You are on page 1of 32

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI:
PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG ỨNG DỤNG TRÍ
TUỆ NHÂN TẠO TRÊN INTERNET HIỆN NAY
LỚP DT03 --- NHÓM 15 - HK 223
NGÀY NỘP 11/08/2023
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương
STT Sinh viên thực hiện IDSV Đánh giá Điểm số
(SV) (GV)
71 Nguyễn Chánh Tín 2213491
72 Bùi Văn Toán 2213519
73 Hà Thái Toàn 2213524
74 Nguyễn Bảo Trâm 2213572
75 Nguyễn Duy Bảo Trân 2213585

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


MỤC LỤC VIẾT TẮT
AI: Artificial Intelligence, Trí tuệ nhân tạo
AIMA: Artificial Intelligence: A modern approach
IoT: Internet of Things
GI: General Intelligence
GPT-3: Generative Pre-trained Transformer 3
NLP: Natural Language Processing
NPC: Non-Player Character
SI: Superintelligence
SL: Supervised learning
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO.....................................................................................2
1.1 Ý thức và tính sáng tạo của ý thức..................................................................2
1.1.1 Ý thức, nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức.........................................2
1.1.2 Tính sáng tạo của ý thức (lý thuyết phản ánh và lý thuyết thông tin).............7
1.1.3 Vai trò tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người (HĐNT – tri thức; HĐ thực tiễn: SX; CT – XH ; KH thực nghiệm).......8
1.2 Vai trò tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động tạo ra trí tuệ nhân tạo. 10
1.2.1 Trí tuệ nhân tạo và đặc điểm của nó.............................................................10
1.2.2 Những phẩm chất và năng lực cần có trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo.....14
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LẠM DỤNG QUÁ MỨC KHẢ NĂNG
CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA CÁC LẬP TRÌNH VIÊN TRONG LẬP
TRÌNH MÁY TÍNH VÀ TẠO PHẦN MỀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
.......................................................................................................................................16
2.1 Ứng dụng của tính sáng tạo của ý thức trong khi tạo ra trí tuệ nhân tạo.16
2.1.1 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cho các hệ thống, tổ chức, đoàn thể............16
2.1.2 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cho cá nhân.................................................18
2.2 Tính sáng tạo của ý thức trong khi sử dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay
(ChatGPT).............................................................................................................18
2.2.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo để gia tăng hiệu suất và giảm công sức
thực hiện, thời gian lao động.................................................................................18
2.2.2 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong phát huy tính sáng tạo..................19
2.2.3 Nguyên nhân của các tích cực và hạn chế....................................................21
2.3 Giải pháp phát huy tính sáng tạo và giảm sự phụ thuộc của ý thức vào các
hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo..................................................................24
2.3.1 Giải pháp chung............................................................................................24
2.3.2 Giải pháp cho các hoạt động giáo dục.........................................................25
KẾT LUẬN..................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................27
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân
tạo và sự bùng nổ của Internet đã tạo ra một hệ thống kết nối toàn cầu, mở ra những cơ
hội mới cho tính sáng tạo của con người. Chủ đề “Phát huy tính sáng tạo của ý thức
trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên Internet hiện nay” đặt ra câu hỏi quan trọng về
cách những yếu tố này tương tác và góp phần tạo ra giá trị cho quá trình phát triển của
nhân loại. Nhằm tìm hiểu cách tính sáng tạo của ý thức con người có thể kết hợp và
tương tác với khả năng tính toán của trí tuệ nhân tạo trên Internet cho hầu hết mọi
người trong thế giới hiện đại ngày nay.
Tiểu luận gồm 2 chương. Chương 1 sẽ cho thấy được các quan điểm của triết
học về vấn đề này và chương 2 sẽ đảm nhiệm trọng trách cho thấy được AI đã và đang
giúp cuộc sống của chúng ta như thế nào và cách vận dụng chúng thông qua khai thác
tính sáng tạo của ý thức.
Nhằm tận dụng sự đa dạng về ngành học của các thành viên, chúng em quyết
định áp dụng phương pháp liên ngành nhằm tạo ra cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề
này. Qua bài tiểu này chúng em hy vọng sẽ làm rõ được chủ đề này hơn và biết cách
áp dụng những phương pháp luận này vào trong công việc cũng như cuộc sống chúng
em sau này.
Trong quá trình làm bài tiểu luận này chúng em đã có được sự giúp đỡ rất nhiều
từ cô Nguyễn Thị Minh Hương, chúng em xin cảm ơn rất nhiều. Trong quá trình làm
bài tất nhiên chúng em không tránh khỏi những sai sót mong cô góp ý để chúng em có
thể cải thiện hơn cho lần sau.
Chúng em xin cảm ơn!

~1~
Chương 1: TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
1.1 Ý thức và tính sáng tạo của ý thức
1.1.1 Ý thức, nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
Nguồn gốc
Ta có thể nói ý thức là một trong những thứ kì lạ nhất mà con người chúng ta
được biết đến. Nó là trung tâm của cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Nhờ đó ta có thể thấy được sự khác nhau rõ ràng nhất của hai tư tưởng
vĩ đại trong lịch sử nhân loại thông qua cách chúng ta nhìn nhận về ý thức.
Nguồn gốc của ý thức đã được nhìn theo nhiều góc độ và đã được chia làm 3
phần gồm: quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu
hình và quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Với quan điểm đầy tính duy tâm của mình Platon cho rằng ý thức là nguyên thể
đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn là nguyên nhất sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của
toàn thế giới vật chất và sự hướng về vĩnh hằng là lý do tồn tại của toàn bộ vạn vật. Ý
thức cũng chính là cánh cửa đưa đến sự tồn tại của toàn thế giới vật chất. Vì lẽ đó, các
đại biểu duy tâm khách quan như G.Hegel (1770 - 1831) và Platon (427 - 347 TCN) đã
tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” hay
“tinh thần thế giới” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức con người chỉ
là sự “hồi tưởng” của “kỉ niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”. Các vai trò
cảm giác được chính Platon và Hegel tuyệt đối hóa, coi cảm giác chính là thứ tồn tài
duy nhất, chính là “tiên thiên” sản sinh ra được thế giới vật chất. Do đó, các tôn giáo
được ra đời cũng như càng được củng cố niềm tin bởi những người tin vào chủ nghĩa
duy tâm. Ta có thể thấy được đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sai lầm của
chủ nghĩa duy tâm và cơ sở lý luận của tôn giáo.
Ngày nay, có lẽ không cần thông minh lắm ta cũng biết được rằng toàn bộ tri
thức về thế giới bên ngoài đều được lĩnh hội thông qua các giác quan của chúng ta
(khá giống với chủ nghĩa duy tâm cực đoan của George Berkeley) thì “Esse est
percipi” (Tồn tại được là được nhận thức) hay nói cách khác thì cái gọi là thế giới

~2~
khách quan chỉ ở trong trí óc chúng ta. Nhưng xưa kia, nhiều nhà triết gia cho rằng ý
niệm bẩm sinh hiện hữu trong trí óc chúng ta là tiên nghiệm (a priori) – tức là có trước
kinh nghiệm. Một số triết gia coi các ý niệm của chúng ta về Chúa là bẩm sinh. Ngoài
ra, nhiều người khác khẳng định rằng tư tưởng của chúng ta về tính nhân quả là bẩm
sinh.
Quan điểm duy tâm lấy ý niệm làm trung tâm lý luận của chủ nghĩa, ở đây đề
cao lý tưởng và hướng con người đến lý tưởng toàn diện mà ở đó ta có thể nhận thấy
được chân, thiện, mỹ. Nhờ đó ta có thể nhận ra được cách nhìn nhận đúng của vạn vật.
“Platon cho rằng ý thức chính là chìa khóa và phương tiện để ta đi đến cái hoàn mỹ,
cái sự thật”1

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình


Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu hình
đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức là 1 dạng vật chất đặc biệt do vật chất sản
sinh ra. Chẳng hạn, từ thời cổ đại, Democrite quan niệm ý thức là do những nguyên tử
đặc biệt (hình cầu, nhẹ, linh động) liên kết với nhau tạo thành. Vì những kết luận thiếu
tính khoa học như vậy mà đã được các tầng lớp khai thác bóc lột và lợi dụng. Một
trong những ví dụ kinh điển đó chính là những vụ thanh trừng phù thủy diễn ra ở Châu
Âu khoảng năm 1450 đến năm 1750 đã khẳng định điều này. Một trong những chủ
nghĩa mà nghe thoáng qua tưởng chừng nó đã bị khoa học bác bỏ, tuy nhiên sự phát
hiện của những vật chất mới (vật chất tối) hay hiện nay ta vẫn chưa khám phá được hết
bộ não con người đã góp phần làm điểm tựa cho chủ nghĩa duy vật siêu hình.

