You are on page 1of 19

Đại học Cần Thơ

Bài báo cáo


VĂN HỌC TRUNG QUỐC

Đề tài:
TÁC GIẢ MẠC NGÔN

1
HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
THÀNH
1 Lưu Thị Khánh Vy B2006550 -Tổng kết 100%
2 Nguyễn Thị Trúc Anh B2015689 PPT 100%
-Đề cao tình cảm
3 Nguyễn Thị Huỳnh Gấm B2006505 100%
trong sáng tác
4 Nguyễn Thị Ngọc Trâm B2006545 - Word 100%
5 Nguyễn Việt Khánh Hân B2006517 - Tiểu sử 100%
6 Nguyễn Yến Nhi B2015726 - Sự nghiệp sáng tác 100%
7 Trần Nguyễn Vĩnh Tân B2015664 - Coi trọng cấu tứ 100%

2
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ MẠC NGÔN............................................................................5


1.1. TIỂU SỬ.............................................................................................................................................5
1.2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN...................................................................................6
1.2.1. NIÊN BIỂU SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN.................................................................................6
1.2.2. NIÊN BIỂU XUẤT BẢN TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN..........................................................9
II. GIỚI THIỆU VỀ VĂN CHƯƠNG CỦA MẠC NGÔN.....................................................................15
2.1. NHỮNG NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA
MẠC NGÔN............................................................................................................................................15
2.2. KẾT CẤU TẠP VĂN CỦA MẠC NGÔN...............................................................................17
2.2.1 TẠP VĂN LÀ GÌ....................................................................................................................17
2.2.2 KẾT CẤU TẠP VĂN CỦA MẠC NGÔN.............................................................................18
III. TỔNG KẾT........................................................................................................................................19

3
4
I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ MẠC NGÔN
1.1. TIỂU SỬ
Mạc Ngôn (17/2/1955) tên thật Quản Mạc Nghiệp là một nhà văn đương
đại nổi bật của văn học Trung Quốc, là một trong những tác gia đã có nhiều
đóng góp cho văn học Trung Hoa nói riêng và văn học thế giới nói chung bằng
kho tàng văn chương của mình, ông cũng từng đạt được giải thưởng Nobel về
văn học vào năm 2012. Cuộc đời Mạc Ngôn có nhiều thăng trầm khi phải nghỉ
học tiểu học giữa chừng do cuộc cách mạng văn hóa, tuy vậy nhưng sau đó
Mạc Ngôn vẫn xuất sắc trúng tuyển vào các trường học danh giá và tiếp tục
phát triển con đường học vấn của mình. Đầu tiên, ông trúng tuyển vào học viện
nghệ thuật Quân Giải phóng vào năm 1984, sau đó chuyển sang hoạt động báo
chí và công bố những tác phẩm đầu tay. Đến năm 1988, Mạc Ngôn học ở Học
viện Văn học Lỗ Tấn thuộc Sư phạm Bắc Kinh và tiếp tục con đường học tập
cũng như sáng tác văn chương của mình. Tính cho đến thời điểm hiện tại, Mạc
Ngôn đã sở hữu kho tàng văn chương đồ sộ với hơn 200 tác phẩm bao gồm các
tập truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn cùng những bài phóng sự, tùy bút và ký
được ông sáng tác từ những năm 80 - đây là thời kỳ Mạc Ngôn bắt đầu công bố
các tác phẩm đến với công chúng.
Mạc Ngôn sinh ra ở vùng đất Cao Mật - cái nôi của nền văn hóa Trung
Hoa và là quê hương những danh nhân, anh hùng vĩ đại như Khổng Tử và
Mạnh Tử. Chính vì vậy mà cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Mạc Ngôn
luôn gắn liền với những giá trị truyền thống của Trung Quốc, đây cũng là
nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác của người được mệnh danh là “nhà văn
chân đất” của những con người bình thường đầy giản dị. Những gian khổ từ
chuyện thất học, cho đến từng cơn đói rét đã vẽ nên một áng văn chương Mạc
Ngôn đầy đặc sắc, gần gũi và quen thuộc với người đọc. Ngoài ra, những kỉ
niệm thời thơ ấu với các câu chuyện do ông bà kể lại cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình sáng tác cũng như nuôi dưỡng tâm hồn văn chương của nhà
văn, “Những câu chuyện mà các thế hệ ông bà tôi kể cơ bản là ma quỷ với yêu
tinh, còn chuyện của những người thuộc thế hệ cha mẹ tôi kể phần lớn đều là
lịch sử, tất nhiên lịch sử mà họ kể đều đã là lịch sử được truyền kỳ hóa, nó

5
khác với lịch sử trong sách giáo khoa”. Có thể nói, chính các giá trị của thuở
thiếu thời ấy đã làm nên tâm hồn văn chương đầy tính nghệ thuật của Mạc
Ngôn.
1.2. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN

1.2.1. NIÊN BIỂU SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN

Mùa thu năm 1981, tác phẩm đầu tay Đêm xuân mưa giăng giăng đăng
trên số 5 nguyệt san “Đầm sen” của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc.

