You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài : Nguồn gốc của ý thức và sự vận dụng của người viết
Tác giả : Phạm Anh Tuấn
Mã sinh viên : 11217602
Lớp : Kinh doanh thương mại 63C
Hướng dẫn : Ts. Lê Ngọc Thông

HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài : Nguồn gốc của ý thức và sự vận dụng của người viết
Tác giả : Phạm Anh Tuấn
Mã sinh viên : 11217602
Lớp : Kinh doanh thương mại 63C
Hướng dẫn : Ts. Lê Ngọc Thông

HÀ NỘI - 2021
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

LỜI NÓI ĐẦU

Triết học là một bộ môn khoa học có lịch sử ra đời từ rất lâu, tồn tại theo bề dày của
thời gian và gắn chặt với đời sống lao động, tư duy của con người. Nhưng trong suốt
quá trình tồn tại và phát triển ấy, câu hỏi được tranh luận nhiều nhất, luôn là chủ đề
bàn tán của các nhà triết gia trong suốt một thời gian dài và là nội dung cốt lõi của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, đó là : vật chất có trước hay ý thức có trước ? Cái nào quyết
định cái nào ?. Và để giải quyết cho vấn đề nan giải đó, điều cần thiết chúng ta phải
thực hiện đó là đi tìm nguồn gốc của hai phạm trù trên, trong đó nổi bật là nguồn gốc
của ý thức.
Bài tiểu luận này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết toàn diện và chung nhất
về nguồn gốc của ý thức trong suốt quá trình hoàn thiện của thế giới triết học, từ đó
thấy được sự áp dụng vào thực tiễn và vào chính bản thân tác giả.
Trong quá tình nghiên cứu và biên soạn khó tránh khỏi những sai sót, do vậy rất mong
thầy và quý độc giả đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn !

1
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1


NỘI DUNG CHÍNH....................................................................................................3
I, CƠ SỞ KHOA HỌC............................................................................................3
1, Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
2, Cơ sở thực tiễn..................................................................................................6
II, SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA NGUỒN GỐC Ý THỨC CỦA NGƯỜI VIẾT
TIỂU LUẬN...........................................................................................................11
1, Định hướng và những thành tựu...................................................................11
2, Những hạn chế và nguyên nhân, cách khắc phục........................................13
KẾT LUẬN................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................17

2
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

NỘI DUNG CHÍNH


I, CƠ SỞ KHOA HỌC
1, Cơ sở lý luận
a) Chủ nghĩa duy tâm:
Khi đánh giá về nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm bao gồm
duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan đều có những cái nhìn phiến diện, tuyệt
đối hoá vai trò của ý thức. Trong đó các nhà duy tâm khách quan như Platon,
Heghen đã tuyệt đối hoá vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm” hay ý
thức sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan với những
đại biểu như Beccoli, Makho lại tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là
tồn tại duy nhất, là thứ chi phối, ảnh hưởng và sinh ra thế giới vật chất. Như vậy,
thế giới triết học duy tâm đưa ra những cách nhìn, những quan niệm hết sức vô lý,
sai lầm về nguồn gốc của ý thức. Họ hoặc tuyệt đối hoá ý thức, coi chúng là thứ
sinh ra đầu tiên trên Trái đất chứ không phải là vật chất, hoặc độc tôn ý thức, cho ý
thức là cái vốn có của mỗi cá nhân không thể tách rời, biệt lập với thế giới bên
ngoài.
b) Chủ nghĩa duy vật siêu hình:
Với cốt lõi là chủ nghĩa duy vật mang tính thực tế hơn nhưng duy vật siêu hình lại
vấp phải những tư duy sai lầm đã cố hữu trong nhận thức của trường phái triết học
này từ lâu do trình độ phát triển khoa học của thời đại còn nhiều hạn chế. Hai sai
lầm cơ bản và nổi bật trong việc đánh giá nguồn gốc của ý thức theo quan niệm
siêu hình đó là phủ nhận hoàn toàn vai trò của ý thức và đồng nhất ý thức với một
dạng vật chất đặc biệt của thế giới tự nhiên. Chẳng hạn, từ thời cổ đại, Đêmôcrít
quan niệm “ý thức là do những nguyên tử đặc biệt liên kết với nhau tạo thành”.
Các nhà duy vật tầm thường thế kỉ XVIII lại cho rằng : “Óc tiết ra ý thức như gan
tiết ra mật” hay như nhà triết học Pháp Didoro: “Cảm giác là đặc tính chung của
vật chất hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất”. Những quan niệm siêu
hình sai lầm đó đã được triệt để lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô
dịch tinh thần quần chúng lao động bởi giai cấp thống trị bóc lột.
c) Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Giữa sự tranh luận gay gắt và sự đối đầu kịch liệt của 2 trường phái triết học trên
đã gây ra một cuộc khủng hoảng về thế giới quan, làm cho mâu thuẫn được đẩy lên
đỉnh điểm, yêu cầu một phương pháp luận mới ra đời thống nhất 2 quan điểm trên.
Đó chính là lý luận của C.Mác về nguồn gốc của ý thức: “Ý niệm chẳng qua chỉ là
vật chất được đem chuyền vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong
đó”. C.Mác không tuyệt đối hoá bên nào mà thay vào đó chỉ là sự hài hoà, thống
nhất giữa vật chất và ý thức, từ đó chỉ ra nguồn gốc của ý thức là tổng thể mối
quan hệ giữa bộ óc con người và thế giới khách quan. Theo đó, nguồn gốc của ý
thức được chia ra thành 2 dạng: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

