You are on page 1of 104

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC


--------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KIẾN TRÚC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU


PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC BÁN HOANG MẠC

ỨNG DỤNG TRONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÁT ĐỎ
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. ThS. KTS PHẠM QUANG DIỆU
2. ThS. KTS PHẠM THỊ THANH THẢO

SVTH: HUỲNH ÁI LỆ
MSSV: 17510201133
LỚP: KT17A4

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Giá trị về mặt khoa học – nghiên cứu 1
1.2. Sự cần thiết của một trung tâm nghiên cứu bảo tồn địa 2
mạo khu vực
1.3. Thiên tai 2
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Nội dung định hướng nghiên cứu 3
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài 4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về thể loại công trình “Trung tâm nghiên cứu” 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Lịch sử quá trình phát triển loại hình Trung tâm 6
nghiên cứu
1.3. Phân loại công trình
8
1.3.1. Theo loại hình nghiên cứu
1.3.2. Theo mục tiêu nghiên cứu 8
1.3.3. Theo vị trí và quy mô nghiên cứu 9
2. Tổng quan về thể loại công trình “Trung tâm nghiên cứu 10
địa chất”
2.1. Khái niệm 10
2.2. Phân loại các lĩnh vực trong Trung tâm nghiên 10
cứu địa chất
2.3. Các loại phòng thí nghiệm trong Trung tâm 12
nghiên cứu địa chất
3. Tổng quan về thiết kế kiến trúc phù hợp với điều kiện tự 13
nhiên bán hoang mạc
3.1. Kiến trúc bản địa tại vùng bán hoang mạc 13
Duyên hải Nam Trung Bộ
3.1.1. Hình thái kiến trúc 14
3.1.2. Tổ hợp mặt bằng 16
3.1.3. Kết cấu 18
3.1.4. Vật liệu xây dựng 19
3.1.5. Ứng dụng 19
3.2. Nghiên cứu kiến trúc, các công trình xây dựng 20
trên thế giới phù hợp với cảnh quan, địa hình,
khí hậu bán hoang mạc
3.2.1. Các thủ pháp thiết kế kiến trúc mô 20
phỏng hình thái cảnh quan
a. Xử lí hình khối 20
b. Xử lí quan hệ với mặt đất, địa hình 21
c. Xử lí cảnh quan theo hướng cải tạo 21
vi khí hậu
d. Xử lí không gian nội thất phù hợp 22
với các đặc điểm khí hậu bán hoang
mạc
e. Nhận xét 22
3.2.2. Phong cách kiến trúc ứng dụng trên bán 23
hoang mạc
a. Kiến trúc ưa sinh học 23
b. Giải pháp thiết kế xanh 24
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học về vùng bán hoang mạc Duyên hải Nam 25
Trung Bộ
1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên bán hoang mạc 25
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1.1. Vị trí địa lý 25
1.1.2. Khí hậu 25
1.1.3. Chế độ thủy văn 26
1.1.4. Thiên tai 26
1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình 27
1.2.1. Đặc điểm địa hình – địa mạo 27
1.2.2. Đặc điểm địa tầng 28
1.2.3. Đặc điểm khoáng vật – khoáng sản 29
1.2.4. Đặc điểm thạch học 29
1.2.5. Phân loại cồn cát 30
1.2.6. Hình thái cồn cát 31
1.3. Đặc điểm cảnh quan tự nhiên – thực vật 33
1.4. Đặc điểm giao thông 33
2. Cơ sở thiết kế Trung tâm nghiên cứu bảo tồn địa chất 34
2.1. Cơ sở số liệu thiết kế 34
2.1.1. Cơ sở tính toán thiết kế và tỉ lệ các khối 34
chức năng
2.1.2. Mối liên hệ giữa các hạng mục chức 35
năng
2.1.3. Thống kê quy chuẩn thiết kế theo hạng 36
mục chức năng
2.2. Cơ sở khoa học xác định quy mô thiết kế 37
2.2.1. Hệ thống thiết bị kĩ thuật của phòng 37
nghiên cứu, thí nghiệm địa chất
2.2.2. Các module phòng nghiên cứu, thí 38
nghiệm địa chất
2.2.3. Các chiến lược xây dựng trung tâm 38
nghiên cứu địa chất mới
2.3. Các đặc điểm kiến trúc 39
2.3.1. Các khối chức năng chính trong công 39
trình nghiên cứu
2.3.2. Dây chuyền các khối chức năng 40
2.3.3. Đặc điểm về tổ chức mặt bằng tổng thể 41
2.3.4. Đặc điểm về hình thức kiến trúc, thẩm 43
mỹ
2.3.5. Đặc điểm kỹ thuật 44
2.3.6. Giải pháp kết cấu 45
2.3.7. Cảnh quan công trình 46
CHƯƠNG III. KIẾN TRÚC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
ĐỊA CHẤT PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BÁN HOANG
MẠC
1. Giải pháp quy hoạch và tổng mặt bằng 47
1.1. Giải pháp quy hoạch 47
1.2. Giải pháp bố cục tổng mặt bằng 48
1.3. Nhận xét 50
2. Giải pháp hình khối kiến trúc 50
2.1. Giải pháp hình khối 51
2.2. Giải pháp mặt đứng kiến trúc 52
2.3. Nhận xét 55
3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc 56
3.1. Khối nghiên cứu, thí nghiệm 56
3.2. Khối hội thảo 58
3.3. Khối trưng bày 59
4. Giải pháp kỹ thuật 61
4.1. Giải pháp chiếu sáng không gian thí nghiệm 61
4.2. Giải pháp thông gió không gian thí nghiệm 63
4.3. Giải pháp tiết kiệm nước công trình 65
4.4. Giải pháp tổ chức đường ống kỹ thuật 66
5. Giải pháp vật liệu, màu sắc nội – ngoại thất vùng bán 67
hoang mạc
5.1. Giải pháp vật liệu 68
5.2. Giải pháp màu sắc 69
6. Giải pháp kết cấu công trình 70
6.1. Giải pháp kết cấu phù hợp với điều kiện tự nhiên 70
vùng bán hoang mạc
6.2. Giải pháp gia cố nền đất cồn cát 71
7. Giải pháp thiết kế cảnh quan 72
7.1. Giải pháp cảnh quan phù hợp Trung tâm nghiên 72
cứu vùng bán hoang mạc
7.2. Giải pháp xử lý nền đất 73
8. Các chiến lược thiết kế kiến trúc “xanh” phù hợp với thể 74
loại công trình
C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận 77
2. Đề xuất 78
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
E. PHỤ LỤC 80
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Giá trị về mặt khoa học


Bình Thuận - vùng đất chứa đựng nhiều Geosite có
giá trị cao trong nghiên cứu khoa học - địa chất
Dải bờ biển Bình Thuận dài 192km, với nhiều
geosite(1) mang giá trị khoa học. Đó là các mũi nhô đá
xâm nhập, phun trào; các vịnh biển, bãi biển, thềm
biển, vách biển do hoạt động mài mòn, tích tụ và cao
nguyên cát đỏ rộng lớn, các đụn cát hiện đại do gió.
Hình 1.1.a. Bản đồ vị trí geosite
Bình Thuận (Nguồn: Địa môi
Các cảnh quan này đã hình thành nên đới bờ biển đặc
trường) trưng của Bình Thuận mà không thể tìm kiếm bất kỳ
đâu trên Trái Đất.
Dải cồn cát ven biển
Bình Thuận là tỉnh có diện tích đất cát và cồn cát
lớn nhất cả nước, đặc biệt là chứa “cồn cát đỏ” – một
thành tạo trầm tích đặc trưng của vùng ven biển Duyên
hải Nam Trung Bộ, có giả trị lớn về mặt khoa học,
nghiên cứu, mang những nét đặc thù về hình thái và cơ
thức thành tạo của vùng khô hạn và bán khô hạn; khác
Hình 1.1.b. Cao nguyên Hòa Thắng
(Nguồn: Địa môi trường) biệt so với các vùng đồi và đồng bằng ven biển khác
trong cả nước.
Tiềm năng di sản địa chất cát đỏ
Các trầm tích cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết là
một thực thể trầm tích phức tạp có một bề dày về lịch
sử, thuộc trầm tích Đệ Tứ(2) do các hoạt động của gió
chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi
Pleistocen muộn(3) và Holocen sớm-giữa(4). Cho đến
nay, các nhà khoa học đã phát hiện trầm tích cát đỏ
Hình 1.1.c. Thung lũng Suối Tiên
thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng Titan-Zircon
(Nguồn: Địa môi trường) có quy mô rất lớn.

1 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.2. Sự cần thiết của một trung tâm nghiên cứu bảo tồn địa mạo khu
vực
Hiện trạng khu vực Thực trạng mô hình khô khan khi
Mỗi năm người ta lại lấy đi hàng thiết kế kiến trúc Trung tâm nghiên
trăm đến hàng vạn hecta đất nhằm phục cứu
vụ các mục đích: Quy hoạch đô thị hóa, Nhắc đến các trung tâm nghiên
mở rộng giao thông; Xây dựng các khu cứu tại Việt Nam, người ta đều nghĩ
công trình điện gió; Lợi dụng địa hình đến đó là một khối hộp đặc, đặt tùy ý
để tạo ra hệ thống hồ và kênh mương trên khu vực nghiên cứu và chỉ tồn tại
tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, đắp đê; trong một khoảng thời gian ngắn; thêm
Các hoạt động khai thác sa khoáng titan vào đó, thực tế hiện nay các trung tâm
– zircon; Các thiên tai dẫn đến việc xói nghiên cứu đều có các hình thức, hình
mòn đất, trượt đất, đổ lở, sụt lún bề khối và cách tổ chức mặt bằng có nét
mặt... từ các hoạt động của con người… tương đồng, không quá khác biệt. Các
Mặt khác, với những giá trị cao cho trung tâm nghiên cứu chỉ cần xác định
ngành khoa học, Bình Thuận trở thành mục tiêu nghiên cứu và xây dựng địa
khu vực thu hút các nhà địa chất trong điểm nghiên cứu, hoàn toàn không chú
và ngoài nước đến tham quan, nghiên trọng các hình thức kiến trúc, cũng như
cứu, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Bình làm thế nào để kiến trúc có thể hòa
Thuận vẫn chưa xuất hiện một trung mình vào với cảnh quan tự nhiên, điều
tâm nghiên cứu nào. Vì vậy, việc đề kiện khí hậu trên các địa điểm xây dựng
xuất thiết lập một trung tâm nghiên cứu đề tài nghiên cứu, một số trung tâm
bảo tồn nằm trên khu vực là một sự nghiên cứu bỏ qua các vấn đề về chất
thiết yếu, nhằm giúp các nhà khoa học thải nghiên cứu, gây ảnh hưởng nặng nề
có thể thuận tiện trao đổi, nghiên cứu đến địa chất khu vực.
và quản lí các dữ liệu về nguồn tài
nguyên khu vực.
1.3. Thiên tai

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2


2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Điều kiện khí hậu tự nhiên khu vực bán hoang mạc.
Hình thái kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên sa mạc.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Trung tâm nghiên cứu địa chất.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa lý: xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu về hiện trạng hình thức kiến trúc, quy hoạch,
cảnh quan các khu dân cư.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tổng hợp thông tin dựa trên hiện
trạng đã khảo sát và các nguồn tài liệu tham khảo.
Phương pháp so sánh và đánh giá vấn đề: Chọn lọc thông tin và học hỏi các
giải pháp đã được áp dụng.
Phương pháp thống kê và lập bảng biểu: Nhằm xác định mối quan hệ giữa điều
kiện tự nhiên và quan hệ với không gian kiến trúc.
5. Nội dung định hướng nghiên cứu
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên trên sa mạc: Tác giả đi vào việc nghiên cứu
các điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, địa hình, địa mạo của đặc trưng khu vực
nghiên cứu - cụ thể là khu vực bán hoang mạc Hòa Thắng.

3 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tổng hợp cơ sở khoa học: Cơ sở pháp lý về định hướng quy hoạch liên quan
đến đề tài và thể loại công trình; Các số liệu về tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng thể
loại công trình Trung tâm nghiên cứu.
Nghiên cứu về xu hướng thiết kế Trung tâm nghiên cứu trên bán hoang mạc:
Phân tích các công năng, không gian trong Trung tâm nghiên cứu, từ đó ứng dụng nó
để xây dựng nên hình thức không gian kiến trúc phù hợp với tự nhiên, kiến trúc và tự
nhiên hòa làm một.
6. Các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
- Sách, báo liên quan.
- Các nguồn thông tin trên website, ebook.
- Các luận án, luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Tham khảo đồ án sinh viên.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1. Tổng quan về thể loại “Trung tâm nghiên cứu”
1.1. Khái niệm
“Trung tâm nghiên cứu” thường là một lĩnh vực gắn liền với các loại hình gồm
“nghiên cứu” và “khoa học”
Vậy, để xác định rõ khái niệm, chúng ta cần tìm hiểu nghiên cứu và khoa học
là gì? Từ đó sẽ xác định được loại hình “Trung tâm nghiên cứu”
Nghiên cứu
Là hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống giúp làm giàu tri
thức và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới. Hoạt động nghiên
cứu dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình
trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay
phát triển các lý thuyết mới.
Khoa học
Là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế
giới tự nhiên, được đức kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát
triển lý thuyết bằng phương pháp khoa học.

Nghiên cứu khoa học


Là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm,… dựa trên những dữ liệu đã
thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, ứng
dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Công trình trung tâm nghiên cứu
Sau khi hệ thống hóa được các nguồn dữ liệu, kiến thức, các nhà khoa học cần
một nơi để giao lưu, trao đổi và thực hiện hóa các kiến thức cho một lĩnh vực. Vì vậy
đó là mục đích loại hình “Trung tâm nghiên cứu” hình thành.
Là dạng công trình kiến trúc được xây dựng với các không gian chức năng
thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe để phục vụ cho một loại hình nghiên
cứu nào đó, lĩnh vực nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu mặc dù vẫn mang tính
chuyên sâu, tập trung về nghiên cứu, thực nghiệm nhưng không quá đặt nặng vấn đề
giảng dạy như ở các học viện.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 5


1.2. Lịch sử quá trình phát triển loại hình Trung tâm nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu đầu tiên – Thế kỉ IX
Người ta không thể xác định được thời gian
chính xác hình thành nên thể loại công trình trung tâm
nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, dựa theo những ghi
chép lịch sử, hoạt động nghiên cứu đã hình thành từ rất
lâu, chính xác là từ thế kỉ thứ IX. Mô hình đầu tiên là
“Đài quan sát thiên văn” được xây dựng vào năm 1259.
Đây là trung tâm nghiên cứu lớn nhất trên thế giới Hình I.1.2.a. Đài quan sát
thiên văn Maragheh (Nguồn:
trước khi sử dụng kính thiên văn trong nghiên cứu Parviztarikhi’s Blog)
thiên văn.
Cột mốc lịch sử Trung tâm nghiên cứu – Thế kỉ XV
Đài quan sát thiên văn Ulugh Beg, xây dựng vào thế kỉ XV là một trong những
cột mốc của lịch sử các đài nghiên cứu thiên văn, đặt ở Uzbekistan. Đây được xem là
công trình nghiên cứu hoàn thiện nhất thời bấy giờ của các quốc gia Hồi Giáo.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần I – Thế kỉ XVIII
Đến thế kỉ XVIII, việc nghiên cứu được phát triển rộng rãi khắp nơi, với sự
phát triển mạnh về cơ khí, sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc giúp việc nghiên cứu,
thí nghiệm, tính định lượng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó cũng bắt đầu hình thành nên
những khoảng không gian, thứ tự bố trí sao cho phù hợp với viện nghiên cứu. Từ
đó bó gọn trong một không gian nhỏ hẹp, có khi chỉ là một căn phòng đơn giản bình
thường như có đặc các dụng cụ thí nghiệm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần II – Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

6 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Trải qua một thế kỉ XIX với những thăng trầm, các trung tâm nghiên cứu đã
có bước thay đổi vào thế kỉ XX với những công trình, những tòa nhà riêng biệt
được xây lên chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu. Dấu mốc đáng kể của thời kì này
là sự ra đời của viện nghiên cứu R&D đầu tiên trên thế giới của Thomas Edison. Công
tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khai phá quá trình, sản phẩm, và dịch vụ, áp
dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới có những cải tiến
đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng tốt hơn.

Hình I.1.2.b. Phòng thí nghiệm Menlo Park của Thomas Hình I.1.2.c. Bên trong khu vực thí nghiệm của
Edison, Greenville, Michigan (Nguồn: Wikipedia) Thomas Edison (Nguồn: Wikipedia)

Phát triển mạnh mẽ về công nghệ – Thế kỉ XXI


Với sự phát triển về thành tựu công nghệ rất nhiều lĩnh vực. Nơi đặt các trung
tâm nghiên cứu cũng trở nên đa dạng hơn, phù hợp hơn với yêu cầu nghiên cứu.
Để thuận tiện, các khu nghiên cứu khoa học thường đặt cạnh hoặc đưa hẳn vào trường
đại học, các không gian được thiết kế rộng rãi, sạch sẽ, ứng dụng các phương pháp
nghiên cứu và công nghệ nghiên cứu vào tiến trình nghiên cứu, sử dụng màu sáng làm
chủ đạo. Ngoài ra còn chú ý đến xu hướng kiến trúc bền vững, vốn phù hợp với thể
loại công trình này.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 7


1.3. Phân loại công trình
1.3.1. Theo loại hình nghiên cứu
Bảng I.1.3.1. Bảng phân loại hình trung tâm nghiên cứu
Loại hình Chức năng – Nhiệm vụ Đặc điểm
Trung tâm nghiên cứu - Ứng dụng các phương pháp -Có hệ thống dây chuyền
về khoa học khoa học, khai thác trí tò mò. chức năng được sắp xếp
Hình thức nghiên cứu này cung đảm bảo theo yêu cầu
cấp thông tin và lý thuyết khoa của loại hình nghiên cứu,
học nhằm giải thích bản chất và có các không gian chức
tính chất của thế giới, Từ đó tạo năng đặc thù phục vụ
ra những ứng dụng thực tiễn. cho từng loại nghiên cứu.
Trung tâm nghiên cứu - Phục vụ cho mảng nghiên cứu - Các trung tâm này lồng
về văn hóa nghệ thuật về các loại hoạt động nghệ ghép vào các hoạt động
thuật, bảo tồn và phát huy các di biểu diễn và quảng bá
sản văn hóa phi vật thể. nghệ thuật do đó có cấu
- Đảm nhận cùng lúc vai trò trúc và dây chuyền công
nghiên cứu, lưu giữ và phát triển năng khá giống với các
các giá trị văn hóa nghệ thuật. trung tâm văn hóa.
Trung tâm nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp - Nghiên cứu về nhân
về nhân văn, con chú giải văn bản cổ và kí hiệu văn, con người phần lớn
người học, và một nhận thức luận diễn ra tại các khu di
khác, khảo sát những vấn đề và tích, khảo cổ là chính
đặc điểm liên quan đến câu trả nên các không gian chức
lời đó. Các bối cảnh mang tính năng tại trung tâm chủ
xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa yếu là cá khu hội thảo
hay chủng tộc. và thư viện là chính.
1.3.2. Theo mục tiêu nghiên cứu
Bảng I.1.3.2. Bảng phân mục tiêu trung tâm nghiên cứu
Loại hình Chức năng – Nhiệm vụ Đặc điểm
Trung tâm nghiên cứu - Thực hiện các hoạt động - Mục đích mở rộng kho
cơ bản thuần túy nghiên cứu để trả lời những câu kiến thức chứ không
(Nghiên cứu nền tảng) hỏi khoa học. phải là kiếm lợi nhuận.
Trung tâm nghiên cứu - Giải quyết các vấn đề của thế - Được góp vốn từ các tổ
ứng dụng giới đương đại, không phải chỉ chức có tiềm lực kinh tế
là kiến thức vị kiến thức. cải lớn. Ngoài việc phát triển
thiện cuộc sống con người. Chỉ nghiên cứu để ứng dụng
nghiên cứu những nội dung nào vào thực tiễn, các nhà
có tính ứng dụng vào thực tiễn đầu tư còn có mục đích là
cuộc sống. tìm kiếm lợi nhuận qua
các ứng dụng đó.

8 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.3.3. Phân loại theo vị trí và quy mô nghiên cứu
Bảng I.1.3.3. Bảng phân loại theo vị trí và quy mô trung tâm nghiên cứu
Loại hình Chức năng – Nhiệm vụ Đặc điểm
Trung tâm nghiên cứu - Thực nghiệm sản phẩm - Các trung tâm nghiên cứu
đặt tại trung tâm nghiên cứu phải phối hợp với đặt tại thành phố lớn
nghiên cứu chính cộng đồng dân cư sinh thường được tổ chức công
sống xung quanh khu vực năng theo kiểu gộp khối,
nghiên cứu. Trong quá trình cá khu chức năng tập trung
nghiên cứu sẽ phối hợp các về một khối công trình chứ
hoạt động quảng bá, tuyên ít khi bố cục dàn trải do
truyền cho người dân trong hạn chế về đất xây dựng.
khu vực, nâng cao tính áp
dụng nghiên cứu vào thực
tiễn. Quá trình nghiên cứu và
các sản phẩm nghiên cứu
không gây hại đến con người.
Trung tâm nghiên cứu
đặt tại các khu vực
nghiên cứu đặc thù
Các trung tâm - Nghiên cứu các vấn đề, - Các trung tâm nghiên
nghiên cứu về tự nhiên, hiện trạng dựa trên các cơ sở cứu được đặt gần hoặc đặt
sinh vật, môi trường, khoa học nhằm đánh giá tự trong chính khu vực có
khí tượng thủy văn nhiên, môi trường, thủy các đối tượng sinh sống
văn,… khu vực, từ đó đưa ra cần nghiên cứu để có thể
các biện pháp khắc phục nếu dễ dàng thuận tiện trong
có chuyển biến xấu. việc thực nghiệm và thí
nghiệm trên chính môi
trường sống xung quanh.
Cách bố trí và phân khu
chức năng có thể tập trung
hoặc dàn trải theo từng
khu vực và yêu cầu nghiên
cứu.
Các trung tâm - Nghiên cứu trong quá trình - Các khu nghiên cứu dạng
nghiên cứu cách ly thực nghiệm các sản phẩm này thường được đặt trong
nghiên cứu có khả năng gây một khu vực đặc biệt nào
hại tới con người và môi đó với an ninh luôn được
trường xung quanh; hoặc các đẩy lên mức cao nhất để
trung tâm nghiên cứu các nội đảm bảo các hoạt động
dung có yêu cầu bảo mật đặc thực nghiệm không gây
biệt, bảo mật về quân sự,… ảnh hưởng ra bên ngoài.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 9


2. Tổng quan về thể loại “Trung tâm nghiên cứu địa chất”
2.1. Khái niệm
Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khải niệm về “Địa chất”, kết hợp cùng khái
niệm “Trung tâm nghiên cứu” mục trên vừa nêu nhằm sáng tỏ khái niệm này.
Địa chất
Là khoa học liên quan đến hình thức bên ngoài và bên trong của địa cầu; Về
bản chất của các vật liệu cấu thành của nó, những thay đổi mà chúng đã trải qua kể từ
nguồn gốc và vị trí mà chúng có trong trạng thái hiện tại.
Lĩnh vực này được chia thành các nhánh: Khoáng vật học; Địa chất lịch sử;
Địa chất cấu trúc – thổ nhưỡng.
Trung tâm nghiên cứu địa chất
Là một nhánh trong thể loại “Trung tâm nghiên cứu khoa học”, là một môn
khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, nghiên cứu
thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần cứng của manti trên, tập trung nghiên
cứu các cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất,
kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải
quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau.
Nhiệm vụ của trung tâm này nghiên cứu việc khai thác khoáng sản và dầu khí.
Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các
lĩnh vực kỹ thuật khác.
2.2. Phân loại các lĩnh vực trong Trung tâm nghiên cứu địa
chất

10 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lĩnh vực nghiên Nhiệm vụ: Nghiên cứu về nguồn gốc, sự tiến hóa đặc
cứu sinh thái điểm các quá trình sinh học – môi trường; điều kiện,
học môi trường hiện tượng, gây nguy hiểm và tổn hại cho con người,
từ đó đưa ra các hệ số an toàn và hệ thống cảnh báo;
Nghiên cứu mô hình ứng dụng nhằm phát triển sinh
học và môi trường sống.

