You are on page 1of 17

ÔN TẬP: CÁC QUY TẮC ĐẾM

GV: Lưu Thế Dũng CSL


Câu 1. [Mức độ 1] Lớp 11A1 có 25 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ngẫu
nhiên một bạn trong lớp làm lớp trưởng?
A. 500. B. 20. C. 25. D. 45.
Câu 2. [Mức độ 1] Có bao nhiêu cách chọn một học sinh từ một nhóm gồm 7 học sinh nam và 8 học
sinh nữ?
A. 8 . B. 15 . C. 56 . D. 7 .
Câu 3. [Mức độ 1] Một bó hoa có 5 hoa hồng trắng, 6 hoa hồng đỏ và 7 hoa hồng vàng. Hỏi có mấy
cách chọn lấy ba bông hoa có đủ cả ba màu?
A. 240 . B. 210 . C. 18 . D. 120 .
Câu 4. [Mức độ 1] Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm một món ăn trong năm
món, một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng và một nước uống trong ba loại
nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn?
A. 25 . B. 75 . C. 100 . D. 15 .
Câu 5. [Mức độ 1] Có 10 cái bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Một bạn học sinh
cần chọn 1 cái bút và 1 quyển sách. Hỏi bạn học sinh đó có bao nhiêu cách chọn?
A. 90 . B. 80 . C. 70 . D. 60 .
Câu 6. [Mức độ 1] Từ các số tự nhiên 1, 2, 3 lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác nhau?
A. 3 . B. 4 . C. 5 . D. 6 .

Câu 7. [Mức độ 1] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ
số?
A. 120 . B. 100 . C. 180 . D. 216 .
Câu 8. [Mức độ 1] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ
số đôi một khác nhau?
A. 840 . B. 648 . C. 360 . D. 630 .
Câu 9. [Mức độ 1] Có bao nhiêu số có 3 chữ số đôi một khác nhau có thể lập được từ các chữ số 0 , 2
, 4 ,6 , 8 ?
A. 48 . B. 60 . C. 10 . D. 24 .

Câu 10. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số và 3 chữ số đó đôi một khác nhau?

A. 648 . B. 1224 . C. 504 . D. 720 .

Câu 11. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số khác nhau?
A. 2520 . B. 2260 . C. 2240 . D. 4500 .
Câu 12. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên chẵn có bốn chữ số khác nhau?
A. 2520 . B. 2240 . C. 2296 . D. 4500 .
Câu 13. [Mức độ 1] Qua 5 điểm (không có 3 điểm nào thẳng hàng) có bao nhiêu vectơ khác 0 ?
A. 12 . B. 20 . C. 24 . D. 25 .

Câu 14. [Mức độ 2] Ở một phường, từ A đến B có 10 con đường khác nhau, trong đó có 2 đường
một chiều từ A đến B . Một người muốn đi từ A đến B rồi trở về bằng hai con đường khác
nhau. Số cách đi và về là
A. 72 . B. 56 . C. 80 . D. 60 .
Câu 15. [Mức độ 2] Có ba hộp đựng bi, hộp thứ nhất đựng 10 viên bi màu xanh, hộp thứ hai đựng 6 viên
bi màu đỏ, hộp thứ ba đựng 8 viên bi màu vàng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra hai viên bi có hai
màu khác nhau?
A. 148 . B. 188 . C. 184 . D. 180 .

Câu 16. [Mức độ 2] Một nhóm học sinh gồm 4 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách
sắp xếp 9 học sinh trên thành 1 hàng dọc sao cho nam nữ đứng xen kẽ?
A. 5760 . B. 120 . C. 362880 . D. 2880 .
Câu 17. [Mức độ 2] Một nhóm có 6 học sinh gồm 4 nam và 2 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 3
học sinh trong đó có cả nam và nữ.
A. 32 . B. 16 . C. 20 . D. 6 .
Câu 18. [Mức độ 2] Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 được lập từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 ?

A. 125 . B. 120 . C. 100 . D. 69 .

Câu 19. [Mức độ 2] Cho tập A = 0;1; 2;3; 4;5;6 từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5
chữ số và chia hết cho 2 ?
A. 1230 . B. 8232 . C. 2880 . D. 1260 .

Câu 20. [Mức độ 2] Với năm chữ số 1 , 2 , 3 , 5 , 6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số đôi một
khác nhau và chia hết cho 5 ?.
A. 120 . B. 16 . C. 24 . D. 25 .

Câu 21. [Mức độ 2] Cho tập A = 0;1;2;3;4;5;6 từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5
chữ số và chia hết cho 2 ?
A. 2880 . B. 1260 . C. 1230 . D. 8232 .

Câu 22. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số
đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 3 .

A. 36 . B. 228 . C. 108 . D. 144 .


Câu 23. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một
khác nhau, chia hết cho 2 và 3 .
A. 52 . B. 35 . C. 32 . D. 48 .

Câu 24. [Mức độ 2] Cho 5 chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 6 . Lập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau
từ 5 chữ số đã cho. Tính tổng của các số lập được.
A. 12321. B. 21321 . C. 12312 . D. 21312 .

Câu 25. [Mức độ 2] Cho hai đường thẳng song song a và b . Trên đường thẳng cho 6 điểm phân biệt,
trên đường thẳng b cho 8 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là các điểm
đã cho trên hai đường thẳng a và b ?
A. 364 . B. 420 . C. 288 . D. 210 .

