You are on page 1of 10

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TÂM LÝ SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT

Câu 1: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người làm nghệ thuật.

Tâm lý học và nghệ thuật mặc dù là hai lĩnh vực tưởng chừng không liên quan với nhau nhưng
thực chất lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Mối tương quan giữa chúng dựa trên cơ sở: nghệ thuật
trong thực tiễn sáng tạo là một hoạt động tâm lý, với tư cách đó nó có thể và cần phải được phân tích
theo lối tâm lý học: dưới góc độ này nó ngang bằng với mọi hoạt động khác của con người do các motive
tâm lý chi phối mà tâm lý học lấy làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng mặt khác, Tâm lý học có thể rút ra
cái gì đi chăng nữa thì cũng chỉ giới hạn ở cấu trúc tâm lý của hoạt động sáng tạo nghệ thuật, chứ không
bao giờ “chạm” đến những tầng sâu kín của nghệ thuật.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận nghệ thuật dưới nhiều góc độ, hình thức khác nhau nhưng
nhìn chung tất cả đều thống nhất cho rằng, cấu trúc tâm lý của hoạt động sáng tạo nghệ thuật bao gồm
ba thành phần cơ bản, đó là: tri giác, tưởng tượng và cảm xúc. Trong đó, tri giác được coi là cơ sở ban
đầu, là điều kiện của hoạt động. Tưởng tượng đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên hình tượng nghệ
thuật, còn xúc cảm là nhân tố làm nền, liên kết, huy động các quá trình tâm lý, là nhân tố thúc đẩy hoạt
động của tri giác và tưởng tượng.

1. Tri giác:
Định nghĩa: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của
sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Các loại tri giác: Căn cứ vào đối tượng tri giác có thể chia tri giác thành:tri giác nhìn, tri giác
không gian, tri giác thời gian, tri giác chuyển động, tri giác con người.

a. Tri giác nhìn: phản ánh sự vật hiện tượng trọn vẹn nhờ thị giác.
Một số nhân tố thuộc trường kích thích ảnh hưởng tới tri giác nhìn:
- Sự gần nhau giữa các sự vật
- Sự giống nhau
- Sự khép kín (bao hàm): sử dụng tất cả các thành phần để tạo ra một chỉnh thể
- Nhân tố tiếp diễn tự nhiên: Các thành phần của các hình quen thuộc thường được liên kết
thành một hình.

b. Tri giác không gian: phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng.
Tri giác không gian bao gồm:
- Tri giác hình dạng sự vật,
- Tri giác độ lớn của vật,
- Tri giác chiều sâu, độ xa và các phương hướng.

c. Tri giác thời gian: phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của sự vật hiện tượng
trong thế giới khách quan.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tri giác thời gian.
- Tuổi và kinh nghiệm:
- Động cơ, trạng thái tâm lý.
d. Tri giác chuyển động: phản ánh sự biến đổi vị trí của sự vật. Bao gồm sự thay đổi vị trí,
hướng, tốc độ.
- Chuyển động tương đối: Đi xe nhìn bên ngoài, vật gần chuyển động nhanh, vật xa chuyển
động xa chậm.
- Chuyển động ra xa: Luật xa gần trong hội họa.
- Tri giác âm thanh trong không gian:

