You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO MÔN VĂN HỌC VIỆT NĂM TỪ 1975 ĐẾN NAY

YẾU TỐ LẠ HÓA TRONG THƠ XUÂN QUỲNH SAU 1975

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện:


TS. Lê Văn Phương Huỳnh Văn Hòa B1911802
Trần Thị Nhật Lan B1911811
Lê Thị Đan Thanh B1911851
Nguyễn Phúc Khang B1911915
Nguyễn Thị Kiều Oanh B1911949
Lâm Thạch Thiên B1911962
Sơn Minh Thư B1911968
Nguyễn Thị Thanh Trúc B1911979
Hồ Thanh Xuân B1911990

1
BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Mức độ
STT MSSV Họ và tên Nhiệm vụ
hoàn thành

- Lạ hóa thời gian nghệ


1 B1911802 Huỳnh Văn Hoà 100%
thuật

2 B1911811 Trần Thị Nhật Lan - Lạ hóa về hình ảnh thơ 100%

- Lạ hóa về không gian


3 B1911851 Lê Thị Đan Thanh 100%
nghệ thuật

- Cuộc đời và sự nghiệp


4 B1911915 Nguyễn Phúc Khang sáng tác 100%
- PowerPoint

5 B1911949 Nguyễn Thị Kiều Oanh - Lạ hóa về cấu trúc thơ 100%

6 B1911962 Lâm Thạch Thiên - Sự kế thừa và tiếp biến 100%

- Dấu ấn của yếu tố lạ hóa


7 B1911968 Sơn Minh Thư 100%
- Kết luận

- Khái niệm và đặc điểm


8 B1911979 Nguyễn Thị Thanh Trúc lạ hóa 100%
- Tổng hợp word

- Lạ hóa ngôn từ và giọng


9 B1911990 Hồ Thanh Xuân 100%
điệu nghệ thuật

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 3

1. Khái quát chung.......................................................................................................4

1.1. Tìm hiểu chung về nhà thơ Xuân Quỳnh.........................................................4

1.1.1. Cuộc đời........................................................................................................4

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác........................................................................................7

1.2. Khái niệm lạ hóa................................................................................................9

1.3. Đặc điểm của thơ lạ hóa..................................................................................10

1.4. Dấu ấn của yếu tố lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh trên thi đàn Việt Nam....10

2. Đặc trưng thi pháp lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh sau 1975...............................12

2.1. Lạ hóa về cấu trúc thơ.....................................................................................12

2.2. Lạ hóa về không gian và thời gian nghệ thuật...............................................18

2.3. Lạ hóa về hình ảnh thơ....................................................................................28

2.4. Lạ hóa về ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật..................................................32

3. Sự kế thừa và tiếp biến của yếu tố lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh......................36

3.1. Sự kế thừa yếu tố lạ hóa trước năm 1975.......................................................36

3.2. Sự tiếp biến của yếu tố lạ hóa sau 1975..........................................................39

4. Kết luận................................................................................................................... 41

5. Tài liệu tham khảo.................................................................................................41

3
1. Khái quát chung
1.1. Tìm hiểu chung về nhà thơ Xuân Quỳnh
1.1.1. Cuộc đời
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm
1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà
Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường
xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng
thành. Bà được thừa hưởng nhan sắc, phẩm hạnh của người mẹ và tình yêu văn chương
của người cha, nhưng cuộc đời sớm chịu thiệt thòi, tuổi thơ bị đánh cắp. Hai tuổi Xuân
Quỳnh mồ côi mẹ, cha có gia đình mới và chuyển vào miền Nam sinh sống. Xuân
Quỳnh cùng chị gái Đông Mai nương tựa vào bà nội.

Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung
ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài
và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo). Nhưng say mê
thơ, bà đã quyết định từ bỏ ánh đèn sân khấu để chuyên tâm sáng tác. Xuân Quỳnh
theo đuổi nghiệp văn chương khi chỉ có vốn văn hoá lớp 6, bà đã cần mẫn học tập
trong suốt cuộc đời cầm bút. Sau khi tốt nghiệp lớp bồi dưỡng viết văn của Hội nhà
văn ở Quảng Bá, bà đã trải qua nhiều công việc khác nhau, cuối cùng về làm biên tập
thơ ở báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam và nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân
Quỳnh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967.

Xuân Quỳnh tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ tại tuyến lửa Vĩnh Linh,
Quảng Trị và cho ra đời hai tập thơ Hoa dọc chiến hào và Gió Lào cát trắng và được
xem là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ. Thành công với văn
chương nhưng hạnh phúc gia đình sớm tan vỡ. Năm 1973, bà tái hôn với nhà viết kịch
Lưu Quang Vũ và sống hạnh phúc cho đến ngày 29/8/1988 vì cả gia đình nhỏ của
Xuân Quỳnh thiệt mạng trong một tai nạn giao thông ở cầu Phú Lương - Hải Dương.

4
Dù đã ra đi nhưng Xuân Quỳnh đã kịp để lại cho đời một cõi tình thơ ngọt ngào,
sâu lắng để biết bao thế hệ bạn đọc hoài thương nhớ. Và những thi phẩm của chị sẽ
mang giá trị vượt thời gian vì nó đã được bén rễ và nảy nở lên từ một tâm hồn đầy yêu
thương, vị tha, bao dung và nặng tình với đời. Xuân Quỳnh đã ra đi mãi mãi khi tuổi
đời và tài năng đã đến độ hứa hẹn mang đến những đóng góp vĩ đại cho nền thơ ca
hiện đại của Việt Nam.

 Xuân Quỳnh – Thiên Bình dịu dàng nhưng đầy bản lĩnh

Sinh ra vào những ngày đầu tháng 10 năm 1942, nữ sĩ Xuân Quỳnh là một Thiên
Bình đích thực với tất cả những đặc điểm mà người ta thường biết khi nhắc tới cung
Hoàng đạo này: xinh đẹp, tài hoa, lôi cuốn. Ở Xuân Quỳnh không có vẻ đẹp của một
tuyệt sắc giai nhân, nhưng khi nhìn người con gái ấy, trong cái bình dị, giản đơn luôn
chứa đựng điều gì đó rất ngọt ngào, hấp dẫn không thể gọi tên ra được. Quỳnh mồ côi
mẹ, bởi vậy mà ước vọng về một vòng tay che chở, một mái nhà với hạnh phúc đủ đầy
chưa bao giờ nguôi ngoai. Chính bởi vậy mà sau này, người đời chợt hiểu sự dịu dàng,
đằm thắm không chỉ nằm trong vần thơ cô nữa mà còn tràn ngập trong cái cách cô vun
vén tổ ấm của mình: luôn hết lòng và rất đỗi tận tâm.

Lãng mạn và đa cảm là vậy, Thiên Bình dễ dàng có được những thể nghiệm tình
yêu phong phú: đó là lí do đã không ít người đến và đi trong cuộc đời Xuân Quỳnh.
Cũng có người cho rằng, Thiên Bình không hẳn là một kẻ hết mình với tình yêu bởi
nhiều khi họ lưỡng lự, hời hợt lắm!… Cơ mà với Quỳnh thì không thế! Sẵn sàng đáp
lại mấy tiếng “Em cũng không biết nữa” cho câu hỏi muôn đời “Khi nào ta yêu
nhau”, nhưng nàng thơ Thiên Xứng không ngại dứt bỏ thứ tình yêu đã “không hiểu
nổi mình”. Bản lĩnh của một Thiên Bình hay do dự là khi đã khát khao chân ái thì
không ngại hòa mình vào “biển lớn”, cam lòng thức ngủ cùng con tim trong nỗi nhớ
mong bồi hồi…

Bất chấp cả dự cảm chia lìa, không trọn vẹn:

“Cuộc đời tuy dài thế

5
Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa…”

 Lửa đam mê cũng có lúc tàn phai

Nếu tình yêu giữa Quỳnh và Vũ cứ trường tồn như thế mãi, nếu tình yêu của họ
cứ trọn vẹn không sứt mẻ, thì có lẽ, định mệnh thương đau đã không đến với cặp vợ
chồng nghệ sĩ sớm như vậy. Song đời không như là mơ! Trong cuộc hôn nhân đầu, Vũ
mới chỉ là kẻ “biết làm thơ”, chưa thực sự có gì trong tay. Bước vào hôn nhân với
Quỳnh, cũng là lúc Vũ thực sự bén duyên với kịch, tài năng của Vũ lúc bấy giờ mới
được khai thác triệt để, thành công mới gõ cửa mái ấm vốn bình yên của vợ chồng Vũ.
Càng lên tới đỉnh cao, ham muốn chinh phục và cống hiến của Bạch Dương càng được
thôi thúc: Vũ say mê với công việc của mình, tâm đắc với lẽ sống của mình, hài lòng
với thành tựu của mình. Vũ muốn đóng góp nhiều hơn nữa, muốn đưa Kịch nói Việt
Nam lên tầm cao hơn nữa, muốn mang cuộc đời với muôn màu muôn vẻ của nó tới gần
với độc giả hơn nữa. Quỳnh cũng hiểu và ủng hộ chồng hết mực, vì với Thiên Bình
bấy giờ, gia đình là trên hết: Quỳnh từ lâu đã chẳng ngại hi sinh. Song Vũ càng chói
lọi, Quỳnh càng bơ vơ, Vũ càng lớn mạnh, Quỳnh càng mỏi mệt. Chính Quỳnh trong
thư gửi cho Vũ đã đành phải đau đớn thú nhận: “Em cảm thấy em già rồi, già về thể
chất đã đành nhưng lại còn già về sự yên phận của người đàn bà, về những sự nhỏ
nhen tầm thường của đời sống. Em nhìn mặt em trong gương, em thấy em không xứng
đáng với anh.” Dự cảm mất mát ban đầu dần dà đã trở thành nỗi ám ảnh đầy đọa
Quỳnh. Vũ hiểu lòng vợ, nhưng ý chí và tham vọng vẫn cứ đẩy Bạch Dương ra khơi,
càng lúc càng rời xa những mặn nồng thuở ban đầu. Cục diện giữa Lửa và Khí ngày
nào giờ thay đổi: Bạch Dương hừng hực không thể tìm thấy động lực từ Thiên Bình
yếu ớt; Thiên Bình u hoài chỉ ngày càng ngột ngạt, lạc lõng trong vầng quang Bạch
Dương… Cả hai bên nhau mà tiếng nói chung dường như không còn nữa, cả Quỳnh và
Vũ đều cảm thấy bất lực trước thực tại tình yêu chua chát này.