Câu 26. [Mức độ 2] Cho 6 điểm phân biệt trên mặt phẳng. Hỏi có bao nhiêu vector mà điểm đầu và điểm
cuối là 6 điểm đã cho?
A. 30 . B. 21 . C. 36 . D. 15 .

Câu 27. [Mức độ 3] Trong một trường học, mỗi học sinh khối 11 phải tham gia ít nhất một trong hai câu
lạc bộ Toán học và Tin học. Trong đó: 160 em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Toán học, 140 em
tham gia câu lạc bộ Tin học và 50 em tham gia cả hai câu lạc bộ nói trên. Hỏi khối 11 trường đó
có bao nhiêu học sinh?
A. 160 . B. 50 . C. 200 . D. 250 .

Câu 28. [Mức độ 3] Ba bạn A , B , C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn
1;17 . Có bao nhiêu cách để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3?
A. 1728 . B. 1079 . C. 4913 . D. 1637 .

Câu 29. [Mức độ 3] Bé Minh có hộp màu gồm 6 màu khác nhau. Bé Minh mang hộp màu có 6 màu
khác nhau đó đi tô màu các cạnh của hình vuông ABCD sao cho mỗi cạnh được tô bởi một
màu và hai cạnh kề nhau thì tô bởi hai màu khác nhau. Hỏi bé Minh có bao nhiêu cách tô hình
vuông ABCD ?
A. 630 . B. 360 . C. 480 . D. 600 .

Câu 30. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một phân biệt và chia hết cho 5 ?
A. 136 . B. 128 . C. 256 . D. 1458 .

Câu 31. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có sáu chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 5
đứng liền giữa hai chữ số 1 và 4 ?
A. 249 . B. 1500 . C. 3204 . D. 2942 .
Câu 32. [Mức độ 3] Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 6
chữ số khác nhau và phải có mặt chữ số 1 và 3 .
A. 9600 . B. 8400 . C. 7800 . D. 3600

Câu 33. [Mức độ 3] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có sáu chữ
số và thỏa mãn điều kiện: sáu chữ số của mỗi số là khác nhau và chữ số hàng nghìn lớn hơn 2 ?
A. 720 số. B. 360 số. C. 288 số. D. 240 số.

Câu 34. [Mức độ 3] Số 360 có bao nhiêu ước nguyên dương?
A. 30 . B. 24 . C. 16 . D. 18 .

Câu 35. [Mức độ 3] Trong 2010 số nguyên dương đầu tiên có bao nhiêu số không chia hết cho ít nhất một
trong ba số 2 , 3, 5 ?
A. 536 . B. 356 . C. 625 . D. 1407 .

Câu 36. [Mức độ 4] Có hai học sinh lớp A, ba học sinh lớp B và bốn học sinh lớp C xếp thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh lớp A không có học sinh nào lớp B. Hỏi có bao nhiêu cách xếp
hàng như vậy ?
A. 80640 . B. 108864 . C. 145152 . D. 217728 .

Câu 37. [Mức độ 4] Từ 7 chữ số 0, 1, 2 , 3, 4, 5, 6 tạo được bao nhiêu số lẻ có 5 chữ số khác nhau và lớn
hơn 25000?
A. 660 . B. 568 . C. 720 . D. 1268 .

Câu 38. [Mức độ 4] Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số đôi một khác nhau và lớn hơn 5000 ?
A. 1232 . B. 1120 . C. 1250 . D. 1288 .
Câu 39. [Mức độ 4] Có bao nhiêu số có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 sao
cho số đó chia hết cho 15 ?
A. 234 . B. 243 . C. 132 . D. 432

Câu 40. [Mức độ 4] Xếp 3 bạn học sinh lớp A , 2 bạn học sinh lớp B , 1 bạn học sinh lớp C thành một
hàng dọc. Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai bạn học sinh cùng lớp không đứng liền nhau?
A. 90 . B. 80 . C. 100 . D. 120 .

------------- HẾT -------------


PHẦN II: BẢNG ĐÁP ÁN
1.D 2.B 3.B 4.B 5.B 6.D 7.D 8.C 9.A 10.A
11.C 12.C 13.B 14.A 15.B 16.D 17.B 18.A 19.B 20.C
21.D 22.C 23.B 24.D 25.C 26.C 27.D 28.D 29.A 30.A
31.B 32.A 33.D 34.B 35.A 36.C 37.A 38.D 39.B 40.D

Câu 1. [Mức độ 1] Lớp 11A1 có 25 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ngẫu
nhiên một bạn trong lớp làm lớp trưởng?
A. 500. B. 20. C. 25. D. 45.
Lời giải
Có 25 cách chọn một học sinh nam làm lớp trưởng.
Có 20 cách chọn một học sinh nữ làm lớp trưởng.

Theo quy tắc cộng có 25 + 20 = 45 cách chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp làm lớp trưởng.