Nhiệm vụ: hình thức nghiên cứu gần giống với địa Lĩnh vực
tầng học, nghiên cứu mối quan hệ vật lý và thời gian nghiên cứu
giữa các lớp đá hay còn gọi là địa tầng. Nhiệm vụ trầm tích
nghiên cứu của loại hình trung tâm này bao gồm việc
nghiên cứu các trầm tích hiện đại và các quá trình lắng
đọng của chúng, sau đó đem so sánh và quan sát với
các đá trầm tích cổ.

Lĩnh vực nghiên Nhiệm vụ: nghiên cứu thành tạo, quy luật phân bố,
cứu địa chất tính chất vật lý – hóa học và động thái của nước trên và
thủy văn dưới đất nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, khắc phục
hiệu quả trong hoạt động kinh tế con người.

Nhiệm vụ: nghiên cứu về Trái Đất, cụ thể là các vật Lĩnh vực
liệu cấu thành Trái Đất, cấu trúc của các loại vật liệu nghiên cứu địa
đó và các quá trình hoạt động của chúng. Nó bao gồm chất – địa lý thổ
việc nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành nhưỡng
tinh của chúng ta. Một phần quan trọng của địa chất
học là nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc, các quá
trình, cấu trúc của vỏ Trái Đất đã thay đổi như thế
nào so với thời gian.
Các nhánh nhỏ: Địa chất môi trường, mô hình địa
chất, địa chất cấu tạo, địa động lực học.

Lĩnh vực nghiên Nhiệm vụ: Nghiên cứu tuổi của đất dựa trên các tướng
cứu địa tầng hóa thạch; Xác định và khảo sát khu vực chứa hóa
thạch học – sinh thạch; Nghiên cứu chuyên sâu về cổ sinh vật, cổ khí
địa tầng hậu hình thành nên hóa thạch; Đánh giá tuổi Trái Đất.

Nhiệm vụ: nghiên cứu về thạch luận – các quá trình Lĩnh vực
magma biến chất và thiết lập các bổi cảnh địa động nghiên cứu
lực cổ, mô hình hóa chúng; Xác lập và đánh giá triển thạch luận và
vọng khoáng sản, đưa ra giải pháp khai thác, sử dụng sinh khoáng
hợp lý.
Các nhánh nhỏ: Thạch luận, sinh khoáng nội sinh và
khoáng vật học.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 11


2.3. Các loại phòng thí nghiệm trong Trung tâm nghiên cứu
địa chất
Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng
thí nghiệm và mô hình số để giải mã lịch sử và quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong
một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình và băng hà
bằng phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất. Ở đây tác giả chỉ đề
cập đến “các phương pháp trong phòng thí nghiệm”.

Bảng I.2.3. Bảng phân loại chức năng, trang thiết bị phòng thí nghiệm địa chất
(Xem thêm thiết bị và nhân lực phục vụ thí nghiệm tại Phụ lục – Bảng 1)
Phòng
thí Chức năng
nghiệm
Thạch - Thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp
học suất.
Khoáng - Nghiên cứu cơ bản về khoáng vật học; Thử nghiệm các phương pháp
sản xử lý và chế biến nguyên liệu khoáng; Xác lập các nguồn nguyên liệu
khoáng mới.
Trầm tích - Phân tích các chỉ tiêu: độ hạt, lát mỏng thạch học, cắt, mài và chuẩn bị
mẫu trong nghiên cứu địa chất trầm tích với độ chính xác cao, được thực
hiện bằng hai phương pháp chính là Rây và pipet.
- Nghiên cứu cấu trúc và trạng thái ổn định của môi trường đất đá; Các
Địa chất –
quả trình biến đổi địa cơ học, xây dựng cơ sở dự báo, giảm thiểu rủi ro
Địa kỹ
thiên tai địa chất; Kiểm soát môi trường đất đá; Khảo sát hiện trường;
thuật
Nghiên cứu cơ sở Địa kỹ thuật phát triển đô thị và công trình biển đảo.
- Nghiên cứu cổ từ - kiến tạo; Nghiên cứu địa mạo - tân kiến tạo; Nghiên
Địa niên cứu, đánh giá ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu, đánh giá ô nhiễm môi
đại trường; Phân tích thành phần vật chất trong mẫu địa chất, mẫu môi
trường.
- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của địa chất Đệ tứ, đánh giá tiềm năng
Địa chất khoáng sản trong trầm tích Đệ tứ; Nghiên cứu sinh địa tầng Kainozoi;
đệ tứ Nghiên cứu môi trường địa chất; Nghiên cứu địa khảo cổ; Các vấn đề
trong lĩnh vực môi trường.
Karst và - Nghiên cứu lĩnh vực thủy văn - địa chất thủy văn Karst; Quá trình
Hang Karst hóa; Nghiên cứu đồng vị bền và cổ khí hậu.
động

12 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


3. Tổng quan về thiết kế kiến trúc phù hợp với điều
kiện tự nhiên bán hoang mạc
3.1. Kiến trúc bản địa tại vùng bán hoang mạc Duyên hải
Nam Trung Bộ
Kiến trúc tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được hình thành trên một bề dày
lịch sử. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu về loại hình nhà ở “Truyền
thống” điển hình là nhà ở nông thôn của dân tộc Chăm và loại hình nhà ở “Hiện tại”
các mẫu nhà phố, sân vườn.

Truyền thống
Ngược lại dòng lịch sử, dọc dài các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, ta sẽ dễ
dàng bắt gặp các hình thái kiến trúc nhà ở nông thôn, trong đó ấn tượng nhất là nhà ở
người Chăm – một tàng tích về xây dựng rực rỡ, để lại cho nhân loại ngày nay mà ta
có thể dễ dàng tìm thấy tại 2 tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận, ngoài ra 2 tỉnh này vẫn
giữ được quy mô và đầy đủ nhất cả về mặt kiến trúc lẫn quan niệm Nhân sinh – Vũ
trụ quan.
Hiện tại
Với tốc độ phát triển chóng mặt của xã hội, sự lên ngôi của thời đại công nghệ
đã dần dẫn đến tình trạng suy thoái – “thất truyền” bởi sự dung nhạp ồ ạt các loại
hình kiến trúc khác nhau, các loại hình kiến trúc hiện đại dần thế chỗ cho các loại
hình nhà ở truyền thống bản địa, trở thành nỗi lo ngại cho các kiến trúc sư, các loại
hình nhà kiên cố, bán kiên cố dần thay thế chỗ cho nhà truyền thống.
Dựa trên các dữ liệu, nghiên cứu – so sánh về Kiến trúc bản địa vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ được chia thành các nhóm như sau:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13


3.1.1. Hình thái kiến trúc

Truyền thống (nhà dân tộc Chăm) Hiện tại (nhà nông thôn và nhà phố)
- Mô hình nhà ở được hình thành với mục - Các tuýp nhà hiện tại vẫn giữ sân vườn
đích đảm bảo sự an toàn, che chở con với hàng rào cao nhằm tránh các điều
người tránh thủ dữ hay các thiên tai tự kiện bất lợi về tự nhiên (thiên tai, sa mạc
nhiên,… Vì vậy, các mô hình nhà đều có hóa, cát bay, cát nhảy,…). Đối với các
một rào chắn cao và chắc chắn. nhà phố không có khoảng sân vườn, được
- Các ngôi nhà được chia ra theo từng quy hoạch các hướng tránh điều kiện bất
chức năng riêng. lợi.
- Có một điểm khác biệt giữa nhà người - Các gian nhà không còn chia theo chức
Chăm tại vùng Nam Trung Bộ khác biệt năng mà được gộp thành một gian nhà
so với các loại hình nhà Chăm tại vùng chính.
miền khác là “sàn lửng”, cao hơn mặt - Các nhà đều được xây dựng liền với đất
đất khoảng 0,5m nhằm cách ẩm với mặt nền, tuy nhiên vẫn giữ cốt cao độ sàn trệt
đất, lợi dụng luồng gió đối lưu tự nhiên cao 0,5m.
để thổi, thoát khi nóng, ẩm phản xạ từ - Do xu hướng lai tạp kiến trúc, các mái
mặt đất dưới sàn nhà lên. nhà “4 mái nửa chỏm” đã không còn mà
- Các mái nhà là dạng “4 mái nửa thay vào đó là các loại mái dốc (1 phía
chỏm”, nhằm đáp ứng điều kiện khí hậu hoặc 2 phía), mái bằng (đổ bê tông cốt
khắc nghiệt ít gió và nắng gắt - mái cao thép). Tuy nhiên, các loại hình mái vẫn
giúp gió vào sâu ngôi nhà và giữ gió, nhô ra sân để tránh nắng hắt trực tiếp vào
thông gió tốt hơn, mặc khác, mái nhô ra ngôi nhà.
ngoài hiên giúp nắng không chiếu trực - Với các nhà phố, hướng cửa bố trí theo
tiếp vào nhà, tránh tăng nhiệt. quy hoạch. Với nhà nông thôn, các hướng
- Các hướng cửa sổ, hướng cửa thường cửa, cửa sổ vẫn bố trí theo hướng tránh
được mở ở hướng Nam, tránh hướng điều kiện bất lợi.
Tây nhằm đón gió và tránh nắng chiếu
trực tiếp vào nhà.

Hình I.3.1.1.a. Ngôi nhà trước khi lột xác, Bình Thuận Hình I.3.1.1.b. Ngôi nhà sau khi lột xác, Bình Thuận

14 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Truyền thống (nhà dân tộc Chăm) Hiện tại (nhà nông thôn và nhà phố)
- Hầu hết các nhà ở nông thôn truyền - Mặc dù kỹ thuật và công nghệ phát
thống đều có chiều cao thông thủy là triển, ngày nay đều sử dụng kết cấu
4m-5m. Phụ thuộc vào kích thước bộ khung bê tông cốt thép cho nhà dân dụng,
khung vì kèo. đáp ứng được nhiều nhu cầu về xây dựng
- Lý giải cho vấn đề này về mặt kết cấu: nhưng phần lớn các nhà ở nông thôn vẫn
Do mô hình làng được tổ chức trên còn bị ảnh hưởng một phần tàn dư bởi
các khu đất nằm ven biển, gần các kiến trúc truyền thống, các nhà vẫn chọn
bàu nước… nên kết cấu đất yếu, kích thước chiều cao thông thủy là 4m.
liên kết lỏng lẻo giữa bộ khung Mặc khác, các nhà ở thành phố thường
nhà với nền nhà qua bộ chân xây dựng 2-4 tầng.
tảng. Vì thế, các loại hình nhà ở - Lý giải về mặt kết cấu – quy hoạch –
đây đều xây dựng thấp. cảnh quan:
Kỹ thuật xây dựng chưa phát triển, Đối với nhà ở nông thôn, do bố trí
vật liệu xây dựng chưa đủ điều ở khu vực hoang vắng nên tải chịu
kiện để đáp ứng tính bền vững tải trọng ngang lớn, sức gió thổi
chịu các tải trọng ngang và đứng. mạnh tác động vào công trình. Vì
- Về mặt tổ chức quy hoạch – kiến trúc – vậy, chiều cao nhà càng thấp thì tỉ
cảnh quan: lệ chịu tải ngang càng lớn.
Cấu trúc làng thường phát triển theo Đối với nhà ở thành phố, có tổ
chiều ngang, mô đất chưa có quy hoạch chức quy hoạch, mật độ dân cư
nên diện tích đất ở rộng lớn, đông đúc, diện tích nhà nhỏ nên sử
- Kiến trúc ảnh hưởng bởi cái nôi truyền dụng hình thức nhà phố để đáp
thống Bắc Bộ - nhà chia theo gian. Cấu ứng đầy đủ công năng theo chiều
trúc nhà phát triển theo chiều ngang do đứng. Mặc khác, nhà xây liền kề
phân khu theo từng chức năng. trong khu giúp giảm sức chịu tải
- Ảnh hưởng bởi quan niệm “lũy tre từ gió.
làng”, các nhà ẩn lấp sau hàng cây, tạo - Lý giải về mặt tự nhiên: Ngày nay do
nên quy định – kích thước chung cho tác động của con người nên khí hậu biến
chiều cao bộ khung nhà. đổi đáng kể. Vì vậy, việc xây dựng nhà
thấp giúp giảm đáng kể nhiều tổn hại từ
thiên tai.

Hình I.3.1.1.d. Kết cấu khung gỗ nhà người Chăm Hình I.3.1.1.d. Các nhà một tầng khu vực Hòa Thắng,
(Nguồn: Võ Văn Hòe) Bình Thuận (Nguồn: Google Earth)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15


3.1.2. Tổ chức mặt bằng
Điều kiện để xét về mặt bằng được phân ra thành các nhóm nghiên cứu:

Quy hoạch, tổ chức làng


Làng truyền thống
Về quy hoạch thì hầu như các Palei(5) của Ninh
Thuận – Bình Thuận được bố trí theo hình chiếc lược. Bởi
về mặt địa lý, hai tỉnh này đều có địa hình hẹp về bề ngang.
Lấy một trục chính làm chuẩn và rải rác các làng xã được
bố trí bám theo trục hình đó với một trục giao thông nối
giữa cụm Palei và trục chính đó. Mặc dù điều kiện khí hậu
khắc nghiệt nhưng cây cối bố trí bao bọc xung quanh làng
rất ít, bởi họ quan niệm một phân đây là nơi trú ẩn của ma
quỷ, mặt khác cây cối um sùm sẽ không thể phơi khô lúa.
Cấu trúc bao bọc của một Palei được bao bọc bởi
cụm cây xanh, sau đó là các ruộng lúa và cuối cùng ở khu
Hình I.3.1.2.a. Quy hoạch Palei vực xa làng là nghĩa địa. Cổng làng thường hướng về
Cwah Patih(Nguồn: Uyên
Minh) Nam, phía núi theo tục ngữ “Núi hướng Nam, sông hướng
Bắc”. Đường xá thoáng đãng, nhà cửa bố trí theo dòng họ. Bên trong Palei có bố trí
một nơi sinh hoạt tôn giáo, hội đồng bô lão và tổ chức hành chính.
Làng hiện tại
Đối với khu vực tại các thành phố, các nhà ở đều được quy hoạch theo hướng
tránh thiên tai (hướng Nam hoặc Đông Nam). Các cơ sở hạ tầng (đường xá) đều phát
triển rộng rãi, đảm bảo lưu thông các phương tiện.
Đối với khu vực tại các thôn làng xã, các nhà ở đều quy hoạch theo cụm, bố trí
gần các sông, bàu nước để phát triển nông nghiệp. Hướng nhà quay về hướng Nam,
Đông Nam để tránh bão lũ, các tình trạng cát bay, cát nhảy… Cơ sở hạ tầng chưa phát
triển, nhiều nơi vẫn còn sử dụng đường mòn không theo quy hoạch.

16 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Khuôn viên sân vườn và đơn vị chức năng trong nhà
Sân truyền thống
Cái sân chính là linh hồn của nhà truyền thống Chăm hay nhắc đến nhà dân tộc
Chăm người ta đều nhớ đến sân vườn.
Nhà người Chăm luôn được bao bọc bởi hàng rào, thường là cây củi hoặc tre.
Cổng vào nhà là hướng Nam. Đi theo lối chính rẽ vào chẹt nhưng phải ngoặt thêm 3-4
bước nữa mới tới cổng để bước vào nhà. Điểm đặc biệt là đầu rào giữa nhà này với
nhà khác không bao giờ thẳng hàng mà phải chếch khoảng một bước chân.
Khuôn viên nhà có một hay vài gia đình sống chung với bố cục khuôn viên 1-
3-5-7 đơn vị nhà với đủ loại chức năng, tạo thành hình chữ nhật nằm trong trung tâm
khuôn viên nhà. Cái sân vừa là nơi diễn ra các sinh hoạt, vừa là nút giao thông chính
và là không gian đối lưu giữa các luồng không khí vào các mùa trong năm.

Hình I.3.1.2.b. Mặt bằng điển hình khuôn viên Hình I.3.1.2.c. Mặt bằng tổng thể nhà dân tộc
nhà Chăm (Nguồn: Champa-Blog) Chăm, Ninh Thuận (Nguồn: Nguyễn Khắc Tụng)
Sân nhà ở nông thôn hiện tại
Nhà ở nông thôn hiện tại vẫn giữ các sân vườn nhưng đã bị ảnh hưởng, lai tạp
kiến trúc. Khuôn viên vẫn là nơi sinh hoạt của các gia đình
Các rào được xây dựng chủ yếu bằng đá, hàng rào B40. Các sân vườn được lát
gạch, các hệ thống mái nhô che phủ sân vườn, tránh nắng chiếu trực tiếp vào bên
trong nhà, các hướng cửa được mở đối diện trục đường, chủ yếu là hướng Nam, Đông
Nam để đón hướng gió từ biển.

Hình I.3.1.2.d. Khảo sát nhà ở nông thôn khu vực Bàu Trắng, Bình Thuận (Nguồn: Google Map)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17


3.1.3. Kết cấu
Nhà truyền thống
Kết cấu khung Kết cấu sàn Kết cấu Nóc-mái Kết cấu tường
nhà ngăn
- Kết cấu khung gỗ - Là loại “sàn lửng”, - Hệ mái khung kết - Tường đất sét
chịu lực vì cột, gồm cao hơn mặt đất cấu vì kèo hay vì trộn rơm, trát lên
các hệ thống chân 0,5m. Sàn bằng tre cột có quá giang, trên hệ khung
cột được kê lên tảng đập dập buộc thành Các thanh đà ngang xương bằng tre.
đá xanh hay chôn mảng bằng dây liên kết các bộ vì - Trước khi trát
dưới nền đất, 2 xà rừng (dây mây). kèo hay vì cột đó đất, người ta làm
ngang được gác trên Ngoài ra còn sử tạo thành hệ khung hệ khung xương
hệ thống 6 cột phụ, dụng sàn gỗ hoặc kết cấu. Trên hệ vì trước. Trên xà
các đà kết nối các sàn đắp đất sét. cột ta bố trí các chân tường đục
chân cột lại với - Các thanh gỗ thanh rui, mè tạo các lỗ nhỏ cách
nhau bằng cách ngang được đặt trên thành mặt phẳng lợp đều nhau một
buộc dây mây, lắp các hệ đà chân mái. khoảng 15-20cm
mộng… tường. Tre khi chặt - Thường làm bằng rồi dựng thẳng
- Sau này có một về được uốn cho những tấm lợp bằng đứng các cọc
bước chuyển tiếp, thẳng, sau đó cưa ra cỏ tranh, rạ,..bện bằng cây mằng
thay đổi trong hệ cho đúng/ phù hợp chặt bằng dây rừng tăng, có tác dụng
thống khung gỗ chịu với kích thước sàn thành từng mảng. giữ cố định không
lực bằng cách sử nhà rồi bổ đôi ra Trên đỉnh thì gối làm xê dịch
dụng hệ kết cấu vì đập dập kết lại bằng lại, giằng bằng khung xương
kèo. Song sang Lâm dây rừng tạo thành thanh tre hay cây tường.
là trường hợp ngoại từng mảng đặt trên rừng để tránh bị gió
lệ, vẫn giữ nguyên thanh gỗ ngang thổi tóc đỉnh mái.
hệ kết cấu vì cột. chân tường.

Hình I.3.1.3.b. Kết cấu


mái nhà Chăm (Nguồn:
dangquangarch) Hình I.3.1.3.c. Cấu tạo
Hình I.3.1.3.b. Bản vẽ nhà Hình I.3.1.3.a. Sàn lửng –
lá mái người Chăm tại tường (Nguồn: Champa
tre đập dẹp (Nguồn:
Quảng Ngãi (Nguồn: Võ Blog)
Champa Blog)
Văn Hòe)
Nhà hiện tại
Với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa, các loại hình nhà truyền thống
kết cấu gỗ đã không còn, thay vào đó là các nhà được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên
cố để chống chọi với thiên nhiên bằng kết cấu bê tông cốt thép, tường sàn xây bằng
gạch, tạo nên một hệ thống vững chãi. Các nhà không còn mỗi tầng trệt mà được phát
triển lên nhiều tầng hơn hoặc ít nhất là 1 tầng 1 gác lửng để đáp ứng nhu cầu không
gian chức năng. Thêm vào đó, các loại vật liệu xây dựng kết cấu nhà ở dân gian đã
khan hiếm, không còn nhiều để có thể ứng dụng.

18 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


3.1.4. Vật liệu
Nhà truyền thống Nhà hiện tại
- Là các vật liệu dễ tìm, có sẵn trong địa - Do sự phát triển đô thị hóa, các loại vật
phương: Gỗ, tre, tranh, đất sét trộn rơm, liệu hiện đại như: Bê tông, gạch đất nung,
đá. tôn, nhôm, kính, gạch lát, đá trang trí…
đã dần thế chỗ vật liệu truyền thống.

