You are on page 1of 13

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG TÂM LÝ HỌC............2
1. Khái niệm và bản chất tưởng tượng..............................................................2
1.1. Khái niệm tưởng tượng..............................................................................2
1.2. Bản chất của tưởng tượng..........................................................................4
2. Đặc điểm về tưởng tượng..............................................................................4
3. Phân loại tưởng tượng...................................................................................6
3.1. Căn cứ vào tính tích cực của tượng tượng.................................................6
3.2. Căn cứ vào tính hiệu lực của tưởng tượng.................................................7
II. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG............................8
1. Vai trò của tưởng tượng................................................................................8
2. Những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển trí tưởng tượng.................8
3. Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng.................................................9
C. KẾT LUẬN................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................12

0
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tưởng tượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
của lịch sử xã hội. Từ xưa đến ngày nay, con người đã biết viết nên những câu
chuyện cổ tích hay thần thoại khắc họa một cuộc sống mơ ước với những khả
năng kì diệu mà con người mong muốn có được. Tất cả đang dần được hiện
thực hóa thông qua những ý tưởng sáng tạo trong đời sống hiện thực qua
những phát minh khoa học mang tính đột phá như tàu vũ trụ, máy bay, robot,
AI,…Vậy thì trí tưởng tượng có đặc điểm như thế nào và làm cách nào để
phát huy khả năng tưởng tượng để có thể hiện thực hóa những điều trên. Bài
viết dưới đây của em sẽ làm sáng tỏ nội dung: “Tưởng tượng: Khái niệm, đặc
điểm, phân loại. Phương pháp phát triển trí tưởng tượng.”

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG TÂM LÝ HỌC

1. Khái niệm và bản chất tưởng tượng

1.1. Khái niệm tưởng tượng


Nhận thức con người nhìn chung không chỉ phản ánh những sự vật hiện
tượng đang trực tiếp tác động và đã tác động trước đây mà còn phản ánh
những sự vật, hiện tượng chúng ta chưa kiểm tra. Hình thức hoạt động tâm lý
đó gọi là tưởng tượng. Trong suốt quá trình dài nghiên cứu vấn đề tưởng
tượng, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tưởng tượng.
Ở góc độ sử học, có hai luồng quan điểm của các nhà triết gia. Khoảng năm
1800, Wilhelm von Humboldt (1767-1835), vị triết gia người Đức đã hiểu trí
tưởng tượng là một phương diện của nhận thức – hoạt động cấu tạo của tinh
thần xét cho cùng cũng chỉ là sự tưởng tượng. Trong bài viết “Bàn về nhiệm
vụ của nhà sử học”, ông nhận thấy rằng “Chân lý hay sự thật của bất cứ biến
cố nào cũng đều dựa trên cơ sở bổ sung thêm phần không thể nhìn thấy của
mọi sự kiện, và vì thế chính phần không nhìn thấy này là cái nhà sử học thêm
vào”. Đến năm 1910, Albert Bushnell Hart, vị chủ tịch thời kỳ đầu của Hiệp
hội Sử học Mỹ, hiểu “trí tưởng tượng là quan năng thu gom những bộ xương
khô (của các sự kiện) và làm cho chúng trở nên sinh động”. Hart đã trộn lẫn
1
các cấp độ ý nghĩa thành một khi ông nối kết vấn đề liên kết các sự kiện trên
thực tế với “quan năng” thần bí làm cho các sự kiện trở nên “sống động”.
Nhìn chung, các nhà sử học cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã sử dụng trí tưởng
tượng theo hai nghĩa, một nghĩa tích cực, một nghĩa khi thì tích cực khi thì
tiêu cực. Cách dùng thứ nhất liên quan đến năng lực hiểu hay thấu hiểu bản
tính của quá khứ, còn cách dùng thứ hai liên quan tới năng lực của nhà sử học
trong việc trình bày hay thông báo cái hiểu ấy cho độc giả của mình.
Ở góc độ tâm lý học, cũng có những quan điểm khác nhau về tưởng tượng.
P.A.Rudich nêu rằng: ”Tưởng tượng là hoạt động nhận thức mà trong quá
trình nhận thức con người tạo ra biểu tượng mới, tình huống trong tư tưởng;
đồng thời dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong ký ức từng kinh nghiệm
của cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ.” Ông đã vạch ra con
đường tạo ra biểu tượng mới trong tưởng tượng: Biểu tượng mới được tạo nên
từ những nguyên liệu là biểu tượng về thế giới xung quanh được giữ lại trong
kí ức. A.V. Daparozet cho rằng “Tưởng tượng là sáng tạo ra những hình ảnh
các sự vật và hiện tượng mới bằng cách làm sống lại trong óc người những
đường liên hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây thành các tổ hợp
mới.’’ Đến tác giả A.A. Liublinkaia thì lại xem xét’’ Tưởng tượng là sự phản
ánh hiện thực của con người bằng cách phối hợp những hình ảnh của sự vật
đã tri giác trước đây.” Tác giả cho rằng những sự phối hợp đó càng độc đáo,
chúng càng có ý nghĩa to lớn cho hoạt động về sau của con người và mức độ
tưởng tượng sáng tạo của người đó càng cao. Để hoàn thành bất cứ công việc
gì, điều cần thiết trước tiên là phải tưởng tượng, tức là phải tưởng tượng ra cái
mục đích, cái mà vì nó con người quyết định hành động đó.
Nhìn chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về tưởng tượng, nhưng khái
niệm chung nhất của tưởng tượng có thể được hiểu như sau: Tưởng tượng là
một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng
đã có. Đây là cũng là khái niệm của giáo sư Phạm Minh Hạc1 và được nhiều
nhà tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận.

