You are on page 1of 14

ÔN TẬP

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ


4 mức độ kiểm tra đọc hiểu:
Nhận biết:
- Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật
trong bài thơ.
- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ.
- Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ.
- Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.
- Nhận biết được đề tài của bài thơ.
Thông hiểu:
- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ
được sử dụng trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ.
- Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp của bài thơ.
- Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.
Vận dụng:
- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của
bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học.
- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.
Vận dụng cao:
- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải
ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác
giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
- So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.
- Từ nội dung bài thơ, viết liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn.

1
Văn bản: Đôi nạng - Thanh Tùng
Đọc bài thơ sau:
ĐÔI NẠNG
Ngày khai trường
Cha mua cho con đủ thứ
Nào sách bút, nào quần áo
Lại cả đồ chơi nữa.

Nhưng cha ơi
Cha quên sắm cho con đôi nạng mới
Vì đã hai năm qua
Từ khi con bị bom
Chiếc nạng cũ chẳng chịu cùng con lớn lên, cha ạ!
(Trích trong tuyển tập thơ Thầy giáo và nhà
trường, NXB Giáo dục 1999 -Thanh Tùng )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3. Người cha đã “mua và quên mua” những gì cho con mình trong ngày khai trường?
Câu 4. Bài thơ có thể được chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?
Câu 5. Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê trong hai câu thơ sau :
“ Nào sách bút, nào quần áo
Lại cả đồ chơi nữa”.
Câu 6. Hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả? Hãy làm rõ tính
tượng trưng của hình ảnh ấy?
Câu 7. Nêu cảm nhận của em về phẩm chất của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 8. Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra sau khi đọc bài thơ là gì?

Gợi ý đọc hiểu


Câu 1. Thể thơ: tự do
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Người con
Câu 3.
- Cha đã mua: sách bút, quần áo, cả đồ chơi nữa.
- Cha quên mua: đôi nạng
Câu 4.
+ Phần thứ nhất liệt kê các đồ vật cha đã mua chuẩn bị cho con ngày khai giảng (dành cho
học trò),
+ Phần thứ hai nói đến chiếc nạng mới cha quên mua (dành cho nạn nhân chiến tranh).
Câu 5.
- Biện pháp liệt kê: sách bút, quần áo, đồ chơi.
- Hiệu quả của biện pháp liệt kê:
+ Cụ thể hoá những thứ người con đã được cha sắm cho
+ Cho thấy người cha đã rất quan tâm đến con mình, đó cũng là tình yêu thương cha dành cho
con,…
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc cho lời thơ.
Câu 6.
2
- Hình ảnh tượng trưng: Đôi nạng
- Ý nghĩa:
+ Biếu tượng cho những đau thương, mất mát của chiến tranh
+ Biểu tượng cho sự vô tâm.
+ Biểu tượng cho những ước mơ bé nhỏ, bình dị của con người trong cuộc sống....
Câu 7. Phẩm chất của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
+ Trong sáng, hồn nhiên, lạc quan
+ Đó là những phẩm chất đáng quý của con người khi đối mặt với khó khăn, thiếu thốn...
Câu 8. Thông điệp ý nghĩa nhất ( học sinh có thể nêu một trong những thông điệp sau):
- Lên án chiến tranh
- Quan tâm đến con trẻ, sự quan tâm phải theo từng đối tượng,….
- ………

Văn bản: Nói cùng anh - Xuân Quỳnh


Đọc đoạn trích sau:
...Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật
Như chiếc áo trên tường như trang sách
Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa


Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:


Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng
Lòng tốt để duy trì sự sống
Cho con người thực sự Người hơn.
(Trích: Nói cùng anh ; Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Tự Hát, 1984)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
Câu 4. Theo đoạn trích, niềm vui của em khi ở bên anh được so sánh với những hình ảnh
nào?
Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa
Tình anh đối với em là xứ sở
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn
Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ "con người" và "Người" trong câu thơ sau như thế nào: Cho con
người thực sự Người hơn.
Câu 7. Nhận xét về tình yêu của "anh" và "em" thể hiện trong đoạn trích.
Câu 8. Khổ thơ cuối của đoạn trích cho em hiểu điều gì về sức mạnh của tình yêu?

