You are on page 1of 4

Vai trò của tưởng tượng.

Tưởng tượng có vai trò quan trọng trong hoạt động lao động và trong cuộc sống
của con người, cụ thể:

Thứ nhất, tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt động của mình bằng cách
tạo mô hình tâm lí về sản phẩm cuối cùng của hoạt động và cả mô hình tâm lí về cách
thức đi đến sản phẩm đó. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và bản năng
của động vật chính là ở chỗ trước khi lao động, con người đã hình dung ra sản phẩm
trong đầu mình rồi.

Vd: Khi sinh viên muốn mua một chiếc điện thoại mới, bạn ấy phải để dành nửa
năm để có thể mua được chiếc điện thoại đó. Hiện tại chiếc điện thoại đó chưa là của bạn
sinh viên ấy, và bạn ấy tưởng tượng rằng bạn ấy sẽ sở hữu một chiếc điện thoại mới nếu
bạn ấy chăm chỉ làm việc và để dành dụm một khoản tiền trong nửa năm tới. Như vậy,
chiếc điện thoại mới là sản phẩm của việc lao động của bạn ấy trong nửa năm, và việc
tưởng tượng về sản phẩm lao động là chiếc điện thoại đã giúp bạn sinh viên định hướng
được hoạt động của mình trong nửa năm tới và cố gắng để đạt được mục tiêu đó.

Thứ hai, tưởng tượng là tiền đề cho sự sáng tạo. Tưởng tượng tự do giúp tạo ra
những hình ảnh, cấu thành, thiết kế mới hữu ích mà trong điều kiện tư duy duy lí bình
thường không có được. Vấn đề phát triển trí tưởng tượng liên quan nhiều đến yếu tố môi
trường. Trong môi trường chặt chẽ, không khuyến khích tự do, tưởng tượng không phát
triển đi được.

VD: Nhờ có trí tưởng tượng, con người sáng tạo ra các tác phẩm với các biểu
tượng khác như ma cà rồng, người sói, phù thủy,…

Thứ ba, tưởng tượng cũng có một vai trò khá quan trọng trong giáo dục. Khi tiến
hành giáo dục, nhà giáo dục phải xây dựng trong đầu óc mình hình ảnh về mô hình con
người mới mà giáo dục cần đạt tới với tất cả những phẩm chất nhân cách xác định (đây là
nội dung của quy luật viễn cảnh trong công tác giáo dục). Nhà giáo dục phải hiểu sâu sắc
thế giới bên trong của học sinh, thông cảm với hoàn cảnh của các em, trên cơ sở đó, hình
dung ra các con đường, các phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp để đạt mục
đích giáo dục.

Cuối cùng, tưởng tượng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển toàn bộ
nhân cách con người. Hình ảnh mẫu người lí tưởng mà con người muốn vươn tới là kết
quả của quá trình tưởng tượng, trên cơ sở đó con người phấn đấu theo hình ảnh mẫu mực
đó, qua đó tạo nên cho con người những phẩm chất, tính cách, năng lực giông với hình
mẫu lí tưởng của mình.

Các loại tưởng tượng:

1. Tưởng tượng tích cực và tiêu cực.

Loại Tưởng tượng tích cực Tưởng tượng tiêu cực


Loại tưởng tượng tạo ra những hình
Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc
ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, sống, vạch ra những chương trình
Khái
kích thích tích cực thực tế của con hành vi không được thực hiện, tưởng
niệm
người được gọi là tưởng tượng tích tượng chỉ để mà tưởng tượng để thay
cực. thế cho hoạt động... gọi là tưởng
tượng tiêu cực.
Phân - Tưởng tượng chủ định: có thể xảy Tưởng tượng tái tạo: tưởng tượng
loại ra có chủ định, nhưng không gắn liền tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối
với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng với cá nhân người tưởng tượng và
tượng trong đời sống, gọi là mơ dựa trên sự mô tả của người khác.
mộng (về cái gì đó vui sướng, dễ VD: tưởng tượng của du khách khi
chịu, hấp dẫn). Đây là một hiện nghe người dân địa phương miêu tả
tượng vốn có ở con người. Nếu nó món ăn của họ.
trở thành chủ yếu thì lại là một thiếu Tưởng tượng sáng tạo: quá trình xây
sót của sự phát triển nhân cách. dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá
- Tưởng tượng không chủ định: nảy nhân lẫn xã hội, được hiện thực hóa
sinh không chủ định. Điều này chủ trong các sản phẩm vật chất độc đáo
yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín và có giá trị. Đây là một mặt không
hiệu thứ hai bị suy yếu, không hoạt thể thiếu được của mọi hoạt động
động (ngủ - chiêm bao), hay nửa sáng tạo (sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo
hoạt động, ở rạng thái xúc động hay nghệ thuật...).
rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, VD: hình ảnh mới về con tàu vũ trụ
hoang tưởng) do Xiôncôpxki sáng tạo ra.

2. Ước mơ và lí tưởng

Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn,
ước ao của con người.

Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập nhưng
khác ở là chỗ không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi
(thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa
vào những khả năng thực tế), còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân thất vọng, chán
nản).

VD:

- Ước mơ có lợi: trẻ em mong muốn lớn lên trở thành bác sĩ, giáo viên,…

- Ước mơ có hại: Ước không cần làm nhiều mà vẫn có tiền.

Lí tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lí tưởng là một hình ảnh
chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ
thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
Tài liệu tham khảo:

Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục.

Phạm thành Nghị (2012), Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Quang Uẩn (2015), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

You might also like