Hình I.3.1.4.a. Ngôi nhà Chăm truyền thống tại Bảo Hình I.3.1.4.b. Ngôi nhà Chăm truyền thống tại Bảo
tang Dân tộc học (Nguồn: dangquangarch) tang Dân tộc học (Nguồn: dangquangarch)
3.1.5. Ứng dụng
Với các ưu điểm về nhà truyền thống của người Chăm, ta nhận thấy những
ưu điểm đó hợp với tiêu chí Kiến trúc xanh trong hiện tại
Với các vật liệu truyền thống như: Gỗ, tre, tranh, đá, đất sét trộn rơm
là những vật liệu truyền thống dễ tìm và thân thiện với môi trường. Giảm
Vật liệu

thiểu được vấn nạn “Nóng toàn cầu”, “Hiệu ứng nhà kính”(6), có chỉ số
phát thải CO2 thấp nhất trong các vật liệu xây dựng hiện nay như bê tông,
xi măng, sắt, thép,…
Nhà truyền thống người Chăm có hệ khung gỗ chịu lực, các cột gỗ
đều được đặt trên những phiến đá nhằm chống mối mọt gây ảnh hưởng tới
Kết cấu

chân cột gỗ. Kết cấu bao che sử dụng các loại vật liệu như đất sét nhào rơm,
khung nứa, gỗ ghép mộng cho tường mỏng kết hợp cùng hệ kết cấu mái 2
lớp giúp giảm nhiệt lượng truyền từ bên ngoài vào trong công trình một
cách đáng kể.
Khuôn viên nhà Chăm là một yếu tố đáng học hỏi cho công trình xây
dựng tại vùng đất khí hậu khắc nghiệt này. Với việc tạo sân trong, nó giúp
giải quyết các vấn đề về điều hòa dòng không khí cân bằng cho công
trình.
Các không gian đệm bằng hiên và một hệ thống lam che linh động
Yếu tố Vật lí kiến trúc

có thể tháo rời để tán xạ bớt bức xạ trực tiếp của mặt trời tác động lên hệ
thống tường bao che, đây cũng là một phương pháp tạo hình đặc trưng khu
vực.
Sàn cách mặt đất từ 30-50cm, tạo khoảng hở nhằm cách ẩm với mặt
đất, lợi dụng đối lưu không khí làm thoát khí nóng phản xạ từ đất lên mặt
nhà.
Hệ lớp 2 mái với lớp trên dày lớp dưới mỏng giúp thoát khí nhanh
vào buổi chiều. Với 2 lớp mái cách nhau giúp tạo thành một lớp đệm không
khí giảm nhiệt bức xạ mặt trời qua lớp mái. Đồng thời tận dụng dòng đối
lưu không khí để thải, thổi bay lượng nhiệt nóng bên trong khoảng không
giữa 2 lớp mái.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19


3.2. Nghiên cứu kiến trúc, các công trình xây dựng trên thế
giới phù hợp với cảnh quan, địa hình, khí hậu bán hoang mạc
3.2.1. Các thủ pháp thiết kế kiến trúc mô phỏng hình thái cảnh
quan
Dựa theo cách các Kiến trúc sư xử lí hình khối, nhận định và đưa ra những
giải pháp ứng xử phù hợp với điều kiện khu vực bán hoang mạc như sau:

a. Xử lí hình khối

Loại Điều kiện tự Cảnh quan Địa hình Nhược điểm


hình nhiên
Phân Dễ dàng điều Bố trí cây Xử lí khối phù hợp Phân chia nhiều
mảng chỉnh trục khối xanh, cảnh với địa hình khu đất, làm giao thông
sao cho phù hợp quan linh hoạt, các mảng vỡ vụn tạo trở nên dài, đối
với vật lý kiến xen kẽ vào ra một thể thống nhất, với các khu đất
trúc. công trình. mang đến mặt đứng có diện tích nhỏ
đa dạng, có chiều sâu. là sự bất lợi.
Gấp Diện tường Thích nghi với Với cách xử lí diện Khó tính toán kết
hình nghiêng chạy cảnh quan khu tường chạy liên tục từ cấu xây dựng.
xung quanh khối vật, những vị sàn đến tường và mái Khó phù hợp với
giúp đóng mở trí có thảm - tạo nên một thể điều kiện địa hình
lấy ánh sáng, thực vật tạo thống nhất đặc biệt thường xuyên
thông gió một nếp gấp bọc phù hợp với địa hình. thay đổi tại bán
cách linh hoạt. quanh, tránh hoang mạc.
ảnh hưởng tự
nhiên.
Hóa Không gian Thiết kế hòa Đặc biệt phù hợp với Cần am hiểu rõ
lỏng đóng mở linh mình với cảnh địa hình cồn cát về địa hình khu
hoạt, tạo điều quan – tự thường xuyên thay đất. Khó tính toán
kiện cho gió và nhiên và kiến đổi như bán hoang ở các khu vực
nắng. trúc thành một. mạc, sa mạc. quá dốc.

20 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Đồng Tạo sự thông Cần tính toán Tạo thành thể thống Áp dụng ở các
nhất thoáng, dễ dàng kĩ các khu nhất với địa hình. khu đất tự do về
khối quản lí trên một vực, tạo sự ăn diện tích.
mặt. nhập.
b. Xử lí quan hệ với mặt đất, địa hình

Loại hình Điều kiện tự Cảnh quan Địa hình Nhược điểm
nhiên
Nâng công Nâng công Việc nâng khối Phù hợp với Cần bảo dưỡng
trình lên khỏi trình tách biệt giúp cảnh quan các địa hình có thường xuyên
mặt đất bằng khỏi tầng trệt, tràn vào công độ dốc sâu, các phần kết cấu để
các chop đỡ giúp tạo luồng trình hoặc cồn cát cao, hở. Đặc biệt
hoặc trụ khí đối lưu không ảnh đồi đá có sự khu đất trên
mảnh thông thoáng hưởng đến chênh lệch cote cồn cát cần chú
bên dưới. thảm thực vật. lớn. ý sự ăn mòn.
Nâng công Giúp mang ánh Con người có Phù hợp với Chịu tải trọng
trình bằng sáng tự nhiên thể tương tác các dạng địa đứng lớn.
khối rỗng vào trong công với cảnh quan hình có sự Cần tính toán
trình. Tuy qua khối rỗng. chênh lệch cốt tải trọng đỡ
nhiên ở bán Trở thành điểm cao độ lớn. khối hợp lý.
hoang mạc cần thu hút của Tạo cảm giác
chú trọng việc công trình. công trình
ánh sáng chiếu được bay ra
trực tiếp vào khỏi mặt đất.
công trình.
c. Xử lí cảnh quan theo hướng cải tạo vi khí hậu(7)

Loại hình Ưu điểm Nhược điểm Lưu ý


Giải pháp Bố trí thảm thực vật (cỏ, cây ăn Tăng độ dày Với khí hậu nắng gắt
mái xanh quả) có tác dụng lọc không khí sàn mái, dễ tại khu vực, không
hiệu quả, với độ dày và hệ thống bị thấm nước nên sử dụng mái xanh
cây xanh giúp giảm nhiệt lượng nếu không phẳng mà nên thiết kế
đi vào công trình. thiết kế dốc hoặc vòng, lõm

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 21


chống thắm để giảm lượng bức xạ
tốt. mặt trời.
Giải pháp Các sân vườn có độ dốc nhất Về mùa khô, Cần kết hợp hệ thống
thu nước định, thu gôm nước về hệ thống hệ thống này phun nước có chỉ số
sân vườn cống thu nước và tận dụng tưới sẽ không có tiết kiệm nước 40%
nước cho cây. tác dụng. để đạt hiệu quả tối đa.
Giải pháp Với khí hậu khô nóng tại khu Cần dọn vệ Cần quan tâm đến
hồ nước vực, việc bố trí hồ nước nằm sinh thường việc chống thấm.
trước hướng gió tác động vào xuyên. Tập trung nhấn cảnh
công trình sẽ giúp tăng lượng ẩm Tốn diện tích quan tại khu vực này.
vào bên trong. Ngoài ra, hồ nước đất.
còn là bể chứa nước hiệu quả,
giúp tưới tiêu hoặc chữa cháy.
Vật liệu Sử dụng các loại vật liệu có khả Giá thành Sử dụng phù hợp với
xanh năng giúp thực vật sinh sống qua cao. mật độ khu vực.
đó. (bê tông xanh, gỗ, sỏi…)
d. Xử lí không gian nội thất phù hợp với đặc điểm khí hậu
bán hoang mạc
Ngoài việc áp dụng các thủ pháp cho ngoại thất, cần nghiên cứu các thủ pháp
cho nội thất phù hợp với điều kiện khí hậu bán hoang mạc, đưa công trình vào trạng
thái hoạt động tốt nhất.

e. Nhận xét
Từ những nghiên cứu thủ pháp trên, ta nhận ra
mối liên hệ tương quan giữa thủ pháp xử lí kiến trúc với
điều kiện xung quanh khu đất theo “biểu đồ mối liên hệ
giữa thủ pháp kiến trúc và điều kiện khu đất” như sau:

Hình I.3.2.1.e. Biểu đồ mối liên hệ giữa thủ pháp kiến


trúc và điều kiện khu đất (Nguồn: Ái Lệ)

22 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


3.2.2. Phong cách kiến trúc ứng dụng trên bán hoang mạc
Dựa theo các nguyên lý thiết kế, phong cách kiến trúc sư, dưới đây là những
nguyên lý phù hợp với thể loại công trình trên bán hoang mạc

Sơ đồ 3.2.2. Thể hiện mối liên hệ giữa các phong cách kiến trúc
Các kiến trúc sư trên thế giới đều sử dụng nhiều giải pháp, phong cách thiết kế
riêng. Triết lý cộng sinh giữa kiến trúc và tự nhiên(8) là một trong số đó, nó là cái nôi
của các trường phái, hình thái kiến trúc. Ứng dụng các giải pháp và thiết kế sao cho
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của tự nhiên trong khu vực. Từ đó hình thành ra
các loại hình khác (nhánh nhỏ) nằm bên trong để xử lí phù hợp với từng loại hình kiến
trúc, điều kiện và bối cảnh khu vực.
Một trong số đó là “Trường phái kiến trúc hữu cơ”(9), hấp thụ những thứ có
sẵn từ tự nhiên và chuyển hóa nó thành một thực thể kiến trúc bền vững, đề cao sự
hài hòa giữa môi trường sống của con người với thế giới tự nhiên, thiết kế gây
thiện cảm và tích hợp tốt với địa điểm.
Cũng từ việc thiết kế thích hợp địa điểm mà sinh ra một “Hình thái kiến trúc
mô phỏng địa hình”(10) hấp thụ và chuyển hóa hình dáng mặt địa hình vào công
trình, từ đó sinh ra nhiều loại hình, giải pháp tích hợp tốt với nó. Xét theo điều kiện
địa hình bán hoang mạc, có 2 đặc trưng giải pháp đặc biệt phù hợp: Kiến trúc ưa sinh
học và Giải pháp thiết kế xanh.
a. Kiến trúc ưa sinh học(11) (Biophilic Design)
Phong cách này đề cao thiên nhiên, tích hợp thiên nhiên, thiết kế , sử dụng
thực vật là một đặc trưng trong thiết kế này, thường ứng dụng bên trong nội thất.
Đặc trưng thể hiện của “kiến trúc ưa sinh học” dễ dàng cho người dung nhận thấy
thông qua: Thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác.
Chiến lược Thực hiện
Thị giác - Trồng nhiều cây xanh bên trong công trình, đặt biệt là các góc làm
việc. Tổ chức các lỗ thông tầng và bố trí hệ thống cây xanh bên trong

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 23


nó nhằm mang hơi thở và ánh sáng tự nhiên.
- Tạo ra bầu không khí với màu sắc, hoa văn, vật liệu tự nhiên mang hơi
thở của bán hoang mạc (bàu nước, gỗ, đá…)
Xúc giác - Kết nối một cách trực tiếp bằng các vật dụng nội thất thô, gắn liền với
tự nhiên.
- Thiết kế vách ngăn bằng kính trượt xuyên suốt công trình, cây xanh
bên ngoài có thể tràn vào nội thất bên trong. Con người có thể tương tác
với chúng mà không bị bó buộc bởi một chiếc lồng kính cố định.
Khứu giác - Trồng nhiều cây có tác dụng cải thiện không khí trong công trình và
đặc biệt phù hợp với khí hậu khắc nghiệt ở bán hoang mạc.
Thính giác - Các loại cây đều có tác dụng giảm luồng tiếng ồn khi thông qua nó.
b. Giải pháp thiết kế xanh
Với điều kiện khí hậu tại bán hoang mạc, tiêu chí thiết kế xanh là một lựa chọn
hoàn hảo cho công trình. Nó đáp ứng được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, cách
nhiệt hợp lí, sử dụng các vật liệu với mức độ phát thải CO2 thấp, lưu trữ nguồn nước
(đặc biệt quan trọng tại các hoang mạc cằn cỗi), thiết kế chiếu sáng tự nhiên và trồng
nhiều cây xanh.
Chiến lược Thực hiện
Sử dụng Vật liệu có nguồn gốc từ đất (tre); Tấm xốp XPs (cách âm, cách nhiệt
vật liệu tốt); Sơn không chứa VOC; Kiện rơm (Cách nhiệt tốt, đặc biệt tương
xanh thích với bối cảnh hoang mạc); Tôn lợp sinh thái; vật liệu tái chế.
Tiết kiệm Bố trí các tấm pin năng lượng mặt trời; Sử dụng kính 2 lớp (giảm nhiệt
năng lượng lượng công trình); Hàng lang lam che nắng (Giảm nhiệt và mang hình
dáng giống kiến trúc bản địa); Khối phù hợp với vật lý kiến trúc.
Lưu trữ - Tổ chức hệ thống mái thu nước (thu nước vào mùa mưa và tái sử dụng
nguồn nước vào mùa khô); Sử dụng các thiết bị vệ sinh thông minh giúp giảm 40%
lượng nước tiêu thụ; Hồ chứa nước
Cây xanh - Trồng cây xanh chính là khái niệm thứ yếu trong Giải pháp thiết kế
xanh. Góp phần cải tạo vi khí hậu, sản sinh nguồn năng lượng đáng kể
cho hoạt động của con người, là một chất cảm giúp con người nhận thức
đang hòa mình với thiên nhiên.
- Một số chiến lược mà các kiến trúc sư hiện nay thường áp dụng trong
giải pháp này là Thiết kế mái xanh và hệ thống các cây leo trên lam.
Mang lại hiệu quả đáng kể cho công trình.
- Các loại cây trồng cần lưu ý phải nghiên cứu sử dụng các loại cây phù
hợp với khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiều nắng ít mưa của khu vực.

24 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CHƯƠNG II

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học về vùng bán hoang mạc Duyên hải Nam Trung
Bộ
1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên bán hoang mạc vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ
1.1.1. Vị trí địa lý

Duyên hải Là vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam có diện tích
Nam Trung 45.000km2 chia thành 8 tỉnh thành, trong đó có 7 tỉnh 1
Bộ thành phố: Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Bình Thuận Có tọa độ địa lý 107o24’ - 108o23’ kinh độ Đông,


10o33’ - 11o33’ vĩ độ bắc. Diện tích 7,810.4km2 với bờ biển
dài 192km, diện tích vùng lãnh hải: 52,000km2. Có 10 đơn
vị hành chính bao gồm: thành phố Phan Thiết (trung tâm
tỉnh lỵ), thị xã Lagi và 8 huyện, trong đó có 1 huyện đảo
Phú Quý.
1.1.2. Khí hậu
- Tổng số giờ nắng trung bình năm từ
2,660 đến 2,700 giờ. Tổng số giờ nắng
Nắng

những năm gần đây thấp hơn từ 100-150


giờ. Mùa khô kéo dài khoảng 6 đến 8
tháng, tháng Giêng là tháng khô hạn nhất. Biểu đồ số giờ nắng trung bình
- Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa mưa
gió thình hành hướng Tây Bắc; Mùa khô
gió thịnh hành hướng Đông Bắc.
Gió

Hoa gió tỉnh Bình Thuận


- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10. Nhưng trên thực tế mùa mưa
Mưa

chỉ tập trung vào ba tháng là tháng 8,9 và


tháng 10. Tổng lượng mưa vào mùa mưa
trung bình 1,400-1,500mm. Biểu đồ lượng mưa trung bình
- Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ có sự
Nhiệt độ

chênh lệch cao giữa ngày và đêm, hình


thành nên khí hậu khắc nghiệt đặc trưng
khu vực bán hoang mạc. Trung bình năm
dao động từ 26,5oC đến 27,5oC. Biểu đồ nhiệt độ cao nhất và thấp nhất
- Độ ẩm tương đối trung bình năm dao
Độ ẩm

động từ 76% đến 81%. Độ ẩm tương đối


trung bình biến đổi từ tháng này qua
tháng khác chỉ chênh lệch 2 đến 4%. Biểu đồ độ ẩm trung bình năm

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 25


1.1.3. Chế độ thủy văn
Nguồn nước tại Bình Thuận luôn ở chế độ khan hiếm, bao gồm 2 nguồn nước:
Tài nguyên nước mặt trên vừng đất cát (mạng sông, suối, bàu nước, bờ biển) và Tài
nguyên nước ngầm.

Tài nguyên Bình Thuận có tổng cộng 34 sông suối, trong đó có 7


nước mặt con sông lớn với diện tích lưu vực trên 500km2, còn lại đều
trên vùng là những sông có diện tích lưu vực dưới 100km2. Chất
đất cát lượng nước vùng hạ lưu thường bị nhiễm mặn do ảnh
hưởng thủy triều và bị chi phối bởi các hoạt động kinh tế.

Tài nguyên Nguồn nước ngầm trên vùng đất cát ven biển Bình
nước ngầm Thuận tồn tại ở 3 dạng chính: mạch rỉ, lỗ hỏng, khe nứt và
được kiến tạo bởi các tầng chứa nước chính. bể dày chứa
nước từ 4-6m, đôi khi 10-15m, mực nước ở độ sâu 1-3m.
Tại khu vực có tầng cát đỏ và một phần từ tầng Neogen có
thể khai thác mỗi công trình giếng đào đạt 10-50m3/h.
Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội
qua được. Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội
qua được. Mùa mưa nước khác lớn, có thể gây lũ lụt song chỉ mang tính tức thời. Các
sông không có khả năng giao thông đường thủy. Trên lưu vực các sông là mạng lưới
các suối nhỏ, phần hạ lưu mật độ khá dày.
1.1.4. Thiên tai
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, cụ thể là Bình Thuận luôn phải hứng chịu
các vấn nạn lớn về thiên tai: bão, lũ,… Tuy nhiên, hiện tượng “Sa mạc hóa”(12) và
“Xói mòn đất”(13) là hai vấn nạn lớn nhất mà Bình Thuận đang phải đổi mặt.

Nhận xét
Từ các đặc điểm tự nhiên cho thấy mối quan hệ sâu sắc trong thiết kế kiến trúc,
các đề xuất phải đáp ứng nhiệt độ khí hậu nóng ẩm khu vực, tổ chức thông thoáng gió
và nhận ánh sáng tự nhiên nhưng không tác động trực tiếp nhằm hạn chế nhiệt lượng
tăng trong công trình. Mặt khác, cần chú ý hướng gió tác động mang theo cát vào
công trình, đặc biệt là vấn nạn cát nhảy, cát bay(14).

26 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình
Các thành tạo địa chất cát đỏ hệ tầng Phan Thiết(15) có diện phân bố rộng rãi so
với các phân vị địa chất khác ven biển Nam Trung Bộ. Bên dưới cát đỏ là một hệ trầm
tích(16) mang nhiều tiềm năng. Được chia thành các nhóm nghiên cứu như sau:

1.2.1. Đặc điểm địa hình


Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp,
địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cao ở phía Tây và Tây
Bắc, sau đó nghiêng và thấp dần về phía Đông Nam và Tây Nam, phân hóa thành 4
dạng địa hình chính:

Khu vực có các thành tạo địa hình bờ biển cổ được nâng lên và hiện nay chúng
bị biến đổi rất đáng kể do các nhân tố tự nhiên lẫn tác động của con người. Về mặt
hình thái kiến trúc, dải lục địa ven biển tỉnh Bình Thuận được xếp vào nhóm hình thái
kiến trúc đồi và đồng bằng phát triển
ở rìa khối nâng Đà Lạt với các bồn
trũng được lấp đầy trầm tích trong
Kainozoi(17), đặc biệt từ cuối
Neogen(18) và Đệ Tứ(19). Sau này, do
hoạt động của các quá trình ngoại
sinh đã tạo nên tính đa dạng của các
hình thái chạm trổ, được phân chia Hình II.1.2.1. Bản đồ địa hình tỉnh Bình Thuận (Nguồn:
Viện địa chất)
theo các nhóm nguồn gốc hình thái
động lực (Phụ lục – Bảng 2).
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 27
1.2.2. Đặc điểm địa tầng
Vùng ven biển và ven bờ khu vực Bình Thuận chỉ thấy phân bố hai phân vị địa
tầng trầm tích trước Đệ Tứ, đó là các trầm tích phun trào hệ tầng Nha Trang có tuổi
Kreta và trầm tích Neogen phân bố dưới đáy bị các Đệ tứ phủ lên.
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu hệ tầng Phan Thiết được chia làm 4 tập (sơ đồ
1.2.2.b), cho thấy địa tầng là các thành tạo trầm tích biển, kiểu tướng bar cát, thành
phần trầm tích là cát pha bột có màu từ xám trắng, tới vàng, nâu vàng và đỏ; sự thay
đổi màu sắc diễn ra chuyển tiếp từ từ. Mặc dù tầng cát đỏ vùng nghiên cứu do có độ
gắn kết kém, lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ tiểu khí hậu, nhưng những giá
trị độc đáo về địa tầng vẫn có thể nhận biết được một cách đầy đủ trên cơ sở trật tự địa
tầng, các yếu tố xác định tuổi thành tạo trầm tích.

Sơ đồ 1.2.2.a. Các tập phân chia địa tầng khu vực ven biển – ven bờ tỉnh Bình Thuận

Sơ đồ 1.2.2.b. Các tập phân chia hệ tầng Phan Thiết

28 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.2.3. Đặc điểm khoáng vật – khoáng sản
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp tài liệu về địa chất, khoáng sản khu vực
nghiên cứu, ta phát hiện tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng
Titan(24) – Zircon(25) có quy mô rất lớn, đặc điểm của chúng gồm:
o Diện phân bố rộng rãi, chiều dày tầng chứa quặng lớn, hàm lượng ổn định, chất
lượng quặng khá tốt. Tài nguyên dự báo có thể lên đến hàng trăm triệu tấn.
o Các thân quặng sa khoáng ven biển hầu hết đều phân bố lộ thiên, chiều rộng
vài trăm mét đến hàng ngàn mét; chiều dài có khi đến hàng chục km. Chúng
thường có phương kéo dài gần song song với bờ biển hiện đại, có điều kiện
khai thác dễ dàng, chất lượng quặng đáp ứng được nhu cầu công nghiệp.
o Liên quan tới tầng cát đỏ, bên cạnh thành phần chủ yếu là thạch anh, còn dễ
dàng quan sát được các tập hợp khoáng vật sa khoáng titan, zircon, monazit,
có nơi (Suối Tiên, Mũi Né, Phan Thiết) chúng tạo nên những hình thù kỳ dị kể
cả khi bị vận chuyển hoặc chưa vận chuyển.

Giá trị khoa học Hiện trạng bảo tồn


- Giúp cho việc nghiên - Hiển tại chỉ có một số mỏ khai thác, và
cứu, giáo dục về địa không chú trọng đến việc bảo tồn giá trị di
chất, khoáng sản.
sản địa chất. Còn phần lớn diện tích nghiên
- Lịch sử tiến hóa trầm
tích. cứu một số nơi có sa khoáng tập trung cao
có giá trị công nghiệp vẫn còn nguyên ven.

1.2.4. Đặc điểm thạch học


Bàn về đặc điểm khoáng thạch, người ta thường nghiên cứu về 2 đặc trưng:
Màu sắc và Đặc điểm thành phần vật chất.
Màu sắc
Một trong những giá trị duy nhất có của tầng cát đỏ ở Bình Thuận là màu đỏ
đặc trưng được pha trộn với các màu xám, xám hồng, loang lổ trên các thực thể
trầm tích có địa hình độc đáo hình thành từ tác động của các yếu tố ngoại sinh, như
mưa, gió, thủy triều.
Đặc điểm thành phần vật chất của trầm tích hệ tầng Phan Thiết

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29


1.2.5. Phân loại cồn cát
Dựa vào các hệ tầng trầm tích mà phân chia hệ tầng gồm 4 nhịp trầm tích
tương ứng với các nhịp này là các màu của cát từ trắng đến vàng đến đỏ. Cát ven biển
Bình Thuận tồn tại 7 màu sắc đặc trưng: Màu trắng, màu đỏ rượu vang, màu đỏ nhạt,
màu vàng nghệ, màu vàng rơm, màu loang lổ (đỏ-vàng-trắng) và màu xám trắng. Tuy
nhiên, về mặt địa chất chúng được chia thành 3 nhóm đất:

Đất cồn cát Cát có màu xám trắng có nguồn gốc biển hoặc biển –
màu trắng gió, được phân bố ở vùng ngoài gần biển, do hoạt động của
thủy triều nên tạo thành địa hình khác nhau: Bằng phẳng,
lượn sóng hoặc đụn cát chạy song song với biển.
Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện
tượng di động của cát đang thường xuyên xảy ra. Đây là loại
đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, cation trao đổi rất
thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém. Đặc biệt, phần lớn
diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang.

