You are on page 1of 67

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH

- Tiến trình VH là sự tồn tại, vận động, tiến hóa qua quá trình lịch sử

1. Tiến trình văn học là sự vận động, phát triển tổng thể của văn học

1.1 Tổng thể đồng đại (cùng thời đại)

(nói các k gian khác nhau trong cùng 1 thời gian. VD: VH của 1 dân tộc, 1 quốc gia hoặc
tiến trình VH toàn thế giới TK20) – nghiên cứu trong 1 phạm vi thời gian nhất định của
các không gian khác nhau. Chỉ chọn những tác giả, trường phái, trào lưu tiêu biểu)

Bước đầu tiên khi nghiên cứu tiến trình văn học là nhận diện văn học trong một giai đoạn cụ
thể của nó.

Bước t2, là nhận diện các hình thức tồn tại của văn học giai đoạn đó: như chữ viết (Hán,
Nôm, Quốc ngữ), hình thức xuất bản, truyền bá, giao lưu, các tổ chức văn học

Bước t3: nghiên cứu các hiện tượng văn học nổi bật xuất hiện trong giai đoạn đó, có thể là
các trào lưu, trường phái, các nhà văn tiêu biểu, các thể loại đặc trưng

1.2 Tổng thể lịch đại

- Trong các giai đoạn khác nhau

- Mốc đánh dấu sự phát triển của văn học

- Vấn đề đặt ra là có sự tiến bộ của văn học (nghệ thuật) hay không? Vì sao?  Chắc chắn
có vấn đề tiến bộ nghệ thuật. VH giai đoạn sau có sự mở rộng những khả năng tư duy, mở
rộng khả năng biểu hiện tác phẩm hơn giai đoạn trước.

+ Tiến bộ khoa học: sản phẩm khoa học giai đoạn sau  sản phẩm khoa học giai đoạn trước
bị thay thế, hòa tan trong sản phẩm khoa học giai đoạn sau (VD: Iphone 14 sẽ kế thừa và
phát triển hơn so với Iphone 13)

+ VH nghệ thuật thì k như thế, nó là sự vĩnh hằng, k bị thay thế

 Tiến trình VH là khái niệm của lý luận và mỹ học hiện đại (LLVH là nghiên cứu về VH,
còn mỹ học là nghiên cứu về nghệ thuật nói chung). Bởi cổ đại k nhìn VH như 1 tiến trình,
chỉ ở hiện đại (TK17) mới xem VH là sự tồn tại, vận động, phát triển.

1.3 Phân kỳ tiến trình văn học

Có 6 cách phân kỳ VH

- C1: Phân kỳ dựa trên tiến trình lịch sử xã hội

- C2: Phân kỳ dựa trên phương pháp sáng tác (đặc biệt VH từ TK17-20)
- C3: Phân kỳ dựa vào khuynh hướng, dựa vào trào lưu (chia VH từ các khuynh hướng, trào
lưu)

- C4: Phân kỳ dựa trên thể loại (độc thoại và đối thoại)

- C5: Phân kỳ dựa trên phong cách

- C6: Phân kỳ tiến trình VH dựa trên ý thức nghệ thuật (đi kèm vs nó là đặc trưng ngôn từ)

Tiến bộ nghệ thuật: có. Nhưng tiến bộ NT chỉ là VH giia đoạn sau hoàn thiện hơn về mặt tư
duy nghệ thuật, cách thức biểu hiện phong phú hơn (chứ k phải nhà văn sau lớn hơn nhà văn
trước), các sản phẩm đi trước có giá trị của nó chứ k bị hòa tan ở thế hệ sau

2. Quy luật vận động của tiến trình văn học

2.1 Quy luật vận động của tiến trình văn học – Quy luật chịu sự quyết định bởi cơ sở hạ
tầng (bản chất là VH chịu ảnh hưởng của hiện thực đời sống)

Thể hiện trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật

VH sau 1975, đnc hòa bình, con người quay trở lại vs quy luật thời bình, con người đối mặt
vs vấn đề cơm áo gạo tiền

 ở mỗi giai đoạn khác nhau, VH khác nhau bởi nó bắt nguồn từ hiện thực khác nhau  cơ
sở hạ tầng chi phối văn học về 1 nội dung

- VH ra đời vào 1 giai đoạn nhất định. VD vào thời tư duy con người “vạn vật hữu linh” 
thần thoại, tư duy phát triển  sử thi, phân chia giai cấp  cổ tích  mỗi thể loại ra đời vào
thời kỳ nhất định. Ngôn ngữ VH trung đại: mang tính quy phạm; VH hiện đại: ngôn ngữ
phản ánh 1 cách trần trụi cuộc sống con người.

 VH chịu sự quy định bởi hiện tượng đời sống

Nhưng mặt khác, VH cx có sự tác động trở lại vs hiện thực đời sống (cơ sở hạ tầng).

VH là hình thái thuộc kiến trúc thượng tầng nên nó cx chịu sự chi phối của kiến trúc thượng
tầng (tôn giáo, khoa học,…)

2.2 Quy luật tác động giữa các hình thái ý thức xã hội khác (tác động lẫn nhau)

- Quy luật tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các hiện tượng văn học: có hiện tượng phát và
hiện tượng nhận

(VD: trong truyện Kiều: tư tưởng tài mệnh tương đố  triết học, tư tưởng hồng nhan bạc
mệnh)

- VH còn chịu sự gtacs động của các hình thái ý thức xã hội khác

+ VH và xã hội
+ VH và tôn giáo: các bài kệ của VH Lý – Trần >< sau 1975, tôn giáo như phát huy đc tích
cực của nó làm xh nhân văn hơn

+ VH phục vụ chính trị (Các tác phẩm của Ng Ái Quốc)

 VH chịu tác động của các hình thái ý thức

2.3 Quy luật nội tại (quy luật bên trong, các yếu tố VH tự ảnh hưởng lẫn nhau)

- Sự tác động qua lại giữa các hiện tượng VH vs nhau (nội tại)

- Quy mô tác động diễn ra khác nhau: tác động giữa các hiện tượng VH trong 1 dân tộc (VD:
sự tác động của N.Du vs Tản Đà, N.Duy; sự tác động của Pushkin vs các nhà văn Nga sau
này) hoặc tác động giữa các dân tộc vs nhau (k chỉ tác động đến các nhà thơ Nga mà ông
Pushkin ảnh hưởng đến nhiều nhà văn trên thế giới); hoặc sự tác động trong 1 trào lưu văn
học (trào lưu VH Pháp ảnh hưởng đến trào lưu VH Việt Nam)

- VH kế thừa và cách tân

- Có các mức độ ảnh hưởng khác nhau: mô phỏng, vay mượn, sáng tạo lại, giễu nhại lại

- Con đường ảnh hưởng: trực tiếp và gián tiếp (qua các yếu tố trung gian)

 Quy mô tác động khác nhau, có thể trong 1 dân tộc, thế giới hoặc trào lưu, hoặc cx có thể
dừng ở nhà văn này vs nhà văn khác

- Mức độ ảnh hưởng:

+ mô phỏng: mức độ giống nhiều (VD: ông Hồ Biểu Chánh mô tả tiểu thuyết của Victor
Hugo)

+ Dịch tác phẩm (cx là 1 hình thức sáng tác mà k chỉ là chuyển ngữ)

+ Kế thừa: mức độ ảnh hưởng nhưng sáng tạo nhiều hơn

+ Cách tân: mới hoàn toàn

 có nhiều quy mô, mức độ  trong sự tác động, ảnh hưởng qua lại, luôn gắn vs vấn đề
sáng tạo

- Sự lặp lại của các hiện tượng VH k cùng nguồn cội phát sinh (VD: sự lặp lại của tác phẩm
của Giông Tố của VTP và Lôi Vũ của Tào Ngu, k có chứng cứ nào chứng minh VTP đọc tác
phẩm của Tào Ngu; những sáng tác của Nam Cao vs sáng tác của Chekhov)  sự lặp lại

 Tóm lại
- Tiến trình VH là sự tồn tại, vận động, tiến hóa qua quá trình lịch sử

- Phân kỳ tiến trình VH


- Các quy luật của tiến trình VH (3 tác động

BÀI 2: THỜI ĐẠI, TRÀO LƯU, PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC, PHONG CÁCH
VĂN HỌC
1. Thời đại văn học

- Thời đại là khái niệm chỉ sự phân kì sự phát triển của XH, lịch sử xã hội. Và những
thời kỳ sau đó ta thấy được những bước phát triển của xã hội loài người.

VD: thời đại đồ đá, đồ đồng, thời đại nhà Lê

- Thời đại VH là khái niệm dùng để phân kỳ VH, cụ thể là sự phân chia VH về mặt thời
gian, về mặt không gian văn hóa, cho ta thấy được những bước tiến, bước phát triển,
những dấu ấn riêng của tư duy nghệ thuật ngôn từ qua các thời kỳ.

- Sự phân kì này dựa trên 4 tiêu chí sau:

[1]: quan hệ sản xuất (qh sx phong kiến, tư bản, XHCN)

[2]: Chế độ chính trị, xã hội (xã hội phong kiến, xh XHCN)

[3] Hình thái ý thức trung tâm (phong kiến, tư sản)

[4] Đặc điểm chung của các hoạt động văn học, các hiện tượng văn học thời kỳ đó  tiêu
chí quan trọng nhất

- Ví dụ: Người ta chia VH Phương Tây (Châu Âu) thành 3 thời kỳ

[1] VH cổ trung đại – kéo dài từ VH cổ đại Hy Lạp – La Mã đến trước thời Phục hưng (trung
cổ)  thời kỳ VH tiền tư bản

[2] VH cận đại – tính từ thời Phục hưng TK15 đến nửa sau TK19. Sự giao tranh giữa 2 hệ ý
thức. Trào lưu cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn

[3] Thời kì VH hiện đại – cuối TK 19 đến những năm 50 của TK20 (khoảng 1950, 1960) 
XH tiền công nghiệp – công nghiệp – hậu công nghiệp. Các trào lưu: tượng trưng, siêu thực

 Sự phân kỳ dựa trên sự hình thành và biến đổi của hoàn cảnh kinh tế; chính trị - xã hội –
văn hóa; dựa trên thế giới quan dựa trên đặc điểm VH từng thời đại: về tính cách NV, thi
pháp NT, nhân vật trung tâm,…

2. Trào lưu văn học

- Trào lưu VH là 1 phong trào sáng tác tương đối rầm rộ, có tiếng vang gây ảnh hưởng.

- Trào lưu gồm các yếu tố:


+ Nhà văn

+ Tác phẩm

+ Tổ chức văn học

+ Lí luận và phê bình, thường có cương lĩnh lý luận (VD: nhóm Tự lực văn đoàn có cương
lĩnh)

+ Có nhà xuất bản, tạp chí (VD: tạp chí Nam Phong)

- Điều kiện để xuất hiện trào lưu văn học: điều kiện lịch sử (cơ sở XH) và hệ tư tưởng
nhất định (thế giới quan)

VD: CN Phục hưng, cổ điển, lãng mạn, hiện thực, tượng trưng, siêu thực  mỗi trào
lưu cần đi tìm hiểu đk lịch sử xuất hiện là gì và hệ tư tưởng xh

VD: Trào lưu cổ điển: giai cấp tư sản và phong kiến  sự quân bình của 2 giai cấp 
tạo nên màu sắc cổ điển, có tư sản nhưng mang đậm hệ tư tưởng phong kiến. Cơ sở thế giới
quan của Đề - các: “tôi tư duy để tôi tồn tại”

- Khái niệm TLVH cx có sự tương đồng với khái niệm trường phái sáng tác, thường có
chung một nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật.

VD: trào lưu lãng mạn và trường phái lãng mạn cùng chung nguyên tắc sáng tác. Nhưng
nó là sự khác biệt giữa trào lưu và kiểu sáng tác.

 Điểm khác biệt cơ bản giữa trào lưu sáng tác và kiểu sáng tác

Trào lưu sáng tác Kiểu sáng tác

Giống nhau: chỉ ra được những đặc điểm phong trào văn học đã có

- Đk hình thành trào lưu: trong thời kỳ Kiểu sáng tác là một tư duy nghệ thuật,
nhất định, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể được quy định bởi một thế giới quan và điều
kiện xã hội lịch sử ý thức nhất định. Kiểu
- Thể hiện nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật,
sáng tác xuyên suốt thời kỳ lịch sử, k đặt ra
được quy định bởi một thế giới quan và điều
vấn đề về tính lịch sử, k bị giới hạn bởi yếu
kiện lịch sử nhất định
tố lịch sử, k yêu cầu tư tưởng về thế giới
quan.

Kiểu sáng tác chỉ khảo sát tỉ lệ tương quan


giữa lí tưởng và thực tại, chủ quan và khách
quan chứ không quan tâm đến nội dung cụ
thể của tư tưởng.

Có 2 kiểu sáng tác (kiểu tư duy nghệ


thuật): kiểu sáng tác lãng mạn (tái tạo) vàm
kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện)

 phi lịch sử

VD: Trào lưu chủ nghĩa lãng mạn, 1 phong VD: kiểu sáng tác lãng mạn nó bao hàm
trào văn học hình thành vào TK18 những tác phẩm lãng mạn suốt từ xưa tới nay
(VD: trong những sáng tác của Lý Bạch cx
có lãng mạn, hay trong sáng tác của Quang
Dũng cx có chất lãng mạn, hào hoa)

- Nhóm sáng tác, tổ chức văn học: là cơ sở của trào lưu những chưa tạo nên một trào lưu

VD: ở VN có những nhóm sáng tác: Tự lực văn đoàn, Xuân thu nhã tập, Tao đàn thười
Lê Thánh Tông  đây là những nhóm sáng tác, cơ sở hình thành trào lưu nhưng chưa có
ảnh hưởng  chưa phải trào lưu văn học

(+ Xuân thu nhã tập: hình thành năm 1939 – 1945 thì dừng lại, năm 1942 mới có tác
phẩm xuất bản thành tập Xuân Thu. Trong đó có 3 nòng cốt là Đoàn Phú Tứ - “màu thời
gian”; Nguyễn Xuân Sanh; Phạm Văn Hạnh và một số người cộng tác: Nguyễn Lương Ngọc.
Nguyễn Đỗ Cung (họa sĩ); Nguyễn Xuân Khoát (nhạc sĩ)  nhóm có nhà văn, nhà thơ, nhạc
sĩ, họa sĩ  nhóm sáng tác nghệ thuật

+ Nhóm Tự lực văn đoàn:

 Tuyên ngôn: TLVĐ hợp những người đồng chí trong văn giới; người trong đoàn
đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi 1 tôn chỉ, hết sức
giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau
 Tôn chỉ của TLVĐ: 10 tôn chỉ
 TRụ sở: SN80, phố Quán Thánh, Hà Nội. Đây vừa là tòa soạn báo Phong Hóa –
ngày nay là trụ sở NXB Đời nay)

 Chưa lớn như những trào lưu VH phương Tây nhưng cx để lại tiếng vang và đóng góp
vào quá trình phát triển của VH

3. Phương pháp sáng tác

PP sáng tác là hệ thống hoàn chỉnh những nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật và được hình
thành, xác định bởi một thế giới quan nhất định trong những đk lịch sử xh nhất định.

- PP sáng tác là những nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật (vừa là nguyên tắc tư tưởng
nhưng đc thể hiện qua hệ thống thi pháp). Trào lưu văn học thên sang nghiên cứu sự sinh
thành, nghiêng sang lịch sử văn học, còn phương pháp sáng tác thiên sang nghiên cứu bình
diện cấu trúc (chỉ ra các nguyên tắc sáng tác)
- Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: Đại đa số nhà nghiên cứu cho rằng, PPST = nguyên tắc
sáng tác (nhận thức, tư tưởng) + phương thức (mô hình tư duy nghệ thuật) + thủ pháp (các
biện pháp miêu tả, biểu hiện), trong đó yếu rố thứ nhất được coi là hạt nhân và có tác dụng
quy định đối với hai yếu tố sau:

 So sánh: PPST và trào lưu VH:

Giống: hình thành trên 1 cơ sở lịch sử - xh, thế giới quan nhất nhất định

Khác:

+ Trào lưu: 1 phong trào sáng tác, nghiêng sang sự hình thành, lịch sử văn học

+ Nguyên tắc sáng tác: sáng tác của trào lưu, nghiêng sang bình diện cấu trúc, nguyên tắc
sáng tác của nó như thế nào

- Khi nghiên cứu PP sáng tác, cần phải tập trung vào một số những yếu tố sau:

+ [1]: Cơ sở xh và ý thức hệ (nó gắn chặt vs thế giới quan, với điều kiện lịch sử cụ thể)

+ [2]: Nhân vật trung tâm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ chung)

+ [3]: Nguyên tắc khắc họa tính cách (xử lí quan hệ nhân vật và hoàn cảnh, nguyên tắc xây
dựng thế giới nghệ thuật)

+ [4]: Thi pháp (hệ thống những biện pháp nghệ thuật)

- Lưu ý:

+ PP sáng tác liên quan đến các yếu tố trong tác phẩm

+ PP sáng tác thể hiện trong các loại khác nhau cx có những biểu hiện cụ thể khác nhau.
Cùng 1 PP sáng tác nhưng ở trong những thể loại khác nhau cx có biểu hiện khác nhau
(VD: thơ lãng mạn khác vs tiểu thuyết lãng mạn), bị chi phối bởi yếu tố thể loại

4. Phong cách sáng tác

4.1 Phong cách nhà văn

- Phong cách là những đặc điểm riêng biêt, độc đáo, mang tính đặc sắc, để phân biệt
giữa nhà văn này với nhà văn khác

- Cần lưu ý một số điều sau:

+ Dấu ấn riêng của nhà văn trong sáng tác không đồng nhất với dấu ấn riêng của nhà
văn trong cuộc sống. Cái độc đáo của nhà văn (phong cách) thuộc về lĩnh vực nghệ thuật,
cần xem xét lại nhận định của người xưa: “văn là người”

 Nét độc đáo này phải mang tính thẩm mĩ


 Phong cách có sự ổn định trong sự đổi mới, thống nhất trong sự đa dạng
 Phong cách thể hiện ở tất cả các phương diện của tác phẩm văn học: chọn đề tài, cảm
hứng chủ đạo, thể loại, ngôn từ, lối viết,… (nội dung, nghệ thuật)

- Vai trò của phong cách sáng tác/ nghệ thuật

+ Đối với nhà văn, nó tạo cho nha văn có một vị trí riêng trong giai đoạn văn học, trong
nền văn học, cx là tiêu chuẩn khá cao đánh giá sự trưởng thành của nhà văn.

+ Đối với tác phẩm văn học, phong cách tạo có giá trị hình thành cấu trúc bên trong của
một hiện tượng văn học

+ Đối với nền văn học, nó tạo nên sự phong phú, có thể tạo nên kinh điển, thậm chí tạo
nên bước ngoạt cho nền văn học

+ Đối với tiến trình văn học, phogn cách đánh dấu những bước phát triển của tiến trình
văn học. Họ là những đỉnh cao trong sự vận động phát triển của văn học.

4.2 Phong cách thời đại

- Phong cách thời đại là nét riêng của một giai đoạn văn học, một nền văn học này so
với một giai đoạn, một nền văn học khác. Nó chính là điểm chung trong sáng tác của
các nhà văn (điểm chung ở đây là phương pháp sáng tác chung, chứ không thể khái
quát chung từ các phong cách nhà văn, vì phong cách là cái riêng k lặp lại).

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHỤC HƯNG


I. Chủ nghĩa Phục hưng

1. Cơ sở

1.1. Cơ sở xã hội và ý thức

- Phục hưng: khôi phục, chấn hưng lại những nền văn minh thời Hy Lạp – La Mã sau thời kì
tàn phá của đêm trường trung cổ (TK10-15) (quê hương của phong trào Phục hưng là Ý)

- Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng ra đời sau đêm trường trung cổ, từ TK15, đc coi là
bước tiến vĩ đại trong sự phát triển của loài người

- Điều kiện xh: quá độ từ XH phong kiến lên xã hội tư bản  sản xuất

+ Khoa học phát triển rự rõ như ngành công nghiệp khai mỏ, đóng tàu, thiên văn, đặc
biệt là văn hóa (sách báo ra rất nhiều)

+ Khoa học đạt được nhiều thành tựu lớn: thuyết nhật tâm ra đời thay thế cho thuyết
nhật tâm, tìm ra châu Mỹ

+ Hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú

1.2. Cơ sở thế giới quan


- Nguồn gốc:

+ Triết học duy vật (kp triết học duy vật Mác-Lenin mà là triết học duy vật Bacon):
chủ nghĩa duy vật sơ khai, thủy tổ là Bacon (quan niệm: thế giới này là vật chất, thế giới
luôn luôn vận động)

+ Thời kì này là sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn – chủ nghĩa nhân văn thời kì Phục
hưng  trào lưu tư tưởng tiến bộ nhất, đc giai cấp tư sản dùng để chống lại phong kiến và
thần quyền

 Chủ nghĩa nhân văn yêu cầu khát vọng giải phóng con người thoát khỏi xiềng
xích của chế độ phong kiến trung cổ và nhà thờ
 Chủ nghĩa nhân văn tìm đc ở cổ đại Hy Lạp – la mã thể hiện thái độ yêu thương,
chân trọng con người. Nhưng nhân sinh quân trung cổ lại đề cao nhà thờ, ông thánh 
Nhân văn tìm đc chân trọng con người thời Hy – La cổ đại để khôi phục lại

2. Nhân vật trung tâm

- Nhân vật trung tâm của CN Phục hưng là những con người với niềm vui sống, yêu đời,
niềm vui trần thế (thời kì đầu)

VD: Thể hiện qua tác phẩm “Chuyện 10 ngày” – Boccaccio (Bô-ca-xi-ô): câu chuyện của 10
thanh niên thượng lưu gồm 7 nữ và 3 nam rời bỏ thành thị để lánh nạn ở một biệt thự nông
thôn. Để tiêu khiển, họ quyết định mỗi ngày mỗi người kể một truyện, ngồi tận hưởng cuộc
sống, trò chuyện vs nhau với thái độ vui vẻ, khoái lạc như một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống, bởi cả thời kỳ trung cổ k đc nói về chuyện niềm vui trần thế. Tình yêu là sợi chỉ xuyên
suốt phần lớn các truyện trong Mười Ngày. Đó là cả một vũ trụ muôn màu sắc, từ tình yêu
trong trắng đến tình yêu nặng về xác thịt, từ tình yêu hồn nhiên đến tình yêu phức tạp, từ
gian díu đến đá vàng, từ tình yêu tế nhị đến tình yêu tàn bạo. Yêu thương, ghét giận, ghen
tuông, nhớ nhung, hơn dỗi, oán thù... tất cả các âm hưởng của tình yêu đều được diễn tả.
Boccaccio đưa ái tình, nhục dục là thứ gì đó hết sức bình thường trong đời sống con người,
là một nhu cầu, bản năng của thể ác, cũng có vẻ đẹp riêng đáng trân trọng và ca ngợi.

Ví dụ như trong truyện “Con ma” kể về Tetxa vợ của Gianni có tư tình với Frêđêri, họ
thường xuyên qua lại, hẹn hò với nhau nhờ ám hiệu. Một đêm do xảy ra lỗi từ ám hiệu nên
Frêđêri đã đến nhà Tetago cửa, Tetago giả vờ không nghe thấy, Gianni nghe thấy liền đánh
thức vợ và Tetago bảo đó là ma, đọc thần chú để ma đi đi nhưng thực chất là để người tình
biết rằng chồng ở nhà và hãy quay về đi.