1
(1935) Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân,và là nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (từ 16/2/1987
đến 3/1990)
2
1.2. Bản chất của tưởng tượng
Về nội dung phản ánh, tưởng tượng phản ánh cái mới chưa từng có trong
kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội. Tưởng tượng đôi khi bị nhầm lẫn với tư
duy khi phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc
xã hội, tức là phản ánh cái mới. Tuy nhiên, nếu xét trên phương thức phản ánh
thì tưởng tượng tạo ra cái mới từ biểu tượng và thực hiện dưới hình ảnh cụ thể
còn tư duy phản ánh hiện thực dưới hình thức khái niệm. Trong quá trình
tưởng tượng, các biểu tượng, tri thức của con người được chế biến, nhào nặn
lại theo một cách thức hoàn toàn mới.
Ví dụ: Cố đạo diễn Stanley Kubrick đã tưởng tượng ra việc du hành ngoài
trái đất, hay trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và truyền tải ý tưởng này
qua bộ phim 2001: A Space Odyssey (phát hành vào năm 1968). Đến hiện tại,
đã có những chuyến du hành vũ trụ được thực hiện, cũng như trí tuệ nhân tạo
đang ngày càng được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Về phương thức phản ánh, tưởng tượng tạo ra những hình ảnh, biểu tượng
mới giữa trên cơ sở gián tiếp qua ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng đã có, và
sáng tạo ra cái mới bằng các phương thức hành động như chắp ghép, liên
hợp,... Ví dụ họa sĩ chuyên về đề tài lịch sử người Nga Vasily Surikov nhìn
thấy một con quạ đen trên nền tuyết trắng tưởng tượng ngay đến hình tượng
của nữ tu sĩ Feodosia Morodova (nhân vật thối tha của chế độ Nga hoàng).
Về phương diện kết quả phản ánh, sản phẩm phản ánh là biểu tượng mới,
hình ảnh mới khái quát hơn do con người tạo ra dựa trên cơ sở của trí nhớ.

