You are on page 1of 29

BÀI NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

TÂM LÝ HỌC SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

GV: NGUYỄN MAI HƯƠNG

SV: NGUYỄN QUANG VINH

LỚP: DH21A8

HÀ NỘI -2023
Contents
PHẦN 1 : TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ THUẬT.....................3
1.1: KHÁI NIỆM TƯỞNG TƯỢNG LÀ GÌ.........................................3
1.2: PHÂN LOẠI TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ THUẬT......5
1.3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ST HÌNH ẢNH MỚI TRONG TƯỞNG
TƯỢNG................................................................................................11
1.4: VAI TRÒ CỦA TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ THUẬT.12
1.5: TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT................15
2.1 TÁC PHẨM QUAN ÂM THỊ KÍNH...............................................15
2.2: TÁC PHẨM DRAGON................................................................24
2.3:TÁC PHẨM NGƯỜI CÁ..............................................................25

2
PHẦN 1 : TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ THUẬT

1.1: KHÁI NIỆM TƯỞNG TƯỢNG LÀ GÌ

Tưởng tượng Là con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con
người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoặc chưa có
trong hiện thực.

Hoặc có thể nói, tưởng tượngcòn là quá trình nhận thức,phản ánh những
cáichưa có trong kinh nghiệmbằng cách xâydựng những hình ảnh mới,
trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có.

Ví dụ như nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài "Hành quân lên Tây Bắc"
năm 1983. Nhưng 11 năm sau ( l994 ),anh mới có dịp được lên Tây
Bắcvà mớitrực tiếp thấy Tây Bắc… "Vút xa mờ" với Tây Bắc “Mây
trắng bồng bềnh như mơ”.

Ngày nay, về mặt khoa học và kỹ thuật con người đã lên thăm được
chịHằng và một số ngôi nhà (hành tinh) khác ngoài trái đất. Con người
đã lang thang dướiđáy đạidương tìm cua, tìm vàng và thăm "Vua thủy
Tề”. Biết bao nhiêu sự kiện mà trước đây cho là hoang đường, thần bí
nay thành sự thật. Tất cả đều bắt đầu từ Tưởng tượng. Lênin từng nói:
"Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần tưởng tượng. Đó
là một định kiến sai lầm ngu xuẩn. Ngay cả trong toán học cũng cần có
tưởng tượng. Không có nó thì không thể có phép vi phân và tích phân" (*)

3
Tưởng tượng cũng là khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái
niệm trong tâm trí khi không nhận thức đối tượng đó thông qua thị
giác, thính giác hoặc các giác quan khác. Tưởng tượng là công việc của
tâm trí, giúp cung cấp ý nghĩa cho kinh nghiệm và tri thức, là cơ sở cho
việc nhận thức thế giới nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình học tập . Phương pháp rèn luyện trí tưởng tượng thường gặp là
nghe kể chuyện, trong đó ngôn từ là yếu tố cơ bản để "sáng tạo thế giới"

Tưởng tượng là khả năng mà qua đó chúng ta nhận thức thế giới. Những
gì chúng ta sờ, nghe, thấy được tổng hợp bằng tưởng tượng để tạo ra một
"bức tranh toàn cảnh"

Tưởng tượng được coi là khả năng bẩm sinh

Trí tưởng tượng cũng có thể được thể hiện qua những câu chuyện
chẳng hạn như truyện cổ tích hay hình ảnh tưởng tượng. Hầu hết
các phát minh nổi tiếng hoặc các sản phẩm giải trí được tạo ra từ cảm
hứng của trí tưởng tượng của một người nào đó. Nghệ thuật là sự sáng
tạo, muốn sáng tạo thì người nghệ sỹ phải có óc tưởng tượng phong phú,
bởi bản thân hiện thực không đưa lại cho con người cái toàn vẹn, cái
hoàn hảo trong các hình tượng nghệ thuật. Một hình tượng nghệ thuật
muốn thể hiện sự tổng hợp và sự khái quát cao thì trong tư duy của
người nghệ sỹ phải gắn liền với tưởng tượng và xúc cảm. Các nhà
nghiên cứu cho rằng, tưởng tượng là cấu trúc hạt nhân cùng với xúc cảm
tạo nên năng lực sáng tạo của người nghệ sỹ.