Hay ái tình còn lộ liêu hơn trong truyện “Trăm sự nhờ cái thùng”. Pêronen tư tình với
Gianen khi chồng vừa ra ngoài đi làm. Bất chợt chồng về nên nàng bảo người tình chui vào
cái thùng, được cớ chồng bán thùng nên nàng đã bảo Gianen là người mua với giá cao hơn
và đang trong thùng để xem xét. Lấy cớ cần cạo rửa nên Pêrônen đã lừa chồng mình vào bên
trong thùng, thân trên cô thò vào để che miệng thùng, thân dưới thì Gianen đang cùng nàng
thỏa mãn. Tác giả miêu tả rất thường tình: “Hắn ôm lấy bụng người vợ lúc này đang bịt kín
mất hắn cái miệng thùng tô nô rồi đưa con dục trai tráng đến nơi đến chốn…”. Vì vậy mà
chuyện tư tình không bị bại lộ

- Chủ nghĩa Phục hưng phát triển, NVTT con người lý tưởng cao đẹp, tài năng và trí tuệ
phi thường: những con người khổng lồ của thời đại phục hưng, con người khổng lồ xây
dựng thế giới mới tốt đẹp hơn

VD: Don Quijote mang trong mình lý tưởng cao đẹp “lý tưởng hiệp sĩ chân chính” đi phiêu
lưu để bênh vực kẻ yếu, để đi tìm tự do, hạnh phúc, công bằng. Chàng k chấp nhận sự ràng
buộc của thần quyền. Don Quixote nói: “Tự do, Sancho ạ, là một trong những món quà tặng
quí giá nhất mà trời ban cho con người: không có kho báu nào dù là ở trong lòng đất hay
dưới đáy biển có thể sánh được với nó. Vì tự do, cũng như vì danh dự, người ta có thể hy
sinh cả tính mạng, và sự mất tự do là điều bất hạnh lớn nhất trong tất cả những điều bất
hạnh có thể xảy ra với con người”.

- Don Quijote có trí tuệ uyên bác, am hiểu, Don Quijote xông xáo, nhiệt tình, không quan
tâm đến thực tế sinh hoạt, lại hiểu biết rất nhiều những vấn đề trừu tượng, nói năng lưu loát,
thẳng thắn, nhưng bằng thứ ngôn ngữ cầu kỳ, kiểu cách, sách vở,

+ Trên chặng đường của mình, Don Quixote gặp nhà quý tộc áo xanh Don Diego. Trong
những ngày được mời lại ở chơi nhà ông quý tộc Don Diego, Don Quijote đã trao đổi cùng
hai cha con họ về nhiều vấn đề thơ ca, chiêm tinh học, nghề thầy thuốc… Với chủ đề nào
Don Quixote cũng tỏ ra rất am tường hiểu biết cặn kẽ và đưa ra những lời bình xét rất xác
đáng. Điều đó khiến cho cha con Don Diego phải thốt lên rằng: “Những câu nói xen lẫn khôn
ngoan và ngớ ngẩn của Don Quixote”, “Ông ta chỉ điên từng lúc, lúc khác lại tỏ ra sáng
suốt”. Sự hiểu biết của chàng cũng khiến cô cháu gái của chàng cũng phải công nhận rằng:
“Cậu biết rất rộng và nếu cần, chắc cậu có thể bước lên bục hoặc ra giữa phố để truyền
giáo”.

+ Don Quixote chống lại một cách triệt để những tàn dư phong kiến trung cổ. Khi Sancho
Panza được ông bà công tước “bố trí” cho đi làm chúa đảo, Don Quijote đã dặn Sancho
những điều mà “Ai nghe cũng nghĩ rằng chàng là một người không những khôn ngoan mà
còn đầy thiện chí”. Chàng đã đưa ra một quan niệm đầy mới mẻ: “Phải biết nhận thức bản
thân, thận trọng và khôn ngoan, biết trân trọng xuất thân”, “Hãy hãnh diện vì mình nghèo
hèn mà có đức hơn kẻ quyền quý nhưng vô hạnh… Nếu anh bằng đức độ của mình làm được
những việc tốt khiến anh thấy tự hào đừng vì lý do gì mà ghen tỵ với các ông hoàng bà chúa
vì dòng máu mang tính di truyền, đức hạnh phải do tu dưỡng mới có, và đức hạnh tự nó có
giá trị cao hơn dòng máu”. Quan niệm này hoàn toàn đối lập với quan niệm của những nhà
quý tộc thời đó – chỉ coi trọng nguồn gốc xuất thân quý tộc, phủ nhận xuất thân quý tộc. 
Quan niệm vĩ đại chống lại 1 cách triệt để lễ giáo phong kiến

- Don Quijote với những lý tưởng cao đẹp: Những suy nghĩ của Don Quijote đều đc thể hiện
bằng những hành động cụ thể điên rồ, bởi lý tưởng cao đẹp, nhân văn của chàng phải đối mặt
với cái hiện thực phũ phàng của thời đại.
+ Don Quixote đã đánh hai thầy tu dòng thánh Beneto vì tưởng rằng đó là bọn phù thủy bắt
cóc một nàng công chúa mang đi. Chàng giải cứu cho một đoàn tù khổ sai để trả lại tự do
cho họ. Lao vào đám rước đang làm lễ cầu mưa để giải cứu cho một bức ảnh Đức mẹ mà
chàng tưởng rằng đó là một phu nhân bị bắt cóc.

+ Điển hình như cuộc giao tranh vs cối xay gió. Cuộc chiến của Don Quijote không chỉ và
không phải là cuộc chiến của một người hiệp sĩ lố lăng, gàn dở ngu ngốc với những chiếc cối
xay gió khổng lồ vô tri mà còn là cuộc chiến của con người lý tưởng với những định kiến to
lớn và vững chắc của thời đại. Những chiếc cối xay gió mang lớp nghĩa hàm ẩn là những
định kiến của xã hội đương thời mà Don Quijote cho nó là “xấu xa”. Nếu như Sancho Panza
và mọi người đều chỉ nghĩ “cối xay gió là cối xay gió” thì trong mắt Don Quijote thì những
chiếc cối xay gió lại là “những tên khổng lồ xấu xa”. Cối xay gió là biểu tượng cho những
điều đã gắn chặt, ghim sâu vào suy nghĩ của mọi con người - những định kiến không thể thay
đổi tồn tại hàng trăm năm. Don Quijote chính là người đầu tiên “nghịch hóa” cách nghĩ của
mọi người, ông tham chiến chống lại những lối mòn của nếp nghĩ và có thể còn là chống lại
sự “đồng phục hóa” của thời đại. Ông muốn xóa bỏ những tên khổng lồ ấy, xóa bỏ sự xấu xa
ấy nhưng điều đó là bất khả. Chàng hiệp sĩ mang lí tưởng lớn lao muốn thanh tẩy cái xấu xa
của thế giới và của thời đại đã thất bại trong cuộc chiến này.

 Dù hành động điên rồ nhưng nó là hành động lý tưởng cao đẹp, chiến đấu đến cùng để
bênh vực kẻ yếu. Suy cho cùng dù lý tưởng của Don Quijote cao đẹp nhưng hành động và lý
tưởng ấy không phù hợp với thời đại. Ông thất bại bởi ông đơn độc, bởi những chiếc cối xay
gió vừa khổng lồ to lớn, vừa “vững chãi” chẳng thể lay chuyển cũng chính là những tư
tưởng, định kiến đã nằm sâu trong tiềm thức của mọi người lúc bấy giờ.

3. Nguyên tắc khắc họa tính cách

- T1: Tính cách của NV chủ nghĩa Phục hưng là đc khắc họa khá toàn vẹn và sinh động

+ VD2: Shakespeare mô tả người chồng ban đầu là yêu thương, chân trọng, phong nhã, yêu
chiều trân trọng vợ. Nhưng về sau, người chồng vì ghen và do cái bẫy của ké thù quá tinh vi
nên chàng đã bóp chết vợ mình

+ VD3: Nhân vật Sêy-lốc gian manh của tầng lớp thị dân thì Sây-lốc cx đc khắc họa là người
cha yêu thương con (k phải 1 màu)

VD: NV Sancho Panza: Nếu như “Don Quijote là tượng tượng phi thực tế thì Sancho Panza
là thực tế phi lý tưởng”. Thế giới của bác bó hẹp trong thực tế trần trụi. Sancho Panza nhìn
thấy những gì cụ thể trước mắt, chứ không thể hình dung nổi thế nào là khái quát và tưởng
tượng. Sancho Panza muốn đoạn tuyệt với cuộc sống nghèo khó ở nơi quê nhà, dường như
chỉ lo đến chuyện no bụng, anh thụ động, lại có cái nhìn hết sức thực tế, nói năng quẩn
quanh về những đề tài mang tính vật chất cụ thể với những câu thành ngữ tục ngữ chồng chất
và ước mơ về "hòn đảo" và cuộc sống ấm no. Nhưng đến gần cuối câu chuyện, Sancho
Panza k còn là người “thực tế phi lý tưởng” nữa, chàng không chỉ phát triển trí tưởng tượng,
mà còn mở rộng vốn ngôn từ trừu tượng, và còn dần dần nhận thức thực tại được sâu hơn,
vứt bỏ được phần nào những suy tính cá nhân vị kỷ, bộc lộ những suy nghĩ vì mọi người.

- T2: Giàu màu sắc cá tính: cùng 1 nét NV, 1 kiểu NV nhưng mỗi con người được khắc
họa 1 nét tính cách khác nhau vs những sắc thái tâm hồn khác nhau

+ VD: NV Sêy-lốc trong “Lái buôn thành Vơnidơ” tuy là NV phản diện, độc ác nhưng dù có
độc ác, tàn nhẫn thế nào thì với Sailốc, nguồn gốc Do Thái vẫn vô cùng thiêng liêng, gắn bó.
Ông tự hào vì mình là người Do Thái, sẵn sàng bảo vệ dân tộc mình khi có người phỉ báng
thanh danh của dân tộc: “Thưa ngài Antôniô, biết bao lần trên cầu Rialto ngài đã trách móc
tôi cho vay nặng lãi, lần nào tôi cũng nhún vai không buồn trả lời, vì sự nhẫn nhục là đặc
tính riêng biệt của dân tộc tôi. Ngài đã cho tôi là phản giáo, chó ghẻ, ngài nhổ toẹt vào áo
chủng Do Thái của tôi, tất cả chỉ vì tôi toan tính theo ý mình, những cái thuộc về tôi..." "Chỉ
vì tôi là một người Do Thái. Chẳng lẽ người Do Thái lại không có mắt, có tay, có đầy đủ các
giác quan với mọi thứ tình cảm và những nỗi say mê à? Họ chẳng ăn cùng một loại thực
phẩm như người Cơ đốc hay sao? Chẳng phải người Do Thái cũng bị thương tích bởi cùng
những loại vũ khí, cũng mắc phải những căn bệnh và được chữa trị bằng những vị thuốc
giống như người Cơ đốc đó sao? Chẳng phải mùa hè người Do Thái cũng nóng bức,và mùa
đông cũng lạnh buốt y như các tín đồ Cơđốc đó sao?Nếu các người đâm chúng tôi không
chảy máu à? Nếu các người cù chúng tôi không cười à?Nếu các người đầu độc chúng tôi
không chết à? Nếu các người xúc phạm chúng tôi, chúng tôi lại không trả thù à? Nếu các
người giống chúng tôi tất cả những cái đó thì bất luận cái gì chúng tôi cũng giống các người
hết”

 Đó cũng là tiếng nói lương tri chính nghĩa, tiếng nói cất lên bởi một tình yêu quê hương,
cội nguồn thiêng liêng, cao đẹp. Không ai có thể chối bỏ nguồn gốc của mình. Quê hương
vẫn là nơi chốn thiêng liêng mà mỗi con người đều nhớ thương và tự hào. Sây-lốc cũng là
một người yêu quê hương nguồn cội. Đó là một nét đẹp bên cạnh những cái xấu xa, tầm
thường của một tên cho vay nặng lãi.

 CN hiện thực Phục hưng mang cảm hứng chủ đạo là ngợi ca  NV trung tâm của
cn Phục hưng là những “con người khổng lồ”: khổng lồ về trí tuệ, khổng lồ về lý tưởng
nhân văn cao đẹp  cảm hứng chung của các nhà văn bấy giờ là ngợi ca

4. Thi pháp

Thi pháp là hệ thống những nguyên tắc nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, phương tiện nghệ
thuật

- [T1] CN hiện thực thời Phục hưng chủ trương mô tả tự nhiên, chủ trương tái hiện
khách quan đời sống  Các tác giả luôn lấy mô phỏng và tái hiện làm mục đích sáng
tác và mọi vấn đề trong tác phẩm đều gắn liền vs các vấn đề trong hiện thực đời sống
bấy giờ.
VD: “Don Quijote – nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” đã tái hiện trong đó có tất cả những giai
cấp: tăng lữ, quý tộc, lái buôn, chủ quán rượu, thị dân, nông dân hay gái điếm,… Tiểu thuyết
đã dựng lại bức tranh sinh động xã hội Tây Ban Nha bấy giờ. 2 NV trung tâm của tác phẩm
là Don Quijote và Sancho Panza là 2 đại diện mô phỏng từ nguồn gốc của 2 tầng lớp tiêu
biểu bấy giờ là “quý tộc hết thời” (Don Quixote là đại diện) và Sancho Panza (nguồn gốc
nông dân nhưng lại có sự ranh mãnh của tầng lớp thị dân)  tính mô phỏng xã hội, mô
phỏng hiện thực

- [T2] Chủ trương phối hợp vs bút pháp NT khác: lãng mạn hóa, kì ảo, huyền thoại hóa
– phi hiện thực  làm cho sinh động, hiện thực hơn

VD1: Cervantes đã tái hiện lại xã hội Tây Ban Nha bấy giờ bằng cách sử dụng các yếu tố
hoang đường, kỳ ảo trong Don Quixote: đó là các phép thuật, đó trận đánh nhau với những
chiếc cối xay gió – tượng trưng cho lễ giáo phong kiến, hay những trò lừa đảo của hội hóa
trang. K có hiện thực nhưng lại gắn liền vs hiện thực để nói lên bản chất hiện thực thực tại xã
hội Tây Ban Nha bấy giờ đã mê muội con người

 Cảm hứng chủ đạo của cn hiện thực thời Phục Hưng: cảm hứng ngợi ca

CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN


1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa cổ điển

- Khái niệm cổ điển:

+ Cổ điển vs nghĩa là tác phẩm ưu tú, chuẩn tực thừ thời Aristote khi ông phân loại thơ văn
và đưa vào giảng dạy (những tác phẩm nt đc đưa vào giảng dạy: rất ưu tú, chuẩn mực)

+ Cổ điển: với nghĩa là tác phẩm cổ đại và ưu tú khi các nhà văn TK17 của Pháp kêu họi mô
phỏng cổ đại

- Chủ nghĩa cổ điển là khái niệm do Vonte (thời kì ánh sáng) đề xuất vào TK18, để chỉ một
hiện tượng, trào lưu văn học tiêu biểu ở Pháp vào TK17

 Chủ nghĩa cổ điển là 1 trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác ra đời vào TK17 ở
Pháp trên cơ sở xã hội và cơ sở ý thức nhất định

1.1 Cơ sở xã hội

- Chủ nghĩa cổ điển được xây dựng trên cơ sở nhà nước phong kiến tập quyền Pháp TK17 và
thế quân bình (ngang bằng nhau, không nghiên về bên nào) giữa giai cấp quý tộc phong
kiến (đề cao cái ta) và giai cấp tư sản (đề cao cái tôi)  Ta – tôi (cái ta và cái tôi ngang bằng
nhau)  đều phục vụ cộng đồng. Phản ánh ý thức tư sản nhưng vẫn mang màu sắc phong
kiến
- Để nắm chắc sự lãng đạo về mặt văn học nghệ thuật, các triều vua Lui 13,14 đều tập trung
nhà văn, nhà thơ lớn tại triều đình và có phụ cấp thường xuyên cho họ (Coóc-nây, Ra-xin,
Mô-li-e), chỉ có LaPhông-ten là độc lập

1.2 Cơ sở tư tưởng

- Triết học duy lí của Đề-các (Descartes) (1596-1650): Trong cuốn Luận cề phương pháp
(1637) ông nêu cao vai trò của lý trí trong nghiên cứu khoa học, đánh giá cao khả năng, vai
trò của tư duy lý luận, cho rằng chỉ có lý trí là có thực, chỉ có lý trí là đáng tin cậy

- Ông đem lý trí sáng suốt thay thế cho tín ngưỡng mù quáng, đây là đòn chí mạng đánh vào
học thuật trung cổ và nhà thờ, tiếp tục chỉ nghõa nhân văn thời phục hưng, ca ngợi con người
thông qua hoạt động tư duy của họ.

- Chủ nghĩa duy lý: Đề cao tuyệt đối vai trò của lý trí: “tôi tư duy tôi tồn tại” (đồng nất tồn
tại vs lý tính của con người, đề cao tuyệt đối hóa lý trí: k tư duy thì sẽ chết, khẳng định sống
trên thế giới này cần có tư duy >< phản ánh lại thế giới quan th ời trung cổ (tin vào Chúa, tin
vào nhà thờ, k cần lý tính)

 Sự phát triển tiếp nối thế giới quan thời Phục hưng

- Về phương pháp nghiên cứu Đề-các (Descartes) chủ trương phương pháp phân tích, mà
khâu đầu tiên của quá trình nghiên cứu là hoài nghi (Tôi hoài nghi tức là tôi tư duy), hoài
nghi để tranh tin một cách mù quáng  chia nhỏ đến tận cùng các hiện tượng để giải quyết
cho tốt  là hướng dẫn tư duy theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

2. Nhân vật trung tâm

NVTT của CN cổ điển là những con người có tình cảm, có khát vọng hạnh phúc riêng tư,
nhưng họ sẵn sàng đè nén, hy sinh những tình cảm, dục vọng riêng tư đó để phục vụ lợi ích
chung cho cộng đồng, dân tộc  con người lý trí, tất cả hành động vì lý trí  Kiểu NV bao
trùm

- Họ hoàn toàn hành động theo tiếng gọi của lý trí, luôn đặt lý trí trên tình cảm, mọi
hành động, phát ngôn của NV đều tuân theo chuẩn mực, đạo đức của xã hội và họ k bị tư
tưởng thần linh chi phối  Họ có tình cảm riêng nhưng họ hy sinh, hành động theo tiếng gọi
của lý trí để phục vụ cho mục đích cao cả hơn

VD: Vở kịch Lơ-xít (theo tiếng Tây Ban Nha là “Quý ngài”) của Corneille (Coóc-nây)

Nhân vật Rôđrigơ

Rôđrigơ rất yêu Simen, nhưng chứng kiến cảnh bố mình bị hầu tước Gormax (cha Simen –
người yêu chàng) làm nhục như thế, vì bổn phận của 1 đứa con với dòng họ đã đi trả thù cho
cha mình, chàng đã giết chết hầu tước Gooc-man trong một cuộc đấu kiếm và khẳng định
“anh sẽ làm” để rửa nhục cho bố, giữ vẹn tiếng thơm cho gia đình dòng họ.
Rodrigo bị dằn vặt đau đớn biết bao nhiêu trong cuộc và chạm một mất một còn giữa tình
yêu của cá nhân và danh dự của gia đình:

“Hận lòng đôi ngả đấu tranh

Nửa là danh dự, nửa tình, khó theo.

Vẹn thù cha, mất người yêu,

Bên thêm dũng khí, bên sao ngập ngừng!

Não nề đứng giữa hai đường”

Tình yêu có sức hấp dẫn say người, không dễ gì cưỡng lại nổi, lí trí cũng kiên quyết ra lệnh
phục tùng. Nhưng nghe theo tình yêu thì nguy hiểm, mà nghe theo lí trí thì tai hại. Nên nghe
theo tiếng gọi nào? Rodrigo quyết định đi rửa thù cho bố bị làm nhục, giữ vẹn tiếng thơm
cho gia đình dòng họ:

“Ừ, phải! Tâm hồn ta đau thương, lầm lạc!

Công sinh thành phải đặt trước tình yêu!

Dù chết giữa ba quân, hay chết hận chết sầu,

Ta trả lại máu ta trong ngần không chút gợn!

Đã trót để lòng hang mang vơ vẩn,

Nhanh chân lên! Đi lấy máu rửa thù!

Không đắn đo, thắc mắc, lo âu

Bởi trước mắt cha ta vừa bị nhục

Dù kẻ thù là cha của chính Simen!”

Dù biết rõ rằng mình việc trừng phạt bá tước Gormax đe dọa nghiêm trọng mối tình của
mình như thế nào, nhưng nói với người yêu, Rôdrigơ vẫn đanh thép khẳng định: “Anh sẽ còn
làm đúng như thế nếu anh còn phải làm như thế”  lý trí đã chiến thắng tình cảm, dù tình
yêu có sức hấp dẫn say người, không dễ gì cưỡng lại nổi nhưng lí trí cũng kiên quyết ra lệnh
phục tùng.

Nhân vật Simen

- Cx như Rôđrigơ là người con gái yêu Rôđrigơ nhưng cx rất phân minh trong giải quyết việc
gia đình, nàng trả thù cho người bố bị giết hại. Simen không thể lấy người đã giết cha mình
làm chồng, hơn nữa nàng phải trả thù cho cha. Và tuy rằng tuân theo bổn phận làm con, nàng
đòi vua xử tử Gô-đrigơ,nàng không thể thù ghét người yêu, trái lại nàng càng yêu chàng hơn
vì chàng đã làm nên một chiến công trong khi tự bảo vệ danh dự. Nàng khăng khăng đòi giết
Rôđrigơ nhưng lại k khinh ghét Rôđrigơ, “anh đã làm nhiệm vụ của 1 người có danh dự” và
nàng cho rằng hành động giết cha mình của Rôđrigơ không phải việc làm sai trái.

“Mặc dầu tình yêu anh làm lòng em bối rối. Nhưng em quyết chẳng thua về lòng khẳng khái.
Xúc phạm em ,anh xứng đáng cùng em. Bắt anh chết, em xứng cùng anh vậy.” “Bằng việc
xúc phạm đến em anh đã tỏ ra xứng đáng với em. Nhưng em phải giết anh để xứng đáng với
anh”. (giết chết người yêu)  hành động theo lý trí, không để tiếng nói của trái tim sai khiến
mình  Đề cao nghĩa vụ của người con với gia đình, dòng họ.

 Rôđrigơ và Simen là những con người đã suy nghĩ, phát ngôn, hành động một cách duy lí
theo những tiêu chuẩn đạo đức thẩm mĩ của nhà nước phong kiến tập trung thế kỉ thứ XVII.
Cái riêng ở đây bị khuất phục chứ không phải hài hoà trong tập trung trong cái chung.

 Trong mọi hành động của mình, Rô-đrigơ và Simen đều tuân theo nguyên tắc danh dự
và họ nhận thức nguyên tắc ấy một cách khác. Đối với họ danh dự là biểu tượng của giá
trị cá nhân và xã hội của con người. cần gìn giữ và bảo vệ một danh dự như vậy: bảo vệ
nó, là cao thượng ,từ bỏ nó là thiếu danh dự, là “hèn nhát”. Đạo đức nhân đạo chủ nghĩa
nói rằng: không thể có tình yêu nếu không có sự kính trọng; người ta chỉ có thể kính
trọng và từ đó mà yêu một người cao thượng ; tình yêu không phải một sự mềm yếu của
trái tim mà là sức mạnh, đức hạnh, xuất phát từ nguyện vọng làm điều thiện và từ lòng
kính trọng đối với giá trị của người mình yêu. Người đã để mất danh dự thì cũng mất cả
tình yêu.

