You are on page 1of 6

KHOA THIẾT KẾ VÀ NGHỆ THUẬT

NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT

LỚP: 1900

MÔN HỌC: LỊCH SỬ MỸ THUẬT


Tên đề tài:

TRÌNH BÀY VỀ TÁC PHẨM


IMPRESSION SUNRISE –
CLAUDE MONET

SINH VIÊN THỰC HIỆN :

TRẦN HUỲNH NGỌC HÂN – MSSV : 2180421


Trước thế kỷ 19, công chúng đã quen dần với những tác phẩm nghệ
thuật được trau chuốt tỉ mẫn và dành khoảng thời gian dài cả tháng thậm
chí hàng năm để hoàn thành thì trường phái Ấn tượng ra đời đi ngược lại
với xu thế lúc bấy giờ và đã có nhiều tranh cãi thậm chí vào lúc đấy người
ta còn không công nhận đây là nghệ thuật chân chính mà giống như một trò
cười trong giới nghệ thuật hơn. Tác phẩm Impression Sunrise của Claude
Monet tuy không phải là tác phẩm đầu tiên đi theo trường phái này nhưng
được công chúng biết đến như “người dẫn đầu” và có sức lan tỏa mạnh mẽ,
rộng rãi và chính tên tác phẩm “Impression - Ấn tượng” đã được sử dụng
để gọi tên trường phái nghệ thuật mới nổi này
Năm 1874, một nhóm nghệ sĩ tự xưng là “Anonymous Society of
Painted, Sculptors, Printmakers,…” tổ chức và ra mắt cuộc triển lãm đầu
tiên về những tác phẩm mang phong cách cá nhân và có những phong cách
sáng tác hoàn toàn đi ngược lại quy chuẩn nghệ thuật lúc bấy giờ. Các
nhóm nghệ sĩ này bao gồm Claude Monet và Edgar Degas dẫn đầu và nổi
tiếng với bức tranh “Impression Sunrise” của Monet bị mỉa mai vì các nét
vẽ thô ráp, màu sắc được pha trộn ngay trên cả bức tranh khiến trông nhòe
nhoẹt như chưa được hoàn thành. Chính nhóm nghệ sĩ nổi loạn này chủ
trương rút khỏi kinh viện của nghệ thuật truyền thống, chú trọng tới cách
biểu hiện của ánh sáng và màu sắc hơn là đề tài và mở một lối đi mới cho
ngành hội họa. Thời kì này trào lưu nhiếp ảnh dần phổ biến và tranh khắc
gỗ (Ukiyo-e) của Nhật được đưa vào Pháp nên họ bị ảnh hưởng ít nhiều,
chính họ đã đặt ra câu hỏi cho ngành hội họa hiện tại : Tại sao tranh vẽ nhất
định phải đi theo đề tài khuôn mẫu của Salon de Paris ( Viện Hàn Lâm
Nghệ Thuật Paris) ? Tại sao các tác phẩm các nét vẽ phải được trau chuốt tỉ
mẫn như thật trong khi ngành nhiếp ảnh hiện đại có thể thực hiện được các
bức ảnh chân thật chỉ mất vài giây thay vì hàng tháng, hàng năm trời để mô
phỏng lại ?
Giới thiệu chung :

"Impression Sunrise" Claude Monet.