Mùa xuân năm 1982, cho đăng Người lính xấu trên số 3 và truyện ngắn
Vì con trên số 4 nguyệt san “Đầm sen”.

Mùa xuân 1983 cho đăng truyện ngắn Con đường bán bông trên số 2
nguyệt san “Đầm sen” và được “Nguyệt báo tiểu thuyết” chuyển đăng. Mùa thu
cho đăng truyện ngắn Âm nhạc dân gian trên số 5 nguyệt san “Đầm sen”.

Mùa xuân 1984 cho đăng Gió trên đảo trên số 2 song nguyệt san
“Trường thành” và Dòng sông trong mưa trên số 5 nguyệt san “Đầm sen”.

Mùa xuân 1985 cho đăng truyện vừa Củ cà rốt trên số 2 của “Nhà văn
Trung Quốc”. Cũng trong năm đó cho đăng trên nhiều tờ báo và các tạp chí các
tác phẩm Tia chóp hình cầu (Thu hoạch), Đứa trẻ tóc vàng (“Chung Sơn”),
Bùng nổ (“Văn học nhân dân ”) và truyện ngắn Dòng sông khô khát (“Văn học
Bắc Kinh”), Lão Sang, Bạch cầu thu thiên giá (“Nhà văn Trung Quốc”), Đại
Phong (“Sáng tác tiểu thuyết”), Ba con ngựa, Sông thu (“Bôn Lưu”).

Mùa xuân năm 1986 xuất bản tập truyện Củ cà rốt trong suốt ở nhà xuất
bản Hội nhà văn, đăng truyện vừa Cao lương đỏ trên số 3 của “Văn học nhân
dân ”). Sau đó đăng một loạt truyện vừa Rượu cao lương (“Văn nghệ Giải
phóng quân”), Tang cao lương (“Văn học Bắc Kinh”), Cẩu đạo (“Tháng
mười”), Cái chết kỳ lạ (“Côn Lôn”), Làm đường (“Nhà văn Trung Quốc”),
ngoài ra các truyện ngắn Con nhặng, Răng cửa cũng được ra đời và đăng trên

6
“Văn nghệ Giải phóng quân”. mùa hè cùng hợp tác với Trương Nghệ Mưu làm
phim Cao lương đỏ.

Mùa xuân 1987 tiểu thuyết dài Gia tộc Cao lương đỏ được xuất bản tại
Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân; truyện vừa Niềm vui sướng được gộp
đăng trên số 1 và 2 của “Văn học Nhân dân”. mùa thu truyện vừa Châu chấu
đỏ được đăng trên số 3 của “Thu hoạch”.

Mùa xuân 1988 bộ phim Cao lương Đỏ giành được giải vàng tại Liên
hoan phim quốc tế ở Béc-lin, tiểu thuyết dài Bài ca ngồng tỏi Thiên đường
được đăng trên tạp chí "Tháng Mười", tháng tư cùng năm, Nhà xuất bản Hội
nhà văn xuất bản thành bộ. Ngoài ra còn có Phục thù ký đăng trên số 10 của
“Văn học thanh niên". Tháng chín tập truyện Bùng nổ được xuất bản tại Nhà
xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân. Cũng trong mùa thu này tiểu thuyết dài
Mười ba bước lần đầu tiên được đăng trên "Văn học bốn mùa", sau đó lại dược
xuất bản tại Nhà xuất bản Nhà văn.

Tháng ba năm 1989 tiểu thuyết Bạch cẩu thu thiên giá được trao giải
Liên hợp báo của Đài Loan. Tháng tư truyện vừa Chương 13 hoan lạc được
xuất bản tại Nhà xuất bản Nhà văn. Tháng sáu truyện Hành động của em làm
tôi lo sợ được đăng trên tạp chí "Văn học nhân dân". Mùa đông bắt đầu sáng
tác tiểu thuyết Tửu Quốc.