Câu 2. [Mức độ 1] Có bao nhiêu cách chọn một học sinh từ một nhóm gồm 7 học sinh nam và 8 học
sinh nữ?
A. 8 . B. 15 . C. 56 . D. 7 .
Lời giải
Chọn A
Có 8 cách chọn một học sinh nữ.
Có 7 cách chọn một học sinh nam.
Theo quy tắc cộng có 8 + 7 = 15 cách chọn một học sinh từ nhóm gồm 7 học sinh nam và 8 học
sinh nữ.
Câu 3. [Mức độ 1] Một bó hoa có 5 hoa hồng trắng, 6 hoa hồng đỏ và 7 hoa hồng vàng. Hỏi có mấy
cách chọn lấy ba bông hoa có đủ cả ba màu?
A. 240 . B. 210 . C. 18 . D. 120 .
Lời giải
Do chọn ba bông hoa có đủ cả ba màu nên mỗi loại được chọn đúng một bông. Số cách chọn là
5.6.7 = 210 .
Câu 4. [Mức độ 1] Một người vào cửa hàng ăn, người đó chọn thực đơn gồm một món ăn trong năm
món, một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng và một nước uống trong ba loại
nước uống. Có bao nhiêu cách chọn thực đơn?
A. 25 . B. 75 . C. 100 . D. 15 .
Lời giải
Để chọn thực đơn theo yêu cần bài toán, ta cần:

+ Chọn một món ăn trong năm món có: 5 cách.

+ Chọn một loại quả tráng miệng trong năm loại quả tráng miệng có: 5 cách.

+ Chọn một nước uống trong ba loại nước uống có: 3 cách.
Vậy theo quy tắc nhân ta có: 5.5.3 = 75 cách.

Câu 5. [Mức độ 1] Có 10 cái bút khác nhau và 8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Một bạn học sinh
cần chọn 1 cái bút và 1 quyển sách. Hỏi bạn học sinh đó có bao nhiêu cách chọn?
A. 90 . B. 80 . C. 70 . D. 60 .
Lời giải
Có 10 cách chọn 1 cây bút và 8 cách chọn 1 quyển sách giáo khoa nên có tất cả 10.8 = 80 cách
chọn.
Câu 6. [Mức độ 1] Từ các số tự nhiên 1, 2, 3 lập được bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác nhau?
A. 3 . B. 4 . C. 5 . D. 6 .

Lời giải

Gọi số cần lập có dạng abc .

Chọn a có 3 cách.

Chọn b có 2 cách.

Chọn c có 1 cách.

Theo quy tắc nhân có 3.2.1 = 6 số.

Câu 7. [Mức độ 1] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm ba chữ
số?
A. 120 . B. 100 . C. 180 . D. 216 .
Lời giải

Gọi số cần lập có dạng abc .

Chọn 1 chữ số cho a có 6 cách;

Chọn 1 chữ số cho b có 6 cách;

Chọn 1 chữ số cho c có 6 cách.

Vậy có 6.6.6 = 216 số cần lập.

Câu 8. [Mức độ 1] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ
số đôi một khác nhau?
A. 840 . B. 648 . C. 360 . D. 630 .
Lời giải

Gọi số tự nhiên chẵn có 4 chữ số khác nhau là abcd ( a  0 ).


- d có 3 cách chọn;

- Số cách chọn 3 số còn lại và sắp xếp vào 3 vị trí a , b, c là: A63 = 120 cách.

Theo quy tắc nhân, ta có 3.120 = 360 số.


Vậy có 360 số tự nhiên chẵn thỏa mãn đề bài.
Câu 9. [Mức độ 1] Có bao nhiêu số có 3 chữ số đôi một khác nhau có thể lập được từ các chữ số 0 , 2
, 4 ,6 , 8 ?
A. 48 . B. 60 . C. 10 . D. 24 .
Lời giải
Gọi số cần tìm là: abc
a có 4 cách chọn
b có 4 cách chọn
c có 3 cách chọn
Theo quy tắc nhân có 4.4.3 = 48 cách.
Câu 10. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số và 3 chữ số đó đôi một khác nhau?

A. 648 . B. 1224 . C. 504 . D. 720 .

Lời giải

Gọi số cần lập là abc .


a  0 nên a có 9 cách chọn
b  a nên b có 9 cách chọn
c  a và c  b nên c có 8 cách chọn
Vậy có 648 cách chọn.
Câu 11. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số khác nhau?
A. 2520 . B. 2260 . C. 2240 . D. 4500 .
Lời giải
Gọi số cần tìm là abcd
d có 5 cách chọn.
a có 8 cách chọn.
b có 8 cách chọn.
c có 7 cách chọn.
Theo quy tắc nhân có 2240 số.
Câu 12. [Mức độ 1] Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên chẵn có bốn chữ số khác nhau?
A. 2520 . B. 2240 . C. 2296 . D. 4500 .
Lời giải

Gọi số cần tìm là abcd


TH1. d = 0 suy ra có 1 cách chọn d .
a có 9 cách chọn.
b có 8 cách chọn.
c có 7 cách chọn.
Theo quy tắc nhân có 1.9.8.7 = 504 số.
TH2. d  0 suy ra có 4 cách chọn d .
a có 8 cách chọn.
b có 8 cách chọn.
c có 7 cách chọn.
Theo quy tắc nhân có 4.8.8.7 = 1792 số.
Theo quy tắc cộng có 2296 số.
Câu 13. [Mức độ 1] Qua 5 điểm (không có 3 điểm nào thẳng hàng) có bao nhiêu vectơ khác 0 ?
A. 12 . B. 20 . C. 24 . D. 25 .

Lời giải

Gọi vectơ cần tìm là AB .


Chọn A có 5 cách.
Chọn B có 4 cách.
Theo quy tắc nhân có 20 cách.
Câu 14. [Mức độ 2] Ở một phường, từ A đến B có 10 con đường khác nhau, trong đó có 2 đường
một chiều từ A đến B . Một người muốn đi từ A đến B rồi trở về bằng hai con đường khác
nhau. Số cách đi và về là
A. 72 . B. 56 . C. 80 . D. 60 .

