You are on page 1of 9

TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN

NGẮN

1. Giới thiệu hướng tiếp cận và các lý thuyết hữu quan


Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc
đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, cái
chính của truyện ngắn nằm ở cái nhìn tự sự với cuộc đời. Tác giả truyện ngắn thường
hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân
sinh hay đời sống tâm hồn con người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh. Chính vì
vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp.
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó
nói chung là để nhận ra một điều gì đó.
Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý
thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. (Trần Đình Sử nnk., 2022)
Chủ đề là vấn đề về triết lý, xã hội, đạo đức, và các loại hình tư tưởng khác
được đặt ra trong tác phẩm. Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ
sở đề tài. Tác phẩm văn học có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề. (Lại Nguyên Ân,
2004)

2. Cách thức ứng dụng lý thuyết vào việc tiếp cận tác phẩm (sử dụng công cụ
nào)
2.1 Cốt truyện (Phương Anh)

Cốt truyện trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen – ri là cốt truyện
khá phức tạp. Ngoài cốt truyện bề nổi ta còn bắt gặp cả cốt truyện ngầm nữa, tuyến
truyện thứ nhất có thể được trình bày theo 5 phần chính phần thứ nhất đó chính là
phần trình bày là tại một khu họa sĩ có một cô gái là Giôn – xi bị bệnh sưng phổi nặng
sự sống rất yếu đuối và cô đó rất chán nản với bệnh tật của mình và người chị Xu hết
mực chăm sóc và động viên cô em gái của mình. Phần thắt nút thể hiện mấu chốt của
câu chuyện đó là Giôn – xi gửi gắm tất cả sự sống của mình vào những chiếc lá
thường xuân bên ngoài cửa sổ, nếu như những chiếc lá đó rụng hết cũng là lúc cô lìa
xa cuộc đời này vì căn bệnh sưng phổi. Cốt truyện cứ thế phát triển dần những chiếc
lá rụng càng nhiều càng thể hiện sức khỏe của Giôn – xi cũng dần suy tàn. Tình huống
lên đến đỉnh điểm là cây thường xuân chỉ còn lại duy nhất một chiếc lá và trong thời
tiết vô cùng khắc nghiệt là mưa lạnh và từng cơn gió cứ rít lên thì chiếc lá ấy sẽ rơi là
tất yếu và việc chiếc lá đó rơi cũng là lúc sự sống của Giôn – xi bị dừng lại. Kết thúc
của cốt truyện là Giôn – xi đã không chết bởi vì chiếc lá đó không rụng, chính chiếc lá
đã gieo hi vọng sống tiếp cho cô gái.

Cốt truyện song hành bề chìm đó chính là cốt truyện kể về cuộc đời của họa sĩ
già Bơ – mơn, ông luôn khát khao trong những năm tháng cuối của cuộc đời có thể tạo
ra được một kiệt tác. Khi biết Giôn – xi bị bệnh nặng và sự sống của cô được chính cô
gắn vào những chiếc lá của cây thường xuân dưới thời tiết vô cùng khắc nghiệt ở bên
ngoài và cụ Bơ – mơn đã muốn cứu Giôn – xi, cụ nghĩ ra một cách đó là cụ sẽ vẽ một
chiếc lá để cho Giôn – xi có động lực sống tiếp. Cụ Bơ- mơn đã hoàn thành bức vẽ
của mình trong một tối mùa đông vừa mưa vừa giá lạnh và sau khi hoàn thành bức vẽ
cụ cũng đã ra đi sau chỉ 2 ngày chống chọi với căn bệnh viêm phổi.

Kiểu cốt truyện song hành ấy tạo nên sự bất ngờ thú vị cho tác phẩm khi mà
Giôn – xi một người tưởng chừng là chết do căn bệnh sưng phổi đã mắc từ lâu thì lại
được sống và ông họa sĩ già Bơ – mơn người đang khỏe mạnh thì lại chết do mắc phải
căn bệnh sưng phổi chỉ sau hai ngày mắc bệnh. Hiện tượng đan cài nhuần nhuyễn các
tuyến cốt truyện trên đã cho thấy Ô- Hen – ri xứng đáng là một cây bút lỗi lạc từng chi
tiết được ông xây dựng nên vô cùng hợp lý có sức thuyết phục đối với bạn đọc làm
cho cốt truyện trở nên chặt chẽ.

