You are on page 1of 4

2.2.

TƯỞNG TƯỢNG
2.1. Khái niệm
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở những hình ảnh, biểu
tượng đã có.
Biểu tượng vừa có tình cụ thể, vừa có tính khái quát
Tưởng tượng và tư duy đều là quá trình nhận thức lý tính. Tưởng tượng chỉ nảy sinh khi con
người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề, nghĩa là đứng trước những đòi hỏi mới, thực tiễn
mới chưa từng gặp.
2.2 VAI TRÒ CỦA TƯỞNG TƯỢNG
 Tưởng tượng có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Là cơ
sở để tiếp thu tri thức, là cơ sở của sự sáng tạo
 Tưởng tượng cũng có vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Tạo
ra sản phẩm trung gian của lao động, làm cho lao động của con người khác hẳn hành vi
của động vật
 Tưởng tượng có vai trò lớn trong đời sống tinh thần của con người. Có thể trở thành
một trong những nguồn gốc làm xuất hiện tình cảm sâu sắc, làm chỗ dựa tinh thần cho
con người
2.3 CÁC LOẠI TƯỞNG TƯỢNG
 Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại
o Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không
phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.
o Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng theo mục đích đặt ra từ trước, có
kế hoạch và phương pháp nhất định. Loại tưởng tượng này bao gồm:
 Tưởng tượng tái tạo
 Tưởng tượng sáng tạo
 Căn cứ vào tính tức cực của tưởng tượng
o Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được
thể hiện trong cuộc sống. Đây là loại tưởng tượng chỉ để thay thế cho hành động
mà không thúc đẩy hành động.
o Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo nên những hình ảnh có thể thể
hiện trong đời sống. Thúc đẩy con người hành động, biến tưởng tượng thành hiện
thực.
 Ước mơ và lý tưởng
Là loại tưởng tượng hướng về tương lai chứ không hướng vào những hoạt động
hiện tại
o Ước mơ có tính lãng mạn cao, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con
người
o Lý tưởng có tính tích cực và tính hiện thực cao hơn ước mơ. Nó là mục tiêu cao
đẹp, hình ảnh mẫu mực thúc đẩy con người vươn tới.
2.4. CÁC CÁCH TẠO RA BIỂU TƯỢNG CỦA TƯỞNG TƯỢNG
 Chắp ghép (kết dính): Phương pháp ghép các bộ phận của nhiều đối tượng lại với
nhau thành một biểu tượng mới. Ở đây các bộ phận hình thành biểu tượng mới không
bị thay đổi chế biến mà chỉ được ghép lại với nhau một cách đơn giản nhưng phải tuân
theo quy luật xác định
VD: hình ảnh con rồng, nàng tiên cá,
 Liên hợp: cũng giống như cách chắp ghép nhưng các bộ phận của các đối tượng ban
đầu được cải tổ cho phù hợp với cấu trúc mới. Cách tưởng tượng này là một sự tổng
hợp mang tính sáng tạo rõ rệt nó thường được sử dụng trong sáng tác văn học nghệ thuật
và trong sáng chế Kỹ thuật
VD: Cũng vẫn là hình ảnh con rồng nhưng ở phương tây là hình ảnh con rồng khác: có
cánh, cũng có chân, hình dáng khác ở phương Đông. Rồng phương Đông thì mình uốn
lượn, không có cánh, thân hình mềm mại hơn.

 Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay các thành phần của chúng): Từ
những hình ảnh của tri giác, làm thay đổi kích thước hay số lượng các bộ phận của
chúng.
VD: trẻ con khi nhìn thấy những cối xay gió ở xa, chúng sẽ nghĩ là cối xây gió nhỏ, mặc
dù các cối xay gió là cao như nhau.
 Nhấn mạnh: Đó là cách tạo ra biểu tượng mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc
đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của đối tượng.
VD: tranh biếm họa về một hiện tượng xã hội nào đó

 Điển hình hóa: Là phương pháp sáng tạo ra biểu tượng trên cơ sở tổng hợp một
cách sáng tạo các thuộc tính điển hình, là cái đại diện cho hàng loạt đối tượng.
VD: Trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao thì hình ảnh Chí Phèo, Lão Hạc,… đại diện
cho tầng lớp giai cấp nông dân bị đàn áp, bóc lột, tha hóa, thống khổ đến cùng cực của
nhân dân trước cách mạng tháng 8.
 Loại suy (mô phỏng, tương tự): Là phương pháp sáng tạo ra biểu tượng trên cơ sở
mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực.
VD: Chân dung, việc làm của các nhân vật lịch sử được mô phỏng qua các bức tranh, bức
tượng được tạc và được vẽ để cho mọi người cùng biết

You might also like