You are on page 1of 11

QUY TẮC ĐẾM

Thầy Nguyễn Văn Cường


GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. [ Mức độ 1] Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai phương án khác nhau. Gọi tập hợp A
là tập hợp các cách thực hiện theo phương án thứ nhất, tập hợp B là tập hợp các cách thực hiện theo phương
án thứ hai. Hỏi số cách thực hiện công việc bằng số phần tử của tập hợp nào dưới đây ?
A. B \ A . B. A B . C. A\ B . D. A B .
Lời giải
Quy tắc cộng thực chất là quy tắc đếm số phần tử của hai tập hợp khi hai tập hợp này không giao nhau
Câu 2. [Mức độ 1] Giả sử An muốn mua một chiếc áo sơ mi cỡ 39 hoặc cỡ 40 . Áo cỡ 39 có 5 màu khác
nhau, áo cỡ 40 có 4 màu khác nhau. Hỏi An có bao nhiêu cách mua một chiếc áo?
A. 4 . B. 5 . C. 9 . D. 20 .
Lời giải
Nếu chọn cỡ áo 39 thì sẽ có 5 cách.Nếu chọn cỡ áo 40 thì sẽ có 4 cách.
Theo qui tắc cộng, ta có 5  4  9 cách chọn mua một chiếc áo.
Câu 3. [ Mức độ 1] Một hộp chứa 10 viên bi xanh và 12 viên bi đỏ, bạn An muốn chọn ra một viên bi hỏi
có bao nhiêu cách lấy ?
A. 10. B.12. C. 2. D. 22.
Lời giải
Số cách để lấy 1 viên bi xanh là 10 cách.Số cách để lấy 1 viên bi đỏ là 12 cách.
Vậy có 10  12  22 cách chọn.
Câu 4. [Mức độ 1] Một quán phục vụ ăn sáng có bán phở, bún và bánh cuốn. Phở có 3 loại là phở bò, phở
gà và phở cua. Bún có 4 loại là bún ốc, bún chả, bún thang và bún cá. Bánh cuốn có 2 loại là bánh cuốn chả
và bánh cuốn nem. Một khách hàng muốn chọn một món để ăn sáng. Hỏi khách hàng đó có bao nhiêu cách
lựa chọn?
A. 3 . B. 4 . C. 9 . D. 2 .
Lời giải
Theo quy tắc cộng, số cách chọn một món để ăn sáng là 3  4  2  9 ( cách).
Câu 5. [ Mức độ 1] Lớp 10 A có 20 bạn nữ và 25 bạn nam. Có bao nhiêu cách chọn một bạn để làm lớp
trưởng?
A. 500 . B. 45 . C. C2520 . D. A2520
.
Lời giải
Trường hợp 1: Chọn 1 bạn nam trong số 25 bạn nam để làm lớp trưởng có 25 cách.
Trường hợp 2: Chọn 1 bạn nữ trong số 20 bạn nữ để làm lớp trưởng có 20 cách.
Vậy theo quy tắc cộng có 25  20  45 cách.
Câu 6. [Mức độ 1] Có 3 cuốn sách Toán khác nhau, 4 cuốn sách Văn khác nhau và 7 cuốn sách Anh Văn
khác nhau. Một học sinh được chọn một quyển sách trong các quyển sách trên. Hỏi có bao nhiêu cách lựa
chọn.
A. 14 . B. 12 . C. 84 . D. 49 .
Lời giải
Áp dụng quy tắc cộng, ta có số cách học sinh lựa chọn 1 quyển sách là: 3  4  7  14 (cách chọn).
Câu 7. [Mức độ 2] Từ các số 1;2;3;4;5;6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 5 và bé hơn
100 ?
A. 42 . B. 9 . C. 10 . D. 7.
Lời giải
Số có một chữ số chia hết cho 5, có: 1 (số).Số có 2 chữ số chia hết cho 5 có dạng là a5 , có: 6 (số).
Theo quy tắc cộng, có 7 số thoả yêu cầu bài toán.
Câu 8. [ Mức độ 2] Từ các chữ số 0, 1, 2, 3 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số sao cho chữ
số 1 xuất hiện đúng 3 lần.
A. 10. B. 8. C. 6. D. 11.
Lời giải
Ta xét các trường hợp sau:
TH1: số lập được bao gồm các chữ số 1 và 2
Do số lập được là số có 4 chữ số và chữ số 1 xuất hiện đúng 3 lần nên ta lập được 4 số thỏa mãn là:
1112; 1121; 1211; 2111.
TH2: số lập được bao gồm các chữ số 1 và 3
Do số lập được là số có 4 chữ số và chữ số 1 xuất hiện đúng 3 lần nên ta lập được 4 số thỏa mãn là:
1113; 1131; 1311; 3111.
TH3: số lập được bao gồm các chữ số 1 và 0
Do số lập được là số có 4 chữ số và chữ số 1 xuất hiện đúng 3 lần nên ta lập được 3 số thỏa mãn là:
1110; 1101; 1011.
Theo qui tắc cộng, ta lập được tất cả: 4 + 4 + 3 = 11 (số)
Câu 9. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0,1, 2,3, 4,5,6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số khác
nhau và chia hết cho 3 ?
A. 9 . B. 10 . C. 11 . D. 12 .
Lời giải
Số tự nhiên có hai chữ số khác nhau và chia hết cho 3 gồm những số: 12, 21, 15, 51, 24, 42, 30, 36, 63, 45,
54, 60. Như vậy có 12 số.
Câu 10. [Mức độ 2] Một người có 4 cái quần khác nhau, 6 cái áo khác nhau, 3 chiếc cà vạt khác nhau. Để
chọn một cái quần hoặc một cái áo hoặc một cái cà vạt thì người đó có bao nhiêu cách chọn khác nhau ?
A. 72. B. 13. C. 24. D. 12.
Lời giải
Phương án 1: Nếu chọn một cái quần có 4 cách.
Phương án 2: Nếu chọn một cái áo có 6 cách.
Phương án 3: Nếu chọn một cái cà vạt có 3 cách.
Theo qui tắc cộng, ta có 4  6  3  13 cách chọn.
Câu 11. [ Mức độ 2] Từ các số 1;2;3;4;5 , có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có hai chữ số?
A. 8 . B. 6 . C. 10 . D. 12 .
Lời giải
TH1: Số có hai chữ số có chữ số tận cùng là 2 : 5 số.
TH2: Số có hai chữ số có chữ số tận cùng là 4 : 5 số.
Theo quy tắc cộng ta có: 5 5 10 số.
Câu 12. [Mức độ 2] Bạn Lan có 15 quyển vở; 7 cái bút; 3 hộp bút và 2 bức tượng. Lan muốn đem 1 trong
các đồ vật đó đi tặng bạn Bình trong ngày sinh nhật. Hỏi Lan có bao nhiêu cách chọn?
A. 150 . B. 27 . C. 18 . D. 30
Lời giải
Bạn Lan chọn một vật để tặng Bình có thể xảy ra các khả năng sau:

+ Trường hợp 1. Chọn 1 quyển vở: có 15 cách chọn.

+ Trường hợp 2. Chọn 1 cái bút: có 7 cách chọn.

+ Trường hợp 3. Chọn 1 hộp bút: có 3 cách chọn.

+ Trường hợp 4. Chọn 1 bức tượng: Có 2 cách chọn.

Theo quy tắc cộng; bạn Lan có số cách chọn là: 15+ 7+ 3+ 2= 27 cách

Câu 13. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà các chữ số hàng chục lớn hơn chữ số
hàng đơn vị?
A. 45 . B. 40 . C. 50 . D. 55 .
Lời giải
Nếu chữ số hàng chục là n thì số có chữ số hàng đơn vị là n  1 .
Do chữ số hàng chục lớn hơn bằng 1 còn chữ số hang đơn vị thi  0 .
Vậy số các số tự nhiên có hai chữ số mà các chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là:
1  2  3  4  5  6  7  8  9  45
nên chọn A .

Câu 14. [ Mức độ 3] Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 6, 9, lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau và chia
hết cho 4?
A. 32 . B. 52 . C. 48 . D. 60 .
Lời giải
Nhận xét: Số abc chia hết cho 4 nếu bc chia hết cho 4.Ta có các trường hợp:
TH1: Số có dạng a 04 hoặc a 40 hoặc a 20 hoặc a 60
Chọn a có 5 cách  lập được 5.4  20 số.
TH2: Số có dạng a12 hoặc a16 hoặc a 24 hoặc a32 hoặc a36 hoặc a 64 hoặc a92 hoặc a96
Chọn a có 4 cách  lập được 8.4  32 số.
Áp dụng quy tắc cộng, lập được 20  32  52 số.
Câu 15. [ Mức độ 1] Các thành phố A , B , C được nối với nhau bởi các con đường như hình vẽ. Hỏi có bao
nhiêu cách đi từ thành phố A đến thành phố C mà qua thành phố B chỉ một lần?

A B C
A.8. B. 4 . C. 12 . D. 6 .
Lời giải
Từ thành phố A đến thành phố B có 4 cách đi;Từ thành phố B đến thành phố C có 2 cách đi;
Theo quy tắc nhân có 4.2  8 cách đi từ thành phố A đến thành phố C mà qua thành phố B chỉ một lần.
Câu 16. [Mức độ 1] Từ tập 1;2;3;4;5 lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có hai chữ số.
A. 5 . B. 25 . C. 8 . D. 10 .
Lời giải
Gọi số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán là ab . Chọn b có 2 cách;
Chọn a có 5 cách; Suy ra có 10 số.
Câu 17. [Mức độ 1] Bạn An có 4 chiếc mũ khác nhau và 3 áo khoác khác nhau để sử dụng khi đi học. Hỏi
bạn An có bao nhiêu cách chọn 1 chiếc mũ và 1 áo khoác để sử dụng khi đi học?
A. 12. B. 7. C. 1. D. 3.
Lời giải
Công việc được hoàn thành bởi 2 hành động liên tiếp:
Hành động 1. Chọn 1 chiếc mũ: có 4 cách chọn.Hành động 2. Chọn 1 áo khoác: có 3 cách chọn.
Áp dụng quy quy tắc nhân, suy ra có 4  3  12 cách.