 So sánh NV của Hy Lạp – La Mã cổ đại vs NV của CN Phục hưng và NV CN cổ điển

NV cổ đại Hy - La NV của chủ nghĩa Phục NV của chủ nghĩa cổ điển


hưng

- Chủ yếu là những người - Là những con người mang Những con người hành động
anh hùng, họ chưa có ý thức lý tưởng nhân văn của tư sản theo lý trí, tôn sùng lý trí, có
về đời sống cá nhân, họ tìm bắt đầu manh nha, trút bỏ của dục vọng, khát vọng, cá nhân
niềm vui, hạnh phục là phục chủ nghĩa thần quyền, họ là nhưng luôn đấu tranh, giằng
vụ lợi ích của cộng đồng, những người khổng lồ xé, đè nén những dục vọng
quốc gia; k có giằng xé, đau riêng để phục vụ cho lợi ích
khổ chung của dân tộc
 Con người đề cao lý trí,
 sống trọn vẹn niềm vui
buộc cá nhân phcuj vụ 1 cách
cho cộng đồng
nghiêm ngặt của nhà nc
phong kiến tập quyền bấy giờ,
cái riêng bị khuất phục
 Thời đại đề cao tuyệt đối
lý trí con người

3. Nguyên tắc khắc họa tính cách NV

- Chủ nghĩa cổ điển coi trọng cái chung, xem nhẹ cái riêng (thậm chí tuyệt đối hóa cái
chung), cái bản chất của NV chủ nghĩa cổ điển sẽ làm cho tính cách NV không những thiếu
cá tính sinh động, mà còn trở nên 1 chiều, đơn thuần, không gần gũi cuộc sống.

- Coi trọng lý trí và xem nhẹ tình cảm

- Chủ nghĩa duy lí quan niệm bản chất con người là vĩnh hằng bất biến, không phụ
thuộc vào hoàn cảnh, không gian và thời gian, cho nên tính cách NV không những thiếu
màu sắc thời đại, mà cũng thiếu bản sắc dân tộc (đề cao 1 tính cashc nổi bật và đề cao,
phong đại nét tính cách đó lên  tính cách 1 màu, thiêu đa dạng. Mỗi NV chỉ có 1 nét tính
cách nổi bật)  Tính cách trong chủ nghĩa cổ điển nó siêu hình, tĩnh tại

- Chủ nghĩa duy lí quan niệm bản chất sự vật một cách siêu hình, tĩnh tại, cho bản tính con
người là dĩ thành bất biến, cho nên tính cách của CN cổ điển k phát triển. Nguyễn nhân do
chủ nghĩa duy lý và trực tiếp từ chủ nghãi cổ điển coi nhẹ việc xây dựng hoàn cảnh điển
hình.

 NV chủ nghĩa cổ điển đơn nhất, k đa dạng, k phong phú, k phổ biến  tính cách chủ
nghĩa cổ điển chưa khắc họa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (nó đơn nhất)

VD: Tác phẩm “Lão hà tiện” của Mô-li-ê

- Trong tác phẩm này, nhân vật Ác-pa-gông (Harpagon) chính là 1 nhân vật điển hình cho
nguyên tắc khắc họa tính cách cho văn học chủ nghĩa cổ điển

+ Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật Harpagon là nét tính cách keo kiệt đó. Là một người
làm giàu bằng nghề cho vay nặng lãi, lão góa vợ có một con trai và một con gái, lão rất giàu
có nên có cả gia nhân đày tớ và xe ngựa. Song lão không muốn chi tiêu cho ai, cho bất cứ
việc gì. Mô-li-e luôn theo sát, k hề rời khỏi bản tính hà tiện của NV: Đối với kẻ ăn người ở
lão quỵt tiền công, lão luôn luôn nghi hoặc cho họ ăn cắp, lão khám xét rất khả ố. Đối với
ngựa kéo xe thì lão cắt giảm phần ăn. Các con đã đến tuổi dựng vợ gả chồng thì lão định lấy
cho con trai một bá góa vợ lắm của. Hắn gả con gái cho một ông già chỉ vì một lí do duy
nhất ông ta không đòi của hồi môn. Lão hết sức gia trưởng, nếu con trai không nghe lời lão
dọa sẽ truất quyền thừa kế và từ bỏ nếu con gái không chịu lấy người mà lão đã quyết định,
lão sẽ cho vào nhà tu kín.

+ Để làm giàu, Harpagon cho vay lãi nặng chưa từng thấy, lão gán những đồ đạc vứt đi, gãy
hỏng vào số tiền cho vay. Con trai vốn là tay ăn chơi, một hôm liều đi vay lãi để chi tiêu, lãi
bao nhiêu cũng chịu. Người cho vay thì đưa ra những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Gặp
nhau, với vỡ lẽ là hai cha con, người cho vay và kẻ đi vay. Còn gì đau đớn hơn khi người
con trai lại nhận xét đánh giá cha mình như sau : “nó chưa hài lòng về số lãi khủng khiếp ăn
của người ta, lại còn bắt người ta lấy 3000 livrơ những đồ vật ba vạ cho không ai lấy, mà nó
nhặt nhạnh được. Tất cả những thứ ấy, tao bán không nổi hai trăm ê quy”. Khi biết cha mình
là một kẻ chuyên cho vay nặng lãi, Cleante đã không ngần ngại “chính cha tìm cách làm
giàu làm có bằng cách bóp hầu bóp cổ giết người thế à ?”, “cha không hổ thẹn đi bôi nhọ
địa vị của cha bằng những việc xoay xở vứt bỏ cả lòng tự trọng và dư luận cho lòng tham
không đáy, chất đống từng đổng ê quy và tăng tiền lãi, mưu mô những tính toán quay quắt
nhất chưa từng thấy một tên bóp hầu bóp cổ nổi danh nào nghĩ ra được”

+ Con trai yêu một cô gái tên là Marianee, nhà nghèo, nết na. Tình cờ thế nào Harpagon
cũng tha thiết yêu cô này (nhưng lại k bỏ đồng nào cho người yêu mà ngược lại chăm chăm
coi đó là mốn hồi môn của cô gái này). Hắn dùng mánh khóe rất bỉ ổi để con trai phải thú
nhận và nhường Marianee cho mình. Thế là lại xảy ra một trạn đụng độ giữa hai cha con, đầy
bi kịch. Kết cục, nhờ cậu đầy tớ ranh mãnh La Fleser ăn trộm và giấu cái tráp vàng của lão
Harpagon chôn ở ngoài vườn giữ làm “con tin”, Harpagon đành chịu cho con trai lấy
Marianee và con gái lấy Valère. Còn lão, lão lấy lại cái tráp vàng yêu quí của lão.

+ Ngựa là con vật rất được yêu quý, đặc biệt là đối với những gia đình giàu có, đôi khi nó
còn là niềm kiêu hãnh. H’Arpagon thì không, ông dành cho chúng một chế độ đãi ngộ đến
mức “chúng ở tình trạng không đi nổi” và một thực đơn mà những chú ngựa kia phải thường
xuyên nếm “ông bắt chúng nhịn đói khắc nghiệt quá làm cho chúng chỉ còn là những ý niệm
hay những bóng ma, hay những hình thù gọi là ngựa mà thôi”.

+ Có một hành động càng tô thêm bản tính keo kiệt của H’Arpagon và làm cho lão càng trở
nên nhỏ nhặt và lố bịch hơn “ông phát đơn kiện một con mèo hàng xóm về tội ăn vụng một
mẩu đùi cừu ăn còn thừa”. Thế mới biết càng giàu thì những con người này càng trở nên keo
kiệt và bủn xỉn.

 Vì sự đề cao bản chất con người 1 cách tuyệt đối cho nên lão hà tiện Harpagon mãi mãi
vẫn là 1 lão hà tiện trong mọi trường hợp mà thôi. Vì vậy, nên tính cách NV lão hà tiện k hề
có sự đa dạng, sinh động trong tác phẩm. Đây cx là đặc điểm chung của NV thời kì văn học
của chủ nghĩa cổ điển.

4. Đặc điểm thi pháp chủ nghĩa cổ điển

- Chủ nghĩa cổ điển chủ trương mô phỏng cổ đại (giống Phục hưng): mô phỏng cổ đại ở
chỗ khai thác chất liệu cổ đại (từ cảm hứng, đề tài, cốt truyện)

- Coi trọng mô phỏng tự nhiên

+ Tự nhiên k phải là thế giới khách quan mà tự nhiên đã được chọn lọc, sắp xếp, đó là cung
đình, thành thị (chứ k phải thiên nhiên sinh động)
- Sự phân biệt thiếu dân chủ về mặt đề tài và thể loại

+ Coi trọng kịch mà xem nhẹ thơ trữ tình; trong kịch coi trọng bi kịch, xem nhẹ hài kịch

Thể loại “thấp hèn” Thể loại “cao quý”

- Bao gồm: hài kịch, ngụ ngôn, văn châm - Bao gồm bi kịch, anh hùng ca, thơ xưng
biếm tụng,…

- Thường nói về những cái yếu đuối, xấu xa, - Thường nói về những say mê, đau khổ của
thấp kém của con người những NV (ông hoàng, bà chúa, vị tướng tá
lừng lẫy,…)

- Có sự quy định chặt chẽ luật “tam duy nhất” (do Boi-lô đưa ra)

+ Duy nhất về k gian

+ Duy nhất về thời gian

+ Duy nhất về hành động

- Ngôn ngữ cổ điển mang đậm tính quy phạm: cầu kì, gọt giũa, mực thước (VD: cái
gương – cố vấn sắc đẹp, ngọn nến – vật bổ sung của mặt trời, mặt trăng – ngọn đuốc của sự
im lặng, tình yêu – ngọn lửa)

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN


1. Cơ sở hình thành

1.1. Cơ sở xã hội

Chủ nghĩa lãng mạn là 1 khái niệm mang tính lịch sử

Chủ nghĩa lãng mạn với tư cách là 1 trào lưu thì phải chờ tới cuối TK18 đến nhữn năm 30,
40 của TK19, đầu tiên hình thành từ Đức

Chủ nghĩa lãng mạn phương Tây:

- 1 trào lưu, 1 phương pháp sáng tác xuất hiện trên đk lịch sử xã hội và ý thức nhất định

- 1 thời đại cách mạng, trào lưu văn hóa xã hội với tính ohee phán mạnh mẽ và mở đường
cho nhân loại bước vào thời kì hiện đại

Chủ nghĩa lãng mạn hình thành năm 1789 sau cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp
- Phản ứng của giai cấp quý tộc phong kiến đã đánh đổ quyền lợi của họ (tư sản đứng lên
đánh đổ quyền lợi phong kiến)  tâm lý nuối tiếc quá khứ, quay về hoài niệm quá khứ

- Phản ứng của tầng lớp giai cấp tư sản cấp tiến (giai cấp tư sản có tư tưởng tiến bộ): giia cấp
tư sản hứa khi cách mạng thành công, đánh đổ phong kiến mng sẽ được bình đẳng nhưng
thực chất k phải thể, thực tế diễn ra k giống như những gì họ mong ước trước đây  bất mãn
thực tại, hướng tới 1 tương lai khác, 1 hiện thực khác

 điểm chung của 2 cái này là chán ghét thực tại, muốn thoát ly khỏi thực tại

 Bản chất của lãng mạn là thoát ly hiện thực

1.2. Cơ sở tư tưởng

Nếu chủ nghĩa Phục hưng lấy chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa cổ điển lấy tư tưởng duy lý của
Đề-các. Thì chủ nghĩa lãng mạn được hình thành từ 2 nguồn tư liệu làm thế giới quan:

- Thì lãng mạn là chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức (đại diện tiêu biểu: Hê-ghen  triết học
duy tâm khách quan, và Căng – triết học duy tâm chủ quan).

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng : các nhà tư tưởng tiêu biểu như Xanh Xi-mông (1769-
1825), Phuriê (1772-1873), Ô-oen (1771-1885)

Chủ nghĩa lãng mạn lấy 2 nguồn tư tưởng vì: chủ nghĩa duy tâm cổ điên Đức coi trọng tinh
thần đề cao cá nhân, đề cao cái chủ quan, khẳng định vai trò của cá nhân và chủ quan. Câu
nói nổi tiếng của Căng “cái đẹp k phải trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà cái đẹp
trong đôi mắt của kẻ si tình”  xấu, đẹp k quan trọng mà cái quan trọng ở cái ấn tượng, chủ
quan  tư tưởng chủ nghĩa lãng mạn. Lãng mạn sử dụng chủ nghĩa xã hội không tưởng vì tư
tưởng của chủ nghĩa không tưởng vì nó đề ra những cái lý tưởng tốt đẹp k có trong thực tại
(nó quá lý tưởng, quá hoàn hảo)

2. Nhân vật trung tâm

NVTT chủ nghĩa lãng mạn (lãng: sóng, mạn: mạn thuyền): chán ghét thực tại, thoát ly thực
tại, đối lập vs thực tại

- Chán ghét thực tại

+ Quay trở về nuối tiếc quá khứ

VD: Phân tích NV con hổ (Nhớ rừng – Thế Lữ)  chán ghét thực tại mà nhớ về quá khứ oai
hùng:

Hổ là chúa tể rừng xanh, nơi nó thuộc về phải là rừng xanh bao la bát ngát cây ngàn, thế
nhưng giờ đây nó lại phải ở trong vườn bách thú. Vì thế, nó đang ngày đêm "gậm một khối
căm hờn trong cũi sắt". Con hổ như đang muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức đang
dâng trào trong lòng nó. Niềm căm phẫn dâng lên cao độ, chuyển thành nỗi chán chường:
"Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua"  thể hiện nỗi chán ngán, buông xuôi, bất lực của
chúa tể rừng xanh. Với vị trí là chúa tể của muôn loài, nay bị "sa cơ" vào vòng "tù hãm", hơn
nữa còn trở thành một "trò lạ mắt", "thứ đồ chơi" và còn bị nhốt chung với những con vật
thấp hèn như "bọn gấu dở hơi", với cặp báo "vô tư lự", hổ ta cảm thấy nhục nhã, ê chề biết
bao nhiêu.

Mạch cảm xúc của bài thơ tiếp tục theo dòng hồi tưởng của con hổ, quay về với những "tình
thương và nỗi nhớ" luôn chực trào trong tim:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Từ chỗ căm ghét chốn thảo cầm viên, con hổ thả hồn về với ngày xưa. Đó là những năm
tháng huy hoàng, năm tháng tự do khi mà nó có thể tự do, tự tại "tung hoành" trong chốn
"sơn lâm, bóng cả, cây già". Con hổ nhớ biết bao nhiêu cảnh rừng xanh, nơi luôn có tiếng gió
"gào ngàn", có giọng "hét núi" với những "khúc trường ca dữ dội". Nó nhớ những gì là oai
hùng, rực rỡ, dữ dội nhất của cảnh rừng đại ngàn. Hơn nữa, nó còn nhớ đến hình dáng, khí
thế của một con hổ trong vai trò là chúa tể của muôn loài. Đó là một con hổ oai phong, lẫm
liệt.Thế Lữ đã khắc họa được niềm kiêu hãnh của con hổ khi có một hình dáng vừa mềm
mại, vừa rất nhanh: "lượn tấm thân như sóng cuộn", khi có một khí thế oai hùng: "dõng dạc,
đường hoàng", khi đứng ở vị trí cao nhất của rừng xanh: "chúa tể của muôn loài".

Nhớ rừng có lẽ chính là bi kịch của những kẻ có sức mạnh, có chí lớn nhưng bị mất tự do, bị
giam hãm trong một không gian nhỏ hẹp, không gian nô lệ. Đó cũng là bi kịch của nhiều
người dưới thời Pháp thuộc. Nhưng dường như trong cái không gian nô lệ ấy, chúa sơn lâm
vẫn không hoàn toàn chịu khuất phục, chính vì thế mà phần cuối của “Nhớ rừng” mới có
mấy câu: “Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn/ Để hồn ta phảng phất được gần ngươi/ Hỡi
cánh rừng ghê gớm của ta ơi”.

+ Phản ứng lại thực tại bằng tìm vào thế giới khác, trốn vào thế giới khác

VD: “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ, nương mình vào thế giới tiên cảnh.
“Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.

Theo chim, tiếng sáo lên khơi,

Lại theo giòng suối bên người Tiên Nga”

- Mâu thuẫn thực tại, đứng cao hơn thực tại, hoàn cảnh >< hiện thực: nạn nhân của hoàn
cảnh

VD: NV Dũng trong “Đoạn tuyệt”

* Nhân vật Dũng là đại diện tiêu biểu cho những con người hướng về tương lai tốt đẹp
nhưng còn mơ hồ theo đuổi một lý tưởng tích cực mặc dù rất không tưởng.

-Dũng là chàng trai dám chống lại những hủ tục gia đình, chàng dám bỏ đi theo lý tưởng tự
thân lập nghiệp (hoạt động cách mạng nhưng một cách đơn thương đọc mã), chấp nhận cuộc
sống nghèo khổ nay đây mai đó. Cuộc sống sinh hoạt tronbg căn gác nhỏ cùng người lao
động nghèo khổ.

-Lý tưởng cao đẹp tin vào sự tiến bộ, sự công bằng: “tôi tin ở sự tiến bộ. Ta có thể làm cho
họ hơn lên được. Có lẽ họ đã quen với cái khổ lắm rồi, nên họ không biết khổ nữa, hay họ có
biết cũng không tỏ ra được... Ta phải diễn tả ra cho họ thấy và những sự ta mong ước cho họ,
ta phải làm cho họ mong ước như ta. Tôi vẫn hằng mong ước dân quê. đỡ phải chịu hà hiếp,
ức bách. Ta phải tin rằng sự ao ước ấy có thể thành sự thực và làm cho dân quê cũng ước
mong một cách tha thiết như ta”

-Tuy nhiên hướng về tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ theo đuổi lý tưởng: lời đáp mơ hồ
về tương lai: “Tôi cũng chưa biết là đi đâu bây giờ”. Tự nhận mình “không có can đảm thoát
ly” cũng không muốn mát một cái gì nữa “chàng không dám nghĩ đến một đời ở xa Loan’

=> Dũng là nhân vật dấn thân tranh đấu nhưng được xay đựng mơ hồ lãng mạn như một
người chính phu, một kẻ giang hồ, thám hiểm cuộc sống tự do ngoài vòng áp chế của xã hội
phong kiến. Ở Dũng có có sự loay hoay, trốn chạy và có cả sự thất bại nhưng anh ta vô cùng
mạnh mẽ về ý chí khát khao tự lập phá bỏ xiềng xích của lễ giáo.

- Phi thường, lý tưởng, thậm chí phi thường đến dị thường (k có thực) (lãng mạn k chấp
nhận cái bình thường)

VD: NV Jean Valjean – bảo mẫu của lòng từ thiện, ông luôn phấn đấu trở thành người lương
thiện, chủ trương cải tạo mọi thứ, cứu vớt con người.

VD: Nhân vật Jean Valjean – “Những người khốn khổ” Victor Hugo

Chỉ vì đánh cắp một mẩu bánh mì để nuôi đàn cháu nhỏ mà trước sau bị đẩy vào tù khổ sai
và khi ra tù ông phải mang theo giấy thông hành màu vàng, đi đến đâu Jean Valjean cũng bị
mọi người xua đuổi, đói khát, mệt nhọc, ông lê chân vào nhà Đức giám mục Myriel. Được
giám mục Myriel soi đường, ông trở thành một người đạo đức cao cả: ông lấy tên Madeleine
trở thành thị trưởng thành phố đã giúp đỡ nhiều người và được mọi người trong thành phố
yêu quý. quan tâm đến Fantin và nuôi dưỡng Cosette lên người; có người bị bắt oan vì giống
ông - Jean Valjean đã đứng ra nói chân tướng cứu người vô tội ấy; ông sẵn sàng tha thứ cho
kẻ thù của mình là Javerrt; khi cách mạng bùng lên, ông chiến đấu ngoài chiến lũy bên cạnh
những chiến sĩ cộng hòa; cứu Marius (người yêu của Cosette),…

 Những điều vĩ đại ở Jean Valjean, là ông không chỉ muốn mình giàu, mà còn mong cho
tất cả mọi người đều giàu có. Với tấm lòng từ bi bác ái của một vị thánh đã được khai tâm,
ông cứu vớt biết bao kiếp đời khốn cùng, cơ cự

 Ông là đại diện cho lý tưởng “lấy điều thiện để chống lại điều ác”

 Jean Valjean là một “tính cách phi thường trong hoàn cảnh phi thường”

3. Nguyên tắc khắc họa tính cách

- Nguyên tắc chủ quan

+ Giãi bày cảm xúc, khẳng định cái tôi

+ Xuất phát từ chủ quan, ước mơ của nhà văn để xây dựng NV (xây dựng NV từ bản thân
nhà văn, bất chấp thực tại)

VD: dường như thực tế chẳng có người nào lại từ ở tù ra mà trở thành thị trưởng của cả một
thành phố như Jean Valjean cả. Hình tượng NV Jaen Valjean được xây dựng bắt nguồn từ
chủ quan của nhà văn , k đặt trong khách quan;

VD: Thực tế cũng không có người quản ngục nào quỳ xuống để xin chữ của người tử tù cả
 thực tế k có như thế.

+ Nhấn mạnh cái riêng, cái cá biệt xem nhẹ cái chung, cái phổ quát (>< cổ điển: coi trọng
cái chung, xem nhẹ cái riêng) VD: người tù như Jean Valjean hay Huấn Cao  cái cá biệt,
riêng biệt

+ Coi trọng tình cảm mà xem nhẹ lý trí, sống theo tiếng gọi của trái tim (tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn: tất cả các NV nữ trong tự lực văn đoàn đều hành động theo tiếng gọi của trái tim)

VD: Jean Valjean đã vì đàn cháu nhỏ mà liều mình ăn trộm ổ bánh mì, lý trí biết đó là hành
động phạm pháp nhưng ông lại hành động theo trái tim, nghĩ đến những đứa cháu mà ông bất
chấp vi phạm pháp luật.

+ CN lãng mạn chưa chú ý đến sự tác động của hoàn cảnh đối với tính cách của con
người. Bởi CN lãng mạn coi tính cách con người là sản phẩm của mơ ước  hoàn cảnh đc
khắc họa đều do nhà văn tưởng tưởng ra chứ k phải thực tại

VD: để người ở tù ra làm thị trưởng thành phố

 Hệ quả
 chủ nghĩa lãng mạn đã khắc họa những nét tâm trạng điển hình, khắc họa ước mơ điển
hình của con người nhưng chưa phải tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình (cổ điển
–chung, lãng mạn – riêng)

 chủ nghĩa lãng mạn mang tính đơn điệu, k da dạng, phong phú (đó chỉ là ước mơ của con
người)

 Tính cách của CN lãng mạn đứng yên và k vận động (bởi nó k chịu sự chi phối của hoàn
cảnh) (VD: Jean Valjean là bảo mẫu của sự từ thiện: trước khi đi tù ông cx vì yêu thương
cháu mà ăn cắp bánh mì, sau khi ra tù ông vẫn lương thiện như vậy)

4. Thi pháp

CN lãng mạn là sự xóa bỏ hoàn toàn hệ thống thi pháp của CN cổ điển

Cổ điển Lãng mạn

Chia thành đề tài cao quý và Xóa bỏ sự phân biệt thiếu dân chủ về mặt đề tài và thể loại,
thấp hèn các đề tài bình đẳng với nhau

 1 mặt viết về ông hoàng bà chúa nhưng 1 mặt vẫn viết


về những con người ở dưới đáy xã hội  Mở rộng đề tài (k
có đề tài nào là cao quý, k có thấp hèn)

Xem trọng kịch và thơ trữ tình; Xóa bỏ thiếu dân chủ về mặt thể loại: k có thể loại cao quý,
xem trọng bi kịch, xem nhẹ hài thấp hèn, bình đẳng như nhau (kịch, tiểu thuyết, thơ trữ
kịch tình)

VD: Victor Hugo sáng tác cả kịch, tiểu thuyết, thơ trữ tình

- Lãng mạn đặc biệt ưu tiên cho thể loại thơ trữ tình (vì
lãng mạn là tiếng nói của trái tim, tình cảm)  yêu thích
nhất  nhưng vẫn đề cao các thể loại khác

Đề cao sự mô phỏng cổ đại Thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc bằng cách đưa vào
những đề tài trong lịch sử đất nước (chứ k mô phỏng cổ
đại), chủ trương khai thác lịch sử đnc

VD: “nhà thờ đức bà Pari” – viết về nc Pháp

 tạo nên tính nhân dân, tính dân tộ

Coi trọng tự nhiên đc sắp xếp, Giàu tính trữ tình, coi trọng vai trò của thiên nhiên, thiên
chọn lọc (trong cung đình) nhiên bên ngoài, thiên nhiên trời đất (thiên nhiên để con
người trốn tránh xh hiện tại)  đề tài yêu thích của CN
lãng mạn là thiên nhiên
VD: tất cả những bài thơ trong thơ Mới k xoay quanh tình
yêu thì là xoay quanh thiên nhiên

Coi trọng vai trò của văn học dân gian  yếu tố tạo nên
tính nhân dân

VD: Những truyện của An-đéc-xen

Ngôn ngữ mang tính cầu kỳ, Ngôn ngữ đạt đến sự trong sáng – diễn tả chân thực diễn
gọt giũa, trau chuốt biến thiên nhiên, tâm lý của con người, mô tả trực tiếp 
tinh tế, trong sáng, biểu đạt 1 cách trực tiếp
VD: nến – bổ sung cho ánh
sáng mặt trời Câu văn k mang tính quy phạm mà nó uyển chuyển, nhịp
nhàng, giàu nhạc điệu

Các nhà văn, nhà thơ phát huy tối đa các biện pháp tu từ:
tạo nên cái giàu nhạc điệu cho ngôn từ (thơ Mới vượt thoát
thơ Mới – đạt độ trong sáng, tinh tế, uyển chuyển, giàu
nhạc điệu)

 bước trung gian của CN cổ điển và hiện thực. 1 mặt xóa bỏ CN cổ điển nhưng cx là bc
chuẩn bị cho CN hiện thực.