Lời giải

Để đi từ A đến B rồi trở về bằng hai con đường khác nhau ta có hai trường hợp.
TH1:

Đi từ A đến B theo đường hai chiều: Có 8 cách lựa chọn, ứng với mỗi cách đó có 7 cách đi từ
B về A (Không đi lại đường cũ và không đi được đường một chiều). Do đó, có 8.7 56 cách đi.

TH2:

Đi từ A đến B theo đường một chiều: Có 2 cách lựa chọn, ứng với mỗi cách đó có 8 cách đi từ
B về A . (Đi về theo đường hai chiều nào bất kì). Do đó, có 2.8 16 cách đi.

Vậy có 56 16 72 cách.
Câu 15. [Mức độ 2] Có ba hộp đựng bi, hộp thứ nhất đựng 10 viên bi màu xanh, hộp thứ hai đựng 6 viên
bi màu đỏ, hộp thứ ba đựng 8 viên bi màu vàng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra hai viên bi có hai
màu khác nhau?
A. 148 . B. 188 . C. 184 . D. 180 .

Lời giải
TH1: Chọn 1 bi màu xanh, 1 bi màu đỏ có: 10.6 = 60 (cách).
TH2: Chọn 1 bi màu xanh, 1 bi màu vàng có: 10.8 = 80 (cách).
TH3: Chọn 1 bi màu đỏ, 1 bi màu vàng có: 6.8 = 48 (cách).
Vậy số cách chọn hai viên bi có hai màu khác nhau là: 60 + 80 + 48 = 188 (cách).
Câu 16. [Mức độ 2] Một nhóm học sinh gồm 4 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách
sắp xếp 9 học sinh trên thành 1 hàng dọc sao cho nam nữ đứng xen kẽ?
A. 5760 . B. 120 . C. 362880 . D. 2880 .
Lời giải
Xếp 4 học sinh nam thành hàng dọc có 4.3.2.1 = 24 cách xếp.
Giữa 4 học sinh nam có 5 khoảng trống ta xếp các bạn nữ vào vị trí đó nên có 5.4.3.2.1 = 120
cách xếp.
Theo quy tắc nhân có 24.120 = 2880 cách xếp thoả mãn bài ra.
Câu 17. [Mức độ 2] Một nhóm có 6 học sinh gồm 4 nam và 2 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 3
học sinh trong đó có cả nam và nữ.
A. 32 . B. 16 . C. 20 . D. 6 .
Lời giải
Trường hợp 1 : chọn 1 nam và 2 nữ.
+ Chọn 1 bạn nam trong 4 bạn nam có 4 cách.
+ Chọn 2 bạn nữ trong 2 bạn nữ có 1 cách.
+ Theo quy tắc nhân có 4.1 = 4 cách
Trường hợp 2 : chọn 2 nam và 1 nữ có C42 .2 = 12 cách chọn.
Vậy có 4 + 12 = 16 cách chọn ra 3 học sinh trong đó có cả nam và nữ.
Câu 18. [Mức độ 2] Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 được lập từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 ?

A. 125 . B. 120 . C. 100 . D. 69 .

Lời giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn 1000 bao gồm các số tự nhiên có 1 , 2 , 3 chữ số.
Gọi số cần tìm là abc ( a, b, c 0;1; 2;3; 4) (không nhất thiết các chữ số a phải khác 0 ).
a có 5 cách chọn.
b có 5 cách chọn.
c có 5 cách chọn.
Vậy có 5.5.5 = 125 số tự nhiên thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 19. [Mức độ 2] Cho tập A = 0;1; 2;3; 4;5;6 từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5
chữ số và chia hết cho 2 ?
A. 1230 . B. 8232 . C. 2880 . D. 1260 .

Lời giải

Gọi số có 5 chữ số cần tìm là x = a1a2 a3 a4 a5 ; a1 , a2 , a3 , a4 , a5  A; a1  0; a5  0; 2; 4;6 .


Công việc thành lập số x được chia thành các bước:
- Chọn chữ số a1 có 6 lựa chọn vì khác 0 .
- Chọn các chữ số a2 , a3 , a4 , mỗi chữ số có 7 lựa chọn.
- Chọn chữ số a5 có 4 lựa chọn vì số tạo thành chia hết cho 2 .
Số số thỏa mãn yêu cầu bài toán là: 6.73.4 = 8232 (số).
Câu 20. [Mức độ 2] Với năm chữ số 1 , 2 , 3 , 5 , 6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số đôi một
khác nhau và chia hết cho 5 ?.
A. 120 . B. 16 . C. 24 . D. 25 .
Lời giải

Gọi x = abcde là số thỏa ycbt. Do x chia hết cho 5 nên e = 5 . Số cách chọn vị trí a, b, c, d là
4! . Vậy có 24 số có 5 chữ số đôi một khác nhau và chia hết cho 5 .

Câu 21. [Mức độ 2] Cho tập A = 0;1;2;3;4;5;6 từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5
chữ số và chia hết cho 2 ?
A. 2880 . B. 1260 . C. 1230 . D. 8232 .

Lời giải

Gọi số có 5 chữ số cần tìm là x = a1a2 a3 a4 a5 ; a1 , a2 , a3 , a4 , a5  A; a1  0; a5  0; 2; 4;6 .