4
Theo Chu Quang Tiềm, tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật là
“căn cứ vào những ý tưởng có sẵn làm tài liệu, rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn
lọc, tổng hợp lại để thành một hình tượng mới” . Như vậy, ông quan
niệm “chỉ có tưởng tượng sáng tạo mới sản sinh ra nghệ thuật”, tưởng
tượng không thể tách rời khỏi các biểu tượng, mà biểu tượng là do kinh
nghiệm thu thập được.
1.2: PHÂN LOẠI TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ THUẬT

Tưởng tượng tái tạo: Đó là quá trình người nghệ sỹ phục hồi, tái
diễn lại những kinh nghiệm cũ trong ký ức của mình để tạo nên chất
liệu, chuẩn bị cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, đây
chưa phải là quá trình sáng tạo mà nó mới chỉ là quá trình tích luỹ, là sự
chọn lựa trong thế giới hiện thực những sự kiện, những con người,
những vấn đề phù hợp với xúc cảm, phù hợp với ý đồ sáng tạo của người
nghệ sỹ mà thôi.
- Tưởng tượng sáng tạo: Theo Chu Quang Tiềm đây mới thực chất
là quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong giai đoạn này, người nghệ sỹ sẽ
tập hợp những yếu tố, những hồi ức, những tài liệu đã được lựa chọn
trong quá trình tái tạo, thiết lập chúng theo một cơ cấu mới, một cấu
trúc nhất định để tạo nên hình tượng nghệ thuật. Sự tổng hợp này có thể
được phát triển theo chiều hướng dính kết các đặc điểm, các chi tiết của
những đối tượng khác nhau hoặc theo hướng nhân cách hoá, điển hình
hoá, khái quát hoá, nhấn mạnh từng chi tiết trong bản thân sự vật, hiện

5
tượng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới. Hình tượng nghệ
thuật này càng chứa đựng yếu tố mới lạ bao nhiêu thì khả năng sáng tạo
của người nghệ sỹ càng được đánh giá cao bấy nhiêu.
Nhấn mạnh đặc điểm của quá trình tưởng tượng sáng tạo trong lĩnh
vực nghệ thuật, P.A.Ruđich viết: “Đó là quá trình có cao trào cảm xúc
đặc biệt và nó mang lại cho hoạt động sáng tạo của con người một tích
chất hứng khởi, tức là một trạng thái mà con người dường như thoát lý,
thăng hoa khỏi xung quanh” . Quan điểm này của Ruđich hoàn toàn
thống nhất với quan điểm của các nhà Tâm lý học biện chứng, cho rằng
không thể đem thứ tưởng tượng thông thường của tất cả mọi người để
sáng tạo nghệ thuật mà phải là thứ tưởng tượng mang yếu tố cảm xúc.
M.A.Nauđrop trong tác phẩm “Tâm lý học sáng tạo văn học” cũng
đã chia tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sỹ thành 3 mức độ khác
nhau:
- Tưởng tượng hoang đường: Đây có thể coi là giai đoạn thấp nhất
trong hoạt động tưởng tượng của người nghệ sỹ. ở mức độ này, khi
tưởng tượng người nghệ sỹ thường thiên về những điều kỳ diệu, khác
thường.
Ông cho rằng, trong giai đoạn này, người nghệ sỹ đã rơi vào chủ
nghĩa duy tâm, ngây thơ, tức họ chỉ dựa vào những mâu thuẫn mang tính
chất bất thường, kỳ lạ giữa một bên là thế giới hiện thực với một bên là
cuộc sống tưởng tượng bay bổng của người nghệ sỹ. Và cái đích cuối
cùng của họ là được thoả mãn các lý tưởng đạo đức mà họ khát vọng

6
vươn tới nhưng không đạt được trong thế giới hiện thực, vì vậy họ phải
gửi gắm vào những hình tượng nghệ thuật hoang đường. Đây cũng cũng
chính là sự biểu hiện những ước mơ thầm kín về hạnh phúc và lòng khát
khao tự do.
- Mức độ nhân cách hóa: Đây là giai đoạn người nghệ sỹ chuyển
các đặc điểm về tinh thần và tâm trạng, chuyển tất cả những khát vọng
hoang đường mà họ đã thực hiện ở giai đoạn trước vào hiện thực vào các
vật thể vật chất (các loại hình nghệ thuật khác nhau: âm nhạc, hội hoạ,
văn học...). Đây là hành động của một sự liên tưởng không lường trước
và nhiều lúc bản thân người nghệ sỹ cũng không ý thức đựơc do các mối
liên tưởng nào tạo nên. Và khả năng chuyển từ tưởng tượng sang tưởng
tượng trong tác phẩm nghệ thuật thì chỉ có ở người nghệ sỹ mà thôi.
- Mức độ nhập thân: Tiền đề của sự nhập thân được tạo nên bởi
các biểu tượng rõ ràng về những con người, những hoàn cảnh xuất
thân... Đây chính là quá trình người nghệ sỹ tưởng tượng ra toàn bộ cuộc
sống thực tại trong thế giới ảo về các hình tượng nhân vật mà họ sáng
tạo nên. Khi nhập thân, người nghệ sỹ sẽ đặt mình vào chính đời sống
của nhân vật, họ suy nghĩ, biểu cảm như nhân vật trong từng điều kiện,
trường hợp cụ thể. Sự hoá thân càng cao, mức độ thành công của tác
phẩm càng lớn. Điều kiện để tạo nên trạng thái nhập thân của người
nghệ sỹ không nhất thiết là những cái họ đã trải qua trong cuộc sống mà
đây thực chất là quá trình người nghệ sỹ tiếp nhận những tác động từ
bên ngoài, dựa trên những kinh nghiệm đã có, họ sẽ suy nghĩ một cách