3
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con
người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới
khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá
trình phản ánh sáng tạo, năng động. Về bộ óc người, ý thức là thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người – khí quan sinh học của ý thức, là chức
năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc là sản
phẩm tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất từ vô cơ tới hữu cơ. Với cấu trúc tinh
vi, phức tạp bao gồm 14 -15 tỉ tế bào thần kinh, đây là trung khu xử lý những suy
nghĩ, tư duy và là nguồn cội, gốc rễ tự nhiên của ý thức. Chính vì thế, bộ óc càng
hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con
người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của
loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại
sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con
người không bình thường do bị tổn thương bộ óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh
năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ
tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách
quan, thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình
thành nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Những đặc điểm được tái tạo
ở dạng vật chất chịu sự tác động bao giờ cũng mang thông tin của dạng vật chất tác
động. Những đặc điểm mang thông tin ấy được gọi là cái phản ánh. Cái phản ánh
và cái được phản ánh không tách rời nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Cái
được phản ánh là những dạng cụ thể của vật chất, còn cái phản ánh chỉ là đặc điểm
chứa đựng thông tin của dạng vật chất đó (cái được phản ánh) ở một dạng vật chất
khác (dạng vật chất nhận sự tác động). Phản ánh là thuộc tính của tất cả các dạng
vật chất, song phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức. Những hình thức này
tương ứng với quá trình tiến hóa của vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh.
Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa khi có sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh. Hình thức phản ánh này
mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật nhận tác động.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu
sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh
học được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ. Tính kích thích là
phản ứng của thực vật và động vật bậc thấp bằng cách thay đổi chiều hướng sinh
trưởng, phát triển, thay đổi màu sắc, thay đổi cấu trúc…khi nhận sự tác động trong
môi trường sống. Tính cảm ứng là phản ứng của động vật có hệ thần kinh tạo ra
năng lực cảm giác, được thực hiện trên cơ sở điều khiển của quá trình thần kinh

4
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

qua cơ chế phản xạ không điều kiện, khi có sự tác động từ bên ngoài môi trường
lên cơ thể sống.
Phản ánh tâm lý là phản ứng của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực
hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Phản ánh năng động sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức
phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc
người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình hoạt động sinh
lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các giác quan
của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý
thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản
ánh sáng tạo năng động này được gọi là ý thức.
Tuy nhiên, ý thức không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà theo C.Mác và Ph.Ăngghen
: “Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào
con người còn tồn tại”. Ý thức có “nguồn gốc sâu xa” từ bộ óc con người, từ sự
phản ánh năng động sáng tạo của thế giới khách quan nhưng thứ trực tiếp làm nên
sự ra đời của ý thức cũng như là bản chất cốt lõi của ý thức đó là nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn
gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong
đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa
mình với giới tự nhiên. Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại
dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ
não của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới
khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu,
những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định mà
con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của
các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con
người, tạo ra khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói
chung. Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách
quan thông qua quá trình lao động. Con người càng lao động, tác động vào vật
chất thực tiễn, tay chân càng được giải phóng, đồng thời từng bước một đầu óc
cũng phát triển, tư duy ngày càng được mở rộng và phong phú hơn. Thông qua
thực tiễn những sáng tạo trong tư duy được con người hiện thực hoá, cho ra đời
nhiều vật phẩm chưa có trong tự nhiên. Đó là “giới tự nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn
của bàn tay và khối óc con người. Bởi thế mà Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhưng
cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng bước một đầu óc cũng phát triển, ý thức
xuất hiện, trước hết về những điều kiện của các kết quả thực tiễn có ích và về
sau...là về những quy luật tự nhiên, chi phối các hiệu quả có ích đó”.