Năm 1990 truyện vừa Cha trong đại đội dân phu được đăng trên "Hoa
thành", tiểu thuyết Tửu Quốc tiếp tục được sáng tác.

Mùa xuân 1991 truyện vừa Hoa bông trắng được đăng trên "Hoa thành"
và Chiến hữu trùng phùng. Cô gái ôm hoa, Chiếc tại đỏ lần lượt được đăng
trên "Trường thành", "Văn học nhân dân" và "Rừng tiểu thuyết". Mùa hè viết
các truyện ngắn như Cả đêm, Chợ cả, Cao Vũ. Mùa thu tập truyện vừa và ngắn
Hoa bông trắng được xuất bản tại Nhà xuất bản Hoa Nghệ, kịch bản phim
truyền hình dài 6 tập Dĩ vãng thời thanh xuân của các anh (Hợp tác với người
khác) được xưởng phim Hà Nam sản xuất.

7
Năm 1992 sáng tác truyện vừa Hài hước và hóm hỉnh, truyện Mô hình
và nguyên dạng, Mộng cảnh và tạp chủng được đăng trên "Chung Sơn".

Tháng hai năm 1993 tiểu thuyết dài Tửu Quốc được xuất bản tại Nhà
xuất bản văn nghệ Hồ Nam. Tháng ba tập truyện vừa Cô gái ôm hoa được xuất
bản tại Nhà xuất bản khoa học xã hội. Tháng mười hai tiểu thuyết dài Gia tộc
thực thảo được Nhà xuất bản Hoa Nghệ xuất bản. Cũng trong tháng mười hai
truyện ngắn Thần Liêu được xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học sư phạm Bắc
Kinh.

Mùa xuân 1995 sáng tác tiểu thuyết dài Báu vật của đời. Mùa thu Tuyển
tập Mạc Ngôn 5 tập được Nhà xuất bản Nhà văn xuất bản.

Mùa đông Báu vật của đời được đăng liên tục trên "Đại gia" và giành
được giải Văn học đại gia, sau đó được Nhà xuất bản Nhà văn xuất bản. Bộ
phim cùng hợp tác Mặt trời có tại đã giành được giải Gấu bạc tại Liên hoan
phim Béc-lin.

Năm 1997 sáng tác vở kịch nói Vương Bá Biệt Cơ

Năm 1988 đăng truyện vừa Trâu trên số 6 của "Đông Hải", số 9 của
"Tiểu thuyết Nguyệt báo" và số 9 của "Tiểu thuyết tuyển chọn". Ngoài ra còn
có Một cuộc thi chạy ba mươi năm trước (số 6 "Thu hoạch"), truyện ngắn Vòng
ngón tay cái (số 1 "Chung Sơn"), Mĩ nhân cưỡi lừa trên đường Trường An (số
5 “Chung Sơn"), Cuộc chiến đấu trong rừng bạch dương (Số 7 "Văn học Bắc
Kinh"), Con sói ngã trên gốc cây ngân hạnh (số 10 "Văn học Bắc Kinh"),
Hoàng trùng kỳ đàm ("Sơn hoa"). Tháng mười hai xuất bản tuyển tập Bức
tường biết hát, Nhà xuất bản Nhân dân nhật báo. Kịch bản phim truyền hình
dài 18 tập Rừng vẹt được xưởng phim kiểm sát nhật báo dựng thành phim.

Năm 1999 đăng truyện vừa Thầy giáo ngày càng hóm hỉnh (số 2 "Thu
hoạch"), Chú Bẩy của chúng tôi (Số 1 "Hoa thành") truyện ngắn Chiếc răng
cửa của bà nội (số 1 "Nhà văn").

8
Các truyện vừa Chú la hoang, Con gái của tư lệnh, Bản đồ giấu kho
báu, Kẻ thù của con trai, Thẩm Viên lần lượt được đăng trên "Thu hoạch,
"Chung Sơn", "Thiên Nhai", “Trường thành”. Tháng ba tiểu thuyết Rừng vẹt
được xuất bản tại Nhà xuất bản Thiên Hải. Tháng mười hai tập truyện Mĩ nhân
cưỡi lừa trên đường Trường An cũng được xuất bản tại nhà xuất bản trên, tập
truyện Thầy giáo ngày càng hóm hỉnh được xuất bản tại Nhà xuất bản Văn
nghệ giải phóng quân.

