You are on page 1of 11

1.

“Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhưng
đồng thời cũng là con đẻ của hiện thực khách quan”.
- “HTNT”: là phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học, hình ảnh
mang ý nghĩa, chứa đựng tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của tác giả, được nhào
nặn, là “sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ” - tức là kết quả của tư duy sáng tạo và
hư cấu, mang tính chủ quan của nhà văn nhưng cũng là “con đẻ của hiện thực
khách quan” - chịu sự chi phối của hiện thực rộng lớn.
=> Bàn về đặc trưng hình tượng nghệ thuật - sự cộng hưởng của tính khách
quan và dấu ấn chủ quan..
● TẠI SAO: “Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ
nhưng đồng thời cũng là con đẻ của hiện thực khách quan”?
=> VAI TRÒ: Khái quát hiện thực, lí giải cắt nghĩa => chạm đến bản chất hiện
thực => thể hiện tư tưởng của nhà văn.
- Nội dung của VH là toàn bộ ĐS khách quan đã được ý thức + thế giới nội tâm
của tác giả => Bắt buộc TP phải chứa chở cả.
- Biểu hiện qua: Hình tượng là phương thức để nhà văn tái hiện đời sống và
cộng hưởng trong đó thái độ, cảm xúc, tư tưởng => tức là nó được hình thành
dưới sự chi phối của nhà văn và cũng không nằm ngoài sự bao trùm của hiện
thực.
- Hình tượng là sự khái quát hóa từ đời sống, mang những nét đặc trưng của
hiện thực khách quan => sự thật được chắt lọc qua trang văn => nghệ sĩ k có
quyền bịa đặt.
- HT là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hiện thực được lắng đọng
lại trong nhãn quan của nhà văn và rồi khúc xạ lên trang viết, mang tư tưởng,
cái nhìn của anh ta về những bản chất, quy luật của cuộc đời.
.
● “Giá trị đích thực của văn chương là cứu rỗi nhân tính, lay thức
nhân tâm, kêu gọi nhân ái, bảo tồn đời sống nhân sinh.”
- “cứu rỗi nhân tính”: khơi vớt, nâng đỡ tính người bản tính tốt đẹp của con
người, thôi thúc con người vươn lên cõi hoàn thiện.
- “lay thức nhân tâm”: đánh động, thức tỉnh lòng người, tình cảm của con người
- “kêu gọi lòng nhân ái”: lan tỏa và trao truyền, đề cao sự yêu thương,
=> “nhân tính”, “nhân tâm”, “nhân ái” - những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.
=> VH tác động tích cực tới nền tảng đạo đức của con người.
- “bảo tồn đời sống nhân sinh”: giữ gìn, trân trọng đời sống con người trong tính
toàn vẹn?, bảo tồn những giá trị tốt đẹp tồn tại trong đời sống?
=> Sứ mệnh, chức năng của văn chương: CN giáo dục + CN thẩm mỹ - nổi bật
hơn?
=> Ý nghĩa muôn đời của VH chân chính là hướng thiện, hướng thượng con
người, bồi đắp tư tưởng tình cảm và đạo đức, thôi thúc và nâng đỡ họ đến với
chân trời của chân thiện mỹ. => Tạo nên giá trị nhân văn, nhân đạo và nhân bản.

Tại sao VC có khả năng đó?