1
Nguyễn Quốc Lâm (2022), Siêu hình học dẫn nhập, Nxb. Tôn giáo, tr43
~3~
Như vậy, những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
siêu hình trong quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt để lợi
dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần chúng lao động.
Chính C. Mác cũng đã lên tiếng về sự bóc lột này làm đẩy lùi đi sự tiến bộ của
nhân loại trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản của 2 người rằng giai cấp tư sản đã bóc
lột người dân trong sự vô thức, và không có sự phản kháng nào của tầng lớp bị bóc lột.
Giá trị của con người đã bị nhấn chìm dưới dòng nước của tính toán vị kỷ, làm mất đi
tính người của người lao động tạo thành một xã hội tàn nhẫn, bất công, vô liêm sỉ tàn
bạo dưới sự lợi dụng của tôn giáo và chính trị.
Từ đó, ta thấy rằng C. Mác đã chỉ trích sự lợi dụng lỗ hổng của chủ nghĩa duy
tâm và duy vật siêu hình làm kìm hãm sự phát triển của những con người bị áp bức và
họ đã bị phủ lên một bức màn tôn giáo và chính trị đầy tinh vi.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Khác hẳn với những chủ nghĩa đi trước đồng thời thoát khỏi được vỏ duy tâm
thần bí và thừa hưởng được tinh hoa của Hegel cũng như Feuerbach. C. Mác đã giải
thích được sự hình thành của ý thức rằng bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội và trong quá trình tổng hòa đấy ý thức đã được sinh ra.
Theo quan điểm của duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã
hội.
a) Nguồn gốc xã hội
Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người là sự khác biệt về chất so
với động vật. Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đời của ý thức gắn liền với
quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của
giao tiếp và các quan hệ xã hội. Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác
động vào thế giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của
con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự
trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Đây cũng là quá trình làm thay đổi cấu
trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giải phóng hai tay, phát triển khí
quản, phát triển bộ não của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động
vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những

~4~
kết cấu, những quy luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượng nhất định
mà con người có thể quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của
các giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não người, tạo ra
khả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan
thông qua quá trình lao động.
b) Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” có trước,
sáng tạo ra thế giới, C. Mác đồng thời khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý
thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người
và được cải biến đi ở trong đó”2.
“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn như vậy đến chừng
nào con người còn tồn tại.” – C. Mác và Ph. Ăngghen3
Các nhà triết gia kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin đã đưa ra khẳng định về
ý thức như ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, được hình thành từ bộ não của con
người, bộ phận có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng
14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Và ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật
chất. Như vậy, ta có thể nói sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người
có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Bản chất
Bản chất của ý thức được thể hiện ở 2 nội dung cơ bản:
Thứ nhất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung và
ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật
chất ở bên ngoài “di chuyển” vào bên trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở
trong đó. Kết quả phản ánh của ý thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng phản
ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể
phản ánh.
Thứ hai, ý thức là sự phản ánh mang tính tự giác, tích cực và sáng tạo gắn bó
chặt chẽ với thực tiễn xã hội. Ở đây, ta có thể thấy được ý thức chính là kết quả phản
2
C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 35
3
C.Mác, & Ph.Ăngghen (1978), Tuyển tập, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 298.
~5~
ánh có định hướng, có mục đích. Chính vì đó, nhờ các hoạt động thực tiễn và từng
bước nâng cao sự nhận thức của mình về thế giới, xâm nhập các tầng bản chất, quy
luật, từ đó hình thành những tri thức mới để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
Tri thức của con người nhờ đó ngày càng đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn. Đây cũng
là lời khẳng định cho sự phủ nhận thuyết bất khả tri của chủ nghĩa duy tâm biện
chứng. Trên cơ sở tri thức đã có cùng hoạt động thực tiễn, con người đã sáng tạo ra tri
thức mới, sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Như đã nói ở trên ý thức là
kết quả của phản ánh và quá trình thống nhất này bao gồm 3 mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa các chủ thể và các đối tượng phản ánh. Quá trình
này cần có tính hai chiều, và khi đó ta sẽ thấy được định hướng và chọn lọc được mô
hình phù hợp nhất.
Hai là, mô hình hóa các đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.
Ta có thể nói đây chính là lúc chúng ta “tưởng tượng” hay có thể nói là sáng tạo lại
hiện thực của ý thức theo ý nghĩa. Khi đó ta sẽ mã hóa các đối tượng vật chất thành
các ý tưởng tinh thần phi vật chất này.
Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, hay chính là đưa
các ý tưởng của chúng ta đi đến thực tế thông qua các hoạt động thực tiễn biến quan
niệm thành thực tại cũng như biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các
dạng vật chất ngoài đời thực.
Kết cấu
Khi xem xét ý thức với các ý thức với các yếu tố hợp thành sự hiểu biết của con
người về thế giới khách quan, ta có tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… Trong đó tri
thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất. Tri thức cho ta được hiểu biết được đa dạng các
linh vực khác nhau như: tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; nhiều cấp độ khác
nhau như: tri thức cảm tính và lý tính; kinh nghiệm và lý luận; tri thức tiền khoa học…
Nhờ đó các lớp ý thức được lộ ra rõ ràng hơn và ta cũng có thể thấy rõ hơn sự khác
biệt của con người với những loài động vật bậc thấp hơn chúng ta. Đồng thời lý giải
được một phần nào tính xã hội của con người.

~6~
Nhận rõ vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa
các yếu tố đó, đòi hỏi mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng
nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Phân cấp của ý thức được chia ra rất rõ ràng mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng
đã cảm giác được sự tồn tại của nó. Tự ý thức có tác dụng như một người gác cổng, là
những nhận thức của bạn thân mình trong mối quan hệ về thế giới bên ngoài. Vô thức
là một trong những hiện tượng tâm lý mà con người vẫn chưa khám phá được, nó là
giai đoạn nằm giữa tâm trí vô thức và tâm trí ý thức, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý
thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Tiềm thức thì lại là vùng đất rộng
lớn diễn ra ngoài sự kiểm soát của ý thức đó là tất cả những gì cơ thể chúng ta thu
đươc dù bạn biết hay không biết.
1.1.2 Tính sáng tạo của ý thức (lý thuyết phản ánh và lý thuyết thông tin)
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người
(có tới 14 tỷ tế bào thần kinh). Chính bộ óc người và sự tác động của thế giới khách
quan lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Như vậy không có bộ óc người
thì không thể có ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức thể hiện ở chỗ phải có lao động và cùng với lao
động là ngôn ngữ thì mới có ý thức được. Chính lao động đóng vai trò quyết định
trong việc chuyển biến vượn người thành người; giúp bộ óc phát triển, làm nảy sinh
ngôn ngữ. Như vậy, lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội trực tiếp quyết định
sự ra đời của ý thức con người.
Về bản chất, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây là
sự phản ánh năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản nhất
mà con người quan tâm; là sự phản ánh không nguyên xi mà còn được cải biến trong
bộ óc con người. Phán ánh của ý thức có thể là phản ánh vượt trước hiện thức, có thể
dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức là ý thức của con người nhưng
con người là con người hiện thực của một xã hội cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản
chất xã hội.

~7~
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là sự phản ánh
khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung
của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan vì nó nằm trong bộ não con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách
quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có
tính vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu
tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ não con
người
Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy
nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở
thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu
cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua
hoạt động lao động.
Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở sự cải biến cái vật chất di chuyển
vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành những hình ảnh tinh thần. Sáng
tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở của phản ánh, trong khuôn khổ
và theo tính chất, quy luật của phản ánh.
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái
đã có, ý thức có thể tìm ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái
không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra
những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng
và có tính khái quát cao.
1.1.3 Vai trò tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người (HĐNT – tri thức; HĐ thực tiễn: SX; CT – XH ; KH thực nghiệm)
Qua phần trên, ta có thể thấy được ý thức là nguồn gốc của tính sáng tạo, một
trong những yếu tố quan trọng nhất giúp con người phát triển và tiến bộ. Thiết nghĩ
tính sáng tạo của ý thức có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? Vai trò của nó
được phân định thành hai hoạt động là nhận thức và thực tiễn.