7
sâu sắc, đầy đủ về nhân vật, chú ý tới những đặc điểm ngoại hình và nội
tâm của nhân vật. Khi có đủ ba điều kiện này, trí tưởng tượng bắt đầu
hoạt động và người hoạ sỹ sẽ hóa thân vào nhân vật của mình để sáng
tạo.
Như vậy, cái đích cuối cùng trong tưởng tượng sáng tạo của người
nghệ sỹ là tạo ra các hình tượng nghệ thuật. Đó chính là hệ thống các lớp
cảm xúc tiêu biểu trong xã hội, là nơi lưu giữ các xúc cảm thẩm mỹ và
cũng là nơi truyền đạt những thông điệp thẩm mỹ. Chính nhờ có tưởng
tượng và thông qua tưởng tượng mà toàn bộ các hình tượng nghệ thuật
tồn tại trong các tác phẩm đã đạt đến trình độ của sự tưởng tượng khái
quát, tạo nên cái riêng, cái độc đáo của từng nhân cách sáng tạo và mang
tính khác lạ so với thế giới hiện thực.
Có loại tưởng tượng không chủ định và loại tưởng tượng có chủ định.

Loại tưởng tượng không chủ định là loại tưởng tượng mà những hình
ảnh xuất hiện trong óc ta không theo một mục đích đặt ra từ trước.

Loại này có hai mức: Tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức (khi
mơ) và tưởng tượng có sự tham gia ít nhiều của ý thức ở giai đoạn đầu,
sau đó mờ đi (Ngắm mây, ngắm cảnh sau đó tưởng tượng ra các loại
hình thù).

Loại thứ hai là tưởng tượng có chủ định. Loại này có mục đích, có
phương hướng rõ ràng, dựng lên nhưng hình ảnh nhất định nhằm giải
quyết một ý muốn cụ thể của con người. Kết quả của tưởng tượng có
8
chủ định bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn, từ những tri thức, kinh
nghiệm nhất định mà con người đã tích luỹ được về vấn đề đó. (Những
người sáng tác văn học như viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ thấy
rất rõ điều này). Vì nó được lựa chọn, phân tích, tổng hợp những nét chủ
yếu của các hiện tượng, hình ảnh đã có, đã biết để xây dựng hình ảnh
mới.

Loại tưởng tượng này gắn với hoạt động của tư duy, ý chí, với hệ thống
tín hiệu thứ hai và luôn được sự điều khiển của ý thức. Điều này, các nhà
tâm lý học, giáo dục học, những nhà khoa học, các văn nghệ sĩ... đều rõ.
Các người chỉ huy quân sự trước khi bước vào trận đánh, quá trình phán
đoán, phân tích tình hình là quá trình tưởng tượng các tình huống có thể
xảy ra. Khi dự kiến các phương án tác chiến lại càng phải tưởng tượng
cao hơn.

Tưởng tượng tích cực :


Tưởng tượng tích cực :
+ KN :loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu
kích thích tính tích cực
thực tế của con người . Tưởng tượng tích cực gồm hai loại tưởng tượng
tái tạo và tưởng tượng
sáng tạo
+ Tưởng tượng tái tạo : là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối
với cá nhân người tưởng

9
tượng dựa trên sự mô tả của người khác của sách vở tài liệu
+Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa
có kinh nghiệm cá nhân cũng
như kinh nghiệm xã hội .Tính chất mới mẻ độc đáo và có giá trị đặc
điểm nổi bật của loại tưởng
tượng này Đây là mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng
tạo( trong nghiên cứu khoa học
hoạt động nghệ thuật )
- Tưởng tượng tiêu cực:
+ Kn: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện
trong cuộc sống vạch ra
những chương trình hành vi không được thực hiện tưởng tượng chỉ để
mà tưởng tượng để thay
thế hoạt động ảnh ảnh
+ Có thể xảy ra có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện
hình ảnh tưởng tượng trong
cuộc sống người ta còn gọi lại tưởng tượng này là sự mơ mộng Đây là
một hiện tượng thường có
ở con người xong nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một lệch lạc của sự
phát triển nhân cách .
+ Tưởng tượng tiêu cực Có thể xảy ra không chủ định điều này chủ
yếu xảy ra khi ý thức hệ