e. Tri giác con người


Tri giác con người là quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong giao lưu trực tiếp. Đối
tượng của tri giác con người là đối tượng đặc biệt. Trong quá trình tri giác con người, các chủ thể tập
trung chủ yếu vào việc tri giác các đặc điểm và giá trị xã hội của con người.
Có ý kiến cho rằng quá trình sáng tạo nghệ thuật thực chất là quá trình người nghệ sĩ tiếp nhận
sự tác động của thế giới hiện thực một cách nhạy cảm và tinh tế nhất. Sự tiếp nhận này được hỗ trợ bởi
sự quan sát và cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ thông qua tri giác. Có thể nói, đây là giai đoạn người
nghệ sĩ chuẩn bị chất liệu cho quá trình sáng tạo. Đối với những người tài năng, khi tiếp cận với thế giới
hiện thực, họ luôn thể hiện sự tập trung chú ý cao độ để quan sát một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện tất
cả những gì đang diễn ra xung quanh.
Tóm lại, yếu tố góp phần tạo nên sự thành bại của một tác phẩm chính là sự “nhập thân” của tác
giả khi tri giác một đối tượng nào đó, đối tượng của thị giác lúc này không còn là khách thể mà đã trở
thành chủ thể sáng tạo. Có như vậy, người nghệ sĩ mới có thể chọn lọc được những chất liệu, những vốn
sống cho sáng tác của mình.
Thị giác trong quan sát đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ sự sắc bén của thị giác mà người
nghệ sĩ nắm bắt được cái chỉnh thể, cái chi tiết của đối tượng về đường nét, màu sắc, độ chìm nổi, mức
sáng tối, sự hài hòa, sự cân xứng... Tất cả các chi tiết đó sẽ được họ phân biệt và ghi giữ lại với độ chính
xác phi thường. Sự phân biệt này diễn ra không đơn giản, bởi nó không chỉ đòi hỏi sự nhạy bén, tinh vi
của các cơ quan cảm giác mà còn đòi hỏi ở người nghệ sĩ trình độ thị hiếu thẩm mỹ cao để chọn lọc tất
cả những thông tin cần thiết, khi đủ những thông tin đã được chọn lọc kỹ càng, ở người nghệ sĩ sẽ diễn
ra một sự phối hợp độc đáo giữa cái bên trong (cái cảm xúc) và bên ngoài (đối tượng của thị giác) để
xây dựng nên hình tượng nghệ thuật.
Có thể nói rằng, tri giác trong sáng tạo nghệ thuật là một quá trình tâm lý tích cực nhằm phân
tích các thuộc tính của đối tượng được miêu tả và tổng hợp chúng thành hình ảnh thẩm mỹ trọn vẹn trên
cơ sở xúc cảm thẩm mỹ. Nếu không có tri giác, các quá trình tưởng tượng, cảm xúc trong sáng tạo nghệ
thuật sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn, thậm chí có trường hợp các quá trình này không hề
diễn ra.

2. Tưởng tượng:
Tưởng tượng không chỉ là một đặc tính của hoạt động thần kinh, là bản năng, mà còn là một
trong những đặc điểm tối ưu của nhân loại, đánh dấu bước tiến hoá của con người so với con vật, nói lên
trình độ phát triển của con người.
Nghệ thuật là sự sáng tạo, muốn sáng tạo thì người nghệ sĩ phải có óc tưởng tượng phong phú,
bởi bản thân hiện thực không đưa lại cho con người cái toàn vẹn, cái hoàn hảo trong các hình tượng nghệ
thuật. Một hình tượng nghệ thuật muốn thể hiện sự tổng hợp và sự khái quát cao thì trong tư duy của
người nghệ sĩ phải gắn liền với tưởng tượng và xúc cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tưởng tượng là
cấu trúc hạt nhân cùng với xúc cảm tạo nên năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ.
Theo Chu Quang Tiềm, tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật là “căn cứ vào những ý tưởng có
sẵn làm tài liệu, rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc, tổng hợp lại để thành một hình tượng mới” . Như vậy, ông
quan niệm “chỉ có tưởng tượng sáng tạo mới sản sinh ra nghệ thuật”, tưởng tượng không thể tách rời
khỏi các biểu tượng, mà biểu tượng là do kinh nghiệm thu thập được. Ông chia tưởng tượng ra làm 2
loại:
Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình người nghệ sĩ phục hồi, tái diễn lại những kinh nghiệm cũ
trong ký ức mình để tạo nên chất liệu, chuẩn bị cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên,
đây chưa phải là quá trình sáng tạo mà chỉ là quá trình tích lũy, là sự chọn lựa trong thế giới hiện thực
những sự kiện, những con người, những vấn đề phù hợp với xúc cảm, phù hợp với ý đồ sáng tạo của
người nghệ sĩi.
Tưởng tượng sáng tạo: Theo Chu Quang Tiềm đây mới thực chất là quá trình sáng tạo nghệ
thuật. Trong giai đoạn này, người nghệ sĩ sẽ tập hợp những yếu tố, những hồi ức, những tài liệu đã được
lựa chọn trong quá trình tái tạo, thiết lập chúng theo cơ cấu, cấu trúc mới nhất định để tạo nên hình tượng
nghệ thuật. Sự tổng hợp này có thể được phát triển theo chiều hướng đính kết các đặc điểm, các chi tiết
của những đối tượng khác nhau hoặc theo hướng nhân cách hoá, điển hình hoá, khái quát hoá, nhấn
mạnh từng chi tiết trong bản thân sự vật, hiện tượng để tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới. Hình
tượng nghệ thuật này càng chứa đựng yếu tố mới lạ bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ
càng được đánh giá cao bấy nhiêu.