~8~
a) Hoạt động nhận thức về tri thức
Tính sáng tạo của ý thức giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng, nhạy bén. Cũng như Pierre Reverdy - nhà thơ người Pháp có câu nói “Sáng tạo
là suy nghĩ một cách hiệu quả hơn”. Thật vậy, ý thức cho phép chúng ta kích hoạt
thông tin và kiến thức đã học một cách linh hoạt, kết hợp chúng lại và phát triển các
khái niệm mới. Điều này rất quan trọng đối với khả năng suy nghĩ sáng tạo và giải
quyết vấn đề không truyền thống. Ví dụ, trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, ý thức được
sử dụng để kích hoạt lại kiến thức và hiểu biết về tâm lý người tiêu dùng, kỹ năng giao
tiếp và cách tạo niềm tin cho khách hàng. Từ đó, ta có thể tổng hợp và tạo ra các
phương pháp bán hàng sáng tạo và hiệu quả.
Ý thức còn giúp ta nhận biết và hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức và
thông tin khác nhau. Khi ý thức hoạt động, nó có thể kết nối những khái niệm, ý
tưởng, kinh nghiệm và thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện cho việc
tạo ra kiến thức mới và sáng tạo. Ý thức giúp chúng ta tự do tư duy, không bị ràng
buộc bởi mô hình tư duy cũ. Do đó, nó càng hỗ trợ tìm ra các phương pháp mới và
sáng tạo để giải quyết vấn đề từ nhiều khía cạnh, theo những hướng đi không truyền
thống, sáng tạo. Ví dụ như để tiếp thu môn học về trí tuệ nhân tạo hay học máy một
cách hiệu quả, ta cần kết hợp một lượng lớn kiến thức về toán học cũng như về nắm
vững kỹ năng lập trình.
Trí thức sáng tạo phụ thuộc vào khả năng tồn tại của ý thức và khả năng điều
khiển của nó. Ý thức cho phép chúng ta xác định mục tiêu, tập trung vào vấn đề cần
giải quyết và lựa chọn các phương pháp tiếp cận khác nhau để đạt được kết quả. Nó
cung cấp khả năng tự chủ và tính linh hoạt trong quá trình suy nghĩ và sáng tạo. Ví dụ
như trong môn Cấu trúc rời rạc được học về bài toán tìm đường đi có trọng số nhỏ
nhất giữa 2 đỉnh bất kì, ta có nhiều phương pháp khác nhau để giải nhưng sẽ luôn có
cách phù hợp hơn còn lại. Với các phương pháp như giải thuật Bellman-Ford, giải
thuật Ford… sẽ giúp ta giải quyết bài toán nhanh hơn so với việc thử tính tổng mỗi
đường khác nhau rồi mới so sánh.
b) Hoạt động thực tiễn

~9~
Tính sáng tạo của ý thức trong sản xuất đã mang lại cho ta những ý tưởng mới
lạ, độc đáo giúp phát triển các công nghệ mới cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm
và giảm một số chi phí trong quy trình. Bên cạnh đó, tính sáng tạo còn giúp các nhà
sản xuất thu hút khách hàng qua chiến dịch quảng cáo, bao bì sản phẩm hấp đẹp mắt
và có ý nghĩa. Ví dụ như sự kết hợp giữa ca sĩ Sơn Tùng MTP và hãng giày Biti’s
trong “Lạc Trôi” đã tạo làn sóng săn đón các mẫu giày xuất hiện trong sản phẩm. Mặc
dù là một hãng giày quốc dân của người Việt trong những năm 90 nhưng với sự xuất
hiện của các hãng giày thể thao ngoại sau năm 2000 đã làm lu mờ sự xuất hiện của
Biti’s trên thị trường. Nhờ “Lạc trôi” cùng sự đổi mới trong phương thức quảng cáo
với người nổi tiếng mới làm hãng trở lại.
Trong lĩnh vực khoa học thực nghiệm, tính sáng tạo của ý thức cho phép ta
khám phá và nghiên cứu về thế giới và cách hoạt động của nó. Những nghiên cứu này
đều được thực hiện qua nhiều quá trình, nhiều kiểm nghiệm cũng như các thí nghiệm
chứng minh. Việc chứng minh đó cần có sự chính xác cao, sự tỉ mỉ và một số thí
nghiệm cần thời gian dài và qua nhiều loại kiểm chứng khác nhau để xác định độ tin
cậy của nó. Do đó tính sáng tạo là cần thiết để có thể rút ngắn quá trình nhưng hiệu
quả vẫn cao. Để làm rõ, ta liên tưởng đến Thuyết nguyên tử của John Dalton. Học
thuyết của ông là sự kết hợp giữa định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỷ lệ nhất
định. Ông đã chứng minh điều này bằng những thí nghiệm trộn các chất với nhau và
đo khối lượng của chúng hợp thành. Ông thấy rằng dù với tỉ lệ khối lượng khác nhau
nhưng cuối cùng sản phẩm tạo thành luôn tỷ lệ với nhau.
Bên cạnh đó, tính sáng tạo của ý thức cũng đóng góp vào vai trò cải thiện, đổi
mới chính trị, xã hội. Điều này giúp chúng ta xây dựng được một xã hội công bằng,
tiến bộ cũng như bảo vệ tổ quốc khỏi những thế lực thù địch. Như việc ứng dụng PC-
Covid và thông điệp “5K” ra đời vào thời điểm dịch bệnh bùng phát giúp cho chính
phủ kiểm soát, truy vết người bệnh và tuyên truyền phòng chống dịch, ngăn dịch bệnh
lan rộng.
1.2 Vai trò tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động tạo ra trí tuệ nhân tạo
1.2.1 Trí tuệ nhân tạo và đặc điểm của nó
Khái niệm trí tuệ nhân tạo

~ 10 ~
Trước khi nói về khái niệm của AI, chúng ta điểm qua một số cột mốc quan
trọng trong lịch sử hình thành của nó. Để từ đó, ta có thể thấy được dù đã có những
tiến bộ về mặt công nghệ nhưng khái niệm về nó vẫn còn là một điều gây trang cãi
giữa các nhà triết học và khoa học.
Thứ nhất, năm 1950, Alan Turing – một nhà toán học, logic học người Anh đã
giới thiệu về phép thử Turing4 trong tờ báo “Computing Machinery and Intelligence”
của chính mình. Mặc dù phép thử không phải hoàn hảo nhưng nó đã mở đường cho sự
tiến bộ trong lĩnh vực AI sau này
Thứ hai, là hội nghị Dartmouth được chủ trì bởi John McCarthy và Marvin
Minsky vào năm 1956 được coi là đánh dấu sự ra đời của trí tuệ nhân tạo. Tại hội nghị,
John McCarthy đã viết đề xuất quan trọng: “Để tiến hành trên cơ sở phỏng đoán rằng
mọi khía cạnh của học tập hay bất kỳ đặc trưng nào của trí tuệ được mô tả chính xác
đến mức một cỗ máy có thể mô phỏng nó.”5
Thứ ba, các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển của
các thuật toán máy học (Machine learning) trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1950.
Phải kể đến mô hình Perceptron (1957) của Frank Rosenblatt, được coi là một trong
những mô hình học máy đầu tiên, nó là một loại mạng nơ-ron nhân tạo đơn giản với
khả năng học từ dữ liệu đầu vào. Trong khoảng thời gian này, Học có giám sát (SL) và
Học không giám sát (UL) cũng được phát triền đồng thời.
Thứ tư, trong những năm 2000 đến hiện tại, AI đã có nhiều bước phát triển vượt
bậc cả về thuật toán và xử lý dữ liệu. Khi mới xuất hiện, khái niệm của deep learning
được thực hiện cùng với AI, tuy nhiên, đến năm 2006, nó mới được gọi là “deep
learning” và phổ biến trong giới khoa học qua tờ báo “A Fast Learning Algorithm for
Deep Belief Nets”.
Các cột mốc quan trọng này đã giúp định hình, không ngừng cải tiến và đem lại
nhiều ứng dụng, giá trị thiết thực trong sự phát triển của con người.
Tuy AI đã phát triển mạnh mẽ đến ngày nay nhưng trong triết học vẫn còn sự
tranh cãi về những gì được tính là AI. Trong cuốn AIMA, Stuart Russell và Peter
4
Phép thử Turing là một bài kiểm tra, đánh giá về khả năng hiểu và thực hiện hành vi thông minh của máy móc
tương đương với hành vi của con người.
5
McCarthy, J., Minsky, M. L., Rochester, N., & Shannon, C. E. (1955), A proposal for the Dartmouth summer
research project on artificial intelligence, AI Magazine, 27(4), MIT Press, tr. 12-14.
~ 11 ~
Norvig đề xuất định nghĩa của AI tập trung xung quanh vào hai khía cạnh. Thứ nhất là
chúng ta nên đánh giá AI dựa trên khả năng để nghĩ hay khả năng hành động của nó.
Còn lại là ta đánh giá nó dựa trên sự tương đồng với con người hoặc một sinh vật có lý
tính. Từ đó, tác giả lập được bảng tình huống:

Human-Based Ideal Rationality

Reasoning Based Systems that think like humans Systems that think rationally

Behavior-Based Systems that act like humans Systems that act rationally

Để trả lời cho câu hỏi “AI là gì?”, Russell đã đặt ra câu hỏi “Trí tuệ là gì” và
xem xét trí thông minh với sự hợp lý. Về cơ bản, ông xem trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực
để tạo ra các tác nhân thông minh (intelligent agents), có thể xem là “bộ não” chuyên
nhận dữ liệu môi trường ngoài và tạo ra hành vi dựa trên những dữ liệu ấy. Trở về năm
1956 tại hội nghị Dartmouth, Allen Newell – một trong những người sáng lập ra trí tuệ
nhân tạo ngày nay đã định nghĩa cho trí tuệ nhân tạo rằng:
“AI là một lĩnh vực dành cho việc tạo ra các vật thông minh với ‘sự thông
minh’ được vận hành thông qua các bài kiểm tra trí tuệ (như Thang đo trí tuệ
Wechsler dành cho người lớn), và các bài kiểm tra khác về tinh thần (bao gồm khảo
sát tính cơ học, sáng tạo...).”6
Dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật, AI được nhìn nhận là một sản phẩm phức
tạp của sự phát triển của cơ sở vật chất xã hội. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo phần nào phản
ảnh quá trình phát triển của nhân loại. Điều này bao gồm việc phát triển và sử dụng
công nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo để thực hiện các công việc trước đây chỉ có thể
được thực hiện bởi con người.
Đồng thời qua lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, trí tuệ nhân tạo và con
người tác động, chuyển hóa, biến đổi lẫn nhau cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Con người
tạo ra và phát triển trí tuệ nhân tạo để phục vụ nhân loại, còn trí tuệ nhân tạo có thể
gây ra một sự biến đổi trong nét văn hóa, sinh hoạt của con người.
Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo

6
Alan Newell (1973), You Can’t Play 20 Questions with Nature and Win: Projective Comments on the Papers
of this Symposium, in Visual Information Processing, W. Chase, ed. , NY: Academic Press, New York, tr. 283–
308.
~ 12 ~
 Tính tự động hóa

Với thực trạng công nghệ ngày càng phát triển, ta đã không còn quá xa lạ với
việc những máy móc tự động hoàn thành công việc trước đây cần có con người.
Trước đây một số công đoạn được người thợ làm tỉ mỉ thì bây giờ chúng ta có
thể sử dụng thông qua các cánh tay robot giúp tăng năng suất công việc cũng như giảm
thiểu tai nạn lao động. Các quy trình sản xuất được tự động hóa qua đó các nhà sản
xuất kiểm soát tồn kho và tiến trình tối ưu đến theo dõi chất lượng sản phẩm.
Giao thông cũng là một lĩnh vực được áp dụng AI. Các hãng xe hiện tại cũng
đang ngày càng hoàn thiện công nghệ tự động lái giúp cho xe vận hành trơn tru, thực
hiện việc điều hướng xe qua phát hiện và né tránh vật cản. Ngoài ra, AI còn được dùng
làm bộ lọc tin nhắn gây phiền toái hay được các doanh nghiệp dùng cho phản hồi tự
động với khách hàng.

 Tính tương tác

Một trong những tính năng AI mang lại cho ta dễ dàng bắt gặp là khả năng
hiểu, phân tích và phản ứng qua giọng nói. Chúng ta có thể đặt ra câu hỏi, đưa ra yêu
cầu đối với AI và nó sẽ thực hiện các hành vi chúng ta đã đưa ra. Ứng dụng này có thể
kể ra như các trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Alexa.
Khi AI được kết hợp với Internet vạn vật (IoT), chúng sẽ bổ trợ cải thiện lẫn
nhau trong việc thu thập các dữ liệu, tránh các cuộc tấn công mạng. Ví dụ của sự kết
hợp này kể đến như hệ thống nhà thông minh thông qua AI để điều khiển các thiết bị
điện tử trong nhà, giúp tiết kiệm điện năng.
Ngoài ra, trong lĩnh vực giải trí, AI được ứng dụng để tạo ra các phần mềm trò
chơi học hỏi, thích ứng người dùng qua lối chơi và cách người chơi tương tác với
NPC. AI sử dụng dữ liệu đó để làm trải nghiệm người chơi tốt hơn như đề xuất nhiệm
vụ, vật phẩm phù hợp hay điều chỉnh độ khó phù hợp dựa vào khả năng người choi.
Không những thế, trong ngành công nghiệp âm nhạc, AI còn được sử dụng để tạo ra
các ca sĩ ảo với tạo hình giống người thật và giọng hát thông qua các công nghệ học
máy, deep fake7... Điển hình phải nói đến Midnatt với ca khúc Masquerade hát 6 thứ
tiếng hay các bài hát được AI dựa trên giọng của các ca sĩ khác hát.
7
Deep fake là phương tiện tổng hợp đã được điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế chân dung của người này
bằng chân dung của người khác
~ 13 ~
Bên cạnh đó, ta có thể thấy được tính tương tác của AI đối với môi trường. AI
có thể nhận biết được môi trường thông qua thuật toán và các loại cảm biến (nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng, không khí...). Trong nông nghiệp, nó sử dụng cảm biến kết hợp với
các dữ liệu để đánh giá môi trường sống, độ ẩm trong đất có phù hợp với cây trồng. AI
còn mô hình hóa biểu đồ khí hậu đưa ra dự đoán biến đổi khí hậu cũng như thiên tai.

 Tính khách quan

AI hoạt động phụ thuộc vào dữ liệu và các thuật toán, được hình thành dựa trên
số liệu và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay quan điểm cá nhân. Bên cạnh đó, nó
còn dựa trên các quy tắc, quy định được lập trình sẵn để đánh giá và phân tích bài viết.
Ngoài ra, AI tiếp cận với nhiều nguồn dữ liệu, thông tin đa dạng từ đó đánh giá bằng
xem xét mẫu, xu hướng để đưa ra câu trả lời cũng như tránh yếu tố cá nhân tác động
vô dữ liệu.
1.2.2 Những phẩm chất và năng lực cần có trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo
Như đã biết, trí tuệ nhân tạo hay AI có khả năng bắt chước các chức năng nhận
thức, học tập và giải quyết vấn đề từ đó nó có thể thực hiện các nhiệm vụ, chức năng
của con người thay cho họ. Ngành trí tuệ nhân tạo rất rộng bao gồm khoa học máy
tính, kỹ thuật cùng các yếu tố tâm lý học. Ví dụ như trợ lý ảo trên điện cụ thể là Siri
trên sản phẩm của Apple, phần mềm dịch thuật tự động, xe tự hành… Do đó không
phải ai cũng có đủ khả năng để tạo ra trí tuệ nhân tạo vì nó không hề đơn giản chút
nào. Vậy để phát triển trí tuệ nhân tạo ta cần có những phẩm chất như thế nào?
Nếu bạn muốn theo đuổi niềm đam mê với ngành trí tuệ nhân tạo này, bắt buộc
phải có những phẩm chất này:
Thứ nhất, là yêu thích sự sáng tạo, không ngừng khám phá. AI phải có khả năng
đánh giá vấn đề ở nhiều mặt để đưa ra các, nên bạn phải luôn tò mò, thích khám phá và
không ngừng đặt câu hỏi để nhận diện vấn đề trừu tượng một cách nhanh nhạy, không
bị gò bó trong một mặt của vấn đề cho nên đây là phẩm chất quan trọng nhất cần phải
có để phát triển ngành này.
Thứ hai, là khả năng học hỏi và trau dồi kiến thức liên tục. AI là lĩnh vực phát
triển nhanh chóng và thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Vì vậy mà bạn hay những kỹ

~ 14 ~
sư ngành đều phải có khả năng học hỏi, luôn trau dồi kiến thức mới để bắt kịp công
nghệ mới và cật nhật những thông tin, kiến thức cho AI.
Thứ ba, là khả năng nắm bắt và hiểu sâu dữ liệu. AI sẽ trả lời những câu hỏi của
bạn hay thực hiện những nhiệm vụ thay cho bạn do đó việc tìm ra câu trả lời chính xác
thực sự rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc đặt ra câu hỏi của vấn đề cũng quan trọng
không kém vì nó là nguồn cung dữ liệu để AI tham chiếu mà tìm ra câu trả lời. Vì
những kiến thức mà chúng ta cung cấp cho AI phải hiểu sâu ý nghĩa thực sự của
chúng. Như vậy, bạn mới tìm ra những hướng đi hữu ích cho quá trình nghiên cứu sau
này.
Không phải có đủ phẩm chất là bạn sẽ đủ khả năng tạo ra được trí tuệ nhân tạo
mà bạn cũng cần phải có năng lực nữa:
Thứ nhất, là kỹ năng lập trình. Kỹ năng đầu tiên cần có để trở thành một kỹ sư
ngành AI là lập trình. Các học viên ngành AI sẽ học các ngôn ngữ lập trình, như
Python, R, Java và C++ để có thể xây dựng và triển khai các mô hình.
Thứ hai, là hiểu biết thuật toán và các thư viện. Hiểu cách hoạt động của các
thuật toán học máy như hồi quy tuyến tính, KNN, Naive Bayes, Máy vector hỗ trợ và
các thuật toán khác sẽ giúp bạn triển khai các mô hình học máy một cách dễ dàng.
Ngoài ra, để xây dựng các mô hình AI với dữ liệu phi cấu trúc, bạn nên hiểu các thuật
toán học sâu (như mạng nơ-ron phức hợp, mạng nơ-ron tuần hoàn và mạng sáng tạo
đối nghịch) và triển khai chúng bằng cách sử dụng thư viện. Một số thư viện được sử
dụng trong trí tuệ nhân tạo là PyTorch, Theano, TensorFlow và Caffe.
Thứ ba, là thông thạo công nghệ spark và dữ liệu lớn. Các kỹ sư AI làm việc
với khối lượng lớn dữ liệu. Và đối với những dữ liệu như vậy, các kỹ sư cần biết về
Spark và các công nghệ dữ liệu lớn khác để hiểu rõ về nó. Cùng với Apache Spark,
người ta cũng có thể sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn khác, chẳng hạn như Hadoop,
Cassandra và MongoDB.
Thứ tư, là có kiến thức chuyên sâu đại số tuyến tính và xác suất thống kê. Kiến
thức chi tiết về đại số tuyến tính, xác suất và thống kê sẽ giúp bạn hiểu và triển khai
các mô hình AI khác nhau như mô hình Markov ẩn, Naive Bayes, mô hình hỗn hợp
Gaussian và phân tích biệt thức tuyến tính.