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THẾ KỈ XIX


(Chủ nghĩa hiện thực phê phán)
Chủ nghĩa hiện thực phê phán là 1 trào lưu văn học, 1 phương pháp sáng tác đc hình thành ở
Pháp vào khoảng thời gian năm 1830.

Đây là 1 trào lưu văn học đưa kiểu sáng tác hiện thực lên mức cổ điển.

Chữ “phê phán” là cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ 19.

1. Điều kiện hình thành

1.1 Cơ sở xã hội

- TK19, xã hội Pháp có sự mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản và vô sản, cả 2 giai cấp có
sự chuyển hóa:

+ Tư sản từ chỗ lực lượng cấp tiến thì giờ lại trơt thành phản động, nó quay lại đàn áp chính
người anh em của mình (giai cấp công nhân)

+ Chuyển biến cuả giai cấp công nhân (vô sản): từ lực lượng phụ thuộc giai cấp vô sản dần
lớn mạnh và khẳng định tính độc lập của mình
 Sự lớn mạnh của giai cấp vô sản và sự phản động của giai cấp tư sản tạo ra mâu thuẫn
giữa 2 giai cấp. Những nhà văn tiến bộ đã đứng lên vạch trần giai cấp tư sản

1.2 Cơ sở tư tưởng

Được tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau:

- Xã hội học: Các nhà xã hội học đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn của xã hội tư bản. Tư sản
phản động, vô sản lớn mạnh

- Sử học (Ghido, Minhe, Ghier): có cái nhìn biện chứng về lịch sử, chỉ ra đấu tranh giai cấp
là 1 phương diện qua trọng trong động lực phát triển lịch sử  k có con đường nào khác
ngoài con đường đấu tranh giai cấp

- Triết học (Phơ-bách, Ghecxen, Secnusepxki – triết học trước Mác: triết học duy vật của
Phơ-bách): đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao chưa từng thấy ở giai đoạn trước Mác. Phép
biện chứng của Hegel.

- Khoa học tự nhiên: thuyết tiến hóa của Đác-uyn phát hiện ra sự vận động, tiến hóa (các loài
cùng tiến, cùng phát triển)

(chủ nghĩa lãng mạn, cổ điển k phải bắt nguồn từ 1 nguồn mà bắt nguồn từ nhiều nguồn như
lịch sử, triết học,…)

 Chính những điều kiện trên đã hình thành nên nguyên tắc lịch sử xã hội cụ thể: xem xét
sự vật hiện tượng trong mqh vs hoàn cảnh, trọng sự biến đổi, vận động của hoàn cảnh.

 Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đã thay thế cho nguyên tắc lí tính, cảm tính

 sáng tác của các nhà hiện thực lớn đều toát lên tinh thần tìm tòi, khát vọng nhận thức
mãnh liệt: Xtăngđan đòi hỏi nghệ sĩ phải nắm bắt được những quy luật thép của thế giưới
hiện thực; Banzac đưa văn học xích lại gần khoa học.

2. Kiểu nhân vật trung tâm

- NVTT của CN hiện thực là NẠN NHÂN CỦA HOÀN CẢNH.

+ Những con người tha hóa vì đồng tiền. Điều này quyết định cảm hứng chủ đạo của trào lưu
này là cảm hứng phê phán. Những con người nhỏ bé, bị hoàn cảnh chi phối, tha hóa thậm chí
đánh mất nhân cách của mình. Họ có thể xuất thân từ những tầng lớp khác nhau: sinh viên
Raskolnikov – “Tội ác và hình phạt”; nông dân – “chí phèo”, tiểu tư sản trí thức (rởm) – cô
Tuyết, ông Văn Minh – “Số đỏ” nhưng khi đặt chân vào xh tư bản, vào guồng quay của đồng
tiền bị xh làm cho tha hóa, đánh mất bản thân  hầu hết những NV của CN hiện thực vận
động theo quy luật xh  là sản phẩm của xã hội

 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA CN HIỆN THỰC LÀ PHÊ PHÁN (GỌI LÀ CHỦ
NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN)
+ Tất nhiên cx có những NV chính diện (nhưng k phải điển hình): chẳng hạn như NV Pieere,
Natasha, Andray trong “Chiến tranh và hòa bình” của Lev.Tolstoi. VD trong VH VN là NV
Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố  nhưng NV này rất ít

- Vấn đề đồng tiền: đồng tiền đến thời kì này đã đại diện cho tất cả quyền thế, “đã thay thế
thanh kiếm, trở thành đòn bẩy của quyền lực xã hội” (Anghen). Tình yêu trong thời điểm này
cx bị chi phối bởi hoàn cảnh.

VD: trong phần “Hạnh phúc của 1 tang gia” – dù khi đi chôn cụ cố Hồng nhưng vẫn cố dúi
vào tay Xuân Tóc Đỏ 5 đồng bạc do hắn đã nói “ông Phán mọc sừng” đã khiến cụ cố Hồng
tức giận mà chết.

- Về cuộc sống nông thôn: một nông thôn sục sôi đấu tranh giai cấp, nơi túp lều của nông
dân đối diện với…

 Giá trị hiện thực của VH hiện thực phê phán

Mác – Ăng-ghen từng nói, tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực Anh – Pháp giúp nâng cao
hiểu biết nhiều hơn về các tác phẩm khoa học thuộc nhiều môn kinh tế, lịch sử, thống kê,
chính trọ, đạo đức chung cộng lại

3. Nguyên tắc khắc họa tính cách trong mqh vs hoàn cảnh

CNHT đã xây dựng đc tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình

- [1] Tính cách điển hình là sự kết hợp hài hòa cao độ giữa tính riêng và tính chung, giữa
cái cá thể và cái phổ quát, giữa cái sắc nét và cái đại diện

+ Tính riêng: cá tính – tính cách – con người này: làm cho NV trở nen sinh động: cái
riêng bộc lộ ở nhiều khía cạnh: trang phục, lí lịch, cá tính, tác phong, tâm tư, cá tính

+ Tính khái quát: có thể là tính giai cấp, có thể là tính dân tộc, nhân loại

- [2] Hoàn cảnh điển hình là hoàn cảnh được tái hiện trong tác phẩm, phản ánh bản chất
hoặc 1 vài khía cạnh bản chất trong những tình thế xã hội vs những quan hệ giai cấp nhất
định

+ Riêng + Chung: VD: làng “Đông xá” – Tắt đèn: là 1 làng cụ thể nhưng nó phản ánh
cả xã hội VN nói chung trong mùa sưu thuế (rất riêng nhưng cx rất chung); xh âu hóa
trong “số đỏ” , làng “Vũ Đại” trong Chí Phèo của Nam Cao

Số đỏ - Vũ Trọng Phụng:

Xuân Tóc đỏ là một hình tượng điển hình của nền văn học hiện thực phê phán Việt
Nam, giai đoạn trước năm 1945.

Nhân vật Xuân Tóc đỏ: Là một kẻ bình dân sinh ra thuộc tầng lớp đưới đáy xã hội,
hắn mồ côi cả cha lẫn mẹ au bị bác đánh, đuổi đi. Không nhà, không cửa, không người
thân thích, hắn sống lang thang bằng đủ mọi nghề “Lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lây sấu ở
các phố, lấy cá ở Hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó bán phá xa, bán nhật trình, chạy cờ rạp hát,
quảng cáo thuốc lậu, nhặt bóng tennis... Cảnh ngộ đó tạo cho nó lên một đứa hoàn toàn vô
giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm”. Thế nhưng, tính cách vô học và cặn bã của
hắn lại trùng khít với môi trường thượng lưu, trưởng giả, một xã hội đầy thối nát, bị thao
túng bởi tiền bạc cùng dục vọng đến kì lạ. Không phải ngẫu nhiên mà hắn đạt đến tột đỉnh
vinh quang, được tôn vinh, được gọi là anh hùng cứu quốc. Lí giải điều này, một phần là
do Xuân Tóc đỏ có cái “số đỏ” luôn gặp may. Nhưng đằng sau cái may mắn ngẫu nhiên ấy
lại là cái tất yếu mang tính quy luật.

Nếu Xuân Tóc đỏ không có thói dâm ô bợm đãi thì làm sao lọt vào mắt xanh của bà
Phó Đoan và được bà ta tìm cách lôi ra khỏi bót cảnh sát? Nếu không có tài thổi loa quảng
cáo thuốc lậu thì hắn cũng không dễ dàng gì thành công ở tiệm may Âu hóa. Sở dĩ hắn
được phong làm đốc – tờ cũng vì gia đình cố Hồng muốn tìm một thấy thuốc cốt để che
mắt thiên và để bệnh nhân chết càng sớm càng tốt nhằm được phân chia tài sản. Và nếu
như Xuân Tóc đỏ không cố tình gây tai tiếng cho Tuyết thì chắc gì Văn Minh đã tìm mọi
cách che đậy nguồn gốc, ra sức tô vẽ cho hắn để hắn được cụ cố Hồng gả con gái út
cho…?

Thì ra, cái bản chất lưu manh, vô lại, lái tôm láu cá của Xuân Tóc đỏ lại rất phù hợp với
cái bản chất giả dối, bịp bợm, đồi bại của cái xã hội “thượng lưu” trưởng giả của chế độ
thực dân phong kiến ngày xưa. Cái xã hội ấy chính là môi trường, hoàn cảnh thuận lợi để
Xuân Tóc đỏ có thể nhanh chóng phất lên như diều gặp gió, phát huy cao độ cái bản chất
lưu manh, vô lại của hắn.

Có thể nói, nhân vật Xuân Tóc đỏ đã đạt tới giá trị điển hình trong Số đỏ, đã giải quyết
một cách thiên tài mối quan hệ giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu, giữa cái vô lí và cái có
lí, giữa cái may rủi của cá nhân với cái mang tính quy luật của xã hội bát nháo đầy lừa lọc
đương thời – một xã hội “khốn nạn”, “chó đểu” như cách gọi quen thuộc của Vũ Trọng
Phụng. Xuân Tóc đỏ tiêu biểu cho loại người vô học, hạ lưu, cặn bã của xã hội nhờ gặp
may, nhờ môi trường sống đầy giả dối, dâm ô, bịp bợm mà phất lên. Loại người như Xuân
Tóc đỏ xã hội nào cũng có, nhưng trong xã hội đầy biến động điên đảo, trong những diễn
biến phức tạp của thời cuộc thì càng xuất hiện nhiều.

- [3] MQH giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình: tính cách là con đẻ/ sản
phẩm của hoàn cảnh

+ Tính cách dù li kì, biến đổi thế nào cx hoàn toàn có thể lí giải được bằng hoàn cảnh
(còn chủ nghĩa lãng mạn thì k cắt nghĩa được)
VD: NV Chí Phèo từ 1 người nông dân lương thiện mà sau khi ở tù ra trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại có thể lý giải đc (nhưng k thể lý giải đc tại sao Jean Valjean ra tù lại làm thị
trưởng được  đó là ước mơ, k có thật)

VD2: Chị Dậu từ 1 người chịu thương chịu khó lại có thể “tức nc vỡ bờ” vùng lên, phản
kháng lại đánh tên cai lệ

+ Hệ quả:

 [1] Tính cách trong NV của CNHTPP trở nên phong phú, đa dạng (VD: cx là sinh viên
nhưng NV của Raskolnikov khác nhân vật sinh viên của Banzac; lão hạc lại có gì của
ông già lẩm cẩm nhưng trong đó lại có tâm hồn trong sáng yêu con hết mực
 [2] Tính cách luôn vận động phát triển chứ k đứng yên (cổ điển, lãng mạn: đứng yên)
Huấn Cao: từ đầu đến cuối tác phẩm đều là thiên lương

VD: Chí Phèo: mở đầu là lương thiện nhưng đến cuối tác phẩm đã trở thành con quỷ dữ

 [3] NV nổi loạn so với dự định ban đầu của nhà văn – bản thân nhà văn k muốn như
thế nhưng buộc nhà văn phải viết như thế bởi có như vậy mới chân thực, hiện thực –
vận đúng theo đúng quy luật nội tại của nó (chỉ có trong CNHT mới có nổi loạn):
chống lại dự đồ ban đầu, ý định ban đầu, k tuân theo ý muốn ban đầu của nhà văn mà
nó vận động theo quy luật tự thân của đời sống theo logic nội tại của bản thân nó.

VD: Trong tác phẩm Anna … của Lev.Tolstoi: NV Anna khi đến kết truyện NV đã đâm đầu
vào xe lửa chết (bởi NV phản bội chồng con và thất vọng vs hiện thực đời sống) 
Lev.Tolstoi đã nói “tôi k cho cô ấy chết mà cô ấy tự chết” – theo quy luật vận động của đời
sống, k tuân theo ý muốn chủ quan của nhà văn

4. Đặc điểm thi pháp của CNHTPP

- Đưa toàn bộ cái hằng ngày, kể cả cái hèn kém, xấu xa vào nghệ thuật (CNHTPP là chủ
nghĩa ló tưởng cái xấu xa)

- Sự chân thực của các chi tiết (“cái đầu lão ngẹo sang 1 bên…ép cho nước mắt chảy ra”) 
làm nổi bật tính cách NV

(Mở đầu lão Goriot, Banzac viết “hình thù của bà Voke nói lên quán trọ của bà ta cx như
quán trọ của bà ta nói lên con người bà ta”)

- Tiểu thuyết xã hội phát triển  thực hiện mộng ước của nhà văn: ôm trùm hết những diễn
biến của xã hội

VD: Nam Cao vs 1 loạt truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng “Số đỏ”

- Vũ Trọng Phụng từng tuyên bố: “Xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn: quan tham, lại
nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà xa hoa chơi
của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm
than, bóc lột.”
Trong xã hội trưởng giả thành thị của số đỏ trong con mắt Vũ Trọng Phụng là cả một lô một
lốc lũ người nhố nhăng, trâng tráo trong lối sống xa đọa, bất nhân, giả dối, bịp bợm. Vũ
Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài phát hiện mặt trái của xã hội, cái xấu của con người.
- Bằng những chi tiết đặc sắc, nhà văn đã tô đậm bản chất lưu manh, đểu giả, bịp bợm
của Xuân Tóc đỏ. Lúc mới 9 tuổi, khi ở nhà nhờ người bác họ, hắn đã bị đánh cho một trận
và bị đuổi đi vì nhìn trộm bác gái tắm. Khi hắn đi làm nghề ở sân quần, hắn lại chứng nào tật
nấy mà nhìn trộm một cô đầm lúc cô này thay đồ. Hắn ta không tỏ tình như những kẻ “bình
dân” mộc mạc mà “cướp giật tình ái một cách sỗ sàng”. Hắn tìm mọi cơ hội để chòng ghẹo,
tán tỉnh cô bán mía đến bà mệnh phụ, hắn có những hành động “cấu véo”, “phóng tay sờ
soạng”, “ốm xốc lấy” đầy suồng sã, thô bỉ. Ngôn ngữ của hắn sặc mùi vỉa hè, nào là “mẹ
kiếp”, “nước mẹ gì”, tình bỏ mẹ ra ấy”… ngay cả khi đã được coi là “thượng lưu tri thức”,
“vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc”. Bản chất lưu manh, bịp bợm của Xuân bộc lộ rõ qua việc
hắn cố tình chế giấu cái gốc hạ lưu, vô học, ma cà bông của mình để len lỏi vào xã hội
thượng lưu trưởng giả. Không chỉ nhờ mấy câu linh tinh, vớ vẩn để lòe mọi người, hắn ta
còn dùng nhiều thủ đoạn khác để trục lợi cho bản thân, lao lên tột đỉnh nấc thang danh vọng.
Hắn hợp tác với sư ông để “làm tiền”, “ngồi im cho nhà sư vẽ những chuyện tốn tiền cho bà
vợ Tây”. Hắn lén lút nhét truyền đơn vào túi hai quần vợt thể thao Hải và Thụ để loài trừ họ
nhằm giật giải quán quân. Có thể nói, Xuân Tóc đỏ đã bất chấp, không từ một thủ đoạn nào
để đạt được mục đích.
- Cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng không chỉ đến từ một nhân tố nào mà nó hình thành
do ảnh hưởng, tác động phức tạp từ nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến môi trường
sống và cả những nhân tố sinh học, thể trạng của nhà văn. Cái nhìn độc đáo của Vũ
Trọng Phụng còn nổi cộm lên, gây dị ứng mạnh mẽ ở chỗ ông nhìn vào đâu cũng thấy dâm
của loài người. Dường như cái nhìn và trường liên tưởng của ông luôn bị ám ảnh, bị cám dỗ
bởi vấn đề tình dục. Một cái nhìn soi mói vào bản năng sinh lí của con người bị chi phối bởi
quan điểm “định mệnh sinh lí”, coi cái đó là thuộc quyền của tạo hóa, cả đến đạo lí nhân
phẩm cũng không có nghĩa lí gì trước đòi hỏi của bản năng tính dục. Cái nhìn đó thống nhất
với ý thức tả chân táo bạo, say mê phơi bày bản tính căn bản dâm đẵng của loài người,
người vì ông cho rằng “Cái nhơ bẩn không khiêu dâm, khiêm dâm là sự nửa kín nửa hở”. Lí
giải hiện tượng này ở Vũ Trọng Phụng, cả Lan Khai và Vũ Ngọc Phan đều thấy điều đó có
liên quan đến bệnh lao phổi của nhà văn.
Trong quan niệm của VTP, hoàn cảnh xã hội những năm trước Cách mạng luôn kích thích
những bản năng thấp hèn, ti tiện của con người. Mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, phanh
phui những cái nhơ nhớp, xấu xa, VTP tập trung tô đậm thói dâm đãng của con người. Cái
dâm ác của Nghị Hách, cái dâm dật của bà Phó Đoan, thói dâm đãng của Xuân Tóc đỏ có ý
nghĩa phê phán xã hội sâu sắc.
Trí tưởng tượng sáng tạo phong phú, mãnh liệt, độc đáo là đặc điểm nổi bật trong cá tính
sáng tạo của VTP. Đọc VTP, người ta thấy ông đã truyền vào những tư liệu đời sống, những
thông tin thời sự nóng hổi của xã hội Việt Nam đương thời thái độ, tình cảm căm phẫn, uất
ức, sôi sục, mãnh liệt của mình, thổi vào đó một nguồn năng lượng tâm hồn để cho những tư
liệu, những chi tiết ấy “cất cánh” qua trí tưởng tượng sáng tạo phong phú, mãnh liệt, độc đáo
của ông. Trí tưởng tượng độc đáo của Vũ Trọng Phụng đã hướng ngòi bút của ông chú ý đặc
biệt và khai thác tối đa những cái bất thường, luôn luôn sử dụng chúng chúng để làm nổi bật
bản chất xã hội Việt Nam đương thời và sự đảo điên chìm nổi của những số phận.
Rõ ràng, tiểu thuyết hiện thực của VTP có những đặc điểm riêng in đậm cá tính độc đáo của
nhà văn. Ông là nhà văn gắn bó mật thiết với thời đại của mình. Trong tiểu thuyết, cá tính
sáng tạo của ông càng rõ nét bao nhiêu thì mối liên hệ của ông với cuộc đời càng chặt chẽ,
nội dung xã hội trong tác phẩm càng sâu sắc bấy nhiêu.

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XHCN THẾ KỈ XX


1. Cơ sở hình thành

1.1 Cơ sở xã hội

Chủ nghĩa Phục Hưng là quá độ từ phong kiến sang tư bản. Cổ điển: là sự quân bình, hòa
hoãn nhau. Lãng mạn: tư sản cấp tiến có sự bất bình mà cuộc đại tư sản mang lại.  chỉ
dừng lại ở phong kiến và tư sản.

CN hiện thực: tư sản và vô sản mâu thuẫn (mâu thuẫn thôi bởi giai cấp công nhân chưa hoàn
toàn độc lập)  CNXH: giai cấp vô sản đã đứng lên đấu tranh, phong trào công nhân phát
triển mạnh mẽ.

CNHTXHCN: phong trào công nhân phát triển khắp nơi

1.2 Cơ sở lý tưởng

- Học thuyết Triết học duy vật của Mác – Lênin

- Vấn đề quan trọng: nguyên tắc TÍNH ĐẢNG (VH nghệ thuật như một cái ốc vít trong vifng
quay của cách mạng) trong văn học nghệ thuật – tính đảng trở thành tiêu chí quan trọng để
đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học  Văn học nghệ thuật trở thành phương tiện đấu
tranh cách mạng.

(Xem văn hóa văn nghệ là 1 mặt trận, xem người viết là một chiến sĩ)

2. Nhân vật trung tâm

- Con người cách mạng, con người giác ngộ lý tưởng XHCN, những con người làm chủ cuộc
đời, có khả năng làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời mình, làm chủ vận mệnh mình. Từ
chỗ làm nạn nhân của hoàn cảnh (Hiện thực)  làm chủ vận mệnh của mình (hiện thực
XHCN)

VD: NV Paven – “Người mẹ” – Gorki


- Ban đầu: một thanh niên bình thường và gần như giống bố “anh loạng choạng lê đến giang
chính và đấm tay xuống bàn, quát mẹ như bố trước kia: Thức ăn!”; anh đua đòi học theo
những thanh niên khác “mua một chiếc phong cầm, một áo sơ mi ngực bổ cứng, một chiếc
ca-ra-vát sặc sỡ, giầy cao su…”

- Nhưng từ sự dịu dàng của mẹ  Paven dần thay đổi, đặc biệt là anh đem sách về nhà đọc,
đọc xong giấu chúng đi, đôi lúc chép từ sách vào giấy và còn giấu mảnh giấy đó đi  Từ
một thanh niên hư hỏng chuyển biến một cách tích cực

- Paven thuộc thế hệ như công nhân trẻ, anh tìm thấy con đường sáng cho mình và nhận thức
được những nỗi thống khổ của đời sống công nhân là từ đâu ra và giúp giai cấp công nhân và
nông dân giác ngộ ra được mình phải dìu dắt và chỉ dẫn cho họ con đường giải phóng. Và
Paven cũng hiểu rõ con đường mình đang đi nguy hiểm: “Con đọc sách cấm mẹ ạ. Họ cấm vì
sách này nói sự thật về đời sống công nhân chúng ta… Những sách này đều in giấu giếm và
bí mật, nếu họ tìm thấy ở nhà ta, họ sẽ bỏ tù con…”

- Paven sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì những người dân lao động chịu áp bức:

+ Anh đại diện cho nhà máy chống lại địa chủ bóc lột sức lao động của công nhân (những
địa chủ đã trừ vào lương công nhân 1 đồng cô-pếch). Tuy cuộc đấu tranh đó nhanh chóng bị
dập tắt nhưng nó đã cho thấy ở Paven là một người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám đứng
lên bảo vệ quần chúng (cuộc đấu tranh lần 1 chỉ mới dừng lại ở đấu tranh kinh tế)

+ Cuộc biểu tình lần hai (ngày Một tháng Năm) đây là một cuộc đấu tranh chính trị, nhận
được sự ủng hộ của đông đảo người tham gia và những người tham gia có ý thức giác ngộ.