Gợi ý đọc hiểu


3
Câu 1. Thể thơ của đoạn trích: Tự do (câu thơ 7 tiếng, 8 tiếng xen kẽ).
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Biểu cảm
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: "Em" - người phụ nữ.
Câu 4. Theo đoạn trích, niềm vui của "em" khi ở bên "anh" được so sánh với những hình
ảnh: Chiếc áo, trang sách, chùm hoa mở cánh.
Câu 5.
- Biện pháp tu từ so sánh: Tình anh (A) - là (từ ngữ so sánh) - xứ sở, bóng rợp, trái cây thơm
(B) ;
- Tác dụng:
+ Thể hiện sức mạnh của tình yêu: Làm vơi dịu đi những khắc nghiệt, gian khổ của cuộc sống
đời thường;
+ Khẳng định tình yêu sâu đậm, chân thành của "anh" và "em"
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh.
Câu 6. Nghĩa của từ "con người" và "Người" trong câu thơ sau như thế nào: Cho con người
thực sự Người hơn.
- Từ "con người" đứng trước biểu đạt một loài, dùng để nói về con người nói chung trong sự
phân biệt với các động vật khác (đây là danh từ) ;
- Từ "Người" đứng sau là tính từ, nhằm biểu đạt con người của tư tưởng, cảm xúc, con người
với những phẩm chất tốt đẹp, cao cả, những tình cảm lành mạnh, biết sống vì nhau, yêu
thương nhau..
Câu 7. Tình yêu của "anh" và "em" thể hiện trong đoạn trích:
- Đoạn trích là những cảm nhận của "em" về tình yêu "anh" dành cho em; đồng thời cũng bộc
lộ tình yêu "em" dành cho "anh";
- Qua đoạn trích, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm giữa "anh" và "em" là tình yêu
chân thành, đằm thắm, tình yêu ấy giúp gắn kết tâm hồn hai con người; giúp họ biết sống vì
nhau, hướng tứi những điều cao cả.
Câu 8.
- Trong khổ cuối, nhân vật trữ tình khẳng định: tình yêu của anh và em là nguồn gốc của khát
vọng, là lòng tốt, giúp con người sống “người” hơn.
- Từ cảm nhận của NVTT trong khổ thơ cuối, em hiểu sức mạnh của tình yêu vô cùng lớn
lao: Tình yêu giúp khơi nguồn khát vọng, giúp con người trở nên hoàn thiện, trưởng thành
hơn; giúp đối phương biết sống vì nhau, biết vươn tới cái chân, thiện, mĩ. Những người biết
yêu chân thành, thủy chung, sâu sắc là những người có trái tim nhân hậu, vị tha. Vì vậy, họ sẽ
nhận được sự trân trọng của đối phương, có được cuộc sống hạnh phúc.

Văn bản: Chỉ có sóng và em - Xuân Quỳnh


Đọc đoạn trích sau:

Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em


Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ
Những bực dọc trong ngày vất vả
Làm anh buồn mà em có vui đâu

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau


Niềm sung sướng với em là lớn nhất

4
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh

Một trời xanh, một biển tận cùng xanh


Và gió thổi và mây bay về núi
Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em...

Quảng Ninh 5-1983


(Trích: Chỉ có sóng và em, Xuân Quỳnh, Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới,
1984)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Xác định đề tài của đoạn thơ trên. Đây là đề tài mới hay không mới? Hãy kể tên một
vài tác phẩm viết cùng đề tài.
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?
Câu 4. Nhan đề và câu thơ cuối của đoạn trích cho em biết điều gì về hoàn cảnh tâm trạng
của nhân vật trữ tình?
Câu 5. Nhận xét về tình yêu của "em" dành cho "anh" được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 6. Qua đoạn trích, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình?
Câu 7. Từ đoạn trích trên, em hiểu như thế nào là một tình yêu đẹp?
Câu 8. Nêu điểm tương đồng và khác biệt của hình tượng sóng trong khổ cuối đoạn trích trên
với khổ thơ sau trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức".
Gợi ý đọc hiểu
Câu 1. Thể thơ của đoạn trích: Thể thơ tự do (các câu 7 tiếng, 8 tiếng xen kẽ)
Câu 2.
- Đề tài của đoạn thơ trên: Đề tài tình yêu. Đề tài tình yêu không phải là đề tài mới.
- Tác phẩm cùng đề tài: Sóng (Xuân Quỳnh) ; Thuyền và biển (Xuân Quỳnh).
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là người phụ nữ (xưng "em").
Câu 4. Nhan đề và câu thơ cuối của đoạn trích cho ta hiểu nhân vật trữ tình đang trong hoàn
cảnh cô đơn - một mình đối diện với sóng, biển, mây trời, thương nhớ về "anh" đang ở
phương xa.
Câu 5.
- Trong đoạn trích, em thể hiện nỗi day dứt, tự trách vì có những lúc giận hờn vô cớ, khiến
anh buồn. Đồng thời "em" còn thể hiện niềm vui sướng khi được sống cùng anh, yêu anh
bằng cả trái tim; thể hiện nỗi nhớ anh, khao khát bộc lộ tình yêu với anh khi xa cách.
- Qua đó, có thể thấy tình yêu của "em" dành cho "anh" là tình cảm chân thành, mãnh liệt,
càng trong xa cách càng thêm da diết, nồng nàn.. Đó là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, thể
hiện vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu.
Câu 6.

