa vui tươi.
“Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”
Có thể nói, tất cả vẻ đẹp mà cây dừa có đều tập trung ở hai câu thơ cuối,
hình ảnh cây dừa lúc này hiện lên thật hùng vĩ và đẹp đẽ. Trong cái khoảng trời
mênh mông bát ngát như vậy nhưng cây dừa vẫn với tư thế tự tin như một thứ gì
đó ngang bằng với đất trời. Thần thái ung dung bề thế đến sáng lạn của nó phải
chăng là một nét ví von đặc sắc trong cái nét thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tư
tưởng của nhà thơ, trời đất dù bao la đến đâu cũng chỉ là người người bạn, những
điều thân thuộc bình dị xung quanh chúng ta, chỉ cần vươn tay là có thể nắm được.
Điều này đã phản ánh được tinh thần của tác giả, đó là một tinh thần lạc quan, yêu
đời – một điều có thể coi là rất quý báu trong bối cảnh chiến tranh lúc ấy. Mang
một ánh mắt đúng nghĩa của một trẻ thơ để nhìn nhận thiên nhiên, đưa thiên nhiên
thổi vào hồn thơ khiến nó còn trở nên tuyệt vời hơn hiện thực. Quả thật, tài hoa
của Trần Đăng Khoa là một điều vô cùng hoàn hảo.
Qua bài thơ "Cây dừa", Trần Đăng Khoa đã cho đọc giả thấy được tài hoa
trong cách chơi chữ ở mỗi vần thơ, nét độc đáo trong việc sử dụng những biện
phát nghệ thuật nhân hóa và so sánh đã khắc họa cây dừa trở nên sống động, khiến
nó không còn là một cây dừa bình thường với tàu xanh – thân xám. Dường như,
qua ngôn ngữ của cậu bé, nó xuất hiện với muôn màu muôn vẻ, tràn đầy sắc thái
biểu cảm. Không chỉ thế, các từ láy "đủng đỉnh", "rì rào" cũng làm tăng thêm sức
ngợi hình, gợi thanh cho bài thơ. Chính những điều ấy lại hóa như một nốt nhạc
son thấm đệm cho tiếng lòng của tác giả. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Trần
Đăng Khoa đã rất thành công trong việc điểm tô cho hình bóng cây dừa không chỉ
trong ánh mắt trẻ thơ của ông mà nó còn xuất hiện thật thơ mộng trong mắt của
hàng ngàn trẻ em nói riêng và thật sâu lắng trong tim của người Việt Nam nói
chung.

23
Mang những áng văn bất hủ của mình của mình gieo vào tâm hồn người
đọc, quả thật Trần Đăng Khoa đã thể hiện một cách sâu sắc về cái nhìn tinh tế và
đầy nhạy bén trong sự hồn nhiên, thơ ngây của đứa trẻ, làm cho ta cảm thấy thật
tươi đẹp về những miền kí ức của năm tháng còn thơ, của những kỉ niệm về cảnh
tình xưa cũ không thể trộn lẫn với một thi nhân nào khác, đúng như lời nhận định
của nhà văn Đình Kính: "Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng không
trộn lẫn. Giống như ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù
nghe ở đâu vẫn nhận ra chất nhạc của riêng một người".

V. Một số bài thơ của Trần Đăng Khoa

Ảnh Bác
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi

Bác lo bao việc trên đời


Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...

Em gặp Bác Hồ
Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giường
Đưa bàn tay mát như kem sữa
Xoa lên trán em đang dịu lửa
Vuốt lên mắt em đang bớt mờ
A, Bác Hồ!
Bác Hồ ta đó!
Bác mặc tấm áo ka ki
Bàng bạc sương rừng Pắc Bó
Trán Bác có ngôi sao
Thảo nào
Bác đi đêm không lạc
Bác cười rung rung chòm râu

24
Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể
Thơm nắng đường xa
Bác cho em nhiều quà
Và khen dạo này em béo khỏe
Hơn ngày xưa nhiều

Cúc áo em bị đứt từ chiều


Đêm phanh ra, hở ngực
Bác đắp vào cho em
Rồi Bác ra rất êm
Bác đi!
Bác đi rồi!
Em bỗng oà lên khóc
Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc
Nhìn xem Bác có đâu đây
Chỉ thấy đầy trời đèn sáng, mưa bay
Người người lặng im đi viếng Bác
Bóng đèn rưng rưng nước mắt...

Đúng rồi
Bệnh viện em vừa truy điệu Bác chiều nay
Nhưng Bác chỉ yên nghỉ ban ngày
Chứ ban đêm là Bác rời linh cữu
Bác chào chú đứng gác
Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới
Để chăm sóc trẻ con
Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện...
Viện Mắt - phố Bà Triệu, đêm 9-9-1969

Bàn chân thầy giáo


Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em không rõ

Sáng nào bom Mỹ dội


Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi

25
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về


Nụ cười vui vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Đôi bàn chân
Ôi bàn chân
In lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình

Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh


Hay Tây Ninh, Đồng Tháp?
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc
Cho lẽ sống làm người
Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Rung động bao điều suy nghĩ
Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ
Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường
Em đi suốt chiều dài yêu thương
Chiều sâu đất nước
Theo những dấu chân người thầy năm trước

Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất


Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời...