5
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

“Sau lao động và đồng thời với lao động” là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là chất xúc
tác, cầu nối thứ hai để đưa đến sự ra đời của ý thức. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức
không thể tồn tại và thể hiện. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao
động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao
động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm
ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con
người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn,
truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ý thức
là một hiện tượng mang tính xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về
mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là
hai chất kích thích chủ yếu làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển hóa thành bộ óc
người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức. Ý thức là sự
phản ánh thế giới khách quan từ bộ óc con người nhưng chỉ có thể là chưa đủ để ý
thức ra đời mà cần đặt nó vào mối quan hệ hữu cơ và thực tiễn của xã hội. Ý thức
là một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
Khi nghiên cứu nguồn gốc của ý thức, ta thấy ý thức xuất hiện là thành quả của
quá trình lâu dài của giới tự nhiên, lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp
của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người. Trong đó, nguồn gốc tự nhiên là điều
kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành và phát triển. Nếu
chỉ nhấn mạnh đến chỉ một mặt của 2 điều kiện trên đều dẫn đến những quan niệm
thiếu sót, sai lầm, phiến diện của chủ nghĩa duy tâm hoặc duy vật siêu hình, không
thể hiểu được thực chất của hiện tượng ý thức, tinh thần của loài người. Tìm hiểu
về nguồn gốc của ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ bản chất của ý thức,
khẳng định bản chất xã hội của nó. Nhận thức được nhu cầu tất yếu phát triển lâu
dài của ý thức ấy, con người muốn tăng cường phát triển ý thức thì phải tăng
cường các nguồn gốc nói trên: phát triển trí não bằng chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ
hợp lý; rèn luyện tư duy, thúc đẩy não bộ tăng cường khả năng quan sát, phân tích
và đúc kết. Đồng thời, để phát triển nguồn gốc xã hội cần thường xuyên lao động
chân tay, tránh ngồi một chỗ gây ì ạch, mất khả năng nhận thức nhạy bén, cần tiếp
xúc nhiều với thế giới khách quan, rèn luyện, phát triển khả năng giao tiếp và ngôn
ngữ. Ý thức hình thành và phát triển phải mất hàng chục, hàng trăm năm thì việc
rèn luyện và tăng cường nó cũng phải thật xứng đáng với quỹ thời gian mà nó gian
khổ tích luỹ được.
2, Cơ sở thực tiễn
Nhận thức và thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa phương pháp luận của nguồn gốc ý thức,
Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng những thành tựu triết học có được về tư duy con
người, về mối quan hệ giữa lao động – ngôn ngữ - não bộ vào trong thực tiễn sản
xuất, sinh hoạt thường ngày giúp nhân dân hiểu được sâu sắc nguồn gốc của ý

6
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

thức, từ đó biết trân trọng của cải tri thức, có ý thức hơn trong việc bảo vệ giá trị
chất xám cũng như nâng cao khả năng rèn luyện ngôn ngữ và tư duy. Sự áp dụng
đó được biểu hiện rõ nhất qua những văn bản Luật, những Nghị định, chính sách
sau đây :
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
Số hiệu 36/2009/QH12
Loại văn bản Luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành 19/06/2009
Ngày hiệu lực 01/01/2010
Ngày đăng 12/08/2009
Số công báo 377 & 378 - 08/2009
Tình trạng Đã sửa đổi

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội


Số hiệu 50/2005/QH11
Loại văn bản Luật
Nơi ban hành Quốc Hội
Người ký Nguyễn Văn An
Ngày ban hành 29/11/2005
Ngày hiệu lực 01/07/2006
Ngày đăng 18/02/2006
Số công báo 33&34 - 02/2006
Tình trạng Đã sửa đổi

Thông tư 03/2021/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định
quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Số hiệu 03/2021/TT-BKHCN
Loại văn bản Thông tư
Nơi ban hành Bộ Khoa học và Công nghệ
Người ký Phạm Công Tác
Ngày ban hành 11/06/2021
Ngày hiệu lực 26/07/2021
Ngày đăng 04/07/2021
Số công báo Từ 655 đến 658
Tình trạng Còn hiệu lực

Công văn 1896/BVHTTDL-BQTG của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc
thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan

7
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

Số hiệu 1896/BVHTTDL-BQTG
Loại văn bản Công văn
Nơi ban hành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Người ký Trần Chiến Thắng
Ngày ban hành 16/06/2009
Ngày hiệu lực 16/06/2009
Ngày đăng 25/06/2009
Số công báo Theo văn bản
Tình trạng Còn hiệu lực

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 45/2019/QH14


Số hiệu 45/2019/QH14
Loại văn bản Bộ luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành 20/11/2019
Ngày hiệu lực 01/01/2021
Ngày đăng 26/12/2019
Số công báo 993&994-12/2019
Tình trạng Còn Hiệu lực

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13


Số hiệu 10/2012/QH13
Loại văn bản Bộ luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành 18/06/2012
Ngày hiệu lực 01/05/2013
Ngày đăng 05/08/2012
Số công báo 475&476 - 08/2012
Tình trạng Hết Hiệu lực

Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan
hệ lao động
Số hiệu 145/2020/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Nơi ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành 14/12/2020
Ngày hiệu lực 01/02/2021
Ngày đăng Theo văn bản

8
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

Số công báo Theo văn bản


Tình trạng Còn hiệu lực

Bộ luật Lao động số 35-L/CTN của Quốc hội


Số hiệu 35-L/CTN
Loại văn bản Bộ luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Lê Đức Anh
Ngày ban hành 23/06/1994
Ngày hiệu lực 01/01/1995
Ngày đăng Theo văn bản
Số công báo Theo văn bản
Tình trạng Hết hiệu lực từ ngày 01/05/2013

Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Số hiệu 68/NQ-CP
Loại văn bản Nghị quyết
Nơi ban hành Chính phủ
Người ký Lê Minh Khái
Ngày ban hành 01/07/2021
Ngày hiệu lực 01/07/2021
Ngày đăng Theo văn bản
Số công báo Theo văn bản
Tình trạng Đã sửa đổi

Luật Việc làm của Quốc hội, số 38/2013/QH13


Số hiệu 38/2013/QH13
Loại văn bản Bộ luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành 16/11/2013
Ngày hiệu lực 01/01/2015
Ngày đăng 29/12/2013
Số công báo 1003&1004-12/2013
Tình trạng Còn Hiệu lực

Nghị định 47/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về
hành vi vi phạm pháp luật lao động
Số hiệu 47/2010/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Nơi ban hành Chính phủ

9
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

Người ký Nguyễn Tấn Dũng


Ngày ban hành 06/05/2010
Ngày hiệu lực 25/06/2010
Ngày đăng 21/05/2010
Số công báo 238 & 239 - 05/2010
Tình trạng Hết Hiệu lực

Luật Khoa học và công nghệ của Quốc hội, số 29/2013/QH13


Số hiệu 29/2013/QH13
Loại văn bản Luật
Nơi ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành 18/06/2013
Ngày hiệu lực 01/01/2014
Ngày đăng 12/07/2013
Số công báo 405&406-07/2013
Tình trạng Hết Hiệu lực một phần

Quyết định 32/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định tiêu
chuẩn lâm sàng và các trường hợp không áp dụng các tiêu chuẩn lâm sàng để
xác định chết não"
Số hiệu 32/2007/QĐ-BYT
Loại văn bản Quyết định
Nơi ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành 15/08/2007
Ngày hiệu lực 16/09/2007
Ngày đăng 01/09/2007
Số công báo 632&633 - 9/2007
Tình trạng Còn Hiệu lực

Nghị định 110/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chế độ khen
thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia,
quốc tế
Số hiệu 110/2020/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Nơi ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành 15/09/2020
Ngày hiệu lực 01/11/2020
Ngày đăng 29/09/2020
Số công báo 901&902-09/2020

10
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

Tình trạng Còn Hiệu lực

II, SỰ VẬN DỤNG Ý NGHĨA NGUỒN GỐC Ý THỨC CỦA NGƯỜI VIẾT
TIỂU LUẬN
1, Định hướng và những thành tựu
Ý thức con người phải mất một quá trình rất lâu mới tìm được nguồn cội, gốc rễ sâu
xa, là công tìm kiếm, phân tích, chắt lọc, thậm chí đấu tranh của không chỉ C.Mác,
Ph.Ăngghen, Lenin mà của rất nhiều các triết gia, học giả đi trước. Chính bởi tính lâu
dài và kỳ công ấy mà để phát triển ý thức, mỗi người cũng cần nỗ lực không ngừng,
phải để nhận thức phát triển tương xứng với quá trình nó được hình thành. Với bản
thân em, đó là quá trình biến đổi không ngừng, cải tạo và bứt phá không chỉ về lượng
mà còn về chất. Định hướng phát triển được căn cứ từ 2 nguồn gốc chính của ý thức là
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Trước tiên về nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con người – khí quan sinh học
quan trọng. Bộ óc con người không phải là một thực thể tĩnh, nó luôn vận động và nhu
cầu vận động của não bộ là không ngừng nghỉ trong suốt quá trình lớn lên của con
người. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa não bộ tự phát triển mà không cần có sự tác
động của chính mỗi người. Một đứa trẻ bị đặt thụ động trong một căn phòng khép kín,
lười suy nghĩ, lười vận động, môi trường không khiến đứa trẻ tư duy thì ắt lớn lên
chúng sẽ không có sự nhận thức đầy đủ như một đứa trẻ được rèn luyện não bộ
thường xuyên và liên tục. Với em, em luôn rèn luyện tư duy hàng ngày bằng những
suy nghĩ về thế giới khách quan xung quanh, luôn đặt mình vào những tình huống
phải tư duy, phải giải quyết để não được “xoắn cuộn”, được thử thách và trau dồi thêm
chất xám. Mỗi bài toán mình đối mặt gặp phải thì cố gắng không chỉ giải cho có kết
quả nữa mà thêm vào đó là phải đào sâu, phân tích thêm những cách giải mới, những
tiền đề để đi đến lời giải. Khi đó não bộ của chúng ta sẽ được kích thích mạnh mẽ,
được hoạt động hết công suất để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề, để khám phá ra những
nguồn tri thức mới, để lớn lên và phát triển. Thông tin truyền lên não có thể được xử
lý chậm như 0,5 m/giây hoặc nhanh như 120 m/giây. Nguyên nhân của sự khác nhau
tốc độ xử lý ấy đến từ nhiều phía nhưng chủ yếu là từ trải nghiệm hay sự phản ánh từ
thế giới khách quan vào bộ óc chủ quan để hình thành ý thức. Chỉ khi ta đi nhiều, tiếp
xúc với nhiều người thì não bộ ta mới thu nhận được nhiều kiến thức, góp nhặt được
nhiều chủ đề thì dần dà sẽ tăng sự linh hoạt cho bộ não, thúc đẩy ý thức phát triển.
Bản thân em luôn nhận thức được vai trò của trải nghiệm trong quá trình phát triển
của mình nên đã chăm chỉ tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ
chức, tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như tình nguyện, tích cực trải nghiệm ở
địa phương, ở trên các tỉnh thành khác của đất nước để thu lượm kiến thức đúng với
lời dạy của ông cha: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Trong quá trình trải
nghiệm khám phá đó em luôn cố gắng tìm kiếm, học hỏi, trau dồi những kiến thức; có
thể là tự mình thu nhận cũng có thể là từ người thân, bạn bè, anh chị, đồng nghiệp đi
trước. Mỗi lần trải nghiệm như thế là một lần bản thân được rèn luyện nhiều hơn, não