Câu 18. [ Mức độ 1] An muốn qua nhà bạn Hà để cùng Hà tới trường. Từ nhà An tới nhà Hà có 3 con
đường, từ nhà Hà đến trường có 6 con đường. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường đi từ nhà đến trường?
A. 6. B. 18. C. 9. D. 3.
Lời giải
Có 3 cách đi từ nhà An tới nhà Hà. Có 6 cách đi từ nhà Hà đến trường
Vây theo quy tắc nhân ta có 18 cách.
Câu 19. [Mức độ 2] Tìm số máy điện thoại có 10 chữ số (có thể có) với chữ số đầu tiên là 0977
A. 151200 . B. 10000 . C. 100000 . D. 1000000 .
Lời giải
Bài toán này không yêu cầu các số đôi một khác nhau: có 4 số đứng đầu là 0977 còn lại là 6 số. Vậy có
106=1000000.
Câu 20. [ Mức độ 2] Biển số xe máy của tỉnh A (nếu không kể mã số tỉnh) có 7 kí tự, trong đó kí tự ở vị trí
đầu tiên là một chữ cái (trong bảng 26 chữ cái tiếng anh), kí tự ở vị trí thứ hai là một số thuộc tập 1;2;...;9,
mỗi kí tự ở 5 vị trí tiếp theo là một chữ số thuộc tập 0;1;2;...;9. Hỏi nếu chỉ dùng một mã số tỉnh thì tỉnh
A có thể làm được nhiều nhất là bao nhiêu số xe máy khác nhau?
A. 26000000. B. 85. C. 23400000. D. 13817466.
Lời giải
Gọi biển số xe máy của tỉnh A có dạng: XX  ABCDEFG (với XX là mã số tỉnh, A là kí tự chữ cái,
BCDEFG là các kí tự số).
Số cách chọn A là 26 cách.
Số cách chọn B là 9 cách.
Số cách chọn C là 10 cách.
Số cách chọn D là 10 cách.
Số cách chọn E là 10 cách.
Số cách chọn F là 10 cách.
Số cách chọn G là 10 cách.
Vậy tỉnh A có thể làm nhiều nhất số biển số xe máy là: 26.9.105  23400000.
Câu 21. [ Mức độ 2] Từ các chữ số 1, 2,3, 4,5, 6, 7, lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có 4 chữ số với các
chữ số đôi một khác nhau?
A. 480 . B. 840 . C. 720 . D. 360 .
Lời giải
Gọi số tự nhiên lẻ có 4 chữ số với các chữ số đôi một khác nhau là abcd .
Chọn d : có 4 cách, d 1,3,5,7 .Chọn a từ 6 chữ số còn lại, có 6 cách.
Chọn b từ 5 chữ số còn lại, có 5 cách.Chọn c từ 4 chữ số còn lại, có 4 cách.
Áp dụng quy tắc nhân, có tất cả 4.6.5.4  480 (số).
Câu 22. [ Mức độ 2] Cho tập A  0;1;2;3;4;5;6 từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ
số và chia hết cho 2 ?
A. 2832 . B. 8222 . C. 8232 . D. 9604 .
Lời giải
Gọi số có 5 chữ số cần tìm là x  a1a2a3a4a5 ; a1 , a2 , a3 , a4 , a5  A; a1  0; a5 0;2;4;6 .
Công việc thành lập số x được chia thành các bước:
- Chọn chữ số a1 có 6 lựa chọn vì khác 0 .
- Chọn các chữ số a2 , a3 , a4 , mỗi chữ số có 7 lựa chọn.
- Chọn chữ số a5 có 4 lựa chọn vì số tạo thành chia hết cho 2 .
Số số thỏa mãn yêu cầu bài toán là: 6.73.4  8232 (số).
Câu 23. [Mức độ 2] Nhãn mỗi chiếc ghế trong một rạp hát gồm hai phần: phần đầu là một chữ cái (trong
bảng 26 chữ cái tiếng Anh), phần thứ hai là một số nguyên dương nhỏ hơn 30 . Hỏi trong rạp hát đó có nhiều
nhất bao nhiêu chiếc ghế được ghi nhãn khác nhau?
A. 56 . B. 806 . C. 754 . D. 780 .
Lời giải
Gọi n là số nguyên dương nhỏ hơn 30 .Khi đó, 0 n 30, n n 1,2,3,...,30 .

Chọn một chữ cái trong 26 chữ cái có 26 cách.Chọn một số nguyên dương (nhỏ hơn 30 ) có 30 cách.
Theo quy tắc nhân có: 26.30  780 chiếc ghế ghi nhãn khác nhau.

Câu 24. [Mức độ 2] Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số?


A. 30240 . B. 27216 . C. 59049 . D. 90000 .
Lời giải
Ta gọi số tự nhiên gồm 5 chữ số có dạng: abcde
a có 9 cách chọn vì a  0 .Các chữ số còn lại là b, c, d , e , mỗi chữ số có 10 cách chọn.

Theo quy tắc nhân, ta có số các số tự nhiên gồm có 5 chữ số là: 9.104  90000 số.