- Qua hai cuộc đấu tranh, Paven đã được bồi dưỡng, anh dần trưởng thành. Tuy bị bắt nhưng
không vì thế mà rơi vào bi kịch mà ngược lại nó như mở đầu cho cuộc đấu tranh cách mạng
sau này.

- Trước tòa án Nga hoàng, Paven và những đồng chí của mình đã chuyển thế bị can thành
công tố, đanh thép lên án cái chế độ xã hội thối nát  Bị đày sang Xiberi

VD: NV người mẹ Nhilôpna trong “Người mẹ” – Gorki

Người mẹ Nhilôpna: Ban đầu bà chỉ là một người đàn bà đau khổ và nhẫn nhục, một
người me thương con. Nhưng người phụ nữ ấy dần dần khắc phục được và thấm nhuần tư
tưởng cách mạng. Sự biến đổi ấy bắt đầu từ khi bà lo lắng, sợ hãi khi phát hiện con trai mình
đọc “sách cấm” và gặp những “người nguy hiểm”. Vì lo cho con nên bà luôn theo dõi và tìm
hiểu về những lời con nói, những việc con làm, những người con tiếp xúc. Và dần dần bà
nhận ra những điều con làm là đúng đắn, những người đồng chí của con đã trở thành những
người “đáng yêu”. Khi con trai bị bắt, bà theo con đường của con trai, bà đi giải truyền đơn
và sách cấm vào nhà máy  đã có ý thức cách mạng và tham gia tự giác. Bà cùng các đồng
chí của con xuống đường biểu tình tuần hành ngày Một tháng Năm. Bà cảm thấy tự hào khi
con mình cầm lá cờ cách mạng đi đầu trong 2 cuộc đấu tranh, tự hào về những gì con mình
làm. Khi biết mình sắp bị bắt, bà không bỏ trốn mà ở lại để bảo vệ những tờ truyền đơn; khi
bị bắt đã hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác.

 Người mẹ Nhilôpna đại diện cho quá trình hồi sinh của quần chúng trong phong trào cách
mạng vô sản  Người mẹ ấy là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh con người mới – “người mẹ
chiến sĩ”

VD: NV Đào (Mùa lạc – Ng Khải)

Mùa lạc là sự hồi sinhtrong tâm hồn con người.

Đào là người phụ nữ rất riêng về cả ngoại hình và tính cách:

- Là người phụ nữ lao động chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ nhưng lại mang trong mình nét
linh hoạt, sắc xảo: “đôi mắt nhỏ ấy đưa đi đưa lại rất nhanh, hàm răng khểnh hay đùa cợt”.

Cuộc đời Đào chịu nhiều bất hạnh, khổ đau: “không có ruộng, vẫn làm nghề đậu phụ, thời
địch tạm chiếm lại xoay sang úp men, nấu rượu. Lấy chồng từ năm mười bảy tuổi, nhưng
chồng cờ bạc, nợ nần nhiều bỏ đi Nam, đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Ăn ở lại với nhau
được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở
một mình”

Tại môi trường nông trại Điện Biên Hồng Cúm (môi trường xã hội tốt đẹp) + bản thân
nhân vật mang những phẩm chất cao quý tốt đẹp  Đào dần hồi sinh, tìm lại hạnh phúc đã
mất sau những năm tháng bất hạnh – đó là khi Đào nhận được lá thư của Dịu. Ban đầu là bất
ngờ và tức giận đến nỗi Đào đã xé vụn bức thứ ấy. Nhưng chính những lời yêu thương,
những lời tâm sự thật lòng của Dịu trong bức thư đã làm Đào xúc động và thay đổi suy nghĩ.
Sự chân tình cuae người thiếu úy lò gạch cũ đã làm Đào thay đổi. Sự sống cứ như mạch
nước ngọt trào dâng trong tâm hồn Đào, cô vui sướng, kì lạ vô cùng. Niềm khao khát được
sống đã khiến Đào quyết tâm tìm cuộc đời còn lại của mình. Đào từ chỗ sống mặc cảm thu
mình, chao chát đã trở thành một người phụ nữ rất Việt Nam: dịu dàng, e ấp.

 Con người không chỉ lạc quan trong sản xuất mà còn lạc quan trong tình yêu, lạc quan
vào cuộc sống.

 Cảm hứng hồi sinh.

Được ánh sáng của Đảng coi sáng  k có bế tắc

Cx viết về nông dân nhưng nếu Chí Phèo là nạn nhân của hoàn cảnh, bị hoàn cảnh đẩy vào
bế tắc cùng cực thì đến với “Vợ nhặt” họ cũng là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng ở trong họ
đã bắt đầu manh nha ý thức cách mạng họ nhìn thấy lá cờ Việt Minh, thấy đoàn người đi phá
kho thóc Nhật hay “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” – họ
tìm thấy trong hoàn cảnh bế tắc của cuộc sống một nguồn ánh sáng, đó là ánh sáng soi đường
của Đảng, của Cách mạng.
 NV ở trong hiện thực XHCN hiện lên vs sống vì cộng đồng, sống vì cái chung, sống
vì cộng đồng, sống vì tập thể

 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO LÀ CẢM HỨNG NGỢI CA

- Bên cạnh đó thì trong VH hiện thực XHCN thì cx còn những nhân vật phản diện, tiêu
cực (gắn liền vs cảm hứng phên phán)  phê phán cái lạc hậu

+ NV địch: VD: Trong tác phẩm “Người mẹ” của Gorki: tác giả phê phán những con người
tiêu cực, phản tiến bộ, phản cách mạng như bạn mật thám, tay sai, Sen Đầm: là tay chân của
chế độ chuyên chế Nga hoàng (đại diện cho xã hội cũ) luôn trực chờ, theo dõi những việc
làm và hành tung của bà mẹ, Paven và những đồng chí của anh để tìm cách phá hoại công
việc của họ và bắt họ ngay khi họ sơ hở.

+ NV cho cái cũ, cái lạc hậu: tập thể, xây dựng CNXH >< lao động cá thể

VD: Tác phẩm “đi bước nữa” – vào hợp tác xã, tiểu biểu cho cái chính diện >< cá nhân –
phản diện

 Gắn với lý tưởng cách mạng

(CNHT phê phán >< CNHT CNXH: nạn nhân >< chủ nhân, bế tắc >< “đường ta đi tới”)

3. Nguyên tắc khắc họa tính cách NV trong mqh vs hoàn cảnh

- Về cơ bản, CNHT XHCN đã kế thừa 1 cách trọn vẹn nguyên tắc khắc họa tính cách điển
hình trong hoàn cảnh điển hình của HTPP

- Nhưng với HTXHCN, khắc họa tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình này phải đạt
đến cao độ: kế thừa trọn vẹn nhưng có bước thoát li

- Tính cách điển hình:

+ Tính cách: (CNHTPP: khắc họa tính cách con người lao động bé nhỏ, bất lực bế tắc
trước hoàn cảnh) >< CNHTXHCN: khắc họa, tái hiện những con người lao động XHCN
với tư thế những người anh hùng, những con người làm chủ; con người làm chủ cuộc đời,
mà còn có thể quyết định, thay đổi vận mệnh của người khác

VD: NV anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Ng Thành Long) – làm công việc “công tác khí
tượng kiêm vật kí địa cầu”, phải đo nắng gió, mưa, chấn động địa chất; làm việc bất kể ngày
đêm theo khung giờ đã định “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”, trên đỉnh
Yên Sơn cao 2600m.

- Một mình trên đỉnh núi nên anh cô độc quanh năm, anh cx thèm người nhưng chưa bao giờ
cảm thấy cô đơn bởi anh cho rằng “ta với công việc là đôi, công việc gắn liền với việc của
bao nhiêu anh em, đồng chí đang làm dưới kia, công việc gian khổ thế đấy nhưng cứ cất nó
đi cháu đến chết mất”. Anh làm việc rất chăm chỉ và trách nhiệm, dù ngày cx như đêm, anh
vẫn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình dù gió rét lạnh cóng anh vẫn “xách đèn ra
vườn”, hoàn thành công việc của mình vì anh ý thức được công việc của mình quan trọng
biết bao và anh cx rất vui vì công việc của anh góp một phần vào chiến thắng của quân đội
ta.

- Tuy một mình nhưng anh sắp xếp cuộc sống lẫn công việc vô cùng quy củ và ngăn nắp:
Anh trồng hoa, nuôi gà và đọc sách. Anh lấy hoa làm bầu bạn, cùng trải lòng mình trên từng
trang sách. Cuộc đời riêng của anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một
chiếc bàn học, một cái giá sách,…với bộ bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm,
tất cả đều sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Sống một mình nên anh rất hiếu khách, cx như luôn
chu đáo quan tâm đến mọi người: anh đã tặng cho cô kĩ sư một bó hoa thật to, thật đẹp; Anh
tặng cho ông hoạ sĩ một làn trứng gà để họ ăn dọc đường; anh tặng cho bác lái xe củ tam
thất,…. Một làn trứng, một bó hoa, một củ tam thất tuy là những món quà đơn sơ nhỏ bé
nhưng ẩn chứa trong đó là tấm lòng hiếu khách, yêu mến chân thành của anh thanh niên
dành cho những người khách quý của mình

 con người làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc sống

+ Tính cách của NV đạt đến mức đa dạng chưa từng có, có những NV có khiếm khuyết,
nhược điểm nhưng họ tuyệt đối k bao giờ vi phạm đến lập trường cách mạng

VD: NV chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng), chị được khắc họa rõ nét trong trong các mqh vs
đất nước, với chồng, với con. Như trong đêm tân hôn của chị Út, chị ngéo tay người chồng
mới cưới của mình và thề rằng: làm gì thì làm nhưng ai theo giặc sẽ bắn bỏ  cho thấy con
người có thể phản bội nhưng đất nước thì không thể phản bội.

- Hoàn cảnh điển hình: tác giả luôn mô tả hoàn cảnh trong tình thế PHÁT TRIỂN CÁCH
MẠNG ngày 1 đi lên (trong mối tương quan giữa cũ và mưới nhưng cái mới sẽ chiến thắng
cái cũ)  tác giả miêu tả hoàn cảnh giữa cũ và mới  cũ sẽ bị thay thế, cái mới sẽ chiến
thắng “hết khổ là vui với lẽ đời”

VD: “Làng” – KL: mở đầu là những đau đơn, tủi nhục của ông Hai khi ông nghe tin làng
mình theo giặc; nhưng kết thúc tác phẩm là ông Hai vui vẻ, phấn khởi đi khoe khắp nơi làng
Chợ Dầu của mình bị đốt, làng bị đốt chứng tỏ làng của ông không theo giặc

- MQH giữa tính cách và hoàn cảnh: kế thừa hoàn toàn mô tả tính cánh điển hình
trong hoàn cảnh điển hình nhưng đã phát huy đến cao độ

+ Nhìn thấy mqh chặt chẽ giữa tính cách và hoàn cảnh (HTPP: con đẻ của hoàn cảnh):
thì HTXHCN tính cách k chỉ là con đẻ của hoàn cảnh mà tính cách còn sinh ra hoàn cảnh,
cải tạo hoàn cảnh
VD: Anh thanh niên: trên đỉnh Yên Sơn 1 mình, ở hoàn cảnh đó anh thanh niên đã sắp xếp
cuộc sống của mình: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách,… anh đã tạo ra hoàn cảnh, thay đổi
hoàn cảnh.

4. Thi pháp

- thể loại: phát triển: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, kịch,…

- Đề tài: trong CNHTXHCN: mọi đề tài đc nhà văn miêu tả, có viết về con người cách mạng,
chiến sĩ cộng sản, những con người tiêu cực, phản cách mạng; có thể viết về tiền tuyến, hậu
phương

- Hình thức bút pháp: ngôn ngữ đa dạng, pohong phú, trau chuất, tính tế; có ngôn ngữ đậm
lời ăn tiếng nói; tiếng địa phương

“Sáng mắt trong như sáng năm xưa… người ra đi đầu k ngoảnh lại…”

Cx mang tính khẩu ngữ: “Không có kính ừ thì ướt áo”

Kế thừa 1 cách trọn vẹn các phương pháp sáng tác trước đó (CN lãng mạn, cổ điển, hiện thực
phê phán) và ngoài nó (PP của các tròa lưu TK20: VD chủ nghĩa huyền ảo)

Chủ nghĩa tượng trưng


CN tượng trưng nằm trong CN hiện đại TK20

Hiện đại: nỗ lực thoát VH khỏi những giai đoạn VH trước, chịu sự ảnh hưởng của quá trình
CNH-HĐH . Gồm rất nhiều trào lưu

ra đời giai đoạn

1. Cơ sở lý thuyết của CN tượng trưng: 3

- [1] Thuyết nghệ thuật vì nghệ thuật: người khởi xướng là Gô-chi (Gochie): cho rằng nhữn
thứ k có tác dụng mới đẹp còn những gì hướng đến giá trị thực là xấu– phi vụ lợi  ông
phản đối công cụ hóa VH, dùng VH để phục vụ 1 cái gì bên ngoài nó. Bản chất là đòi hỏi tác
dụng trực tiếp là xấu, phi vụ lợi mới đẹp, k thể biến VH thành vũ khí (dùng cán bút để làm
đòn xoay chế độ  phản đối) – tính độc lập tuyệt đối của NT

- [2] Thuyết tương giao của Bô-đơ-le (VD: qua bài thơ Nguyệt Cầm):

+ giữa các sự vật có sự tương giao (tương giao giữa các giác dụng quan - ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác)
VD: Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh “Nghe xao động nắng trưa /Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe
gọi về tuổi thơ”

+ Giữa các loại hình nghệ thuật: VH, âm nhạc, hội họa

+ Có sự tương giao giữa mặt âm thanh và ý nghĩa

 Ông đi đến chủ trương là nghệ thuật trong nghệ thuật, luôn có sự tương giao giữa các loại
hình  thuyết tương giao trong nghệ thuật: tất cả mọi loại nghệ thuật có sự tương giao

VD: Bài thơ Nguyệt Cầm, Huyền diệu (Xuân Diệu)  tất cả các giác quan tương giao vs
nhau

- [3] Các nhà tượng trưng đưa ra nguyên tắc sáng tác: cho rằng k nên miêu tả thế giới hiện
thực vì hiện thực đó chỉ là hiện thực trên bề mặt mà thôi, cái quan trọng là đi vào miêu tả
cái hiện thực bề sâu, hiện thực đằng sau nó, hiện thực đó mới là hiện thực ẩn chứa sự
chân thực tối cao (hiện thực của mộng mị, hiện thực của những điều huyền diệu, k nhìn
thấy đc mà chỉ cảm nhận thấy được  phản đối, chống lại CN hiện thực)

VD: Nguyệt cầm, màu thời gian, đi giữa đường thơm

2. Đặc điểm cơ bản của CN tượng trưng

Cơ sở lý thuyết vì nghệ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm cơ bản của CN tượng
trưng:

- [1] Phủ nhận phản ánh thế giưới hiện thực bởi nó cho rằng cái sự thật đó chỉ trên bề mặt
thôi mà phía sau nó ẩn tàng sự chân thực tối cao. Nỗ lực của CN tượng trưng là vượt qua thi
pháp CN lãng mạn (miêu tả trực tiếp sự vật và biểu lộ trực tiếp nỗi lòng). Thơ tượng trưng
chủ trương mỗi bài thơ mang tính ám thị, nó là 1 câu đố đòi hỏi người đọc đi vào giải đó (thơ
nói ra hết thì nó k hay mà thơ muốn hay phải ám thị, tránh trình bày, giải thích trực tiếp sự
vật hiện tượng)  Đặc điểm chi phối toàn bộ

VD: Trong thơ Bích Khê có đến 71 lần thi nhân

VD: Thơ Bích Khê là tiếng nói về cái bên trên cuộc đời. Thi nhân cho rằng sống trong cõi
mộng cuộc đời mới có ý nghĩa. Vì vậy, thế giới trong thơ ông đã được sắp xếp lại theo một
ma lực huyền diệu đầy quyến rũ.

SỌ NGƯỜI
Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng !
Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương !
Ôi bình vàng ! Ôi chén ngọc đầy hương !
Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng !
Ôi thần tình ! Người chứa một trời thương.
Người yên tịnh nhưng người đi muôn dặm
Máy thu thanh hòa âm nhạc thơm tho!
Miệng yêu kiều mơn ánh sáng say no!
Nguồn trinh tiết gây hồng tươi xanh thắm!
Bầu sữa người êm mát vạn sầu lo.”

- Sọ người trong thơ Bích Khê hiện lên là “khối mộng”, là “buồng xuân hớ hớ”, là “chén
ngọc đầy hương”,… Hình ảnh sọ người “miệng yêu kiều” hiện lên đầy rùng rợn. Sọ người là
thứ vô tri, gắn với thế giới tâm linh trong những câu chuyện ma quái rùng rợn lại có thể được
“hòa ân thơm tho” với “miệng yêu kiều”, là “bầu sữa” làm ngọt ngào và xua tan đi “vạn sầu
lo”. Chính cái cách thi vị hóa của chủ nghĩa tượng trưng đã khiến Bích Khê miêu tả được cái
“sọ người” như thế.

- Dường như cái “sọ người” ấy nó được chưng cất từ những gì thanh khiết và cao quý nhất
của đất trời. Nó không còn là cõi phàm trần nữa, mà là cõi tiên, cõi mộng, cõi siêu thăng chỉ
có linh hồn thoát tục mới vươn tới được.

- [2] Chủ đề (lãng mạn: thổ lộ trái tim) thì thơ tượng trưng là tiếng nói của thế giới, bản chất
của thế giới, là khát vọng tìm kiếm, lí giải bản chất của thế giưới, đi vào thế giới của cảm
giác, của vô thức, của tâm linh. Bởi thơ tượng trưng là thơ cuat thời đại con người hoài nghi
chính mình (lãng mạn thấy cái tôi là tuyệt đối, lý tưởng nhất) thì đến tượng trưng thì ngay cả
bản thân cái “tôi” cx hoài nghi, hoài nghi mọi thứ  thơ hiện thực đi vào bề sâu, của mộng
mị

VD: Lá diêu bông – Hoàng Cầm

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng

Chị thẩn thơ đi tìm

Đồng chiều

Cuống rạ

Chị bảo

Đứa nào tìm được lá Diêu bông

Từ nay ta gọi là chồng

(Lá Diêu bông - Hoàng Cầm)

Giống như cậu bé Hoàng Cầm, vì một lời thách đố vu vơ của "Chị": "Đứa nào tìm được lá
Diêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng"; thế mà, suốt những năm tháng tuổi thơ, "Em" đã tin, hay
cố tình tin và cất công đi tìm, bởi tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Tuy nhiên, với "Chị", lời
thách đố ấy đồng nghĩa với sự phủ nhận tình cảm của "Em", vì "Chị" biết không bao giờ
"Em" tìm thấy nó. Nhưng với "Em", dù cuộc đời không có lá Diêu bông song "Em" đã tìm
được nó cho riêng "Em"; hoặc chí ít, "Em" đã hóa giải được "ước mơ tình dục bất hợp pháp"
trong chiếc lá Diêu bông của mình.

- [3] Rất giàu tính nhạc, vì ảnh hưởng từ thuyết tương giao: các giác quan tương giao với
nhau, các loại hình nghệ thuật tương giao  mỗi bài thơ của CN tượng trưng đều là bản hòa
âm của thơ và âm nhạc (thơ giống như một bản hòa âm)

khiến độc giả như bị thôi miên, dẫn dụ đi vào chốn thâm cung bí sử, thật thật, hư hư.

VD: Xây mơ – Ng Xuân Sanh

Tay sương lam mờ đương buông tơ

“Nghe sương lam mờ đương giăng mơ

Đêm rải men tràn nơi lối dẻo

Hàng dương say đường thôi ngâm thơ

(...) Hồn nào lang thang bên đêm êm

Hồn hoa chơi vơi bình trăng mềm...”

“Xây mơ” đc Ng Xuân Sanh lập âm theo lối bình thanh (thanh bằng), kết hợp với tiết tấu
khoan thai (ngắt nhịp đều đặn 2/2/3), cùng thut pháp điệp từ, điệp ngữ, dày đặc các từ láy
(đương, sương, dồn, sương lam mờ, lang thang, chơi vơi,…) và hiệp vần linh hoạt (hiệp vần
theo chiều dọc: to – mơ – thơ – êm – mềm; hiệp vần theo chiều ngang: sương - đương, mờ -
tơ, mờ - mơ, dương – đường, đem – êm,…), tạo nên một giai điệu vừa độc đáo vừa hiện đại,

- [4] Ngôn ngữ: vì thơ tượng trưng mang tính bí hiểm, chủ trương k lộ sự vật, tình cảm 
nhà sáng tác chủ trương xóa bỏ mọi quy tắc ngữ pháp, thơ nghiêng về những cái biểu
tượng. Những lúc dấu chấm, phẩy, viết hoa cx k tuân theo quy tắc vì nó là cái vô thức 
bộc lộ thế giưới vô thức của con người.

“Màu thời gian không xanh


Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh”
(Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)
Vẻ đẹp, chất thơ của Màu thời gian lắng kết trong lớp ngôn ngữ tân kì. Thời gian vốn vô
hình song qua đôi bàn tay ma thuật của Đoàn Phú Tứ trở nên hữu sắc, hữu hương. Với thời
gian này, bao thiên tình sử trong quá khứ xa xăm hiện về lung linh, diễm ảo, lưu tồn cùng
tháng năm: "Tóc mây một món chiếc dao vàng/ Nghìn trùng e lệ phụng Quân vương/ Trăm
năm tình cũ lìa không hẹn/ Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng" (Màu thời gian). Sự tương
hợp gợi lên trong ngôn ngữ là sự phóng chiếu của thế giới thống nhất, tương giao được cảm
niệm trong quá trình thăng hoa cùng ngôn ngữ.

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH


- CN hiện sinh là 1 trào lưu gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí có giai đoạn người ta phủ nhận
hoàn toàn CN hiện sinh

- Mối quan tâm hàng đầu của CN hiện sinh là vấn đề đổi mới cách nhìn về con người và thế
giưới

- CN hiện sinh kiên quyết phản đối đối lập bản chất với hiện tượng mà chỉ trương hiện tượng
tức bản chất, kêu gọi trở về với bản thân sự vật (bản chất và hiện tượng k khác gì nhau)

VD:

1. Cơ sở ra đời

- Nguyên nhân ra đời của CN hiện sinh

+ T1: là từ mâu thuẫn của XH tư bản

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghãi chạy theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình
trạng tha hóa, đẩy con người vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc trong đời sống con người.

+ T2: Bắt nguồn từ việc con người phản ứng các nước phương Tây tuyệt đối hóa vai trò của
khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người, con người bị biến thành những cỗ
máy  đời sống tâm tư, tình cảm của con người hầu như không được quan tâm

2. Đặc điểm của CN hiện sinh

- Chủ yếu là đổi mưới về cuộc sống và con người

VD: Lấy sáng tác Người xa lạ, Kafka (Hóa thân, Lâu đài)

Nhân vật trong Hóa Thân tỉnh dậy bỗng thấy mình bị biến thành một con bọ khổng lồ. Anh
ta lâu dần cũng có một số thói quen của loài vật như nấp xuống sô pha, phát ra tiếng lạ, thích
nằm treo trên tường,….