~ 15 ~
Do vậy để đi được trên ngành này, thiết yếu bạn phải sỡ hữu hầu hết các năng
lực và phẩm chất trên. Dù cần rất nhiều nhân lực, quan trọng hơn vẫn là chất lượng
chứ không phải số lượng. Vì thế đây có thể là ngành xu hướng hiện nay, bạn muốn
theo đuổi thì cần phải chăm chỉ và sở hữu tài năng do nhân lực đang bão hòa về chất
lượng, bạn cần phải vượt trội hơn các đối thủ cạnh trạnh khác từ lúc còn đi học và luôn
có ý chí cầu tiến để ngày càng phát triển hơn vì đây là ngành yêu cầu sự sáng tạo rất
cao và đòi hỏi tài năng rất nhiều.
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LẠM DỤNG QUÁ MỨC KHẢ NĂNG
CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA CÁC LẬP TRÌNH VIÊN TRONG LẬP
TRÌNH MÁY TÍNH VÀ TẠO PHẦN MỀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Ứng dụng của tính sáng tạo của ý thức trong khi tạo ra trí tuệ nhân tạo
2.1.1 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cho các hệ thống, tổ chức, đoàn thể
Ở thế kỉ 21, trí tuệ nhân tạo đã được phát triển và ứng dụng trong hầu hết các
lĩnh vực trọng yếu của xã hội loài người, như y tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học.
a) Y học
Trong lĩnh vực y học, trí tuệ nhân tạo được sử dụng để giúp các chuyên gia y tế
chẩn đoán bệnh và đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả hơn. Trong y học, trí tuệ nhân tạo
có hai nhánh chính: dữ liệu và vật lý.
Trong nhánh dữ liệu, AI sử dụng mạng lưới thông tin của mình để phân tích các
kết quả xét nghiệm cũng như đưa ra được các khả năng chẩn đoán cho hồ sơ cá nhân,
đường dây này còn có thể kết nối với dữ liệu tiền sử bệnh án của gia đình với các
trường hợp có bệnh gắn liền với di truyền. Nếu các dữ liệu y học được liên hệ trực tiếp
với hoạt động xã hội của một người, AI còn có thể đưa ra phương án kiến nghị cho
bệnh lý về tinh thần.
Các robot chăm sóc sức khỏe là một phương án vô cùng sáng tạo và tiết kiệm
thời gian trong tình trạng sụt giảm lực lượng lao động y tế và sức khỏe cộng đồng như
hiện nay. Đây cũng là một trong những mục tiêu phức tạp được hướng đến của nhánh
vật lý. Không chỉ chăm sóc người bệnh, các robot còn được lập trình và hướng dẫn
cho các trẻ em mắc bệnh tự kỉ. Lợi thế chính của máy móc là kiên nhẫn tuyệt đối cùng

~ 16 ~
kiến thức y học chính thống đầy đủ. Không thể không nhắc đến trường hợp máy móc
hỗ trợ phẫu thuật, hay thậm chí đóng vai trò bác sĩ phẫu thuật chính.
b) Giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, các hướng phát triển tiềm năng và thách thức của trí
tuệ nhân tạo bao gồm ba mặt chính: Mảng phát triển, mảng ứng dụng và mảng tích
hợp.
Với mảng phát triển được nghiên cứu đặc biệt trong phân ngành khoa học máy
tính và khoa học dữ liệu, AI đã thể hiện năng lực vượt trội của mình trong việc phân
loại và đọc hiểu văn bản. Điều này là góp phần bổ trợ trong mảng phát triển khi mảng
cấu thành từ ba thành phần: các bài giảng, mô hình lý luận và chiều dữ liệu. Cùng với
sự giúp sức phần mềm Phân tích ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trong mảng ứng dụng đã
thực hiện hóa việc phát hiện và chỉnh sửa vấn đề, cũng như phát huy ý tưởng sáng tạo
vốn có trong nội dung được cho. Mảng tích hợp sẽ làm nhiệm vụ cuối cùng của mình,
đó là đưa ra những chủ đề, giả thuyết, cũng như tác nghiệp sư phạm chuyên ngành.
Không chỉ bao hàm trong lợi thế của giảng viên cho việc chuẩn bị giáo án và tài
liệu giảng dạy. Tính cá nhân hóa mạnh và khả năng sàng lọc học hỏi, AI giờ đây đã có
thể xây dựng lộ trình và kiến nghị những phương thức truyền tải tri thức khác nhau
dựa trên đặc trưng riêng về cách tiếp thu của mỗi học sinh. AI cung cấp ba kiểu bổ trợ
phổ biến cho người học: Affection (khích lệ), Roleplay (diễn tình huống) và
Immersive learning (nhập vai).

Để nhằm củng cố các mảng đang phát triển mạnh mẽ của AI trong giáo dục, các
chuyên gia có bốn phân loại được tập trung chính như: Mạng thông tin (IoT), trí tuệ
đoàn thể (Swarm intelligence), tiếp thu sâu kiến thức (Deep learning), và phân loại
thần kinh học (Neuroscience).

~ 17 ~
c) Khoa học công nghệ
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, với sự đa dạng của mình, AI đã để lại dấu
ấn trọng mọi giai đoạn của các quy trình nghiên cứu: từ tạo lập giả thuyết và xây dựng
lập luận bằng chứng (trong Toán học); thiết kế và giám sát thí nghiệm, thu thập và
phân tích dữ liệu rồi đưa ra khuyến nghị cải thiện quy trình; mô phỏng và suy luận
nhanh (trong các thí nghiệm vật lý, sinh học, hóa học, cùng nhiều công việc khác).
Trong tương lai gần, AI sẽ có khả năng tự động hóa các quy trình nghiên cứu, tìm ra
những lỗ hổng trong tài liệu nghiên cứu khoa học cũ để tìm ra kiến thức khoa học mới,
thậm chí là các kiến thức nhằm nghiên cứu cho chính bản thân AI.
Chung quy, những thuận lợi AI tạo lập trong nghiên cứu phát triển khoa học
công nghệ là Sự học tự giám sát (SL) và Phát hiện điểm bất thường (Anomaly
detection).

2.1.2 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo cho cá nhân
Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để tạo một hồ sơ cá nhân cho mỗi người,
tương tự như một “morgue file”8 với các tính năng tự động như: các đề xuất ý tưởng
riêng tự động, giám sát sức khỏe tại gia và hằng ngày, phiên dịch ngôn ngữ, quản lý tài
chính và giáo dục cá nhân. Hiện nay có vô số những trang mạng và ứng dụng có thể

8
Morgue file là một tập hợp các thư mục giấy chứa các tập tin và ghi chú cũ được lưu giữ bởi các nhà điều tra
hình sự, cũng như các mẩu bài báo cũ được lưu giữ bởi các phóng viên báo chí, trong trường hợp sau này chúng
được sử dụng như một bộ sưu tập tham khảo nhanh.
~ 18 ~
cài đặt trực tiếp trên đồ dùng điện tử như: ChatGPT, Siri, Alexa, Google Assistant,
BingAI...
2.2 Tính sáng tạo của ý thức trong khi sử dụng trí tuệ nhân tạo hiện nay
(ChatGPT)
2.2.1 Thực trạng áp dụng trí tuệ nhân tạo để gia tăng hiệu suất và giảm công sức thực
hiện, thời gian lao động
a) Trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, quản lý của các hệ thống, tổ
chức, đoàn thể
Việc tích hợp trí tuệ nhân tạo đã tác động đáng kể đến hiệu quả của các quy
trình sản xuất. Nó cho phép các công ty tự động hóa các nhiệm vụ trước đây được thực
hiện thủ công, do đó giảm thời gian và công sức cần thiết để hoàn thành. Năm 2019,
Amazon đã gây chú ý bằng cách sử dụng AI để tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng
của họ. Bằng cách triển khai các thuật toán máy học, họ đã hợp lý hóa thành công các
hoạt động của mình, giúp giảm 20% thời gian giao hàng và giảm 30% chi phí vận
hành.
Tiềm năng của AI vượt xa việc nâng cao hiệu quả đơn thuần; nó cũng thúc đẩy
sự phát triển bằng cách trao quyền cho các công ty đưa ra các quyết định sáng suốt, tối
ưu hóa các quy trình của họ và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Một ví dụ điển
hình là Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử đã tiết lộ công cụ dịch thuật dựa trên
AI vào năm 2018. Công cụ sáng tạo này cho phép người bán bán sản phẩm của họ cho
khách hàng quốc tế bằng cách dịch mô tả sản phẩm và đánh giá của khách hàng trong
thời gian thực bằng thuật toán máy học. Điều này không những làm tăng doanh thu và
doanh thu cho Alibaba, mà cũng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thị trường
Trung Quốc.
Lĩnh vực AI đã trải qua một chặng đường dài từ những năm đầu tiên và có tiềm
năng biến đổi nhiều ngành công nghiệp cũng như cải thiện cuộc sống cùa chúng ta.
Những hạn chế như những lo ngại về vấn đề của tính nguyên bản và xác thực, tính chủ
quan trong thuật toán AI. Ta cần duy trì cảnh giác và đảm bảo AI được phát triển bền
vững, tránh việc rơi vào thời kì “mùa đông AI” lần nữa.
b) Trong hoạt động phát triển và học tập mỗi cá nhân