Đất cồn cát Đây là màu thứ sinh đặc trưng cho cát đỏ Bình
màu đỏ Thuận. Do tác động của khí hậu nóng khô đặc trưng khu vực
và dòng chảy ven bờ lâu đời, hình thành nên quá trình tạo
màu đỏ của cát. Loại này phân bố tập trung ở vùng giữa,
khác với cát trắng là gần biển.
Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ, các
tầng dưới thường chặt, khả năng tích lũy oxit sắt lớn, tạo ra
màu đỏ. So với cát trắng, nó có độ cấp hạt sét cao hơn, kết
cấu đất tốt hơn, hàm lượng mùn cao hơn, khả năng giữ nước
và giữ phân tốt hơn nhiều.

Đất cát Màu này tương tự vỏ phong hóa sét loang lổ, các
loang lổ đỏ rãnh mương xói cắt xẻ ở vách các cồn cát. Đây là quá trình
- vàng – phong hóa thấm đọng trên quá trình biến cát màu trắng
trắng thành cát đỏ song không đủ điều kiện cần và đủ nên bị dang
dở thành vỏ phong hóa loang lổ.

Hình II.1.2.5.a. Đồi cát đỏ Hòa Thắng, Bình Thuận Hình II.1.2.5.b. Đồi cát Trình Nữ, Bàu Trắng, Bình Thuận

30 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.2.6. Hình thái cồn cát
Quá trình hình thành cồn cát được chia làm 3 giai đoạn:

Trong quá trình cát di dộng (lăn, nhảy, bay) theo gió – nước và trọng lực
trong một thời gian dài để hình thành nên cồn cát cố định. Dưới đây là nghiên cứu
về hướng gió tác động tạo nên các hình thái của cát.

Hình II.1.2.6.a. Mô hình nghiên cứu hình thái cồn cát tác động theo hướng gió (Nguồn: DuneLAB)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 31


Hình II.1.2.6.b. Nghiên cứu cách di động của cát (Nguồn: DuneLab) (trái) và Mô phỏng tầng cát – hướng tác
động của gió (Nguồn:tác giả) (phải)
MỐI QUAN HỆ MẬT THIẾT CỦA “CÁT” VÀ “GIÓ”
Gió là sự chuyển động của dòng khí theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng,
xoáy theo chiều thẳng đứng là nguyên nhân gây nên tình trạng thay đổi độ ẩm của lớp
không khí sát mặt đất, có hại cho cây trồng. Kết cấu của gió nhằm ám chỉ hai phương
chuyển động của nó.
Khi gặp vật chắn kín, bắt buộc luồng gió phải chẻ hướng đi quanh sườn hoặc
vật chắn, lúc đó tốc độ và bản chất ban đầu của gió bị thay đổi, sự thay đổi này phụ
thuộc vào yếu tố hình dạng, kích thước vật chắn gió.
Đai rừng chính là một trong những nguyên nhân chắn gió, nhưng khác với vật
chắn kín là khi gió thổi đến đai rừng sẽ hình thành 2 hướng: Chui qua đai hoặc vượt
lên trên tán đai rừng.
Phần chui qua đai rừng: Do ma sát mà giảm động năng và xoáy lớn xé thành các xoáy
đụn cát nhỏ, đại rừng làm cho kết cấu gió thay đổi và giảm đáng kể tốc độ gió.
Vượt lên trên tán đai rừng: Ít ảnh hưởng kết cấu gió, chia làm 2 hướng – Một là tiếp
tục đi xa với độ cao như cũ, hai là hạ thấp độ cao và kết hợp với phần gió chui qua đai
rừng hình thành nên lớp xoáy. Với góc gió nhỏ hơn 45o thì ở cả 3 loại kết cấu, phạm
vi chắn gió đều thu hẹp nhiều. Vì vậy, khi bố trí các đai rừng chính nên đảm bảo cho
góc gió lớn hơn 60o và không nhỏ hơn 45o.

Hình II.1.2.6.c. Quá trình hình thành và di động của cát dưới tác động của gió (Nguồn: tác giả)

32 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1.3. Đặc điểm cảnh quan tự nhiên – thực vật
Cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan thực vật


Do đặc điểm khí hậu gây gắt cùng với hiệu ứng “Sa mạc hóa”, nguồn
nước khô khan… nên cảnh quan xung quanh khu vực nghiên cứu không có
nhiều cây cối, chủ yếu là các cây bụi. Tại các khu vực hồ, bàu nước, thảm thực
vật phát triển đa dạng.
1.4. Đặc điểm giao thông
Khu vực nghiên cứu có Quốc lộ 1A chạy qua, cách bờ biển từ vài trăm mét đến
vài chục kilomet. Đặc biệt, để phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại những
năm gần đây các đường liên huyện,
liên xã được mở rộng, nâng cấp hoặc
làm mới; đường ven biển được trải
nhựa có thể đi dọc ven biển. Hệ thống
đường sắt đi qua có ga chính, thuận
tiện cho giao thông và vận chuyển
hàng hóa. Tỉnh Bình Thuận có cảng
Phan Thiết và sắp mở cảng Kê Gà
phục vụ cho giao thông đường thủy.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 33


2. Cơ sở thiết kế Trung tâm nghiên cứu bảo tồn địa chất
2.1. Cơ sở số liệu thiết kế
2.1.1. Các cơ sở tính toán thiết kế và tỉ lệ các khối chức năng
Cơ sở tính toán thiết kế
Dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam và một số nguyên lí
thiết kế trong và ngoài nước:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây
dựng.
TCVN 2748:1991 Phân cấp công trình xây dựng. Nguyên tắc chung.
TCXDVN 276: 2003 _Công trình công cộng.
TCXDVN 355: 2005_Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát.
TCVN 297:2003_Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công
nhận.
TCVN 3254: 2012 _An toàn cháy . Yêu cầu chung.
TCXDVN 264 :1998.
TCVN 3905: 1984.
TCXD 213 :1998.
TCVN 2748:1991.
Griffin, B. Laboratory Design Guide. Architect and Laboratory Architect and
Laboratory Design Consultant. - Neufert, P. and Neufert, E. (1999). Architect’s
Data Third Edition. School of architecture, Oxford Brookes University
Tỉ lệ các khối chức năng
TỈ LỆ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG
STT KHỐI CHỨC NĂNG DIỆN TÍCH TỈ LỆ (GFA)
1 Khối đón tiếp 3 %
2 Khối nghiên cứu 50 %
3 Khối hội thảo 10 %
4 Khối trưng bày 18 %
5 Khối thư viện 14 %
6 Khối hành chính 5 %

Các khối chức năng


được xác định dựa trên các
tiêu chuẩn, tỉ trọng khách
du lịch, điều kiện địa chất
khu vực và xu thế loại hình
trung tâm nghiên cứu
“mới”(26).

Hình II.2.1.1. Biểu đồ tròn thể hiện tỉ


lệ khối chức năng

34 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


2.1.2. Mối liên hệ giữa các hạng mục chức năng
Dựa vào các tỉ lệ khối chức năng, lĩnh vực nghiên cứu trong khu vực và xu
hướng trung tâm nghiên cứu mới, tạo ra sơ đồ hóa không gian chức năng như sau

Sơ đồ 2.1.2. Sơ đồ liên hệ giữa các hạng mục chức năng Trung tâm nghiên cứu

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 35


2.1.3. Thống kê quy chuẩn thiết kế dựa theo hạng mục chức năng
CHỨC
NĂNG
HẠNG MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN
NGHIÊN
CỨU
Mỗi khoa nghiên cứu đều - Theo Architectual Graphic Standards, diện tích cần thiết
bao gồm các hạng mục cho một nhân viên là 6m2. Tùy tính chất của khu nghiên
KHỐI sau: cứu ta có thể đề xuất chỉ tiêu này lên khoảng 10 - 15 m2/
NGHIÊN - Phòng làm việc. người nhằm đáp ứng sự yên tĩnh và độc lập.
CỨU - Phòng kiểm nghiệm. - Các khoa nghiên cứu được phân chia phù hợp dựa vào
BẢO TỒN - Quản lí. tính chất các phòng mà có không gian đóng/mở linh hoạt.
- Phòng họp. - Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn
- Kho lưu trữ. TCX-DVN 297: 2009 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Giống bảo tàng nhưng - Theo dữ liệu tính toán khách du lịch năm tại khu vực.
KHỐI quy mô nhỏ hơn, bao - Dữ liệu KTS – Neufert.
gồm các hạng mục: - Tham khảo các tiêu chuẩn dành cho công trình có không
TRƯNG - Các khu vực trưng bày. gian trưng bày, chẳng hạn phòng trưng bày triễn lãm có
BÀY - Kho lưu trữ, bảo dưỡng. thể tham khảo mục 5.10: nhà triển lãm trong QD05:2004.
- Quản lí.
- Khu hội thảo. - TCVN 355:2005 mục 5.2.1 – Tiêu chuẩn thiết kế phòng
- Khu chiếu phim khoa khán giả, nhà hát – Yêu cầu thiết kế phòng sân khấu.
học. - TCVN 355:2005 mục 5.2.4 – Tiêu chuẩn thiết kế phòng
KHỐI khán giả, nhà hát.
Chỉ tiêu diện tích 1,5 m2/ chỗ trong phòng ăn.
HỘI Khu dịch vụ công cộng
Diện tích bếp bằng 20% khu ăn.
THẢO Các khu vệ sinh được bố trí với bán kính phục vụ khoảng
50m. Chỉ tiêu số lượng người phục vụ các thiết bị được
Khu vệ sinh
tính như sau: 40 nam cần 1 xí, tiểu; 40 nữ cần 1,5 xí; 2 xí
cần 1 lavabo.
Khu thư viện áp dụng tiêu chuẩn dành cho thư viện trường
KHỐI học và học viện. Tham khảo điều 3.36, 3.37 TCVN 1981:
Khu đọc. 1995.
THƯ Quản lí. Hệ số không gian sàn QC PCCC 06 - 2010. Theo đó, trong
VIỆN Kho lưu trữ không gian thư viện một người đọc cần 7m2 không gian
sàn.
Các văn phòng hành chính làm việc hành chính được quy
KHỐI định ở mục 3.6 đến 3.12 TCVN 4601:1998.
Các phòng ban quan lí,
HÀNH Trụ sở cơ quan - tiêu chuẩn thiết kế. Theo tiêu chuẩn này,
điều hành
CHÍNH các phòng làm việc hành chính phải được thiết kế theo đơn
vị và tuân theo dây chuyền công tác.
- TCVN 4319:2012 – Nhà và công cộng.
- TCVN 2622 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công
trình.
Kỹ thuật - TCVN 4605 – Kỹ thuật nhiệt, kết cấu ngăn che
- TCVN 5687:2010 – Thông gió-điều hòa không khí.
- TCVN 16:19986 và TCVN 29:1991 – Chiếu sáng nhân
KHỐI KỸ tạo và tự nhiên trong công trình dân dụng.
THUẬT – Đối với nhà xe cán bộ cộng nhân viên, theo tiêu chuẩn
PHỤ TRỢ TCVN 4601: 1998 thì bố trí xe cho 40 -70% cho các cán
bộ công nhân viên. Theo tiêu chuẩn, có thể sử dụng công
thức 100 -150 m2 văn phòng/ 1 ô tô.
Phụ trợ - Bãi xe
Sử dụng công thức 3 ô tô: 7 xe máy để tính số lượng xe.
Khu vực sân bãi phụ thuộc vào lượng xuất nhập hàng và
kích thước phương tiện. Ở đây tần suất nhập hàng thấp và
xe chuyên chở nhỏ (chủ yếu là xe bán tải dưới 5 tấn).

36 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


2.2. Cơ sở khoa học xác định quy mô thiết kế
2.2.1. Hệ thống thiết bị kĩ thuật của phòng nghiên cứu, thí nghiệm địa
chất
Hệ thống hóa các loại thiết bị trong phòng thí nghiệm (các số liệu kích thước,
chức năng kĩ thuật thể hiện chi tiết trong Phụ lục – Bảng 3)
Bảng 2.2.1. Bảng hệ thống trang thiết bị trong phòng thí nghiệm

PHÒNG THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ KỸ THUẬT

- Thiết bị động biến dạng hố Pit.


- Thiết bị siêu âm.
- Thiết bị nén ngang PMT.
Trầm tích địa chất - Hệ thống đo đa chỉ tiêu trong nước.
- Bộ xác định máy BOD.
- Hệ thống ABEM VLF.
- Hệ thống thí nghiệm trục ba động.
- Hệ thống thí nghiệm trục ba tĩnh.
Địa chất thổ nhưỡng - Hệ thống thí nghiệm cơ lý.
- Hệ thống đầm tự động Procto.
- Hệ thống cắt phẳng Autoshear.
- Bộ xác định BOD - hiện số.
- Kính hiển vi Meiji.
Khoáng vật - Kính AX-IOSCOP: tích hợp màn hình TV và máy tính có
phần mềm xử lý số liệu và hình ảnh.
- Thiết bị quan trắc chất lượng nước – Hệ thống ABEM VLF.
- Thiết bị xác định BOD.
Địa chất thủy văn - Tủ ấm BOD.
- Thiết bị lấy mẫu nước giếng khoan.
- Thiết bị bơm lấy mẫu nước.
- Hệ thống nung xử lý đá quý, bán quý.
-Máy kiểm định vàng.
-Cốc chịu nhiệt cao.
- Máy phân tích S2.
Nguyên liệu khoáng - Máy Rangger.
- Máy nghiền mịn.
-Máy cắt đá.
- Máy nén màu.
- Bộ xác định BOD - hiện số.
- Kính hiển vi Eclipse E100-LED.
Thạch học - Kính lúp. - Hộp độ cứng.
- Tấm sứ thử vết vạch.
- Kính hiển vi phân cực LV 100POL.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 37


2.2.2. Các module phòng nghiên cứu, thí nghiệm địa chất
Các hệ thống module phòng thí nghiệm có liên quan tương ứng với nhau, bổ
trợ cho việc nghiên cứu. Bên trong được bố trí các thiết bị, bàn ghế phục vụ cho
nhiệm vụ nghiên cứu. Dựa theo tiêu chuẩn 16-24m2/phòng/người.

Phòng thí Phòng thí Phòng thí


DANH Phòng thí nghiệm
nghiệm khoáng nghiệm địa nghiệm triển
MỤC khoáng thạch
sản chất thủy văn khai công nghệ
Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng PTN Phòng Phòng
mẫu kính mẫu mẫu kính phân thủy kính thiết bị
thạch hiển vi tinh khoáng hiển vi tích động hiển thăm dò
THÀNH học thạch thể sản khoáng chất lực vi soi khoáng
PHẦN học học lượng nổi sản
môi
trường
PTN Phòng Phòng PTN Phòng NMR, PTN Phòng Module
MODULE đơn/ kính lạnh đơn/ kính PRC, đơn/ kính phòng
PHÒNG đôi hiển vi bảo đôi hiển vi kho đôi hiển thiết bị
quản axit vi
2.2.3. Các chiến lược xây dựng trung tâm nghiên cứu địa chất mới
Nghiên cứu loại hình Trung tâm nghiên cứu mới giúp loại hình này không còn
khô khan với mỗi chức năng nghiên cứu mà còn tiến đến các hướng trải nghiệm mới

38 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chiến lược 1: Nghiên cứu chuyên sâu về mảng địa chất
Đây là chiến lược quan trọng nhất trong việc xây dựng ý tưởng thiết kế, việc
nghiên cứu được đưa lên hàng đầu.
Thực hiện: Nghiên cứu về địa chất – thổ nhưỡng, đặc biệt là các địa tầng, thạch học,
magma biến chất, sự tương tác giữa địa chất và môi trường. Xây dựng các nghiên cứu
để thực nghiệm và đề xuất, đưa ra các giải pháp ứng dụng.
Chiến lược 2: Nghiên cứu tránh tác động tiêu cực môi trường
Trung tâm nghiên cứu đặt trong ranh khu vực nghiên cứu, vì vậy phải đưa ra
những giải pháp để công trình có thể hòa làm một với khu đất, không ảnh hưởng
đến khí hậu, môi trường địa chất.
Thực hiện: Nghiên cứu các giải pháp kiến trúc xanh, gắn liền với tự nhiên, nghiên
cứu ngăn chặn tổn thương mô đất, cộng sinh với khu đất.
Chiến lược 3: Tham quan – Trưng bày – Nâng cao ý thức con người
Phân bố chức năng Trưng bày, cho phép con người tham quan và xây dựng
các sâu chuỗi, hình thành nên ý thức con người trước những điều có lợi từ điều
kiện tự nhiên, địa chất và tác nhân tiêu cực gây ra thảm họa tự nhiên.
Thực hiện: Xây dựng các khu hội thảo, thư viện công cộng, chiếu phim tư liệu để thu
hút khách tham quan; Tổ chức các hạng mục trưng bay theo chủ đề, giáo dục về giá trị
và tầm quan trọng của địa chất cũng như các phương pháp mới được ứng dụng, tổ
chức các sự kiện thường niên để thu hút khách tham quan.
Chiến lược 4: Thu hút đầu tư - Xây dựng quỹ hợp tác quốc tế
Biến trung tâm trở thành một nơi giao lưu với các nhà khoa học không chỉ
trong nước mà còn ngoài nước. Ngoài ra, việc xây dựng không gian trưng bày theo
chủ đề giúp thu hút quỹ đầu tư phát triển trong và ngoài nước.
Thực hiện: Tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức khu vực và quốc tế. Tạo các
sự kiện và khuyến khích tham gia nhằm giao lưu và học tập kinh nghiệm.
2.3. Các đặc điểm kiến trúc
2.3.1. Các khối chức năng chính trong công trình nghiên cứu
Để đáp ứng loại hình Trung tâm nghiên cứu mới và các chiến lược, các chức
năng được phân khu như sau:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 39


Hình II.2.3.1. Sơ đồ đánh giá mức riêng tư và mức độ sử dụng ngày-đêm
2.3.2. Dây chuyền các khối chức năng
KHỐI NGHIÊN CỨU

Hình II.2.3.2.a. Sơ đồ dây chuyền khu nghiên cứu


KHỐI THƯ VIỆN

Hình II.2.3.2.b. Sơ đồ dây chuyền khối thư viện

40 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


KHỐI HÀNH CHÍNH

Hình II.2.3.2.c. Sơ đồ dây chuyền khối hành chính


KHỐI CÔNG CỘNG

Hình II.2.3.2.d. Sơ đồ dây chuyền khối trưng bày


2.3.3. Đặc điểm về tổ chức mặt bằng tổng thể
Ý nghĩa tổ chức mặt bằng tổng thể
Tác phẩm kiến trúc là kết quả nghiên cứu của việc tổng hợp nhiều yếu tố, trong
đó tổ hợp không gian và bố cục mặt bằng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các bộ phận
chức năng có mối quan hệ với nhau theo một trật tự nguyên tắc nhất định. Với các

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 41


loại hình công trình nghiêm khắc trong việc tổ chức mặt bằng (điển hình: trung tâm
nghiên cứu), cần phải tổ chức đúng và đủ công năng phù hợp với điều kiện nghiên
cứu.
Để tổ chức nên một mặt bằng khoa học cần quan tâm đến các vấn đề sau:
Thuận lợi cho hoạt động của các chức năng: Giao thông ngắn gọn, không
chồng chéo, hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm thời gian.
Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động của con người theo phong cách khoa
học, văn minh.
Dễ dàng quản lý và bảo quản công trình.
Dễ lựa chọn việc tổ hợp sắp xếp các loại không gian, hệ kết cấu, mô-đun bố trí
các hệ thống kỹ thuật, dễ biểu đạt hình khối, mặt đứng công trình nghiên cứu.
Đặc điểm tổ chức
Chúng ta không thể lựa chọn hướng đẹp cho khu đất
nhưng việc lựa chọn đúng hướng xây dựng công trình sẽ giúp
công trình tránh được các tác nhân vật lý. Đối với khu đất tại
Hướng công bán hoang mạc, hướng công trình nên tránh hướng Tây – Tây
trình
Nam (hướng nắng gắt). Tổ chức hướng công trình xoay về
hướng Đông Nam – Tây Bắc để đạt được luồng gió thông
thoáng cho công trình.
Đối với giao thông đối ngoại, nên bố trí rõ ràng các luồng
chính – phụ, giao thông tiếp cận với các trục đường chính nên
bố trí rộng – tiếp khách, với các trục đường phụ tạo các lối đi
Giao thông phụ cho nội bộ, nhập kho hàng,…
Đối với giao thông đối nội, cần bố trí các trục lối đi bộ trong
khu đất, không nên bố trí mật độ lối xe chạy quá lớn, dễ gây tai
nạn.
Hầu hết các công trình tại sa mạc – bán hoang mạc đều
tổ chức các hồ nước trong khuôn viên giúp cải tạo vi khí hậu.
Cảnh quan Với các trung tâm nghiên cứu, việc tổ chức các mảng cây
xanh trước công trình sẽ giúp giảm khói bụi – cát, tiếng ồn
ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học.
Với loại hình trung tâm nghiên cứu thường tổ chức mặt
bằng với 2 hướng: phương án hơp khối và phương án tách
khối.
Hình khối kiến
Phương án hợp khối – Giúp giảm diện tích giao thông
trúc
trong công trình, tạo hình đơn giản và kết cấu thống nhất.
Phương án tách khối – Diện tích giao thông trong công
trình dài, dễ dàng nhận biết phân khu chức năng

42 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


2.3.4. Đặc điểm về hình thức kiến trúc, thẩm mỹ
Xét về đặc điểm hình khối công trình trung tâm nghiên cứu thường nhận thấy
các dạng sau