2. Đặc điểm về tưởng tượng


Tưởng tượng có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tưởng tượng là hoạt động tâm lý. Tưởng tượng xảy ra bên trong
bộ não, bên trong nội tâm con người. Tưởng tượng là một quá trình nhận thức
của con người được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh mới, phản
ánh những thứ chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân.
Thứ hai, tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống, hoàn cảnh có
vấn đề. Ở đây tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước
những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính

3
bất định, sự xác định không rõ ràng của hoàn cảnh thì tưởng tượng mới xuất
hiện trong tâm lý con người.
Tưởng tượng cũng giúp chúng ta tìm được lối thoát trong các tình huống
có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện tư duy cho phép nhảy qua một giai
đoạn để đi đến kết quả cuối cùng. Tuy vậy đây chính là điểm yếu của tương
tưởng là thiếu chính xác, chặt chẽ.
Ví dụ: đọc tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân,
trong trường đoạn người lái đò vượt qua ba trùng vây khắc nghiệt của con
sông, mặc dù chúng ta chưa chứng kiến trực tiếp công việc của người tiểu
thương trên sông Đà bao giờ nhưng chúng ta phần nào có thể hình dung ra
được công việc gian nan, vất vả của người lái đò, và có thể tưởng tượng tính
cách chất phác, lạc quan mà dũng cảm của người tiểu thương.
Thứ ba, tưởng tượng có nguồn gốc xã hội. Tưởng tượng được hình thành
trong lao động. Lao động buộc con người trước khi hoạt động phải hình dung
ra trước kết quả của hoạt động, phương thức để đạt kết quả. Chẳng hạn để
hoàn thành một ngôi nhà, các nhà thiết kế phải phác thảo ra sơ đồ kết cấu xây
dựng để có thể hoàn thiện được ngôi nhà.
Thứ tư, sự phát triển của tưởng tượng diễn ra trong mối quan hệ với nhu
cầu của con người. Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tưởng tượng phát
triển một cách từ từ, nó gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của cá nhân và
sự phát triển của nhu cầu. Nhờ vào những nhu cầu có sẵn dẫn đến việc xuất
hiện nhu cầu mới và nó kích thích con người mà cực hơn sáng tạo hơn trong
hoạt động.
Thứ năm, tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính. Nó sử
dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tình mang lại. Tưởng
tượng cùng có quan hệ đạt dẻ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ được sử dụng trong
việc xây dựng biểu tượng cù và biểu tượng mới, nó làm cho biểu tượng của
tưởng tượng ngày càng phong phú, tạo thành đời sống tưởng tượng của con
người.
Ví dụ: Tìm hiểu lịch sử những năm kháng chiến chống Pháp của Việt Nam
chúng ta có thể hình dung ra được cuộc sống của con người Việt Nam lúc đó.

4
3. Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng, người ta có
thể chia tưởng tượng thành: tưởng tượng tích cực và tiêu cực; ước mơ và lý
tưởng.

3.1. Căn cứ vào tính tích cực của tượng tượng


Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh mới nhằm
đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Tưởng tượng
tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
-Tượng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá
nhân người tưởng tượng, bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã
có của xã hội loài người, của những người khác. Ví dụ: tưởng tượng của
người mẹ thông qua sự mô tả của đứa con về cô giáo mới của đứa con,...
-Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng
tượng tái tạo, Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh
mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân cũng như xã hội. Chúng được hiện
thực hóa trong các sản phẩm độc đáo và có giá trị. Ví dụ: sáng tác âm nhạc,
bài hát, hay vẽ nên bức tranh hội họa,... Tưởng tượng sáng tạo có ý nghĩa to
lớn đối với xã hội và con người, là yếu tố quan trọng của hoạt động sáng tạo.
Tưởng tượng tái tạo và tưởng tưởng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Những cái mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao
giờ cũng xuất hiện từ trong lòng cái cũ. Vì thế, không thể tưởng tượng sáng
tạo khi chưa có tưởng tượng tái tạo một cách nhuần nhuyễn. Giữa tưởng
tượng sáng tạo và tái tạo không có sự ngăn cách tuyệt đối. Mọi sự tưởng
tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình ảnh của các sự vật hiện tượng nào đó đã
biết trước đây, ngược lại trong các quá trình tưởng tượng tái tạo thường có
yếu tố sáng tạo.
Tưởng tượng tiêu cực: Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
thể thực hiện được trong cuộc sống, vạch ra chương trình hành vi không được
thực hiện và luôn luôn không thể thực hiện được. Tưởng tượng tiêu cực xuất
hiện nhằm thay thế cho hoạt động, lúc này con người dấn thân vào tưởng
tượng hoang đường, xa rời thực tế để nấp vào đó trốn tránh nhiệm vụ không
được giải quyết, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng.