10
thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu khi con người ở tình trạng không hoạt
động ngủ chiêm bao trong
trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lý của ý thức (Ảo giác ,hoang
tưởng )

1.3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ST HÌNH ẢNH MỚI TRONG


TƯỞNG TƯỢNG

- Thay đổi kích thước, số lượng hay thành phần của vật . Đây là cách tạo
hình ảnh mới bằng cách tăng thêm hay giảm đi kích thước, số lượng của
vật hay thành phần của vật (người khổng lồ, người tí hon …)

VD: trẻ con khi nhìn thấy những cây cột điện ở xa, chúng sẽ nghĩ là cây
cột điện ấy nhỏ, mặc dù các cây cột điện là cao như nhau.

- Nhấn mạnh một thuộc tính, một bộ phận nào đó của đối tượng. Đây là
cách sáng tạo ra hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa
lên hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện
tượng nào đó so với các sự vật hiện tượng khác.

VD: tranh biếm họa về một hiện tượng xã hội nào đó, hay là về một
nhân vật nào đó có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.

- Chắp ghép (kết dính) : Đây là phương pháp ghép các bộ phận của
nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Các bộ

11
phận hình thành hình ảnh mới không bị thay đổi mà được ghép lại với
nhau theo quy luật xác định.

VD: hình ảnh con rồng, nàng tiên cá, ….

1.4: VAI TRÒ CỦA TƯỞNG TƯỢNG TRONG ST NGHỆ


THUẬT

Vai trò của tưởng tượng được thể hiện trong tất cả các cấp độ và
các hình thức của họat động sáng tạo, nhưng đối với nghệ thuật thì đặc
điểm của trí tưởng tượng đã xuất hiện trong qúa trình nhà nghệ sỹ tri
giác hiện thực do tính mục đích đặc biệt của sự chiếm hữu thế giới một
cách thẩm mỹ. Điều đó được thể hiện thông qua hoạt động sáng tạo của
người nghệ sỹ, không những nắm được mối liên hệ thực tế, hiển nhiên
mà cả những quan hệ ẩn dấu mà họ sáng tạo ra chúng, dường như đã
được tồn tại trên thực tế bằng cách phá vỡ ranh giới của kinh nghiệm
văn hóa, làm cho trí nhớ xã hội thêm rộng lớn và phong phú hơn. Những
tình cảm, những khát vọng, những mong muốn, những cố gắng và những
ý nghĩ của người nghệ sỹ sau khi đã tập hợp được những kinh nghiệm có
ý nghĩa xã hội, khi nhập vào qúa trình tri giác thẩm mỹ, làm lay chuyển
cái sơ đồ, trật tự quen thuộc mà thông thường dùng để bó hẹp những liên
tưởng của trí tưởng tượng. Cho nên, trong tri giác thẩm mỹ này làm nảy
sinh những liên tưởng mới không còn phù hợp với những nguyên tắc có
tính chất kinh nghiệm đã được hình thành từ trước.

12
Các hình tượng nghệ thuật với kết qủa trực tiếp phản ánh hiện thực
trong qúa trình tri giác thẩm mỹ ở một khoảnh khắc nhất định lại kết hợp
với những biểu tượng được gìn giữ ở trong trí nhớ, trong tình cảm và
trong tư tưởng của chủ thể sáng tạo làm xuất hiện những tư tưởng mới.
Và đến lượt nó, tư tưởng mới được nảy sinh lại kết hợp với những tư
tưởng khác, tình cảm và hình tượng khác mà kết qủa tất yếu sẽ xảy ra là
một chuỗi phức tạp, đa dạng có nhiều chi nhánh của những liên tưởng.
Đó là kết qủa của qúa trình hư cấu được thực hiện thông qua trí tưởng
tượng mà người nghệ sỹ thể hiện ra. Cũng trên cơ sở đó, và các căn cứ
vào sự giống nhau, sự gần nhau, kể cả sự tương phản nhau của các liên
tưởng, và với các thủ pháp nghệ thuật, chủ thể sáng tạo có khả năng sáng
tạo nên hình tượng nghệ thuật với tính cách là sợi dây dẫn đường của trí
tưởng tượng.
Sự cần thiết phải khắc phục tình trạng kìm hãm những tình huống
mới do tính chất khuôn sáo của tri giác và tính chất máy móc ở trong
kinh nghiệm, thói quen tâm lý của cuộc sống hàng ngày như một nhu
cầu thực tế. Nhu cầu này bộc lộ thành nhu cầu nghệ thuật khi nó có khả
năng giải phóng trí tưởng tượng khỏi tác động gò bó của những cơ chế
tâm lý - thần kinh đó. Nhờ vậy mà tri giác nghệ thuật, như Vưgốtxki đã
nhận xét một cách tế nhị rằng, sáng tạo nghệ thuật diễn ra trong sự kích
thích tình cảm, trong việc thao tác tư duy tưởng tượng và hư cấu, khi
người ngệ sỹ nhào luyện chất liệu mà mình lấy được từ cuộc sống biến
chúng trở thành một cái gì đó cao hơn chất liệu vốn có, và thậm chí còn