5
- Đoạn trích là những lời bộc bạch tình yêu, nỗi nhớ của nhân vật trữ tình là người phụ nữ đối
với người chồng nơi xa.
- Qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được nhân vật trữ tình là người phụ nữ thủy chung, sâu
sắc trong tình yêu; một người có trái tim nhạy cảm, thấu hiểu, có khát khao tình yêu mãnh
liệt.. Đó là vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa hiện đại.
Câu 7. Đoạn trích cho ta hiểu một tình yêu đẹp là:
- Hai người luôn dành cho nhau những tình cảm chân thành, sâu sắc;
- Biết kiểm điểm bản thân, biết sống vì nhau, nghĩ đến cảm xúc của nhau..
Câu 8. Hình tượng sóng trong khổ cuối đoạn trích trên với khổ thơ trong bài thơ "Sóng" của
Xuân Quỳnh:
"Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức".
- Giống nhau: Hình tượng sóng trong hai khổ thơ trên đều là đối tượng bộc bạch, giãi bày tình
yêu của người con gái.
- Khác nhau:
+ Hình tượng sóng trong khổ cuối đoạn trích trên không được miêu tả cụ thể, chi tiết, sóng ở
đây được nhắc đến như một cách bộc lộ tâm trạng cô đơn của nhân vật "em".
+ Còn hình tượng sóng trong khổ thơ "Sóng" được miêu tả cụ thể, chi tiết trong không gian
(lòng sâu, mặt nước), thời gian (ngày, đêm) ; được nhân hóa mang trogn mình nỗi nhớ bờ da
diết. Hình tượng sóng trong trường hợp này lại là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc bạch nỗi nhớ
da diết, khắc khoải về anh, nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian, len lỏi cả vào cõi vô
thức...

Văn bản: Bàn tay em - Xuân Quỳnh


Đọc đoạn trích sau:

Trời mưa lạnh tay em khép cửa


Em phơi mền, vá áo cho anh
Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.

Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc


Tay em dừng trên vầng trán lo âu
Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau
Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả.

Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ


Lấy thời gian đan thành áo mong chờ
Lấy thời gian em viết những dòng thơ
Để thấy được chúng mình không cách trở...

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ


Em trao anh cùng với cuộc đời em.

6
(Trích Bàn tay em, Xuân Quỳnh, Những nhà thơ Việt Nam thời chống Mỹ, NXB Kim Đồng,
2007, tr. 158-159)

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. Dấu hiệu nhận biết thể thơ đó là gì?
Câu 2. Khổ thơ thứ nhất được ngắt nhịp, gieo vần như thế nào?
Câu 3. Xác định và nêu dấu hiệu nhận biết nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên?
Câu 4. Hình ảnh đôi bàn tay em gắn liền với những công việc thường nhật nào? Qua những
công việc đó, anh/chị cảm nhận được điều gì về tình yêu của "em" dành cho "anh"?
Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ thứ nhất:
Trời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền, vá áo cho anh
Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
Câu 6. Em hiểu câu thơ sau như thế nào: "Bàn tay em, gia tài bé nhỏ" không? Vì sao?
Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 8. Từ hình ảnh "bàn tay em", anh/ chị có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong
xã hội hiện nay.