5
-Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách có chủ định nhưng không
gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh đó trong cuộc sống. Người ta còn gọi loại
tưởng tượng này là sự mơ mộng, đưa con người đến một cuộc sống hão huyền
mà họ không hy vọng có được. Đây là một hiện tượng thường có ở con người,
song nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là lệch lạc của sự phát triển nhân cách.
-Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chỉ định. Điều này chủ yếu xảy
ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng
không hoạt động (ngủ, chiêm bao), trong trạng thái xúc động, rối loạn bệnh lý
của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).

3.2. Căn cứ vào tính hiệu lực của tưởng tượng


Đây là loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn,
ước ao của con người.
Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện
những ao ước gắn liền với nhu cầu của con người. Có hai loại ước mơ: ước
mơ có lợi và ước mơ có hại.
-Ước mơ có lợi là ước mơ thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ trở thành
hiện thực. Ví dụ như một người ước mơ trở thành bác sĩ, nên người đó có ý
chí phấn đấu học tập tốt trên trường và nỗ lực tham gia thực tập để đạt được
ước mơ của mình.
-Ước mơ có hại là ước mơ không dựa vào khả năng thực tế, có thể làm cá
nhân thất vọng, chán nản khi ước mơ đó không thành hiện thực, hay còn có
tên gọi khác là mộng tưởng, hoài tưởng. Chẳng hạn như bạn có ước mơ trở
thành cầu thủ bóng đá nhưng trình độ chơi bóng của bạn không đủ để có thể
thực hiện mong ước của bạn.
Lí tưởng là một hình ảnh mẫu mực, chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của
tương lai mong muốn. Nó trở thành động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người
hoạt động vươn tới tương lai. Do vậy, lí tưởng có tính tích cực và hiện thực
cao hơn ước mơ. Ví dụ như một người có lí tưởng trở thành rapper nổi tiếng
như Wowy nên người đó luôn nỗ lực luyện tập rap, tham gia vào các phong
trào nhạc rap để có thể đạt được lí tưởng đó.

6
II. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

1. Vai trò của tưởng tượng


Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong đời sống của con người. Tưởng tượng
là điều kiện của sáng tạo, giúp cho con người tạo ra biểu tượng mới trong
tương lai. Nó cũng cho phép con người hình dung ra kết quả cuối cùng của
lao động trước khi bắt đầu và quá trình đi đến kết quả đó. Đồng thời, tưởng
tượng giúp làm nhẹ bớt nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người
về tương lai (về một khát vọng, lí tưởng), kích thích con người hành động để
đạt được những kết quả lớn lao.