bên cạnh đó, Cốt truyện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính thể hiện được câu
chuyện của những người họa sĩ, họ tuy nghèo nhưng lúc nào cũng có khát khao mãnh
liệt với nghề, họ luôn luôn mong ước trong cuộc đời họa sĩ của mình có thể tạo nên
một kiệt tác và giôn – xi trong lúc bị căn bệnh sưng phổi cô vẫn chỉ vừa tạm lắng
trong mình một ước muốn đó là vẽ vịnh Na - pô – li và cụ họa sĩ già Bơ – mơn lúc nào
cũng đau đáu về một kiệt tác nghệ thuật và cụ cũng đã hoàn thành kiệt tác đó vào lúc
cuối đời của mình.
2.2 Nhân vật (Thúy An)
Giôn-xi: nữ họa sĩ nghèo, khao khát vẽ vịnh Na-pô-li. Mắc bệnh viêm phổi, tin
rằng mình nhất định sẽ chết - tuyệt vọng - gửi sự sống mong manh vào lá
thường xuân -> Nhân vật nữ nhạy cảm yếu đuối, mong manh trước sự khắc
nghiệt của nghịch cảnh.
Giôn-xi trước khi thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng
“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn -xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo rèm
lên” -> Trước sự vùi dập của bệnh tật và cái nghèo cô trở nên vô tâm thờ ơ
với chính bản thân mình và thờ ơ với người xung quanh (“Khi những sợi dây
ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng sợi một”)
“Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em cũng sẽ chết” -> Mất niềm tin
vào sự sống, không có ý chí sinh tồn.
Giôn-xi sau khi thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng
“Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng kia vẫn còn đấy để em thấy
rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội” -> Hiểu ra giá trị của cuộc
sống qua hình ảnh chiếc lá thường xuân chống chọi với giông bão, nhận ra sự
vô tâm, yếu đuối của bản thân. Nhận thức được suy nghĩ tệ hại của bản thân
“muốn chết cũng là một tội”
“Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo… mang cho em chiếc gương tay…để em
ngồi dậy xem chị nấu nướng” -> Tha thiết với cuộc sống, bắt đầu quan tâm bản
thân (quan tâm đến nhan sắc của mình) và quan tâm người xung quanh (Xu).

Tạo dựng lại cho mình tình yêu đối với nghệ thuật, thứ mà cô bỏ ngỏ kể từ khi
bệnh tật, Giôn-xi mong muốn một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-pô - li “Xu
ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-pô-li”

-> Nhân vật Giôn-xi có sự vận động trong tâm lý, suy nghĩ và hành động nhờ
vào sự tác động của chiếc lá thường xuân cuối cùng.