Công việc thành lập số x được chia thành các bước:
- Chọn chữ số a1 có 6 lựa chọn vì khác 0 .
- Chọn các chữ số a2 , a3 , a4 , mỗi chữ số có 7 lựa chọn.
- Chọn chữ số a5 có 4 lựa chọn vì số tạo thành chia hết cho 2 .
Số số thỏa mãn yêu cầu bài toán là: 6.73.4 = 8232 (số).
Câu 22. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số
đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 3 .
A. 36 . B. 228 . C. 108 . D. 144 .
Lời giải

Gọi a1a2 a3a4 là số cần tìm.


Trường hợp 1: a4 = 3
Chọn a1 có 4 cách.
Chọn a2 có 4 cách.
Chọn a3 có 3 cách.
Theo quy tắc nhân có 1.4.4.3 = 48 số.
Trường hợp 2: a1 = 3
Chọn a4 có 2 cách.
Chọn a1 có 4 cách.
Chọn a2 có 3 cách.
Theo quy tắc nhân có 1.4.3.2 = 24 số.
Trường hợp 3: a1  3 , a4  3
Chọn a4 có 2 cách. Chọn a1 có 3 cách. Đưa số 3 vào 2 cách. Chọn vị trí còn lại 3 cách. Theo
quy tắc nhân có 2.3.2.3 = 36 số.
Vậy tất cả có: 48 + 24 + 36 = 108 số.
Câu 23. [Mức độ 2] Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một
khác nhau, chia hết cho 2 và 3 .
A. 52 . B. 35 . C. 32 . D. 48 .

Lời giải

Số chia hết cho 2 và 3 là số chẵn và có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 .
Gọi a1a2 a3 là số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3 được lập từ các
chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 8 .
• Trường hợp 1: a3 = 0
Khi đó các chữ số a1 , a2 được lập từ các tập 1; 2 , 1;5 , 1;8 , 2; 4 , 4;5 , 4;8 .
Trường hợp này có 6.2! = 12 số.
• Trường hợp 2: a3 = 2
Khi đó các chữ số a1 , a2 được lập từ các tập 1;0 , 4;0 , 1;3 , 3; 4 , 5;8 .
Trường hợp này có 2 + 3.2! = 8 số.
• Trường hợp 3: a3 = 4
Khi đó các chữ số a1 , a2 được lập từ các tập 2;0 , 2;3 , 3;5 , 3;8 .
Trường hợp này có 1 + 3.2! = 7 số.
• Trường hợp 4: a3 = 8
Khi đó các chữ số a1 , a2 được lập từ các tập 0;1 , 0; 4 , 1;3 , 2;5 , 3; 4 .
Trường hợp này có 2 + 3.2! = 8 số.
Vậy có tất cả 12 + 8 + 7 + 8 = 35 số cần tìm.
Câu 24. [Mức độ 2] Cho 5 chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 6 . Lập các số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau
từ 5 chữ số đã cho. Tính tổng của các số lập được.
A. 12321. B. 21321 . C. 12312 . D. 21312 .

Lời giải
Mỗi số số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau từ 5 chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 6 là một chỉnh hợp
chập 3 của các chữ số này. Do đó, ta lập được A53 = 60 số.
Do vai trò các số 1 , 2 , 3 , 4 , 6 như nhau, nên số lần xuất hiện của mỗi chữ số trong các chữ
số này ở mỗi hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm) là như nhau và bằng 60:5 = 12 lần.
Vậy, tổng các số lập được là:
S = 12. (1 + 2 + 3 + 4 + 6 )(100 + 10 + 1) = 21312 .
Câu 25. [Mức độ 2] Cho hai đường thẳng song song a và b . Trên đường thẳng cho 6 điểm phân biệt,
trên đường thẳng b cho 8 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu tam giác có các đỉnh là các điểm
đã cho trên hai đường thẳng a và b ?
A. 364 . B. 420 . C. 288 . D. 210 .

Lời giải
+TH1 : Tam giác có hai đỉnh trên đường thẳng a và một đỉnh trên đường thẳng b .

Chọn đỉnh thứ nhất và đỉnh thứ hai trên đường thẳng a có ( 5.6) : 2 = 15 cách.

Chọn đỉnh thứ ba trên đường thẳng b có 8 cách.

Theo quy tắc nhân có 120 tam giác.

+TH2 : Tam giác có một đỉnh trên đường thẳng a và hai đỉnh trên đường thẳng b .

Chọn đỉnh thứ nhất và đỉnh thứ hai trên đường thẳng b có (8.7 ) : 2 = 28 cách.

Chọn đỉnh thứ ba trên đường thẳng a có 6 cách.

Theo quy tắc nhân có 168 tam giác.

Theo quy tắc cộng có 288 tam giác.

Câu 26. [Mức độ 2] Cho 6 điểm phân biệt trên mặt phẳng. Hỏi có bao nhiêu vector mà điểm đầu và điểm
cuối là 6 điểm đã cho?
A. 30 . B. 21 . C. 36 . D. 15 .

Lời giải
+ Số vector-không (điểm đầu và điểm cuối trùng nhau) tạo thành từ 6 điểm đã cho là 6.
+ Số vector khác vector-không
Chọn điểm đầu có 6 cách.
Chọn điểm cuối có 5 cách.
Theo quy tắc nhân có 6.5 = 30 vector.
Vậy có tất cả 6 + 30 = 36 vector thỏa yêu cầu bài toán.
Câu 27. [Mức độ 3] Trong một trường học, mỗi học sinh khối 11 phải tham gia ít nhất một trong hai câu
lạc bộ Toán học và Tin học. Trong đó: 160 em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Toán học, 140 em
tham gia câu lạc bộ Tin học và 50 em tham gia cả hai câu lạc bộ nói trên. Hỏi khối 11 trường đó
có bao nhiêu học sinh?
A. 160 . B. 50 . C. 200 . D. 250 .