Cô Thị Mầu
Lúa rơm tạm thu gọn lại
Màn phông căng đỏ sân đình
Điện xanh vòm đa cổ thụ
Người xem đông như mít tinh

Xóm làng như xóm làng xưa


Trong tiếng trống chèo sâu vợi
26
Tiếng mõ đưa hương hoa đại
Len dần vào mọi tâm tư

Kìa cô Thị Mầu lên chùa


Đỏng đảnh dáng đi, mắt liếc
Ngắm cái tay cô phẩy quạt
Tưởng mình sống đã trăm năm

Người xem thoáng như quên chị


Chiều nay gánh lúa trên đồng
Tần tảo nuôi em, nuôi mẹ
Mười năm ròng rã chờ chồng...

Gửi theo các chú bộ đội


Cháu nghe chú đánh những đâu
Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi
Đến đây chỉ thấy chú cười
Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bi

Rồi từ nhà cháu chú đi


Lúa chiêm vào mẩy, chim ri bay về
Nghiêng nghiêng buồng chuối bên hè
Rặng tre, bãi mía bốn bề vẫy theo...

Chú qua bao suối bao đèo


Đến nay chắc đã thêm nhiều chiến công
Ngoài này cháu đứng cháu trông
Những đêm súng nổ, lửa hồng chân mây

Cháu về lớp cũ tường xây


Thông hào luồn dưới bóng cây xanh rờn
Chú đi phá nốt bốt đồn
Cuối trời còn giặc, chú còn ra đi

Vẫn mong ngày chú trở về


Lại ngồi với cháu bên hè đánh bi...

27
Hoa lựu
Em trồng cây lựu xanh xanh
Cuốc kêu chưa dứt mà cành đầy hoa
Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày
Nhớ khi mưa lớn, gió lay
Em mang que chống cho cây cứng dần
Trưa nay bỗng thấy ve ngân
Ve ngân trưa nắng, quả dần vàng tươi
Em ăn thấy nó ngọt bùi
Tặng chú bộ đội, chú cười với em

Đêm về đạn chú bắn lên


Đỏ như hoa lựu trên nền trời xanh

Hà Nội có Bác Hồ
Em chưa về Hà Nội
Nhưng đêm đêm nghe cơn gió mới
Về gò thiêng Đống Đa
Về chiếc cầu sắt bắc trên những mái nhà
Xe lửa và ô tô đi không gãy
Về nước hồ Gươm xanh như một mảnh trời
Ngọc Hoàng đánh rời xuống đấy!
Về ngôi nhà Bác ở giữa Ba Đình
Bóng Bác bên cây vú sữa
Tiếng Bác Hồ cười
Em nghe rất rõ...

Trưa nay đài bỗng đưa tin


Giặc Mỹ ném bom Hà Nội
Tiếng loa dội từ mái ngói
Từ bờ tre
Từ ao cá mè
Từ bờ vùng mới đắp
28
Tiếng loa dậy lên từ đất
Tiếng loa dội xuống từ trời
- Thằng giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác Hồ đang ở...
Mẹ em nấu cơm giụi lửa
Bố em họ trâu giữa đường cày
Các cô, các thầy
Ngừng giảng bài giữa lớp...
Bạn Tĩnh, bạn Nho, bạn Lập
Bạn nào mắt cũng đỏ hoe
Bé Giang ngồi ở đầu hè
Cũng thôi đánh chuyền đánh, chắt.
Tiếng loa dậy lên từ đất
Tiếng loa dội xuống từ trời
- Thằng giặc Mỹ ném bom Hà Nội rồi
Hà Nội có Bác Hồ đang ở...
Tiếng trống gọi ngoài trụ sở
Chúng em đi
Lầm lì
Làng xóm quê em
Bỗng thành Hà Nội
Tiếng ho dội từ mái ngói
Từ bờ tre
Từ ao cá mè
- Đà đảo giặc Mỹ xâm lược!
- Đà đảo giặc Mỹ xâm lược!
Nhà sau ngõ trước
Người người kéo ra đồng
Tay cày tay súng
Viên đạn bỗng nhiên nóng bỏng
Trên đường I83
Xe xích đi qua
Rầm rập...
Mũ sắt lô nhô
Tên lửa lóa nắng trời...
- Các chú bộ đội ơi!
- Các chú bộ đội ơi!
Thằng giặc Mỹ nó ném bom Hà Nội rồi!
Hà Nội có Bác Hồ đang ở.

29
Mang biển về quê
Lấp lóe lửa chài - sao hiện ra
Mây bay lóng lánh - cánh buồm xa
Em mang sắc biển về quê đó
Sắc biển xanh trên những mái nhà

Mưa
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn

30
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi
Rơi...
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...

Sao không về Vàng ơi?


Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau
31
Chân trước chồm, mày bắt
Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật
Đưa vội tao vào nhà
Dù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy
Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này!
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
Không nghe tiếng mày sủa
Như những buổi trưa nào
Không thấy mày đón tao
Cái đuôi vàng ngoáy tít
Cái mũi đen khịt khịt
Mày không bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao!