“Giá trị đích thực của văn chương là cứu rỗi nhân tính, lay thức nhân tâm,
kêu gọi nhân ái”?
- Con người là đối tượng và là cả đích đến của VH. => Buộc nhà văn phải sáng
tác về con người, phải lấy đời sống làm thước tấc => Mỗi tác phẩm văn chương
đều quay về bồi đắp cho đời sống tinh thần và nâng cao những nền tảng đạo đức
- thông qua quá trình tiếp nhận.
- Những tác phẩm văn học luôn phản ánh những vấn đề của nhân sinh, những
nét bản chất của thực tại mà con người quan tâm, trăn trở => gần gũi, cảm hóa
con ng - “nhân tâm”, “nhân ái” => mở rộng tâm hồn con người, nảy nở những
cảm xúc thẩm mỹ (vui, buồn, căm ghét, khinh bỉ) - đồng cảm - ý thức về
=> VC tác động con người bằng con đường tình cảm một cách tự nhiên -
tự nhận thức, tự giáo dục, tự vỡ lẻ và hoàn thiện mình => hình thành những nền
tảng đạo đức, thấm nhuần những lý tưởng cao đẹp => khao khát.
- Thiên chức / Nhiệm vụ của nhà văn:
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho
những người cùng đường, tuyệt lộ (…) để bênh vực cho những con người không
còn có ai để bênh vực”.
- Vốn là những nhà nhân đạo + tư tưởng lớn + trách nhiệm XH của NV: không
thể ráo hoảnh trước cái ác, trước số phận của CN => họ cất tiếng và khơi gợi giá
trị về sự sống.
● “Tôi đứng về phe nước mắt”. Nhà văn không chỉ đứng bên cạnh con
người, đồng hành cũng con người mà còn nâng đỡ và tiếp sức cho con
người.
Nếu thực hiện được, kiến tạo nên ý nghĩa và đs văn học ntn?
- Chỉ những tác phẩm đủ “lửa”, đủ “lực” ở bề sâu mới có sự sống & truyền tải
sự sống đến bạn đọc.
ĐỀ 3: Bàn về quá trình đọc, có ý kiến cho rằng: “Khi ánh mắt chạm vào
con chữ, nó trút bỏ đời sống kí tự để sống đời sống hình sắc trong tâm
tưởng con người.”

I. GIẢI THÍCH
- chạm: quá trình tiếp nhận văn học, cảm thụ tác phẩm, dấn thân vào thế giới
nghệ thuật
- trút bỏ: buông bỏ, kết thúc, thoát thai ra khỏi - đời sống kí tự: văn bản nghệ
thuật thuần túy, sự vô hồn, tĩnh tại của con chữ
- sống - tồn tại độc lập, có cuộc đời riêng
- đời sống hình sắc: sống trong trí tưởng tượng sinh động của con người, chắp
cánh cho chữ nghĩa => TPVH mới có thể tồn tại
=> Hành động chuyển hóa những chữ xơ xác thành hình tượng sống động trong
tâm tưởng
=> Cấu trúc điều kiện kết quả
=> Quá trình tiếp nhận, đặt ra định hướng tiếp nhận cho người đọc.

II. BÌNH LUẬN


● Tại sao cần? - TP - tầm quan trọng của bạn đọc:
1.
- Trong QTST sản phẩm nhà văn tạo ra chỉ đơn thuần là một văn bản nghệ
thuật, là một “cái Đẹp chưa thành” - nhờ có sự tiếp nhận, chuyển hóa của người
đọc nó mới có thể trở thành TPVH.
- “Khi tác phẩm kết thúc thì đời sống nó mới thực sự bắt đầu.”, tác phẩm sau
khi ra đời tách biệt khỏi nhà văn, trở thành một một khách thể tinh thần tồn tại
một cách độc lập.
=> Người đọc quyết định cho sự tồn tại và số phận của một TPVH.
=> “Một quyển sách chưa ai đọc là gì? Là một quyển sách chưa viết.”
- Mở rộng biên độ tác phẩm + Tạo nên một đời sống vô cùng phong phú cho
tác phẩm văn học.
“Mỗi cách đọc mang đến cho tác phẩm một đời sống mới”.
“Một nghìn bạn học thì có một nghìn Hamlet”.
=> Động lực và là lý do cho sự tồn tại của tác phẩm.
2. Phương thức và phương tiện biểu hiện của VH là hình tượng và ngôn từ
- vốn nằm im trên trang viết, chúng không có khả năng động đậy, di
chuyển như thước phim hay tạo hình, họa nét trước mắt ta.
=> Nếu không được chuyển hóa thông qua tâm tưởng, được tái tạo qua sự
tưởng tượng của người đọc thì chỉ đơn thuần là những dòng chữ cứng
nhắc, thẳng đờ, không mang lại giá trị gì.
=> Tác phẩm “chết yểu” ngay từ khi mới ra đời.
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
● Tại sao phải? - Người đọc.
- Tác phẩm văn học là một hình thức sáng tạo ngôn từ nghệ thuật + mang tính
chất phi vật thể, có sức nén, gợi mở và tính hình tượng.
=> Nếu độc giả chỉ đơn thuần cảm nhận mặt chữ thì đó chỉ là một sự cảm thụ
nông, chưa thể khỏa lấp những ý nghĩa của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà
văn.

