You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ : VIẾT ĐOẠN VĂN MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. LÝ THUYẾT:
1. Mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật:
-Dẫn dắt trực tiếp/gián tiếp
-Giới thiệu nhân vật và khái quát phẩm chất của nhân vật đó.
2. Mở bài cho dạng đề phân tích đoạn thơ:
-Dẫn dắt trực tiếp/gián tiếp
-Giới thiệu bài thơ
-Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó.
B. LUYỆN TẬP:
1. Mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật
a) Trực tiếp:
Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI.
Ông là tác giả của tác phẩm "Truyền kì mạn lục"- tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán
đầu tiên ở Việt Nam, đỉnh cao của thể loại truyền kì, một áng "thiên cổ kì bút" theo lời
đánh giá của Vũ Khâm Lân. Trong tác phẩm đó, không thể không nhắc đến "Chuyện
người con gái Nam Xương. Truyện kể về nhân vật chính là Vũ Nương- một khuôn
vàng thước ngọc cho vẻ đẹp của người phụ nữ xưa nhưng cuộc đời lại gặp nhiều oan
trái, bất hạnh. Từ đó nhà văn đã thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt,
đồng đời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội
phong kiến.
b) Gián tiếp:
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là
nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là
nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn…….. đã để tiếng lòng của mình cất
lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật……...

Puskin từng viết: " Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được
là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là
nhờ tiếng lòng của người cầm bút. Và nhà văn Nguyễn Dữ đã để tiếng lòng của mình
cất lên, để linh hồn của tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" bay lên với
hình tượng nhân vật Vũ Nương. Truyện kể về nhân vật chính là Vũ Nương- một khuôn
vàng thước ngọc cho vẻ đẹp của người phụ nữ xưa nhưng cuộc đời lại gặp nhiều oan
trái, bất hạnh. Từ đó nhà văn đã thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt,
đồng đời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội
phong kiến.
B. MỘT SỐ MỞ BÀI THAM KHẢO:
I. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI:
1. Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI.
Ông là tác giả của Truyền kì mạn lục- tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở
Việt Nam, là đỉnh cao của thể loại truyền kì, từng được xem là một áng “thiên cổ kì
bút”-Vũ Khâm Lân. Trong đó, không thể không nhắc đến "Chuyện người con gái
Nam Xương". Bằng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật dẫn dắt tài tình, yếu tố kì ảo
hấp dẫn, tác phẩm kể về Vũ Nương- người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp, cao quý
nhưng lại bị dồn đẩy đến cái chết thương tâm. Từ đó, nhà văn đã thể hiện niềm
thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của
những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
2. Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du/ Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Có lần nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”
“Tiếng thơ ai” đó chính là của Nguyễn Du- nhà thơ thiên tài của dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới. Và Truyện Kiều đã trở thành kiệt tác trong nền văn học trung đại
Việt Nam.Tuy mượn đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn, có ý nghĩa quyết định đối với
giá trị của tác phẩm. Về phương diện nghệ thuật , truyện thơ này được coi là đỉnh cao
về nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật này chính là Kiều ở lầu Ngưng Bích. Qua đoạn
trích, Nguyễn Du đã nói lên tiếng nói đồng cảm, thương xót trước cảnh ngộ cô đơn,
đau khổ của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp
của nàng ngay trong hoàn cảnh tăm tối nhất.
II. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM:
1. Mở bài cho dạng đề phân tích nhân vật.
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là
nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là
nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn…….. đã để tiếng lòng của mình cất
lên, để linh hồn của tác phẩm ………bay lên qua hình tượng nhân vật……...
2. Mở bài cho phân tích thơ, đoạn thơ:
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi
thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao
đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá
trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ .......................để tác phẩm
.........................................còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc..............
3. MỞ BÀI CHUNG:
a) “Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện
một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những
gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực,...thì vẫn còn mãi với thời gian. Có lẽ mãi mãi
về sau, chúng ta vẫn không thể quên được ...............
b)Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại làm ta quên ngay, cho đến lúc xem
lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng
sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm
khảm.....................là một tác phẩm như thế..........................

You might also like