6
 Cái kết cho tình yêu định mệnh

Cuối cùng, họ chọn cách cùng nhau rời đi để tạo ra phép thử cho tình yêu, để xem
rốt cục đam mê ngày cũ có cứu vớt nổi thực tại héo mòn… Tôi có nghe ai đó kể rằng,
chuyến đi định mệnh năm ấy của gia đình Vũ – Quỳnh là chuyến đi Xuân Quỳnh quyết
ý muốn theo chân chồng đến một vùng đất khác, với hi vọng tìm lấy chút gì còn sót lại
của cuộc tình đẹp song đã nhiều nỗi hư hao. Tự bản thân Quỳnh, và có lẽ là, cả Vũ
nữa, cũng muốn cho chính mình và đối phương cơ hội, muốn tìm lại mối nối cho sự
gắn kết, để những gì đã mất, những gì còn lại, những gì vẹn lành, những gì rơi gãy,
không trôi vào hư không… Thật không may, thiên tình sử bấy giờ đã dường như khép
lại: tận cùng của chuyến đi không có câu trả lời cho hai kẻ sĩ – hai người tình một thuở
quấn quýt, ấm êm. Họ đã định lìa xa nhau, trả tự do cho nhau, buông tay nhau…

Vậy nhưng “sau tất cả”, vẫn là không gì chia cắt nổi Thiên Bình, Bạch Dương và
những điều “của chúng ta” ngày đó. Định mệnh đến vừa đúng lúc, mang cả Quỳnh, cả
Vũ, cả đứa con chung đi, nhưng để lại cho hậu thế những giai thoại buồn và đẹp của
một chuyện tình. Người ta tiếc cho Lưu Quang Vũ đang ở độ chín nhất, tiếc cho Xuân
Quỳnh bởi từ nay không còn những áng thơ hay, tiếc cho cả đứa con nhỏ phải lìa đời
cùng bố mẹ. Nhưng người ta cũng mong, rằng Vũ, rằng Quỳnh, ở thế giới khác, biết
đâu tìm lại được tình yêu của chính mình, tìm lại được nỗi nhớ mong “cả trong mơ
còn thức” đã vô tình đánh mất.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác


1.1.2.1. Sáng tác của Xuân Quỳnh trước 1975

Xuân Quỳnh có thơ đăng báo Văn nghệ từ năm 1962. Năm 1963, để đánh dấu
thời gian theo học của Xuân Quỳnh ở Quảng Bá, người ta cho in tập thơ Tơ tằm –
Chồi biếc phần Chồi biếc là sáng tác của Xuân Quỳnh. Tập thơ mang cái nhìn trong
trẻo, trẻ trung, có khi bồng bột nhưng rất đằm thắm, chân thành trước cuộc đời.

Tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968, gồm 29 bài), ghi dấu sự trưởng thành và độ
chín của hồn thơ Xuân Quỳnh. Tập thơ khẳng định sự bất diệt của cái đẹp – bất diệt

7
ngay trong sự hủy diệt. Đây là tập thơ vang vọng âm hưởng của chiến tranh thời chống
Mỹ.

Tập thơ Gió Lào cát trắng (1974, gồm 33 bài), ghi lại cảm xúc, suy tư của Xuân
Quỳnh về chiến tranh khi đi thực tế ở Quảng Trị; thể hiện sâu sắc tình cảm của nhà thơ
với đất nước, con người Việt Nam trong lửa đạn chiến tranh.

1.1.2.2 Sáng tác của Xuân Quỳnh sau 1975

Sau 1975, cảm hứng sử thi trong thơ Xuân Quỳnh đã dần được thay thế bằng cảm
hứng thế sự đời thường với bao nỗi niềm lo toan về thế thái nhân tình, về sự hữu hạn
của đời người, về dự cảm mong manh về hạnh phúc... Giọng điệu trữ tình đằm thắm,
da diết lo âu là nổi bật nhất.

Tập thơ Lời ru trên mặt đất (1975 -1978, gồm 34 bài), tập trung thể hiện niềm vui
thống nhất đất nước, sự thay da đổi thịt của dân tộc; hoài niệm về một thời đạn bom
hào hùng nhưng thấm đẫm nghĩa tình... tiêu biểu là các bài thơ Đêm cuối năm, hát với
con tàu, những năm tháng không yên...

Tập thơ Sân ga chiều em đi (1981, gồm 62 bài), viết về nhiều đề tài khác nhau:
Đề tài tình yêu và những cảm xúc riêng tư; Đề tài chiến tranh; Đề tài viết cho con.
Phần lớn các bài thơ in trong tập thơ này được tuyển chọn từ các tập thơ trước. Có thể
xem đây là một tuyển tập khép lại một chặng đường thơ của Xuân Quỳnh để chuẩn bị
bước sang một chặng đường mới.

Hai tập thơ Tự hát (1984, gồm 36 bài) và Hoa cỏ may (1989, gồm 28 bài), chủ
yếu viết về đề tài tình yêu – một đề tài thuộc về sở trường và cũng là đề tài Xuân
Quỳnh yêu thích nhất. Phải đến hai tập thơ này, mọi cung bậc của tình yêu trong thơ
Xuân Quỳnh mới được bộc lộ đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất. Dường như, Xuân Quỳnh đã
trải lòng thực sự với những ngọt ngào, cay đắng trong hương vị tình yêu với độ chín
của cảm xúc và nhận thức và cả dự cảm bất an, đỗ vỡ, trái ngang của cõi nhân sinh tiêu
biểu là các bài thơ Tự hát, Mẹ của anh, Nói cùng anh...

8
Tựu trung, từ những vần thơ non nớt buổi ban đầu cho đến những bài thơ già dặn,
đi vào độ chín, thơ Xuân Quỳnh luôn thể hiện tiếng lòng của người phụ nữ dịu dàng,
hồn hậu, mạnh mẽ, cháy bỏng và thấu sâu “những nỗi đau và trăn trở của một cuộc
đời và một số phận nghệ thuật của người đàn bà làm thơ” (Đoàn Thị Đặng Hương).

1.2. Khái niệm lạ hóa


Chủ nghĩa hình thức Nga là một trường phái nghiên cứu, phê bình văn học đạt
được nhiều thành tựu, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của cả tư tưởng khoa học
lẫn ý thức nghệ thuật, vừa sâu rộng, vừa lâu bền, có quy mô trên cả thế giới. Trường
phái này hình thành từ hai nhóm: Nhóm Nghiên cứu văn học, thành lập ở Mát-xcơ-va
năm 1914, do R. I-a-cốp-xơn đứng đầu cùng với một số trụ cột như G. Vi-nô-cua
(1896-1947), O. Bríc, B. Tô-ma-sép-xki (1890-1957) và Nhóm Hội nghiên cứu ngôn
ngữ thơ, cũng thành lập năm 1914, nhưng ở Pê-téc-bua, do V. Sơ-clốp-xki (1893-
1984) đứng đầu với các thành viên chủ chốt như B. Ây-khen-ba-um (1886-1959), L.P.
I-a-cu-bin-xki (1892-1945),….

Khái niệm lạ hóa (tiếng Nga: ottrannenie) là toàn bộ những thủ pháp trong nghệ
thuật (nghịch dị, nghịch lí,…) được dùng để đạt đến một kết quả nghệ thuật, theo đó,
hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên mà như
một cái gì mới mẻ, chưa quen, “khác lạ”. Khái niệm này cũng được trường phái hình
thức Nga những năm 20 đầu thế kỷ XX (Sơ-clốp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nô-cua, I-a-
cốp-xơn, Tư-nha-nốp,…) nêu lên. Họ coi lạ hóa như là một nguyên tắc nghệ thuật phổ
quát thể hiện trong mọi cấp độ của cấu trúc nghệ thuật, có tác dụng phá vỡ tính tự động
máy móc của sự cảm thụ bằng cách tạo ra một “cái nhìn mới” – “khác lạ”- đối với sự
vật và hiện tượng quen thuộc chứ không phải là “nhận ra” cái đã biết, tức là phá vỡ
những “khuôn hình” đã quen, người ta có thể nhận ra các ý nghĩa mới của sự vật và
nhân sinh. Hay nói một cách đơn giản thì lạ hóa là cách tác giả làm cho mọi cái khác đi
so với cái cũ. Kiểu tư duy này không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự đổi mới, sáng tạo của
nhà thơ, mà còn bắt nguồn từ những cơ sở khoa học, bản chất của sự sống và nghệ

9
thuật. Con người tìm cái khác không phải để khác, để lập dị, để làm phiền đồng loại
mà là vì cái khác chính là sự sống.