Gợi ý đọc hiểu:


Câu 1.
- Thể thơ của đoạn trích: Tự do
- Dấu hiệu nhận biết: Số tiếng trong các dòng thơ không đồng nhất (dòng 7 tiếng, dòng 8
tiếng).
Câu 2.
- Khổ thơ thứ nhất được ngắt nhịp 3/4 ở 3 câu thơ đầu; nhịp 3/5 ở câu thơ thữ 4:
Trời mưa lạnh / tay em khép cửa
Em phơi mền, / vá áo cho anh
Tay cắm hoa, / tay để treo tranh
Tay thắp sáng/ ngọn đèn đêm anh đọc.
- Gieo vần: Tiếng cuối của câu 2 vần với tiếng cuối của câu 3 (anh - tranh)
Câu 3.
- Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên: "Em"
- Dấu hiệu nhận biết: Nhân vật trữ tình xưng "em" - là người bộc lộ cảm xúc trong đoạn thơ.
Câu 4.
- Hình ảnh đôi bàn tay em gắn liền với những công việc thường nhật: Khép cửa, phơi mền, vá
áo, cắm hoa, treo tranh, thắp đèn, xoa dịu nỗi đau, góp nhặt niềm vui, đan áo, làm thơ
- Qua những công việc đó, người đọc cảm nhận được tình yêu chân thành, da diết, mãnh liệt
của "em" dành cho "anh". Đó đều là những hành động thường nhật nhưng có ý nghĩa vun vén
cho tình yêu, cho hạnh phúc gia đình.
Câu 5.
Trời mưa lạnh tay em khép cửa
Em phơi mền, vá áo cho anh
Tay cắm hoa, tay để treo tranh
Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc.
- Biện pháp tu từ liệt kê: Khép cửa, phơi mền, vá áo, cắm hoa, treo tranh, thắp đèn;

7
- Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê:
+ Cụ thể hóa những công việc thường nhật của đôi bàn tay em;
+ Thể hiện tình yêu của em dành cho anh;
+ Ngợi ca sự chu toàn, khéo léo, đảm đang của bàn tay em luôn quan tâm, chăm sóc, yêu
thương anh tuyệt đối.
+ Làm cho câu thơ sinh động, tăng tính gợi hình, gợi cảm, tăng tính nhạc.
Câu 6. Câu thơ: "Bàn tay em, gia tài bé nhỏ" thể hiện giá trị của đôi bàn tay người phụ nữ:
Đó là đôi bàn tay tạo nên giá trị vật chất, giá trị tinh thần cho bản thân, cho những người
xung quanh bằng việc làm, bằng sự chăm sóc ân cần, chu đáo.. Đôi bàn tay ấy không chỉ làm
việc mà còn có thể trao đi tình yêu. Vì vậy, đôi bàn tay được so sánh như gia tài - gia tài, dù
nhỏ bé nhưng lại vô cùng quý giá, đáng được trân trọng, nâng niu.
Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là người phụ nữ chu toàn, đảm đang, có tình yêu đám say,
mãnh liệt, có ý thức vun vén cho tình yêu, hạnh phúc gia đình..
Câu 8. Người phụ nữ dù ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai trò vô cùng
quan trọng:
- Trong gia đình:
+ Chủ động chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+Quan tâm, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của chồng và các con.
+ Là người biết nhẹ nhàng xoa dịu, đẩy lùi buồn phiền, khổ đau của mọi người.
+ Là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
+ Là một lao động chính tăng thêm thu nhập cho gia đình.
- Trong xã hội:
+ Người phụ nữ trong xã hội ngày nay nắm giữa rất nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà
nước.
+ Tham gia nhiệt tình, hiệu quả các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ..