Lời giải
Gọi tập hợp học sinh tham gia câu lạc bộ Toán và Tin lần lượt là A và B .
Vậy tập hợp các em học sinh của khối là A  B và tập hợp các em tham gia cả hai câu lạc bộ là
A  B . Suy ra A B = 50 .

Theo đề bài ta có A = 160 , B = 140 .

Theo quy tắc cộng mở rộng ta có AB = A + B − AB = 160 + 140 − 50 = 250 .

Vậy số học sinh của khối 11 là 250 học sinh.


Câu 28. [Mức độ 3] Ba bạn A , B , C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn
1;17 . Có bao nhiêu cách để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3?
A. 1728 . B. 1079 . C. 4913 . D. 1637 .

Lời giải

Trong các số tự nhiên thuộc đoạn 1;17 có 5 số chia hết cho 3 là 3;6;9;12;15 , có 6 số chia
cho 3 dư 1 là 1; 4;7;10;13;16 , có 6 số chia cho 3 dư 2 là 2;5;8;11;14;17 .
Để ba số được viết ra có tổng chia hết cho 3 cần phải xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Cả ba số viết ra đều chia hết cho 3 . Trong trường hợp này có: 53 cách viết.
Trường hợp 2. Cả ba số viết ra đều chia cho 3 dư 1 . Trong trường hợp này có: 63 cách viết.
Trường hợp 3. Cả ba số viết ra đều chia cho 3 dư 2 . Trong trường hợp này có: 63 cách viết.
Trường hợp 4. Trong ba số được viết ra có 1 số chia hết cho 3 , có một số chia cho 3 dư 1 , có
một số chia cho 3 dư 2 . Trong trường hợp này có: 5.6.6.3! cách viết.
Vậy có 53 + 63 + 63 + 5.6.6.3! = 1637 cách.
Câu 29. [Mức độ 3] Bé Minh có hộp màu gồm 6 màu khác nhau. Bé Minh mang hộp màu có 6 màu
khác nhau đó đi tô màu các cạnh của hình vuông ABCD sao cho mỗi cạnh được tô bởi một
màu và hai cạnh kề nhau thì tô bởi hai màu khác nhau. Hỏi bé Minh có bao nhiêu cách tô hình
vuông ABCD ?
A. 630 . B. 360 . C. 480 . D. 600 .

Lời giải
Trường hợp 1: Tô cạnh AB và CD khác màu:
• Số cách tô cạnh AB : 6 cách.
• Số cách tô cạnh BC : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
• Số cách tô cạnh CD : 4 cách (tô khác màu với các cạnh AB và BC ).
• Số cách tô cạnh AD : 4 cách (tô khác màu với các cạnh AB và CD ).
Theo quy tắc nhân ta có: 6.5.4.4 = 480 cách tô cạnh AB và CD khác màu.
Trường hợp 2: Tô cạnh AB và CD cùng màu:
• Số cách tô cạnh AB : 6 cách.
• Số cách tô cạnh BC : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
• Số cách tô cạnh CD : 1 cách (tô cùng màu với cạnh AB ).
• Số cách tô cạnh AD : 5 cách (tô khác màu với cạnh AB ).
Theo quy tắc nhân ta có: 6.5.1.5 = 150 cách tô cạnh AB và CD cùng màu.
Vậy số cách tô màu thỏa đề bài là: 480 + 150 = 630 cách.
Câu 30. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một phân biệt và chia hết cho 5 ?
A. 136 . B. 128 . C. 256 . D. 1458 .

Lời giải
Chọn A

Gọi x = abc (với a  b, b  c, c  a ) là số tự nhiên có 3 chữ số đôi một phân biệt và chia hết
cho 5 . Vì x 5 nên c 0;5 .

TH1: c = 0

+ Chọn c : có 1 cách.

+ Chọn a : có 9 cách ( a  0 ).

+ Chọn b : có 8 cách ( b  0, b  a ).

 có 1.9.8 = 72 số.
TH2: c = 5

+ Chọn c : có 1 cách.

+ Chọn a : có 8 cách ( a  5, a  0 ).

+ Chọn b : có 8 cách ( b  5, b  a ).

 có 1.8.8 = 64 số.
Theo quy tắc cộng, ta có tất cả: 72 + 64 = 136 số thỏa ycbt.

Câu 31. [Mức độ 3] Có bao nhiêu số tự nhiên có sáu chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 5
đứng liền giữa hai chữ số 1 và 4 ?
A. 249 . B. 1500 . C. 3204 . D. 2942 .
Lời giải
Chọn B
Chữ số 5 đứng liền giữa hai chữ số 1 và 4 nên ta có thể có 154 hoặc 451

Gọi số cần tìm là abc (các chữ số khác nhau từng đôi một và a , b , c thuộc 0, 2,3,6,7,8,9 ),
sau đó ta chèn thêm 154 hoặc 451 để có được số gồm 6 chữ số cần tìm.