2. Những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển trí tưởng tượng
Như đã đề cập ở phần đặc điểm, tưởng tượng chỉ nảy sinh khi con người đối
diện với tình huống có vấn đề. Nói cách khác, con người chỉ thực hiện việc
tưởng tượng khi phải giải quyết một tình huống chưa từng gặp bao giờ mà
không rõ ràng. Nên là để có thể tưởng tượng thì phải luôn đối mặt những vấn
đề khó khăn và tưởng tượng ra lối đi giải quyết tình huống rõ ràng.
Khi phải đương đầu với một hoàn cảnh, một vấn đề nào đó, con người phải
biết tưởng tượng để có thể giải quyết được vấn đề đó. Không có sự tưởng
tượng (hoặc trường hợp lười tưởng tượng), sẽ khó có thể hình dung ra hướng
đi hiệu quả để vượt qua những tình huống khó khăn mình phải đương đầu.
Bên cạnh đó, có một số người mắc hội chứng mà không thể tưởng tượng
được – Aphantasia. Hội chứng Aphantasia là hội chứng khiến cho con người
không thể tưởng tượng ra một bất cứ hình ảnh trong đầu2. Khi có người bảo
họ phải "tưởng tượng ra hình ảnh", họ đơn giản sẽ mô tả nó một cách rất ẩn
dụ, hoặc chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ theo ý hiểu của họ. Đến hiện tại nguyên
nhân của hội chứng này chưa được xác định rõ, hội chứng có thể do di truyền
khi mới sinh hoặc do tổn thương vùng não bộ hay mắc các vấn đề về tâm lý
sau này. Aphantasia dù không gây nguy hiểm, nhưng cũng đem lại một số bất
tiện, đặc biệt là những người mắc bệnh sẽ khó lòng làm những việc liên quan
đến óc sáng tạo như thiết kế, đồ hoạ...