13
tạo ra những gì mới hơn, cao hơn bản thân chất liệu ấy. Cho nên, một
trong những mục đích xã hội quan trọng nhất của sáng tạo nghệ thuật là
tạo nên được những kết cấu kiến trúc, có sự thống nhất về bố cục, tạo ra
một cơ chế tác động biện chứng giữa những khái niệm, hình tượng, tình
cảm trong thế giới tinh thần con người. Nhờ đó, nghệ thuật có thể khắc
phục được tính chất máy móc, tính khuôn sáo hàng ngày của tri giác, của
hành vi và của những phản ứng tình cảm, để có thể phát triển sức mạnh
của tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo nói chung của con người. Cố
nhiên, đây không phải là đặc điểm duy nhất của trí tưởng tượng nghệ
thuật. Vì qúa trình này, như Frêmêép đã nói là “sự đồng hoá”, mà bản
chất của của nó là diễn ra sự “ngắt và nối” thể hiện trong hình tượng
nghệ thuật theo qui luật của tình cảm. Cũng như vậy, theo cách nói của
nhà bác học Pháp Jacque Adamer, vấn đề xuất hiện sự kiện ấy là hoàn
cảnh bao hàm vấn đề - dẫu một lý thuyết toán học, một ván cờ, một tác
phẩm nghệ thuật hay trong lao động sản xuất, v.v... bao giờ cũng có một
sắc thái riêng mà người ta nhận thấy tức thời nhờ ở cái biểu hiện mà chỉ
nó mới có.
1.5: TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, chính tác phẩm nghệ thuật với tính cách là ngôn ngữ phổ quát
của văn hóa, nó có khả năng tạo nên những phương thức cảm thụ sâu sắc
và giúp con người phát hiện được các yếu tố nghệ thuật đích thực, chân
chính, những yếu tố mà tác dụng thẩm mỹ của nó tập trung tác động vào
thế giới tinh thần con người; đó không chỉ là kinh nghiệm cuộc sống

14
đang diễn ra, mà còn là kinh nghiệm có ý nghĩa xã hội của lịch sử phát
triển văn hóa. Chính vì vậy, trí tưởng tượng và hư cấu là điều kiện hữu
cơ cần thiết của bản thân sự tiếp xúc nghệ thuật. Đến lượt nó, nghệ thuật
lại phát triển năng lực sáng tạo cho trí tưởng tượng, trở thành cội nguồn
mạnh mẽ của qúa trình tích lũy nhưng năng lựợng xã hội. Chức năng xã
hội chủ yếu của nghệ thuật chính là ở đó.
Nói đến năng lực sáng tạo của con người, ngoài sự hứng thú của
những cảm xúc mạnh mẽ và của trí tưởng tượng, còn phải nói đến khả
năng trực giác. Chính bằng trực giác mà nghệ thuật có khả năng tiến
hành những sự đối chiếu, xác lập những trình độ cấu trúc khác nhau và
gợi nên những ý tưởng, những cách kiến giải độc đáo phù hợp với “hoàn
cảnh bao hàm vấn đề” cho mục đích của hoạt động sáng tạo.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.1 TÁC PHẨM QUAN ÂM THỊ KÍNH

Truyện Quan Âm Thị Kính là một tác phẩm văn học khuyết danh
được lưu truyền thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nó đã trở nên
quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam. Tác phẩm
mang màu sắc của Phật giáo, xuất phát từ một sự tích mà có tài liệu cho
rằng có nguồn gốc từ Cao Ly, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã đầu thai
xuống trần tu hành được 9 kiếp, đến kiếp thứ 10, ngài tiếp tục giáng sanh
vào nhà họ Mãng ở nước Cao Ly

