You are on page 1of 1

Đề 1:

1. Giải thích
- “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống
bên ngoài”: văn học là tấm gương của đời sống. Tác phẩm văn học phải có tính chân thật,
phải là “lát cắt của đời sống” (Nguyễn Minh Châu), là “tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ
những kiếp lầm than” (Nam Cao). Nhà văn phải đưa được những vấn đề nóng hổi của
cuốc ống vào trong những trang viết của mình.

- “Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa:..mang được sự thật tâm tình của con
người”: nhà văn phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn của con người, của
đồng loại, của nhân dân mình, phải “đau đớn lòng” trước “những điều trông thấy”, phải
khóc, phải cười, phải run lên, phải vã mồ hôi cùng tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật phải là
sự tái hiện đời sống tươi nguyên qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ.

=> Không có chất liệu đời sống thì không có gì để làm nên nội dung và giá trị của tác
phẩm. Nhưng sự việc đời sống mà không âm vang vào tâm hồn , không lay động sâu xa
người nghệ sĩ thì không hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Do đó muốn tạo ra một tác
phẩm nghệ thuật thật sự có giá trị thì yêu cầu đầu tiên đặt ra cho người nghệ sĩ là “sống đã
rồi hãy viết” (Nam Cao)
> Ý kiến của giáo sư Lê Đình Kỵ khẳng định: Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp là tác
phẩm phản ánh được một cách chân thực, sâu sắc hiện thực của đời sống đồng thời thể
hiện chân thực thế giới tâm hồn và tình cảm của con người.
2. Bàn luận
- Cơ sở lí luận:
– Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội và phản ánh
tồn tại xã hội. Văn học phản ảnh sáng tạo hiện thực đời sống, qua đó bộc lộ tư tưởng, tình
cảm của người nghệ sĩ.
– “Văn học là nhân học”, văn học còn là khoa học về con người, khám phá “con người
bên trong con người”.Thế giới tâm hồncon người vốn vô cùng phong phú, phức tạp chính
là đích hướng tới của văn học.
- Thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở sự chân thực, sâu sắc
trongphảnánhđờisốngvớinhữngquyluậtkháchquanvàthếgiớinộitâm của conngười, đáp ứng
nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ,…ở người đọc.
4.Đánh giá
– Không được đồng nhất việc phản ánh sự thật đời sống với sự sao chép, chụp ảnh đời
sống một cách máy móc, giản đơn. Sự phản ánh trong nghệ thuật là phản ánh sáng tạo,
qua lăng kính thẩm mĩ, tư tưởng và tài năng cuả nghệ sĩ

You might also like