Câu 25. [Mức độ 2] Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số mà cả bốn chữ số đó đều lẻ?
A. 3024 . B. 25 . C. 120 . D. 625 .
Lời giải
Chọn D
Gọi số tự nhiên có bốn chữ số thỏa mãn yêu cầu bài toán là abcd ( a, b, c, d 1;3;5;7;9 )
Chọn a: có 5 cách chọn Chọn b: có 5 cách chọn.
Chọn c: có 5 cách chọn Chọn d: có 5 cách chọn.
Theo quy tắc nhân ta có: 5.5.5.5  625 cách lập số có bốn chữ số mà cả bốn chữ số đều lẻ.
Câu 26. [Mức độ 2] Từ các số 1,2,3,4,5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có 3 chữ số khác nhau.
A. 36 . B. 75 . C. 125 . D. 50 .
Lời giải
Gọi số cần tìm có dạng abc , với a, b, c  A , A 1, 2,3, 4,5 .
Do số tự nhiên cần lập là số lẻ, khi đó: c  A : có 3 cách chọn.
a  A \ c : có 4 cách chọn. b  A \ a, c : có 3 cách chọn.
Vậy có 3.4.3  36 số cần lập.
Câu 27. [ Mức độ 3] Bạn An có hộp màu gồm 6 màu khác nhau. Bạn An mang hộp màu có 6 màu
khác nhau đó đi tô màu các cạnh của hình vuông ABCD sao cho mỗi cạnh được tô bởi một màu và hai
cạnh kề nhau thì tô bởi hai màu khác nhau. Hỏi bạn An có bao nhiêu cách tô hình vuông ABCD ?
A. 360 . B. 480 . C. 600 . D. 630 .
Lời giải
Trường hợp1: Tô cạnh AB và CD khác màu:
Số cách tô cạnh AB : 6 cách.
Số cách tô cạnh BC : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
Số cách tô cạnh CD : 4 cách (tô khác màu với các cạnh AB và BC ).
Số cách tô cạnh AD : 4 cách (tô khác màu với các cạnh AB và CD ).
Theo quy tắc nhân ta có: 6.5.4.4  480 cách tô cạnh AB và CD khác màu.
Trường hợp2: Tô cạnh AB và CD cùng màu:
Số cách tô cạnh AB : 6 cách.
Số cách tô cạnh BC : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
Số cách tô cạnh CD : 1 cách (tô cùng màu với cạnh AB ).
Số cách tô cạnh AD : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
Theo quy tắc nhân ta có: 6.5.1.5  150 cách tô cạnh AB và CD cùng màu.
Vậy số cách tô màu thỏa đề bài là: 480  150  630 cách.
Câu 28. [Mức độ 3 ] Từ các chữ số 0;1;2;3;4;5;6;7;8 có thể thành lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5
chữ số và là bôi số của 3, đồng thời bé hơn 2 104 ?
A. 13440. B. 2187. C. 1458. D. 1536.

Lời giải

Gọi số tự nhiên cần lập là n  a1a2a3a4a5


Vì n  2.104  a1  1  a1 có 1 cách chọn. a2 có 9 cách chọn.
a3 có 9 cách chọn. a4 có 9 cách chọn.Nhận xét:
Nếu a1  a2  a3  a4 chia hết cho 3 thì a5 0;3;6
Nếu a1  a2  a3  a4 chia cho 3 dư 1 thì a5 2;5;8
Nếu a1  a2  a3  a4 chia cho 3 dư 2 thì a5 1;4;7
Do đó a5 có 3 cách chọn.
Vậy có tất cả 1.93.3  2187 số.
Câu 29. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có tám chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 45.
A. 38160. B. 6228. C. 20160. D. 12960.
Lời giải
Gọi a là số có 8 chữ số khác nhau chia hết cho 45 .
Khi đó a chia hết cho 5 và 9 .
Trường hợp 1: a có hàng đơn vị bằng 0 ; 7 chữ số còn lại có chữ số 9 và 3 trong 4 bộ số 1;8 , 2;7 ,
3;6 , 4;5 .
Có 4 cách chọn 3 trong 4 bộ số nói trên, có 7.6.5.4.3.2.1  5040 cách xếp 7 chữ số đã chọn.
Áp dụng quy tắc nhân, có: 4.5040  20160 (số).
Trường hợp 2: a có hàng đơn vị bằng 5 ; 7 chữ số còn lại có chữ số 4 và 3 trong 4 bộ số 0;9 , 1;8 ,
2;7 , 3;6 .
* Không có bộ 0;9 : có 1 cách chọn 3 bộ số còn lại, có 7.6.5.4.3.2.1  5040 cách xếp 7 chữ số đã chọn.
* Có bộ 0;9 : có 3 cách chọn 2 bộ số trong 3 bộ số còn lại, có 6.6.5.4.3.2.1  4320 cách xếp 7 chữ số đã
chọn. Áp dụng quy tắc nhân, có: 3.4320  12960 (số).
Vậy có 20160  5040  12960  38160 số.
Câu 30. [Mức độ 3] Từ các chữ số 1;2;3;4;5;6 lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có bốn chữ số khác
nhau mà số đó luôn có mặt chữ số 1 ?
A. 144 . B. 36 . C. 108 . D. 24 .
Lời giải
Cách giải 1:
Để lập được số thỏa mãn bài toán ta lập các chữ số vào bốn ô trống theo thứ tự là hàng nghìn,
hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

Ô trống hàng đơn vị có ba cách chọn số từ 2;4;6 ( vì số đó chẵn)