Chủ đề: Le Havre

Vị trí trưng bày : Bảo tàng Marmottan Monet

Phương tiện biểu đạt: Tranh sơn dầu

Giai đoạn: Trường phái ấn tượng

Ông vẽ bức tranh này vào khoảng năm 1872, nhìn từ cửa sổ khách sạn
Admiralty, mô tả cảnh bình minh trên cảng Le Havre, thành phố tuổi thơ của ông.
Người ta nhận thấy Monet đã vẽ rất nhanh, gần như vội vàng để ghi lại khoảnh
khắc thay đổi của ánh sáng. Trên mặt nước màu xanh nhạt nổi lên vài chiếc
thuyền nhỏ trong sương sớm, màu đỏ cam của mặt trời và phản chiếu của nó
trong nước cho ta cảm giác ấm áp, lung linh. Phía mờ xa là hình bóng của
những hàng cây và những chiếc cần cẩu, bầu trời chạng vạng hừng đông. Một
nhà phê bình mỹ thuật khi coi tranh đã thốt lên :“Ấn tượng quá!”, và từ đó hội
họa theo lối vẽ này đã được đặt tên là trường phái “Ấn Tượng”.
Impression Sunrise - Ấn tượng về màu sắc và ánh sáng trong
khung cảnh thiên nhiên
Họa sĩ Dufi đã từng nói : “Không có ánh sang thì hình thể không có sự
sống, vì với chỉ màu sắc của bản thân hình thể ấy thì nó không đủ biểu hiện
một cách đầy đủ hình thể của nó.
Ta được biết, ánh sáng là một dạng năng lượng điện từ trường và là cơ sở
để chúng ta có thể nhìn thấy được màu sắc. Trong đó dãy ánh sáng mà mắt
người nhìn được trong dãy quang phổ của nó có bước sóng từ 4.100A
(Tím) -6.500A (Đỏ) ( A là angstrong – đơn vị đo bước sóng ). Khi mắt
người nhìn màu sắc đỏ sẽ có cảm giác “yên tĩnh” hơn màu tím do có bước
sóng dài nhấtvà bước sóng ngắn nhất. Nếu tiếp nhận liên tục và kéo dài các
bức xạ năng lượng của dãy màu sắc Tím- Chàm-Lam mắt ta sẽ rất mỏi, và
khi nhìn về màu đỏ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn hẳn. Thế nên trong bức tranh
này của Monet, sắc đỏ từ mặt trời tỏa ra không hề gây khó chịu mà lại tạo
cảm giác êm đềm hài hòa và cân bằng lại các sắc độ khác. Có thể nói bức
tranh Impression Sunrise như một sự chơi đùa của các dãy màu qua đôi mắt
của người hoạ sĩ và người thưởng họa. Ta cảm giác được một khung cảnh
trên biển vào buổi sớm mai, cảm nhận làn gió mát lạnh thổi qua nhờ nét
bút, lớp sương mơ màng phủ kín khung cảnh còn chưa được tỏ rõ những sự
vật. Luồn ánh sáng di chuyển trong bức tranh còn được thể hiện qua những
nét bút mạnh mẽ, từng vệt màu dường như là một tia sáng có bước sóng
nhất định và nó là một khúc của quang cảnh tự nhiên vừa thoáng qua trước
mắt, khiến bức tranh vượt ra khỏi khuôn khổ hình chữ nhật bình thường.
Đặc điểm chung giữa các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng nói chung và
Monet nói riêng chính là không thích sử dụng màu đen trong các tác phẩm
của mình, nhưng lại cực kì ưu ái màu trắng. Các màu nguyên được pha trộn
với sắc trắng tạo nên những gam màu nhạt, hay còn thường gọi là “màu bị
bạc” và được sắp xếp cạnh các màu nguyên một cách tự do và độc lập,
không bị pha trộn hòa quyện vào nhau như các họa sĩ tranh sơn dầu theo lối
vẽ ngày trước muốn hòa quyện các nét màu một cách mượt mà nhất có thể.
Chính kĩ thuật dùng các sắc màu riêng lẻ đặt cạnh nhau khiến mắt người
cảm nhận được hiệu ứng thị giác thần kì đó là tự pha màu trong đôi mắt của
mình, đó là lối vẽ dùng kỹ thuật phân tách ( divisionism).
Impression Sunrise - Ấn tượng bình minh – Bức tranh gây tranh
cãi mở ra bước đi mới cho ngành hội họa.
Ở thời nay, nghệ thuật được xem là một ngành sáng tạo và không ngừng
sáng tạo, đột phá, các nghệ sĩ thời nay có nhiều cơ hội để sáng tạo và thể
hiện “chất riêng” của bản thân. Nhưng hơn 1 thế kỷ trước, Claude Monet và
các họa sĩ cùng thời với ông bị chê cười vì không được Viện Hàn Lâm công
nhận. Hội họa có phải chỉ là những tác phẩm trau chuốt tỉ mỉ với những đề
tài lịch sử, mang đậm dấu ấn chính trị và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến công
chúng ? Còn những đề tài về cuộc sống thì bị xem nhẹ sao, theo tôi, hội họa
chân chính là dùng nét bút để thể hiện “nét cá nhân” của mỗi người. Như
người nhạc công thể hiện cảm xúc qua nốt nhạc, như người vũ công truyền
tải thông điệp qua điệu nhảy, nghệ thuật không chỉ là những học thuật cao
siêu mà còn là những khoảnh khắc đời thường, những ấn tượng đối với sự
vật sự việc trong cuộc sống, tất cả mọi thứ xoay quanh chúng ta đều có thể
là “chất liệu” để thể hiện trên bức tranh. Mỗi khoảnh khắc đều khiến cho
chúng ta có cảm xúc, những sự vật, sự kiện xuất hiện mỗi giây đều có thể
để lại cho một người nhiều cảm xúc khác lạ, thế nên với Monet nói riêng và
các họa sĩ theo trường phái Ấn tượng nói chung, đề tài không phải là giới
hạn của ông, chính những rung động là chất liệu, là những đề tài ông truyền
tải trong những tác phẩm của mình. Những rung động đó là một khoảnh
khắc đẹp ta muốn lưu giữ mãi theo thời gian, và đó chính là điều làm nên
những giá trị của các tác phẩm nghệ thuật của ông.

Nguồn trích dẫn :


- Sách Nghệ Thuật và Tâm thức sáng tạo ( art and the creative
consciousness – Graham Collier)
- http://www.artexchange.com.vn/news/claude-monet-khoi-dau-cua-
cai-ten-truong-phai-an-tuong
- https://mlearning.hoasen.edu.vn/pluginfile.php/340566/mod_resource/
content/1/Tr%C3%A0o%20l%C6%B0u%20%E1%BA%A4n%20t
%C6%B0%E1%BB%A3ng.pdf
- https://en.wikipedia.org/wiki/Impression,_Sunrise

You might also like