2
Theo Wikipedia
7
3. Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng
Hoạt động tưởng tượng diễn ra trong nhiều công việc khác nhau, như là
xây dựng, viết văn, kể chuyện, hay ngay cả việc lên kế hoạch,…Hoàn thành
công việc này đòi hỏi chúng ta phải biết tưởng tượng. Để có thể phát triển trí
tưởng tượng, chúng ta có một số cách sau:
-Mở mang tâm trí đến những lĩnh vực chưa được khám phá: Trí tưởng
tượng có liên quan đến tính độc đáo và sự đam mê. Để có được những ý
tưởng mới mẻ có thể là thử thách, thậm chí dễ nản lòng, bởi con đường dẫn
đến những lĩnh vực chưa khám phá có thể tạo ra nhiều mối đe dọa bất ngờ.
Tuy vậy, con đường đó cũng ẩn chứa những ý tưởng chân thực nhất, dẫn đến
một nỗ lực của sự thành công. Đồng thời, hãy mở rộng những mối quan tâm
bằng cách hướng sự tập trung đến những mối quan tâm khác mà bạn đam mê.
-Kể những câu chuyện: Hãy thực hành trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo
bằng cách kể càng nhiều câu chuyện càng tốt, và mô tả chúng. Hãy để câu
chuyện cho phép bạn và người lắng nghe bạn mường tượng điều gì đang được
kể. Hơn nữa, sự mường tượng được xem là một khả năng để tạo ra một bức
tranh rõ ràng và sống động trong tâm trí. Tuy nhiên, khái niệm này cũng cần
đến sự cảm nhận của giác quan, chẳng hạn như, xúc giác, vị giác, khứu giác
và các giác quan khác. Sự mường tượng cho phép bạn hình dung câu chuyện
được kể hoặc sự vật được diễn tả. Tâm trí càng sáng tạo và giàu trí tưởng
tượng thì khả năng mường tượng của bạn càng phức tạp hơn.
-Đọc nhiều hơn: Sự sáng tạo và trí tưởng tượng được kích thích nhờ học
hỏi, tiếp cận nhiều thông tin hơn. Khi bạn đọc những cuốn sách, báo toàn chữ
là chính, lúc này trí tưởng tượng sẽ được kích thích trong bạn để tạo ra những
hình ảnh từ những con chữ bạn đọc được trong những cuốn sách, báo đó.
Chẳng hạn bạn đọc một truyện ngắn như “Lão Hạc” và truyện đó không có
tranh vẽ minh họa nào, bạn sẽ sáng tạo hình ảnh trong đầu về cuộc sống cũng
như thân phận của ông lão Hạc trong bối cảnh trước giai đoạn cách mạng
tháng Tám năm 1945 lúc bấy giờ. Việc tạo biểu tượng từ những nội dung đọc
được từ sách, truyện, báo,… cải thiện khả năng thích ứng đối với tư duy sáng
tạo và giàu trí tưởng tượng của bạn.
-Nuôi dưỡng tính tò mò: Học hỏi những điều mới mẻ sẽ châm ngòi cho sự
sáng tạo và tăng cường trí tưởng tượng. Những trẻ có xu hướng giàu trí tưởng
tượng là do bản chất hiếu kỳ tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, bản chất vốn có
8
của chúng ta khi tìm kiếm những câu trả lời hay học hỏi những điều mới
không biến mất theo tuổi tác. Hãy nuôi dưỡng tính tò mò bằng cách học hỏi,
trải nghiệm những điều mới mẻ và để ý xem trí tưởng tượng được cải thiện
như thế nào. Bên cạnh đó, hãy nuôi dưỡng tính tò mò bằng cách đặt ra những
câu hỏi và xây dựng các ý tưởng, cùng với sự giúp đỡ từ những người khác.
-Nhìn nhận sự việc một cách khác nhau: Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hay
buồn chán, và khi sự sáng tạo của bạn đang giảm sút, hãy nhìn nhận mọi thứ
theo một quan điểm mới mẻ hơn. Điều này sẽ đem lại cho bạn cách suy nghĩ
hoàn toàn mới mẻ, có thể thúc đẩy những ý tưởng mới mà bạn từng nghĩ rằng
mình không thể thực hiện chúng.
Trong quá trình thực hiện các phương pháp trên, chúng ta có thể kết hợp
các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng, gồm các phương pháp:
-Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật (hay một phần của sự vật): là việc
làm cho sự vật hiện tượng được phóng to, thu nhỏ hay làm tăng lên, ít đi về số
lượng mà vẫn giữ nguyên mọi thuộc tính khác của sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ: hình tượng người khổng lồ, người tí hon, Phật trăm mắt, trăm tay là
những hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng cách này.
- Nhấn mạnh một thuộc tính, một bộ phận nào đó của đối tượng: là cách tạo
hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm
chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một vài sự vật, hiện tượng này với
các sự vật, hiện tượng khác. Một biến dạng của phương pháp này là sự cường
điệu một sự vật, hiện tượng nào đó. Ví dụ điển hình là tranh biếm họa.
- Chắp ghép (kết dính): Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự
vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Ví dụ, hình ảnh nữ thần
đầu người mình cá (nàng tiên cá)... Ở đây, các bộ phản hình thành hình ảnh
mới không bị thay đổi, chế biến mà chỉ được ghép lại với nhau một cách giản
đơn nhưng phải tuân theo quy luật xác định.
- Liên hợp: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận
của nhiều sự vật khác nhau. Mặc dù cũng kết dính các bộ phận của nhiều sự
vật khác nhau, song trong hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này, các bỏ
phần đã bị cải biên, sắp xếp trong những tương quan mới. Cách tưởng tượng
này là một sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt. Nó thường được sử dụng
trong sáng tác văn học nghệ thuật và trong sáng chế kĩ thuật. Ví dụ: Xe điện
bánh hơi là kết quả của sự liên hợp ô tô với tàu điện.
9
- Điển hình hoá: là cách tạo ra hình ảnh mới phức tạp nhất mà những thuộc
tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như là đại diện của
một giai cấp, một nhóm xã hội được biểu hiện trong hình ảnh mới này
Phương pháp này được dùng nhiều trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, trong
điêu khắc. Yếu tố mấu chốt của phương pháp điển hình hoá là sự tổng hợp
sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính, đặc điểm cá biệt của nó.
- Loại suy (tương tự): Đây là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mê
phòng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực.
Từ buổi bình minh của loài người, tổ tiên ta đã sáng chế ra những công cụ lao
động từ phép loại suy (tương tự) thao tác chỉ đôi bàn tay với những công cụ sẽ
được sáng chế ra.
Như đề cập ở phần trên về hội chứng không thể tưởng tượng (Aphantasia)
cho đến nay vẫn chưa có giải pháp để chữa trị triệt để hội chứng này. Chỉ có
phương pháp duy nhất là tự rèn luyện tưởng tượng hàng ngày. Quá trình này
bao gồm phương pháp gọi là Image streaming3 (phương pháp giúp tăng khả
năng tư duy hình ảnh và sáng tạo). Phương pháp đòi hỏi cá nhân thường
xuyên rèn luyện việc nghĩ đến những phong cảnh, cảnh vật trong tâm trí cá
nhân bằng cách mô tả nó càng chi tiết càng tốt, sử dụng tất cả các giác quan
của mình và diễn đạt thành tiếng. Khi bạn diễn đạt hình ảnh bằng lời nói,
dường như bạn sẽ thấy nhiều thứ hơn. Từ đó sẽ phát triển trí tưởng tượng.