1.3. Đặc điểm của thơ lạ hóa


Các nhà hình thức luận Nga mà tiêu biểu là Shkovski cho rằng “lạ hóa” là một
trong những thủ pháp rất quan trọng, rất cần thiết để tăng cường chất thơ, cảm xúc của
các nhà thơ. Thủ pháp lạ hóa được hiểu theo nghĩa là: những điều khác lạ, những điều
khác xa với các quy phạm bình thường trong sáng tác văn chương, khiến người tiếp
nhận cảm thấy khó tiếp nhận, khó hiểu không thể hiểu được điều nhà thơ muốn bày tỏ
là gì, nhà thơ muốn nói gì, đề cập đến vấn đề gì, đọc trong trạng thái mơ hồ, khó hiểu,
người đọc thưởng thức tác phẩm trong sự thắc mắc, từ đó thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu,
khám phá tác phẩm. Thủ pháp lạ hóa còn khiến xảy ra sự khác nhau trong cách cảm
nhận của người tiếp nhận: mỗi người tiếp nhận sẽ hiểu tác phẩm theo cách tiếp nhận
của riêng mình, người tiếp nhận này sẽ có cách hiểu khác với người tiếp nhận kia, mỗi
người sẽ có cách hiểu khác nhau, không giống nhau. Chính những điều ấy đã khiến thủ
pháp lạ hóa trở thành thủ pháp đặc biệt, được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm
thuộc trường phái thơ tượng trưng siêu thực. Ta có thể thấy thủ pháp lạ hóa trong bài
thơ kết hợp đi chệch chuẩn mực ngữ pháp thông thường, lạ hóa, bất ngờ, nhưng đóng
vai trò tạo ý nghĩa cho câu thơ, tạo một liên tưởng mới, thì lúc đó "lạ hóa" mới có giá
trị, có sức hút đối với người đọc.

1.4. Dấu ấn của yếu tố lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh trên thi đàn Việt
Nam
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mỹ của người đọc và nhu cầu hiện đại hóa của
thơ, thơ của thời kỳ này không chỉ tiếp nối những thành tựu thơ ca trước đó mà còn
khám phá, sáng tạo những nội dung và hình thức mới. Sự đổi mới độc đáo được công
chúng đón nhận, đánh giá cao xuất phát từ đổi mới quan niệm thơ và tư duy thơ là tiền
đề quan trọng cho sự phát triển và đổi mới của thơ. Đặc biệt, yếu tố lạ hóa trong thơ
Xuân Quỳnh là một minh chứng cho dấu ấn đậm nét trên thi đàn thơ ca Việt Nam từ
1975 đến nay.

10
Cùng với các thi nhân như Nguyễn Duy, Xuân Diệu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị
Thanh Nhàn,…Xuân Quỳnh là một nhà thơ mang lại cho thi đàn văn học Việt Nam
một tiếng thơ của tình yêu – nhu cầu tinh thần trong đời sống của con người nhưng vẫn
dạt dào cảm xúc và sâu lắng. Hay tiếng thơ trữ tình đằm thắm, giàu nữ tính đúng như
Lưu Khánh Thơ nhận xét: “thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của
một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương”. Người phụ nữ là nguồn
cảm hứng để nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tạo nên sắc điệu độc đáo và đậm dấu ấn trong
lòng người đọc. Bên cạnh đó, tiếng thơ còn dung dị mà điêu luyện trong cách biểu đạt
khiến trái tim phải bồi hồi khó tả. Với giọng điệu da diết sâu lắng, bộc bạch, giãi bày
Xuân Quỳnh đã gợi được hình ảnh tinh tế bằng những ngôn từ dễ hiểu, dễ cảm.

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Tự hát – Xuân Quỳnh)

Hình ảnh trái tim ai ai cũng có là điều bình thường nhưng lại khác thường ở chỗ
“biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Tình yêu vô cùng thiêng liêng nhưng rất giản dị bởi
nó luôn ở xung quanh chúng ta. Không phải có đôi mắt thì có thể nhìn thấy, có thể biết
được tình yêu, mà chúng ta cần phải cảm nhận được nó theo từng nhịp đập của trái tim.
Thơ ca thời kì này đã trở về với cuộc sống riêng tư, cuộc sống đời thường với những
suy tư, trăn trở với một tâm hồn đầy bí ẩn. Hồn thơ dung dị tự nhiên là một tiếng nói
âm vang từ đời sống rất thực của Xuân Quỳnh.

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa

Tên mình ai gọi sau vòm lá

11
Lối cũ em về nay đã thu”

(Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh)

Những câu thơ giàu hình ảnh nhưng chẳng có âm thanh, không gian mênh mông
nhưng lại im lìm. Có sông nhưng chẳng có tiếng sóng, có cây nhưng chẳng nghe tiếng
xì xào của lá, cảnh vật trở nên nhẹ nhàng hơn trong giây phút bao ký ức ùa về. Nhà thơ
Xuân Quỳnh nhìn thế giới bằng nhãn quan bay bổng, lý tưởng phong phú, thể hiện một
tính cách phóng khoáng, yêu đời. Lòng người được so sánh với trời biếc với màu xanh
của niềm tin và hy vọng. Từ đó mới gợi cho người đọc những cảm nhận, rung động
của trái tim bởi lẽ màu sắc có thứ ngôn ngữ riêng để con người có thể suy tư, nghiền
ngẫm.

Bởi vậy, chúng ta có thể nói thơ Xuân Quỳnh đẹp như một bông hoa màu xanh
tràn đầy hy vọng giữa muôn ngàn sắc hương của thi đàn Việt Nam. Sự đơn giản, chân
thực gợi qua từng hình ảnh nhưng vẫn mang đậm nét riêng độc đáo, bộc bạch bằng
chính sự say đắm, sôi nổi của trái tim, nốt vang của từng cảm xúc. Không cầu kỳ, khó
hiểu trong ngôn ngữ và hình ảnh, kết cấu mạch lạc, tư duy sáng tạo chính là điều làm
nên sức sống bền bỉ của thơ Xuân Quỳnh trong lòng bạn đọc.

2. Đặc trưng thi pháp lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh sau 1975
2.1. Lạ hóa về cấu trúc thơ
Thơ là những xúc cảm mạnh mẽ mà nhà thơ có được trước cuộc đời. Như nhịp
đập của trái tim khi rung cảm, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng của nó. Một bài
thơ hay là một bài thơ tồn tại trong nó sự hài hoà giữa âm thanh, nhịp điệu của từ với ý
nghĩa, hình ảnh của từ ngữ ấy. Khi nhận xét về mối quan hệ giữa ý và nhạc trong thơ,
nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Nếu thơ rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu
nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ
nông cạn”. Một trong những yếu tố tạo nên nhạc tính trong thơ chính là vần. Vần là bộ
phận chủ yếu của âm tiết, là âm tiết trừ đi thanh điệu và phụ âm đầu. Hiện tượng lặp lại
vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong câu

12
(thường là câu thơ), được tạo ra để làm cho lời có nhịp điệu và tăng sức gợi cảm. Thơ
truyền thống thường tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy tắc gieo vần. Đến thơ hiện đại,
đặc biệt là thơ mới không còn bó buộc về hiệp vần, nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần
như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ. Họ dùng nhạc của ngôn từ để mô
phỏng nhạc của cuộc sống và tâm hồn mình. Nếu như nhạc tính trong thơ Xuân Diệu
được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo, cách tân táo bạo làm nên một thế
giới nghệ thuật khác biệt thì đến nữ nhà thơ Xuân Quỳnh nhạc tính trong thơ lại được
thể hiện bằng một cách khác.

Trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc sử dụng những thể thơ tự do, Xuân
Quỳnh là nhà thơ rất thích sử dụng những thể thơ truyền thống. Trong thơ Xuân Quỳnh
tồn tại sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, từ đó tạo nên mạch thơ trữ tình, tươi
tắn. Chính điều này đã làm cho thơ của Xuân Quỳnh có nhạc điệu độc đáo. Khi mới
đọc, người thưởng thức có thể cảm thấy quen như đã gặp ở đâu, nhưng vẫn có trong
thơ những cảm nhận mới lạ. Ví như trong bài Thơ viết tặng anh:

Tháng mười trời trải nắng hanh

Có cô hàng phố phơi chăn trước thềm

Gió qua lay động bức rèm

Tấm gương trong suốt ánh đèn nê-ông

Việc sử dụng thể thơ lục bát đã làm cho bài thơ của Xuân Quỳnh mang âm điệu
du dương, nhẹ nhàng, đậm đà màu sắc dân tộc. Mặc dù Xuân Quỳnh thuộc thế hệ
những nhà thơ mới, bà không quá chú trọng đến niêm luật, cho phép những cảm xúc
được tự do trong thơ nhưng không vì thế mà thơ lục bát của bà mất đi vẻ mềm mại vốn
có của nó. Âm điệu trong thơ không trúc trắc mà vẫn êm ái như một lời thì thầm. Thơ
lục bát của Xuân Quỳnh vẫn giữ được những uyển chuyển, dễ đọc và dễ thuộc như thể
thơ truyền thống.

13
Thành công nhất của Xuân Quỳnh là phải kể đến thể thơ ngũ ngôn với những tác
phẩm như: Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu… Ngoài thành công trong
việc sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật điển hình cho phong cách thơ của riêng
mình, Xuân Quỳnh còn thể hiện được nhạc điệu quen thuộc, gần gũi, kéo gần khoảng
cách giữa người sáng tác và người tiếp nhận thơ ca. Thông qua việc thể hiện nhịp điệu
trong thơ, Xuân Quỳnh đồng thời cũng diễn tả nhịp điệu của trái tim mình, vừa nhẹ
nhàng, duyên dáng nhưng cũng vừa sắc sảo, nồng nàn và da diết.

