You are on page 1of 7

MẶT THỨ HAI VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

Nhóm 3
I. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”,
Ăngghen đã viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là
vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”
- Triết học, khác với một số loại hình nhận thức khác, trước khi giải quyết các vấn đề
cụ thể của mình, nó buộc phải giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa nền tảng và là điểm
xuất phát để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại – vấn đề về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức.
- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt với hai câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất ( Bản thể luận ) Mặt thứ hai ( Nhận thức luận )
Giữa ý thức và vật chất thì Con người có khả năng nhận
cái nào có trước, cái nào có thức thế giới không ?
sau, cái nào quyết định cái
nào?

II. Vấn đề cơ bản của triết học


1. Mặt thứ nhất ( Bản thể luận ): Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
2. Mặt thứ hai ( Nhận thức luận ): Thuyết khả tri và Thuyết bất khả tri
Mặt thứ hai ( nhận thức luận) : Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không ?
Nguồn gốc của nhận thức: Triết học Mác – Lênin cho rằng nhận thức là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế
giới khách quan trong bộ óc con người. Theo định nghĩa rút gọn: Nhận thức là quá
trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con
người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
Cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản cùa triết học qua Thuyết có thể biết
( Thuyết khả tri ) và Thuyết không thể biết ( Thuyết bất khả tri )
a. Thuyết có thể biết ( Gnosticism )
Thuyết khả tri: Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự
vật; những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với chính sự vật.
- Những người theo khả tri luận tin tưởng rằng: “nhận thức là một quá trình
không ngừng đi sâu khám phá bản chất sự vật”.
 Gồm hầu hết các nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy tâm đều trả lời
một cách khẳng định: Con người có thể hiểu biết; nói cách khác là con người có
thể nhận thức được thế giới.
Sự khác nhau giữa cách trả lời của các nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy
tâm:
- Đối với chủ nghĩa duy vật: Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất sinh ra,
quyết định ý thức, nhận thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc
con người. Do đó chủ nghĩa duy vật thừa nhận con người có thể nhận thức được
thế giới và các quy luật của thế giới.
- Đối với chủ nghĩa duy tâm: Ý thức có trước, vật chất có sau; vật chất được sinh
ra, quyết định bởi ý thức, nhận thức chỉ là sự tự nhận thức, tự ý thức từ ý thức về
bản thân nó. Phủ nhận thế kquan là nguồn gốc của nhận thức, phủ nhận cảm
giác khái niệm của con người là sự phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới
khách quan vào bộ não con người.
Các triết gia tiêu biểu:
- Feuerbach cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được giới tự
nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ, nhưng cả loài người qua các thế
hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Đây là một ý kiến rất quan trọng bởi nó thúc
đẩy con người tìm tôi thế giới xung quanh, từ đó tăng lượng tri thức, đặc biệt là
trong những năm 90 của thế kỷ XX.
- Con người có thể nhận thức được một cách đúng đắn bản chất của mọi sự vật và
hiện tượng. Không có một ranh giới nào của vật tự nó mà nhận thức không thể
vượt qua được. ( Phriđơrich Ăngghen )
b. Thuyết không thể biết ( Agnosticism )
Thuyết bất khả tri: Con người không thể hiểu được bản chất thật sự của đối tượng;
các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm,…của đối tượng dù có tính chính
xác thực trong chừng mực nhất định cũng không đồng nhất với bản chất thực sự của
đối tượng.
- Không tuyệt đối phủ nhận những thực tại siêu nhiên hay thực tại được cảm giác
của con người.
- Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và
cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm... của đối tượng mà các
giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính
xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó
không phải là cái tuyệt đối tin cậy.
- Khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thức tại như