Bơ-mơn:
Ngoại hình “Cụ Bơ-mơn mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, trong tư thế một tay
thợ mỏ già” -> Ông lão họa sĩ nghèo mang một vẻ khắc khổ.
Hành động: “Giày và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt”, “tìm thấy một chiếc
đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài
chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với
nhau” -> Cụ đã vẽ kiệt tác (chiếc lá) vào cái đêm bão táp khủng khiếp, để tiếp
thêm niềm tin hi vọng sống cho Giôn-xi và cũng gián tiếp để lại kiệt tác để đời
của mình-> Một hành động xả thân xuất phát từ lòng nhân hậu và trái tim yêu
thương.
-> Nhân vật giàu lòng nhân ái, đức hi sinh, khát khao cống hiến cho nghệ thuật
Xu: Nữ họa sĩ nghèo, sẵn lòng chăm sóc cho cô bạn cùng phòng nhưng cũng
bất lực trước nghịch cảnh “Cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối. Nếu em
không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây?”
+ Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi
+ Xu sợ khi chỉ còn 1 chiếc là thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường
khiến Giôn-xi càng mất đi hi vọng sống.
=> Tình cảm chân thành của Xu với cô bạn yếu đuối trọ cùng
- Xu kể về cái chết của cụ Bơ-mơn bằng một giọng cảm động và chân thành
còn có cả sự biết ơn.
-> Nhân vật nữ giàu tình yêu thương, có sự đồng cảm sâu sắc
Bơ-mơn - kiểu nhân vật người cứu nguy: các “ nhân vật cứu nguy” ở đây là đàn
ông. Cách xây dựng nhân vật này cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa nhân vật nam và
nhân vật nữ trong tác phẩm của O henry. “Người phụ nữ của ông thường mềm yếu nên
có khi bị chán nản, buông xuôi chờ đợi cái chết,...Nhưng vào những giây phút nguy
hiểm thì người cứu họ là những người đàn ông. Những nhân vật nam xuất hiện để
giúp đỡ, thậm chí cứu sống nhân vật nữ.
Nhân vật Bơ-mơn, hành động cứu nguy - vẽ chiếc lá thường xuân không phải
là chi tiết ngẫu nhiên mà là hệ quả của một tấm lòng nhân ái, khát khao tạo nên
một kiệt tác “họ (Bơ-mơn và Xu) ngoái ra ngoài cửa sổ, sợ sệt nhìn cây
thường xuân” có thể ý nghĩ cứu sống Giôn-xi bằng chiếc lá thường xuân đã
được nhen nhóm từ khi ấy, khi ông cụ nhận thấy mối liên quan giữa cô gái và
chiếc lá thường xuân cuối cùng.
KQNC
Sự lựa chọn nhân vật: Các nhân vật trong tác phẩm đều có những điểm
chung cơ bản (là nghệ sĩ, sống nghèo khổ, bệnh tật, khát khao cháy bỏng với
nghệ thuật). Các nhân vật nghệ sĩ sống giữa cái nghèo và bệnh tật nhưng vẫn
dạt dào lòng yêu thương đã mở ra sự đối lập giữa thế giới khắc nghiệt của hiện
thực và thế giới của tình người ấm áp.
Ở họ không có thiện ác chỉ những người nghệ sĩ với tình yêu thương, sợi dây
kết nối giữa họ là tình yêu với nghệ thuật, sự đồng cảm, thấu hiểu nhau

Hành trình đi từ yếu đuối, buông xuôi trước số phận sang ham muốn sống trở
lại với Giôn-xi là minh chứng cho sức mạnh tình cảm cao cả của con người với
nhau, sức mạnh của tình yêu cuộc sống chiến thắng bệnh tật.
Hành động cứu nguy đã góp phần hợp lý hóa nhân vật cứu nguy Bơ-mơn. Như
vậy nhân vật cứu nguy đã đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ nút thắt
của cốt truyện và góp phần to lớn trong việc mở ra cái kết bất ngờ và kiến tạo ý
nghĩa sâu sắc cho văn bản.
2.3 Chủ đề (Hoài Anh)
- Tình yêu thương, sự đồng cảm và thấu hiểu giữa những con người nhỏ
bé trong xã hội:

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri đã thể hiện tình yêu thương
cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những
người hoạ sĩ nghèo: Giôn-xi không những chôn vùi ước mơ mà còn phải vật vã chiến
đấu với bệnh tật, cụ Bơ-men thì khát khao tạo ra một kiệt tác nghệ thuật dù nay tuổi đã
cao. Cả hai đều có ước nguyện riêng nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được. Không
chỉ tái hiện khó khăn về mặt vật chất của con người, O. Henry còn nhìn thấy ở họ các
bi kịch tinh thần. Chính điều ấy khiến những kiếp người nhỏ nhoi dần đánh mất chính
mình, rơi vào trạng thái “chết dần chết mòn”. Giôn-xi, cô họa sĩ trẻ với bao hoài bão
và nhiệt huyết, lại mắc bệnh sưng phổi và chỉ còn biết ngồi đếm từng chiếc lá trên cây
thường xuân. Thời điểm chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là khi cô thỏa hiệp với số
phận và chấp nhận buông xuôi. Cụ Bơ-men, người họa sĩ với niềm ước ao vẽ được
một tác phẩm để đời nhưng trớ trêu thay, mong ước này chưa bao giờ trở thành hiện
thực. Cụ chỉ có thể ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ, kiếm ít tiền sinh sống qua ngày.
O. Henry không dùng ngòi bút để tô hồng hay đánh bóng hiện thực mà đi vào góc tối
số phận để kiếm tìm cảm hứng sáng tác và đã mang đến cho tác phẩm luồng sáng mới,
xua tan đi bóng đêm phủ kín từng nhân vật. Luồng sáng ấy không chỉ là bước ngoặt
trong câu chuyện, nó còn là hiện thân của tình yêu thương con người.