11
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

bộ được vận động mạnh hơn để tích luỹ nhiều tri thức, hoàn thiện bản thân. Trong
công việc sau này cũng vậy, em muốn bản thân mình phải luôn có trách nhiệm trong
mọi việc làm, nhiệm vụ được giao. Mình phải coi những trọng trách, thử thách mà
công ty giao phó là cơ hội để ta thể hiện bản thân mình, từ đó làm việc hết sức công
hiến cho sự phát triển của công ty, đồng thời cũng từ đó mà kiến thức nghiệp vụ
chuyên môn của ta được cải thiện, tốc độ làm việc được nâng lên nhah chóng và
những mối quan hệ với cấp trên cũng được bồi đắp thêm. Việc phát triển bản thân,
phát triển ý thức không phải thứ gì quá mơ hồ mà chính là việc chúng ta bồi đắp cho
chính tư duy, chính óc sáng tạo của mình, lấp đầy những lỗ hồng tò mò vào trong bộ
não để một ngày nào đó nó được giải phóng và phát huy thành những thế mạnh của
bản thân.
Ý thức luôn mang tính chất xã hội nên việc phát triển ý thức cũng phải đặt trong quan
hệ xã hội để thúc đẩy toàn diện. Với lao động, nhà thơ Nguyễn Trung Thông từng viết
: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” cho thấy vai trò của
lao động trong việc khai phá thế giới, mang lại cuộc cải cách về ý thức và lối sống cho
loài người. Bản thân em đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động lao động, tham gia vào quá
trình sản xuất của cải vật chất ở địa phương, tích cực rèn luyện thân thể, đóng góp
những sản vật, sáng kiến cho xã hội. Ngoài những giờ học trên giảng đường căng
thẳng, em luôn dành ra một khoảng thời gian nhỏ trong ngày, có thể là vào buổi chiều
để giúp đỡ mẹ chăm sóc vườn tược, dọn dẹp nhà cửa, tham gia vào quá trình thu
hoạch vụ mùa, tập luyện thể dục thể thao,…Việc lao động như vậy không làm cho
chúng ta mệt mỏi mà ngược lại đem đến cho chúng ta một nguồn năng lượng tươi mới
vào cuối ngày, giúp giải toả đầu óc, giải phóng chân tay, khiến mạch máu lưu thông,
cơ thể tiết ra mồ hôi và hooc-môn hạnh phúc khiến cơ thể sảng khoái, đầu óc trở nên
linh hoạt hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức hơn, tránh được sự bí bách, bực bội, ức
chế không đáng có. Chính hoạt động lao động đã giúp loài người hiểu thêm được
nhiều hơn về thế giới xung quanh cũng như hiểu thêm về chính những bộ phận trên cơ
thể mình, mang lại sự phát triển về ý thức đáng kể. Cũng chính từ lao động mà ngôn
ngữ đã ra đời, quá trình sản xuất của cải vật chất đòi hỏi những cá nhân trong cộng
đồng người phải có giao tiếp để thuận tiện trong quá trình hợp tác. Để phát triển ngôn
ngữ đối với em đó là một chặng đường gian khổ và theo em là khó khăn nhất trong số
những nhân tố cấu thành nên ý thức. Ví như Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc,
người được coi là có vốn liếng ngôn ngữ giàu có nhất văn học Việt Nam, bậc đại nhân
trong việc sử dụng từ ngữ cũng đã phải chui rèn, khổ luyện hàng chục năm, dành ngót
nửa cuộc đời sống trong bể khổ bất hạnh, đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều cảnh đời
ngang trái thì mới có thể vẩy lên những điệu bút hoạ ngôn rực rỡ vào khúc “Đoạn
Trường Tân Thanh” xứng danh thiên cổ ngàn năm tới tận ngày nay. Vậy mới thấy
được việc rèn luyện ngôn ngữ không phải là ngày một ngày hai là đã hoàn thành mà
còn là cả một quá trình nỗ lực gian khổ, thử thách mới giúp vốn ngôn ngữ được cải
thiện. Bản thân em luôn ý thức được sự nhọc nhằn đó nên đã luôn tạo cho mình những
áp lực để cải thiện ngôn ngữ từng ngày, tham gia vào những trải nghiệm thực tế, tiếp
xúc với nhiều tầng lớp, con người, học hỏi vốn ngôn ngữ của họ cũng như cách sử