M.A.Nau Drop thì chia tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ thành 3 mức độ khác nhau:
Tưởng tượng hoang đường: Là giai đoạn thấp nhất trong hoạt động tưởng tượng của người nghệ
sĩ. Ở mức độ này, khi tưởng tượng người nghệ sĩ thường thiên về những điều kỳ diệu, khác thường. Ông
cho rằng, trong giai đoạn này, người nghệ sĩ đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, ngây thơ, chỉ dựa vào những
mâu thuẫn mang tính chất bất thường, kỳ lạ giữa thế giới hiện thực với cuộc sống tưởng tượng bay bổng
của người nghệ sĩ. Để được thoả mãn các lý tưởng đạo đức mà họ khát vọng vươn tới nhưng không đạt
được trong thế giới hiện thực nên phải gửi gắm vào những hình tượng nghệ thuật hoang đường. Đây
cũng cũng chính là sự biểu hiện những ước mơ thầm kín về hạnh phúc và lòng khát khao tự do.
Mức độ nhân cách hóa: Là giai đoạn người nghệ sĩ chuyển các đặc điểm về tinh thần và tâm
trạng, chuyển tất cả những khát vọng hoang đường mà họ đã thực hiện ở giai đoạn trước vào hiện thực,
vào các vật thể vật chất. Đây là hành động của một sự liên tưởng không lường trước và nhiều lúc bản
thân người nghệ sĩ cũng không ý thức được do các mối liên tưởng nào tạo nên. Và khả năng chuyển từ
tưởng tượng sang tưởng tượng trong tác phẩm nghệ thuật thì chỉ có ở người nghệ sĩ mà thôi.
Mức độ nhập thân: Tiền đề của sự nhập thân được tạo nên bởi các biểu tượng rõ ràng về những
con người, những hoàn cảnh xuất thân... Đây chính là quá trình người nghệ sĩ tưởng tượng ra toàn bộ
cuộc sống thực tại trong thế giới ảo về các hình tượng nhân vật mà họ sáng tạo nên. Khi nhập thân, người
nghệ sĩ sẽ đặt mình vào chính đời sống của nhân vật, họ suy nghĩ, biểu cảm như nhân vật trong từng điều
kiện, trường hợp cụ thể. Sự hoá thân càng cao, mức độ thành công của tác phẩm càng lớn. Điều kiện để
tạo nên trạng thái nhập thân của người nghệ sĩ không nhất thiết là những cái họ đã trải qua trong cuộc
sống mà đây thực chất là quá trình người nghệ sĩ tiếp nhận những tác động từ bên ngoài, dựa trên những
kinh nghiệm đã có, họ sẽ suy nghĩ một cách sâu sắc, đầy đủ về nhân vật, chú ý tới những đặc điểm ngoại
hình và nội tâm của nhân vật. Khi có đủ ba điều kiện này, trí tưởng tượng bắt đầu hoạt động và người
hoạ sĩ sẽ hóa thân vào nhân vật của mình để sáng tạo.
Như vậy tưởng tượng là cái khuấy động ban đầu của nghệ thuật, là mảnh đất đem lại vàng bạc,
châu báu cho các loại hình nghệ thuật. Người ta dùng tưởng tượng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật
và gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình trong đó. Tưởng tượng càng phong phú thì giá trị nghệ thuật
càng được đẩy lên cao.
Như vậy, cái đích cuối cùng trong tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ là tạo ra các hình
tượng nghệ thuật. Đó chính là hệ thống các lớp cảm xúc tiêu biểu trong xã hội, là nơi lưu giữ các xúc
cảm thẩm mỹ và cũng là nơi truyền đạt những thông điệp thẩm mỹ. Chính nhờ có tưởng tượng và thông
qua tưởng tượng mà toàn bộ các hình tượng nghệ thuật tồn tại trong các tác phẩm đã đạt đến trình độ
của sự tưởng tượng khái quát, tạo nên cái riêng, cái độc đáo của từng nhân cách sáng tạo và mang tính
khác lạ so với thế giới hiện thực.
3. Cảm xúc:
Cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống của người nghệ sĩ. Có
thể nói rằng, khi tiếp nhận thế giới hiện thực, song song với quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xúc
của người nghệ sĩ cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm này mà người nghệ sĩ luôn luôn có