Năm 2000 xuất bản Truyện ngắn Mạc Ngôn (Nhà xuất bản Văn nghệ
Thượng Hải (tập 1-3), Súng cũ, gươm báu, Văn xuôi Mạc Ngôn (Nhà xuất bản
Văn nghệ Chiết Giang).

Tháng ba năm 2001 xuất bản tiểu thuyết dài Đàn hương hình (Nhà xuất
bản Hội nhà văn).

1.2.2. NIÊN BIỂU XUẤT BẢN TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN

Các tác phẩm chủ yếu

"Củ cà rốt trong suốt" - Tập truyện, Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 3-
1986.

"Gia tộc Cao lương đỏ". Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Văn nghệ giải
phóng quân, tháng 5-1987.

"Bài ca ngồng tỏi Thiên đường". Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Nhà văn,
tháng 4- 1988.

"Bùng nổ". Tập truyện, Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng quân, tháng
8-1988

"Mười ba bước". Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 4-1989.

"Chương 12 hoan lạc". Tập truyện, Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 4 -
1989.

9
"Hoa bông trắng" . Tập truyện, Nhà xuất bản Hoa Nghệ, tháng 10-1991

"Tửu Quốc" . Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Văn nghệ Hồ Nam, tháng 2-
1993.

"Cô gái ôm hoa" - Tập truyện, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tháng 3-
1993.

"Đứa trẻ tóc vàng" - Tập truyện, Nhà xuất bản Văn nghệ, Trường Giang,
tháng 6-1993 "Gia tộc thực thảo" . Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hoa Nghệ tháng
12-1993.

"Ngồng tỏi nổi giận" . Bản sửa của "Bài ca ngồng tỏi Thiên đường" -
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Bắc Kinh, tháng 12-1993.

"Thần Liêu" . Tập truyện, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Bắc Kinh,
tháng 12-1993. "Miêu sự hội tụy" . Tập truyện, Nhà xuất bản Thế giới mới,
tháng 10-1994.

"Báu vật của đời". Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 12-
1995.

"Tuyển tập Mạc Ngôn" (Cuốn 1-5), Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 2-
1996.

"Bức tường biết hát" . Tuyển tập văn xuôi, Nhà xuất bản Nhân dân nhật
báo, tháng 12 1998.

"Rừng vẹt" (Rừng xanh lá đỏ) - Tiểu thuyết dài, Nhà xuất bản Thiên
Hải, tháng 3-1999.

"Gia tộc Cao lương đỏ". Tái bản, Công ty xuất bản Nam Hải, tháng 5-
1999.

"Mĩ nhân cưỡi lừa trên đường Trường An". Tập truyện, Nhà xuất bản
Hải Thiên, tháng 9- 1999.

10
"Thầy giáo ngày càng hóm hỉnh" . Tập truyện, Nhà xuất bản Văn nghệ
giải phóng quân, tháng 12-1999. "Tửu Quốc" - Tái bản, Nhà xuất bản Nam
Hải, tháng 2-2000.

"Truyện ngắn Mạc Ngôn" (Tập 1-3) - Nhà xuất bản Văn nghệ Thượng
Hải, tháng 10-2000.

"Văn xuôi Mạc Ngôn" Nhà xuất bản Văn nghệ Chiết Giang, tháng 10-
2000.

"Đàn hương hình" . Nhà xuất bản Nhà văn, all 1 2008-e gand tháng 3-
2001.

"Chiến hữu trùng phùng" - Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng quân,
tháng 8-2001.

"Tổ tiên của Sinh Phổ". Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật, tháng 9-2001.

"Mĩ nhân băng tuyết". Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật, tháng 9-2001.

"Tuyển tập truyện vừa "(Tập 1, 2). Nhà xuất bản Nhà văn, tháng 2-2002.

"Tửu Quốc" (Đông Nhạc Văn khố) - Nhà xuất bản Văn nghệ Sơn Đông,
tháng 9-2002.

Khi "Gia tộc Cao lương đỏ" (Đông Nhạc văn khố) - Nhà xuất bản Văn
nghệ Sơn Đông, tháng 9-2002.

"Vòng ngón tay cái" (Đông Nhạc Văn khố) . Nhà xuất bản Văn nghệ
Sơn Đông, tháng 2002.

"Người nói mơ tỉnh táo" (Đông Nhạc văn khố) - Nhà xuất bản Văn nghệ
Sơn Đông, tháng 9-2002.

"Tội lỗi" (Đông Nhạc văn khố) - Nhà xuất bản Văn nghệ Sơn Đông,
tháng 9-2002.