Các nhân xưng trong thơ của Xuân Quỳnh cũng rất gần gũi với những cách gọi
thân mật hằng ngày. Ở ngôi thứ nhất bà xưng “tôi”, “em”, “mẹ”, “ta”, “chúng tôi”…
Ngôi thứ hai bà gọi “anh”, “con”, “các anh”… Ngôi thứ ba, bà dùng “cha tôi”, “anh
ta”, “cỏ”, “thuyền”, “sóng”… Đặc biệt, trong bài thơ Chị, Xuân Quỳnh đưa cả tên
mình vào:

Đi qua đường là phải trông xe

Chị biết Quỳnh rất hay vô ý

Qua những vần thơ tinh tế, chúng ta có thể thấy một hình ảnh Xuân Quỳnh rất nữ
tính, giàu cảm xúc, không chỉ dành cho chồng cho con mà bà còn thể hiện tình cảm của
mình với mẹ chồng:

Chắt chiu tự những ngày xưa

Mẹ sinh anh để bây giờ cho em

(Mẹ của anh)

Với từ “chắt chiu” dường như Xuân Quỳnh đã nói được hết những tình cảm mà
người mẹ đã dành cho con, đồng thời cũng nói lên cả sự biết ơn của người con dâu đối
với mẹ chồng. Nhìn chung, Xuân Quỳnh là một giọng thơ trữ tình, linh hoạt, tự nhiên
và đầy cá tính. Người ta nhận ra sự đằm thắm, sâu lắng trong mảng thơ tình; sự hồn
nhiên, dí dỏm trong mảng thơ thiếu nhi; sự lạc quan, mạnh mẽ trong mảng thơ viết về

14
cuộc sống. Những cảm xúc tươi mới kết hợp với kĩ thuật viết tài hoa đã tạo ra một
Xuân Quỳnh rất đời mà cũng rất thơ.

Ngoài ra điểm phải nói đến về đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh, chính
là cách sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc. Bằng nhãn quan bay bổng và lí tưởng của mình,
Xuân Quỳnh đã vẽ ra những bức tranh thi ca đầy màu sắc và mê hoặc lòng người. Gam
màu mà bà thường sử dụng trong thơ thường là những gam màu tươi sáng. Đó là
những màu mô phỏng màu có trong thực tế như: xanh, trắng, vàng, đỏ… Tần số xuất
hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh là rất cao. Chính vì điều này mà
người đọc thường nhận xét trong thơ Xuân Quỳnh có hoạ.

Hàng bí ngô bên cạnh hàng bầu

Xanh mườn mượt màu xanh rau muống

Những bắp cải tròn vo đẫm nước

Lớp rau cần óng ả xếp đầy quang

Đỏ ối cà chua, vàng rực đậu vàng

(Rau – Xuân Quỳnh)

Trong thơ Xuân Quỳnh, màu sắc được nữ thi sĩ hay sử dụng nhất chính là màu
xanh. Đây là màu sắc ưa nhìn, không chỉ biểu thị màu sắc của tạo vật mà đó còn là
màu của ước mơ và hi vọng. Thể hiện một tâm hồn thơ đầy mơ ước và luôn tươi mới
của Xuân Quỳnh.

Nắng đùa mái tóc

Chồi biếc trên cây

Lá vàng bay bay

Như ngàn cánh bướm

(Chồi biếc – Xuân Quỳnh)

15
Đa phần màu sắc trong thơ của Xuân Quỳnh đều là những màu sắc cụ thể, không
pha trộn. Đó là những màu sắc của thế giới thực được phản ánh vào trong thơ, tạo cho
người đọc cảm giác gần gũi và quen thuộc. Đây cũng chính là điểm khác biệt của thơ
Xuân Quỳnh so với thơ của Xuân Diệu. Thế giới màu sắc của Xuân Diệu có phần đa
dạng hơn, vừa có màu thực, vừa có màu hư. Trong thơ của ông hoàng thơ tình thường
tồn tại những màu sắc được pha trộn, đặc biệt là màu của cảm xúc. Thêm vào đó, Xuân
Quỳnh hầu như không sử dụng những màu sắc mang tính chất ước lệ. Tức là nhà thơ
chỉ sử dụng những màu chuẩn của sự vật, không dùng màu đã pha trộn. Trong thực tế
những gam màu chuẩn thường không đủ để diễn tả hết những màu sắc của sự vật nên
người ta thường dùng thêm những màu pha tạp của sự vật. Cách sử dụng màu này
mang tính chất ước lệ và thường gặp trong thơ cổ. Việc không sử dụng những màu sắc
như vậy đã tạo nên điểm khác biệt giữa thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Diệu. Ngoài việc
hai nhà thơ lựa chọn và sử dụng từ ngữ khác nhau, có đôi lúc các tác giả này cùng sử
dụng những từ giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa và hiệu quả thẩm mĩ khác nhau.
Cùng xây dựng những hình tượng về biển để viết đề tài về tình yêu, thậm chí là sử
dụng từ ngữ giống nhau cả về mặt con chữ nhưng mỗi nhà thơ ở mỗi từ lại mang
những cách cảm nhận khác nhau.

Nếu như động từ “tan” của Xuân Diệu diễn tả một tình yêu mạnh mẽ, ước muốn
cháy bỏng muốn làm tan chảy mọi thứ xung quanh, khiến người đọc cảm nhận được
tình cảm mãnh liệt của một người đàn ông với mong muốn khát khao chinh phục. Thì
đến Xuân Quỳnh, nhà thơ cũng sử dụng động từ ấy trong bài Sóng nhưng lại mang đến
cho người đọc những cách cảm hoàn toàn khác so với Xuân Diệu:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Ðể ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh)

16
Động từ “tan” được đặt trong câu thơ: “Làm sao được tan ra”, nghe như một câu
hỏi tu từ, diễn tả ước muốn được yêu trong một tình yêu rộng lớn và vĩnh cửu. Rõ ràng
cách thể hiện của Xuân Quỳnh có phần kín đáo, nhẹ nhàng và đằm thắm hơn. Nhà thơ
hỏi để mà khẳng định ước muốn, khao khát có được tình yêu, chứ không bộc lộ một
cách trực tiếp và mạnh mẽ như thi sĩ Xuân Diệu.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha gắn bó với cuộc đời, với
con người, khao khát tình yêu, trân trọng hạnh phúc bình dị đời thường. Khát vọng
sống và khát vọng yêu mãnh liệt gắn liền với những dự cảm về sự bất trắc của tình yêu
và cuộc đời. Nên Xuân Quỳnh lấy tình yêu làm mái ấm chở che, làm cứu cánh:

Đó là tình yêu em muốn nói cùng khát vọng

Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng

Lòng cốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự người hơn

Nhưng đời đâu lặng tờ mà đầy sóng đầy gió. Tình yêu chốn nương thân của tâm
hồn cũng chỉ là “Những cánh chuồn mỏng manh’’, nên hồn thơ Xuân Quỳnh mãi hoài
khắc khoải âu lo:

Em âu lo trước xa tắp đường tình

Trái tim đập những điều không thể nói

Cũng vì thế mà Xuân Quỳnh luôn trân trọng niềm hạnh phúc có thật trong đời,
và nghĩ “Chỉ có sóng và em” thôi :

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm sung sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh

17
Một điểm đáng trân trọng nữa đối với con người và thơ Xuân Quỳnh đấy là vẻ
đẹp nữ tính, thiên nhiên nữ tính. Không phải ngẫu nhiên mà luôn đi – về trong thơ
Xuân Quỳnh là hình ảnh những người vợ, người mẹ với một tâm hồn mẫn cảm, hồn
hậu nhân ái và chịu thương chịu khó. Mẹ trong thơ Xuân Quỳnh là những hình ảnh
hoài niệm, lồng trong hình ảnh quê hương qua tình cảm tinh khôi sâu lắng:

Tháng xuân này mẹ có về không

Con thắp nén hương thơm ngát

Bờ đê cỏ ướt

Lá tre xào xạc đường làng

Sông Nhuệ đò sang

Hoa xoan tím ngõ

Cánh cò trắng xóa

Như lời ru của mẹ bay về

Với bà, Xuân Quỳnh nhìn bằng con mắt trẻ thơ hồn nhiên, nhưng xiết bao yêu
kính:

Nắng ở xung quanh bình tích

Ủ nước chè tươi cho bà

Bà mhấp một ngụm rồi khà

Nắng trong nước chè chan chát.

Với chồng, tiếng thơ Xuân Quỳnh ân cần, nhỏ nhẹ và đằm thắm :

Sao không cài khuy áo lại anh

Trời lạnh đấy, hôm nay trời rét.

18
2.2. Lạ hóa về không gian và thời gian nghệ thuật

 Lạ hóa về không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là nơi tác giả cảm thụ mọi cảnh vật xung quanh, dựa vào
cảnh thâm nhập vào đời, vào mọi mặt không gian để hòa với dòng tư tưởng, cảm xúc,
trạng thái tâm hồn mình mà cất lên những rung động mãnh liệt, cảnh và người như hòa
cùng nhịp thở. Tái hiện thế giới thực tại cả vật chất lẫn tinh thần, đọc một bài thơ ta như
sống trong không gian của nó, không gian ấy không chỉ là không gian nơi chốn cụ thể,
xác định mà đó còn là không gian tâm lí, mang tính trừu tượng.