sự đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong
tác phẩm của mình.
Trong các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của người nghệ sĩ, cảm xúc được đánh giá
là yếu tố cốt lõi, là nhân tố trung tâm quan trọng hơn cả tri giác. Theo Ri Bớt, nhà Tâm lý học người
Pháp: Cảm xúc của người nghệ sĩ luôn luôn tuôn trào khi họ đứng trước một sự vật, một con người, một
sự kiện tồn tại trong thế giới hiện thực và có liên quan ít nhiều đến họ. Tư chất đầu tiên và cơ bản đòi
hỏi phải có ở người sáng tác là một tâm hồn giàu xúc động, đã là người ai cũng có những yêu, ghét, hờn
giận, vui buồn… nhưng ở người nghệ sĩ điều này trở nên đặc biệt, dễ xúc động, dễ nhạy cảm. Như thế
muốn có nghệ thuật trước hết người sáng tác phải có tình cảm nồng nàn, cảm xúc mãnh liệt. Puskin cũng
cho rằng: Ý chí, lý tính sẽ bất lực nếu người nghệ sĩ thiếu cảm xúc ngập tràn tâm hồn.
Cảm xúc của người nghệ sĩ được thể hiện trong một cấu trúc đối nghịch. Chính cấu trúc đối
nghịch này đã tạo nên tính hai mặt trong quá trình tiếp nhận thế giới hiện thực. Ở họ, khi nhìn nhận đánh
giá các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan bao giờ cũng được phân định rõ ràng bởi các
cặp phạm trù đối nghịch: Yêu – ghét, căm thù, kính trọng – khinh bỉ... Những cặp phạm trù này trong
xúc cảm đã tạo ra cấu trúc đối nghịch của hình tượng nghệ thuật như:
- Đối nghịch giữa nội dung và hình thức biểu hiện của hình tượng.
- Đối nghịch giữa chất liệu sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.
- Đối nghịch giữa những nội dung phản ánh trong chính bản thân hình tượng.
Cảm xúc sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là cảm xúc được hòa nhập với óc tưởng tượng
sáng tạo, trong cảm xúc có tưởng tượng, trong tưởng tượng có cảm xúc. Chính vì vậy, Cảm xúc trong
hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng vượt lên những xúc cảm của đời thường, sự mãnh liệt hay u uất của
nó cũng được bộc lộ ở các cung bậc cảm xúc khác với cung bậc của người thường.
Như vậy, để nghệ thuật có thể lay động được lòng người thì người nghệ sĩ nhất thiết phải tìm
được điểm tiếp xúc, điểm trùng hợp, điểm kết hợp giữa cảm xúc tự tôi và cảm xúc nhân loại, làm cho
hai loại cảm xúc này được dung hòa thành một thể thống nhất. Không có cảm xúc nghệ thuật cũng đồng
nghĩa không có sự sáng tạo nghệ thuật. Ở người nghệ sĩ, cảm xúc góp phần làm nên sự khác nhau giữa
tài năng này với tài năng khác, cho dù họ có giống nhau về tư tưởng và quan điểm nghệ thuật.. Có thể
nói, cảm xúc có vai trò to lớn trong mọi hoạt động nghệ thuật. Trong hoạt động sáng tạo thì cảm xúc
chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc người nghệ sĩ sáng tạo. Cảm xúc có trong mọi giai đoạn của quá
trình sáng tạo nghệ thuật.
Tóm lại, tri giác, tưởng tượng và cảm xúc luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các
khâu cơ bản của quá trình sáng tạo nhằm xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Như quan điểm của
nhà văn Pháp Guy de Moupassant cho rằng: ‘“ Cảm xúc do nhận thức (tri giác) tạo nên thông qua tưởng
tượng, muốn tưởng tượng đúng đòi hỏi người nghệ sĩ phải có vốn sống. Muốn vậy, phải tiếp cận thường
xuyên và trực tiếp với cuộc sống của con người”.
Câu 2: Các anh/chị thấy các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm mà các anh
chị đã sáng tạo?
Ba yếu tố “tri giác, tưởng tượng và cảm xúc” có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật của người nghệ sĩ nói chung và người đam mê hội họa nói riêng.