12
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

dụng sao cho đúng ngữ cảnh để từng ngày tự tin hơn trong kỹ năng giao tiếp. Trên
bước đường ấy, có những lúc ta sẽ gặp khó khăn, ta sẽ mắc sai lầm nhưng không được
nản chí mà phải lấy sai lầm đó làm bài học để rút kinh nghiệm bởi ngôn ngữ thực chất
là sự trau dồi, gọt giũa và khắc phục nên phải luôn chủ động trong việc điều chỉnh.
Ngôn ngữ có nhiều dạng: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ trang trọng, ngôn
ngữ đời thường,…Để thành thạo được tất cả chẳng có cách nào khác ngoài việc ta
phải học hỏi và điều chỉnh từng ngày, uốn nắn thì ngôn ngữ và nhận thức mới tiến bộ
được.
Nhờ việc định hướng đúng đắn và tiếp thu được ý nghĩa của nguồn gốc ý thức mà em
đã có những thành tựu ban đầu chứng minh sự quan trọng của việc phát triển não bộ,
lao động và ngôn ngữ với mỗi người. Đầu tiên đó là 12 năm học từ tiểu học đến THPT
em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt năm lớp 12 nhờ trau dồi vốn
ngôn ngữ đã được tích luỹ từ lâu cùng niềm say mê môn Văn học, em đã đạt giải Nhất
môn Ngữ văn cấp tỉnh. Về thời gian ôn thi đội tuyển này, nó đã tôi luyện cho em rất
nhiều những phẩm chất đáng quý, nâng cao khả năn tư duy của em rất nhiều. Khi
được đứng trong hàng ngũ đội tuyển Văn của trường, em phải chịu nhiều áp lực để
viết những bài văn đúng hạn nộp, để chấp nhận những số điểm thấp để cải thiện hơn ở
những lần viết tiếp theo. Nhưng dường như chính từ những khó khăn, thử thách và
những những ngày rèn luyện vất vả đó đã cho em một ngày hôm nay tốt đẹp hơn,
hoàn thiện hơn. Một bản thân dẫu thấy được khó khăn phía trước nhưng không bỏ
cuộc nhanh chóng mà thử sức để xem xét và định lượng, một bản thân không còn khó
khăn trong việc lựa chọn từ ngữ để giao tiếp, một bản thân biết cư xử hơn và chăm chỉ
hơn rất nhiều. Em biết ơn những ngày tháng tập luyện chăm chỉ đó đã giúp em biết
trân quý công sức mà mình bỏ ra, biết trân trọng quá khứ khó khăn để ngày mai được
tươi sáng hơn. Những ngày tháng đó đã giúp nhận thức của em trưởng thành lên rất
nhiều, chín chắn và hiểu biết hơn. Trong lao động và sinh hoạt, em đã tham gia vào
nhiều hoạt động giúp ích cho xã hội, các hoạt động ngoại khoá như Hội sách hè, Cuộc
thi An toàn giao thông cấp huyện, tham gia lao động dọn dẹp đường phố khu dân cư,
trở thành một công dân, một người thanh niên năng động tại khu xóm mình. Khi được
tận tay chạm vào những ngọn cỏ, xới những luống đất hay nghe những tiếng sàn sạt
của chiếc chổi quét xuống sàn, em cảm thấy trân quý cuộc sống giản dị này của mình
vô cùng. Cần gì đi xa đi đâu, kiến thức ở ngay xung quanh ta mà chỉ khi ta mở lòng
với thiên nhiên, ta hoà vào lao động, hoà vào cuộc sống thường nhật của người nông
dân, ta đã cảm nhận được mùi vị của cuộc đời rồi. Lao động cho ta thấy cuộc sống
hiện thực của loài người, họ phải sản xuất của cải vật chất để tồn tại và sinh sống, và
cũng chính lao động cho ta thấy giá trị của những giọt mồ hôi, của nước mắt và gian
khổ. Ngoài ra ngay từ năm nhất Đại học em đã đăng ký tham gia CLB logistics &
quản lý chuỗi cung ứng trực thuộc trường Kinh Tế Quốc Dân để cống hiến trí tuệ, sức
lực của mình giúp CLB phát triển. Để đạt được những thành tựu nho nhỏ đó là cả một
quá trình phát triển và nỗ lực cải thiện của bản thân em để trở thành một phiên bản tốt
hơn của mình mỗi ngày.