11
"Củ cà rốt trong suốt" (Đông Nhạc văn khố) Nhà xuất bản Văn nghệ
Sơn Đông, tháng 9- 2002.

"Mạc Ngôn và những lời tự bạch" (Tùy bút+ Trả lời phỏng vấn). Nhà
xuất bản Nam Hải, tháng 9-2002.

Các tác phẩm được xuất bản ở Đài Loan

"Gia tộc Cao lương đỏ”. Nhà sách Hồng Phạm, tháng 12-1988.

“Bài ca ngồng tỏi Thiên đường” - Nhà sách Hồng Phạm, tháng 9-1989.

“Mười ba bước”, Nhà xuất bản Hồng Phạm, tháng 1-1990.

“Tửu Quốc” - Nhà sách Hồng Phạm, tháng 2-1992.

“Báu vật của đời” . Nhà sách Hồng Phạm, tháng 5-1996.

“Mộng cảnh và tạp chủng” - Nhà sách Hồng Phạm, tháng 2-1994.

“Cô gái ôm hoa”. Nhà sách Hồng Phạm, tháng 2-1993.

“Gia tộc thực thảo”. Nhà xuất bản Mạch Điền, tháng 4-2001.

“Chiếc tại đỏ” . Nhà xuất bản Mạch Điền, tháng 10-1998.

“Hoa bông đỏ” . Nhà xuất bản Mạch Điền, tháng 6-2002.

“Bức tường biết hát”. Nhà xuất bản Mạch Điền, tháng 5-2000. Phong th

“Mĩ nhân băng tuyết” - Nhà xuất bản Mạch Điền, tháng 8-2002.

“Đứa con của Cao lương đỏ” - Nhà xuất bản Thời Báo, tháng 10-2002.

“Mạc Ngôn truyền kỳ” . Văn học, tháng 11-1998.

“Củ cà rốt trong suốt” . Nhà xuất bản Lâm Bạch, tháng 4-1989.

12
Các tác phẩm được dịch ra các thứ tiếng

“Gia tộc Cao lương đỏ”

Được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp (bộ phận) tiếng Đức, tiếng Ý,
tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hy Lạp, tiếng Thụy Điển, tiếng Na Uy,
tiếng Hà Lan, tiếng Hàn (bộ tiếng Việt (bộ phận).

“Bài ca ngồng tỏi Thiên Đường"

Được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Thụy Điển, tiếng Hà
Lan, tiếng Ý (sắp ra), tiếng Việt (Ngồng tỏi nổi giận).

"Báu vật của đời của đời"

Được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Việt Nam, tiếng Ý, tiếng Anh (sắp ra)
tiếng Pháp (sắp ra).

"Tửu Quốc"

Được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức,
tiếng Ý (sắp ra).

"Mười ba bước"

Được dịch sang tiếng Pháp

"Đàn hương hình"

Đang được dịch sang tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hàn, tiếng
Việt.

"Thầy giáo ngày càng hóm hỉnh" Tập truyện vừa.

13
Được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Ý (sắp ra).

"Bùng nổ và những câu chuyện khác" Tập truyện ngắn, bản dịch tiếng
Anh, Trung tâm nghiên cứu dịch thuật, Đại học Trung Văn Hồng Kông xuất
bản.

"Báo cáo từ nông thôn Trung Quốc" - Tập truyện ngắn, bản dịch tiếng
Nhật do JCC xuất bản.

"Cô gái ôm hoa" . Tập truyện vừa và ngắn, bản dịch tiếng Nhật do JIIC
xuất bản.

"Thời hạnh phúc". Tập truyện vừa và ngắn, bản dịch tiếng Nhật.

"Bạch Cẩu thiên thu giá" - Tập truyện ngắn, bản dịch tiếng Nhật công ty
xuất bản NHK,bils

"Làm đường" . Tuyển tập truyện vừa và ngắn, bản dịch tiếng Pháp, Nhà
xuất bản ROMAN.

"Củ cà rốt trong suốt". Tuyển tập truyện vừa và ngắn, bản dịch tiếng
Pháp, Nhà xuất bản PICQUIER POCBE.

"Góc nhìn trẻ thơ". Tập truyện ngắn, bản dịch tiếng Pháp.

"Hộ nuôi mèo chuyên nghiệp". Tập truyện vừa và ngắn, bản dịch tiếng
Ý, Nhà xuất bản EINAUDI.

