You are on page 1of 3

Ý THỨC PHÁP QUYỀN

- Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị.
- Ý thức pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội bằng
ngôn ngữ pháp luật.
- Ra đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy mà ý thức pháp quyền
cũng mang tính giai cấp.
- Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ. Do đó
mỗi chế độ xã hội, mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm
chính quyền.
Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về
bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức
xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người
trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi
pháp luật của Nhà nước.
- Nhưng trong xã hội có các giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau lại có
những ý thức khác nhau về pháp luật, phản ánh lợi ích của giai cấp mình. Do đó,
hiệu lực của pháp luật không những phụ thuộc vào sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước mà còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và tâm lí pháp luật của xã hội.
 Hệ TTPQ Tư sản:
- Biểu hiện cao nhất về quyền tự nhiên của con người
- Bảo vệ chế độ tư bản và trật tự của xã hội tư bản
 Hệ TTPQ XHCN:
- Dựa trên nền tảng tư tưởng của giai cấp công nhân là CN Mác Lênin
- Phản ánh lợi ích của nhân dân; bảo vệ nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân; bảo vệ chế độ XHCN
VD: Ở Việt Nam hiện nay, ý thức pháp quyền của xã hội ta là ý thức pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân
và nhân dân lao động đã tạo nên hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành. Việc
thể hiện ý chí của giai cấp công nhân cũng đồng thời phản ảnh và thể hiện được
lợi ích dân tộc trong công cuộc đối mới tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân.
- Nhiệm vụ quan trọng: Đẩy mạnh và tăng cường công tác giáo dục ý thức
pháp luật cho toàn dân.

Ý THỨC NGHỆ THUẬT HAY Ý THỨC THẨM MĨ


Ý thức thẩm mĩ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ
với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Trong các hoạt động thưởng thức và
sáng tạo cái đẹp nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mĩ.
Ví dụ: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khi phản ánh về con người nói
chung, khoa học chỉ quan tâm về những gì mà nó vốn có (cấu tạo cơ thể con người
gồm những bộ phận nào; chức năng cụ thể của từng bộ phận này ra sao; ….) còn
các nghệ sĩ thì lại quan tâm phản ánh đến đời sống tâm hồn, tâm tư tình cảm con
người; đặc biệt là đi sâu tìm tòi phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn từ sâu bên
trong những con người bình dị, đời thường.
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ ra đời từ rất sớm, ngay từ khi xã hội
chưa phân chia thành giai cấp, quá trình hình thành nghệ thuật gắn liền với lao
động của con người, với thực tiễn xã hội. Những dấu vết đầu tiên của nghệ thuật
thuộc về thời kì khi con người biết sản xuất ra những công cụ bằng đá, bằng
xương, bằng sừbằ, ... Qua đó ta thấy rằng nghệ thuật đã được nảy sinh trong quá
trình lao động và phát triển cùng trong sự gắn bó với hoạt động sản xuất của con
người, không bao giờ tách khỏi sự tồn tại của xã hội. Khi con người tạo ra sản
phẩm, con người sẽ hài lòng vì nó thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như cho họ
niềm vui sướng bởi tài nghệ của chính mình.
- Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ bắt nguồn từ tồn tại xã hội. Khác với
khoa học và triết học – phản ánh thế giới bằng khái niệm, phạm trù, quy luật; nghệ
thuật phản ánh thế giới phản ánh thế giới một cách sinh động, cụ thể, bằng những
hình tượng nghệ thuật.
- Hình tượng nghệ thuật là sự nhận thức, lĩnh hội cái chung trong cái riêng;
cái bản chất trong cái hiện tượng, cái phổ biến trong cái cá biệt nhưng song cái cá
biệt trong nghệ thuật phải là cái điển hình. Và nếu nhà nghệ thuật tạo ra cái điển
hình thì phải là cái điển hình đã được cá biệt hóa
- Không phải bao giờ nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại một cách trực tiếp, dễ
thấy. Do đó, Mác đã viết: “Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời kỳ
hưng thịnh nhất của nó hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung của xã
hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của xã hội, cơ
sở này dường như cấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội” .
- Nghệ thuật chân chính gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực của nhân dân,
có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thẩm
mỹ của con người
- Nghệ thuật chân chính tác động đến lí trí và tình cảm của con người, kích
thích những điều tích cực của con người, sẽ nuôi dưỡng cho con người những hành
vi đạo đức tốt đẹp.
- Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, nghệ thuật cũng mang tính giai cấp và
chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị, các quan hệ kinh tế. Trong xã hội
chia thành các giai cấp mà phủ nhận mối liên hệ của nghệ thuật với chính trị thì
hoàn toàn sai lầm. Khi nhấn mạnh tính giai cấp của nghệ thuật, trong xã hội có
giai cấp, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin không phủ nhận tính nhân loại
chung của nó, không ít tác phẩm nghệ thuật mà giá trị của chúng được lưu truyền
khắp thế giới qua các thời đại mặc dù tác giả là đại biểu của một giai cấp nhất
định. Có những nền nghệ thuật của một dân tộc nhất định nhưng đã trở thành
những giá trị văn hóa tiểu biểu của cả nhân loại.
- Tính giai cấp của nghệ thuật, cách mạng và tiến bộ không những không mâu
thuẫn với tính nhân loại mà ngược lại còn làm rõ sâu sắc giá trị toàn nhân loại.
VD: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đánh giá
cao vai trò của văn nghệ, của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng đòi hỏi ở văn nghệ
và văn nghệ sĩ tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc

You might also like