13
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

2, Những hạn chế và nguyên nhân, cách khắc phục


Mặc dù luôn nỗ lực, cố gắng cải thiện nhận thức, tư duy của mình mỗi ngày và cũng
đã đạt được những thành tựu cơ bản nhưng có những điểm em vẫn chưa hài lòng về
bản thân mình cũng như chưa thể đạt được dù đã cố gắng. Những hạn chế đó em
không coi là sự thất bại mà là những bài học để ta nhìn nhận, soi xét và rút kinh
nghiệm để trở nên tốt hơn.
Hạn chế đầu tiên mà em thấy được là sự chậm suy nghĩ, thiếu linh hoạt trong những
tình huống cụ thể. Có thể kể đến như việc đối nhân xử thế với mọi người, việc xưng
hô và lễ phép, việc trao đổi và đàm phán,…Trong những tình huống đó, em thường
thiếu kiến thức khi được giao nhiệm vụ hoặc do chưa được tiếp xúc với con người,
môi trường nên nhận thức còn yếu kém, tư duy chưa hoàn thiện. Như vậy nguyên
nhân lớn nhất dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong ứng xử, giao tiếp chính là chưa tiếp xúc
với nhiều người, với đời sống thực tế để khôn khéo và giải quyết nhanh nhẹn. Cách
khắc phục duy nhất là phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều, va chạm với nhiều kiểu người
trong xã hội, không nhất thiết phải gượng ép quá nhiều thành ra lố bịch mà gặp ai thì
phải học hỏi các ăn nói của họ, học hỏi những chuẩn mực, nguyên tắc lịch sự để biết
cách xử lý những tình huống cụ thể khi mình gặp phải.
Hạn chế thứ hai đó là sự trì hoãn, một thói xấu mà không ít thế hệ trẻ ngày nay trong
đó có em mắc phải. Trong những công việc được giao chúng ta thường có xu hướng
làm một việc không đến nơi đến chốn, làm được một lúc rồi bỏ đi vì cảm thấy mệt,
cần giải trí. Thói quen không tốt lâu ngày sẽ tạo thành một vết hằn trong não bộ chúng
ta khiến cho năng suất công việc giảm, khả năng tập trung cũng bị suy yếu, mất đi bản
năng tìm tòi và học hỏi. Sự trì hoãn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do sự căng
thẳng của não bộ, sự bão hoà về hàm lượng thông tin phải tiếp nhận, môi trường gây
xao nhãng,…nhưng yếu tố quyết định chính là ở bản thân mỗi người. Khi bị những
thú vui hấp dẫn, tiêu khiển chỉ có ý thức mỗi người mới là thứ níu giữ ta lại với sự
chăm chỉ và cần mẫn, chỉ có sự dũng cảm gạt đi những ham muốn tầm thường mới
giúp ta khôn lớn hơn trên đường đời. Để khắc phục sự trì hoãn, em nghĩ chúng ta nên
viết ra giấy những điều đang gây xao nhãng cho chúng ta rồi viết thật to mục tiêu cuối
cùng chúng ta phải hướng đến vào giữa trang rồi lên kế hoạch cụ thể cho từng thứ
một, ưu tiên những việc phục vụ cho mục tiêu lâu dài, những việc gì có thể làm được
luôn thì làm ngay, tránh để trì trệ, rơi vào những thú vui vô bổ.
Hạn chế thứ ba mà em luôn phải đối mặt chính là sự “ngại” trong việc chủ động bắt
chuyện giao tiếp, chủ động tìm kiếm kiến thức. Thường thì phải đến những thời điểm
người khác mở lời trước hoặc tính chất khẩn cấp thì em mới trao đổi với họ hoặc
những kỹ năng còn thiếu phải đến lúc được giao nhiệm vụ phải dùng đến nó thì em
mới mò mẫm đi tìm hiểu. Tâm thế e sợ và thụ động đó phần nào đã cản trở rất nhiều
những cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển của bản thân em. Sự e ngại này phần lớn
chính là tính cách của bản thân mình, một người sống nội tâm và rụt rè. Không có
cách nào khác mà chính em phải là người thay đổi, phải phá bỏ đi bức tường ngại
ngùng để bước ra ngoài xã hội, cứng cỏi hơn, chủ động hơn, bản lĩnh hơn trong việc
đối mặt với những thử thách, tìm kiếm cơ hội và kiến thức. Để phá bỏ đi sự tự ti, rụt
rè, em phải tập luyện giao tiếp nhiều hơn, có thể là tập với chính người thân của mình
hoặc độc thoại với chính mình trước gương để làm sao sắp xếp ngôn từ, sử dụng từ