Tính đến nay, Mạc Ngôn đã cho in 11 tiểu thuyết, 10 truyện dài, 30
truyện vừa, hơn 80 truyện ngắn và 5 tập tản văn gồm những bài ký, phóng sự,
tùy bút…, tổng cộng trên 200 tác phẩm, phần lớn đều đã được dịch ra nhiều
ngôn ngữ trên thế giới. Ông cũng đã viết 9 kịch bản phim truyền hình và 2 kịch
bản sân khấu. Tác phẩm đầu tiên của Mạc Ngôn được dịch ra tiếng nước ngoài
là “Gia tộc cao lương đỏ”. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể một phần nội

14
dung thành tác phẩm điện ảnh “Cao lương đỏ” nhan đề tiếng Anh là “Red
Sorghum” do Trương Nghệ Mưu đạo diễn (đạt giải Gấu bạc tại Liên hoan phim
Quốc tế Berlin, 1988) và cũng được quay thành phim truyền hình cùng tên dài
60 tập. Mạc Ngôn từng đạt được nhiều giải thưởng văn chương trong nước:
giải nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc cho “Báu vật của đời” năm 1995; giải
Mao Thuẫn – giải thưởng được xem là vinh dự lớn nhất của các nhà văn tại đại
lục – cho “Đàn hương hình” năm 2001 và “Ếch” năm 2011. Trước đó, năm
1997, tiểu thuyết “Phong nhũ phì đồn” đạt giải “Đại gia Văn học”. “Đàn hương
hình”, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ”, “Báu vật của đời”, “Cao lương
đỏ”… của Mạc Ngôn đều là những tác phẩm nổi tiếng. Truyền thống nghiên
cứu phê bình ở Trung Quốc thường hay “kết bộ” hoặc “kết chuỗi” một số tác
phẩm nhất định của một nhà văn. Với Mạc Ngôn, bộ ba tác phẩm làm nên
“hiện tượng Mạc Ngôn”, còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn nước
này gồm: “Cao lương đỏ”, “Củ cải đỏ trong suốt” và “Châu chấu đỏ”.

Chính Mạc Ngôn thừa nhận: “Báu vật của đời đã thể hiện đầy đủ cách
nhìn nhận của tôi đối với các vấn đề xưa cũ như lịch sử, quê hương, cuộc
sống… Báu vật của đời là viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học của tôi, một
khi rút viên đá ấy ra thì toà lâu đài sẽ sụp đổ” 

II. GIỚI THIỆU VỀ VĂN CHƯƠNG CỦA MẠC NGÔN


2.1. NHỮNG NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA TRONG
CÁC SÁNG TÁC CỦA MẠC NGÔN.

Mạc Ngôn thường đưa vùng đất Cao Mật quê ông vào trong các tác
phẩm văn học của mình. Khi đó, Cao Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra
trên cơ sở những trải nghiệm thực tế của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung
Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với
niềm vui nỗi buồn, những vấn đề thường thấy của nhân loại. Từ đó, ông thu hút
được sự quan tâm của người đọc trên toàn thế giới. Các tác phẩm của Mạc
Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã hội, được cho là chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của

15
Gabriel Garcia Marquez. Những câu chuyện thường có bối cảnh gần quê hương
ông, thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Trong sáng tác của ông thường nói về làng quê Sơn Đông nơi nhà văn
được sinh ra và lớn lên, gây nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi câu từ ông đưa
vào chứa đựng tình cảm mà ông dành cho tác phẩm cũng như chính ông, tác
phẩm của ông mang nhiều cảm xúc cho người đọc, thấy rõ được bối cảnh xã
hội Trung Hoa đương thời qua tác phẩm “ Báu vật của đời” sáng tác năm 1995.
Bên cạnh đó còn là một viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học của ông, một
khi rút viên đá đó ra lâu đài sẽ sụp đổ. Báu vật của đời" là cuốn tiểu thuyết đồ
sộ, bao quát cả một thời kỳ lịch sử dài với vô vàn những số phận con người
vùng đất Cao Mật - Đại La trong những biến cố. Nổi bật trong tác phẩm là cuộc
đời người phụ nữ nông thôn Trung Quốc - Thượng Quan Lỗ Thị và gia đình
Thượng Quan. Cuộc đời Lỗ Thị gắn liền với những đau thương, thăng trầm
cũng như vô vàn biến cố của lịch sử vùng đất Cao Mật - Đại La - quê hương Lỗ
Thị, và đó cũng chính là lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa rộng
lớn.Giờ đây Lỗ Thị trở thành người trụ cột gánh vác cả gia đình, nuôi dạy đàn
con thơ. Mỗi đứa con lớn lên là một số phận, một con đưòng đi khác nhau,
thậm chí có khi chúng còn xung khắc, đối chọi nhau về tư tưỏng chính trị…
nhưng bao giờ Lỗ Thị cũng là bến bờ, là chỗ dựa yên bình nhất của chúng. Lỗ
Thị là một người mẹ đau thương mà vĩ đại, luôn chăm lo vì con cái, xây dựng
nhân vật bằng niềm bao dung và đầy thương cảm. Thông qua đây ta thấy rõ
được sự hy sinh, tầng tảo của người phụ nữ, một hình ảnh rất đẹp trong mọi
thời đại.