1. Tri giác: Các quy luật của tri giác thường tác động vào tâm lí người vẽ tranh:

a. Tính đối tượng của tri giác


Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới
bên ngoài. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hình ảnh
chủ quan về thế giới khách quan. Nghĩa là con người khi tạo ra hình ảnh tri giác phải sử dụng một tổ hợp
các hoạt động của các cơ quan phân tích, đồng thời chủ thể đem sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện
tượng đang tri giác để “tách” các đặc điểm của sự vật, đưa chúng vào hình ảnh của sự vật, hiện tượng.
ví dụ: Những người có năng khiếu về hội họa có thể tri giác bức tranh tốt hơn so với người bình thường
(họ có thể dễ dàng nhận biết thể loại tranh cũng như ý nghĩa của bức tranh đó) -> tạo điều kiện thuận lợi
để các sinh viên mỹ thuật học tập và phát triển sản phẩm của mình.

Tranh Đông Hồ Thiết kế bao lì xì của bạn Mai

b. Tính lựa chọn của tri giác


Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của tri giác: tri giác là quá trình tách đối tượng ra
khỏi bối cảnh. Vì vậy những sự vật (hay thuộc tính của sự vật) nào càng được phân biệt với bối cảnh thì
càng được ta tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn.
Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (của sự vật kích thích) và chủ
quan (chủ thể) -> trong bố cục hội họa có yếu tố xa gần, to nhỏ để hài hòa bức tranh hơn, khiến người
nhìn phân biệt được chính phụ, tránh cảm giác nhàm chán
Bài bố cục màu và hình họa màu nước của Mạnh
Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể
giao hoán cho nhau.
Kinh nghiệm của chủ thể về đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể sẽ dễ chọn đối tượng đó
làm tri giác.
Ví dụ: trong 1 tác phẩm có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, dùng màu sắc nổi bật để làm
bật dụng ý tác giả…
-> Ứng dụng trong Trang trí, bố cục, , thay đổi kiểu chữ, màu mực khi viết bảng, minh hoạ…

Bài chuyên ngành bố cục chữ có nghĩa của Mạnh


c. Tính có ý nghĩa
Khi tri giác một sự vật. hiện tượng con người có khả
năng gọi tên, phân loại, chia ra được công dụng. Ý nghĩa của
nó đối với hoạt động của bản thân.
Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng
tri giác trọn vẹn sự vật, hiện tượng, vốn hiểu biết, vốn kinh
nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.
-> Ứng dụng: Người ta dùng khả năng tri giác sự vật.
hiện tượng của con người để họ nhận biết được sản phẩm, tính
chất sự việc thông qua quảng cáo; nghệ thuật… Tùy thuộc
vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa ra những sản
phẩm phù hợp.
VD: Cái bút giống với cái que => tự gắn sự vật hiện
tượng này với một ý nghĩa nhất định.