Mỗi nhà thơ khi cầm bút sáng tác đều khó có thể bỏ qua việc miêu tả không gian
nghệ thuật. Mỗi người một phong cách sẽ có sự thâm nhập vào cuộc sống từ các khía
cạnh khác nhau, khám phá nhiều vấn đề để tạo nên những vẫn thơ giàu giá trị, giàu sức
hút. Không gian làm cho bài thơ thêm phần biểu cảm, trữ tình sâu lắng hơn đồng thời
không gian là công cụ nhấn mạnh mạch cảm xúc trong thơ. Xuân Quỳnh cũng thế,
được biết đến là nữ hoàng thơ ca của tình yêu, vừa thâm trầm vừa sôi nổi đã tạo nên
những dấu ấn đậm nét khó phai trong lòng người đọc. Đến với vườn thơ Xuân Quỳnh,
với bầu không gian luôn song hành cùng tình yêu và hạnh phúc trọn vẹn mà từ đó ta
thấy không gian nghệ thuật trong thơ bà vừa gần gũi, quen thuộc vừa sâu thẳm mênh
mông, độc đáo và khác biệt vô cùng. Đặc biệt từ sau năm 1975, thơ Xuân Quỳnh có
những biểu hiện cách tân, lạ hóa trên nhiều phương diện, trong đó có không gian nghệ
thuật.

Một hành trình dài miệt mài khám phá tình yêu và cuộc sống, nhà thơ đã đóng
góp cho đời sự sáng tạo về việc miêu tả không gian lồng ghép với sắc thái tâm trạng.

Thơ Xuân Quỳnh đa dạng về không gian. Có thể kể đến không gian nhà ở, căn
phòng,... là nơi ấm áp gắn kết tình cảm gia đình, nơi tình yêu luôn được bồi đắp, chẳng
có điều gì có thể ngăn cách. Không gian gia đình và tình yêu với người thương được

19
Xuân Quỳnh miêu tả hóm hỉnh, đáng yêu nhân rộng ra thành những con đường hướng
tới phố phường, hướng đến không gian xã hội rộng lớn hơn:

“Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn

Vượt qua ô của cỏn con,văn phòng hẹp hàng ngày [...]

Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối

Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

Loài rong rêu ai biết đến bao giờ...

(Thơ vui về phái yếu)

Không gian thiên nhiên như: mái phố, núi Hoàng Liên, gió Lào, mùa hạ, màn đêm,
vịnh,... cũng trở nên tương thông, tương cảm với con người, sau thời chiến, thơ Xuân
Quỳnh có sự biến đổi không gian đa dạng, linh hoạt hơn thay vì không gian biển cả,
đại dương như trước. Nhà thơ thường tách mình để nhìn ngắm nó, cảm nhận chăm chú,
lắng nghe nó như một người bạn. Đọc thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ không hề gượng ép
bản thân tìm cách hòa nhập với thiên nhiên mà chúng ta nhận thấy được sự hài hòa
trong từng dòng thơ. Dù trải qua nhiều thập niên, khi miêu tả thiên nhiên trước cuộc
sống rối ren, phức tạp thì nhà thơ vẫn có những biến tấu về không gian theo chiều
hướng tích cực, lạc quan.

“ Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hoá yêu thương.”

(Gió lào cát trắng)

“Mùa hoa phượng chắc rơi hồng mái phố

20
Những phố phường lầm lụi với lo toan...”

(Thời gian trắng)

“Bình yên trên những mái nhà

Vịnh xanh nước lặng, buồm xa cuối trời

Biết ơn hạt muối mặn mòi

Với gừng cay để cho người nhớ nhau”

(Tình ca trong lòng vịnh)

“Hoa cỏ may” à bài thơ hướng ngoại, dựa vào không gian thiên nhiên, sự chuyển
mùa của đất trời sang thu để quay về cái tôi mà bộc lộ tâm tình. Nhiều mảnh ghép màu
sắc từ bức tranh cuộc sống hợp thành để một hồn thơ dung dị, nồng nhiệt như Xuân
Quỳnh vẫn khao khát yêu thương không bao giờ ngừng nghỉ:

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ

Không gian xao xuyến chuyển sang mùa

Tên mình ai gọi sau vòm lá

Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió

Lòng trời như biếc lúc nguyên sơ

Đắng cay gửi lại bao mùa cũ

Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

21
Trước khoảng không vô định đầy cỏ may. Nhân vật trữ tình cất lên câu hỏi chẳng
cần thiết lời đáp, một nỗi lòng bơ vơ lạc lỏng như khoảng không gian ấy, nhân vật bộc
bạch cùng đất trời cây cỏ:

Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may

Áo em sơ ý cỏ găm dầy

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Hoa cỏ may)

Và khi chúng ta sống hết mình với khát vọng tuổi trẻ, sống có ý nghĩa thì “mùa
hạ” vẫn mãi bên ta, dòng chảy của thời gian và không gian là quy luật tất yếu nhưng
chúng ta vẫn có thể sống như những tháng năm tuổi trẻ, không gian, cảnh vật vẫn thế
đấy, vẫn sáng soi nếu lòng người vẫn tích cực, yêu thương, không gian với bầu không
khí tươi vui đầy hy vọng sẽ giúp tâm trạng người đọc tích cực hơn, bởi thế cảm hứng
thơ Xuân Quỳnh rất nhân văn, mới mẻ, là khúc hát yêu thương tác giả dành cho đất
nước, con người và cảnh sắc thiên nhiên:

“Trời xanh biếc, nắng trào trên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi [...]

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồn lồng lộng trắng

Từ miền cay đắng hóa thành thơ [...]

Đó là mùa của những ước mơ

22
Những dục vọng muôn đời không xiết kể

Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể

Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu”

(Mùa hạ)

Chiều dài, chiều sâu trong không gian mà nhà thơ miêu tả đó chính là chiều dài,
chiều sâu của nỗi nhớ, nỗi khát khao cháy bỏng nếu như trước 1975 thì Xuân Quỳnh
thường nói về không gian vô tận mênh mông của “Sóng” hay “Thuyền và biển”. Sau
1975, để đo đạc tình yêu dành cho một người tác giả vẫn nâng niu trân trọng ví nó với
cái vĩnh hằng, vô hạn của thiên nhiên đó là không gian vùng miền, nơi chốn, con nước,
đường đi:

“Sân ga chiều em đi

Mênh mang màu nắng nhạt [...]

Lòng đã Nam có Bắc

Anh thương nơi em qua

Những sương chiều mưa tối

Dặm đường xa nắng dãi

Chuyến phà con nước dâng...”

(Sân ga chiều em đi)

Không gian nghệ thuật được nhà thơ miêu tả bao giờ cũng có cái chiều rộng
mênh mang và chiều sâu thăm thẳm. Điều ấy khiến người đọc cảm nhận được sắc thái
tình cảm trong thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng một sự lắng đọng, vang vọng và nặng
tình. Khi yêu dù đã bên nhau rồi nhưng trong tim người con gái thơ Xuân Quỳnh vẫn

23
có một nỗi niềm riêng, một chút lo lắng, bất an gợi lên cảm hứng về thời gian, không
gian cứ như nhói buốt theo. Sự thảng thốt, ngạc nhiên trước sự đổi thay của ngoại cảnh
làm lòng nhân vật chạnh lòng, chơi vơi. Đó là sự nhạy cảm, tinh tế đầy nữ tính:

“Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chằn đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”

(Tự hát)

Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, nhất là sau thời chiến, có những tập thơ
Xuân Quỳnh thể hiện sự khắc khoải thấy rõ, trạng thái luôn băn khoăn xao động, phấp
phỏng lo âu nhưng người phụ nữ ấy dần trở nên mạnh mẽ hơn. Trong thời chiến, Xuân
Quỳnh tiếp thêm cho lòng người niềm phơi phới lạc quan, thể hiện sự trẻ trung, tràn
đầy tươi mới thông qua việc miêu tả không gian nghệ thuật đầy sức sống. Lúc hòa
bình, trở về cuộc sống ngày thường, ta thấy người phụ nữ ấy luôn trực chờ một nỗi lo,
vẫn mang trong mình một tình yêu đằm thắm:

“Chẳng có gì quan trọng lắm đâu

Như không khí, như màu xanh lá cỏ

Nhiều đến mức tưởng như chẳng có

Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang.

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

24
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.”

(Nói cùng anh)

Có thể thấy, không gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh vô cùng phong phú, đa
dạng, lạ hóa gắn liền với nhiều sắc thái, cung bậc tình cảm và có ý nghĩa sâu xa tiềm
ẩn buộc chúng ta phải tinh tế cảm nhận, thấu hiểu mới có thể hiểu hết những giá trị sâu
xa ấy. Những năm sau 1975, Xuân Quỳnh có sự phá cách trong sáng tác, sáng tạo độc
đáo hơn về không gian nghệ thuật nhưng chất thơ Xuân Quỳnh vẫn luôn là thứ men
say làm ngây ngất lòng người.

 Lạ hóa về thời gian nghệ thuật

Thời gian trong các sáng tác của Xuân Quỳnh là một hình tượng nghệ thuật hết
sức độc đáo, nó gắn liền với nữ thi sĩ về con người và cuộc sống.

Cũng như không gian, thời gian là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của
tác giả bằng phương tiện nghệ thuật. Nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận
được: hoặc là hồi hợp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc chìm đắm vào quá khứ.