~ 19 ~
Trong thời đại áp dụng tính sáng tạo ngày nay, các cá nhân có thể tận dụng
công nghệ này để có trải nghiệm học tập được cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu riêng
của họ. Duolingo, một ứng dụng học ngôn ngữ phổ biến sử dụng các thuật toán AI để
cung cấp cho người dùng một lộ trình tùy chỉnh để tiếp thu ngôn ngữ đồng thời cung
cấp phản hồi về tiến trình của họ.
Ứng dụng sử dụng các thuật toán do máy học hỗ trợ để đánh giá hiệu suất của
từng người dùng và điều chỉnh độ phức tạp của các bài học cho phù hợp. Do đó, nó tạo
ra một trải nghiệm học tập hấp dẫn cho phép người dùng học ở tốc độ phù hợp với họ
và nhận được phản hồi ngay lập tức về tiến trình của mình.
2.2.2 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong phát huy tính sáng tạo
“AI là một trợ thủ đắc lực trong quá trình kiến thiết sáng tạo, nhưng không thể
thay thế cho trí tưởng tượng và nguồn cảm hứng của con người.”- Martin Ford
Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để khám phá và phát triển khả năng sáng
tạo của con người. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra những ý tưởng
mới, đột phá một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời có thể tiết kiệm thời gian
và chi phí hơn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển thành phẩm. Tuy nhiên, bản
chất của AI là tổng hợp và phân tích. AI sẽ dựa trên những dữ liệu và phương pháp có
sẵn rồi đưa ra những cách giải quyết tương tự, AI không có khả năng đưa ra một
phương hướng giải quyết mới khi có những biến số không nằm trong kho dữ liệu tổng
xảy ra, do đó AI không thể mô phỏng hay có được tính sáng tạo của ý thức giống như
con người.
Theo lý thuyết, trí tuệ nhân tạo được phân làm hai nhánh chính: Trí tuệ nhân tạo
hạn chế (Narrow AI) và trí tuệ nhân tạo nhận thức (General AI). Ý tưởng của AI nhận
thức là tạo ra một cỗ máy có chức năng nhận thức và phản ứng khi tiếp cận với một
vấn đề như một con người. Tính đến nay, yêu cầu này vẫn chưa được đáp ứng, ta tạm
không coi AI là một ý thức.
“Đích đến cuối cùng của việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo là tạo ra những cỗ
máy thông minh giống như con người.” - Marvin Minsky
“Trí tuệ nhân tạo là nền khoa học tạo ra các cỗ máy có thể xử lý những công
việc yêu cầu được hoàn thành bởi trí thông minh của con người.” - John McCarthy

~ 20 ~
Sự phát triển của AI là một yếu tố khách quan tất yếu, khi khoa học công nghệ
và tình hình kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người và xã hội dần tăng
cao. Đứng dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ta được cung cấp lý luận
cho rằng sự mâu thuẫn giữa việc AI hỗ trợ và nâng cao sự sáng tạo với nguy cơ phụ
thuộc của con người không phải là sự đối lập đơn thuần và mạnh mẽ giữa hai lực
lượng mà là một quá trình tác động và chuyển hóa lẫn nhau năng động, liên tục tương
tác và biến đổi lẫn nhau. Nhiệm vụ của con người là duy trì sự cân bằng của hai mặt
mâu thuẫn này.
“Khi xét đến một mức độ tổng quát hơn, việc phân tách rõ ràng giữa hai định
nghĩa ‘làm việc mang tính đạo đức’ và ‘làm việc có đạo đức’ là cần thiết.” - Vấn đề về
đạo đức đối với AI trong giáo dục: Hướng tới khuôn khổ của cộng đồng.
Bản quyền và lỗi sao chép, hay gọi một cách tổng quát hơn là “tính nguyên
bản” của AI luôn là một vấn đề gây tranh cãi. AI là một công cụ tốt trong việc hỗ trợ
và tìm kiếm thông tin, tuy nhiên, các mạng lưới thông tin của nó không hoàn thiện
trong quá trình sàng lọc khiến một số nghiên cứu và thành tựu sản phẩm chưa được
thông qua đồng ý về thỏa thuận quyền riêng tư. Các thông tin được tổng hợp một cách
ngẫu nhiên khó tránh khỏi sai sót khi các nguồn bài mẫu không được minh bạch và
còn nhiều sai sót.
Tuyên bố Montréal về Phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm (2018), đưa ra
một cách tiếp cận toàn diện liên quan đến mười nguyên tắc lấy con người làm trung
tâm, bao gồm: hạnh phúc, tôn trọng quyền tự chủ, bảo vệ quyền riêng tư, đoàn kết,
tham gia dân chủ, công bằng, đa dạng, thận trọng, trách nhiệm và bền vững phát triển.
Con người và hành trình thâm nhập vào tầng sâu của thế giới hiện thực, gắn nhận thức
với cải tạo thế giới luôn là mục tiêu quan trọng nhất.
2.2.3 Nguyên nhân của các tích cực và hạn chế
Theo như Lý thuyết trí tuệ nhân tạo mạnh của Searle: “Một máy tính lập trình
phù hợp với các đầu ra và đầu vào đúng bằng cách nào đó sẽ có một ý thức tương tự ý
thức của loài người”. Từ đây ta tạm gọi Trí tuệ nhân tạo là một “ý thức ảo”.

~ 21 ~
Tại sao lại nói ý thức ảo được tạo ra này hạn chế đi sự sáng tạo của người sử
dụng nó? Vấn đề ở đây chính là sự phụ thuộc. Trí tuệ nhân tạo đã “cấy” tính phụ thuộc
một cách tiêu cực vào người dùng như thế nào?
Sự phụ thuộc là một khía cạnh tự nhiên của cuộc sống con người. Những đứa
trẻ phụ thuộc vào gia đình, cá nhân phụ thuộc vào mạng lưới xã hội của mình để tạo
mối quan hệ, hỗ trợ từ tinh thần đến kinh tế, hay con người nói chung cũng phải phụ
thuộc vào môi trường để đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản. Khía cạnh này chuyển
mình theo từng thời kì của con người cho đến hiện tại. Sự phụ thuộc là một phần tự
nhiên của cuộc sống con người và nó không đồng nghĩa với sự yếu đuối hay thiếu tự
lập. Nó thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ và nhấn mạnh sự hỗ trợ lẫn nhau. Trở
về vấn đề với trí tuệ nhân tạo, với sự phát triển khủng khiếp của Internet thì cũng kéo
theo rất nhiều hệ lụy, như là phụ thuộc vào điện thoại, mạng xã hội hay AI. Chúng ta
không nên nhận định rằng sự phụ thuộc này là xấu, bởi lẽ nó đã đem lại rất nhiều lợi
ích để cân bằng với sự lười biếng của con người.
Nhắc đến lợi ích có được từ Trí tuệ nhân tạo, không thể không kể đến khả năng
hỗ trợ người dùng rất nhiều trong những công việc sáng tạo, mang tính tư duy. Tuy
nhiên, hạn chế chí mạng của nó cũng chính là hạn chế tư duy của người sử dụng.
Trong quan điểm của mình, Khổng Tử - một triết gia của trường phái duy vật chất phát
- đã đề cao vai trò và vị trí của con người trong xã hội. Ông xem con người là vấn đề
quan trọng nhất dẫn đến sự thịnh - suy của một triều đại, và cái thiết yếu nhất chính là
giáo dục con người. AI đã và đang được áp dụng vào mục đích giáo dục nhưng rất ít.
Thứ Trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh chính là học máy và các chương trình hỏi
đáp, giao tiếp thời gian thực. Các dạng xử lý dữ liệu này đưa ra hướng đi, kết quả mà
con người khó hoặc không thể tự mình giải quyết được. Tuy nhiên, việc sử dụng AI để
xử lý và phân tích dữ liệu cũng có khả năng thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và học
hỏi. Sự phụ thuộc quá mức vào AI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí thông minh và
khả năng giao tiếp của con người. Khi con người dựa nhiều hơn vào AI để giải quyết
vấn đề và đưa ra quyết định, khả năng tư duy phản biện và sáng tạo của chúng ta có
thể bị suy giảm. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ để giao tiếp và tương tác có thể
làm giảm khả năng hiểu và diễn giải các tín hiệu phi ngôn ngữ, gây rối trong giao tiếp
và hình thành mối quan hệ sâu sắc. Điều này thúc đẩy chúng ta cần cân nhắc và sử