DẠNG HÌNH
ĐẶC ĐIỂM ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
KHỐI
- Thường ứng dụng tại - Các khu vực - Tốn diện tích
các khu đất lớn, số tầng chức năng được đất, chi phí xây
cao thấp. Các khu vực phân chia rõ ràng. dựng.
chức năng không cách - Giao thông liền - Giao thông kéo
quá xa và được nối bởi mạch, dễ thoát dài, tốn diện tích
hành lang, các khối bố hiểm. và quá trình bảo
trí dễ dàng, tạo ra các - Nền móng kết dưỡng.
Dạng tách khối không gian đóng mở cấu dễ xây dựng - Hình thức bị xé
linh hoạt. và xử lý. vụn, gây cho khăn
- Tạo mặt đứng phong - Chiếu sáng và cho việc xử lý
phú và có chiều sâu. thông thoáng tự mặt đứng.
Gắn kết được cảnh nhiên tốt.
quan thiên nhiên. Dễ
dàng tổ chức thông gió,
lấy sáng.
- Thiết kế khối đơn - Tổ chức được - Giao thông chức
giản hơn, dễ dàng các không gian năng dễ bị chồng
thống nhất kết cấu. Các lớn phân chia các chéo.
khối chức năng thống không gian nhỏ - Chiếu sáng và
Dạng hợp khối nhất trong duy nhất hơn thông gió kém
đơn một khối công trình -Giao thông khép hơn dạng tách
hoàn chỉnh. kín, thuận tiện khối.
- Phân bố nhiều tầng, trong quản lí. - Khó thoát hiểm.
giao thông đứng –
ngang.
- Là dạng phát triển từ - Tạo thẩm mỹ - Chiếu sáng và
khối đơn, phức tạp hơn. kiến trúc. thống gió kém.
Dạng hợp nhiều - Tạo ra các khối chính - Dễ dàng phân - Khó thoát hiểm.
khối – phụ cho công trình. chia không gian - Ít kết cấu phù
- Gồm dạng: Tuyến, chính phụ. hợp.
phân tán, tỏa tròn.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 43


2.3.5. Đặc điểm kỹ thuật
Dựa theo các nguyên lý thiết kế trong “Designing and Planning Laboratories”
Bảng 2.3.5. Hệ thống đặc điểm yêu cầu kỹ thuật trong phòng thí nghiệm
STT HỆ THỐNG ĐẶC ĐIỂM MỤC ĐÍCH
- Tạo môi trường nghiên
- Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng cứu tối ưu, hạn chế những
1 Ánh sáng
tự nhiên. sự lạm dụng lãng phí, gây
chói mắt.
- Đảm bảo an toàn khi
Các thiết bị nóng hoặc lạnh đặt ở
tiến hành những công
2 Nhiệt độ khu vực tách khỏi không gian làm
việc ở môi trường khắc
việc chung.
nghiệt.
- Tốc độ lưu thông không
khí được giám sát đều
- Ở những vị trí có mùi khó chịu,
đặn để đảm bảo khí độc
Hệ thống khói hoặc độc tố … phải đặt dưới
3 hoặc các tác nhân ô
thông gió chụp hút thích hợp, có sự thông
nhiễm tiềm ẩn không phát
gió cục bộ tại vị trí đó.
tán ra các khu vực còn
lại.
- Thực hiện các biện pháp
- Lựa chọn máy móc trang thiết bị
loại bỏ hoặc giảm thiểu
cũng như vị trí đặt máy sao cho
4 Thiết bị tiếng ồn, tránh mức ồn
giảm thiểu tối đa việc xảy ra cộng
quá lớn ảnh hưởng đến
hưởng tiếng ồn.
hiểu quả tại nơi làm việc.
- Phòng thí nghiệm hoặc phòng
nghiên cứu có chứa chất nguy
hiểm sinh học, chất cháy nổ,
- Dễ nhận biết và phân
5 Ký hiệu phóng xạ, phải có các dấu hiệu ám
biệt
chỉ mức độ nguy hiểm đã được
quốc tế công nhận và theo quy
định tại đơn vị.
- Các cửa ra vào phòng thí nghiệm
- Đề phòng bất kỳ rủi ro
đều phải có cửa có thể khóa được.
nào có thể xảy ra liên
Có thể đóng mở, thoát hiểm dễ
quan đến lấy cắp dữ liệu,
dàng trong trường hợp cần thoát
trang thiết bị hoặc làm giả
6 Thoát hiểm khẩn cấp. Phải có khóa bên trong
mạo chất sinh học, các
để hạn chế sự ra vào, tiếp xúc khi
mẫu thử, hóa chất và đảm
đang tiến hành thí nghiệm với các
bảo thoát hiểm an toàn,
mẫu có độ nguy hiểm cao, sự bảo
nhanh chóng.
mật cao.

44 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


2.3.6. Giải pháp kết cấu
Các giải pháp kết cấu đề xuất phải phù hợp với yêu cầu thiết kế của trung tâm
nghiên cứu, phù hợp với nhịp mô-đun các phòng thí nghiệm, mang hiệu quả về tạo
hình cũng như kinh phí.
LOẠI
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM
KẾT CẤU
Mang tải trọng bản thân và truyền - Khẩu độ không gian nhỏ (<4m).
tải của các cấu kiện bên trên và - Quy mô 1-2 tầng.
Tường
hoạt tải công trình. Là dạng kết cấu - Không gian nhỏ, phương vị
chịu lực
đơn giản nhất, vật liệu chủ yếu là đứng.
gạch đá. - Thi công chậm, rẻ.
Tải trọng truyền theo - Khoảng vượt nhịp 5-17m (nhỏ).
Hệ khung phương ngang và - Phù hợp nhiều mô-đun phòng thí
phẳng phương đứng. nghiệm.
Kết cấu Hệ tổ hợp Tải trọng chịu nén - Nhịp 7-20m.
khung tre tam giác hoặc kéo theo trục. - Tạo hình phong phú.
chịu lực Hệ dây Ứng xuất kéo hoặc - Nhịp 7-23m.
căng ứng xuất nén. - Khó thi công và sửa chữa.
Hệ vòm Chịu nhiều chiều - Vượt từ 7-24m.
không gian trong không gian. - Đòi hỏi trình độ cao.
Có khả năng chịu lực lớn, chịu tải - Vượt nhịp cao: 12m, 15m, 24m,
Kết cấu tốt, có quy mô lớn, khó biến dạng, 30m.
khung tính công nghiệp hóa cao. - Trọng lượng nhẹ hơn bê tông.
thép - Chịu các phản ứng hóa học, dễ bị
ăn mòn trong tự nhiên.
Kết cấu Tải trọng được truyền theo 2 - Khoảng nhịp: 30m (nhỏ), 30-
giàn phương: dọc và ngang. Nhẹ hơn kết 60m (vừa), 60m (lớn).
không cấu phẳng. - Đáp ứng khả năng tạo hình tốt.
gian hệ Cấu tạo 3 lớp lưới thanh: lớp cánh - Giảm thiếu tối đa trọng lượng
mái lưới trên, cánh dưới và hệ thanh bụng. phần móng.
Kết cấu Là hệ thành bất biến hình nối với - Nhịp linh hoạt.
khung bê nhau bằng các nút cứng hoặc khớp. - Khả năng chịu lực lớn, độ bền
tông cốt Đang là loại kết cấu sử dụng rộng cao.
thép rãi và chịu lực chủ yếu của nhiều - Tạo hình khối dễ dàng.
(BTCT) loại công trình. - Không thể tái sử dụng, nặng nề.
Là vật liệu có sức bền cơ lý, sắp - Độ bền tốt, chịu lực kéo và tải
Kết cấu xếp theo cấu trúc mạng lưới hình trọng cao gấp 15 lần so với thép.
khung sợi 2 chiều, tăng độ bền và nén tốt, - Nhẹ, dễ dàng tạo hình.
composite đảm bảo độ linh hoạt trên mọi công - Chống ăn mòn oxy hóa, làm việc
trình. tốt trong môi trường hóa chất.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 45


2.3.7. Cảnh quan công trình
Với tính chất đặc thù của Trung tâm nghiên cứu, việc bố trí cây xanh cảnh
quan cần thiết kế phù hợp với đặc tính “tĩnh” của công trình, giúp mang lại hiệu quả
nghiên cứu và hiệu quả năng lượng công trình.
Tính trật tự
Bố trí tổng thể cây xanh theo lối ngăn ngấp, ngay ngắn.
Có vai trò dẫn hướng nhìn đến những điểm nhấn đẹp
nhất trên tổng thể (công trình, quảng trường…).

Tính cân bằng


Các phần cây trong tổng thể tương đối bằng nhau qua
các trục trên tổng mặt bằng. Hình thức đối ứng tạo ra sự
trang trọng và hướng tầm nhìn của người xem, đôi khi
gây nhàm chán.
Tính thống nhất
Là mối liên hệ hài hòa giữa các thành phần trong một
tổng thể. Thống nhất tạo ra tính sắp xếp, cân bằng trong
thiết kế.
Bốn yếu tố tạo nên tính thống nhất: Điểm nhấn, lặp lại,
liên kết và nguyên tắc bộ ba(28).
Tính nhịp điệu
Tạo ra khi di chuyển trong không gian và thời gian, xu
hướng thiết kế với từng thành phần nhỏ và tập hợp các
phần nhỏ đó lại tạo thành một dấu hiệu.
Nhịp điệu được hình thành từ các yếu tố: Lặp lại, thay
đổi, nghịch đảo và chuyển động.

46 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


CHƯƠNG III

KIẾN TRÚC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU


ĐỊA CHẤT PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN BÁN HOANG MẠC
Dựa trên tổng quan và cơ sở khoa học về thiết kế, nhìn nhận và đánh giá được
vấn đề, đề xuất thiết lập các mục tiêu để hình thành nên phương án thiết kế kiến trúc
phù hợp với loại hình Trung tâm nghiên cứu nằm tại bán hoang mạc.

Với việc thiết kế dựa trên các giải pháp kiến trúc trên, cần lựa chọn những
phương pháp phù hợp với yêu cầu thiết kế nhằm mang tính tối ưu sử dụng cho công
trình

1. Giải pháp quy hoạch và tổng mặt bằng


1.1. Giải pháp quy hoạch
Dựa theo TCVN, các khu nghiên cứu khoa học không được nằm trong khu dân
cư, gây ảnh hưởng đến hoạt động và đời sống của người dân.
Vì vậy, tiêu chí lựa chọn khu đất cần phải đáp ứng như sau:
Nằm xa, không gây ảnh hưởng khu dân cư.
Vị trí giao thông thuận lợi, nằm giao với trục đường lớn.
Do có tích hợp chức năng tham quan, vì vậy nên lựa chọn khu đất nằm trong
hoặc cạnh các khu du lịch để thu hút khách tham quan.
Bối cảnh khu đất; Vị trí thông thoáng, ít tiếng ồn, đảm bảo phù hợp với tính
chất công trình; Đảm bảo phòng tránh cháy nổ.
Tiêu chuẩn diện tích và phân cấp sử dụng của công trình.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 47


Bàn về hướng khu đất, có 2 hướng xảy ra: Vị trí thuận lợi và không thuận lợi
Với vị trí thuận lợi: Lựa chọn các vị trí xây dựng gần sông, hồ, bàu nước,…
nằm trên hướng gió chính thổi vào công trình, hướng nắng không tác động gì
đến công trình.
Với vị trí không thuận lợi: Lựa chọn vị trí có góc cộng hưởng giữa nắng và
gió đạt hiệu quả cao nhât. (Ví dụ: Khu đất không xoay chính diện hướng Tây
và xoay về hướng đạt hiệu quả cao nhất của luồng gió trong khu vực là Tây
Nam và Đông Nam).
1.2. Giải pháp bố cục tổng mặt bằng
Tác phẩm thiết kế là kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều yếu tố, trong
đó bố cục mặt bằng kiến trúc là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng
vai trò quyết định hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sử dụng của công trình.

Nguyên tắc bố cục tạo hình


5 nguyên tắc hình thành một bố cục: Đảm bảo nguyên tắc về bố cục; Nghiên
cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra lựa chọn phù hợp; Phân tích, xác định rõ vai
trò nhiệm vụ chức năng chính – phụ trong bố cục; Giải pháp phù hợp đặc tính thể
loại công trình; Điểm nhấn khối chính.

48 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Các yếu tố quyết định hình thành nên bố cục mặt bằng
Yếu tố Biểu hiện
Trong cơ cấu tỉ trọng các khối chức năng, “khối nghiên cứu” chiếm
Đặc điểm, tính tỉ trọng 50%, quyết định tính chất chính của công trình. Với loại
chất công trình hình nghiên cứu, việc thiết lập bố cục tổng thể càng “tĩnh” sẽ mang
đến nhiều lợi ích và phù hợp với đặc tính yêu cầu của nó.
Trái nghịch với đặc điểm công trình, địa hình khu vực đồi cát do có
Địa hình, địa
sức tác động của gió tuần hoàn, tạo nên một địa hình thay đổi liên
mạo
tục và có tính “động”.
Quy hoạch chi Bối cảnh khu vực nằm tại khu bán hoang mạc, hoang sơ, tĩnh lặng
tiết, cảnh quan và mênh mông rộng lớn. Xung quanh không xuất hiện kiến trúc
khu vực cũng như nhà dân.
Giao thông tiếp cận có trục đường xuyên suốt “Quốc lộ 1A” (trục
Hệ thống giao
chính) và tổ chức lối giao thông phụ cận đáp ứng khả năng thoát
thông
hiểm.
Hướng nắng tác động mạnh Tây-Tây Nam, hướng gió chính Tây
Điều kiện tự Bắc-Đông Nam (tần suất cao). Vì vậy cần lựa chọn hướng tổ hợp
nhiên (Gió và phù hợp để đảm bảo thông gió và chiếu sáng. Mặt khác, với điều
nắng) kiện tiếp giáp ven biển Bình Thuận, khai thác nguồn gió từ biển là
một thế có lợi cho khu đất.

Hình C.1.2.a. Tổ chức quy hoạch công trình phù hợp với cảnh quan khu vực: Gần bàu nước, hồ (trái) và cạnh
địa hình đồi núi (phải) (Nguồn: Tapchikientruc)
Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng Trung tâm nghiên cứu với điều kiện tự
nhiên, cảnh quan, địa hình bán hoang mạc
Giải pháp Phù hợp Chưa phù hợp
bố cục
- Gộp các khối chức năng thành một - Chiều cao tăng lên do chồng
khối chính, giao thông thuận tiện và khối, xét về bối cảnh: với sức gió
ngắn. thổi mạnh tại khu vực cùng với tự
- Hệ thống kỹ thuật (điện, nước, hoang sơ tại khu vực sẽ gây nên
Tập trung thông gió) ngắn gọn, tiết kiệm. tải trọng ngang lớn. Từ đó dẫn
đến kết cấu cứng chắc, dày.
- Thông gió, ánh sáng tự nhiên
kém; Dễ bị ảnh hưởng, gây ồn
giữa các khối.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 49


- Phân chia rõ ràng từng khu chức - Chiếm diện tích xây dựng lớn.
năng, giao thông liền mạch. - Giao thông kéo quá dài.
- Hệ thống chiếu sáng và thống gió - Hệ thống kỹ thuật dài, gây tốn
Phân tán
tự nhiên tốt. kém.
- Bố trí xen kẽ cây xanh theo “kiến
trúc ưa sinh học”
- Bố cục dễ áp dụng mọi điều kiện. - Bố cục phải thống nhất với mặt
- Giao thông rõ ràng, ít tốn diện tích đứng.
phụ và kỹ thuật. - Lựa chọn kết cấu đáp ứng với
Hỗn hợp - Giải quyết được thông gió, ánh khoảng không gian lúc rộng lúc
sáng tự nhiên và sân trong cải tạo vi hẹp.
khi hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp
với khí hậu nóng khô Bình Thuận.
1.3. Nhận xét:
- Với các kiểu tổ hợp bố cục tổng mặt
bằng như trên, để đáp ứng điều kiện
xây dựng Trung tâm nghiên cứu phù
hợp với tự nhiên, cảnh quan, địa hình
bán hoang mạc thì việc lựa chọn
phương án “Tổ chức mặt bằng dạng
hỗn hợp” là phương án tối ưu nhất.
Đáp ứng hiệu quả năng lượng và dễ
dàng hòa nhập với điều kiện khu đất
thường xuyên thay đổi. Đây cũng là
phương án thiết kế tổng cục mặt bằng
Hình C.1.2.b Ba hướng hội tụ trong quy hoạch lựa
mà các kiến trúc sư hiện nay sử dụng để chọn tổng mặt bằng (Nguồn: Tapchikientruc)

thiết kế loại hình Trung tâm nghiên cứu.


- Ngoài ra, việc lựa chọn quy hoạch tốt cho khu đất cũng mang lại sự tối ưu đáng kể,
các giải pháp phù hợp với bán hoang mạc như: Vị trí thuận lợi (cây xanh, bàu nước có
lợi cho công trình), hướng công trình phải khai thác năng lượng từ gió và nắng, công
năng chính phụ thấy rõ trên mặt bằng tổng thể, khối chính phải quay về hướng có lợi
và các khối phụ phải bảo vệ khối chính khỏi các điều kiện tiêu cực.
2. Giải pháp hình khối kiến trúc
Nhìn chung, xu hướng thiết kế hình khối dành cho các công trình Trung tâm
nghiên cứu đều có các đặc điểm:
Hình khối đơn giản, không cầu kỳ.
Mang hình khối mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng.

50 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Hài hòa với bối cảnh xung quanh, điều kiện tự nhiên, địa hình khu đất.

Quan tâm các cấu trúc kết cấu, hệ thống vỏ bao che, hiệu quả năng lượng.
Để đạt được hiệu quả năng lượng cho công trình, thiết kế được chia làm 2 hướng
nhỏ: Giải pháp hình khối và giải pháp mặt đứng kiến trúc.
2.1. Giải pháp hình khối
Xét các điều kiện, dữ kiện phân tích ở chương I và II, hình khối kiến trúc phù
hợp với các điều kiện như sau
Điều kiện Yêu cầu Phương pháp
Tổ hợp khối đáp ứng nhu - Tổ hợp khối theo hình dạng phân tán:
cầu “tĩnh”. Nhóm các khu chức năng có chức năng
Các hình khối phải tạo nên quan trọng và bố trí chung một cụm, các
một thể thống nhất, đồng khu chức năng phụ trợ khác được phân
ngôn ngữ. chia khu tách biệt. Việc ứng dụng Phương
Đảm bảo tỷ lệ giữa các pháp này giúp đảm bảo điều kiện thông
khối. thoáng và ánh sáng vào trong công trình.
- Tổ hợp khối theo hình dạng hỗn hợp:
Thể loại Giúp công trình phân bổ luồng ánh sáng tự
công trình nhiên vào một cách gián tiếp bên trong
công trình, hỗn hợp xen kẽ các thảm cây
xây. Việc bố cục như vậy giúp công trình
chia ra rõ ràng các khu chức năng có trạng
thái “tĩnh” và trạng thái “động”. Với các
khu “động”, hình khối có thể tạo điểm
nhấn đặc biệt, không tạo thành các cụm
mô-đun giống nhau như khu “tĩnh” (khu
nghiên cứu).
Ăn nhập với bối cảnh, đặc - Hóa lỏng và gấp hình: Công trình hòa
biệt là địa hình cồn cát mình vào bối cảnh xung quanh. Tuy nhiên
thường xuyên thay đổi loại hình này mang tính “động” nhiều hơn
Địa hình
diện mạo. Tạo thành một “tĩnh”, vì vậy cần cân nhắc khi sử dụng.
ngôn ngữ đồng nhất với - Phân tán hình khối: phù hợp với mức
bản chất địa hình. cao độ tùy biến trong khu đất.
Với bối cảnh hoang sơ và - Tổ chức các khối phân bố theo khu vực,
tốc độ gió lớn, vì vậy công xoay các hướng khối sao cho phù hợp nhất
trình cần xây dựng phù hợp hoặc mang tính chất cộng hưởng như quy
Khí hậu với mật độ và cao tầng. hoạch mặt bằng.
Sử dụng những cách ứng - Giải pháp bề mặt là phương pháp phù
xử với khí hậu như dân bản hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
địa Với cách vát bề mặt nghiêng dốc từ trên

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 51


xuống dưới hoặc giật cấp tầng khu nhỏ về
theo dạng kim tự tháp ngược. Mang lại
hiệu quả năng lượng đáng kể trong việc
tránh nắng và thông thoáng tự nhiên. Tuy
nhiên, giải pháp này chỉ phù hợp với tổ
hợp dạng khối đơn.
Công trình là điểm nhấn - Dạng khối tổ hợp hỗn hợp là một cách
cho cảnh quan khu vực, giải cho vấn đề về cảnh quan. Đa dạng hơn
Cảnh mang tỷ lệ hài hòa. phương pháp phân tán, tích hợp các lỗ
quan thông tầng xen kẽ các khu, mang tự
nhiên theo dạng “kiến trúc ưa sinh học”
vào bên trong công trình.
Quy luật tác động nhiệt vào vỏ công trình
Theo vật lý kiến trúc, ánh nắng tác động càng vuông góc hoặc hợp với diện
mặt phẳng tạo ra góc 60o thì ánh nắng tác động sẽ tạo ra nhiệt lượng truyền vào
công trình mạnh nhất; Cũng theo vật lý, các khối càng nhiều diện thì ánh nắng tác
động vào vỏ công trình sẽ tác động nhiều diện với nhiều góc độ khác nhau, vì vậy
nhiệt lượng gây ra sẽ không cao.

Hình C.2.a. Đánh giá công trình qua tỷ số A/V (Nguồn: ecobine)

2.2. Giải pháp mặt đứng kiến trúc


Giải pháp được chia làm 2 chiến lược thực hiện để đáp ứng điều kiện thể loại
công trình và bối cảnh: Công năng hoàn chính, lựa chọn yếu tố có lợi cho khí hậu và
năng lượng; Cấu tạo lớp vỏ bao che có tác dụng như một bộ lọc khí hậu.

52 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chiến lược Thực hiện
Công năng hoàn - Đáp ứng được điều kiện nhận ánh sáng tự nhiên một cách gián
chỉnh, lựa chọn tiếp và đảm bảo thông gió công trình. Điều này đòi hỏi công
yếu tố có lợi cho trình phải có một khoảng lùi lớn trên hướng đó (sân vườn, hồ
khí hậu và năng ao, lối đi).
lượng
- Thiết kế linh hoạt, mở hết cỡ đến đón gió nhưng không được
Cấu tạo vỏ bao để ánh sáng tự nhiên tác động trực tiếp. Vỏ bao che cần tránh
che – bộ lọc khí gió từ Đông Bắc (gió Lào).
hậu phù hợp bán - Xử lí cách nhiệt lớp vỏ bao che hợp với khí hậu và bối cảnh
hoang mạc khu đất: Chèn các tấm cách nhiệt bằng rơm rạ, mùn cưa, sợi
thực vật…
Quy luật bố cục mặt đứng
Trên “Nguyên lí thiết kế kiến trúc”, mỗi mặt đứng công trình đều có những sự
thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện đưa ra cho mọi thể loại công trình. Tuy nhiên,
những mặt đứng dù thay đổi như thế nào thì bản chất tổ hợp hình thành nên chúng đều
có quy luật chung.

