You are on page 1of 5

Language A: Vietnamese Language and Literature

Internal Assessment
Student outline form

Name: Christy – Huỳnh Ngọc Châu Trân

Class: 11A2

Topic: Xác định vấn đề toàn cầu trong văn bản phi văn học: lời bài của nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn

Unit: How did the writters balance between personal thinking and community thinking?

Texts chosen: Lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Outline
1. Giới thiệu về tác giả
2. Xác định vấn đề toàn cầu
3. Phân tích vấn đề toàn cầu của một văn bản
4. Tài liệu tham khảo
1. Giới thiệu tác giả:

Từ lâu Trịnh Công Sơn được giới ái mộ trao tặng danh hiệu là kẻ du ca về tình yêu
thương và thân phận. Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 mất ngày 1 tháng 4
năm 2001, ông sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên Huế sau đó ông mới chuyển lên Sài Gòn sinh
sống. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài năng và nằm trong danh sách những nghệ sĩ âm nhạc
Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Hơn 600 ca khúc đã được ông để lại cho nền âm nhạc
Việt Nam tuy nhiên chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép, trong đó có
những tác phẩm nổi tiếng như: Diễm xưa, Biển nhớ, Cát bụi, Hạ Trắng,…

2. Xác định vấn đề toàn cầu:


2.1: Văn hóa ,bản sắc và cộng đồng
• “Gọi tên bốn mùa”-Sự xót xa cho bản sắc của người phụ nữ thời xưa nói chung
hay tâm trạng của người con gái được cha mẹ gả đi sớm nói riêng
• “Hoan xuân ca” – Bản sắc của thiếu nữ tuổi đôi mươi
• “Hai mươi mùa nắng lạ” – Bản sắc, sắc đẹp của những cô gái tuổi đôi mươi

2.2: Những niềm tin, giá trị và giáo dục


• “Hôm nay tôi nghe” – Niềm tin về sự hạnh phúc an nhiên của tác giả hay niềm tin
về cuộc sống luôn là thứ khiến chúng ta phải tìm kiếm sự an yên cho bản thân
mình
• “Hạ trắng” – Niềm tin và sự khát khao về chuyện tình đẹp đẽ mà Trịnh Công Sơn
gửi lại cho nhân gian.
• “Hãy cứ vui như mọi ngày” - Niềm tin về một ngày mai tốt đẹp và giá trị của một
cô gái đáng được trân trọng ở cả quá khứ và hiện tại.
• “Hãy khóc đi em” – Trịnh Công Sơn mong “em” có thể thoải mái trút hết những
cực khổ, nổi buồn của bản thân mình, mong “em” hãy khóc thật thoải mái sau đó
có thể để bản thân minh những giá trị cao nhất.
• “Hãy yêu nhau đi” – Một niềm tin đầy tích cực thông qua bài hát về một chuyện
tinh cảm hạnh phúc luôn có cho tất cả chúng ta
• “Lời mẹ ru” – Hình ảnh người mẹ yên bình yên lặng lẽ ru con ngủ giấc thật ngon.
Bằng lời ru người mẹ đã giáo dục con mình trở thành người khôn ngoan và thông
minh nhưng mẹ luôn mang trong mình những áp lực vô hình.

2.3: Nghệ thuật , sự sáng tạo và sự tưởng tượng:


• “Hoa vàng mấy độ” – Trịnh Công Sơn kể câu chuyện của bản thân bằng chính sự
trữ tình
• “Khói trời mênh mông” – sự lạc quan yêu đời nhưng lại có nét lãng mạn đáng yêu
được tác giả vẽ nên bằng những câu nhạc.
• “Lời thiên thu gọi” – Sự sáng tạo về suy nghĩ và sự tưởng tượng về cuộc sống hay
những cuộc tình đã qua
• “Lời buồn thánh” – Sự nhớ nhung, mong ngóng về người ở quá khứ bằng nghệ
thuật trữ tình nhưng mang nét ma mị để nói lên nỗi nhớ của ông
• “Lời của dòng sông” – Nỗi buồn da diết được miêu tả thông qua những hình ảnh
thiên nhiên