Sao không về hả chó?


Nghe bom thằng Mỹ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!

Trăng sáng sân nhà em


Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em...

Hàng cây cau lặng đứng


Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
32
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em...

Kẹo hồng kẹo xanh


Tay em cầm một cành đào
Ngày mồng một tết, chúng em vào thăm anh
Các anh ở giữa đồng xanh
Giơ tay ra đón, các anh cùng cười
Cành đào em tặng rất tươi
Thấy các anh khỏe, các anh cười, em yêu
Kẹo xanh, kẹo đỏ rất nhiều
Đứa nào anh cũng chia đều như nhau
Đứa nào anh cũng xoa đầu
Đứa nào anh cũng bế lâu trong lòng

Khẩu pháo nó đứng nó trông


Chú ta cũng muốn kẹo hồng, kẹo xanh

Con cò trắng muốt


Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
(Ca dao)

Khi cơn mưa đen rầm đằng đông


Khi cơn mưa đen rầm đằng tây
Khi cơn mưa đen rầm đằng nam, đằng bắc
Em thấy
Con cò
Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa...

Cây lúa mừng vui phất cờ


Dây khoai nảy xanh lá mới
Cau xòe tay hứng giọt mưa rơi
Ếch nhái uôm uôm mở hội
Cá múa tung tăng...
Nhưng không ai biết
33
Con cò
Co ro
Chịu rét
Trên cành cây...

Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng đông, đằng tây
Đến khi cơn mưa lại đen rầm đằng nam, đằng bắc
Em lại thấy
Vẫn con cò ấy
Bay ra
Trắng muốt
Mừng đón cơn mưa...

Họp báo: “Chim họa mi”


Chiều nay “Toà soạn” họp
Ở nhà bạn Thuý Giang
Chủ nhà đã sẵn sàng
Ngả ra con lợn béo

Đầu tiên “nhà thơ” Lộ


Tóc đỏ như râu tôm
Chưa bước vào đến cửa
Đã đọc thơ ồm ồm

Rồi đến “hoạ sĩ” Lập


Tai gài chiếc bút lông
Tay cầm quả bóng nhựa
Vừa đi vừa tung tung

Cuối cùng, “nhà báo” Tĩnh


Đánh một chiếc quần đùi
Anh chàng vừa đi hôi
Tay còn tanh mùi cá

Mấy “nhà” ngồi xuống đất


Bàn ra báo ngày mai
“Nhà thơ” thì nói ngắn
“Nhà báo” thì nói dài
34
Chưa bàn xong công việc
Chủ nhà đã bưng lên
Toàn là chả với nem:
Những khoanh khoai lang luộc!

Tiếng chim chích chòe


Em đi học về
Thấy ụ pháo giữa đồng quê
Bao nhiêu khẩu pháo đều rê rê nòng
Pháo vươn theo ngọn cờ hồng
Trong tay một chú vẫy trong nắng chiều
Gió đồng vui reo
Cánh đồng rộng rãi
Nòng pháo bỗng nhiên dừng lại
Bao nhiêu cái mũ lắng nghe
Xa xa từ một ngọn tre
Tiếng chim chích choè đang hót...

Đất trời sáng lắm hôm nay


Bác ơi! Cháu đến đây rồi
Ba Đình phượng đỏ, một trời tiếng ve
Cháu nghe Hà Nội vào hè
Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa tươi

Sang năm Bác tám mươi rồi


Bác ơi! Bác thấy trong người khỏe không?
Hàng ngày chúng cháu ước mong
Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui

Bác lo nghĩ suốt một đời


Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày
Đất trời sáng lắm hôm nay
Cháu nhìn mái ngói bóng cây bồi hồi

Bác ơi! Cháu đến đây rồi


Xanh trên nhà Bác vẫn trời mùa thu...

35
Góc sân và khoảng trời
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...

Khi mẹ vắng nhà


Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín


Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!


- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Buổi sáng nhà em


Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi

36
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Cái sân
Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya
Thường là xỉa cá mè
Hay làm mèo đuổi chuột
Những lúc mưa sậm hột
Em bắt cái vòi cau
Chảy vào giữa chum sâu
Khi trời râm em vẽ
Vẽ cô tiên lặng lẽ
Rải hoa trên bầu trời
Thế là bao đồng lúa
Cứ chín vàng, vàng tươi...

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần, T. N. (2012). Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng
Khoa (Doctoral dissertation, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng).
2. TS. Lã Thị Bắc Lý. (2006) Giáo trình Văn học thiếu nhi (Nhà xuất bản Đại học
sư phạm, Trường đại học Thái Nguyên).
3. SGK (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Tiếng Việt (lớp 1, 2, 3), Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
4. Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.
5. Giáo trình Văn học trẻ em, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà.
6. Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa, Báo văn nghệ số 42 (18/10/1980), Hồng
Diệu.
7. Bài báo “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa”, tác giả Đình Kính, Hội Nhà Văn Hải
Phòng.

38
39

You might also like