Để luôn có chữ số 1 nên chữ số 1 có ba cách chọn bỏ vào một ô trống.
Lúc này ta còn bốn chữ số để lập vào hai ô trống nên một ô trống có bốn cách và ô trống còn lại
có ba cách lập.
Vậy có 3.3.4.3  108 cách lập số. Hay có 108 số lập được
Cách giải 2:
Gọi số cần lập là: abcd với a, b, c, d 1;2;3;4;5;6 ,
Lập abcd theo yêu cầu bài toán ta có:Lập d có ba cách chọn từ 2;4;6
Chữ số 1 có ba cách lập ( hoặc a, b hoặc c )Hai chữ số còn lại có 4.3 cách lập
Vậy có 3.3.12  108 cách lập số. Hay có 108 số lập được
Câu 31. [Mức độ 1] Có thể lập được bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số khác nhau ?
A.360. B. 500. C. 320. D. 405.
Lời giải
Số có 3 chữ số có dạng abc Số cần tìm là số lẻ nên c có 5 cách chọn.
Chọn a có 8 cách chọn.Chọn b có 8 cách chọn.Vậy số lẻ có 3 chữ số khác nhau là 5.8.8 = 320.
Câu 32. [Mức độ 1] Từ các chữ số 0,1, 2,3, 4,5,6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số khác
nhau và chia hết cho 5
A. 240. B. 120. C. 220. D. 360.
Lời giải
d  0
Gọi số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau dạng n  abcd Vì n chia hết cho 5 nên 
d  5
Th1: d  0 thì số cách chọn a, b, c lần lượt là 6,5, 4 Theo quy tắc nhân ta có: 6.5.4  120 (số).
Th2: d  5 thì a có số cách chọn là 5 b, c có số cách chọn lần lượt là 5, 4
Theo quy tắc nhân ta có: 5.5.4  100 (số).Theo quy tắc cộng ta có 100  120  220 (số).
Câu 33. [Mức độ 1] Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 4 chữ số
khác nhau?
A. 154 . B. 156 . C. 155 . D. 144 .
Lời giải
Gọi x  a1a2 a3a4 là số cần tìm.
TH1: a4  0 . Khi đó
a4 có 1 cách chọn. a1 có 5 cách chọn. a2 có 4 cách chọn. a3 có 3 cách chọn. Suy ra có 5.4.3  60 số.
TH2: a4 2;4 . Khi đó
a4 có 2 cách chọn. a1 có 4 cách chọn. a2 có 4 cách chọn. a3 có 3 cách chọn.
Suy ra có 2.4.4.3  96 số.Vậy có 60  96  156 số.
Câu 34. [Mức độ 2] Từ tập A 1,2, 3, 4,5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100.
B.20. B. 25. C. 30. D. 10.
Lời giải
Để lập số tự nhiên nhỏ hơn 100 thì có hai phương án:Phương án 1: Số đó có 1 chữ số. Có 5 số.
Phương án 2: Số đó có hai chữ số Gọi số cần tìm là ab . Để lập số ab ta tiến hành hai công đoạn
Công đoạn 1: Chọn a, a A nên có 5 khả năng.Công đoạn 2:: Chọn b, b A nên có 5 khả năng.
Theo qui tắc nhân ta có 5.5 25 cách chọn số ab .
Vậy theo qui tắc cộng ta có số số ab thỏa mãn bài toán là: 5 25 30 ( số).
Câu 35. [ Mức độ 1] Có bao nhiêu số tự nhiên gồm bốn chữ số khác nhau và chia hết cho 5?.
A. 952 . B. 1800 . C. 1008 . D. 1620 .
Lời giải
Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng: abcd . Do chia hết cho 5 nên d 0;5

Trường hợp 1: với d  0 ta có:Chọn d có 1 cách.