Chính vì như thế mà tác phẩm nào của ông cũng mang lại nhiều giá trị
cho nền văn học Trung Hoa, xã hội mà ở đó nỗi đau nhân thế của con người
trong xã hội mà nhân tính bị chôn vùi, tình người bị xéo hại một cách thảm hại,
thông qua đây ta thấy rõ được xã hội ấy không quan trọng về đạo đức con
người mà chỉ quan tâm đến những thứ được gọi là vật chất. Làm nổi bậc lên
phong cảnh làng quê thanh bình, cho thấy lối sống của người dân nơi đó, cách

16
sinh hoạt cùng với nhiều hình thức, phong tục tập quán khác nhau. Tác phẩm
“̀Rừng xanh lá đỏ” được xem là một tác phẩm mang hướng huyền ảo nhưng
vẫn làm nổi bậc lên nhiều cảm xúc, trong đó ta thấy nhiều sự việc đang vẫn
quanh một nhân vật, phong cách sáng tác của Mạc Ngôn làm rõ lên nhiều cảm
xúc của nhân vật, thông qua đó ta thấy rõ được tầm quan trọng trong nền văn
hóa truyền thống văn hóa Trung hoa. Tác phẩm “ Cao lương đỏ” cho ta thấy
được một miền quê năm 1920-1950, có một cô con gái bị ép gã cho một người
bệnh phong, không ai có thể ngăn cản được hành động ấy, thương cho số phận
cô gái ấy, không được chọn lựa hạnh phúc của riêng mình, mà nghe theo ý cha
mẹ, hủ tục truyền thống ấy vẫn mãi còn, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, không
có ý kiến hay phản bác gì cả, thông qua đây cho ta nhìn nhận được người phụ
nữ trong các sáng tác của các nhà thơ Việt Nam hay Trung Quốc điều mang
một niềm uất ức giống nhau, không thể bày tỏ nỗi lòng mình với bất cứ một ai
khác, mà chỉ cố gắng nén lại những tổn thương mà người khác mang lại, chính
những truyền thống cổ hủ đó làm cho thân phận người phụ nữ đã bé nhỏ nay
còn không thể nào làm cho mình vui hơn và đi lên bằng những điều vui tươi mà
đang cố gắng sống vì danh nghĩa và cả những nổi lòng riêng không ai hiểu cho,
sống vì mình nhưng bản thân đang phải câm lặng và chịu khó làm những điều
mình không hề mong muốn. Hình ảnh làng quê Cao Mật thường được ông
mang vào các tác phẩm của mình đề làm sáng tạo nên những nét đẹp của nơi
đó, mặc khác còn là một trong những nội dung ông truyền tải cho mọi người.
2.2. KẾT CẤU TẠP VĂN CỦA MẠC NGÔN.
2.2.1 TẠP VĂN LÀ GÌ
Gọi là tạp văn, không có nghĩa là nói về những áng văn hỗn tạp, rời rạt
và ngắn ngủi.
Tạp văn, theo định nghĩa là một thể loại tản văn có nội dung rộng, hình
thức không gò bó, như bài bình luận ngắn, tiểu phẩm, tùy bút.. Nếu như truyện
là một không gian hoàn toàn tưởng tượng với những nhân vật tưởng tượng thì
tạp văn có lúc nhân vật chính là mình, nói tiếng nói của chính mình, giải tỏa
được nhiều tâm tư tình cảm của mình. Tạp văn thú vị vì nó cho người viết thoải