- VB là cấu trúc mở, nội dung thông tin nằm ở bề sâu - nguyên lý “tảng băng
trôi”.
=> TP tạo ra khoảng trống, trắng, nhòe nghĩa, đòi hỏi người đọc dùng toàn bộ
trải nghiệm đọc để lấp đầy: vốn sống, VH, kinh nghiệm,... + khả năng tưởng
tượng, phóng chiếu từ nền tảng “kí tự” có sẵn.
=> Để khám phá tận cùng + tri nhận cho mình một giá trị, độc giả buộc phải bóc
tách lớp vỏ ngôn ngữ, để nhập tâm, dấn thân vào tác phẩm và tái tạo, nghiền
ngẫm, hình dung nó => Chạm đến những giá trị, tình cảm và tư tưởng của tác
phẩm.
=> Đòi hỏi sự tri nhận và khám phá từ người đọc bằng toàn tâm toàn hồn.
=> “Trút bỏ đời sống kí tự” và “tái tạo đời sống hình sắc trong tâm tưởng con
người.” là một quá trình tiếp nhận đúng đắn và cần thiết để tác phẩm được sống
một cuộc đời đích thực và độc giả có dịp được tri âm, thức tỉnh và giác ngộ.
DC:
- Biểu tượng bánh bao tẩm máu trong “Thuốc” (Lỗ Tấn).
- Bóng chữ (Lê Đạt).
- Haiku:
“Bên dòng Sumida
chú chuột kia uống nước
mưa mùa xuân pha”
+ “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài rồi bước nhanh sang một bên" và "lý do khiến
nhà thơ rút nhanh chóng thế vì người đọc Nhật có quyền năng tinh thần về tưởng
tượng rất lớn"
- Cảnh cho chữ trong CNTT: Huấn Cao cho chữ gì?
ĐỀ 4: Nhà phê bình VH cho rằng: “VH là tiếng kêu khắc khoải của con người
trước thực tế chưa bao giờ họ cảm thấy bằng lòng.”.
Theo anh chị, tiếng kêu khắc khoải ấy cắt cứa sâu hơn hay chữa lành những
chấn thương.?
I. GIẢI THÍCH
- “tiếng kêu khắc khoải: sự cất lời, là những tiếng nói mang dự cảm bất an, bồn chồn,
lo lắng. => nỗi quan hoài thường trực, thậm chí là những ẩn ức, những nỗi đau đang bị
kìm nén.
- “trước hiện thực”: những vấn đề tồn tại trong đời sống con người, đã và đang xảy ra.
- “chưa bao giờ họ cảm thấy bằng lòng”: không thỏa đáng, thái độ bất bình trước cuộc
đời, khát cầu những giá trị tốt đẹp hơn => vượt lên trên thực tại.
=> Không chỉ là tiếng kêu của một người mà có thể là rất nhiều người.
- “cắt cửa sâu hơn”: chạm vào, dày vò nỗi khổ của con người => làm họ đau đớn,
tuyệt vọng hơn..
- “chữa lành những chấn thương”: đồng cảm, xoa dịu, an ủi những vết nứt trong nội
tâm và tiếp thêm động lực.
=> CHỐT: - đặc trưng văn học + sứ mệnh và CN, giá trị của VH.
=> VH phải phản ánh toàn bộ khía cạnh của đời sống tâm hồn, kể cả những nỗi niềm,
nỗi đau thầm kín hay khát vọng đang bị kìm nén. Từ đó, mà đồng cảm, xoa dịu và
chữa lành những tổn thương, đồng thời xót xa cho những mất mát và đồng hành, gieo
thêm niềm tin để nâng đỡ con người.
II. BÀN LUẬN.
1. Tại sao “VH là tiếng kêu khắc khoải của con người trước thực tế chưa bao
giờ họ cảm thấy bằng lòng.”?
● Ý 1: Bản chất VH:
- TG tâm hồn con người vừa là ĐT, vừa là ND biểu hiện của văn học: những niềm vui,
nỗi buồn, kể cả những nỗi đau, những ấm ức, những bất bình, ngang trái trước hiện
thực.=> VH phản ánh toàn bộ những phương diện tinh thần ấy.
=> VH không thể chỉ là những tiếng reo vui, nó còn là những “tiếng thét thống khổ”.
=> Biểu hiện của giá trị nhân đạo ở khả năng phát hiện và biểu đạt những chấn thương
của CN.
DC: “Quán cà phê ngoại ô” - LQV:
Anh đã đi dằng dặc những ngả đường
Những rừng tối mịt mù muỗi độc...
Điều anh tin không có ở trên đời
Điều anh có không giúp gì ai được
- Sáng tác 1972 - giai đoạn LQV xảy ra những biến cố tinh thần, ông bị trục xuất khỏi
quân ngũ vì những vần thơ của ông.
- Nỗi đau của một con người bất lực trước thời đại, một XH không có chỗ cho lí
tưởng, cho khả năng và khát vọng của anh.
- Hiện thực chiến tranh, triệt tiêu đi những mơ mộng, hoài bão cá nhân, CN trở thành
công cụ của chiến tranh, họ đánh mất chính mình, bị giam hãm trong lí tưởng cộng
đồng.
=> Những niềm tin, những giá trị bị vỡ vụn. => “Tiếng kêu khắc khoải” phát ra từ sự
lạc lõng, bất bình, thậm chí là tuyệt vọng trước thực tại, “những người bay không có
chân trời”.
● Ý 2: Nhà văn.
- “Tiếng kêu khắc khoải” đó có thể là của chính NV.
=> Ẩn ức, nỗi đau là ngọn nguồn của sáng tạo, bởi người nghệ sĩ vốn là “giống loài
thứ ba”, nhạy cảm và luôn đau đáu trước lẽ đời, những bất công của đời sống. Và sáng
tác văn chương như một cách để giải phóng nỗi đau và là hình thức giãi bày, tâm sự,
tìm kiếm một tri âm.
DC: Hàn Mặc Tử, “Đò lèn” - Nguyễn Duy.
- “Tiếng kêu” đó còn là của chính con người ở thời đại mà nhà văn làm đại diện.
=> Trách nhiệm XH của nhà văn: “Tôi đứng về phe nước mắt” (Dương Tường). Sứ
mệnh của NV là cất tiếng cho những nỗi đau, nhất là những nỗi đau không thể nhìn
thấy.
=> NV không thể khoan nhượng với cái ác, cái xấu, phải đi đến tận cùng của sự thật -
những nguyên nhân của nỗi đau, của những “tiếng kêu khắc khoải”.
=> Tố cao, lên tiếng bênh vực và nâng đỡ CN.
DC: “Làm lẽ” (HXH).
● Giá trị khi “VH là tiếng kêu khắc khoải của con người…”?
- Từ việc can dự vào đời sống con người, phản ánh và tố cáo những nỗi đau để con
người nhận thức lại những chấn thương - nhìn ra bản chất của cuộc sống, những uẩn
khuất đằng sau. => Nảy nở khát vọng vươn lên, giải phóng khỏi thực tại.
- VH là chỗ cho những “tiếng kêu khắc khoải” vang lên => VH lắng nghe, đồng cảm,
thấu hiểu cho những ẩn ức và chấn thương của con người. => Chữa lành.
DC: Tiếng chửi của Chí Phèo và sự im lặng của làng Vũ Đại.
+ “Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là
nhũng người đáng thương. " (Nam Cao).
=> Xót thương cho một kiếp phận làm người. => Bênh vực, an ủi, gieo niềm tin và
gửi gắm hi vọng sống cho những con người cùng quẫn.
=> Không chỉ chữa lành mà còn đề nghị con người (độc giả) nhìn nhận mọi nỗi khổ
của người khác bằng khía cạnh yêu thương.
=> Tiếp nhận: CN được đối thoại, chia sẻ, giãi bày => Xoa dịu, chữa lành. Đồng thời
còn biết thông cảm cho những chấn thương của chính mình, người khác, sống khoan
dung hơn.
“lưu giữ”
“buông bỏ” cái gì? => Đối tượng
khác nhau.
=> Bổ sung cho nhau