VD: VHVN: chỉ mới bắt đầu có dấu hiệu, dấu ấn: Sáng tác của Ng Huy Thiệp, Ng Bình
Phương, Tạ Duy Anh (Thiên thần sám hối), Ng Việt Hà (Cơ hội của Chúa)
Nhân vật em được nhìn dưới góc nhìn lẫn giữa ký ức và hiện tại. Cô không phải là những cô
gái nghèo khổ biết vươn lên hay một cô gái quý tộc đầy nhan sắc và tài hoa mà là một cô gái
Hà Thành với cuộc sống có nhiều khía cạnh đa dạng: công việc, tình yêu, tình bạn, nỗi cô
đơn,….

- Quan niệm về hiện thực

+ Hiện thực mang tính chất vô nghĩa, tẻ nhạt

VD: NV trong “Ngồi” của Ng Bình Phương; “Hóa thân” – Kafka: cuộc sống tẻ nhạt

- Cuộc sống của nhân vật chính trong Hóa thân vốn cứ lặp đi lặp lại xoay quanh công việc.
Sau khi bị biến dạng, anh ta mới ý thức được chính mình.

- Cuộc sống của nhân vật “em” trong Trí nhớ suy tàn cũng hết sức buồn chán với công việc ở
cơ quan hết sức tẻ nhạt.

- Nhân vật Khẩn trong Ngồi luôn cảm thấy mệt mỏi và chán chường, anh không biết cuộc
đời anh sẽ đi đâu và sẽ như thế nào. Anh không có một mục đích lý tưởng nào cho cuộc sống
của mình. Anh cảm nghĩ cuộc đời của mỗi người “chỉ cần một nút xóa là biến mất tất cả”

- Joseph K (Vụ án) là người làm việc một cách máy móc, tận tụy, làm từ sáng cho tới chín
giờ tối, không có thời gian dành cho mình. Sau khi mắc vào vụ án, anh mới ý thức được thân
phận mình.

+ Hiện thực mang màu sắc phi lý

VD: “Hóa thân” – tự nhiên buổi sáng biến thành con bọ, trong XH đó, con người chấp nhận
hiện thực đó coi đó là việc đương nhiên; Samsa chỉ lo lắng đến kịp giờ làm  bi đát

+ Hiện thực chứa nhiều bất trắc: k vận động theo quy luật mà tái hiện trong CN hiện
sinh chứa đầy bất trắc, ngẫu nhiên ngăn cản đến vs mục đích (chống lại CN hiện thực,
chống lại cái quy luật của CN hiện thực)

VD: Thiên thần sám hối: sự thật bất trắc trong cuộc sống nên thiên thần từ chối việc làm
người  hiện thực bất trắc khiến con người từ bỏ ngay cuộc sống của mình

- CN hiện sinh có những đối mới quan niệm về con người

+ Con người lo âu, hoài nghi

 Lo âu, hoài nghi về sự tồn tại của bản thể


VD: NV trong “Thiên thần sám hối” đã từ chối ra đời và quay lại nằm trong
bụng mẹ
“Thiên thần sám hối” là cuốn tiểu thuyết hay kể về nỗi đau làm người và chưa được
làm người qua câu chuyện của một hài nhi đang lựa chọn có nên làm hay không làm.
Câu chuyện khá khó chấp nhận khi lấy một bào thai đóng vai trò là người kể chuyện
và cũng là nhân vật chính “còn bảy mươi hai giờ nữa tôi mới hết giai đoạn của bào
thai. Sau đó chỉ còn một việc giãy đạp, gào théo mà chui ra. Thế là thành người”.
Ngay từ lời tựa của Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã viết “Câu chuyện khó tin này
là một đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không
sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin được hay
không.”
Mỗi con người đều mang một số phận, một cuộc đời được định sẵn từ khi chưa sinh
ra. Chẳng biết trước là hạnh phúc, hay đau khổ nhưng hẳn mọi người đều mong mình
sẽ hạnh phúc. Trái lại với những câu chuyện về những bà mẹ tốt tính, về tình yêu dành
cho trái ngọt trong cơ thể mình, Thiên thần sám hối lại kể về những con người sẵn
sàng lao vào thú hoang lạc trong phút chốc, sẵn sàng đổi lấy mạng sống của những
sinh linh bé nhỏ để đối lấy niềm vui mới, hay sẵn sàng chạy theo đồng tiền và quyền
lực, địa vị.
Câu chuyện trong tác phẩm chỉ xoay quanh một cái bệnh viện nhưng nó dường như
là một cái xã hội thu nhỏ cùng mặt trái của sự phát triển, mọi thứ đều được mua bằng
tiền dù là những điều vốn thiêng liêng, quý giá. Là bệnh viện nhưng vang lên lại là
tiếng lẻng xẻng của dao kéo, tiếng la hét, chửi bới và máu…như một cái lò mổ vậy.
Nó làm chúng ta hoảng sợ với cái hiện thực nghiệt ngã và phi lí mà nhiều khi con
người không dám hình dung đến.
Trong xã hội đầy gian khổ, bon chen, có khi là lừa lọc, gian manh, độc ác, bất chấp
đạo lí, con người trong cái xã hội thu nhỏ ấy xem những đứa trẻ là gánh nặng, có
người còn nguyền rủa khoảnh khắc chúng hình thành.
"Em mang con anh ta trong bụng chẳng khác nào mang cục đá, mang cái nghiệp
chướng. Em chẳng có tình cảm gì với nó sất. Giá nó chết ngạt đi thì càng mừng... Ra
đi mày. Tao không ăn vạ bố mày thì thôi chứ mày có quyền gì mà ăn vạ tao..." (lời cô
gái bị lừa bởi gã sở khanh có vợ và đang "ngõm cái chân thủ trưởng"). "Thế nếu sau
này con bị dị dạng thì làm thế nào?/Thì tống cổ nó ra rồi làm đứa khác. Chuyện ấy
quá đơn giản" (trò chuyện giữa cô sinh viên và gã tình nhân). Ngay những cặp vợ
chồng lấy nhau vì tình yêu cũng không sẵn lòng cho sự ra đời của đứa con: “Anh
không thích có trẻ con đâu. Nó làm cho tình yêu mất hết cả tính lãng mạn... Nếu một
con chó lang thang ra đường lập tức có hàng trăm, hàng ngàn người tìm cách bắt đưa
nó về nhà. Nhưng có cả trăm, cả ngàn đứa trẻ lang thang thì có ai muốn chìa tay ra
đón chúng đâu...”. Và khi một đứa bé biết việc nó ra đời là một sỉ nhục, nó sẽ làm gì?
Giết người chăng, như gã thanh niên đã giết lão cán bộ cưỡng bức cô gái quê trong
trắng: "Tôi đã ra đời trong sự nguyền rủa của các người... Tôi không có quá khứ. Quỷ
sứ đã tạo ra tôi chứ không phải ông ta". Và gã đã giết cha "vì một vấn đề cao hơn cả
sự công bằng, cao hơn cả chân lý, cao hơn cả danh dự".
Tác giả đưa người đọc đến với tác phẩm để họ tự vấn về sự tồn tại của con người
cùng “câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên miệng vực của cái ác”. Mỗi
chuyện đều trả lời cho câu hỏi lớn mà tác phẩm đặt ra: Tình yêu là gì? Sự tồn tại của
con người có ý nghĩa thế nào? Sự sống mang ý nghĩa gì?. Nhưng thật là “Nỗi sợ ập
đến ngay từ khi con người chui ra khỏi bụng mẹ, đối mặt với thế giới tươi đẹp nhưng
cũng đầy tai họa. Rồi có vô số điều không lường trước được. Rồi chiến tranh, sự phô
diễn man rợ của các loại quyền lực, đủ thứ biến cố khủng khiếp, những bóng ma tinh
thần….Cứ ngày một đè nặng lên đời sống con người khiến nó bị đè bẹp, dị dạng, tha
hóa về nhân cách và phẩm giá”.
Tiểu thuyết với nhiều cuộc đối thoại mang tính tượng trưng cùng thứ hiện thực tàn
nhẫn tràn đầy khắp các chi tiết đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Việc tạo ra con
người một cách vô trách nhiệm sẽ dẫn tới việc đối xử với những con người được tạo
ra, dù với tư cách thành viên của gia đình hay thành viên của xã hội, một cách còn vô
trách nhiệm hơn. Đứa trẻ trong Thiên thần xám hối đã định không còn muốn góp mặt
với đời "Không ra ! Không ra ! Hành trình đến thế gian chỉ nên tới đây. Dừng lại ở
đây là sáng suốt”. Nhưng chính người mẹ, người đàn bà đẹp đẽ, bất chấp tính mạng bị
đe dọa, đã đặt hết tình yêu và lòng tin vào đứa con với suy nghĩ "Cuộc sống không thể
dừng lại. Nó phải được tiếp tục mạnh mẽ, tươi đẹp, đầy ý nghĩa ngay cả khi mình
không còn trên thế gian này... Ở cuối bất cứ con đường nào cũng đều có một con
đường khác", đã khiến đứa-bé-thiên-thần phải nghĩ lại: "Tôi quyết định ra đời…". Đó
là một chọn lựa quá nhân hậu, quá cao cả so với những tội lỗi xấu xa mà chúng ta,
những người lớn, đã gây ra.

 Lo âu, hoài nghi về chính cái lý trí, nhân tính, trí nhớ, danh vị của chính mình
VD: Ng Bình Phương – “Trí nhớ suy tạc”
Về tính cách, ngoại hình  Tự hào về bản thân:
+“Nói nhanh, âm trong veo, không chịu rè đi ngay cả lúc đã mệt mỏi, chán
nản…..mắt thông minh, cong với làn da mỏng và chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh, tinh
quái…”
+ “Thích các gam màu mạnh, chói, nhưng tính tình kín đáo. Chống đối bằng thái độ
khinh bỉ. Thật khó ai bắt gặp giây phút buồn chán hay vui vẻ, có chăng chỉ khi trời
mưa, nhìn kỹ nét mặt mới thấy vẻ khó chịu, nhưng cũng mơ hồ thoang thoảng thôi….”
+ Người Hà Thành
- Thời gian trong câu chuyện cũng bị mơ hồ
+ “Ở cơ quan, vào các buổi trưa, …
+“Hàng ngày đúng bảy giờ mười lăm dắt xe đi làm, chiếc áo màu ghi xám lẫn giữa
bao nhiêu chiếc áo trên đường phố….cứ linh cảm sẽ suy tàn ghê gớm, tựa cây ổi trước
nhà gẫy vào năm lên mười, hay mười hai gì đó, không cứu vãn được.”
 Mơ hồ về danh tính và ngay cả việc cảm nhận thời gian (Hàng ngày đúng bảy
giờ mười lăm, vào năm lên mười, hay mười hai gì đó, vào các buổi trưa, lập lờ giữa
sáng và tối, ….)
- Việc đi lạc của nhân vật
“Giờ em là một con chim bị nhốt trong lồng quá lâu, bâng khuâng vì tự do, bình
yên”
Cảm thấy bình yên ngay cả khi bản thân đang chứa đựng ẩn ức. Dễ lơ đãng, dễ
“lạc” vào những ý nghĩ lan man giăng sẵn.
Miêu tả việc lạc hàng tiếng đồng hồ trong khu phố cổ hay về “cái mê đồ chập chờn
uẩn khúc ấy giam giữ bao nhiêu người già và ký ức phiền não, giam giữ cho đến chết
mới thả họ ra…..”  Trên khẳng định lạc là khoái cảm, dưới thể hiện sự bấn loạn đầy
phiền não.
“……buồn chán đi lang thang trong lòng Hà Thành”
Nhân vật thường xuyên đi lạc hoặc đi lang thang  Tâm tình rối loạn, Không
xác định được con đường tới điểm đến  “Đi mãi, rẽ ngang rẽ dọc mà không sao
thoát khỏi con đường chất hẹp đen đúa. Vẫn con chó mõm trắng, người đàn ông da
nâu và cách cửa gỗ mục nát.Bầu không khí khó chịu lởn vởn trên đầy càng lúc càng
xiết lại. Rõ ràng có gì đó không bình thường trong cái làng xám màu này,...”  Màu
xám: Gợi sự mờ ảo, không rõ ràng, nhiễu loạn
=> Nhân vật em đúng với cảm giác “Sao tôi cứ như lạc loài” là kẻ với bản ngã đầy
cô đơn, lẻ loi
- Quan hệ với Tuấn, Vũ
Tuấn: “Tuấn đã ra đi như một đám mây, mây không đầu thai trở lại cùng những kỷ
niệm đẹp đẽ bàng hoàng dưới gốc cây điệp phố bà Triệu….” “Sau những bước chân
ấy, Tuấn ra đi nhẹ nhàng với chiếc vali nỏ và lời hẹn sẽ trở về….”  Người yêu
Vũ:
“Vũ nhẩn nha lớn dần trong tâm trí em, không ồn ã, hào phóng, hơi chút hài hước
vào những thời điểm vui vẻ cần thiết…. Vũ là bầu trời ở giữa cái bầu trời nắng mưa
thường ngày….”  Ng nhân vật em rung động và suýt chút nữa làm tình cảm vượt
quá giới hạn.
“Cuối cùng sau cái hắt hơi của Vũ cũng ra được tới bờ sông,….”
- Anh yêu em.
Vũ nói.
- Em cũng yêu anh.”
 Người nhân vật em có cảm tình
Nhưng rất nhiều lần có hình bóng Tuấn trong câu chuyện của em và Vũ, sẵn sàng
nhận lời yêu như cách lấp khoảng trống.
Sau khi ngủ với Vũ: Không như những tưởng tượng trước đó  Nhân vật em cô
đơn, hiện tại không thể thỏa mãn được mong chờ của “em”
- Danh tính nhân vật:
Một số nhất vật có tên (Vũ, Hòa, Tuấn, Quẩy,…), còn lại ngay cả nhân vật chính cũng
chỉ xưng “em” và một số người là bằng biệt danh “Hai mươi bẩy vết thương”, “Con
bướm”, “Chủ hiệu cầm đồ”, ông điên, lão tâm thần,….
- Quá khứ và hiện tại: Thể hiện qua Tuấn và Vũ. Giống như tâm tưởng của nhân
vật tôi, quá khứ, ký ức (Tuấn) luôn xen lẫn trong hiện tại (Vũ)
Mọi thứ thay đổi: Thời gian, Tuấn, người bạn cũ,…. Nhưng nhân vật em lại luôn
nhớ về quá khứ, luôn hoài nghi
“- Mày ra sao?
- Vẫn thế. Giống mày, chưa chồng. Kém về tiền bạc.
- Khỉ, mày hơn tao cái bằng đại học”
“Hơn cả chục năm xa nhau, nó trở thành kẻ sành sỏi lấn át người đời còn em thì vẫn
thế, với lời thú nhận rằng thay đổi thật khó”

- Ánh sáng – bóng tối: Cảnh vật luôn được miêu tả nằm trong hai nửa, khiến nó trở
nên chập chờn, không rõ
+ Ánh sáng: Lại là thứ ồn ào, phức tạp mà nhân vật chán ghét
+ Nhà, cửa hàng của các nhân vật trong tiểu thuyết thường được miêu tả thiếu ánh
sáng, tối sầm
- Giấc mơ: Mờ ảo, đầy ám ảnh, chứa đựng màu sắc
- Thiên nhiên:
Cây điệp vàng: Gắn với Hà Thành, với Tuấn, đôi khi là với thứ mà nhân vật em vừa
quen vừa lạ, với thứ em không thể quen
Cây ớt: Gắn với Hiện tại
Phố cổ: Gắn với những điều quen thuộc của một cô gái Hà Thành nhưng “em” lại
“lạc” trong chính những nơi này  Hơi lạc lõng
Cửa hàng đồ lưu niệm
Những con mưa bất chợt: Xóa nhòa, gợi màu xám gắn với nhân vật “em” hay cũng
chính là sự suy tàn ký ức.
Sông: Sự bình yên
Bầu trời: Chốn nhân vật luôn hướng đến (bình yên, đáng tin)
- Cái chết:
Con người chết đi theo nhiều cách khác nhau (chết thân và chết tâm) nhưng đều đơn
độc. Cái chết đến một cách đầy bất ngờ, không được dự báo
- Màu sắc:
Màu xám( gắn nhiều nhất với nhân vật em: áo hay cái làng màu xám mà nhân vật bị
lạc: Sự rối loạn), màu đỏ, màu vàng, sáng xanh, rau muống xanh, màu chì : Nhiều màu
sắc: vừa là màu thực vừa gắn liền với điểm nhìn của nhân vật xuất hiện
(Ba màu sắc
Xám: Em
Đỏ: Vũ: Hiện tại
Vàng: Tuấn: Quá khứ)
- Kết luận:
+ Ám ảnh của nhân vật em trong tác phẩm chính là sự suy tàn ghê gớm của trí nhớ,
ký ức. Ký ức trong tác phẩm là những mảnh ghép không liên tục lắp ghép với nhau.
Nhân vật dường như trôi dạt trong những mảnh tâm trạng của hiện thực và quá khứ
đang suy tàn. Đó là hình ảnh của người đàn ông điên và cây điệp vàng phố Bà Triệu;
là Hà Thành xô bồ, náo động; là mối tình đầu với Tuấn; là cuộc sống tẻ nhạt vô vị ở cơ
quan… Và ám ảnh về một chuyến đi xa đã đưa người con gái lẻ loi, cô đơn không hòa
nhịp được vào cuộc sống chốn Hà thành (hiện tại không đáp ứng được những mong
mỏi của nhân vật “tôi”) để đến một nơi có nhiều tình thương và niềm hy vọng
+ Mặc dù nhân vật em được khắc họa qua các trạng thái tâm lý nên có khi hiện lên
rất rõ, nhưng hình như lại không có đầu cuối gì cả, rất khó nắm bắt…
+ Toàn bộ tác phẩm k xác định được nhân vật em là ai. Tác phẩm như một sắp xếp
sự việc khá liên quan đến nhau nhưng vẫn khiến người đọc khó nắm bắt. Nó giống
một cuốn nhật kí hay những lời độc thoại, những mảnh tâm trạng của nhân vật chính
trong tâm tưởng cũng với những thực tế xảy ra hiện tại.  Các câu chuyện đời thường
xen lẫn quá khứ cùng hiện tại.
Tác phẩm bao trùm một bầu không khí riêng, đầy ma mị. Nó không là lời tâm tình
của em hướng về Tuấn hay Vũ, nó có thể là những dòng tâm trạng của người kể
chuyện xưng em giãi bày với độc giả.
 Cũng là nhân vật cô đơn, lạc loài
Con người khát vọng dấn thân

+ Con người cô đơn, lạc loài

VD: NV Samsa: cô đơn, bên cạnh k có ai

VD: Ng Bình Phương, Thuận: các NV lao vào các cuộc tình để giải tỏa những cô đơn

 Con người cô đơn trong không gian, thười gian


 Con người lạc loài với cộng đồng của mình (VD: Samsa cô đơn trong chính gia
đình mình và bị chết bởi chính ông bố của mình)

+ Con người tha hóa:

 Tha hóa do môi trường sống


 Con người tha hóa do không chế ngự được dục vọng của bản thân
 Tác phẩm của VH hiện sinh rất bi quan.
Ví dụ 1: Hóa Thân
- Tóm tắt:
Gregor sống một cuộc đời nhọc nhằn, làm công việc nhàm chán, đầy áp lực trên
những chuyến tàu để nuôi sống gia đình và dần đánh mất bản thân. Khi anh ta bị biến
dạng thành con bọ, anh ta mới phát hiện ra sự tha hóa, sự lừa dối, sự đánh mất tình yêu
thương của những thành viên trong gia đình đối với anh.
Trong hình dáng bọ, anh làm lão làm tất cả mọi người hoảng sợ. Lão quản lí hoảng sợ
bỏ chạy. Người mẹ ngất đi, ông bố xua đuổi “bố Gregor vừa xua anh về phòng vừa
kêu rít lên "Xéo đi! Xéo đi!" như một kẻ man rợ.và em gái thì coi anh như người tàn
phế hay một kẻ xa lạ. Từ đây, trong lòng Gregor nổi lên sự cảm nhận về trạng thái lo
âu, bất ổn được soi qua cái nhìn nghiệm sinh của nhân vật. Sự biến dạng về hình dạng
đã cho anh chứng kiến bản chất thực của gia đình, của xã hội mà anh ta đang sống.
Từ một người ân trong gia đình, sau khi biến thành bọ Gregor và mất khả năng nuôi
sống gia đình, anh trở thành cái gai trong mắt mọi người, bị đối xử đúng nghĩa là một
con vật. Có lẽ bởi tình thế đó mà Gregor khó có thể chấp nhận trở lại cái xã hội đầy
tha hóa về bản chất ấy.
- Nhân vật Gregor – nhân vật bị biến dạng về ngoại hình
Trong hóa thân – Kafka đã sử dụng việc người biến thành vật để chỉ sự tha hóa của
con người. Gregor dần cư xử giống một con vật: Mất đi giọng nói, đi không vững,
luôn chui vào gầm ghế xô pha, treo mình lơ lửng trên trần,… Anh ta bị lấy mất hết đồ
đạc, ngay cả bức tranh bản thân yêu thích.
Anh ta dường như bị chính cái thân xác tha hóa bó chặt làm biến dạng. Xa xôi hơn,
Gregor chính là nạn nhân của một xã hội tha hóa. Không phải chỉ khi Gregor trở thành
con bọ mặt người, anh ta mới biến dạng. Lần đầu tiên thấy mình bị biến dạng, anh ta
không nghĩ đến lí do tại sao mình bị như vậy mà chỉ sợ rằng mình bị mất việc, không
nuôi sống được gia đình. Anh ta đã bị cái xã hội ấy làm cho biến dạng, bị bào mòn, bị
biến chất từ lâu. Sự tha hóa đến từ một xã hội công nghiệp, nơi tầng suất lao động cực
lớn lặp đi lặp lại vắt kiệt sức lực của con người. Họ hướng trọn chiều kích tồn tại của
bản thân vào công việc và dần bị biến thành một cỗ máy thực hiện một hành động đơn
nhất. Gregor vốn từ lâu đã không còn là một sinh vật tồn tại với mối quan hệ xã hội.
Anh ta vốn đã biến dạng một cách vô thức từ lâu.
- Gia đình Gregor – biến dạng về nhân cách
Trong hóa thân, không chỉ nhân vật Gregor biến dạng. Những người trong gia đình
ban đầu cũng rất chăm sóc cho Gregor. Cô em gái mang rất nhiều món ăn để biết khẩu
vị của anh mình và biết ý lùi ra ngoài để anh mình có thể thoải mái ăn uống. Sau này,
cô chẳng thèm để ý đến cảm nhận của anh mình “Em gái anh không còn nghĩ đến việc
mang vào cho anh những gì có thể làm anh hài lòng nhất, mà thay vào đó, mỗi sáng
mỗi trưa, hai lần trước giờ đi làm, cô hấp tấp dùng chân đẩy vào phòng anh bất cứ
thức ăn nào vớ được, và mãi tối, bằng một nhát chổi, cô quét sạch tất cả ra ngoài, bất
kể món ấy anh chỉ mới nếm sơ qua hay để nguyên không động tới - điều này xảy ra
thường xuyên nhất. Còn chuyện quét dọn phòng anh - hồi này cô chỉ làm vào buổi tối
- thì không ai có thể làm vội vàng, cẩu thả hơn cô được.” Cô để mặc anh trai mình
sống ở nơi bẩn thỉu, đầy bụi bẩn.
Bà mẹ ban đầu luôn muốn vào thăm anh mặc bộ dạng của anh “bà gào lên: "Hãy đế
cho tôi vào với Gregor, thằng con bất hạnh của tôi! Các người không hiểu rằng tôi
phải vào thăm nó sao." Bà cũng cùng con gái dọn chỗ rộng để Gregor có thể thoải mái
bò ngang dọc sau này cũng không tha thiết đến con.
Người bố anh ta thì trước đây trong bộ dạng chậm chạp, ốm yếu thì bây giờ luôn nghĩ
anh ta cư xử hung bạo, ném táo vào người anh.
Cả gia đình vì Gregor mà không còn sôi nổi như xưa. Họ phải tự mình đi kiếm sống
chứ không thể phụ thuộc vào đứa con trai như trước và điều đó không quá vượt tầm
của họ. Điều này chứng tỏ từ trước, họ luôn ỷ lại vào Gregor mà không chịu lao động.
Những người trong gia đình dần biến Gregor thành cái gai trong mắt. Họ bỏ mặc anh
ta ở nơi bẩn thỉu cùng vết thương nghiêm trọng. Sau này họ mở một phòng trọ, vì
Gregor không may đã đuổi những vị khách đi (lí do là bởi anh nhận ra được mặt ngoài
giả tạo cùng sự xuống cấp nhân cách của họ) mà gia đình anh đã vứt bỏ hoàn toàn đi
nhân quyền của Gregor. Họ phủ nhận và sợ hãi anh ta một cách tột độ. Đến khi Gregor
chết, có lẽ vì không thể chấp nhận ở cùng cuộc sống với những con người tha hóa này
nữa, gia đình a anh ta vui mừng, coi đó như một dịp nghỉ ngơi. Họ ngồi cùng nhau và
vẽ ra những dự định tốt đẹp cho tương lai mà không mảy may muốn nhắc đến người
con trai mới chết của mình. Như vậy, sự tha hóa có lẽ không chỉ nói riêng về ngoại
hình của Gregor mà nó dành cho cả những con người sống trong xã hội lúc bấy
giờ.Nếu không nhờ sự biến dạng của Gregor, có lẽ không bao giờ anh ta nhận ra được
sự tha hóa của tất cả mọi người xung quanh anh ta: Những con người giả tạo, mất
nhân tính và lười biếng.
Ví dụ 2: Ngồi – Nguyễn Bình Phương
- Tha hóa về nhân cách:
Nguyễn Bình Phương đã khắc họa được hình ảnh của những con người công chức bị
tha hóa nhân cách.
Nhân vật Khẩn: Một công nhân viên chức, cảm thấy mệt mỏi và chán chường, anh
không biết cuộc đời anh sẽ đi đâu và sẽ như thế nào.
+ Mỗi ngày đến công ty anh luôn cảm thấy mệt mỏi chán chường “Khẩn đến cơ quan
uể oải, trễ tràng” .
+ Khẩn sống không lý tưởng không mục đích nên anh cho rằng “đời người cũng phù
phiếm như khói lửa”
Hùng, Nghĩa, Nhung: những người công chức không có lý tưởng và mục đích sống.
+ Khi đến công ty họ chẳng lo làm việc.
+ Chỉ lo tán gẫu nói những chuyện nhăng cụi. “Sáng Hùng và Nghĩa chăm chú nghe
Nhung kể về chuyện vụ giết người xảy ra tối qua ngay phố mình”, “Nghĩa và Hùng
trao đổi về bài báo ở Đức đưa tin về vụ rơi máy bay”, tranh luận của những người đàn
ông trong công ty về việc “nghe tiếng khi đái sẽ biết được tính cách của từng người”
Ông Thìn và ông Tước: những người công chức ham danh vọng
+ Họ chia bè phái, đấu đá, tranh giành quyền lợi với nhau
+ Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa ông Thìn và ông Tước luôn xảy ra và kéo dài
mấy năm nay.
+ Ai trong hai ông cũng muốn giữ vững địa vị của mình, không ai chịu nhường ai.
+ Đối với hai ông giữ vững được chức vụ và tranh giành được chức vụ cao hơn là việc
mà hai ông phải làm.
- Tha hóa trong lối sống:
Những con người tha hóa trong lối sống bằng cách luôn đắm mình trong những dục
vọng về thể xác. Điều này được thể hiện qua suy nghĩ và hành động sống của nhân vật
Khẩn. Trong đầu của Khẩn lúc nào cũng có những suy nghĩ chứa đầy những dục vọng.
Khi nhìn một đôi tình nhân làm tình với nhau anh “liền nhớ ngay đến việc làm tình với
Nhung” . Không chỉ vậy, khi gặp Ngọc, Khẩn đã “thèm được vơ lấy mái tóc dày đen
mượt của Ngọc để day lên mặt cho nó thỏa những cơn tê dại” . Dục vọng của Khẩn
không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ đó, nó còn được thể hiện qua việc Khẩn ao ước
“hạ bộ của mình cũng vạm vỡ như của người đàn ông ngoại quốc” . Khi gặp người
đàn bà bán khoai, anh không lưu giữ bất cứ hình ảnh gì của người đàn bà này ngoài
hình ảnh bộ ngực đồ sộ.