Chọn a có 9 cáchChọn b có 8 cáchChọn c có 7 cáchVậy trường hợp 1 có: 9.8.7  504 số
Trường hợp 2: với d  5 ta có:Chọn d có 1 cách.
Chọn a có 8 cách Chọn b có 8 cách Chọn c có 7 cách Vậy trường hợp 1 có: 8.8.7  448 số
Vậy có: 504  448  952 số thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 36. [Mức độ 1] Từ các chữ số 1; 2; 3; 4 lập được bao nhiêu số ự nhiên nhỏ hơn 100
A. 12. B. 4. C. 20. D. 4!.
Lời giải
Số tự nhiên nhỏ hơn 100 gồm hai loại :
 Có 1 chữ số : có 4 là số 1; 2; 3; 4 .
 Có 2 chữ số : có 4.4  16 số.
Vậy có tất cả 20 số.
Câu 37. [ Mức độ 2] Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 3 chữ số khác nhau đôi một được tạo thành từ các số
trong tập A  0;1;2;3;4;5;6;7 ?
A. 168 . B. 150 . C. 144 . D. 128 .
Lời giải
Gọi số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán có dạng abc .
Trường hợp 1: Chọn c 2;4;6 : có 3 cách.Chọn a  A (khác 0 và c ): có 6 cách.
Chọn b  A (khác a và c ): có 6 cách.Vậy có 3.6.6  108 số tự nhiên ở trường hợp 1.
Trường hợp 2: Chọn c  0 : có 1 cách.Chọn a  A (khác 0): có 7 cách.
Chọn b  A (khác a và c ): có 6 cách.Vậy có 7.6  42 số tự nhiên ở trường hợp 2.
Vậy có 108  42  150 số tự nhiên thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 38. [Mức độ 2] Từ các chữ số 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên bé hơn 100 ?
A. 36 . B. 42 . C. 54 . D. 62 .
Lời giải
Các số bé hơn 100 chính là các số có một chữ số và hai chữ số được hình thành từ tập A 1;2;3;4;5;6 .
TH1: Số có một chữ số: Từ tập A có thể lập được 6 số có một chữ số.
TH2: Số có hai chữ số: Gọi số có hai chữ số có dạng ab với a, b A
Trong đó: a được chọn từ tập A (có 6 phần tử) nên có 6 cách chọn.
b được chọn từ tập A (có 6 phần tử) nên có 6 cách chọn.
Như vậy, ta có 6.6  36 số có hai chữ số.
Vậy, từ A có thể lập được 36  6  42 số tự nhiên bé hơn 100 .
Câu 39. [Mức độ 2]Với các chữ số 0,1, 2,3, 4,5,6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác
nhau trong đó nhất thiết phải có mặt chữ số 5 .
A. 520 . B. 420 . C. 220 . D. 300 .
Lời giải
+ Gọi số cần tìm là a1a2 a3 a4  a1  0 .
+ TH1: Chữ số 5 đứng đầu  a1  5 :
Khi đó a1 có 1 cách chọn và a2 a3 a4 có A63 cách.
Suy ra trường hợp này có 1. A63  120 số.
+ TH2: Chữ số 5 không đứng đầu  a1  5 : có 3 vị trí để đặt chữ số 5 ,
Khi đó a1 có 5 cách (khác 0 và 5 ); hai chữ số còn lại có A52 cách chọn.
Suy ra trường hợp này có 3  5  A52  300 số.
+ Vậy có tất cả 120  300  420 số.
Câu 40. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0,1, 2,3, 4,5,6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số đôi một khác
nhau sao cho có 3 chữ số chẵn và 2 chữ số lẻ đứng cạnh nhau.
A. 360 . B. 144 . C. 252 . D. 108 .
Lời giải
Giả sử số cần lập có dạng abcde , với a, b, c, d , e0;1; 2; 3; 4; 5; 6 .
+ Trường hợp 1: a , b là hai chữ số lẻ: Có A32  6 cách chọn ab
Với mỗi ab , có A43  24 cách chọn cde
 có 6.24  144 số thỏa mãn.
+ Trường hợp 2: d , e là hai chữ số lẻ: Có A32  6 cách chọn de
Với mỗi de , có 3 cách chọn a , A32  6 cách chọn bc
 có 6.3.6  108 số thỏa mãn.
Vậy có 144  108  252 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 41. [ Mức độ 2] Từ tập A  0,1, 2,3, 4,5,6 lập được bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác
nhau và chia hết cho 9 .
A. 20 . B. 26 . C. 22 . D. 32 .
Lời giải
Gọi số cần tìm là X  abc , a, b, c  A , a, b, c đôi một khác nhau a  b  c  9
Khi đó a, b, c0,3,6 ,0, 4,5, 1, 2,6, 1,3,5, 2,3, 4.
+) Nếu a, b, c 0,3,6 , 0, 4,5 thì có 2.4  8 số.
+) Nếu a, b, c 1, 2,6 , 1,3,5 , 2,3, 4 thì có 3.6  18 số.
Vậy tất cả có 8  18  26 số.
Câu 42. [ Mức độ 2] Có 3 bông hoa trắng, 2 bông hoa đỏ và 4 bông hoa tím. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra
2 bông hoa có màu khác nhau.
A. 26 . B. 36 . C. 24 . D. 9 .
Lời giải
TH1: 1 hoa trắng và 1 hoa đỏ:
Chọn 1 hoa trắng: có 3 cách.
Chọn 1 hoa đỏ: có 2 cách.
Vậy có 3.2  6 cách.
TH2: 1 hoa trắng và 1 hoa tím:
Chọn 1 hoa trắng: có 3 cách.
Chọn 1 hoa tím: có 4 cách.
Vậy có 3.4  12 cách.
TH3: 1 hoa đỏ và 1 hoa tím:
Chọn 1 hoa đỏ: có 2 cách.
Chọn 1 hoa tím: có 4 cách.
Vậy có 2.4  8 cách.
Áp dụng qui tắc cộng, ta có 6  12  8  26 cách.
Câu 43. [ Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số khác nhau được lập bởi các chữ số thuộc tập hợp
0;1;2;3;4;5;6;7 mà số chữ số lẻ nhiều hơn số chữ số chẵn?
A. 156 . B. 132 . C. 144 . D. 24 .
Lời giải
Gọi số cần tìm là n  abc với a, b, c 0;1;2;3;4;5;6;7 và a  b  c .
* TH1: cả ba chữ số a, b, c đều là lẻ. Số các số tìm được trong trường hợp này là A43  24 số.
* TH2: trong ba chữ số a, b, c có 2 chữ số lẻ và 1 chữ số chẵn. Khi đó:
+ Nếu chữ số chẵn là số 0 thì xếp số 0 có 2 cách; chọn 2 chữ số lẻ và xếp vào 2 vị trí còn lại có A42 cách.
Nên có 2. A42  24 số.
+ Nếu chữ số chẵn khác 0; chọn 1 số chẵn, chọn 2 số lẻ và xếp chúng vào 3 vị trí a, b, c nên có 3.C42 .3!  108
số.
Vậy có tất cả 24 + 24 + 108 = 156 số.
Câu 44. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 2 đứng
liền giữa hai chữ số 1 và 3 .
A. 3204 số. B. 249 số. C. 2942 số. D. 7440 số.
Lời giải
Vì chữ số 2 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 3 nên số cần lập có bộ ba số 123 hoặc 321 .