15
Ở nước ta, tích truyện Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong
dân gian Việt Nam từ lâu qua một số loại nghệ thuật dân gian như: hát
chèo, cải lương, kịch, truyện thơ và truyện văn xuôi. Vở chèo Quan Âm
Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch
ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã được sáng tác vào năm
nào và do ai sáng tác. Từ lâu, nó được xem là một tác phẩm khuyết
danh 缺名 nhưng qua một số công trình nghiên cứu và các cuốn gia phả
còn được gìn giữ, chúng ta có hai giả thiết khác nhau về vấn đề tác giả
của Quan Âm Thị Kính như sau:

- Theo nhà nghiên cứu Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), tác
giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp (? - ?), một nhà văn sống vào nửa
đầu thế kỉ XIX. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên Khiết,
huyện Thọ Xương; nay thuộc thành phố Hà Nội. Sau khi đỗ Giải nguyên
năm Quý Dậu (1912), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri
phủ Thiên Trường (1829). Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà
vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn được. Nhờ Nguyễn
Công Trứ bấy giờ đang làm Tham tán quân vụ ở Lạng Giang che chở,
nên ông đến ẩn tu tại đây. Tác phẩm Quan Âm Thị Kính được ông sáng
tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông.

16
Quan Âm Thị Kính được lưu truyền qua nhiều đời dưới nhiều hình thức
khác nhau vô cùng đa dạng, phong phú về thể loại dựa trên một nội dung
như hát chèo, cải lương, kịch, truyện thơ và truyện văn xuôi. Vở
chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau đó mới tới truyện thơ rồi
chuyển thể qua kịch ảnh. Truyện thơ Quan Âm Thị Kính chưa biết đã
được sáng tác vào năm nào và do ai sáng tác, chỉ biết bản in đầu tiên
bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Bản này
gồm có 788 câu thơ lục bát và một lá thư của Kính Tâm viết cho cha mẹ.
Sau đó có nhiều bản văn khác chép lại câu chuyện này như bản của cụ

17
Thiều Chửu, bản của G.S Dương Quảng Hàm giới thiệu, gồm 786 câu,
và có thể chia làm 5 hồi:
- Thị Kính mắc tiếng oan giết chồng (câu 1-224)
- Thị Kính đi tu (câu 225-370)
- Thị Kính mắc tiếng oan với Thị Mầu (câu 371-584)
- Thị Kính nuôi con Thị Mầu (câu 385-692)
- Thị Kính rửa sạch tiếng oan và thành Phật (câu 693-786)

Quan Âm Thị Kính đã xây dựng nên rất nhiều những nhân vật
với những tính cách, số phận khác nhau. Có thể nói, với tác phẩm này,
tác giả của nó đã tạo ra một bức tranh sinh động về xã hội phong kiến -
nơi có những điều bất công, vô lí, những điều ràng buộc con người và
còn cả những oan tình mà chỉ có cái chết mới giải tỏa được. Nhân vật
trong tác phẩm là một Thị Kính đoan trang, thùy mị, là hiện thân của
đức Bồ Tát Quan Thế Âm nhưng lại chịu nỗi oan giết chồng đến mức
phải bỏ nhà ra đi, nương nhờ nơi cửa Phật, chính Thị Kính chính là hiện
thân của điều mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này: đó là
chữ Hiếu 孝 và chữ nhân của người xuất gia theo thiền môn.

Vướng phải oan tình khó gỡ với gia đình họ Sùng, Thị Kính lên
chùa nương nhờ cửa Phật với cái tên Kính Tâm, tuy vậy vẫn một lòng
thương nhớ cha mẹ, tác giả đã xây dựng nên nhân vật Kính Tâm hiếu
thảo với cha mẹ nhằm từ đó nêu lên được tình cảm cao cả của một con

18
người đã xuất gia để đến với đạo Phật: họ không gạt bỏ tình cảm gia
đình mà đã nâng tầm tình cảm ấy lên một mức cao hơn, sâu sắc và thắm
thiết hơn. Thông qua nhân vật này, truyện thơ đã thể hiện một quan
điểm: hiếu thảo với cha mẹ không chỉ đơn thuần là chăm sóc, phụng
dưỡng tận tình, chu đáo mà chữ hiếu ấy còn là tìm cách để cha mẹ thoát
khỏi vòng luân hồi, theo hướng giải thoát của đạo Phật. Không chỉ có
thế, nhân vật Kính Tâm còn là một đại diện cho tấm lòng nhân ái cao cả
của một con người: Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở,
nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ
của chính mình. Đó là con người của cửa thiền và luôn từ bi hỉ xả theo
tinh thần Phật đà. Xây dựng nên nhân vật này, tác giả của nó đã qua đó
phản ánh được con người dưới những bất công đè nén nhưng dưới con
đường của nhà Phật vẫn một lòng nhân ái, yêu thương con người và hiếu
thuận với những người sinh thành, từ đó tạo nên một màu sắc Phật giáo
trong toàn tác phẩm.