TH1: a  0 , số cách chọn a là 6 , số cách chọn b và c là A62 , sau đó chèn 154 hoặc 451 vào
4 vị trí còn lại nên có 6. A62 .4.2 cách

TH2: a = 0 , số cách chọn a là 1, số cách chọn b và c là A62 , sau đó chèn 154 hoặc 451 vào vị
trí trước a có duy nhất 1 cách nên có A62 .2 cách

Vậy có 6. A62 .4.2 + A62 .2 = 1500 (số).

Câu 32. [Mức độ 3] Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 6
chữ số khác nhau và phải có mặt chữ số 1 và 3 .
A. 9600 . B. 8400 . C. 7800 . D. 3600

Lời giải
Chọn A
Cách 1:

Xét các số thỏa mãn điều kiện có mặt chữ số 1 và 3 .

Trường hợp 1: Số có dạng 1abcde

Chọn vị trí cho số 3 có 5 cách chọn.

Chọn 4 số trong 6 số còn lại và cho vào 4 vị trí còn lại có A64 cách.

Vậy có 5. A64 = 1800 số.

Trường hợp 2: Số có dạng 3abcde . Tương tự cũng có 5. A64 = 1800 số.

Trường hợp 3: Số 1 hoặc số 3 không ở vị trí đầu tiên.

Có A52 cách chọn vị trí cho số 1 và số 3 .

Chữ số đầu tiên khác 0 và chọn trong 0 , 2 , 4 , 5 , 6 , 7 nên có 5 cách chọn.

Chọn 3 số trong 5 số cho 3 vị trí còn lại có A53 cách.

Vậy tạo được A52 .5. A53 = 6000 số.

Suy ra có 9600 số.

Cách 2:

Chọn 2 vị trí và xếp chữ số 1 và 3 có A62 cách


Chọn 4 trong 6 chữ số còn lại và sắp xếp có A64 cách
Theo quy tắc nhân có A62 A64 cácch xếp
Trong các số trên có 1. A52 . A53 số dạng 0abcde .
 n ( X ) = A62 . A64 − 1. A52 . A53 = 9600 .

Câu 33. [Mức độ 3] Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có sáu chữ
số và thỏa mãn điều kiện: sáu chữ số của mỗi số là khác nhau và chữ số hàng nghìn lớn hơn 2 ?
A. 720 số. B. 360 số. C. 288 số. D. 240 số.

Lời giải
Chọn D

Gọi số có sáu chữ số cần tìm là n = abcdef , trong đó sáu chữ số khác nhau từng đôi một, c  2
và f là số chẵn.

Trường hợp 1: Nếu f = 2  n = abcde2

Có 4 cách chọn c , nên có 4.4! = 96 số.

Trường hợp 2: Nếu f = 4  n = abcde4

Có 3 cách chọn c , nên có 3.4! = 72 số.

Trường hợp 3: Nếu f = 6  n = abcde6


Có 3 cách chọn c , nên có 3.4! = 72 số.

Vậy số các số cần tìm là 96 + 72 + 72 = 240 số.

Câu 34. [Mức độ 3] Số 360 có bao nhiêu ước nguyên dương?
A. 30 . B. 24 . C. 16 . D. 18 .

Lời giải
Chọn B
Ta có: 360 = 23.32.5 .

Số d là ước nguyên dương của 360 phải có dạng: d = 2m.3n.5 p với
0  m  3, 0  n  2, 0  p  1 .

Theo quy tắc nhân, ta có: (3 + 1)(2 + 1)(1 + 1) = 24 ước nguyên dương của 360 .

Câu 35. [Mức độ 3] Trong 2010 số nguyên dương đầu tiên có bao nhiêu số không chia hết cho ít nhất một
trong ba số 2 , 3, 5 ?
A. 536 . B. 356 . C. 625 . D. 1407 .

Lời giải
Chọn A

Gọi tập hợp S = 1, 2,3,..., 2010 .

Ta kí hiệu tập hợp A1 = k  S k 2 , A2 = k  S k 3 , A3 = k  S k 5 .

Gọi A = A1  A2  A3 là tập hợp các số chia hết cho ít nhất một trong các số 2 , 3, 5 .

 2010   2010   2010 


Ta có: A1 =  = 1005 , A2 =  = 670 , A3 =  = 402 .
 2   3   5 

 2010   2010   2010 


A1  A2 =   = 335 , A1  A3 =   = 201 , A2  A3 =  = 134 .
 6   10   15 

 2010 
A1  A2  A3 =  = 67 .
 30 

Suy ra: A = A1  A2  A3 =

A1 + A2 + A3 − A1  A2 − A1  A3 − A2  A3 + A1  A2  A3 = 1474 .

Vậy số các số thỏa mãn yêu cầu là: 2010 −1474 = 536 .
Câu 36. [Mức độ 4] Có hai học sinh lớp A, ba học sinh lớp B và bốn học sinh lớp C xếp thành một hàng
ngang sao cho giữa hai học sinh lớp A không có học sinh nào lớp B. Hỏi có bao nhiêu cách xếp
hàng như vậy ?
A. 80640 . B. 108864 . C. 145152 . D. 217728 .

Lời giải
Xét các trường hợp sau :
TH1: Hai học sinh lớp A đứng cạnh nhau có 2!.8! cách.
TH2: Giữa hai học sinh lớp A có một học sinh lớp C có 2!. A41.7! cách.

TH3: Giữa hai học sinh lớp A có hai học sinh lớp C có 2!. A42 .6! cách.

TH4: Giữa hai học sinh lớp A có ba học sinh lớp C có 2!. A43 .5! cách.