~ 22 ~
dụng AI một cách đúng đắn để tránh tình trạng thụ động và giảm thiểu tác động tiêu
cực đến khả năng con người.
“Chỉ đưa ra hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ phát
hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.” - Khổng Tử
Lấy ví dụ cơ bản dễ hiểu về sự thay đổi trong quy trình làm việc của một lập
trình viên. Trước đây, sau khi đọc tài liệu và yêu cầu để lập trình, người lập trình
thường tập trung vào việc nghiên cứu sách vở, các dự án trước đó, tham khảo nhiều mã
nguồn được chia sẻ trên StackOverflow, GitHub, để phát triển ý tưởng và giải quyết
vấn đề bằng cách sử dụng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay,
cách tiếp cận đã thay đổi một chút. Một lựa chọn là sử dụng công cụ như ChatGPT
hoặc CodeIum để hỗ trợ trong việc tạo ra các giải pháp. Nhưng việc này cũng có thể
đồng nghĩa với việc mất khả năng tư duy độc lập và chia sẻ kiến thức. Trong trường
hợp ChatGPT không đưa ra kết quả chính xác, người lập trình có thể phải tìm các giải
pháp khác để giải quyết yêu cầu. Dù vậy, sau một thời gian sử dụng ChatGPT, người
lập trình liệu có còn giữ lại được những kỹ năng cá nhân và khả năng tư duy sáng tạo?
Lấy thêm một ví dụ nữa về một bạn sinh viên của một trường đại học X. Trong
quá trình học tập: Có bài tập lớn? Hỏi ChatGPT. Có tiểu luận triết học? Hỏi ChatGPT.
Có bài tập về nhà? Hỏi ChatGPT. Làm sao để xin việc thực tập? Hỏi ChatGPT. Đồ án?
Hỏi ChatGPT. Mai thi cuối kì mà hôm nay chưa ôn bài thì phải đánh lụi như thế nào?
Hỏi ChatGPT. Cuối cùng nếu “may mắn” tốt nghiệp và ra được trường, vậy cái tên
trên bằng cử nhân, kỹ sư sẽ ghi tên ai? ChatGPT! Đó cũng là một phần lí do để trường
chúng ta cho ChatGPT vào danh sách đen.
Tất nhiên, những ví dụ trên chỉ là một phần trong một loạt các tình huống có thể
xảy ra. Điều quan trọng là chúng ta nên đưa ra những hồi chuông cảnh báo để suy
ngẫm về tiềm năng tác động của AI trong cuộc sống và công việc của con người. Theo
tác giả Trà Kha trong bài viết “Mặt trái của Tư duy tích cực” 9: “Tác hại của nó cũng
giống như bạn đọc một cuốn sách Self-help, nó sẽ cho bạn một chút hoặc nhiều chút
lợi ích về tinh thần nhất thời, rồi lặp đi lặp lại. Self-help làm cho tinh thần người đọc
thoải mái, lạc quan, nhưng lại khiến họ trở nên yếu đuối, không xử lý được va chạm”.

9
Trà Kha (2019), Mặt trái của Tư duy tích cực. Truy cập từ https://spiderum.com/bai-dang/Mat-trai-cua-Tu-duy-
tich-cuc-heu
~ 23 ~
Và nếu chúng ta quá lạm dụng AI cũng tương tự như thế. Theo Christopher Markus,
“Gian khổ thường chuẩn bị cho một người bình thường một số phận phi thường”. Và
sẽ ra sao nếu trong thời đại mọi thứ đều trở nên dễ dàng với AI, một người bình
thường như chúng ta có còn phát triển được đến cực hạn của sự sáng tạo như những
thế hệ trước hay không?
Hạn chế tiếp theo liên quan đến khía cạnh đạo đức của trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ
nhân tạo, trong bản chất của nó, là những công cụ “vô hồn” không có cảm xúc và khả
năng tự nhận biết hành vi bản thân. Từ đó, một số cá nhân không trung thực đã lợi
dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện những hoạt động gian lận và xâm phạm quyền riêng
tư. Ví dụ, công nghệ “Deep fake” và “Clothes remove” 10 cho phép chỉnh sửa hình ảnh
và video một cách rất tinh vi, làm cho nội dung trở nên khó phân biệt và hiểu rõ được
sự thật. Điều này mới nghe tưởng chừng rất khó tin, tuy nhiên khả năng phân tích và
kho dữ liệu hình ảnh khổng lồ của AI đã cắt ghép, chèn, chỉnh mọi thứ rất tinh vi và
hoàn hảo.
Tuy vấn đề này do AI gây ra, nhưng “một cỗ máy nghe lời” đã bị ảnh hưởng
bởi người lập trình ra nó. Trí tuệ nhân tạo đã góp phần tiếp tay cho những kẻ có mưu
đồ bất chính và chính nó cũng không biết điều đó. Điều này có khả năng sẽ gây ảnh
hưởng xấu phần nào người dùng Trí tuệ nhân tạo, và không thể có biện pháp ngăn
chặn vì nó xuất phát từ chính người dùng chứ không phải AI. Hiện nay đã ghi nhận rất
nhiều trường hợp bị phát tán ảnh “nhạy cảm” được tạo bởi AI với mục đích tống tiền.
Mặc dù Trí tuệ nhân tạo là một bước tiến lớn của nhân loại, song việc phát triển và sử
dụng trí tuệ nhân tạo cần được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng, đồng thời đi kèm với
các biện pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Điều này giúp đảm bảo việc sử dụng
công nghệ này một cách đúng đắn, đáng tin cậy và đạo đức trong các lĩnh vực ứng
dụng.
Ngoài những hạn chế nghiêm trọng đấy, Trí tuệ nhân tạo vẫn còn tiềm ẩn nhiều
vấn đề mà chúng ta không thể làm chủ được. Bởi lẽ, nguồn dữ liệu trên Internet là cực
lớn, không tránh khỏi những kiến thức sai, cũ, chưa được chứng minh, các tư tưởng

10
Clothes Remove là một AI bot do người dùng lập trình, dùng những thuật toán tương tự như Generative Fill
trong Photoshop (một tính năng mới cho phép người dùng tạo ra những hình ảnh độc đáo và sáng tạo bằng cách
điền vào những vùng trống trong một hình ảnh có sẵn, được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như chỉnh
sửa ảnh, thiết kế đồ họa…) cho mục đích xấu.
~ 24 ~
lệch lạc và hơn hết là sự tác động tiêu cực của người dùng. Trong cuốn sách Siêu trí
tuệ (SI), Nick Bostrom cho rằng khi AI đạt mức trí thông minh tổng quát (GI), nó có
thể tự lập ra những thuật toán mới để đạt tới mức SI. Và với khả năng xử lý điện toán
cực nhanh, cùng với Big Data (công nghệ tập hợp dữ liệu lớn) nó có thể nhanh chóng
vượt qua con người để đạt tới mức siêu nhiên.
2.3 Giải pháp phát huy tính sáng tạo và giảm sự phụ thuộc của ý thức vào các
hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo
2.3.1 Giải pháp chung
Mỗi khi đối mặt với các vấn đề, con người thường khao khát tìm kiếm các giải
pháp tổng quát và triệt để. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến các hạn chế, cần phải
cân nhắc thêm về tính cá nhân và đa dạng của từng vấn đề để đưa ra những phương án
tối ưu và hiệu quả. Như đã đề cập ở trên, ChatGPT nói riêng hay Trí tuệ nhân tạo nói
chung chỉ gián tiếp gây ra những ảnh hưởng xấu cho chúng ta. Về nguồn gốc thật sự,
có thể nhận thấy rằng Trí tuệ nhân tạo không xuất phát từ một ý thức “vô tri vô giác”,
mà thực tế là được phát triển bởi con người với ý thức và mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên,
do tính phức tạp và đa dạng của Trí tuệ nhân tạo, không có một giải pháp cụ thể nào có
thể hoàn toàn loại bỏ những tác động tiềm năng mà nó có thể gây ra.
Trí tuệ nhân tạo đã và đang thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, và
mọi vấn đề phát sinh thường xuất phát từ tương tác của con người. Sự lạm dụng và
phụ thuộc vào AI, đặc biệt là ChatGPT, có thể bắt nguồn từ thói quen và lối sống của
mỗi cá nhân. Tất cả những thứ chúng ta có thể làm không phải là ngăn chặn, cấm sử
dụng hay xóa bỏ nó khỏi Internet, mà chính là học cách sử dụng và hòa nhập với nó.
Thay vì tìm cách ngăn chặn hoặc cấm sử dụng, chúng ta có thể học cách sử dụng công
nghệ này một cách chủ động và sáng suốt. Dù không thể hoàn toàn loại bỏ tính phụ
thuộc, song chúng ta có thể khai thác sự phụ thuộc này một cách chủ động, sáng tạo và
hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất.
2.3.2 Giải pháp cho các hoạt động giáo dục
“Hoạt động cao nhất mà con người có thể đạt được là học để hiểu, bởi vì hiểu
là tự do.” – Baruch Spinoza

~ 25 ~
Hệ thống giáo dục sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc giáo dục những cá thể
cách sử dụng và hòa nhập với Trí tuệ nhân tạo. Thay vì lạm dụng, người dùng nên để
nó hỗ trợ trong việc tiếp thu kiến thức, giải đáp phần lớn thắc mắc để có góc nhìn đa
chiều về kiến thức cần tiếp thu.
Ví dụ như, nhà trường có thể hướng dẫn học sinh sử dụng AI như ChatGPT để
tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển kỹ năng cá nhân. Thay vì chỉ dựa vào
việc hỏi đáp từ công nghệ này, học sinh có thể học cách áp dụng nó một cách chủ động
và sáng tạo. Bằng cách định hướng tư duy sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách chủ
quan, chúng ta khuyến khích học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề và phân
tích thông tin đa chiều. Quan trọng hơn, việc giáo dục vẫn dựa vào sự tiếp thu, cầu tiến
của từng cá nhân. Trí tuệ nhân tạo có thể là một công cụ hữu ích giúp chữa lành và
hiểu rõ hơn về tư tưởng của mỗi người, đồng thời hỗ trợ sự phát triển sáng tạo của
chúng ta. Tuy nhiên, chúng cũng có thể trở thành một liều thuốc độc nếu được sử dụng
sai cách hoặc không thoát khỏi sự phụ thuộc vào chúng kịp thời.