Ngoài nhân vật chính là Kính Tâm, tác phẩm còn tạo nên nhiều
nhân vật khác cũng đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân như Thị Mầu -
một người phụ nữ lẳng lơ, ngây thơ, đầy sức xuân nhưng bị trói buộc bởi
lễ giáo khắt khe của phong kiến. Thị Mầu là một nhân vật với tính cách
gần như đối trọng với Kính Tâm, một là lẳng lơ, một là điềm đạm, nhẹ
nhàng. Quan Âm Thị Kính đã thành công khi đã xây dựng được nhân
vật Thị Mầu đã trở thành một khẩu ngữ thường ngày của nhân dân ta,

19
nhất là nhân dân Bắc bộ. Cụm từ Thị Màu lên chùa và oan Thị Màu là
một điển tích điển cố trong số những điển cố hiếm hoi của ta, cố nhiên là
so với điển cố của Trung Hoa.

Cũng cần phải kế đến những nhân vật khác như Thiện Sĩ, Sùng bà,
Mãng ông, Mãng bà, Nô… Mỗi nhân vật được miêu tả và khắc họa với
những đặc điểm, những nét tính cách riêng biệt nhưng cũng đã góp phần
làm nên nét đặc sắc của tác phẩm và ít nhiều có sức sống trong lòng
nhân dân ta qua nhiều thế hệ.
Quan Âm Thị Kính là một trong những tác phẩm thành công khi
xây dựng tình huống truyện. Mở đầu là những dòng thơ miêu tả cuộc
sống, gia cảnh của Thị Kính và Thiện Sĩ. Tình huống của truyện thực sự
bắt đầu với nỗi oan của Thị Kính, Thị Kính bị kết tội giết chồng mà
không thể dùng một lời nào thanh minh, hóa giải được. Trong cái tình
thế chữa dép vườn dưa ấy, Thị Kính không còn cách nào khác mà phải
chấp nhận oan tình ấy, buộc rời khỏi nhà. Tình huống này chính là bi
kịch đầu tiên mở màn cho cuộc đời đầy những nỗi oan của Thị Kính, từ
đó tạo nên một sự xung đột trong gia đình nàng, Sùng bà và Thiện Sĩ
nhất mực đổ tội cho Thị Kính đang tâm mưu sát chồng, đuổi Thị Kính
về nhà cha mẹ, xây dựng tình huống như vậy không đơn thuần là nói lên
sự xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình mà còn qua đó nói lên
được mâu thuẫn của xã hội thông qua việc mô tả mâu thuẫn gia đình.
Tình huống nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

20
luôn chịu những bất công, đau khổ, những nỗi oan không biết tỏ cùng ai
cũng như những bế tắc về tư tưởng, số phận con người.

Nỗi oan thứ hai trong đời Thị Kính chính là bị Thị Mầu vu oan.
Tình huống được tạo nên với nỗi oan từ trên trời rơi xuống làm cho Thị
Kính lại một lần nữa chấp chịu nó. Cự tuyệt với Thị Mầu, Thị Mầu ngủ
với Nô có thai lại đổ là con của Kính Tâm, tình huống được xây dựng để
nói lên những ngang trái, oái oăm, tố cáo chế độ phong kiến áp bức, hà
khắc với người phụ nữ như Thị Mầu để phải đổ tiếng oan cho Kính Tâm.
Tình huống là một lời tố cáo xã hội, nó cũng là sự xót thương cho thân
phận con người mỏng manh, không tìm được cho mình nơi bình yên cho
dù có quy y nơi cửa Phật từ bi.
21
Tâm lí nhân vật cũng là một điểm rất đặc sắc của Quan Âm Thị
Kính, tâm lí của nhân vật Thị Kính khi chịu đựng đến mức phớt đời
trước những oan khuất của mình, mặc dù thừa sức giãi bày, tự mình biết
mình trong sáng để cuối cùng siêu thoát vào cõi Phật. Đó không chỉ là
nét tâm lí riêng của nhân vật mà đó còn là đại diện cho nét tâm lí chung
của cả dân tộc Việt Nam mà Thị Kính cũng chỉ là một tiêu biểu, nó bộc
lộ cái run rẩy của người Việt trước một xã hội vô thường mà trong một
khoảnh khắc thiện chí có thể là đầu mối của tội lỗi, oan khiên. Diễn biến
trong tâm lí nhân vật Thị Kính chính là những nét tâm lí thường thấy của
con người Việt Nam trải qua chế độ phong kiến lâu dài, chịu đựng nỗi
oan để mong tìm được giải thoát nơi cửa Phật. Đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng làm cho tác phẩm gần gũi với nhân dân.