Văn bản: Thuyền và biển - Xuân Quỳnh


Đọc bài thơ sau:
Thuyền và biển Cũng có khi vô cớ
(Xuân Quỳnh) Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Em sẽ kể anh nghe Có bao giờ đứng yên?)
Chuyện con thuyền và biển:
Chỉ có thuyền mới hiểu
"Từ ngày nào chẳng biết Biển mênh mông nhường nào
Thuyền nghe lời biển khơi Chỉ có biển mới biết
Cánh hải âu, sóng biếc Thuyền đi đâu, về đâu
Đưa thuyền đi muôn nơi
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền nhiều khát vọng Biển bạc đầu thương nhớ
Và tình biển bao la Những ngày không gặp nhau
Thuyền đi hoài không mỏi Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Biển vẫn xa... còn xa
Nếu từ giã thuyền rồi
8
Những đêm trăng hiền từ Biển chỉ còn sóng gió"
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư Nếu phải cách xa anh
Quanh mạn thuyền sóng vỗ Em chỉ còn bão tố
(4-1963, Nguồn: Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài
thơ?
Câu 4. Xác định thành phần chêm xen trong bài thơ, nêu tác dụng.
Câu 5. Trong khổ thơ sau, nhân vật trữ tình đã rút ra nhận thức gì từ câu chuyện về
thuyền và biển:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tư từ điệp cấu trúc trong khổ thơ trên (khổ thơ
dẫn ở câu 5).
Câu 7. Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan
nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được "người kể" soi rọi, khám phá?
Câu 8. Từ câu chuyện thuyền và biển, em suy nghĩ như thế nào về vấn đề "hiểu", biết"
và "gặp" trong tình yêu đôi lứa?

Gợi ý đọc hiểu


Câu 1.
- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) ;
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người phụ nữ, xưng "em".
Câu 3. Những dấu hiệu hình thức chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ:
- Lời mở đầu bài thơ:
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
- Có người kể chuyện: Em, người nghe: Amh
- Các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện: Thuyền và biển
- Câu chuyện có hình thức mở đầu, diễn biến, kết thúc gợi nhiều suy ngẫm.
Câu 4. Thành phần chêm xen trong bài thơ được đặt trong ngoặc đơn:
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên)
Tác dụng: Thành phần chêm xen giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của tình yêu: Tình
yêu đích thực vốn dĩ không ằng lòng với những gì bằng phẳng, nhạt nhẽo, tầm thường mà
luôn cồn cào những khát khao mãnh liệt, say đắm.
Câu 5. Trong khổ thơ:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào

9
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Nhân vật trữ tình đã rút ra nhận thức từ câu chuyện về thuyền và biển: Trong quan hệ tình
yêu, thuyền và biển có sự thấu hiểu lẫn nhau. Giống như tình yêu của con người vậy, đôi lứa
yêu nhau sẽ có sự thấu hiểu về tình cảm, cảm xúc, nếp sống, nếp nghĩ, thói quen, sở thích..
của đối tượng mình yêu. Sự thấu hiểu này xuất phát từ tình yêu chân thành, sâu sắc.
Câu 6.
- Biện pháp tư từ điệp cấu trúc trong khổ thơ trên: Cấu trúc: Chỉ có.. mới được lặp lại hai lần.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự thấu tỏ về nhau của thuyền, biển, cũng là của đôi lứa trong tình yêu.
+ Thể hiện tình yêu chân thành, đắm say, mãnh liệt của đôi lứa yêu nhau.
+ Giúp lời thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tăng tính nhạc.
Câu 7.
- Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này chính là một cặp tình nhân được đặt
trong tương quan gắn bó, khăng khít.
- Những cung bậc tình cảm đã được "người kể" soi rọi, khám phá: Niềm đam mê không giới
hạn (Thuyền nghe lời biển khơi; Thuyền đi hoài không mỏi ), sự êm ả lắng sâu (Thầm thì gửi
tâm tư; Quanh mạn thuyền sóng vỗ ), sự cồn cào, mãnh liệt (Cũng có khi vô cớ/Biển ào ạt xô
thuyền ), sự nhớ thương khắc khoải (Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ ),
những nhớ thương giày vò (Những ngày không gặp nhau / Lòng thuyền đau - rạn vỡ, Biển
chỉ còn sóng gió )..
Câu 8. Suy ngẫm về vấn đề "hiểu", "biết" và "gặp" trong tình yêu đôi lứa:
- "Hiểu" và "biết" ở đây chỉ sự thấu hiểu, tỏ tường về nhau qua một quá trình không ngừng
chia sẻ, tương tác. Còn "gặp" chính là sự sum vầy, quấn quýt, đối lập với sự cách xa, xa xôi,
lạnh nhạt.
- Sự tương tác, chia sẻ với nhau là vô cùng quan trọng để đôi lứa trong tình yêu có thể thấu
hiểu nhau, từ đó có cách ứng xử phù hợp trong tình yêu. Nếu không có sự tương tác, chia sẻ,
đôi lứa không thể có sự kết nối bền vững với đối phương, tình yêu không bền. Trong tình
yêu, "gặp" để sum vầy, đoàn tụ là cần thiết, nhưng cũng có lúc, con người cần tạo khoảng
cách trong tình yêu, đứng xa để nhìn nhận lại mối quan hệ, để hiểu hơn về giá trị của tình yêu
khi xa cách và điều chỉnh để có những ứng xử đẹp hơn, nhân văn hơn.