Quy luật Vận dụng


- Quy luật này hoàn toàn phù hợp với việc tạo ra một mặt đứng
Trung tâm nghiên cứu phù hợp với các mô-đun. Bằng việc sắp xếp
các mảng đặc, rỗng, đường nét, vật liệu phù hợp và thích ứng với
bán hoang mạc, tạo thành một tổng thể.
Vần luật
- Với việc kết hợp cả 3 yếu tố: Vần luật liên tục, tiệm tiến và giao
nhau. Công trình tạo ra một nhịp điệu riêng cho mặt đứng, không
quá “động” cũng không quá khô khan như các loại trung tâm nghiên
cứu đơn thuần thường sử dụng.
- Dựa vào tổng thể khối, khối chính (khối nghiên cứu) sẽ được tập
Chính và phụ
trung thể hiện chi tiết ý tưởng mặt đứng tại đó.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 53


Lựa chọn vị trí, tổ chức trục tại đó là điểm nhấn từ mọi góc nhìn,
không bị che khuất: Góc ngã tư, ngã ba đường hoặc song song với
trục đường chính.
Hình khối là điểm nhấn, cô đọng và mang tính biểu tượng thể loại
công trình.
Xét về mặt đứng, nếu các khối chạy liên tục sẽ tạo ra một chuỗi dài,
khó phân biệt điểm kết thúc và điểm bắt đầu. Vì vậy, cần bố trí các
Sự liên hệ và nhịp nghỉ (thực chất là các khoảng rỗng) giữa các khối chức năng
phân cách với nhau. Qua cách tận dụng hình thức này, hình khối được tách biệt
bởi khu tĩnh và động, cũng như đáp ứng điều kiện thông thoáng,
chiếu sáng vào công trình. Công trình có khoảng đặc – rỗng rõ ràng.
Quy luật tỉ lệ mặt đứng
Có nhiều nguyên tắc cấu thành nên tỉ lệ mặt đứng nhưng ở đây chỉ xét tính cân
bằng và ổn định. Đối với tỉ lệ “cân bằng đối xứng” – gây cảm giác nghiêm trang,
hoành trắng, thường áp dụng cho các trụ sở hành chính, kiến trúc cổ. Mục tiêu của
công trình là hướng đến những xu hướng thiết kế mới và tránh gây nên sự khô
khan như những loại hình Trung tâm nghiên cứu trước đây. Vì vậy, việc lựa chọn tỉ lệ
“cân bằng không đối xứng” là hợp lí, gây cảm xúc mạnh, hấp dẫn trong sự đột biến
bố cục.

Việc lựa chọn “cân bằng không đối xứng” ứng dụng vào mặt đứng hoàn toàn
hợp lí, để thiết kế tích hợp tốt, cần dựa theo các chiến lược thực hiện như sau
Chiến lược Thực hiện
- Từng hạng mục chức năng đều có yêu cầu kỹ thuật riêng của chúng,
chẳng hạn như khối nghiên cứu cần có chiều cao thông thủy là 4-5m
(bao gồm trần kỹ thuật 1-2m); khối hội thảo có 250 chỗ ngồi thì chiều
Tính chất
cao trung bình 6-8m; khối trưng bày tùy thuộc vào vật phẩm trưng bày
công trình
mà có thể dao động trên dưới 10m… Các tổ hợp này khi hợp lại sẽ tạo
thành một quy luật bất đối xứng về chiều cao và chiều ngang (yêu cầu
diện tích theo nhiệm vụ thiết kế) trên mặt đứng.
- Dựa theo tiêu chuẩn quy hoạch – xây dựng tỉnh Bình Thuận, yêu cầu
Quy hoạch
đối với xã Hòa Thắng, tỉnh Bắc Bình: Mật độ xây dựng từ 15%-20%,

54 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


tầng cao tối đa 4 tầng. Vì vậy mặt đứng sẽ có xu hướng trải dài theo bề
ngang.
- Với địa hình cồn cát tại khu vực, việc hình thành mặt đứng dựa theo
Địa hình,
khối công trình. Hình khối nên phát triển theo chiều ngang dễ gây cảm
địa mạo
giác ổn định với tâm hình khối gắn liền với mặt đất.
- Như đã phân tích ở phần trên, khu vực tương đối hoang sơ và có tốc
độ gió lớn, vì vậy nếu mặt đứng phát triển theo chiều đứng sẽ tạo cảm
Điều kiện
giác quá mảnh, mất ổn định và dễ tạo cảm giác đổ vỡ. Vì vậy, phát triển
tự nhiên
chiều ngang là hướng ổn định nhất và phù hợp với bối cảnh khu vực
(khí hậu, kiến trúc bản địa…).
- Đối với các phòng hội thảo lớn – nhỏ, thường có xu hướng chồng lên
theo chiều đứng nhằm tiết kiệm diện tích và kết cấu dễ tính toán.
- Đối với các phòng nghiên cứu, chiếm tỉ trọng 50% cơ cấu công năng
xây dựng, vì vậy nếu bố trí theo chiều ngang quá nhiều sẽ không đủ
diện tích. Nên xếp chồng các khối theo tầng để dễ quản lí và tiết kiệm
Dây
đường ống kỹ thuật.
chuyền
- Mặt khác, các khối như hội thảo – trưng bày – thư viện nhằm phục vụ
công năng
công cộng, vì vậy chúng thường có dây chuyền nối liền nhau. Còn khối
nghiên cứu để đảm bảo riêng tư và yên tĩnh, chúng thường tách biệt ra
các khối còn lại. Chính vì tính chất này, trên mặt đứng sẽ tạo ra khoảng
đặc – rỗng và lợi dụng nó làm sân trong (như kiến trúc truyền thống
Chăm) để cải tạo vi khí hậu công trình (thông thoáng, chiếu sáng).
- Hướng nhìn đẹp nhất là ở các góc đường giao nhau (ngã tư, ngã ba…),
Hướng vì vậy để lưu lại ấn tượng kiến trúc, khu vực này nên tạo các điểm nhấn,
nhìn ứng dụng các quy luật vần luật (liên tục – tiệm tiến – giao nhau), tạo ảo
giác, hình khối sắp đặt giúp thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
2.3. Nhận xét
Về hình khối: Với điều kiện khắc nghiệt tại khu vực nên lựa chọn tổ hợp
hình khối hỗn hợp với nhiều diện nhằm tránh ánh sáng mặt trời tác động trực
tiếp – liên tục gây bức xạ, truyền nhiệt lên một mặt. Ngoài ra, hình khối cần
phải mang tính “tĩnh lặng” đúng theo yêu cầu của một Trung tâm nghiên cứu.
Về giải pháp mặt đứng: Áp dụng các giải pháp mang hiệu quả năng
lượng (như vỏ bao che 2 lớp, tích hợp vật liệu cách nhiệt, cách âm hiệu quả, gần
gũi với địa phương). Mặc dù đặc trưng hình khối “tĩnh” nhưng nên vận dụng
các quy luật bố trí vần điệu, chính phụ, đặc rỗng, tỉ lệ để mặt đứng không khô
khan như những loại hình trung tâm nghiên cứu trước đây. Mặt khác, việc thể
hiện mặt đứng hấp dẫn cũng giúp thu hút lượng khách du lịch, nguồn đầu tư
tăng một cách đáng kể.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 55


3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
Trong Trung tâm nghiên cứu có nhiều không gian riêng lẻ để tương trợ cho nhau.
Tuy nhiên ở đây chỉ đưa ra những giải pháp cho các không gian chính trong công
trình phù hợp với điều kiện bán hoang mạc.

3.1. Khối nghiên cứu, thí nghiệm


Các không gian nghiên cứu chính bao gồm những phòng lab, ngoài ra còn có
rất nhiều các phòng xử lí kết quả nghiên cứu (tổ chức dạng văn phòng làm việc). Bên
trong mỗi phòng lab bố trí các máy móc thiết bị, bàn ghế được sắp xếp phục vụ cho
việc nghiên cứu, theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn bố trí cho từng nội dung nghiên
cứu nhất định. (Phụ lục – bảng 4)
Mô-đun tổ chức phòng
Phòng làm việc cá nhân với tiêu chuẩn 16-24m2/phòng /người. Đơn vị làm
việc tạo nên mặt bằng cơ bản hoặc theo mô-đun.
X= chiều rộng mô-đun
Y= chiều dài mô-đun
Lưu ý:
Các mô-đun bố trí liền kề
nhau đảm bảo thông
thoáng, chiếu sáng qua
hành lang giữa. Mỗi khối
nên bố trí ít nhất một cạnh
giáp với bên ngoài công
trình, thông qua một hành
Hình III.3.1.a. Sơ đồ mối quan hệ kích thước các mô-đun phòng thí lang đệm giúp giảm
nghiệm lượng nhiệt vào phòng.

Hình III..3.1.b. Tổ chức không gian module trong khu thí nghiệm

56 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tổ chức kiểu hành lang phù hợp điều kiện bán hoang mạc
Giao thông xoay quanh khu hỗ trợ
- Loại hình thiết kế này bố trí khu hỗ
trợ ở giữa. Khu vực này chủ yếu là các
kho, vì vậy nên tránh tiếp xúc với ánh
nắng trực tiếp.
- Các phòng nghiên cứu đều nhận
được ánh sáng tự nhiên, đảm bảo việc
thí nghiệm.
- Giao thông giữa các phòng thí
nghiệm ngắn gọn, không chồng chéo.
- Các phòng ban quản lí và hội họp có
xu hướng ồn, vì vậy được tổ chức
cách một không gian đệm (hành lang).
- Các lối nhập hàng từ kho và lối vào
khoa đều đi qua hành lang ngoài thông
qua cổng kiểm soát.
- Nhược điểm: Thông thoáng kém,
chiếu sáng kém, đặc biệt là khu vực
kho hỗ trợ.
Giao thông kiểu xuyên phòng
- Khác với loại hình trên ở chỗ hành
lang nằm giữa, hai bên là các khu
phòng hỗ trợ thí nghiệm và nằm cạnh
với phòng thí nghiệm. Cần đi qua khu
vực này mới có thể tiếp cận khu vực
thí nghiệm.
- Khu vực hành lang giữa bí, tuy nhiên
các kho và khu nghiên cứu thông
thoáng. Các phòng nghiên cứu nhận
được ánh sáng tự nhiên mà không tác
động đến các kho.
- Thông gió và chiếu sáng ổn hơn so
với loại trên.
- Nhược điểm: Kho và chất thải đặt
cùng vị trí, ảnh hưởng nhau.
Chú giải:
- Diện tích một cụm tương đương 1100m2.
- Các phòng bên trong khu hỗ trỡ thí nghiệm gồm: Văn phòng, phòng rửa tiệt
trùng, phòng đông lạnh nhiệt cực thấp, phòng dụng cụ, phòng tối, kho đồ.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 57


Chiều cao thông thủy

Hình III.3.1.c. Mặt cắt trích đoạn chiều cao thông thủy trong phòng thí nghiệm (Nguồn: Archdaily)

Dựa theo tiêu chuẩn xây dựng các phòng thí nghiệm trong và ngoài nước, tại
khu vực khí hậu khô nóng, chiều cao thông thủy cho một phòng thí nghiệm nên từ
4m-5m. Trong đó, trần kỹ thuật chiếm 1m-2m, đảm bảo thông gió và chiếu sáng.
Trần kỹ thuật bao gồm: Đèn treo rọi làm việc, các ống kỹ thuật gas và nước,
đường điện, hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
3.2. Khối hội thảo
Không gian hội thảo trong các trung tâm nghiên cứu là nơi diễn ra thường
xuyên các hội thảo tuyên truyền và quảng bá để thu hút đầu tư, ngoài ra còn dành cho
các nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến dự giảng để nâng cao kiến thức.
Diện tích và quy mô không quá lớn (250-400 chỗ) và là nơi diễn ra các cuộc
hợp, phục vụ cho các nhu cầu hội đàm là chủ yếu.
Lưu ý thiết kế
Do khối hội thảo nằm ở vị trí tự nhiên khắc nghiệt (nóng khô), vì vậy việc cách
nhiệt được trở thành vấn đề quan tâm đầu tiên khi thiết kế loại hình khối kín.
Sử dụng các vật liệu cách nhiệt (rơm rạ, tấm xốp, thạch cao…) kết hợp thiết kế
hành lang đệm (lam chống nắng) ngoài khối.
Nên bố trí khu hội thảo ở vị trí tránh tác động tiêu cực nhất từ mặt trời (được
bố trí thấp hơn và ở hướng đổ bóng nắng Tây – Tây Nam của một khối khác có
quy mô to hơn).
Sử dụng hình khối đặc biệt, tạo điểm nhấn công trình. Ngoài ra, khối đa diện
giúp giảm bớt nhiệt lượng bức xạ mặt trời tác động trực tiếp vào công trình
(khối cong, tròn, gấp hình nhiều diện...).
Chú ý đến vi trí, khoảng cách các ghế trong không gian, đảm bảo thông thoáng
và tầm nhìn. Ngoài ra, nên thiết kế điều hòa không khí giúp đảm bảo nhiệt.

58 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Hình III.3.2.a. Tiêu chuẩn bố trí ghế (trái) và bố trí hàng ghế có ít/nhiều hơn 32 ghế (Nguồn: Nguyên lí thiết kế
khán phòng)

Tổ chức mặt bằng trong khối hội thảo


Khán phòng là khu vực kín, vì vậy khu vực này nên bố trí nằm giữa,
bao bọc bởi các khu khác trong khối hội thảo và bố trí các hành lang nằm xung
quanh, giúp cách âm và là lớp đệm không khí hiệu quả.
Khách và diễn giả sẽ tiếp cận khu hội nghị qua sảnh, sau đó đi đến các không
gian hội nghị hoặc khán phòng. Trước mỗi không gian có sảnh nghỉ, nối liền với khu
phục vụ hội nghị để đáp ứng các nhu cầu cá nhân (ăn uống, giải khát) của khách mời.

Hình III.3.2.b. Sơ đồ dây chuyền khối hội thảo

3.3. Khối trưng bày


Không gian này thường sử dụng với để trưng bày các ấn phẩm, kết quả nghiên
cứu khoa học thành công với mục đích tuyên truyền và thu hút nguồn vốn đầu tư.
Không quá đặt nặng vấn đề tạo ra ấn tượng và bao hàm ẩn ý sâu xa như các viện bảo
tàng. Vì vậy, mặc dù vẫn sử dụng cách bố trí các mẫu vật, bố cục không gian tương tự
nhưng tổ chức đơn giản hơn. Chủ yếu là trưng bày sách báo, tranh ảnh, các mẫu vật
và các mô hình nghiên cứu là chính.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 59


Dây chuyền công năng
Kết hợp với tổ chức cảnh quan, nên bố trí các lõi thông tầng vào bên trong giúp
cải thiện vi khí hậu và đảm bảo thông thoáng, chiếu sáng.
Tổ chức ngắn gọn, mạch lạc. Từ sảnh chính công trình, đi qua sảnh khánh tiết
và đi theo một dây chuyền khép kín tham quan, cuối cùng quay lại khu lưu niệm (giới
thiệu sản phẩm) và sau cùng quay lại sảnh.

Hình III.3.3.a. Sơ đồ dây chuyền khối trưng bày


Chiếu sáng cho không gian trưng bày
Ánh sáng là một vấn đề đáng quan tâm trong khu trưng bày. Cần thiết kế cũng
như sử dụng nguồn sáng một cách hiệu quả: Tổ chức ánh sáng nhân tạo với điểm nhấn
và màu sắc đèn vừa đủ, không quá gắt và tạo cảm giác nóng nực với một khu vực
khắc nghiệt như Bình Thuận; Tổ chức ánh sáng tự nhiên khôn khéo, lợi dụng các tia
tán xạ, khúc xạ, không chiếu thẳng ánh sáng tự nhiên vào các mẫu vật, mô hình…
cũng như là nội thất.
Chiếu sáng tự nhiên Chiếu sáng nhân tạo
- Chiếu sáng bằng hai cách: - Cường độ màu sắc ánh sáng: Với độ
Lấy sáng từ trên mái giúp trách tác bức xạ ánh sáng gắt tại đây, nên sử dụng
động trực tiếp đến các mẫu vật, các đèn có độ sáng từ 5000K – 6500K,
ánh sáng tỏa đều không có điểm phổ màu trắng – xanh, không nên sử
nhấn và cường độ ánh sáng dụng các loại đèn có mức từ 4000K trở
khuếch tán nên không quá gắt. xuống, gây cảm giác nóng nực (vàng ấm
Lấy sáng từ cửa sổ bên kết hợp – cam).
với cảnh quan tạo sự hấp dẫn hiệu - Mức độ bố trí đèn: Bố trí vừa phải, tại
quả. Tuy nhiên, thiết kế lấy sáng các điểm nhấn (mẫu vật, mô hình), cùng

60 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


theo loại hình này phải tránh tác với các đèn trần (sử dụng vào ban đêm).
động ánh nắng trực tiếp từ mặt trời - Các thể loại chiếu sáng nhân tạo phù
vào mẫu vật, mô hình… Thông hợp với điều kiện tự nhiên: Chiếu sáng
thường, thiết kế sử dụng ánh sáng tập trung (tại các khu vực cần nhấn mạnh
này cần phải tích hợp với hành ý nghĩa); Chiếu sáng khuếch tán (ánh
lang đệm trước cửa sổ, hiên có sáng từ trần – chỉ dùng vào ban đêm);
phần vắt chéo và tổ chức các hệ Chiếu sáng tự nhiên kết hợp nhân tạo
thống lam tránh nắng. khuếch tán (tần suất ánh sáng lan tỏa tự
nhiên, không quá gắt, lượng ánh sáng
nhân tạo giảm bớt giúp tiết kiệm năng
lượng).

Hình III.3.3.b. Lấy sáng từ mái (Nguồn: archdaily)

Hình III.3.3.d. Bố trí ánh sáng khuếch tán từ trần


(Nguồn: Pinterest)

Hình III.3.3.c. Chiếu sáng từ cửa số (Nguồn: Hình III.3.3.e. Chiếu sáng tự nhiên kết hợp ánh sáng
archdaily) khuếch tán (Nguồn: Pinterest)
4. Giải pháp kỹ thuật
Để đạt hiệu quả năng lượng công trình, cần đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm
tăng hiệu quả công trình.

4.1. Giải pháp chiếu sáng không gian thí nghiệm


Trong giải pháp này ta cần quan tâm đến hai loại ánh sáng tác động đến môi
trường nghiên cứu: Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 61


Ánh sáng tự nhiên
Giải Đặc điểm thiết kế phù hợp với điều kiện bán hoang mạc
pháp
Hình thức này thường thấy trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, với
Ánh sáng
điều kiện ánh sáng tại bán hoang mạc, hình thức này cần phải thiết kế
từ cửa sổ
thêm dãy hành lang tích hợp lam chống nắng để ánh sáng tiếp cận bên
bên kết
trong một cách gián tiếp, khoảng cách giữa cửa sổ và hành lang tạo nên
hợp hành
không gian đệm, lớp không khí đối lưu giúp hạn chế nhiệt lượng vào
lang
trong.
Ánh sáng Áp dụng cho các hình khối phân tán hoặc hỗn hợp, lấy ánh sáng tự nhiên
khuếch một cách hiệu quả và gián tiếp. Ngoài ra còn tạo được cảnh quan bên
tán từ trong.
khu vực Ánh sáng từ lỗ thông tầng sẽ khuếch tán vào bên trong các không gian
thông phòng mà không chiếu trực tiếp như hình thức cửa sổ bên, giúp tránh ảnh
tầng hưởng đến các kết quả thí nghiệm.
Lưu ý:
Với việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, các bàn thí nghiệm bố trí gần cửa sổ cần
quan tâm đến hướng xoay, cạnh dài của bàn không nên song song mà phải vuông góc
với cửa sổ, tránh ánh sáng rọi trực tiếp vào thí nghiệm gây chói.

Hình III.4.1. Bố trí đèn rọi vuông góc với bàn làm việc (Nguồn: Potech)

Ánh sáng nhân tạo


Để đáp ứng đều kiện vệ sinh cũng như độ sáng tại các phòng thí nghiệm, các
đèn sử dụng trong phòng đều bắt buộc phải có chỉ số từ 6500K trở lên, phổ màu này
sẽ tạo nên cảm giác sạch sẽ trong không gian nghiên cứu và người sử dụng cũng
không sẽ mắc chứng thiếu tập trung như phổ màu đèn màu ấm (<5500K).

62 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Giải Đặc điểm thiết kế phù hợp với điều kiện bán hoang mạc
pháp
Sử dụng dạng đèn ô vuông hoặc chữ nhật, bố trí song song hoặc chéo
kiểu ca-rô, không được sử dụng các loại đèn mắt ếch, đèn spotlight, đèn
Ánh sáng ray…
đèn trần Phổ màu đèn không được sử dụng các loại dưới 5500K. Nên sử dụng ánh
sáng trắng hoặc xanh có cường độ 6500K để đảm bảo điều kiện ánh sáng
nghiên cứu, ban đêm có thể giảm cường độ còn 6000K.
Theo TCVN, ánh sáng đèn rọi trong các văn phòng, phòng thí nghiệm cần
Ánh sáng đạt đến 500lux. Tuy nhiên, xét về mức độ ánh sáng tại khu vực nghiên
đèn rọi cứu có thể giảm xuống còn 300-350lux để đảm bảo hiệu năng làm việc
bán thí hiệu quả, không quả chói cũng như tiết kiệm năng lượng công trình.
nghiệm Đèn rọi cần bố trí hướng ánh sáng chiếu vuông góc với mặt bàn làm việc.
Khoảng cách giữa đèn và mặt bàn là 1200-1500mm.
Giải pháp chiếu sáng thông minh (Smart Lighting)
Ngoài các giải pháp chiếu sáng trên, ngày nay các Cơ sở y tế, cao ốc văn phòng,
Trung tâm nghiên cứu,… trên thế giới đang hướng đến một giải pháp chiếu sáng mới
là giải pháp chiếu sáng thông minh cục bộ - tiết kiệm nguồn điện và sử dụng hiệu
quả là vấn đề cần quan tâm và áp dụng vào thiết kế.
Giải pháp này có thể quản lý và sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm một cách
đáng kể, với điều kiện khí hậu cũng như cơ sở hạ tầng tại khu vực, nó giúp thu
hoạch ánh sáng ban ngày (đặc biệt phù hợp với số giờ nắng cao trong khu vực), giảm
dần lượng sáng theo mức độ ánh sáng tự nhiên và tắt khi không sử dụng hoặc ngoài
giờ làm việc.
4.2. Giải pháp thông gió không gian thí nghiệm
Bên trong các khoa nghiên cứu thường có các phòng thí nghiệm chịu nhiệt độ
cao, đặc biệt với khí hậu nóng khô tại đây, việc thông gió trong phòng thí nghiệm có
sức quan trọng tuyệt đối. Theo TCVN, nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm phải
luôn nằm ở mức dao động khoảng 26oC. Với tần suất gió thổi và tốc độ cao kèm
theo tính hoang sơ trong khu vực, gió là nguồn tài nguyên đáng kể có thể ứng dụng
vào thiết kế thông gió cho công trình.
Để cải thiện chất lượng gió nóng khô, gió Lào trong khu vực, không chỉ thiết
kế mỗi thông gió mà cần chú ý đến việc thiết kế cảnh quan xanh (hồ nước, bàu…)
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 63
hoặc hệ thống lam phun sương giúp tạo ẩm cho luồng gió vào công trình. Một số
giải pháp thông gió đáp ứng tiêu chí “thiết kế xanh” phù hợp với khí hậu khu vực
này gồm:
Giải pháp Đặc điểm phù hợp với điều kiện bán hoang mạc
- Sử dụng các hệ thống cửa sổ bên thông gió trong phòng thí nghiệm.
Thông gió
Cửa sổ lệch chiều cao giúp luồng gió đi sâu (chiều ngang và dọc) tạo
tự nhiên
luồng không khí lưu chuyển khắp phòng.
Thông gió - Sử dụng các hệ thống điều hòa cục bộ, điều hòa không khí trung tâm
cưỡng giúp duy trì nhiệt độ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đây là giải pháp không
bức hướng đến tiêu chí “thiết kế xanh” vì sử dụng năng lượng tốn kém.
- Tận dụng sự chênh lệch mật độ không khí trong các phòng: Phần khí
Thông gió
nóng và khô sẽ nhẹ hơn nên bốc lên cao, ngược lại phần không khí lạnh
bởi áp lực
và ẩm sẽ chìm xuống dưới công trình, cần thiết lập các cửa sổ, cửa để
nhiệt
không khí đẩy ra ngoài công trình.
- Bên trong các dãy khoa thí nghiệm nên bố trí các giếng trời, tạo vi khí
Giải pháp
hậu. Luồng gió thông từ cửa sổ vào khoảng thông tầng và thoát ra từ mái
giếng trời
hoặc thông tiếp sang các dãy phòng thí nghiệm khác.
- Lợi dụng sự chênh lệch tốc độ gió, không khí chuyển động càng nhanh
Giải pháp
thì áp suất càng thấp. Không khí càng ở cao và xa mặt đất thì càng ít bị
hiệu ứng
cản trở bởi cây cối và công trình, do đó gió thổi trên mái nhà có ấp suất
Bernoulli
thấp hơn tạo ra áp lực âm và có thể giúp hút khí tươi qua công trình.

