You are on page 1of 3

Luyện thi Ngữ văn 9

KIẾN THỨC CƠ BẢN


PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
I. KIẾN THỨC CHUNG
1. Tác giả: Lê Anh Trà - nhà khoa học.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Văn bản được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với
cái giản dị” in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” (Viện Văn hóa xuất bản
năm 1990 – nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác).
b. Đề tài: Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Một số văn bản đã học cùng đề tài: + Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ);
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
c. Chủ đề: Sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
d. Nhan đề (có thể hiểu ngắn gọn): Lối sống, cách sinh hoạt, cách làm việc, ứng xử ... tạo
nên nét riêng của con người Hồ Chí Minh.
e. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống
văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự giản dị và thanh cao.
d. Nghệ thuật: Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, nghị luận, bình luận. Chi tiết chọn lọc, tiêu
biểu; nghệ thuật so sánh, đối lập.
II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
1. Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
a. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Nguyễn Thị Hồng Ngọc

- Hoàn cảnh: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng gian truân
- Mục đích: thực hiện khát vọng cứu nước
- Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
+ Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả
phương Đông và phương Tây.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga...
+ Làm nhiều nghề: Bồi tàu, rửa bát, cào tuyết, viết báo, hoạt động cách mạng, ...
- Điều đặc biệt trong cách tiếp cận văn hóa các nước của Bác:
+ Học tập qua thực tế (đi nhiều, làm nhiều)
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc, uyên thâm
+ Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài:
 Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những cái hạn chế, tiêu cực.
 Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế. (ảnh hưởng quốc
tế đó đã nhào nặn... lay chuyển được).
b. Gốc văn hóa dân tộc
 Phong cách Hồ Chí Minh: là sự nhào nặn những tinh hoa thế giới với cái gốc văn hóa
dân tộc để tạo nên một nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng rất mới,
rất hiện đại.

“Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn.” (Khuyết danh) 1
Luyện thi Ngữ văn 9

* Nghệ thuật: - Dẫn chứng cụ thể tiêu biểu. - Kể đan xen bình luận, liệt kê, cách viết so sánh,
khái quát để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

“Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn.” (Khuyết danh) 2
Trường THCS Đoàn Thị Điểm Ôn luyện Ngữ văn 9

2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh (thể hiện trong lối sống)
a. Sự giản dị, trong sáng đến tuyệt đẹp
+ Nơi ở đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách..., đồ đạc mộc
mạc, đơn sơ.
+ Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Bữa ăn đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
+ Tư trang ít ỏi: Một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
* Nghệ thuật: Cách nói dân dã, ngôn ngữ giản dị, dùng từ số lượng ít ỏi (chiếc, vài, vẻn
vẹn, ít ỏi...); liệt kê các biểu hiện cụ thể trong lối sống bằng các chi tiết tiêu biểu, gợi chứ
không diễn giải dài dòng.
b. Sự thanh cao, sang trọng
- So sánh cách sống của Bác:
+ Với các vị lãnh tụ, vua hiền: Khẳng định Bác sống giản dị và tiết chế (hạn chế, giữ cho không
vượt quá mức).
+ Với các vị hiền triết xưa: Khẳng định Bác sống rất giản dị và thanh cao.
* Nghệ thuật: - Kết hợp kể, bình luận giàu cảm xúc
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu, kết hợp trích dẫn thơ
- Sử dụng phép so sánh (tương phản, tương đồng)
 Tóm lại: Phong cách Hồ Chí Minh vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp của
đạo đức, tâm hồn. Phong cách ấy vừa rất mới, rất hiện đại vừa rất bình dị, rất Việt Nam,
rất phương Đông. Học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta cần hòa
nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà. (Sáng tháng năm – Tố Hữu)
- Nơi Bác ở: sàn mây, vách gió,
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà. (Theo chân Bác – Tố Hữu)
- “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ
là nền văn hóa của tương lai.” (Nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam)
- Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ,
Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn. (Việt Phương)
IV. CÁC VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI GỢI RA TỪ TÁC PHẨM
- Suy nghĩ về lối sống giản dị.
- Vai trò của tinh thần tự học của con người.
- Khát vọng được cống hiến cho đất nước.
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập
- Lối sống văn minh cần có của con người hiện đại.
- Cách học tập và tiếp thu có chọn lọc.

“Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.” (Hồ Chí Minh) 3

You might also like