~ 26 ~
KẾT LUẬN
Trí tuệ nhân tạo không còn xa lạ trong tầm nhìn triết học. Từ góc độ của cả Chủ
nghĩa duy tâm và Chủ nghĩa duy vật về ý thức, việc xem xét nguồn gốc và vai trò sáng
tạo của AI trở nên tương đối phức tạp. Dù được coi là sự tái hiện của ý thức hay là một
dạng phát triển độc lập, trí tuệ nhân tạo chưa thực sự đạt đến mức độ sáng tạo của ý
thức thật sự.
Song hành với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, Trí tuệ nhân tạo cũng
có những sự chuyển mình khủng khiếp qua từng thời kỳ. Hiện nay, nó đã củng cố vị trí
quan trọng và vững mạnh trong thế giới công nghệ, lan tỏa vào nhiều lĩnh vực như y
tế, giáo dục, đời sống, khoa học và công nghệ. Mặc dù có ích, trí tuệ nhân tạo vẫn gặp
nhiều hạn chế do sự phát triển quá nhanh, dẫn đến những thách thức về đạo đức, tương
tác con người, và sự hiểu biết thực sự về bản chất của ý thức.
Dưới góc nhìn triết học, hạn chế của trí tuệ nhân tạo trở nên rõ ràng hơn. Không
giống như ý thức con người, trí tuệ nhân tạo thường thiếu khả năng trải nghiệm cảm
xúc, suy nghĩ tư duy sâu sắc, và gắn liền với một tâm hồn riêng biệt. Điều này làm cho
khả năng tạo ra ý tưởng sáng tạo và thẩm định nhận thức của nó trở nên hạn chế. Thêm
vào đó, sự phụ thuộc mạnh mẽ vào dữ liệu và thuật toán có thể dẫn đến kết quả không
chính xác hoặc thiên lệ, mở ra những vấn đề về tính khách quan, đáng tin cậy của trí
tuệ nhân tạo.
Tóm lại, trí tuệ nhân tạo là một hành trình đầy phức tạp và đầy triển vọng. Nó
đang thách thức quan điểm triết học về ý thức và sự sáng tạo của con người, mở ra
những câu hỏi về giới hạn và định hướng tương lai của công nghệ. Trí tuệ nhân tạo có
thể mang lại lợi ích to lớn, nhưng cũng đặt ra những thách thức đạo đức và xã hội mà
chúng ta cần xem xét cẩn thận. Chỉ khi chúng ta hiểu rõ được cả khả năng và giới hạn
của nó, chúng ta có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo một cách bền vững và có ý thức.

~ 27 ~
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên), & Lê Đức Sơn (2021), Tài liệu học tập môn
Triết học Mác-Lênin, Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM.
3. Thomas Cathcart, & Daniel Klein (2018), Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán
bar, Nxb. Thế Giới.
4. Athanasio Nguyễn Quốc Lâm (2022), Siêu hình học dẫn nhập, Nxb. Tôn Giáo.
5. C. Mác và Ph. Ăngghen (2017), Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, Nxb. Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội.
6. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. C. Mác và Ph. Ăngghen (1978), Tuyển tập, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Peter Gibson (2021), Triết Học - Tất cả những gì bạn cần biết để thành thạo bộ
môn này, Nxb. Thế giới.
9. Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(23/05/2022), AI sẽ đóng vai trò gì để giảm thiểu khí thải. Truy cập từ
http://www.ioit.ac.vn/tin-tuc/tin-nganh-cong-nghe-thong-tin/2022/5/ai-se-dong-vai-
tro-gi-de-giam-thieu-khi-thai-
10. McCarthy, J., Minsky, M. L., Rochester, N., & Shannon, C. E. (1955), A proposal
for the Dartmouth summer research project on artificial intelligence, AI Magazine,
27(4), MIT Press, tr. 12-14.
11. Alan Newell (1973), You Can’t Play 20 Questions with Nature and Win:
Projective Comments on the Papers of this Symposium, in Visual Information
Processing, W. Chase, ed., NY: Academic Press, New York.
12. Viễn Thông (18/08/2017), Sơn Tùng giúp Biti's bán sạch giày trong một tuần. Truy
cập từ https://vnexpress.net/son-tung-giup-biti-s-ban-sach-giay-trong-mot-tuan-
3629081.html
13. Pavel Hamet, & Johanned Tremblay (04/2017), Artificial intelligence in medicine,
Metabolism Journal, tr. 37-39.
14. Wayne Holmes, Kaska Porayska-Pomsta, Ken Holstein, Emma Sutherland, Toby
Baker, Simon Buckingham Shum, Olga C. Santos, Mercedes T. Rodrigo, Mutlu
Cukurova, Ig Ibert Bittencourt & Kenneth R. Koedinger (09/04/2021), Ethics of AI in
Education: Towards a Community-Wide Framework, International Journal of
Artificial Intelligence in Education, tr. 507-509, tr. 524-526.
15. Jason Borenstein, & Ayanna Howard (23/07/2020), Emerging challenges in AI and
the need for AI ethics education, Springer Nature Switzerland AG 2020, tr. 61-65.
16. Xuesong Zhai, Xiaoyan Chu, Ching Sing Chai, Morris Siu Yung Jong, Andreja
Istenic, Michael Spector, Jia-Bao Liu, Jing Yuan, & Yan Li (20/04/2021), A Review
of Artificial Intelligence (AI) in Education from 2010 to 2020, Hindawi Journal. Truy
cập từ https://www.hindawi.com/journals/complexity/2021/8812542/

~ 28 ~
17. OECD (2023), Artificial Intelligence in Science: Challenges, Opportunities and
the Future of Research, Part II: Artificial intelligence in science today, OECD
Publishing, Paris.
18. Anders Krogh (02/2008), What are artificial neural networks, Nature
biotechnology, tr. 195-197.
19. Elisa L. Hill-Yardin, Mark R. Hutchinson, Robin Laycock, & Sarah J. Spencer
(25/02/2023), A Chat(GPT) about the future of scientific publishing, Brain, behavior,
and Immunity Journal, tr. 152-154.
20. Zachary McAuliffe (13/04/2023), Amazon Makes a Push for More AI Coming
Your Way. Truy cập từ https://www.cnet.com/tech/services-and-software/amazon-
makes-a-push-for-more-ai-coming-your-way/
21. Kathleen Walch (19/07/2019), The Twenty Year History Of AI At Amazon. Truy
cập từ https://www.forbes.com/sites/cognitiveworld/2019/07/19/the-twenty-year-
history-of-ai-at-amazon/?sh=320c1d68d0b6
22. Bernard Marr (23/07/2018), The Amazing Ways Chinese Tech Giant Alibaba Uses
Artificial Intelligence And Machine Learning. Truy cập từ
https://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2018/07/23/the-amazing-ways-chinese-
tech-giant-alibaba-uses-artificial-intelligence-and-machine-learning/?
sh=5d0625d7117a
23. Trúc Mai (16/09/2021), Sự khác nhau giữa ý thức và AI. Truy cập từ
https://tino.org/vi/diem-khac-nhau-giua-y-thuc-va-tri-tue-nhan-tao/
24. Phương Anh (21/04/2023), AI có làm giảm trí thông minh con người. Truy cập từ
https://vtc.vn/chatgpt-noi-gi-ve-viec-ai-co-the-lam-giam-tri-thong-minh-con-nguoi-
ar767150.html
25. Trà Kha (2019), Mặt trái của Tư duy tích cực. Truy cập từ
https://spiderum.com/bai-dang/Mat-trai-cua-Tu-duy-tich-cuc-heu
26. Võ Văn Dũng (2019), Tư tưởng chính trị thời Tiên Tần và giá trị của nó, Nxb Lý
luận Chính Trị, Hà Nội.
27. Khổng Tử (2006), Tứ thư, Nxb Thuận Hóa, Huế.

~ 29 ~

You might also like