Hình III.4.2.a. Giải pháp thông gió tự nhiên thông qua hành lang, hệ thống sân cảnh quan và mái thông gió
(Nguồn: Greentiles)

64 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Hình III.4.2.b. Giải pháp thông gió tự nhiên thông qua khoảng thông tầng và cảnh quan trong công trình
(Nguồn: Tác giả)

4.3. Giải pháp tiết kiệm nước công trình


Vấn đề khan hiếm nước, nguồn nước bị nhiễm mặn, chất thải từ các mỏ khai
khoáng, hiện tường sa mạc hóa là vấn đề quan tâm hàng đầu tại Bình Thuận. Để đảm
bảo tiêu chí công trình xanh, cần thiết kế các hệ thống thu nước, tái sử dụng và tiết
kiệm nước cho công trình.
Giải pháp Đặc điểm
- Sử dụng hệ thống thu nước trên mái qua các bể thu, lượng nước
này sẽ lưu trữ trên mái giúp giảm nhiệt cho công trình, sau đó sẽ
chuyển vào hệ thống thiết bị lọc nước và được tận dụng cho mùa
Thu nước trên
hè. Các lượng nước sau khi thu sẽ thông qua hệ thống xử lý sẽ
mái
chuyển theo hai hướng: Một là sử dụng cho các hệ thống thiết bị
vệ sinh, hai là sử dụng làm hệ thống tưới nước cho cây thông qua
các bộ xử lý vòi phun tưới tự động.
- Hiện nay có các hệ thống thiết bị giúp tiết kiệm nguồn nước
Sử dụng thiết bị
sạch một cách hiệu quả, giảm đến 40% lượng nước sử dụng trong
tiết kiệm nước
công trình.
- Diện tích sân vườn, quảng trường có độ dốc nhất định sẽ tạo ra
Thu nước sân nguồn thu nước một cách đáng kể. Bố trí các mương thu nước
vườn nước bao bọc quanh sân và lượng nước được thu vào bể lọc
chung từ nước mái.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 65


Hình III.4.3.a. Giải pháp thu nước mưa và tái sử dụng trên mái(Nguồn: thphuongnguyen) và hệ thống thu nước
mưa qua bể lọc và tái sử dụng thông qua hệ thống phun tưới tự động (Nguồn: Tác giả)

Hình III.4.3.b. Sơ đồ thể hiện chu trình tái sử dụng nước mưa (Nguồn: Tác giả)

4.4. Giải pháp tổ chức đường ống kỹ thuật


Việc thiết kế một Trung tâm nghiên cứu cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đường
ống kỹ thuật phục vụ cho việc thí nghiệm.
Hệ thống kỹ thuật của một công trình vô cùng phức tạp, bao gồm các nhóm loại
đường ống sau:

66 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Để đảm bảo tiêu chí thẩm mỹ và khoa học, các hệ thống sau được xử lý theo
các cách: Hệ thống kỹ thuật bố trí trên tường (có ốp trần thạch cao hoặc không ốp
trần) và hệ thống kỹ thuật bố trí dưới sàn (sàn kỹ thuật).
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
Hệ thống kỹ - Mang hiệu quả thẩm mỹ, việc ốp - Khó bảo dưỡng.
thuật bố trí trần thạch cao mang lại hiệu quả - Hệ thống điện bố trí trên
trên trần (có cách nhiệt một cách đáng kể. tường.
ốp thạch - Chống rỉ sét đường ống kỹ thuật.
cao)
- Tiết kiệm kinh phí. - Với điều kiện tại khu vực, sức
Hệ thống kỹ
- Dễ sửa chữa. gió mạnh và dễ mang cát vào
thuật bố trí
- Việc để lộ hệ thống giúp đường công trình. Việc bố trí hệ thống
trên trần
ống không phải chống chọi với trần kỹ thuật không ốp trần
(không ốp
điều kiện khắc nghiệt tại khu vực. thạch cao sẽ dễ ảnh hưởng đến
trần thạch
đường ống, dễ mang gió bụi
cao)
vào.
- Giải pháp mới trong thiết kế, việc - Khó bảo dưỡng.
sử dụng các loại sàn kỹ thuật giúp - Hệ thống kỹ thuật các tầng
các loại đường ống trong gọn gàng phải thiết kế phù hợp với hệ
hơn, mang lại hiệu quả thẩm mỹ. thống nâng.
- Chống rỉ sét các đường ống (đặc
Sàn kỹ thuật biệt quan trọng vì khu vực nằm ven
biển, gió từ biển có bị nhiễm mặn).
- Tổ chức mạng lưới ổ cắm điện dễ
dàng hơn, có thể bố trí tại sàn hoặc
nối qua các bàn thí nghiệm. Giúp
rút ngắn khoảng cách dây.
5. Giải pháp vật liệu, màu sắc nội – ngoại thất vùng bán hoang
mạc
Để hoàn thiện một công trình cần phải quan tâm đến vấn đề vật liệu và màu sắc.
Đối với vật liệu và màu sắc tại khu vực bán hoang mạc, cần nghiên cứu các loại có
chứng chỉ “xanh”, giúp giảm chất thải CO2, VOC… cho công trình.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 67


5.1. Giải pháp vật liệu
Để đảm bảo hiệu năng công trình, vật liệu sử dụng phải hướng đến “vật liệu
xanh”, quán tính nhiệt(29) cao phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực có khí
hậu nhiều nắng ít mưa, ngoài ra còn phù hợp với hình thái kiến trúc bản địa khu
vực.
Vật liệu xây dựng nên hạn chế “thép” vì khu vực xây dựng gần biển, gió từ biển
tác động vào công trình bị nhiễm mặn và có thể gây ra hiện tượng rỉ sét, ăn mòn kết
cấu vật liệu.
Thể loại Vật liệu xanh Đặc điểm
Vật liệu sử dụng bụi thép tạo ra sản phẩm có độ cứng
như bê tông. Hấp thụ CO2 trong quá trình khô và
Ferrok
cứng. Ngoài ra còn tái sử dụng phế thái của các
ngành sản xuất khác như thép và thủy tinh.
Chịu tải ngang tốt với sức gió trong khu vực, có chức
Tường 2 lớp năng cách nhiệt – lượng nhiệt bên ngoài lớp vỏ được
cách nhiệt hấp thụ qua lớp đệm không khí và giảm nhiệt đi vào
Lớp bao che bên trong.
Vật liệu dễ tìm trong khu vực, mang hình thức kiến
Tường ốp
trúc bản địa và có tác dụng cách nhiệt rất tốt. Tuy
rơm-rạ
nhiên, loại vật liệu này dễ gây cháy.
Bề mặt kính được phủ hợp chất giảm nhiệt, làm
chậm quá trình hấp thụ và phát tán nhiệt, phản xạ lại
Kính Low-E ánh sáng mặt trời. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu âm
tốt, chống ồn.
Tấm thạch Tải trọng nhẹ, cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.
Trần
cao
Sàn bê tông Sản xuất từ tro bay (vật liệu có sẵn tại địa phương)
xanh “Green cùng với bê tông tái chế và sợi nhôm, độ bền vũng
mix” cao. Cách nhiệt rất tốt và dễ dàng tái chế.
Sàn
Vật liệu truyền thống và đến nay vẫn phổ biến, giảm
Đất nện phát thải CO2 cao, khả năng cách nhiệt tốt và độ bền
cao.
Cấu trúc PIR ở giữa, 2 lớp ngoài là bê tông mỏng
chống nước, chống nóng hiệu quả, rất phù hợp với
Tấm gạch mát
điều kiện bức xạ mặt trời và số giờ nắng cao tại khu
Mái vực.
Tải trọng nhẹ và dễ dàng tạo hình, với đặc điểm màu
Bê tông cốt
sắc phù hợp với cảnh quan xung quanh (trắng hoặc
sợi thủy tinh
vàng cát).
Bê tông thực Tạo điều kiện cho các thảm thực vật sinh trưởng trên
Cảnh quan
vật các lối đi bộ, vỉa hè, giảm bê tông hóa.
Vật liệu nội Vật liệu địa phương và có độ bền chắc cao, sinh
Tre
thất trưởng nhanh. Có độ uốn dẻo tốt.

68 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Dễ tìm và xây dựng, độ bền chắc cao. Đây cũng là
Gỗ vật liệu nội thất mà các Trung tâm nghiên cứu hiện
nay ưa dùng.

Hình III.5.1. Vật liệu Ferrock và Bê tông thực vật lát sân cảnh quan (Nguồn: Tác giả)

5.2. Giải pháp màu sắc


Theo tiêu chuẩn thiết kế các phòng thí nghiệm, màu sắc sử dụng trong không gian
này phải sử dụng tông màu trung tính sáng (trắng – xám trắng), giúp đảm bảo điều
kiện trong phòng thí nghiệm trông sạch sẽ,
dễ quan sát, ngoài ra đây còn là tông màu
giúp người sử dụng tăng tính tập trung cao
hơn. Không nên sử dụng các loại màu tối
(đen – xám), vì sẽ tăng tính hấp thu nhiệt.
Tuy nhiên, trong phòng vẫn có thể sử
dụng các màu sắc điểm nhấn tại một số khu
vực như khu rửa, các hệ thống tủ… Do đặc
tính khí hậu khu vực nóng gắt, cảnh quan
xung quanh hoang sơ và địa hình cồn cát
(vàng – đỏ - trắng), vì vậy các màu nhấn
này cần sử dụng màu gợi cảm giác tươi
mát, dễ chịu, tương phản và bổ trợ cho màu Hình III.5.2 Bảng màu trung tính phòng thí
nghiệm (Nguồn: An Cường)
cảnh quan xung quanh công trình (Các tông
màu xanh dương – xanh lá, tạo hiệu ứng nhiệt đới).
Hạn chế phát thải VOC(30)
Sơn nước – Sử dụng các loại đạt chứng nhận Xanh bởi hàm lượng VOCs, chì
hay thủy ngân…
Đối với ngoại thất – Các loại sơn phải đảm bảo cách nhiệt cao, chống
nước và tình trạng bong tróc, ẩm mốc.
Đối với nội thất – Sử dụng các loại sơn mịn, chống reo mốc.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 69


6. Giải pháp kết cấu công trình
Khi xây dựng công trình tại khu vực khí hậu khắc nghiệt hay địa hình cồn cát tại
bán hoang mạc cần quan tâm xử lý các vấn đề sau: Kết cấu công trình, móng công
trình, nền khu đất xây dựng.
Tuy nhiên, với thiết kế kiến trúc, ta chỉ quan tâm hai hướng là kết cấu công trình
và nền đất xây dựng.
6.1. Giải pháp kết cấu phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng bán
hoang mạc
Khi thiết kế bất kì công trình nào cũng cần lựa chọn kết cấu phù hợp với tính
chất công trình, điều kiện kinh tế và tự nhiên khu vực. Với thể loại công trình Trung
tâm nghiên cứu, khi thiết kế cần quan tâm các loại kết cấu có khẩu độ phù hợp với các
mô-đun phòng nghiên cứu, ngoài ra kết cấu cần đảm bảo phù hợp với điều kiện khí
hậu (ít mưa nhiều nắng), cảnh quan (kiến trúc bản địa), địa hình (cấu trúc đất).
Dựa vào chương II, có 3 loại kết cấu đáp ứng điều kiện tại bán hoang mạc và
khẩu độ phù hợp với mô-đun nghiên cứu.

Giải pháp kết cấu Đặc điểm


Nhịp linh hoạt, phù hợp với các mô-đun phòng thí nghiệm. Có
đặc điểm giống hệt kết cấu khung thép nhưng được làm từ hỗn
Khung composite hợp vật liệu composite, vì vậy không dễ bị ăn mòn (do tính chất
khu vực gần biển và gió nhiễm mặn), tạo hình dễ dàng và chịu
tải trọng tốt.
Phù hợp với kiến trúc bản địa cũng như điều kiện tự nhiên khu
Khung bê tông cốt vực bán hoang mạc, nhịp linh hoạt, đáp ứng mọi khẩu độ mô-
thép đun và chịu được tải trọng đứng-ngang lớn. Tuy nhiên khó tạo
hình và không thể tái chế khi không sử dụng.
Với kết cấu nhẹ và dễ tạo hình, phù hợp với từng khẩu độ phòng
thí nghiệm. Truyền tải trọng theo phương ngang và đứng, vì vậy
Giàn không gian tải trọng truyền xuống móng nhẹ (với địa hình cồn cát có độ tơi
mỏng và khó bám dính, việc tải trọng móng nhẹ sẽ giúp công
trình bền vững). Loại kết cấu này khi không sử dụng có thể tái
sử dụng được, đáp ứng tiêu chí công trình xanh.

70 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


6.2. Giải pháp gia cố nền đất cồn cát
Cát tại khu vực nghiên cứu được chia làm hai loại là: Cát trắng và cát đỏ.
Với cát trắng, đây là loại có độ mỏng và tơi, kết cấu rời hạt, rất ít chất keo vì
vậy khó bám dính, khi chịu tải trọng thì chuyển sang trạng thái “chảy” về các hướng
khác (lực ma sát kém), vì vậy khó định hình bền vững. Với cát đỏ, loại này có thành
phần kết cấu bền chắc hơn so với cát trắng, hạt sét to hơn và không tơi mỏng, độ sệt
lớn, đất sét mềm dễ bị lún sâu so với mức tính toán chịu tải.
Các kết cấu vừa nêu ở mục 6.1 là các loại kết cấu xây dựng trên nền đất bền
chắc. Vì vậy, khi áp dụng các loại kết cấu đó xây dựng trên nền đất yếu (cồn cát) cần
phải có biện pháp gia cố nền đất phù hợp địa hình. Các biện pháp khắc phục và giúp
tăng sức chịu tải của nền đất cát: Giảm hệ số rỗng, giảm tính lún (cát chảy), tăng
cường độ chống cắt của đất(31).
Tùy vào khu đất xây dựng trên cát trắng hoặc cát đỏ mà ta lựa chọn các giải
pháp gia cố nền như sau:

Giải pháp Đặc điểm


Được đầm chặt hơn so với giếng cát, tăng độ chịu tải và
giảm độ lún, cát chảy của đất. Độ dài của ống sâu đến
Xử lý bằng cọc cát 25m, phù hợp với diện tích tầng cát dày. Các ống sử
dụng đóng cọc bằng thép, tương đối cứng và ít ma sát
với nền.
Gia tải tốt, đầm chặt mặt nền. Tuy nhiên, giải pháp này
Xử lý bằng đệm cát chỉ được áp dụng khi nền đất yếu dày dưới 3m, nếu trên
3m nên sử dụng giải pháp cọc cát.
Giải pháp này giúp tăng cường độ chống cắt của đất,
Đầm chặt lớp đất mặt tránh tổn thương mô đất, tận dụng nền đất thiên nhiên
để đặt móng và giảm khối lượng đào đắp.
Dùng hiệu quả với mặt đất có độ bùn sét pha dẻo, cát
Gia tải nén trước pha bão hòa nước (cát đỏ), giúp tăng sức chịu tải đất và
tăng nhanh độ lún ổn định theo thời gian.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 71


7. Giải pháp thiết kế cảnh quan
7.1. Giải pháp cảnh quan phù hợp Trung tâm nghiên cứu vùng bán
hoang mạc
Công trình nằm trên khu vực bán hoang mạc, vì vậy tư tưởng thiết kế cần nhấn
mạnh việc bắt nguồn và trải nghiệm địa điểm, quan tâm đến vấn đề hòa nhập với cảnh
quan xung quanh (cây trồng ưa thời tiết khô hạn, hồ nước cải thiện vi khí hậu…),
ngoài ra cần lựa chọn những loại hình hợp với đặc điểm công trình (nhất thể hóa kiến
trúc và cảnh quan).
Khu đất xây dựng là khu vực không có thảm thực vật phát triển, vì vậy vấn đề
đặt ra là phải thiết kế một hệ sinh thái phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên (đặc
biệt là nước – sử dụng các loại cây ít cần tưới, chịu khô hạn), phương diện thị giác, tỷ
lệ, màu sắc, đường nét.

Giải pháp bố trí cây xanh


Trong một tổng thể cần ba lớp cây theo chiều ngang. Sự thiếu mặt một trong ba
lớp cây theo chiều ngang tạo ra cảm giác khác nhau về không gian.

Hình III.7.2. Bố trí lớp không gian cây xanh (Nguồn: Lê Gia Bảo)

72 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chiến lược “sân vườn tiết kiệm năng lượng”

7.2. Giải pháp xử lý nền đất


Với tính đa dạng, địa hình bất định và thường xuyên thay đổi như cồn cát, cần
có những biện pháp xử lý nền đất phù hợp với cảnh quan lúc lõm lúc lồi. Việc thay
đổi độ cao nền đất một cách đột ngột hoặc tạo ra các bậc cấp sẽ gián tiếp tạo ra sự
ngăn cách giữa các không gian.

Hình III.7.2.a. Xử lý khoảng không gian nền đất cảnh quan (Nguồn: Lê Gia Bảo)
Dựa vào các hướng xử lý đất nền, có thể ứng dụng 3 cách tạo ra cảnh quan phù
hợp với điều kiện địa hình khu vực: Dạng theo địa hình tự nhiên, dạng san phẳng và
dạng bán tự nhiên.
Dạng theo địa hình tự nhiên: Dựa theo địa hình cồn cát, không tác
động hay ảnh hưởng đến mô đất. Tạo các trục cảnh quan theo đường
cong có sẵn. Tuy nhiên nếu đụn cát quá cao cần phải có hướng xử lý
theo dạng bán tự nhiên nhằm tránh tầm nhìn cảnh quan bị khuất.

Hình III.7.2.b. Xử lý nền đất phù hợp với dạng địa hình cồn cát (Nguồn: Tác giả)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 73


Dạng san phẳng: Thay đổi hoàn toàn cốt cao độ đất nền, cảnh quan xử
lý theo hướng tác động mạnh. Với giải pháp này, việc thiết kế sẽ dễ
dàng hơn mà không cần quan tâm đến kết cấu, tuy nhiên gây ảnh hưởng
nặng nề và chưa đạt yêu cầu công trình phù hợp với cảnh quan tự nhiên
(địa hình).

Hình III.7.2.c. Xử lý nền đất bằng cách san phẳng địa hình (Nguồn: Tác giả)

Dạng bán tự nhiên: Thay đổi một phần cốt cao độ tại một số vị trí (đặc
biệt là các khu vực có đụn cát cao quá 45o – vượt quá tầm nhìn con
người) nhằm đáp ứng điều kiện thiết kế. Ứng xử linh hoạt với các vị trí
đất nâng hoặc đất lõm.

Hình III.7.2.d. Xử lý nền đất theo dạng bán tự nhiên (Nguồn: Tác giả)

8. Các chiến lược thiết kế kiến trúc “xanh” phù hợp với thể
loại công trình
Dựa theo tiêu chuẩn LEED dành cho công trình công cộng, để thiết kế một
công trình “xanh” cần phải đáp ứng các điều kiện: Vị trí khu đất phù hợp thể loại
công trình, hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu xây dựng, cây xanh.
Vị trí khu đất phù hợp thể loại công trình: Khu đất và công trình có
mối quan hệ cộng sinh, tác động và bổ trợ lẫn nhau, giúp phát triển khu
vực. Với việc thiết kế thể loại Trung tâm nghiên cứu, công trình phải đặt
ở vị trí xa khu dân cư (tránh ảnh hưởng) và phải đạt nhiệm vụ phát triển

74 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


mô đất (đất có sức sống hơn và không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “sa
mạc hóa”).
Hiệu quả năng lượng: Nằm tại khu vực khô hạn và nắng gắt, vì vậy
cần thiết kế vỏ công trình hợp với điều kiện chiếu sáng và hướng nắng
khu vực. Ưu tiên sử dụng các loại pin năng lượng mặt trời (trên mái,
tường hoặc kính) giúp tiết kiệm nguồn điện hiệu quả. Ngoài ra, nên sử
dụng các loại lam che nắng tự động, có thể điều chỉnh hướng xoay hiệu
quả giúp ánh nắng không thể tác động trực tiếp vào bên trong công
trình. Lớp lam che nắng này còn có thể tích hợp lớp cây xanh trước khi
ánh sáng tác động vào bên trong, tạo ra một khoảng đệm không khí.

Hình III.8.a. Lam tránh nắng kết hợp khoảng đệm cây xanh – Với ánh sáng dịu, lam tự động xoay giúp cây
quang hợp (trái) và với ánh sáng gắt, lam xoay hướng vuông góc giúp ánh sáng khuếch tán (phải) (Nguồn: Tác
giả)

Hình III.8.b. Chi tiết lam tránh nắng tự động (Nguồn: Tác giả)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 75


Tài nguyên nước: Sử dụng các biện pháp thu nước mưa trên mái và thu
nước mưa trên sân vườn. Tích tụ chúng và sau đó khai thác chúng vào
việc tưới tiêu, vệ sinh.

Hình III.8.c. Cách thu nước mưa bằng cách xử lý sàn cảnh quan dốc về phiễu thu (Nguồn: Huỳnh Minh Tân)

Vật liệu xây dựng: Ứng dụng các loại vật liệu bản địa, thân thiện với
môi trường (gỗ, rơm, tre…) và các loại vật liệu mới – “xanh”, có hiệu
ứng phát thải CO2 thấp và ít hấp thụ nhiệt.
Cây xanh: Trồng các loại cây hợp với khu vực, các loại cây chịu khô
hạn tốt (xương rồng) hoặc cây ăn quả. Ngoài ra, sử dụng giải pháp “mái
xanh” góp phần cải thiện chất lượng nhiệt bên trong công trình nhưng
cần lưu ý xử lý chống thấm tốt, thoát nước mưa tốt.

