You are on page 1of 3

-Giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật:

Trong số các hình thức giáo dục thẩm mĩ , giáo dục bằng nghệ thuật được coi là hình
thức, phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất.
Về bản chất nghệ thuật là biểu hiện cao nhất , tập trung cô đọng nhất mối quan hệ thẩm
mĩ của con người với hiện thực , nên nghệ thuật có khả năng rất to lớn trong sự tác động tới
tư tưởng , tình cảm con người và tới sự phát triển toàn diện nhân cách.
Những tiềm năng bí ẩn của nghệ thuật đều bắt nguồn từ sức mạnh hình tượng nghệ
thuật . Nghệ thuật không phản ánh thực tại bằng những công thức trừu tượng , những triết lí
khô khan , những con số thống kê cứng nhắc,…mà bằng những hình tượng cụ thể sinh
động và hấp dẫn. Nghệ thuật đã đối tượng hoá và nội tâm hoá văn hoá vật chất và tinh thần
của nhân loại vào trong bản thân mình. Thông qua trình độ và tri thức cuộc sống, qua kinh
nghiệm, tư tưởng , nhân sinh quạ và thế giới dưới dạng tình cảm, cảm xúc, nghệ thuật chân
chính phản ánh khát vọng vươn tới cái chài hoà CHÂN - THIỆN - MĨ. Nghệ thuật tích tụ
trong nó tri thức, tình cảm của các mẫu người , mẫu dân tộc , các loại tâm lí, văn hoá,..

The Starry Night ( Đêm đầy sao) - Van Gogh

Bức tranh trừu tượng này là ví dụ điển hình cho việc sử dụng nét bút đầy tính nghệ thuật
trong nhiều thập kỷ . Ông đã lấy cảm hứng từ khung cảnh cửa sổ phòng mình khi ông đang
được điều trị bệnh tâm thần trong một trại tị nạn ở saint-Resmy ( Pháp ).

Bởi vậy nghệ thuật có khả năng giúp cho con người định hướng đúng đắn tình cảm, củng
cố các thị hiếu thẩm mĩ và mở rộng lí tưởng.
Có thể nói sức mạnh của nghệ thuật tiến bộ là do nó luôn đứng trên lập trường của cái đẹp
mà tác động vào tình cảm của con người làm cho con người hướng đến cái thiện, cái mĩ,…

Tác phẩm sơn dầu: Hai thiếu nữ và em bé (1944)


Nét đặc sắc của bức tranh: Bố cục dạng hình tam giác trong khung hình dọc của ba nhân vật là
lối thức bố cục rất cổ điển của nghệ thuật hội họa phương Tây. Tuy nhiên không gian êm đềm
với chiếc trõng tre, mành tre và cây vông hoa trắng, cùng trang phục áo dài của các nhân vật nữ
lại thể hiện ra quang cảnh rất phương Đông, cũng như rất Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Bức
tranh đã tạo ra sự kết hợp đầy rung cảm của tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ
phương Tây đương thời.
Như vậy mặt thứ nhất của giáo dục nghệ thuật là trang bị cho công chúng nghệ thuật các
tri thức chung về lí luận và lịch sử nghệ thuật
Mặt thứ hai của giáo dục nghệ thuật là tổ chúc các hoạt động thực tiễn nghệ thuật , bao
gồm cả thực tiễn cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và thực tiễn sáng tạo nghệ thuật.
Nhưng thực tế cũng cho thấy không phải mọi tác phẩm nghệ thuật đều trở thành phương
tiện giáo dục thẩm mĩ. Không hiếm những tác phẩm có hình thức bề ngoài rất hào nhoáng
hiện đại, nhưng bên trong lại chứa những tư tưởng phản đạo, phản tiến bộ, kích động thú
tính.
Sáng tạo nghệ thuật là một khía cạnh khác của thực tiễn nghệ thuật . Việc tham gia vào các
quá trình sáng tạo nghệ thuật sẽ giúp cho con người củng cố vững chắc , sâu sắc hơn.
Việc tạo ra cho công chúng nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao là nhiệm vụ
trực tiếp của người nghệ sĩ.
● Giáo dục thẩm mĩ bằng hệ thống các quan điểm lí luận mĩ học tiến bộ, hiện đại.
Sự chiếm lĩnh hiện thực về mặt thẩm mĩ của con người sẽ chẳng mang lại kết quả như
mong muốn nếu con người thực hiện công việc đó chỉ bằng sự mò mẫm, kinh nghiệm chủ
nghĩa .
Xét về bản chất , mĩ học Marx - Lenin là một hệ thống mĩ học có đầy đủ các điều kiện cần
thiết để thực hiện vai trò và chức năng như trên.
Trước hết, mĩ học Marx - lenin ra đời là kết quả của sự khái quát , kế thừa và phát triển
những tinh hoa, giá trị của lịch sử tư tưởng mĩ học nhân loại .
Có thể nói với một hệ thống các quan điểm , nguyên lý , phạm trù có tính chất khoa học
và biện chứng mĩ học Marx - Lenin thực sự trở thành một vũ khí lí luận sắc bén giúp ta trả
lời đúng đắn các vấn đề phức tạp trong mọi mối quan hệ thẩm mĩ , là cơ sở khoa học để
phân giải bản chất, nguồn gốc của mọi hiện tượng thẩm mĩ một cách chính xác và có tính
thuyết phục.
Câu hỏi:
Mĩ học Marx - Lenin ra đời là kết quả của :
A. Sự khái quát những tinh hoa giá trị của lịch sử tư tưởng mĩ học nhân loại suốt
từ thời cổ đại cho đến nay.
B. Kế thừa và phát triển những tinh hoa giá trị của lịch sử tư tưởng mĩ học nhân
loại suốt từ thời cổ đại cho đến nay.
C. Khái quát, kế thừa và phát triển những tinh hoa giá trị của lịch sử tư tưởng mĩ
học nhân loại suốt từ thời cổ đại cho đến nay. (DA đúng)
D. Cả A và C đều đúng.

You might also like