I. GIẢI THÍCH:
– “lựa chọn” đứng trước ĐT cần sự
cân nhắc, đắn đo, không qua chênh
lệch.
A. Nhận định 1:
– “tắt nắng đi”, “buộc gió lại”: hành
động níu giữ, làm ngưng lại “màu”,
“hương - cái đẹp của cuộc sống, giá
trị tích cực.
=> Khát khao chạm đến những bất
khả trong CS.
=> Hành động “lưu giữ” - cất giữ,
giữ lại một cách lâu dài với những
khoảnh khắc hiện sinh.
B. Nhận định 2:
– “quên”: nhận thức + “bỏ”: hành động =>“buông bỏ”: trạng thái thả ra, từ bỏ những
thứ thuộc về dĩ vãng, không vướng bận quá khứ, “sau những cuộc chia tay”: đã kết
thúc, chấm dứt một quá khứ - có cả vui, buồn.
=> “tiến tới phía trước”: tương lai.
=> Học cách buông bỏ chấp niệm => thanh tĩnh, an tâm trong tâm hồn.
=> Để bước về phía trước, con người cần phải bỏ lại những thứ thuộc về dĩ vàng để hướng
tới những giá trị mới mẻ.
C. C
– 2 ý kiến mở ra 2 tâm thế sống => hạnh phúc:
+ lưu giữ - khoảnh khắc vẻ đẹp.
+ buông bỏ, không vướng bận.
sự lựa chọn cho cách ứng xử của mỗi người dù cùng hướng về đối tượng những gì đã qua
nhưng thực nhất không đồng nhất với nhau.