Hình III.8.d. Chiến lược “thiết kế xanh” giúp cải thiện chất lượng công trình hiệu quả, phù hợp tiêu chuẩn
LEED (Nguồn: Sustentarqui)

76 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


76 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Kết luận
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Mở đầu cho bài nghiên cứu là lí do tại sao cần phải thiết kế Trung tâm nghiên
cứu địa chất tại khu vực địa hình cồn cát Duyên hải Nam Trung Bộ, cụ thể là tại Bình
Thuận. Ở phần này cho thấy mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cũng như phương pháp
và nội dung nghiên cứu đã chọn cho bài mình.
Chương I là một sự tổng hợp, phân tích về các thể loại công trình Trung tâm
nghiên cứu và nhìn nhận xu hướng thiết kế kiến trúc bản địa tại khu vực, đánh
giá những điểm quan trọng cũng như hạn chế chưa có của kiến trúc cùng với
việc tham khảo các loại hình, phương pháp mà các kiến trúc sư trên thế giới đã
và đang làm. Từ đó rút ra những cơ sở khoa học để thiết kế công trình.
Chương II là cơ sở khoa học để xây dựng phương án thiết kế Trung tâm
nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực bán hoang mạc. Nghiên
cứu kĩ lưỡng về các tiêu chuẩn xây dựng, nguyên lí thiết kế trong và ngoài
nước về hạng mục công trình Trung tâm nghiên cứu. Tuân thủ chúng và thiết
kế phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, cảnh quan khu vực, từ đó xây dựng
và đưa ra những không gian – chức năng phù hợp với thiết kế.
Chương III là phần nghiên cứu chuyên sâu về không gian kiến trúc cũng như
xây dựng không gian cảnh quan cho công trình. Dựa trên các cơ sở và tiền lệ từ
chương I và chương II cùng với việc cập nhật và áp dụng xu hướng thiết kế
hiện đại – “thiết kế xanh” giúp cải thiện vi khí hậu công trình. Phương án thiết
kế tuân thủ các quy tắc xây dựng, hiệu quả năng lượng công trình, không gian
thẩm mỹ và linh hoạt - phù hợp với điều kiện bán hoang mạc.
Đánh giá
Qua các nghiên cứu và phân tích giúp ta nhận định chính xác về loại hình
Trung tâm nghiên cứu. Nhận định về xu hướng thiết kế trên thế giới cũng như các cơ
sở thiết kế tiền lệ của kiến trúc bản địa khu vực, từ đó áp dụng chúng vào thiết kế.
Đưa ra các cơ sở đánh giá - lựa chọn khu đất xây dựng hợp lí, thiết kế không
gian nghiên cứu phù hợp với điều kiện tự nhiên, cảnh quan, địa hình khu vực, cũng
như các ảnh hưởng tự nhiên, thiên tai đang tác động đến công trình.
Ứng dụng các giải pháp thiết kế “xanh” giúp công trình tăng hiệu quả năng
lượng – bước đầu xây dựng ý tưởng thiết kế.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 77


2. Đề xuất
Qua những tài liệu và nội dung nghiên cứu, đề xuất giải pháp mới về thiết kế
Trung tâm nghiên cứu mới, hiện đại và phù hợp với khu vực bán hoang mạc, bên cạnh
đó còn mang bản sắc địa phương. Đảm bảo đầy đủ công năng, giao thông rõ ràng,
hiệu quả thẩm mỹ và năng lượng.
Khu đất xây dựng nằm tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận – đây là ranh giới giao giữa hai loại đất: cát trắng và cát đỏ. Phù
hợp xây dựng một Trung tâm nghiên cứu.
Công trình nên nằm tại khu vực có cảnh quan ao hồ, bàu nước tự nhiên
giúp cải thiện vi khí hậu, mang hơi ẩm vào công trình. Mở hướng chính
về Nam – Đông Nam, tránh hướng Tây – Tây Nam (dựa theo biểu đồ
bức xạ mặt trời).
Kết cấu xây dựng lựa chọn giải pháp bền vững, phù hợp với khu vực,
không nên sử dụng hệ khung thép. Chiều cao thông thủy một tầng là 4m
và không xây quá 4 tầng (theo quy hoạch và theo điều kiện khí hậu –
sức gió khu vực lớn).
Không gian nội thất các phòng nghiên cứu bố trí theo mô-đun, sử dụng
giải pháp hành lang bên tạo lớp đệm không khí, tránh nắng trực tiếp vào
khu nghiên cứu.
Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới (lam tự động, giải pháp thu
nước mưa, hệ thống phun nước, pin năng lượng mặt trời…) và giải pháp
thiết kế thụ động cải thiện vi khí hậu (mái xanh, thông tầng cây
xanh…).
Bố cục mặt bằng, hình khối thiết kế phù hợp cảnh quan khu vực cũng
như kiến trúc bản địa, tạo ra ngôn ngữ riêng Trung tâm nghiên cứu.
Cảnh quan thiết kế theo hướng “sân vườn tiết kiệm năng lượng” và lựa
chọn giải pháp xử lý nền đất phù hợp.

78 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 79
D. TÀI LIỀU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. K. Booth, N; E. Hiss, J. (2012). Residential landscape architecture. Pearson
Education, Inc.
2. Griffin, B. (2005). Laboratory Design Guide. Architect and Laboratory Architect
and Laboratory Design Consultant.
3. Neufert, P and Neufert, E. (1999). Architect’s Data Third Edition. School of
Architecture, Oxford Brookes University.
4. Design and planning laboratories.
5. Research Laboratory Design Guideline.
6. Stanford Laboratory Standard and Design Guideline.
7. The Research Institute of Geology and Geoinformation.
8. TSI Incorpatated (2014). Laboratory Design handbook.
Tiếng Việt
8. Nguyễn Ngọc Giả (2010). Cơ sở âm học Kiến Trúc – Thiết kế chất lượng âm.
9. Neufert (2014) – Sổ tay các thể loại công trình xây dựng. Dữ liệu Kiến trúc sư.
NXB Thanh Niên.
10. TS. KTS. Tạ Trường Xuân, Nguyên lý thiết kế Công trình công cộng. NXB Xây
dựng.
11. Giáo trình Lịch sử Kiến trúc thế giới – NXB. Xây dựng.
Luận án, luận văn
12. Nguyễn Quang Lộc (2012) “Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực
Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan”, Đại học Khoa học Tự nhiên.
13. Ts. Vũ Văn Phái (2009) “Nghiên cứu địa mạo đới bờ biển tỉnh Bình Thuận phục
vụ quy hoạch và quản lý lãnh thổ”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Ts. Lê Sâm, Ths. Nguyễn Đình Vượng (2008) “Thực trạng tài nguyên đất – nước
và nguy cơ sa mạc hóa, tai biến thiên nhiên trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận”,
Khoa học và Công nghệ.
15. Lê Đức Thọ (2013) “Nghiên cứu tiềm năng di sản địa chất, địa mạo vùng cát đỏ
Phan Thiết tỉnh Bình Thuận”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Tuấn (2018) “Đặc điểm trầm tích, nguồn gốc và điều kiện cổ địa lý
thành tạo các thể trầm tích cát Đệ tứ khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận”.
Các sách, báo chí
17. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Tự nhiên, 4(SI):SI154-
SI165 “Đặc thù địa học tại các công viên địa chất tiềm năng thuộc dải ven biển Nam
Trung Bộ, Việt Nam”.
Các website
18. Pinterest.
19. Archdaily.
20. DesignBoom.
21. Kiến Việt.

79 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


E. PHỤ LỤC
1. Geosite
Là các điểm địa chất hoặc địa mạo có giá trị khoa học, giá trị văn hóa/lịch
sử, giá trị thẩm mỹ và /hoặc giá trị xã hội/kinh tế do nhận thức hoặc khai
thác của con người.
2. Trầm tích Đệ tứ:
Là quá trình lắng đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ kỷ Đệ tứ.
3. Pleistocen muộn:
Là một bậc trong thế Pleistocen. Thời gian bắt đầu của giai đoạn này
được xác định trước giai đoạn băng hà cuối trong Pleistocen cách đây
126.000 ± 5.000. Tiếp sau thời kỳ này là thế Holocen.
4. Holocen sớm-giữa:
Là khoảng thời gian trong thời kỳ biển tiến Holocen tạo ra các thành tạo
mang nguồn gốc sông, sông biển, biển và gió.
5. Palei:
Một cách gọi làng của người Chăm, là đơn vị cư trú nhỏ nhất, một hình
thức tàn dư của công xã nông thôn, đồng thời nó cũng được coi như là
một đơn vị hành chính trùng hợp với đơn vị thôn, ấp…
6. Hiệu ứng nhà kính:
Diễn ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt
trời truyền xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà
kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này
không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều
khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên
trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu.
7. Vi khí hậu:
Là một vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh.
Vi khí hậu tồn tại gần các thể nước đối tượng có thể làm lạnh khí quyển
khu vực, hoặc các khu vực đô thị tập trung nhiều các tòa nhà gạch, bê
tông hoặc nhựa đường, các đối tượng có thể hấp thụ năng lượng mặt trời
rồi nung nóng chúng và phát nhiệt trở lại làm nóng không khí xung
quanh, kết quả là tạo ra đảo nhiệt đô thị là một dạng vi khí hậu.
8. Triết lý cộng sinh giữa kiến trúc và tự nhiên:
Là hoà trộn những gì vốn tương phản với nhau như giữa tính địa phương
và tính toàn cầu, giữa môi trường tự nhiên và không gian hiện đại. Kiến
trúc tiếp nạp những lợi ích từ tự nhiên và ngược lại.
9. Kiến trúc hữu cơ:
Là loại hình kiến trúc thống nhất không gian, tạo ra một môi trường xây
dựng hài hòa không tách biệt theo thể thống nhất.
10. Kiến trúc mô phỏng địa hình:
Là dạng kiến trúc hấp thụ và chuyển hóa hình dáng bề mặt địa hình vào
trong kiến trúc.
80 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11. Kiến trúc ưa sinh học:
Là một khái niệm được sử dụng trong ngành xây dựng để tăng cường kết
nối của người cư ngụ với môi trường tự nhiên thông qua việc sử dụng
thiên nhiên trực tiếp, thiên nhiên gián tiếp cũng như các điều kiện về
không gian và địa điểm.
12. Sa mạc hóa:
Là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô cằn, gây ra bởi sinh
hoạt con người và biến đổi khí hậu.
13. Xói mòn đất:
Là sự vận động của các quá trình bề mặt (chảy hạn như dòng chảy hoặc
gió) để loại bỏ đất, đá hoặc vật chất hòa tan khỏi một vị trí trên vỏ Trái
Đất sau đó đưa nó đến một vị trí khác.
14. Cát nhảy, cát bay
Hiện tượng các hạt cát di chuyển từ biển vào đất liền theo lực đẩy của
gió, lâu dần tạo thành sự thay đổi của đụn cát.
15. Hệ tầng Phan Thiết (hay còn gọi là Cát đỏ Phan Thiết):
Là một thực thể trầm tích phức tạp và kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh, phân bố
rộng rãi khu vực dải ven biển từ Tuy Phong kéo dài về phía sân bay Phan
Thiết, bị các song chia cắt tạo ra các vùng Tuy Phong, vùng Lương Sơn
và vùng sân bay Phan Thiết. Trên bề mặt, chúng bị các hoạt động của gió
chi phối, tạo nên các thành tạo cát gió sinh có tuổi Pleistocen muộn và
Holocen sớm-giữa. Trên ảnh hàng không, chúng tạo các dạng địa hình
gợn sóng tôn ảnh xám, xám tối, cấu trúc ô mạng.
16. Trầm tích:
Là các thể lắng đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ quá trình địa chất hoặc
thiên nhiên khác.
17. Kainozoi:
Là đại hiện tại và gần đây nhất trong số ba đại địa chất của Liên đại Hiển
sinh. Bắt đầu sau kỷ Phấn trắng và kéo dài đến tận ngày nay.
18. Neogen:
Là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh bắt đầu từ khoảng 23,03 ± 0,05 triệu
năm trước (Ma). Kỷ Neogen được chia thành 2 thế là Miocen, Pliocen.
19. Đệ tứ:
Chỉ các trầm tích tại lòng chảo sông mà trẻ hơn một cách rõ ràng so với
các loại đá thuộc kỷ Đệ Tam ("Tertiary").
20. Giới mesozoi:
Kỷ thứ hai trong ba kỷ nguyên địa chất chính của Trái Đất thuộc thời
Phenerozoic.
21. Hệ tầng Nha Trang (k nt):
Phân bố rải rác dọc ven biển khu vực khu vực Mũi Gió, Mũi Yến, núi
Bình Nhơn, Hòn Nghề, Hòn Rơm, Mũi Né và phía đông Thành phố Phan
Thiết. Chiều dày chung của hệ tầng khoảng 500 - 600m.

81 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


22. Trầm tích biển:
Là những vật liệu vụn hạt thô như cuội, sỏi, cát và các mảnh vỏ của động
vật tích đọng ở các bãi ven biển.
23. Trầm tích sóng biển:
Là các trầm tích cuội sạn cát, bùn, sét màu từ xám, xám xanh, xám tối
giàu vật chất hữu cơ phân bố dọc thung lũng sông Cà Ty, sông Cái. Dày
1 - 5m.
24. Titan:
Màu trắng bạc, là một kim loại chuyển tiếp có tỉ trọng thấp và độ bền
cao. Titan không bị ăn mòn trong nước biển, nước muối, nước cường
toàn và clo.
25. Zircon:
Là một khoáng vật thuộc nhóm silicat đảo. Màu sắc tự nhiên đa dạng từ
không màu, vàng kim, đỏ, nâu, xanh, và xanh lá. Mẫu vật không màu có
giá trị như đá quý được sử dụng rộng rãi thay thế cho kim cương.
26. Trung tâm nghiên cứu “mới”
Xây dựng chiến lược thiết kế và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học
kết hợp giao lưu và tham quan.
27. Magma biến chất:
Là đá trầm tích nguyên sinh bị biến đổi rất sâu sắc mà thành. Do sự biến
đổi điều kiện lý, hóa, các đá nguyên sinh không những chỉ biến đổi về
thành phần khoáng vật mà đôi khi cả về thành phần hóa học và cả về kiến
trúc cùng cấu tạo ban đầu.
28. Nguyên tắc bộ ba:
Là vận dụng gộp nhóm theo ba yếu tố để tạo ra sự thống nhất. Bất kể khi
nào 3 yếu tố được gộp với nhau thì thống nhất được hình thành.
29. Quán tính nhiệt
Xu hướng của vật chống lại sự thay đổi nhiệt độ. Ví dụ, đá và nước có
quán tính nhiệt cao vì mất nhiều thời gian để nhận nhiệt và thải nhiệt,
ngược lại, cát có quán tính nhiệt thấp nên cát nóng nhanh hơn và cũng
nguội đi nhanh hơn.
30. Phát thải VOC
VOC là cụm từ viết tắt của “Volatile Organic Compound” là tên gọi
chung của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Chúng có điểm sôi rất thấp và
dễ dàng được giải phóng thành dạng hơi hoặc khí từ những sản phẩm có
chứa chúng. Nguồn gốc của chất này có thể là nhân tạo hoặc tự nhiên.
31. Cường độ chống cắt của đất
Một khối đất hoặc nền bị phá hoại khi bên trong khối đất xảy ra sự trượt
tương đối giữa các hạt, các khối đất với nhau. Cường độ chống cắt của
đất là lực chống trượt lớn nhất trên một đơn vị diện tích mặt trượt khi
khối đất này trượt trên khối đất kia.

82 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Bảng 1: Hệ thống thiết bị và nhân lực phục vụ phòng thí nghiệm trong Trung
tâm nghiên cứu địa chất
Phòng
thí Trang thiết bị Nhân lực
nghiệm
Thạch - Xác định các mẫu thí nghiệm bằng hai - Tổng 5 người:
học phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi 1 tiến sĩ.
quang học và dưới kính hiển vi điện tử. 4 thạc sĩ.
Khoáng - Hệ thiết bị XRD: Empyrean. - Tổng 5 người:
sản - Kính hiển vi soi nổi “Stemi” DV4. 1 tiến sĩ.
- Lò nung thí nghiệm L15/1, Nabertherm. 4 thạc sĩ.
Trầm tích - Cân phân tích AAA 250l Anh, với độ chính - Tổng 19 người:
xác 10-4g. 7 biên chế.
- Tủ sấy UM 500, Đức. 1 phó giáo sư.
- Hệ thống máy cắt thô Mecatome T260/Presi. 2 tiến sĩ.
- Hệ thống máy cắt Buehler Isomet 5000. 4 thạc sĩ.
- Thiết bị đánh bóng mẫu kiểu bàn xoay kép 5 cộng tác viên
Minitech 265/Presi. Khoa học.
- Máy sàng rây, Retsch, Đức với hệ thống rây
tiêu chuẩn.
- Kính hiển vi phân cực truyền qua DM750P,
Leica Đức.
- Hệ thống đo 3 trục rung động phân tích tính - Tổng số cán bộ:
nén và cắt ba trục của đất. 6 người.
- Thiết bị cắt phẳng xác định khả năng kháng 1 tiến sĩ.
cắt dư. 5 thạc sĩ.
Địa chất –
- Thiết bị cắt xoay phẳng kiểu Bromhead. 2phó giáo sư.
Địa kỹ
- Bộ xác định hệ số thấm bằng cột áp thay đổi 1cử nhân.
thuật
và không đổi.
- Máy đầm nén Proctor/cbr tự động.
- Thiết bị thử module đàn hồi của mẫu đá.
- Thiết bị xuyên tĩnh hệ độc lập.
- Khối phổ Model Ultramass 700, hãng - Tổng số cán bộ:
VARIAN-Úc. 4 biên chế.
- Hệ thống hóa hơi VGA-77 hỗ trợ ICP-MS 1 tiến sĩ.
Địa niên phân tích các nguyên tố dễ bay hơi. 2 thạc sĩ.
đại - Hệ thống lấy mẫu tự động. 1 công viên
- Thiết bị hóa hơi bằng Laser. Khoa học.
- Thiết bị lọc nước siêu sạch Milipore để sản
xuất nước siêu sạch.
- Phòng gia công mẫu cổ sinh: Máy cất nước, - Tổng 5 người:
máy sấy. 1 tiến sĩ.
- Các kính hiển vi soi mẫu cổ sinh. 4 thạc sĩ.
Địa chất
- Máy phân tích độ hạt laser LA960.
đệ tứ
- Hệ thống máy tính và các phần mềm xử lý số
liệu.
- Các thiết bị đo chất lượng môi trường ngoài

83 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


thực địa.
- Thiết bị đo sâu dưới nước Sonar.

Bảng 2: Phân chia địa mạo vùng cát đỏ Phan Thiết


STT Các dạng địa hình Thành tạo Nơi phân bố Độ cao
Địa hình lục địa ven biển
-Sườn bóc mòn tổng hợp Đá ryolit thuộc hệ Trên các khối Vài chục
trước đệ tức không phân tầng Nha Trang; núi sót như mét đến
chia. Hòn Rơm, Mũi hàng trăm
1
Né; mét.
Trầm tích cát màu Phía bắc và Thay đổi
đỏ, xám, xám phía nam Phan độ cao 2-
trắng. Thiết 5m.
-Vách sườn và khe rãnh Trầm tích cát màu Phía bắc và
xâm thực – đổ lở tuổi đỏ, vàng xám. phía nam Phan
Pleitocen. Thiết
-Sườn tích tụ deluvi –
proluvi tuổi Đệ tứ không
phân chia.
-Đáy thung lũng xâm thực
– tích tụ hiện đại.
-Thềm sông tuổi Holocen Thay đổi
giữa. độ cao 4-
8m.
-Bề mặt tích tụ sông – biển Thay đổi
tuổi Holocen giữa. độ cao 7-
10m.
-Đụn cát trưởng thành đang
di động.
-Các đụn cát đã cố định,
tuổi Pleitocen muộn –
Holocen.
-Bề mặt tích tụ tuổi Thay đổi
Holocen muộn. độ cao
1,5-2,0m.
-Bề mặt tích tụ tuổi Thay đổi
Holocen giữa. độ cao 3-
10m.
-Bề mặt tích tụ tuổi Thay đổi
Pleitocen muộn phần độ cao
muộn. 10-15m.
-Bề mặt mài mòn, tích tụ Thay đổi
tuổi Pleitocen muộn phần độ cao
sớm. 15-20m.
-Bề mặt tích tụ tuổi Thay đổi
Pleitocen muộn phần sớm. độ cao
25-30m.

84 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


-Bề mặt mài mòn, tích tụ Thay đổi
tuổi Pleitocen muộn phần độ cao
sớm. 30-40m.
-Bề mặt tích tụ cấu tạo cát Thay đổi
đỏ tuổi Pleitocen giữa – độ cao
muộn. 50-80m.
Địa hình trong đới sóng vỗ
bờ
2 -Bãi biển tích tụ hiện đại -Phía bắc và
do tác dụng của dòng chảy nam Phan
ven bờ. Thiết.
-Bãi biển xói lở - tích tụ do
tác động của sóng
-Bãi biển mài mòn – tích tụ
do tác động của sóng.

Bảng 3: Đặc điểm trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm địa chất
THIẾT BỊ KỸ
CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM THIẾT BỊ
THUẬT
Hệ thống thí Xác định ứng suất cục bộ, nghiên Kích thước mẫu 70x140cm; Tải
nghiệm trục ba cứu nguy cơ đất hóa lỏng. trọng nén max 500 kg.
động
Hệ thống thí Thí nghiệm ứng suất hữu hiệu và Lực nén tối đa 50kN; Model: 28
nghiệm trục ba đường ứng suất. WF 4005; Điện áp:
tĩnh 230V/50/60Hz/1’
Hệ thống thí Nghiên cứu hiệu ứng từ các vụ nổ Khối lượng máy: 680kg; Kích
nghiệm cơ lý mìn, khai thác trầm tích, đá. thước máy: 738 x 280 x 970 mm
Hệ thống đầm Đầm nén mẫu địa chất khô hoặc Khối lượng máy: 140kg; Kích
tự động Procto ướt. thước máy: 521 x 403 x 1438 mm
Hệ thống cắt Nghiên cứu Module kháng cắt và Khối lượng máy: 56kg; Kích
phẳng tỷ lệ giảm chấn. thước máy: 953 x 387 x 1180 mm;
Autoshear Điện áp 220V
Sử dụng công nghệ mới, cung cấp Khối lượng máy: 110kg; Kích
Thiết bị nén đa
hệ thống thủy lực vòng lặp. thước máy: 1300 x 500 x 570 mm;
năng
Điện áp 220V
Thiết bị động Đánh giá mức độ toàn vẹn và Khối lượng máy: 2.2kg; Kích
biến dạng hố Pit khuyết tật của trầm tích. thước máy: 75 x 170 x 235mm;
Ăng-ten tầng số kép giúp thu thập Đầu dò (đầu phát và đầu thu).
và hiển thị đồng thời kết quả của Đường kính 25mm; Chiều dài
Thiết bị siêu âm
cả tầng nông và tầng sâu. 240mm; Chiều sâu siêu âm tối đa
100m.
Xác định tính biến dạng và modul Áp lực nén tối đa: 10MPa; Ống đo
biến dạng ngang của trầm tích, đường kính 60m, dài 70cm
Thiết bị nén
địa chất khoáng. -Dây áp lực (dây khí và dây nước)
ngang PMT
50m
-Khí nén Cacbonic hoặc Nitơ.

85 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Bảng 4: Bản vẽ mô-đun các phòng thí nghiệm

Mô-
đun
phòng
thí
nghiệ
m đơn

Mô-
đun
phòng
thí
nghiệ
m đôi

86 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mô-
đun
phòng
thí
nghiệ
m đôi
chữ u

Mô-
đun
phòng
vệ sinh
– khử
trùng

87 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mô-
đun
phòng
NMR

Mô-
đun
phòng
kính
hiển vi

88 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mô-
đun
phòng
PCR

Mô-
đun
phòng
axit

89 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

You might also like