Bài chuyên ngành năm nhất của Hiền


d. Tính ổn định
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng khi điều
kiện tri giác đã thay đổi.
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối
ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng
như vốn kinh nghiệm về đối tượng. Là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.
-> Ứng dụng: Trong logo, người ta cố tình viết thiếu nét để ta có thể tự tri giác lấp đầy hình vẽ
đó.
e. Quy luật tổng giác (Chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, sinh lý)
Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ
phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn
bộ những đặc điểm nhân cách, đặc điểm tâm lý của con
người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm
cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và
chính xác hơn.
Những đặc điểm tâm lý đã hình thành ở cá nhân
đã chi phối đến đối tượng tri giác, tốc độ tri giác và độ
chính xác của tri giác.
VD: Thường tâm trạng vui vẻ sẽ tạo ra bức tranh
có màu sắc tươi sáng, sinh động

f. Ảo giác
Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch.
Những hiện tượng này tuy không nhiều, xong nó có
tính quy luật.
Trên thực tế, ảo giác đã được các nghệ sỹ vận
dụng rất sáng tạo và đã đem lại nhiều hiệu ứng cảm
nhận thị giác thú vị, sâu sắc và thẩm mỹ ấn tượng trong
những tác phẩm thuộc các lĩnh vực của nghệ thuật thị
giác. Bài chuyên ngành thiết kế module của Mạnh

2. Tưởng tượng: Việc xây dựng hình ảnh trong não bộ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng
tạo nghệ thuật.

a. Tưởng tượng tái tạo: phục hồi, tái diễn


kinh nghiệm cũ để tạo nên chất liệu, chuẩn bị
cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật.
Loại tưởng tượng này rất có ích đối
với sinh viên khi học môn hình họa và giải
phẫu, cũng là tiền đề đối với quá trình sáng tạo
nghệ thuật trong tương lai.
b. Tưởng tượng sáng tạo: tập hợp những yếu
tố, hồi ức, tài liệu đã được lựa chọn trong quá
trình tái tạo, thiết lập chúng theo cơ cấu, cấu
trúc mới nhất định để tạo nên hình tượng nghệ
thuật. Sự tổng hợp này phát triển theo chiều
hướng đính kết các đặc điểm, các chi tiết của
những đối tượng khác nhau hoặc theo hướng
nhân cách hoá, điển hình hoá, khái quát hoá,
nhấn mạnh từng chi tiết trong bản thân sự vật,
hiện tượng để tạo nên những hình tượng nghệ
thuật mới. Hình tượng nghệ thuật này càng
chứa đựng yếu tố mới lạ bao nhiêu thì khả
năng sáng tạo của người nghệ sĩ càng được
đánh giá cao bấy nhiêu.

3. Cảm xúc
Trong nghệ thuật tạo hình, mỗi tác phẩm đều hàm chứa những yếu tố tinh thần, thể hiện sự cảm
nhận và suy ngẫm của người nghệ sĩ. Có thể nói, sự cảm nhận và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với
nhau, đó là một quá trình liên tục: đầu tiên là những kích thích, cảm xúc được tiếp nhận nhờ thị giác;
qua thời gian, những cảm xúc này được tích lũy, bổ sung nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo cho
người nghệ sĩ, giúp chúng ta tìm ra ngôn ngữ phù hợp sáng tạo tác phẩm để thể hiện hiệu quả nhất ý
tưởng của mình.
Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến cách tạo dựng tác phẩm. Nhiều sản phẩm nghệ thuật có thể
phản ánh chính xác tâm tư, tình cảm của tác giả.
Như vậy, sự cảm nhận trong nghệ thuật tạo hình chính là sự nhạy bén, tinh tế, sắc sảo của thị
giác về hiện thực khách quan, hay chính là trí nhớ về hình thể, màu sắc ở sai số nhỏ nhất giúp phán đoán
chính xác. Từ cảm nhận ban đầu, bằng tài năng của mình, người họa sĩ đã tạo nên tác phẩm mang nội
dung không chỉ ở kết cấu vật thể mà còn ở chính hình tượng nghệ thuật mà nó chuyển tải.

Kết luận: Cả 3 yếu tố “tri giác, tưởng tượng, cảm xúc” có ảnh hưởng sâu sắc đến những người
làm nghệ thuật nói chung cũng như sinh viên trường Mỹ thuật Công nghiệp nói riêng. Tìm hiểu kĩ về
các yếu tố này giúp chúng ta hiểu biết hơn về tâm lí học nghệ thuật và từ đó hoàn thiện tư duy và kĩ năng
của mình trong con đường sáng tạo nghệ thuật hơn.

You might also like