- Bản tuyên ngôn về nghệ thuật chân chính:

Chiếc lá cuối cùng không chỉ mang đến cho người đọc những thông điệp nhân văn
sâu sắc về cuộc đời, sự vượt qua nghịch cảnh để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp mà
nó còn là lời nhắc nhở, bản tuyên ngôn về nghệ thuật thuật chân chính. Với O. Henry,
nghệ thuật là một thứ cao cả, giàu ý nghĩa và sâu sắc. Cụ Bơ-men cuối cùng cũng đã
hoàn thành tâm nguyện tạo ra được một kiệt tác. Tác phẩm để đời ấy của cụ, không
phải vẽ về những thứ hào nhoáng, bóng bẩy mà chỉ là chiếc lá thường xuân bình
thường.Thế nhưng, sự bình thường đó lại chứa đựng một sức mạnh cứu rỗi lớn lao.
Điều đó đã cho thấy, nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống .Nghệ thuật đích thực,
phải là thứ nghệ thuật vị nhân sinh, kiến tạo nên một thế giới mới, tốt đẹp và bác ái
hơn, cũng giống như bức tranh của cụ Bơ-men, phải sinh ra vì con người và vì hạnh
phúc con người. Nó phải thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, thêm nâng
niu và trân trọng cuộc sống này hơn.

3. Kết quả nghiên cứu


3.3 Chủ đề (H Anh)
Truyên ngắn “Chiếc lá cuối cùng” truyền tải đến người đọc một thông
điệp vô cùng cao cả về tình yêu thương của con người với con người. Tác giả
đặt mình vào trong sự khốn khổ của từng nhân vật để lắng nghe thật kĩ tiếng
lòng, đem nó phơi trải lên trang văn với thái độ trân trọng và cảm thông. Dẫu
sống trong tình cảnh thiếu thốn nhưng các nhân vật trong tác phẩm chưa bao
giờ để tình yêu thương đồng loại nguội lạnh. Họ thấu hiểu, kề cạnh, tiếp thêm
sức mạnh cho nhau để tạo nên những phép màu kỳ diệu. Bên cạnh đó tác phẩm
muốn muốn nhắn nhủ rằng phải đem nghệ thuật mà phục vụ cuộc sống con
người, cũng giống như cụ Bơ – men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì
hạnh phúc con người, đó mới là giá trị chân chính của nghệ thuật.
4. Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm (Ưu, khuyết điểm, có hướng tiếp cận
nào khác kết hợp được)
Định hướng tiếp cận có phù hợp không?
Thuận lợi (P ANH)
“Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm mang dấu ấn của nhiều khuynh hướng (hiện
thực, lãng mạn, nhân văn)
Việc tiếp cận dưới góc độ đặc trưng thể loại truyện ngắn sẽ tạo cơ sở để có cái
nhìn khách quan đồng thời khai thác được hết các dấu ấn của các khuynh
hướng trong tác phẩm.

Việc tiếp cận theo đặc trưng thể loại truyện ngắn và cụ thể khi tiếp cận dưới
góc độ cốt truyện sẽ giúp cho người học nắm rõ được từng chi tiết trong văn bản từ đó
làm tiền đề để phân tích những nội dung khác trong văn bản như tìm hiểu về tính cách
nhân vật hay các thông điệp mà văn bản muốn gửi tới người đọc.

Nhân vật trong tác phẩm được xây dựng khá đơn giản, cách xây dựng nhân vật
độc đáo (hai nhân vật chính). Lựa chọn các nhân vật có điểm chung nhất định ->
Thuận lợi trong phân tích.

Các nhân vật trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” đại diện cho những tầng lớp
nghệ sĩ nghèo trong xã hội, từ việc xây dựng nên các nhân vật như Giôn – xi, cụ Bơ –
men và Xu đã cho thấy được khát vọng và đam mê của họ với công việc mà họ đã lựa
chọn, cái nghèo cũng không hề làm cho họ nản chí mà càng làm cho khát vọng tạo
nên kiệt tác của họ trở nên mãnh liệt hơn. Bên cạnh đó cũng khắc họa một tình bạn vô
cùng bền bỉ và cảm động khi mà họ chăm sóc cho nhau từng li từng tí khi bị bệnh đến
cách mà họ động viên nhau vượt qua khó khăn và hơn thế đó chính là sự hi sinh của
cụ Bơ – men khi tạo ra kiệt tác nghệ thuật lúc cuối đời để cứu sống Giôn – xi. Thông
qua việc tiếp cận nhân vật thì người học có thể hiểu hơn về những số phận của những
người nghệ sĩ nghèo chân chính và những khao khát mãnh liệt cháy bỏng của họ đối
với nghệ thuật chân chính.

