You are on page 1of 5

Hãy sử dụng 1 số tác phẩm nghệ thuật để làm rõ nội dung và hình thức

trong nghệ thuật (hoặc sử dụng 3 tác phẩm nghệ thuật để chứng minh)
TRẦN THỊ HẰNG-K16B-SPMT
BÀI LÀM
1. Tác phẩm “ Tắt đèn” của tác giả Ngô Tất Tố
 Nội dung của tác phẩm trong nghệ thuật này là:
 Đề tài của “Tắt đèn”: là
cuộc sống bi thảm của
người nông dân Việt
Nam trước Cách mạng
tháng Tám 1945, trong
những ngày sưu thuế.
Với đề tài này, Ngô Tất
Tố đã thể hiện sự gắn bó
của mình với cuộc sống
của người nông dân.
 Chủ đề của tác phẩm: là
sự mâu thuẫn giữa nông
dân và bọn cường hào
quan lại trong thôn Việt
nam.
 Tư tưởng chủ đề: “Tắt
đèn” thể hiện sự cảm
thông, chia sẻ sâu sắc và
gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đồng thời tác
phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ.
 Cảm hứng nghệ thuật :là lòng căm phẫn, sự tố cáo bọn hào lí, quan lại
ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp.
 Hình thức tác phẩm nghệ thuật này là :
 Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung. Các tình tiết, chi tiết đan cài chặt
chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã
xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối.
 Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
 Tác giả khắc họa thành công hình ảnh các nhân vật điển hình. Các
hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường
hào đôn quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
 Ngôn ngữ trong “Tắt đèn ” từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật
đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.
2.Bài Thơ "Nắng Mới" - Lưu Trọng Lư

Tặng hương hồn thầy mẹ.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,


Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ


Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

 Nội dung của tác phẩm trong nghệ thuật này là


 Đề tài: “Nắng mới” là tâm trạng hồi tưởng rất thật về hình ảnh người
mẹ. Bài thơ đã thể hiện thành công tình yêu, nỗi nhớ mà đứa con dành
cho người mẹ đáng kính.
 Chủ đề: Tình cảm gia đình.
 Cảm hứng nghệ thuật: nỗi nhớ thương mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác
giả.
 Tư tưởng của chủ đề: bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ với
những vẻ đẹp hiện lên trong tâm tưởng và tình cảm của nhân vật trữ
tình. Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ khôn nguôi với người mẹ khi xưa.
 Hình thức tác phẩm nghệ thuật này là :
 Ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi.
 Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
 Sự kết hợp xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại càng khắc sâu hơn nỗi nhớ
của nhân vật.
 Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, dễ khơi gợi sự đồng cảm.
 Nói về chủ đề tình cảm gia đình một cách giản dị, thân thuộc, không
cần quá cầu kì mà vẫn chiếm được vị trí trong lòng độc giả. Bài thơ
chỉ như một lời tự sự, một dòng chảy tự nhiên của cảm xúc.Mang lại
ấn tượng về cái bình dị, mộc mạc của thơ Lưu Trọng Lư.
3. Đồng lúa mì và cây bách, họa sĩ Vincent van Gogh (1889)
 Đề tài của tác phẩm: Các tác phẩm được lấy cảm hứng từ góc nhìn từ
cửa sổ nhà thương về phía dãy núi Alpilles.( Lúc Van Gogh là bệnh
nhân ở đây từ tháng 5 năm 1889 đến tháng 5 năm 1890)
 Chủ đề của tác phẩm: Tranh vẽ vùng nông thôn, những cánh đồng
xung quanh.
 Cảm hứng nghệ thuật: vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm 1889,
trong một khoảng thời gian vẽ tranh "điên cuồng" . Lúc này, ông đang
bị mê hoặc bởi những cây bách. Bức tranh có thể đã được vẽ ngoài
trời, gần khung cảnh bức tranh, có lẽ là khi Van Gogh rời khỏi nhà
thương. sinh thời ông thường tìm thấy sự thư giãn và khuây khỏa khi
giao hòa với thiên nhiên Nó đại diện cho cuộc sống, sự thiêng liêng
và vòng quay của cuộc đời 
 Tư tưởng của chủ đề: Bức tranh mô tả những cánh đồng lúa mì chín
vàng, một cây bách vùng Provence thuôn nhọn, cao và sẫm màu giống
như như một cột tưởng niệm; cây ôliu bên phải thì lại sáng màu hơn,
phía sau là những ngọn đồi và núi, trên bầu trời xanh là những đám
mây trắng xám đang cuộn vào nhau. Van Gogh coi tác phẩm này là
một trong những bức tranh về mùa hè đẹp nhất của ông.
 Hình thức tác phẩm nghệ thuật này là:
 Sau khi vẽ một phiên bản bằng bút sậy cho tác phẩm, bây giờ được
trưng bày ở Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam, ông đã sao lại tác
phẩm hai lần bằng màu dầu trong studio, một bản thì có cùng kích
thước (F615) và một bản thì nhỏ hơn (F743). Bản lớn hơn có thể
được vẽ liên tục một lần trong studio, với một vài chỉnh sửa nhỏ sau
này như bổ sung thêm màu vàng và nâu. Van Gogh phác họa tác
phẩm bằng cách vẽ chìm bằng chì than; ông vẽ một lớp sơn mỏng
cho cây bách và bầu trời và một lớp impasto dày cho đồng lúa mì
phía trước và những đám mây ở trên. Rất đặc trưng, ông ưa thích sắc
trắng rực rỡ của màu trắng kẽm (kẽm oxit) cho những đám mây trắng
hơn là màu trắng chì, mặc dù chất lượng khô của nó rất kém. Bảng
màu của ông cũng bao gồm màu xanh coban cho bầu trời, màu vàng
crôm nhiều sắc độ cho cánh đồng lúa mì, màu xanh crom và màu
xanh ngọc lục bảo cho bụi cây và cây bách, màu đỏ son cho các cây
hoa anh túc có cả màu xanh đậm tổng hợp. Phiên bản “vẽ ngoài trời”
tháng 7 thì được vẽ nhiều, nặng nề và chậm hơn, và có thể được coi
là một nghiên cứu cho phiên bản studio tháng 9 với nét vẽ được chú ý
hơn. Ông đã gửi phiên bản vẽ trong studio nhỏ hơn cho mẹ và em gái
của mình như một món quà.
 Tác phẩm là một trong những tác phẩm của ông khắc họa cuộc sống
thiên nhiên được thể hiện dữ dội ,thô ráp, xoáy chặt lẫn nhau
4.Kết luận
Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất và đều có vị trí quan trọng đối với giá
trị của tác phẩm nghệ thuật. Bởi chúng đều là cơ sở cho sự tồn tại trong tính hiện
thực của một tác phẩm nghệ thuật. Trong đó nội dung qui định hình thức; mặt khác
tính chất đa dạng; phong phú và mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của hình
thức lại qui định mức độ hoàn thiện hay không hoàn thiện của nội dung.
Trong sáng tạo nghệ thuật; bao giờ nghệ sỹ cũng đi từ nội dung đến hình thức; xuất
phát từ nội dung là cái tương đối ổn định và tìm kiếm những hình thức đa dạng
tương ứng để biểu hiện. Trong quá trình sáng tạo của người nghệ sỹ; khi tác phẩm
mới được hình thành thì nội dung đó còn nằm trong trí tưởng tượng sáng tạo; ý đồ
sáng tạo của nghệ sỹ chứ chưa phải là nội dung hoàn chỉnh và nó chỉ hoàn chỉnh
khi đã được thể hiện ở những hình thức thích hợp với nó.

You might also like