Với phương pháp điển hình hóa hình ảnh của “ Thị kính” tác giả đã
liên tục tạo ra những hoàn cảnh đặc biệt bế tắc để hình ảnh cô Thị Kính
thể hiện và bộc lộ rõ bản chất từ bi và thiện lương, là một hình ảnh điển
hình mà từ xưa tới nay người dân và xã hội việt nam vô cùng coi trọng
và hướng tới là một phần của cuộc sống, cùng với đó, tác giả đã thông
qua câu chuyện Quán Âm Thị Kính thể hiện rất rõ nét nỗi đau trong
chính tác giả và những điều cao quý tác giả muốn hướng đến đó là sự từ
bi và đức hi sinh, khi điển hình hóa tâm lý và hoàn cảnh của nhân vật
Thị Kính cùng với các đặc điểm tính cách của các nhân vật, tác giả đã vẽ

22
nên một bức tranh toàn cảnh về văn hóa, xã hội và số phận của người
phụ nữ xưa trong thời kỳ phong kiến.

Quan Âm Thị Kính là tác phẩm làm sáng tỏ đạo lý từ bi của Phật
với hình tượng Thị Kính - đó là hiện thân của lòng từ bi của đức Phật bà
(chấp nhận, nhẫn nhục trước mọi oan trái cuộc đời để hướng tới sự giải
thoát), con người ấy không chỉ biết giữ đức độ cho cá nhân mà còn đem
lòng từ bi ấy cứu giúp người khác theo tinh thần chánh pháp.
Truyện Quan Âm Thị Kính trình bày quan niệm giải thoát dưới nhãn
quan của người xuất gia. Tu hành không phải là hình thức tiêu dao nơi
cửa Phật, làm duyên với hoa đàm, đuốc tuệ, an vui với tiếng mõ câu
kinh, mà tu hành phải khổ hạnh, phải trải qua bao nhiêu thử thách gian
truân, đó là cơ hội cho người ta lấy tâm từ để chiến thắng cảnh ngộ,
không chỉ giải thoát cho cá nhân, mà còn cứu độ tha nhân. Ý nghĩa, giá
trị Phật giáo của tác phẩm nằm ở đấy.

Quan Âm Thị Kính là một truyện thơ mang nhiều ý nghĩa về văn
hóa, nó diễn tả, phản ánh những nét tâm lý, những suy nghĩ được truyền
qua từ rất lâu đời của người Việt Nam, đó chính là tâm lý cam chịu, chấp
nhận trước những bất công, ngang trái của xã hội, đó là một thái độ
“phớt đời”, thường nơi yên bình để lánh xa những điều nhiễu nhương
của xã hội, đó còn là sự run rẩy, e sợ trước cái xã hội còn có quá nhiều
điều bất hợp lí đối với thân phận con người.

23
Mặc dù ra đời sau tích chèo Quan Âm Thị Kính được lưu truyền
khá lâu đời trong dân gian nhưng truyện thơ Quan Âm Thị Kính đã góp
phần làm phong phú thêm cho nền văn học trung đại Việt Nam, thể hiện
sự tinh tế, khéo léo của tác giả trong cách dùng điển, cách miêu tả nhân
vật, cốt truyện và cách diễn đạt tư tưởng.

2.2: TÁC PHẨM DRAGON

24
Đối với tác phẩm này, tác giả đã dùng phương pháp cắt ghép khi
chắp nối rất nhiều đặc điểm của các con vật khác nhau như : rắn, dơi, sư
tử .v.v những điều này đã tạo ra hình ảnh những con vật mới trong thần
thoại mà con người chưa bao giờ được nhìn thấy, những con vật vô cùng
đặc biệt để lại ấn tượng rất mạnh cho người xem.

2.3:TÁC PHẨM NGƯỜI CÁ

25
26
Đối với tác phẩm này, tác giả đã chắp ghép hình ảnh từ con người,
mặt trời, con cá, con chim .v.v tạo ra một hình thể động vật hết sức
ấn tượng và mới mẻ và khó quên cho người xem, đây là một tác
phẩm tràn đầy tính sáng tạo và thể hiện trí tưởng tượng vô cùng
phong phú của tác giả.
28
29

You might also like