Trong bất cứ một tác phẩm văn học, người sáng tác có thể làm cho thời gian
nhanh hay chậm, đều đặng êm đềm hay biến động căng thẳng. Nhà văn, nhà thơ lại có
thể tạo ra những liên hệ thời gian, có khi rất xa nhau giữa quá khứ hiện tại và tương lai.
Nhà văn có thể dẫn người đọc đi cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể
dẫn dắt họ đi ngược với thời gian, tức là từ hiện tại quay về quá khứ. Có thể nói thời
gian trong tác phẩm vận động trên cả ba chiều, cả quá khứ hiện tại và tương lai. Khi
đọc một tác tác phẩm người đọc cảm nhận rất rỏ sự trôi trải của thời gian.

Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh đa phần chủ yếu là thời gian tâm trạng. Hồn thơ
Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với thời gian, sự trôi trải và biến đổi của thời gian.
Xuyên suốt hành trình thơ Xuân Quỳnh từ tập đầu tay “Chồi biếc” đến tập “Hoa cỏ
may” là nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời gian.

25
Ngay từ bài thơ “Chồi biếc” (1963) khi Xuân Quỳnh còn là một cô gái 17 tuổi trẻ
trung, chưa trải qua những mất mát, khổ đau nhưng tâm hồn nữ thi sĩ đã chất chứa ý
thức về sự hữu hạn của đời người trước thời gian luân chuyển:

“Này anh, em biết


Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh”

                           (Chồi biếc)

       Càng về sau nỗi ám ảnh trong thơ Xuân Quỳnh càng lớn thêm, làm nên “điệu hồn
riêng” cho thơ bà. Tuy vậy, cảm nhận về thời gian ở Xuân Quỳnh vừa có những nét
chung phổ quát vừa có những nét riêng. Thời gian trong thơ bà thường gắn với cuộc
đời tâm lí và thân phận của người phụ nữ. Xuân Quỳnh ý thức sâu sắc sự hữu hạn của
cuộc đời, của tuổi trẻ và đặc biệt là nhan sắc:

“Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế


Chỉ có em là khác với em xưa”

Hay:

“Bao ngày tháng đi về trên mái tóc


Chỉ em là đã khác với em thôi”
(Hoa cúc-1980)

Với Xuân Quỳnh, thời gian đồng nghĩa với sự phai tàn nhan sắc. Nỗi lo phai tàn
nhan sắc bắt nguồn từ nỗi lo ái tình phai nhạt trong trái tim yêu mãnh liệt của Xuân

26
Quỳnh. Bà ý thức “Năm tháng qua tôi đã thay đổi nhiều” và xót xa tột cùng khi thấy
mình khác xưa.

Mặc dù Xuân Quỳnh có lúc tuyên bố dứt bỏ quá khứ nhưng quá khứ vẫn trở về
trong thơ bà như là hiện thân của một tuổi trẻ say mê:

“Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ


Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa”
(Hoa cỏ may)
”Thời gian trôi qua kéo theo sự ra đi của tuổi trẻ:
Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”
(Mùa hạ-1986)

Xuân Quỳnh chấp nhận một quy luật tất yếu của cõi nhân gian để biết quý hơn
tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” thể hiện cao độ sự ám
ảnh về thời gian ở Xuân Quỳnh. Thời gian trong bài thơ là cuối mùa thu thường gợi sự
tàn tạ, héo úa. Tất cả mọi sự vật đều di dời: mây, gió, mùa,… chỉ còn “anh và em” ở lại
trong sự gắn kết. Xuân Quỳnh nhận ra tình yêu là điểm tựa cho con người trụ lại trước
sự di dời của thời gian.

Bài thơ “Thời gian trắng” như một tiên cảm trước về sự ra đi vĩnh viễn của
mình. Xuân Quỳnh thấy thời gian màu trắng-rợn ngợp, hoang vu:

“Em ở đây, không sớm không chiều


Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng”
(Thời gian trắng – 1988)

Bài thơ ra đời trong thời gian Xuân Quỳnh đang nằm trong bệnh viện. Bởi thế, bà
đo đếm thời gian “từng giờ, từng phút”. Và khi sự sống con người không còn có ích thì
thời gian thành quá khứ, thời gian đồng nghĩa với sự vô nghĩa:

27
“Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
Chăn màn trắng nỗi lo và cái chết
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu”
(Thời gian trắng)

Là một phụ nữ trẻ tha thiết yêu đời và yêu người, Xuân Quỳnh không phải chỉ
biết nhớ những gì của quá khứ, không phải chỉ biết sống với những gì của hiện tại, mà
Xuân Quỳnh còn lộc lộ những dự cảm xót xa về tương lai, nghĩ về ngày mai. Thơ bà
thể hiện điều đó, tuổi trẻ thường đi kèm với sự tha thiết. Xuân Quỳnh cũng vậy!
Dường như tất cả mọi điều, Bà đều tha thiết, nhất là trong tình yêu. Tuổi thơ của Bà
không được hạnh phúc, cho nên có được hạnh phúc là bà nâng nêu như báo vật. Yêu!
Tha thiết với tình yêu và mong mãi được sống với tình yêu nhưng trong Xuân Quỳnh
bao giờ cũng tồn tại nỗi sợ hãi. Nữ thi nhân sợ rồi sẽ có một điều gì bất trắc xảy ra với
tình yêu của mình.

2.3. Lạ hóa về hình ảnh thơ


Sau 1975 thơ của Xuân Quỳnh cũng luôn hướng đến sự cách tân, đem đến sự đan
cài, giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Yếu tố lạ hóa hiện đại làm cho thơ của nữ
sĩ càng tăng thêm nhiều sức gợi cho độc giả yêu thơ.

Bài thơ Cây bàng, trong bài cây bàng được tác giả nhân hóa thành một người bạn
che nắng cho nhân vật trữ tình.

“Khi vào mùa nóng

Tán lá xoè ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát

28
Bóng bàng tròn lắm

Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

Mát ơi là mát!”

(Cây Bàng)

Với các hình ảnh nhân hóa giống như con người “Lá cành rụng hết; Chắc là nó
rét!”; “Đang làm bóng mát” người đọc như có thể cảm nhận được tất cả các hành
động của cây bàng, nó đang rét, nó đang làm bóng mát. Một hình ảnh cây bàng hiện ra
trong tâm trí người đọc, thân thiện nhưng cũng cô đơn.

“Lá cành rụng hết

Chắc là nó rét!”;

“A bàng tốt lắm

Bàng che cho em

Nhưng ai che bàng

Cho bàng khỏi nắng!”

(Cây Bàng)

Đây cũng là một hình ảnh lạ hóa, khi mới đọc người đọc sẽ thấy là là một bài thơ
rất dễ thương, nhưng khi suy ngẫm hình ảnh cây bàng cũng không kém phần cô đơn.

Hay trong bài thơ Mùa đông nắng ở đâu?, cũng có nhân hóa hình ảnh nắng
“Nắng thương chúng em giá rét.”; “Nắng làm chúng em ấm tay.”; “Thế mà nắng
cũng sợ rét.”; “Nắng chui vào chăn cùng em.”; “Nên nắng vào áo em dày.”. Hình ảnh

29
của nắng có ở khắp mọi nơi, nắng tưởng chừng như rất bình thường nhưng nó luôn
hiện hữu trong những nét sinh hoạt đời thường của con người.

Mùa đông nắng ở đâu? của Xuân Quỳnh nó lạ hóa bởi vì trước đó chưa có ai nói
về nắng như bà, một hình ảnh rất mới trong suốt cả bài thơ. “- Nắng ở xung quanh
bình tích”; “Nắng vào quả cam nắng ngọt”; “Nắng lặn vào trong mùi thơm”; “Nắng
chui vào chăn cùng em”; “Mà nắng cũng hay làm nũng”. Nó là những hình ảnh hiện
thực, trong sáng, rất lạ nhưng mang lại cảm giác gần gũi cho người đọc, nắng luôn ở
xung quanh chúng ta, nhìn qua nó rất đơn thuần nhỏ nhẹ nhưng thật sự sức mạnh mà
nó mang lại cho cả nhân loại là to lớn vô bờ bến. Nữ thi sĩ đã nhân cách hóa hình ảnh
của nắng làm cho đặc điểm của bài thơ được thấy nắng cũng giống như là con người,
nắng cũng cần được phải cảm nhận tình yêu thương, có nắng mới có sự ấm áp.

“- Mùa hè nắng ở nhà ta

Mùa đông nắng đi đâu mất?

- Nắng ở xung quanh bình tích

Ủ nước chè tươi cho bà

Bà nhấp một ngụm rồi: “khà”

Nắng trong nước chè chan chát

Nắng vào quả cam nắng ngọt

Trong suốt mùa đông vườn em

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc

30
Nắng thương chúng em giá rét

Nên nắng vào áo em dày

Nắng làm chúng em ấm tay

Mỗi lần chúng em nhúng nước

Thế mà nắng cũng sợ rét

Nắng chui vào chăn cùng em

Các bạn để ý mà xem

Trong chăn bao nhiêu là nắng

Mà nắng cũng hay làm nũng

Ở trong lòng mẹ rất nhiều

Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu

Em thấy ấm ơi là ấm!”

(Mùa đông nắng ở đâu?)

Đa số các hình ảnh lạ trong thơ Xuân Quỳnh đến từ việc nhân hóa các sự vật hiện
tượng như trăng, nắng, thiên nhiên, cây cỏ,… nhưng cũng đã đủ gợi lên những hình
ảnh mới lạ cho người xem.