Tha hóa trong lối sống của nhân vật này còn thể hiện ở hành động.

+ Luôn nghĩ đến n Nhung và các cô gái khác trong quán bia ôm dù có Minh

+ Tần suất tìm đến Nhung và các cô gái bán hoa là rất nhiều lần.

+ Trong tất cả các cuộc làm tình anh luôn làm hết sức và nhiệt tình --> Dục vọng về thể
xác.

KL: Nguyên nhân khiến nhân vật trong tác phẩm bị tha hóa trong lối sống, họ không còn
sống đúng với bản chất của một người công chức nữa là do chính cuộc sống của họ có quá
nhiều áp lực, quá nhiều vấn đề khó giải quyết. Chính cuộc sống đã khiến họ cô đơn lạc lỏng
cho nên họ đã tìm đến lối sống trong dục vọng để có thể giải tỏa hết phần nào áp lực mà cuộc
sống mang lại. Khi sống trong lối sống của những dục vọng họ cảm thấy mình được là chính
mình

+ Con người với khát dấn thân

 Khát vọng muốn thoát khỏi cuộc sống thực tại bi đát
 Khát vọng muốn khẳng định giá trị của bản thân mình, k muốn bị hiện thực
cuộc sống nhào nặn

 Nhằm chuyền tải những nội dung cơ bản trên, dòng văn chương hiện sinh có một hệ
thống đề tài tương đối rộng song nổi bật nhất ở cái phi lý, cái lo âu, cái tự do.

CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI


Chủ nghĩa hậu hiện đại với tư cách là 1 phạm trù văn hóa

Với tư cách là 1 phạm trù văn hóa, cái quan trọng nhất của CN hậu hiện đại biểu thị là tinh
thần phê phán, chống lại, phản ứng lại đối với văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống  là
nguyên tắc mới xây dựng lại văn hóa nhân loại (họ k thừa nhận những giai đoạn trước đó)
Chủ nghĩa hậu hiện đại đc vận dụng vào lí luận phê bình nghệ thuật vào những năm 50 của
TK20 (ban đầu chủ yếu là hình thành trong giai đoạn sau CTTGT2)

Đặc trưng của CN hậu hiện đại (trò chơi hậu hiện đại):

[1] Không tuân thủ cuộc sống, phá vỡ quy tắc, quy phạm và đạo đức truyền thống

[2] CHính hoàn cảnh xh đó đã có ảnh hướng rất lớn đến đời sống hậu hiện đại

[3] Nghệ thuật

1. Cơ sở hình thành

- Thế giới vừa trải qua cuộc chiến tranh thế giới T2, thế giưới bắt đầu bc vào cuộc chạy đua
vũ trang và những nguy cơ cũ khí hủy dittj, đây cx là thời đại là thời đại hoài nghi (Thuật
ngữ: Hoài nghi đại tự sự - k tin vào những gì lớn lao, phổ quát)

- Hiện đại: thời kì cách mạng CN  Hậu hiện đại: bc vào thời kì hậu công nghiệp: công
nghệ phát triển

- Thời kì ngôn ngữ lên ngôi (diễn ngôn): ngôn ngữ ngăn cách chúng ta tiếp xúc vs bản chất
của thế giới  là ngụy tạo (mọi sự vật, hiện tượng đến vs chúng ta trong thế giưới này thông
qua diễn ngôn – chúng ta k bao giờ đc chạm vào sự thật mà đc biết đến cái đó thông qua diễn
ngôn về nó)

VD: Cx là cuộc chiến tranh nhưng thông qua những khía cạnh khác nhau cx hiện lên khác
nhau. Đứng ở bên này sẽ có diễn ngôn vs tư cách này, đứng bên kia sẽ có diễn ngôn vs tư
cách khác

VD: VH cách mạng sẽ có 1 cách viết khác: người chiến sĩ cách mạng hiện lên rất đẹp, nhưng
ở khía cạnh khác có những tác phẩm viết về những người chiến sĩ cộng hòa dưới khía cạnh
đó, họ cx hiện lên đẹp k kém.

- Văn hóa được đại chúng hóa (có sự phân tách đặc tuyển và đại chúng đc tách biệt nhưng
trong hậu hiện đại thì ranh giới đc xóa nhòa), xóa nhòa ranh giưới giữa thông tục và cao nhã,
văn học nghệ thuật được thương phẩm hóa.  XH tiêu dùng

- Mọi người nói riêng và người tri thức nói chung, làm việc vs ngôn ngữ là chính  làm việc
với kỉ luật, logic lạnh lùng, bị dị hóa.

 Thân phận con người trong XH hậu hiện đại bị hạ thấp, nếu quan tâm đến thì chỉ quan
tâm đến năng lực, tâm tư và tình cảm k đc quan tâm đến.

2. Đặc điểm cơ bản của CN hậu hiện đại

- PB CN hiện đại và H hậu hiện đại: 3 quan điểm


+ Xem CN hậu hiện đại là tiếp nối của CN hiện đại

+ Xem CN hậu hiện đại là phủ định của CN hiện đại

+ CN hậu hiện đại là 1 trào lưu riêng biệt, k có liên quan đến CN hiện đại

+ Khác nhau giữa CN hiện đại và hậu hiện đại

CN hiện đại CN hậu hiện đại

chán chường, u tư trước sự tha Dị thường hóa, phóng đại hóa, ảo giác hóa sự tha hóa
hóa của nhân sinh; coi sự thật là của con người để ta thấy sự tha hóa ấy vừa khiếp sợ vừa
vô nghĩa có khoái cảm của thú vị

Ý thức, tự hào mãnh liệt về cái tôi - Hoài nghi về sự tồn tại của cái “tôi”, hoài nghi sư tồn
cá nhân (xem con người làm tại của cá nhân
trung tâm)
- Theo quan điểm của CN hậu hiện đại: Con người bị
ngôn ngữ khống chế, con người trở thành 1 bộ phận của
ngôn ngữ

VD: trong đám tang hay đám cưới thì phải nói năng như
nào  diễn ngôn có sẵn

 con người k phải là chủ thể trung tâm nữa mà là chủ


thể phi trung tâm

Giữa cái biểu đạt và cái đc biểu Cự tuyệt lí giải: để người đọc tự do, tự lý giải (k phải có
đạt luôn có mối liên hệ (dù có 1 chân lí duy nhất mà chân lý được phân làm trăm mảnh
phức tạp thì người ta vẫn lí giiar  để người đọc tự lý giải)  người đọc hoài nghi
đc)
- Cái biểu đạt và cái đc biểu đạt k có mối liên hệ với
nhau (1 cái biểu đạt có muôn vàn cái đc biểu đạt khác
nhau)  tạo ra sự hoài nghi về chân lí, k có ai chân lí
thuộc về mình, mỗi người có một mảnh chân lí riêng

Thích dùng cái uy mua đen (hài hước đen): kết hợp
hoang đường khủng khiếp vs hoạt kê, hài hước, thông
qua cái hào để biểu đạt cái bi đát nhất, cái hài tuyệt vọng
(thông qua cái hài để biểu đạt cái bi đát, thông qua tiếng
cười để biểu đạt cái tuyệt vọng)  tiếng cười đau xót

Thủ pháp NT: Thường có xu hướng xóa nhòa giữa cái


đặc tuyển và cái đại chúng, có khuynh hướng thông tục
hóa, phi mỹ lệ hóa (k dùng ngôn ngữ mỹ lệ nữa), viết về
những cái đời thường, thích ứng vs đời sống tiêu dùng.
- Ngôn ngữ CANAVAN: Ngôn ngữ hội hè, ngôn ngữ trò
chơi, trò diễn (đan xem ngôn ngữ nóng, ngôn ngữ vỉa hè,
ngôn ngữ nc ngoài)  tính đa tả, hỗn loạn

- Ngôn ngữ luôn sử dụng dung hợp thể loại: trong 1 thể
loại đưa vào rất nhiều thể loại khác (tiểu thuyết thơ, tiểu
thuyết kịch, tiểu thuyết văn xuôi)

Khi phân tích:

- Phân tích cảm quan về hiện thực, đời sống (cái nhìn đời sống trong sự bi đát của nó, cái
chết uy mua đen hoài nghi đại tự sự, k tin vào tính chất nhất nguyên, con người ý thức đc
rằng mình k phải trung tâm vũ trụ, con người phân mảnh chứ k phải đứng ở vị trí trung tâm)

- Hình thức Uy mô đen:

- Ngôn ngữ đặc tả, đan xen chứ k còn thuần khiết

VD: dẫn chứng (VH VN chưa có CN hậu hiện đại mà chỉ có những dấu ấn, dấu vết  đó là
những cảm quan về đời sống; cảm quan về hiện thực và con người; cách sử dụng ngôn ngữ
hỗn loạn)

KHUYNH HƯỚNG SÁNG TÁC TRONG VĂN HỌC CỔ


PHƯƠNG ĐÔNG
- chủ yếu phát triển trong thời kì phong kiến

1. Khuynh hướng cổ điển: tiêu biểu của phương Đông

- Phản ánh những đặc điểm của ý thức hệ phong kiến và phục vụ cho phong kiến cùng vs ý
thức hệ nho giáo chính thống

- NVTT của khuynh hướng cổ điển là những người thể hiện lý tưởng XH, thẩm mỹ của đạo
đức phong kiến, họ là những kiểu mẫu về cách hành xử, về đạo đức theo tiêu chuẩn của nho
giáo (tam cương ngũ thường – nhân, nghĩa, lễ, chí, tín)

+ NVTT là những liệt nữ, những người quân tử, những người trượng phu.

VD: NV Lục Vân Tiên – Ng Đình Chiểu

Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên”
của Nguyễn Đình Chiểu. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một
người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn:

“Có người ở quận Đông Thành


Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”
Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy
giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp
người khác khi hoạn nạn.

VD: NV Vũ Nương – “Người con gái Nam xương”: đề cao đạo đức phong kiến. VŨ
Nương là người phụ nữ điển hình của người phụ nữ phong kiến, vẻ đẹp toàn diện: với chồng
là người yêu chồng, chung thủy hết mực vs chồng mặc dù xuất phát điểm k phải tình yêu
nhưng khi về sống vs chồng nên luôn giữ mình vì chồng hay ghen; trong thười gian xa chồng
luôn ngóng về chồng và chăm lo chu toàn mọi việc làm tròn trọng trách của 1 người con dâu;
khi Trương Sinh ghen tuông luôn có níu giữ hàn gắn  trước sau như 1 luôn chung thủy.
Khi sống ở thủy cung thì luôn vẫn nhớ về chồng con  chung thủy, hiếu thảo, yêu thương
con  tiêu chuẩn đạo đức của XH phong kiến

VD: NV Lưu Bị: được lòng tất cả mọi người, Khổng Minh – “Tam quốc diễn nghĩa”

- Lưu Bị:

Lưu Bị có xuất thân là hoàng thân nhưng đến đời ông thì gia đình chỉ là nông dân, hoàng thất
chỉ còn là danh nghĩa. Ban đầu Lưu Bị làm nghề dệt chiếu kiếm sống. Lúc bấy giờ nổi lên
loạn giặc khăn vàng, Lưu Bị quyết định đứng lên diệt giặc giúp nhà Hán, lại gặp Quan Vũ và
Trương Phi, ba huynh đệ đã góp công lớn trong việc chiến thắng giặc khăn vàng.
Thời gian sau, Lưu Bị bị Lã Bố, Tào Tháo đánh đuổi, phải chạy xuống phía Đông mà nương
nhờ Đông Ngô. Phải cho tới khi Lưu Bị gặp Gia Cát Lượng thì công danh sự nghiệp mới
phất lên, dần dần có đất Kinh Châu rồi lại Xuyên Thục mà dựng xây nước Thục.
Lưu Bị được người đời kính nể bởi tính cao thượng, trung quân ái quốc của mình. Lưu Bị
luôn hết lòng vì nhà Hán, vì vua Hiến Đế mà chưa từng có lòng thoán nghịch. Lưu Bị luôn
đối xử tốt với quần thần, dân chúng, là một vị vua anh minh, không vì lợi lộc bản thân mà
làm hại người khác. Đó cũng là lý do Lưu Bị được nhiều anh tài theo hầu, đặc biệt là Gia Cát
Lượng, cũng như Lưu Bị được nhiều người yêu thích.
- Khổng Minh:

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, có biệt danh là Ngọa Long tiên sinh, là một mưu sĩ ẩn cư
nơi rừng núi, thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị. Người đời thường nói rằng
"Ngọa Long, Phụng Sồ, có được một trong hai vị ắt định được thiên hạ". Lưu Bị sau ba lần
mời mới có thể gặp và thuyết phục được Gia Cát Lượng làm quân sư đã từ một sứ quân bị
Tào Tháo truy đuổi phải chạy khắp nơi, đã có được nhiều chiến thắng, dần dần lấy được
Kinh Châu rồi Xuyên Thục để xây dựng nước Tây Thục hùng mạnh, cùng Đông Ngô và Bắc
Ngụy tạo thành thế chân vạc của thời tam quốc.

Gia Cát Lượng tài trí hơn người, ứng xử khéo léo, đã không biết bao phen đánh bại quân Tào
Tháo hùng mạnh, chiến thắng mưu kế hiểm độc của Chu Du, góp công làm nên trận thắng
Xích Bích oanh liệt, giúp Lưu Bị lấy Kinh Châu rồi Xuyên Thục, bảy lần đánh Mạnh Hoạch,
sáu lần đánh Kỳ Sơn... Toàn bộ những chiến công lừng lẫy ấy đều có được nhờ mưu trí tuyệt
đỉnh của Gia Cát Lượng
VD: Thơ của Ng Trãi (chủ yếu theo cổ điển) cx đề cao những con người đó

+ NV phản diện (>< NV chính diện): Bùi Kiệm, Trịnh Hâm (Lục Vân Tiên – Ng Đình
Chiểu)

Trịnh Hâm là một nhân vật điển hình cho sự gian manh, xảo quyệt, thâm độc và hèn hạ
của một lớp người trong xã hội ấy.

Ban đầu, Trịnh Hâm là bạn của Lục Vân Tiên. Hai người gặp gỡ nhau trên đường ra kinh
ứng thí, có giao tình tốt đẹp. Khi biết mình gặp được Trịnh Hâm, Vân Tiên mừng rỡ đã có
lời nhờ cậy: “Có thương xin khá giúp nhau phen này”.

Trịnh Hâm cũng đã từng hứa hẹn:

“Đương cơn hoạn nạn gặp nhau


Người lành nỡ bỏ, người sau sao đành”

Vậy mà, sau đó, ngay lập tức, Trịnh Hâm đã nuốt lời bội phản. Hắn tỏ rõ tài năng ứng đối
vượt trội khiến Trịnh Hâm vô cùng ghen tức. Hắn lo lắng đường công danh của hắn không
thể thành hiện thực. Bởi thế, hắn rắp tâm hại Vân Tiên để tiêu trừ hậu họa, rộng mở đường
thi.

Không những đố kị, ganh ghét, hắn còn căm thù Lục Vân Tiên, căm thù những gì ưu thế và
vượt trội hơn hắn. Chính lòng căm ấy, hắn ra tay giết hại Vân Tiên dù lúc này Vân Tiên
không còn có khả năng cạnh tranh thi cử với hắn nữa. Dục vọng điên cuồng và bản tính thấp
hèn đã biến Trịnh Hâm trở thành kẻ độc ác, nhẫn tâm ghê gớm. Tội ác của hắn gây ra không
phải vô tình mà đều được tính toán kỹ lưỡng.

- Nguyên tắc khắc họa tính cách: vì phục vụ cho phong kiến, nho giao  khắc họa NV thiếu
cá tính, thiên về cái chung và coi nhẹ cái riêng; thiên về khái quát mà coi nhẹ cái độc đáo 
chỉ mang tính chất “phi ngã” trong nguyên tắc xây dựng hình tượng. Xây dựng NV lý tưởng
hóa, tuyệt đối hóa  đẩy NV đến tận mỹ, tận thiện (hoàn hảo)  khuân mẫu quá, thiếu đi sự
sinh động

+ Nguyên nhân: khắc kỉ kiềm chế (kiềm chế bản thân mình); hy sinh bớt cái tôi của mình để
làm theo lễ nghĩa để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng. Mỗi cá nhân chỉ có ý nghĩa
giá trị khi đc đặt trong lợi ích chung của cộng đồng

- Thi pháp của khuynh hướng cổ điển: vẫn thể hiện rất rõ sự thiếu dân chủ về mặt đề tài và
thể loại

+ Vẫn có những đề tài cao quý (tứ linh, tứ quý, tứ phú, viết về những con người quý tộc)

+ Thể loại đc coi trọng là: thơ, từ, phú (những thể loại như kịch, tiểu thuyết k đc xem trọng)

+ Ngôn ngữ: có quy định hết sức ngặt nghèo: niêm luật chặt chẽ
 Khi chế độ phong kiến thịnh trị

2. Khuynh hướng lãng mạn

- Cơ sở ra đời: một bộ phận nhà Nho k xuất thể, họ “độc thiện kì thân” (giữ cái thiện cho
riêng mình)

- NVTT: Chế độ phong kiến cằn cỗi  triều đại phong kiến suy tàn  gây nên sự nuối tiếc;
khi xh phong kiến cằn cỗi  một bộ pjhanaj nhà Nho k còn hăm hở ra giúp nc nữa mà “độc
thiện kì thân” – quay về ở ẩn

+ [1] Những cái tôi trữ tình “ưu thời mẫn thế” của những nhà văn, nhà thơ chống đối lại
sự thối nát của những triều đại phong kiến, họ tỏ thái độ lo nc, lo đời, đau đời (họ phản
ứng lại sự thối nát ấy)

VD: Những sáng tác của Khuyất Nguyên, Lý Bạch

Lý Bạch:

Lý Bạch sống vào khoảng cuối thời đại thịnh đường. Mặc dù cuộc sống lúc đó hãy còn vui
tươi nhưng bên trong cái vẻ phồn vinh của nhà đường, vẫn có những cảnh đời đau thương và
ngang trái. Trên thì vua chúa hoang dâm vô đạo, dưới thì quan lại tham tàn bức hiếp nhân
dân gây nên những cảnh máu chảy đầu rơi.

- Mãnh hổ hành

Lý Bạch nhiều lần nói lên lòng yêu tổ quốc tha thiết, lòng thông cảm với nhân dân và ông
lấy nghệ thuật để giãi bày lý tưởng “cứu giúp dân đen”, “làm yên xã tắc” của bản thân.

Trong “Mãnh hổ hành”, tư tưởng yêu nước của ông thể hiện mãnh liệt qua những câu thơ:

“Tháng ba, Lạc dương bụi hồ bay

Trong thành Lạc dương oán hận đầy

…………………………………….

Người Tần đến nửa tù đất Yên

Thành Lạc ngựa Hồ đứng gặm cỏ

Đây là những câu thơ ông sáng tác khi trên đường từ Tuyên Thành qua Lật Dương đến Diễm
Trung để lánh nạn.

Sở dĩ ông nói những lời khẳng định khảng khái, lo âu như thế là bởi

“Ruột đứt không vì nghe nước Lũng

Lệ rơi nào phải đạo đàn Ung”


Mà bởi đất nước bị tàn phá, dân chúng lầm than đau khổ, vì bản thân có tài nhưng không gặp
vận, muốn cứu nước những chẳng biết làm cách nào. Ông thật tâm vì đồng loại, muốn mang
cái tôi bé nhỏ để góp phần hòa vào cái chung rộng lớn, vì cái tâm mà sẵn sàng trút bỏ giàu
sang, quyền quý.