II. BÀN LUẬN:


1. Cơ sở ý kiến: xuất phát từ góc nhìn nào?
A.
– Xuân Diệu: là một nhà thơ mang tình yêu mãnh liệt và khát khao giao hòa, tận hiến
của cuộc đời. => Muốn lưu giữ lại tất cả những khoảnh khắc đẹp đẽ bởi đó là hạnh
phúc.
+ Thái độ sống của một CN mong khát được hưởng thụ tận độ vẻ đẹp của cuộc
sống.
+ MQH CN - tự nhiên
– Nhà sư:
+ trong quan niệm Phật giáo: buông bỏ hay không vướng mắc là một trong những
thực hành quan trọng trên con đường trở thành Thánh Nhân (ariya savaka) =>
đức tính cần có của mỗi người.
+ CS vẫn luôn chảy trôi, học cách bình thản => góc nhìn của một người tu hành
đã đi qua nhiều trải nghiệm => nhận ra được có những thứ cần “buông bỏ”,
hướng tới sự đơn giản
+ MQH con người - chính mình.

B.
– Giữ thiên nhiên, buông tham sân si trong lòng mình => Bàn về 2 ĐT khác nhau.
– Quan hệ bổ sung thay vì tương phản.

=> Để tìm kiếm hạnh phúc, có lẽ không nên tách bạch giữa hai sự lựa chọn mà phải
học cách dung hòa như một định hướng sống để cân bằng: Cần lưu giữ những giá trị
tốt đẹp (vì đó sẽ là tiền đề; là bến đỗ của mỗi người trong tương lai) nhưng cũng cần
khước từ những đổ vỡ, không chỉ mãi trì trệ trong quá khứ để tiến bước trên hành
trình cuộc đời.

2. CM, làm rõ
2.1. Ý 1: TẠI SAO CN lại muốn “lưu giữ”?
– Cuộc sống vốn trôi chảy theo quy luật sinh li tử biệt => cuộc đời CN hữu hạn, ngắn
ngủi và gấp rút + TG tự nhiên rộng lớn vô cùng, là những gì vĩnh viễn, tự nhiên không
nằm trong tầm với của CN => mong khát lưu giữ là tất yếu.
– CN là sinh vật bất toàn, níu giữ là điều tất yếu.
– Giá trị:
+ Cảm nhận vẻ đẹp hiện sinh.
+ Biết nắm bắt cơ hội.
+ Sống hết mình, tận độ, ý nghĩa hơn.
+ Mong muốn kiến tạo, thúc đẩy đs phát triển.
– Phản đề: Nếu như mọi nỗ lực cố gắng lưu giữ bị đẩy lên trở nên thành tiêu cực, tham
vọng và sự dày vò bản thân thì phải học cách buông bỏ.
2.2. Ý 2: “Buông bỏ”:
– CS vô thường => luôn đổi thay, không gì mãi mãi.
– Bản chất: tham sân si => buông bỏ, kiểm soát bản năng.
– Tâm lý: quá tại, gánh nặng tâm lý => nhân đôi áp lực.
– Giá trị:
+ Thảnh thơi, an nhiên.
+ Năng lượng tích cực.
+ Trọn vẹn, khác với vọng xa vời => tận hiến/ hưởng.