Bài thơ Chờ trăng cũng sử dụng thủ pháp nhân hóa để tạo nên hình ảnh một ông
trăng mới lạ, so với trước thì chưa có ai nói về trăng như Xuân Quỳnh. Nữ thi sĩ đã

31
miêu tả về trạng thái của trăng khi đến rằm, trăng đã đi đâu mà “mồng một, ba mươi,
mồng hai” để đêm tối quá không ai thấy gì. Ở câu thơ “Đi đâu mồng một ba mươi”
Xuân Quỳnh đã nói ngược từ “ba mươi mồng một” trong thực tế đời thường đã làm
tăng thêm phần sắc thái biểu cảm ngay đầu bài thơ. Tiếp đến những câu thơ sau, hình
ảnh mặt trăng được nhân hóa và so sánh với khuôn mặt của con người, những cảm xúc
của nhân vật trữ tình với trăng từ bồn chồn chời đợi đến khi thấy trăng. Hình ảnh vui
tươi mà mới lạ, đây là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ sáng tác cho thiếu
nhi của Xuân Quỳnh. Sử dụng những hình ảnh nhân hóa làm cho bài thơ có sắc thái
vui tươi, sinh động gợi lên được trí tưởng tượng muôn màu của trẻ thơ, hình ảnh một
ông trăng để những đứa trẻ chờ đợi ông về cùng chơi.

“Lạy trời trong sáng cho ông trăng về

Dẫu xa xin chớ ngại gì

Có cơn gió mát đưa đi dẫn đường

Đêm nay tất cả chúng em

Chờ ông về với sao đèn cùng vui

Khi ông trăng đã lên rồi

Vừa trong sáng, lại tròn ơi là tròn!”

(Chờ trăng)

Những hình ảnh trên vô cùng gần gũi với những độc giả yêu thơ nhưng nhờ có sự
kết hợp lạ hóa hiện đại làm cho bài thơ tăng thêm nhiều hình ảnh mới lạ, không bị bó
buộc hay rập khuôn cứng nhắc. Hình ảnh thơ lạ hóa làm tăng sắc thái sinh động cho
bài thơ.

32
Hình ảnh trong thơ của bà vừa mộc mạc nhưng cũng không kém phần mới lạ.
Xuân Quỳnh, với hành trình sáng tạo nghệ thuật ngắn ngủi của mình bà đã để lại cho
thơ ca Việt Nam một di sản thơ ca đầy giá trị.

2.4. Lạ hóa về ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật


 Lạ hóa về ngôn từ thơ

Xuân Quỳnh sử dụng ngôn từ đậm chất nữ tính, dạt dào cảm xúc trong tình yêu.
Ngôn từ sử dụng cứ ngỡ vô lí nhưng chất chứa nỗi niềm suy tư sâu sắc của người con
gái khi yêu. Có những khi tình yêu mãnh liệt “đến tan cả đất trời” nhưng cũng có khi
tình yêu trong thơ nữ sĩ thật nhẹ nhàng, ý nhị mà không kém phần tha thiết. Ta có thể
bắt gặp nét tình như thế trong bài thơ “Trời trở rét” được bà sáng tác năm 1983.

Tác giả sử dụng các từ gợi hình ảnh rất lạ để miêu tả, sự băn khoăn, dậy sóng
trong tâm hồn khi yêu:

“Em từ nhà ra tới ngã tư

Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất

Chờ sang đường đèn xanh vừa bật

Em lại quay về, thành phố mùa đông

Em đi qua hiệu sách ngoại văn

Cô bán sách ngồi sau quầy lặng lẽ

Trong tủ kính sách nằm yên tĩnh thế

Nào ai hay bão táp ở từng trang”

(Trời Rét – 1983)

Nếu chỉ đọc thoáng qua, ta cứ ngỡ bài thơ đơn giản là tái hiện hình ảnh thành phố
ngày trở rét. Nhưng ẩn chứa sau mỗi ngôn từ gợi hình ảnh tưởng chừng đơn giản, bình
33
thường nhất ấy là những nỗi niềm, suy nghĩ đầy băn khoăn của người phụ nữ. Không
phải ngẫu nhiên nhân vật trữ tình “từ nhà ra tới ngã tư”, gặp đèn đỏ, chờ đèn xanh rồi
lại quay về. Hành động ấy thể hiện những xáo trộn trong lòng nhân vật trữ tình, không
thật rõ ràng sự xáo trộn ấy là gì nhưng tâm tưởng người phụ nữ chắc chắn khác với
ngày thường. Phải chăng cái lạnh của mùa đông đang đánh thức những nỗi niềm sâu
kín trong người phụ nữ ấy? Ẩn sau vẻ bề ngoài tưởng như yên bình, bình thường kia là
những điều không phải ai cũng thấu hiểu. Chính bởi vậy nên khi nhìn những quyển
sách trong hiệu sách, nhà thơ mới thốt lên rằng: “Trong tủ kính sách nằm yên tĩnh
thế”, “Nào ai hay bão táp ở từng trang”. Ngôn ngữ hình ảnh rất mới “sách” mà lại bị
“bão táp ở từng trang”. Không đơn giản mà tác giả sử dụng từ như vậy mà đang thể
hiện cảm xúc đằng sau đó mà đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm. Ở đây nhà thơ không
nó quyển sách sóng gió mà ngụ ý chỉ lòng người cũng giống như những trang giấy kia,
không phải khi nào cũng yên ả, không phải ai cũng hiểu những “bão táp” đang ẩn chứa
ở bên trong. Miêu tả cảm xúc của nhân vật trữ tình đang không yên, luôn suy nghĩ một
điều gì đó.

Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị, tinh tế, giàu sức gợi. Nhà thơ sử dụng thủ
pháp lạ hóa trong cách diễn đạt đã làm nên nét độc đáo, hấp dẫn người đọc. Đồng thời
làm nên đặc trưng trong phong cách sáng tác.

 Lạ hóa về giọng điệu thơ

Giọng điệu trong thơ Xuân Quỳnh cũng thật đặc biệt. Xuất phát từ niềm khao
khát tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu nên giọng thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng đậm
tính chất giải bày, bộc bạch một cách chân thành, da diết lắng sâu, một “giọng điệu
của tâm hồn” (Lưu Khánh Thơ) nên có lúc dịu dàng, thanh nhẹ, lúc hóm hỉnh, nao
nức, thẳng thắn phô bày, khi trầm lắng suy tư.

Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” với giọng thơ vui tươi và hóng hỉnh gợi nên
những hình ảnh kĩ niệm của người lính trên đường hành quân gian khổ:

“Trên đường hành quân xa

34
Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

(Tiếng gà trưa)

Trong sáng tác của Xuân Quỳnh đâu đó ta thường bắt gặp giọng thơ nhẹ nhàn và
sâu lắng:

“Bình yên trên những mái nhà

Vịnh xanh nước lặng, buồm xa cuối trời

Biết ơn hạt muối mặn mòi

Với gừng cay để cho người nhớ nhau

Xin đừng nhắc chuyện xưa sau

Hãy vui với sóng với tàu với em

Vịnh này vịnh của con tim

Của tình yêu, của ấm êm cuộc đời

Nhìn đâu cũng thấy nụ cười

Hàng phi lao hát những lời mát xanh

Một bên biển, một bên anh

Em yêu giây phút chúng mình có nhau

Ngàn xưa cho tới mai sau

35
Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu.”

(Tình ca trong lòng vịnh)

Giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng, trân trọng phút giây hạnh phúc, tình yêu, tuổi trẻ.

Với giọng thơ trữ tình, giàu cảm xúc cũng được thể đậm nét trong sáng tác của Xuân
Quỳnh:

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em

Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Tự hát)

Bài thơ thể hiện tình yêu mãnh liệt, cắt ngắt nhịp độc đáo “là máu thịt”, “đời
thường ai chẳng có”. Qua đó cho ta thấy sự nhập mạnh điều hiển nhiên khi yêu.

Nét lạ trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ qua giọng điệu triết lí suy ngẫm.

Giọng điệu triết lý suy tưởng toát lên trước hết nhờ bởi những dòng suy nghĩ của
nhân vật trữ tình, suy nghĩ về cuộc sống, về tình yêu, về mối quan hệ cá nhân- tập thể,
về cái chung và cái riêng:

“Giây phút này em nghĩ về anh

Em chợt hiểu chính mình, mình chưa biết

Giữa lúc chống kẻ thù cái chết

Mình mới đi được hết lòng mình”

(Xuân Quỳnh- Viết trên đương 20)

36
Đây là những câu thơ thể hiện tình yêu của nhân vật trữ tình nhưng để lại triết lí
sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là lí tưởng về mối quan hệ cái chung và cái riêng,
sống cho bản thân hay sống cho mọi người.

3. Sự kế thừa và tiếp biến của yếu tố lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh
3.1. Sự kế thừa yếu tố lạ hóa trước năm 1975
Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tài ba, tiếng thơ đậm chất trữ tình, mang nặng
màu sắc của tình yêu. Ngoài sự tìm tòi sáng tác của riêng cá nhân, bà còn có sự kế thừa
của các nhà thơ đi trước và có cả các nhà thơ cùng thời với bà như Phan Thị Thanh
Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ.Trong thơ Xuân Quỳnh mang nặng “cái tôi” mang một phong
cách nghệ thuật riêng, một sự kế thừa, cách tân sâu sắc trong các sáng tác.