Văn bản: Khát vọng - Xuân Quỳnh


Đọc bài thơ sau:
Khát vọng - Xuân Quỳnh Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước
Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời
Ngày còn bé ta mơ trăng tháng tám Những vần thơ cùng du hành vũ trụ
Giữa đêm rằm bầy cỗ, vui chơi Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui
Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát
Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát
Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu vọng
Trải tâm tư dưới trời trăng sáng Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!
(1962, Trích từ tập Chồi biếc)

10
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do B. Bảy chữ C. Tám chữ D. Bảy chữ kết hợp với tám chữ
Câu 2. Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ là:
A. Biểu cảm B. Biểu cảm, miêu tả
C. Biểu cảm, miêu tả, tự sự D. Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là:
A. Ta B. Bạn nhỏ C. Khát vọng D. Cuộc đời
Câu 4. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Quê hương, đất nước B. Mơ ước, khát vọng
C. Kỉ niệm tuổi thơ D. Sự trưởng thành của con người.
Câu 5. Đề tài của bài thơ được nhận diện qua những yếu tố nào?
A. Nhan đề B. Nội dung bài thơ
C. Cách ngắt nhịp của bài thơ D. A và B
Câu 6. Nhân vật trữ tình không mơ ước điều gì trong bài thơ?
A. Trăng tháng tám B. Tình yêu
C. Thành nhà thơ D. Thành nhà du hành vũ trụ.
Câu 7. Mối quan hệ giữa khát vọng và các chặng đường đời của nhân vật trữ tình là:
A. Khát vọng rất bền bỉ, không thay đổi theo thời gian
B. Càng trưởng thành, khát vọng của nhân vật trữ tình càng thu hẹp lại
C. Khát vọng lớn dần, nhiều dần lên theo sự trưởng thành của nhân vật trữ tình
D. Càng trưởng thành, khát vọng của nhân vật trữ tình càng trở nên hoang đường,
không thể thực hiện
Trả lời câu hỏi:
Câu 8. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao
Câu 9. Em hiểu điều gì về khát vọng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai khổ thơ
cuối?
Câu 10. Theo em, mơ ước có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người?
Gợi ý đọc hiểu
Câu 1. A. Tự do
Câu 2. C. Biểu cảm, miêu tả, tự sự
Câu 3. A. Ta
Câu 4. B. Mơ ước, khát vọng
Câu 5. D. A và B
Câu 6. D. Thành nhà du hành vũ trụ
Câu 7. C. Khát vọng lớn dần, nhiều dần lên theo sự trưởng thành của nhân vật trữ tình
Câu 8.
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao
Được hiểu là:
- Nhân vật trữ tình là người luôn khát vọng, mong muốn chinh phục những điều mà
mình mơ ước;
11
- Mơ ước trong mỗi người là không có giới hạn, đạt được mơ ước này, lại muốn đạt
được những ước mơ cao hơn;
- Hai câu thơ ca ngợi những con người có ước mơ, khát vọng và có quyết tâm chinh
phục chúng.
Câu 9.
- Trong hai khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình mong muốn mình sẽ trở thành nhà thơ,
mang lời thơ ca ngợi cuộc đời, lớn lao hơn, nhân vật trữ tình còn muốn những vần thơ
ấy sẽ bay cao, bay xa, xuyên vào vũ trụ, sưởi ấm vầng trăng lạnh, bay tới các vì sao..
Như vậy nhân vật trữ tình không chỉ muốn mình trở thành nhà thơ mà còn mơ ước thơ
của mình sẽ có tác động đến tầm vũ trụ rộng lớn.. Khát vọng của nhân vật trữ tình
không có giới hạn, luôn hướng đến chinh phục những khát vọng lớn lao hơn những gì
đã đạt được.
- Đó là khát vọng lớn lao, cao cả, thôi thúc con người nỗ lực không ngừng để từng
bước hoàn thiện, phát triển bản thân, thực hiện ước mơ.
Câu 10. Vai trò của mơ ước:
- Định hướng cho suy nghĩ, hành động của con người;
- Thôi thúc con người hoàn thiện bản thân, vượt qua thử thách trong hành trình chinh
phục ước mơ;
- Mang đến niềm hạnh phúc, mang đến thành công và cuộc sống có ý nghĩa.
- Khiến con người không bị lạc đường, sa ngã.
.
Văn bản: Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh
I. Đọc hiểu:
Đọc văn bản sau:
Cuối trời mây trắng bay Tình ta như hàng cây
Lá vàng thưa thớt quá Đã qua mùa gió bão
Phải chăng lá về rừng Tình ta như dòng sông
Mùa thu đi cùng lá Đã yên ngày thác lũ