+ [2] Những hiệp khách có tư tưởng và hành động chống áp bức, cường quyền bênh
vực kẻ yếu  NV đc lý tưởng hóa rất nhiều

- Thương tiến tửu:

Lý Bạch là nhà thơ yêu nước đang có hoài bão lớn nhưng gặp phải cảnh đời đen tối: Giai
cấp thống trị “Lấy châu ngọc mua tiếng cười điệu hát, dùng tấm cám nuôi dưỡng hiền
tài” nên ông chán ghét, lấy rượu làm vui chơi say như một thế giới lý tưởng:
Này cỗ ngọc, nhạc rung chẳng chuộng
Muốn say hoài chẳng muốn tỉnh chi !
Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời!
Mấy câu thơ toát ra giọng u buồn, bất mãn và khinh miệt công danh. Chính trong cơn say
Lý Bạch càng tỏ ra hiên ngang, dám khinh mạn triều đình và coi thường bọn quyền quý.
-Tái Hạ Khúc 2

Thơ ông chan chứa tình yêu quê hương đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy:

Ẩm mã độ thu thuỷ,
Thuỷ hàn phong tự đao.
Bình sa nhật vị một,
Ảm ảm kiến Lâm Thao
Tích nhật Trường Thành chiến
Hàm ngôn ý khí cao.
Hoàng trần túc kim cổ,
Bạch cốt loạn bồng mao.
(Tái Hạ Khúc 2)

Dịch thơ:
Ngựa qua uống nước sông thu,
Nước sông lạnh, gió vù vù cắt da.
Cát bằng dãi bóng chiều tà,
Xa trông mờ mịt ấy là Lâm Thao ?
Trường thành chiến trận thuở nào,
Muôn quân dũng khí dâng cao ngất trời.
Cổ kim cát bụi chôn vùi,
Chỉ còn xương trắng ngậm ngùi cỏ lau.
Ông chỉ mong muốn được đem trí tuệ của mình ra giúp dân, giúp nước nhưng thực tế phũ
phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa hoa của giai cấp
cung đình nên ông chống gậy lên đường, bỏ lại sau lưng vinh hoa phú quý.
+ [2] Những hiệp khách có tư tưởng và hành động chống áp bức, cường quyền bênh
vực kẻ yếu  NV đc lý tưởng hóa rất nhiều

VD: NV Kinh Kha (đi diệt Tần Thủy Hoàng)

Kinh Kha là môn khách của Thái tử Đan nước Yên và là người rất nổi tiếng vì đã ám sát bất
thành Tần Thủy Hoàng

VD: NV Tôn Ngộ Không – Tây Du Ký

+ [3] Những người nông dân chống đối hoặc tìm mpoij cách thoát khỏi vòng cương tỏa
của chế độ phong kiến tàn bạo, họ bất mãn vs cuộc đời

VD: NV trong “Liêu trai chí dị)

Liêu trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu trai) là một tập truyện ngắn của Bồ Tùng
Linh. Tác phẩm gồm ba chủ đề lớn: phê phán nền chính trị tàn bạo, phê phán chế độ khoa cử
hủ lậu, tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và ca ngợi tình yêu.

- Xúc chức:
câu chuyện bi thương của gia đình Thành Danh do Bồ Tùng Linh dựng lên đã khắc họa chân
thực bức tranh đầy thê lương của thời cuộc. Ông thẳng thắn phơi bày bản chất tàn bạo của
giai cấp thống trị phong kiến bức hại nhân dân.
Tấn bi kịch của gia đình Thành Danh bắt nguồn từ một thú vui tiêu khiển vô cùng nhảm nhí
của nhà vua.
Ông ta yêu cầu dân chúng hằng năm đều phải tìm và bắt những con dế mèn thật khỏe, chọi
thật hay để dâng lên ông ta vì ông rất thích chọi dế. Bọn quan lại địa phương xun xoe xu
nịnh lại nhân cơ hội này để dọa dẫm, hạch sách dân.
Trong khi đó, Thành Danh vốn là người thật thà và an phận thủ thường. Đến nỗi, khi đã cống
nạp đến khuynh gia bại sản mà vẫn không cách nào thỏa mãn được yêu cầu đầy tham bạo
ngày một nhiều từ bè lũ quan lại.
Trầy trật mãi anh được một bà đồng chỉ bảo cách, sau đó anh bắt được một con dế mèn rất
khỏe nhưng trớ trêu thay lại bị đứa con chín tuổi vô ý làm chết mất. Trong khi Thành Danh
đang lo lắng thì chợt phát hiện con mình đã tự tử vì sợ hãi. Về sau người con ấy sống lại
nhưng linh hồn lại hóa thành một chú dế mèn.
Thành Danh mang con dế ấy tiến cung và cũng chính nhờ vậy mà thoát được số phận bất
hạnh.
Tình tiết này phản ánh trần trụi cuộc sống bi thảm của dân chúng trong xã hội phong kiến.
Đồng thời, nó cũng thể hiện sự bức hại cả về thể xác lẫn tinh thần to lớn mà người dân phải
gánh chịu. Họ không còn cách nào khác hơn là biến chính mình thành thú vui tiêu khiển cho
bọn vua chúa.
 Bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo, Bồ Tùng Linh sử dụng một trò chơi dân gian quen thuộc
để hơi bày được cả hệ thống chính trị thối nát đương thời. Sáng kiến đút lót bề trên, “sáng
kiến” hiến dế chọi của một viên huyện lệnh đã biến thành “lệ định” của cung đình và từ đó,
có khi chỉ vì “nộp một con dế” mà bao gia đình phải khuynh gia bại sản. Hậu quả bi thảm
của lệ hiến dế đã làm cho nhân vật Thành Danh điêu đứng, vợ hãi hùng, con mất cả xác lẫn
hồn, bản thân bị hành hạ, có lúc chết đi sống lại, tâm trí hoảng loạn trong một thời gian dài.
Dù sau này, Thành Danh nhận được học vị tú tài, có ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy
nga, trâu dê đầy đồng, áo cừu ngựa xe, nhưng cũng là một nho sinh đắc thời, ít nhiều biến
chất đi vậy.

VD: Bài thơ “Chim trong lồng” – Ng Hữu Cầu

- Cách xây dựng tính cách: Chú ý đến nét riêng, nét độc đáo  ít có ý nghĩa khái quát, tiêu
biểu

VD: các NV trong Tây du kí

5 nhân vật chính trong Tây du kí đều có những nét riêng đầy độc đáo

Đường Tăng:

Đường Tăng tuy là do Kim Thiền Tử, đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai giáng sinh, nhưng
mang thân thể và số kiếp phàm trần.

Từ thuở nhỏ, nhân vật này đã một lòng tu đạo, khao khát lớn nhất là đạt thành chính quả,
nhưng vì là người trần mắt thịt nên vô cùng yếu ớt, đi đến đâu cũng gặp yêu ma nhảy ra
đòi ăn thịt, hơi một chút là sợ hãi, lo lắng. Đường Tăng còn hết lần này đến lần khác bị lừa
một cách dễ dàng, tên yêu quái nào cũng có thể phỉnh phờ, che mắt. Chính sự kiên định con
đường mình đi giúp Đường tăng vượt qua 81 kiếp nạn – vượt qua những trở ngại trên con
đường tu dưỡng tâm tính của mình để đến đích.

Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không được xây dựng thành hình tượng con khỉ - loài vật hiếu động, không lúc nào
ngồi yên. Nhân vật này có sức mạnh phi thường, biết 72 phép thần thông. TNK rất dễ dao
động giữa thiện và ác. Vì vậy, Quán Thế Âm Bồ Tát phải cho Đường Tăng chiếc vòng kim
cô để khống chế.

Tôn Ngộ Không là đại đồ đệ của Đường Tăng, người hỗ trợ đắc lực nhất trong quá trình
thỉnh kinh, điều này cho thấy vai trò của nhân vật trong hành trình đi đến sự hoàn thiện của
con người.

Trư Bát Giới


Nhân vật này mang hình hài của lợn – tham ăn, tham chơi, háo sắc, lười biếng, ghen tỵ,
nhiều lúc dối trá, thấy khó khăn thì “bỏ của chạy lấy người”. Chỉ vì những thói tật này mà
trên hành trình thỉnh kinh, Bát Giới nhiều lần tự chuốc lấy tai họa, đồng thời gây tai họa cho
sư phụ cùng sư huynh sư đệ của mình, dù bản thân Bát Giới cũng có rất nhiều năng lực.

Sa Tăng

Đúng với pháp danh Ngộ Tĩnh, nhân vật tượng tưng cho bản tính và sự nhẫn nại của con
người. Suốt cuộc hành trình, Ngộ Tĩnh dắt ngựa, mang hành lý, làm việc rất cực nhọc mà
chẳng bao giờ than phiền, cũng không giận dữ, dỗi hờn khi bị chỉ trích, phê bình như Bát
Giới.

Bạch long mã – thái tử long cung

Đây là nhân vật với hình tượng con ngựa cần mẫn và trung thành, một lòng chở sư phụ vượt
nghìn trùng đến Linh Sơn. Chính vì thế mà tác giả Ngô Thừa Ân “sắp xếp” cho Đường Tăng
gặp Bạch long mã trước cả khi thu nhận Tôn Ngộ không.

 luôn giữ cho mình lối sống thanh sạch, đặt con người trong sự cao ngạo, tách mình ra
khỏi thế giới xung quanh, giữ cái thiện cho bản thân

VD: “Xuân ăn măng trúc đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có hai câu thơ luận:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá


Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Hai câu thơ đã gợi mở rõ nét hơn, chân thực hơn trước mắt người đọc về cuộc sống bình dị,
giản đơn và thanh cao của bậc hiền triết.
+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên
“măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập
với thiên nhiên của tác giả.
+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời
loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng
với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.

Chỉ với một cặp câu, đã lột tả được cuộc sống sinh hoạt của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất
mộc mạc, giản dị như những người nông nhân khác. “măng, tre, trúc, giá” đều là những món
đồ ăn dân dã rất dễ để tìm thấy. Thu đến ta ăn măng trúc, đông về ta lại ăn giá, mùa nào thức
nấy chứ chẳng cầu kì khó kiếm. Đặc biệt với câu thơ: “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đã gợi
lên một hình ảnh, lối sống sinh hoạt dân dã quen thuộc nơi làng quê. Một cuộc sống nhàn
nhã, thanh đạm, ấy mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi, đó cũng là một cuộc sống được
nhiều người mơ ước mà chẳng mấy ai có được.

- Thi pháp: K có sự thiếu dân chủ về mặt đề tài và thể loại


+ Có thể viết về con người cao quý nhưng cx có thể viết về những người nông dân thoát khỏi
đạo đức phong kiến

3. Khuynh hướng hiện thực

(Lãng mạn: sự sụp đổ của các triều đại pk)

- Cơ sở hình thành: Chủ yếu bắt đầu từ các phong trào đấu tranh của nông dân

VD: Thủy Hử

VD: Ở Vn, Tk18 là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống chế độ phong kiến

- NVTT:

+ [1] Những người nông dân khởi nghĩa

VD: Lý Quỳ, Võ Tòng (Thủy Hử)

- Lý Quỳ:

Lý Quỳ là người làng Bạch Trượng, huyện Nghi Thủy - Nghi Châu (ngày nay là huyện Nghi
Thủy, Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông). Ông là người khoẻ như trâu, thân thể cường tráng và cứng
như sắt nên ông có biệt hiệu là "Thiết Ngưu" (trâu sắt). Do lỡ tay đánh chết người ở quê
hương Nghi Thủy, Lý Quỳ được anh trai là Lý Đạt cứu thoát, ông bỏ trốn đến Giang Châu và
làm cai ngục dưới trướng Đới Tông.

Lý Quỳ là một trong những người khỏe nhất của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, chỉ đứng
sau Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng và Lâm Xung, nhưng cũng là nhân vật lỗ mãng nhất ở Lương
Sơn Bạc. Dù lỗ mãng và hung hăng, Lý Quỳ rất mực trung thành và tín nghĩa. Lý Quỳ có
nhiều nét tương đồng với Trương Phi trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La
Quán Trung. Ở Lương Sơn Bạc, Lý Quỳ là đầu lĩnh thứ 22, được sao Thiên Sát Tinh chiếu
mệnh.

- Võ Tòng:

Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ ông mồ côi
cha mẹ và được anh ruột là Võ Đại Lang (hay Võ Thực) nuôi nấng dạy dỗ. Ông là người
tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8
trượng. Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng
nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.

Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ ông mồ côi
cha mẹ và được anh ruột là Võ Đại Lang (hay Võ Thực) nuôi nấng dạy dỗ. Ông là người
tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8
trượng. Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng
nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.

VD: Từ Hải (Truyện Kiều)

Nguyễn Du giới thiệu Từ Hải là một khách biên đình vốn có một cuộc sống “Giang hồ quen
thói vẫy vùng, gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”., “chọc trời, khuấy nước, đội trời,
đạp đất, dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi...”. Nhân vật Từ Hải được xây dựng mang
nhiều màu sắc một anh hùng lí tưởng “anh hào”, “đại vương”, đấng anh hùng”.

+ [2] Những kẻ chống đối lại chuẩn mực đạo đức và lễ giáo phong kiến

VD: Thúy Kiều, Kim Trọng

Kim Trọng và Thúy Kiều gặp nhau lần đầu đã cảm mến nhau. Hai người cùng nhau hẹn ước
và trao kỷ vật cho nhau “Vội về thêm lấy của nhà. Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một
vuông” như một lời hứa nên duyên vợ chồng. Sau lần gặp gỡ để trao kỷ vật, Chàng và nàng
tương tư nhau, qua ngày gió đêm trăng không sao gặp được. Nhân một hôm Kiều một mình
ở nhà: “Nhà lan thanh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay”. Nàng nghĩ cơ
hội đã đến, nên gót sen nàng thoăn thoắt dạo mé tường để tìm Kim Trọng. Với sự táo bạo
của mình, Thúy Kiều đã: “Xắn tay mở khóa động đào, Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.”.
Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng.

 Nguyễn Du đã giải phóng phụ nữ, thời điểm của mấy trăm năm trước, khi lễ giáo nho
phong còn nặng nề, nam nữ thụ thụ bất thân. Nguyễn Du đã tạo cho Kim Kiều phóng khoáng
tự do, đầy nhân bản.

+ [3] Những con người bình thường, chịu nhiều bất công, nhiều oan trái trong xã hội

VD: những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, những con người trong thơ Đỗ Phủ

- Những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương


Thân phận của những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường nhỏ bé, cuộc đời của
họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam
khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ
nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng, đồng thời việc làm của một
người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi
chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm. Họ là những người phụ nữ có tài
có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước)
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II)

- Nguyên tắc xây dựng hình tượng

+ [1] Bước đầu đã có sự kết hợp giữa những nét riêng biệt độc đáo vs những nét chung

VD: NV Thúy Kiều cx bắt đầu có những nét riêng biệt

- Nàng là con người vừa có tài vừa có sắc.

- Thúy Kiều luôn có dự cảm trước về số phận chuân chuyên của mình.

- Táo bạo, chủ động trong tình yêu, phá vỡ lễ giáo phong kiến nhưng vẫn chừng mực, đoan
trang.

- Thế giới nội tâm phong phú với những lời độc thoại, độc thoại nội tâm đầy triết lí và giàu
sắc thái biểu cảm.

- Khôn ngoan nhưng không hẳn là hoàn hảo, không có khuyết điểm

- Dù lưu lạc bao năm với biết bao gian khổ, nàng vẫn giữ được chữ chinh trong tâm hồn.

VD: NV phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cx có những nét riêng

Những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không phải người phụ nữ lầu son gác tía,
chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều
bất hạnh trong cuộc sống.

- Là những người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh. Họ là những người phụ nữ có tài
có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội

- Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên: Đó là những người phụ nữ làm lẽ,
những người chửa hoang, những người đàn bà mất chồng,… Họ dường như là những người
chưa từng được hạnh phúc.

- Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
a. Vẻ đẹp hình thức.
- Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ bằng việc chú ý đến những bộ phận thân thể thường được
giấu kín của con người. Cách miêu tả của bà thường cụ thể:

Lược trúc chải dài trên mái tóc,


Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ
không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân trọng. Trong
thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bị giày xéo, nhiều giá trị bị
đảo lộn, bị nghi ngờ, nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt trong veo để nhìn người,
nhìn đời, để thấy hết mọi giá trị đẹp của con người. Cũng vì thế mà thơ Xuân Hương có giá
trị nhân đạo sâu sắc.
b. Vẻ đẹp tâm hồn.

Xuân Hương lên tiếng đề cao ca ngợi họ, tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong
một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh
trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ
hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy
“vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”.

*)Trong bài Bánh trôi nước, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của
người phụ nữ. Dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được tấm lòng son sắt.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn


Mà em vẫn giữ tấm lòng son
( Bánh trôi nước)
**) Trong bài thơ Ðề tranh tố nữ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp bất diệt của tuổi xuân, sự trinh
trắng, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan:
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
***) Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống.
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.
Vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ
Thể hiện trong chính hóa thân của Hồ Xuân Hương vào nhân vật.
*) Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường,
đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng
Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài
rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài.
**)Một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, nàng đang lững thững trên bờ Hồ
Tây, bỗng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng sau rồi trêu ghẹo nàng, có
người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc cho một bài thơ rằng:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy, Xuân
Hương vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.
***) Trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình,
thể hiện được tài năng của người phụ nữ.
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được.
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cất nón, cúi
đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là nhìn liếc, nhìn
bằng nửa con mắt. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều táo bạo: Nếu được
làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ không xoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà
ngươi đâu.
Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về hình thể mà
họ còn là những con người có đầy tài năng.

+ [2] Tính cách NV khá đa dạng và phức tạp

VD: Thúy Kiều rất khôn ngoan nhưng cx rất nhẹ dạ cả tin

+ Qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, Nguyễn Du khắc họa được những nét trái ngược của
tính cách Thúy Kiều.
Sắc sảo, thông minh, Kiều nhanh chóng nhận biết và có những nhận xét chính xác về
Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, nhưng lại liên tiếp bị mắc lừa những Mã Giám Sinh, Sở
Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến.
Kiều sâu sắc khi lo ngại một cách chính đáng về Hoạn Thư qua những điều nàng
nghe đồn đại:
1485. “E thay những dạ phi thường,
Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông.”
Nhưng lại tỏ ra hời hợt qua việc: sống chung với Thúc Sinh một năm mà Kiều không biết tên
tuổi, gia cảnh người vợ cả, để đến rơi vào nhà ả mà không hay. Ở trong nhà họ Hoạn suốt
một năm mà Kiều không biết chồng Hoạn Thư chính là chàng Thúc, để đến khi gặp, cả Thúc
lẫn Kiều đều rơi vào bi kịch.
+ Kiều ngay thẳng, chân thật với mọi người, nhưng có lúc lại nói dối, mà lại là nói dối Giác
Duyên - một vị chân tu - ngay khi nàng cũng là một kẻ tu hành, hiểu rõ về “ngũ giới” của
nhà Phật!

Tuy nhiên, nhờ tính chất không hoàn hảo này, nhân vật Thúy Kiều thêm phức tạp, phong phú
và gần với con người đời thường của cuộc sống.

Kiều chủ động bán mình làm lẽ Mã Giám Sinh song vẫn không phải là con người phụ bạc.
Nàng trải qua 6 đời chồng mà vẫn là hiện thân của tình yêu thủy chung.
Nàng sống ở nơi trụy lạc, sa đọa mà vẫn là con người trong trắng.
Nàng hai lần sống ở chốn thanh lâu mà một ông quan thâm hậu lễ nghĩa, đạo đức, học
thức Nho gia như Kim Trọng vẫn khẳng định nàng là người con gái tiết trinh.
Kiều dường như đã vi phạm hàng loạt chuẩn mực về lễ nghĩa, đạo đức phong kiến
nhưng lại là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: giàu tình
cảm và đức hy sinh, nhân hậu, thủy chung, hiếu nghĩa, chí tình, suốt đời không ngừng đấu
tranh vươn lên vì hạnh phúc và nhân phẩm.

+ [3] Tính cách NV luôn vận động phát triển

Nhân vật Kiều dù vẫn là nàng sau bao nhiêu năm lưu lạc nhưng tính cách của nàng
cũng đã chịu sự tác động của hoàn cảnh.

Sống ở nơi “êm đềm trướng rủ màn che”, gặp gỡ Kim Trọng, giọng nói của nàng là giọng
nói đằm thắm, dịu dàng của một người con gái khuê các e ấp, tình tứ. Bước vào cuộc đời đầy
cạm bẫy, lọc lừa, đầy biến động, phong ba, nàng vẫn giữ đưọc tiếng nói chí nghĩa, chí tình,
chính xác, tinh tế, đúng mực, nhưng ngôn ngữ của nàng đã có nhiều thay đổi, thích ứng với
nhiều hoàn cảnh.
Nàng nghĩ về người chồng đầu tiên:“Tuồng chi là giống hôi tanh” đay ghê tởm, khinh
bỉ!
Nàng vạch mặt tên lừa đảo Sở Khanh:“Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai!” Cũng thật
đáo để!
Nung nấu ý định ngày lìa gia đình dứt áo ra đi: “Dao này thì liệu với thân sau này”,
Kiều sẵn sàng tự tử khi danh dự bị xúc phạm, và khi có điều kiện, cũng sẵn sàng mượn
lưỡi gươm của Từ Hải đem lại cái chết thảm khốc cho những kẻ đầy đọa nàng xuống kiếp
bùn nhơ với một lời tuyên bố khá nghiêm khắc, quyết liệt: “Xem cho rõ mặt biết tôi báo
thù!”.

Như vậy, tùy cảnh ngộ cụ thể mà có lúc Kiều chao chát với Sở Khanh, chua chát với Tú Bà,
thẳng thừng với Thúc Sinh, mỉa mai, mát mẻ với Hoạn Thư...
Ngày gặp lại Kim Trọng, vẫn là giọng nói ân tình hơn thiệt thuở nào, nhưng, trong lời
nói của nàng đã có khí vị mặn xẵng. Ngôn ngữ dồi dào yếu tố ước lệ nhiều lúc đã nhường
chỗ cho tiếng nói của đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Sự biến thiên của ngôn ngữ là một biểu hiện về sự linh hoạt, uyển chuyển của tính
cách. Thúy Kiều là con người “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tính cách nàng đa dạng và
“mềm” hơn rất nhiều so với tính cách Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân.

- Thi pháp: các tác giả bắt đầu chú ý đến việc sử dụng các chi tiết tả thực (bên cạnh những
chio tiết ước lệ)

VD: Truyện Kiều “mày râu nhẵn nhụi…”

- Mã Giám Sinh:

Khi nhà Vương Ông bị vu oan và giá họa bởi thằng bán tơ rảnh mồm nói khoác, Thúy Kiều
với những đắn đo và suy tính đã quyết định lấy thân mình chuộc cha, gả thân mình cho thằng
bợm già Mã Giám Sinh. Thế rồi Mã Giám Sinh dưới danh nghĩa của một người chồng trước
Kiều và một người con rể trước Vương Ông, đã lừa đảo ý tình cả nhà Kiều một cách ngoạn
mục. Cách mô tả hành vi cũng như những cử chỉ lời nói của Nguyễn Du cho người đọc thấy
rằng đây không phải là người ngay:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao;

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng;

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra;

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm;

Trăng già độc địa làm sao!

Cầm dây chẳng lựa, buộc vào tự nhiên;

Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh,

Vẫn là một đứa phong tình đã quen.

Mã Giám Sinh là một kẻ có lai lịch và hành tung mập mờ, hắn xưng mình là người “viễn
khách” nhưng lại trả lời “cũng gần”. Cái vẻ bên ngoài “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” đó đối lập
hoàn toàn với hành động “tót sỗ sàng”, cho thấy hắn ta chỉ là một kẻ giả tạo và bịp bợm
trong lốt một người thư sinh thanh thoát và tao nhã bên ngoài.

 Đây chỉ là những dấu vết, những khuynh hướng chứ k phải trào lưu rộng rãi

 Đây chỉ là những dấu vết, những khuynh hướng chứ k phải trào lưu rộng rãi

You might also like