3. Quan điểm cá nhân:


B1. Cân bằng giữa “lưu giữ” và “buông bỏ” là một trợ lực thúc đẩy ta đến thành
công.
+ Lựa chọn lưu giữ những điều tốt đẹp là một tiền đề để tiến bước trong cuộc
sống => Động lực, thôi thúc chúng ta kiếm tìm xa và rộng hơn những vẻ đẹp
tựa như vậy và cũng là bến đỗ, là tựa đỡ, nếu chúng ta có vấp ngã, cũng tìm lại
được những vẻ đẹp sâu lắng trong tâm hồn, vẫn tin tưởng vào con người, vào
cuộc đời, để không nghĩ mình tồn tại một cách phi lý.

+ Song, CS luôn luân hồi chuyển động, nó đúc thốc những giá trị mới trong sự
sống => Nếu con người chỉ mãi ngưỡng vọng những giá trị cũ để an phận =>
đánh mất cơ hội để phát triển và hoàn thiện chính mình.=> trở nên trì trệ. Và
CS vốn không chờ đợi ai cả => thụt lùi về phía sau, lạc lối trên hành trình nhân
sinh.
+ Đồng thời vốn dĩ, không có quá khứ nào chỉ chứa đựng những khúc hoan ca,
mà còn gắn liền với những gì là nỗi đau và tiếc nuối => nếu chìm đắm, cta sẽ bị
quá khứ chi phối tương lai; thậm chí là mặc cảm, sợ hãi và không dám dấn thân
và bước ra khỏi vùng an toàn.
+
B2. Cân bằng giữa “lưu giữ” và “buông bỏ” là cách chúng ta lắng nghe chính
mình và thanh lọc tâm hồn.
– Như công cụ sàng lọc lại hành trang của chính mình và sắp xếp những tư liệu cần
mang theo.
=> Trút bỏ được gánh nặng của bản thân và giải phóng chính mình trong quá khứ.
=> Lưu giữ những điều tốt lành như một tín ngưỡng để nhớ và hướng về, để không
mất niềm tin vào sự sống.
– Thời gian không chữa lành mà chỉ có con người lựa chọn chữa lành hay không?
Buông bỏ là một cách để thoát khỏi những áp lực và mặc cảm của thực tại - những gì
đang kìm hãm chúng ta trong giới hạn nhất định.
– Đó là tư duy xác đáng để nhìn nhận và chấp nhận chính mình, cả trong quá khứ và
tương lai, nuôi dưỡng những tiềm năng và khắc chế, sửa đổi những khuyết điểm. =>
không khước từ chính mình mà hướng đến một bản thể hoàn thiện hơn.
+ “Nếu bạn đủ can đảm để nói lời tạm biệt, cuộc sống sẽ thưởng cho bạn một sự
khởi đầu mới.”
III. MỞ RỘNG:
- Tại sao buông bỏ lại khó?
● Ý niệm về hành trình
● Vùng an toàn, thói quen
● Định kiến - khách quan: những ng thất bại là những người từ bỏ => ước
chế => cố gắng và nỗ lực theo đuổi khi k còn phù hợp
● dễ sa đà vào bã vinh hoa => buông bỏ khó vì cái tôi ai cũng cao => bã
vinh hoa luôn quyến rũ

gen z
- thế hệ k được phép thành công, thế hệ kh biết cách công nhận giá trị chính mình =>
phải thể hiện ra, nâng niu từ ng khác.
- xu hướng thực dụng lên ngôi => pr mình khắp nơi => (trước đây) pr còn dè dặt, bị
cho là khoe mẽ; bây h: phải khẳng định, lên tiếng, khoe mẽ, sự công nhận và trân
trọng chính mình.
=> xuất phát từ kinh tế thị trường, những chiến dịch truyền thông của xh hôm nay.
– "flex" về sự tự tế: tự hào, biết ơn, sự lan tỏa tích cực.

You might also like