TH1: Số cần lập có bộ ba số 123 .

+ Nếu bộ ba số 123 đứng đầu thì số có dạng 123abcd .

Có A7  840 cách chọn bốn số a , b , c , d nên có A7  840 số.


4 4

+ Nếu bộ ba số 123 không đứng đầu thì số có 4 vị trí đặt bộ ba số 123 .

Có 6 cách chọn số đứng đầu và có A6  120 cách chọn ba số b , c , d .


3

Theo quy tắc nhân có 6.4. A63  2880 sốTheo quy tắc cộng có 840  2880  3720 số.

TH2: Số cần lập có bộ ba số 321 .

Do vai trò của bộ ba số 123 và 321 như nhau nên có 2 840  2880  7440 .

Câu 45. [ Mức độ 3] Cho tập hợp X  {0,1, 2,3, 4,5,6,7} . Từ tập hợp X có thể lập được bao nhiêu số tự
nhiên gồm năm chữ số khác nhau từng đôi một, sao cho trong năm chữ số đó có đúng ba chữ số chẵn và hai
chữ số lẻ?
A. 504 . B. 2448 . C. 2880 . D. 288 .
Lời giải
Gọi n  abcde là số cần tìm.
TH1: a {2; 4;6} : có 3 cách chọn
- Có C 32 cách chọn hai chữ số chẵn.
- Có C 24 cách chọn hai chữ số lẻ.
- Có 4! hoán vị bốn số đã chọn.
Vậy có 3.4!C24 .C32  1296 số n .
TH2: a {1;3;5;7} : có 4 cách chọn
- Có C 34 cách chọn ba chữ số chẵn.
- Có C13 cách chọn một chữ số lẻ.
- Có 4! hoán vị bốn số đã chọn.
Vậy có 4.4!C13 .C34  1152 số có dạng n .
Vậy có 1296  1152  2448 số cần tìm.
Câu 46. [ Mức độ 3] Có 8 hành khách bước ngẫu nhiên lên 3 toa tàu. Hỏi có tất cả bao nhiêu cách bước lên
toa của 8 hành khách sao cho có một toa tàu có đúng 4 hành khách bước lên?
A. 3050 . B. 3140 . C. 3360 . D. 3150 .
Lời giải
3
TH1: Số hành khách của toa tàu là 4, 4,0 .
Số cách là: C32 .C84 .C44  210 .
TH2: Số hành khách của 3 toa tàu là 4,3,1.
Số cách là: 3!C84 .C43 .C11  1680 .
TH3: Số hành khách của 3 toa tàu là 4, 2, 2 .
Số cách là: C31.C84 .C42 .C22  1260 .
Vậy số cách thỏa mãn yêu cầu là 210  1680  1260  3150 (cách).
Câu 47. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số có 10 chữ số được tạo thành từ các chữ số 1 , 2 , 3 sao cho bất kì 2
chữ số nào đứng cạnh nhau cũng hơn kém nhau 1 đơn vị?
A. 32 B. 16 C. 80 D. 64
Lời giải
Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng a1a2a3...a10
Bước 1: Xếp số 2 ở vị trí lẻ a1 , a3 , …, a9 hoặc vị trí chẵn a2 , a2 , …, a10 có 2 cách.
Bước 2: Xếp các số 1 hoặc 3 vào các vị trí còn lại có 25 cách.
Theo quy tắc nhân ta có 2.25  64 cách.
Câu 48. [Mức độ 4] Có bao nhiêu số tự nhiên có 2024 chữ số sao cho trong mỗi số tổng các chữ số bằng 5 ?
A. 697.194.683.172 . B. 1.392.993.162.527 . C. 697.192.693.941 . D. 697.186.516.311 .
Lời giải
Vì 5  4  1  3  2  2  2  1  3  1  1  2  1  1  1  1  1  1  1  1 nên ta có các trường hợp sau:
*)Trường hợp 1: Số tự nhiên có một chữ số 5 đứng đầu và 2023 số 0 đứng sau: Có 1 số.
*)Trường hợp 2: Số tự nhiên có một chữ số 4, một chữ số 1 và 2022 chữ số 0.
Khả năng 1: Nếu chữ số 4 đứng đầu thì chữ số 1 đứng ở một trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta
có 1.2023  2023 số.
Khả năng 2: Nếu chữ số 1 đứng đầu thì số chữ 4 đứng ở một trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta
có 1.2023  2023 số.
*)Trường hợp 3: Số tự nhiên có một chữ số 3, một chữ số 2 và 2022 chữ số 0.
Khả năng 1: Nếu số chữ 3 đứng đầu thì chữ số 2 đứng ở một trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta
có 1.2023  2023 số.
Khả năng 2: Nếu chữ số 2 đứng đầu thì chữ số 3 đứng ở một trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta
có 1.2023  2023 số.
*)Trường hợp 4: Số tự nhiên có hai chữ số 2, một chữ số 1 và 2021 chữ số 0.
Khả năng 1: Nếu chữ số 2 đứng đầu thì chữ số 1 và chữ số 2 còn lại đứng ở hai trong 2021 vị trí còn lại,
