You are on page 1of 5

BẾP LỬA

Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Câu 1: Vì sao ở hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp
lửa” ? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu nhận xét về ý nghĩa tượng trưng của
hình tượng bếp lửa trong bài thơ.
Gợi ý:
Câu 1: ở câu đầu dùng từ “bếp lửa) => đây là hình ảnh tẳ thực xuyên suốt bài thơ
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm => là cơ sở để xuất hiện hình ảnh ngọn lửa ở
hai câu thơ sau.
- Từ “bếp lửa” chuyển thành “ngọn lửa” có ý nghĩa.
- Ngọn lửa của tình yêu thương.
- Ngọn lửa của sức sống, niềm nin, hy vọng mà bà muốn truyền cho cháu.
 Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, sức
sống miềm tin cho các thế hệ tiếp nối.
1. khổ

Câu 1: Cho câu thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.
1. Cho phép những câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ thơ và cho biết khổ thơ đó
được trích từ bài thơ nào, của ai? Hãy giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Em hiểu như thế nào về cụm từ “Biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu
đoạn? Chép một câu thơ khác trong bài thơ cũng có hai từ “nắng mưa” vơi ý nghĩa
tương tự. Hãy tìm một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích
ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ e vừa tìm được.
3. Trong đoạn thơ em vừa chép có hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Đó là từ
nào? Giải thích ý nghĩa của từ đó.
4. Tìm một từ láy tượng hình tỏng khổ thơ em vừa chép xuất hiện lặp lại ở
khổ thơ thứ nhất và giải thích ý nghĩa.
(Cho những từ: le lói, liu riu. Theo em, những từ này có thể thay thế cho từ “ấp iu”
trong đoạn thơ em vừa chép được không? Vì sao”
5. Câu thơ kết đoạn có sử dụng biện pháp tu từ gì, tác dụng?
6. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nêu cảm nhận cảu em về hình ảnh
người bà trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng quan hề từ và
phép thế để liên kết câu (gạch dưới).
7. Hãy kể tên hai bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình
Ngữ văn lớp 9.
8. Hình ảnh đôi bàn tay của bà qua từ láy “ấp iu” gọi em nhớ tới câu thơ nào
trong một tác phẩm cũng viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS,
chép chính sác câu thơ đó và nêu rõ xuất sứ
9. Tình cảm bà cháu thiêng liêng trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì
về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại? (trình bày thành đoạn văn khoảng
13 câu)
Gợi ý:
1. Chép chính xác khổ 6.
- Bài thơ “Bếp lửa” - Bằng Việt
- HCST: Năm 1963, khi tác giả đang học tại Liên Xô.

2. Cụm từ “Biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn: không chỉ nói về
những ngày nắng, ngày mưa đời bà từng trải qua mà còn ẩn dụ nói tới những vất
vả, nhọc nhằn mà bà từng nếm trải (đói nghèo, bom đạn, thay con nuôi cháu…)
- Câu thơ khác trong văn bản. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
- Một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn
gọn ý nghĩa câu thành ngữ vừa tìm được:
Ví dụ: Giãi nắng dầm mưa, năm nắng mười mă: chỉ những khó khăn, vất
vả…
3. Từ chuyển nghĩa là từ “nhóm”
- Nghĩa gốc: Nhóm bếp -> thắp lên ngọn lửa từ nhiên liệu
- Nghĩa chuyển - theo phương thức ẩn dụ: “Nhóm niềm yêu thương”,
“nhóm nồi xôi gạo” và “nhóm dạy cả tâm tình…” được dùng với nghĩa
chuyển => có nghĩa là khơi dạy hay gợi lên niềm yêu thương những ký
ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời con người.

4. Từ láy tượng hình: ấp iu – gợi đôi bàn tay chi chút, cần mẫn yêu thương
của bà, người nhóm lửa mỗi sáng mai.
(Những từ này không thể thay thế cho từ “ấp iu” và:
- Căn cứ vào sự kết hợp với từ sau nó là từ “nồng lượm” thì không thể là
“le lói nồng đượm” hay “liu riu nồng đượm” => vô lý.
- Từ “nhóm” của câu thơ này được hiểu theo nghĩa chuyển lên chỉ có từ
“ấp iu” mới diễn tả được sự yêu thương quan tâm lo lắng của người bà
dành cho cháu.