Mỗi một tác phẩm văn học khi ra đời nó đều có một sứ mệnh riêng. đối với “Chiếc lá
cuối cùng” cũng chính là như thế việc tìm ra những giá trị chân chính của nghệ thuật
và những giá trị ấy phải phục vụ cho cuộc sống của con người là điều cốt lõi mà văn
bản hướng đến. Chính vì thế việc định hướng tiếp cận văn bản dưới góc độ chủ đề
giúp cho chúng ta có thể khai thác một cách toàn diện tất cả các giá trị nội dung của
văn bản. Chủ đề là một đặc điểm căn bản trong truyện ngắn, đối với tác phẩm chủ đề
được liên kết chặt chẽ với cốt truyện nhân vật, nhan đề

Khó Khăn (T An)


- Tiếp cận văn bản Chiếc lá cuối cùng theo đặc trưng thể loại truyện ngắn
tạo cơ sở để phân tích những điểm nổi bật trong nghệ thuật và nội dung.
Tuy nhiên văn bản khi đưa vào SGK chỉ là đoạn trích tức đã lược bỏ đi
nhiều chi tiết, nhằm đáp ứng các mục đích sư phạm. Dẫn đến việc khai
thác các khía cạnh của văn bản đôi lúc gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn
nhân vật Bơ-mơn văn bản trích không đề cập nhiều đến nhân vật này,
chỉ vỏn vẹn phần miêu tả ông và Xu nhìn Giôn -xi rồi nhìn chiếc lá
thường xuân và đoạn ông vẽ chiếc lá thường xuân qua lời nhân vật Xu.
Như vậy việc văn bản trích lược đi nhiều chi tiết, dẫn đến việc thiếu căn
cứ để phân tích nhân vật này.
Rút ra kinh nghiệm (HOÀI ANH)

Một số kinh nghiệm rút ra khi tiếp cận tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của
O.Henry theo đặc trưng thể loại:

- Mỗi thể loại văn học sẽ có những đặc trưng tiêu biểu riêng biệt của thể loại đó. Do
đó khi phân tích một tác phẩm văn học cần xác định đúng thể loại của tác phẩm đó
là gì, từ đó, tìm ra những đặc trưng tiêu biểu của thể loại đó, khi tiến hành phân
tích tác phẩm sẽ dựa vào các đặc trưng đó để phát hiện các giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm cần tiếp cận.
- Tìm hiểu về nhân vật trong một tác phẩm truyện ngắn cần xác định các đặc điểm
quan trọng và tính cách của nhân vật đó. Khi tiếp cận truyện ngắn “Chiếc lá cuối
cùng”, ta cần tìm hiểu về các nhân vật chính trong truyện như cụ Bơ – men, Giôn
– xi và Xu để từ đó có thể nhận xét và thấy rõ hơn về tính cách, số phận của từng
nhân vật, mối tương quan cũng như vai trò của từng nhân vật trong tác phẩm đối
với thông điệp mà tác phẩm hướng tới.

- Đối với cốt truyện cần tập trung khai thác điểm nổi bật, đặc sắc trong xây dựng cốt
truyện của tác giả. Từ đó thể hiện được nghệ thuật viết truyện ngắn của tác giả nói
chung và những nét độc đáo, trong phong cách sáng tác nói riêng.

- Đối với chủ đề của tác phẩm, cần chú ý nhan đề, tìm hiểu kĩ về thời đại mà nhà
văn sinh sống, bối cảnh xã hội trong giai đoạn tác phẩm ra đời, các giá trị văn hóa,
tôn giáo và đặc biệt là quan điểm nghệ thuật và phong cách sáng tác của tác giả để
có thể đánh giá và nhìn nhận được các giá trị ẩn sâu trong tác phẩm mà tác giả
muốn truyền tải.

You might also like