theo quy tắc nhân ta có 1.2021.2020 số.
Khả năng 2: Nếu chữ số 1 đứng đầu thì hai chữ số 2 đứng ở hai trong 2021 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân
2021.2020
ta có số.
2
*)Trường hợp 5: Số tự nhiên có hai chữ số 1, một chữ số 3 và 2021 chữ số 0 thì tương tự như trường hợp
4.
*)Trường hợp 6: Số tự nhiên có một chữ số 2, ba chữ số 1 và 2020 số 0.
Khả năng 1: Nếu chữ số 2 đứng đầu thì ba chữ số 1 đứng ở ba trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân
2023.2022.2021
ta có số
3.2.1
Khả năng 2: Nếu chữ số 1 đứng đầu và số 2 đứng ở vị trí mà không có số 1 nào khác đứng trước nó thì hai
2022.2021
chữ số 1 còn lại đứng ở trong 2022 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta có 1.1. số.
2
Khả năng 3: Nếu số 1 đứng đầu và số 2 đứng ở vị trí mà đứng trước nó có hai số 1 thì hai số 1 còn lại đứng
ở trong 2022 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta có 2022.2021 số.
*)Trường hợp 7: Số tự nhiên có năm chữ số 1 và 2019 chữ số 0, vì chữ số 1 đứng đầu nên bốn chữ số 1
2023.2022.2021.2020
còn lại đứng ở bốn trong 2023 vị trí còn lại, theo quy tắc nhân ta có số.
4.3.2.1
Áp dụng quy tắc cộng, ta có số các số cần tìm là:
 2021.2020   2023.2022.2021 2022.2021 
1  4.2023  2.  2021.2020     2022.2021
 2   3.2.1 2 
2023.2022.2021.2020
  697.194.683.172
4.3.2.1
Câu 49. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số mà tổng tất cả các chữ số của số đó bằng 7?
A. 84 . B. 83 . C. 82 . D. 81 .
Lời giải
Gọi số cần tìm là abcd  a, b, c, d  ; a  0;0  a, b, c, d  9
TH1: b  c  d  0 , khi đó a  7 . Có 1 số thỏa mãn
TH2: Trong 4 chữ số a, b, c, d có hai chữ số bằng 0. Chọn 2 vị trí đặt 2 chữ số 0 có C32 cách. Tổng 2 chữ số
còn lại là 7, Ta có: 7  6  1  5  2  4  3  3  4  2  5  1  6 nên có 6 cách chọn 2 chữ số còn lại. Trường
hợp này có 6. C32 =18 số
TH3: Trong 4 chữ số a, b, c, d có một chữ số bằng 0. Chọn vị trí đặt chữ số 1 có C 31 cách.
Tổng 3 chữ số còn lại bằng 7 nên ta có: 7  1  1  5  1  2  4  1  3  3  2  2  3
Với bộ số (1; 2; 4) có 3!=6 cách chọn ba chữ số còn lại
3!
Với 3 bộ số còn lại có  3 cách chọn 3 chữ số còn lại
2!
Vậy trường hợp này có 3.(6+3.3)=45 số
TH4: Trong 4 chữ số a, b, c, d không có chữ số nào bằng 0.
Ta có 7  1  1  1  4  1  1  2  3  1  2  2  2
4!
Với bộ số (1;1;1;4) có  4 cách chọn 4 chữ số a, b, c, d
3!
4!
Với bộ số (1;1;2;3) có  12 cách chọn 4 chữ số a, b, c, d
2!
4!
Với bộ số (1;2;2;2) có  4 cách chọn 4 chữ số a, b, c, d
3!
Trường hợp này có 4  12  4  20 số thỏa mãn
Vậy có tất cả: 1  18  45  20  84 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 50. [Mức độ 4] Từ các số 0 , 1 , 2 ,..., 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau
trong đó nhất thiết phải có mặt 2 chữ số 3 và 5 .
A. 1330 . B. 6720 . C. 7840 . D. 6216 .
Lời giải
Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng a1a2a3a4a5 ( a1 ; a2 ; a3 ; a4 ; a5 0;1;...;9 ; ai  a j , i  j ; a1  0 ).
+ Trường hợp 1: a1 3;5  Có 2 cách chọn a1 .
Có 4 cách xếp chữ số 3;5 \ a1 vào 1 trong 4 vị trí còn lại.
Có A83 cách xếp 3 trong 8 chữ số còn lại vào 3 vị trí còn lại.
Theo quy tắc nhân có 2.4.A83 số.
+ Trường hợp 2: a1 0;3;5  Có 7 cách chọn a1 .
Có A42 cách xếp 2 chữ số 3 và 5 vào 2 trong 4 vị trí còn lại.
Có A72 cách xếp 2 trong 7 chữ số còn lại vào 2 vị trí còn lại.
Theo quy tắc nhân có 7. A42 . A72 số.
Vậy theo quy tắc cộng có 2.4. A83  7. A42 . A72  6216 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
------HẾT------

You might also like