You are on page 1of 6

THUYẾT TRÌNH

CHÚ THÍCH
HẰNG: Slide 1-8 (bonus slide the end 17,18)

ĐỨC: Slide 9-16

Slide 1: Video intro => Hằng không nói gì


“XIN CHÀO CÔ VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN. HÔM NAY NHÓM CHÚNG EM XIN ĐƯỢC
THUYẾT TRÌNH VỀ BÀI THƠ VÔ CÙNG MỚI LẠ NHƯNG NGHE LẠI QUEN TAI.
VÂNG! ĐÓ CHÍNH LÀ TÁC PHẨM THƠ “SÓNG” CỦA NHÀ THƠ XUÂN
QUỲNH.”
Trước hết, chúng ta hãy nghe một đoạn nhạc được phổ nhạc từ bài thơ đồng sáng
tác “Thuyền và biển” – Hằng said
Slide 2: Video hát “thuyền và biển” => Hằng không nói gì
1. Dẫn dắt vào tác giả:
Slide 3: “Voltaire – đại văn hào người Pháp đã từng nói: “Chân lý cuối cùng
trên cõi đời vẫn chỉ là tình yêu. Yêu là sống và còn sống là còn yêu”. Tình yêu là
một điều kỳ diệu, nó có thể khiến con người ta thăng hoa, là động lực mạnh
mẽ có thể khiến ta vượt qua mọi thử thách. Đó cũng là lý do tình yêu được đưa
rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận
của nhiều áng thi ca. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình
yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của làng
văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng
làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh
liệt của mình vào “biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh
“Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi
người yêu văn chương đều biết đến tiếng thơ chị là tiếng lòng của một tâm
hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa thủy chung, giàu trực
cảm và luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường.” (không có trên pp)
Slide 4: “Trên đây là một số tư liệu nhóm em tìm được về nhà thơ Xuân Quỳnh”
(không nói gì thêm, để mọi người nhìn một lúc cho đến khi Q.Chi chuyển sang
slide 5)
Slide 5: “Đây là Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, hai chị em...” (đọc như trên pp)
“SAU ĐÂY NHÓM CHÚNG EM CÓ MỘT TIỂU PHẨM NHO NHỎ NÓI VỀ CUỘC ĐỜI
XUÂN QUỲNH GỬI TẶNG TỚI MỌI NGƯỜI CÙNG ĐÓN XEM.”
Slide 6: Video tiểu phẩm => Hằng không nói gì
Slide 7: “Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể
đến tập “Hoa dọc chiến hào” (in năm 1968) với linh hồn là bài thơ “Sóng” được
tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967” (không

quan tâm pp nha 😊)

2. Dẫn dắt vào thơ:


Slide 8: “ Những người nghệ sĩ trong văn chương bao giờ họ cũng sống bằng
hình tượng, một tác phẩm có để lại dấu ấn trong lòng người đọc hay không
phụ thuộc vào hình tượng mà nhà thơ xây dựng và gửi gắm những thông điệp,
tâm sự của mình trong đó. Hình tượng nghệ thuật phản ánh tính khái quát,
tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ trong quá trình
nhận thức và tái hiện cuộc sống. Một hình tượng khi bước từ đời thực vào
trong văn chương tất yếu sẽ trở thành hình tượng nghệ thuật. Và “Sóng”
không nằm ngoài quy luật ấy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sáng tạo nên hình ảnh
“sóng” vừa chân thực và vừa mang ý nghĩa biểu tượng.” (không có trên pp nha

😊)

ĐỌC THƠ TRÊN PP DIỄN CẢM


- Sau đây bạn Hà Đức sẽ là người đáng giá nghệ thuật và nội dung của tác
phẩm để chúng ta có cái nhìn sâu sắc về bài này hơn nhé! – Hằng said
3. Giá trị NT: (Slide 9)
Slide 10: “ Hình ảnh sóng chân thực như va đập vào trong lòng người đọc với
âm điệu của tiếng sóng xuyên suốt cả bài thơ, bởi có người đã từng nói “ Một
bài thơ hay, một ca khúc hay, khi nội dung ta còn chưa nắm rõ thì âm điệu đã
xâm nhập hồn ta tự bao giờ”, tiếng sóng như thôi thúc từng hồi vỗ vào lòng
của người yêu văn chương bởi nhà thơ đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn liên hoàn
giàu tính nhạc và được luân chuyển nhịp thơ rất linh hoạt, có đoạn là nhịp 2/3:
"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ"

Nhưng có đoạn lại là nhịp 1/4:

"Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể"

Sự thay đổi này đã làm cho "Sóng" của Xuân Quỳnh đi vào tâm hồn người yêu
thơ với hình ảnh êm đềm, du dương, khi trầm, khi bổng, khi giáng, khi thăng.
Lúc dồn dập, khi thì lại miên man. Hình ảnh sóng dần dần bị lộ ra cùng với âm

điệu của tiếng sóng.” (không quan tâm pp nha 😊)