nó vốn có.
- Cho rằng mọi thực tại tuyệt đối đều nằm ngoài kinh nghiệm của con người về thế
giới. Khẳng định ý thức con người không thể đạt tới thực tại tuyệt đối hay thức tại
như nó vốn có.
=> Không đặt vấn đề về niềm tin, mà là phủ nhận khả năng vô hạn của nhận thức.
Lập trường của thuyết này là đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.
=> Phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người và các hình thức cơ bản
của nó.
- Theo Kant: “tất cả mọi điều ta biết, ta đặt ra, đều giới hạn trong nhận thức của ta,
không thể nào biết được “tự thân” của vật đó.”
- Thuyết bất khả tri bị Phoiơbắc và Hêghen phê phán một cách gay gắt. Đúng như
Ăngghen đã từng nhận xét, chính thực tiễn đã bác bỏ thuyết không thể biết một
cách triệt để nhất. Ăngghen cho rằng
Các triết gia tiêu biểu:
- Immanuel Kant công nhận rằng tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm và do đó lý trí
của con người đóng một vai trò quan trọng trong tri thức. Một trong những
định đề của ông nói rằng: "Tri thức lấy con người làm trung tâm, không phải
Thiên Chúa làm trung tâm."
- David Hume: Nhà triết học người Scotland, người đã xác lập rằng những khẳng
định của con người liên quan đến thế giới; họ sẽ luôn ở trong tình trạng nghi ngờ
hoặc hoài nghi.
Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy tâm và thuyết khả tri duy vật
Trong khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa
hai khuynh hướng duy vật và duy tâm. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt trong
suốt chặng đường phát triển của lịch sử triết học, không chỉ diễn ra trong lĩnh vực
triết học mà còn trong các lĩnh vực khác đặc biệt phải kể đến mỹ học.
VD1:
*Khả tri duy tâm: Quan niệm của Platon về “cái đẹp”
“Cái đẹp tồn tại vĩnh viễn nó không tự xuất hiện, không mất đi, không
tăng thêm, không giảm đi, thậm chí nó không đẹp ở nơi đây mà xấu ở nơi kia,
không đẹp ở quan hệ này mà xấu ở quan hệ khác, không đẹp với cái này mà lại
thô kệch đối với cái kia, cái đẹp không hiện ra như một vẻ mặt hoặc như một
cánh tay, cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể. Đẹp cũng không hiện ra
như một lập luận hay một khoa học nào đó, cái đẹp là tự nó” (trích tác phẩm
Yến tiệc).
Cơ sở triết học của Platon là học thuyết “ý niệm”, đó không phải là khái niệm giả
định, không phải là cái có trước, có tính tiên nghiệm, cũng không phải là một hiện
tượng luận có tính chất trực quan hay là một thực thể thần linh, mà đó là cái trừu
tượng, cái thuộc về tinh thần con người. Do đó trong quan niệm về cái đẹp ông thể
hiện cho xu hướng duy tâm khách quan, cho rằng cái đẹp không phải là số lượng
cũng không phải là một hình thái, một nhân tố cụthể nào đó mà cái đẹp phải là một
khái niệm, là “thế giới ý niệm”, là một ý thức một sựcảm nhận của thế giới linh
hồn bên trong con người. Như vậy, Platon đã xuất phát từ quan điểm duy tâm thần
bí về tồn tại về ý niệm để lý giải các hiện tượng thẩm mỹ.
Ông cho rằng giới hiện thực khách quan không phải là một hình thái duy nhất để
biểu hiện cái đẹp. Cái đẹp có biểu hiện ở giới hiện thực khách quan, ở vật thể cảm
tính riêng lẻ, song nó không phải là cái đẹp bản chất. Chỉ có cái đẹp của “ý niệm”
của tâm hồn, của thần linh mới là cái đẹp gốc, cái đẹp bản chất, cái đẹp vĩnh hằng.
*Khả tri duy vật: Quan niệm của Tsenusepxki về cái đẹp
“Cái đẹp là cuộc sống”
Tsenưsepxki là đại diện lớn của nền mỹ học duy vật. Trong luận văn nhan đề
Những mối quan hệ thẩm mỹ của con người với thực tại, ông đã đặt vấn đề về bản
chất của cái đẹp. Tranh luận mạnh mẽ với Hegel, ông khẳng định dứt khóat: “Cái
đẹp là cuộc sống”. Vì nghệ thuật phản ánh thưc tại, nên cái đẹp trong thực tại, theo
ông, cao hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Khi bàn về nghệthuật, ông phát triển tư
tưởng của Bielinxki về chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân của nghệthuật. Ông
tuyên bố: “Nghệ thuật là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”. Ông còn yêu cầu
nghệthuật chân chính cần vạch mặt cái ác, sự chuyên quyền bạo lực, đồng thời chỉ
cho nhân dân con đường đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nguồn:
 Học thuyết ý niệm và quan niệm của Platon về bản chất của thế giới –
Nguyễn Gia Thơ
 Mỹ học Đại cương – chương 1
VD2:
Khi nhìn về vấn đề" tại sao nước biển lại mặn"
- Dựa trên góc độ của thuyết khả tri duy vật :