5. Căn cứ khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, kỳ lạ, thiêng liêng –
“Bếp lửa” => nhấn mạnh cảm xúc ngạc nhiên hạnh phúc của cháu khi khám phá
ra những điều kỳ diệu thiêng liêng từ một bếp lửa đơn sơ của bà.
6. Viết đoạn văn :
- Hình thức
+ Đoạn diễn dịch, khoảng 15 câu
+ Trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ và phép thế.
- Nội dung: nêu cảm nhận của con về hình ảnh người bà được thể hiện
trong đoạn thơ trên.
+ Người bà tảo tần, lam lữ cả cuộc đời hy sinh vì con cháu, lận đận đời bà
biết mấy nắng mưa, mấy chục năm rồi đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dạy
sớm...
+ Người bà hết lòng yêu thương cháu, người bà đã nhóm lên trong lòng
cháu bao điều tốt đẹp, có là tình yêu thương, là niềm tin yêu, hy vọng… Chú ý
phân tích các câu thơ “nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương…” Tác giả đã dùng
điệp từ “nhóm” với những nét nghĩa khác nhau để giúp người ta hình dung đôi
bàn tay khéo léo, chăm chút giữ lủa, các bà vừa giúp ta hiểu được những điều đẹp
đẽ, thiêng liêng và đã nhóm lên trong tâm hồn của cháu…
+ Người bà hiện rra tỏng nỗi nhớ trong tình yêu thương, lòng biết ơn vô bờ
của cháu, bà chính là gia đình, là tuổi thơ, là quê hương, là bép lửa “kỳ lạ” và
“thiêng liêng” nơi tâm hồn cháu.
7. Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình ngữ pháp
lớp 9: Nói với con (Y Phương), con cò (Chế Lan Viên).
8. Chép câu thơ “Tay bà khum soi trứng/ dành từng quả chắt chiu” (Tiếng
gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 9: Suy nghĩ về tình cảm gia đình
- Giải thích: Gia đình - Tổ ấm thiêng liêng, nơi có người thân, nơi ta khôn
lớn không chỉ về thể chất mà quan trọng hơn là về tâm hồn, tình cảm.
- Biểu hiện của tình cảm gia đình:
- Hành động giản dị: Bữa ăn, giấc ngủ, lời nhắc nhở…
- Hành động cao cả, thiêng liêng, sự hy sinh…
 Dẫn chứng: văn học, đời sống.
- Ý nghĩa: Tình cảm gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng, thiêng
liêng:
+ Nó nuôi dưỡng của mỗi con người, nơi ta được yêu thương, chăm sóc, dạy
bảo để trưởng thành.
+ Nơi tiếp cho ta nguồn sức mạnh, động lực để vươn tới, vượt qua mọi khó
khăn, thất bại trong cuộc sống.
+ Nơi ta luôn được sống là chính mình, ta có những phút dây bình an nhất
 Phải trân trọng tình cảm gia đình, sống sứng đáng với tình cảm đó, xây
đắp mái ấm giá đình.
- Phê phán biểu hiện tiêu cực những người không biết trân trọng tình cảm
gia đình.
2. Khổ 7:
Dưới đây là lời của người cháu ở phương xã gửi tới bà:
Giờ cháu đã đi xã. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lức nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa …?
Câu 1: Đoạn thơ trên là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì?
Câu 2: Bài thơ được kết thúc bằng câu nghi vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp
chưa” ? nêu tác dụng của câu nghi ván?
Câu 3: Bằng một đoạn văn khoảng 10: Có sử dụng phép lặp liên kết và một
câu đảo trật tự từ em hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm sâu nặng
với bà với quê hương, đất nước của con cháu.
Câu 4: Mở đầu bài thơ tác giả viết: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm” và ở
khổ kết, số từ “Một” đã được thay bằng chữ “Chăm”. Cách thay đổi như vậy có dụ
ý gì?
Câu 5. Tại sao ở dòng thơ đầu tiên khổ thơ kết, nhà thơ ngắt thành hai câu
“Giờ cháu đã đi xã, có ngọn khói chăm tàu”: Dấu chấm xuất hiện ở giữa dòng thơ
có tác dụng gì?
Gợi ý:
Câu 1: Lời của nhân vật người cháu:
- Nói về người bà
- Nói về tình cảm sâu nặng của cháu với bà, quê hương đất nước.

Câu 2: Tác dụng, gợi cho người bà đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc
khoải, thường trực một nỗi nhớ đau đớn, khôn nguôi, luôn nhớ về bà cũng chính là
nhớ về quê hương đất nước, cội nguồn của đứa cháu.
(Câu nghi vấn được dùng để bộc lộ cảm xúc)
Câu 3: Câu chủ đề: Tình cảm sâu nặng với bà, với quê hương đất nước của
người cháu, triển khai khoảng cách về không gian, thời gian, khói trăm tàu, nửa
trăm nhà, niềm vui trăm ngả không thể làm cháu lãng quên niềm ánh sáng và hơi
ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương, không quên được những tận tụy hi sinh của
đời bà\ => đó là đạo lý thủy chung cao đẹp của con người Việt Nam.
- Nghệ thuật cần phân tích điệp từ nối “nhưng” ở câu thơ thứ 3.
- Phân tích câu thơ kết (xem ý b).

Câu 4: Số từ “Một” được phát triển thành “trăm” -> nhấn mạnh từ một bếp
lửa đơn sơ, từ những chân trời rộng mở, những niềm vui lớn trong cuộc đời.
Câu 5: Dấu chấm ngắt câu thơ đầu khổ thành 2 diễn tả khoảng cách không
gian, thời gian giữa bà và cháu, giữa quá khứ và hiện tại nhưng để nhấn mạnh
tình cảm bà cháu vượt lên trên mọi khoảng cách của không gian và thời gian

You might also like