Slide 11: “Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là một hình ảnh ẩn dụ,
nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của thi nhân, nói cách khác hình tượng
sóng đã mang một ý nghĩa biểu tượng. Đó là biểu tượng cho tình yêu của
người con gái, của tình yêu lứa đôi. Ta đã từng bắt gặp hình ảnh sóng trong
thơ ca trung đại nói về người con trai, còn hình ảnh bờ bến tượng trưng cho
người con gái:

"Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

Xuân Quỳnh đã vượt qua mọi ước lệ của thi ca trung đại để làm nên một hình
tượng của riêng mình, Sóng - tượng trưng cho nỗi lòng của người con gái, là
những khát vọng tình yêu của người con gái khi yêu. Bởi vậy Sóng của Xuân

Quỳnh vô cùng nữ tính.” (không quan tâm pp nha 😊)

Slide 12: “Nữ tính là ở chỗ - xuyên suốt bài thơ vẫn là hình ảnh sóng, hình ảnh
sóng được nhắc đến trong bài thơ hơn mười lần, mỗi lần là một sắc thái, một
cảm xúc khác nhau. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao, như lời tâm sự, bộc bạch
chân thành nhất từ cuộc đời của chính thi nhân. Sóng vỗ trên đại dương mênh
mông, bao la ngoài kia cũng chính là những tiếng sóng trong lòng của người
con gái. Nhà thơ tiếp tục sử dụng những hình ảnh tương phản, tương xứng với
nhau để làm nổi bật những trạng thái, tình cảm của người con gái trong tình
yêu. Đó là những thương nhớ khắc khoải của một tình yêu chân thành, thắm
thiết. Là mong ước luôn được hòa nhập, được sống trong tình yêu. Sóng ở đây
cũng như Em có một tình yêu thật nồng nàn và thủy chung.” (không quan tâm

pp nha 😊)

Slide 13: ĐỌC TRÊN PP


4. Giá trị ND: (Slide 14)
Slide 15: (Slide này trên pp toàn background với 1 câu thơ nên không có gì để
đọc đâu nha) “Nguyễn Minh Châu đã từng nói "Văn chương và cuộc đời là
những vòng tròn đồng tâm, tâm của nó chính là cuộc sống con người". Khi
Sóng bước vào trong thơ ca, nó đã tượng trưng cho nỗi lòng của thi nhân. Tuổi
thanh xuân của con người cũng ngỡ như mây trời và đời người vẫn luôn là
những chuyến đi. Dù đi qua bao thăng trầm của thời gian thì khao khát về tình
yêu với tuổi trẻ luôn luôn bồi hồi, mãnh liệt nhất. Đó có thể là những rung
động đầu đời, là những cảm xúc khác lạ mà con người không tài nào lí giải nổi,
dù có lúc nó làm cho ta cảm thấy đau đớn, nhưng vẫn luôn khát khao được có
nó. Tình yêu là một thứ gì tựa như gió, như mây, độc chiếm tâm tư của con
người để rồi người ta ngẩn ngơ nghĩ về nó đến muôn đời mà vẫn không nắm
bắt kịp. Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc về tình yêu theo cách riêng của mình
rất đáng yêu, hồn nhiên và nữ tính, và cuối cùng cũng chẳng thể tìm ra một
định nghĩa về tình yêu, đến rồi đi, tình yêu khó hiểu và luôn mang nhiều bất
ngờ, bí ẩn:

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau"


Slide 16: (Cái này không có trên pp)
“Sự truyền thống trong tình yêu biểu hiện trong sự thủy chung, son sắt gắn liền
với nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu. Vì thế bài thơ
"Sóng" là tiếng nói chung, nói hộ nỗi lòng của người con gái khi yêu.”
(Cái này có nhìn lên mà đọc ở cái bảng đen) : “Tình yêu là thế, dù mãnh liệt, dữ
dội đến mấy cũng không thể vượt qua quy luật khắc nghiệt của cuộc đời.
Nhưng không vì thế mà tình yêu mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng, hay sớm bị lãng
quên mà qua năm tháng, càng nhiều thử thách tình yêu ấy càng lớn lên, thắm
thiết, sâu sắc hơn.”

Slide 17: ĐỌC TRÊN PP


Slide 18: ĐỌC TRÊN PP
Slide 19: ĐỌC TRÊN PP
Slide 20: (Cái này có trên pp nhưng cứ đọc theo giấy cho đủ) “Đọc thơ Xuân
Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người chị. Nhà thơ Võ Văn Trực cũng đã
từng nói: "Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành
thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình
yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ
đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ
đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh".
5. The end: Hằng said
Slide 21: “Dù có thể, tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa không thể
đến được bến bờ của hôn nhân, hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một ký ức, kỷ
niệm đẹp trong đời của mỗi con người. Bài thơ "sóng" ra đời cách đây đã gần
30 năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai mờ trong lòng
người đọc và có giá trị cho đến ngày hôm nay.”
Slide 22 (cuối): “CẢM ƠN MỌI NGƯỜI VÌ ĐÃ LẮNG NGHE”

You might also like