+ Đó là do nước biển có hàm lượng muối rất lớn cùng với các khoáng chất và hợp
chất như Nitrat, bi carbonate, chiếm đến 85% lượng chất rắn hoà tan.
+ Trên thực tế, các đại dương hiện nay có thành phần muối ( Nảti clorua) chiếm
khoảng 3,5,% tương ứng với 50 triệu tỉ tấn muối .
- Trái lại khi dựa trên góc độ của thuyết khả tri duy tâm biển mặn
+ Do lực lượng siêu nhiên nào đó như trong bài hát " When seawater Turn sweet"
của 1 người tập Pháp Luân Công:
" Tại sao nước biển lại có vị mặn chát?”
Một vị thánh nhân từng trả lời rằng
" Nó đến từ những giọt nước mắt từ bi của Phật
Cho những đứa con đã mê lạc của ngài""
Tài liệu tham khảo
1. https://trithuclyluan.com/thu_vien/hoai- nghi-luan/
2. https://sites.google.com/site/phamkaanh/ home/immanuel-kant/vat-tu-no
3. https://tiasang.com.vn/-giao-duc/kant-va-bon-cau-hoi-cot-loi-7494
4. https://voer.edu.vn/m/vat-tu-the/37795699?
fbclid=lwAROzdi5101zyZyuRL090aF-
FsbHuD3hJamK8dUm4bivk_wlmhV4kECgE KM
5. https://voer.edu.vn/m/vat-tu- the/37795699?
fbclid=lwAR1nvQRG49D091X9XUHH2_PczDVAzRCA208pkiyCPPB1
_WJWNVfrbrqDyzU
Câu 1: Trong xã hội hiện nay thuyết khả tri đúng hay thuyết bất khả tri đúng. Tại sao?
Trong xã hội hiện nay thuyết bất khả tri là đúng. Bởi thuyết bất khả tri không tuyệt đối
phủ nhận thực tại siêu nhiên hay ý thức con người có được về sự vật mà chỉ phủ nhận
khả năng vô hạn của nhận thức. Dù đúng hay sai cũng gọi là thuyết bất khả tri nên
thuyết khả tri là không cần thiết và có phần sai.
Phản biện: Theo em thấy thì thuyết khả tri là đúng vì em nghĩ rằng thuyết khả tri là có
thật trong thực tế , trong cuộc sống, trong trí tuệ của con người còn thuyết bất khả tri là
thuyết không có trong cuộc sống , trong thực tế , trong cuộc sống của con người .
Câu 2: Người theo thuyết bất khả tri có phải là người thiếu lập trường không?
Thường người ta cho rằng những người theo thuyết bất khả tri là thiếu lập trường
vì họ không thể xác nhận một quan điểm cụ thể nào đó. Tuy nhiên, một người bất khả
tri không phải là người thiếu lập trường mà chỉ đơn giản là người không có căn cứ để
xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một đối tượng nào đó. Con người không thể
biết hết mọi thứ trong cuộc sống và vì vậy người bất khả tri không thể đưa ra một
quyết định chắc chắn hoặc có kiến thức để phán đoán. Người bất khả tri có thể tin hoặc
không tin vào Thượng đế. Bởi vì chúng ta không thể chứng minh hoặc bác bỏ những gì
chưa được chứng minh, quyết định của người bất khả tri là rằng chúng ta không thể
biết hay hoài nghi về sự tồn tại của một đối tượng nào đó.
Câu 3: Triết học của thực tiễn (Pragmatism): Làm thế nào triết học của thực tiễn đối
mặt với vấn đề về tồn tại và thực tại?
Triết học của thực tiễn tập trung vào ý nghĩa của hành động và kết quả thực tế của
chúng. Các triết gia của thực tiễn thường đặt câu hỏi về cách chúng ta có thể sử dụng
tri thức và kiến thức để thay đổi thực tại xung quanh chúng ta.
Câu 4: Triết học phân tích (Analytic Philosophy): Làm thế nào triết học phân tích
đóng góp vào việc giải quyết vấn đề tồn tại và thực tại?
Triết học phân tích thường chú trọng vào việc phân tích ngôn ngữ và khái niệm để hiểu
rõ hơn về sự tồn tại và thực tại. Họ đặt câu hỏi về ý nghĩa của các tuyên bố và cách
chúng ta sử dụng ngôn ngữ để mô tả thế giới.
Câu 5: Triết học khoa học (Philosophy of Science): Làm thế nào triết học khoa học
giúp định rõ sự tồn tại và thực tại?
Các triết gia khoa học nghiên cứu cách khoa học tiếp cận và nghiên cứu thế giới xung
quanh chúng ta. Họ đặt câu hỏi về tính chất của kiến thức khoa học và cách nó giúp
chúng ta hiểu về thực tại.
Câu 6: Sự khác biệt chính - Bất khả tri so với Ngộ đạo (Khả tri)
Bất khả tri và Ngộ đạo là hai từ mà chúng ta bắt gặp trong tôn giáo. Chúng có ý nghĩa
hoàn toàn trái ngược. Cả hai thuật ngữ đều xuất phát từ cùng một nguồn gốc - từ tiếng
Hy Lạp gnōstos có nghĩa là được biết đến. Vì vậy, cả thuyết bất khả tri và thuyết bất
khả tri đối phó với kiến thức. Họ đề cập đến những kiến thức liên quan đến sự tồn tại
của một vị thần. Bất khả tri đề cập đến một người tin rằng không có gì hoặc có thể
được biết về bản chất hoặc sự tồn tại của thần. Ngộ đạo là đối diện của danh từ
này. Ngộ đạo tin rằng sự tồn tại hoặc tự nhiên có thể được biết đến. Đây là sự khác biệt
chính giữa thuyết bất khả tri và thuyết bất khả tri.

You might also like