C. KẾT LUẬN
Nhà thơ người Mỹ William Carlos Williams4 từng nói: ” Cuộc sống đáng giá
- khi được hoàn thiện nhờ trí tưởng tượng.” T ưởng tượng có vai trò to lớn trong
đời sống tinh thần của con người, những biểu hiện của tưởng tượng có liên
quan đến xúc cảm và có thể trở thành một trong những nguồn gốc làm xuất
hiện và phát triển các tình cảm sâu sắc bền vững và trong việc phản ánh thế
giới khách quan. Vì vậy, chúng ta luôn cố gắng, vận dụng, phát triển trí tưởng
tượng theo chiều hướng tích để tạo nên bức tranh cuộc sống hoàn mỹ.

3
https://aphantasia.com/discussion-question/is-there-a-cure-for-aphantasia/
4
(1883 – 1963) Nhà thơ Mỹ, một gương mặt quan trọng của thơ ca Mỹ thế kỷ 20; đồng thời là bác sĩ nhi
khoa và đa khoa với bằng y của trường Y Đại học Pennsylvania.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2020.
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội, 2014.
3.  Phạm Minh Hạc, Nhập môn tâm lý học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,. 1980.
4. Đặc điểm và vai trò của tưởng tượng
https://dinhpsy.com/dac-diem-va-vai-tro-cua-tuong-tuong/
5. Wikipedia
6. Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo bằng cách nào?, Báo Giáo dục và
thời đại
https://giaoducthoidai.vn/tre/phat-trien-tri-tuong-tuong-va-sang-tao-bang-
cach-nao--3749026.html
7. Is There a Cure for Aphantasia?, Healthline
https://www.healthline.com/health/aphantasia-cure
8. https://aphantasia.com/discussion-question/is-there-a-cure-for-aphantasia/
9. Khái niệm “trí tưởng tượng” trong sử học
https://caphesach.wordpress.com/2018/02/20/khai-niem-tri-tuong-tuong-
trong-su-hoc/
10.Humboldt Wilhelm von. [1821] 1967. “On the historian’s task.” History
and theory 6: 57-71
11.Curtis, L. P., Jr. 1970. “Of images and imagination in history.” In L. P.
Curtis, Jr., The historian’s workshop. New York: 245-76.
12.Hughes, H. Stuart. 1960. “The historian and the social scientist.” The
American Historical Review 66: 20-46.
13.Walsh, W. H. [1951] 1960. Philosophy of history: An introduction. New
York.
14.Ranke, Leopold von. [1824] 1972. Preface to Histories of the Latin and
Germanic nations from 1494-1541. In Fritz Stern, ed., The varieties of his-
tory: from Voltaire to the present (1956; 2d ed., New York, 1972: 55-58).
15.P.A. Rudich, (1986). Tâm lý học, Nxb Mat xit cơ va.
16.  A. V. Daparozet (Chủ biên), Những cơ sở của giáo dục học mẫu giáo, Đại
học Sư phạm Hà Nội, 1987.
17.A.A. Liublinxkaia, Tâm lý học trẻ em - Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
V.X.Mukhina. Tâm lý học mẫu giáo. Nxb Giáo dục Hà Nội 1980.

11
12

You might also like