Mùa thu ra biển cả Thời gian như là gió


Theo dòng nước mênh mang Mùa đi cùng tháng năm
Mùa thu vào hoa cúc Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em


Là của mùa thu cũ Cùng tình yêu ở lại..
Chợt làn gió heo may – Kìa bao người yêu mới
Thổi về xao động cả: Đi qua cùng heo may.
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.

12
Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì? Kể tên 3 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên.
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 4: Khổ thơ thứ nhất được gieo vần, ngắt nhịp như thế nào?
Câu 5: Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ
tình về điều gì?
Câu 6: Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự
khẳng định: "Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi cho em suy nghĩ như thế nào về
tình yêu của "anh" và "em"?
Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ sau:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Câu 8: Theo em, giá trị nhân văn của bài thơ là gì?
II. Làm văn
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ trên.

Gợi ý đọc hiểu


Câu 1:
- Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) ;
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2:
- Bài thơ viết về đề tài: Tình yêu;
- Ba bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên: Sóng, Thuyền và biển, Tự hát (Xuân Quỳnh).
Câu 3: Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhân vật trữ tình trong bài thơ
trên là người con gái (em).
Câu 4:
- Khổ thơ thứ nhất gieo vần "a" ở các tiếng "quá", "lá" cuối câu 2 và 4.
- Cách ngắt nhịp 2/3:
Cuối trời/ mây trắng bay
Lá vàng/ thưa thớt quá
Phải chăng/ lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Câu 5:
- Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu: Mùa thu đi cùng lá rụng về rừng, mùa thu ra
biển cả theo dòng nước, mùa thu vào hoa cúc (nở rồi tàn).
- Bước đi của mùa thu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về bước đi của thời gian.
Thời gian là dòng chảy tuyến tính, mỗi mùa thu qua đẩy thời gian hiện tại vào quá khứ, mùa
thu đi đồng nghĩa với sự ra đi của thời gian, sự sống của đời người. Hai khổ thơ đầu là những
suy tư thoáng chút buồn, lo âu của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của mùa thu, của thời gian
cuộc đời.
Câu 6:
Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định:
"Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi lên những cảm nhận: Dù thời gian có trôi qua,
cuộc đời có biến thiên với bao nhiêu thăng trầm biến cố thì tình yêu của "anh" và "em" vẫn
mãi vững bền, như "mùa thu cũ", như thuở ban đầu. "Tình yêu ở lại" là tình yêu trường tồn,
không thay đổi. Đó là tình yêu đẹp, thủy chung, sâu nặng.

13
Câu 7:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
- Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ trên: 2 cấu trúc câu được lặp lại: Tình ta
như + danh từ; Đã + cụm động từ.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự viên mãn, trọn vẹn, sự "bình ổn", vững bền của tình yêu sau những biến cố
thăng trầm của cuộc đời.
+ Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc, tính liên kết và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ; khiến âm
điệu lời thơ thêm da diết, truyền cảm.
Câu 8: Theo em, giá trị nhân văn của bài thơ chính là sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của tình
yêu đôi lứa: Tình yêu đích thực dù có trải qua nhiều biến cố cuộc đời, dù thời gian có qua đi
vẫn mãi thủy chung, gắn bó. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu mà còn có khả
năng khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tin vào tình yêu bền vững, có ý thức vun vén để tình
yêu thêm đẹp và cập bến bờ hạnh phúc.

14

You might also like