17
mái với đối tượng, không câu nệ về bố cục viết và có thể viết rất mâu thuẫn,
những ý trái ngược nhau trong cùng một bài và ngắn dài thế nào cũng được.
Với dung lượng chừng 800 chữ hoặc dài hơn khoảng 1.200 chữ, mỗi bài
tạp văn vừa vặn một trang hoặc một cột báo nhưng lại trình bày cái nhìn của
mỗi cá nhân về tất cả các khía cạnh xã hội. Có thể thời sự hoặc không, nhưng
mỗi tạp văn đều ít nhiều dung chứa, trình bày tâm trạng sống của người đương
thời. Chỉ với những tạp văn riêng lẻ, cách thế của người viết đã thể hiện khá rõ,
có khi tạo dấu ấn mạnh mẽ còn hơn một tác phẩm văn chương. Cho nên có thể
coi tạp văn là "ngôn hữu tận nhi ý vô cùng" - Lời hết nhưng ý chưa dứt. Tạp
văn còn thú vị hơn khi nó cho người đọc cơ hội ngắm nhìn cái gương mặt ngày
thường, cái tư chất, tâm tình của từng tác giả.
2.2.2 KẾT CẤU TẠP VĂN CỦA MẠC NGÔN
Trong những tác phẩm của Mạc Ngôn, có thể nhìn thấy kết cấu mạc
ngôn được thể hiện tương đối dễ dàng nhận biết. Chủ yếu là xoay quanh ba bộ
phận kết cấu chính để xây dựng tác phẩm, đó chính là kết cấu sâu chuỗi, kết
cấu liên tưởng.
Đầu tiên, chúng ta nói về kết cấu sâu chuỗi. Tạp văn vốn dĩ có dung lượng
ngắn nhưng tạp văn của Mạc Ngôn lại có dung lượng khá quy mô so với phần
còn lại, với đó là từ mười cho đến hai mươi trang. Cũng từ đó nên trong tác
phẩm của mình, ông đã ứng dụng kết cấu sâu chuỗi để kết nối các bài cùng đề
tài lại với nhau, phân tách và khai thác để tài ấy theo từng góc độ riêng biệt.
(…)
Thứ hai là kết cấu liên tưởng. Sử dụng lối liên tưởng đa chiều kết hợp
với trí tưởng tượng phong phú, Mạc ngôn đã tạo nên điểm nhấn cho những áng
tạp văn của mình, tác động tốt đến người đọc về nhiều phương diện bao gồm cả
tư duy, tình cảm và ý thức.
Kết cấu liên tưởng giúp cho Mạc Ngôn có cho mình một hệ quy chiếu về con
người, biểu hiện qua những nhận xét tinh tế và triết lý sắc sảo về con người mà
vị tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

18
III. TỔNG KẾT
Có thể nói các công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn ngày càng
nhiều và tất nhiên không có dấu hiệu dừng lại. Nhà văn với lối viết độc
đáo vẫn luôn là đối tượng của nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu
về văn học đương đại của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Ninh Minh trong bài viết Đánh giá tình hình nghiên cứu Mạc Ngôn ở
nước ngoài đăng ở Đại học Sơn Đông đã đánh giá tình hình nghiên cứu
Mạc Ngôn như sau: “Cho đến nay, tiểu thuyết Mạc Ngôn đã được dịch và
xuất bản ở nhiều nước đặc biệt là Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, Vương
quốc Anh và Canada, ... đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm giới thiệu, đánh
giá và phê bình văn học về tác phẩm của Mạc Ngôn". Tại Việt Nam, Mạc
Ngôn và tác phẩm của ông ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm của
độc giả. Theo tác giả Phạm Văn Minh trong bài viết Nghiên cứu và dịch
thuật tác phẩm của Mạc Ngôn ở Việt Nam đăng trên Học báo Đại học
Sơn Tây (Nhà xuất bản Triết học và Khoa học Xã hội) đã tổng kết một
cách khái quát không khí nghiên cứu và tình hình dịch thuật các tác phẩm
của Mạc Ngôn hiện nay ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đi đến khẳng định:
“ Tiểu thuyết của Mạc Ngôn ở Việt Nam được dịch ra với tốc độ nhanh
chống và đáng kinh ngạc”. Những tác phẩm của Mạc Ngôn cho đến nay
vẫ được nhiều độc giả mến mộ và say mê. Có thể nói rằng, những cố
gắng, đổi mới, tìm ra cái độc đáo và những giá trị cho nhân loại của tác
phẩm đã đóng góp rất nhiều trong sự thành công rực rỡ của Mạc Ngôn.

19

You might also like