TH5: Giữa hai học sinh lớp A có bốn học sinh lớp C có 2!. A44 .4! cách.

( )
Vậy theo quy tắc cộng có 2! 8!+ A41 7!+ A42 6!+ A43 5!+ A44 4! = 145152 cách.

Câu 37. [Mức độ 4] Từ 7 chữ số 0, 1, 2 , 3, 4, 5, 6 tạo được bao nhiêu số lẻ có 5 chữ số khác nhau và lớn
hơn 25000?
A. 660 . B. 568 . C. 720 . D. 1268 .
Lời giải
Chọn A
Để lập số lẻ có 5 chữ số khác nhau và lớn hơn 25000 từ 7 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. Ta xét các
trường hợp sau:
2
+ TH1: Số có dạng 25abc ( c lẻ) có 2 cách chọn c , ứng với mỗi cách chọn c có A4 cách chọn
và xếp các chữ số còn lại vào các vị trí a , b . Vậy trường hợp này có 2. A4 = 24 số.
2

2
+ TH2: Số có dạng 26abc ( c lẻ) có 3 cách chọn c , ứng với mỗi cách chọn c có A4 cách chọn
và xếp các chữ số còn lại vào các vị trí a , b . Vậy trường hợp này có 3. A4 = 36 số.
2

+ TH3: Số có dạng mnabc ( m  2 , c lẻ)


3
* m chẵn: có 2 cách chọn m, ứng với mỗi cách chọn m có 3 cách chọn c , A5 cách chọn và xếp
các chữ số còn lại vào các vị trí n , a , b . Vậy trường hợp này có 2.3. A5 = 360 số.
3

3
* m lẻ: có 2 cách chọn m, ứng với mỗi cách chọn m có 2 cách chọn c , A5 cách chọn và xếp
các chữ số còn lại vào các vị trí n , a , b . Vậy trường hợp này có 2.2. A5 = 240 số.
3

Vậy có tất cả 24 + 36 + 240 + 360 = 660 số thỏa mãn bài toán.


Câu 38. [Mức độ 4] Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số đôi một khác nhau và lớn hơn 5000 ?
A. 1232 . B. 1120 . C. 1250 . D. 1288 .
Lời giải
Chọn D

Giả sử số cần tìm có dạng x = a1a2 a3a4 , ai  a j ; i, j = 1, 4 .

a1  5;6;7;8;9

Vì x  5000 và x là số chẵn nên 
a4  0; 2; 4;6;8

• Trường hợp 1: Nếu a1 = 5;7;9  a1 có 3 cách chọn.

 a4 có 5 cách chọn.

Các số còn lại có A82 cách chọn.


Tất cả có 3.5. A82 = 840 cách chọn (1)

• Trường hợp 2: Nếu a1  6;8  a1 có 2 cách chọn.

 a4 có 4 cách chọn.

Các số còn lại có A82 cách chọn.

Tất cả có 2.4. A82 = 448 cách chọn (2)

Từ (1) và (2)  có 840 + 448 = 1288 số.


Câu 39. [Mức độ 4] Có bao nhiêu số có 4 chữ số được viết từ các chữ số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 sao
cho số đó chia hết cho 15 ?
A. 234 . B. 243 . C. 132 . D. 432

Lời giải
Chọn B

Đặt tập E = 1, 2,3, 4,5, 6, 7,8,9 .

x 3
Gọi số cần tìm có dạng x = abcd . Vì x 15    d = 5 hay d có 1 cách chọn.
x 5

• Chọn a có 9 cách ( a  E ) .

• Chọn b có 9 cách ( b  E ) .

• Khi đó tổng a + b + d sẽ chia hết cho 3 hoặc chia 3 dư 1 hoặc chia 3 dư 2 nên tương ứng
trong tứng trường hợp c sẽ chia hết cho 3 hoặc chia 3 dư 2 hoặc chia 3 dư 1 .
Nhận xét

• Các số chia hết cho 3 : 3 , 6 , 9 .

• Các số chia 3 dư 1 : 1 , 4 , 7 .

• Các số chia 3 dư 2 : 2 , 5 , 8 .
Mỗi tính chất như thế đều chỉ có 3 số nên c chỉ có đúng 3 cách chọn từ một số trong các bộ
trên. Vậy có 1.9.9.3 = 243 số thỏa yêu cầu.

Câu 40. [Mức độ 4] Xếp 3 bạn học sinh lớp A , 2 bạn học sinh lớp B , 1 bạn học sinh lớp C thành một
hàng dọc. Có bao nhiêu cách xếp sao cho hai bạn học sinh cùng lớp không đứng liền nhau?
A. 90 . B. 80 . C. 100 . D. 120 .

Lời giải
Xét các trường hợp sau :
TH1: Xếp 3 học sinh lớp A vào các ô đánh dấu A có 3.2.1 = 6 cách.

Xếp 3 học sinh còn lại vào 3 ô {1;2;3} hoặc {2;3;4} có 2.( 3.2.1) = 12 cách.

Trường hợp này có 6.12 = 72 cách xếp.


TH2: Xếp 3 học sinh lớp A vào các ô đánh dấu A có 3.2.1 = 6 cách.

Chọn 1 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C xếp vào một trong hai ô {1;2}, có 2.2.( 2.1) = 8
cách.
Xếp học sinh còn lại vào ô còn lại.
Trường hợp này có 6.8 = 48 cách xếp.

Vậy có 72 + 48 = 120 cách xếp.

You might also like