14
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

ngữ một cách nhuần nhuyễn, thu hút và chuẩn mực. Một phần sự tự ti đến từ sự thiếu
hiểu biết nên việc trau dồi kiến thức mỗi ngày như đọc báo, xem thời sự, cập nhật
những biến chuyển, thay đổi của thời cuộc là rất cần thiết. Trong thời đại công nghệ
số phát triển như vũ bão ngày nay, từng giờ từng phút trôi qua đã có những sự cải
cách và đổi mới đáng kể; muốn bản thân không bị tự ti, bị tụt lại phía sau thì mỗi
người phải luôn ý thức rèn luyện trí tuệ, cung cấp cho não bộ những hiểu biết mới về
thời cuộc, luôn phải ý thức phát triển tư duy của não bộ.
Dưới góc nhìn của nguồn gốc ý thức, tư duy của con người phải được phát triển về
chiều sâu là việc vun đắp kiến thức cho não bộ, phản ánh đầy đủ và phong phú thế
giới khách quan vào trong bộ óc chủ quan và cải thiện về chiều rộng là kiến thức xã
hội, là sự tương tác của con người với thế giới bên ngoài bằng lao động, bằng giao
tiếp. Em luôn đặt tổng thể hai yếu tố đó với nhau, không bao giờ tách rời chúng để
phát triển ý thức một cách đa chiều, toàn diện, đầy đủ nhất. Chúng ta cần kiến thức để
hiểu sâu vấn đề nhưng chúng ta cũng cần lao động và ngôn ngữ để giải quyết những
vấn đề đó trong thực tiễn. Phát triển ý thức là sự tổng hoà, lâu dài và kiên trì!

15
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

KẾT LUẬN

Với sự xuất sắc trong việc phân tích, đúc kết và tìm ra nguồn gốc của ý thức, C.Mác,
Ph.Ăngghen, Lenin đã để lại cho hậu thế một tư tưởng sáng ngời về triết học; nó
không chỉ giải quyết vấn đề khủng hoảng quan điểm triết học đương thời mà còn
mang lại ý nghĩa to lớn trong công cuộc nhận thức và cải tạo thế giới sau này. Đặc biệt
trong tình hình thế giới ngày một biến động phức tạp, các xu hướng, trào lưu mới liên
tục được cập nhật qua nền tảng thông tin số, việc nắm chắc cội nguồn của ý thức để
biết phân biệt phải trái đúng sai, rạch ròi phân minh trong quy chuẩn đạo đức xã hội
để phát triển bản thân theo hướng tích cực là vô cùng cần thiết. Bản thân mỗi người
trong xã hội là một thực thể hữu cơ, đóng góp những thành tố, tài năng cho sự phát
triển của cộng đồng. Cá nhân có xuất sắc thì xã hội mới phát triển, cá nhân mà yếu
kém về trí tuệ, thể chất thì không thể giúp được gì cho tương lai của xã hội cũng như
của chính bản thân mình. Do đó phải luôn lấy bài học về nguồn gốc ý thức làm tiền
đề, gốc rễ để định hướng bản thân, soi chiếu hành vi của mình; phải luôn bồi dưỡng
tâm trí, phát huy sức và trí lực, nói cách khác là rèn luyện nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội của ý thức để có một nền tảng tư duy đúng đắn, hợp thời đại. Người
đời có câu: “Cần cù bù thông minh”, chỉ có sự nỗ lực cải thiện bản thân mới giúp ta
che lấp sự cách biệt trong tư duy ban đầu!

16
Gvhd: Lê Ngọc Thông Phạm Anh Tuấn-11217602

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Giáo trình Triết học Mác-Lênin 2019 của GS.TS Phạm Văn Đức
2, C.Mác và Ph.Ăngghen (1993, 1994) toàn tập, Sđd
3, Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi 2009
4, Luật lao động 2019
5, Luật Khoa học và Công nghệ 2013
6, V.I.Lenin (1980) toàn tập, Sđd

17

You might also like