3. Phân tích vấn đề toàn cầu của “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn
3.1: Hoàn cảnh sáng tác
“Hạ Trắng” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1961, khi ông đang theo học
tại trường Sư phạm Quy Nhơn sau cơn mơ lạ giữa cái năng chói chang, bỏng rát của trưa
hè xứ Huế khi mà Trịnh Công Sơn đang lên cơn sốt nặng. Đây cũng là một trong những
sáng tác đầu tay của chàng nhạc sĩ họ Trịnh khi ông vẫn chưa nổi tiếng. Mãi đến 5 năm
sau, tên tuổi của Trịnh Công Sơn mới được biết đến rộng rãi trong giới yêu nhạc và ca
khúc “Hạ Trắng” cũng theo dòng chãy định mệnh đó và được nhiều khán giả biết đến và
trở nên rộng rãi.
3.2: Xuất xứ
“Hạ Trắng” được viết và phát hành cùng năm 1961 với định dạng là một dĩa nhựa
trong album “Tình khúc” từ năm 1954 đến năm 1975. Được thu âm bởi Lệ Thu và sản
xuất bởi Hãng đĩa Việt Nam và Lê Ngọc Liên
3.3: Nội dung chính
Bài hát “Hạ Trắng” mang một niềm tin về hình ảnh của người thiếu nữ xuất hiện
quanh quẩn trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Với “Hạ Trắng” bờ vai gầy một lần
nữa được bước ra từ cói mơ và gợi cảm hứng cho tác giả. Bóng người thiếu nữ, màu hoa
trắng hư ảo và nắng vàng như rót mật đã xóa nhòa ranh giới giữa thực tại và trầm mê, đưa
nhạc sĩ mộng du trong giai điệu buồn hiu hắt vọng về từ tiềm thức. Bài hát là một “thiên
tình mộng” bởi ca khúc đó đến 3 phần 4 là mộng, chỉ có một phần là thực ở đoạn hát thứ
3, nhưng cái thực đó cũng bị cuốn vào dòng tâm tư của ảo mộng của tác giả. Chàng trai
vừa lạc vước vào khu rừng hoa trắng, đang ngẩn ngơ thì bắt gặp hình bóng dáng của m ột
cô gái trên con đường phía xa. Tim chàng trai như ngừng đập vì đã “say”, trái tim đã
chìm đắm trong đôi mắt của người đẹp nhưng lại rời đi ở cuối giấc mơ. Sau khi tỉnh giấc
nhạc sĩ vẫn lưu luyến mãi không thôi.
3.4: Giá trị nghệ thuật:
Hạ trắng có thể sẽ khiến ta ít nhiều liên tưởng đến những vần thơ đầy khắc khoải
của Hàn Mặc Tử: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?”. Hai thi sĩ
đa tình có thể đã sống cả đời chênh vênh trên ranh giới giữa thực và mơ, giữa mộng
tưởng và tuyệt vọng. Nhưng những gì họ để lại là các tác phẩm nghệ thuật mà mãi mãi về
sau vẫn vẹn nguyên giá trị.
3.5: Xác định vấn đề toàn cầu
Niềm tin và sự khát khao về chuyện tình đẹp đẽ mà Trịnh Công Sơn gửi lại cho
nhân gian. Ông mang trong mình một tâm trạng nặng nề dù có bao nhiêu người xuất hiện
trong cuộc sống thì đến cuối cùng ông vẫn mang một nỗi lòng cô đơn như chuyện tình
cảm ở thời điểm hiện tại. Nước lả đôi khi không lành bằng lòng người.
Ngoài ra ông còn mang trong mình một nỗi nghệ thuật khi miêu tả đến nàng thơ
trong giấc mơ của mình bằng những câu văn và sự nhớ nhung người tình trông mộng.
Nỗi niềm nhớ nhung khát khao về tình yêu cũng như giới trẻ hiện tại dần khát khao mong
muốn tình cảm sau đó lại đi vào những mối quan hệ không tốt.
“Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lỗi em đi về trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy”

Hình ảnh thiếu nữ xương mai đã mãi quanh quẩn trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn.
Nếu như ở tác phẩm khác là một chuyện tình mộng mị thì ở Hạ Trắng là nỗi ám ảnh vè cái chết,
sự chia lìa của đôi lứa, một trái tim của kẻ si tình khi lỡ sa vào một mối quan hệ thoáng qua.

Citation:

Trịnh Cô ng Sơn. Tuyê n Tậ p Những Bà i Ca Khô ng Nă m Thá ng. Tá i ban là̂ n thứ 4 ed. Nhà
xuá̂ t ban  m nhạ c 1998.
B.A, Trần. “'Hạ Trắng' Ra Đời TỪ Giấc Mơ Hoa Trắng VÀ Mối Tình Già.” ZingNews.vn, Zing, 1
Apr. 2021, https://zingnews.vn/ha-trang-ra-doi-tu-giac-mo-hoa-trang-va-moi-tinh-gia-
post1199451.html.

Admin. “Ý Nghĩa Của CA Khúc HẠ Trắng (Trịnh Công Sơn) – Một Giấc MƠ Đời Hư Ảo.”
Nhạc Xưa, 22 Nov. 2020, https://nhacxua.vn/y-nghia-cua-ca-khuc-ha-trang-trinh-cong-son-
mot-giac-mo-doi-hu-ao/.

VnExpress. “'HẠ Trắng' - Một Thiên Nằm Mộng Của Trịnh Công Sơn.” Vnexpress.net, 13 May
2014, https://vnexpress.net/ha-trang-mot-thien-nam-mong-cua-trinh-cong-son-
2989827.html.

VnExpress. “Nhạc SĨ Trịnh Công Sơn - VnExpress.” Vnexpress.net,


https://vnexpress.net/topic/nhac-si-trinh-cong-son-8439.

You might also like