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ dám nói lên “cái tôi” về tình yêu rất rõ nét trong khi
các nhà thơ khác cùng thời vẫn rất e dè trong vẫn đề bộc lộ tình cảm. Thơ của bà có
xen vào các yếu tố truyền thống pha với hiện đại nên được xem là bông hoa đậm đà
hương sắc, góp phần làm tăng sự đa dạng phong phú thơ ca Việt Nam. Được thể hiện
rõ qua các sáng tác như: Trời trở rét, Tình ca trong lòng vịnh, Anh, Tiếng gà trưa…

Trong thơ của bà thường xuất hiện các hình ảnh thiên nhiên, thế giới hình ảnh
giàu sức gợi mà trong các tác phẩm thường xuất hiện. Nhưng nét đặc biệt ở đây là các
hình ảnh ấy không phải chỉ đơn giản là miêu tả lại mà nó gần như là một chỗ dựa vững
chắc, sự che chở, thôi thúc khát vọng, thúc đẩy con người tìm về với thiên nhiên.

Con người luôn cố gắn vươn lên trong mọi khó khăn dù cho thân hình có nhỏ bé.
Tác giả đã lấy hình ảnh cây bàng để gợi lên hình ảnh người phụ nữ:

Em thấy mình cũng thật vẫn vơ

Lại đi thương cây bang trước cửa

Cây dù nhỏ, gió dù gió dữ

Hết mùa này cây lại lên xanh

37
(Trời trở rét)

Trong bài thơ “Anh có tốt không” của Lâm Thị Mỹ Dạ đã đặt ra mội loạt câu hỏi
về tình yêu, những lại không dám tiếp xúc để tìm hiểu vì sự ràng buộc của lễ giáo, câu
hỏi đấy vẫn luôn day dứt trong lòng, không nguôi:

Như lúa hỏi đất

Anh có tốt không?

Như cây hỏi gió

Anh có tốt không?

Như mây hỏi trời

Anh có tốt không?

Xuân Quỳnh luôn khát khao một tình yêu hạnh phúc nhưng cuộc đời lại gian
truân, khó khăn, đầy ải sóng gió. Chỉ còn cánh giải bày thổ lộ vào các vần thơ, và thay
mặt để cất lên tiếng nói về tình yêu của người phụ nữ:

Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu

(Tự hát)

Xuân Quỳnh dùng các hình ảnh rất gần với con người để nói lên tiếng lòng tha
thiết được yêu, yêu thiện nhiên, yêu con người và luôn yêu những thứ đang tồn tại
xung quanh. Lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng, đong đầy cảm xúc yêu thương. Giống như
một lời tâm tình, sẻ chia, giúp đỡ. Ngoài ra Xuân Quỳnh cũng luôn hướng tới sự cách
tân, pha lẫn sự truyền thống và yếu tố mới lạ.

38
Cuộc sống của Xuân Quỳnh đầy ải khó khăn ngay từ nhỏ nên trong các vần thơ
như cho ta thấy được sự giãi bày, bộc lộ lo âu, luôn day dứt khó tả. Nhưng vẫn toát lên
được tình yêu thương trìu mến, chăm lo, săn sóc chu đáo cho mọi thành viên trong gia
đình:

Anh không ngủ được ư anh?

Để em mở quạt, quấn màng lên cho

Lặng sao cái gió mặt hồ

Ghét sao cái nắng đầu mùa đã ghê

(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)

Hay qua các câu thơ dịu nhẹ chứa đầy tình cảm với gia đình:

Phải đâu mẹ của riêng anh

Mẹ là mẹ của chúng mình đó thôi.

Mẹ tuy không đẻ không nuôi

Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.

Ngày xưa má mẹ cũng hồng

Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau

(Mẹ của anh)

Thơ Xuân Quỳnh thường rất cự thể, gần gũi với tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày như gian phòng con phố, bình hoa…

Căn phòng con riêng của chúng mình

Nước trong phích hoa trên bình gốm cũ

(Nghe rét đến nhớ về Hà Nội)

39
3.2. Sự tiếp biến của yếu tố lạ hóa sau 1975
Các nhà thơ cùng thời đã sử dụng tình yêu để đưa vào thơ văn chứ không một ai
lại bộc lộ tình yêu một cách sâu sắc thông qua các yếu tố trong thơ như Xuân Quỳnh.
Từ đây Bà cũng được xem như một hiện tượng lạ trong thơ ca.

Nói về tình yêu đậm đà sâu sắc không mấy nhà thơ nữ có thể dám thổ lộ, nhưng
Xuân Quỳnh bộc lộ rất nhiều trong các câu thơ, các hình ảnh ví tình yêu như biển rộng:

Đã thương mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Hay qua câu

Vịnh này vinh của con tim

Của tình yêu, của ấm êm cuộc đời

Hàng phi lai hát những lời mát xanh

Một bên biển, một bên anh

Em yêu giây phút chúng mình có nhau

(Tình ca trong lòng vịnh)

Mỗi tác phẩm văn chương tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau và trở
thành một phương tiện truyền tải một cách hữu hiệu, hiện lên bức tranh đời sống, cách
nhìn và thái độ của tác giả. Một giọng điệu riêng không hoà lẫn với bất kì thơ của một
ai.

Một “cái tôi” trữ tình tha thiết, chân thành, giàu vẻ đẹp nữ tính, phơi bài những
đam mê thực trạng, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống cho cả giới phụ nữ nhưng vẫn
mang đậm dấu ấn cá nhân. Lúc mạnh mẻ, lúc phấp phỏng, lo âu, nhưng lo âu lại tạo
nên nét riêng:

Tuổi thơ tôi lạc long giữa dòng đời

40
Như cánh chim bơ vơ mất tổ.

Tuổi thơ tôi trng vạt áo của bà

Chuyện cổ tích chẳng thua tan nỗi sợ

Cái hay cái đẹp trong thơ Xuân Quỳnh là ở chỗ yêu mãnh liệt, chân thành, không
vụ lợi và cũng không phải là cuồng nhiệt, mù quáng nhất thời. Khi miêu tả về thiên
nhiên thì luôn dành sự ưu ái cho các loài cỏ dại, hoa dại bé nhở trong cuộc sống có lẽ
là do sự ảnh hưởng đến từ cuộc sống:

Trái mản cầu rám vỏ gió đi qua

Đọng nắng thô, cát chẳng đọng mưa

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có phong
cách sáng tác khá riêng. Trải qua một quá trình lao động hăng say Xuân Quỳnh đã để
lại một số lượng tác phẩm đáng kinh ngạc. Cất lên tiếng nói rất riêng về một tam hồn
phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Đọc các tác phẩm của Xuân Quỳnh ta gần
như có thể thấy được những thăng trầm của cuộc sống mà bà đã trải qua.

4. Kết luận
Yếu tố lạ hóa trong thơ Xuân Quỳnh đã góp phần quan trọng trong sự đổi mới,
phát triển của cả một thời kì văn học. Trong bối cảnh xã hội sau 1975, thơ đã dần trở
về với trữ tình cá nhân và đòi hỏi sự thức tỉnh nhu cầu cá thể, khẳng định cá tính. Đó
chính là điều kiện để các thi sĩ đối diện với chính mình, đánh thức chính mình. Ngôn
ngữ thơ hướng đến sự tinh diệu, trong sáng, không sa hoa, cầu kỳ nhưng giàu sức gợi
xuất phát từ thẩm mỹ đang biến đổi trong cuộc sống. Giọng điệu buồn thương, tiếc
nuối những gì đã qua hay trăn trở xót xa của cuộc tình vẫn còn vương mãi trong cảm
xúc nghẹn ngào đến khó thở. Xuân Quỳnh đã đem lại những vần thơ tinh túy, đầy xúc
cảm cho thi ca Việt Nam thêm một tia sáng khơi dậy hàng triệu trái tim yêu thương
nồng cháy. Đời thơ của nữ thi sĩ đã quyện một màu xanh của niềm tin hy vọng vào bức
tranh tuyệt sắc của văn học bằng một nét màu dịu dàng, đằm thắm nhưng sáng tạo bộc

41
phá trong nghệ thuật. Chính lẽ đó nên những vần thơ của Xuân Quỳnh luôn tồn tại mãi
trong suy nghĩ, trong nỗi niềm của bao con người. Tư duy nghệ thuật độc đáo trong thơ
Xuân Quỳnh không những nâng thơ ca lên một vị thế mà còn gìn giữ phát huy bản sắc
cao quý của thơ ca dân tộc Việt Nam.

5. Tài liệu tham khảo


1. Lê Văn Phương, Bài giảng Văn Học Việt Nam từ 1975 đến nay.

2. Viện Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Phương Đông, Một số cách kết hợp từ theo xu hướng
“lạ hóa” trong thơ VN giai đoạn từ 1986 đến nay, ngày truy cập 13/03/2022.

http://vienphuongdong.edu.vn/bai-viet/mot-so-cach-ket-hop-tu-theo-xu-huong-la-hoa-
trong-tho-vn/217#:~:text=N%C3%B3i%20c%C3%A1ch%20kh%C3%A1c%2C
%20%E2%80%9Cl%E1%BA%A1%20h%C3%B3a,di%E1%BB%87n%20t%E1%BB
%AB%20v%E1%BB%B1ng%20ng%E1%BB%AF%20ngh%C4%A9a.

3. thivien.net, Xuân Quỳnh Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, ngày truy cập 13/03/2022.

https://www.thivien.net/Xu%C3%A2n-Qu%E1%BB%B3nh/author-
uAY7gIaARbh2b4DCVporPQ

4. hoidap247.com, Phương Thức Biểu Đạt Bài Thơ Mùa Đông Nắng Ở Đâu?, ngày
truy cập 13/03/2022.

https://hoidap247.com/cau-hoi/3526759

42

You might also like